Sau 7 năm vận hành, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt được những thành tựu không nhỏ, lượng vốn thu hút vào thị trường ngày một lớn. Thị trường chứng khoán ngày càng chiếm một vị trí quan trọng đối với ngành tài chính nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Tuy nhiên, sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam có thể nói là còn rất sơ khai nếu chúng ta so sánh với các thị trường chứng khoán nước ngoài có lịch sử rất lâu đời. Vì vậy, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng có những đặc điểm của một thị trường chứng khoán mới nồi. Và để thị trường ngày càng phát triển hoàn thiện hơn, việc hoàn thiện pháp lý, bộ máy hoạt động cũng như nâng cao kiến thức là rất quan trọng.
Trong chuyên đề của mình em đã trình bày các phấn đề liên quan đến phân tích kỹ thuật, một phương pháp phân tích có thể coi là khá mới ở Việt Nam. Những kiến thức nền tảng cũng như việc ứng dụng phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán đều được trình bày trong chuyên đề.
Việc nắm bắt và sử dụng thành thạo phân tích kỹ thuật, cũng như việc kết hợp với phân tích cơ bản và thông tin có thể đem lại những kết quả tốt cho hoạt động đầu tư.
100 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1328 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Áp dụng phân tích kỹ thuật trong phân tích và đầu tư chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ếu với những khoản lỗ của nó, thể hiện bằng giá trị từ 0 đến 100. Nó dùng 1 thông số đơn giản là số kỳ để tính toán. Trong cuốn sách của mình, Wilder khuyên nên dùng 14 kỳ.
Tên đầy đủ của RSI thực sự là không được may mắn cho lắm khi nó dễ dàng bị nhầm lẫn với các mẫu phân tích sức mạnh tương đối khác như biểu đồ’sức mạnh tương đối’ của J.M và xếp hạng ‘sức mạnh tương đối” của IBD. Hầu hết các dạng phân tích sức mạnh tương đối khác đều dùng hơn 1 cổ phiếu để phân tích. RSI ngược lại, như 1 công cụ chỉ thị thực sự, chỉ cần 1 cổ phiếu để tính toán. Để tránh nhầm lẫn, nhiều người tránh gọi tên đầy đủ của RSI mà chỉ gọi là phép tính RSI
Để đơn giản hoá công thức, chỉ tiêu RSI được tính toán với các thành phần cơ bản như : Lãi bình quân, lỗ bình quân, RS đầu tiên và RS ‘smooth’ dùng cho các kỳ tiếp theo
Với chỉ tiêu RSI tính trong 14 kỳ, lãi bình quân = tổng lãi/14.Kể cả chỉ có 5 kỳ lãi thì lãi bình quân vẫn bằng tổng lãi của 5 kỳ này chia cho tổng số kỳ để tính toán( mà ở đây là 14). Lỗ bình quân tính tương tự
RS kỳ đầu tiên= Lãi bình quân/Lỗ bình quân.
RS smooth dùng lãi bình quân và lỗ bình quân của các kỳ trước
Dòng 14 và 15 được tính như sau:
Chú ý rằng lãi, lỗ bq không phải là lãi lô bq thực sự vì thay vì chia bình quân cho số kỳ lãi lỗ thì nó lại luôn chia cho số kỳ dùng để tính toán (VD 14 trong TH này)
(Khi lãi bình quân >lỗ bình quân, RSI tăng vì RS>1. ngược lại, lãi bình quân < lỗ bình quân RSI giảm vì RS<1. Phần cuối của công thức đảm bảo RSI chỉ nhận giá trị từ 0 dến 100.
Chú ý:Mặc định khi lỗ bình quân = 0, RSI = 100.
( Càng nhiều dữ liệu dược dùng thì RSI càng chính xác. Các nhân tố ‘smooth’ cho các tính toán ở các kỳ tiếp theo, về mặt lý thuyết phải bao gồm tất cả các giá trị đóng cửa của bộ số liệu được dùng. Nếu bắt đầu phép tính RSI ở giữa của 1 bộ số liệu thì sẽ chỉ ước lượng gần đúng giá trị RSI.
Cánh sử dụng
Wilder khuyên nên sử dụng mốc 70 và 30 lần lượt cho mức mua vào nhiều và bán ra nhiều. Nhìn chung, nếu RSI tăng trên 30 nó được xem như là dấu hiệu tăng giá cố phiếu đáng kể cho cổ phiếu quan trọng. Ngược lại, nếu giảm xuống dưới 70, đó là dấu hiệu xấu. Một vài nhà đầu tư xác định xu thế dài hạn. Nếu xu thế dài hạn là tăng giá cổ phiếu thì các điểm đầu vào tiềm năng sẽ là mức bán nhiêu
Sự phân kỳ
Các tín hiệu mau và bán cũng có thể được chỉ ra nhờ sự chuyển hướng tích cực hay tiêu cực giữa RSI và giá cổ phiếu. VD, xét 1 cổ phiếu tụt giá trong khi RSI của nó lại tăng từ 1 mức thâp, vd là 15 lên 55 chẳng hạn. Phụ thuộc vào RSI của cổ phiếu biến động ntn mà cố phiểu thường trở về hướng ban đầu ngay sau khi khi có sự chuyển hướng này. Như trong ví dụ trên, sự chuyển hướng xảy ra sau điểm mua vào nhiều hợac bán ra nhiều thường sẽ cho những tín hiệu đáng tin cậy hơn. (Đoạn này nó viết đến ngu, chả rõ gì cả)
Sự cắt nhau với đường trung tâm
(Đường trung tâm cho chỉ tiêu RSI là đường=50. Các điểm ở trên hay dưới có thẻ đưa ra thông tin về trạng thái tốt hay xấu. Nhìn chung 1 điểm vượt trên 50 cho thấy lãi bình quân cao hơn lỗ bình quân và ngược lại. Một vài nhà đầu tư dựa vào điều này để nhận định rằng vượt trên 50 thì là tín hiệu của tăng giá cổ phiếu và ngược lại.
Ví dụ
1.8.5. StochRSI
Giới thiệu
Được phát triển bởi Tushard Chande và Stanley Kroll, StochRSI là “dao động” đo mức độ của RSI tương ứng với phạm vi của nó, qua một tập hợp thời gian. Sử dụng RSI như là cơ sở và áp dụng cho nó công thức đằng sau Stochastics. Kết quả là “dao động” thay đổi trong khoảng giữa 0 và 1
Trong cuốn sách năm 1994 “The New technical trader” Chande và Kroll giải thích rằng RSI đôi khi trao đổi giữa 80 và 20 cho giai đoạn mở rộng không đạt đến điểm mua vượt quá và bán chạy. Người kinh doanh mong đợi một cổ phần dựa trên số ghi “mua quá nhiều” và “bán quá nhiều” trong RSI có thể tìm thấy chính nó tiếp tục đứng ngoài. Để tăng độ nhậy và cung cấp một phương thức cho xác định điểm “mua quá nhiều” và điểm “bán quá nhiều” trong RSI, Chande và Kroll phát triển StochRSI.
Được phát triển bởi Welles Wilder, RSI là một dao động đẩy nó so sánh lượng thu được với lượng bị mất qua một khoảng thời gian. Được phát triển bởi George Lane, Stochastics là một dao động đẩy nó so sánh mức đóng cửa với mức cao/thấp trong dãy qua một giai đoạn cho trước.Cách tính như sau:
.
