Chống chuyển giá các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Tóm lại, việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới và kinh tế khu vực sẽ mang lại cho các quốc gia các lợi ích và song song là các thách thức mới. Việt Nam cũng không là ngoại lệ khi mà chúng ta đang dần hoà nhập vào nền kinh tế thế giới với các nghiệp vụ kinh doanh mang tính chất xuyên quốc gia phát sinh và từ đó cũng nảy sinh các vấn đề mang tính chất quốc tế cần giải quyết. Một trong những vấn đề mang tính quốc tế đó chính là vấn nạn chuyển giá của các doanh nghiệp FDI. Chuyển giá là vấn đề phức tạp, hoạt động tài chính tinh vi mà các giao dịch liên kết thường áp dụng nhằm tránh nghĩa vụ về thuế. Để việc chống chuyển giá mang lại hiệu quả đòi hỏi cơ quan thuế Việt Nam cần phải chuẩn bị cả về nhân lực và vật lực, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành và hơn nữa là sự phối hợp cơ quan thuế giữa các nước

pdf6 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chống chuyển giá các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH TẾ QUẢN LÝ TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ THỰC PHẨM SỐ 05/2015 49 CHỐNG CHUYỂN GIÁ CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM ThS. Lý Vân Phi Trường Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng Ngày gửi bài:10/10/2014 Ngày chấp nhận đăng: 20/11/2014 TÓM TẮT Bài viết tập trung đánh giá thực trạng chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Nam trong thời gian qua. Trên cơ sở nguồn số liệu thứ cấp từ các phương tiện truyền thông, các báo cáo của cơ quan thuế giai đoạn (2010 - 2014), tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng chuyển giá của các doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam. Qua đó đề xuất một số biện pháp chống chuyển giá các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam nhằm tạo sự bình đẳng, cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp trong nước và góp phần chống thất thu cho ngân sách Nhà nước. Từ khóa: chuyển giá, chống chuyển giá, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam. ABSTRACT The paper focuses on transfer pricing assessment of enterprises of foreign direct investment (FDI) in Vietnam in recent years. On the basis of secondary data sources from the media, the report of the tax agency period (2010 - 2014), the authors analyzed to assess the status of the transfer pricing FDI enterprises operating in Vietnam. Thereby several proposals on transfer pricing measures against FDI enterprises in Vietnam to create equality and fair competition for all enterprises in the country and contribute to reduce losses to the state budget. Keywords: Transfer pricing, anti-transfer pricing, enterpriseforeign directinvestment, Vietnam. 1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của quá trình toàn cầu hoá, Việt Nam đã thu hút một lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nguồn vốn FDI vào nước ta với quy mô ngày càng tăng, với sự xuất hiện của nhiều tập đoàn và các công ty đa quốc gia trên thế giới đóng góp vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Tính đến 15/12/2013, Việt Nam đã đón nhận 1.275 dự án FDI mới với vốn đăng ký trên 14,272 tỷ USD, tăng 70,5% so với năm trước. Ngoài các dự án đăng ký mới, còn có 472 dự án tăng vốn đầu tư với số vốn đạt 7,355 tỷ USD, tăng 30,8% so với cùng kỳ. Như vậy, năm 2013 thu hút FDI đã đạt con số 21,628 tỷ USD, tăng 54% so với năm 2012. Như vậy, việc tiếp nhập vốn FDI đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp (DN) Việt Nam tiếp cận với công nghệ kỹ thuật hiện đại, kỹ thuật quản trị tiên tiến của thế giới, giải quyết được công ăn việc làm và nâng cao mức sống cho người lao động. Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu tư, tạo nên tính năng động và cạnh tranh cho thị trường. Bên cạnh những đóng góp tích cực cho nền kinh tế, doanh nghiệp FDI cũng đã và đang bộc lộ những thách thức đối với cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam như tình trạng chuyển giá, trốn thuế, gây thất thu ngân sách, tác động không tốt đến môi trường đầu tư Đặc biệt trong những năm gần đây có đến 60% doanh nghiệp FDI đang kê khai kinh doanh thua lỗ, nên tỷ trọng đóng góp trong tổng thu ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp FDI các năm gần đây khá thấp (không kể dầu thô), chỉ dao động quanh 9 - 10% tổng thu ngân sách của quốc gia. Năm 2009, phần đóng góp của doanh nghiệp FDI giảm 11.2% so với kế hoạch. Trong khi khu vực tư nhân trong nước chỉ giảm 4.4%, còn doanh nghiệp nhà nước tăng 6.2%. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên là do các doanh nghiệp FDI đã sử dụng hình thức chuyển giá khi hết thời hạn KINH TẾ QUẢN LÝ TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ THỰC PHẨM SỐ 05/2015 50 ưu đãi đầu tư để trốn, tránh nghĩa vụ thuế. Vấn đề đặt ra là đã có hiện tượng chuyển giá tại các doanh nghiệp FDI. Hiện tượng “chuyển giá” ở các doanh nghiệp nước ngoài đang ngày một gia tăng và với mức độ ngày càng tinh vi gây những tổn thất không nhỏ cho nền kinh tế. Nhận thức được những mối nguy hại trên, nhà nước đã có những biện pháp chống “chuyển giá” tuy nhiên hầu hết chưa thực sự hiệu quả. Chính vì vậy, chống chuyển giá là một việc làm rất cấp bách và cần thiết. Chống chuyển giá hiệu quả sẽ ngăn chặn được thất thoát thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị giá tăng, giảm giá thành sản phẩm, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh đối với các DN trong nước và tăng thu nhập cho ngân sách nhà nước. 2. Khái niệm về chuyển giá Chuyển giá được hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản được chuyển dịch giữa các thành viên trong tập đoàn qua biên giới không theo giá thị trường nhằm tối thiểu hóa số thuế của các công ty đa quốc gia trên toàn cầu. Như vậy, chuyển giá là một hành vi do các chủ thể kinh doanh thực hiện nhằm thay đổi giá trị trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ với các bên liên kết. Giá cả có thể xác định lại trong những giao dịch như thế xuất phát từ ba lý do sau: Thứ nhất, xuất phát từ quyền tự do định đoạt trong kinh doanh, các chủ thể hoàn toàn có quyền quyết định giá cả của một giao dịch. Do đó họ hoàn toàn có quyền mua hay bán hàng hóa, dịch vụ với giá họ mong muốn. Thứ hai, xuất phát từ mối quan hệ gắn bó chung về lợi ích giữa nhóm liên kết nên sự khác biệt về giá giao dịch được thực hiện giữa các chủ thể kinh doanh có cùng lợi ích không làm thay đổi lợi ích toàn cục. Thứ ba, việc quyết định chính sách giá giao dịch giữa các thành viên trong nhóm liên kết không thay đổi tổng lợi ích chung nhưng có thể làm thay đổi tổng nghĩa vụ thuế của họ. Thông qua việc định giá, nghĩa vụ thuế được chuyển từ nơi bị điều tiết cao sang nơi bị điều tiết thấp hơn và ngược lại. Như vậy, bản chất của vấn đề chuyển giá là nhằm chuyển lợi nhuận về một quốc gia có thuế suất thấp hơn, hay nói cách khác là giảm thiểu số thuế phải nộp tại một quốc gia. Chuyển giá đã có những tác động tiêu cực đến nước tiếp nhận đầu tư như (i) tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng, những DN làm ăn nghiêm túc thì sẽ bị thiệt thòi và về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến môi trường đầu tư; (ii) làm thất thu thuế với một nguồn thu rất lớn, theo báo cáo của International Tax Compact (2011), hoạt động chuyển giá đã làm các quốc gia đang phát triển thất thu khoảng 60% số thuế hàng năm; (iii) Trong các liên doanh, chuyển giá cũng tạo ra giá trị ảo, có thể gây ra tình trạng lỗ “ảo” kéo dài, làm cho phía đối tác nước sở tại không trụ nổi, buộc phải rút lui khỏi liên doanh và bị thôn tính thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. 