Mặt trái của các chính sách ưu
đãi cần được cân nhắc
Trong Dự thảo Luật Đơn vị HC-KT
đặc biệt trình Ủy ban thường vụ Quốc hội
khóa XIV tại phiên họp lần thứ 14 ngày
11/9/2017, trên cơ sở so sánh 9 nhóm tiêu
chí ưu đãi (chính sách về môi trường đầu tư
kinh doanh; phát triển kết cấu hạ tầng; dịch
vụ hỗ trợ đầu tư; ưu đãi đầu tư; đất đai; lao
động; giải quyết tranh chấp; thu hút ngoại
kiều; xuất nhập cảnh) đã cho thấy, nội dung
quy định tại Dự thảo Luật hầu hết có ưu đãi
cao hơn, thuận lợi hơn so với các đặc khu
kinh tế, khu kinh tế tự do tại Trung Quốc,
Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Malaysia,
Thái Lan, Singapore, Myanmar14.
Tuy nhiên, cũng cần phải cân nhắc tới
các mặt trái của chính sách ưu đãi trong quá
trình xây dựng các quy định pháp luật. Có thể
thấy rằng, Thẩm Quyến được xem là mô hình
đặc khu thành công nhất trên thế giới. Tuy
nhiên, mặt trái của sự thành công này ngày
càng rõ nét: ô nhiễm không khí và nước ngày
càng nghiêm trọng; khai thác quá mức lao
động giá rẻ; bất bình đẳng xã hội ngày càng
gia tăng; tỷ lệ tội phạm gia tăng. Theo một
cuộc điều tra của Trung Quốc năm 2003, ít
nhất một nửa số công ty ở Thâm Quyến nợ
lương nhân viên và ít nhất 1/3 công nhân
Trung Quốc nhận lương ít hơn mức lương
tối thiểu. Tỷ lệ lao động bỏ việc là trên 10%.
Chỉ tính riêng năm 2006, giới công nhân ở
Thâm Quyến đã tiến hành hơn 10.000 cuộc
đình công dù không có công đoàn độc lập
nào. Quảng Đông cũng là nơi có tỷ lệ tử vong
trong giới công nhân rất cao.
Tại Trung Quốc, sau nhiều năm, mô
hình phát triển cũng như những hệ lụy từ
đặc khu kinh tế trở thành mối quan tâm rộng
rãi. Năm 1996, Thủ tướng Lý Bằng tuyên bố
các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước sẽ
không còn có thể nhập khẩu nguyên liệu miễn
thuế và không được hưởng thuế suất thấp bất
thường như vậy trong 5 năm tiếp theo. Điều
này đồng nghĩa với việc yếu tố "đặc biệt" của
mô hình "đặc khu" bị loại bỏ16.
Đối với Việt Nam, Bộ Tài chính cũng
đưa ra quan điểm các nội dung ưu đãi về
thuế, phí khác nên ở mức vừa phải. Do các
đơn vị HC-KT đặc biệt lần đầu tiên được
hình thành tại Việt Nam, việc quy định mức
độ ưu đãi về thuế cao quá ngay từ ban đầu,
không cân nhắc đến tính phù hợp với bản
chất của sắc thuế cũng như năng lực quản lý
của cơ quan nhà nước tại đặc khu có thể “sẽ
tác động ngược đối với sự phát triển kinh tế -
xã hội và môi trường” của các đặc khu này17.
Bởi vậy, yêu cầu đặt ra là cần thận
trọng trong việc đề xuất các chính sách ưu
đãi vượt trội cho các đơn vị HC-KT đặc
biệt để hiện thực hóa các ngồn lực đầu tư và
mang lại những hiệu quả như mong đợi.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 263 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chính sách ưu đãi của một số quốc gia đối với đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và những nội dung có thể tham khảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt:
Một trong những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 là cho phép
thành lập những đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt1. Đây là quy
định có ý nghĩa lớn lao đối với sự phát triển kinh tế của đất nước,
đồng thời, là cơ sở pháp lý để Việt Nam có thể thành lập những đặc
khu hành chính - kinh tế với mục tiêu thu hút đầu tư, đặc biệt là từ
các nhà đầu tư nước ngoài. Để có thể thu hút đầu tư vào các khu vực
này, cần phải xây dựng các chính sách và biện pháp ưu đãi, khuyến
khích đặc biệt. Bài viết khảo sát kinh nghiệm về các chính sách ưu
đãi của một số quốc gia phát triển thành công mô hình đặc khu kinh
tế, nêu những nội dung có thể vận dụng cho Việt Nam trong việc xây
dựng pháp luật, tạo cơ sở pháp lý cho việc thành lập, phát triển, quản
lý và hoạt động của các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
1 Khoản 9 Điều 70, Khoản 4 Điều 96, Khoản 1 Điều 110, Khoản 2 Điều 111 của Hiến pháp 2013.
Nguyễn Thúy Hà*
* ThS. Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Khoa học lập pháp, Viện Nghiên cứu Lập pháp.
Abstract
One of the new features of the Constitution of 2013 is that the special
administrative - economic units are legally allowed to be established.
This is a significant regulation for the economic development
of the country, and at the same time, a legal basis for Vietnam to
establish special administrative-economic zones with the objective
of attracting private investments, especially from foreign investors.
In order to attract the private investment in these areas, a series of
special incentive policy and methods should be developed. This
article provides the experience of preferential policies of foreign
countries that have been successfully developing the free economic
zone model, which can be applied to Vietnam in law making as well
as legal grounds for establishment, development, management and
operation of the special administrative-economic units.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: hợp đồng; hợp đồng cộng
đồng; Bộ luật Dân sự năm 2015
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 27/10/2017
Biên tập : 16/11/2017
Duyệt bài : 20/11/2017
Article Infomation:
Keywords: special administrative -
economic units; free economic zone;
incentive policy; experience reference.