Từ công thúc ở trên, có thể thấy rằng StochRSI là công thức Stochastics áp dụng cho RSI, bởi thế, nó là một “máy tạo dao động” của RSI. StochRSI đo giá trị của RSI tương ứng với mức cao/thấp của nó qua một số giai đoạn. Khi RSI đạt được điểm thấp mới trong giai đoạn thì StochRSI sẽ là 0. Khi RSI đạt được mức cao mới trong giai đoạn, StochRSI sẽ đạt 100. Số ghi 20 có nghĩa là RSI hiện thời là 20% trên mức thấp nhất của giai đoạn, hay 80% dưới mức cao nhất . Số ghi 80 có nghĩa là RSI hiện tại 80% trên mức thấp nhất hay 20% dưới mức cao nhất.
Dấu hiệu
Điểm “mua quá nhiều” và điểm “bán quá nhiều” cắt nhau: nếu khuynh hướng đi lên được xác nhận chứng khoán cơ sở, sau đó dấu hiệu mua sẽ được sinh ra khi StochRSI đưa lên từ điểm“bán quá nhiều” dưới 20) đến hơn 20. Ngược lại, nếu xu hướng đi xuống được xác định ,sau đó dấu hiệu bán sẽ phát ra khi StochRSI giảm từ điểm “mua quá nhiều” (trên 80) xuống dưới 80.
Đường tâm giao nhau: một số nhà kinh doanh tìm kiếm sự dịch chuyển trên hay dưới 50 (đường tâm) để xác nhận dấu hiệu và giảm sự thất bại. sự dịch chuyển từ “bán quá nhiều” đến hơn 50 sẽ tạo thành một tín hiệu mua và sẽ duy trì ở điểm đó đến khi giảm dưới 50. Trái lại, sự dịch chuyển từ “mua quá nhiều” xuống dưới 50 sẽ đóng vai trò như một tín hiệu bán và sẽ duy trì đến khi sự phục hồi trên 50
Sự phân kỳ tích cực và tiêu cực: phân kỳ tích cực theo sau bởi sự xác nhận tăng trên 20 có thể tạo thành tín hiệu mua và phân kỳ tiêu cực theo sau bởi sự giảm dưới 80 có thể dẫn đến tín hiệu bán.
Thất bại: Chande và Kroll cũng chú ý rằng dịch chuyển lại đường Trigger cũ sẽ đưa ra dấu hiệu thất bại. Sự tăng trở lại trên 80 sẽ chỉ ra một dấu hiệu thất bại và người kinh doanh sẽ được khuyên là đóng vị trí đó.
Xu hướng mạnh: với nhiều “dao động” StochRSI có thể trở thành “mua quá nhiều” hay “bán quá nhiều” và duy trì ở đó trong quãng kéo dài. Sự dịch chuyển trên 80 ngụ ý “overbought” nhưng nó cũng có thể chỉ ra xu hướng mạnh lên và duy trì trên 80 trong một giai đoạn dài ra. Ngược lại, sự dịch chuyển nhanh dưới 20 sẽ chỉ ra sự bắt đầu của xu hướng giảm. Sự dịch chuyển đến 1 được cho là rất mạnh và dịch chuyển đến 0 là rất yếu.
Ví dụ
1.8.6. TRIX
Giới thiệu.
TRIX là một chỉ số đẩy nó thể hiện phần trăm tốc độ thay đổi của mũ 3 sự dịch chuyển trung bình của giá đóng cửa. Nó được phát triên vào những năm 80 bởi Jack Hutson- biên tập cho tờ tạp chí ”Technical analysis of stocks and commodities”. Dao động xung quanh đường ”zero”,TRIX được thiết kế để lọc ra sự dich chuyển cổ phiếu mà nó không quan trọn tới xu hướng lớn hơn của cổ phiếu. Người sử dụng chọn số lượng giai đoạn( chẳng hạn 15) để tạo ra sự dịch chuyển trung bình và những vòng đó thì ngắn hơn so với những giai đoạn được lọc ra.
TRIX là chỉ số dẫn đầu và có thể sử dụng để lường trước bước ngoặt trong xu hướng qua sự phân kỳ của nó với giá của cổ phiếu. Tương tự như vậy, đó là bình thường để vẽ biểu đồ sự dịch chuyển trung bình với giai đoạn nhỏ hơn (chẳng hạn 9) và sử dụng nó như” đường dấu hiệu” để đoán trước nơi nào TRIX dẫn đầu, đường TRIX cắt “đường dấu hiệu” của nó cũng có thể được sử dụng như tín hiệu mua/bán.
Cách tính
Để tính TRIX, đầu tiên bạn fai chọn giai đoạn để tạo số mũ dịch chuyển trung bình của giá đóng cửa. Khoảng 15 ngày:
Tính đường trung bình động hàm số mũ 15 ngày của giá đóng cửa
Tính đường trung bình động hàm số mũ 15 ngày của đường trung bình động tính ở bước 1
Tính đường trung bình động hàm số mũ 15 ngày của đường trung bình động tính ở bước 2.
Cuối cùng, tính phần trăm 1 ngày thay đổi của đường trung bình động, tính được ở bước 3.
Cách sử dụng
Từ khi TRIX đo tốc độ thay đổi của giá đóng cửa, giá trị tích cực của TRIX là giải thích sự tăng ổn định trong giá đóng cửa của cổ phiếu. TRIX dương là do gần giống với xu hướng giá cùng chiều, cho phép chỉ số đóng vai trò như là tín hiệu mua bất cứ khi nào nó vượt qua đường”zero”.Tương tự, qua dưới đướng”zero” cho là giá có xu hướng đóng tại cuối mỗi giai đoạn, nơi có thể là tín hiệu bán.
Đường tín hiệu nói đến sớm hơn cũng là chỉ số mua/bán có ích. Đường dấu hiệu ngắn đi, sự vượt qua trên được coi là giá cổ phiếu gần đây đang dồn lại nhiều hơn. Tín hiệu mua đươc gây ra khi TRIX vượt qua đường dấu hiệu của nó và tín hiệu bán được gây ra khi TRIX qua dưới đường tín hiệu cua nó. Phương thức này có thể phát ra dấu hiệu sai trong từ 1 bên sự dịch chuyển giá, cho nên nó hoạt động tốt nhất khi giá đang có xu hứơng, bởi thế khi dùng TRIX nên dùng song song với chỉ số khác để đảm bảo tính chắc chắn.
Ví dụ
1.8.7. Ultimate Oscillator
Giới thiệu
Được phát triển bởi Larry W và đầu tiên được miêu tả trong bài báo năm 1985 trên tạp chí”Technical analysis of stock and commodities “. “Ultimate Oscillator” bao gồm hoạt động giá cổ phiếu trong 3 khung khác nhau vào 1 giới hạn dao động. Khung giá trị từ 0 đến 100 với 50 là đường tâm. Bán quá nhiều tồn tại dưới 30 và mua quá nhiều kéo dài từ 70 đến 100.
3 lần khung được sử dụng bởi Ultimate Oscillator và có thể chỉ rõ bằng người sử dụng. giá trị tiêu biểu của 7 phiên, 14 phiên, và 28 phiên được sử dụng. chú ý răng những phiên này đều chồng chéo, nghĩa là hành động của khung thời gian ngắn nhất là bao gồm trong sự tính toán 3 lần và nó có phóng đại ảnh hưởng đến kết quả.
Cách tính
Tính Today's "True Low (TL)". TL = the lower of today's low or yesterday's close.
Tính Today's "Buying Pressure (BP)". BP = Today's close - Today's TL.
Tính Today's "True Range (TR)". TR = the higher of 1.) Today's High - Today's Low; 2.) Today's High - Yesterday's Close; 3.) Yesterday's Close - Today's Low.
