- Cần có sự kết hợp giữa cơ quan
chức năng và các công ty CNTT, tuy nhiên
cơ quan chức năng chỉ nên làm nhiệm vụ
giám sát việc thực thi của công ty CNTT chứ
không nên tham gia vào việc kiểm duyệt;
- Xu hướng phi hình sự hóa tội “phỉ
báng” đang dần phát triển cả ở Hoa Kỳ và
EU cũng như các nước khác trên thế giới và
Việt Nam nên tham khảo xu hướng này vì
đó là “luật chơi” chung của cộng đồng quốc
tế. Điều này là bởi thực tế, việc hình sự hóa
tội “phỉ báng” tại các quốc gia trên thế giới
dường như tập trung vào các nhà báo, nhà
hoạt động xã hội tham gia phản biện và chỉ
trích chính quyền. Ngoài ra, việc áp dụng
luật hình sự dường như không phù hợp với
nguyên tắc tỷ lệ (proportionality) về việc
hạn chế hợp lý các quyền con người. Đối với
người dân, các vụ kiện dân sự về phỉ báng
phát huy hiệu quả tốt hơn;
- Cần có tiêu chuẩn rộng hơn về phỉ
báng, bôi nhọ đối với “người của công
chúng” hay “quan chức” so với giữa người
dân thường để tạo điều kiện cho công chúng
tranh luận về các vấn đề lợi ích công, đạo
đức, trật tự công liên quan mà không phải e
ngại về việc bị kết tội. Đồng thời cũng cần có
khái niệm cụ thể để phân biệt hành vi được
xem là phỉ báng, bôi nhọ đối với “người của
công chúng” hay “quan chức”. Trong vấn
đề này, các kinh nghiệm của nước Mỹ rất
đáng để học tập, vì nó giúp duy trì tính phản
biện mạnh mẽ của xã hội đối với các cán bộ
nhà nước, chính sách công, những người nổi
tiếng có ảnh hưởng tới đạo đức xã hội
11 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 338 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chống phát ngôn thù ghét, phỉ báng trên Internet ở Hoa Kỳ, liên minh châu Âu và những giá trị tham khảo cho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỐNG PHÁT NGÔN THÙ GHÉT, PHỈ BÁNG
TRÊN INTERNET Ở HOA KỲ, LIÊN MINH CHÂU ÂU
VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ THAM KHẢO CHO VIỆT NAM1
1 Bài viết này thuộc phạm vi Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Hoàn thiện pháp luật về quản lý thông tin trên mạng -
Thực trạng và giải pháp” của Viện Nghiên cứu Lập pháp (năm 2017-2019), do ThS. Trần Thị Hoa làm Chủ nhiệm.
Vũ Công Giao*
Nguyễn Đình Đức*
* PGS. TS. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
** Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Tóm tắt:
Quyền tự do ngôn luận (hay tự do biểu đạt) nằm trong số những
quyền cơ bản của con người được ghi nhận trong Tuyên ngôn Quốc
tế Nhân quyền (UDHR, 1948) và Công ước về các Quyền Dân sự
& Chính trị (ICCPR, 1966). Sự bùng nổ của Internet và mạng xã
hội khiến cho các quốc gia phải chịu một áp lực ngày càng lớn
trong việc tìm ra câu trả lời cho một câu hỏi không mới: Ranh giới
nào cho tự do ngôn luận? Chỉ khi giải quyết được câu hỏi này thì
mới có thể có những biện pháp căn cơ để giải quyết vấn nạn sử
dụng phát ngôn thù ghét, phỉ báng có tính chất kích động tràn lan
trên Internet. Những phân tích kinh nghiệm của Hoa Kỳ và Liên
minh châu Âu đang sử dụng để đối phó với hành vi phát ngôn thù
ghét, phỉ báng trên Internet có giá trị tham khảo hữu ích cho Việt
Nam trong việc hoàn thiện các quy phạm pháp luật về giới hạn của
hai quyền tự do này trên môi trường Internet phù hợp với xu thế
trên thế giới.
Abstract
Freedom of speech (or freedom of expression) is one of the
fundamental human rights recognized in the Universal Declaration
of Human Rights (UDHR, 1948) and the International Convention
on Civil and Political Rights (ICCPR), 1966). The explosion of
internet and social media has provided several countries with
increasing pressure to find an answer to a repeated question: What
is the boundary for free speech? Only once this question is clearly
addressed can the radical measures be taken for the problem of the
use of hate speech, defamation rampantly used on agitation purpose
in the internet. The analysis, experience of the United States and
the European Union used to deal with the hate speech, defamation
on internet are good references for Vietnam for the improvements
of legal norms on the boundary of these two freedoms in the
internet environment so that it would be in consistent with the
world’s trend.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Phát ngôn thù ghét, phỉ báng;
Internet, Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu,
Việt Nam
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 07/04/2018
Biên tập : 12/07/2018
Duyệt bài : 17/07/2018
Article Infomation:
Keywords: hate speech, defamation;
internet, United States; European
Union; Vietnam
Article History:
Received : 07 Apr. 2018
Edited : 12 Jul. 2018
Approved : 17 Jul. 2018
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
54 Số 17(369) T9/2018
1. Quan niệm phát ngôn thù ghét, phỉ
báng theo luật nhân quyền quốc tế
Theo luật nhân quyền quốc tế, quyền
tự do ngôn luận là một quyền con người cơ
bản, có vị trí rất quan trọng trong hệ thống
các quyền con người, song không phải là
một quyền tuyệt đối.
Điều 19 của Tuyên ngôn thế giới về
Nhân quyền (UDHR) 1948 quy định: “Mọi
người đều có quyền tự do ngôn luận và bày
tỏ ý kiến; kể cả tự do bảo lưu quan điểm mà
không bị can thiệp; cũng như tự do tìm kiếm,
tiếp nhận và truyền bá các ý tưởng và thông
tin bằng bất kỳ phương tiện truyền thông
nào, và không có giới hạn về biên giới”.
Quy định trên không nêu ra những hạn
chế của quyền tự do biểu đạt. Mặc dù vậy,
cũng giống như các quyền khác, tự do biểu
đạt cần được xem xét dưới góc độ của Điều
29 UDHR, trong đó nêu rằng: “1. Mọi người
đều có nghĩa vụ đối với cộng đồng là nơi
duy nhất mà nhân cách của bản thân họ có
thể phát triển tự do và đầy đủ; 2. Khi hưởng
thụ các quyền và tự do của mình, mọi người
chỉ phải tuân thủ những hạn chế do luật định,
nhằm mục đích bảo đảm sự công nhận và
tôn trọng thích đáng đối với các quyền và tự
do của người khác, cũng như nhằm đáp ứng
những yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật
tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã
hội dân chủ; 3. Trong mọi trường hợp, việc
thực hiện các quyền tự do này cũng không
được trái với các mục tiêu và nguyên tắc của
Liên hiệp quốc”.