Article History:
Received : 27 Oct. 2017
Edited : 16 Nov. 2017
Approved : 20 Nov. 2017
ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT VÀ NHỮNG NỘI DUNG CÓ THỂ THAM KHẢO
CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA
1. Khái quát về chính sách ưu đãi đối với
đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
Chính sách ưu đãi được hiểu là việc
Nhà nước tạo ra một số điều kiện nhất định
cho các đối tượng thực hiện hoạt động đầu
tư, sản xuất kinh doanh hoặc cung ứng dịch
vụ trong các lĩnh vực, địa bàn, loại hình mà
Nhà nước khuyến khích phát triển nhằm thu
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
57Số 10(362) T5/2018
hút đầu tư, hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp
trong quá trình hoạt động, góp phần thực
hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Để tạo lập mô hình phát triển mới
có tính đột phá cho các đơn vị hành chính
- kinh tế (HC-KT) đặc biệt nhằm mục đích
cạnh tranh trong khu vực và với quốc tế,
Nhà nước cần ban hành những cơ chế, chính
sách ưu đãi, khuyến khích vượt trội áp dụng
cho các nhà đầu tư. Các chính sách ưu đãi có
thể được chia ra làm các nhóm cơ bản, với
một số gợi ý cụ thể như sau2:
Nhóm chính sách ưu đãi thuế, cho
phép miễn, giảm thuế thu nhập doanh
nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ
đặc biệt tại đơn vị HC-KT đặc biệt trong một
khoảng thời gian nhất định để tạo sức hút
đối với các nhà đầu tư.
Nhóm chính sách về tài chính, ngân
sách cho phép để lại một phần hoặc toàn bộ
số thu của đơn vị HC-KT đặc biệt trong một
thời gian cần thiết. Ngân sách trung ương
hỗ trợ có mục tiêu cho đơn vị HC-KT đặc
biệt, điều chỉnh tỷ lệ điều tiết ngân sách địa
phương về trung ương để tạo nguồn vốn hỗ
trợ đơn vị HC-KT đặc biệt.
Nhóm chính sách tiền tệ, ngân
hàng cho phép thiết lập thể chế tiền tệ, ngân
hàng riêng, cho phép sử dụng một số đồng
tiền tự do chuyển đổi, thành lập trung tâm tài
chính riêng.
Nhóm chính sách về đất đai và cơ sở hạ
tầng cho phép áp dụng thời hạn hoạt động dự
án và thời gian cho thuê đất, sử dụng đất, một
số nơi cho phép tối đa không quá 99 năm,
cho phép thế chấp tài sản gắn liền với quyền
sử dụng đất tại tổ chức tín dụng nước ngoài.
Nhóm chính sách lao động và thu hút
nguồn nhân lực cho phép thay đổi cơ chế
tuyển dụng lao động theo hợp đồng lao động
dài hạn; cho phép chủ lao động được thuê
nhân viên theo các tiêu chuẩn của công ty và
sa thải các nhân viên không đạt yêu cầu. Các
doanh nghiệp trong đơn vị HC-KT đặc biệt
có toàn quyền tuyển dụng lao động trong và
ngoài khu vực; có thể tuyển dụng trực tiếp
hoặc thông qua các trung tâm giới thiệu việc
2 Hồng Loan, Từ luật riêng đến luật chung, Báo Đại biểu nhân dân, ngày 12/04/2017.
làm, trung tâm phát triển nguồn nhân lực hoạt
động một cách hợp pháp. Nhà nước cũng có
các biện pháp giúp đỡ các doanh nghiệp tại
đặc khu trong việc tìm kiếm lao động.
Nhóm chính sách tiền lương cho phép
các doanh nghiệp hoạt động trong đơn vị
HC-KT có thể trả lương cho người lao động
theo phương thức tự thỏa thuận phù hợp với
giá cả thị trường. Hệ thống mức lương cơ
bản của Nhà nước chỉ đóng vai trò quy định
mức lương tối thiểu. Các doanh nghiệp trong
đơn vị HC-KT đặc biệt được quyền quy định
mức, các hình thức trả lương, chế độ thưởng
và trợ cấp, nhưng không thể thấp hơn mức
bình quân của các doanh nghiệp bên ngoài
đơn vị HC-KT đặc biệt.
Nguyên tắc áp dụng các chính sách ưu
đãi đặc thù đối với đơn vị HC-KT đặc biệt
được thực hiện trên tinh thần kinh doanh bình
đẳng, không phân biệt đối xử giữa nhà đầu
tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Với
chính sách mở cửa thị trường, các chính sách
ưu đãi phải bảo đảm tiêu chí cạnh tranh quốc
tế và khu vực, đi tắt đón đầu, tìm lợi thế so
sánh để thu hút, phải tính toán xem quốc gia
cần gì trong mục tiêu trước mắt và lâu dài để
áp dụng cụ thể cho từng đặc khu. Đồng thời,
các chính sách ưu đãi đòi hỏi phải nhằm mục
tiêu phát triển bền vững và không trái với tinh
thần của các điều ước quốc tế đã được các
quốc gia ký kết và tham gia.
2. Chính sách ưu đãi đối với đơn vị hành
chính - kinh tế đặc biệt ở một số quốc gia
2.1 Đặc khu kinh tế Thâm Quyến
(Trung Quốc)
Thâm Quyến được xem là hình mẫu
của các đặc khu kinh tế Trung Quốc và cả
trên thế giới, trong quá khứ và cả tương lai.
Sự phát triển của Thâm Quyến có thể được
coi là một điều kỳ diệu trên thế giới về công
nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá.
