Quy định bắt buộc mọi trường hợp
để lại thừa kế QSDĐ đều phải có giấy chứng
nhận QSDĐ
Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản
nói chung và QSDĐ nói riêng chỉ là điều
kiện về thủ tục nhằm chứng minh người giao
dịch là chủ sở hữu tài sản. Đối với các giao
dịch thông thường, bên tiến hành giao dịch
tự chịu trách nhiệm về việc đảm bảo tư cách
chủ thể của mình. Pháp luật chỉ can thiệp vào
vấn đề này khi có nguy cơ xảy ra rủi ro lớn,
hậu quả khó khắc phục, ảnh hưởng đến quyền
lợi chính đáng của các bên giao dịch và bên
liên quan, nhất là ảnh hưởng đến lợi ích công
và bên yếu thế. Tuy nhiên, theo chúng tôi,
do việc để thừa kế là hành vi pháp lý đơn
phương của người để lại thừa kế và hiệu lực
của giao dịch này chỉ phát sinh khi người để
thừa kế chết. Vì vậy, tại thời điểm để thừa kế,
người để thừa kế còn sống nên chưa thể phát
sinh quyền lợi và nghĩa vụ của người nhận
thừa kế và các bên liên quan đối với QSDĐ.
Do đó, không thể phát sinh hậu quả pháp lý
tiêu cực cho người khác. Nếu như việc để lại
thừa kế QSDĐ khi chưa có giấy chứng nhận
QSDĐ không gây ảnh hưởng đến quyền lợi
chính đáng của người khác thì rõ ràng việc
không cho phép người chưa có giấy chứng
nhận QSDĐ không có quyền lập di chúc để
lại thừa kế làm cho ý chí của người SDĐ
không thể thực hiện được.
Vì vậy, chúng tôi cho rằng, quy định
bắt buộc phải có giấy chứng nhận QSDĐ
đối với giao dịch thừa kế QSDĐ là chưa hợp
lý. Tuy nhiên, do việc công chứng hiện nay
không chỉ có ý nghĩa như bằng chứng, mà
còn có ý nghĩa về tính hợp pháp. Vì vậy, việc
công chứng chỉ nên cho phép đối với trường
hợp chưa có giấy chứng nhận QSDĐ, nhưng
có đủ điều kiện để được cấp giấy chứng
nhận QSDĐ. Đối với các trường hợp chỉ xác
nhận ý chí của người để thừa kế thì không
cần điều kiện này.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 276 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ thể giao dịch quyền sử dụng đất theo quy định của luật đất đai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ THỂ GIAO DỊCH QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI
Tóm tắt:
Tại Việt Nam, không cho phép giao dịch đối với đất, mà chỉ được
giao dịch với quyền sử dụng đất. Do vậy, quyền sử dụng đất có
ý nghĩa lớn đối với chủ thể sử dụng đất và sự phát triển của thị
trường bất động sản. Tuy nhiên, các quy định của Luật Đất đai năm
2013 về chủ thể giao dịch quyền sử dụng đất còn có một số bất cập
cần được tiếp tục hoàn thiện.
Châu Thị Khánh Vân*
** TS. Phó Trưởng khoa Luật kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Luật TP. Hồ Chí Minh
Abstract
In Vietnam, land transactions are not permitted, only transactions
of land use rights are applicable. Hence, land use rights provides
an essential significance to the land users and plays an important
role for developments of the real estate market. However, the
provisions under the Law on Land of 2013 on the transaction
participants of land use rights do appear shortcomings that need to
be further improved.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: quyền sử dụng đất, giao dịch
quyền sử dụng đất, chủ thể giao dịch
quyền sử dụng đất
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 20/09/2018
Biên tập : 05/10/2018
Duyệt bài : 12/10/2018
Article Infomation:
Keywords: land use rights, land
use rights transaction, transaction
participants in the land use rights
Article History:
Received : 20 Sep. 2018
Edited : 05 Oct. 2018
Approved : 12 Oct. 2018
1. Quy định pháp luật về chủ thể giao
dịch quyền sử dụng đất
Giao dịch quyền sử dụng đất (QSDĐ)
là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn
phương làm phát sinh quyền và nghĩa vụ
của các bên đối với QSDĐ. Các loại hình
giao dịch QSDĐ bao gồm: chuyển đổi,
chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, góp vốn,
thế chấp, cho thuê (cho thuê lại). Theo quy
định của Luật Đất đai năm 2013 (Luật Đất
đai), bên chuyển đổi, bên chuyển nhượng,
bên tặng cho, bên thừa kế, bên góp vốn
bằng QSDĐ, bên thế chấp, bên cho thuê
(bên cho thuê lại) QSDĐ (gọi chung là bên
tiến hành giao dịch QSDĐ) và bên nhận
chuyển đổi, bên nhận chuyển nhượng,
bên nhận tặng cho, bên nhận thừa kế, bên
nhận góp vốn bằng QSDĐ, bên nhận thế
