Nghiên cứu này đã bổ sung thêm các bằng
chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của
thông tin chia tách cổ phiếu đến sự thay
đổi giá và thanh khoản của các cổ phiếu
niêm yết trên TTCK Việt Nam. Sử dụng
mẫu nghiên cứu bao gồm 237 sự kiện chia
tách của 150 công ty niêm yết trên HOSE
trong giai đoạn 2015- 2017, kết quả kiểm
định thống kê cho thấy giá của các cổ
phiếu đã có sự thay đổi xung quanh ngày
công bố thông tin chia tách cổ phiếu. Cụ
thể là, giá cổ phiếu đã tăng 0,33% từ trước
2 phiên khi thông tin được công bố và tiếp
tục tăng 0,59% ở phiên tiếp theo sau ngày
công bố thông tin. Đặc biệt là, sự tăng
giá của các cổ phiếu được duy trì liên tục
suốt 10 phiên sau ngày công bố thông tin.
Ngoài ra, nghiên cứu này còn ghi nhận
sự ảnh hưởng tích cực của thông tin chia
tách cổ phiếu đến thanh khoản của các
cổ phiếu. Thanh khoản của các cổ phiếu
đã tăng mạnh trong suốt giai đoạn nghiên
cứu, đặc biệt là hai phiên sau ngày công
bố thông tin.
12 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 263 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chính sách ứng phó của Trung Quốc trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0- Gợi ý chính sách cho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 209- Tháng 10. 2019
Chính sách ứng phó của Trung Quốc trước cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0- Gợi ý chính sách cho Việt Nam
Đặng Thu Thủy
Viện Nghiên cứu Ấn Độ và tây Nam Á
Lương Thanh Hà
Khoa Kế toán- Kiểm toán, Học viện Ngân hàng
Ngày nhận: 08/05/2019 Ngày nhận bản sửa: 14/05/2019 Ngày duyệt đăng: 17/05/2019
Mỗi quốc gia trên thế giới tùy theo trình độ phát triển kinh tế- xã hội và tầm
nhìn chiến lược phát triển công nghệ sẽ có những nhận thức và cách thức
tiếp cận khác nhau đối với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN
4.0). Những quốc gia dẫn đầu trong công nghệ sản xuất và công nghệ thông
tin (CNTT) cũng như sở hữu nhiều tri thức, nhân lực chất lượng cao như
các cường quốc Mỹ, Đức, Nhật sẽ có khả năng bứt phá để xây dựng, triển
khai thực hiện các chiến lược quốc gia về phát triển CMCN 4.0. Bên cạnh
Ấn Độ, Trung Quốc nổi lên như một quốc gia đi đầu Châu Á với những nỗ
lực trong chính sách và hành động cụ thể để nắm bắt cơ hội, tận dụng tốt lợi
thế quốc gia nhằm tiếp cận sâu vào cuộc CMCN 4.0. Với chiến lược phát
triển đặc thù, Trung Quốc đã dựa vào thế mạnh quốc gia trong một số lĩnh
vực chủ chốt được dự đoán là xu hướng công nghệ để tiến tới phát triển
CMCN 4.0. Bài viết nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc
tham gia vào cuộc CMCN 4.0, từ đó đề xuất những gợi ý chính sách đối với
China’s accommodating policies to the fourth industrial revolution- policy implications for Vietnam
Abstract: Depending on socio-economic development level and technological development strategy, each
nation in the world has different perceptions and approaches to the Fourth industrial revolution (FIR 4.0). With
high-quality knowledge and human resources, United State, Germany and Japan are the leading nations in
information technology and manufacturing sectors. The nations have potential to implement their national
strategy on development of FIR 4.0. Besides India, China has been emerging as the leading Asian nation with its
policy and action efforts to seize opportunities and take advantage to access FIR 4.0. With its own development
strategy, China relied on national strengths in some key areas that are predicted to be technologically advanced
towards the development of FIR 4.0. The China’s valuable experiences in participating in FIR 4.0 that will be
policy implications for Vietnam to join in challenging sector.
Keywords: Fourth industrial revolution, technology, advantage, China, policy, Vietnam.
Thuy Thu Dang, Ph.D
Email: thuy0183@gmail.com
Vietnam Institute of Indian and Southwest Studies (VNIISAS)
Ha Thanh Luong, M.Ec
Email: hatl@hvnh.edu.vn
Accounting and Auditing Faculty, Banking Academy of Vietnam
Chính sách ứng phó của Trung Quốc trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0- Gợi ý chính sách
cho Việt Nam
10 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 209- Tháng 10. 2019
1. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
1.1. Khái niệm về cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0
Cuộc CMCN 4.0 (The Fourth Industrial
Revolution) được xem là xu hướng phát
triển tất yếu của nhiều quốc gia trên thế
giới. Theo GS. Klaus Schwab- Chủ tịch
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Davos
phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế khu vực
vào ngày 27/6/2016 tại Thiên Tân, Trung
Quốc cho rằng: “Chúng ta đang tiến tới
một cuộc cách mạng công nghệ, công
nghiệp làm thay đổi cơ bản lối sống,
phong cách làm việc và cách thức giao
tiếp. Xét về phạm vi, mức độ và tính phức
tạp, sự chuyển dịch này không giống với
bất kỳ điều gì mà con người từng trải
qua”. Chúng ta có thể hiểu “Cuộc cách
mạng” ở đây được dùng để chỉ sự thay đổi
mang tính căn bản, đột biến và triệt để.
Trên thực tế, CMCN là một cuộc thay đổi
toàn diện trong lĩnh vực sản xuất, từ điều
kiện kinh tế, văn hóa, xã hội cho đến kỹ
thuật. Có thể thấy rõ mỗi cuộc CMCN của
nhân loại đều mang những nét đặc trưng
theo từng giai đoạn cụ thể. Đến nay, nhân
loại được biết đến 4 cuộc CMCN lớn nhất:
(i) Cuộc CMCN lần thứ 1 từ khoảng năm
1784; (ii) cuộc CMCN lần thứ 2 từ khoảng
năm 1870 đến khi Thế chiến I nổ ra;
(iii) cuộc CMCN lần thứ 3 xuất hiện vào
khoảng từ 1969 và (iv) cuộc CMCN lần
thứ 4 (4.0) từ khoảng năm 2010.
