Chứng cứ chứng minh trong các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm mà bị hại là phụ nữ, trẻ em

Việc chứng minh các xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm mà bị hại là phụ nữ, trẻ em chính là việc sử dụng chứng cứ đã thu thập được để chứng minh làm rõ: Có hành vi phạm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm mà bị hại là phụ nữ, trẻ em hay không? Hành vi đó quy định tại điều nào của BLHS? Ai là người thực hiện hành vi phạm tội? Động cơ mục đích phạm tội? cần chú ý làm rõ những vấn đề như: Ý thức chủ quan khi thực hiện hành vi phạm tội? Hành vi cố ý, vô ý thực hiện tội phạm đươc thể hiện thế nào? Thương tích do người thực hiện hành vi phạm tội gây ra cho bị hại là bao nhiêu? Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm được thể hiện qua hành động, câu nói gì? Độ tuổi, giới tính của bị hại? Vị trí, vai trò của người thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án, ai là chủ mưu, thực hiện, giúp sức để cá thể hóa trách nhiệm hình sự? Quá trình kiểm tra, đánh giá chứng cứ các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm mà bị hại là phụ nữ, trẻ em cần bám sát vào các quy định của BLHS về cấu thành tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm để xác định chứng cứ có giá trị chứng minh. Đánh giá từng chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, xác định đâu là chứng cứ xác thực của vụ án, đặt từng chứng cứ đã được đánh giá trong mối liên hệ với nhau với diễn biến của vụ án, bao gồm cả chứng cứ trực tiếp và chứng cứ gián tiếp. Mỗi chứng cứ được đánh giá trong hồ sơ vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm đều có ý nghĩa chứng minh một vài vấn đề của diễn biến vụ án. Việc kiểm tra, đánh giá các chứng cứ đã được đánh giá trong mối liên hệ với nhau sẽ giúp cho các chủ thể tiến hành tố tụng có đủ các chứng cứ để chứng minh làm rõ toàn bộ sự thật của vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm mà bị hại là phụ nữ, trẻ em, đảm bảo tính khách quan, xác thực nhất. Như vậy, hoạt động ghi nhận, thu thập, bảo quản và kiểm tra, đánh giá chứng cứ các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm mà bị hại là phụ nữ, trẻ em được tiến hành đồng thời trong một thể thống nhất. Trong đó, ghi nhận, thu thập, bảo quản chứng cứ là những việc làm trước hết, là tiền đề cho việc kiểm tra, đánh giá chứng cứ. Hoạt động ghi nhận, thu thập, bảo quản và kiểm tra, đánh giá chứng cứ sẽ giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng sử dụng chứng cứ, hay nói cách khác, quá trình chứng minh của các cơ quan tiến hành tố tụng chính là việc những người tiến hành tố tụng sử dụng những chứng cứ đã được ghi nhận, thu thập, bảo quản và kiểm tra, đánh giá để làm sáng tỏ sự thật vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm mà bị hại là phụ nữ, trẻ em./.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 243 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chứng cứ chứng minh trong các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm mà bị hại là phụ nữ, trẻ em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
36 CHỨNG CỨ CHỨNG MINH TRONG CÁC VỤ ÁN XÂM PHẠM TÍNH MẠNG... Khoa học Kiểm sát Số 01 - 2020 1. Đặt vấn đề Trong những năm qua, các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người mà bị hại là phụ nữ, trẻ em có diễn biến ngày càng phức tạp, đặc biệt là các tội phạm xâm hại tình dục với xu hướng gia tăng về số lượng với tính chất, mức độ, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, thể hiện sự suy đồi đạo đức, coi thường sức khỏe và nhân phẩm của trẻ em, gây bức xúc, phẫn nộ trong dư luận xã hội như: Bố đẻ hiếp dâm con gái, anh trai hiếp dâm em gái, chồng hiếp dâm con riêng của vợ, ông ngoại