Mục tiêu
• Kế hoạch hóa REDD+ và phân bổ tài chính phải kết nối với nhau
Các vấn đề quan tâm
Những hạn chế là i) có quá ít thời gian cho chu trình lập kế hoạch, cụ thể là cho việc tham gia của
địa phương; ii) kỹ năng hạn chế, năng lực của những người lập kế hoạch thấp56. Kết quả là việc lập kế
hoạch và dự toán ngân sách vẫn còn dưới dạng áp từ trên xuống, đặc biệt là đối với cấp huyện và xã;
và quá trình lập kế hoạch và dự toán ngân sách vẫn còn phức tạp, chồng chéo, cồng kềnh và kết nối
lỏng lẻo với việc phân bổ ngân sách. Việc lập kế hoạch được coi như là trách nhiệm riêng của chỉ
phòng/ban kế hoạch chứ không phải là nhiệm vụ của tất cả mọi cán bộ.57 Kết quả là có rất ít đóng góp
từ các phòng ban kỹ thuật là các đơn vị đóng vai trò quan trọng trong việc lập nên các kế hoạch khả
thi.
39 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 497 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương trình REDD+ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là khoản chi trả được
giữ lại)
Hệ thống chi trả phù hợp cho cán bộ
tham gia thực hiện REDD+
Vụ Tổng hợp Kinh tế
quốc dân
• Lồng ghép các biện pháp REDD+ trong
hệ thống quy hoạch và trong SEDP;
• Đảm bảo các chính sách và chiến lược
có bao hàm REDD+
Sửa đổi các chính sách và chiến lược
hiện có để phù hợp với các biện pháp
REDD+.
Lồng ghép REDD+ trong Kế hoạch
PTKTXH quốc gia và các chiến
lược/chính sách đầu tư liên quan.
Vụ Kết cấu hạ tầng và
đô thị
• Phối hợp với MARD/DOH trong việc
xây dựng các quy định/chính sách có
xét đến chi phí cơ hội của các dự án cơ
sở hạ tầng (Giao thông (Đường, Cảng
biển) so sánh với các lợi ích của
REDD+ nhằm phục vụ việc ra các quyết
định
• Phối hợp với MARD
Đảm bảo rằng các khoản đầu tư được phê
duyệt loại trừ các nguyên nhân dẫn đến
mất rừng và suy thoái rừng; đảm bảo
rằng các biện pháp REDD+ được lồng
ghép vào trong quá trình quyết định và
phê duyệt đầu tư
MPI
Vụ Kinh tế Công nghiệp • Xem xét chi phí cơ hội của Dự án đầu
tư Thủy điện so với lợi ích REDD+
Đảm bảo rằng các khoản đầu tư được phê
duyệt loại trừ các nguyên nhân dẫn đến
26
Cơ quan/tổ chức Đơn vị Trách nhiệm/nhiệm vụ Mục tiêu/vai trò
trong các quyết định đầu tư mất rừng và suy thoái rừng
Vụ Kinh tế Nông nghiệp • Xem xét chi phí cơ hội của các dự án
Đầu tư Thủy lợi so với các lợi ích
REDD+ trong các quyết định đầu tư
• Phối hợp với Vụ Kinh tế Công nghiệp
trong xây dựng các chính sách tạo cơ
hội việc làm ngoài canh tác
Đảm bảo việc lập kế hoạch đầu tư cho
nông nghiệp có tính đến các biện pháp
REDD+
Cục đầu tư nước ngoài • Xây dựng các chính sách thuận lợi cho
Đầu tư/các nhà đầu tư vào Lâm nghiệp,
có sự phối hợp với MARD
Đảm bảo tạo một môi trường và các
chính sách thuận lợi nhằm hấp dẫn các
nhà đầu tư lâm nghiệp
Vụ Kinh tế địa phương
và lãnh thổ
• Phối hợp với MARD trong việc giải
quyết các vấn đề tại địa phương trong
việc thực hiện các biện pháp REDD+
Đảm bảo đóng góp cho sự nhất quán
thống nhất của khung pháp lý và các
chính sách REDD+
CEMA
Vụ Chính sách dân tộc • Ủng hộ các Chính sách Dân tộc thiểu số
và các vấn đề về xây dựng và thực hiện
REDD+
• Sửa đổi các chính sách và chiến lược
hiện tại cho phù hợp với các biện pháp
REDD+
Đảm bảo các quyền lợi và đặc thù của
các dân tộc thiểu số trong quá trình xây
dựng và thực hiện REDD+
Vụ Kế hoạch Đầu tư • Sửa đổi các chính sách và chiến lược
hiện tại cho phù hợp với các biện pháp
REDD+
Đảm bảo đóng góp cho sự nhất quán
thống nhất của khung pháp lý và các
chính sách REDD+
DOE • Giới thiệu SEIA và EIA cho việc xây
dựng mới và cơ sở hạ tầng giao thông
Loại bỏ các nguyên nhân gây mất rừng
và suy thoái rừng
MOT
Tổng cục Đường bộ và
hàng hải Việt Nam
• Sửa đổi các chính sách và chiến lược
hiện tại cho phù hợp với các biện pháp
REDD+ (phát triển hệ thống đường và
cảng biển)
Đảm bảo quy hoạch đầu tư cho Đường
bộ phù hợp với các biện pháp REDD+
Thương mại và công
nghiệp địa phương;
• Sửa đổi các chính sách và chiến lược
hiện tại cho phù hợp với các biện pháp
REDD+ (công nghiệp chế biến gỗ)
Xuất nhập khẩu • Sửa đổi các chính sách và chiến lược
hiện tại cho phù hợp với các biện pháp
REDD+ (xuất nhập khẩu gỗ)
Loại bỏ các nguyên nhân gây mất rừng
và suy thoái rừng
Cục Năng lượng
MOIT
....
....
Quản lý Điện
Đảm bảo đóng góp cho sự nhất quán
thống nhất của khung pháp lý và các
chính sách REDD+
MOLISA
Vụ Bình đẳng giới • Sửa đổi các chính sách và chiến lược
hiện tại cho phù hợp với các biện pháp
REDD+.
Đảm bảo hỗ trợ cố vấn một cách thích
hợp, và có các chính sách về bình đẳng
giới trong tham gia thực hiện các biện
pháp REDD+
• Sửa đổi các chính sách và chiến lược
hiện tại cho phù hợp với các biện pháp
REDD+.
Đảm bảo đóng góp cho sự nhất quán
thống nhất của khung pháp lý và các
chính sách REDD+
MOET
Vụ giáo dục tiểu học,
trung học, đại học và
Giáo dục dân tộc
• Xây dựng giáo trình đào tạo và giảng
dạy để khuyến khích các biện pháp
REDD+
MOTI • Phối hợp với MARD xây dựng các
chiến lược truyền thông cho REDD+
bao gồm lập các cơ chế và kênh truyền
thông lâu dài với người sử dụng đất
• Sửa đổi các chính sách và chiến lược
hiện tại cho phù hợp với các biện pháp
REDD+.
Đảm bảo đóng góp cho sự nhất quán
thống nhất của khung pháp lý và các
chính sách REDD+
MOH
• Sửa đổi các chính sách và chiến lược
hiện tại cho phù hợp với các biện pháp
REDD+.
Đảm bảo đóng góp cho sự nhất quán
thống nhất của khung pháp lý và các
chính sách REDD+
Cấp tỉnh
27
Cơ quan/tổ chức Đơn vị Trách nhiệm/nhiệm vụ Mục tiêu/vai trò
Các UBND tỉnh • Tạo các điều kiện phù hợp cho việc
thực hiện REDD+, bao gồm cơ cấu tổ
chức, cơ chế thể chế, xây dựng nhân
lực, và các nguồn lực bao gồm nguồn
tài chính.
• Tạo môi trường cho phép sự tham gia
tích cực và hiệu quả của các bên liên
quan bao gồm những người hưởng lợi
trong quá trình giám sát việc thực hiện
REDD+
Đảm bảo việc phối hợp nhuần nhuyễn
giữa các bộ và các cơ quan tỉnh.