Khái niệm về cuộc CMCN lần thứ 4 lần
đầu được đề cập trong bản Kế hoạch hành
động chiến lược công nghệ cao của Chính
phủ Đức thông qua vào năm 2012, đề cập
đến ngành công nghệ cao, điện toán hóa
ngành sản xuất mà không cần sự tham
gia của con người. Tiếp theo đó, thuật
ngữ 4.0 được sử dụng rộng rãi và được
nhiều người biết đến, rõ nhất là Hội nghị
Thường niên của WEF ngày 20/01/2016
tại lần thứ 46 tại Thụy Sĩ với chủ đề
“Cuộc CMCN lần thứ 4” khi Giáo sư
Claus Schwab (Chủ tịch WEF) đã đưa ra
khái niệm cụ thể về CMCN 4.0 là “một
cụm thuật ngữ cho các công nghệ và khái
niệm của tổ chức trong chuỗi giá trị”,
hay nói cách khác, CMCN 4.0 bao gồm
công nghệ hóa hiện đại, xu hướng trao
Hình 1. Bốn cuộc CMCN trong lịch sử
Nguồn: Deloite (2014)
Việt Nam khi tham gia vào sân chơi mới đầy thách thức này.
Từ khóa: CMCN 4.0, công nghệ, lợi thế, Trung Quốc, chính sách, Việt Nam
ĐẶNG THU THỦY
11Số 209- Tháng 10. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
đổi dữ liệu, công nghiệp chế tạo và sản
xuất thông minh. Giáo sư, còn là tác giả
cuốn sách “Cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ tư”, đã nhận định: “Những thay
đổi của công nghệ 4.0 sẽ sâu sắc đến mức
chưa bao giờ trong lịch sử lại có một thời
điểm con người cùng lúc nhiều cơ hội và
lắm rủi ro như thế. Mối quan ngại của tôi
là các lãnh đạo chính trị và kinh doanh
hoặc sẽ giữ lối tư duy quá cổ hủ hoặc quá
ám ảnh với việc các đột phá công nghệ.
Không ai dự đoán được, tất cả những cái
“quá” đó sẽ thay đổi tương lai loài người
như thế nào”.
Cuộc CMCN 4.0 là bước tiến nhảy vọt của
nhân loại dựa trên ba lĩnh vực chính:
- Lĩnh vực kỹ thuật số: Bao gồm dữ liệu
lớn (Big Data), vạn vật kết nối (IoT) và trí
tuệ nhân tạo (AI).
- Lĩnh vực công nghệ sinh học: Ứng dụng
trong nông nghiệp, thủy sản, y dược, chế
biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng
lượng tái tạo, hóa học và vật liệu.
- Lĩnh vực vật lý: Robot thế hệ mới, in
3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene,
skyrmions), công nghệ nano.
1.2. Tác động của CMCN 4.0 đến nền
kinh tế toàn cầu
CMCN 4.0 thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế
thế giới chuyển sang kinh tế tri thức bởi
nguồn lực phát triển quan trọng nhất của
cuộc cách mạng này là nhân lực có năng
lực sáng tạo công nghệ. Quốc gia nào sở
hữu nhiều tri thức, nhân lực chất lượng
cao sẽ giành ưu thế cạnh tranh toàn cầu.
CMCN 4.0 đang ở giai đoạn khởi phát,
chưa thể đánh giá được hết các tác động,
do đó, cần phải tiếp tục theo dõi chiều
hướng và tác động của cuộc cách mạng
này. Nhiều dự báo cho rằng CMCN 4.0 sẽ
tác động sâu sắc đến kinh tế thế giới trên
các phương diện sau:
(i) Trình độ phát triển kinh tế của các
quốc gia:
Các nước đang phát triển có cơ hội rút ngắn
khoảng cách phát triển nếu biết tiếp cận
nhanh CMCN 4.0. Điều này cũng đồng
nghĩa việc các nước này đối mặt với nguy
cơ tụt hậu xa hơn nếu không tận dụng tốt
những lợi thế và cơ hội từ cuộc CMCN
này. Những quốc gia có sở hữu nhiều tri
thức, nhân lực chất lượng cao, biết tận dụng
tốt cơ hội sẽ có thể bứt phá trở thành những
nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu.
Nếu CMCN 4.0 tiếp tục phát triển như dự
báo thì lĩnh vực chế tạo và sản xuất trong
tương lai sẽ quay trở lại các nước phát triển
là nơi khởi phát của CMCN 4.0. Do đó, các
nước đi sau sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi
theo đuổi mô hình công nghiệp hóa dựa vào
xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) (Deloite, 2014).
(ii) Tăng trưởng kinh tế:
CMCN 4.0 có tiềm năng nâng cao mức
thu nhập toàn cầu và cải thiện chất lượng
cuộc sống cho người dân trên toàn thế
giới. Những người hưởng lợi nhiều nhất từ
cuộc cách mạng này cho đến nay là những
người tiêu dùng tiếp cận được với thế giới
kỹ thuật số. Công nghệ đã giúp tạo ra các
sản phẩm và dịch vụ mới, mang lại hiệu
quả và sự hài lòng cao, qua đó giúp cải
thiện chất lượng sản phẩm, giúp người
tiêu dùng tiếp cận sản phẩm với giá trị và
mức giá phù hợp. Những thay đổi lớn về
nhu cầu, sự tham gia và những hành vi
mới của người tiêu dùng buộc các công
ty phải điều chỉnh phương thức thiết kế,
Chính sách ứng phó của Trung Quốc trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0- Gợi ý chính sách
cho Việt Nam
12 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 209- Tháng 10. 2019
tiếp thị và phân phối sản phẩm, dịch vụ để
tăng tính cạnh tranh. Bên cạnh đó, đổi mới
công nghệ cũng sẽ dẫn đến một sự thay
đổi to lớn từ phía cung hàng hóa thông
qua tiết giảm chi phí và tăng năng suất lao
động (OECD, 2018). Chi phí giao thông
vận tải và thông tin liên lạc sẽ giảm xuống,
hậu cần và chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ trở
nên hiệu quả hơn, các chi phí thương mại
cũng được giảm bớt. Tất cả các yếu tố kể
trên sẽ giúp mở rộng thị trường và thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, để có thể thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế thông qua tăng doanh thu và năng
suất thì CMCN 4.0 còn phụ thuộc rất lớn
vào mạng lưới kết nối công nghệ và kỹ
năng, trình độ của người lao động. Chỉ
cần một lỗi nhỏ trong quá trình vận hành
có thể gây gián đoạn đến toàn hệ thống
và gây hậu quả lớn. Điều này nói lên tầm
quan trọng của việc thiết lập chế độ bảo vệ
an ninh mạng cũng như bảo vệ quyền sở
hữu trí tuệ và bảo mật dữ liệu.