hiếp dâm cháu, nhiều người hiếp dâm một người1 Do đó, việc phát hiện, xử lý và làm giảm số lượng hành vi phạm tội xảy ra xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, nhân phẩm đối với phụ nữ và trẻ em đang là một trong những nhiệm vụ cấp bách được đặt ra đối với các 1 Trần Công Phàn, Tội phạm xâm hại tình dục trẻ em tại Việt Nam, Tạp chí Khoa học Kiểm sát số chuyên đề 1 (30) 2019, tr.3 cơ quan tư pháp và xã hội. Nhằm góp phần giúp các cơ quan tư pháp phát hiện, xử lý tốt các vụ án hình sự này, việc nhận thức đầy đủ về những nội dung có liên quan đến chứng cứ chứng minh trong các vụ án xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm mà bị hại là phụ nữ, trẻ em đóng một vai trò quan trọng. Vì vậy, dưới đây bài viết sẽ tập trung nghiên cứu và đề cập đến các khái niệm vụ án và chứng cứ trong các vụ án xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm mà bị hại là phụ nữ, trẻ em; một số nội dung thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ trong các vụ án xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm mà bị hại là phụ nữ, trẻ em. 2. Khái niệm vụ án xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm mà bị hại là phụ nữ, trẻ em Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người CHỨNG CỨ CHỨNG MINH TRONG CÁC VỤ ÁN XÂM PHẠM TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE, DANH DỰ NHÂN PHẨM MÀ BỊ HẠI LÀ PHỤ NỮ, TRẺ EM LẠI VIẾT QUANG* * Tiến sĩ, Hiệu trưởng Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội Hoạt động thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ là những hoạt động bắt buộc phải thực hiện để chứng minh, làm sáng tỏ sự thật vụ án. Đối với các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm phụ nữ, trẻ em, hoạt động trên có những đặc điểm riêng mà các cơ quan tư pháp cần lưu ý để giải quyết vụ án được nhanh chóng, chính xác nhất. Từ khóa: Chứng minh; chứng cứ; xâm hại phụ nữ, trẻ em. Ngày nhận bài: 16/8/2019; Ngày biên tập xong: 30/8/2019; Ngày duyệt đăng: 10/01/2020. Evidence collecting, examining and assessing are compulsory to clarify the criminal cases’ truth. For the cases infringing health, honour and dignity of women and children, those activities have their own characteristics that require legal entities need to pay attention to deal with the cases timely and accurately. Keywords: Prove, evidence, infringement of women and children. 37Khoa học Kiểm sátSố 01 - 2020 LẠI VIẾT QUANG thuộc Chương XIV của Bộ luật hình sự 2015 (BLHS) gồm 33 tội danh (quy định từ Điều 123 đến Điều 156) được chia làm 3 nhóm gồm: Nhóm các tội xâm phạm tính mạng gồm 13 tội danh được quy định tại các Điều từ Điều 123 đến Điều 133 và các Điều 148, 149; Nhóm các tội xâm phạm sức khỏe gồm 07 tội danh được quy định tại các Điều từ Điều 134 đến Điều 140 BLHS; Nhóm các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự gồm 14 tội danh được quy định tại các Điều từ Điều 141 đến Điều 147 và các Điều từ Điều 150 đến Điều 156 BLHS. Căn cứ để xác định là vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người mà bị hại là phụ nữ trẻ em chính là các yếu tố: + Hành vi phạm tội phải được quy định trong BLHS, Chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người; + Chủ thể thực hiện hành vi phạm tội phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật; + Bị hại trong các vụ án là phụ nữ hoặc người dưới 16 tuổi theo từng điều luật cụ thể quy định trong BLHS; + Được các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự ra quyết định khởi tố vụ án về các tội danh quy định tại chương xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. Như vậy, vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của con người mà bị hại là phụ nữ, trẻ em là vụ việc có tính hình