Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại Bắc Ninh thực trạng và giải pháp

- Xây dựng và ban hành chính sách riêng hỗ trợ thực hiện Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2018 - 2020. Hai là, tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, trong đó: - Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các Đề tài, dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt trong giai đoạn 2016 - 2018, ưu tiên lựa chọn các nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp thiết để thực hiện trong giai đoạn 2018 - 2020; - Tiếp tục bố trí nguồn vốn ngân sách tỉnh, lồng ghép từ các chương trình, dự án khác cũng như huy động hiệu quả các nguồn lực hợp phát để thực hiện các nội dung của Chương trình, góp phần tháo gỡ khó khăn, bất cập và phục vụ trực tiếp cho quá trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Ba là, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vào khu vực nông nghiệp, nông thôn; thực hiện tốt việc công khai dân chủ, phát huy vai trò chủ thể của người dân; Tăng cường, nâng cao hiệu quả giám sát cộng đồng, đặc biệt là giám sát trong đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn. Tập trung phát triển nông nghiệp bền vững, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, thân thiện với môi trường, đạt năng suất cao, giá trị gia tăng lớn. Bốn là, chú trọng bảo vệ môi trường và tạo cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, hiện đại, hợp lý và giữ gìn được những đặc trưng và bản sắc nông thôn truyền thống xanh - sạch - đẹp. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung cấp huyện, trong đó, tích cực tuyên truyền, vận động, tranh thủ sự đồng thuận của cộng đồng trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng thu hồi đất.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 339 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại Bắc Ninh thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên mục: Thông tin & Trao đổi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 07(2018) MỤC LỤC Chỉ số ISSN: 2525 – 2569 Số 08, tháng 12 năm 2018 Chuyên mục: THÔNG TIN & TRAO ĐỔI Phạm Hồng Trƣờng, Hoàng Thanh Hải - Tối thiểu hóa thời gian chậm trễ tối đa khi thực hiện giải quyết các công việc trong nhà máy chỉ có một dây chuyền sản xuất .......................................................... 2 Nguyễn Đức Thu, La Quí Dƣơng - Ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội đến ý định chuyển việc của nhân viên tại các doanh nghiệp sản xuất gạch tại tỉnh Thái Nguyên .......................................................... 6 Phạm Thị Thanh Mai, Trần Thị Kim Oanh, Hà Kiều Trang - Thực hành kinh doanh sản phẩm handmade từ nguyên vật liệu tái chế ......................................................................................................... 11 Lê Ngọc Nƣơng, Cao Thị Thanh Phƣợng - Chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp công nghiệp tỉnh Thái Nguyên thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ........................................................... 17 Chuyên mục: KINH TẾ & QUẢN LÝ Aaron Kingsbury, Dƣơng Hoài An, Phạm Văn Tuấn - Tác động của biến đổi khí hậu đến ngành sản xuất chè: Trường hợp tại tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam ............................................................................ 23 Dƣơng Thị Huyền Trang, Nguyễn Nhƣ Quỳnh, Lê Thị Thanh Thƣơng - Phân tích biến động hiệu quả kinh tế trồng bưởi diễn tại xã Tân Quang - Thành phố Sông Công – Tỉnh Thái Nguyên .................. 32 Nguyễn Thị Nhung, Trịnh Thị Thu Trang - Phát triển mô hình hợp tác xã ở các tỉnh trung du, miền núi phía bắc trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0 ......................................................................... 38 Nguyễn Ngọc Lý, Nguyễn Thị Thúy Linh - Kết quả thực hiện chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh .......................................................................... 