(iii) Mô hình kinh doanh:
CMCN 4.0 đặt ra những thách thức lớn
đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa
(DNNVV), đặc biệt là các doanh nghiệp
đã/sẽ tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu
về những thay đổi liên quan đến chi phí,
quản trị rủi ro, giảm thiểu tính linh hoạt và
sự độc lập trong chiến lược kinh doanh.
Trên thực tế có một bộ phận không nhỏ các
doanh nghiệp chưa ý thức được hoặc chưa
quan tâm đến sự thay đổi nhanh chóng của
công nghệ, do vậy chưa có bước chuẩn bị
hữu ích để ứng phó với xu hướng toàn cầu
này. Khi CMCN 4.0 phát triển, năng suất
lao động tăng, chi phí giảm kéo theo giá
hàng hóa giảm; lúc này các DNNVV phải
đứng trước lựa chọn điều chỉnh mô hình
cho phù hợp hoặc đối mặt với thất bại.
2. Những chính sách ứng phó của
Trung Quốc trước cuộc cách mạng 4.0
2.1. Những chính sách cụ thể
Cùng với nền kinh tế ngày càng phát triển
lớn mạnh và có vị trí quan trọng trong
tổng thể nền kinh tế thế giới, Trung Quốc
đang bước vào giai đoạn theo đuổi một
mô hình kinh tế đổi mới, sáng tạo hơn
thông qua đầu tư thích đáng cho nghiên
cứu và phát triển cũng như các chính sách
mới nhằm tăng cường mức độ sáng tạo và
hiệu quả của nền kinh tế. Trong bối cảnh
đó, “Made in China 2025” (China State
Council, 2015), gọi tắt là MIC 2025 ra đời
hướng đến các ngành sản xuất của Trung
Quốc trong thời đại 4.0 với 10 lĩnh vực
trọng tâm bao gồm: (1) Công nghệ thông
tin mới; (2) Các công cụ kiểm soát số và
tự động hóa; (3) Trang thiết bị hàng không
vũ trụ; (4) Trang thiết bị cơ khí đại dương
và tàu thuyền công nghệ cao; (5) Trang
thiết bị đường sắt; (6) Các phương tiện tiết
kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng
mới; (7) Trang thiết bị điện; (8) Các vật
liệu mới; (9) Dược phẩm sinh học và các
thiết bị y tế; và (10) Máy nông nghiệp.
Sau khi MIC 2025 được ban hành, Ủy ban
Tư vấn Quốc gia về Chiến lược Cường
quốc sản xuất đã xây dựng Bản kế hoạch
hành động có tên “Lộ trình kỹ thuật Made
in China 2025” (hay còn gọi là Sách xanh-
Green book) (NAC, 2015). Đối với mỗi
ngành công nghiệp và mỗi phân ngành,
Sách xanh cung cấp thông tin đầy đủ các
nội dung liên quan, gồm:
- Tổng quan nhu cầu thị trường trong nước
và thị trường quốc tế;
- Tình hình phát triển ngành đó tại Trung
Quốc và mục tiêu đến năm 2020 và đến
năm 2025;
- Các sản phẩm chủ yếu và công nghệ
ĐẶNG THU THỦY
13Số 209- Tháng 10. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
chính để phát triển lĩnh vực đó;
- Ứng dụng và các dự án điển hình;
- Hỗ trợ chiến lược và các biện pháp bảo đảm.
Mục tiêu chiến lược tổng quát của MIC
2025 là đưa Trung Quốc trở thành quốc
gia dẫn đầu thế giới về sản xuất các sản
phẩm chất lượng và công nghệ cao. Các
chính sách của Trung Quốc cho thấy nước
này đang tiến hành các bước để thực hiện
các mục tiêu chiến lược sau:
- Nội địa hóa và bản địa hóa:
MIC 2025 mục tiêu bản địa hóa nghiên
cứu và phát triển cũng như quản lý chuỗi
cung ứng toàn cầu (Jost Wübbeke, 2016).
Đổi mới sáng tạo trong nước là mục tiêu
xuyên suốt trong MIC 2025 và các quy
định thi hành. MIC 2025 hỗ trợ mạnh mẽ
cho các công ty Trung Quốc trong nỗ lực
phát triển công nghệ nội địa, sở hữu trí tuệ
và xây dựng thương hiệu.
- Thay thế:
Khi bớt lệ thuộc vào công nghệ nước
ngoài bằng các phát triển công nghệ trong
nước hay mua của nước ngoài, MIC 2025
và các bản kế hoạch khác coi thay thế
công nghệ nước ngoài là một yêu cầu cấp
thiết có tính chiến lược.
- Chiếm lĩnh thị trường toàn cầu:
Sau khi đã phát triển và sở hữu công nghệ
cũng như thương hiệu của riêng mình, Trung
Quốc sẽ chiếm lĩnh thị trường nội địa và thị
trường quốc tế thông qua các ngành và công
nghệ ưu tiên trong MIC 2025.
