Chuỗi giá trị sản phẩm bản địa mô hình giảm nghèo và phát triển bền vững ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam

Một số khái niệm về chuỗi giá trị Theo sự phân loại về khái niệm, hiện nay đang tồn tại 3 luồng tư tưởng nghiên cứu chính của các học giả về chuỗi giá trị là phương pháp Filière, khung khái niệm Porter và phương pháp tòan cầu do Kaplinsky đề xuất. Theo nghĩa giản đơn một chuỗi giá trị gồm một loạt các hoạt động thực hiện trong một công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Các hoạt động này có thể bắt đầu từ giai đoạn xây dựng khái niệm và thiết kế, quá trình mua vật tư đầu vào, sản xuất, tiếp thị và phân phối, thực hiện các dịch vụ hậu mãi Tất cả những hoạt động này tạo thành một “chuỗi” kết nối người sản xuất với người tiêu dùng. Hơn thế nữa, mỗi hoạt động của từng giai đoạn lại bổ sung giá trị cho thành phẩm cuối cùng. Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là một phức hợp những hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến, thương nhân, người cung cấp dịch vụ ) để biến một nguyên liệu thô thành thành phẩm được bán lẻ. Cách tiếp cận theo nghĩa rộng không xem xét các hoạt động do một doanh nghiệp duy nhất tiến hành mà nó xem xét các mối liên kết qua lại từ khi nguyên liệu thô đưa sản xuất và kết nối với người tiêu dùng, điều này bao hàm tất cả các vấn đề tổ chức và điều phối, các chiến lược và quan hệ quyền lực của những người tham gia khác nhau trong chuỗi. Luồng tư tưởng nghiên cứu thứ nhất là phương pháp Fìliere (Filière nghĩa là chuỗi, mạch) gồm các trường phái tư duy và truyền thống nghiên cứu khác nhau. Khởi đầu phương pháp này được dùng để phân tích hệ thống nông nghiệp của các nước đang phát triển trong hệ thống thuộc địa của Pháp (Browne, J. Harhen, J. & Shivinan, J., 1996) 37]. Luồng nghiên cứu thứ hai liên quan đến công trình của Micheal Porter (1985) về các lợi thế cạnh tranh. Porter đã dùng khung phân tích chuỗi giá trị để đánh giá xem một công ty nên tự định vị mình như thế nào trên thị trường và trong mối quan hệ với các nhà cung cấp, khách hàng và đối thủ cạnh tranh khác.

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuỗi giá trị sản phẩm bản địa mô hình giảm nghèo và phát triển bền vững ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiªn cøu vµ trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 33/Quý IV - 2012 57 CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM BẢN ĐỊA MÔ HÌNH GIẢM NGHÈO VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM Ngô Văn Nam Viện Khoa học Lao động và Xã hội Tóm tắt: Sa Pa được biết đến là vùng đất du lịch nổi tiếng của cả nước, với sự đa dạng về bản sắc văn hóa dân tộc và các thắng cảnh ban tặng của thiên nhiên. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển các sản phẩm nông lâm nghiệp đa dạng theo địa hình sinh thái. Phát triển chuỗi giá trị các sản bản địa là một trong những mô hình phát triển bền vững. Qua quá trình nghiên cứu, điều tra, phân tích và đánh giá với sự tham gia của cộng đồng, các nhà doanh nghiệp, nhà nước và các nhà khoa học đã xác định được vai trò của cây dược liệu làm thuốc tắm trong xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm và tăng thu nhập. Đây là minh chứng cho mô hình liên kết giữa Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà nông mang lại nhiều kết quả không chỉ mang ý nghĩa về kinh tế xã hội và môi trường. Từ khóa: Sapa, chuỗi giá trị thuốc tắm, phát triển thị trường sản phẩm bản địa, phát triển bền vững. Summary: Sa Pa is one of the famous landscapes of the country, with a variety of cultural and ethnic identity and the good natural views. This is an advantage for the development of agro- forest products, basing on