Quyết định liên quan đến việc thành
lập đặc khu kinh tế ở Trung Quốc được Ủy
ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
thông qua vào tháng 7/1979 theo ý tưởng của
nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình. Vào năm 1980,
các đặc khu kinh tế Thâm Quyến, Chu Hải và
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
58 Số 10(362) T5/2018
Sán Đầu của tỉnh Quảng Đông và Hạ Môn của
tỉnh Phúc Kiến lần lượt được thành lập. Thâm
Quyến đã đóng vai trò quan trọng trong công
cuộc cải cách và mở cửa của Trung Quốc,
trong khi các đặc khu còn lại chỉ thành công
ở mức trung bình hoặc thậm chí không thành
công và phải chuyển hướng.
Theo số liệu thống kê năm 2016, tổng
sản phẩm nội địa (GDP) của Thâm Quyến
đạt 294 tỷ USD. Tổng sản lượng kinh tế
của đặc khu này cao hơn của Bồ Đào Nha,
Ireland và Việt Nam. GDP bình quân đầu
người là 25.790USD3. Tăng trưởng kinh tế
của Thâm Quyến chỉ xếp sau 3 thành phố
lớn (Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu)
và đứng đầu Trung Quốc về hiệu quả, chất
lượng phát triển kinh tế và kinh tế tri thức.
Chính sách mở cửa và ưu đãi trong
thu hút vốn đầu tư là yếu tố đảm bảo cho
Thâm Quyến duy trì tốc độ phát triển kinh
tế cao trong thời gian dài. Trong đó, yếu tố
sáng giá nhất dẫn đến thành công của Thâm
Quyến nằm ở mức thuế thấp, thủ tục hành
chính đơn giản và nhân công lao động rẻ.
Thâm Quyến là nơi khởi nguồn của
nhiều đột phá chính sách. Thuế thu nhập
doanh nghiệp áp dụng cho Thâm Quyến chỉ
15%/năm, trong khi tại các khu vực khác ở
thời kỳ đó là 33%/năm4. Thâm Quyến thực
hiện hệ thống hợp đồng lao động và lương
mới, hệ thống đấu thầu mới, chính sách
nhà ở cho công nhân. Thâm Quyến là nơi
đầu tiên thực hiện đấu giá quyền sử dụng
đất (năm 1987) và tiên phong thực hiện thị
trường hóa quyền sử dụng đất. Đây cũng là
nơi xây dựng sàn giao dịch chứng khoán đầu
tiên ở Trung Quốc (năm 1990), phát hành
tấm cổ phiếu đầu tiên tại Trung Quốc, đi đầu
trong việc phát triển doanh nghiệp cổ phần
và thị trường vốn. Thâm Quyến tách hoạt
động thương mại ra khỏi các cơ quan nhà
nước, cải cách hệ thống giá cả Chiến lược
ưu tiên phát triển công nghệ cao được áp
3 Vĩnh Cẩm, Những thành phố lột xác: Thâm Quyến đi lên từ làng chài, Báo Sài gòn Đầu tư tài chính, ngày 22/6/2017.
4 Nguyễn Thị Thoa, Kinh nghiệm của Thâm Quyến (Trung Quốc) trong thu hút FDI phục vụ phát triển đô thị - Bài học
rút ra cho thành phố Đà Nẵng, Tạp chí Phát triển KT-XH Đà Nẵng, số 48/2013, trang 58-63.
5 Trích tham luận của GS.TS Đào Nhất Đào, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đặc khu kinh tế, Đại học Thâm Quyến,
Trung Quốc tại Hội thảo khoa học quốc tế về phát triển đặc khu kinh tế - Kinh nghiệm và cơ hội, Quảng Ninh,
20-21/3/2017.
dụng cho đặc khu Thâm Quyến. Hàng loạt
chính sách ưu đãi đặc biệt đã được đặt ra
nhằm thu hút các nhà đầu tư sử dụng công
nghệ hiện đại về điện tử, tin học, công nghệ
sinh học, kỹ thuật số, vật liệu mới
Với những chính sách đó, Thâm Quyến
đã nhanh chóng thu hút được hàng trăm công
ty kỹ thuật cao xuyên quốc gia, nổi tiếng thế
giới như Foxconn, Apple, Genneral Electric,
Intel, IBM, Siemen, Samsung Đặc biệt, từ
năm 1992, được chính quyền trung ương
trao quyền lập pháp, chính quyền đặc khu
được tự chủ về kinh tế, có quyền chủ động
đưa ra những cơ chế chính sách cần thiết,
tạo động lực phát triển và thu hút đầu tư vào
Thâm Quyến.
Thâm Quyến có nhiều cơ chế hỗ trợ để
thu hút nhân tài trong các lĩnh vực. Học vị
càng cao chính sách đãi ngộ càng lớn. Những
người có học hàm tiến sĩ trở lên có nhu cầu
sinh sống ở thành phố sẽ được tạo điều kiện
nhập hộ khẩu, cấp tiền mua nhà ở 5.
Như vậy, bài học đầu tiên và quan
trọng nhất của Thâm Quyến là tăng cường
thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua các
chính sách ưu đãi nhằm tạo dựng, duy trì và
không ngừng cải thiện môi trường đầu tư
hấp dẫn và thuận lợi, đặc biệt là về cơ chế,
chính sách và nguồn nhân công. Các chính
sách ưu đãi dành cho môi trường đầu tư và
sản xuất kinh doanh phải thật sự xứng đáng
với biệt danh "đặc khu kinh tế", bảo đảm
tính thuận lợi và bình đẳng, công bằng và
công minh đối với tất cả các nhà đầu tư.