3. Thực trạng chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam Với chủ trương khuyến khích, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời kỳ hội nhập quốc tế, trong những năm qua lượng vốn đầu tư đổ vào Việt Nam với số lượng ngày càng tăng. Tổng số doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên phạm vi toàn quốc thời điểm ngày KINH TẾ QUẢN LÝ TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ THỰC PHẨM SỐ 05/2015 51 31/12/2013 là 9.093 doanh nghiệp, gấp 6 lần năm 2000, bình quân giai đoạn 2000 - 2013 mỗi năm tăng xấp xỉ 16%.1 Một cách khách quan và công bằng cho thấy khu vực FDI đóng góp ngày càng lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Mặc dù khu vực này chiếm tỷ trọng không cao trong toàn bộ khu vực doanh nghiệp về các chỉ tiêu như: số doanh nghiệp, lao động, vốn và doanh thu, nhưng khu vực FDI lại chiếm tỷ trọng cao về lợi nhuận và nộp ngân sách nhà nước. Năm 2013 các doanh nghiệp FDI chiếm tới 45,4% tổng lợi nhuận và 30,5% tổng số nộp ngân sách nhà nước của toàn bộ khu vực doanh nghiệp. Tổng số vốn của khu vực doanh nghiệp FDI sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2013 là 3.411 nghìn tỷ đồng, gấp 14,2 lần năm 2000, bình quân giai đoạn 2000 - 2013 tăng 22,4%/năm. Doanh thu năm 2013 của khu vực này là 3.138 nghìn tỷ đồng, gấp 19,4 lần năm 2000, bình quân giai đoạn 2000 - 2013 tăng 25,3%/năm. Khu vực FDI đã đóng góp vào ngân sách nhà nước 214,3 nghìn tỷ đồng trong năm 2013, gấp 9 lần năm 2000, bình quân giai đoạn 2000 - 2013 tăng 18,1%/năm. Thực tế gần đây cho thấy, các DN hoạt động trong khu vực đầu tư FDI có hiện tượng kê khai lỗ khá phổ biến, chiếm khoảng 50% tổng số doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên cả nước, trong đó có nhiều DN kê khai lỗ liên tục 3 năm. Chẳng hạn như năm 2010, tại tỉnh Bình Dương có tới 754/1.490 doanh nghiệp FDI kê khai lỗ, chiếm 50,6%. Tương tự như tỉnh Bình Dương, tỉnh Lâm Đồng có đến 104/11 doanh nghiệp FDI khai báo lỗ liên tục từ năm 2006 - 2010.2 Qua khảo sát tại một số địa phương, mặc dù các doanh nghiệp FDI thua lỗ triền miên nhưng vẫn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Điều này cho thấy, trong bối cảnh hội nhập quốc tế được mở rộng, tỷ lệ thua lỗ của các doanh nghiệp FDI trong thời gian qua chính là biểu hiện của hoạt động chuyển giá đang diễn ra phổ biến, tinh vi, đa dạng và trở thành thách thức lớn đối với ngành thuế của Việt Nam. Tính đến tháng 6/2014, cơ quan thuế đã thanh tra tại 870 doanh nghiệp FDI phát hiện đến 720 doanh nghiệp vi phạm, cụ thể: Bảng 1. Kết quả thanh tra doanh nghiệp FDI năm 2014 STT Cục Thuế Tổng số DN thực hiện thanh tra Số DN có vi phạm Tổng số truy thu, phạt, truy hoàn (tỷ đồng) Giảm lỗ (tỷ đồng) 1 Hà Nội 332 326 498 1.575 2 TP. HCM 193 164 173 870 3 Quảng Trị 27 27 2,3 1,2 4 Thái Nguyên 20 20 3,1 24,3 1 . Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2014 ngày 27/6/2014. 2 . Báo đầu tư, ngày 12/7/2010. KINH TẾ QUẢN LÝ TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ THỰC PHẨM SỐ 05/2015 52 5 Tây Ninh 18 18 5,3 63 6 Hòa Bình 16 16 3,6 46 7 Bến Tre 17 15 1,5 21 8 Hải Phòng 50 12 28,8 169 9 Ninh Bình 10 8 1,2 119 10 Nam Định 6 5 1,6 8,2 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra 6 tháng đầu năm 2014 của Tổng Cục thuế Qua khảo sát nguồn số liệu thứ cấp từ các phương tiện truyền thông và các báo cáo của cơ quan thuế cho thấy các hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam tập trung vào các hình thức chủ yếu sau: - Chuyển giá bằng cách mua nguyên liệu đầu vào sản xuất của công ty mẹ với giá cao và bán sản phẩm cho công ty mẹ với giá thấp con và lãi ở công ty mẹ để so với giá thực tế. Điều này sẽ dẫn đến lỗ ở công ty con và lãi ở công ty mẹ để lách thuế vì thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ở quốc gia công ty mẹ đặt trụ sở thấp hơn ở Việt Nam. - Chuyển giá thông qua hình thức doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hạ thấp mức giá hàng hóa, dịch vụ đầu ra thông qua các