dimensinal ecological characteristics. Raising value of local products which is considered as a sustainable development model. Through research, survey, analysis and evaluation with the participation of community, enterprises, state and scientists have identified the role of tradional herbal medicine for bath in poverty alleviation, income increasing and jobs creation. This model shows the effective linking among the functional institutions, scientists, enterprises and farmers which brings significant results for socio – economic and environmental development. Key words: Sapa, value chain of tradional herbal medicine for bathing, develop market for local products, sustainable development. Nghiªn cøu vµ trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 33/Quý IV - 2012 58 I. Giới thiệu 1. Bối cảnh, một số nét về huyện Sa Pa và chuỗi giá trị sản phẩm bản địa. Nền kinh tế Việt Nam đã phát triển đầy ấn tượng từ khi thực hiện công cuộc đổi mới, tốc độ tăng trưởng bình quân là 7,5% năm trong giai đoạn 2000-2008, tỷ lệ nghèo tính theo đầu người giảm từ 58% vào đầu thập kỷ 1990 xuống dưới mức 10% năm 2010[35]. Xu hướng này thể hiện rõ trong các hoạt động kinh tế xã hội và sinh hoạt hàng ngày của người dân lao động trong việc chăm sóc sức khỏe và tiếp cận dịch vụ xã hội trong những năm gần đây. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng khích lệ nước ta cũng đang phải đối mặt với các thách thức về ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu và giải quyết nghèo đói một cách bền vững, đặc biệt là các khu vực khó khăn vùng núi phía Bắc. Đây cũng là nơi sinh sống của nhiều cộng đồng dân tộc ít người, trình độ văn hóa thấp, chiếm khoảng 50% dân số khu vực này.[36] Công tác xóa đói giảm nghèo, cải thiện điều kiện sống của các cộng đồng dân tộc thiểu số sẽ tiếp tục được ưu tiên trong thời gian tới và ngày càng trở cấp thiết và quan trọng. Mục tiêu xóa đói giảm nghèo chỉ thực sự đạt được bền vững khi có sự tham gia tích cực của người nghèo, cộng đồng dân cư, tạo công ăn việc làm cho người dân, phát triển sinh kế thông qua việc sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn lực sẵn có nơi người dân sinh sống. Đặc biệt trong điều kiện hội nhập ngày 35 Ngân hàng thế giới “Khởi đầu tốt nhưng chưa phải đã hoàn thành: Thành tựu ấn tượng của Việt Nam trong giảm nghèo và những thách thức mới”, 2012. 36 Dự án “Cải cách phát triển dược liệu ở Sapa, Việt Nam”, Báo cáo dự án 2005 càng sâu của các sản phẩm hàng hóa của các ngành hàng trong nền kinh tế thị trường và hoạt động thương mại trên toàn cầu sau khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007. Sa Pa là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, nổi tiếng về một địa danh du lịch với cảnh quan thiên nhiên thơ mộng và những nét văn hóa bản địa vô cùng đặc sắc. Được sự ưu ái của thiên nhiên Sa Pa hiện đang sở hữu nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng và đặc biệt là nơi lưu giữ nhiều loại thảo dược quý. Trong số các loại thảo dược quý được thương mại hóa phổ biến có thể kể đến các loại cây được dùng trong bài thuốc tắm của người Dao. Thuốc tắm của người Dao đỏ có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe con người như dùng để chữa các bệnh đau nhức cơ, xương, khớp, cảm cúm, ngứa, táo bón, đinh nhọt, đặc biệt, đối với phụ nữ mới sinh, bài thuốc này giúp cơ thể nhanh chóng bình phục, có thể địu con lên nương làm rẫy sau khi sinh trong vài ngày. Các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo không chỉ đơn thuần là giải quyết các nhu cầu cấp thiết, tức thời mà mục tiêu lâu dài là tăng trưởng bền vững. Một trong các dự án điển hình cho nỗ lực cải thiện sinh kế và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên sẵn có của cộng đồng dân tộc ít người ở miền Bắc Việt Nam là dự án “Dự án cải cách phát triển dược liệu ở Sa Pa (MPI)” dưới sự hỗ trợ của cơ quan phát triển quốc tế New Zealand (NZAID), tổ chức Frontier, tổ chức động thực vật quốc tế (FFI) và cùng cộng tác với trường Đại học Dược Hà Nội (HUP), Đại học Nông Nghiệp Hà Nội (HAU). Mục tiêu của dự án MPI “Phát triển bền vững các sản phẩm thiên nhiên có giá trị kinh tế cao dự trên các loài cây thuốc mang giá trị bảo tồn tại Việt Nam, nhấn mạnh sự tham gia Nghiªn cøu vµ trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 33/Quý IV - 2012 59 của các cộng đồng người dân tộc thiểu số ở địa phương, bảo tồn sự đa dạng sinh học và phát triển hoạt động canh tác bền vững”[2]. Kết thúc dự án, các sản phẩm nghiên cứu của dự án đã được thương mại hóa trên thị trường với sự tham gia của các tác nhân trong chuỗi giá trị của sản phẩm, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân tộc bản địa, tạo thêm công ăn việc làm ổn định và giảm bớt được các hoạt động khai thác dược liệu tự nhiên. 2. Một số khái niệm về chuỗi giá trị Theo sự phân loại về khái niệm, hiện nay đang tồn tại 3 luồng tư tưởng nghiên cứu chính của các học giả về chuỗi giá trị là phương pháp Filière, khung khái niệm Porter và phương pháp tòan cầu do Kaplinsky đề xuất. Theo nghĩa giản đơn một chuỗi giá trị gồm một loạt các hoạt động thực hiện trong một công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Các hoạt động này có thể bắt đầu từ giai đoạn xây dựng khái niệm và thiết kế, quá trình mua vật tư đầu vào, sản xuất, tiếp thị và phân phối, thực hiện các dịch vụ hậu mãi Tất cả những hoạt động này tạo thành một “chuỗi” kết nối người sản xuất với người tiêu dùng. Hơn thế nữa, mỗi hoạt động của từng giai đoạn lại bổ sung giá trị cho thành phẩm cuối cùng. Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là một phức hợp những hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến, thương nhân, người cung cấp dịch vụ) để biến một nguyên liệu thô thành thành phẩm được bán lẻ. Cách tiếp cận theo nghĩa rộng không xem xét các hoạt động do một doanh nghiệp duy nhất tiến hành mà nó xem xét các mối liên kết qua lại từ khi nguyên liệu thô đưa sản xuất và kết nối với người tiêu dùng, điều này bao hàm tất cả các vấn đề tổ chức và điều phối, các chiến lược và quan hệ quyền lực của những người tham gia khác nhau trong chuỗi. Luồng tư tưởng nghiên cứu thứ nhất là phương pháp Fìliere (Filière nghĩa là chuỗi, mạch) gồm các trường phái tư duy và truyền thống nghiên cứu khác nhau. Khởi đầu phương pháp này được dùng để phân tích hệ thống nông nghiệp của các nước đang phát triển trong hệ thống thuộc địa của Pháp (Browne, J. Harhen, J. & Shivinan, J., 1996) 37]. Luồng nghiên cứu thứ hai liên quan đến công trình của Micheal Porter (1985) về các lợi thế cạnh tranh. Porter đã dùng khung phân tích chuỗi giá trị để đánh giá xem một công ty nên tự định vị mình như thế nào trên thị trường và trong mối quan hệ với các nhà cung cấp, khách hàng và đối thủ cạnh tranh khác. Luồng tư tưởng mới đây nhất là phương pháp tiếp cận toàn cầu, khái niệm các chuỗi giá trị được áp dụng để phân tích toàn cầu hóa đã được các tác giả (Gereffi and Korzeniewicz 1994; Kaplinsky 1999)38] và (Fearne, A. and D. Hughes, 1998)39]. Kaplinsky và Morris 2001 đã quan sát được rằng trong quá trình toàn cầu hóa, người ta nhận thấy khoảng cách thu nhập trong nội địa và giữa các nước tăng lên. Sản phẩm thuốc tắm từ cây dược liệu hiện còn ở dạng giản đơn, các mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi còn 37 Browne, J. Harhen, J. & Shivinan, J. (1996). Production Management Systems, an integrated perspective, Addison-Wesley 