2.2 Đặc khu kinh tế tự do Incheon
(Hàn Quốc)
Incheon là khu kinh tế tự do đầu tiên
ở Hàn Quốc, được xây dựng với mục tiêu
thu hút đầu tư nước ngoài trong bối cảnh
tăng trưởng của nước này được coi là đã tới
ngưỡng, nền kinh tế thiếu những ngành nghề
mang tính sáng tạo, năng lực cạnh tranh khu
vực dịch vụ yếu. Incheon được chọn trở
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
59Số 10(362) T5/2018
thành đặc khu kinh tế tự do do điều kiện vị
trí thuận lợi. Incheon nằm ở giữa bán đảo
Hàn Quốc, trung tâm của biển Tây (Hoàng
Hải), gần với nhiều thành phố quan trọng
của Trung Quốc, là điều kiện để hình thành
mạng lưới vận tải biển, hàng không và hậu
cần. Ngoài ra, Incheon còn tiếp giáp với khu
vực thủ đô Seoul và các vùng lân cận thuộc
tỉnh Gyeonggi.
Để trở thành đô thị trung tâm của
khu vực Đông Bắc Á, đặc khu kinh tế tự
do Incheon vẫn đang tiếp tục thu hút đầu tư
nước ngoài cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng.
Khu Kinh tế tự do Incheon của Hàn Quốc
có nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích từ
phía Chính phủ, ngoài ra, có nguồn nhân lực
dồi dào, có quỹ đất và từng bước hoàn thiện
hạ tầng thiết yếu. Incheon kêu gọi các nhà
đầu tư tích cực xây dựng hạ tầng. Một đặc
điểm là Incheon nổi bật với kết cấu hạ tầng,
sân bay, thể chế... theo kiểu Mỹ, nhằm thu
hút các nhà đầu tư Âu - Mỹ. Incheon không
đặt mục tiêu thu hút các nhà đầu tư châu Á,
kể cả Nhật Bản6.
Theo quy định của Chính phủ Hàn
Quốc, vốn đầu tư vào khu kinh tế tự do đối
với các nhà đầu tư nước ngoài không được
ít hơn 5 triệu USD, nhưng bù lại họ sẽ được
toàn quyền sở hữu doanh nghiệp, được phép
chuyển lợi nhuận và vốn ra khỏi Hàn Quốc7.
Ngoài ra, các doanh nghiệp sẽ được
miễn tất cả các loại thuế trong vòng 3 năm
đầu tiên, đối với các xí nghiệp đầu tư nước
ngoài có sử dụng công nghệ cao hoặc các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công
nghiệp dịch vụ thì thậm chí còn được miễn
các loại thuế tới 5 năm. Sau khi hết hạn miễn
thuế theo luật định, các xí nghiệp hoạt động
trong khu vực kinh tế tự do còn được miễn
50% các loại thuế thêm 2 năm tiếp theo.
Người nước ngoài làm việc tại các khu kinh
tế được hưởng ưu đãi về mức thuế thu nhập.
Họ được quyền lựa chọn hoặc là đóng tổng
các loại thuế với mức 30% hoặc chốt mức
6 Theo GS. Võ Đại Lược - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị thế giới. Nguồn: Nguyễn Mạnh, Làm đặc thu
kinh tế: đừng làm “tổ chim sẻ” đón “phượng hoàng”, Báo mới.com, 17/8/2017.
7 Thu Anh, “Thỏi nam châm” Incheon, Báo điện tử Chính phủ, ngày 25/4/2015.
8 PGS.TS Bùi Tất Thắng, Vấn đề xây dựng đặc khu kinh tế trong thời đại toàn cầu hóa, tham luận tại Hội thảo về phát
triển Đặc khu Kinh tế - Kinh nghiệm và cơ hội, do tỉnh Quảng Ninh phối hợp cùng Đại học Thâm Quyến, Trung Quốc
17% thuế thu nhập cố định mà họ phải chịu.
Từ ngày 10/1/2014, Hàn Quốc đã ban
hành Luật Xúc tiến đầu tư nước ngoài với
mục đích làm tăng quy mô đầu tư của nước
ngoài nhằm phát triển kinh tế Hàn Quốc.
Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài trong các
trường hợp sau sẽ nhận được trợ cấp bằng
tiền: người nước ngoài nhận được cổ phiếu
nhưng sẽ dùng để tái đầu tư tại Hàn Quốc,
các công ty nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực
sản xuất với vốn đầu tư từ 10 triệu USD trở
lên hoặc đầu tư vào các cơ sở nghiên cứu với
số vốn từ 5 triệu USD trở lên. Mức trợ cấp
sẽ bằng 10 đến 20% tổng giá trị đầu tư. Theo
các chuyên gia, số tiền trợ cấp này có thể
giúp cho doanh nghiệp thanh toán tiền thuê
mặt bằng, xây dựng nhà xưởng...
Để kịp thời giải quyết và tháo gỡ những
khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài trong
quá trình hoạt động tại đặc khu kinh tế, Tổng
thống Hàn Quốc chỉ định đích danh các thanh
sát viên cho mục đích này. Chính phủ cũng
thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm cho
lãnh đạo các doanh nghiệp có đầu tư và đang
hoạt động tại các khu kinh tế.
Đáng chú ý, Bộ Tư pháp Hàn Quốc
còn đưa ra chính sách nhập cư đặc biệt đối
với Incheon, đó là người nước ngoài đầu tư
1,5 triệu USD vào ngành du lịch có thể nhận
được quyền cư trú vĩnh viễn tại Incheon.
Chính phủ Hàn Quốc có mục tiêu
đưa quốc gia này thành một trong 10 cường
quốc về quy mô đầu tư và mong muốn khôi
phục kinh tế trong nước thông qua việc tăng
cường thu hút đầu tư của nước ngoài.
