Ba là, hình phạt
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế hình
sự nghiêm khắc nhất vì thế quyền ưu tiên
mà trẻ em được hưởng sẽ được thể hiện
đậm nét trong quy định này. Với mục đích
xử lý trẻ em phạm tội nhằm hướng thiện,
giáo dục các em nên theo nguyên tắc thứ tự
áp dụng các biện pháp xử lý trẻ em phạm
tội thì hình phạt là phương án cuối cùng
sau khi đã được cân nhắc có thuộc trường
hợp miễn TNHS không, có thể áp dụng
biện pháp giám sát, giáo dục hay không.
Hệ thống hình phạt của pháp luật hình
sự Việt Nam áp dụng với thể nhân gồm có
7 hình phạt chính và 7 hình phạt bổ sung
tuy nhiên theo Điều 98 BLHS thì người
dưới 18 tuổi phạm tội chỉ bị áp dụng một
trong bốn hình phạt: cảnh cáo, phạt tiền,
cải tạo không giam giữ và tù có thời hạn.
Trong đó, Điều 34 BLHS quy định: “cảnh
cáo được áp dụng đối với người phạm tội
ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm
nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình
phạt” mà loại tội ít nghiêm trọng thì không
thuộc phạm vi chịu TNHS của trẻ em và
Điều 99 BLHS quy định: “phạt tiền được
áp dụng là hình phạt chính đối với người
từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi ” trong
khi trẻ em là người từ đủ 14 tuổi đến dưới
16 tuổi. Do đó, trẻ em phạm tội chỉ phải
chịu 2/7 hình phạt (chiếm 28,5%) đó là cải
tạo không giam giữ và tù có thời hạn, so
với người đủ 16 đến dưới 18 tuổi phạm tội
thì trẻ em không phải chịu hình phạt cảnh
cáo và hình phạt tiền (bằng 50%). Đối với
hai hình phạt mà trẻ em phạm tội có thể
bị áp dụng thì mức hình phạt cũng được
giới hạn thấp hơn so với người đủ 16 tuổi
trở lên phạm tội. Cụ thể: hình phạt cải tạo
không giam giữ: thời hạn không quá ½
thời hạn mà điều luật quy định (Điều 100
BLHS); hình phạt tù có thời hạn: nếu điều
luật áp dụng quy định hình phạt tù chung
thân hoặc tử hình thì mức hình phạt cao
nhất là 12 năm tù, nếu là tù có thời hạn
thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng
không quá ½ mức phạt tù quy định (Điều
101 BLHS).
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 305 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuẩn mực quốc tế về bảo vệ quyền ưu tiên tư pháp của trẻ em phạm tội và tính tương thích trong bộ luật hình sự năm 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
28 Khoa học Kiểm sát Số 03 - 2018
CHUẨN MỰC QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ QUYỀN ƯU TIÊN TƯ PHÁP
CỦA TRẺ EM PHẠM TỘI VÀ TÍNH TƯƠNG THÍCH
TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015
VŨ THỊ PHƯỢNG *
Trẻ em với yếu tố nội sinh trở thành đối tượng được hưởng quyền ưu tiên hơn
các chủ thể khác ngay cả khi các em là chủ thể thực hiện tội phạm. Bảo vệ quyền
ưu tiên tư pháp đối với trẻ em phạm tội đã được ghi nhận trong các văn bản pháp
lý quốc tế như là chuẩn mực để các quốc gia nội luật hóa trong pháp luật hình sự
của quốc gia mình. Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017)
với các chế định cụ thể đã thể hiện tính tương thích với các chuẩn mực pháp lý
quốc tế trong vấn đề bảo vệ quyền ưu tiên tư pháp của trẻ em phạm tội.
Từ khóa: Bảo vệ trẻ em, quyền con người của trẻ em, quyền ưu tiên tư pháp.
Children with endogenous factors become more entitled to priority
over other subjects even if they are the subject committing a crime.
Protecting the judicial priority rights for children committing a crime has
been recognized in the international legal instruments as the norm for
countries to internalize their criminal codes. The Criminal Code of 2015
amended and supplemented in 2017 with its specific regulations has also
demonstrated the compatibility with the international legal norms in the
protection of the judicial priority rights of child offenders.
Keywords: Protecting children, children’s human right, juducial
priority rights.
1. Chuẩn mực quốc tế về bảo vệ quyền
ưu tiên tư pháp của trẻ em phạm tội
Mặc dù có rất nhiều nỗ lực để ngăn
chặn nhưng việc trẻ em phạm tội vẫn là
một hiện tượng xảy ra ở khắp các quốc
gia trên thế giới. Bởi chính đặc điểm tâm
sinh lý chưa ổn định nên trẻ em phạm tội
là một chủ thể được hưởng những quyền
ưu tiên tư pháp mà các chủ thể đã thành
niên phạm tội không được hưởng. Điều
này được khẳng định qua các vấn đề sau:
* Về mục đích và nguyên tắc xử lý trẻ em
phạm tội
Hiện nay đang tồn tại hai khái niệm
“trẻ em” và “người chưa thành niên” (viết
tắt là NCTN) trong các văn bản pháp lý
quốc tế. Tuy nhiên, các văn bản quốc tế
điều chỉnh khi sử dụng một trong hai khái
niệm này thì cùng chung một cách hiểu,
đều chỉ những người dưới 18 tuổi, trong
đó có bao hàm khái niệm trẻ em theo
pháp luật Việt Nam (những người dưới
16 tuổi).
Trong các văn bản pháp lý quốc tế
liên quan đến tư pháp người chưa thành
niên đều hướng đến một nền tư pháp thân
thiện cho trẻ em (Child Friendly Justice).