38 Để chuỗi giá trị hiệu quả hơn cho người nghèo, sổ tay thực hành chuỗi giá trị (www.markets4poor.org) 39 Fearne, A. and D. Hughes (1998). Success Factors in the Fresh Produce Supply chain: Some Examples from the UK. Executive Summary. London, Wye College. Nghiªn cøu vµ trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 33/Quý IV - 2012 60 yếu và đơn giản. Trong khuôn khổ bài viết, tác giả tiếp cận chuỗi giá trị thuốc tắm chế biến từ cây dược theo theo lý thuyết Filiere và phương pháp của Porter. Trong điều kiện các tác nhân tham gia thị trường thuốc tắm hiện chỉ ở thị trường nội địa và sản phẩm thuốc tắm chưa được phát triển đạt được các yêu cầu của toàn cầu hóa. II. Một số kết quả nghiên cứu 1.Thực trạng tiêu thụ sản phẩm cây dược liệu làm thuốc tắm Với sự phát triển của du lịch và dịch vụ du lịch tại Sapa đã tạo cơ hội cho việc phát triển các mặt hàng, sản phẩm dịch vụ phục vụ du lịch, trong đó có sản phẩm thuốc tắm của người Dao đỏ. Sản phẩm thuốc tắm của người Dao chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ của khách du lịch khi đi thăm quan Sapa, sản phẩm được sử dụng theo dạng tươi dùng ngay, gần đây sản phẩm được chế biến đóng gói dạng khô và cô đặc đóng chai có thể vận chuyển, cất trữ và lưu thông trên thị trường toàn quốc và chào hàng tại một số nước. Sản phẩm dạng tươi được tiêu thụ chủ yếu ngay tại các điểm tắm thuốc có sẵn ngay địa bàn các xã có điểm du lịch hoặc được thu mua tại điểm cố định trong các xã và vận chuyển ngay lên thị trấn Sapa trong ngày cho nhà hàng, khách sạn có dịch vụ sauna, và các cơ sở chế biến thành dạng khô hoặc trưng cất đóng chai. Giá bán của thuốc tắm khá ổn định trong suốt các tháng trong năm, không thấy có sự biến động về giá theo mùa du lịch, giá dịch vụ tắm thuốc giao động từ 60.000 – 120.000 đồng/lần tắm tuỳ theo địa điểm, các dịch vụ gia tăng đi kèm và và khu vực có điểm tắm thuốc khác nhau. Sản phẩm thuốc tắm của người Dao đã phổ biến ở hầu hết các địa điểm du lịch ở Sapa và dần được biết đến ở các thị trường các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Hình 1: Sơ đồ phân phối sản phẩm cây dược liệu làm thuốc tắm Người thu hái 53,8% 85,7% 80% 100% 100% 42,6% 20% 14,3% Người chế biến Người tiêu dùng Người thu gom Người bán lẻ Người bán buôn Nghiªn cøu vµ trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 33/Quý IV - 2012 61 Thị trường các tỉnh ngoài Sapa hiện mới phổ biến và phát triển chính về thuốc tắm dành cho phụ nữ sau sinh, các sản phẩm tắm massage, ngâm chân. Thuốc tắm chữa các bệnh thông thường khác hiện mới chỉ phổ biến tại các xã có cơ sở tắm thuốc của đồng bào dân tộc làm dịch vụ. Sơ đồ chuỗi giá trị thuốc tắm thể hiện các hoạt động cốt lõi và cụ thể của từng đối tượng tham gia, theo suốt quá trình luân chuyển hàng hoá và thông tin trong chuỗi, sự tham gia của đồng bào Dao là khá chủ động, họ được thông tin đầy đủ từ người tiêu dùng và sự đóng góp của các nhà khoa học, chuyên môn thể hiện có những chuyển hoá về nhận thức nhất định trong việc khai thác và chế biến sản phẩm cung cấp ra thị trường theo các kênh phân phối khác nhau, sản phẩm thuốc tắm được luân chuyển và phân phối theo 5 kênh chủ yếu sau: Kênh 1 Các tác nhân tham gia trong kênh 1 gồm cả người bản địa và người ngoài cộng đồng ngay tại Sapa, sản phẩm thuốc tắm tiêu thụ qua kênh này chiếm khoảng trên 40% tổng sản lượng thuốc tắm phân phối trên thị trường. Người bán lẻ thường là các cơ sở làm dịch vụ tắm thuốc tại thị trấn Sapa. Kênh 2 Người thu gom Người thu hái Người bán lẻ Người tiêu dùng Người chế biến Người thu gom Người bán lẻ Người thu hái Người tiêu dùng Thu hái thuốc tắm từ rừng về bán Phân loại thảo dược, rửa, đóng gói sản phẩm, bán Quảng bá, trưng bày, bán