chấp, bên thuê (bên thuê lại) (gọi chung là
bên tham gia giao dịch) chỉ có quyền giao
dịch và tiến hành giao dịch khi đáp ứng các
điều kiện sau:
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
74 Số 2+3(378+379) T1/2019
Đối với bên tiến hành giao dịch
- Phải là chủ thể sử dụng đất (SDĐ)
Về nguyên tắc, để có quyền giao dịch
QSDĐ, bên tiến hành giao dịch, trước hết,
phải là chủ thể SDĐ1. Tư cách chủ thể của
bên tiến hành giao dịch phải được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền xác nhận thông
qua giấy chứng nhận QSDĐ. Chính vì vậy,
khi quy định về thời điểm và điều kiện và
tiến hành giao dịch QSDĐ, Luật Đất đai
buộc bên tiến hành phải có giấy chứng nhận
QSDĐ2. Trong một số trường hợp, Luật Đất
đai cho phép người không phải là chủ thể
SDĐ được phép tiến hành giao dịch. Những
người không phải là chủ thể SDĐ vẫn có
quyền giao dịch bao gồm: người thuê lại đất
của chủ đầu tư thuê đất của Nhà nước để xây
dựng kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp,
cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công
nghệ cao, khu kinh tế (chủ đầu tư kết cấu
hạ tầng) có quyền thực hiện tất cả các giao
dịch, trừ giao dịch chuyển đổi, để thừa kế.
Nếu thuê lại đất trả tiền thuê lại đất hàng
năm có quyền cho thuê lại QSDĐ; người
không có QSDĐ tại Việt Nam, nhưng được
tặng cho, để thừa kế QSDĐ có quyền tặng
cho, chuyển nhượng QSDĐ. Trường hợp
này, do bên tiến hành giao dịch không phải
là chủ thể SDĐ nên không được cấp giấy
chứng nhận. Do vậy, các đối tượng này có
quyền tiến hành giao dịch mà không cần
giấy chứng nhận quyền sử dụng, trừ trường
hợp người thuê lại đất của chủ đầu tư đầu tư
kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm
công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ
cao, khu kinh tế3. Trong các trường hợp vừa
1 Chủ thể SDĐ theo quy định tại Điều 5 Luật Đất đai năm 2013 là người được Nhà nước giao đất, người được Nhà nước
cho thuê đất, người được Nhà nước công nhận QSDĐ, người nhận chuyển QSDĐ từ người SDĐ khác thông qua các
hình thức như nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn bằng QSDĐ.
2 Khoản 1 Điều 168 và Điểm a Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013.
3 Do trường hợp này được cấp giấy chứng nhận QSDĐ theo quy định tại điểm e Khoản 1 Điều 99 Luật Đất đai năm 2103.
nêu, bên tiến hành giao dịch chỉ cần giấy
chứng nhận QSDĐ mang tên bên tặng cho
(đối với trường hợp tặng cho), giấy tờ chứng
minh quyền thừa kế (đối với trường hợp
thừa kế). Trong các trường hợp khác, người
không phải là chủ thể SDĐ chỉ có quyền tiến
hành giao dịch QSDĐ khi được chủ sở hữu
cho phép.
- Phải được Luật Đất đai cho phép
giao dịch
Theo quy định của Luật Đất đai,
những chủ thể được phép giao dịch QSDĐ
bao gồm: hộ gia đình, cá nhân trong nước,
tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập
tự chủ tài chính, người Việt Nam định cư
ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài. Các chủ thể này có quyền giao
dịch khi SDĐ theo các hình thức: được Nhà
nước giao đất có thu tiền SDĐ, mà không
được miễn tiền SDĐ, trừ trường hợp được
miễn tiễn SDĐ để thực hiện dự án kinh
doanh nhà ở; thuê đất trả tiền thuê đất một
lần cho cả thời gian thuê mà không được
miễn tiền thuê đất, trừ trường hợp được miễn
tiền thuê đất để thực hiện dự án kinh doanh
nhà ở; thuê đất trả tiền cho nhiều năm mà
tiền đã trả cho thời hạn thuê còn lại ít nhất
là 5 năm; công nhận QSDĐ như giao đất
có thu tiền SDĐ mà không được miễn tiền
SDĐ; nhận chuyển QSDĐ. Đối với người
thuê lại đất của chủ đầu tư kết cấu hạ tầng
trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp,
khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh
tế thì phải trả tiền thuê đất một lần và bên
cho thuê lại phải SDĐ theo hình thức trả tiền
thuê đất một lần cho cả thời gian thuê. Trong
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
75Số 2+3(378+379) T1/2019
trường hợp bên cho thuê lại trả tiền thuê đất
hàng năm thì bên thuê lại ngoài điều kiện
phải trả tiền thuê một lần còn phải đáp ứng
điều kiện: thuê lại đất trước ngày 01/7/2014
(trước ngày Luật Đất đai có hiệu lực)4và bên
cho thuê lại (chủ đầu tư kết cấu hạ tầng trong
các khu vực này) đã nộp đủ tiền thuê đất vào
ngân sách nhà nước.