Công ước quốc tế về các Quyền dân
sự, chính trị (ICCPR) tái khẳng định quyền
tự do biểu đạt tại Điều 19, nhưng đồng thời
nêu rõ, việc thực hiện quyền này đòi hỏi phải
kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc
biệt và đề cập đến những hạn chế và giới hạn
của quyền này ngay trong nội dung của điều
luật, cụ thể như sau: “1. Mọi người đều có
quyền giữ quan điểm của mình mà không bị
ai can thiệp; 2. Mọi người có quyền tự do
ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm
kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin,
ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức
tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in,
hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua
bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào
tuỳ theo sự lựa chọn của họ; 3. Việc thực
hiện những quyền quy định tại khoản 2
điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách
nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải
chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên,
những hạn chế này phải được quy định trong
pháp luật và là cần thiết để: a) Tôn trọng các
quyền hoặc uy tín của người khác; b) Bảo vệ
an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức
khỏe hoặc đạo đức của xã hội”.
Những hạn chế nêu ở Khoản 3 Điều 19
ICCPR trên thực tế là những hạn chế mang
tính tổng quát cho nhiều quyền, tự do khác.
Do tính chất đặc biệt của quyền tự do ngôn
luận, ngoài những hạn chế nêu ở Khoản 3
Điều 19, Điều 20 ICCPR bổ sung những hạn
chế khác gắn với quyền này khi nêu rõ: “1.
Mọi hình thức tuyên truyền cho chiến tranh
đều bị pháp luật nghiêm cấm; 2. Mọi chủ
trương gây thù ghét dân tộc, chủng tộc hoặc
tôn giáo để kích động sự phân biệt đối xử về
chủng tộc, sự thù địch hoặc bạo lực đều phải
bị pháp luật nghiêm cấm”.
Từ những phân tích nêu trên, có thể
thấy rằng, phát ngôn thù ghét, phỉ báng đều
là những hành động vượt quá khuôn khổ hợp
pháp, chính đáng của tự do ngôn luận theo
pháp luật quốc tế. Những phát ngôn như vậy
có thể bị cấm và việc cấm những phát ngôn
đó sẽ không bị xem là vi phạm quyền tự do
biểu đạt theo luật nhân quyền quốc tế.
2. Khái niệm phát ngôn thù ghét, phỉ báng
trên Internet
Ngày nay, Internet đã trở thành môi
trường sinh hoạt và làm việc phổ biến của
đa số cư dân trên khắp thế giới. Chính vì
vậy, những hình thức biểu đạt trên Internet
dần được công ghét như những hình thức
biểu đạt truyền thống. Thậm chí, với mạng
xã hội, ảnh hưởng của những biểu đạt trên
Internet từ lâu đã vượt ra khỏi biên giới
quốc gia. Internet tạo điều kiện cho tự do
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
55Số 17(369) T9/2018
ngôn luận, thể hiện ở sự giao lưu, trao đổi
thông tin, kiến thức giữa con người với con
người được thực hiện một cách dễ dàng hơn
bao giờ hết, qua đó thúc đẩy sự tiến bộ của
các xã hội và trên toàn thế giới, nhưng cũng
là công cụ để một số nhóm, đặc biệt là các
nhóm khủng bố, sử dụng để kích động bạo
lực và thù địch. Một cách thông thường hơn,
môi trường Internet cũng bị những cá nhân
có ý thức, tư cách đạo đức hạn chế lợi dụng
để bôi nhọ, vu khống, phỉ báng người khác.
Trước tình hình trên, trong thời gian
gần đây, nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế
đã có những nỗ lực để ngăn chặn tình trạng
lợi dụng tự do ngôn luận để phát ngôn thù
ghét, phỉ báng trên Internet. Đi đầu trong
vấn đề này là Liên minh Châu Âu (EU),
với việc ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên
Internet trong đó có sự cam kết tham gia của
bốn công ty lớn nhất thế giới về Internet là
Facebook, Twitter, Youtube và Microsoft2.
Trong đó bộ Quy tắc đó, EU sử dụng khái
niệm “phát ngôn thù ghét” (hate speech)
tương tự như đã được nêu trong khoản 1
Điều 1 Quyết định Khung của Hội đồng
châu Âu ban hành năm 2008 về chống lại
các hình thức và biểu đạt phân biệt chủng
tộc và bài ngoại bằng luật hình sự3, cụ thể
đó là:
• Các hình thức ngôn luận “công khai,
có nội dung bạo lực và thù địch chống lại
một nhóm người hoặc một thành viên của
một nhóm dựa trên đặc điểm về chủng tộc,
màu da, nguồn gốc, tôn giáo hoặc niềm tin,
hoặc nguồn gốc gia hoặc dân tộc”.
• [không loại trừ] các hình thức “phổ
biến, phân phối tài liệu, tranh ảnh và các
chất liệu khác” [có mục đích như trên]
• Công khai hoài nghi, phủ nhận hoặc
giảm nhẹ tính nguy hiểm của các tội ác diệt
2 Thông cáo báo chí của Ủy ban Châu Âu về việc “Ủy ban Châu Âu và các công ty CNTT thông báo về Quy tắc ứng xử
về vhát ngôn thù hận trái pháp luật trên mạng”, 31/5/2016, Bỉ,
3 Article 1, COUNCIL FRAMEWORK DECISION 2008/913/JHA of 28 November 2008
4 https://thelawdictionary.org/defamation/
5 Patti McCracken, Insult Law report, World Press Freedom Committee & Freedom House, 2012, tr. 16~22.
chủng, các tội ác chống lại nhân loại và tội
ác chiến tranh như được quy định trong Quy
chế của Toà án Hình sự Quốc tế (Điều 6, 7
và 8) và các tội ác quy định tại Điều 6, Hiến
chương của Toà án Quân sự quốc tế, khi
hành vi được thực hiện theo cách có thể kích
động bạo lực hoặc thù ghét đối với nhóm kể
trên hoặc thành viên của một nhóm như vậy.
Từ khái niệm trên của EU và kết hợp
với một số định nghĩa khác, có thể xác định
khái niệm về “phát ngôn thù ghét”: Là hành
vi biểu đạt và tuyên truyền các nội dung trên
mọi phương tiện có thể kích động phản ứng
thù ghét, bạo lực với một nhóm người hay
một thành viên của một nhóm người dựa
trên các đặc điểm về chủng tộc, tôn giáo,
màu da, nguồn gốc, quốc tịch và dân tộc.
Về khái niệm phỉ báng (defamation),
cuốn từ điển pháp luật nổi tiếng Black’s
Law định nghĩa: là hành vi chỉ trích danh
tiếng, nhân cách của một cá nhân bằng
những tuyên bố sai sự thật và có ác ý. Hành
vi này có thể được thể hiện thông qua lời
nói (slander) và chữ viết hay bản in (libel)4.