lẻ sản phẩm đóng gói, làm dịch vụ tắm thuốc Tiêu dùng tại chỗ, mua về nhà sử dụng, biếu tặng Thu hái thuốc tắm từ rừng về bán Phân loại, sơ chế, đóng gói Quảng bá, làm dịch vụ tắm thuốc và trưng bày, bán lẻ sản phẩm đóng gói Tiêu dùng tại chỗ, mua về nhà sử dụng, biếu Phân loại, rửa, sơ chế, đóng gói Nghiªn cøu vµ trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 33/Quý IV - 2012 62 Theo kênh thứ 2, sản phẩm thuốc tắm qua kênh này chiếm tỷ lệ khoảng 15% tổng lượng thuốc tắm phân phối trên thị trường. Nét đặc trưng của kênh tiêu thụ này là sản phẩm thuốc tắm thường không chỉ bán riêng lẻ mà được bán chung cùng các loại thuốc, dược liệu chế biến khác trong các quầy bán thuốc dân tộc, hiệp hội, đại lý thuốc cổ truyền được khách du lịch mua sử dụng hoặc làm quà tặng, quà biếu khi đi du lịch Sapa, nhiều khách tiêu dùng khi mua thuốc tắm còn chưa một lần sử dụng mà chỉ vì sự hiếu kỳ muốn thử và kiểm chứng tin đồn. Kênh 3 Sản phẩm thuốc tắm được phân phối theo kênh 3 chiếm khoảng 10% tổng khối lượng thuốc tắm trên thị trường. Thông qua kênh phân phối này sản phẩm thuốc tắm người Dao ở Sapa được phân phối cơ sở tắm thuốc, bán lẻ tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, đây là kênh có tổng giá trị gia tăng của chuỗi là lớn nhất. Kênh 4 Người thu gom Người thu hái Người bán buôn Người tiêu dùng Người chế biến Người bán lẻ Người chế biến Người thu hái Người bán lẻ Người tiêu dùng Thu hái thuốc tắm từ rừng về bán Băm, thái, sấy, chế biến, đóng gói, Trưng bày, bán lẻ sản phẩm Mua về nhà sử dụng, biếu tặng Phân loại, rửa, sơ chế, đóng gói bán buôn Thu mua, bán sản phẩm Thu hái thuốc tắm từ rừng về bán Phân loại, rửa, chế biến, đóng gói bán buôn Quảng bá, làm dịch vụ tắm thuốc và trưng bày, bán lẻ sản phẩm đóng gói Tiêu dùng tại chỗ, mua về nhà sử dụng, biếu tng Nghiªn cøu vµ trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 33/Quý IV - 2012 63 Đây là kênh có sự tham gia nhiều nhất của người dân bản địa từ khâu thu hái cây dược liệu đến các hoạt động chế biến, thương mại và cả dịch vụ cho sản phẩm thuốc tắm, sản lượng thuốc tắm phân phối qua kênh này chiếm khoảng 30% tổng sản lượng thuốc tắm chế biến và 70% lượng dược liệu làm thuốc tắm dạng tươi trên địa bàn. Kênh 5 Sản phẩm thuốc tắm ở kênh 5 chiếm số lượng khiêm tốn khoảng 5% tổng sản phẩm thuốc tắm trên thị trường. Trong kênh tiêu thụ này có sự tham gia khá phổ biến của người nghèo, dưới hình thức mua chịu các hàng hoá, sản phẩm của các đại lý ở cộng đồng và khai thác dược liệu làm thuốc tắm, lâm sản ngoài gỗ, mật ong, thú rừng bán lại cho hoặc trừ nợ với các đại lý. Để thấy rõ được thực trạng bức tranh sản phẩm thuốc tắm từ cây dược liệu bản địa ở Sapa, chúng tôi đi vào phân tích sự tham gia và phân phối lợi ích của của từng tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm thuốc tắm. II.2. Thực trạng các tác nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm thuốc tắm Sapa Điểm khởi đầu hình thành trong chuỗi giá trị sản phẩm thuốc tắm xuất phát từ người sản xuất, thu hái cung cấp nguyên liệu đầu vào cho quá trình chế biến và sản phẩm được luân chuyển đến người bán lẻ trước khi đến tay người tiêu dùng. Người bán buôn Người thu hái Người tiêu dùng Người chế biến Người bán lẻ Thu hái thuốc tắm từ rừng về bán Gia công, đóng gói thuốc tắm theo yêu cầu Tiêu dùng tại chỗ, mua về nhà sử dụng, biếu tặng Phân loại, chế biến, đóng gói, phân phối thuốc tắm Trưng bày, quảng bá các sản phẩm đóng gói và bán lẻ thuốc tắm Nghiªn cøu vµ trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 33/Quý IV - 2012 64 TT Nội dung Người thu hái Người thu gom Người chế biến Người bán buôn Người bán lẻ 1 Thời gian tham gia kinh doanh sản phẩm (năm) 6,71 5,14 