sự đã được phát hiện, có dấu hiệu của tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của con người được quy định trong Bộ luật hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện nhằm đe dọa tước đoạt tính mạng, cố ý hoặc vô ý tước đoạt tính mạng; gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe; xâm hại danh dự, nhân phẩm của bị hại là phụ nữ, trẻ em mà các cơ quan có thẩm quyền phải kiểm tra, xác minh và khởi tố điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật. 3. Chứng cứ, những vấn đề cần phải chứng minh trong các vụ án xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm mà bị hại là phụ nữ, trẻ em 3.1. Chứng cứ trong các vụ án xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm mà bị hại là phụ nữ, trẻ em Để xử lý đầy đủ, chính xác tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của con người mà bị hại là phụ nữ, trẻ em, việc đầu tiên là phải nhận thức cơ bản, đầy đủ về chứng cứ và các nội dung liên quan như sau: - Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án2. Chúng tôi cho rằng, những gì có thật ở đây có thể hiểu là những thông tin được thu thập đúng theo đúng quy định có ý nghĩa giúp cho các cơ quan tố tụng giải quyết vụ án. - Thuộc tính của chứng cứ luôn phải đảm bảo ba yếu tố khách quan, liên quan và hợp pháp. Nếu thiếu một trong ba yếu tố này thì những thông tin mà các chủ thể có thẩm quyền thu thập được không được coi là chứng cứ và không được dùng để giải quyết vụ án. - Để tìm kiếm chứng cứ, khai thác chứng cứ sử dụng giải quyết vụ án thì không đâu 2 Xem: Điều 86 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. 38 CHỨNG CỨ CHỨNG MINH TRONG CÁC VỤ ÁN XÂM PHẠM TÍNH MẠNG... Khoa học Kiểm sát Số 01 - 2020 khác từ các nguồn chứng cứ như Vật chứng; Lời khai, lời trình bày; Dữ liệu điện tử; Kết luận giám định, định giá tài sản; Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, xét xử, thi hành án; Kết quả thực hiện ủy thác và hợp tác quốc tế; Các tài liệu đồ vật khác. Một thông tin, tài liệu để được coi là chứng cứ phải đảm bảo các thuộc tính đó là: tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp. - Chứng cứ trong vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của con người mà bị hại là phụ nữ, trẻ em phải thỏa mãn các đặc điểm về chứng cứ của vụ án hình sự vì vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của con người mà bị hại là phụ nữ, trẻ em là vụ án hình sự. Do vậy có thể đưa ra khái niệm chứng cứ trong các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm mà bị hại là phụ nữ và trẻ em như sau: Chứng cứ trong các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm mà bị hại là phụ nữ, trẻ em là những gì có thật được thu thập theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, có giá trị chứng minh hành vi đe dọa tước đoạt tính mạng; cố ý hoặc vô ý tước đoạt tính mạng; gây thương tích hoặc xâm hại sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của bị hại là phụ nữ, trẻ em cũng như các tình tiết khác có ý nghĩa xác định sự thật vụ án và bảo đảm cho việc xử lý được đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. 3.2. Những vấn đề cần phải chứng minh trong các vụ án xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm mà bị hại là phụ nữ, trẻ em Trong các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm mà bị hại là phụ nữ, trẻ em có các nội dung cần phải chứng minh cơ bản sau3: 3 Xem: Khoản 1 Điều 85 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 - Có hành vi phạm tội xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi này. Hành vi phạm tội ở đây là các hành vi được mô tả trong các cấu thành tội phạm cụ thể có thể liệt kê như: + Cố ý đe dọa tước đoạt tính mạng, dùng lời nói đe dọa thể hiện sự