Tương tự, Luật Phỉ báng năm 2009 của Ai-
len định nghĩa “phỉ báng” là những tuyên bố
gây tổn hại danh tiếng của một người trong
xã hội, còn Luật Hình sự của Séc-bi thì quy
định “phỉ báng” là hành vi bày tỏ hay phổ
biến những điều không đúng sự thật về một
người, khiến danh dự, uy tín của người đó
bị tổn hại5. Ngoài ra, còn một vài định nghĩa
khác trong pháp luật của các nước châu Âu,
nhưng nhìn chung, không có khác biệt đáng
kể so với định nghĩa đã nêu trên trong cuốn
từ điển Black’s Law.
Từ những phân tích ở trên, có thể
thấy, mặc dù đều là những nội dung biểu đạt
nhưng “phát ngôn thù ghét” và “phỉ báng”
có sự khác biệt rõ ràng. Trong khi phát ngôn
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
56 Số 17(369) T9/2018
thù ghét là những biểu đạt có tính chất kích
động, hướng tới các đối tượng nằm trong các
nhóm chủng tộc, tôn giáo, màu da, nguồn
gốc, quốc tịch và dân tộc cụ thể, nhằm chia
rẽ, gây xung đột giữa các dân tộc, chủng
tộc, tôn giáo hoặc các nhóm, thì sự phỉ báng
thường nhắm tới một cá nhân, nhằm hạ nhục
hay làm tổn hại danh dự, nhân phẩm, uy tín
của người đó. Một sự biểu đạt sẽ được coi
là phỉ báng khi đồng thời mang những yếu
tố sau: (i) Được phổ biến đến bên thứ ba;
(ii) Nội dung không đúng sự thật; (iii) Gây
ảnh hưởng xấu tới danh dự, danh tiếng của
người bị phỉ báng; (iv) Hành vi thể hiện sự
cố ý của người phỉ báng.
Theo tinh thần của luật nhân quyền
quốc tế, phát ngôn thù ghét, phỉ báng trên
Internet hay ngoài Internet đều có thể bị
hạn chế, ngăn cấm bởi pháp luật, bất luận
được thể hiện dưới hình thức hay trong môi
trường biểu đạt nào. Đây cũng là quy định
trong pháp luật của một số nước. Ví dụ, Điều
171, 172 Luật Hình sự của Séc-bi quy định
tội danh “phỉ báng” thông qua cả các hình
thức truyền thông khác (other media), trong
đó bao gồm cả mạng xã hội (social media)6.
3. Quy định của pháp luật Hoa Kỳ về
chống phát ngôn thù ghét, phỉ báng trên
Internet
Tự do ngôn luận được xem là một
trong những giá trị truyền thống của nền
dân chủ Mỹ, vì vậy, nó được bảo vệ bằng Tu
chính án Thứ nhất (First Amendment). Khác
với cách tiếp cận của EU, trong đó nhấn
mạnh sự giới hạn của tự do ngôn luận để
bảo vệ quyền của những người khác, cũng
như để ràng buộc trách nhiệm của người sử
dụng quyền tự do ngôn luận, Tu chính án
Thứ nhất của Hiến pháp Mỹ nhấn mạnh tầm
quan trọng của tự do ngôn luận thông qua
6 Patti McCracken, tài liệu đã dẫn, tr 22.
7 Gudmundur Alfredsson & Asbjørn Eide: “Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền 1948, Mục tiêu chung của nhân loại”, 2017,
Nxb. Thanh Niên, tr. 401.
8 Chaplinsky v. New Hampshire, 315 U.S. 568 (1942), tại https://supreme.justia.com/cases/federal/us/315/568/case.html
9 Chaplinsky v. New Hampshire, tài liệu đã dẫn.
việc ấn định nghĩa vụ của Nhà nước (Quốc
hội) phải bảo vệ quyền này: “Quốc hội sẽ
không ban hành luật nào để hạn chế quyền
tự do ngôn luận hay tự do báo chí”7.
Cần thấy rằng, với quy định như trên,
thực chất Tu chính án Thứ nhất của Hiến
pháp Mỹ chỉ có mục đích ngăn chặn nhà
nước có những hành động tuỳ tiện tước
bỏ hay hạn chế quyền tự do ngôn luận chứ
không đồng nghĩa với việc xác định tự do
ngôn luận có tính chất tuyệt đối. Nhưng
trong thực tế, quyền tự do ngôn luận không
được xem là quyền tuyệt đối ở Hoa Kỳ, tuy
các giới hạn của quyền này được quy định
theo cách thức và mức độ khác biệt so với
châu Âu.
Về cách thức, khác với châu Âu khi
vấn đề được quy định cụ thể trong các văn
bản pháp luật (của EU và của các nước thành
viên), sự giới hạn của tự do ngôn luận ở Mỹ
được thể hiện chủ yếu qua án lệ của các Toà
án, đặc biệt là Toà tối cao, trong các vụ kiện
về những hành vi “phỉ báng” và “phát ngôn
thù ghét”.Trong vụ Chaplinsky kiện Chính
quyền bang New Hampshire (1942)8, lần đầu
tiên các hành vi phỉ báng, phát ngôn thù ghét
được quy định cụ thể thông qua phán quyết
của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, trong đó nêu
rằng, có một số phát ngôn mà chính quyền
có thể ngăn chặn và trừng phạt người thực
hiện mà không bị xem là vi hiến, bao gồm
các phát ngôn có tính chất khiêu dâm (lewd
and obscene), tục tĩu (profane), phỉ báng
(libelous), xúc phạm (insulting) và những
từ ngữ gây hấn (fightings words). Tòa cũng
định nghĩa “những từ ngữ gây hấn” (fighting
words) là những câu từ do một người đưa ra
nhằm chỉ trích trực tiếp một cá nhân khác
mà có khả năng kích động bạo lực với người
nghe9.
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
57Số 17(369) T9/2018
Phán quyết của Toà án tối cao Hoa Kỳ
trong vụ việc trên được xem là một động
thái nhằm đề cao trật tự và đạo đức xã hội ở
nước này10. Kể từ đó, trong một số vụ việc
khác, ví dụ như vụ Beauharnais kiện Chính
quyền bang Illinois (1952)11, Tòa án Tối cao
tiếp tục giữ quan điểm nêu trên, thậm chí
nhấn mạnh rằng bất kỳ phát ngôn nào nằm
trong nhóm bị giới hạn nếu được thực hiện
đều không được Hiến pháp bảo vệ, bất kể
tính xác thực và khả năng gây hại của những
tuyên bố đó12.
Tuy nhiên, cách giải thích mang tính
trừu tượng ở trên đã thay đổi kể năm 1964,
sau vụ Sullivan kiện báo New York Times13,
trong đó Tòa án Tối cao đã ra phán quyết
(mà trở thành án lệ được áp dụng cho các
vụ kiện về “phỉ báng” cho tới tận ngày
nay), rằng các quan chức (public officials)
và người của công chúng (public figures)14
muốn thắng kiện phải chứng minh rằng
10 Geoffrey R. Stone: “Hate Speech and the U.S. Constitution”, 1994, University of Chicago Law school, tr. 78~80.
11 Beauharnais v. Illinois, 343 U.S. 250 (1952), tại https://supreme.justia.com/cases/federal/us/343/250/
12 Cụ thể về vụ Beauharnais kiện bang Illinois (1952): Do có hành vi rải truyền đơn với nội dung phân biệt chủng tộc tại
Hội đồng thành phố Chicago, Beauharnais bị Toà án bang kết án theo luật của Illinois. Anh này kháng cáo nhưng Tòa
án Tối cao tiếp tục khẳng định phán quyết của toà cấp dưới, vì cho rằng mặc dù hành động của Beauharnais chưa tạo
ra thiệt hại rõ ràng nào nhưng sự phỉ báng không được Hiến pháp bảo vệ và như vậy là đủ để kết án.