5,75 6,60 5,11 2 Tổng số lao động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh (người) 2,71 2,85 9,38 4,00 4,03 3 Giá trị tăng thêm trên đơn vị sản phẩm (nghìn đồng) 4,50 14,36 35,52 7,62 19,89 4 Lợi nhuận thu được trên đơn vị sản phẩm (nghìn đồng) 3,79 12,88 30,10 12,80 29,77 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra Tác nhân chế biến có số lượng lao động tham gia và việc sơ chế, chế biến sản phẩm trong cao nhất so với các tác nhân khác trong chuỗi giá trị, tại đây giá trị tăng thêm bình quân cũng như lợi nhuận thu được trên đơn vị sản phẩm thuốc tắm cũng lớn hơn khá nhiều so với các tác nhân khác trong chuỗi. Số lượng lao động bình quân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm cây dược liệu làm thuốc tắm có sự khác biệt khá lớn giữa các tác nhân, đặc biệt các tác nhân từ người thu gom đến người bán lẻ đều phải thuê khoán thêm lao động để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình với giá thuê khoán lao động phổ thông bình quân từ 80.000-100.000 đồng/người/ngày. Đây là tín hiệu tích cực cho việc giải quyết lao động việc làm tại chỗ cho người lao động bản địa cả về số lượng lao động tham gia và đóng góp thu nhập cho các hộ gia đình. III. Kết luận Sản phẩm thuốc tắm Sapa bắt nguồn từ bài thuốc cổ truyền của đồng bào Dao đỏ, sản phẩm khi lưu thông vừa mang giá trị vật chất và giá trị văn hoá của người Dao, nguyên vật liệu đầu vào của sản phẩm sẵn có và thích nghi được với tập quán canh tác của cộng đồng địa phương, có triển vọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo việc làm và tăng thu nhập, cải thiện sinh kế cho người đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Sapa nói riêng và minh chứng cho mô hình giảm nghèo và phát triển bền vững ở khu vực miền núi phía bắc Việt Nam dựa trên việc phát triển thị trường hàng hóa các sản phẩm bản địa theo chuỗi giá trị. Mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị hiện nay được hình thành theo quan hệ văn hoá, cộng đồng, chưa thực sự có gắn kết theo quy luật của thị trường, cam kết trong các giao dịch thương mại, hợp đồng theo hình thức văn bản còn yếu. Điều này sẽ là hạn chế, trở ngại làm giảm năng lực và khả năng cạnh tranh của sản phẩm thuốc tắm và các tác nhân tham gia phát triển thị trường phân phối sản phẩm trong tương lai. Nghiªn cøu vµ trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 33/Quý IV - 2012 65 Tài liệu tham khảo 1. Ngân hàng thế giới “Khởi đầu tốt nhưng chưa phải đã hoàn thành: Thành tựu ấn tượng của Việt Nam trong giảm nghèo và những thách thức mới”, 2012. 2. Dự án “Cải cách phát triển dược liệu ở Sapa, Việt Nam”, Báo cáo dự án 2005 3. Browne, J. Harhen, J. & Shivinan, J. (1996). Production Management Systems, an integrated perspective, Addison-Wesley 4. Để chuỗi giá trị hiệu quả hơn cho người nghèo, sổ tay thực hành chuỗi giá trị (www.markets4poor.org) 5. Fearne, A. and D. Hughes (1998). Success Factors in the Fresh Produce Supply chain: Some Examples from the UK. Executive Summary. London, Wye College. 6. Ngô Văn Nam, 2010, “Nghiên cứu chuỗi giá trị của sản phẩm cây dược liệu làm thuốc tắm tại huyện Sapa tỉnh Lào Cai”, luận văn thạc sỹ kinh tế 7. Goletti, F. (2005). Agricultural Commercialization, Value Chains, and Poverty Reduction. Discussion Paper No.7. January. Ha Noi, Viet Nam, Making Markets Work Better for the Poor Project, Asian Development Bank. 8. Eaton, C. and A. W. Shepherd (2001). Contract Farming: Partnerships for GroWth. A Guide. FAO Agriculltural. Services Bulletin No.145. Rome, Food and Agriculltural Organization of the United Nations.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuoi_gia_tri_san_pham_ban_dia_mo_hinh_giam_ngheo_va_phat_tr.pdf