Chu kỳ của khủng hoảng tài chính thế giới và giải pháp giảm nhẹ tác động đối với doanh nghiệp Việt Nam

CÁC GIẢI PHÁP GIÚP HẠN CHẾ CÁC TÁC ĐỘNG TỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NƢỚC Thứ nhất, cần đa dạng hóa thị trƣờng nhập khẩu hàng hóa Việt Nam thay vì tập trung vào thị trƣờng Mỹ hay châu Âu, các doanh nghiệp nên chú ý sang các thị trƣờng tiềm năng khác nhƣ Úc, Nhật, Hàn Quốc và cả thị trƣờng nội địa. Đặc biệt là đối với các loại hàng dệt may. Thứ hai, các doanh nghiệp cần đƣợc tăng cƣờng tái cấu trúc theo hƣớng đa sở hữu, đồng thời khuyến khích phát triển tập đoàn theo nguyên tắc thị trƣờng, đủ sức cạnh tranh quốc gia và thế giới. Đặc biệt, cần đảm bảo tính ổn định hệ thống, nhất là trong tái cấu trúc liên quan đến khu vực tài chính - ngân hàng. Khi xảy ra khủng hoảng cần giảm chi phí trung gian và chi phí không chính thức giúp giảm chi phí đầu vào của doanh nghiệp. Đặc biệt, giảm thuế cho doanh nghiệp, nhất là ở những lĩnh vực cần đầu tƣ phát triển, sẽ giúp giảm chi phí sản xuất, giảm giá đầu ra, giảm lạm phát. Thứ ba, Cơ chế quản lý tỷ giá VND phải theo hƣớng linh hoạt, phản ánh sự thay đổi theo cung cầu ngoại tệ của thị trƣờng, theo hƣớng trả đồng tiền về đúng giá trị thực. Tạo lợi thế cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, làm giảm thâm hụt cán cân thƣơng mại. Thứ tư, phát triển một thị trƣờng vốn đa dạng hơn và có tính thị trƣờng thực chất hơn, bao gồm các loại công ty và quỹ đầu tƣ, trong đó có nhiều loại quỹ đầu tƣ mạo hiểm, quỹ bảo lãnh, kể cả quỹ tƣ nhân. Thứ năm, thực hiện chính sách kích cầu và cần quan tâm hơn nữa đến cầu tiêu dùng của ngƣời dân và của những doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Kinh nghiệm của các nƣớc cho thấy, kích cầu tiêu dùng là nhóm giải pháp quan trọng để hạn chế tác động của suy thoái kinh tế. Thứ sáu, tiếp tục duy trì việc kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn đầu tƣ gián tiếp vào Việt Nam vì dòng vốn này rất dễ gây xáo trộn và chảy ra khỏi đất nƣớc khi có khủng hoảng xảy ra, để tránh xảy ra các cú sốc về vốn cho doanh nghiệp trong nƣớc.

pdf10 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 277 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chu kỳ của khủng hoảng tài chính thế giới và giải pháp giảm nhẹ tác động đối với doanh nghiệp Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
235 CHU KỲ CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH THẾ GIỚI & GIẢI PHÁP GIẢM NHẸ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Nguyễn Ngọc Đính Khoa Kinh tế học - Đại học Kinh tế Quốc Dân Email: dinhnn@neu.edu.vn Tóm tắt: Khủng hoảng tài chính là vấn đề mang tính chu kỳ và ảnh hưởng sâu rộng tới nhiều quốc gia trên thế giới. Tần suất xảy ra khủng hoảng tài chính ngày càng thường xuyên, thời gian giữa các cuộc khủng hoảng càng rút ngắn lại. Từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường Việt Nam đã chịu tác động từ hai cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ vào năm 1999 và 2008 với chu kỳ 10 năm. Với những diễn biến bất ổn về tình hình kinh tế chính trị thời gian gần đây, sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ, chiến