13 New York Times Co. v. Sullivan, 376 U.S. 254 (1964), tại https://supreme.justia.com/cases/federal/us/376/254/.
Tóm tắt vụ việc này như sau: Năm 1964, Sullivan là một nhân viên cảnh sát tại Alabama đã khởi kiện báo New York
Times đã đưa ra những tuyên bố không chính xác về mình, khi miêu tả rằng ông đã đàn áp các sinh viên da đen trong
cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc. Sau khi xác định những tuyên bố đó là sai sự thật, Tòa án bang đã tuyên
Sullivan được bồi thường 500,000 USD. Tuy nhiên, Tòa Tối cao sau đó đã hủy kết quả phiên tòa này và giải thích rằng,
dựa trên nền tảng của cam kết quốc gia đối với nguyên tắc tranh luận về vấn đề công sẽ không bị ngăn cấm và phải
cởi mở, những tuyên bố sai sự thật sẽ khó có thể tránh khỏi trong những cuộc tranh luận tự do. Và kể cả sai sự thật thì
những tuyên bố này cũng thuộc quyền tự do ngôn luận. Nếu yêu cầu mọi tuyên bố đều phải có tính xác thực thì sẽ dẫn
tới tình trạng tự kiểm duyệt (self-cencorship) và ngăn cản sự chỉ trích của mọi người, những yếu tố này sẽ hạn chế các
cuộc tranh luận về lĩnh vực công.
14 Jonathan Friendly: “DOES A 'PUBLIC FIGURE' HAVE A RIGHT TO PRIVACY? WELL”, New York Times, 1983,
https://www.nytimes.com/1983/06/12/weekinreview/does-a-public-figure-have-a-right-to-privacy-well.html, bổ sung
cụm từ “public figures” khi dẫn lại phán quyết của tòa.
15 Geoffrey R. Stone: tài liệu đã dẫn, University of Chicago Law school, tr. 79.
16 Gertz v. Robert Welch, Inc. 418 U.S. 323 (No. 72-617), tại https://www.law.cornell.edu/supremecourt/text/418/323.
Tóm tắt vụ kiện này như sau: Một tờ báo của Cộng đồng John Birch đã xuất bản những thông tin sai sự thật về Elmer
Gertz, một luật sư đại diện cho một gia đình có người bị bắn chết bởi cảnh sát Chicago. Tờ báo này đưa ra những tuyên
bố rằng Gertz tham gia các tổ chức cộng sản đã có hoạt động chống Chính phủ và đã từng có tiền án hình sự. Sau đó
Gertz đã khởi kiện tờ báo này vì tội phỉ báng vì ông không tham gia hoạt động trong các tổ chức mà báo nêu và chưa
từng có tiền án tiền sự. Tâm điểm của vụ kiện xoay quanh tranh luận liệu Gertz có phải là “nhân vật của công chúng”
không vì ông từng tham gia các vụ kiện cảnh sát và đã công bố các bài viết về lợi ích công.
17 Jeff Kosseff: “Private or Public? Eliminating the Gertz defamation test”, Journal of Law, Technology & Policy, Vol.
2011, No. 2, tr. 255~256.
những lời phỉ báng của bị đơn là sai, đồng
thời phải chứng minh được cái sai đó là
có ác ý hoặc thiếu thận trọng, coi thường
sự thật15. Ba năm sau, trong vụ Gertz kiện
Công ty Robert Welch16, Tòa án Tối cao
tiếp tục đưa ra phán quyết cụ thể hơn đối
với người dân bình thường (private figure)
trong các vụ kiện về “phỉ báng”, trong đó
bên nguyên đơn nếu là dân thường thì chỉ
cần chứng minh rằng bên phỉ báng mình đã
coi thường sự thật. Như vậy, Toà đã cho rằng
trong vấn đề này cần có cách xử lý khác biệt
giữa quan chức, người của công chúng và
dân thường, bởi: thứ nhất, dân thường khó
có đủ nguồn lực để tự chứng minh theo tiêu
chuẩn của quan chức và người của công
chúng; thứ hai, hai đối tượng quan chức và
người của công chúng đã tình nguyện chấp
nhận các rủi ro khi trở thành tâm điểm của
công chúng trong khi người dân thường thì
không chọn rủi ro này17.
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
58 Số 17(369) T9/2018
Theo luật pháp Hoa Kỳ, ở cấp Liên
bang, phỉ báng và vu khống không phải là tội
hình sự, mặc dù đến nay vẫn còn hơn 20 tiểu
bang quy định một số hình thức phỉ báng có
thể là tội hình sự. Tuy nhiên, khái niệm và
quy định về tội phỉ báng của các bang không
đồng nhất. Một số bang ngoài việc quy định
phải nộp tiền phạt thì bị cáo còn thể phải
ngồi tù (imprisonment) hoặc bị buộc làm
việc nặng (hard labor)18. Dù vậy, xu hướng
ở Hoa Kỳ là các bang là dần bỏ quy định
phỉ báng là tội hình sự, chẳng hạn như như
bang Columbia đã bỏ quy định này từ năm
2001, Arkansas từ năm 2005, Colorado từ
năm 2012, Georgia từ năm 2015,
Đối với “phát ngôn thù ghét”, xu
hướng thu hẹp chế tài cũng diễn ra kể từ sau
vụ Đảng quốc xã Mỹ kiện Chính quyền hạt
Skokie năm 197719 và sau đó là vụ R.A.V kiện
Chính quyền thành phố St. Paul năm 199220.