Chính vì vậy, sự phát triển của các đặc
khu kinh tế không chỉ đơn thuần vì lý do
kinh tế của riêng khu vực đó, mà còn mang
ý nghĩa lớn hơn nhiều. Đó là, lợi ích chung
của cả nền kinh tế ở góc độ tạo công ăn việc
làm, thu hút các nguồn lực phát triển, mở
rộng xuất khẩu, chuyển giao công nghệ và
tri thức quản lý, phát triển tổng hợp vùng8.
2.3 Đặc khu kinh tế Iskandar
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
60 Số 10(362) T5/2018
(Malaysia)
Iskandar là dự án quan trọng bậc nhất,
được xem là một Singapore mới trong lòng
Malaixia, với mục tiêu thu hút hơn 100 tỷ
USD vốn đầu tư trong vòng hai thập kỷ
(2006-2025). Mục tiêu của dự án phát triển
thành phố Iskandar là hợp nhất các thị trấn,
cảng biển và sân bay hiện nay của Malaysia
với các dự án mới đang được triển khai.
Iskandar giờ đây đã được đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng thành các công viên, khách
sạn, các tòa nhà sang trọng, trường học quốc
tế, bệnh viện và trung tâm thương mại.
Các nhà đầu tư nước ngoài chính ở
Iskandar hiện nay đến từ Singapore, Trung
Quốc, Mỹ, Anh, Tây Ban Nha, Nhật Bản và
xu hướng này vẫn đang tiếp tục. Vốn đầu
tư tập trung vào các lĩnh vực mà Iskandar
khuyến khích như: điện và điện tử; dầu khí;
chế biến nông sản và thực phẩm; dịch vụ
hậu cần; du lịch; y tế; giáo dục; tài chính và
các ngành công nghiệp sáng tạo.
Tính từ năm 2006 đến tháng 11/2016,
tổng vốn đầu tư tại Đặc khu Kinh tế Iskandar
lên tới 221 tỷ Ring-gít (gần 60 tỷ USD).
Trong đó 51% tổng vốn đầu tư đã được thực
hiện. Nhìn theo lộ trình thu hút 100 tỷ USD
đặt ra cho đến năm 2025, xem ra mục tiêu của
Iskandar hoàn toàn không xa, nhất là khi hệ
thống cơ sở hạ tầng cho thu hút đầu tư đang
ngày càng được hoàn thiện. Đặc khu Kinh tế
Iskandar đã thu được hiệu quả kinh tế nổi bật,
đã tạo ra 700.000 công ăn việc làm9.
Chính sách ưu đãi cho Iskandar cũng
chính là các ưu đãi cho các khu thương mại
tự do, khu công nghiệp được áp dụng từ năm
1986 theo Luật Xúc tiến đầu tư của Malaixia.
Gói ưu đãi bao gồm miễn 70% mức thuế
trong 5 năm từ khi bắt đầu sản xuất, sau đó
áp dụng mức thuế phổ thông là 27%; chiết
khấu thuế đầu tư cho phép khấu trừ 60% chi
phí vốn của doanh nghiệp vào thuế thu nhập
tổ chức, ngày 20-21/3/2014.
9 Nguồn: Đặc khu Kinh tế Iskandar trở thành vùng phát triển nhanh nhất ở Ma-lai-xi-a, Trang tin CRI tiếng Việt, ngày
28/12/2016.
10 Hoa Thiên, Có một Singapore “trong lòng” Malaysia, Báo Thể thao văn hóa, ngày 22/9/2012.
11 Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo tổng hợp kinh nghiệm quốc tế về xây dựng, phát triển và quản lý mô hình đặc khu
kinh tế, đặc khu hành chính và các mô hình tương tự khác, ngày 22/6/2017.
doanh nghiệp phải nộp. Các doanh nghiệp
xuất khẩu trên 80% được miễn thuế nhập
khẩu đối với nguyên liệu và máy móc thiết
bị chính.
Ngoài ra, Malaysia đưa ra thêm những
chính sách ưu đãi hấp dẫn cho Iskandar,
trong đó có ưu đãi về mức thuế thu nhập cá
nhân và doanh nghiệp trong 10 năm, quyền
sở hữu doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài,
hoãn vô thời hạn thuế giá trị gia tăng đối
với bất động sản và không hạn chế trong
việc thuê các nhân viên người nước ngoài
có trình độ cao10.
Luật Đất đai của Malaysia cho phép
các công ty tư nhân, người nước ngoài hoặc
người Malaysia được quyền sở hữu đất.
Người nước ngoài được mua đất để đầu tư
sau khi được Ủy ban Đầu tư nước ngoài
chấp thuận. Nếu không được chấp thuận,
doanh nghiệp được thuê đất với thời hạn tối
đa từ 60 đến 99 năm.
Sự đổ bộ ồ ạt của các nhà đầu tư vào
cơ sở hạ tầng vật chất (đường, nước, cảng
biển, sân bay, trung tâm logistics) và xã hội
(trường học, công viên, các khu thể thao văn
hoá xã hội,) càng tạo thêm động lực thu
hút đầu tư và nguồn nhân lực của Iskandar11.
Về an sinh xã hội, các dự án nhà ở cho
thuê giá rẻ ra đời nhằm nâng cao đời sống
của người có thu nhập thấp và trung bình.
Malaysia đã xây dựng thành công hệ thống
phúc lợi xã hội nên thu hút được nguồn nhân
lực chất lượng cao ở lại.
Chính phủ Malaixia xác định các
ngành kinh tế mũi nhọn của từng khu vực
để phát triển, chứ không phát triển tràn lan.
Đặc biệt, các khu kinh tế này đã tận dụng
nguồn tài nguyên du lịch, định hướng phát
triển xanh và bền vững. Đây là điều kiện rất
quan trọng trong định hướng phát triển bền
vững, bảo tồn môi trường và tận dụng tài
nguyên để phát triển du lịch.