48 Dƣơng Hoài An, Hoàng Văn Cƣờng, Đỗ Xuân Luận, Nông Ngọc Hƣng - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ gia đình trồng hồi tại huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn: Nghiên cứu số liệu chuỗi.......................................................................................................................................................... 54 Nguyễn Việt Dũng, Dƣơng Thanh Tình - Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại Bắc Ninh thực trạng và giải pháp............................................................................................................. 60 Chuyên mục: QUẢN TRỊ KINH DOANH & MARKETING Zhou Xiao Hong, Bùi Thị Thúy - Tại sao người dùng lại sáng tạo nội dung - Ứng dụng của thuyết hành vi có kế hoạch................................................................................................................................... 65 Vũ Bạch Diệp, Nguyễn Thị Phƣơng Thảo, Ngô Hoài Thu - Phân tích các yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU bằng mô hình trọng lực .............................................. 72 Chuyên mục: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Nguyễn Thị Thùy Trang, Nguyễn Thị Thu Trang - Một số vấn đề pháp lý về tranh chấp liên quan đến chủ thể của hợp đồng tín dụng .................................................................................................................. 79 Nguyễn Thị Tuân, Nguyễn Thị Dung - Vai trò của kiểm toán nội bộ đối với kiểm soát nội bộ trong Công ty Cổ phần Gang Thép Thái Nguyên............................................................................................... 85 Hoàng Thanh Hải, Trần Đình Chúc, Nguyễn Quỳnh Hoa - Mô hình hồi quy logistic trong đo lường xác suất vỡ nợ khách hàng tín dụng cá nhân ............................................................................................ 92 Tạp chí Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Journal of Economics and Business Administration Chuyên mục: Kinh tế & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 08 (2018) 60 CHƢƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI BẮC NINH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Nguyễn Việt Dũng1, Dƣơng Thanh Tình2 Tóm tắt Nông nghiệp, nông thôn luôn là vấn đề có vị trí quan trọng trong chiến lược của tỉnh Bắc Ninh. Tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng hệ thống ban chỉ đạo cho chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) các cấp, kịp thời tham mưu cho lãnh đạo các chính sách thúc đẩy thực hiện chương trình. Sau 3 năm (2016 - 2018) triển khai đề án chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, đề án vẫn còn nhiều vấn đề đỏi hỏi vừa phải đánh giá, rút kinh nghiệm, vừa phải tiếp tục tìm hướng giải quyết nhằm đạt được các mục tiêu đã đặt ra trong đề án. Bài viết tập chung phân tích những kết quả đạt được trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, những hạn chế và nguyên nhân; từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới hiệu quả hơn. Từ khóa: Nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, Bắc Ninh. THE NATIONAL TARGET PROGRAM ON NEW-STYLE RURAL AREA BUILDING IN BAC NINH PROVINCE: REALITY AND SOLUTIONS Abstract Agriculture and rural development are always important issues in Bac Ninh province’s strategy. The province has developed a system of steering committees for the national target program on new-style rural building at all levels, promptly advising leaders to promote program implementation. After 3 years (2016 - 2018) of implementing the project of the national target program on new-style rural building in the period of 2016 - 2020 in Bac Ninh province, despite the achieved positive results, the project still has many problems that require evaluation to find solutions to achieve the objectives set in the project. The paper focuses on analyzing the achievements in implementing Bac Ninh province’s new-style rural building program, limitations and causes; thereby proposes solutions to implement the new-style rural building program more effectively. Key words: Agriculture, building new-style rural area, Bac Ninh Province. 