Chuyên đề Ảnh hưởng của điều kiện lao động tới sức khỏe của nữ công nhân lao động

Cố gắng tự bảo vệ sức khoẻ cho chính bản thân mình bằng cách thường xuyên khám sức khoẻ định kỳ, thực hiện đầy đủ các quy định về sử dụng bảo hộ lao động và trang bị thêm những thiết bị nào còn thiếu. Nâng cao hơn nữa trình độ văn hoá cũng như sự hiểu biết tác dụng của bảo hộ lao động để có thể đề xuất những kiến nghị của mình lên tổ chức công đoàn. Có thể đó là những biện pháp trước mắt để hạn chế ảnh hưởng của điều kiện lao động tới sức khoẻ của công nhân.

doc56 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1691 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Ảnh hưởng của điều kiện lao động tới sức khỏe của nữ công nhân lao động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nhân vẫn đang gặp những trở ngại lớn. Những doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh thì nhà xưởng, máy móc xuống cấp làm cho môi trường làm việc bị xuống cấp nghiêm trọng, không đảm bảo sức khoẻ người lao động. Những xí nghiệp mới được trang bị lại, tuy chưa đồng bộ và môi trường làm việc của công nhân có được cải thiện, song không phải là không có vấn đề. Nhiều công ty, xí nghiệp công nhân vẫn phải làm việc trong điều kiện lao động không được đảm bảo, ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ người lao động. Riêng đối với công nhân ngành chế biến thuỷ sản nói chung đặc biệt là công nhân nữ, do tính chất đặc thù của công việc chế biến thuỷ sản và do môi trường làm việc thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố bất lợi như lạnh ẩm nên công nhân ở đây nhất là công nhân nữ gặp rất nhiều khó khăn. Ta hãy xét cụ thể các thông số môi trường tự nhiên mà người công nhân chế biên thuỷ sản ở các công ty được khảo sát đang hàng ngày lao động và tiếp xúc với môi trường lao động như vậy. Đề cập đến các yếu tố môi trường ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ công nhân, trước hết là các yếu tố vi khí hậu. Vi khí hậu là trạng thái lý học của không khí trong khoảng không gian thu hẹp gồm các yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt và vận tốc chuyển động không khí. Điều kiện vi khí hậu trong sản xuất phụ thuộc vào tính chất của quá trình công nghệ và khí hậu địc phương. Về mặt vệ sinh thì vi khí hậu có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ bệnh tật của công nhân làm việc lâu trong điều kiện khí hậu lạnh và ẩm có thể mắc các bệnh thấp khớp, viêm đường hô hấp, viêm phổi và làm cho bệnh lao nặng thêm. ảnh hưởng của vi khí hậu lạnh làm cho cơ thể mất nhiều, nhịp tim, nhịp thở giảm và tiêu thụ oxy tăng. Lạnh làm cho cơ vân co lại gây hiện tượng nổi da gà, các mạch máu co thắt gây cảm giác tê cóng chân tay, vận động khó khăn. Trong điều kiện khí hậu lạnh dễ xuất hiện một số bệnh viêm thần kinh, khớp, phế quản, hen và một số bệnh mãn tính khác do máu lưu thông kém và sức đề kháng của cơ thể giảm. Bảng 1: Điều kiện vi khí hậu trong các cơ sở chế biến thuỷ sản đông lạnh Vị trí đo Nhiệt độ (o C) Độ ẩm (%) Tốc độ gió (m/s) Phân xưởng cá Khu phi lê Khu định hình Khu phân cỡ Khu cấp đông 27,5 - 29,0 26,5 - 28,2 25,5 - 27,0 24,5 - 26,0 85,0 - 86,0 80,0 - 81,5 81,0 - 82,0 82,5 - 83,0 0,86 – 0,88 0,27 - 0,42 0,25 - 0,40 0,52 - 0,86 Phân xưởng tôm Khu xếp hộp Khu phân cỡ Khu chế biến Khu tiếp nhận - Phòng máy 25,5 - 26,5 25,0 - 27,5 25,0 - 27,5 26,0 - 28,5 28,0 - 29,5 81,0 - 81,5 81,5 - 82,0 85,5 - 86,0 84,5 - 85,0 80,5 - 81,0 0,63 - 0,75 0,25 - 0,40 0,20 - 0,29 0,56 - 0,95 1,36 - 1,43 Tiêu chuẩn cho phép Ê26°C Ê80% ³0,5m/s Những số liệu ở bảng trên chỉ ra rằng, hiện nay công nhân ngành chế biến thuỷ sản đang phải làm việc trong điều kiện môi trường tự nhiên không thuận lợi, các thông số về môi trường đều không đạt yêu cầu, chưa đảm bảo các điều kiện môi trường do nhà nước quy định. Việc đánh giá mức độ nặng nhọc, độc hại của nghề, công việc được dựa trên cơ sở kết quả khảo sát đo đạc các yếu tố điều kiện lao động tại nơi làm việc của người lao động. Yếu tố được nói đến đầu tiên trong hệ thống các yếu tố là vi khí hậu. Có thể hiểu vi khí hậu là trạng thái vật lý của không khí trong không gian nơi làm việc, nó bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió. Như vậy, các số liệu ở bảng trên chỉ ra rằng công nhân chế biến thuỷ sản phải làm việc trong điều kiện nhiệt độ trung bình là trên 26°C, thậm chí có những khu lên tới 29°C so với mức độ cho phép là 26°C. Về độ ẩm là trên 80% so với mức độ cho phép là 80%. Về tốc độ gió tuy chưa vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhưng có một số khu tốc độ gió lên tới 1- 1,4m/s, điều đó là rất lớn. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, sức khoẻ người lao động các đơn vị cần phải cải tạo lại hệ thống thông gió ở các khu vực xử lý đến định hình, phân cỡ, lắp đặt thêm điều hoà nhiệt độ, độ ẩm để đảm bảo duy trì nhiệt độ phân xưởng chế biến. Bảng 2. Các yếu tố hơi khí độc TT Vị trí đo Số Mẫu(n) H2S (mg/m3) NH3 (mg/m3) Cl2 (mg/m3) CO2 (%) 1 Khu sơ chế nguyên liệu 9 0,065 - 2,05 0,004- 0,001 0,035- 0,050 2 Khu chế biến 9 0,004 - 0,87 0,22- 6,58 0,001- 0,018 0,039- 0,047 3 Cấp đông 4 0- 1, 05 0, 20 - 8,5 0,15- 1,70 0,005- 0,12 TCVS cho phép Ê 10 Ê 2 Ê 0,1 Ê 0,1 Kết quả bảng 3 cho thấy hàm lượng khí H2S đo được ở các cơ sở chế biến rất thấp, không ảnh hưởng đến môi trường lao động. Hàm lượng khí CL2 ,NH3 ) ở khu cấp đông vượt quá mức cho phép , các cơ sở chế biến cần tăng cường việc thông gió, xem xét lại cách sử dụng clorin, kiểm tra độ kín khít của thiết bị cấp đông. Vì việc tạo ra các khí này xuất phát từ việc sử dụng nhiều clrorin ở khu vực này, hệ thống dẫn ga đến tủ cấp đông bị rò rỉ. Ngoài các yếu tố của môi trường tự nhiên như: nhiệt độ, tốc độ gió, độ ẩm v.v…tác giả còn đề cập đến đặc điểm tiếp xúc với lạnh trong chế biến thuỷ sản: Tiếp xúc với môi trường lạnh trong công nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh có thể phân ra thành 2 mức khác nhau tùy theo diện tích tiếp xúc của cơ thể và nhiệt độ của nguyên liệu cũng như không khí nơi làm việc. *Tiếp xúc với không khí có nhiệt độ thấp (lạnh toàn thân). Những công nhân, lao động thường làm việc trong môi trường nhiệt độ thấp. - Công việc bốc xếp hàng ở kho lạnh thành phẩm. - Công nhân bốc xếp nước đá ở kho bảo quản nước đá. - Công nhân bốc dỡ hàng ở hầm cấp đông. Lượng đá cây được sản xuất ra phục vụ chủ yếu cho bảo quản và quá trình chế biến sản phẩm thuỷ sản, chiếm gần 90% lượng nước đá cây sản xuất của cả nước. *Tiếp xúc với thủy sản đông