tranh thương mại ngày càng gay gắt giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc, khủng hoảng tài chính có nguy cơ xuất hiện và xảy ra một lần nữa. Mục đích của bài viết này nhằm chỉ ra những tác động của khủng hoảng tài chính đến nền kinh tế và các doanh nghiệp trong nước. Qua đó có thể đưa ra một số giải pháp giúp giảm nhẹ tác động từ các cú sốc gây ra do khủng hoảng tài chính. Từ khóa: Khủng hoảng tài chính, kinh tế, chu kỳ khủng hoảng, doanh nghiệp trong nƣớc. 1. Chu kỳ và ảnh hƣởng của khủng hoảng tài chính tới các nƣớc đang phát triển Trong thời gian qua đã có rất nhiều cảnh báo về khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới có thể sẽ xảy ra trong tƣơng lai gần. Những ngƣời đƣa ra cảnh báo về cuộc khủng hoảng tiếp theo đa dạng trong nhiều lĩnh vực từ nhà đầu tƣ, các nhà nghiên cứu, giám đốc các tổ chức tài chính lớn và một số các nguyên thủ quốc gia. Tại hội đồng đối ngoại Châu âu tại Paris 5/2018 ông George Soros dự báo kinh tế thế giới có thể phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính lớn hơn nhiều lần năm 2008. Các dự báo trên đều dựa vào những thay đổi lớn của tình hình kinh tế - tài chính lớn thời gian qua, bao gồm: sự gia tăng chủ nghĩa bảo hộ ở phạm vi toàn thế giới, Anh rút khỏi liên minh Châu Âu (Brexit), Mỹ rút 236 khỏi hiệp định Đối tác xuyên thái bình dƣơng (TPP), Chiến tranh thƣơng mại ngày càng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc, dòng vốn quốc tế đang có xu hƣớng chảy ra khỏi các nền kinh tế mới nổi. Một yếu tố quan trọng nữa là sự nới lỏng tiền tệ của nhiều nền kinh tế có quy mô hàng đầu thế giới với mức độ lớn trong thời gian dài. Báo cáo ổn định tài chính toàn cầu 2015 - 2016 của IMF cũng đƣa ra cảnh báo về nguy cơ đổ vỡ nợ và các hệ thống tài chính toàn cầu sẽ khó tránh đƣợc nguy cơ khủng hoảng lan rộng. Theo cảnh báo của IMF, BIS, WB và nhiều tổ chức khác, hệ thống tài chính toàn cầu đang đứng trƣớc nguy cơ khủng hoảng nhƣ giai đoạn 2008-2009, mà nguyên nhân và kịch bản của khủng hoảng này có phần lặp lại nhƣ 10 năm trƣớc và có liên quan đến các khoản nợ khổng lồ của các tổ chức tài chính thế giới. Tác động của khủng hoảng tài chính thế giới giai đoạn 2008-2009 đến các nƣớc đang phát triển có mức độ khác nhau tùy vào các quốc gia và độ mở của nền kinh tế. Vào cuối năm 2009 tổng thu nhập của các nƣớc đang phát triển đƣợc dự đoán có thể thiệt hại lên đến 750 tỷ đô. Nghiên cứu này nhằm mục đích chỉ ra các kênh ảnh hƣởng của khủng hoảng tài chính đến các nƣớc đang phát triển nói chung và trƣờng hợp kinh tế Việt Nam nói riêng. 1.1. Tác động của dòng vốn tư nhân Dòng chảy của luồn vốn tƣ nhân là một kênh quan trọng mà cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tác động đến các nƣớc đang phát triển. Dòng vốn tƣ nhân bao gồm ba loại: vốn đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài (FDI), vốn đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài (luồng vốn đầu tƣ vào trái phiếu và cổ phiếu) và cho vay từ các ngân hàng quốc tế. Các nghiên cứu cho thấy rằng dòng vốn đầu tƣ gián tiếp chịu tác động nặng nề nhất từ khủng hoảng tài chính quốc