Chứng cứ về ghi âm, ghi hình có âm thanh trong bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Một số định hướng về việc thực hiện quy định lộ trình ghi âm, ghi hình trong Bộ luật tố tụng hình sự Để thực hiện tốt quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về ghi âm ghi hình có âm thanh không phải chỉ trong một thời gian ngắn là tổ chức thực hiện được ngay mà cần phải có lộ trình nhất định đó là cần có hướng dẫn thống nhất của liên bộ có liên quan và phải có thời gian để đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật có am hiểu và xử lý tốt các tình huống có thể xảy ra để kết quả việc ghi âm ghi hình có âm thanh mang lại hiệu quả thiết thực tránh xảy ra sự cố ngoài ý muốn như ghi âm hoặc ghi hình bị lỗi không sử dụng được, việc tổ chức xây dựng các cơ sở tổ chức ghi âm ghi hình phải đồng bộ trong các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, để cho công tác điều tra, truy tố và xét xử được thống nhất từ trung ương đến địa phương. Sau khi Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 ra đời, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 110/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 về vệc thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự, trong đó đã chỉ rõ nhiệm vụ của các cơ quan, Bộ, Ngành. Cụ thể như sau: Về kinh phí: Giao cho Chính phủ đầu tư kinh phí để bảo đảm việc thực hiện các quy định về chỉ định người bào chữa, ghi âm hoăc ghi hình có ̣ âm thanh việc hỏi cung bị can, sao chép, số hóa tài liệu trong hồ sơ vụ án hình sự, giám định tư pháp và hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Về các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện nhiệm vụ ghi âm, ghi hình có ân thanh: Quốc hội giao Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can; sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Quốc hội giao cho Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Nội vụ xây dựng đề án về cơ sở vật chất, bộ máy, cán bộ và lộ trình cụ thể thực hiện việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can theo quy định của Bộ luật tô tụng ́ Hình sự năm 2015.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 158 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chứng cứ về ghi âm, ghi hình có âm thanh trong bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 30 CHỨNG CỨ VỀ GHI ÂM, GHI HÌNH CÓ ÂM THANH TRONG BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015 Nguyễn Việt Hà1 Quách Đình Lực2 Tóm tắt: Việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh lần đầu tiên được đề cập trong Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam, đây là một bước tiến lớn trong quá trình lập pháp. Các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện tốt việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh và sử dụng kết quả này là nguồn chứng cứ quan trọng trong suốt tiến trình tố tụng, thực hiện tốt việc công khai minh bạch trong hoạt động tố tụng hình sự, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội và bảo đảm việc tranh tụng trong xét xử nhằm mục đích hoạt động điều tra, truy tố và xét xử đúng người, đúng tội và đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm cũng không làm oan người vô tội. Từ khóa: Bộ luật Tố tụng hình sự; chứng cứ; ghi âm; ghi hình. Ngày nhận bài: 10/01/2018; Ngày hoàn thành biên tập: 18/01/2018 ; Ngày duyệt đăng: 30/1/2018. Abstract: Sound recording or video recording was first mentioned in the Vietnamese Criminal Code, which is a big step forward in the legislative process. The competent authorities conducts sound proceedings or sound recording and uses the results as important sources of evidence throughout the course of the proceedings is good implementation of publicity and transparency in criminal procedure activity, protecting human’s rights, citizen’s rights, ensuring the principle of presumption of innocence and ensuring the litigation in adjudication for the purpose of investigation, prosecution and trial of the right person, proper crime and law, not missing criminals and not making wrongful sentence for innocent people. Keywords:Criminal procedure code; evidence; sound recording; video recording. Date of receipt: 10/01/2018; Date of revision:18/01/2018 ; Date of approval: 30/1/2018. Việc ghi âm, ghi hình có âm thanh trong hoạt động điều tra đối với nhiều nước văn minh trên thế giới đã được áp dụng từ lâu và khá phổ biến, điều đó đáp ứng yêu cầu công khai minh bạch và bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự. Đối với Việt Nam qua quá trình xây dựng Bộ luật Tố tụng hình sự, đây là lần đầu tiên trong trong lịch sử lập pháp của Nhà nước ta Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 ghi nhận việc ghi âm, ghi hình có âm thanh. 