Các chủ thể nêu trên có quyền giao
dịch QSDĐ thông qua các hình thức: chuyển
nhượng, tặng cho, cho thuê (cho thuê lại),
thế chấp, góp vốn bằng QSDĐ. Đối với giao
dịch tặng cho QSDĐ, doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài chỉ có quyền tặng cho
QSDĐ trong trường hợp QSDĐ được hình
thành do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần
của doanh nghiệp Việt Nam mà bên Việt
Nam chiếm tỉ lệ cổ phần chi phối hay thuê
lại QSDĐ và trả tiền thuê lại một lần cho cả
thời gian thuê trong khu công nghiệp, cụm
công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ
cao, khu kinh tế. Người Việt Nam định cư
ở nước ngoài có quyền tặng cho trong các
trường hợp được Nhà nước giao đất; nhận
chuyển nhượng QSDĐ, thuê lại QSDĐ của
chủ đầu tư kết cấu hạ tầng trong khu công
nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu
công nghệ cao. Đối với giao dịch chuyển
đổi QSDĐ, chỉ có hộ gia đình, cá nhân trong
nước mới có quyền này. Giao dịch thừa kế,
đương nhiên, chỉ có cá nhân (cá nhân trong
nước, cá nhân là người Việt Nam định cư ở
nước ngoài) mới có quyền để thừa kế QSDĐ.
Giao dịch chuyển đổi chỉ áp dụng cho chủ
thể SDĐ là hộ gia đình, cá nhân trong nước
SDĐ theo, trừ trường hợp các đối tượng này
4 Khác với Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 không cho phép người thuê đất của Nhà nước trả tiền hàng
năm lấy tiền thuê lại đất một lần.
5 Theo quy định tại khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai năm 2013, hộ gia đình, cá nhân trong nước được Nhà nước giao đất
nông nghiệp không thu tiền SDĐ trong hạn mức có quyền giao dịch QSDĐ.
6 Khoản 4 Điều 174 và khoản 4 Điều 179 Luật Đất đai năm 2013.
SDĐ theo hình thức thuê đất của Nhà nước.
Bằng phương pháp loại trừ, có thể
nhận thấy, các chủ thể SDĐ không có quyền
giao dịch QSDĐ là các chủ thể SDĐ theo
các hình thức: thuê đất trả tiền hàng năm;
thuê đất trả tiền nhiều năm mà tiền đã trả
cho thời hạn thuê còn lại ít hơn 5 năm; giao
đất không thu tiền SDĐ; công nhận QSDĐ
như giao đất không thu tiền SDĐ, trừ hộ gia
đình, cá nhân trong nước5; giao đất có thu
tiền SDĐ mà được miễn tiền SDĐ, trừ hộ
gia đình, cá nhân trong nước và chủ đầu tư
dự án kinh doanh nhà ở. Đối với giao dịch
tặng cho, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
không có quyền tặng khi QSDĐ được hình
thành do thuê đất của Nhà nước, ngay cả
khi đã trả tiền thuê đất một lần và không
được miễn tiền thuê đất. Riêng đối với
doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài
và doanh nghiệp liên doanh không có quyền
tặng cho ngay cả khi QSDĐ có được do Nhà
nước giao đất có thu tiền và không được
miễn tiền SDĐ6.
- Không bị hạn chế quyền định đoạt
Để tiến hành giao dịch QSDĐ, bên
tiến hành giao dịch ngoài việc đáp ứng các
điều kiện nêu trên, cần phải không bị hạn
chế quyền định đoạt. Quyền định đoạt của
bên tiến hành giao dịch bị hạn chế trong
các trường hợp do pháp luật quy định hoặc
(và) do thỏa thuận. Theo quy định tại diểm c
khoản 1 Điều 188, Điều 192, Điều 194 Luật
Đất đai, các trường hợp bị hạn chế quyền
định đoạt bao gồm: các chủ thể bị kê biên
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
76 Số 2+3(378+379) T1/2019
QSDĐ để bảo đảm thi hành án7; hộ gia đình,
cá nhân SDĐ trong phân khu bảo vệ nghiêm
ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng
đặc dụng, rừng phòng hộ8; hộ gia đình, cá
nhân là dân tộc thiểu số SDĐ do Nhà nước
giao đất theo chính sách hỗ trợ của Nhà
nước9; bên tiến hành giao dịch là chủ đầu tư
dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở; dự
án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng10.