Đảm bảo lồng ghép các biện pháp
REDD+ vào các Kế hoạch PTKTXH,
quy hoạch và phân vùng sử dụng đất
Xây dựng được các chính sách và môi
trường thuận lợi cho đầu tư vào lĩnh vực
lâm nghiệp
Xây dựng quy trình phê duyệt tốt
FPD • Phối hợp với quân đội và công an trong
việc thi hành luật lâm nghiệp
Đảm bảo việc cưỡng chế thi hành luật
lâm nghiệp
FIPI • Thường xuyên thực hiện Thống kê
Rừng quốc gia
• NFIMAP-Giám sát phát thải có sự phối
hợp với DOF
Đảm bảo các mức phát thải đúng theo
chuẩn thời gian yêu cầu
DOF
Các công ty nhà nước33 • Tham gia tích cực vào việc thực hiện
các dự án/hoạt động REDD+ cụ thể
• Tham gia tích cực vào quá trình giám
sát REL/RE và việc phân bổ vốn
REDD+
Các hộ cá thể • Tham gia tích cực vào việc thực hiện
các dự án/hoạt động REDD+ cụ thể
• Tham gia tích cực vào quá trình giám
sát REL/RE và việc phân bổ vốn
REDD+
Các ban quản lý Rừng phòng hộ
(PFMB)2
• Tham gia tích cực vào việc thực hiện
các dự án/hoạt động REDD+ cụ thể
• Tham gia tích cực vào quá trình giám
sát REL/RE và việc phân bổ vốn
REDD+
Các ban quản lý Rừng đặc dụng
(PAMB)2
• Tham gia tích cực vào việc thực hiện
các dự án/hoạt động REDD+ cụ thể
• Tham gia tích cực vào quá trình giám
sát REL/RE và việc phân bổ vốn
REDD+
Đảm bảo việc thực hiện hiệu quả các biện
pháp REDD+ tại các diện tích rừng trong
khu vực quản lý của họ
Tham gia cưỡng chế thi hành luật
Các UBND, chủ yếu là ở cấp xã
(CPC)2
• Tham gia trực tiếp và tích cực trong
việc thực hiện các biện pháp và chuẩn
bị điều kiện cho REDD+, bao gồm
thành lập các dự án và hoạt động cụ thể
• Tạo môi trường cho phép sự tham gia
hiệu quả của tất cả các bên liên quan
với sự minh bạch về thông tin, cũng như
hỗ trợ các xã/thôn thực hiện REDD+
một cách thành công
Các cộng đồng thôn • Tham gia tích cực vào việc thực hiện
các dự án/hoạt động REDD+ cụ thể
• Tham gia tích cực vào quá trình giám
sát REL/RE và việc phân bổ vốn
REDD+
Đảm bảo các biện pháp REDD+ được
thực hiện một cách hiệu quả
Đảm bảo việc chia sẻ lợi ích REDD+ một
cách công bằng và minh bạch
Các công ty liên doanh
Các đơn vị Quân đội và Công an • Phối hợp với các đơn vị kỹ thuật liên
quan (Sở Kiểm Lâm) đưa ra các chính
sách, biện pháp để thi hành luật
Đảm bảo ngăn chặn khai thác gỗ trái
phép, cháy rừng trong số các nguyên
nhân REDD+
Xã hội dân sự (Mặt trận Tổ quốc,
HPN, ĐTN, HND, VUSTA
• Đẩy mạnh và khuyến khích triển khai
các chính sách, quy định, biện pháp
REDD+
• Tham gia tích cực trong việc thực hiện
các dự án/hoạt động cụ thể của REDD+
Đảm bảo các biện pháp, chính sách và
quy định về REDD+ được các cộng đồng
và hộ dân hiểu rõ và áp dụng
33
Source:
“Design
of
a
REDD-‐Compliant
Benefit
Distribution
System
for
Viet
Nam”:
UN-‐REDD
Programme,
January,
2010.
First
five
account
for
>90%
of
all
forest
areas.
28
5.3 Tăng cường việc phi tập trung hóa các nhiệm vụ quản lý cho các cấp hành
chính thấp hơn
Mục tiêu
• Xây dựng và thực hiện việc phi tập trung hóa các cơ cấu quản lý REDD+
Vấn đề
Việc phi tập trung hóa tại Việt Nam ảnh hưởng tới tính nhất quán và thống nhất của khung chính
sách hiện tại. Việc củng cố khung chính sách trong bối cảnh REDD+ toàn cầu và trong nước cũng
đồng nghĩa với việc tăng cường khả năng phản ứng và linh hoạt của các cơ quan trung ương (phương
thức tiếp cận tổ chức tự học tập) trước sự thay đổi thường xuyên của hoàn cảnh và nhu cầu cũng như
lợi ích của bên hưởng lợi. Hơn nữa, khung chính sách và pháp lý cho REDD+ cần tập trung vào các
biện pháp cơ bản với lợi ích lớn nhất cho xã hội.
Việc tăng cường quản lý tại địa phương không chỉ cần sự tăng cường năng lực về quản lý REDD+.
Trong bối cảnh Việt Nam, cần phải đảm bảo được rằng i) cần có sự nhất quán thống nhất trong khung
chính sách và sự quyết tâm của cấp trung ương, ii) hạn chế sự can thiệp của các cơ quan trung ương
tới cấp địa phương, iii) tạo ra môi trường thuận lợi cho các chủ thể tại địa phương tham gia hiệu quả
vào trong quá trình, ví dụ như có thể áp dụng FPIC34.
Những cải cách trong bộ phân tư nhân ở các nước khác, cùng với văn hóa làm việc khép kín của
Việt Nam cũng đòi hỏi việc đưa ra các chỉ số để đo/theo dõi mức độ phi tập trung hóa (từ Bộ tới tỉnh,
từ tỉnh tới huyện, từ huyện tới xã). Các chỉ số này sẽ được sử dụng như các chỉ số hiệu quả hoạt động
chính trong hệ thống chi trả cho những công chức tham gia. Do có sự không thống nhất về hệ thống
trách nhiệm với cách thức mới35, cần củng cố năng lực thể chế ở cấp huyện và xã, trong cả chính
quyền lẫn trong các tổ chức đại chúng. Đối với khối nhà nước, cần huy động thêm nhân lực cho các
hoạt động lâm nghiệp ở cấp huyện và xã, và thực hiện cải cách các thủ tục lập kế hoạch ở cấp vĩ mô và
cấn tỉnh. Cũng cần phải nói đến vai trò quan trọng của các trưởng thôn trong hoàn cảnh văn hóa nông
thôn, đặc biệt là các dân tộc thiểu số, trong việc thực hiện REDD+. Kinh nghiệm đã cho thấy rằng các
trưởng thôn có ảnh hưởng đáng kể đối với cộng đồng nông thôn, và rất lạc quan trong việc áp dụng
các ý tưởng và chính sách mới36, và đóng vai trò quan trọng làm “trung gian” và “người đàm phán”
(cho tổ chức đại chúng và các tổ chức xã hội dân sự khác) trong các hoạt động giữa hệ thống chính
quyền địa phương và các cộng đồng nông thôn.37
Sự tham gia hiệu quả của cộng đồng địa phương sẽ hỗ trợ cho việc tăng cường phi tập trung hóa.
Các biện pháp cần thiết
• Chỉ giải quyết các vấn đề chiến lược và chính sách ở cấp trung ương, giao việc thực hiện cho
các đơn vị địa phương;
34
A
detailed
description
of
this
process
can
be
found
at:
‐Nam-‐UN-‐REDD-‐FPIC
35
As
mentioned
in
most
of
the
new
mechanisms
of
downward
accountability—responsiveness
directly
to
citizens
through
participation
and
enhanced
transparency—have
taken
place
at
the
commune
level,
while
much
of
the
devolved
power
has
gone
to
the
provinces.
One
challenge,
therefore,
is
the
misalignment
of
accountability
with
new
arrangements.
36
According
to
Frizen.