tế, FDI ít chịu tác động hơn, các quốc gia có tỷ lệ cho vay của các ngân hàng quốc tế cao sẽ đối mặt với sự thu hẹp của hoạt động cho vay đến từ các ngân hàng này. Ví dụ nhƣ Bangladesh chứng kiến dòng vốn ròng chảy ra tới 48 triệu đô từ tháng 7-12/2008, dòng vốn ròng chảy ra khỏi Kenya xấp xỉ 48 triệu đô vào tháng 6/2008 và 12 triệu đô vào tháng 10/2008. Nhân tố ảnh hƣởng tới luồng vốn chảy ra khác nhau tùy thuộc vào các quốc gia, ví dụ nhƣ tại Indonesia xuất hiện hiện tƣợng bán trái phiếu của chính phủ số lƣợng lớn, điều này khiến cho chính phủ và các công ty đã trì hoãn việc phát hành trái phiếu mới. Các quốc gia khác nhƣ Kenya và Nigeria phải đối mặt 237 với sự tháo chạy của dòng vốn chứng khoán, 15 tỷ đô đã đƣợc rút ra khỏi thị trƣờng chứng khoán của Nigeria bới các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào tháng 1 năm 2009, vốn hóa thị trƣờng chứng khoán đã bị giảm tới 46% trong toàn bộ năm 2008 và 67% từ tháng 3/2008 đến 3/2009. Tại Indonesia, chỉ số chứng khoán giảm 51% năm 2008, vốn hóa thị trƣờng cuối năm giảm 46,4% Hình 1: Thị trƣờng chứng khoán Nigeria 2002-2009 Nguồn: Số liệu chứng khoán Nigeria, www.ceicdata.com Luồng vốn FDI ít chịu tác động hơn từ khủng hoảng tài chính, tại Indonesia FDI vẫn tăng lên vào quý 4 năm 2008; tại Kenya FDI trong lĩnh vực thăm dò dầu khí và các dự án về năng lƣợng điện cũng nhƣ viễn thông vẫn tiếp tục tăng mặc dù khủng hoảng. Tuy nhiên, tại một số quốc gia đã có những dấu hiệu đầu tiên cho thấy nguy cơ giảm sút của FDI, Zambia đã chứng kiến sự chững lại và giảm xuống của các dự án khai khoáng. Tại Bangladesh, số lƣợng các đơn vị đăng ký đầu tƣ giảm sâu vào giai đoạn 2007-2008. Có một số quốc gia GDP giảm tƣơng đối ví dụ nhƣ ở Benin là 26% và Ghana là 16% từ 2007 đến 2008. Vốn vay từ các ngân hàng quốc tế tại quốc gia đang phát triển không bị ảnh hƣởng nhiều, tuy nhiên những quốc gia có tỷ lệ cho vay từ các ngân hàng quốc tế cao nhƣ Keyna và Uganda dòng vốn cho vay có dấu hiệu bị giảm trong thời kỳ bị khủng hoảng. 238 1.2. Tác động tới thương mại, tỷ giá, kiều hối Khủng hoảng tài chính tác động lên nền kinh tế thực thông qua hai kênh chính là quy mô hoạt động thƣơng mại mà giá cả. Tác động của khủng hoảng tài chính đến các quốc gia phát triển là khác nhau, phụ thuộc vào độ mở của nền kinh tế cũng nhƣ từng loại mặt hàng trao đổi. Ví dụ về các cú sốc xuất khẩu tác động lên các quốc gia đang phát triển thông qua các loại hàng hóa nhƣ sau: Bảng 1: Hàng hóa xuất khẩu chủ lực các quốc gia Quốc gia Hàng hóa bị ảnh hƣởng Tỷ lệ hàng hóa so với xuất khẩu Bangladesh Dệt may 75.6% Benin Sợi bông 68.6% Bolivia Khí gas tự nhiên 48.0% Cambodia Dệt may 86.0% Ghana Vàng, cacao 61.1% Indonesia Dầu thô, dầu cọ, cao su tự nhiên, nhôm, ca cao, cà phê, đồng 24.2% Kenya Hoa, rau quả, cà phê 20.3% Nigeria Dầu thô 93.0% Uganda Cà phê, vàng, hoa, sợi bông 39.2% Zambia Đồng 67.6% Nguồn: Comtrade & ITC, dữ liệu quốc gia Giá cả của những hàng hóa xây dựng nhƣ nhôm, đồng và dầu thô đã chứng kiến sự sụt giảm mạnh, những hàng hóa truyền thống nhƣ cao su tự nhiên, cà phê, sợi bông, và gạo cũng chịu sự giảm giá chung. Lƣợng hàng hóa xuất khẩu cũng lao dốc theo báo cáo của Campuchia lƣợng hàng may mặc xuất khẩu đã giảm từ $250 triệu đô la hàng tháng năm 2008 xuống còn $100 triệu đô la hàng tháng vào đầu năm 2009. 