Theo đó, khuyến nghị rằng các quốc gia
thành viên sẽ thúc đẩy và xây dựng luật
cũng như các thủ tục áp dụng các biện
pháp để đối phó với những trẻ em đã vi
* Thạc sĩ, Khoa Luật - Trường Đại học Công đoàn
VŨ THỊ PHƯỢNG
29Số 03 - 2018 Khoa học Kiểm sát
phạm pháp luật hình sự, mà không cần
đến thủ tục tố tụng tư pháp, các quyền
con người và các biện pháp bảo vệ được
tôn trọng đầy đủ (Điều 40, CRC) đồng
thời xem xét, sử dụng đến mức cao nhất
việc xử lý NCTN phạm tội mà không cần
đến các hệ thống xét xử chính thức ở bất
cứ lúc nào có thể để mang lại lợi ích tốt
nhất cho trẻ em (Quy tắc Bắc Kinh, Quy
tắc 11, Quy tắc 58, Hướng dẫn Ryadh).
Cụ thể hơn về nội dung này, Mục I.5 Quy
tắc chuẩn tối thiểu của Liên Hiệp Quốc
về hoạt động tư pháp đối với người chưa
thành niên năm 1985 (gọi tắt là Quy tắc
Bắc Kinh) nhấn mạnh: “Điểm trọng tâm
của những hệ thống pháp luật mà theo
đó người chưa thành niên phạm tội được
xử lý bởi những tòa án gia đình hay tòa
hành chính” và trong trường hợp được
xét xử theo mô hình tòa hình sự thì phúc
lợi đối với NCTN phạm tội cũng cần được
chú trọng, “điều này sẽ giúp tránh được
việc áp dụng thuần túy những biện pháp
trừng phạt”.
Mặc dù trẻ em là đối tượng được
hưởng quyền ưu tiên tư pháp, tuy nhiên
khi xử lý các trường hợp này vẫn cần
tuân thủ nguyên tắc “yêu cầu một sự
xét xử công bằng đối với bất cứ hành vi
phạm tội nào ở người chưa thành niên”
nhưng phải chú trọng đến phúc lợi của
NCTN và phải bảo đảm rằng bất cứ việc
xét xử nào đối với NCTN phạm tội phải
luôn xem xét hoàn cảnh của người phạm
tội cũng như hoàn cảnh dẫn đến hành
vi phạm tội (Mục I.5, Quy tắc Bắc Kinh)
đồng thời phải hướng đến thúc đẩy sự
tái hòa nhập và khả năng đảm đương
một vai trò xây dựng của trẻ em trong xã
hội (Điều 40, CRC); do đó tránh áp dụng
các hình phạt mang tính trừng trị và thay
vào đó là ưu tiên áp dụng các biện pháp
mang tính giáo dục cao và các biện pháp
thay thế cho các chế tài hình sự. Từ đó,
một yêu cầu đặt ra khi xây dựng hệ thống
tư pháp đối với NCTN, cần nêu cao các
quyền cùng sự an toàn của người chưa
thành niên, nâng cao sức khỏe về thể chất
và tinh thần của người chưa thành niên.
Phạt tù NCTN nên được sử dụng như là
biện pháp cuối cùng.
* Về độ tuổi và phạm vi chịu trách nhiệm
hình sự của trẻ em
Quy tắc Bắc Kinh khuyến nghị các
quốc gia nỗ lực để thống nhất một giới
hạn tuổi tối thiểu chịu trách nhiệm hình
sự (MACR) có lưu ý đến thực tế của độ
trưởng thành về trí tuệ, thể chất, tinh
thần, tình cảm của người phải chịu trách
nhiệm hình sự. Theo tinh thần của Quy
tắc này, “nếu tuổi chịu trách nhiệm hình
sự được quy định quá thấp, hay nếu như
không có giới hạn mức độ tuổi thấp hơn,
thì khái niệm trách nhiệm sẽ trở thành
vô nghĩa” (Mục I.4). Trên cơ sở đó, Công
ước về quyền trẻ em (CRC) với tư cách là
văn bản pháp lý trực tiếp quy định về các
quyền con người của trẻ em, trong đó có
trẻ em phạm tội đã một lần nữa yêu cầu
các quốc gia thành viên thúc đẩy việc quy
định “một hạn tuổi tối thiểu mà những
trẻ em ở dưới hạn tuổi đó được coi như
là không có khả năng vi phạm pháp luật
hình sự” (Điều 40, CRC) đồng thời Ủy
ban về quyền trẻ em đề nghị các quốc gia
thành viên không hạ thấp MACR xuống
12 tuổi. Nếu không có bằng chứng về độ
tuổi và không thể chứng minh rằng đứa
trẻ ở độ tuổi bằng hoặc cao hơn độ tuổi tối
thiểu của trách nhiệm hình sự (TNHS), thì
đứa trẻ sẽ không phải chịu trách nhiệm
hình sự(1).
1 [Khoa Luật – ĐHQGHN (2010), Bình luận chung số
CHUẨN MỰC QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ QUYỀN ƯU TIÊN TƯ PHÁP...
30 Khoa học Kiểm sát Số 03 - 2018
Về phạm vi chịu TNHS của trẻ em
được xác định trên nguyên tắc trẻ em
không phải chịu TNHS về tất cả các tội
phạm được quy định do người đã thành
niên thực hiện bởi tính hạn chế nội tại
của họ. Do đó, Hướng dẫn của Liên hợp
quốc về phòng ngừa vi phạm pháp luật
của người chưa thành niên (Hướng dẫn
Ryadh) đã chỉ rõ để ngăn chặn tình trạng
kỳ thị và tội phạm hóa các hành vi của
người chưa thành niên, cần phải có những
đạo luật để đảm bảo mọi hành vi không bị
coi là tội phạm hoặc không bị trừng phạt
nếu hành vi đó do người đã trưởng thành
thực hiện thì cũng sẽ không bị coi là tội
phạm hoặc bị trừng phạt nếu do người
chưa thành niên thực hiện(1).