1. Đặt vấn đề Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X, “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương khóa X đã ban hành các kết luận về một số nội dung trong Nghị quyết; Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP, ngày 28/10/2008, xác định “Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) của Chính phủ, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các ban, ngành của tỉnh Bắc Ninh đã nghiên cứu, ban hành các Nghị quyết, chủ trương, hướng dẫn. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành Quyết định số 168/2010/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án xây dựng NTM tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2020. Thực hiện Quyết định số 1600/QĐ-TTG ngày 16/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Kế hoạch số 222/KH-UBND ngày 26/7/2018 [7] triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Sau 3 năm thực hiện (2016 – 2018), bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, vẫn còn nhiều vấn đề đỏi hỏi vừa phải đánh giá, rút kinh nghiệm, vừa phải tiếp tục tìm hướng giải quyết nhằm đạt được các mục tiêu đã đặt ra trong đề án. Mục tiêu của bài báo nhằm phân tích thực trạng thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM tại Bắc Ninh trong giai đoạn 2016 – 2018, nhận diện kết quả đạt được, hạn chế trong quá trình triển khai, từ đó đề xuất giải pháp hữu ích. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu Nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua các báo cáo và tài liệu đã được công bố về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh. Niêm giám thống kê của tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2016 - 2018. Các số liệu này thu thập từ Cục Thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, Ban, ngành có liên quan thuộc UBND tỉnh Bắc Ninh. Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập thông qua tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với cán bộ, nhà nước. Hoạt động khảo sát điều tra được thực hiện trên 5 huyện (huyện Quế Võ, huyện Tiên du, huyện Gia Chuyên mục: Kinh tế & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 08 (2018) 61 Bình, huyện Thuận Thành, huyện Lương Tài) và thành phố Bắc Ninh. Đối tượng được điều tra, khảo sát gồm 3 đối tượng: Cán bộ quản lý liên quan tới nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc các Sở trên địa bàn thành phố và Cán bộ quản lý ở 5 huyện (gọi chung là Cán bộ quản lý), các doanh nghiệp tham gia dự án (gọi chung là Doanh nghiệp), các hộ nông dân hưởng lợi từ các dự án đầu tư (gọi chung là Hộ nông dân). Phương pháp phân tích số liệu: Phương pháp thống kê mô tả, phân tích so sánh nhằm đánh giá thực trạng thực hiện chương trình MTQT xây dựng NTM của tỉnh Bắc Ninh. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Kết quả thực hiện chương trình MTQT xây dựng NTM tại Bắc Ninh trong giai đoạn 2016 - 2018. - Về mức độ hoàn thành một số mục tiêu cơ bản của chương trình MTQG xây dựng NTM. Quyết định số 1865/QĐ-TTg ngày 23/11/2017 [2], phấn đấu đến năm 2020, tỉnh Bắc Ninh có 80 xã (chiếm 82,5% tổng số xã) và 03 huyện đạt chuẩn nông thôn mới; bình quân tiêu chí xây dựng nông thôn mới đạt được trên 01 xã là trên 18 tiêu chí. Kết quả thực hiện đến 30/6/2018 như sau: Số xã đạt 19/19 tiêu chí là 82 xã (bằng 84,5%), trong đó số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới là 73 xã, chiếm 75,26% tổng số xã. Số đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới là 02 đơn vị (huyện Tiên Du và thị xã Từ Sơn). Bình quân tiêu chí đạt chuẩn NTM/xã là 18,51 tiêu chí. Thu thập bình quân đầu người/năm khu vực nông thôn đạt 50,6 triệu đồng; Tỷ lệ hộ nghèo (đến 31/12/2017) còn 2,06%; Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 