S
(2003),
the
ones
influenced
most
are
the
ones
constrained
to
anti-‐corruption
and
are
the
ones
having
decided
roles
in
successful
implementation
of
polices
and
program;
and
Frizen.
S.
2000,
Institutionalizing
participation:
attentive
lessons
learned
and
issues
need
to
be
strengthened
for
Vietnam’s
National
Program,
UNDP;
and
the
most
disturbing
problems
in
implementing:
governance,
institutions
and
corruptions
in
Vietnam,
Conferences
of
Governance,
Institutions
and
Anti-‐Corruption
in
Asia,
Asian
Research
Institute
of
New
Zealand,
2003.
37
Additionally,
Viet
Nam
is
consider
a
country
with
a
success
for
the
community
development
driven
approach
29
• Đưa ra các chỉ số hiệu quả hoạt động chính để đánh giá mức độ phi tập trung hóa và sử dụng
các chỉ số đó trong hệ thống chi trả dựa trên hiệu quả hoạt động của các công chức tham gia.
• Cải cách quy trình lập kế hoạch ở cấp trung ương và địa phương.
• Cùng cố các phương thức bố trí về thể chế ở cấp huyện và xã (ví dụ: tăng nhân lực cho các
hoạt động quy hoạch và lâm nghiệp).
5.4 Sự tham gia của tất cả các nhóm liên quan
Mục tiêu
• Các bên liên quan ở tất cả các cấp tham gia tích cực trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện
các biện pháp REDD+
Vấn đề
Sự tham gia tích cực và hiệu quả của các bên có liên quan trong tất cả các mặt của quá trình lập kế
hoạch và thực hiện là rất quan trọng đối với sự thành công của các chương trình REDD+. Tại Việt
Nam, đã có sự nhất trí rằng để có sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan, cần phải kết hợp lợi ích và
nhu cầu của họ với hệ thống Chính quyền38. Để đạt được điều đó, “sự tham gia phải rộng khắp và
đúng nghĩa, đặc biệt là đảm bảo có chỗ cho những nhóm khó khăn và dễ bị ảnh hưởng. Tính minh
bạch và khả năng tiếp cận thông tin, và việc cung cấp thông tin kịp thời là rất quan trọng trong việc
đảm bảo sự tham gia hiệu quả. Cần chú ý yêu cầu năng lực đầy đủ để thực hiện các quy trình có nhiều
thành phần liên quan tham gia một cách thực sự.”
Việc thí điểm các hoạt động tại năm tỉnh được chọn sẽ mang lại các bài học trong việc tăng cường
phi tập trung hóa và sự tham gia hiệu quả của hầu hết các bên tham gia có liên quan, đặc biệt là cộng
đồng địa phương. Sự tham gia trực tiếp và minh bạch của họ là tối quan trọng trong việc tạo dựng sự
tin tưởng và tín nhiệm, và do đó là tiền đề cho thành công của REDD+39. Ngoài ra, sự tham gia tích
cực của họ cũng sẽ hỗ trợ đảm bảo thực hiện các biện pháp an toàn về môi trường và xã hội cho
REDD+.
Các biện pháp cần thiết
• Cân nhắc lợi ích, nhu cầu và các đặc trưng về kinh tế xã hội của các bên liên quan, đặc biệt là
người hưởng lợi trong việc thiết kế khung chính sách và pháp lý cho REDD+.
• Tăng cường phi tập trung hóa, đặc biệt là từ tỉnh tới huyện và từ huyện tới xã.
• Hỗ trợ năng lực cho cấp xã thông qua các hình thức khác nhau, ví dụ như bố trí hỗ trợ viên
cho từng xã trong các hoạt động REDD+, cũng như thông qua phát triển nguồn nhân lực và
các hoạt động truyền thông.
• Đảm bảo rằng các phản hồi trong quá trình tham vấn tới được với những người ra quyết định
trong cộng đồng và thôn – thường không phải là chính quyền xã.
• Đảm bảo tính minh bạch và tinh thần trách nhiệm trong thực hiện REDD;
• Báo cáo kết quả tham vấn và chỉ đạo cho người dân.
• Dành thời gian để xây dựng năng lực lập kế hoạch tại các cấp địa phương.
• Đưa ra hệ thống thông tin minh bạch và dễ tiếp cận (đặc biệt là về vốn REDD+), và cung cấp
thông tin kịp thời;
• Đảm bảo sự tham gia đầy đủ của cộng đồng40.
• Dành chỗ cho người nghèo và dân tộc thiểu số tham gia41.
38
WB
and
Counterpart
support
to
poor
communes:
MPI,
2003-‐
Development
with
Communities
orientation
in
Vietnam
39
Nguyen
Quang
Tan,
Sikor,
T.,
Vickers,
B.
and
Enters,T,
2010:
-‐
People,
Forest,
and
Climate
change
mitigation-‐
Vietnam:
Why
REDD+
needs
local
people,
RECOFT,
Bangkok.
40
For
more
details
pls
see
Recoftc,
Vietnam:
Why
REDD+
needs
local
people
30
5.5 Đánh giá thực hiện REDD+
Mạng lưới điều phối REDD+ quốc gia và Tổ công tác kỹ thuật sẽ lập một Kế hoạch đánh giá,
trong đó đảm bảo tất cả các hoạt động đã được lập kế hoạch trong chiến lược REDD+ sẽ được đánh
giá giữa kỳ và cuối kỳ, qua đó đánh giá tính phù hợp và hiệu quả các hình thức can thiệp, và đo mức
tác động của những kết quả đạt được dựa trên phân tích ban đầu và những tiêu chí quy trình đã chọn.
Cho từng hoạt động trong các hợp phần, tính phù hợp và mức độ thành công của hiệu quả thực hiện sẽ
được xem xét và đề ra các cách nâng cao trong quá trình đánh giá. Rõ ràng đây là một quá trình được
lặp lại, do thông tin mới sẽ được liên tục đánh giá, và do đó các hoạt động và tiêu chí sẽ được sửa đổi
bổ sung42.
6 Đầu tư, tài chính cho REDD+
6.1 Xây dựng nguồn vốn REDD quốc gia, bao gồm các chỉ tiêu thực hiện
Mục tiêu
• Lập một quỹ để quản lý và giải ngân các nguồn thu của REDD và quỹ đó phải hoạt động được
• Xây dựng các chỉ tiêu thực hiện đối với việc giải ngân vốn
Các vấn đề cần quan tâm
REDD+ dự kiến chi trả cho các cá nhân hoặc tổ chức thực hiện các giải pháp REDD+ được xác
nhận là phù hợp với quy định. Sự chi trả đó sẽ trang trải đủ cho chi phí mà họ đã bỏ ra và/hoặc bù đắp
cho chi phí cơ hội của họ. Các nguồn tài chính cho “chi trả các dịch vụ môi trường” này có thể là
nguồn từ cộng đồng quốc tế, từ các nguồn vốn/quỹ hiện có của quốc tế và trong nước hoặc có thể là
nguồn thu thông qua các cơ chế thị trường. Để quản lý và giải ngân các nguồn thu REDD+ này đến
các cấp quốc gia và cấp địa phương và để làm tăng độ tin cậy của các nhà tài trợ và các nhà đầu tư, cần
phải thiết lập một quỹ tương thích với các yêu cầu quốc tế về tính minh bạch, công bằng và khả năng
thực hiện, theo các thủ tục theo dõi nghiêm ngặt và được một bên thứ ba kiểm toán.
Hiện vẫn chưa có các quy định pháp lý cụ thể nào đối với các chi trả này cũng như chưa có một
quỹ như thế. Tuy nhiên, nó có thể được điều hành theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, trong đó có
quy định về chi trả cho các dịch vụ môi trường. Tốt hơn là nên có một quy định pháp lý cụ thể điều
chỉnh việc quản lý các nguồn thu REDD+ và việc giải ngân chúng. Hơn nữa, điều kiện cho một quỹ
như thế có thể hoạt động được nên là các quy định cụ thể về quyền các bon và quy định liên quan.