* Về biện pháp xử lý trẻ em phạm tội
Quy tắc Bắc Kinh ưu tiên xác định
trong nhiều trường hợp cách giải quyết
tốt nhất đối với trẻ em phạm tội là không
có sự can thiệp của Tòa án. Vì vậy, việc
hướng đến khuyến khích cách xử lý
không chính thức hơn là xử lý chính thức
thông qua việc sử dụng các biện pháp
thay thế là cách tối ưu trong các trường
hợp này. Để tăng tính hiệu quả áp dụng,
quy tắc Bắc Kinh cũng nhấn mạnh, các
biện pháp này có thể được áp dụng ở bất
kỳ giai đoạn nào của cảnh sát, cơ quan
công tố hay cơ quan khác như Tòa án,
cơ quan xử lý khác(2) và các quốc gia khi
quy định các biện pháp thay thế chú ý
xây dựng “những hình thức xử lý mới mẻ
và mang tính cải tiến, cũng như những
10 về Quyền trẻ em trong tư pháp người chưa thành niên
trong cuốnQuyền con người – Tập hợp những bình luận và
khuyến nghị chung của Ủy ban công ước Liên Hợp Quốc,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; tr.790].
1 Quy tắc số 57, Hướng dẫn Ryadh.
2 Mục I.11, Quy tắc Bắc Kinh
hình thức phòng ngừa chống lại bất cứ
sự mở rộng quá mức nào đối với mạng
lưới kiểm soát xã hội chính thức dành cho
người chưa thành niên”(3). Mặc dù vậy,
Ủy ban về quyền trẻ em trong Bình luận
chung số 10 cho rằng biện pháp thay thế
chỉ nên được sử dụng khi có bằng chứng
thuyết phục rằng đứa trẻ thừa nhận vi
phạm pháp luật, thừa nhận trách nhiệm
một cách tự nguyện, bị ép buộc và không
có đe dọa hay áp lực đã được sử dụng
để có được sự thừa nhận đó và để bảo vệ
tối đa nội dung của nguyên tắc suy đoán
vô tội trong tố tụng hình sự. Bình luận
Chung số 10 nêu trên còn khẳng định
sự thừa nhận trách nhiệm về hành vi vi
phạm pháp luật sẽ không được sử dụng
nhằm chống lại chúng theo bất kỳ thủ tục
pháp lý nào sau đó. Đồng thời các văn
kiện pháp lý quốc tế cũng ghi nhận điều
kiện để áp dụng các biện pháp thay thế
liên quan đến cộng đồng hoặc các dịch
vụ khác phải được sự đồng ý của người
chưa thành niên hoặc cha mẹ hoặc người
giám hộ của trẻ. Trẻ em cần được thông
báo về quyền của mình liên quan đến
các thủ tục tố tụng tư pháp hoặc thủ tục
ngoài tư pháp mà họ đang hoặc có thể
tham gia. Trẻ em có quyền được trợ giúp
pháp lý ở mọi giai đoạn của mọi quá
trình áp dụng biện pháp thay thế.(4)
Bên cạnh việc khuyến khích áp dụng
các biện pháp xử lý chuyển hướng đối với
trẻ em phạm tội, thì các biện pháp hạn chế
và tước tự do cũng được đặt ra trong các
văn bản pháp lý quốc tế. Tuy nhiên, khi áp
3 Mục I.5, Quy tắc Bắc Kinh
4 Hội đồng Hướng dẫn Châu Âu về Tư pháp thân thiện
cho trẻ em; Quy tắc Bắc Kinh, Quy tắc 11; Nguyên tắc
và Hướng dẫn trợ giúp pháp lý trong hệ thống tư pháp
hình sự, Hướng dẫn 10.
VŨ THỊ PHƯỢNG
31Số 03 - 2018 Khoa học Kiểm sát
dụng các biện pháp hạn chế tự do cá nhân
đối với trẻ em phạm tội “chỉ được đưa ra
sau khi đã cân nhắc kỹ lưỡng và phải giới
hạn ở mức độ thấp nhất có thể”(1). Đồng
thời, Quy tắc Bắc Kinh chỉ ra quan điểm
trong trường hợp những biện pháp trừng
phạt nghiêm khắc là không thích hợp mặc
dù cũng với hành vi đó do người trưởng
thành thực hiện hoặc thực hiện với nạn
nhân là trẻ em thì việc áp dụng hình phạt
nghiêm khắc mang tính trừng phạt là thích
đáng thì trong trường hợp với trẻ em phạm
tội việc xét xử họ luôn nghiêng về hướng
bảo vệ lợi ích và tương lai của đứa trẻ. Do
đó “không được tước bỏ tự do cá nhân”
(tức áp dụng hình phạt tù) trừ khi trẻ em
phạm tội “bị xét xử vì một hành vi nghiêm
trọng có dùng bạo lực chống lại người khác
hay cố tình gây ra những tội nghiêm trọng
khác và trừ khi không có cách giải quyết
thích hợp khác”(2). Bên cạnh đó, việc quy
định không được áp dụng hình phạt tử
hình, chung thân, những hình phạt nhục
hình đối với trẻ em phạm tội cũng được
thống nhất quy định trong rất nhiều văn
bản pháp lý quốc tế(3) và Ủy ban về quyền
trẻ em hướng dẫn thêm rằng hình phạt tử
hình và tù chung thân không thể được áp
dụng đối với một tội phạm được thực hiện
bởi một người dưới 18 tuổi bất kể người đó
bao nhiêu tuổi (cho dù đã thành niên) tại
thời điểm xét xử.