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
61Số 10(362) T5/2018
Iskandar Malaysia được xây dựng
thành thương hiệu và hình ảnh một Trung
tâm kinh tế hiện đại có vị trí chiến lược, kết
nối toàn cầu nhằm thu hút nhà đầu tư và
người lao động chất lượng cao đến đầu tư,
sinh sống và làm việc. Bài học kinh nghiệm
giúp Iskandar Malaysia trở thành điểm đến
hấp dẫn, bên cạnh vị trí chiến lược, chính là
các ưu đãi về đầu tư; tình hình chính trị ổn
định; hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và lực
lượng lao động có kỹ năng và có thể sử dụng
nhiều ngôn ngữ.
3. Một số nội dung Việt Nam có thể tham
khảo, vận dụng
Qua các mô hình đặc khu kinh tế thành
công của châu Á, có thể nhận thấy mức độ
ưu đãi từ các chính sách do các quốc gia đưa
ra tuy có những đặc thù nhất định, song về
cơ bản đều là sự giảm thiểu mọi hàng rào
ngăn cản các dòng di chuyển của các nguồn
lực và đủ hấp dẫn các nhà đầu tư. Cụ thể là12:
- Giảm thiểu thuế quan, tự do trung
chuyển hàng hóa;
- Đơn giản hóa các thủ tục thành lập
doanh nghiệp;
- Đơn giản hóa các thủ tục hải quan;
- Áp dụng các chính sách khuyến
khích về tài chính, miễn, giảm các loại thuế
như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập, thuế
tài sản,;
- Tự do hóa các dòng chảy vốn đầu tư,
lợi nhuận;
- Tạo thuận lợi trong việc sử dụng kết
cấu hạ tầng như cho thuê giá thấp, cung cấp
dịch vụ giá rẻ,
Điều kiện phát triển các đặc khu HC-
KT ngày nay còn được thúc đẩy mạnh mẽ
bởi quá trình toàn cầu hóa. Trong khi các
nước đang phát triển rất cần thu hút vốn để
tạo nhiều công ăn việc làm và thực hiện công
nghiệp hóa thì các công ty, tập đoàn kinh
doanh lại cần đến những nơi hội đủ những
ưu thế tổng hợp mang tính toàn cầu.
Tuy nhiên, kinh nghiệm của các quốc
gia cũng cho thấy việc ban hành các chính
sách ưu đãi còn phải lưu ý các vấn đề sau đây:
12 PGS.,TS Bùi Tất Thắng, Vấn đề xây dựng đặc khu kinh tế trong thời đại toàn cầu hóa, tlđd.
3.1 Các điều kiện cần có để triển khai
ưu đãi
Để xây dựng các đơn vị HC-KT đặc
biệt, điều quan trọng là việc xây dựng hệ
thống pháp luật và chính sách thực tiễn và
đa dạng nhằm thu hút các nguồn vốn “lành
mạnh” của nước ngoài. Đặc biệt, cần thiết
lập cơ chế lựa chọn các nguồn vốn nước
ngoài đáp ứng các tiêu chí đầu tư, theo dõi
các doanh nghiệp có hiệu quả kinh tế tương
ứng với các loại chính sách ưu đãi và kiểm
tra chặt chẽ để các doanh nghiệp nước ngoài
nộp thuế tương xứng với lợi nhuận mà họ
thu được tại thị trường trong nước.
Đồng thời, cần xây dựng các quy định
pháp luật ngăn ngừa những vi phạm pháp
luật khi lợi dụng các chính sách ưu đãi của
quốc gia. Đặc khu kinh tế chính là nơi các
nhà xuất khẩu và nhà đầu tư nhận ưu đãi về
thuế, phí và một loạt các chính sách ưu đãi
khác, tuy nhiên kết quả thực tế cho thấy, một
số ít đặc khu thành công xuất sắc; một số
lớn hơn mang lại những lợi ích khi đánh giá
hiệu quả chi phí; và một danh sách dài các
đặc khu kinh tế thất bại hoặc chưa từng vận
hành, hoặc yếu kém, hoặc các nhà đầu tư
hoan hỉ nhận các ưu đãi thuế khóa nhưng
chẳng đem lại lợi ích về việc làm hay xuất
khẩu như chính quyền mong đợi.
Kinh nghiệm của các quốc gia cho
thấy, một trong những yếu tố quyết định sự
thành công của đơn vị HC-KT đặc biệt là có
sự hỗ trợ ban đầu của Chính phủ để đầu tư
các công trình kết cấu hạ tầng quan trọng và
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Đây cũng là một trong những khó khăn chủ
yếu dẫn đến các mô hình khu kinh tế hiện
nay của nước ta chưa đạt được hiệu quả như
kỳ vọng. Vì vậy, khả năng hỗ trợ của Nhà
nước đối với đơn vị HC-KT đặc biệt để bảo
đảm sự thành công của mô hình này được
xem là điều kiện quan trọng.
Đồng thời, cần quy định có tính định
hướng các ngành nghề khuyến khích đầu
tư vào đặc khu ở những lĩnh vực Việt Nam
đang cần, nhằm phát huy lợi thế của từng đặc
khu. Đồng thời, bảo đảm cạnh tranh quốc tế
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
62 Số 10(362) T5/2018
và khu vực, đi tắt đón đầu, tìm lợi thế so
sánh để thu hút; phải tính trước mắt và lâu
dài Việt Nam đang cần gì để có những định
hướng đầu tư hết sức cụ thể đối với từng đặc
khu. Tinh thần xanh, sạch, đẹp, công nghệ
cao, không trái điều ước quốc tế cần được
pháp luật quy định là những tiêu chuẩn và
nguyên tắc đầu tiên đối với các nhà đầu tư.