95%; Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch đạt 55,28% [1]. - Công tác truyền thông chung sức xây dựng nông thôn mới: Kết quả của công tác tuyên truyền về chương trình xây dựng nông thôn mới đạt được kết quả rất tốt. Qua kết quả điều tra 2 nhóm đối tượng là doanh nghiệp và hộ nông dân cho thấy 100% doanh nghiệp và hộ nông dân được hỏi đều biết về chủ trương xây dựng nông nghiệp nông thôn, chương trình xây dựng NTM của tỉnh Bắc Ninh. Doanh nghiệp tiếp cận các nguồn thông tin này chủ yếu thông qua phương tiện thông tin đại chúng trung ương và địa phương (82%). Hộ nông dân tiếp cận nguồn thông tin này chủ yếu từ cán bộ xã, thôn (75,03%), từ tuyên truyền cơ quan trung ương, địa phương (24,97%). Việc tự tìm hiểu thông tin về các chương trình NTM của doanh nghiệp và nông thôn là rất thấp, cho thấy sự thiếu chủ động trong thực hiện chương trình của các chủ thể này. [4] Nhận thức của người dân về thông tin về các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, nông thôn mới của tỉnh Bắc Ninh ở mức cao. 89,13% người dân biết thông tin về các dự án được thực hiện. Các kênh cung cấp thông tin cho người dân đến chủ yếu từ cán bộ địa phương (84,17%), và các thông tin từ hệ thống truyền thông của địa phương (12,06%). Điều đó cho thấy, công tác tuyên truyền của địa phương tới người dân về thông tin dự án đầu tư trong nông nghiệp, nông thôn là rất tốt. [4] - Quy hoạch xây dựng nông thôn mới: Thực hiện chỉ đạo của Trung ương về triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, tỉnh đã chỉ đạo các ngành, địa phương tổ chức rà soát các quy hoạch hiện có trên địa bàn, từ đó điều chỉnh, bổ sung quy hoạch nông thôn mới đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay tại mỗi địa phương. Các địa phương tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng, phát triển đô thị; đồng thời tăng cường công tác quản lý và phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo hướng hiện đại, bền vững. - Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội: Cơ sở hạ tầng của các địa phương tiếp tục được quan tâm đầu tư, nâng cấp, xây mới bổ sung ngày càng đồng bộ [1]. - Về Giao thông: 100% các tuyến đường đến UBND xã, 90% các tuyến đường liên thôn được đầu tư kiên cố hóa, đảm bảo giao thông thông suốt từ tỉnh, huyện đến các xã, thôn, xóm. - Về Thủy lợi: Các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh được tăng cường đầu tư xây mới, nâng cấp, đảm bảo tưới - tiêu kịp thời phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân. - Về Điện: Hiện 100% các xã, 8/8 huyện, thị xã, thành phố đều đạt chuẩn về tiêu chí Điện. - Về Trường học: Cơ sở vật chất trường học các cấp được đầu tư theo hướng hiện đại. 98,5% phòng học các cấp được xây dựng kiên cố; tỷ lệ trường chuẩn quốc gia đạt 91,4%, cao nhất cả nước. - Về cơ sở vật chất văn hóa: 100% các xã trên địa bàn tỉnh có nhà văn hóa xã, trong đó có 75 nhà văn hóa xã đạt chuẩn; có 475/583 thôn, làng đã xây dựng nhà văn hóa, số còn lại (108 thôn, làng) sử dụng đình làng làm nhà văn hóa. - Về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn: Hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Chuyên mục: Kinh tế & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 08 (2018) 62 - Về Y tế: 100% các trạm y tế trên địa bàn có đủ điều kiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; 97/97 xã (bằng 100%) đạt chuẩn y tế giai đoạn đến năm 2020; 7/7 bệnh viện tuyến huyện đều được công nhận Bệnh viện hạng 2. - Về cơ sở vật chất hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở: Mạng lưới thông tin liên lạc, bưu chính và truyền thông cơ sở luôn đảm bảo hoạt động ổn định, thông suốt, đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân. Hiện cả 97/97 xã (bằng 100%) đều đạt chuẩn tiêu chí Thông tin và Truyền thông. - Về cung cấp nước sạch cho người dân: Các dự án cung cấp nước sạch cho người dân nông thôn được đẩy nhanh tiến độ. Tính đến 30/6/2018, 100% số người dân nông thôn trong tỉnh được sử dụng nước