Để đáp ứng các yêu cầu quốc tế nói trên, điều quan trọng là cần tạo ra một cơ chế “ngoài ngân
sách” và đảm bảo rằng các nguồn thu REDD+ được bảo vệ bởi các “tường lửa” nhằm ngăn chặn
không cho chúng lẫn trộn với các nguồn vốn đầu tư khác cho ngành lâm nghiệp. Ở Việt Nam, hiện đã
có hai cơ chế “ngoài ngân sách” đang vận hành quản lý các nguồn tài chính cho ngành lâm nghiệp, đó
là:
• Quỹ bảo vệ và phát triển rừng (FPDF), lập theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (2004), tạo ra
để quản lý Chi trả dịch vụ môi trường (PES), và
• Quỹ ủy thác ngành lâm nghiệp (TFF).
Đối với các nguồn thu REDD+, có hai lựa chọn đang được cân nhắc. Đó là:
41
The
suggestion
are
based
on
the
current
analysis
and
the
manual
of
“The
Mainstreaming
Climate
Change
–
a
Guidance
Manual
for
the
Pacific
Islands
Countries
and
Territories
by
Peter
N.King
(draft
by
May
2010)”.
42
Viet
Nam’s
RPP,
August
2010
31
• Một quỹ nhánh của quỹ FPDF; hoặc
• Một quỹ REDD+ riêng.
Khi cân nhắc các lựa chọn, một nghiên cứu mới đây mang tên "Design of a REDD-compliant
Benefit Distribution System for Viet Nam43 khuyến nghị về một quỹ REDD+ cụ thể.
Một hội đồng quản trị nhiều chủ thể tham gia và một quá trình ra quyết định minh bạch có thể cho
phép kiểm tra và cân đối để ngăn chặn khả năng tham nhũng và lãng phí. Nguyên lý quản trị minh
bạch các nguồn thu REDD+ ngụ ý đến yêu cầu về sự tham gia rộng rãi trong việc quản trị các nguồn
thu, rộng rãi hơn so với dự kiến trong các điều khoản của FPDF44. Các chi trả REDD+ rõ ràng là một
loại hình của PES. Vì thế cũng còn có đề xuất lập ra một quỹ REDD+ quốc gia hợp pháp, độc lập nằm
ngoài cơ cấu Chính phủ, với các điều lệ và thủ tục quản lý quản trị riêng của nó45. Điều đó có thể i.)
tăng cường cách tiếp cận tham gia và tính minh bạch của nó, ii.) giảm nguy cơ lẫn lộn các nguồn tài
chính, ví dụ như lẫn với các PES khác, iii) cho phép thiết lập một Hệ thống chia sẻ lợi ích của chính
nó, và iv.), vì thế, phù hợp với các khuyến nghị mà các nghiên cứu của UN-REDD đưa ra46
Một đặc điểm rất quan trọng của một quỹ như thế và hệ thống chia sẻ lợi ích của nó là phả tạo ra
các quy định có hiệu lực thực hiện và quá trình thực hiện rõ ràng, nhất quán, tạo điều kiện cho việc
phân phối lợi ích REDD+ một cách bình đẵng, công bằng và hiệu quả. Do vậy, quỹ REDD+ phải được
thiết kế đồng hành cùng với việc xây dựng Hệ thống chia sẻ lợi ích REDD+ của Việt Nam (BDS)47.
Việc theo dõi kiểm tra hoạt động của Quỹ REDD+ và BDS của nó nên là một phần của hệ thống MRV
chung.
Nguồn đầu tư REDD+ nhận được từ cấp quốc gia sẽ phải được chi trả cho các cá nhân và tổ chức
ở cấp địa phương, cụ thể là người dân sinh sống trong và xung quanh rừng là những người đã thực
hiện các biện pháp giảm phát thải hoặc tăng cường dự trữ các bon thông qua bất kỳ một trong năm loại
hoạt động nào của REDD+. Cần cân nhắc sự công bằng trong vấn đề này. Càng có nhiều cấp quan
liêu quản lý các nguồn thu, cơ chế quản lý sẽ càng có khả năng kém hiệu quả, phải gánh chi phí thực
hiện cao hơn và có rủi ro cao hơn về tham nhũng.
Có khuyến nghị rằng, đối với việc thí điểm REDD+, các nguồn thu nên quản lý ở cấp quốc gia và
cấp tỉnh. Tuy nhiên, sau khi kinh nghiệm đã được tích lũy thì các chi phí giao dịch sẽ không quá cao,
đặc biệt là khi năng lực phù hợp đã được xây dựng ở cấp tỉnh và cấp huyện, các nguồn thu REDD+
nên được quản lý ở cấp huyện, cụ thể là càng gần với những người hưởng lợi cuối cùng càng tốt
Cần phải có kế hoạch thí điểm các nguồn thu REDD+ , xây dựng năng lực ở cấp tỉnh và cấp huyện
trong ít nhất 2 năm trên địa bàn của 5-6 tỉnh48. Các bài học kinh nghiệm liên quan đến chi phí, hiệu
suất và hiệu quả của quản lý các nguồn thu REDD+ ở các cấp sẽ giúp xây dựng cơ chế REDD+ cuối
cùng và hệ thống BDS của nó.
Mức độ độc lập và khả năng hoạt động trơn tru của Quỹ REDD+ Việt Nam sẽ phụ thuộc vào cơ
cấu và quyền lực của hội đồng quản trị Quỹ. Những kinh nghiệm về Quỹ ủy thác cho bảo tồn được lập
ở các nước cho thấy rằng để làm cho Quỹ REDD+ thực sự có thể hoạt động đòi hỏi phải có một mức
độ sở hữu cao và sự hỗ trợ chính trị từ cấp cao nhất 49. Spergel và các cộng sự (2009) cũng tổng hợp
kinh nghiệm từ các nước khác và cho thấy rằng các chi phí hành chính cho Quỹ REDD+ phụ thuộc
43
UNREDD,
2010:
Design
of
a
REDD-‐compliant
Benefit
Distribution
System
for
Viet
Nam,
Hanoi:
p.91
44
Readiness
Preparation
Proposal,
2010.
45
Spergel,
Barry
and
Michael
Wells,
2009:
Conservation
Trust
Funds
as
a
model
for
REDD+
national
financing.
In:
Realising
REDD+-‐
National
Strategy
and
Policy
Options,
CIFOR,
Bogor.
46
UNREDD,
2010:
Design
of
a
REDD-‐compliant
Benefit
Distribution
System
for
Viet
Nam,
Hanoi:
47
idem
48
UNREDD,
2010:
UNREDD
Viet
Nam
Program
Phase
II:
Operationalising
REDD+
in
Viet
Nam.
Hanoi
49
Spergel,
Barry
and
Michael
Wells,
2009:
Conservation
Trust
Funds
as
a
model
for
REDD+
national
financing.
In:
Realising
REDD+-‐
National
Strategy
and
Policy
Options,
CIFOR,
Bogor.
32
vào quy mô tổ chức, nhưng thường nằm trong khoảng 10 đến 15% ngân sách của nó và việc tổ chức
thường mất khoảng 2 năm50. Khung thời gian này có thể cho phép triển khai thí điểm ở các tỉnh thí
điểm được lựa chọn để đúc rút kinh nghiệm.
Các giải pháp yêu cầu
• Thiết lập Quỹ REDD+ và Hệ thống chia sẻ lợi ích.
• Thiết kế cơ cấu, quy tắc/ quy định và thủ tục quản trị cho quản lý và giải ngân các nguồn thu.
• Thí điểm quản lý và giải ngân các nguồn thu REDD+ ở 5 tỉnh.
• Xây dựng cơ cấu Quỹ REDD+ và BDS của nó có tính đến các bài học từ các tỉnh thí điểm và
các sáng kiến phù hợp từ nước khác.
• Thiết lập các chỉ tiêu thực hiện giải ngân các nguồn thu.
• Xác định các phần vốn tối đa cho phép từ Quỹ REDD+ dành cho các cấp hành chính khác
nhau (tỉnh huyện) và cấp cộng đồng.