Trong các vụ việc này, Tòa án Tối cao giải
thích rằng Tu chính án Thứ nhất ngăn chặn
chính quyền cấm những phát ngôn mà đơn
thuần chỉ thể hiện sự không tán thành với
một vấn đề nào đó. Luật hình sự Mỹ chỉ
xem việc bị cáo có động cơ “không thể chấp
nhận”, “dựa trên sự thù địch” là tình tiết
tăng nặng và có thể chịu trách nhiệm hình
18 Bill Kenworthy & Beth Chesterman: “CRIMINAL-LIBEL STATUTES, STATE BY STATE”, 10/8/2006,
newseuminstitute.org/first-amendment-center/topics/freedom-of-the-press/criminal-libel-statutes-state-by-state/
19 National Socialist Party of America v. Village of Skokie (1977), tại https://globalfreedomofexpression.columbia.edu/
cases/national-socialist-party-america-v-village-skokie/
Tóm tắt vụ việc: Ở hạt Skokie bangIllinois vào năm 1977 có hơn 5.000 người Do Thái là nạn nhân của Chiến tranh
thế giới thứ 2 sinh sống trong cộng đồng 40.000 người Do Thái ở đây. Frank Collin là lãnh đạo của Đảng Quốc xã Mỹ
(National Socialist Party of America – một đảng theo tư tưởng phát - xít) đã thông báo với các viên chức của Skokie
rằng Đảng này sẽ diễu hành với quần áo cùng biểu tượng của Đảng Quốc xã Đức dưới thời Hitler và biểu ngữ có thông
điệp: “Tự do ngôn luận cho người da trắng”. Các viên chức Skokie đã ngăn cản cuộc diễu hành này với lý do nó nhằm
“cổ vũ sự hận thù với niềm tin hoặc với tổ tiên của người Do Thái” và “công kích phần lớn cư dân tại Skokie và hướng
tới bạo lực và trả thù”. Tòa Tối cao Illinois ra phán quyết rằng việc ngăn cản cuộc diễu hành này là vi phạm Tu chính
án Thứ nhất.
20 A.V. v. City of St. Paul, 505 U.S. 377R (No. 90-7675), tại https://www.law.cornell.edu/supremecourt/text/505/377
Tóm tắt vụ việc: Tại thành phố St. Paul, bang Minnesota, vào năm 1992, một thanh niên đã đốt chữ thập trên bãi cỏ của
một gia đình da đen. Toà án thành phố đã buộc tội thanh niên đó vì luật hình sự của bang Minnesota cấm những hành vi
như đốt chữ thập, cấm biểu tượng chữ vạn, hay các biểu tượng khác được xem là kích động, gây hận thù dựa trên đặc
điểm chủng tộc, màu da, tín ngưỡng, tôn giáo và giới tính. Tuy nhiên Tòa án Tối cao đã vô hiệu hóa quy định này của
thành phố St. Paul với lý do phán quyết như vậy đã hạn chế tự do ngôn luận.
21 Geoffrey R. Stone: tài liệu đã dẫn,1994, University of Chicago Law school, tr. 81.
22 Gudmundur Alfredsson & Asbjørn Eide: tài liệu đã dẫn, 2017, NXB. Thanh Niên, tr. 402.
sự bởi những động cơ này xúc phạm một
nhóm người nhất định hoặc một cá nhân dựa
trên chủng tộc, tôn giáo và dân tộc; nhưng
không cho phép áp dụng hình phạt đối với
những phát ngôn (bao gồm cả việc biểu đạt
qua biểu tượng như mặc quần áo, mang các
biểu tự có chữ vạn hoặc đốt chữ thập)21.
Tinh thần này cũng được thể hiện khi Hoa
Kỳ phê chuẩn Công ước quốc tế về Xóa bỏ
mọi hình thức phân biệt chủng tộc (ICERD)
và nước này đã bảo lưu Điều 4 trong đó quy
định cấm tuyên truyền phân biệt chủng tộc22.
Về ứng xử trên Internet, Luật Ứng xử
truyền thông của Hoa Kỳ, tại Điều 230 quy
định rằng: Không một nhà cung cấp hoặc
người sử dụng dịch vụ vi tính nào sẽ được
coi là người phát ngôn, người xuất bản của
bất kỳ thông tin nào khác với thông tin mà
nhà cung cấp dịch vụ tạo ra. Như vậy, có thể
hiểu rằng tại Hoa Kỳ, các nhà cung cấp dịch
vụ, các công ty mạng xã hội được miễn trừ
trách nhiệm đối với các phát ngôn của người
sử dụng.
Tóm lại, có thể thấy đối với Hoa Kỳ,
quan điểm về sự giới hạn của “phát ngôn thù
ghét”, “phỉ báng” đang dần hẹp lại, chủ yếu
bởi niềm tin vào tầm quan trọng của quyền
tự do ngôn luận, sau đó là xuất phát từ tư
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
59Số 17(369) T9/2018
duy rằng việc hạn chế nội dung ngôn luận
sẽ không hiệu quả bằng các việc làm thiết
thực khác của chính quyền như giáo dục,
thay đổi chính sách, hay tìm cách hướng dẫn
để những người khác phản ứng với các phát
ngôn phỉ báng một cách hòa bình, hoặc tạo
điều kiện để người dân được tiếp cận công lý
để đảm bảo quyền của mình khi bị phỉ báng.
Tuy nhiên, đối với châu Âu, quan điểm về
sự giới hạn của những tự do này vẫn được
duy trì bởi bối cảnh lịch sử cũng như tư duy
pháp luật có phần khác biệt với Hoa Kỳ.
4. Quy định của Liên minh châu Âu về
chống phát ngôn thù ghét, phỉ báng trên
Internet
Phải trải qua sự tàn phá của chủ nghĩa
phát - xít, các quốc gia Châu Âu có phản
ứng mạnh mẽ hơn so với Hoa Kỳ trong việc
chống lại mọi hình thức tuyên truyền các tư
tưởng kích động. Quyết định Khung của Hội
đồng EU ban hành năm 2008 về chống lại
các hình thức và biểu đạt phân biệt chủng
tộc và bài ngoại bằng luật hình sự là một
minh chứng rõ ràng nhất về quyết tâm hạn
chế những phát ngôn thù ghét và kích động.
Khoản 2 Điều 3 của Quyết định này nêu
rằng, mỗi quốc gia thành viên của EU cần
thực hiện những biện pháp cần thiết để đảm
bảo rằng các điều khoản tại Điều 1 (Các nội
dung biểu đạt bị cấm) sẽ bị trừng phạt bởi
các chế tài hình sự từ 1 đến 3 năm tù. Điều 17
Công ước Châu Âu về Nhân quyền (ECHR)
được các toà án quốc gia của châu lục này
áp dụng, cũng như trong các vụ án được đưa
ra trước Toà án Nhân quyền châu Âu, qua
đó cho phép các cơ quan chức năng được
hạn chế quyền tự do ngôn luận của cá nhân
mà có nội dung ủng hộ chủ nghĩa Quốc xã,
nhằm bảo vệ quyền của những người khác23.
Bộ Quy tắc Ứng xử của EU và các
công ty công nghệ thông tin (CNTT) lớn như
Facebook, Youtube, Twitter và Microsoft
23 Gudmundur Alfredsson & Asbjørn Eide: tài liệu đã dẫn, 2017, Nxb. Thanh Niên, tr. 402.
24 Thông cáo báo chí của Ủy ban Châu Âu về việc “Ủy ban Châu Âu và các công ty IT thông báo về Quy tắc ứng xử về
phát ngôn thù hận trái pháp luật trên mạng”, 31/5/2016, Bỉ,
tập trung vào việc hạn chế những phát ngôn
thù ghét trên Internet bằng các cam kết hành
động của các công ty đó, chứ không miễn
trừ trách nhiệm của các công ty này như ở
Hoa Kỳ. Bộ Quy tắc bao gồm những cam
kết chính sau:
- Các công ty CNTT phải có quy trình
rõ ràng và hiệu quả để xem xét các thông
báo về phát ngôn thù ghét bất hợp pháp trên
các dịch vụ của họ để có thể xóa hoặc vô
hiệu hóa quyền truy cập vào nội dung đó.