hợp vệ sinh (Trong đó sử dụng nước sạch theo QCVN 02: 2009/BYT là 55,28%). - Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân: Nâng cao thu nhập cho người dân khu vực nông thôn (năm 2016 đạt từ mức 45,6 triệu đồng/người, đến 30/6/2018 đạt 50,6 triệu đồng/người, ước đến 31/12/2018 đạt 51,9 triệu đồng/người). Tổng giá trị sản xuất năm 2017 đạt 8.654,5 tỷ đồng, ước thực hiện năm 2018 là 8.861,8 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng chăn nuôi – thủy sản (từ 53,2% năm 2015 lên 53,8% năm 2017, ước thực hiện năm 2018 là 54,1%) [3]. Tỷ trọng nông, lâm, thủy sản trong cơ cấu GRDP trên địa bàn tỉnh năm 2017 chiếm 2,9%, còn 2,7% năm 2018. Trong 03 năm (2016 - 2018) đã tổ chức được 50 lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho 1.500 học viên là lao động nông thôn. Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói chung và đào tạo nghề nông nghiệp nói riêng đã góp phần lớn trong việc chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn, giải quyết việc làm tại chỗ, giúp người nông dân chuyển đổi nghề, tạo thêm nghề mới, phát triển kinh tế và tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nông dân ở khu vực nông thôn, quy đó ổn định an ninh chính trị ở địa phương, cơ sở. - Giảm nghèo và an sinh xã hội: Với mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm 0,1% trở lên, phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí đa chiều trên địa bàn tỉnh giảm còn 2,2%. Tính hết năm 2017, trên địa bàn toàn tỉnh còn 6.743 hộ nghèo, chiếm 2,06% tổng số hộ (năm 2016 là 2,59%) và 8.183 hộ cận nghèo, chiếm 2,49% tổng số hộ (năm 2016 là 2,81%), đến 31/12/2018, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn khoảng 2% [1]. - Phát triển giáo dục ở nông thôn: 98,5% phòng học các cấp được xây dựng kiên cố; tỷ lệ trường chuẩn quốc gia đạt 94,44%, cao nhất cả nước; 100% đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đạt chuẩn; đặc biệt, cả 97/97 xã trên địa bàn tỉnh đều đạt chuẩn tiêu chí số 14 về giáo dục và đào tạo. - Phát triển y tế cơ sở, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn: Tính đến 30/6/2018, nhiều chỉ tiêu quan trọng trong lĩnh vực y tế của tỉnh đều đạt và vượt mức, nằm trong tốp đầu toàn quốc như: 95% dân số tham gia bảo hiểm y tế; 100% số trạm y tế xã có đủ điều kiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; 100% trạm y tế xã có công trình cấp nước và tiêu hợp vệ sinh. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi còn 7,7%, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi còn 13,3%. - Vệ sinh môi trường nông thôn, khắc phục, xử lý ô nhiễm và cải thiện môi trường tại các làng nghề: Tính đến 30/6/2018, đã có 98,7% số người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh (trong đó, 55,28% là nước sạch theo QCVN 02:2009/BYT); 99,8% trường học các cấp có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh; 100% trạm y tế có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh; 100% số hộ có nhà tiêu (trong đó, 86,2% số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh); 80% số hộ nông dân có chuồng trại hợp vệ sinh [1]. Xây dựng các công trình bảo vệ môi trường; thu gom và xử lý chất thải, nước thải; xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp. Khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường tại các làng nghề bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng - Kết quả huy động nguồn lực thực hiện Chương trình: Giai đoạn 2016 - 2018 tổng số vốn huy động thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM: 3.874.899 triệu đồng. Trong đó: Ngân sách Trung ương cấp: 15.000 triệu đồng (Tiền thưởng cho các xã, huyện tiên tiến), ngân sách tỉnh hỗ trợ: 2.924.161 triệu đồng, vốn địa phương (huyện, xã): 950.738 triệu đồng, vốn huy động từ người dân và cộng đồng: 56.890 triệu đồng [1]. Tính đến ngày 31/12/2018, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh không có nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. - Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới: Chuyên mục: Kinh tế & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 08 (2018) 63 Tỉnh Bắc Ninh có 08 đơn vị cấp huyện (06 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố) triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Tính đến ngày 31/12/2018, trên địa bàn tỉnh đã có các huyện Tiên Du, Quế Võ, Gia Bình đã đạt chuẩn NTM; thị xã Từ Sơn và thành phố Bắc Ninh được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; thành phố Bắc Ninh có 3/3 xã (bằng 100%) đạt chuẩn nông thôn mới và thành phố được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh; Bình quân các tiêu chí của tỉnh tính đến hết 31/12/2018 là 18,67 tiêu chí; 89/97 xã đã đạt chuẩn NTM. 3.2. Đánh giá chung về tình hình thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM tại Bắc Ninh 3.2.1. Kết quả đạt được - Các địa phương đã có nhiều kinh nghiệm trong chỉ đạo, tổ chức triển khai; bộ máy tham mưu giúp việc được kiện toàn tương đối đồng bộ, thống nhất xuyên suốt từ tỉnh đến huyện, xã và hoạt động ngày càng chuyên nghiệp; người dân và cộng đồng ngày càng hiểu rõ lợi ích và tích cực tham gia hơn vào xây dựng NTM. - Bộ tiêu chí xã NTM tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2017 - 2020 được ban hành đã phù hợp hơn với điều kiện thực tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương chủ động triển khai thực hiện, nhất là nhóm tiêu chí áp dụng linh hoạt (tiêu chí về cơ sở hạ tầng). - Một số địa phương được công nhận đạt chuẩn NTM đã chủ động xây dựng kế hoạch duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, gắn xây dựng NTM với đô thị hoá;... tạo tiền để chuyển tiếp lên NTM kiểu mẫu. - Vấn đề xử lý môi trường đã được các địa phương bước đầu quan tâm. - Đời sống văn hoá, tinh thần người dân nông thôn tiếp tục được cải thiện góp phần thúc đẩy các mô hình xây dựng NTM gắn với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng... 3.2.2. Hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được, một số hạn chế trong quá trình thực hiện xây dựng NTM như sau: - Một số nhiệm vụ triển khai chậm như: Công bố và hướng dẫn cụ thể về thiết kế mẫu các công trình trụ sở cấp xã, nhà văn hóa thôn, trạm y tế, trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở; công bố thiết kế mẫu về đường giao thông nông thôn; hướng dẫn thanh quyết toán các công trình đầu tư NTM theo cơ chế đặc thù - Phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn hạn chế, tỷ trọng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn thấp do phần lớn người sản xuất nông nghiệp có nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, trình độ quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu. - Vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng có dấu hiệu nghiêm trọng ở một số địa bàn, phức tạp, khó xử lý; chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn đang là vấn đề nổi lên được xã hội quan tâm. - Nhiều địa phương đã chú trọng thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới do cấp huyện, cấp xã đảm nhận nhưng chưa chú trọng đúng mức thực hiện các nội dung ở cấp thôn và hộ gia đình. - Việc xây dựng và nhân rộng mô hình kinh tế điển hình tiên tiến đã được quan tâm nhưng kết quả còn chưa cao. Một số hoạt động, phong trào mới chỉ dừng lại ở mô hình; việc áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất còn chưa nhiều; nông nghiệp sạch, nông nghiệp sinh thái, hữu cơ và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chậm phát triển. 5. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả triển khai chƣơng trình MTQG xây dựng NTM tại tỉnh Bắc Ninh Phát huy các kết quả đạt được và khắc phục những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, Thái Nguyên cần tập trung thực hiện các giải pháp sau: Một là, tiếp tục rà soát, bổ sung các cơ chế, chính sách hiện có để đẩy nhanh tiến độ và đảm bảo thực hiện Chương trình một cách hiệu quả, cụ thể như: - Sửa đổi, bổ sung Quyết định số 46/2016/QĐ-UBND ngày 21/12/2016 của UBND tỉnh về Quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn, giai đoạn 2016-2020 theo hướng sát với thực tiễn phát triển của tỉnh qua từng giai đoạn và thời kỳ. - Xây dựng và ban hành chính sách riêng hỗ trợ thực hiện Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2018 - 2020. Hai là, tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, trong đó: - Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các Đề tài, dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt trong giai đoạn 2016 - 2018, ưu tiên lựa chọn các nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp thiết để thực hiện trong giai đoạn 2018 - 2020; - Tiếp tục bố trí nguồn vốn ngân sách tỉnh, lồng ghép từ các chương trình, dự án khác cũng như huy động hiệu quả các nguồn lực hợp phát để Chuyên mục: Kinh tế & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 08 (2018) 64 thực hiện các nội dung của Chương trình, góp phần tháo gỡ khó khăn, bất cập và phục vụ trực tiếp cho quá trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Ba là, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vào khu vực nông nghiệp, nông thôn; thực hiện tốt việc công khai dân chủ, phát huy vai trò chủ thể của người dân; Tăng cường, nâng cao hiệu quả giám sát cộng đồng, đặc biệt là giám sát trong đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn. Tập trung phát triển nông nghiệp bền vững, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, thân thiện với môi trường, đạt năng suất cao, giá trị gia tăng lớn. Bốn là, chú trọng bảo vệ môi trường và tạo cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, hiện đại, hợp lý và giữ gìn được những đặc trưng và bản sắc nông thôn truyền thống xanh - sạch - đẹp. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung cấp huyện, trong đó, tích cực tuyên truyền, vận động, tranh thủ sự đồng thuận của cộng đồng trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng thu hồi đất. Lời thừa nhận: Bài báo này là sản phẩm của đề tài NCKH cấp tỉnh Bắc Ninh năm 2017 với tên đề tài “Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, góp phần xây dựng thành công nông thôn mới trên địa bàn Tỉnh”. Đề tài được thực hiện dựa trên hợp đồng số 31/HĐ-2017 giữa Trường ĐH Kinh tế và QTKD – Đại học Thái Nguyên với Sở KHCN tỉnh Bắc Ninh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Ban chỉ đạo các chương trình MTQG tỉnh Bắc Ninh; Văn phòng điều phối nông thôn mới. (2018). Báo cáo sơ kết 3 năm (2016 - 2018) thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM; Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện giai đoạn 2018 - 2020. [2]. Chính phủ. (2017). Quyết định số 1865/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Về việc giao kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 -2020. [3]. Cục Thống kê Bắc Ninh. (2018). Niên giám thống kê Bắc Ninh năm 2017. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê, [4]. Trần Văn Quyết và cộng sự. (2018). Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, góp phần xây dựng thành công nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Đề tài NCKH cấp tỉnh Bắc Ninh, Bắc Ninh. [5]. UBND tỉnh Bắc Ninh. (2011). Quyết định số 189/QĐ-UBND về việc thành lập Ban chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020. [6]. UBND tỉnh Bắc Ninh. (2012). Quyết định số 1228/QĐ-UBND về thành lập Văn Phòng điều phối Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2020. [7]. UBND tỉnh Bắc Ninh (2018), Kế hoạch số 222/KH-UBND ngày 26/7/2018 về việc triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Thông tin tác giả: 1. Nguyễn Việt Dũng - Đơn vị công tác: Trường ĐH Kinh tế & QTKD - Địa chỉ email: nguyenvietdung@tueba.edu.vn 2. Dƣơng Thanh Tình - Đơn vị công tác: Trường ĐH Kinh tế & QTKD Ngày nhận bài: 11/09/2018 Ngày nhận bản sửa: 19/09/2018 Ngày duyệt đăng: 28/12/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuong_trinh_muc_tieu_quoc_gia_xay_dung_nong_thon_moi_tai_ba.pdf
Tài liệu liên quan