cương quyết chắc chắn sẽ thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng của bị hại là phụ nữ, trẻ em, nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây ra cái chết cho bị hại; mong muốn bỏ mặc, vô ý làm bị hại chết mặc dù phải thấy trước, có thể thấy trước hoặc tuy đã thấy trước hành vi của mình có thể gây ra cái chết cho bị hại mà vẫn thực hiện; đối xử tàn ác, ngược đãi, làm nhục hoặc kích động, thúc đẩy dụ dỗ bị hại là phụ nữ, trẻ em khiến bị hại tự tước đạt tính mạng của họ là chứng cứ bắt buộc trong quá trình chứng minh các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của con người mà bị hại là phụ nữ, trẻ em; + Cố ý, vô ý thực hiện hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của bị hại là phụ nữ, trẻ em; Cố ý làm nhục, hành hạ, đối xử tàn ác phụ nữ, trẻ em là người đang lệ thuộc vào người thực hiện hành vi phạm tội; + Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể chống cự được của bị hại là phụ nữ, trẻ em để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với họ; + Có hành vi dâm ô không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác; Có hành vi giao cấu với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi; Dùng mọi thủ đoạn khiến bị hại là 39Khoa học Kiểm sátSố 01 - 2020 LẠI VIẾT QUANG phụ nữ, trẻ em đang lệ thuộc vào người thực hiện hành vi phạm tội quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác; + Dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc bị hại là phụ nữ, trẻ em thực hiện hành vi khiêu dâm hoặc chứng kiến hành vi khiêu dâm; + Cố ý truyền HIV cho bị hại là phụ nữ, trẻ em; dùng vũ lực, thủ đoạn lừa gạt để mua bán bị hại là phụ nữ, trẻ em nhằm thu lợi nhuận bằng tiền hoặc lợi ích vật chất khác hoặc đánh tráo người dưới 01 tuổi; + Cố ý chiếm giữ hoặc giao người khác chiếm giữ trẻ em dưới 16 tuổi; cố ý thực hiện hành vi mua, bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận của phụ nữ, trẻ em; + Có hành động thể hiện qua lời nói, hành động xúc phạm danh dự, nhân phẩm cho phụ nữ và trẻ em như chửi rủa, lăng mạ, lột quần áo giữa đám đông + Đưa ra các thông tin không có thật nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm gây thiệt hại quyền, lợi ích của bị hại là phụ nữ, trẻ em hoặc đưa ra thông tin không có thật để tố cáo bị hại. - Người thực hiện hành vi xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm là ai, có bao nhiêu người, lỗi của từng người này như thế nào, cố ý hay vô ý; những người thực hiện hành vi có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội; - Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của những đối tượng đã thực hiện hành vi xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và đặc điểm về nhân thân của họ; - Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm gây ra về vật chất, thể chất, tinh thần; - Những nguyên nhân và điều kiện của các hành vi xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm đã được thực hiện; - Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt đối với người thực hiện hành vi xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm mà bị hại là phụ nữ và trẻ em. 4. Một số nội dung thu thập chứng cứ trong các vụ án xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm mà bị hại là phụ nữ, trẻ em Thu thập chứng cứ bao gồm tổng hợp các hoạt động như ghi nhận, thu giữ và bảo quản chứng cứ, đây là những hoạt động đầu tiên của qúa trình chứng minh trong vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của con người mà bị hại là phụ nữ, trẻ em. Đặc điểm riêng biệt của vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của con người mà bị hại là phụ nữ, trẻ em là nguồn tin báo, tố giác các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thường xuất