Các công ty CNTT cần có các quy tắc hoặc
Nguyên tắc Cộng đồng trong đó nêu rõ rằng
họ cấm quảng bá việc kích động bạo lực và
hành vi thù địch.
- Các công ty CNTT kiểm tra lại phần
lớn các thông báo hợp lệ để loại bỏ phát
ngôn thù ghét bất hợp pháp trong vòng chưa
đầy 24 giờ và xóa hoặc vô hiệu quyền truy
cập vào nội dung đó, nếu thấy cần thiết.
- Các công ty CNTT giáo dục và nâng
cao nhận thức của người dùng về các loại
nội dung không được đăng theo quy tắc và
nguyên tắc cộng đồng của họ. Việc sử dụng
hệ thống thông báo có thể được sử dụng như
một công cụ để thực hiện việc này.
- Các công ty CNTT xây dựng quy
trình hợp tác với cơ quan chức năng của
các quốc gia thành viên trong việc cung cấp
thông tin về phát ngôn thù ghét bất hợp pháp
trên mạng.
- Các công ty CNTT khuyến khích các
tổ chức xã hội tham gia phát hiện và thông
báo các phát ngôn thù ghét bất hợp pháp trên
mạng thông qua các chuyên gia của mình.
- Các công ty CNTT phối hợp với các
tổ chức xã hội trong việc đào tạo, nâng cao
nhận thức nhân viên chống lại các luận điệu,
định kiến kích động cũng như hỗ trợ các tổ
chức trong việc tuyên truyền chống lại các
luận điệu này bằng cách tăng phạm vi tiếp
cận, quảng bá các nội dung của họ24.
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
60 Số 17(369) T9/2018
Đối với từng quốc gia, các quy định về
chống phát ngôn thù ghét thường nằm trong
các đạo luật bảo vệ trật tự công như Luật
Hình sự, Luật Trật tự công và thường được
xếp cùng các nội dung chống “phỉ báng”,
“bôi nhọ”. Điều này ngoài việc đáp ứng
được Điều 10 của ECHR trong đó quy định
giới hạn của quyền tự do biểu đạt phải chịu
các thủ tục, điều kiện, hạn chế hoặc hình
phạt theo quy định của pháp luật trong các
trường hợp cần thiết, còn tuân thủ Điều 4
ICERD về việc bắt buộc các quốc gia thành
viên coi hành vi tuyên truyền các ý tưởng về
dựa trên thù ghét hay ưu việt chủng tộc là
tội phạm25.
Tại Hà Lan, khoản c và d Điều 137
Luật Hình sự nước này cấm các hành vi phỉ
báng công cộng, bao gồm hình thức lời nói,
viết, minh họa kích động thù ghét dựa trên
chủng tộc, tôn giáo, xu hướng tính dục26.
Tại Pháp, các quy định chống phát
ngôn thù ghét nằm trong Luật Báo chí năm
1981, theo đó hình sự hóa các hành vi kích
động phân biệt chủng tộc, thù ghét và bạo
lực với lý do nguồn gốc hoặc là thành viên
của một nhóm dân tộc, quốc gia, tôn giáo,
chủng tộc27.
Tại Đan Mạch, khoản b, Điều 266
Luật Hình sự quy định việc biểu đạt và tuyên
truyền thù ghét chủng tộc, đe dọa, xúc phạm
bằng ngôn ngữ hướng tới công chúng hoặc
một nhóm người là tội phạm28.
25 Rebecca Thomas: “Legislative Provisions for Hate Crime across EU Member States”, 6/2004, Institute for Conflict
Research.
26 Rebecca Thomas, tài liệu đã dẫn.
27 Rebecca Thomas, tài liệu đã dẫn.
28 Rebecca Thomas, tài liệu đã dẫn.
29 Gudmundur Alfredsson & Asbjørn Eide: tài liệu đã dẫn, 2017, NXB. Thanh Niên, tr. 402.
30 Jenny Gesley: Germany: Social Media Platforms to Be Held Accountable for Hosted Content Under “Facebook Act”,
Library of Congress, 11/7/2017,
be-held-accountable-for-hosted-content-under-facebook-act/ hoặc bản tiếng Anh luật này tại: https://www.bmjv.de/
SharedDocs/Gesetzgebungsverfahren/Dokumente/NetzDG_engl.pdf
31 Jenny Gesley: Germany: Social Media Platforms to Be Held Accountable for Hosted Content Under “Facebook Act”,
Library of Congress, 11/7/2017,
be-held-accountable-for-hosted-content-under-facebook-act/ hoặc bản tiếng Anh luật này tại: https://www.bmjv.de/
SharedDocs/Gesetzgebungsverfahren/Dokumente/NetzDG_engl.pdf
Tại Anh, Luật về Trật tự công cộng
năm 1986 quy định tội danh đối với hành vi
của một người sử dụng những lời lẽ đe dọa,
lạm dụng, lăng mạ hoặc có hành vi nhằm
khuấy động ghét thù chủng tộc hoặc có khả
năng khuấy động ghét thù chủng tộc.
Tại Áo, Luật Hình sự quy định tội
danh cho các hành vi cổ vũ thù ghét chủng
tộc, kích động ghét thù qua truyền thông và
xỉ nhục, phỉ báng29.
Tại Đức, cụ thể hơn, Đạo luật Mạng
xã hội được ban hành năm 2017 áp dụng với
những mạng xã hội có trên 2 triệu người sử
dụng quy định rõ ràng trách nhiệm của các
công ty CNTT cung cấp dịch vụ mạng xã
hội với nội dung mà người sử dụng đăng30.
Các công ty này phải có đại diện ở nước Đức
để hợp tác với cơ quan chức năng. Luật này
yêu cầu trong vòng chưa đầy 24 tiếng kể từ
khi nhận được phản ánh của người dùng,
các nhà cung cấp dịch vụ phải xóa bỏ những
nội dung trái pháp luật. Những nội dung này
tương thích với các nội dung bị cấm trong
Luật Hình sự như xúc phạm danh dự cá
nhân, giới tính, danh dự của thành viên các
nhóm tôn giáo và chủng tộc. Nếu cần cân
nhắc, các công ty này có 7 ngày để xác định
nội dung. Khoản tiền phạt cho các vi phạm
có thể lên tới 50 triệu Euro31.
Đối với hành vi phỉ báng, ngoài việc
quy định tội danh phỉ báng giữa các cá nhân,
một số quốc gia trong Liên minh Châu Âu
vẫn hình sự hóa các hành vi phỉ báng, xúc
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
61Số 17(369) T9/2018
phạm danh dự của các yếu nhân như Tổng
thống, Hoàng gia. Cụ thể:
Tại Pháp, Điều 26 Luật Báo chí năm
1881 quy định việc phỉ báng Tổng thống
qua các hình thức như: diễn thuyết, la hét,
đe dọa nơi công cộng hoặc tại các buổi mít
tinh nơi công cộng, trên các văn bản, bản in,
bản vẽ, huy hiệu thông qua việc bán, phân
phối, trưng bày nơi công cộng hoặc qua các
phương tiện truyền thông điện tử có thể bị
phạt số tiền là 45.000 Euro32.