Ngoài trường hợp này, tuy Luật Đất
đai không đề cập đến, nhưng thực tiễn xét
xử cho thấy, chủ thể SDĐ còn bị hạn chế
quyền định đoạt theo quy định chung của Bộ
luật Dân sự và các văn bản pháp luật liên
quan, cụ thể: trong trường hợp QSDĐ bị
thế chấp, mà không có thỏa thuận về việc
chuyển quyền hoặc các bên có thỏa thuận về
việc không được cho thuê, cho thuê lại, thế
chấp QSDĐ11.
Bên tham gia giao dịch
- Phải là người được phép tham gia
giao dịch
Theo quy định tại Điều 169 Luật Đất
đai, người được phép tham gia vào giao dịch
bao gồm: hộ gia đình, cá nhân trong nước,
cộng đồng dân cư, tổ chức kinh tế, người
Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên,
trong các chủ thể này, chỉ có hộ gia đình,
cá nhân trong nước có quyền tham gia vào
giao dịch nhận chuyển đổi QSDĐ, nhưng
7 Theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 188, chủ thể bị kê biên QSDĐ không có quyền tiến hành giao dịch QSDĐ bị
kê biên).
8 Theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 192 Luật Đất đai năm 2013, các chủ thể này không có quyền chuyển nhượng, tặng
cho QSDĐ nếu bên nhận chuyển nhượng, bên nhận tặng cho là người không sinh sống trong các khu vực này.
9 Theo quy định tại khoản 3 Điều 192 Luật Đất đai năm 2013, khi chưa đủ 10 năm kể từ khi được giao đất, chủ thể này
không được tiến hành chuyển nhượng, tặng cho QSDĐ.
10 Theo quy định tại Điều 194 Luật Đất đai năm 2013, chủ thể này chỉ được chuyển nhượng QSDĐ khi đã hoàn thành đầu
tư kết cấu hạ tầng trên đất, trừ trường hợp chuyển nhượng QSDĐ gắn với chuyển nhượng dự án. Trường hợp chuyển
nhượng QSDĐ gắn với chuyển nhượng dự án thì chỉ cần xây dựng xong các công trình hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo
tiến độ ghi trong dự án đã được phê duyệt.
11 Điều 321 Bộ luật Dân sự năm 2015; QSDĐ bị áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để đảm bảo thi hành án (phong
tỏa, tạm dừng việc đăng ký, tạm giữ giấy tờ, kê biên).
không có quyền nhận góp vốn. Cộng đồng
dân cư chỉ có quyền tham gia vào giao dịch
tặng cho và thừa kế QSDĐ. Quyền nhận
thế chấp QSDĐ chỉ áp dụng cho tổ chức tín
dụng, tổ chức kinh tế và cá nhân trong nước.
Quyền nhận tặng cho không áp dụng cho tổ
chức kinh tế. Quyền nhận tặng cho, quyền
nhận thừa kế và quyền nhận chuyển nhượng
QSDĐ không áp dụng doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài, người Việt Nam định cư
ở nước ngoài không có quyền sở hữu nhà ở
tại Việt Nam và người Việt Nam định cư ở
nước ngoài đầu tư trong khu công nghiệp,
khu chế xuất, cụm công nghiệp, khu kinh tế,
khu công nghệ cao.
- Không bị hạn chế quyền tham gia
giao dịch
Luật Đất đai quy định một số hạn chế
đối với người có quyền tham gia vào giao
dịch. Theo đó, hộ gia đình, cá nhân trong
nước chỉ có quyền tham gia vào giao dịch
chuyển đổi QSDĐ nông nghiệp và đất phải
nằm trong cùng xã, phường, thị trấn. Hộ
gia đình, cá nhân trong nước không trực
tiếp sản xuất nông nghiệp, tổ chức kinh tế
không có quyền nhận chuyển nhượng, nhận
tặng cho đất trồng lúa; hộ gia đình, cá nhân
không sinh sống trong khu vực rừng phòng
hộ, rừng đặc dụng, tổ chức kinh tế không có
quyền nhận tặng cho, nhận chuyển nhượng
QSDĐ trong các khu vực này. Người Việt
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
77Số 2+3(378+379) T1/2019
Nam định cư ở nước ngoài chỉ có quyền
nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho QSDĐ
ở gắn liền với nhà ở, trừ trường hợp đất nằm
trong các dự án phát triển nhà ở. Đối với
các loại đất khác thì chỉ được nhận chuyển
nhượng QSDĐ trong khu công nghiệp, cụm
công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ
cao, khu kinh tế. Tổ chức kinh tế không phải
là tổ chức tín dụng, cá nhân trong nước chỉ
có quyền nhận thế chấp QSDĐ của hộ gia
đình, cá nhân trong nước khác. Người không
đủ điều kiện nhận chuyển nhượng dự án bất
động sản không có quyền giao dịch QSDĐ
trong dự án đầu tư xây dựng nhà, công trình
xây dựng, mà không gắn với các giao dịch
nhà, công trình xây dựng, trừ trường hợp dự
án được phép phân lô, bán nền.