Tính BPSum1, BPSum2, and BPSum3
Tính TRSum1, TRSum2, and TRSum3
The Raw Ultimate Oscillator (RawUO) is equal to:
4 * (BPSum1 / TRSum1) + 2 * (BPSum2 / TRSum2) + (BPSum3 / TRSum3)
The Final Ultimate Oscillator is equal to:
( RawUO / (4 + 2 + 1) ) * 100
Cách sử dụng
UO có thể được sử dụng trong ngày, hàng ngày, hàng tuần, hay tháng dữ liệu. khung thời gian và số phiên có thể thay đổi tùy theo mong muốn sự nhậy và tính cách của từng cổ phiếu.
Quan trọng là nhớ rằng mua quá nhiều ko cần thiết hàm ý thời gian để bán và bán quá nhiều ko cần hàm ý thời gian để mua. Một cổ phiêu có thể trong xu hướng giảm trở thành bán quá nhiều và duy trì bán quá nhiều khi mức giá tiếp tục giảm đi. Một khi cổ phiếu trở thành mua quá nhiều hay bán quá nhiều người kinh doanh nên đợi cho tín hiệu rằng giá đảo lộn xảy ra. Một phương thức có thể phải chờ cho sự dao động vượt qua hay xuống 50 để chắc chắn. Sự xác nhận hoán vị giá có thể cũng hoàn thành bởi sử dụng dao động khác.
Ví dụ
1.8.8. Close location value:
Khái niệm:
Close location value là một trong những cách để nhận định về mối tương quan giữa giá rị cao và thấp trong cùng một thời điểm. Như vây, khái niệm này tập trung nhấn mạnh vào sự bảo toàn xu hướng dao động của giá cả.
Công thức:
Close location value được tính như sau:
CLV=((close location value – thấp) – ( cao – tương đối)/(cao – thấp)
Khái niệm này dùng để xác định close location value so sánh với giá trị cao và thấp. Close location value dao động trong khoản –1 và 1. Close location value càng gần với giá trị cao, thì có càng gần với 1, lúc đó ta có thể nói đó là dấu hiệu của sự tăng giá trị cổ phần. Còn nếu nó càng gần với giá trị thấp, thì càng tiến gần –1, xu hướng này là dấu hiệu của xu hướng giảm.
Cách sử dụng:
Khi sự chếnh lệch giữa close location value và giá chứng khoán là dương (âm), ta nói đó là dấu hiệu của sự tăng giá trị cổ phần ( hoặc giảm)
Khi close location value dao động qua điểm 0, close location value dương nghĩa là tăng giá trị cổ phần và ngược lại.
1.8.9. Detrended Price Oscillator
Giới thiệu
DPO cố gắng loại trừ xu hướng trong giá. Giá Detrended cho phép bạn dễ dàng xác định chu kỳ và mức “mua quá nhiều và bán quá nhiều”
Giải thích
Chu kỳ dài hạn được hình thành qua một loạt các chu kỳ ngắn hạn. Phân tích những ngắn hạn này cấu thành chu kỳ dài hạn có thể giúp ích để xác định bước ngoặt lớn trong chu kỳ dài hạn hơn. DPO giúp chúng ta loại bỏ giá khỏi những chu kỳ dài hạn.
To calculate the DPO, you specify a time period. Cycles longer than this time period are removed from prices, leaving the shorter-term cycles.
Để tính DPO, bạn cần chỉ rõ kỳ nào, Chu kỳ dài hơn so với kỳ đó được loại bỏ giá, bỏ chu kỳ ngắn hạn.
Ví dụ
Biểu đồ dưới chỉ ra 20 ngày DPO của Ryder, Bạn có thể nhìn thấy dỉnh nhỏ trong DPO trùng với đỉnh nhỏ trong giá của Ryder, nhưng xu hướng giá dài hạn trong tháng 6 ko phản ánh trong DPO, bởi vì 20 ngày DPO lấy ra chu kỳ của hơn 20 ngày.
Cách tính
Để tính DPO, đầu tiên tạo trung bình động n kỳ ( n là số kỳ của trung bình động)
Rồi trừ đi trung bình động “(n/2)+1” ngày trc đó, từ giá đóng , kết quả chính là DPO
1.8.10. Stochastic Oscillator (Fast, Slow, and Full)
Giới thiệu
Được phát triển bởi Lane vào cuối thập niên 50, Stochastic Oscillator là chỉ số đẩy nó chỉ ra vị trí đóng hiện tại cân xứng với khoảng cao thấp qua một số kỳ nhất định. Mức đóng gần với vị trí đỉnh của dãy cho là sự tích lũy( áp lực mua) và những cái gần đáy của dãy chỉ ra sự phân phối (áp lực bán)
Cách tính
14 ngày %K( 14 kỳ SO) sẽ sử dụng giá đóng cửa gần nhất, điểm cao nhất High quá 14 ngày và điểm thấp nhất Low quá 14 ngày vừa qua. Số kỳ sẽ thay đổi theo độ nhậy và kiểu của tín hiệu mong muốn. Với RSI, 14 là con số phổ biến của kỳ để tính toán.
%K cho chúng ta biết điểm đóng(115.38) là trong một trong những nhóm đó thứ 57 của khoảng cao thấp, hay trên điểm giữa.Bởi vì %K là phần trăm hay tỷ lệ, nó sẽ dao động trong khoảng từ 0 đến 100. Sự dịch chuyển trung bình 3 ngày của %K thường được đặt kế bên đóng vai trò như một dấu hiệu hay đường “khởi sự” được gọi là %D
Stochastic Oscillator nhanh chậm và đầy đủ
Có 3 kiểu của Stochastic Oscillators :nhanh, chậm, và đầy. Stochastic đầy được bàn sau. Bây giờ, hãy nhìn vào Nhanh với Chậm. Như ở trên, SO nhanh được tạo thành bởi %K và % D, để tránh sự nhầm lẫn giữa 2 cái, ta sẽ sử dụng %K(nhanh) và %D(nhanh) để giải thích cái đc sử dụng trong SO nhanh, và %K(chậm) và %D(chậm) để giải thích cái được sử dụng trong SO chậm. Lực truyền đằng sau cả 2 SO là %K nhanh được sử dung trong công thức ở trên
Ví dụ như trong CSCO, SO nhanh đánh dấu trong hộp dưới chỗ giá. Đường đen dầy biểu hiên %K nhanh và đường đỏ mỏng biểu thị %D nhanh. Cùng dc gọi là đường Trigger, %D nhanh là phiên bản của %K nhanh. Một phương pháp san bằng số liệu là sử dụng sự dịch chuyển trung bình. Để dàn xếp %K nhanh và tạo %D nhanh, một sự dịch chuyển trung bình trong 3 kỳ được sử dụng cho %K nhanh. Chú ý rằng đường %K nhanh xuyên qua đường %D nhanh như thế nào trong tháng 5,6 và tháng 7. Để làm giảm bớt một vài thất bại và giải quyết %K nhanh , SO chậm được nghiên cứu.
SO chậm được đặt ở hộp dưới: đường đen dày biểu thị %K chậm và đường đỏ mỏng biểu thị %D chậm. Để tìm %K chậm trong SO chậm, SMA 3ngay dc áp dụng cho %K nhanh. SMA 3 ngày đó làm chậm hay san bằng số liệu tới dạng chậm hơn của %K nhanh. Cuộc kiểm tra đóng sẽ lộ ra rằng %D nhanh, đường đỏ mỏng trong SO nhanh, để xác định %K chậm, đường dày đen trong SO chậm, để hình thành đường Trigger hay %D trong SO chậm, SMA 3 ngày được áp dụng cho %K chậm.