Để đạt được những mục tiêu MIC 2025 đề
ra, Trung Quốc đã đề ra nhiều biện pháp
Bảng 1. Các chỉ số ngành sản xuất chính 2013- 2025 (MIC 2025)
Mục Chỉ số 2013 2015 2020 2025
Năng lực
đổi mới
sáng tạo
Chỉ số Nghiên cứu và Phát triển (R&D) (% của chi
phí vận hành doanh nghiệp) 0,88 0,95 1,26 1,68
Số lượng sáng chế trên 1 tỷ NDT doanh thu hoạt
động 0,36 0,44 0,70 1,10
Chất
lượng và
giá trị
Chỉ số năng lực cạnh tranh về chất lượng sản xuất 83,1 83,5 84,5 85,5
Tỷ lệ giá trị gia tăng trong sản xuất (% tăng so với
2015) - - 2 4
Tăng trưởng năng suất lao động sản xuất trung bình
theo kế hoạch 5 năm (%) - - 7,5 6,5
Tích hợp
CNTT
và công
nghiệp
hóa
Tỷ lệ sử dụng băng thông rộng (%) 37 50 70 82
Tỷ lệ ứng dụng R&D và công cụ thiết kế kỹ thuật số
(%)
52 58 72 84
Tỷ lệ điều khiển quy trình hoạt động chính (%) 27 33 50 64
Phát triển
xanh
Tỷ lệ giảm năng lượng tiêu thụ trên mỗi đơn vị giá trị
công nghiệp gia tăng (% so với năm 2015) - - 18 34
Tỷ lệ giảm phát thải khí CO2 trên mỗi đơn vị giá trị
công nghiệp gia tăng (% so với năm 2015) - - 22 40
Tỷ lệ giảm lượng nước tiêu thụ trên mỗi đơn vị giá
trị công nghiệp gia tăng (% so với 2015) - - 23 41
Tỷ lệ tận dụng chất thải công nghiệp rắn (%) 62 65 73 79
Nguồn: China State Council (2015)
Chính sách ứng phó của Trung Quốc trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0- Gợi ý chính sách
cho Việt Nam
14 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 209- Tháng 10. 2019
mang tính chiến lược, trong đó đặc biệt
thúc đẩy quyết liệt những cải cách mang
tính nền tảng bao gồm: (i) Cải cách thể
chế; (ii) tạo lập môi trường kinh doanh
bình đẳng: (iii) hỗ trợ tài chính; (iv) các
chính sách về tài khóa và thuế; (v) thúc
đẩy phát triển nguồn nhân lực thông qua
đào tạo và tăng cường hợp tác giữa các
doanh nghiệp và các viện/trường, kết hợp
với các cơ chế đào tạo, sử dụng và giữ
chân các nhân tài; và (vi) phát triển doanh
nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ.
2.2. Cải cách hệ thống thể chế
Trung Quốc đã đề ra các biện pháp về cải
cách, hoàn thiện hệ thống thể chế nhằm
tạo điều kiện cho các ngành, lĩnh vực phát
triển. Trong đó có thúc đẩy hệ thống quản
trị nhà nước pháp quyền và tăng cường
chuyển đổi chức năng của Chính phủ; thúc
đẩy đổi mới trong quản lý Nhà nước để
tăng cường hiệu quả thực thi chiến lược,
kế hoạch, chính sách và các tiêu chuẩn
mới trong sản xuất; phân quyền nhiều hơn
cho chính quyền địa phương để cải cách
mạnh mẽ hơn thủ tục hành chính, thủ tục
xét duyệt đầu tư, tiêu chuẩn hóa và đơn
giản hóa các thủ tục cấp phép; hoàn thiện
cơ chế hợp tác nghiên cứu giữa nhà nước,
nhà sản xuất, trung tâm đào tạo, nghiên
cứu và cải cách hệ thống quản lý đổi mới
sáng tạo, phân bổ kinh phí dự án, đánh
giá kết quả và chuyển đổi nhằm đẩy mạnh
ứng dụng nghiên cứu vào sản xuất; để thị
trường quyết định giá cả các yếu tố sản
xuất và phân bổ nguồn lực xã hội; cải cách
hệ thống mua bán quyền phát thải, quyền
xả thải các-bon và sử dụng nguồn nước,
tăng cường các nguồn thu thuế theo giá
trị và chuyển đổi phí bảo vệ môi trường
thành thuế; cải cách mạnh mẽ doanh
nghiệp nhà nước, thúc đẩy thị trường khoa
học và công nghệ quốc phòng và ứng
dụng cho mục đích dân sự; hoàn thiện hệ
thống luật pháp cũng như tăng cường giám
sát đối với hoạt động đầu tư, mua bán, sáp
nhập trong lĩnh vực sản xuất.
2.3. Tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng
Trung Quốc đặt ra biện pháp cải cách
mạnh mẽ việc tạo lập thị trường, trong đó
có điều chỉnh các ngành đang trong diện
kiểm soát, tăng cường giám sát và xóa
bỏ các rào cản cho thị trường thống nhất
trong nước; thực thi các biện pháp thúc
đẩy phát triển ngành bằng việc tiêu chuẩn
hóa và hoàn thiện các quy định về tiết
kiệm năng lượng, bảo tồn đất đai, nguồn
nước, bảo vệ môi trường, công nghệ và
tiêu chuẩn an toàn sản xuất, tăng cường
giám sát việc thực thi các tiêu chuẩn theo
quy định; tăng cường giám sát nhằm hạn
chế sản xuất và tiêu thụ hàng giả, hàng
kém chất lượng, trừng phạt nghiêm khắc
tình trạng độc quyền và cạnh tranh không
lành mạnh; phát triển thị trường công nghệ
và hoàn thiện cơ chế chính sách về phá
sản doanh nghiệp, giảm gánh nặng cho
doanh nghiệp bằng việc điều chỉnh các
loại phí, bãi bỏ các loại phí vô lý và phí
thành phần, tăng cường trách nhiệm giám
sát và giải trình; phát triển hệ thống thông
tin tín dụng cho doanh nghiệp sản xuất để
hỗ trợ về tài chính cũng như hạn chế vỡ
nợ doanh nghiệp; tăng cường trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp và tạo điều kiện
doanh nghiệp tự khai báo và tự xây dựng
hệ thống giám sát tiêu chuẩn, chất lượng
và an toàn sản phẩm.
2.4. Chính sách hỗ trợ tài chính
Trung Quốc đặt ra kế hoạch mở rộng các
kênh tài trợ vốn cho sản xuất và giảm
chi phí vốn cho doanh nghiệp. Ngoài ra,
MIC 2025 còn đề ra các biện pháp hỗ trợ
ĐẶNG THU THỦY
15Số 209- Tháng 10. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
tài chính như tận dụng nguồn vốn chính
sách, các nguồn vốn phát triển và tài trợ
thương mại để hỗ trợ cho các ngành ưu
tiên như công nghệ thông tin thế hệ mới,
thiết bị cao cấp và vật liệu mới; khuyến
khích các ngân hàng như Ngân hàng Xuất
nhập khẩu Trung Quốc (China Eximbank),
Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (China
Development Bank) mở rộng các sản
phẩm cho vay đối với doanh nghiệp sản
xuất; tìm kiếm các nguồn vốn trong và
ngoài nước, tận dụng các quỹ đầu tư mạo
hiểm và quỹ tư nhân cũng như phát triển
thị trường công cụ nợ cho doanh nghiệp;
hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất lớn thực
hiện các dự án thí điểm; thúc đẩy chuyển
đổi và nâng cấp sản xuất thông qua thuê
tài chính; mở rộng các dịch vụ bảo hiểm
và dịch vụ hỗ trợ cho sản xuất; phát triển
bảo hiểm khoản vay và thị trường bảo
hiểm tín dụng; tăng cường hỗ trợ cho các
doanh nghiệp sản xuất tìm nguồn lực từ
bên ngoài, thành lập các trung tâm nghiên
cứu, mua bán và sáp nhập thông qua các
nguồn vốn bên ngoài bằng bảo lãnh trong
nước, bằng các khoản vay nội tệ và ngoại
tệ, mua bán nợ và tài sản dựa trên các tiêu
chuẩn về kinh doanh bền vững và kiểm
soát rủi ro.