1. Vấn đề ghi âm, ghi hình có âm thanh trong hoạt động điều tra Đối với quá trình điều tra, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bên cạnh việc ghi biên bản hoạt động điều tra thì trong những trường hợp cụ thể bắt buộc người có thẩm quyền tiến hành tố tụng của Cơ quan điều tra, cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải tiến hành đồng thời giữa việc lập biên bản với việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh, đây là yêu cầu bắt buộc theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, đồng thời cũng quy định việc sử dụng nó là nguồn chứng cứ trong một số trường hợp cần thiết của quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Theo chúng tôi đây là một bước tiến lớn trong quá trình xây dựng Bộ luật Tố tụng hình sự, để từng bước hòa mình vào xu hướng chung của các nước văn minh trên thế giới về việc áp dụng các tiến bộ trong khoa học công nghệ hiện đại phục vụ công tác điều tra, truy tố và xét xử. Đáp ứng yêu cầu của hệ thống các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đối với hoạt động điều tra, truy tố, xét xử nhằm bảo 1 Thạc sỹ, Học viện Cảnh sát nhân dân 2 Thạc sỹ, Học viện Tư pháp Soá 1/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba 31 đảm mọi hoạt động tố tụng phải bảo đảm tính khách quan, toàn diện và đầy đủ, đồng thời bảo đảm tính công khai minh bạch trong các hoạt động tố tụng hình sự, góp phần bảo đảm tính thượng tôn pháp luật để việc điều tra, truy tố, xét xử đúng người đúng tội và đúng pháp luật, tránh bức cung, dùng nhục hình, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội, tránh oan sai xảy ra. Đồng thời tránh được những tai tiếng mà bấy lâu nay ở đâu đó vẫn nghi ngờ về việc một số bị can, bị cáo khi phản cung chối tội đều nại ra lý do trong quá trình điều tra bị Điều tra viên bức cung hoặc dùng nhục hình. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định rất chặt chẽ việc Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng tổ chức ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh cho đến khi các cơ quan có thẩm quyền sử dụng nguồn chứng cứ đã ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh kết hợp với các nguồn chứng cứ khác trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử để chứng minh hành vi phạm tội và khẳng định có hay không có việc bức cung hoặc dùng nhục hình trong quá trình điều tra nhằm giải quyết vụ án bảo đảm tính khách quan, toàn diện và đầy đủ. Về việc tổ chức ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh, Điều 183 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định bắt buộc về việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Điều luật cũng quy định rất chặt chẽ việc hỏi cung bị can tại địa điểm khác được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo yêu cầu của bị can hoặc của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Quá trình ghi âm, ghi hình có âm thanh còn nhằm mục đích tuân thủ nguyên tắc suy đoán vô tội như Điều 13 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội. Tổ chức ghi âm ghi hình có âm thanh góp phần không nhỏ vào việc xác định sự thật khách quan của vụ án, đó là những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự, như Điều 85 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định, cụ thể đó là: - Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội; - Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội; - Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo; - Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; - Nguyên nhân và điều kiện phạm tội; - Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt. Việc tiến hành tổ chức thực hiện quá trình ghi âm, ghi hình có âm thanh tại cơ sở giam giữ đối với bị can đang bị tạm giam hoặc đối với bị can được tại ngoại hoặc khi có yêu cầu của bị can ở ngoài cơ sở giam giữ là việc làm đòi hỏi có tính đồng bộ và tuân thủ theo đúng trình tự, thủ tục giữa cán bộ kỹ thuật hình sự có chuyên môn trực tiếp quản lý hệ thống thiết bị kỹ thuật ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh với Điều tra viên và cán bộ điều tra, bởi vì chỉ cần một sơ suất nhỏ trong trường hợp đang hỏi cung, lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân mà thiết bị ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh xảy ra sự cố kỹ thuật không