6.2 Xây dựng và quản lý một hệ thống chia sẻ lợi ích công bằng và minh bạch
Mục tiêu
• Một hệ thống chia sẻ lợi ích công bằng và minh bạch được tiếp tục xây dựng và đưa vào Nghị
định 99/2010/NĐ-CP
• Một hệ thống quản lý được thiết kế để quản lý hệ thống chia sẻ lợi ích dựa trênn quy định của
Nghị định 99/2010/NĐ-CP
Các vấn đề quan tâm
Nghị định 99/2010/NĐ-CP ban hành ngày 24 tháng 9 năm 2010 quy định chính sách chi trả dịch
vụ môi trường rừng ở Việt Nam bao gồm:
1. “Loại dịch vụ môi trường mà người sử dụng trả cho các nhà cung cấp dịch vụ theo quy định
của Nghị định này”.
2. Nhà cung cấp và người sử dụng các dịch vụ môi trường rừng.
3. Quản lý và sử dụng việc chi trả từ các dịch vụ môi trường rừng.
4. Quyền lợi và nghĩa vụ của nhà cung cấp và người sử dụng của các dịch vụ môi trường rừng.
5. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp và các ngành trong việc thực hiện
chi trả cho các dịch vụ môi trường rừng.”51
Các dịch vụ môi trường được công nhận bao gồm:
1. “Bảo vệ đất, giảm xói mòn và bồi lắng các hồ chứa, dòng chảy sông suối.
2. Điều hòa và duy trì các nguồn nước cho các hoạt động sản xuất và sinh sống của xã hội.
3. Dự trữ và lưu giữ các bon do rừng, giảm phát thải khí nhà kính bằng các biện pháp nhằm ngăn
chặn suy thoái rừng và mất các vùng rừng, và phát triển rừng một cách bền vững.
4. Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng cho các dịch
vụ du lịch.”52
5. Cung cấp các vùng đất ẩm (ngập mặn), các nguồn thức ăn, và các giống tự nhiên, sử dụng
nguồn nước từ rừng cho ngư nghiệp.
Ở điều 4.3, Nghị định có quy định rằng: Bộ NNPTNT phải “chủ trì và phối hợp với các Bộ ngành
liên quan trình Thủ tướng chính phủ để ban hành quy định về: mục tiêu của việc áp dụng, mức chi trả,
50
idem
51
Article
1
of
Decree
number
99/2010/ND-‐CP.
52
Article
4.2
of
Decree
number
99/2010/ND-‐CP.
33
phương pháp chi trả cho các dịch vụ dự trữ và lưu giữ các bon của rừng và các dịch vụ cho việc cung
cấp các vùng đất ẩm (ngập mặn), các nguồn thức ăn, và các giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ
rừng cho nuôi trồng thủy sản, để thực hiện theo các quy định của Nghị định này.”53
Nghị định cũng quy định rằng các chi trả được ủy thác thông qua “Quỹ bảo vệ và phát triển rừng”
(FPDF: điều 5.3) và rằng các chi trả là một “yếu tố của các chi phí sản xuất của các sản phẩm có sử
dụng các dịch vụ môi trường rừng” (điều 5.4).54
Các chi trả trực tiếp là dựa trên các mức được quy định bởi Chính phủ Việt Nam, nhưng các bên
tham gia được tự do thương thảo trên cơ sở tự nguyện đối với các chi trả khác nếu các chi trả đó cao
hơn mức mà Chính phủ quy định . (điều 6.1)
Đối với các hoạt động mà CPVN chưa xác định mức chi trả, nhà cung cấp và người sử dụng được
tự do thương thảo các thương vụ của họ, cái mà CPVN khuyến khích. (điều 9.1, câu cuối). Điều đó
ngụ ý rằng lĩnh vực tư nhân có thể tham gia trực tiếp với các nhà cung cấp các dịch vụ môi trường
rừng khi chúng vẫn còn chưa được quy định. Các chi trả không trực tiếp được thực hiện trong FPDF
qua các tổ chức trung gian và ở các mức chi trả do CPVN xác định. (điều 6.2)
Các chi trả là bắt buộc (theo điều 7) đối với các công trình sản xuất thủy điện, sản xuất và cung
cấp nước sạch, sản xuất công nghiệp, và các cá nhân và tổ chức thực hiện dịch vụ du lịch có hưởng lợi
từ các dịch vụ môi trường rừng. Có một điều mục bổ sung 7.5 xác định một số người chi trả bắt buộc,
nói rằng: “Những người phải chi trả cho các dịch vụ môi trường rừng cho dự trữ và lưu giữ các bon từ
rừng; và các dịch vụ cho việc cung cấp các vùng đất ẩm (ngập mặn), các nguồn thức ăn, và các giống
tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho ngư nghiệp được quy định ở khoản 3, Điều 4 của Nghị định
này”, ở đó có nói rằng Bộ NNPTNT là cơ quan đầu mối phối hợp với các bộ chuyên nghành khác sẽ
trình Thủ tướng ban hành một bộ quy định về: các hạng mục chi trả, mức chi trả, phương tiện chi trả
cho các các cấp độ của lưu giữ và dự trữ các bon của rừng; các dịch vụ cho việc cung cấp các vùng
đất ngập nước (ngập mặn), các nguồn thức ăn, và các giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho
ngư nghiệp theo tinh thần của Nghị định này.
Người hưởng lợi từ các chi trả bao gồm các chủ rừng đã được giao rừng hoặc được cho thuê rừng
(họ có thể là các hộ gia đình và các chủ rừng cá thể độc lập); các chủ rừng trồng rừng trên đất rừng đã
được giao ; và các tổ chức, các hộ gia đình, các cá thể độc lập, cộng đồng làng bản đã ký kết hợp đồng
bảo vệ rừng dài hạn với các tổ chức nhà nước. (Điều 8).
Những nhà cung cấp có thể chi tiêu các nguồn thu từ chi trả các dịch vụ môi trường rừng theo cách
mà họ cho là thích hợp. Nếu nhà cung cấp là một tổ chức chính phủ thì các nguồn thu, sau khi bù đắp
cho các chi phí, đước tính toán như là nguồn thu nhập và có thể chi tiêu theo các quy định thông
thường về tài chính kế toán. (Điều 10).
Điều 11 của Nghị định xác định các mức độ chi trả cho các công trình sản xuất thủy điện, công
trình, cơ sở sản xuất và cung cấp nước sạch, và các tổ chức, cá nhân thực hiện các dịch vụ du lịch có
hưởng lợi từ các dịch vụ môi trường rừng. Đối với trường hợp sau cùng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần
xác định những tổ chức và cá nhân nào là có nghĩa vụ chi trả theo các quy định này. Bộ NNPTNT
đước phân công chủ trì soạn thảo đề xuất để Thủ tướng chấp thuận cho các cơ sở sản xuất công
nghiệp. Hạng mục liên quan đến dự trữ các bon (carbon sequestration) không được quy định trong
điều này.
Điều 13 và Điều 14 quy định các tổ chức nào được ủy thác cho việc chi trả và xác định việc giao
vốn từ FPDF đến các tổ chức đó như thế nào. Điều 15 tiếp tục mô tả các nguồn thu có thể được sử
53
Article
4.3
of
decree
number
99/2010/ND-‐CP.
54
See
also
section
3.6,
7
and
10
in
Annex
I
for
some
more
context
of
the
Fund.
34
dụng ra sao ở cấp trung ương và cấp tỉnh. Thí dụ điều 15.1a quy định rằng ở cấp trung ương, 0.5% của
tổng số có thể sử dụng cho các hoạt động chuyên nghề của Quỹ, bao gồm: “các chi phí quản lý hành
chính theo cơ chế ủy thác; các hoạt động để tiếp nhận chi trả và các hoạt động khác liên quan đến quản
lý tài chính”. Số kinh phí còn lại được chi trả đến các nhà cung cấp các dịch vụ môi trường rừng.