2.5. Các chính sách về tài khóa và thuế
Theo MIC 2025, Trung Quốc tận dụng các
dòng vốn hiện tại để tăng cường hỗ trợ tài
chính và tạo lập môi trường chính sách
cho ngành sản xuất mà trọng tâm là các
ngành ưu tiên như sản xuất thông minh,
áp dụng hình thức hợp tác công tư (PPP)
để phân bổ nguồn vốn xã hội vào các dự
án lớn, cải tiến công nghệ và hạ tầng sản
xuất thiết yếu; thay đổi hình thức hỗ trợ
ngân sách từ hỗ trợ xây dựng sang hỗ
trợ hoạt động theo từng bước và gia tăng
hiệu quả nguồn vốn; hoàn thiện và thực
thi chính sách mua sắm Chính phủ theo
hướng ủng hộ đổi mới sáng tạo; thực thi
cơ chế khuyến khích, hạn chế rủi ro đầu
tư vào thiết bị máy móc lớn; hoàn thiện cơ
chế khuyến khích và quản lý đổi mới sản
phẩm, dịch vụ giá trị gia tăng và các dự
án điển hình; thực thi chính sách thuế giá
trị gia tăng và các tính toán chi phí nghiên
cứu để giảm gánh nặng thuế cho doanh
nghiệp sản xuất.
2.6. Các chính sách nhằm phát triển
nguồn nhân lực có chất lượng
Củng cố kế hoạch tổng thể phát triển
nguồn nhân lực cho sản xuất và thực hiện
kế hoạch đào tạo nhân lực chất lượng cao
cho sản xuất, đặc biệt là đội ngũ chuyên
gia, các kỹ thuật viên, các nhà quản trị và
quản lý và hoàn thiện hệ thống phát triển
nguồn nhân lực; tăng cường đội ngũ kỹ
sư giỏi thông qua xây dựng các trung tâm
đào tạo kiểu mới tại các trường đại học;
cải tiến đào tạo nghề và đào tạo kỹ năng
để chuyển đổi thành trường đại học công
nghệ khoa học ứng dụng; khuyến khích
hợp tác giữa các doanh nghiệp và trường
đào tạo để đào tạo các chuyên gia gắn với
sản xuất và nghiên cứu; thiết lập cơ chế
đãi ngộ nhân tài; hoàn thiện thể chế phát
triển đội ngũ nhân lực và cơ chế điều hành
thị trường nhân sự chất lượng cao; tuyển
chọn chuyên gia và sinh viên tài năng, đặc
biệt là đội ngũ có kiến thức chuyên môn
và kỹ thuật để đưa ra nước ngoài đào tạo
đồng thời với xây dựng các cơ sở đào tạo
trong nước.
2.7. Các chính sách hướng đến doanh
nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ
Hoàn thiện và thực thi chính sách ưu đãi
tài chính và thuế để hỗ trợ doanh nghiệp
nhỏ và siêu nhỏ, đồng thời tối ưu hóa
Chính sách ứng phó của Trung Quốc trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0- Gợi ý chính sách
cho Việt Nam
16 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 209- Tháng 10. 2019
các quỹ dành cho doanh nghiệp nhỏ và
vừa; tận dụng đòn bẩy tài chính để thu
hút nguồn vốn xã hội để thành lập các
quỹ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ
nguồn vốn tư nhân thành lập các định chế
tài chính như ngân hàng thương mại nhỏ
và vừa để phát triển các dịch vụ tài chính
chuyên biệt cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;
đẩy nhanh phát triển hệ thống điều tra tín
dụng cho doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu
nhỏ; xây dựng chính sách về tài trợ vốn và
thuê tài chính, sở hữu trí tuệ, cho vay và
bảo hiểm tín dụng đối với doanh nghiệp
nhỏ và siêu nhỏ; khuyến khích các trường
đại học, các cơ sở nghiên cứu và kỹ thuật
chia sẻ trang thiết bị thử nghiệm với doanh
nghiệp vừa và nhỏ; xây dựng các hệ thống
hỗ trợ doanh nghiệp như quản trị điều
hành, đổi mới sáng tạo, tư vấn, đào tạo và
tuyển dụng.
3. Đánh giá kết quả bước đầu và những
khó khăn trong việc thúc đẩy phát triển
CMCN 4.0 tại Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc với tham vọng
cung cấp nguồn vốn cho tất cả các doanh
nghiệp trong nước để thúc đẩy khả năng
nghiên cứu và phát triển, gia tăng năng lực
cạnh tranh toàn cầu
- Kế hoạch hỗ trợ tài chính tăng trưởng
công nghiệp, tái cấu trúc và gia tăng lợi
nhuận được Ngân hàng Nhân dân Trung
Hoa cùng bảy Bộ ban ngành ban hành vào
16/02/2016 khuyến khích ngân hàng hỗ trợ
tài chính để phát triển thương hiệu bản địa
và mở rộng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
đối với các ngành công nghiệp chiến lược
và mới nổi (Government of China, 2016a).
- Hoạt động phát triển chíp bán dẫn ở
Trung Quốc phát triển khá nhanh và mạnh
thông qua M&A và đầu tư mới. Theo
Chris Arkenberg (2018) thì Trung Quốc
hiện là thị trường chip lớn nhất thế giới,
nhưng chỉ tự sản xuất 16% lượng sản
phẩm bán dẫn được sử dụng trong nước.
Kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm bán
dẫn của Trung Quốc hàng năm lên tới
khoảng 200 triệu USD, còn nhiều hơn cả
kim ngạch nhập khẩu dầu của nước này.
Để xây dựng một ngành bán dẫn trong
nước, Chính phủ Trung Quốc đã cắt giảm
thuế cho các nhà sản xuất chip và dự định
đầu tư 32 tỷ USD để trở thành quốc gia
dẫn đầu thế giới về sản xuất và thiết kế.