SO đầy lấy 3 thông số, chỉ là ở dạng nhanh và chậm, thông số đầu tiên là số của kỳ sử dụng để tạo đường %K ban đầu và thông số cuối cùng là số kỳ sử dụng để tạo %D(đầy) đường tín hiệu. Cái mới là thồng số thêm vài, cái ở giữa. Đó là “nhân tố san bằng” cho đương %K ban đầu( nơi n bằng với thông số giữa)
SO đầy ưu thế hơn và linh hoạt hơn so với dạng Nhanh và Chậm của nó. Bạn có thể sử dụng để sao ra dạng khác. Ví dụ (14.3)nhanh Stochastic tương đương với 14,1,3 Stochastric đầy và (12,2) Stochastic chậm thì bằng với 12,3,2, của Stochaster đầy
Tóm tắt của %K and %D
%K (fast) = %K công thức được giới thiệu phía trên với x kỳ
%D (fast) = y-day SMA of %K (fast)
%K (slow) = 3-day SMA of %K (fast)
%D (slow) = y-day SMA of %K (slow)
%K (full) = y-day SMA of %K (fast)
%D (full) = z-day SMA of %K (full)
Cách sử dụng
Số ghi dưới 20 được cho là “oversold” và số ghi trên 80 được coi là “overbought”. Tuy nhiên, Lane ko tin rằng số ghi trên 80 là cần thiết làm giảm giá hay số ghi dưới 20 là làm tăng giá cổ phiếu. Một cổ phiếu có thể tiếp tục tăng sau SO đạt tới 80 và tiếp tục giảm sau khi SO xuống tới 20.Lane tin rằng một vài dấu hiệu khả quan xảy ra khi Oscillator dịch chuyển từ “overbought” trở lại dưới 80 và từ “oversold” trở lên trên 20.
Tín hiệu mua và bán có thể cùng đưa ra khi %K vượt lên hay xuống %D. Tuy nhiên, dấu hiệu cắt nhau quá thường xuyên dẫn đến nhiều thất bại
Một trong những dấu hiệu đáng tin cậy nhất là đợi cho sự phân kỳ từ mức“overbought” hay “oversold”. Một khi Oscillator đạt tới mức “overbought”, đợi cho sự phân kỳ tiêu cực và sau đó qua dưới 80. Nó thường yêu cầu gấp đôi đường võng dưới 80 và đường võng thứ hai dẫn đến tín hiệu bán. Với tín hiệu mua, đợi cho sự phân kỳ tích cực sau đó chỉ số xuống 20. Nó yêu cầu người kinh doanh ko quan tâm đến sự thụt giá thình lình đầu tiên trên 20. Sau dạng phân kỳ tích cực, sau điển phá vỡ thứ 2 trên 20 xác nhận sự phân kỳ và dấu hiệu mua được đưa ra.
1.8.11. Money Flow Index (MFI)
Giới thiệu
Chỉ số dòng chảy tiền (MFI) là một chỉ tiêu đẩy (a momentum indicator) tương tự với chỉ số sức mạnh tương đối ( Relative Strength Index – RSI) trong cả 2 cách: cách diễn giải và cách tính. Tuy nhiên, MFI là một chỉ tiêu nặng về khối lượng, do vậy đây là thước đo tốt về sức mạnh của dòng tiền vào – ra của một chứng khoán. Nó so sánh dòng chảy tiền dương (pos. money flow) và dòng chảy tiền âm (neg. money flow) để tạo ra một chỉ tiêu mà có thể được so sánh với giá nhằm xác định một xu hương là mạnh hay yếu. Giống như RSI, MSI được đo trong thang 0 – 100 và thường có kỳ là 14 ngày.
Công thức
Dòng chảy của tiền là sản phẩm của giá và khối lượng, nó chỉ ra lượng cầu của một chứng khoán và một mức giá nhất định. Dòng chảy tiền không giống như MFI mà nó là một thành phần để tính toán nó. Do vậy khi tính toán dòn chảy tiên, chúng ta cần tìm ra giá trung bình cho một thời kỳ. Do chúng ta hay nhìn và khoảng thời gian 14 ngày, chúng ta sẽ tính ra giá điển hình cho một ngày và dùng nó để tính ra trung bình 14 ngày.
Giá điển hình = ( Giá cao nhất + giá thấp nhất + giá đóng cửa)/3
Dòng chảy tiền= (Giá điển hình)*(Khối lượng)
MFI so sánh tỷ lệ của dòng chảy tiền dương và dòng chảy tiền âm. Nếu giá điển hình của ngày hôm nay lớn hơn ngày hôm qua, nó được coi là lượng tiền dương. Với bình quân 14 ngày, tổng của toàn bộ lượng tiền dương trong 14 ngày đó là dòng chảy tiền dương. MFI được dựa trên tỷ lệ của dòng chảy lượng tiền dương/ âm .
Tỷ lệ tiền = (dòng chảy tiền dương/ dòng chảy tiền âm)
Cuối cùng, MFI có thể được tính bằng cách sử dụng tỷ lệ này:
MFI = 100 – (100/(1+ Tỷ lệ tiền))
Càng it được sử dụng để tính toán MFI thì chỉ số này càng ít ổn định.
Sự dụng
MFI có thể được diễn giải như RSI bằng cách nó có thể báo hiệu những sự phân kỳ và tình trạng mua quá nhiều/ bán quá nhiều.
Sự trệch hướng
Sự trệch hướng dương hoặc âm giữa chứng khoán và MFI có thể sử dụng như là tín hiệu mua và bán, bởi vì chúng hay miêu tả sự đảo chiều sắp xảy ra của một xu hướng. Nếu như giá cổ phiếu đang giảm, nhưng dòng chảy tiền dương có xu hướng lớn hơn dòng chảy tiền âm, như vậy có nhiều cổ phiếu được trao đổi với giá tăng nhiều hơn là giá giảm. Nó gợi ý về một xu hướng giảm yếu mà có thể đe dọa làm đảo chiều bởi vì dòng chảy tiển đang đổ vào thị trường đang mạnh hơn lượng tiền chảy ra.
Ví dụ
Ví dụ PeopleSoft chỉ ra MFI là một chỉ số hữu ích của đỉnh và đáy của thị trường. tình trạng thặng bán ở tháng 9 và tháng 1 dẫn đến kq là sự đảo chiều của xu hướng lên, và tình trạng thặng bán vào tháng 3 dẫn đến sự đảo chiều của xu hướng giảm trước.
1.8.12. Positive Volume Index
Tổng quan
Chỉ số khối lượng dương tập trung vào những ngày mà khối lượng tăng so với ngày hôm trước. Giả thuyết là tâm lý đám đông đang chiếm vị trí vào những ngày khi mà khối lượng tăng.
Diễn giải
Sự diễn giải của PVI cho rằng vào những ngày khi mà khối lượng tăng, những nhà đầu tư không có thông tin đầy đủ và theo tâm lý đám đông. Một cách trái ngược, vào những ngày cùng với khối lượng giảm, lượng tiền thông minh đang lặng lẽ đổ vào. Do vậy, PVI diễn tả những đồng tiền không thông minh lắm đang làm gì. Ghi chú, tuy vậy PVI không phải là một chỉ số trái ngược. Mặc dù PVI đươc cho rằng miêu tả những đồng tiền không thông minh, nó vẫn có xu hướng cùng với xu hướng của giá.
Bảng dưới đây tóm tắt dữ liệu của PVI và NVI từ năm 1941 đến năm 1975….
Table 11
Indicator
Indicator Relative to One-Year Moving Average
Probability that Bull market is in Progress
Probability that Bear market is in Progress
NVI
Above
96%
4%
PVI
Above
79%
21%
NVI
Below
47%
53%
PVI
Below
33%
67%
Như các bạn có thể thấy, NVI xuất sắc trong việc nhận dạng thị trường mạnh(nghĩa là khi NVI ở phía trên trung bình động ) và PVI khá tốt trông việc nhận dạng thị trường mạnh ( khi mà PVI ở phía trên trung bình động) và thị trường yếu ( khi mà PVI ở phía dưới trung bình động)
Nếu khối lượng ngày hôm nay lớn hơn khối lượng ngày hôm qua:
Nếu khối lượng ngày hôm nay nhỏ hơn hoặc bằng khối lượng ngày hôm qua:
Do giá tăng thường là liên quan đến khối lượng tăng, xu hướng PVI thông thường là tăng.