Để xác định chi trả trên hec ta, Điều 16 xác định “hệ số K”. Hệ số này dựa trên 4 yếu tố (Điều
16.3):
a) Hiện trạng rừng (khả năng phát sinh các dịch vụ môi trường rừng).
b) Chủng loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất).
c) Nguồn gốc rừng (rừng tự nhiên, rừng trồng).
d) Mức độ khó khăn hoặc dễ dàng trong quản lý rừng (các yếu tố xã hội và địa lý).
Đối với trường hợp các chủ rừng, UBND tỉnh sẽ xác định hệ số K nào. Nếu là hộ gia đình hợp
đồng bảo vệ rừng, hệ số K cần được tính toán trên cơ sở “quy định của cơ quan có thẩm quyền” (Điều
16.3). Tính toán chính xác chi trả bình quân trên hecta được tiếp tục quy định ở các mục 16.1 và 16.2.
Đối với trường hợp các chủ rừng, chi trả trên hecta dựa trên tổng số nguồn thu (chi trả trừ đi các
chi phí) có được từ một dịch vụ cụ thể, thu được trên toàn bộ diện tích của một loại rừng cụ thể và
loại chủ rừng cụ thể làm phát xuất các nguồn thu, chia cho số hecta của toàn bộ diện tích nhân với hệ
số K (trích từ Điều 16.1.b). Điều này tiếp tục quy định rằng “ một rừng cung cấp nhiều dịch vụ môi
trường rừng được quyền hưởng chi trả từ tất cả các dịch vụ môi trường rừng đó.” (Điều 16.1.a)) Đối
với trường hợp hộ gia đình hợp đồng bảo vệ rừng, số tiền nhận được bằng số hecta nhân với đơn giá
chi trả trên hecta nhân với hệ số K.
Điều 17 quy định trách nhiệm của FPDF cấp tỉnh bao gồm: là những người sử dụng hoạt động bên
trong các dịch vụ môi trường rừng (FES); đóng vai trò như là trung gian giữa người sử dụng và nhà
cung cấp của FES; nhận tiền ủy thác từ FPDF quốc gia và nghững người sử dụng; thực hiện việc chi
trả cho những chủ rừng và/hoặc hộ gia đình; đóng vai trò như là đầu mối cho cơ quan nhà nước kiểm
tra việc cung cấp dịch vụ và chi trả cho những nhà cung cấp FES và từ những người sử dụng FES; và,
báo cáo hàng năm cho UBND tỉnh và FPDF trung ương về thu và chi của PFES. Nếu nơi nào không
có FPDF cấp tỉnh thì tổ chức hay cơ quan thay thế sẽ thực hiện các nhiệm vụ đó.
Điều 18 quy định trách nhiệm của FPDF cấp quốc gia (trung ương) bao gồm: xác định người chi
trả FES và quy định lượng tiền cần trả; nhận chi trả và chuyển số tiền tương ứng về FPDF cấp tỉnh;
phân bổ nguồn thu thu được từ người sử dụng đến các FPDF cấp tỉnh; giúp Tổng cục Lâm nghiệp
kiểm tra chi trả từ những người sử dụng và việc sử dụng quỹ; và, báo cáo hàng năm cho Bộ NNPTNT
về tình hình thu và chi của PFES.
Điều 19 quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng FES. Về mặt quyền, người sử dụng có
quyền được thông báo về các hoạt động liên quan đến khối lượng và chất lượng, nhưng đồng thời cũng
đựoc thông báo về kết quả chi trả cho chủ rừng. Ngoài ra, họ còn có quyền tham dự vào các hoạt động
theo dõi kiểm tra và có thể yêu cầu điều chỉnh việc chi trả trong trường hợp nhà cung cấp không bảo
vệ rừng hoặc gây nên việc suy thoái rừng. Về mặt trách nhiệm, người sử dụng phải công bố nguồn tiền
họ có thể chuẩn bị sẵn và có thể chi trả đúng hạn. Nếu không thực hiện được điều đó; “các biện pháp
xử phạt sẽ được thực hiện theo đúng pháp luật” (mục 19.2.c).
Điều 19 quy định quyền và nghĩa vụ của nhà cung cấp của FES. Về mặt quyền, nhà cung cấp có
quyền được yêu cầu người sử dụng chi trả cho việc sử dụng FES, được thông báo về giá trị của FES,
quyền tham dự vào các hoạt động theo dõi kiểm tra các hoạt động liên quan đến chi trả cho FES. Về
mặt trách nhiệm, chủ rừng và/hoặc các hộ gia đình phải bảo vệ diện tích rừng và thực hiện các biện
pháp phát triển rừng thích hợp. Tiền chi trả phải được sử dụng phù hợp và việc phá rừng và chuyển
35
đổi bất hợp pháp là bị cấm. Nếu vi phạm các quy định trên; “các biện pháp xử phạt sẽ được thực hiện
theo đúng pháp luật” (mục 19.2.e).
Chương 4 của Nghị định vạch ra cách tổ chức thực hiện, trong đó quy định trách nhiệm của các
Bộ Ngành liên quan. Ví dụ, ở điều 21:
5. Bộ NNPTNT, Bộ TNMT và Bộ TC đựơc giao nhiệm vụ gồm có trách nhiệm “Trình Thủ
tướng phê duyệt Đề xuât về triển khai thực hiện Nghị định của Chính phủ về chính sách chi trả
cho các dịch vụ môi trường” và “Chủ trì và phối hợp với các Bộ Ngành liên quan huy động
các nguồn lực tài chính, khoa học kỹ thuật từ các tổ chức và cá nhân trong nước và ngoài nước
cho việc thực hiện nghị định này.”; và,
6. Bộ TNMT được giao nhiệm vụ “Chủ trì và phối hợp với Bộ NNPTNT và phối hợp với các Bộ
Ngành liên quan trình Thủ tướng ban hành cơ chế, chính sách về giao đất, cho thuê đất rừng
nhằm đẩy nhanh việc triển khai thực hiện chính sách chi trả cho các dịch vụ môi trường rừng”.
Ở điều 22, trách nhiệm của UBND tỉnh được quy định là chỉ đạo Sở NNPTNT trình chương trình
và dự án để UBND tỉnh triển khai các chính sách về PFES. Theo mục 6, các UBND tỉnh, được giao
trách nhiệm “ phê chuẩn để đảm bảo sự ổn định về diện tích và chức năng các vùng rừng cung cấp
dịch vụ môi trường rừng trong các phương án quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch bảo vệ và phát triển
rừng”. Theo mục 9, các UBND tỉnh được giao trách nhiệm chỉ đạo các UBND huyện thực hiện các
nhiệm vụ: phân công các cơ quan làm đầu mối tiến hành công tác kiểm tra bàn giao, đánh giá khối
lượng và chất lượng rừng, chứng nhận các chủ rừng lập cơ sở cho việc chi trả định kỳ cho FES, kiểm
tra và giám sát họ và các nhiệm vụ khác.
Điều 23 quy định rằng việc phân bổ vốn liên quan đến thực hiện Nghị định là “được đảm bảo theo
cơ chế hiện hành về phân bổ ngân sách”, “nguồn viện trợ và hỗ trợ từ các tổ chức và cá nhân trong
nước và ngoài nước”, và “các nguồn khác”.
Điều 24 quy định rằng Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2011 và rằng
Lâm Đồng và Sơn La, là những nơi để triển khai các hoạt động thí điểm theo quyết định của Thủ
tướng số 380/QD-TTg (10 tháng 4, 2008) – sẽ bắt đầu triển khai nghị định này từ lúc đó.
Điều 25 (điều cuối cùng) quy định rằng trách nhiệm triển khai thực hiện nghị định này là thuộc:
“Bộ NNPTNT và các Bộ Nghành chức năng, các UBND tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương”.