thể thực hiện việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh thì phải phải kịp thời xử lý dừng ngay buổi hỏi cung, lấy lời khai. Việc này ghi rõ trong biên bản, có xác nhận của cán bộ chuyên môn. Rồi việc sử dụng, bảo quản, chuyển giao, lưu trữ dữ liệu ghi âm, ghi hình có âm thanh phải tuân theo quy trình chặt chẽ để phục vụ tốt việc điều tra, truy tố, xét xử. Sau khi có kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh khi hỏi cung bị can, hay lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bên cạnh việc sử HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 32 dụng các biên bản hoạt động điều tra đã được lập theo đúng quy định tại Điều 133 Bộ luật Tố tụng hình sự để phục vụ cho việc giải quyết vụ án, đồng thời cũng có thể còn sử dụng các tài liệu này để phục vụ cho công tác điều tra, khám phá tội phạm, chẳng hạn có thể sử dụng dữ liệu ghi âm có âm thanh phục vụ cho hoạt động nhận biết giọng nói theo quy định tại Điều 191 Bộ luật Tố tụng hình sự, hoặc sử dụng dữ liệu dã được ghi bằng hình ảnh phục vụ cho hoạt động nhận dạng như Điều 190 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định. Khi việc điều tra của Cơ quan điều tra hoặc cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đã hoàn tất phần việc của mình, thì Cơ quan điều tra sẽ ban hành bản kết luận điều tra kèm theo hồ sơ vụ án chuyển sang Viện kiểm sát đề nghị truy tố. Trong khái niệm hồ sơ theo Điều 131 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định bao gồm có: Lệnh, quyết định, yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát; Các biên bản tố tụng do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát lập; Các chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án; Các chứng cứ, tài liệu do Viện kiểm sát, Tòa án thu thập trong giai đoạn truy tố, xét xử phải đưa vào hồ sơ vụ án. Hồ sơ vụ án phải có thống kê tài liệu kèm theo. Thống kê tài liệu ghi rõ tên tài liệu, số bút lục và đặc điểm của tài liệu (nếu có). Trường hợp có bổ sung tài liệu vào hồ sơ vụ án thì phải có thống kê tài liệu bổ sung. Hồ sơ vụ án phải được quản lý, lưu giữ, sử dụng theo quy định của pháp luật. Như vậy nội dung ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh được hiểu là một trong các tài liệu liên quan trong hồ sơ vụ án. 2. Sử dụng kết quả ghi âm, ghi hình và tổ chức ghi âm ghi hình của Viện Kiểm sát Sau khi Viện kiểm sát nhận hồ sơ của Cơ quan điều tra và lập biên bản giao, nhận hồ sơ theo đúng trình tự thủ tục, cũng là lúc Kiểm sát viên, Kiểm tra viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình khi được phân công, đó là kiểm tra hồ sơ tài liệu liên quan đến vụ án, trong đó có nội dung liên quan đến việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Công việc của Viện kiểm sát thực hiện các hoạt động để bảo đảm tính khách quan của các chứng cứ đã thu thập được bằng cách đối chiếu so sánh các biên bản hoạt động điều tra với nội dung đã ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh, một mặt kiểm tra tính chính xác trung thực của thông tin có đúng như nội dung đã ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh hay không, mặt khác kiểm tra xem trong quá trình lấy lời khai của Điều tra viên, cán bộ điều tra đối với bị can, người đại diện thep pháp luật của pháp nhân có bức cung hoặc dùng nhục hình hay không để từ đó có hướng xử lý kịp thời đáp ứng yêu cầu giải quyết đối với vụ án và xử lý khi có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong quá trình hỏi cung bị can, hỏi người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Làm tốt điều này giúp Kiểm sát viên vững tin hơn khi thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại Tòa án. Bởi lẽ trong quá trình tranh tụng tại phiên tòa giữa Kiểm sát viên với bị cáo, người bào chữa hoặc với những người tham gia tố tụng khác cũng là lúc Hội đồng xét xử kiểm tra, đánh giá quá trình thu thập chứng cứ có bảo đảm tính khách quan tính liên quan và tính hợp pháp hay không. Trong quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động điều tra, Kiểm sát viên khi thực hiện việc hỏi cung bị can khi hồ sơ Cơ quan điều tra đã hoàn tất chuyển sang Viện kiểm sát cũng phải tuân thủ theo đúng quy định về việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, nhất là đối với những trường hợp khi hỏi cung bị can tại ngoại, với đòi hỏi về kỹ thuật cũng tương tự như đối với hoạt động ghi âm, ghi hình nói chung, nếu được thực hiện tại phòng hỏi cung của trụ sở Viện kiểm sát và tài liệu về ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh của Kiểm sát viên phải được đưa vào hồ sơ trong quá trình giải quyết vụ án theo quy định 3. Kiểm tra kết quả ghi âm, ghi hình và tổ chức ghi âm ghi hình của Thẩm phán Khi hồ sơ Viện kiểm sát chuyển sang Tòa án, thì điều bắt buộc đối với Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa cũng phải nghiên cứu kỹ hồ sơ, trong đó có nội dung ghi âm hoặc ghi h́nh có âm thanh. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự thì quá trình tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử lắng nghe, ghi nhận đầy đủ ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người tham gia tranh luận tại phiên tòa để đánh giá khách quan, toàn diện sự thật của vụ án. Trường hợp không chấp nhận ý kiến của những người tham gia phiên tòa thì Hội đồng xét xử phải nêu Soá 1/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba 33 rõ lý do và được ghi trong bản án. Vì vậy những chứng cứ tài liệu trong quá trình điều tra đều phải được kiểm tra, đánh giá tại phiên tòa Quá trình tranh luận tại phiên tòa thì bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận của mình để đối đáp với Kiểm sát viên về những chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội; tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; nhân thân và vai trò của bị cáo trong vụ án; những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, mức hình phạt; trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng, biện pháp tư pháp; nguyên nhân, điều kiện phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án. Bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác có quyền đưa ra đề nghị của mình. Do đó Kiểm sát viên phải đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận để đối đáp đến cùng từng ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa. Trong quá trình tranh tụng tại phiên tòa, căn cứ vào diễn biến thực tế ngoài những tài liệu đã được thu thập trong quá trình điều tra, truy tố, có thể có những tài liệu chứng cứ mới mà bị cáo, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, người bào chữa hoặc những người tham gia tố tụng xuất trình. Kiểm sát viên có thể đề nghị Hội đồng xét xử công bố các tài liệu liên quan đến việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh tại phiên tòa khi bị cáo kêu oan nói rằng bị bức cung, bị dùng nhục hình, bằng cách đề nghị Hội đồng xét xử quyết định việc cho nghe, xem nội dung được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh liên quan tại phiên tòa như quy định tại Điều 313 Bộ luật Tố tụng hình sự để khẳng định việc hỏi cung của Điều tra viên, cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên có bức cung hoặc dùng nhục hình hay không. Qua việc nghe hoặc xem nội dung ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh mà Kiểm sát viên bác bỏ lời chối tội không có căn cứ của bị cáo hoặc người bào chữa cho bị cáo nêu ra và khẳng định việc hỏi cung bị can tuân thủ theo đúng trình tự, thủ tục tố tụng không có bức cung hoặc dùng nhục hình đối với bị can, để từ đó khẳng định việc truy tố bị can là có căn cứ, đúng người, đúng tội và đúng pháp luật. Nếu quá trình tranh tụng khi có đầy đủ căn cứ để buộc tội như bản cáo trạng đã truy tố thì Kiểm sát viên trong lời luận tội của mình mới đề nghị kết tội bị cáo theo toàn bộ nội dung bản cáo trạng, ngược lại nếu quá trình diễn biến tại phiên tòa có phát sinh những tình tiết mới thì tùy theo từng vụ án cụ thể với diễn biến cụ thể của vụ án mà sau khi kết thúc việc xét hỏi, Kiểm sát viên có thể rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn như quy định tại Điều 319 Bộ luật Tố tụng hình sự, hoặc sau khi kết thúc việc xét hỏi, Kiểm sát viên trình bày luận tội; trong trường hợp nếu thấy không có căn cứ để kết tội thì Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố và đề nghị Tòa án tuyên bố bị cáo không có tội như quy định tại Điều 320 Bộ luật Tố tụng hình sự. Trong quá trình kiểm tra đánh giá chứng cứ của Hội đồng xét xử đối với trường hợp khi bị cáo tố cáo bị bức cung, dùng nhục hình, thì Hội đồng xét xử có quyền quyết định việc cho nghe, xem nội dung được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh liên quan tại phiên tòa, như Điều 313 Bộ luật Tố tụng hình sự đã quy định, để từ đó có thể quyết định việc triệu tập và yêu cầu Điều tra viên, Kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng đến phiên tòa trình bày ý kiến để làm rõ những quyết định, hành vi tố tụng trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử, như Điều 317 