hợp đồng xuất khẩu cho công ty mẹ hoặc các đối tác liên kết của công ty mẹ ở nước ngoài (công ty TNHH Pagoda, vốn 100% của Malaysia, Công ty TNHH Trà Kinh Lộ). - Chuyển giá thông qua hình thức nâng giá trị tài sản vốn góp thông qua việc đánh giá cao thiết bị và công nghệ trong liên doanh với các đối tác Việt Nam (công ty liên doanh gia cầm Việt Thái với giá trị thực của dây chuyền giết mổ là 400.000USD, nhưng khi tham gia góp vốn bên đối tác Thái Lan đã khai khống nâng giá trị vốn góp của dây chuyền này là 600.000USD; Công ty Hualon Corporation, 100% vốn từ Malaysia, Đài Loan - British Virgin Island đã thổi giá mua tài sản cố định là đống dây chuyền “phế thải” từ 400 nghìn USD lên 16 triệu USD, đồng thời đơn vị này cũng khai lỗ trong suốt 20 năm hoạt động). Bằng cách này đã giúp nâng khống giá trị vốn góp, gây thất thu cho ngân sách và bất lợi cho DN trong nước. - Chuyển giá nhằm mục đích chiếm lĩnh thị trường và thôn tính DN trong nước trong các liên doanh quốc tế (Chẳng hạn như công ty CocaCola Việt Nam, thành lập tháng 2/1994, đến nay chưa năm nào CocaCola Việt Nam khai có lời (Năm 2006 lỗ 228 tỷ, 2007 lỗ 198 tỷ, 2011 lỗ 39 tỷ đồng. 10 năm: lỗ trung bình 100 tỷ đồng/năm. Lỗ lũy kế đến 30/9/2011: 3.768 tỷ đồng). Khai lỗ nhưng Coca Cola Việt Nam vẫn liên tục tăng vốn đầu tư vào một loạt dự án. Cuối tháng 10/2012, công ty Coca Cola đã rót thêm 300 triệu USD vào Việt Nam). Nguyên nhân dẫn đến hành vi chuyển giá chủ yếu là: (i) Tối đa hoá lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài, lợi dụng các chính sách thuế khác nhau giữa các quốc gia, chuyển giá được xem là một trong những phương pháp mà các nhà đầu tư áp dụng KINH TẾ QUẢN LÝ TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ THỰC PHẨM SỐ 05/2015 53 nhằm mục đích tránh thuế để tăng tổng lợi ích cuối cùng; (ii) Quyền tự do định đoạt trong kinh doanh thương mại và đầu tư đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp được quyền quyết định giá các giao dịch; (iii) Ở Việt Nam hiện nay, còn tồn tại sự khác biệt về thuế suất, về mức độ ưu đãi thuế giữa các vùng miền, giữa các ngành nghề, giữa các loại hình doanh nghiệp nên các bên liên kết trong nước có thể hưởng lợi bằng cách chuyển thu nhập của DN liên kết không được hưởng ưu đãi, hoặc chịu thuế suất cao sang DN liên kết được hưởng ưu đãi, hoặc chịu thuế suất thuế thu nhập thấp hoặc chuyển lợi nhuận trước thuế từ DN liên kết có lãi sang DN liên kết bị lỗ thông qua giá chuyển giao nội bộ các sản phẩm, dịch vụ để giảm thiểu nghĩa vụ thuế của tập đoàn, tăng lợi nhuận; (iv) Xuất phát từ mối quan hệ gắn bó vì lợi ích của các bên liên kết; (v) Chính sách thuế, Luật thuế của Việt Nam chưa đồng bộ, nhiều bất cập, vì thế DN lợi dụng lỗ hổng Luật pháp để lách thuế thực hiện hành vi ”Chuyển giá”; (vi) Chuẩn mực kế toán Việt Nam có một số chuẩn mực chưa đồng bộ với IAS, chưa công nhận một số chuẩn mực của IAS, những định nghĩa, nội dung hạch toán chi phí không đồng bộ với Quốc tế. 4. Một số biện pháp chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam Chuyển giá gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế cho quốc gia nhận vốn FDI, điển hình là gây thất thu ngân sách nhà nước (NSNN). Có không ít trường hợp doanh nghiệp FDI sau khi tận dụng hết những ưu đãi đầu tư thì cũng đã hoàn vốn đầu tư, có lợi nhuận, các doanh nghiệp này có xu hướng hoặc là giải thể, hoặc là chuyển hướng kinh doanh, hoặc là tiếp tục thua lỗ nên không phải nộp khoản thuế TNDN từ những khoản đầu tư khổng lồ. Để đảm bảo sự cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp trong nước và góp phần chống thất thu cho ngân sách Nhà nước, cần thực hiện một số biện pháp sau: Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về chống chuyển giá, chuẩn hóa nội dung liên quan đến chống chuyển giá vào Luật quản lý thuế để tăng cường tính cưỡng chế và tăng hiệu quả thực thi Thông tư 66/2010/BTC. Thứ hai, nhà nước nên từng bước thu hẹp các ưu đãi về thuế, hạn chế các chính sách xã hội trong ưu đãi thuế: Do sự chênh lệch về thuế suất giữa Việt Nam và các quốc gia nên đó chính là điều kiện để các doanh nghiệp FDI thực hiện hành vi chuyển giá. Thứ ba, nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của cán bộ quản lý doanh nghiệp FDI - Tăng cường công tác bồi dưỡng, giáo dục đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ thuế đạt chuẩn chất lượng về chuyên môn nghiệp vụ thuế, nắm vững kiến thức kế toán tài chính, thành thạo kỹ năng ngoại ngữ, tin học. - Tại các Cục thuế cần thành lập bộ phận chuyên trách phục vụ công tác quản lý thuế đối với hoạt động chống chuyển giá, nhất là các địa phương có khối lượng lớn các doanh nghiệp FDI đang hoạt động. Định kỳ nên tổ chức những đợt thi sát hạch nghiệp vụ và kỹ năng phát hiện các hiện tượng chuyển giá giữa các doanh nghiệp liên kết. Thứ tư, xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin về người nộp thuế (NNT) Hệ thống thông tin về NNT là cơ sở cho việc quản lý thuế hiện đại, dựa trên kỹ thuật quản lý rủi ro; là cơ sở để ngành Thuế phân tích, dự báo số thu phục vụ công tác điều hành ngân sách nhà nước. Hệ thống thông tin về người nộp thuế phải đầy đủ đáp ứng yêu cầu quản lý thuế bao gồm các thông tin cơ bản như: Thông tin về đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế, quyết toán KINH TẾ QUẢN LÝ TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ THỰC PHẨM SỐ 05/2015 54 thuế, thông tin về kế toán tài khoản thuế của người nộp thuế; thông tin về tình hình chấp hành pháp luật thuế; giao dịch của người nộp thuế, thông tin về các bên liên kết, giá cả, chi phí của các mặt hàng trong từng ngành, từng lĩnh vực giúp cơ quan thuế có cơ sở so sánh, phân tích, phát hiện và đấu tranh chống chuyển giá có hiệu quả. Trên cơ sở của hệ thống dữ liệu về DN, có thể xây dựng các định mức về chi phí, về giá cả đầu ra, đầu vào, về tỷ suất lợi nhuận bình quân của từng ngành nghề, từng địa bàn, giá cả thị trường trong và ngoài nước với từng loại hình DN làm cơ sở thực hiện đấu tranh chống chuyển giá. Bởi vậy, thông tin về NNT phải thu thập, khai thác từ nhiều kênh, nhiều nguồn và bằng nhiều hình thức khác nhau như: từ người nộp thuế, từ nội bộ cơ quan quản lý thuế, các cơ quan nhà nước và từ các tổ chức, cá nhân có liên quan. Trên cơ sở hệ thống nguồn cung cấp thông tin về NNT, tiếp tục hoàn thiện cơ chế trao đổi thông tin với cơ quan thuế các nước bao gồm tiếp nhận, khai thác, xử lý và cung cấp thông tin và các quy định về tính bảo mật trong trao đổi thông tin về NNT. Tóm lại, việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới và kinh tế khu vực sẽ mang lại cho các quốc gia các lợi ích và song song là các thách thức mới. Việt Nam cũng không là ngoại lệ khi mà chúng ta đang dần hoà nhập vào nền kinh tế thế giới với các nghiệp vụ kinh doanh mang tính chất xuyên quốc gia phát sinh và từ đó cũng nảy sinh các vấn đề mang tính chất quốc tế cần giải quyết. Một trong những vấn đề mang tính quốc tế đó chính là vấn nạn chuyển giá của các doanh nghiệp FDI. Chuyển giá là vấn đề phức tạp, hoạt động tài chính tinh vi mà các giao dịch liên kết thường áp dụng nhằm tránh nghĩa vụ về thuế. Để việc chống chuyển giá mang lại hiệu quả đòi hỏi cơ quan thuế Việt Nam cần phải chuẩn bị cả về nhân lực và vật lực, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành và hơn nữa là sự phối hợp cơ quan thuế giữa các nước. Tài liệu tham khảo [1] PGS.TS Phạm Đức Hiếu (2012), Chuyển giá tại các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam- Thực trạng và giải pháp, Nxb Thống Kê, Hà Nội; [2] ThS Đào Phú Quý (2014),“Chuyển giá dưới góc nhìn của doanh nghiệp”, Tạp chí Tài chính, (số 8/2014); [3] Website các báo:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchong_chuyen_gia_cac_doanh_nghiep_co_von_dau_tu_truc_tiep_nu.pdf
Tài liệu liên quan