Các giải pháp yêu cầu
• Bộ NNPTNT cần “chủ trì và phối hợp với các Bộ ngành liên quan trình Thủ tướng chính phủ
để ban hành quy định về: mục tiêu của việc áp dụng, mức chi trả, phương pháp chi trả cho các
dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng và các dịch vụ cho việc cung cấp các vùng đất
ngập nước (ngập mặn), các nguồn thức ăn, và các giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng
cho nuôi trồng thủy sản, để thực hiện theo các quy định của Nghị định này.”55
• Bộ NNPTNT, Bộ TNMT và Bộ TC cần “huy động các nguồn lực tài chính, khoa học kỹ thuật
từ các tổ chức và cá nhân trong nước và ngoài nước cho việc thực hiện” Nghị định
99/2010/ND-CP (Điều 21)
• Bộ TNMT cần “trình Thủ tướng ban hành cơ chế, chính sách về giao đất, cho thuê đất rừng
nhằm đẩy nhanh việc triển khai thực hiện chính sách chi trả cho các dịch vụ môi trường rừng”
(Điều 21)
55
Article
4.3
of
decree
number
99/2010/ND-‐CP.
36
• Tiếp tục cụ thể hóa các quy định về chi trả cho các dịch vụ dự trữ và lưu giữ các bon của rừng
của FES theo Điều 7.5
• Phối hợp với các cơ quan, tổ chức tương ứng và/hoặc các UBND tiến hành xác định hệ số K
cho các tỉnh Lâm đồng và Sơn La và một số tỉnh/khu vực khác có khả năng triển khai REDD+
trong tương lai gần.
6.3 Gộp chi trả cho các dịch vụ môi trường (PES)
Mục tiêu
• Chuẩn bị được một sơ đồ/mô hình cho phép chi trả cho nhiều dịch vụ môi trường rừng (PFES)
mà chỉ do một khu rừng cung cấp.
• Chuẩn bị được một cách tiếp cận để xác định mức chi trả cho PFES đã được thừa nhận.
Các vấn đề quan tâm
Theo tinh thần Điều 16.1.a, thì “một khu rừng cung cấp nhiều dịch vụ môi trường rừng thì được
quyền hưởng các chi trả cho tất cả các lọai dịch vụ môi trường rừng đó”. Vì vậy cần chuẩn bị được
một sơ đồ/mô hình cho phép “chi trả gộp cho nhiều dịch vụ môi trường rừng”. Mới chỉ có dịch vụ dự
trữ các bon là được Nghị định đề cập mức chi trả, cụ thể là thông qua hệ số K. Các dịch vụ PFES khác
chưa có cách tiếp cận cụ thể nào được xác định.
Các giải pháp yêu cầu
• Bên cạnh hệ số K cho các bon, xác định một cách tiếp cận nhằm định mức chi trả cho các
PFES đã được thừa nhận.
• Thiết kế một sơ đồ/mô hình cho phép chi trả cho cho nhiều dịch vụ môi trường rừng (PFES)
mà chỉ do một khu rừng cung cấp.
6.4 Sự tham gia của khu vực tư nhân vào REDD
Mục tiêu
• Những người hoạt động trong khu vực tư nhân tham gia tích cực vào quá trình lập kế hoạch và
thực hiện REDD+
Các vấn đề quan tâm
Các chủ thể trong khu vực tư nhân được tham gia vào các hoạt động liên quan của REDD+, cụ thể
như được giao quyền làm chủ rừng tự nhiên, được quyền lập công ty chế biến và mua bán các sản
phẩm từ rừng là những vấn đề có tác động đến các yếu tố giảm mất rừng, giảm suy thoái rừng, Quản
lý rừng bền vững (SFM) và bảo tồn rừng của REDD+. Họ cũng nên được tham gia vào các giải pháp
tương ứng FLEGT của REDD+; như các nhà đầu tư và là nhà quản lý rừng trồng là những người có
tác động đến tăng cường trữ lượng các bon của REDD+; như các nhà đầu tư và là nhà quản lý các khu
rừng đặc dụng và du lịch sinh thái là những người có tác động đến bảo tồn rừng. Các chủ thể trong
khu vực tư nhân có thể trở thành người hưởng lợi REDD+ thông qua việc mua bán các tín chỉ các bon
rừng trên cơ sở tự nguyện và phù hợp với các thị trường các bon. Cuối cùng, toàn bộ thị trường các
bon tự nguyện sẽ là một hoạt động của khu vực tư nhân.
Khu vực tư nhân cũng đóng vai trò rất quan trọng trong các ngành tương ứng khác như nông
nghiệp, ngư nghiệp, hạ tầng và khai khoáng. Vì thế khu vực tư nhân có thể đóng một vai trò tích cực
như là người thúc đẩy và là người thực hiện REDD+, nhưng đồng thời cũng có thể có tác động tiêu
37
cực gây ra phát thải các bon rừng, hoặc lạm dụng các cơ hội liên quan đến thị trường các bon (“cao bồi
các bon”).
Để giảm thiểu tiêu cực, huy động được sức mạnh và vai trò tích cực của khu vực tư nhân, rõ ràng
là bất kỳ một phương pháp tiếp cận nào của REDD+ cũng phải cần khu vực tư nhân tham gia ngay từ
đầu trong việc lập chiến lược, lập kế hoạch và triển khai thực hiện REDD+ và các giải pháp của nó, và
họ phải được tham gia vào Nhóm công tác kỹ thuật (TWG) và các Tổ công tác về REDD+. Một
chương trình nâng cao nhận thức đối với khu vực tư nhân phải được thực hiện nhằm mục đích xác
định khả năng xẩy ra “mâu thuẫn về lợi ích” với khu vực tư nhân, và để thu hút khu vực tư nhân trở
thành “các nhà vô địch về REDD+”.
Các giải pháp yêu cầu
• Nâng cao nhận thức và thông tin cho khu vực tư nhân về REDD+.
• Xác định các chủ thể tư nhân tương ứng với REDD, kể cả ở trong và ngoài ngành lâm nghiệp.
• Xác định và tuyển mộ “các nhà vô địch về REDD+” tư nhân.
• Mời các chủ thể tư nhân đã được xác định tham gia TWG và các Tổ công tác.
• Rà soát và điều chỉnh khung pháp lý cho vai trò hoạt động của khu vực tư nhân trong lâm
nghiệp và đặc biệt là trong REDD+.
• Điều hòa lợi ích REDD+ cho các chủ thể tư nhân hợp cách.
• Quy định quyền sở hữu các bon và chuyển giao cũng cho các chủ thể tư nhân .
• Định nghĩa và quy định sự tham gia của khu vực tư nhân vào MRV.
• Đồng thuận với khu vực tư nhân về cơ chế, kể cả hệ thống theo dõi kiểm tra, cho việc tìm
nguồn nguyên liệu thô một cách hợp pháp và lành mạnh với môi trường.
• Chuẩn bị các cơ chế giải quyết mâu thuẫn một cách hiệu quả.
6.5 Kế hoạch tài chính và quản lý REDD+
Mục tiêu
• Kế hoạch hóa REDD+ và phân bổ tài chính phải kết nối với nhau
Các vấn đề quan tâm
Những hạn chế là i) có quá ít thời gian cho chu trình lập kế hoạch, cụ thể là cho việc tham gia của
địa phương; ii) kỹ năng hạn chế, năng lực của những người lập kế hoạch thấp56. Kết quả là việc lập kế
hoạch và dự toán ngân sách vẫn còn dưới dạng áp từ trên xuống, đặc biệt là đối với cấp huyện và xã;
và quá trình lập kế hoạch và dự toán ngân sách vẫn còn phức tạp, chồng chéo, cồng kềnh và kết nối
lỏng lẻo với việc phân bổ ngân sách. Việc lập kế hoạch được coi như là trách nhiệm riêng của chỉ
phòng/ban kế hoạch chứ không phải là nhiệm vụ của tất cả mọi cán bộ.57 Kết quả là có rất ít đóng góp
từ các phòng ban kỹ thuật là các đơn vị đóng vai trò quan trọng trong việc lập nên các kế hoạch khả
thi.
56
WB,
VDR,
2010
noted
that
limited
skills
of
Departments
of
Planning
&
Investment
and
People’s
Committee
that
are
mandated
to
coordinate
developmental
works
at
the
local
level
is
another
constraint
towards
establishing
inter-‐sectoral
linkages.