lạnh (lạnh cục bộ) Bao gồm toàn bộ công nhân làm việc trong các phân xưởng chế biến thuỷ sản đông lạnh (trừ công nhân làm việc nêu ở phần trên). Như trên đã phân tích, sau khi chết ở môi trường nhiệt độ cao vi sinh vật dễ dàng phân giải, phân huỷ nhanh chóng làm giảm chất lượng sản phẩm thủy sản. Do đó, các công đoạn trong công nghệ chế biến thủy sản phải thực hiện chủ yếu trong môi trường lạnh, đặc biệt là các công đoạn công nhân tiếp xúc với nguyên liệu thủy sản ở nhiệt độ thấp (lạnh cục bộ). Đặc biệt các phần như tay, chân, mặt, tai, da đầu là những bộ phận ở xa trung tâm cơ thể, lưu lượng máu đến nuôi dưỡng được ít lại trong môi trường lạnh dẫn tới dễ bị co cứng cơ, liệt dây thần kinh, tổ chức bị loạn dưỡng, gây ra các hiện tượng viêm nhiễm đường hô hấp, viêm da, viêm loét kẽ ngón tay, chân. Đó cũng là một tác hại nghề nghiệp đặc trưng cho người lao động chế biến thuỷ sản. Ngoài ra, đặc điểm nổi bật của điều kiện thao tác đối với công nhân chế biến thuỷ sản đông lạnh là nữ công nhân phải làm việc ở tư thế đứng liên tục trong suốt ca làm việc 8 giờ và thậm chí tới 12- 14 giờ trong các tháng cao điểm của thời kỳ mùa vụ đánh bắt và chế biến thuỷ sản. Tư thế lao động kéo dài suốt trong ca làm việc, từ ngày này qua ngày khác gây cho công nhân mệt mỏi và đau nhức các bộ phận của cơ thể như đau lưng, mỏi cổ, đau bắp chân…do phải sử dụng các nhóm cơ gáy, cơ lưng, cơ đùi, cơ mặt sau cẳng chân để giữ thăng bằng cho cơ thể và để duy trì cơ thể ở tư thế lao động tĩnh. Hơn nữa, hai cánh tay phải giữ tư thế gần như cố định để thao tác bóc tôm, hoặc thao tác khác ít vận động hơn nhưng lại lặp đi lặp lại nhiều lần trong suốt ca làm việc cũng gây đau mỏi vai, cánh tay, cẳng tay, cổ và ngón tay. Nhiều công trình đã nghiên cứu về tư thế làm việc của công nhân cho rằng: Sự mệt mỏi về thể xác của người công nhân phụ thuộc nhiều vào tư thế làm việc của họ trong ngày. Khi làm việc họ phải đi lại nhiều hay trong trạng thái đứng nhiều thì mỗi ngày họ càng mệt mỏi. Khác với một số ngành như doanh nghiệp sản xuất dệt, nơi mà công nhân trong một ca làm việc phải đi lại rất nhiều có khi đến hàng chục ki-lô-mét, còn trong ngành chế biến thuỷ sản hầu như phải đứng suốt ca làm việc. Toàn bộ số công nhân phải đứng nhiều đều nói rằng có cảm giác mệt mỏi sau một ngày làm việc. Còn đối với những công nhân phải đi lại nhiều thì cứ hai người thì có một người thừa nhận có thừa nhận có cảm giác mệt mỏi sau một ca làm việc. Trong khi đó, con số này ở nhóm công nhân chủ yếu ngồi một chỗ làm việc là hơn một phần năm. Việc đi lại nhiều trong quá trình làm việc sẽ làm đa dạng hoá những hành động mà người công nhân hằng ngày thực hiện. Nhờ đó nó sẽ làm giảm bớt tính đơn điệu của lao động, và có thể góp phần nào giải toả bớt những căng thẳng thần kinh khi thực hiện công việc. Tóm lại, tư thế làm việc ngồi nhiều một chỗ không làm cho công nhân mệt mỏi về thể xác nhưng lại căng thẳng về thần kinh, ngược lại lại tư thế làm việc đứng một chỗ hay đi lại nhiều làm cho người công nhân mệt mỏi về thể xác, nhưng lại không căng thẳng về mặt thần kinh. Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy công nhân ngành chế biến thuỷ sản do phải làm việc trong tư thế đứng cố định gần như suốt một ca làm việc và kéo dài trong nhiều năm nên dẫn tới các triệu chứng thường gặp như giãn tĩnh mạch chân, bẹt chân. Triệu chứng ban đầu thường gặp và dễ thấy nhất là chứng phù nề bàn chân, có trường hợp người công nhân cuối ca làm việc không tự rút chân ra khỏi ủng được. Triệu chứng này thường gặp ở lao động nữ đặc biệt là những lao động nữ trước và sau khi sinh con. Kết quả cho thấy 100% nữ công nhân trực tiếp chế biến được khảo sát đều tăng chu vi cổ chân, bắp chân sau ca làm việc. Đồng thời, mức độ gia tăng vùng bắp chân sau ca làm việc là rất phổ biến ở mọi công đoạn trong dây chuyền chế biến, phản ánh gánh nặng thể lực quá mức chịu đựng gây phù nề. Mặt khác nữ công nhân chế biến thuỷ sản phải làm việc điều khiển các thiết bị công nghệ nhập từ nước ngoài hoặc bàn ghế làm việc không được thiết kế hợp với kích thước người Việt Nam, đã buộc họ phải kê thêm bục để đứng, kê thêm ghế để ngồi. Điều đó sẽ gây bất tiện, mệt mỏi, vừa tạo yếu tố nguy hiểm mới tại vị trí làm việc. Ngoài các yếu tố tác động đến sức khoẻ của nữ công nhân nói trên thì tiếng ồn từ các máy xay đá cây, máy nén khí làm lạnh cũng ảnh hưởng tới sức khoẻ của người lao động. Tiếng ồn là một dạng ô nhiễm trong nhà máy, khu công nghiệp nó tác động trực tiếp đến lực lượng công nhân đang làm việc. Vì vậy, có thể định nghĩa: “Tiếng ồn là âm thanh không có giá trị, không phù hợp với mong muốn của người nghe. Có thể trở thành âm thanh hay nhưng sẽ trở thành tiếng ồn vì xảy ra không đúng lúc, đúng chỗ. Nhiều công trình đã nghiên cứu về tác hại của tiếng ồn đối với cơ quan thính giác, có 3 giai đoạn đặt ra với cơ thể con người. Giai đoạn thích nghi: Cơ thể phản ứng từ từ với tiếng ồn thể hiện bằng cách tăng ngưỡng nghe bình thường. Giai đoạn mệt mỏi thính giác: Là giai đoạn báo động. Nhiệm vụ của y học là phát hiện ra giai đoạn mệt mỏi thính giác, ngưỡng nghe tăng bất thường, sức nghe bị tổn thương. Giai đoạn điếc: Tiếng ồn là một nguyên nhân gây điếc nghề nghiệp tuy nó không tác đọng tức thời sức khoẻ của con người nhưng thực sự nó đang làm giảm thính lực của người lao động. Tiếng ồn còn gây ra ra những vấn đề xã hội như xung đột xã hội trong gia đình và tại nơi làm việc, tiếng ồn gây mệt mỏi toàn thân như nhức đầu, choáng váng, ăn mất ngon, gầy yếu, rối loạn thần kinh, huyết áp thay đổi. Tiếng ồn ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể nói chung và thính lực nói riêng. Nhiều nhà nghiên cứu đã xác định rằng: Nừu bị tác động thường xuyên tiếng ồn sẽ tác động xấu lên toàn bộ cơ thể mà trước hết là hệ thần kinh trung ương, hệ tim mạch và hoạt động tinh thần của con người. Để chứng minh cho việc môi trường lao động ảnh hưởng tới sức khoẻ nữ công nhân ngành chế biến thuỷ sản, tác giả muốn đưa ra một chỉ số mang tính tổng hợp đó là với câu hỏi: “Theo chị yếu tố nào ảnh hưởng đến sức khoẻ của mình?” Môi trường làm việc : 63% Dụng cụ lao động : 15% Bảo hộ lao động : 6% Phụ cấp độc hại :14% Trong đó hơn 63% cho rằng yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới sức khoẻ người lao động là môi trường làm việc, sau đó mới đến các yếu tố khác. Tóm lại, qua những thông số về môi trường lao động ở trên, công nhân ngành chế biến thuỷ sản đặc biệt là công nhân nữ đang phải làm việc trong một diều kiện rất khó khăn. Họ làm việc trong điều kiện phải đứng thường xuyên suốt một ca làm việc dẫn tới tâm trạng mệt mỏi, đau nhức… 2.3.2 Môi trường xã hội Yếu tố thứ hai mà tác giả muốn đề cập đến trong đề tài này là môi trường con người. Môi trường con người ở đây bao gồm mối quan hệ giữa người công nhân với các cấp lãnh đạo, quan hệ giữa những người công nhân với nhau. Trong bất cư ngành nào, các mối quan hệ này cũng là quan trọng và thúc đẩy sản xuất. Mối quan hệ giữa công nhân và các cấp lãnh đạo có chặt chẽ sẽ thể hiện rõ mối quan tâm của cấp trên đối với người lao động. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa đồng nghiệp không bị lỏng lẻo sẽ thể hiện tinh thần dân chủ, giúp đỡ lẫn nhau trong lao động và đạt được hiệu quả cao cấp. Theo kết quả nghiên cứu xã hội học của một hãng sản xuất ô tô tại Mỹ nhằm tính toán một cách cụ thể vai trò của các yếu tố làm tăng năng suất lao động kết quả cho thấy: việc tăng cường những yếu tố về con người làm cho năng suất lao động tăng 50% thông qua việc: chăm sóc sức khoẻ, đào tạo, tạo bầu không khí hoà thuận trong sản xuất. Thực tế chỉ ra rằng, năng suất lao động, sức khoẻ của người lao động bị ảnh hưởng rất nhiều bởi bầu không khí tâm lý xã hội trong tập thể lao động. Sự mất hứng thú trong công việc, sự căng thẳng thần kinh, sự kém vui vẻ.v…trong làm việc cũng một phần bắt nguồn từ môi trường xã hội trong xí nghiệp. Theo ý kiến của một số cán bộ trong của Công ty XNK thuỷ sản đồ hộp Hạ Long thì công nhân làm việc trong công ty có “nhiều thế hệ, nhiều lứa tuổi khác nhau nên quan hệ trong công ty đôi khi còn nhiều điều phức tạp”. Trong quá trình lao động, quan hệ giữa công nhân với các cấp lãnh đạo là mối quan hệ giữa người lãnh đạo và người bị lãnh đạo. Quan hệ này thuộc loại quan hệ ít bình đẳng, bởi vì người lãnh đạo đặt ra các yêu cầu, nhiệm vụ đòi hỏi người bị lãnh đạo phải thực thi. Người bị lãnh đạo có quyền yêu cầu người lãnh đạo tạo ra những điều kiện cần thiết (cải thiện môi trường làm việc, tăng lương) để họ hoàn thành công việc được giao. Tuy nhiên, không phải lúc nào thực thi nhiệm vụ, các điều kiện cần thiết cũng được đảm bảo. Chính vì vậy mà quan hệ loại này ít bình đẳng hơn. Khi người công nhân bị giao quá nhiều việc mà điều kiện của mình đưa ra cho người quản lý không được đáp ứng thì quan hệ này trở nên bất bình đẳng. Quan hệ này có thể trở thành xung đột nếu quyền lợi của hai bên xung đột lẫn nhau. Theo kết quả điều tra khi hỏi về mối quan hệ giữa lãnh đạo với công nhân thì phần lớn đều cho rằng có quan hệ thoải mái, tự nhiên và bình thường với các cấp lãnh đạo Công ty và rất ít người cho rằng cảm thấy e ngại khó nói khi tiếp xúc với lãnh đạo Công ty. Về mối quan hệ giữa công nhân với công nhân là quan hệ bình đẳng . tính bình đẳng của mối quan hệ này thể hiện rõ sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, bảo vệ quyền lợi. Tuy nhiên, do đặc thù của ngành thuỷ sản hơn 80% là phụ nữ nên đôi khi cũng có những xung đột nhỏ, nhưng được giải quyết ngay. Chị Phan Thị Hương , 32 tuổi công nhân phân xưởng chế biến cho biết: “ Mối quan hệ giữa công nhân với nhau trong Công ty là rất bình đẳng, tôn trong lẫn nhau, giúp đỡ tương trợ lẫn nhau, khi ốm chị em thường đổi ca cho nhau, rủ nhau đến thăm hỏi. Đôi lúc cũng xảy ra cãi cọ lẫn nhau nhưng sau đó được giải quyết ngay…” (Phỏng vấn sâu) 2.3.3 Thiết bị bảo hộ lao động Trong lao động, cho dù bất kỳ ngành nghề nào, thiết bị bảo hộ lao động luôn là một yếu tố quan trọng, nó có tính chất quyết định đối với năng suất lao động và sức khoẻ của người lao động. Đặc biệt, với trình độ phát như nước ta hiện nay, tuy rằng nhiều công ty, xí nghiệp chế biến thuỷ sản đã trang bị máy móc hiện đại song không phải là không phải là không còn những khâu chế biến công nhân vẫn phải lao động chân tay, thủ công là chính. Do tính chất đặc thù của công việc chế biến thuỷ sản và do môi trường làm việc phải tiếp xúc với các yếu tố bất lợi cho sức khoẻ nên không thể thiếu thiết bị bảo hộ lao động. Dưới đây tác giả đã đưa ra từng yếu tố để phân tích xem chúng có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của công nhân. Thiết bị bảo hộ lao động luôn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất và bảo vệ sức khoẻ. Các dụng cụ bảo hộ lao động có đầy đủ thì mới nâng cao hiệu quả sản xuất và phần nào giúp công nhân chống lại được các yếu tố độc hại do môi trường lao động gây ra. Ngày 28/5/1998 của Bộ Lao động thương binh xã hội đã có Thông tư số 10/1998 TT- BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân một số ngành lao động trong đó có ngành thuỷ sản. Do đó, việc cấp phát trang bị bảo hộ lao động cho công nhân chê biến thuỷ sản ta tương đối đầy đủ. Bảng 3: Sự đánh giá của công nhân về các trang thiết bị bảo hộ lao động Mức độ Trang bị Cấp đủ Không cấp Găng tay 98 2 Mũ bảo hộ 65 35 ủng, giầy 86 14 Khẩu trang 72 28 Quần áo bảo hộ 79 21 Nhìn chung các trang thiết bị bảo hộ lao động cá nhân tương đối đầy đủ, đặc biệt về găng tay có tới 98%, ủng giầy 86% số người được hỏi cho rằng đầy đủ. Tuy nhiên, các trang thiết bị khác như mũ bảo hộ, quần áo, khẩu trang vẫn còn thiếu. Khi hỏi về vấn đề này chị Trần Thị Yến 39 tuổi, công nhân chế biến Công ty XNK Hạ Long cho biết: “Về trang thiết bị lao động bảo hộ cá nhân nói chung là tương đối đầy đủ. Quần áo đẹp được chú trọng cả về hình dáng, lẫn chất lượng và màu sắc tạo tư thế khoẻ đẹp, thoái mái khi làm việc. Do tính chất đặc thù thường xuyên tiếp xúc với môi trường nước nên các thiết bị bảo hộ lao động như găng tay, khẩu trang rất nhanh hỏng, bọn chị phải thay thường xuyên...” (phỏng vấn sâu). Với điều kiện làm việc không đảm bảo nhưng khi khảo sát những người công nhân làm việc với câu hỏi: “Chị có thường xuyên dùng các thiết bị bảo hộ lao động được cấp trong công việc hàng ngày không?” Thì vẫn còn rất nhiều người không thường xuyên sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động khi làm việc. Đó cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, do đó các cấp lãnh đạo Công ty cần phải quan tâm hướng dẫn công nhân dùng đày đủ các trang bị bảo hộ lao động trong khi làm việc để đảm bảo sức khoẻ cho người lao động khi làm việc. 2.3.3 Chế độ chính sách dành cho công nhân tại công ty. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách, chế độ tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia vào các hoạt động kinh tế- xã hội nâng cao địa vị trong gia đình và xã hội. Hiến pháp, Bộ luật lao động và nhiều văn bản pháp luật khác đã có những quy định có tính chất khuyến nghị các doanh nghiệp sử dụng lao động nữ. Các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ sẽ được Nhà nước xét giảm thuế, sẽ được ưu tiên hỗ trợ vay vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm khi gặp khó khăn và được ưu tiên sử dụng một phần trong tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp để chi cho việc cải thiện điều kiện làm việc cho lao động nữ. Nhằm đảm bảo quỳên lợi cho lao động nữ, Nghị định 23/CP của Chính phủ còn có một số quy định khác đối với người sử dụng lao động như: Như ngưởng dụng lao động phải ưu tiên nhận lao động nữ khi có đủ tiêu chuẩn chọn làm công việc phù hợp với cả nam lẫn nữ mà doanh nghiệp đang cần. Người sử dụng lao động phải thực hiện nguyên tắc bình đẳng trong tuyển dụng, sử dụng, trả công lao động, cấm ban hành những quy định không có lợi hơn những quy định cho lao động nữ, cấm những hành vi hạn chế khả năng tiếp nhận của lao động nữ vào làm việc, cấm mạt sát, đánh đập, xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của lao động nữ khi làm việc, không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Trước hết là chính sách tiền lương thu nhập đối với lao động. Trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật của Nhà nước đều khẳng định sự bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực tiền lương: Cùng làm một công việc như nhau thì được hưởng mức lương như nhau và lao động nữ được ưu đãi hơn lúc nâng bậc lương. Điều 16 Nghị định 197/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định “Lúc nâng lương, nếu lao động nữ có điều kiện và tiêu chuẩn như nam giới thì ưu tiên nâng bậc lương trước”. Tuy nhiên, trong thực tế thì ngành chế biến không thực hiện được vì lao động nữ làm việc phần lớn là hưởng theo lương sản phẩm lúc nâng bậc phải thi tay nghề do không khống chế về số lượng nâng bậc nên hầu như không có sự ưu tiên. Theo quan niệm của Mác tiền lương chính là yếu tố của quá trình sản xuất. Vì vậy tiền lương không phản ánh được giá trị lao động tất yếu mà còn bao gồm một phần giá trị thặng dư do người lao động góp phần làm nên. Tiền lương thực sự là đòn bẩy kích thích người lao động sáng tạo cũng như hăng say với công việc, nâng cao tay nghề, tăng hiệu quả sản xuất. Theo kết quả điều tra đời sống việc làm và điều kiện lao động của người lao động ngành thuỷ sản cho thấy mức thu nhập trung bình của lao động nữ thấp hơn mức thu nhập trung bình của lao động nam. Nguyên nhân chủ yếu của sự chênh lệch trong thu nhập giữa lao động nam và lao động nữ là do khả năng làm việc, trình độ tay nghề bậc thợ, sức khoẻ và một phần do xuất phát điểm về mặt bằng kiến thức, chuyên môn của lao động. Thu nhập bình quân của ngành chế biến thuỷ sản là 700.000- 800.000 đồng/ tháng. Việc quan tâm và bảo vệ sức khoẻ của người lao động đó chính là mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta cho nên hệ thống khám chữa bệnh tại nhà máy rất được chú ý. Thông qua các đợt khám bệnh định kỳ có thể khám bệnh cho người lao động. Do làm việc trong môi trường lao động như vậy nên tỷ lệ mắc bệnh rất cao và một yêu cầu không thể thiếu được đó là khám chữa bệnh. Thực hiện chính sách của Nhà nước, Ban giám đốc và Công đoàn công ty thường tổ chức các đợt khám bệnh định kỳ cho công nhân 6 tháng/1 lần. Chị Nguyễn Thị Liên, 36 tuổi công nhân chế biến cho biết thì: “tất cả các chính sách của Nhà nước quy định đều được công ty thực hiện tương đối đầy đủ, còn chính sách hỗ trợ thêm thì chưa thấy có”. Khi được hỏi “khi ốm đau chị thường đi khám ở đâu?” thì có tới 52% trong số tổng số bảng hỏi trả lời: khám bệnh do công ty tổ chức khám và 46% trả lời là tự mình đi khám. Một vấn đề nữa cũng được công nhân quan tâm đó chính là vấn đề bảo hiểm xã hội. Đối với lao động nữ vấn đề quan tâm chủ yếu là chế độ thai sản và nghỉ hưu. Tại các Điều 114, 117, 141, 144 của Bộ luật lao động và các Điều 10, 11, 12, 13, 14 của Nghị định 12/CP quy định thời gian lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con cộng lại từ 4 đến 6 tháng tuỳ thuộc vào mức độ độc hại của điều kiện lao động. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ đã đóng bảo hiểm xã hội được hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội 100% tiền lương hàng tháng và được trợ cấp thêm 1 tháng lương đối với người sinh con thứ nhất, thứ hai. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ nếu có nhu cầu không ảnh hưởng tới sức khoẻ và nghỉ thai sản ít nhất là 2 tháng có thể đi làm sớm hay có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động mà vẫn giữ được chỗ làm việc. Trong thực tế công nhân ngành thuỷ sản đều đóng Bảo hiểm xã hội rất tốt. Một khía cạnh khác mà tác giả đề cập ở đây là chính sách bảo hộ lao động và chế độ phụ cấp độc hại . Công tác Bảo hộ lao động được thực hiện tương đối tốt trong các doanh nghiệp. Công nhân lao động nói chung đặc biệt là nữ cong nhân đều được trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân so với yêu cầu công việc. Việc trang bị khẩu trang, găng tay, quần áo đạt tỷ lệ 100% và các phương tiện khác như ủng, giầy dép, mũ, khăn được trang bị tương đối đầy đủ. Hỗu hết các doanh nghiệp đều đã chú trọng đến việc sửa chữa, nâng cấp nhà xưởng, lắp đặt các hệ thống kỹ thuật vệ sinh như thông gió, chiếu sáng nhằm hạn chế tác hại của môi trường. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng đã chú trọng đến việc cải thiện điều kiện cho lao động nữ, bố trí lao động nữ ở những cônh việc ít nặng nhọc. Về chế độ phụ cấp độc hại thì công ty đã có những cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, việc thực hiện chưa được đầy đủ. Với câu hỏi: “Theo chị việc thực hiện chế phụ cấp độc hại đối với công nhân trong công ty là như thế nào?” - Có chế độ và thực hiện đầy đủ :49% - Có chế độ nhưng thực hiện chưa đầy đủ: 42% - Có chế độ nhưng không thực hiện: 6% - Không trả lời: 3% Số liệu trên chỉ ra rằng: Vẫn còn 6% số lượng công nhân chế biến thuỷ sản khảo sát trong mẫu chưa được hưởng chế độ phụ cấp độc hại. Tại sao lại như vậy? Đó là những người mới vào làm hợp đồng ngắn hạn, cho nên họ chưa được hưởng chế độ này. Số lượng người cho rằng việc thực hiện chế độ độc hại như vậy là đầy đủ 49%, không đầy đủ là 42%. Thiết nghĩ đối với một nghề như công nhân nghề chế biến thuỷ sản hiện nay, với mức lương cũng như tiền phụ cấp độc hại như trên là chưa thảo đáng. Vì thế các cấp các ngành có liên quan cần tạo điều kiện để tăng lương và phụ cấp cho người lao động. 2.3. ảnh hưởng của điều kiện lao động tới sức