Ngoài các điều kiện nêu trên, mặc dù
cũng không được Luật Đất đai đề cập đến,
nhưng bên tiến hành và bên tham gia giao
dịch đương nhiên phải đáp ứng các điều kiện
về năng lực của chủ thể theo quy định của
Bộ luật Dân sự.
2. Những hạn chế trong quy định pháp
luật về chủ thể giao dịch quyền sử dụng
đất, kiến nghị hoàn thiện
Thứ nhất, quy định không cho phép
chủ thể thuê đất của Nhà nước trả tiền thuê
đất hàng năm có quyền giao dịch QSDĐ.
Theo quy định của Luật Đất đai12, chủ
thể SDĐ theo hình thức thuê đất trả tiền
thuê đất hàng năm không có quyền giao
dịch QSDĐ, trừ trường hợp thuê đất trong
khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế
xuất, làng nghề, khu kinh tế, khu công nghệ
cao13 là chưa hợp lý. Xét về tổng thể, người
thuê đất của Nhà nước trả tiền thuê đất hàng
12 Xem Điều 175, 178, 179, 183, 185, 187 Luật Đất đai năm 2013.
13 Trường hợp này theo quy định tại khoản 2 Điều 149 Luật Đất đai năm 2013 có quyền duy nhất là quyền cho thuê lại
QSDĐ sau khi đã đầu tư kết cấu hạ tầng.
năm phải thực hiện các nghĩa vụ như người
thuê đất của Nhà nước trả tiền một lần cho
cả thời gian thuê, thậm chí số tiền phải trả có
thể cao hơn so với thuê đất trả tiền thuê đất
một lần. Bên cạnh đó, thuê đất trả tiền thuê
đất một lần có thể gây thiệt hại cho ngân
sách nếu không tính chính xác được sự mất
giá của đồng tiền do lạm phát. Chính vì vậy,
các nước khi cho thuê bất động sản hạn chế
mức tối đa sử dụng hình thức thuê đất trả
tiền thuê một lần. Thực tế, khi xem xét các
giao dịch cho thuê QSDĐ trên thị trường ở
nước ta, các tổ chức, cá nhân là chủ thể SDĐ
thường sử dụng hình thức cho thuê QSDĐ
trả tiền thuê hàng năm hoặc tối đa là 5 năm.
Mặt khác, xét cả về lý luận và thực tế,
quy định này chưa hợp lý và không khả thi
vì những lý do sau:
i) về mặt lý luận, việc tách bạch giá
bất động sản trên đất và đất là không thể
thực hiện được.
ii) do không thể tách bạch giữa giá bất
động sản trên đất và đất nên cũng không thể
đưa ra quy định kiểm soát việc tính giá bất
động sản trên đất nói riêng và việc tuân thủ
việc thực hiện quy định không được chuyển
nhượng hay thực hiện bất cứ giao dịch nào
đối với QSDĐ thuê của Nhà nước trả tiền
thuê đất hàng năm.
iii) mặc dù Luật Đất đai cấm không
được giao dịch đối với đất thuê của Nhà
nước trả tiền hàng năm, nhưng lại cho phép
bên mua bất động sản trên đất này được phép
trở thành chủ thể QSDĐ. Như vậy, thực chất
của giao dịch này chính là giao dịch mua
bán bất động sản trên đất và chuyển nhượng
QSDĐ.
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
78 Số 2+3(378+379) T1/2019
iv) vì những lý do trên, thực tiễn, giá
bán bất động sản trên đất thuê luôn bao
gồm cả giá trị QSDĐ (giá chuyển nhượng
QSDĐ), thậm chí ngay cả đối với người
muốn tuân thủ quy định này.
v) việc không cho phép giao dịch đối
với QSDĐ thuê trả tiền hàng năm làm tăng
thủ tục hành chính, dẫn đến tăng chi phí giao
dịch, nhất là đối với bên mua bất động sản,
gây thiệt hại cho Nhà nước14.