Những quyền ưu tiên tư pháp này
của trẻ em cần hiểu rằng đó không phải
là một ân huệ mà xã hội ban tặng cho trẻ
em phạm tội mà đó là quyền mà các em
1 Mục I.17b, Quy tắc Bắc Kinh
2 Mục I.17c, Quy tắc Bắc Kinh
3 Mục I.17.2,3, Quy tắc Bắc Kinh, khoản 5 Điều 6, Điều
7 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Điều
37, CRC
được hưởng bởi yếu tố nội sinh trong con
người các em và sự đảm bảo sự tiến bộ,
công bằng của xã hội.
2. Tính tương thích của BLHS năm
2015 với các chuẩn mực quốc tế trong
bảo vệ quyền ưu tiên tư pháp của trẻ em
phạm tội
* Về mục đích và nguyên tắc xử lý trẻ em
phạm tội
Xử lý trẻ em phạm tội không phải
hướng đến sự trừng phạt bởi tính non nớt
trong sự trưởng thành của các em là một
đặc thù khác với những chủ thể khác, vì
vậy mục đích hướng đến khi xử lý người
dưới 18 tuổi phạm tội nói chung và trẻ em
phạm tội nói riêng đã được BLHS năm
2015 nhấn mạnh chủ yếu nhằm “giáo dục,
giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển
lành mạnh, trở thành công dân có ích cho
xã hội”.
Mục đích này đã được đề cập từ
BLHS năm 1985 thể hiện quan điểm nhất
quán trong xử lý nhóm đối tượng đặc biệt
của nhà nước ta từ xưa đến nay và được
cụ thể hóa trong hệ thống nguyên tắc xử
lý, mục đích, tính chất, thời gian chấp
hành cụ thể của các biện pháp xử lý đối
với nhóm đối tượng này. Bên cạnh việc
thể hiện mục đích xử lý trẻ em phạm tội
thì các nguyên tắc xử lý nhóm đối tượng
này còn là định hướng buộc các chủ thể
có thẩm quyền cần tuân thủ nhằm hướng
đến bảo vệ quyền ưu tiên tư pháp mà trẻ
em phạm tội được hưởng. Các nguyên tắc
cụ thể như sau:
Nguyên tắc bảo đảm lợi ích tốt nhất
cho người dưới 18 tuổi. Trong lần pháp
điển hóa năm 2015 nhà làm luật đã luật
hóa nguyên tắc này để phù hợp với CRC
CHUẨN MỰC QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ QUYỀN ƯU TIÊN TƯ PHÁP...
32 Khoa học Kiểm sát Số 03 - 2018
và các chuẩn mực quốc tế khác có liên
quan vừa thể hiện quan điểm của Đảng
và nhà nước ta trong việc thực hiện các
cam kết quốc tế bảo vệ, giáo dục trẻ em
vừa đảm bảo tăng cường hiệu quả giáo
dục, phục hồi trẻ em phạm tội. Đảm bảo
lợi ích tốt nhất cho trẻ không phải là xử
lý nhẹ hơn mức cần thiết hoặc bỏ qua
những hành vi nguy hiểm cho xã hội của
trẻ mà sự tác động của pháp luật hình sự
đến các em đảm bảo rằng các em được
xử lý công bằng, tương xứng với mức độ
nguy hiểm cho xã hội của hành vi và tạo
cơ hội cho các em được giáo dục, phục hồi
và tái hòa nhập xã hội một cách tự nhiên
để các em có được nhận thức mới đúng
đắn và không bị mất đi cơ hội phát triển.
Với nguyên tắc này, các cơ quan, người
có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tạo
mọi điều kiện đảm bảo quyền của người
dưới 18 tuổi phạm tội nói chung và trẻ em
phạm tội nói riêng được thực hiện một
cách hiệu quả nhất và đòi hỏi các chủ thể
có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải cân
nhắc trong việc lựa chọn biện pháp xử lý.
Trẻ em khi tiếp xúc với hệ thống tư
pháp hình sự sẽ có những tác động nhất
định đến tâm sinh lý của trẻ, nó sẽ có giá
trị răn đe, giáo dục phòng ngừa nếu chúng
ta áp dụng đúng quy định của pháp luật,
tôn trọng và bảo đảm các quyền ưu tiên
của các em nhưng nó cũng sẽ là sự ám ảnh
nếu việc xử lý là quá nghiêm khắc hoặc
oan, sai. Do vậy, khi truy cứu TNHS một
đứa trẻ cần cân nhắc thận trọng “đặc điểm
về nhân thân”, “tính chất nguy hiểm cho
xã hội của hành vi phạm tội”, “yêu cầu
của việc phòng ngừa tội phạm” đồng thời
xét thấy việc truy cứu TNHS trong trường
hợp đó là “cần thiết”(1). Nếu trong trường
hợp việc xử lý hình sự là không cần thiết
thì các cơ quan có thẩm quyền tiến hành
tố tụng cần phải ra quyết định không khởi
tố vụ án hoặc đình chỉ điều tra hoặc đình
chỉ vụ án ngay, đồng thời cân nhắc việc áp
dụng hoặc không áp dụng các biện pháp
thay thế. Đây là nguyên tắc thể hiện rõ
quyền ưu tiên tư pháp mà chỉ trẻ em mới
có, tạo điều kiện cho trẻ em có được cơ hội
giáo dục, phục hồi một cách tốt nhất.