1.8.13. Negative Volume Index
Tổng quan
Chỉ số khối lượng âm(NVI) tập trung vào những ngày mà khối lượng giảm so với ngày hôm trước. Giả thuyết rắng tiền thông minh đang chiếm vị trí khi khối lượng giảm.
Diễn giải
Diễn giải của NVI với điều kiện giả sử rằng khi khối lượng tăng, những nhà đầu tư theo phong trào và thiếu thông tin đầy rẫy trên thị trường. Một cách trái ngược, vào những ngày cùng với khối lượng giảm, lượng tiền thông minh đang lặng lẽ đổ vào thị trường. Do vậy, NVI đang diễn tả hành động của những đồng tiền thông minh.
Trong Logic thị trường chứng khoán, Norman Fosback chỉ ra rằng điểm lạ của thị trường mạnh là 95 trên 100 khi NVI tăng trên mức trung bình động năm. Những điểm lạ của thị trường mạnh là khoảng 50/50 khi mà NVI ở dưới mức trung bình năm. Do vậy, NVI hữu dụng như là một chỉ số của thị trường mạnh.
Cách tính
Nếu khối lượng ngày hôm nay ít hơn khối lượng ngày hôm qua
Nếu khối lượng ngày hôm nay nhiều hơn hoặc bằng khối lượng ngày hôm qua
Do giá giảm thường là liên quan đến khối lượng giảm, xu hướng NVI thông thường là giảm.
1.8.14. Average Directional Index (ADX)
Giới thiệu
J. Welles Wilder đã phát triển ADX để đánh giá sức mạnh của xu hướng hiện tại, lên hoặc xuống. Điều quan trọng là xác định liệu rằng thị trường đang có xu hướng hay chỉ là những khoản giao động giá bởi vì những chỉ số nhất định cho kết quả tốt hơn phụ thuộc và việc thị trường đang ở trạng thái nào..
ADX là sự giao động trong khoảng 0 và 100. Dù phạm vi từ 0 tới 100, nhưng chỉ số trên 60 là tương đối hiếm. Những chỉ số thấp hơn, dưới 20, thể hiện xu hướng yếu và chỉ số cao trên 40 thể hiện 1 xu hướng mạnh. Chỉ số không thể hiện xu hướng giá cổ phiếu tăng hay giảm mà chỉ đơn thuần là đô lường sức mạnh của xu hướng hiện tại. Chỉ số trên 40 thể hiện 1 xu hướng đi xuống và cũng có thể là đi lên mạnh mẽ.
ADX cũng được sử dụng để nhận ra những thay đổi tiềm tàng trong thị trường. Khi ADX bắt đầu mạnh lên từ mức 20, đó là dấu hiệu cho thấy phạm vi giao dịch đang kết thúc và 1 xu hướng đang mạnh lên.
Khi ADX bắt đầu giảm xuống dưới 40, đó là dấu hiệu cho thấy xu hướng hiện tại đang yếu dần và phạm vi giao dịch có thể sẽ tăng lên.
Positive/Negative Directional Indicators
ADX có nguồn gốc từ 2 chỉ số cũng được phát triển bởi Wilder, được gọi là Positive Directional Indicator (đôi khi được viết là +DI) và Negative Directional Indicator (-DI)
Khi chỉ số ADX được chọn, đồ thị thể hiện ADX, -DI, +DI. Với màu đỏ, trắng, xanh lá cây trên đồ thị, ADX là đường màu đen ít giao động hơn, +DI màu xanh và –DI màu đỏ. +DI thể hiện sự đi lên và –DI thể hiện sự đi xuống của các nhân tố qua 1 khoảng thời gian nhất định. Mặc định là 14 khoảng kỳ, nhưng người sử dụng được khuyến cáo là nên thay đổi theo nhu cầu riêng của cá nhân.
Trong mẫu cơ bản, dấu hiệu mua và bán có thể được tạo nên bởi sự giao nhau giữa +DI và –DI. Dấu hiệu mua xảy ra khi +DI di chuyển lên trên –DI và bán khi –DI di chuyển lên trên +DI. Phải thận trọng, mặc dù khi 1 chưng khoán trong phạm vi giao dịch, hệ thống này cũng có thể tạo ra rất nhiều dấu hiệu sai lầm. Như với phần lớn những chỉ số kĩ thuật, +DI/-DI nên được sử dụng cùng với các phân tích kĩ thuật khác.
ADX kết hợp +DI và –DI, và làm trơn dãy số liệu với đường trung bình động để đưa ra sự đo lường sức mạnh của xu hướng. Vì nó sử dụng cả +DI và –DI., ADX không thể hiện bất cứ hướng của xu hướng mà chỉ thể hiện độ lớn. Nói chung, khi chỉ số lên trên 40, nó ám chỉ 1 xu hướng mạnh và xuống dưới 20 để ám chỉ 1 xu hướng yếu. Ngược lại, ADX giảm từ trên 40 xuống có thể là dấu hiệu cho thấy xu hướng hiện tại đang yếu đi và phạm vi giao dịch đang tăng lên.
1.8.15. Average True Range (ATR)
Giới thiệu
Được phát triển bởi J. Welles và được giới thiệu trong cuốn sách của ông: New Concepts in Technical Trading Systems (1978), the Average True Range (ATR) chỉ số đo lường tính không ổn định của chứn khoán. Chỉ số không chỉ ra xu hướng hay thời gian của giá mà chỉ đơn giản là cấp độ của sự thay đổi và tính không ổn định của giá.
Như với phần lớn các chỉ số của ông, Wilder dùng ATR với hàng hóa và giá hàng ngày. Vào năm 1978, hàng hóa thường hay thay đổi hơn chứng khoán. Chúng đã và đang gặp phải những khoảng trống và những biến động có giới hạn trong các giao. Để phản ánh chính xác tính không ổn định của hàng hóa, Wilder tìm cách tính khoảng trống, các biến động có giới hạn và các khoảng cao thấp trong các phép tính của ông, Công thức tính sự không ổn định chỉ dựa trên the khoảng cao thấp không thể thể hiện được chính xác sự không ổn định được gây bởi khoảng trống và biến động có giới hạn..
Wilder bắt đầu với 1 khái niệm được gọi là True Range (TR) . được xác định dựa trên:
Các đỉnh hiện tại ít hơn đáy hiện tại.
Giá trị tuyệt đối của đỉnh hiện tại nhỏ hơn giá đóng của trước đó.
Giá trị tuyệt đối của đáy hiện tại nhỏ hơn giá đóng của trước đó.
Nếu high-low range hiện tại lớn, những thay đổi đó là: nó sẽ được dùng như là: True Range.. Nếu high-low range nhỏ, nó được coi là 1 trong 2 phương pháp được dùng để tính True Range. 2 điều có thể xảy ra cuối cùng khi giá đóng cửa trước đó lớn hơn đỉnh hiện tại (là dấu hiệu của khoảng trống đi xuống và biến động trong giới hạn) hoặc giá đóng cửa trước đó thấp hơn đáy hiện tại (là dấu hiệu của khoảng trống đi lên hoặc biến động trong giới hạn). Để chắc chắn các con số dều dương, giá trị tuyệt đối cần được áp dụng cho mọi trường hợp.