3.2 Hiệu quả của chính sách ưu đãi
Trong khi thể chế hóa các chính sách
ưu đãi, cần phải thường xuyên rà soát và
đánh giá tính hiệu quả của các ưu đãi, tránh
ưu đãi không phù hợp, dàn trải, gây lãng phí
nguồn lực. Các chính sách ưu đãi phải được
chọn lọc để thực sự mang lại kết quả đầu tư
mong đợi về hiệu suất và tạo nên giá trị gia
tăng. Kinh nghiệm các quốc gia cũng cho
thấy, các lợi thế về lao động giá rẻ, ưu đãi
thương mại, tài chính thường chỉ có hiệu
quả trong giai đoạn đầu thu hút.
Theo nghiên cứu từ Điều tra Công
nghiệp Việt Nam 2011 của Tổ chức Phát triển
Công nghiệp của Liên hiệp quốc (UNIDO),
các chính sách ưu đãi để thu hút vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chỉ tạo ra sự
biến dạng hệ thống thuế và gây tốn kém cho
ngân sách13. Trong khi đó, sự ổn định kinh
tế và chính trị, chi phí lao động, thuế, khung
pháp lý của nước sở tại và chất lượng cơ
sở hạ tầng... là những yếu tố mà nhà đầu tư
nước ngoài quan tâm. Nghiên cứu này do
UNIDO cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư công
bố ngày 26/6/2014 từ kết quả điều tra trên
1.493 doanh nghiệp có nguồn vốn FDI đang
hoạt động chủ yếu tại các tỉnh thành: TP
Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Hà
Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Đà Nẵng và Bà
Rịa - Vũng Tàu. Nghiên cứu cũng khuyến
cáo rằng, các chính sách ưu đãi có thể vẫn
đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút
vốn FDI, nhưng các ưu đãi tài chính dường
như chỉ mang tính bổ sung, chứ không phải
là một nhân tố cần thiết trong tiến trình thu
hút đầu tư.
13 Bạch Dương, Nhìn nhận lại vai trò của ưu đãi đầu tư, Báo Đại biểu nhân dân, ngày 28/6/2014.
14 Mức ưu đãi chỉ kém ưu đãi về thuế đối với các Đặc khu kinh tế Dubai, Đảo British Virgin và Đảo Cayman, nơi được
mệnh danh là các thiên đường thuế và có thể chế chính trị khác Việt Nam.
15 Vũ Mạnh - Phương Thảo, Đặc khu kinh tế Trung Quốc: Hào quang và nước mắt ở Thâm Quyến, Trang Tri thức trực
tuyến, 15/8/2017.
Ngoài ra, một số quan điểm còn cho
rằng, các chính sách thúc đẩy đầu tư nước
ngoài vào các đơn vị HC-KT đặc biệt, tập
trung mọi nguồn lực ưu đãi cho khu vực này
sẽ khiến cho miền núi xa xôi càng trở nên tụt
hậu. Bởi vậy, đánh giá tác động về hiệu quả
của các chính sách thực sự cần thiết trong
việc đề xuất các ưu đãi, khuyến khích cho
các luồng đầu tư vào đơn vị HC-KT đặc biệt.
3.3 Mặt trái của các chính sách ưu
đãi cần được cân nhắc
Trong Dự thảo Luật Đơn vị HC-KT
đặc biệt trình Ủy ban thường vụ Quốc hội
khóa XIV tại phiên họp lần thứ 14 ngày
11/9/2017, trên cơ sở so sánh 9 nhóm tiêu
chí ưu đãi (chính sách về môi trường đầu tư
kinh doanh; phát triển kết cấu hạ tầng; dịch
vụ hỗ trợ đầu tư; ưu đãi đầu tư; đất đai; lao
động; giải quyết tranh chấp; thu hút ngoại
kiều; xuất nhập cảnh) đã cho thấy, nội dung
quy định tại Dự thảo Luật hầu hết có ưu đãi
cao hơn, thuận lợi hơn so với các đặc khu
kinh tế, khu kinh tế tự do tại Trung Quốc,
Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Malaysia,
Thái Lan, Singapore, Myanmar14.
Tuy nhiên, cũng cần phải cân nhắc tới
các mặt trái của chính sách ưu đãi trong quá
trình xây dựng các quy định pháp luật. Có thể
thấy rằng, Thẩm Quyến được xem là mô hình
đặc khu thành công nhất trên thế giới. Tuy
nhiên, mặt trái của sự thành công này ngày
càng rõ nét: ô nhiễm không khí và nước ngày
càng nghiêm trọng; khai thác quá mức lao
động giá rẻ; bất bình đẳng xã hội ngày càng
gia tăng; tỷ lệ tội phạm gia tăng. Theo một
cuộc điều tra của Trung Quốc năm 2003, ít
nhất một nửa số công ty ở Thâm Quyến nợ
lương nhân viên và ít nhất 1/3 công nhân
Trung Quốc nhận lương ít hơn mức lương
tối thiểu. Tỷ lệ lao động bỏ việc là trên 10%.
Chỉ tính riêng năm 2006, giới công nhân ở
Thâm Quyến đã tiến hành hơn 10.000 cuộc
đình công dù không có công đoàn độc lập
nào. Quảng Đông cũng là nơi có tỷ lệ tử vong
trong giới công nhân rất cao15.
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
63Số 10(362) T5/2018
Tại Trung Quốc, sau nhiều năm, mô
hình phát triển cũng như những hệ lụy từ
đặc khu kinh tế trở thành mối quan tâm rộng
rãi. Năm 1996, Thủ tướng Lý Bằng tuyên bố
các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước sẽ
không còn có thể nhập khẩu nguyên liệu miễn
thuế và không được hưởng thuế suất thấp bất
thường như vậy trong 5 năm tiếp theo. Điều
này đồng nghĩa với việc yếu tố "đặc biệt" của
mô hình "đặc khu" bị loại bỏ16.