Từ những phân tích, chúng tôi cho
rằng, cần sửa đổi Luật Đất đai theo hướng,
cho phép cả người thuê đất của Nhà nước trả
tiền thuê hàng năm có quyền giao dịch đối
với QSDĐ như trường hợp thuê đất trả tiền
thuê đất một lần cho cả thời gian thuê. Trong
trường hợp Nhà nước muốn thu hút người
SDĐ theo phương thức trả tiền một lần thì
có thể dùng các phương thức hợp lý và khả
thi hơn, ví dụ như sử dụng biện pháp thuế
hay tài chính.
- Quy định về tổ chức kinh tế nhận
thừa kế QSDĐ
Trong các trường hợp có quyền giao
dịch QSDĐ, Luật Đất đai không đề cập đến
trường hợp tổ chức kinh tế được Nhà nước
công nhận QSDĐ như giao đất có thu tiền
SDĐ và nhận thừa kế QSDĐ. Đối với trường
hợp tổ chức kinh tế được công nhận QSDĐ,
do trên giấy chứng nhận QSDĐ ghi là giao
đất nên có thể hiểu vì sao Luật Đất đai không
đưa trường hợp này vào các trường hợp chủ
thể có quyền giao dịch.
Đối với trường hợp tổ chức kinh tế
nhận thừa kế QSDĐ theo quy định tại Điều
169 Luật Đất đai thì việc Luật Đất đai không
đề cập đến quyền giao dịch của tổ chức kinh
tế trong trường hợp này là điều khó lý giải
và không hợp lý vì về nguyên tắc, người
nhận thừa kế QSDĐ với tư cách là bên nhận
chuyển QSDĐ phải có toàn bộ quyền và
nghĩa vụ của người chuyển quyền, trong đó
14 Xem thủ tục cho thuê đối với bên mua tài sản.
có quyền giao dịch. Do bên để thừa kế có
quyền để thừa kế, nghĩa là bên để thừa kế
phải có quyền giao dịch. Vì vậy, cần bổ sung
trường hợp tổ chức kinh tế SDĐ nhận thừa
kế vào các trường hợp có quyền giao dịch
QSDĐ.
- Quy định doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài bị hạn chế quyền giao dịch do
bị hạn chế khả năng xác lập QSDĐ
Như trên đã đề cập, về nguyên tắc,
phải là chủ thể SDĐ. Theo quy định của
Luật Đất đai, có bốn phương thức xác lập
QSDĐ: nhận giao đất từ Nhà nước, thuê
đất của Nhà nước và nhận chuyển QSDĐ
từ người SDĐ. Tuy nhiên, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài và nhất là doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không có
quyền sử dụng tất cả các phương thức này
để xác lập QSDĐ. Người Việt Nam định
cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài chỉ có quyền xác lập QSDĐ
thông qua việc thuê đất, giao đất của Nhà
nước. Như vậy, phương thức xác lập QSDĐ
của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
chủ yếu thông qua thị trường sơ cấp (trực
tiếp từ Nhà nước). Doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài xác lập QSDĐ thông qua thị
trường thứ cấp rất hạn chế. Qua thị trường
thứ cấp, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài chỉ có quyền xác lập QSDĐ thông qua
việc nhận góp vốn bằng QSDĐ. Tuy nhiên,
trong số các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài chỉ có doanh nghiệp liên doanh
có quyền sử dụng phương thức này. Người
Việt Nam định cư ở nước ngoài cũng chỉ có
quyền nhận chuyển nhượng QSDĐ trong
khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế
xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế để
thực hiện dự án đầu tư. Ngoài khu vực này,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài chỉ
có quyền nhận chuyển nhượng QSDĐ gắn
với nhà ở khi mua bán nhà ở hoặc QSDĐ ở
trong các dự án phát triển nhà ở để ở. Việc
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
79Số 2+3(378+379) T1/2019
hạn chế các phương thức xác lập QSDĐ dẫn
đến việc hạn chế quyền giao dịch QSDĐ
của các chủ thể này. Quy định này rõ ràng
làm giảm khả năng thu hút vốn đầu tư của
nước ngoài vào nước ta. Do vậy, theo chúng
tôi, cần sửa đổi Điều 169 Luật Đất đai theo
hướng mở rộng quyền xác lập QSDĐ của
các chủ thể và chỉ nên hạn chế quyền xác
lập QSDĐ của các đối tượng này vì lý do
an ninh, quốc phòng hoặc đảm bảo an toàn
lương thực..