1. high/low range nhỏ được hình thành sau 1 khoảng trống đi lên. True Range được tìm bằng cách tính trị tuyệt đối cảu các giá trị khác nhau giữa đỉnh hiện tại và giá đóng cửa trước đó.
2 high/low range nhỏ được hình thành sau khoảng trống đi lên. True Range được tìm bằng cách tính giá trị tuyệt đối của các giá trị giữa đáy hiện tại và giá đóng cửa trước đớ
3. Cho dù giá đóng cửa hiện tại nằm trong high/low range trước , high/low range hiện tại khá nhỏ. Thực tế, nó nhỏ hơn giá trị tuyệt đối của các giá trị nằm giữa đỉnh hiện tại và giá đóng cửa trước đó, những giá trị được sử dụng để tính True Range.
Lưu ý: vì ATR thể hiện sự không ổn định như 1 mức độ tuyệt đối, cổ phiếu giá thấp sẽ có cấp độ ATR thấp hơn là các cổ phiếu giá cao. Ví dụ. 1 chứng khoán 10$ có mức độ ATR thấp hơn nhiều so với 1 chứng khoán 200$. Vì điều này, đọc ATR có thể rất khó để so sánh chéo các chúng khoán. Thậm chí đối với 1 chứng khoán đơn lẻ, sự giao động lớn của giá, chẳng hạn như giảm từ 70 xuống 20, có tạo ra sự khó khăn cho việc so sánh ATR trong dài hạn.
Sự tính toán
Nói chung, ATR được dựa trên 14 giai đoạn và có thể được tính hàng ngày, tuần, tháng, Ví dụ, ATR có thể được giựa trên dữ liệu hàng ngày. Giá trị True Range đầu tiên trong chuỗi đơn giản là đỉnh trừ đi đáy, và 14-day ATR đầu tiên là trung bình của các giá trị ATR hàng ngày trong suốt 14 ngày vừa qua. Sau đó, Wilder tìm cách xử lí bộ số liệu, bằng cách sáp nhập những giá trị ATR của giai đoạn trước. Giá trị của 14-day ATR thứ 2 và những tiếp sau đó sẽ được tính theo các bước sau:
Nhân giá trị của 14-day ATR trước đó với 13
Cộng thêm giá trị True Range của ngày gần đây nhất vào
Chia cho 14
1 vài bình luận:
Luôn có 1 sự khởi đầu, và nhũng phép tính đầu tiên có thể không chính xác theo công thức. Giá trị ô đầu tiên đơn giản là High trừ đi Low, và giá trị ATR đầu tiên là trung bình của 14 giá trị True Range đầu tiện
Nhiều chỉ số liên quan đến nhau trong quá trình tính toán. Chẳng hạn như giá trị ATR hiện tại sử dụng ATR trước đó.
Độ lớn của bộ dữ liệu ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.
1.8.16. Bollinger Bands
Giới thiệu
Được phát triển bởi John Bollinger, Bollinger Bands là chỉ số cho phép người sử dụng so sánh tính hay thay đổi và giá tương đối theo thời gian. Chỉ số bao gồm 3 dải được tạo nên bởi giá hoạt động của chứng khoán
Một đường trung bình động giản đơn ở trung tâm.
Dải phía trên ( SMA cộng thêm 2 độ lệch chuẩn)
Dải phía dưới ( SMA trừ đi 2 độ lệch chuẩn)
Chênh lệch chuẩn là việc thống kê các dữ liệu đo lường để cung cấp sự đánh giá chính xác sự không ổn định của giá. Sử dụng chênh lệch chuẩn đảm bảo rằng các bands sẽ phản ứng nhanh chóng với sự thay đổi của giá và phản ánh thời gian cao và thấp của tính không ổn định. Sự tăng (giảm) đột ngột cuả giá, và do đó tính không ổn định sẽ dẫn đến sự mở rộng của các bands
Tính toán
Dải ở giữa là một đường trung bình động giản đơn. Dải bên trên được tính bằng đường trung bình động ở trung tâm cộng thêm 2 độ lệch chuẩn. Còn dải bên dưới được tính bằng đường trung bình động ở trung tâm trừ đi 2 độ lệch chuẩn..
Thiết lập
Giá đóng cửa phần lớn được sử dụng để tính Bollinger Bands. Các biến khác, bao gồm typical and weighted prices, cũng có thể được sử dụng.
Typical Price = (high + low + close)/3
Weighted Price = (high + low + close + close)/4
Độ dài của đường trung bình động và số độ lệch chuẩn có thể được điều chỉnh để phù hợp với mục đích cá nhân và đặc điểm của của chứng khoán.
Phương pháp thử và sai là 1 phương pháp để xác định độ dài của đường trung bình động thích hợp. Sự đánh giá trực quan cũng có thể được sử dụng để xác định số lượng các giai đoạn thích hợp. Bollinger Bands nên bao gồm phần lớn giá hoạt động, nhưng không phải là tất cả.
Sử dụng
Thêm vào việc xác định mức độ giá tương đối và tính không ổn định, Bollinger Bands có thể kết hợp với giá hoạt động và nhũng chỉ số khác để chỉ ra dấu hiệu và dự báo của nhũng thay đổi quan trọng.
Double bottom Buy: Dấu hiệu Double Bottom Buy được đưa ra khi giá chạm vào dải thấp hơn ở bên trên dải thấp hơn. Điều quan trọng là đáy thứ hai vẫn ở trên dải thấp hơn. Việc tăng giá cổ phiếu được xác nhận khi giá di chuyển lên trên dải trung tâm hoặc đường trung bình động
Double Top Sell: A dấu hiệu Double Top Sell xuất hiện khi đỉnh của giá cao hơn dải cao hơn và sau đó đỉnh phá vỡ và ở bên trên dải thấp hơn. Sự giảm giá của cổ phiếu được xác nhận khi các mức giá giảm xuống dưới đường trung tâm.
Sự thay đổi đột ngột của giá xảy ra sau khi dải thắt chặt lại và sự không ổn định là thấp. Nhiều chứng khoán qua giai đoạn mà tính không ổn định cao ngay sau giai đoạn tính khồng ổn định thấp. sử dụng Bollinger Bands, các khoảng thời gian có thể dễ dàng được xác định bằng sự đánh giá trực quan. Dải chặt thể hiện tính không ổn định thấp và dải rộng thể hiện tính không ổn định cao.
Tính không ổn định có thể là lựa chọn quan trọng cho sự thắt chặt dải trước khi có sự thay đổi lớn.
1.8.17. Bollinger Band Width
Giới thiệu
Bollinger Bands đo sự không ổn định bằng cách thay bằng các dải giao dịch xung quanh đường trung bình động. Các dải này được tạo nên bởi thêm bớt 2 độ lệch chuẩn từ đường trung bình động, nên với những thay đổi trung bình, giá trị của hai độ lệch chuẩn cũng thay đổi. Giá trị này là Bollinger Band Width, nó thể hiện sự mở rộng và thu hẹp của các band dựa trên những sự không ổn định gần đây.
Trong khoảng thời gian có sự tăng lên của tính không ổn định của giá, khoảng cách giữa 2 dải sẽ được mở rộng (BB Width sẽ tăng lên). Ngược lại, trong suốt thời gian mà giá của thị trường không ổn định, khoảng cách giữa 2 dải sẽ thu hẹp (BB Wildth sẽ giảm xuống).
Ở đây có xu hướng các dải có thể sẽ mở rộng hoặc thu hẹp lại. Các dải thường không ở quá xa nhau, điều này thường là dấu hiệu cho thấy xu hướng hiện tại có thể đang kết thúc. Khi khoảng cách giữa 2 dải quá hẹp, đó thường là dấu hiệu cho thấy thị trường có thể sắp khởi đầu 1 xu hướng mới..
1.8.18.Chaikin Money Flow (CMF)
Giới thiệu
Được phát triển bởi Marc Chaikin, the Chaikin Money Flow được tính toán từ những số liệu hàng ngày của Accumulation/Distribution Line. Tiền đề cơ bản đằng sau Accumulation/Distribution Line là: cấp độ của áp lực mua hoặc bán có thể được xác định bằng giá đóng cửa có liên quan tới High và Low đối với thời gian tương ứng(Closing Location Value). Có áp lực mua khi chúng khoán đóng ở nửa trên của khoảng thời gian và áp lực bán khi chứng khoán đóng ở nửa dưới của khoảng thời gian giao dịch.
Phương pháp luận
Biểu đồ CIENA (CIEN) nêu chi tiết sự tách ra của Accumulation/Distribution Values hàng ngày và chúng liên hệ thế nào với Chaikin Money Flow. Công thức cho Chaikin Money Flow là sự tích lũy của tất cả Accumulation/Distribution Values trong 21 giai đoạn được chia bởi tổng khối lượng tích lũy 21 thời kỳ
Nói chung, Chaikin Money Flow có chiều hướng tăng giá khi nó dương và giảm giá khi nó âm. Yếu tố tiếp theo để đánh giá là phạm vi, độ dài của thời gian Chaikin Money Flow vẫn âm hoặc dương. Thậm chí sự khác nhau không phải là 1 phần chiến lược dăng sau Chaikin Money Flow, mức tuyệt đối vaf hướng nói chung của sự giao động là rất quan trọng.
Accumulation Indications
Sự giao động của Chaikin Money Flow tạo ra dấu hiệu tăng giá bằng cách thể hiện rằng chứng khoán đang được tích tụ. Có nhữn nhan tố xác định liệu chúng khoán có đang tích lũy hay không. Chúng cũng xác định độ lớn của sự tích lũy.
1.Thứ nhất và nhân tố rõ ràng nhát là liệu giá trị Chaikin Money Flow có lớn hơn 0 không? Đó là dấu hiệu của áp lực mua và sự cộng dồn khi chỉ số dương.
2. Nhân tố thư 2 là khoảng thời gian của chỉ số, dao động cùng chiều trong bao lâu. Khi dao động vẫn ở trên đường zero, có nhiều bằng chứng hơn cho thấy chứng khoán đang tích tụ. Thời gian được kéo dài của tích tụ và áp lực mua là việc giá tăng, chúng chỉ rằng giá chứng khoán vẫn cùng chiều.
3. Nhân tố thứ 3 là độ lớn của dao động. Không chỉ dao động vẫn phải lớn hơn 0 mà nó cũng phải đang tăng và đạt đến 1 mức nhất định. Càng nhiều chỉ số dương, càng thể hiện rõ áp lực mua và sự tích tụ. Nếu chỉ số này trên10 là đảm bảo cho dấu hiệu của sự tăng giá. Nếu chỉ số lớn hơn 25 sẽ biểu thị cho 1 áp lực mua lớn. bạn nên cân nhắc các mức trước của chỉ số để chắc chắn.
Distribution Indications
Những giao động CMF cho thấy những dấu hiệu giảm giá thông qua chỉ báo về áp lực trong việc bán chứng chứng khoán. Cũng giống với dấu hiệu tăng giá, có 3 điểm được sử dụng để xác định khi nào chứng khoán có áp lực về cung và nhận ra nó như thế nào.
Thứ nhất và nhân tố rõ ràng nhất là khi nào giá trị Chaikin Money Flow âm. Chỉ báo âm thể hiện áp lực bán ra của chứng khoán đó.
Thứ hai dấu hiệu giảm giá là khoảng thời gian của chỉ báo âm. Dao động âm càng dài thì bằng chứng cho áp lực tiếp tục bán càng lớn. Độ dài của khoảng thời gian có thể được đo bằng tỷ lệ phần trăm thời gian mà chỉ báo ở dưới đường zero. Nếu CML âm khoảng từ 3 đến 4 tuần, thì áp lực bán là khoảng 75% khoảng thời gian.
Dấu hiệu thứ 3 về sự giảm giá là nhận ra áp lực bán. Nó có thể được xác định bằng mức giao động tuyệt đối. Khi chỉ báo dịch chuyển xuống dưới -0.1 áp lực bán bắng đầu đưa ra cảnh báo về dấu hiệu giảm giá. Marc Chaikin cho rằng khi chỉ báo nào dưới -0.25 là áp lực bán mạnh.
Kết luận chương 1
Như vậy sau khi tìm hiểu chương một chúng ta đã biết thêm được phần nào tổng quan về phân tích kỹ thuật, nắm được các lý thuyết, những giả định khái niệm, biết được các mô hình, chỉ báo thường được sử dụng trong phân tích kỹ thuật....... tất cả những điều này sẽ giúp ích cho chúng ta rất nhiều trong việc ứng dụng phân tích kỹ thuật vào phân tích và đầu tư cổ phiếu.
CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT ĐỂ PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN TRUNG TÂM GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HỒ CHÍ MINH
2.1. Phân tích cổ phiếu Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE)
REE là một trong những công ty đầu tiên niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, vì vậy dữ liệu về giá và khối lượng giao dịch quá khứ trong thời kỳ đầu phát triển cũng như thời kỳ hiện tại của thị trường chứng khoán Việt Nam là khá đầy đủ. Hơn nữa REE cũng là một công ty lớn vì vậy qua việc phân tích cổ phiếu REE ta cũng có thể thấy một phần nào sự biến đổi của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Sự biến động giá và khối lượng của cổ phiếu REE qua gần 7 năm vừa qua.
Biểu đồ 2.1.
Ở đây em thực hiện phân tích cổ phiếu REE từ tháng 11 năm 2005 đến hiện tại, tức là khi thị trường bắt đầu bước vào đợt tăng trưởng cao.
Giữa tháng 8 năm 2005 giá cổ phiếu REE có xu hướng tăng trong vòng vài tuần. Tuy nhiên đến giữa tháng 11 khi mà công ty công bố kết quả kinh doanh tháng 10, giá cổ phiếu đã chững lại và có giảm nhẹ đôi chút sau đó đi ngang. Lý do là bản báo cáo này chưa làm nhà đầu tư hài lòng. Tổng doanh thu lũy kế 10 tháng mới chỉ đạt hơn 66%.
Biểu đồ 2.2.
Bước vào thời điểm tháng 1 năm 2006 giá cổ phiếu REE bắt đầu tăng.
Thời điểm 23 – 1 – 2006 Đường MA 21 ngày cắt đường MA 50 ngày từ dưới lên và nằm dưới đường giá. Điều này có thể cho thấy một xu hướng tăng bắt đầu. Nhưng rõ ràng sự đặc điểm này trên đồ thị chưa khẳng định được xu hướng một cách chính xác.
Tuy nhiên hầu hết các chỉ báo đều cho thấy một xu hướng tăng là có thể xảy ra.
Biểu đồ 2.3.
Đường MACD cắt đường tín hiệu và đường zero từ dưới lên. Đường Momentum cắt đường 100 từ dưới lên. Tuy nhiên bên cạnh đó RSI lại vượt cắt và vượt lên trên đường 70. Điều này nói giá cổ phiếu REE đã quá nóng. Nhưng RSI là một chỉ số đo cường độ giao động. Nếu trong một thị trường có xu hướng hiệu quả của việc sử dụng đường này không hẳn là tốt nhất. Vì vậy RSI lớn hơn 70 chưa nói lên điều gì.
Hơn nữa trong tháng 1 báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006 của REE đã được công bố. Và so với năm 2005 lợi nhuận sau thuế của công ty đã tăng gấp 1,5 lần. Điều này tác động không nhỏ tới giá cổ phiếu của REE. Và kỳ vọng về một xu hướng giá tăng của REE trong vài tuần là có thể xảy ra.