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định nhằm bảo đảm xét xử vô tư, khách quan, công bằng và nghiêm minh, đồng thời trong quá trình xét xử nếu có đầy đủ căn cứ về việc dùng nhục hình hoặc bức cung đối với bị cáo trong quá trình điều tra, truy tố thì Hội đồng xét xử khởi tố vụ án hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự để điều tra theo các tội danh tương ứng được quy định tại Điều 373, 374 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. Trong quá trình xét xử thì“Tòa án ghi âm, ghi hình, ghi hình có âm thanh về diễn biến phiên tòa được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng” như quy định tại Quy chế tổ chức phiên tòa ban hành kèm theo Thông tư số 02/2017/TT- TANDTC ngày 28 tháng 7 năm 2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018) để bảo đảm sự công khai minh HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 34 bạch và phục vụ cho việc lưu trữ và phục vụ việc xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với vụ án (nếu có). Tài liệu ghi âm, ghi hình có âm thanh tại phiên tòa sơ thẩm lại trở thành nguồn chứng cứ và được sử dụng trong quá trình xét xử theo quy định tại Điều 313, 317 Bộ luật Tố tụng hình sự của phiên tòa phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm (nếu có). Như vậy trong suốt tiến trình tố tụng từ việc tổ chức ghi âm ghi hình có âm thanh đến việc bảo quản, lưu trữ dữ liệu của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đều theo trình tự, thủ tục rất chặt chẽ. Việc công khai sử dụng kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh khi nó bảo đảm tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp sẽ là chứng cứ quan trọng phục vụ đắc lực cho công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo đảm tính tranh tụng công khai tại phiên tòa giữa Kiểm sát viên với luật sư, bị cáo, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân và những người tham gia tố tụng khác, đồng thời những thông tin thu thập từ quá trình ghi âm, ghi hình có âm thanh là những chứng cứ quan trọng để giúp cho luật sư trong việc bào chữa cho bị can, bị cáo. 4. Một số định hướng về việc thực hiện quy định lộ trình ghi âm, ghi hình trong Bộ luật tố tụng hình sự Để thực hiện tốt quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về ghi âm ghi hình có âm thanh không phải chỉ trong một thời gian ngắn là tổ chức thực hiện được ngay mà cần phải có lộ trình nhất định đó là cần có hướng dẫn thống nhất của liên bộ có liên quan và phải có thời gian để đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật có am hiểu và xử lý tốt các tình huống có thể xảy ra để kết quả việc ghi âm ghi hình có âm thanh mang lại hiệu quả thiết thực tránh xảy ra sự cố ngoài ý muốn như ghi âm hoặc ghi hình bị lỗi không sử dụng được, việc tổ chức xây dựng các cơ sở tổ chức ghi âm ghi hình phải đồng bộ trong các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, để cho công tác điều tra, truy tố và xét xử được thống nhất từ trung ương đến địa phương. Sau khi Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 ra đời, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 110/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 về vệc thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự, trong đó đã chỉ rõ nhiệm vụ của các cơ quan, Bộ, Ngành. Cụ thể như sau: Về kinh phí: Giao cho Chính phủ đầu tư kinh phí để bảo đảm việc thực hiện các quy định về chỉ định người bào chữa, ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can, sao chép, số hóa tài liệu trong hồ sơ vụ án hình sự, giám định tư pháp và hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Về các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện nhiệm vụ ghi âm, ghi hình có ân thanh: Quốc hội giao Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can; sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Quốc hội giao cho Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Nội vụ xây dựng đề án về cơ sở vật chất, bộ máy, cán bộ và lộ trình cụ thể thực hiện việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can theo quy định của Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2015. Về lộ trình thực hiện: Nghị quyết Quốc hội đã giao Bộ trưởng Bộ Công an quyết định cụ thể nơi có điều kiện để thực hiện việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh hoạt động hỏi cung bị can kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016. Chậm nhất đến ngày 01 tháng 01 năm 2019 thì thực hiện thống nhất việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can trên