239 Bảng 2: Giá hàng hóa 2007-2009 Loại hàng hóa Đơn vị 2007 2008 T1 2009 T3 2009 Nhôm US$/mt 2,638 2,573 2,150 1,336 Đồng US$/mt 7,118 6,956 4,980 3,750 Vàng US$/troy oz 697 872 800 924 Dầu thô US$/barrel 71 97 75 47 Cao su tự nhiên US cent/kg 239 273 198 154 Ca cao US cent/kg 195 258 233 250 Cà phê (Arabica) US cent/kg 272 308 270 283 Cà phê (Robusta) US cent/kg 191 232 200 168 Bông US$/kg 140 157 120 118 Dầu cọ US$/ton 780 949 550 597 Gạo US$/ton 326 650 589 588 Đƣờng US cent/kg 22 28 30 30 Nguồn: IMF IFS, World Bank Commodity Price Đồng tiền của Indonesia đã mất giá 17% trong giai đoạn 2007-2008 và thêm 10% trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2009. Kết quả là chính phủ đã can thiệp để chống lại sự giảm giá của đồng tiền, mục tiêu nhắm tới dòng vốn chảy ra khỏi nền kinh tế, dự trữ ngoại hối bị sụt giảm mạnh. Giá trị đồng tiền giảm làm giảm lƣợng hàng hóa nhập khẩu của Indonesia, tổng lƣợng hàng hóa nhập khẩu đã giảm 24% trong giai đoạn 2008-2009. Kiều hối là nguồn ngoại tệ quan trọng đối với các quốc gia có thu nhập còn thấp. Nguồn số liệu từ world bank cho thấy rằng xu hƣớng gia tăng của kiều hối từng năm có dấu hiệu chậm lại vào vào cuối năm 2008, tỷ lệ của kiều hối trên tổng GDP cũng giảm đi so với các năm trƣớc. Kiều hối tại Campuchia giảm từ 4,2% so với GDP xuống còn 3,4% trong năm 2008 và còn giảm sâu nữa trong năm 2009. 1.3. Cú sốc đối với cán cân thanh toán, tăng trưởng kinh tế Đa số các quốc gia đều phải gánh chịu cú sốc từ cán cân thanh toán, trƣớc tiên cán cân tài khoản vốn sẽ phải chứng kiến sự sụt giảm của dòng vốn gián tiếp và ít nhiều có ảnh hƣởng tới dòng vốn FDI. Tiếp theo là sụt giảm trong hoạt động 240 xuất khẩu và kiều hối, đây thực sự là tác động lớn làm thâm hụt tài khoản vãng lai, giảm dự trữ ngoại hối của quốc gia, ảnh hƣởng lớn đến các nƣớc đang có lƣợng dự trữ ngoại hối thấp. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của các quốc gia và toàn cầu giảm xuống trong những năm sau khủng hoảng, ví dụ tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Indonesia đã giảm ngay vào quý 4 năm 2018. Bảng 3: Sự thay đổi dự trữ ngoại hối 2008-2009 Quốc gia Dự trữ 2008 (số tháng nhập khẩu) Thay đổi 2009 so với 2008 (số tháng nhập khẩu) Bangladesh 3.0 0 Benin 7.3 -0.6 Bolivia 15.7 -0.7 Cambodia 3.0 -0.4 Ghana 1.6 -1.2 Nigeria 12.8 -3.9 Uganda 8.1 -0.6 Nguồn: IMF 2. ẢNH HƢỞNG CỦA KHỦNG HOẢNG TỚI VIỆT NAM 2.1. Tác động tới dòng vốn Số dự án FDI đăng ký mới có xu hƣớng chậm lại, trong tháng 10-2008, tổng số dự án đăng ký mới là 68 dự án với tổng vốn đăng ký là 2,02 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với các tháng đầu năm (9 tháng đầu năm có 885 dự án đăng ký với tổng số vốn đăng ký là 56,27 tỷ USD). Số vốn ODA giải ngân năm 2008 có thể không đạt đƣợc nhƣ dự báo trƣớc là 2,3 tỷ USD. Trong năm 2009 vốn FDI chỉ đạt 6,3 tỷ USD trong năm tháng đầu năm. Cuộc khủng hoảng tài chính tác động mạnh nhất đến kinh tế Mỹ, tuy nhiên sẽ ảnh hƣởng dần sang các