- Quy định cho phép một số đối tượng
không phải là chủ thể SDĐ có quyền giao
dịch QSDĐ
Luật Đất đai cho phép người thuê
lại QSDĐ của chủ thể SDĐ có quyền giao
dịch mà không cần sự đồng ý của chủ thể
SDĐ15. Việc cho phép người không phải là
chủ thể QSDĐ có quyền định đoạt QSDĐ là
nhằm thu hút vốn đầu tư vào việc SDĐ vào
các khu vực này. Mặc dù đây là quy định
được kế thừa từ Luật Đất đai năm 2003,
tuy nhiên, việc đặt ra quy định này rõ ràng
vừa trái với bản chất của giao dịch thuê vì
bản chất của giao dịch cho thuê (cho thuê
lại) là không chuyển QSDĐ. Nghĩa là bên
cho thuê vẫn là chủ thể SDĐ. Bên thuê lại
QSDĐ chỉ có quyền khai thác, SDĐ và
không có quyền định đoạt QSDĐ nếu không
được bên cho thuê lại đồng ý. Mặt khác, kể
cả trong trường hợp bên cho thuê lại đồng
ý, bên thuê lại cũng không có quyền chuyển
QSDĐ, thế chấp QSDĐ nhân danh bên thuê
lại. Tuy nhiên, Luật Đất đai lại cho phép bên
thuê lại nếu đã trả tiền thuê một lần cho bên
cho thuê lại có quyền chuyển QSDĐ, thế
chấp QSDĐ nhân danh chính bên thuê lại.
Như vậy, về bản chất, đây là loại giao dịch
chuyển quyền có đền bù, cụ thể là giao dịch
chuyển nhượng. Về nguyên tắc, bên thuê lại
đất không thể có nhiều hơn quyền của bên
15 Điểm a khoản 3 Điều 149 Luật Đất đai năm 2013 quy định: Người thuê lại đất của chủ đầu tư kết cấu hạ tầng trong khu
công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế có quyền chuyển nhượng, cho thuê lại,
thế chấp, góp vốn và các quyền giao dịch khác như của tổ chức kinh tế quy định tại Điều 174 Luật Đất đai năm 2013.
cho thuê lại. Tuy nhiên, nếu theo nguyên tắc
này, bên cho thuê lại khó thu hút được người
thuê lại, nhất là người thuê lại trả tiền thuê
đất một lần cho cả thời gian thuê. Vì vậy, để
mở rộng quyền cho bên thuê lại đã trả tiền
thuê đất một lần cho cả thời gian thuê lại và
cũng giúp cho bên cho thuê lại sử dụng được
phương thức cho thuê lại lấy tiền một lần
từ bên thuê lại, Luật Đất đai cho phép bên
thuê lại được quyền giao dịch QSDĐ nếu đã
trả tiền thuê đất một lần cho bên cho thuê
lại. Đối với trường hợp bên cho thuê lại có
quyền chuyển nhượng QSDĐ thì quy định
này là không hợp lý và không cần thiết, bởi
vì, nếu người có QSDĐ cho thuê lại quyền
sử dụng nhưng lại bị mất quyền định đoạt
đối với QSDĐ, nhưng tiền nhận được là tiền
thuê lại mà không phải tiền chuyển nhượng
(tiền chuyển nhượng đương nhiên phải cao
hơn tiền thuê) thì người này hiển nhiên sẽ
không chọn phương thức này mà sẽ chọn
phương thức chuyển nhượng QSDĐ. Như
vậy, việc cho phép bên thuê lại QSDĐ có
quyền giao dịch như một chủ thể SDĐ chỉ
có ý nghĩa trong trường hợp bên cho thuê
lại không có quyền chuyển QSDĐ, nhưng
được phép cho thuê lại theo phương thức
lấy tiền một lần cho cả thời gian cho thuê
lại. Tuy vậy, Luật Đất đai năm 2013 đã bỏ
quy định cho phép người thuê đất của Nhà
nước trả tiền thuê hàng năm trong các khu
vực nêu trên có quyền cho thuê lại đất và lấy
tiền thuê đất một lần cho cả thời gian cho
thuê lại. Việc bỏ quy định này là hoàn toàn
hợp lý, bởi lẽ ngoài các lý do như kể trên thì
quy định này còn dẫn đến việc rất khó xử lý
đối với QSDĐ khi bên cho thuê không thực
hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
Có lẽ vì vậy mà Luật Đất đai năm 2013 phải
đưa ra quy định không cho phép bên thuê lại
QSDĐ có quyền định đoạt QSDĐ khi bên
cho thuê lại chưa nộp tiền thuê đất cho Nhà
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
80 Số 2+3(378+379) T1/2019
nước, nhưng quy định này đáng tiếc lại là
quy định không hợp lý vì không thể bắt bên
thuê lại chịu trách nhiệm cho nghĩa vụ của
người khác. Vì vậy, ý nghĩa của việc đặt ra
quy định này không còn.