phạm vi toàn quốc. Để thực hiện tốt nhiệm vụ ghi âm, ghi hình có âm thanh và để bảo đảm là nguồn chúng cứ quan trọng trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, trước mắt cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn về trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh, sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm hoặc ghi Soá 1/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba 35 hình có âm thanh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Chúng tôi hy vọng trong tương lai, theo đúng lộ trình hoặc có thể sớm hơn chúng ta sẽ thực hiện và đáp ứng tốt yêu cầu của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về việc ghi âm, ghi hình có âm thanh phục vụ tốt công cuộc cải cách tư pháp góp phần thiết thực vào cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, thiết thực bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo đảm việc điều tra, truy tố và xét xử đúng người, đúng tội và đúng pháp luật, bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử nhằm không để lọt tội phạm, người phạm tội, đồng thời không làm oan người vô tội./. Tài liệu tham khảo 1. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 2. Nghị quyết số 110/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 về vệc thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự 3. Thông tư số 02/2017/TT-TANDTC ngày 28 tháng 7 năm 2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018). Theo quy định tại khoản 1 Điều 58 BLTTHS năm 2015 thì người bị bắt bao gồm: người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người bị bắt theo quyết định truy nã. Đây là người bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang và bắt người đang bị truy nã nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn người đó tiếp tục phạm tội, tiếp tục bỏ trốn hoặc cản trở việc điều tra. Họ cũng có quyền tự bào chữa và nhờ người khác bào chữa. Đồng thời, người bị bắt có nghĩa vụ chấp hành lệnh bắt người và yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền bắt người theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. 3.3. Người bào chữa Dựa trên nguyên tắc chung là người nào bị buộc tội thì người đó có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa, BLTTHS quy định người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa. Ngươi bào chữa tham gia tố tụng với mục đích làm sáng tỏ những tình tiết liên quan đến sự thật vụ án nhằm chứng minh về sự vô tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội và giúp người bị buộc tội về mặt pháp lý. Người bào chữa có thể tham gia tố tụng trong vụ án hình sự trong các trường hợp sau đây: (1) Người bào chữa được người bị buộc tội, bị can, bị cáo hoặc người thân thích của họ mời bào chữa; (2) Người bào chữa tham gia bào chữa trong trường hợp bào chữa chỉ định. So với BLTTHS năm 2003, BLTTHS năm 2015 có một số thay đổi về người bào chữa. BLTTHS năm 2003 chỉ quy định ba diện người bào chữa, đó là: Luật sư, Bào chữa viên nhân dân, người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Điều 72 BLTTHS năm 2015 quy định người bào chữa có thể là: Luật sư: Người đại diện của người bị buộc tội: Bào chữa viên nhân dân: Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội là đối tượng được trợ giúp pháp lý./. Tài liệu tham khảo: 1. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. 2. Từ điển Tiếng Việt (1996), NXB Đà Nẵng. 3. Ngô Thị Ngọc Vân (2015), Luận văn tiến sĩ luật học “Hoạt động bào chữa của luật sư trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự”. 4. Nguyễn Mạnh Hùng (2012), Luận án tiến sỹ luật học “Các chức năng của Tố tụng hình sự Việt Nam”. 5. Hoàng Thị Sơn (2000),“Về khái niệm quyền bào chữa và việc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo”, Tạp chí Luật học số 5/2000. 6. Hoàng Thị Minh Sơn (2015), “Khái niệm, vị trí, vai trò, ý nghĩa của các chức năng trách nhiệm hình sự”, “ Hội thảo khoa học “Các chức năng của tố tụng hình sự trong bối cảnh cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay”, Học viện Khoa học xã hội 7. Trần Hoài Lâm (2007),“Chức năng bào chữa trong tố tụng hình sự”, Luận văn thạc sỹ luật học 8. Phạm Hồng Hải (1999), “Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội”, NXB CAND. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỨC NĂNG BÀO CHỮA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM ( Tiếp theo trang 29)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchung_cu_ve_ghi_am_ghi_hinh_co_am_thanh_trong_bo_luat_to_tun.pdf
Tài liệu liên quan