nƣớc Châu Á có nguồn đầu tƣ FDI lớn vào Việt Nam nhƣ Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan. Việc huy động vốn của chính phủ thông qua bán trái phiếu trên thị trƣờng quốc tế cũng trở nên khó khăn do các nhà đầu tƣ có xu hƣớng tìm đến các kênh đầu tƣ an toàn hơn. 241 Hình 2: FDI của vào Việt Nam giai đoạn 2008-2012 Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư đv: tỷ USD Năm 2009 kiều hối về Việt Nam giảm chỉ còn ở mức 6,6 tỷ đô la so với 7,2 tỷ năm 2008, nguyên nhân chủ yếu là do thu nhập của Mỹ suy giảm làm giảm lƣợng tiền kiều hối chuyển từ Mỹ của kiều bào, ƣớc tính chiếm xấp xỉ 60% so với toàn bộ kiều hối đổ về Việt Nam. 2.2. Tác động tới thương mại, tỷ giá Tác động của khủng hoảng toàn cầu ảnh hƣởng đến các thị trƣờng Mỹ, EU, Nhật và gián tiếp làm giảm lƣợng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Giá nông sản xuất khẩu giảm mạnh so với thời điểm giá cao nhất trong năm: gạo đã giảm 58%, cao su giảm 48%, cà phê giảm 24%, những tháng đầu năm 2009 so với 2008 tổng kim ngạch xuất khẩu Nông, Lâm ,Thủy sản Việt Nam giảm 15%. Những tháng đầu năm 2008, đã xuất hiện xu hƣớng giảm tốc độ xuất khẩu sang Mỹ, một trong những thị trƣờng xuất khẩu lớn của Việt Nam. Do nhu cầu tiêu dùng tại Mỹ đang trên đà suy giảm mạnh bởi tác động của khủng hoảng tài chính, trong 9 tháng đầu năm, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ chỉ đạt 16,7%, thấp hơn khá nhiều so với mức 26,7% của năm 2007. Tỷ trọng của thị trƣờng Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã giảm, từ 20,7% của năm 2007 xuống còn 17,7% trong 9 tháng đầu năm 2008. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chịu nhiều ảnh hƣởng nhất là may mặc, giày da, gạo, cá basa, cà phê Năm 2008 đƣợc coi là "năm bất ổn của tỷ giá" với những biến động tỷ giá rất phức tạp với những ảnh hƣởng từ các yếu tố vĩ mô, cung cầu ngoại tệ và thậm chí cả tin đồn. Chỉ trong năm 2008, biên độ tỷ giá đã đƣợc điều chỉnh 5 lần, một 242 mật độ dày đặc chƣa từng có. Năm 2008 biên độ giao động tỷ giá từ 15.560 VND/USD có lúc đã tăng lên 19.400 VND/USD, sang năm 2009 tỷ giá liên tục sồi sụt từ 17.450 VNĐ/USD đến 19.750 VND/USD. 2.3. Cán cân thanh toán và tốc độ tăng trƣởng kinh tế Bảng 4: Cán cân thanh toán Việt Nam 2007-2009 2007 2008 2009 Cán cân vãng lai (% GDP) -9.8 -11.9 -6.6 Xuất khẩu 68.3 69.4 61.3 Nhập khẩu 82.9 83.6 70.2 Tài khoản vốn và tài chính (% GDP) 15.4 14.0 12.2 Dự trữ ( tỷ USD) 21.0 23.0 14.1 Tháng nhập khẩu 3.0 3.8 1.9 Nguồn: IMF Thâm hụt thƣơng mại của Việt Nam năm 2008 tăng lên xấp xỉ 12% GDP tuy nhiên lƣợng dự trữ ngoại hối vẫn giữ ở mức ổn định xấp xỉ 4 tháng nhập khẩu. Sang năm 2009 dự trữ ngoại tệ sụt giảm mạnh xuống còn 1,9 tháng mức rất thấp trong vòng 5 năm trở lại. Nguyên nhân là so sự biến động và xáo trộn mạnh của VNĐ trong thời gian này cộng thêm với tình trạng nhập siêu trong thời gian dài đã làm cho Ngân hàng trung ƣơng phải bán ra một lƣợng ngoại tệ lớn. Hình 3: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế Việt Nam 2006-2012 Nguồn: Tổng cục thống kê 243 Dƣới sự tác động của khủng hoảng kinh tế và tài chính thế giới, tốc độ tăng trƣởng của