Một trong những yếu tố tác động
lớn đến trẻ em phạm tội chính là mức độ
trưởng thành trong nhận thức và tâm lý
của mỗi đứa trẻ vì vậy, để đánh giá đúng
hành vi phạm tội của một đứa trẻ phải
“căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận nhận
thức của chúng về tính chất nguy hiểm
cho xã hội của hành vi phạm tội và nguyên
nhân, điều kiện gây ra tội phạm”(2), từ đó
lựa chọn được biện pháp xử lý phù hợp
nhất cho sự phát triển và tính hướng thiện
của từng trường hợp cụ thể, có như vậy
giá trị của hoạt động xử lý mới đạt được
mục đích cao nhất.
Về nguyên tắc áp dụng biện pháp xử lý
trẻ em phạm tội:
Trước tiên xem xét có thuộc trường
hợp được miễn TNHS hay không, nếu
thuộc trường hợp được miễn TNHS thì
cân nhắc lựa chọn biện pháp thay thế
kèm theo, nếu không thuộc trường hợp
được miễn TNHS thì ưu tiên áp dụng
các biện pháp giáo dục tại xã, phường,
thị trấn hoặc áp dụng biện pháp giáo dục
tại trường giáo dưỡng trước, nếu trong
trường hợp thấy rằng việc áp dụng các
biện pháp nêu trên không đảm bảo hiệu
1 Khoản 3 Điều 91 BLHS năm 2015
2 Khoản 1 Điều 91 BLHS năm 2015
VŨ THỊ PHƯỢNG
33Số 03 - 2018 Khoa học Kiểm sát
quả giáo dục, phòng ngừa thì mới áp
dụng hình phạt với trẻ em phạm tội. Ngay
cả khi buộc phải áp dụng hình phạt thì chỉ
áp dụng các hình phạt nhất định trong hệ
thống hình phạt được BLHS quy định đối
với người đã thành niên phạm tội. Theo
đó, để cho trẻ em phạm tội có cơ hội để
hòa nhập cộng đồng, trở thành công dân
có ích cho xã hội, BLHS quy định không
áp dụng hình phạt tù chung thân hoặc tử
hình đối với họ, hình phạt tù có thời hạn
là hình phạt nghiêm khắc nhất mà đối
tượng này có thể bị áp dụng nhưng cũng
được hưởng quyền ưu tiên hơn các chủ
thể khác đó là Tòa án chỉ áp dụng hình
phạt tù có thời hạn khi xét thấy các hình
phạt và biện pháp giáo dục khác không có
tác dụng răn đe, phòng ngừa và mức hình
phạt cụ thể thì được hưởng nhẹ hơn mức
áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trong
trường hợp tương ứng đồng thời nguyên
tắc xác định mức án cụ thể phải là thời
hạn tù thích hợp ngắn nhất(1).
Hành vi phạm tội trong quá khứ của
một người đủ 16 tuổi trở lên sẽ trở thành
một dấu vết trong lý lịch bản thân của họ
và sẽ chịu thêm hậu quả bất lợi cho các
hành vi thực hiện trong tương lai, đó là
căn cứ để tính là tái phạm, tái phạm nguy
hiểm – tình tiết định khung tăng nặng
hoặc là tình tiết tăng nặng TNHS đối với
người đó. Tuy nhiên, đối với trẻ em phạm
tội thì khác, một quyền ưu tiên được cụ
thể hóa bằng nguyên tắc “Án đã tuyên đối
với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội, thì
không tính để xác định tái phạm hoặc tái
phạm nguy hiểm”(2). Như vậy, nhà nước
và xã hội cho họ một cơ hội để xóa đi quá
1 Điều 91 BLHS năm 2015
2 Khoản 7, Điều 91 BLHS năm 2015
khứ không tốt đẹp, thể hiện “nguyên tắc
không coi việc trừng trị là mục đích đối
với người chưa đủ 16 tuổi”, thể hiện sự
đánh giá nhân văn, “không thành kiến”(3)
đối với hành vi tại thời điểm đặc biệt của
một con người – thời điểm chưa nhận
thức, phát triển đầy đủ nên các em có thể
tự tin hòa nhập cộng đồng, tự tin với các
cơ hội khi cần khai về lý lịch, tạo điều kiện
cho các em được phát triển bình thường
đồng thời sẽ được hưởng lợi về pháp lý
trong trường hợp sự tái hòa nhập không
thành công – trẻ em đó lại tiếp tục phạm
tội.
* Về độ tuổi và phạm vi chịu trách nhiệm
hình sự của trẻ em
Trên cơ sở đặc điểm tâm - sinh lý, thể
chất và khả năng nhận thức của trẻ em
Việt Nam, điều kiện kinh tế, chính trị, văn
hóa - xã hội và chính sách, đường lối xử
lý tội phạm của Đảng và nhà nước qua
từng thời kỳ, BLHS năm 2015 xác định độ
tuổi thấp nhất chịu TNHS là đủ 14 tuổi.
So với nhiều nước trên thế giới thì độ tuổi
này được coi là cao và thể hiện chính sách
bảo vệ trẻ em của Việt Nam, bởi đánh giá
mức độ bảo vệ trẻ em của một quốc gia
thì MARC là một chỉ số tỉ lệ thuận với
mức độ quan tâm, bảo vệ lợi ích của trẻ
em của quốc gia đó. Mức độ tuổi này là sự
kế thừa trong lịch sử lập pháp hình sự của
Việt Nam qua tất cả các thời kỳ.