57
A
case
study
focusing
on
Dien
Bien,
Dong
Thap
and
Ninh
Thuan
provinces
carried
by
UNICEF
38
Các giải pháp yêu cầu
• Bổ nhiệm cán bộ bổ sung cho cho các vấn đề REDD+ trong lập kế hoạch lâm nghiệp ở cấp
huyện và xã.
• Xác định một thẩm quyền rõ ràng và một cơ chế chính thức rõ ràng cho người lập kế hoạch ở
tất cả các cấp để hợp tác và kết hợp với quá trình xây dựng dự toán ngân sách và các cơ quan
kỹ thuật khác về vấn đề REDD+.
7 Các cơ quan đóng vai trò chính và trách nhiệm của họ trong quản trị và
thực hiện REDD+
Ở cấp trung ương, có 5 nhóm chính
1. Các cơ quan thể chế nhà nước cốt lõi, các bộ ngành trung ương và các cơ quan khác. Nhóm
cốt lõi này sẽ đề cập các vấn đề nền tảng cơ sở trực tiếp liên quan đến việc thực hiện và các yêu
cầu cần thiết đối với các giải pháp của REDD+ (thí dụ cho thuê đất, theo dõi kiểm tra, cơ chế vốn,
chuyển giao quyền các bon)58. Nhóm này gồm Quốc hội, Thủ tướng chính phủ (PM), Văn phòng
chính phủ (OOG), Bộ NNPTNT (MARD), Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE), Bộ Kế hoạch
và Đầu tư (MPI), Bộ Tài chính (MOF), Bộ Tư pháp (MOJ) và Ủy ban Dân tộc (CEMA) ở cấp
trung ương và các Sở ban ngành chuyên môn kỹ thuật ở cấp tỉnh. Các Bộ Ngành khác hỗ trợ việc
thực hiện REDD+ một cách không trực tiếp cần tiếp tục điều chỉnh các chiến lược, chính sách, kế
hoạch của họ một cách phù hợp với REDD+ và cần phải phối hợp để xây dựng hướng dẫn thực
hiện REDD+ trong phạm vi trách nhiệm tương ứng của họ. Bộ Công thương (MOIT), Bộ Giao
thông (MOT), Bộ Giáo dục và Đào tạo (MOET), Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
(MOLISA), Bộ Xây dựng (MOC), Bộ Nội vụ (MOHA), Bộ Y tế (MOH), BộVăn hóa, Thể thao và
Du lịch (MOCTS), Bộ Thông tin và Truyền thông MOTI), Bộ Quốc phòng (MOD), Bộ Công an
(MOI), và Thanh tra chính phủ (GI).
2. Các tổ chức chính phủ khác: Có một số ủy ban/tổng cục tập trung vào các công tác trực tiếp liên
quan đến REDD+ (thí dụ Ban Phòng chống lụt bão trung ương, Ủy ban về tài nguyên nước quốc
gia, Ủy ban Di sản văn hóa phi vật thể, Tổng cục Du lịch).
3. Các tổ chức và cơ quan tài trợ quốc tế đã đầu tư cho các dự án liên quan mật thiết đến REDD+
và/hoặc sẽ trực tiếp cung cấp nguồn vốn cho việc chuẩn bị và/hoặc thực hiện REDD+. Cụ thể là
UN-REDD, Ngân hàng thế giới (WB), FAO, JICA, GTZ, Đại sứ quán Vương quốc Na uy, Đại sứ
quán Phần Lan luôn trợ giúp hiện nay và tương lai cho các hoạt động liên quan đến REDD+ ở Việt
Nam và có thể các hoạt động khác nữa trong tương lai.
4. Các tổ chức phi chính phủ (NGOs): Các tổ chức phi chính phủ quốc tế và trong nước đang tham
gia trực tiếp vào các hoạt động REDD+ (nhiều trong số họ là thành viên của Mạng lưới REDD
quốc gia) vì họ đang tham gia trực tiếp vào các hoạt động REDD+ hoặc vào các vấn đề liên quan
đến môi trường và xã hội.
5. Các tổ chức quần chúng: Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), Hội Liên hiệp
phụ nữ Việt Nam (WU), Liên hiệp thanh niên Việt Nam (YU) và Hội Nông dân Việt Nam (FU)
của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (FF). Phần lớn trong số họ có các mạng lưới hội viên tốt từ trung
ương xuống tận cơ sở và vì thế nên đưa họ vào thực hiện các dự án và hoạt động cụ thể. Cùng với
các NGO, họ cũng có thể cung cấp rất hiệu quả các dịch vụ đảm bảo thông tin, liên hệ đến cộng
đồng địa phương cũng như đóng vai trò quan trọng trong các giải pháp cho REDD+.
58
Vietnam’s
RPP,
August
2010:
Three
specific
legal
issues
need
to
be
addressed
as
a
priority
in
Viet
Nam:
(1)
the
rights
to
carbon,
land
and
forests,
particularly
forest
allocation
and
associated
land
use
rights;
(2)
coordination
of
the
action
of
the
government
authorities
involved
with
REDD,
in
particular
MARD
and
MONRE;
and
(3)
ensuring
that
all
legitimate
beneficiaries
are
recognized,
in
particular
addressing
the
legal
status
of
local
communities.
39
Các cấp ở tỉnh
6. Các UBND tỉnh và các Sở/Ban ngành thuộc tỉnh đóng một vai trò trọng yếu và ra các quyết định
liên quan đến các hoạt động trong phạm vi của tỉnh. Họ cũng có thể làm nhiệm vụ phối kết hợp
quan trọng giữa các Bộ và các Sở.
7. Các công ty tư nhân và công ty nhà nước quản lý (trước đây gọi là xí nghiệp lâm nghiệp/lâm
trường quốc doanh) trực tiếp hoạt động nghề rừng, cũng như các các công ty ở các ngành nghề
khác mà hoạt động của họ tạo áp lực tác động lên rừng (nông nghiệp, nuôi tôm, vv) có thể bị
ảnh hưởng khi triển khai thực hiện REDD+.
8. Các UBND huyện sẽ trực tiếp tham gia quản lý các dự án và hoạt động cụ thể, và sự tham gia của
họ là hết sức quan trọng cho sự thực hiện thành công của REDD+. Họ sẽ phối hợp chặt chẽ với
các mắt xích hành chính thấp hơn ở cấp huyện và xã.
9. Các UBND xã sẽ trực tiếp tham gia quản lý và thực hiện các dự án và hoạt động cụ thể, như vậy
sự tham gia của họ là hết sức quan trọng cho sự thực hiện thành công của REDD+. Họ sẽ phối hợp
chặt chẽ với các mắt xích hành chính thấp hơn ở cấp xã và cộng đồng làng/bản.
10. Cộng đồng địa phương: Nhóm này bao gồm những người sử dụng đất, người dân sinh sống trong
rừng và các cộng đồng dân tộc thiểu số. Họ là những người trực tiếp bị ảnh hưởng bởi việc thực
hiện REDD+ vì thế họ phải được tham gia vào việc lập và thực hiện các dự án và hoạt động cụ thể
cũng như vào việc theo dõi kiểm tra quá trình thực hiện. Không có sự hỗ trợ của cộng đồng địa
phương thì bất kỳ nỗ lực nào cũng đều sẽ không có hiệu quả lâu dài.
11. Các NGO, Tổ chức xã hội – dân sự (CSO) và các Tổ chức quần chúng là một bộ phận của các
cộng đồng địa phương và có thể cung cấp một cách hiệu quả các dịch vụ cho việc đảm bảo thông
tin, liên hệ với các cộng đồng địa phương cũng như đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp sự
tham gia của người dân bản địa, các dân tộc thiểu số, người sử dụng đất, vv (xem ở trên, phần
các tổ chức quần chúng)
12. Các công ty tư nhân và công ty nhà nước: trực tiếp hoạt động nghề rừng cũng như các các công
ty ở các ngành nghề khác mà hoạt động của họ tạo áp lực tác động lên rừng (nông nghiệp, nuôi
tôm, vv) có thể bị ảnh hưởng khi triển khai thực hiện REDD+.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong_trinh_redd_viet_nam.pdf