khoẻ nữ công nhân. 2.3.1 Tình hình sức khoẻ của công nhân “Sức khoẻ là một trạng thái thoải mái, đầy đủ về thể chất, tâm hồn và xã hội chứ không bó hẹp vào, nghĩa là không có bệnh hay thương tật. Đây là một quỳên cơ bản của con người. Khả năng vươn lên đến một sức khoẻ cao nhất có thể đạt được là một mục tiêu xã hội rất quan trọng, liên quan toàn thế giới và đòi hỏi sự tham gia của nhiều tổ chức xã hội khác nhau chứ không đơn thuần là lĩnh vực của ngành y tế”. (Chiến lược bảo vệ sức khoẻ nhân dân 1999- 2000, Bộ y tế 1990) Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân 1989- Điều 9, 10, 14 đã đề cập đề cập đến vấn đề vệ sinh trong sản xuất, bảo quản, vận chuyển và sử dụng hoá chất, vệ sinh các chất thải công nghiệp và trong sinh hoạt, vệ sinh lao động. Các yếu tối này có thể gây mất an toàn vệ sinh và ô nhiễm môi trường cần xử lý nhằm bảo vệ sức khoẻ người lao động và mọi người xung quanh. Sức khoẻ của con người nói chung và sức khoẻ công nhân ngành chế biến thuỷ sản nói riêng luôn là vấn đề quan tâm chung của toàn xã hội. Nhất là nữ công nhân ngành chế biến thuỷ sản, vấn đề sức khoẻ lại càng quan trọng hơn bao giờ hết, có sức khoẻ tốt người công nhân mới hoàn thành tốt công việc được giao va đảm bảo năng suất lao động. Mặt khác, nếu có sức khoẻ tốt người công nhân có thể tránh được những bệnh tật do môi trường lao động gây ra. Để làm rõ vấn đề này tác giả đã phỏng vấn công nhân những người trực tiếp làm việc trong môi trường lao động với câu hỏi: “Công việc chị đang làm hiện nay có phù hợp với sức khoẻ của chị không?” - Phù hợp : 46% - Bình thường : 50% - Không phù hợp : 4% Số liệu trên chỉ ra rằng 46% người được hỏi cho rằng công việc hiện nay phù hợp với sức khoẻ, tức là họ cảm thấy hứng thú với công việc. Số người trả lời bình thường chiếm 50% và không phù hợp chiếm 4%. Để giải thích những số liệu trên có hàng loạt những nguyên nhân nhưng do trình độ học vấn có hạn và một lý do nữa là trước khi vào làm việc trong công ty họ đều là người chưa có việc làm, hoặc nếu có thì thu nhập cũng không ổn định. Chính vì vậy họ chấp nhận vào làm và cho rằng công việc hiện nay là phù hợp với sức khoẻ. Mặt khác, trình độ học vấn tương quan với sắp xếp công việc, những người có trình độ cao thì sắp xếp công việc phù hợp với trình độ của họ và ngược lại. Mặc dù có sự sắp xếp công việc như vậy nhưng qua mẫu khảo sát thì từ đầu năm đến nay có 33% số công nhân phải nghỉ ốm. Trong đó số công nhân nghỉ ốm vì lý do cảm cúm là 5 người (15%), đau đầu là 5 người (15%), viêm mũi họng 4 người (12%), đau nhức khớp là 6 người (18%), viêm quanh móng tay là 7 người (21%), còn lại là các bệnh khác. Để quan tâm đến sức khoẻ của chị em công nhân như trên đã nói, hàng năm Ban giám đốc, công đoàn nhà máy vẫn thường xuyên tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho công nhân 6 tháng/ 1 lần. Đó là sự quan tâm rất lớn của Ban giám đốc công ty. Sau đây là những số liệu về tình hình sức khoẻ của công nhân sau lần khám sức khoẻ định kỳ gần đây nhất: - Tốt hơn lần khám trước : 10% - Bình thường : 73% - Kém hơn lần khám trước : 14% Số liệu trên cho thấy sức khoẻ của công nhân vẫn bình thường là 73%, tốt hơn lần khám trước là 10% và kém hơn lần khám trước là 14%. Sở dĩ 14% số người cho rằng sức khoẻ của họ kém hơn lần khám trước thì hầu như là độ tuổi từ 35- 39 tuổi. Như vậy càng về già hay nói cách khác những người có thâm niên cao thì nguy cơ bị ảnh hưởng của điều kiện lao động càng nhiều, sức đề kháng kém, sức khoẻ bị giảm đi và nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp gia tăng. Bảng 4: Kết quả điều tra các bệnh thường gặp của công nhân chế biến thuỷ sản Các loại bệnh Có Không Số công nhân % Số công nhân % Viêm họng 79 79% 21 21% Viêm mũi 61 61% 39 39% Loét da bàn tay 82 82% 18 18% Hỏng móng tay 76 76% 24 24% Bệnh phụ khoa 59 59% 41 41% Bệnh khớp 85 85% 15 15% Giảm trí nhớ 52 52% 48 48% Đau đầu, mất ngủ 57 57% 43 43% Giảm thị lực 54 54% 46 46% Bệnh tim 70 70% 30 30% Số liệu ở bảng trên cho thấy số công nhân chế biến thuỷ sản có tiền sử về các bệnh như viêm mũi, viêm họng, đau mỏi cơ xương nói chung, đặc biệt là đau các khớp, loét da bàn tay, hỏng móng tay, ử trệ tuần hoàn chi dưới, đau đầu mất ngủ, giảm thị lực.v.v...chiếm một tỷ lệ tương đối cao. Đặc biệt là những công nhân trực tiếp chế biến thuỷ sản, cùng làm việc trong một phân xưởng với các công nhân lao động ở các công đoạn khác, tuổi đời và tuổi nghề ít hơn so với nhóm công nhân lao động ở các công đoạn khác, nhưng tỷ lệ công nhân trực tiếp chế biến thuỷ sản có các triệu chứng và tiền sử bệnh tật như trên đều cao hơn hẳn so với nhóm công nhân lao động ở các công đoạn khác Sự khác biệt trên cho thấy các yếu tố nghề nghiệp của công nhân khi làm việc phải tiếp xúc với lạnh cục bộ, các vi sinh vật có hại, các hoá chất tẩy rửa... ở bàn tay, ngón tay trong quá trình chế biến thuỷ sản đông lạnh đã có tác động rõ rệt đến sức khoẻ của công nhân. Bước đầu chỉ là các rối loạn chức năng, hoặc ngừng tiếp xúc sẽ hết, nhưng nếu không có biện pháp dự phòng tốt và kịp thời chắc chắn sẽ dẫn tới bệnh lý và để lại hậu quả hoặc di chứng làm suy giảm khả năng lao động và giảm sút sức khoẻ. Lứa tuổi trung bình của công nhân chế biến thuỷ sản từ 18-25 tuổi chiếm 17%, lứa tuổi 26- 45 tuổi chiếm 78% Đối tượng nghiên cứu gồm 100 nữ công nhân của công ty XNK thuỷ sản Hạ Long. Các đối tượng nghiên cứu đều thuộc khu vực chế biến đông lạnh thuỷ sản. Trong số 100 nữ công nhân có 81 nữ công nhân trực tiếp lao động ở công đoạn chế biến thuỷ sản chiếm tới 81%, 19 nữ công nhân chiếm 19% lao động ở các công đoạn khác như cân thành phẩm, hành chính, kế toán, kỹ thuật, lao động tiền lương, nấu ăn, phục vụ, quản lý, thống kê, thủ kho, thu mua và vệ sinh công nghiệp. Tuổi trung bình của công nhân ở nhóm trực tiếp chế biến thuỷ sản thấp hơn so với những công nhân lao động ở các công đoạn khác, nhưng sự khác biệt này không lớn. Đặc biệt tuổi nghề của nữ công nhân trực tiếp chế biến thuỷ sản thấp hơn hẳn so với tuổi nghề của công nhân lao động ở các công đoạn khác, vì hầu như công nhân trực tiếp chế biến trẻ tuổi hơn công nhân lao động ở các công đoạn khác. Các chỉ tiêu về thể lực như chiều cao, cân nặng ở cả hai nhóm công nhân này tương tự như nhau và hầu hết đảm bảo tiêu chuẩn về phát triển thể lực của người Việt Nam ở lứa tuổi lao động. Trong công ty chế biến thuỷ sản trên, công nhân đều nằm trong lứa tuổi lao động, không có hiện tượng lao động vị thành niên. Trình độ văn hoá của công nhân chủ yếu là