Có lẽ thách thức lớn nhất trong dài hạn
đối với Trung Quốc là công nghệ. Dù Bắc
Kinh mong muốn gây dựng ngành bán dẫn
từ con số 0, nhưng những nỗ lực về công
nghệ tốt nhất của nước này cũng đứng sau
Mỹ cả một hoặc hai thế hệ. Giải pháp hợp
lý nhất trong trường hợp này là mua lại
công nghệ của các công ty Mỹ hoặc liên
kết với họ. Đây cũng là con đường mà
các công ty công nghệ hàng đầu của Nhật
Bản, Hàn Quốc và đảo Đài Loan lựa chọn.
Thế nhưng, Trung Quốc lại không thể làm
điều tương tự. Những nỗ lực của Bắc Kinh
trong việc thâu tóm các công ty sản xuất
bán dẫn của Mỹ (thường với giá cao ngất
ngưỡng) thường bị chặn đứng vì các lý lo
an ninh. Nhật Bản, Hàn Quốc cũng đặt các
thương vụ thâu tóm của Trung Quốc dưới
sự kiểm soát chặt chẽ như vậy. Chỉ tính từ
năm 2015, các thương vụ mà Trung Quốc
đề nghị mua lại các công ty bán dẫn Mỹ
đạt giá trị lên đến 34 tỷ USD, nhưng Bắc
Kinh chỉ “chốt” được số thương vụ trị giá
4,4 tỷ USD trên toàn cầu trong khoảng
thời gian này.
- Chính quyền địa phương đang dần
chuyển hướng trợ cấp cho sản xuất thông
minh. Chẳng hạn như tỉnh Trường Sa đã
công bố kế hoạch hỗ trợ tài chính cho các
công ty sản xuất thiết bị thông minh dựa
ĐẶNG THU THỦY
17Số 209- Tháng 10. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
trên bản quyền sáng chế bản địa. Các công
ty sẽ nhận được trợ cấp nếu có sáng chế
đối với bộ phận chính của thiết bị hoặc
có tỷ lệ nội địa hóa trên 60% (Invest in
China, 2015).
- Nhiều ngành như công nghệ thông tin
mới, sản xuất chế tạo nguyên liệu mới,
công nghệ sinh học, ngành công nghiệp
xanh (bao gồm các loại năng lượng mới,
công nghệ năng lượng, công nghệ bảo
vệ môi trường) và dĩ nhiên là các ngành
công nghiệp phát triển trong thế giới số.
Theo Kế hoạch 5 năm lần thứ XIII về
phát triển ngành công nghiệp chiến lược
mới nổi thì giá trị gia tăng từ các ngành
công nghiệp chiến lược này đã đóng góp
tới 15% (8% trong năm 2015) GDP của
Trung Quốc trong năm 2020. Mục tiêu
là mỗi ngành này sẽ cung cấp khoảng 10
nghìn tỷ NDT cho giá trị gia tăng trong
nền kinh tế Trung Quốc. Hơn 1 triệu việc
làm nên được tạo ra mỗi năm bằng cách
sử dụng tốt hơn thông qua việc hội tụ
giữa các ngành công nghiệp. Đổi mới là
một trọng tâm khác của Kế hoạch, quyền
sở hữu bằng sáng chế dự kiến sẽ có mức
tăng hàng năm là 15%. Chính phủ Trung
Quốc sẽ tăng cường hơn nữa môi trường
pháp lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ để
thu hút các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo
(Government of China, 2016b).
- Kể từ khi thực hiện MIC 2025, năng suất
của 109 dự án thí điểm chế tạo thông minh
giai đoạn I tại Trung Quốc tăng trung bình
38%, hiệu suất tiết kiệm năng lượng lên
đến 9,5%, giá thành vận hành kinh doanh
giảm 21%. Đầu tư cho hoạt động R&D
luôn tăng và tập trung vào các doanh
nghiệp chế tạo, máy tính, truyền thông.
Hiện nay có rất nhiều lĩnh vực ngành chế
tạo Trung Quốc đạt trình độ tiên tiến trên
thế giới (Xinhua, 2017).
- Thúc đẩy khoa học công nghệ vũ trụ và
công nghiệp hàng không được Chính phủ
Trung Quốc đặc biệt quan tâm. Ngành
hàng không vũ trụ Trung Quốc đã đạt
được những thành tựu mới trong thăm
dò và sử dụng không gian vũ trụ. Ngày
20/4/2017, Trung Quốc đã phóng tàu vũ
trụ Thiên Châu I tại bệ phóng Văn Xương,
Hải Nam bằng tên lửa đẩy Trường Trinh
7, đánh dấu tàu chở hàng đầu tiên của
Trung Quốc đi vào vũ trụ (South China
Morning Post, 2017). Các loại tên lửa đẩy
Trường Trinh và vệ tinh Bắc Đẩu đang
ngày được hoàn thiện. Ngày 5/5/2017,
máy bay chở khách cỡ lớn C919 đầu
tiên do Trung Quốc sản xuất đã thực
hiện chuyến bay đầu tiên thành công tại
Thượng Hải, đánh dấu bước tiến lớn của
Trung Quốc trong cuộc CMCN 4.0; đưa
Trung Quốc đứng vào hàng ngũ những
nước có thể chế tạo máy bay dân dụng cỡ
lớn, sau Mỹ, Nga và Liên minh Châu Âu.
Bên cạnh những thành tựu, Trung Quốc
cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn
trong việc thúc đẩy phát triển CMCN 4.0
(Lei Feng, 2018) bao gồm:
- Thứ nhất, tiêu chuẩn hóa. Các nhà máy
sẽ tiến hành nối mạng liên kết cho các sản
phẩm và dịch vụ trong và ngoài nước nên
phương thức thông tin và hình thức về số
liệu cần phải được tiêu chuẩn hóa. Trung
Quốc trong quá trình thúc đẩy việc kết hợp
chặt chẽ giữa công nghệ thông tin và một
số ngành công nghiệp, cũng cần phải coi
trọng tiêu chuẩn hóa trong việc phát triển
ngành công nghiệp chế tạo, đặc biệt là
việc chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Thứ hai, về hệ thống quản lý. Thực hiện
CMCN 4.0, các quá trình sản xuất và hệ
thống quản lý các dịch vụ cần phải điều tiết
hài hòa, toàn bộ hệ thống sẽ càng ngày càng
Chính sách ứng phó của Trung Quốc trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0- Gợi ý chính sách
cho Việt Nam
18 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 209- Tháng 10. 2019
phức tạp hơn, việc quản lý càng khó khăn.
- Thứ ba, cơ sở hạ tầng về nền tảng thông
tin. Với điều kiện cơ sở hạ tầng mạng lưới
internet của Trung Quốc hiện nay thì sẽ
rất khó đáp ứng được nhu cầu của thời đại
CMCN 4.0.
- Thứ tư, về bảo đảm an ninh mạng. Bước
vào thời đại CMCN 4.0, nguồn nhân lực,
vật lực, thiết bị sản xuất, các hệ thống
quản lý sản xuất và giá thành đều phải kết
nối với các doanh nghiệp. Do vậy, vấn đề
về an ninh mạng là rất quan trọng. Việc
cấp bách bây giờ đối với Trung Quốc là
phải xây dựng được hệ thống chứng nhận
an ninh thông tin mạng lưới công nghiệp
một cách đồng bộ.
4. Gợi ý chính sách cho Việt Nam
Cuộc CMCN 4.0 đã mở ra nhiều cơ hội
cho nhiều quốc gia đang phát triển trên
thế giới và Việt Nam cũng không phải là
ngoại lệ. Tuy nhiên, cuộc CMCN này đòi
hỏi mỗi quốc gia cần chủ động sáng tạo,
nỗ lực không ngừng nghỉ, vượt qua những
khó khăn về kinh tế, nguồn nhân lực, thể
chế, khung pháp lý để từng bước tham gia
vào cuộc cách mạng lớn. Chính những
kinh nghiệm từ quốc gia đi trước như
Trung Quốc sẽ giúp Việt Nam có những
hướng đi đúng, nhanh trong việc tham gia
vào cuộc CMCN 4.0.
(i) Gói giải pháp về thể chế:
Chính phủ Việt Nam cần đẩy mạnh, phát
triển khung pháp lý, thể chế để tạo điều
kiện cho nền kinh tế số phát triển và
khuyến khích đổi mới các hoạt động sản
xuất kinh doanh cũng như trong lĩnh vực
quản lý nhà nước.
(ii) Gói giải pháp về cơ sở hạ tầng:
Trong cuộc CMCN 4.0, cơ sở hạ tầng số
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chính phủ
Việt Nam nên học hỏi các kinh nghiệm
của Trung Quốc trên nền tảng số hóa và
trực tuyến hóa các dịch vụ công, giảm tải
các thủ tục hành chính rườm rà và đưa vào
số hóa các thủ tục cơ bản. Cần tăng cường
tuyên truyền, nâng cao nhận thức về
những lợi ích to lớn và sự cần thiết trong
khai thác dữ liệu mở. Khai thác hạ tầng dữ
liệu mở không chỉ đem lại sự minh bạch
và công khai lớn hơn của chính quyền với
người dân và doanh nghiệp mà còn đem
đến gia tăng việc làm, thu nhập, và nền
tảng để phát triển IoT và AI.
(iii) Gói giải pháp hỗ trợ các doanh
nghiệp tham gia vào lĩnh vực công nghệ
và kinh tế số:
Việt Nam cần có hệ sinh thái công nghệ
nhằm phát triển các hoạt động công nghệ
số như thương mại điện tử, cải tiến các
mô hình kinh doanh mới. Khi các doanh
nghiệp Việt Nam phát triển công nghệ đạt
tầm trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, để nền công nghệ số phát triển
đòi hỏi nền tảng Internet đủ mạnh, với chi
phí không cao để các doanh nghiệp có thể
ứng dụng đầy đủ công nghệ trong tất cả
các mặt hoạt động sản xuất, kinh doanh
của mình.
(iv) Gói giải pháp đào tạo nguồn nhân lực
cao:
Chính phủ Việt Nam cần hướng đến
nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển
năng lực sáng tạo, phát huy các kỹ năng
khởi nghiệp. Các trường Đại học, trung
tâm công nghệ cao nên tăng cường giảng
dạy về các xu hướng công nghệ mới cũng
ĐẶNG THU THỦY
19Số 209- Tháng 10. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
như liên kết hợp tác giữa các cơ sở đào tạo
chuyên nghiệp với các doanh nghiệp để
cung cấp được một môi trường thực tiễn
giúp người học tiếp cận cũng như học hỏi
được các xu thế phát triển công nghệ mới
trong nước và quốc tế.
(v) Gói giải pháp huy động nguồn nhân
lực, trí lực đầu tư cho hoạt động nghiên
cứu và phát triển (R&D):
Chính phủ Việt Nam cần coi đây là yếu tố
sống còn, quyết định đến quá trình đổi mới
và phát triển hệ sinh thái sáng tạo. Chính
phủ cần đưa ra những lộ trình cụ thể trong
nghiên cứu để tiếp cận được nhanh với
các xu hướng khoa học công nghệ trong
các lĩnh vực như vật liệu mới, năng lượng
mới, thương mại, kỹ thuật, công nghệ
thông tin, AI và tự động hóa theo từng dây
chuyền sản xuất. Việt Nam cần có chiến
lược để xây dựng bằng được các nhóm
nghiên cứu mạnh, các viện nghiên cứu tiên
tiến, các trung tâm xuất sắc trong các lĩnh
vực này; Cần sớm có chiến lược, giải pháp
cụ thể để phát triển các ngành tự động hóa
tích hợp với các công nghệ cao như công
nghệ thông tin, chuỗi cung ứng thông
minh, sử dụng hệ thống quản lý sở hữu trí
tuệ mới, tối ưu hóa mô hình kinh doanh.
5. Kết luận
Với nhiều nỗ lực, Trung Quốc được xem
là quốc gia có bước chuyển mình đáng
Tài liệu tham khảo
1. China State Council (2015), “Made in China 2025” - 中国制造 2025, State Council, July 7, 2015.
2. Chris Arkenberg (2018), “China inside: Chinese semiconductors will power artificial intelligence”, Deloite Insigh.
https://www2.deloitte.com/insights/us/en/industry/technology/technology-media-and-telecom-predictions/chinese-
semiconductor-industry.html
3. Deloite (2014), “Industry 4.0 – Challenges and solutions for the digital transformation and use of exponential
technologies”
4. European Chamber (2017), “China Manufacturing 2025: Putting Industrial Policy Ahead of Market Forces”
5. Government of China (2016a), “人民银行等八部委印发《关于金融支持工业稳增长调结构增效益的若干意
见”,
6. Government of China (2016b), “国务院关于印发“十三五”国家战略性 新兴产业发展规划的通知”
7.