phát nhiều từ người làm chứng hoặc người thân của bị hại như bố, mẹ, anh chị em và vụ việc xảy ra thường khá lâu mới đến báo tin, tố giác nên kết luận giám định, bao gồm cả giám định pháp y và giám định kỹ thuật hình sự như: Giám định tỷ lệ thương tật, giám định cơ chế hình thành thương tích, giám định độ tuổi, giám định mức độ tổn thương màng trinh, giám định dấu vân tay, giám định ADN, giám định độ tuổi, giọng nói qua băng ghi âm, video, giám định chữ viết là kết luận giám định của các cơ quan có thẩm quyền. Đây là nguồn chứng cứ có giá trị chứng minh cao trong vụ án 40 CHỨNG CỨ CHỨNG MINH TRONG CÁC VỤ ÁN XÂM PHẠM TÍNH MẠNG... Khoa học Kiểm sát Số 01 - 2020 xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của con người có bị hại là phụ nữ, trẻ em. Những tài liệu, đồ vật liên quan khác phản ánh những thông tin liên quan đến hành vi phạm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của con người mà bị hại là phụ nữ, trẻ em chứng minh làm rõ sự thật khách quan của vụ án như phương tiện thực hiện hành vi phạm tội: Xe đạp, xe máy, ô tô; Hung khí, vũ khí, công cụ thực hiện hành vi phạm tội: Dao, súng, gậy, gạch, đá côn, thuốc độc, a xít cũng cần chú ý khi thu thập chứng cứ. Thực tiễn giải quyết các vụ án vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của con người mà bị hại là phụ nữ, trẻ em cho thấy: Mỗi vụ án xảy ra đều có tình tiết khác nhau, người thực hiện hành vi phạm tội có thủ đoạn, phương thức thực hiện hành vi và che giấu tội phạm khác nhau. Mặc dù với hầu hết các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của con người mà bị hại là phụ nữ, trẻ em, người phạm tội thường để lại dấu vết tại hiện trường nhưng trong nhiều vụ án, việc thu thập chứng cứ vật chất tại hiện trường không đảm bảo, kịp thời. Bên cạnh đó, việc ghi nhận thông tin từ phía bị hại trong các vụ án này thường gặp nhiều vướng mắc do bị hại còn quá nhỏ hoặc bị sang chấn về tâm lý do hoảng sợ, lo lắng (trong các vụ án hiếp dâm, giết người, hiếp dâm, cưỡng dâm trẻ em) nên việc khai báo của bị hại không đầy đủ, khách quan... Vì vậy, việc ghi nhận thông tin từ bị hại trong vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của con người mà bị hại là phụ nữ, trẻ em là hoạt động thu thập chứng cứ phức tạp, đòi hỏi các chủ thể có thẩm quyền phải có kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ, linh hoạt áp dụng các chiến thuật, thủ thuật phù hợp Việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thu giữ dấu vết máu, lông, tóc, hung khí, băng, đĩa video, file dữ liệu điện tử phải được thực hiện chi tiết, chính xác, kịp thời. Để ghi nhận và thu giữ chứng cứ các chủ thể có thẩm quyền phải tiến hành các biện pháp nghiệp vụ theo chức năng quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự để ghi nhận đầy đủ những thông tin về vụ việc phạm tội và kịp thời thu giữ vật chứng (nếu có) như khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi; lấy lời khai bị hại; người làm chứng; khám xét, xem xét dấu vết trên thân thể; hỏi cung bị can Đây chính là hoạt động thu thập những chứng cứ có ý nghĩa chứng minh các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm mà bị hại là phụ nữ, trẻ em. Chứng cứ do các chủ thể có thẩm quyền thu thập phải từ các nguồn và được thu thập đúng trình tự, thủ tục của Bộ luật tố tụng hình sự. Đối với những vụ án bị hại là trẻ em, khi lấy lời khai bị hại phải có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đảm bảo tính khách quan trong điều tra, đảm bảo tính pháp lý và giá trị chứng minh. Bên cạnh đó, việc thu thập chứng cứ thông qua các biện pháp điều tra khác như hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng cũng cần được tuân thủ nghiêm túc, đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ. Việc