Tại Ý, theo Điều 278 Luật Hình sự,
việc xúc phạm danh dự của Tổng thống có
thể phải chịu mức án tù từ 1 đến 5 năm33.
Tại Tây Ban Nha, khoản 3 Điều 490
Luật Hình sự quy định tội danh cho các hành
vi vu khống hoặc xúc phạm nhà vua, hoặc
bất kỳ tổ tiên hoặc hậu duệ của ông, của
Hoàng hậu hoặc chồng của Hoàng hậu, của
người nhiếp chính hoặc hoàng thái tử, trong
việc thực hiện của mình hoặc trách nhiệm
của mình hoặc vì những bổn phận đó, có thể
bị phạt tù từ sáu tháng đến hai năm nếu mức
độ nghiêm trọng, hoặc phạt tiền từ 6 đến 12
tháng tiền lương ở mức độ không nghiêm
trọng34.
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, Điều 299, Luật Hình
sự quy định tội danh xúc phạm Tổng thống
có thể bị phạt từ 1 tới 4 năm tù, và nếu xúc
phạm nơi công cộng sẽ tăng thêm 6 tháng tù
giam35.
Như vậy, có thể thấy quy định về phỉ
báng, phát ngôn ghét thù Châu Âu (kể cả
quy định chung của cả khối và quy định
riêng của từng quốc gia trong khối) đều cụ
thể và nghiêm khắc hơn nhiều so với Hoa
Kỳ. Tuy nhiên, không vì thế mà quyền tự
do ngôn luận của người dân châu Âu bị hạn
chế mà trái lại, một số quốc gia còn được
32 Patti McCracken,Insult Law Report,World Press Freedom Committee & Freedom House, 2012, tr. 7~31.
33 Patti McCracken, tài liệu đã dẫn, tr. 7~31.
34 Patti McCracken, tài liệu đã dẫn, tr. 7~31.
35 Patti McCracken, tài liệu đã dẫn,tr. 7~31.
36 Thụy Điển, Phẩn Lan đã thông qua Sắc lệnh Tự do Xuất bản năm 1766, quy định những hình thức bảo vệ quyền tự do
biểu đạt tiên tiến nhất châu Âu. Dẫn từ Gudmundur Alfredsson & Asbjørn Eide: tài liệu đã dẫn, tr. 395.
đánh giá là đi đầu về quy định bảo đảm pháp
lý cho quyền tự do ngôn luận36, ví dụ như
các quốc gia Bắc Âu. Việc quy định chặt chẽ
hơn về trách nhiệm của các công ty cung cấp
dịch vụ Internet cũng như trách nhiệm của
người dân trong việc sử dụng quyền tự do
ngôn luận của mình tập trung vào mục tiêu
hạn chế tối đa sự lan truyền của các tư tưởng
kích động ghét thù, sự phỉ báng, tấn công cá
nhân và coi đây là nghĩa vụ của toàn xã hội,
từ đó bảo đảm quyền tự do ngôn luận đúng
nghĩa của người dân và tạo cơ sở để xây
dựng một xã hội thực sự dân chủ, văn minh.
5. Một số giá trị tham khảo cho Việt Nam
Bối cảnh lịch sử của Việt Nam có
nhiều nét tương đồng so với Châu Âu hơn
là với Hoa Kỳ bởi cùng phải trực tiếp chịu
sự tàn phá của chiến tranh, thậm chí trong
một khoảng thời gian dài hơn. Chính vì vậy,
trong tương lai gần, các quy định về việc
chống phỉ báng, bôi nhọ và kích động của
Châu Âu có thể gần gũi với những quy định
của Việt Nam hơn là với Hoa Kỳ. Nhưng
ở tương lai xa hơn, những nền tảng lý luận
của John Stuart Mill về tự do biểu đạt được
thể hiện trong pháp luật Mỹ có thể là nguồn
tham khảo tốt cho Việt Nam nhằm tận dụng
hiệu quả các tranh luận công khai về lợi ích
công. Có thể tóm tắt một số điểm mà Việt
Nam có thể học tập từ cả EU và Hoa Kỳ để
hoàn thiện pháp luật về vấn đề này như sau:
- Không cần thiết phải xây dựng một
bộ luật riêng quy định tội danh phỉ báng như
nước Đức mà có thể lồng ghép vào các bộ
luật đã có sẵn;
- Cần xây dựng tiêu chuẩn rõ ràng về
các khái niệm phát ngôn thù ghét, kích động,
phỉ báng, bôi nhọ và các hình thức biểu đạt;
- Việc chống phỉ báng, bôi nhọ hay
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
62 Số 17(369) T9/2018
phát ngôn thù ghét, kích động trên Internet
không thể hiệu quả nếu thiếu vai trò của các
công ty CNTT và các tổ chức xã hội. Về vấn
đề này, sự hợp tác giữa các công ty CNTT
và các tổ chức xã hội tại Châu Âu là một
điển hình tốt, trong đó khả năng lọc, kiểm
duyệt nội dung khách quan nhất thuộc về
các tổ chức xã hội. Các công ty chỉ cung cấp
giải pháp kỹ thuật bởi họ là người cung cấp
và kiểm soát dịch vụ mà người dân sử dụng
cũng như môi trường để người dân thực hiện
quyền tự do biểu đạt của mình trên Internet;
- Cần có sự kết hợp giữa cơ quan
chức năng và các công ty CNTT, tuy nhiên
cơ quan chức năng chỉ nên làm nhiệm vụ
giám sát việc thực thi của công ty CNTT chứ
không nên tham gia vào việc kiểm duyệt;
- Xu hướng phi hình sự hóa tội “phỉ
báng” đang dần phát triển cả ở Hoa Kỳ và
EU cũng như các nước khác trên thế giới và
Việt Nam nên tham khảo xu hướng này vì
đó là “luật chơi” chung của cộng đồng quốc
tế. Điều này là bởi thực tế, việc hình sự hóa
tội “phỉ báng” tại các quốc gia trên thế giới
dường như tập trung vào các nhà báo, nhà
hoạt động xã hội tham gia phản biện và chỉ
trích chính quyền. Ngoài ra, việc áp dụng
luật hình sự dường như không phù hợp với
nguyên tắc tỷ lệ (proportionality) về việc
hạn chế hợp lý các quyền con người. Đối với
người dân, các vụ kiện dân sự về phỉ báng
phát huy hiệu quả tốt hơn;
- Cần có tiêu chuẩn rộng hơn về phỉ
báng, bôi nhọ đối với “người của công
chúng” hay “quan chức” so với giữa người
dân thường để tạo điều kiện cho công chúng
tranh luận về các vấn đề lợi ích công, đạo
đức, trật tự công liên quan mà không phải e
ngại về việc bị kết tội. Đồng thời cũng cần có
khái niệm cụ thể để phân biệt hành vi được
xem là phỉ báng, bôi nhọ đối với “người của
công chúng” hay “quan chức”. Trong vấn
đề này, các kinh nghiệm của nước Mỹ rất
đáng để học tập, vì nó giúp duy trì tính phản
biện mạnh mẽ của xã hội đối với các cán bộ
nhà nước, chính sách công, những người nổi
tiếng có ảnh hưởng tới đạo đức xã hội■
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Bill Kenworthy & Beth Chesterman: “CRIMINAL-LIBEL STATUTES, STATE BY STATE”, 10/8/2006,
state-by-state/
Geoffrey R. Stone: “Hate Speech and the U.S. Constitution”, 1994, University of Chicago Law school.