Chính sách bảo vệ trẻ em phạm tội
của Việt Nam không chỉ dừng lại ở quy
định độ tuổi bắt đầu chịu TNHS tương
đối cao như trên mà BLHS năm 2015 còn
quy định phạm vi chịu TNHS của trẻ em
thông qua việc quy định các trường hợp
3 Đinh Văn Quế, 2015, tr.374
CHUẨN MỰC QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ QUYỀN ƯU TIÊN TƯ PHÁP...
34 Khoa học Kiểm sát Số 03 - 2018
trẻ em phải chịu TNHS và điều luật thể
hiện các trường hợp trẻ em được miễn
TNHS.
Thứ nhất, các trường hợp trẻ em phải
chịu TNHS
Theo khoản 2 Điều 12 BLHS năm 2015
thì không phải tất cả các hành vi nguy
hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự do
trẻ em thực hiện đều bị truy cứu TNHS
mà chỉ khi trẻ em thực hiện tội phạm,
tội phạm đó thỏa mãn đồng thời hai
điều kiện: Một là, thuộc loại tội phạm rất
nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng; Hai là, hành vi chỉ thuộc trong 28
tội sau: tội giết người (Điều 123), tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác (Điều 134), tội hiếp
dâm (Điều 141), tội hiếp dâm người dưới
16 tuổi (Điều 142), tội cưỡng dâm (Điều
143), tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi
đến dưới 16 tuổi (Điều 144), tội mua bán
người (Điều 150), tội mua bán người dưới
16 tuổi (Điều 151), tội cướp tài sản (Điều
168), tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
(Điều 169), tội cưỡng đoạt tài sản (Điều
170), tội cướp giật tài sản (Điều 171), tội
trộm cắp tài sản (Điều 173), tội hủy hoại
hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178),
tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều
248), tội tàng trữ trái phép chất ma túy
(Điều 249), tội vận chuyển trái phép chất
ma túy (Điều 250), tội mua bán trái phép
chất ma túy (Điều 251), tội chiếm đoạt
chất ma túy (Điều 252), tội tổ chức đua xe
trái phép (Điều 265), tội đua xe trái phép
(Điều 266), tội phát tán chương trình tin
học gây hại cho hoạt động của mạng máy
tính, mạng viễn thông, phương tiện điện
tử (Điều 286), tội cản trở hoặc gây rối loạn
hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn
thông, phương tiện điện tử (Điều 287), tội
xâm phạm trái phép vào mạng máy tính,
mạng viễn thông hoăc phương tiện điện
tử của người khác (Điều 289), tội sử dụng
mạng máy tính, mạng viễn thông, phương
tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt
tài sản (Điều 290), tội khủng bố (Điều 299),
tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện
quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 303),
tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí
quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân
sự (Điều 304). Ngoài ra, đối với hành vi
chuẩn bị phạm tội thì trẻ em chỉ phải chịu
TNHS đối với hành vi chuẩn bị phạm tội
giết người (Điều 123) và tội cướp tài sản
(Điều 168).
So với BLHS năm 1999 thì phạm vi
chịu TNHS của trẻ em được thu hẹp đáng
kể trong BLHS năm 2015. BLHS năm 1999
quy định phạm vi chịu TNHS của trẻ em
là “tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý
hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”(1)
mà không chỉ rõ tội nào nên được hiểu
là toàn bộ các tội phạm rất nghiêm trọng
do cố ý và toàn bộ các tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng cả do cố ý và do vô ý thì trẻ
em đều phải chịu TNHS.
Thứ hai, các trường hợp trẻ em được
miễn TNHS
Chế định miễn TNHS riêng bản thân
nó đã là một chế định thể hiện rõ tính nhân
văn của nhà nước đối với người phạm tội
bởi với chế định này, người phạm tội trong
những trường hợp nhất định sẽ được nhà
nước bảo vệ thông qua việc không xử lý
hình sự nữa, nếu đã khởi tố hình sự thì ra
quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ
1 Điều 12, BLHS năm 1999
VŨ THỊ PHƯỢNG
35Số 03 - 2018 Khoa học Kiểm sát
án hoặc tuyên người đó không phạm tội.
Trong trường hợp quy định miễn TNHS
cho trẻ em phạm tội thì càng thể hiện tính
nhân văn hơn, thể hiện rõ quyền ưu tiên
tư pháp của trẻ em hơn.
So với BLHS năm 1999, BLHS năm
2015 đã thu hẹp phạm vi chịu TNHS của
trẻ em và mở rộng phạm vi miễn TNHS
cho nhóm đối tượng này. Theo đó, khoản 2
Điều 69 BLHS năm 1999 quy định: “người
chưa thành niên phạm tội có thể được
miễn TNHS, nếu người đó phạm tội ít
nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây
hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ
và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức
nhận giám sát, giáo dục”. Tuy nhiên, với
quy định này thì chỉ đề cập đến phạm vi
miễn TNHS đối với NCTN từ 16 tuổi đến
dưới 18 tuổi còn đối với trẻ em phạm tội
thì chưa được đề cập bởi những trường
hợp này ngay từ đầu đã không thuộc
phạm vi chịu TNHS của trẻ em từ đủ 14
tuổi đến dưới 16 tuổi rồi. Do đó, căn cứ
BLHS năm 1999, trong quá trình điều tra,
truy tố, xét xử bị can, bị cáo là trẻ em các
cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng
không có căn cứ để miễn TNHS cho trẻ
em phạm tội. Hoàn thiện vấn đề này, Điều
92 BLHS năm 2015 đã quy định cụ thể hơn
các trường hợp miễn TNHS đối với trẻ
em phạm tội và trường hợp hành vi nguy
hiểm cho xã hội do trẻ em thực hiện không
thuộc phạm vi chịu TNHS cùng đồng thời
không là một trong các căn cứ miễn TNHS
cho trẻ em (dù là đương nhiên hay có thể
được miễn TNHS theo Điều 29 và Điều
92 BLHS năm 2015). Điều này hoàn toàn
hợp lý bởi TNHS chỉ đặt ra đối với người
phạm tội và vì có một số yếu tố khác mà
được miễn TNHS, do đó bản chất của
trường hợp miễn TNHS phải là chủ thể tội
phạm trong khi đó nếu trẻ em thực hiện
các hành vi không thuộc phạm vi chịu
TNHS thì các hành vi đó không phải là tội
phạm và trẻ em trong trường hợp đó cũng
không được xác định là chủ thể tội phạm
nên vấn đề miễn TNHS không đặt ra. Do
đó trong quá trình tố tụng tùy từng giai
đoạn mà chủ thể có thẩm quyền ra quyết
định không khởi tố vụ án, đình chỉ điều
tra, đình chỉ vụ án hoặc tuyên vô tội.