thu thập chứng cứ phải tập trung, tránh thu thập tràn lan hoặc không đầy đủ chứng cứ. Khi thu giữ phải lập biên bản tố tụng, việc thu giữ phải được tiến hành kịp thời, bám sát vào những vấn đề cần chứng minh, phạm vi chứng minh trong vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm mà bị hại là phụ nữ, trẻ em. 41Khoa học Kiểm sátSố 01 - 2020 LẠI VIẾT QUANG Song song với việc ghi nhận, thu thập chứng cứ, việc bảo quản chứng cứ cũng cần được tiến hành ngay từ khi phát hiện, thu giữ chứng cứ ngay tại hiện trường, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử nhằm giải quyết đúng đắn các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm mà bị hại là phụ nữ, trẻ em. Việc bảo quản chứng cứ phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự để bảo đảm giá trị chứng minh của chứng cứ. 5. Một số nội dung kiểm tra, đánh giá chứng cứ trong các vụ án xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm mà bị hại là phụ nữ, trẻ em Để có được chứng cứ có giá trị chứng minh, phải kể đến công tác kiểm tra chứng cứ thông qua việc xem xét từng chứng cứ thu thập được như: Lời khai của đối tượng tình nghi, lời khai của bị hại, người làm chứng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan; Biên bản hỏi cung bị can; biên bản khám nghiệm hiện trường; kết luận giám định; vật chứng thu giữ xem chứng cứ ấy có phù hợp với hiện thực khách quan, có thể xảy ra trên thực tế hay không? Các chứng cứ có liên quan với nhau, liên quan phù hợp với tình tiết của vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm mà bị hại là phụ nữ, trẻ em hay không? Việc thu thập các chứng cứ ấy do ai thu thập, có đúng trình tự, thủ tục của Bộ luật tố tụng hình sự hay không?... Kiểm tra chứng cứ trong các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm mà bị hại là phụ nữ, trẻ em là việc các chủ thể có thẩm quyền tiến hành nghiên cứu, xem xét các chứng cứ đã thu thập được để xác định tính khách quan, liên quan và hợp pháp trong từng chứng cứ so với yêu cầu chứng minh. Hoạt động kiểm tra chứng cứ chính là tiền đề thực hiện hoạt động đánh giá chứng cứ xác định giá trị chứng minh của từng chứng cứ trong mối liên lệ với nhau nhằm “tái tạo” lại vụ án một cách đầy đủ, toàn diện nhất. Đánh giá chứng cứ các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm mà bị hại là phụ nữ, trẻ em là quá trình các chủ thể có thẩm quyền nghiên cứu, phân tích, so sánh, đối chiếu nhằm xác thực, xác định giá trị chứng minh của các chứng cứ đã được thu thập làm căn cứ cho việc chứng minh tội phạm và giải quyết vụ án đúng pháp luật. Kiểm tra, đánh giá chứng cứ là hai hoạt động luôn gắn liền với nhau, không thể tách rời trong quá trình chứng minh vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm có bị hại là phụ nữ, trẻ em. Kiểm tra, đánh giá chứng cứ là quá trình nhận thức của người tiến hành tố tụng nhằm xác định giá trị chứng minh của những chứng cứ đã thu thập được. Mỗi chứng cứ phải được kiểm tra, đánh giá để xác định tính hợp pháp, xác thực và liên quan đến vụ án. Quá trình nhận thức chính là tư duy của người có thẩm quyền đánh giá chứng cứ được thể hiện như: Quan sát, nghiên cứu, đối chiếu, phân tích, so sánh, tổng hợp, kết luận. Kiểm tra, đánh giá chứng cứ các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm mà bị hại là phụ nữ, trẻ em là quá trình tư duy của những người có thẩm quyền tiến hành bằng cách quan sát, xem xét, phân tích, so sánh đối chiếu những chứng cứ đã thu thập được để xác định các thuộc tính của chứng cứ và giá trị chứng minh của chứng cứ so với yêu cầu chứng minh tội phạm, làm căn cứ cho việc giải quyết các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm có bị hại là phụ nữ, trẻ em. Để kiểm