Để khắc phục các hạn chế nêu trên,
theo chúng tôi, cần chỉnh sửa Điều 149
Luật Đất đai năm 2013 theo hướng loại bỏ
các quy định về việc cho phép bên thuê lại
QSDĐ có quyền định đoạt QSDĐ khi đã trả
tiền thuê một lần cho bên cho thuê lại. Thay
vào đó, cho phép bên cho thuê lại nói chung
và chủ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trong
khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế
xuất, khu công nghệ cao nói riêng SDĐ theo
hình thức thuê đất của Nhà nước trả tiền
thuê đất hàng năm có quyền chuyển nhượng
QSDĐ và các giao dịch khác như một chủ
thể SDĐ. Trong trường hợp cần khuyến
khích người SDĐ theo hình thức thuê đất trả
tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê, có
thể sử dụng các biện pháp tài chính, thuế
- Quy định bắt buộc mọi trường hợp
để lại thừa kế QSDĐ đều phải có giấy chứng
nhận QSDĐ
Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản
nói chung và QSDĐ nói riêng chỉ là điều
kiện về thủ tục nhằm chứng minh người giao
dịch là chủ sở hữu tài sản. Đối với các giao
dịch thông thường, bên tiến hành giao dịch
tự chịu trách nhiệm về việc đảm bảo tư cách
chủ thể của mình. Pháp luật chỉ can thiệp vào
vấn đề này khi có nguy cơ xảy ra rủi ro lớn,
hậu quả khó khắc phục, ảnh hưởng đến quyền
lợi chính đáng của các bên giao dịch và bên
liên quan, nhất là ảnh hưởng đến lợi ích công
và bên yếu thế. Tuy nhiên, theo chúng tôi,
do việc để thừa kế là hành vi pháp lý đơn
phương của người để lại thừa kế và hiệu lực
của giao dịch này chỉ phát sinh khi người để
thừa kế chết. Vì vậy, tại thời điểm để thừa kế,
người để thừa kế còn sống nên chưa thể phát
sinh quyền lợi và nghĩa vụ của người nhận
thừa kế và các bên liên quan đối với QSDĐ.
Do đó, không thể phát sinh hậu quả pháp lý
tiêu cực cho người khác. Nếu như việc để lại
thừa kế QSDĐ khi chưa có giấy chứng nhận
QSDĐ không gây ảnh hưởng đến quyền lợi
chính đáng của người khác thì rõ ràng việc
không cho phép người chưa có giấy chứng
nhận QSDĐ không có quyền lập di chúc để
lại thừa kế làm cho ý chí của người SDĐ
không thể thực hiện được.
Vì vậy, chúng tôi cho rằng, quy định
bắt buộc phải có giấy chứng nhận QSDĐ
đối với giao dịch thừa kế QSDĐ là chưa hợp
lý. Tuy nhiên, do việc công chứng hiện nay
không chỉ có ý nghĩa như bằng chứng, mà
còn có ý nghĩa về tính hợp pháp. Vì vậy, việc
công chứng chỉ nên cho phép đối với trường
hợp chưa có giấy chứng nhận QSDĐ, nhưng
có đủ điều kiện để được cấp giấy chứng
nhận QSDĐ. Đối với các trường hợp chỉ xác
nhận ý chí của người để thừa kế thì không
cần điều kiện này.
- Quy định về các chủ thể không có
quyền giao dịch QSDĐ
Luật Đất đai năm 2013 chỉ có một
điều luật quy định trực tiếp về các chủ thể
không có quyền giao dịch QSDĐ tại điểm
b, khoản 1 Điều 181. Tuy nhiên, có thể nhận
thấy, không phải chỉ có các chủ thể được quy
định tại điều luật này mới không có quyền
giao dịch QSDĐ. Ngoài chủ thể này còn có
các chủ thể khác không có quyền giao dịch
trong mọi trường hợp như: tổ chức nước
ngoài có chức năng ngoại giao; tổ chức sự
nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính, cơ
quan nhà nước và các tổ chức trong nước
khác mà không phải là tổ chức kinh tế, tổ
chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính.
Vì vậy, Luật Đất đai cần quy định cụ thể,
rõ ràng về các chủ thể không có quyền giao
dịch QSDĐ■
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
81Số 2+3(378+379) T1/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chu_the_giao_dich_quyen_su_dung_dat_theo_quy_dinh_cua_luat_d.pdf