Với cách quy định mới này đã thể
hiện rõ chính sách hình sự đối với trẻ
em phạm tội được nâng cao hơn, đề cao
quyền con người của trẻ em hơn, thể hiện
quyền ưu tiên tư pháp một cách cụ thể, thiết
thực hơn và có cơ sở để yêu cầu thực hiện
bồi thường nhà nước do oan, sai.
* Về biện pháp xử lý trẻ em phạm tội
So với BLHS năm 1999, BLHS năm
2015 đã có nhiều sửa đổi, bổ sung mang
tính hoàn thiện hơn và các quyền ưu tiên
tư pháp của trẻ em được khả thi hơn như
việc bổ sung các biện pháp giám sát, giáo
dục trong trường hợp miễn TNHS và sửa
đổi hoàn thiện các quy định về các biện
pháp tư pháp và hình phạt đối với trẻ em
phạm tội.
Một là, các biện pháp giám sát, giáo dục
Các biện pháp giám sát, giáo dục bao
gồm: khiển trách, hòa giải tại cộng đồng
hoặc biện pháp giáo dục tại xã, phường,
thị trấn. Đây là các biện pháp thay thế áp
dụng trong trường hợp trẻ em được miễn
TNHS và lần đầu tiên được ghi nhận
trong BLHS. Giá trị của các biện pháp này
thể hiện rõ tính nhân văn, tạo điều kiện
để chuyển hướng xử lý trẻ em phạm tội ra
khỏi vòng tư pháp hình sự và là xu hướng
CHUẨN MỰC QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ QUYỀN ƯU TIÊN TƯ PHÁP...
36 Khoa học Kiểm sát Số 03 - 2018
chung trong chính sách xử lý đối với
nhóm đối tượng này của nhiều nước trên
thế giới như Thụy Điển, Đức, Nga, Nhật
Bản, Thái Lan, Philippin, Úc, Canada
đồng thời cũng phù hợp với các điều ước
quốc tế về bảo vệ trẻ em.
Theo đó, có thể hiểu đây là biện pháp
trả tự do có điều kiện để nhằm hạn chế,
phòng ngừa người được áp dụng tái
phạm. Do đó, trong trường hợp trẻ em
phạm tội được miễn TNHS thì bên cạnh
việc trả tự do thì người đó sẽ bị áp dụng
một trong các biện pháp thay thế. Tuy
nhiên, với mỗi biện pháp khác nhau thì
đối tượng cũng có giới hạn khác nhau:
biện pháp khiển trách được áp dụng đối
với tất cả các trường hợp trẻ em đương
nhiên hoặc có thể được miễn TNHS theo
Điều 29 và Điều 91, còn hai biện pháp còn
lại chỉ áp dụng đối với trường hợp có thể
được miễn TNHS theo Điều 91 BLHS tức
là tội phạm rất nghiêm trọng thuộc 14 tội
danh trong tổng số 28 tội danh trẻ em phải
chịu TNHS.
Bên cạnh việc dành quyền ưu tiên cho
nhóm trẻ em phạm tội được áp dụng các
biện pháp phục hồi, nhà làm luật còn hướng
đến việc giáo dục các em nhận thức được
tính nguy hiểm do hành vi của mình gây ra
và chấp nhận sửa chữa sai lầm, hướng đến
thay đổi nhận thức một cách thực sự và lâu
dài, đồng thời nâng cao vai trò của gia đình,
cộng đồng, xã hội trong việc giúp đỡ các
em hòa nhập cộng đồng một cách tự nhiên,
bình thường nên BLHS quy định điều kiện
để áp dụng các biện pháp này đòi hỏi cần
có sự đồng ý của chính các em hoặc của
người đại diện hợp pháp của các em trong
việc áp dụng các biện pháp thay thế này(1).
1 Điều 92 BLHS năm 2015
Ngoài ra, việc quy định các nghĩa vụ mà các
em phải thực hiện trong thời gian áp dụng
các biện pháp này được quy định cụ thể có
ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục ý thức
pháp luật cũng như ý thức cộng đồng, kỷ
luật bản thân và hướng nghiệp, dạy nghề
cho các em. Các trường hợp cụ thể, thời gian
áp dụng các biện pháp này cũng như nghĩa
vụ của các em phải thực hiện trong thời gian
bị áp dụng cũng được quy định cụ thể phù
hợp với tính chất của từng biện pháp.