Gudmundur Alfredsson & Asbjørn Eide (bản dịch tiếng Việt): “Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền 1948, Mục
tiêu chung của nhân loại”, 2017, Nxb. Thanh Niên.
Jeff Kosseff: “Private or Public? Eliminating the Gertz defamation test”, Journal of Law, Technology &
Policy, Vol. 2011, No. 2.
Jenny Gesley: Germany: Social Media Platforms to Be Held Accountable for Hosted Content Under
“Facebook Act”, Library of Congress, 11/7/2017,
media-platforms-to-be-held-accountable-for-hosted-content-under-facebook-act/
Jonathan Friendly: “DOES A 'PUBLIC FIGURE' HAVE A RIGHT TO PRIVACY? WELL”, New York
Times, 1983, https://www.nytimes.com/1983/06/12/weekinreview/does-a-public-figure-have-a-right-to-
privacy-well.html
1. Patti McCracken, Insult Law report, World Press Freedom Committee & Freedom House, 2012.
2. Quyết định Khung của Hội đồng EU ban hành năm 2008 về chống lại các hình thức và biểu đạt phân
biệt chủng tộc và bài ngoại bằng luật hình sự số 2008/913/JHA ban hành ngày 28/11/2008.
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
63Số 17(369) T9/2018
3. Rebecca Thomas: “Legislative Provisions for Hate Crime across EU Member States”, 6/2004, Institute
for Conflict Research
Thông cáo báo chí của Ủy ban Châu Âu về việc “Ủy ban Châu Âu và các công ty IT thông báo về Quy tắc
ứng xử về phát ngôn thù hận trái pháp luật trên mạng”, 31/5/2016, Bỉ,
16-1937_en.htm
Từ điển Black’s Law: https://thelawdictionary.org/
Toà án tối cao Hoa Kỳ, Chaplinsky v. New Hampshire, 315 U.S. 568 (1942), tại https://supreme.justia.com/
cases/federal/us/315/568/case.html
Toà án tối cao Hoa Kỳ, Beauharnais v. Illinois, 343 U.S. 250 (1952), tại https://supreme.justia.com/cases/
federal/us/343/250/
Toà án tối cao Hoa Kỳ, New York Times Co. v. Sullivan, 376 U.S. 254 (1964), tại https://supreme.justia.
com/cases/federal/us/376/254/.
Toà án tối cao Hoa Kỳ, Gertz v. Robert Welch, Inc. 418 U.S. 323 (No. 72-617), tại https://www.law.cornell.
edu/supremecourt/text/418/323.
Toà án tối cao Hoa Kỳ, National Socialist Party of America v. Village of Skokie (1977), tại https://
globalfreedomofexpression.columbia.edu/cases/national-socialist-party-america-v-village-skokie/
Toà án tối cao Hoa Kỳ,A.V. v. City of St. Paul, 505 U.S. 377R (No. 90-7675), tại https://www.law.cornell.
edu/supremecourt/text/505/377
Uỷ ban châu Âu (EC), COUNCIL FRAMEWORK DECISION 2008/913/JHA of 28 November 2008.
mệnh lệnh hay quy phạm cảnh bị (règles
impératives hay lois de police et de sûreté
trong hệ thống pháp luật Pháp); quy phạm
ưu tiên bắt buộc (madatory rules tại một số
quốc gia thuộc Common Law và overriding
mandatory provisions tại Liên minh châu
Âu). Về bản chất, các quy phạm này được
Tòa án áp dụng trực tiếp để điều chỉnh quan
9 Chẳng hạn, Tòa Tối cao Pháp (Cass., ch. mixte, 30 novembre 2007, Agintis et a. c. Basell, n° 06-14006) đã y chuẩn bản
án của Tòa án Phúc thẩm không áp dụng pháp luật của Đức mà các bên trong hợp đồng xây dựng đã lựa chọn. Cụ thể,
Công ty Basell của Pháp, chủ thầu, ký hợp đồng thầu phụ với công ty Salzgitter Anlagenbau GmbH của Đức để thực
hiện việc xây dựng một nhà xưởng tại Pháp. Các bên đã thỏa thuận lựa chọn pháp luật của Đức. Thỏa thuận lựa chọn
pháp luật này phù hợp với Công ước Roma năm 1980 về luật áp dụng đối với nghĩa vụ hợp đồng mà cả Pháp và Đức đều
là thành viên. Tuy nhiên, khi tranh chấp xảy ra và được xét xử trước Tòa án Pháp, Tòa án đã không áp dụng pháp luật
của Đức mà các bên đã lựa chọn, vì “liên quan đến việc xây dựng một căn nhà tại Pháp, các quy định bảo vệ nhà thầu
phụ của Luật ngày 31/12/1975 về thầu phụ phải được coi là luật cảnh bị theo nghĩa của Điều 3 và Điều 7 của Công ước
Roma năm 1980 về luật áp dụng đối với nghĩa vụ hợp đồng, và vì vậy phải được áp dụng trực tiếp”. Bản thân trong nội
luật của Pháp cũng có quy định về loại trừ pháp luật áp dụng pháp luật nước ngoài do phải áp dụng quy phạm cảnh bị.
Cụ thể, Cụ thể, Điều 3 BLDS 1804 quy định: “Các luật cảnh bị bắt buộc tất cả những người sống trên lãnh thổ [Pháp].
Các bất động sản, kể cả được nắm giữ bởi người nước ngoài, đều phải tuân theo pháp luật Pháp”.
hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, mà không
cần tính đến pháp luật được áp dụng theo sự
lựa chọn của các bên hay theo sự dẫn chiếu
của quy phạm xung đột. Quy phạm bắt buộc
sẽ giúp cho Tòa án vận dụng khi cần thiết để
loại trừ việc áp dụng pháp luật nước ngoài
đối với hợp đồng xây dựng mà các bên lựa
chọn hoặc quy phạm xung đột của Việt Nam
dẫn chiếu tới9■
(Tiếp theo trang 47)
XÁC ĐỊNH PHÁP LUẬT...
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
64 Số 17(369) T9/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chong_phat_ngon_thu_ghet_phi_bang_tren_internet_o_hoa_ky_lie.pdf