Việt Nam đã chậm lại thấy rõ kể từ năm 2008, tăng trƣởng giảm từ 8.5% xuống còn 6.2% năm 2008 và 5.3% năm 2009. Những năm tiếp theo tốc độ tăng trƣởng kinh tế vẫn không đƣợc cải thiện, tụt xuống ở mức thấp hơn vào 5% năm 2012 3. CÁC GIẢI PHÁP GIÚP HẠN CHẾ CÁC TÁC ĐỘNG TỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NƢỚC Thứ nhất, cần đa dạng hóa thị trƣờng nhập khẩu hàng hóa Việt Nam thay vì tập trung vào thị trƣờng Mỹ hay châu Âu, các doanh nghiệp nên chú ý sang các thị trƣờng tiềm năng khác nhƣ Úc, Nhật, Hàn Quốc và cả thị trƣờng nội địa. Đặc biệt là đối với các loại hàng dệt may. Thứ hai, các doanh nghiệp cần đƣợc tăng cƣờng tái cấu trúc theo hƣớng đa sở hữu, đồng thời khuyến khích phát triển tập đoàn theo nguyên tắc thị trƣờng, đủ sức cạnh tranh quốc gia và thế giới. Đặc biệt, cần đảm bảo tính ổn định hệ thống, nhất là trong tái cấu trúc liên quan đến khu vực tài chính - ngân hàng. Khi xảy ra khủng hoảng cần giảm chi phí trung gian và chi phí không chính thức giúp giảm chi phí đầu vào của doanh nghiệp. Đặc biệt, giảm thuế cho doanh nghiệp, nhất là ở những lĩnh vực cần đầu tƣ phát triển, sẽ giúp giảm chi phí sản xuất, giảm giá đầu ra, giảm lạm phát. Thứ ba, Cơ chế quản lý tỷ giá VND phải theo hƣớng linh hoạt, phản ánh sự thay đổi theo cung cầu ngoại tệ của thị trƣờng, theo hƣớng trả đồng tiền về đúng giá trị thực. Tạo lợi thế cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, làm giảm thâm hụt cán cân thƣơng mại. Thứ tư, phát triển một thị trƣờng vốn đa dạng hơn và có tính thị trƣờng thực chất hơn, bao gồm các loại công ty và quỹ đầu tƣ, trong đó có nhiều loại quỹ đầu tƣ mạo hiểm, quỹ bảo lãnh, kể cả quỹ tƣ nhân. Thứ năm, thực hiện chính sách kích cầu và cần quan tâm hơn nữa đến cầu tiêu dùng của ngƣời dân và của những doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Kinh nghiệm của các nƣớc cho thấy, kích cầu tiêu dùng là nhóm giải pháp quan trọng để hạn chế tác động của suy thoái kinh tế. Thứ sáu, tiếp tục duy trì việc kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn đầu tƣ gián tiếp vào Việt Nam vì dòng vốn này rất dễ gây xáo trộn và chảy ra khỏi đất nƣớc khi có khủng hoảng xảy ra, để tránh xảy ra các cú sốc về vốn cho doanh nghiệp trong nƣớc. 244 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Kế hoạch và đầu tƣ. www.mpi.gov.vn 2. CIGI, The Eect of the World Financial Crisis on Developing Countries: An Initial Assessment, www.cigionline.org 3. IMF. www.imf.org 4. Justin Yifu Lin (2008), The Impact of the Financial Crisis on Developing Countries, Korean Development Institute, Seoul. 5. Overseas Development Institute (2009), The global financial crisis and developing countries, United Kingdom. 6. Tổng cục thống kê. www.gso.gov.vn 7. UNDP (2009), The financial crisis and its impact on developing countries, Bureau for Development Policy 8. Worldbank. data.worldbank.org 9. Worldbank (2014), Financial and private sector development vice presidency east asia and pacific regional vice presidency. Vietnam

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchu_ky_cua_khung_hoang_tai_chinh_the_gioi_va_giai_phap_giam.pdf
Tài liệu liên quan