Đối với Việt Nam, Bộ Tài chính cũng
đưa ra quan điểm các nội dung ưu đãi về
thuế, phí khác nên ở mức vừa phải. Do các
đơn vị HC-KT đặc biệt lần đầu tiên được
hình thành tại Việt Nam, việc quy định mức
độ ưu đãi về thuế cao quá ngay từ ban đầu,
không cân nhắc đến tính phù hợp với bản
chất của sắc thuế cũng như năng lực quản lý
của cơ quan nhà nước tại đặc khu có thể “sẽ
tác động ngược đối với sự phát triển kinh tế -
xã hội và môi trường” của các đặc khu này17.
Bởi vậy, yêu cầu đặt ra là cần thận
trọng trong việc đề xuất các chính sách ưu
đãi vượt trội cho các đơn vị HC-KT đặc
biệt để hiện thực hóa các ngồn lực đầu tư và
16 Vũ Mạnh - Phương Thảo, tlđd.
17 Lương Bằng, Bộ Tài chính không muốn ưu đãi quá cao cho các đặc khu kinh tế, Vietnamnet, ngày 28/8/2017.
mang lại những hiệu quả như mong đợi.
Kết luận
Các cơ chế chính sách đặc thù, có tính
đột phá được đề xuất áp dụng cho các đơn vị
HC-KT đặc biệt cần phải được đánh giá tác
động một cách toàn diện, khoa học, khách
quan về kinh tế, xã hội, quốc phòng và an
ninh. Mục tiêu đặt ra là cần phải xây dựng
hệ thống các chính sách ưu đãi phù hợp
với thông lệ quốc tế và các yêu cầu của thị
trường; nhằm bảo đảm thu hút đầu tư, phát
huy tác dụng thiết thực, dự trù và giảm thiểu
những hạn chế thường gặp của các đặc khu
kinh tế trên thế giới.
Kinh nghiệm của các đặc khu kinh tế
thành công của châu Á là những ví dụ hết
sức thiết thực để các đơn vị HC-KT đặc biệt
của Việt Nam vừa học hỏi được từ mô hình
kinh tế, lại vừa có thể cạnh tranh được với
đặc khu này. Trong bối cảnh các đơn vị HC-
KT đặc biệt của Việt Nam ra đời sau các đặc
khu trên thế giới, càng đòi hỏi pháp luật Việt
Nam ban hành nhiều chính sách ưu đãi thu
hút mạnh mẽ và hợp lý hơn, để có thể đủ sức
cạnh tranh trên thị trường thế giới■
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bạch Dương, Nhìn nhận lại vai trò của ưu đãi đầu tư, Báo ĐBND 28/6/2014.
2. Bộ KH và ĐT, Báo cáo tổng hợp kinh nghiệm quốc tế về xây dựng, phát triển và quản lý mô hình ĐKKT, ĐKHC và các
mô hình tương tự khác, 22/6/2017.
3. Bộ KH và ĐT, Tài liệu dự án Luật ĐVHCKTĐB trình UBTVQH, 9/2017.
4. Chính phủ công bố luật xúc tiến đầu tư nước ngoài vào Hàn Quốc, Trang tin của Đài phát thanh Hàn Quốc KBS, ngày
10/1/2014.
5. Đặc khu Kinh tế Iskandar trở thành vùng phát triển nhanh nhất ở Malaixia, Trang tin của CRI tiếng Việt, ngày 28/12/2016.
6. Hoa Thiên, Có một Singapore “trong lòng” Malaysia, Báo TTVH 22/9/2012.
7. Hồng Loan, Từ luật riêng đến luật chung, Báo Đại biểu ND, 12/04/2017.
8. Lương Bằng, Bộ Tài chính không muốn ưu đãi quá cao cho các ĐKKT, Vietnamnet, ngày 28/8/2017.
9. Lương Bằng, Đặc khu kinh tế Vân Đồn, Phú Quốc sẽ có cơ chế đặc thù, Vietnamnet, ngày 11/5/2017.
10. Nguyễn Mạnh, Làm đặc thu kinh tế: Đừng làm “tổ chim sẻ” đón “phượng hoàng”, Báo mới.com, 17/8/2017
11. Nguyễn Thị Thoa, Kinh nghiệm của Thâm Quyến (TQ) trong thu hút FDI phục vụ phát triển đô thị, Tạp chí PT KT-XH
Đà Nẵng, số 48/2013, trang 58-63.
12. PGS.TS Bùi Tất Thắng, Vấn đề xây dựng ĐKKT trong thời đại toàn cầu hóa, Hội thảo phát triển ĐKKT-Kinh nghiệm và
cơ hội, Quảng Ninh, 20-21/3/2014.
13. Tài liệu HT phát triển ĐKKT-Kinh nghiệm và cơ hội, QN, 20-21/3/2014.
14. TS. Đặng Vũ Huân, Điều chỉnh pháp luật đối với đặc khu kinh tế ở Việt Nam - Nhu cầu và định hướng, Tạp chí Dân chủ
và pháp luật, số tháng 6 (267) 2014.
15. Thu Anh, “Thỏi nam châm” Incheon, Báo điện tử Chính phủ, 25/4/2015.
16. Vĩnh Cẩm, Những thành phố lột xác: Thâm Quyến đi lên từ làng chài, Báo Sài gòn đầu tư tài chính, ngày 22/6/2017.
17. Vũ Mạnh - Phương Thảo, Đặc khu kinh tế Trung Quốc: Hào quang và nước mắt ở Thâm Quyến, Tri thức trực tuyến,
15/8/2017.
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
64 Số 10(362) T5/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chinh_sach_uu_dai_cua_mot_so_quoc_gia_doi_voi_don_vi_hanh_ch.pdf