Hai là, biện pháp tư pháp
Biện pháp tư pháp là một trong các
biện pháp cưỡng chế hình sự, áp dụng
để hỗ trợ hoặc thay thế cho hình phạt
và đặc biệt người bị áp dụng sẽ không
bị coi là có án tích. Do đó cùng với các
biện pháp tư pháp nói chung, biện pháp
tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
làm tăng số lượng các biện pháp mang
tính thay thế cho biện pháp cưỡng chế
nghiêm khắc nhất (hình phạt) trong
trường hợp nếu thấy không cần thiết
phải áp dụng hình phạt đối với trẻ em
phạm tội. Điều này cho thấy sự ưu tiên
trong việc mở rộng các biện pháp xử lý
mang tính ít nghiêm khắc hơn hình phạt
đối với trẻ em phạm tội.
Quyền ưu tiên còn được thể hiện ở
chỗ, biện pháp giáo dục tại trường giáo
dưỡng chỉ dành riêng cho người dưới 18
tuổi phạm tội nói chung trong đó có trẻ
em phạm tội; do đó người đã thành niên
phạm tội sẽ không được áp dụng biện
pháp này. Tính chất của biện pháp này là
cách ly đối tượng ra khỏi môi trường sống
hiện tại của họ một thời gian thay vào đó
là một môi trường sống mới “ngoài giờ
học văn hoá, học nghề, lao động, học sinh
được tham gia các hoạt động văn hoá, văn
VŨ THỊ PHƯỢNG
37Số 03 - 2018 Khoa học Kiểm sát
nghệ, thể dục thể thao, đọc sách báo, xem
truyền hình và các hoạt động vui chơi giải
trí khác do trường tổ chức”(1). Chính môi
trường sống sẽ tác động rất nhanh, rất lớn
đến sự trưởng thành cũng như khuynh
hướng phát triển của trẻ em. Vì thế, đây
là sự cách ly các em khỏi những mối nguy
hiểm, những sự rủi ro tiềm ẩn thấy rõ,
giúp cho các em có cơ hội được phát triển
theo chuẩn mực của xã hội, được nuôi
dưỡng một tâm trí mới tốt đẹp hơn thay
thế cho một nhân sinh quan sai lệch trước
đó và đây chính là mục đích xử lý trẻ em
đồng thời cũng là nội hàm của sự bảo vệ
trẻ em một cách bền vững của pháp luật
hình sự.
Ba là, hình phạt
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế hình
sự nghiêm khắc nhất vì thế quyền ưu tiên
mà trẻ em được hưởng sẽ được thể hiện
đậm nét trong quy định này. Với mục đích
xử lý trẻ em phạm tội nhằm hướng thiện,
giáo dục các em nên theo nguyên tắc thứ tự
áp dụng các biện pháp xử lý trẻ em phạm
tội thì hình phạt là phương án cuối cùng
sau khi đã được cân nhắc có thuộc trường
hợp miễn TNHS không, có thể áp dụng
biện pháp giám sát, giáo dục hay không.
Hệ thống hình phạt của pháp luật hình
sự Việt Nam áp dụng với thể nhân gồm có
7 hình phạt chính và 7 hình phạt bổ sung
tuy nhiên theo Điều 98 BLHS thì người
dưới 18 tuổi phạm tội chỉ bị áp dụng một
trong bốn hình phạt: cảnh cáo, phạt tiền,
cải tạo không giam giữ và tù có thời hạn.
Trong đó, Điều 34 BLHS quy định: “cảnh
cáo được áp dụng đối với người phạm tội
ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm
1 Luật Thi hành án hình sự năm 2010
nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình
phạt” mà loại tội ít nghiêm trọng thì không
thuộc phạm vi chịu TNHS của trẻ em và
Điều 99 BLHS quy định: “phạt tiền được
áp dụng là hình phạt chính đối với người
từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi” trong
khi trẻ em là người từ đủ 14 tuổi đến dưới
16 tuổi. Do đó, trẻ em phạm tội chỉ phải
chịu 2/7 hình phạt (chiếm 28,5%) đó là cải
tạo không giam giữ và tù có thời hạn, so
với người đủ 16 đến dưới 18 tuổi phạm tội
thì trẻ em không phải chịu hình phạt cảnh
cáo và hình phạt tiền (bằng 50%). Đối với
hai hình phạt mà trẻ em phạm tội có thể
bị áp dụng thì mức hình phạt cũng được
giới hạn thấp hơn so với người đủ 16 tuổi
trở lên phạm tội. Cụ thể: hình phạt cải tạo
không giam giữ: thời hạn không quá ½
thời hạn mà điều luật quy định (Điều 100
BLHS); hình phạt tù có thời hạn: nếu điều
luật áp dụng quy định hình phạt tù chung
thân hoặc tử hình thì mức hình phạt cao
nhất là 12 năm tù, nếu là tù có thời hạn
thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng
không quá ½ mức phạt tù quy định (Điều
101 BLHS).
Tuy nhiên, để đảm bảo tính răn đe,
phòng ngừa nhà làm luật quy định đối với
trẻ em phạm tội hình phạt cải tạo không
giam giữ chỉ áp dụng đối với trường hợp
phạm tội rất nghiêm trọng như vậy trường
hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thì
trẻ em phạm tội chỉ có một hình phạt để
áp dụng là hình phạt tù có thời hạn. Ngoài
ra, trong trường hợp chuẩn bị phạm tội
và phạm tội chưa đạt nếu thuộc trường
hợp phải chịu hình phạt thì trẻ em cũng
được hưởng những ưu tiên hơn so với các
nhóm chủ thể khác trong quyết định mức
hình phạt đối với họ (Điều 102 BLHS)./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuan_muc_quoc_te_ve_bao_ve_quyen_uu_tien_tu_phap_cua_tre_em.pdf