tốt nghiệp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học. Thời gian lao động trung bình là 10,5 giờ, tối thiểu là 8 giờ, nhiều khi thời gian lao động kéo dài tới 12- 14 giờ. Đây là một đặc thù riêng của ngành chế biến thuỷ sản do tính chất thời vụ và yêu cầu để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Tính chất lao động này chính là một vấn đề bất hợp lý, vi phạm luật lao động và ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ người lao động. Qua khảo sát thực tế và nghiên cứu kết quả khám lâm sàng cho công nhân Công ty, tác giả thấy công nhân phàn nàn về một số bệnh nghề nghiệp như: nhức mỏi xương khớp, đau khớp có kèm theo sưng, nóng, đỏ và đau v.v… Bảng 5: Kết quả hỏi về khám lâm sàng của công nhân chế biến thuỷ sản Tình trạng Nhóm I Nhóm II Số CN % Số CN % Nhức mỏi 30 35,3 4 27,7 Đau lưng 25 29,4 5 33,3 Đã chẩn đoán, điều trị khớp 5 5,9 1 6,7 Giãn tĩnh mạch 25 29,4 5 33,3 Khám thực thể 0 0 0 0 ồ 85 100 15 100 Kết quả trong bảng 7 cho thấy: Số phàn nàn nhức mỏi các khớp ở nhóm trực tiếp là 30 người chiếm 35,3%, ở nhòm gián tiếp là 4 người chiếm 27,7. Số phàn nàn về đau lưng nhóm trực tiếp là 25 người chiếm 29,4%, ở nhòm gián tiếp là 5 người chiếm 33,3%. Số người đã được chẩn đoán viêm khớp dạng thấp và đã được điều trị ở bệnh viện nhiều lần gồm 6 người trong đó ở nhòm trực tiếp là 5 người chiếm 5,9 %, ở nhóm gián tiếp là 1 người chiếm 6,7%. Có 30 người phàn nàn về tình trạng giãn tĩnh mạch nhẹ và vừa là 30 người trong đó ở nhòm trực tiếp là 25 người chiếm 29,4%, ở nhòm gián tiếp là 5 người chiếm 33,3%. Phân loại các bệnh khớp người ta phân ra các loại: bệnh khớp do viêm, bệnh khớp không do viêm, bệnh khớp do nguyên nhân ngoài khớp. Trong mỗi nhóm bệnh đó lại có rất nhiều bệnh khác nhau do các nguyên nhân khác nhau. Để khám phát hiện và chẩn đoán đúng bệnh viêm khớp dạng thấp ngoài việc khám lâm sàng, người ta còn phải làm rất nhiều xét nghiệm cận lâm sàng khác như X.quang khớp, các xét nghiệm miễn dịch mới chẩn đoán được. Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Hoa Kỳ cũng như Liên Xô (trước đây) để chẩn đoán đúng viêm khớp dạng thấp đòi hỏi phải có 11 tiêu chuẩn. ở Việt Nam có đưa ra 5 tiêu chuẩn khám phát hiện trên lâm sàng đó là: - Đối tượng là nữ. - Tình trạng viêm các khớp ở cổ tay, bàn tay, khớp gối phải được phát hiện trên lâm sàng bằng các dấu hiệu sưng nóng, đỏ đau. - Có dấu hiệu cứng khớp, biến dạng các khớp - Diễn biến kéo dài trên 2 tháng - Đối xứng Mặt khác, phải dựa vào các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng. Nguyên nhân của bệnh viêm khớp dạng thấp, có thể do yêú tố nhiễm trùng, yếu tố cơ địa, yếu tố di truyền. Yếu tố lạnh chỉ là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy tình trạng bệnh lý lên chứ không phải là nguyên nhân gây bệnh. Mặt khác danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm của nhiều nước, của tổ chức lao động quốc tế cũng chưa có nước nào đưa bệnh viêm khớp dạng thấp của ngành thủy sản vào danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm. Tuy nhiên theo chúng tôi, các biểu hiện về đau mỏi xương khớp ở trên đây là hoàn toàn khách quan và thực tế, song hiện tại chưa đủ cơ sở để kết luận. Các biểu hiện trên có thể là do các rối loạn cơ xương do tư thế lao động và điều kiện lao động và đó là vấn đề ngày nay nhiều nước đang quan tâm. Vấn đề này có thể khắc phục và giải quyết được bằng một số biện pháp can thiệp cũng như phục hồi chức năng. Có nhiều ngành nghề công nhân có thể giãn tĩnh mạch do tư thế lao động phải đứng nhiều. Số liệu nghiên cứu của chúng tôi sẽ là một trong những cơ sở thực tế để trong tương lai, bệnh này có thể bổ sung vào danh mục bệnh nghề nghiệp, khi bệnh giãn tĩnh mạch được tiếp tục nghiên cứu thêm ở một số ngành nghề khác nữa. Bệnh tật chủ yếu của công nhân chế biến thuỷ sản được phát hiện qua các đợt khám sức khoẻ định kỳ là bệnh về nội khoa như: viêm phế quản, viêm dạ dày, tá tràng; các bệnh về mắt như mắt hột, viêm kết mạc; các bệnh về tai mũi họng thường chiếm tỷ lệ cao như viêm họng hạt, viêm amydal, viêm mũi; các bệnh da liễu phổ biến như loét da, viêm quanh móng, chàm tiếp xúc; các bệnh phụ khoa như viêm cổ tử cung, nhiễm tạp trùng, nấm sinh dục...cũng là vấn đề cần quan tâm đối với nữ công nhân ngành chế biến thuỷ sản; các bệnh về răng hàm mặt thường gặp là sâu răng, viêm lợi, mất răng...làm ảnh hưởng đáng kể đến sức nhai; các bệnh đau xương khớp cũng phổ biến ở công nhân chế biến thuỷ sản. Qua nghiên cứu cho thấy công nhân lao động trực tiếp chế biến thuỷ sản thường mắc bệnh nghề nghiệp hơn những công nhân ở các công đoạn khác. Tác giả tiến hành nghiên cứu mối liên quan nghề nghiệp với sức khoẻ của công nhân. - Nhóm I (trực tiếp): công nhân trực tiếp chế biến thuỷ sản - Nhóm II (gián tiếp): công nhân thuộc các bộ phận khác trong phân xưởng chế biến. Điều tra chung về tiền sử bệnh tật của công nhân trước khi vào nghề cho thấy, số công nhân trực tiếp chế biến thuỷ sản hầu như hoàn toàn khoẻ mạnh, chỉ có 1 vài trường hợp phàn nàn về sức khoẻ không tốt trước khi vào nghề. Trong khi đó thì công nhân ở các công đoạn khác lại có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn trước khi vào nghề. Bảng 6: Tiền sử bệnh trước khi vào nghề Tiền sử bệnh Nhóm I Nhóm II Số CN % Số CN % Có bệnh 0 0 4 26,7 Không bệnh 85 100 11 74,3 ồ 85 100 15 100 Qua kết quả điều tra tiền sử bệnh tật của công nhân trước khi vào nghề ở nhóm trực tiếp không có trường hợp nào mắc bệnh nhưng ở nhóm gián tiếp là 4 người chiếm 26,7%. Các kết quả điều tra này giúp cho chúng ta thấy được diễn biến sức khoẻ của công nhân khi vào nghề và sự ảnh hưởng của điều kiện lao động tới sức khoẻ của công nhân trực tiếp chế biến thuỷ sản. Bảng 7: Tỷ lệ bệnh tật sau khi vào nghề Tiền sử bệnh Nhóm I Nhóm II Số CN % Số CN % Có bệnh 78 91,8 10 66,6 Không bệnh 7 8,2 5 33,3 ồ 85 100 15 100 Kết quả điều tra sức khoẻ công nhân trước khi vào nghề cho thấy, số công nhân trực tiếp chế biến thuỷ sản trước khi vào nghề khoẻ mạnh hơn hẳn số công nhân ở các công đoạn khác trong phân xưởng chế biến. Chứng tỏ khâu tuyển chọn công nhân trực tiếp đứng chế biến thuỷ sản yêu cầu về sức khoẻ cao hơn so với tuyển công nhân vào các công đoạn khác. Sau nhiều năm công tác kết quả điều tra tình hình sức khoẻ của công nhân sau khi vào nghề cho thấy (bảng) cả 2 nhóm công nhân có thâm niên nghề nghiệp trung bình là ± 7năm ở công nhân trực tiếp sản xuất và ± 8 năm ở công nhân các công đoạn khác, nhưng tình trạng sức khoẻ lại khác nhau rõ rệt. Tỷ lệ công nhân trực tiếp chế biến thuỷ sản có vấn đề về sức khoẻ như (chủ yếu các bệnh về khớp, viêm họng, đau đầu, đau lưng...) chiếm tới 91,8 %, trong khi ở nhóm công nhân các công đoạn khác là 66,6%, ngược lại với lúc trước khi vào nghề. Như vậy rõ ràng điều kiện lao động của công nhân chế biến thuỷ sản có tác động rõ rệt đến sức khoẻ người lao động đặc biệt là khâu trực tiếp chế biến thuỷ sản đông lạnh. Bảng 8: Da, niêm mạc Da, niêm mạc Nhóm i Nhóm II Số CN % Số CN % Da xanh, sạm da hoặc bệnh ngoài da 29 34,1 3 20 Bình thường 56 65,9 12 80 ồ 85 100 15 100 Kết quả khám phân loại thể trạng chung về bệnh da như da xanh, sạm da hoặc bệnh ngoài da cũng thấy tỷ lệ những bệnh này ở công nhân trực tiếp chế biến là 34,1% cao hơn hẳn nhóm công nhân ở công đoạn khác là 20% Như vậy công nhân trực tiếp chế biến thuỷ sản có nguy cơ mắc các bệnh về da cao hơn. Bảng 9: Xương, khớp Xương khớp Nhóm I Nhóm II Số CN % Số CN % Sưng, đau các khớp ngón, bàn tay; gối; bả vai; cổ chân; đau lưng; viêm đa khớp 66 77,6 6 40 Bình thường 19 22,4 9 60 ồ 85 100 15 100 Môi trường lao động trong khu vực chế biến thuỷ sản có đặc thù là độ ẩm cao, nhiệt độ trong môi trường lao động luôn vào khoảng 25 - 26o C, thích hợp với cảm giác nhiệt của người lao động trong chế biến thuỷ sản, nhưng ở đây có vấn đề là do tiếp xúc lạnh cục bộ của bàn tay, ngón tay với nước đá xử lý các nguyên liệu thủy sản ướp lạnh trong quá trình chế biến. Tác động của môi trường ẩm ướt, lạnh cóng, với tư thế lao động bất lợi, đứng trong suốt ca lao động, tần số thao tác nhanh, lặp đi lặp lại gây ảnh hưởng tới các cơ khớp ở ngón tay, bàn tay. Tư thế đứng làm việc trong ca lao động luôn kéo dài > 8 giờ, thâm chí 12 giờ trong ngày đã gây căng thẳng tĩnh cho nhiều nhóm cơ khớp như bả vai, cổ, lưng, khớp gối, cổ chân...Điều này nhanh chóng dẫn đến đau mỏi cơ. Tỷ lệ công nhân mắc các bệnh về xương, khớp như: Sưng, đau các khớp ngón, bàn tay; gối; bả vai; cổ chân; đau lưng; viêm đa khớp là 72 người trong đó ở nhóm trực tiếp là 66 người chiếm 77,6%, ở nhóm gián tiếp là 6 người chiếm 40%. Ngoài ra, công nhân làm việc trong môi trường lao động đứng trong khoảng 10- 12 tiếng đồng hồ trong một ngày nên mắc các bệnh như huyết áp, tim mạch, bệnh hô hấp, viêm phế quản mãn tính. Kết luận- Giải pháp- khuyến nghị 1. Kết luận Sức khoẻ là tài sản vô cùng quý giá của con người, nó là một giá trị xuyên suốt mọi thời đại. Có thể xem sức khoẻ như một nhân tố quan trọng trong việc đánh giá chất lượng cuộc sống của mọi xã hội. Vì vậy việc phòng ngừa bệnh tật không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là của toàn xã hội. Nghị quyết Trung ương 4 Khoá VII đã đặt ra mục tiêu phấn đấu là: “Bệnh tật ngày càng giảm, sức khoẻ ngày càng tăng, tuổi thọ ngày càng cao, giống nòi ngày càng tốt”. Đó là mục tiêu phấn đấu do Đảng ta đặt ra cho toàn dân, nhưng đối với người lao động nói chung và đối với công nhân nói riêng đặc biệt là lao động nữ thì Đảng và Nhà nước cũng có sự quan tâm đặc biệt. Trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta đã khẳng định: “Chăm lo, cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm vệ sinh an toàn lao động” là một trong những vấn đề xã hội giải quyết. Đồng thời trong văn kiện cũng đề ra nhiệm vụ “kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế- xã hội với bảo vệ cải thiện môi trường theo hướng phát triển bền vững, tiến tới bảo đảm cho mọi người dân đều được sống trong môi trường có chất lượng tốt về không khí, đất, nước, cảnh quan và các nhân tố tự nhiên khác đạt chuẩn mực tối thiểu do Nhà nước quy định”. Do vậy, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề sức khoẻ và môi trường làm việc của công nhân đặc biệt là công nhân nữ. Qua việc khảo sát và phân tích thực trạng điều kiện làm việc và ảnh hưởng của nó đối với sức khoẻ của nữ công nhân ngành chế biến thuỷ sản, tác giả rút ra một số kết luận sau đây: Có thể nói rằng với điều kiện lao động phân tích ở trên, thì những công nhân trực tiếp chế biến thuỷ sản thường mắc bệnh nghề nghiệp cao hơn công nhân lao động ở các công đoạn khác thuộc phân xưởng chế biến - Bệnh tim mạch, bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh giãn tĩnh mạch, viêm mũi đã xuất hiện ở công nhân chế biến thuỷ sản, đây là các biểu hiện tác hại của nghề nghiệp trong ngành chế biến thuỷ sản.Tuy nhiên chưa có sự khác biệt rõ so với CN-LĐ ở các ngành khác. - Bệnh đường hô hấp như viêm phế quản mạn tính, bệnh sạm da nghề nghiệp là những bệnh xuất hiện phổ biến trong công nhân chế biến thuỷ sản đông lạnh, các số liệu khảo sát của đề tài cũng cho thấy rõ sự khác biệt đó. Những bệnh này đã được đưa vào danh mục các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm, trong đó công nhân chế biến thuỷ sản đông lạnh sẽ thuộc diện này. - Bệnh ngoài da của công nhân chế biến thuỷ sản đông lạnh rất phổ biến và số người mắc bệnh này cao gấp 6,87 lần nhóm lao động khác. Các bệnh có tính chất đặc trưng nghề nghiệp của công nhân chế biến thuỷ sản như viêm da đầu chi, loét kẽ, ngón, bàn tay chân, cước đầu chi, viêm quanh móng, nấm móng cao gấp 25,4 lần nhóm không trực tiếp làm công việc chế biến thuỷ sản. Điều đó chứng tỏ ảnh hưởng tác hại của điều kiện môi trường lao động đến sức khoẻ, bệnh tật của công nhân chế biến thuỷ sản là rõ rệt và có tính đặc trưng nghề nghiệp. Dựa vào những số liệu đã khảo sát, các kết quả nghiên cứu trên có thể làm căn cứ đề nghị nhà nước bổ sung " Bệnh viêm da, loét da kẽ, bàn, ngón tay chân, viêm quanh móng, nấm móng " của công nhân chế biến thuỷ sản vào danh mục các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở Việt Nam. Giải pháp Kết quả điều tra cho thấy tác động tiêu cực của điều kiện lao động tới sức khoẻ của nữ công nhân ngành chế biến thuỷ sản. Việc cải thiện môi trường lao động là cần thiết có ý nghĩa không nhỏ trong việc quan tâm và bảo vệ sức khoẻ người lao động. Công việc này đòi hỏi sự quan tâm của các cấp, các ngành cũng như bản thân người công nhân trong việc cải thiện cũng như tự phòng hộ cho chính sức khoẻ của bản thân. Công ty cần tăng cường kiểm tra khám sức khoẻ cho công nhân thay vì 1 năm 2 lần có thể tiến hành 3 lần trong một năm. Để giảm nồng độ ô nhiễm khí CL2 trong khu vực sản xuất cần phải: Lắp đặt hệ thống thông gió, hút hơi khhí độc phù hợp. Thiết kế chỗ làm vệ sinh dụng cụ riêng biệt có tường che chắn và máy hút hơi, không khí. Nghiên cứu thay thế dung dịch sát trùng chlorine bằng dung dịch khác ít độc hơn. Để giảm độ ẩm không khí vùng làm việc: có thể