8. Hermann, Pentek, Otto (2015), “Design Principles for Industrie 4.0 Scenarios: A Literature Review”, Technische
Universität Dortmund, Germany.
9. Invest in China (2015), “Changsha Initiates Action Plan on “Made in China 2025”
cn/1800000121_37_47277_0_7.html
10. Jost Wübbeke, Mirjam Meissner (2016), “MADE IN CHINA 2025 - The making of a high-tech superpower and
consequences for industrial countries”, MERICS PAPERS ON CHINA.
11. https://www.merics.org/sites/default/files/2017-09/MPOC_No.2_MadeinChina2025.pdf
12. Kagermann H, Anderl R, Gausemeier J (2016) (Eds), “Industrie 4.0 in a global context: Strategies for Cooperating
with International Partners”, Acatech STUDY, Munich: Herbert Utz Verlag.
13. Klaus Schwab (2016), “The Fourth Industrial Revolution”, World Economic Forum.
14. Lei Feng, Xuehui Zhang (2018), “Current problems in China’s manufacturing and countermeasures for industry
4.0”
15. National Advisory Committee (NAC) on Building a Manufacturing Power Strategy (2015), “Made in China 2025
Major technical Roadmap”,
16. OECD (2018), “Transformative technologies and jobs of the future”, Background report for the Canadian G7
Innovation Ministers’ Meeting, Montreal, Canada 27-28 March 2018.
17. The U.S Chamber of Commercial (2017), “Made in China 2025: Global Ambitions Built on Local Protection”.
18.
19. https://www.scmp.com/news/china/article/2089836/chinas-first-cargo-spacecraft-tianzhou-1-docks-planned-
orbiting-space-lab
xem tiếp trang 86
Banking in the Czech Republic - from crises to stability
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 209- Tháng 10. 201986
15. Spiegel, M. (2001), “Quantitative Easing by the Bank of Japan”, Economic Letter, Federal Reserve Bank of San
Francisco, No. 31, pp. 1-3.
16. Thornton, D. L. (2011), “The Effectiveness of Unconventional Monetary Policy: The Term Auction Facility”,
Review, Federal Reserve Bank of St. Louis. Vol. 93 No. 6, pp. 439-454.
17. Vives, X. (2010), Competition and stability in banking, Working Paper, 852, IESE Business School, University of
Navarra.
18. Vencovský, F. et al. (1999), Dějiny bankovnictví v českých zemích, Bankovní institut, Praha. ISBN 80-7265-030-0.
19. Williamson, S. (2015), “Monetary Policy Normalization in the United States”, Review, Federal Reserve Bank of St.
Louis, Vol. 97 No. 2, pp. 87-108.
kể trong lĩnh vực phát triển kinh tế trong
khu vực và trên thế giới. Trung Quốc cách
đây vài thập kỷ còn thiếu thốn rất nhiều
về cơ sở hạ tầng, nền tảng cạnh tranh, sự
bất bình đẳng giữa khu vực tư nhân và nhà
nước thì nay đã trở thành quốc gia dẫn dắt
sự phát triển của công nghệ và đổi mới
sáng tạo toàn cầu. Cuộc CMCN 4.0 đã tạo
ra nhiều cơ hội cho Trung Quốc trong việc
nâng cao trình độ công nghệ, năng lực sản
xuất cũng như mang đến thách thức cho
quốc gia này trong lĩnh vực kinh doanh và
cạnh tranh trong việc cung ứng chuỗi sản
phẩm. Chính việc hiểu được các tác động
tích cực trong dài hạn của cuộc CMCN
4.0 đến phát triển kinh tế, xã hội và môi
trường sẽ giúp Trung Quốc xác định rõ
các chính sách ứng phó cụ thể, mang tính
tích cực. Việt Nam là quốc gia đang trong
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập quốc tế sâu rộng. Những kinh
nghiệm của quốc gia láng giềng Trung
Quốc sẽ giúp Việt Nam trong việc nâng
cao trình độ công nghệ, cải thiện khung
pháp lý hỗ trợ ngành, phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao để tiến vào kỷ
nguyên công nghệ mới- cuộc CMCN 4.0.
■
tiếp theo trang 19
thanh khoản của các cổ phiếu trong suốt
cửa sổ nghiên cứu có thể dễ dàng quan
sát ở Hình 2. Từ các kết quả nghiên cứu
tiếp theo trang 8
ở trên, có thể kết luận rằng thông tin
chia tách cổ phiếu có tác động tích cực
đến thanh khoản của các cổ phiếu.
5. Kết luận
Nghiên cứu này đã bổ sung thêm các bằng
chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của
thông tin chia tách cổ phiếu đến sự thay
đổi giá và thanh khoản của các cổ phiếu
niêm yết trên TTCK Việt Nam. Sử dụng
mẫu nghiên cứu bao gồm 237 sự kiện chia
tách của 150 công ty niêm yết trên HOSE
trong giai đoạn 2015- 2017, kết quả kiểm
định thống kê cho thấy giá của các cổ
phiếu đã có sự thay đổi xung quanh ngày
công bố thông tin chia tách cổ phiếu. Cụ
thể là, giá cổ phiếu đã tăng 0,33% từ trước
2 phiên khi thông tin được công bố và tiếp
tục tăng 0,59% ở phiên tiếp theo sau ngày
công bố thông tin. Đặc biệt là, sự tăng
giá của các cổ phiếu được duy trì liên tục
suốt 10 phiên sau ngày công bố thông tin.
Ngoài ra, nghiên cứu này còn ghi nhận
sự ảnh hưởng tích cực của thông tin chia
tách cổ phiếu đến thanh khoản của các
cổ phiếu. Thanh khoản của các cổ phiếu
đã tăng mạnh trong suốt giai đoạn nghiên
cứu, đặc biệt là hai phiên sau ngày công
bố thông tin. Dựa trên các bằng chứng
thực nghiệm có thể kết luận rằng thông tin
chia tách cổ phiếu đã có ảnh hưởng tích
cực đến sự thay đổi giá và thanh khoản
của các cổ phiếu niêm yết trên HOSE ■
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chinh_sach_ung_pho_cua_trung_quoc_truoc_cuoc_cach_mang_cong.pdf