tra, đánh giá chứng cứ vụ 42 CHỨNG CỨ CHỨNG MINH TRONG CÁC VỤ ÁN XÂM PHẠM TÍNH MẠNG... Khoa học Kiểm sát Số 01 - 2020 án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm mà bị hại là phụ nữ, trẻ em được khách quan, toàn diện, cần nghiên cứu toàn bộ nội dung vụ án dựa trên những giả thuyết khác nhau, căn cứ trên các nguồn chứng cứ đã có trong hồ sơ vụ án. Mỗi giả thuyết đều có ý nghĩa trong việc xem xét tổng thể tính khách quan của diễn biến vụ án thông qua những nguồn chứng cứ đã thu thập được. Mỗi chứng cứ được đánh giá phải khách quan, phản ánh logic, đúng sự thật, liên quan đến hành vi phạm tội của người thực hiện hành vi phạm tội hoặc các tình tiết khác của vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm mà bị hại là phụ nữ, trẻ em và được các chủ thể có thẩm quyền thu thập theo đúng trình tự quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Việc chứng minh các xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm mà bị hại là phụ nữ, trẻ em chính là việc sử dụng chứng cứ đã thu thập được để chứng minh làm rõ: Có hành vi phạm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm mà bị hại là phụ nữ, trẻ em hay không? Hành vi đó quy định tại điều nào của BLHS? Ai là người thực hiện hành vi phạm tội? Động cơ mục đích phạm tội? cần chú ý làm rõ những vấn đề như: Ý thức chủ quan khi thực hiện hành vi phạm tội? Hành vi cố ý, vô ý thực hiện tội phạm đươc thể hiện thế nào? Thương tích do người thực hiện hành vi phạm tội gây ra cho bị hại là bao nhiêu? Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm được thể hiện qua hành động, câu nói gì? Độ tuổi, giới tính của bị hại? Vị trí, vai trò của người thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án, ai là chủ mưu, thực hiện, giúp sức để cá thể hóa trách nhiệm hình sự? Quá trình kiểm tra, đánh giá chứng cứ các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm mà bị hại là phụ nữ, trẻ em cần bám sát vào các quy định của BLHS về cấu thành tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm để xác định chứng cứ có giá trị chứng minh. Đánh giá từng chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, xác định đâu là chứng cứ xác thực của vụ án, đặt từng chứng cứ đã được đánh giá trong mối liên hệ với nhau với diễn biến của vụ án, bao gồm cả chứng cứ trực tiếp và chứng cứ gián tiếp. Mỗi chứng cứ được đánh giá trong hồ sơ vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm đều có ý nghĩa chứng minh một vài vấn đề của diễn biến vụ án. Việc kiểm tra, đánh giá các chứng cứ đã được đánh giá trong mối liên hệ với nhau sẽ giúp cho các chủ thể tiến hành tố tụng có đủ các chứng cứ để chứng minh làm rõ toàn bộ sự thật của vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm mà bị hại là phụ nữ, trẻ em, đảm bảo tính khách quan, xác thực nhất. Như vậy, hoạt động ghi nhận, thu thập, bảo quản và kiểm tra, đánh giá chứng cứ các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm mà bị hại là phụ nữ, trẻ em được tiến hành đồng thời trong một thể thống nhất. Trong đó, ghi nhận, thu thập, bảo quản chứng cứ là những việc làm trước hết, là tiền đề cho việc kiểm tra, đánh giá chứng cứ. Hoạt động ghi nhận, thu thập, bảo quản và kiểm tra, đánh giá chứng cứ sẽ giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng sử dụng chứng cứ, hay nói cách khác, quá trình chứng minh của các cơ quan tiến hành tố tụng chính là việc những người tiến hành tố tụng sử dụng những chứng cứ đã được ghi nhận, thu thập, bảo quản và kiểm tra, đánh giá để làm sáng tỏ sự thật vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm mà bị hại là phụ nữ, trẻ em./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchung_cu_chung_minh_trong_cac_vu_an_xam_pham_tinh_mang_suc_k.pdf
Tài liệu liên quan