nghiên cứu phương pháp xử lý khô thay thế phương pháp xử lý ướt. Để giảm ô nhiễm, tiếng ồn gây bệnh điếc nghề nghiệp: cần đưa các máy gây ra tiếng ồn (máy xay đá cây, máy nén khí làm lạnh,...) ra khỏi khu vực sản xuất (khu riêng biệt). Tăng cường ánh sáng cho khu chế biến đặc biệt là khu phân cỡ, khu vận hành máy lạnh. Thực hiện nghiêm túc, hợp lý chế độ thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, bồi dưỡng độc hại, nặng nhọc, phụ cấp, trợ cấp, chế độ nghỉ phép năm, thời gian nghỉ thai sản,... Trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân theo từng công việc cụ thể. Bố trí cán bộ y tế có chuyên môn hàng năm có kế hoạch khám sức khoẻ định kỳ và phân loại sức khoẻ, dự trù kinh phí, thuốc chữa bệnh,.... Khuyến nghị Cải thiện điều kiện lao động cho nữ công nhân lao động đang là vấn đề nóng bỏng trong giai đoạn hiện nay. Cải thiện điều kiện lao động, thực hiện công tác vệ sinh an toàn lao động nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường lao động để đảm bảo sức khoẻ của nữ công nhân là trách nhiệm, nghĩa vụ của các ngành, các cấp, của mỗi cá nhân và của toàn xã hội. A. Đối với Nhà nước: 1. Bộ Thuỷ sản cùng với các danh nghiệp cần có chính sách quy hoạch và phát triển nuôi trồng thuỷ sản để có thể chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào, giảm bớt gánh nặng lao động cho công nhân chế biến thuỷ sản về chế độ làm việc cũng như chế độ nghỉ ngơi hợp lý. 2. Do lao động mang tính thủ công nên trình độ chuyên môn kỹ thuật của công nhân chế biến rất thấp nhất là lao động nữ (gần 70% không có trình dộ chuyên môn kỹ thuật). Để tăng năng suất lao động cũng như giảm thời gian làm việc trong ca, Bộ Thuỷ sản cần có chiến lược quy hoạch và phát triển nguồn nhân lực cho ngành Thuỷ sản nói chung và chế biến đông lạnh nói riêng. 3. Ngành Thuỷ sản phối hợp với các cơ quan chức năng nghiên cứu để xác định lao động chế biến thuỷ sản đông lạnh là dạng lao động đặc thù, trên cơ sở đó xây dựng một số chế độ chính sách phù hợp cho người lao động làm việc trong lĩnh vực này như chính sách tuyển dụng, chính sách tiền lương, lao động việc làm, bảo hiểm xã hội, chế độ nghỉ hưu... đặc biệt là chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi hợp lý nhằm cải thiện sức khoẻ, phục hồi khả năng lao động cho người lao động. 4. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và AT - VSLĐ tại các doanh nghiệp và các chế độ chính sách liên quan, nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động và đáp ứng nhu cầu tiêu chuẩn AT - VSLĐ của đơn vị xuất khẩu thuỷ sản. 5. Làm thủ tục đề nghị Nhà nước và cơ quan có liên quan: - Căn cứ vào kết quản đề tài làm thủ tục đề nghị Nhà nước bổ sung “Bệnh loét da bàn tay, kẽ ngón tay chân của công nhân chế biến thủy sản vào danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm Việt nam”. - Công nhân chế biến thuỷ sản đông lạnh mắc các bệnh viêm phế quản mãn tính, sạm da nghề nghiệp cũng được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở Việt Nam. 6. Bộ Thuỷ sản đề nghị nhà nước cấp kinh phí xây dựng bệnh xá hoặc trung tâm điều dưỡng, điều trị bệnh nghề nghiệp cho công nhân lao động ngành thuỷ sản. 7. Kinh phí BHXH để lại cho cơ sở để dưỡng sức cần tăng cường cho các đơn vị chế biến đông lạnh (ít nhất gấp đôi so với đơn vị hành chính sự nghiệp). B- Đối với Ban giám đốc Công ty - Thường xuyên quan tâm và coi trọng cải thiện điều kiện lao động cho công nhân có biện pháp chống bệnh nghề nghiệp, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra an toàn lao động, bảo vệ sức khoẻ. - Chăm lo cải thiện điều kiện, sức khoẻ công nhân nhất là những công nhân làm việc trong việc trong môi trường độc hại. - Giáo dục tuyên truyền hơn nữa cho công nhân về công tác an toàn vệ sinh lao động vì chính sức khoẻ của họ và gia đình họ. - Mạng lưới y tế của Công ty cần phải trang bị đầy đủ các kiến thức chuyên môn, cơ sở vật chất thuốc men có tác dụng cao đối với ngành độc hại, xử lý kịp thời các loại bệnh nghề nghiệp mà công nhân mắc phải đặc biệt là công nhân có thâm niên trong nghề nghiệp cao, công ty nên có chính sách bồi dưỡng hơn so với những độ tuổi khác. C- Đối với bản thân công nhân Cố gắng tự bảo vệ sức khoẻ cho chính bản thân mình bằng cách thường xuyên khám sức khoẻ định kỳ, thực hiện đầy đủ các quy định về sử dụng bảo hộ lao động và trang bị thêm những thiết bị nào còn thiếu. Nâng cao hơn nữa trình độ văn hoá cũng như sự hiểu biết tác dụng của bảo hộ lao động để có thể đề xuất những kiến nghị của mình lên tổ chức công đoàn. Có thể đó là những biện pháp trước mắt để hạn chế ảnh hưởng của điều kiện lao động tới sức khoẻ của công nhân. Lời cảm ơn 1 Phần mở đầu 2 1 Tính cấp thiết của đề tài 2 2. ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3 2.1 ý nghĩa khoa học 3 2.2 ý nghĩa thực tiễn 4 2.3 Mục đích nghiên cứu 5 3. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. 5 3.1 Đối tượng nghiên cứu 5 3.2 Khách thể nghiên cứu 6 3.3 Phạm vi nghiên cứu 6 4. Phương pháp nghiên cứu 6 4.1 Phương pháp luận 6 4.2 Xã hội học lao động 7 4.3 Những phương pháp nghiên cứu xã hội học được sử dụng cho khoá luận tốt nghiệp. 8 5. Giả thuyết nghiên cứu 8 6. Khung lý thuyết 9 Phần II: Nội dung chính 10 Chương I: cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 10 1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 10 1.2 Những khái niệm công cụ 14 1.2.1 Khái niệm điều kiện lao động 14 1.2.2 Môi trường lao động 15 1.2.3 Khái niệm sức khoẻ 15 1.2.4 Khái niệm bệnh nghề nghiệp 16 1.2.5 Khái niệm công nhân và nữ công nhân. 17 2. Các lý thuyết liên quan 17 2.1 Quan điểm Mác- xít về sức khoẻ 17 2.2 Lý thuyết phát triển bền vững 18 2.3 Lý thuyết quản lý xã hội của Mayo 19 Chương II: kết quả nghiên cứu, những giải pháp 20 và khuyến nghị 20 2. kết quả nghiên cứu 20 2.1 Vài nét sơ qua về ngành thuỷ sản. 20 2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh ngành chế biến thuỷ sản 21 2.3 Điều kiện lao động sản xuất của ngành chế biến thuỷ sản 22 2.3.1 Môi trường lao động 22 2.3.2 Môi trường xã hội 31 2.3.3 Thiết bị bảo hộ lao động 33 2.3.3 Chế độ chính sách dành cho công nhân tại công ty. 34 2.3. ảnh hưởng của điều kiện lao động tới sức khoẻ nữ công nhân. 38 2.3.1 Tình hình sức khoẻ của công nhân 38 Kết luận- Giải pháp- khuyến nghị 49 1. Kết luận 49 2- Giải pháp 50 3- Khuyến nghị 52 A. Đối với Nhà nước: 52 B- Đối với Ban giám đốc Công ty 53 C- Đối với bản thân công nhân 54

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33837.doc
Tài liệu liên quan