Biểu đồ 2.4.
Sau khoảng thời gian giữa tháng 1 ta nhìn trên đồ thị thấy đường MA 21 ngày và MA 50 ngày càng tách xa nhau hơn nữa giá vẫn có xu hướng tăng, có thể nói một xu hướng đang tăng giá được hình thành. Điều này càng được củng cố khi ta nhìn vào khối lượng giao dịch của REE ở trong khoảng thời gian này. Khối lượng giao dịch khá lớn và giá tăng. Hơn nữa, trong quý một các thông tin về cổ phiếu REE đều tốt. Ngày 3 – 4 – 2006 REE thành lập công ty bất động sản, Báo cáo tài chính quý 1 công bố cho thấy mức kế hoạch năm 2006 hoàn toàn có thể hoàn thành. Một xu hướng tăng chắc chắn được hình thành.
Xu hướng tăng giá ở đây dự báo có thể là xu hướng tăng giá cấp 2, và trong xu hướng tăng giá cấp 2 này sự biến động giá hàng ngày vẫn diễn ra. Tuy nhiên với sự lựa chọn MA 21 ngày và MA 50 ngày dao động giá hằng ngày được loại bỏ.
Đến cuối tháng 4 đầu tháng 5, xu hướng tăng giá đã chấm dứt, thị trường có xu hướng đảo chiều.
Biểu đồ 2.5.
Trên hình vẽ ta có thể nhìn thấy những nét của hình mẫu ba đỉnh, hình mẫu có xu hướng ngược chiều. Giá có xu hướng tăng sau đó tạo thành các đỉnh và đi xuống. Đến lúc này đường MA 21 ngày đã cắt đường giá từ dưới lên, các chỉ báo khác cũng tương tự như vậy. Trong thời kỳ này thông tin về REE cũng rất tốt. Quý 2 công ty lãi hơn 34 tỷ, lũy kế 2 quý đã vượt kế hoạch cả năm. Ngày 7 – 7 – 2006 REE trúng thầu công trình xây dựng trung tâm truyền hình Việt Nam. Tuy nhiên với những thông tin rất tốt này giá của REE chỉ tăng được trong một vài phiên ngắn ngủi còn xu hướng chúng là vẫn giảm. Ở đây có lẽ làm giảm theo xu hướng chung của thị trường. Sau một thời gian tăng quá nóng, giá cổ phiếu giảm cũng có thể là hợp lý.
Biểu đồ 2.6.
Đến tháng 8, sau chu kỳ giảm, giá lại có xu hướng phục hồi. Trên hình vẽ ta có thể thấy hình mẫu đỉnh và hai vai ngược. Trước khi tạo thành vai thứ nhất giá có xu hướng giảm, sau khi hình thành vai thứ nhất và tiến tới hình thành đỉnh và vai thứ 2 giá lại bắt đầu tăng. Nếu chỉ dựa vào hình mẫu này ta có thể là thị trường đã đổi chiều, giá có xu hướng tăng trở lại.
Trong thời điểm này, tin tốt về REE được công bố rất nhiều. Các quỹ đầu tư nước ngoài tăng cường mua cổ phiếu này, báo cáo kết quả kinh doanh hàng tháng đều tốt, và thời điểm này sau 13 năm hoạt động vốn điều lệ của REE đã tăng 18 lần lên 282 tỷ, các ngành nghề được mở rộng. Cùng thời điểm này REE được phép phát hành thêm cổ phiếu. Ở thời điểm thị trường tăng nóng như vậy việc được phát hành thêm cổ phiếu chính là một yếu tố tác động mạnh tới cầu chứng khoán. Chính vì thế giá của cổ phiếu REE liên tục tăng và tạo những đỉnh mới, xu hướng tăng này đã được chứng minh sau đó.
Biểu đồ 2.7.
Mức hỗ trợ được hình thành ngày 1 – 8 – 2006 và mức kháng cự cũ kể từ năm 2005 trở
lại đã bị phá vỡ ( mức kháng cự cũ là 102000 đ/cp vào ngày 25 – 4 – 2006 ) vào ngày 22 – 11 – 2006 với giá đóng của là 103000 đ/cp
Một xu thế tăng mạnh hình thành
Biểu đồ 2.8.
Cùng với các thông tin tốt như báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006 có lãi trước thuế gấp đôi so với kế hoạch, trả cổ tức, góp vốn thành lập công ty mới, sức hút của thị trường chứng khoán đã tác động một phần lớn tới giá của cổ phiếu REE cũng như các cổ phiếu khác trong thời gian cuối năm 2006 đầu năm 2007.
Tuy nhiên đến tháng 3 năm 2007 giá cổ phiếu REE đã dần có xu hướng giảm.
Biểu đồ 2.9.
Thời điểm này hầu hết các cổ phiếu đều giảm, có lẽ sự giảm giá này của cổ phiếu REE là giảm theo thị trường chung. Sau đợt tăng quá nóng sự điều chỉnh lại giá cổ phiếu cũng không có gì là đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên sự giảm giá của cổ phiếu này cũng có một điểm khá kỳ lạ so với thông thường.
Đó là thời điểm công bố nghị quyết của đại hội cổ đông. Những điều được công bố là khá tốt, thời điểm đó cũng không có một thông tin xấu nào đối với cổ phiếu này. Tuy nhiên, sau khi thông tin được công bố, giá cổ phiếu REE vẫn giảm và mức giảm này là khá lớn. Nó trái ngược hẳn với thời kỳ thị trường nói chung và giá cổ phiếu REE tăng. Điều này cũng có thể giải thích bởi nhiều lý do.
Có thể là giá cổ phiếu thời điểm đó khá cao.
Có thể là thời điểm đó việc tăng vốn hay phát hành thêm không còn hấp dẫn nhà đầu tư nữa.
Có thể là do thời điểm tăng vốn là chưa được quyết định.
Hiện tại sau khi đã công bố ngày giao dịch không hưởng quyền, giá của cổ phiếu REE cũng chỉ nhích lên đôi chút.
Hy vọng trong thời gian tới giá của REE cũng như các cổ phiếu khác có được những phục hồi và có những sự tăng trưởng vững chắc.
2.2. Phân tích cổ phiếu Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (STB)
Sacombank có thể nói là một cổ phiếu xuất hiện muộn trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Lên sàn vào tháng 7 năm 2006, khá muộn so với các cổ phiếu khác như REE, SAM, hay GMD. Mặc dù lên sàn khá muộn nhưng ảnh hưởng của STB đến thị trường chứng khoán Việt Nam mà cụ thể là VN index là không nhỏ.
Ở đây em sẽ phân tích cổ phiếu STB từ khi lên sàn cho tới thời điểm hiện tại.
Biểu đồ 2.10.
Vừa chào sàn với giá 78000 đ/cp, dường như ngay sau đó giá cổ phiếu STB đi xuống liên tục. Thời điểm này có rất nhiều cách để lý giải cho việc đi xuống của giá STB, nhưng nguyên nhân chính có lẽ là việc phát hành cổ phiếu ra công chúng của STB không thu hút được quan tâm của nhà đầu tư, đem lại lợi ích quá ít đối với các cổ đông cũ. Có lẽ chính điều này đã khiến cho giá của STB giảm trong thời gian đầu. Hơn nữa thời kỳ này thị trường cũng đang có xu hướng xuống, đây có phải là một nguyên nhân chăng ?
Mặc dù sau đó phương án phát hành cổ phiếu ra công chúng đã có những thay đổi đáng kể, các thông tin tốt về STB cũng được công bố như STB là ngân hàng “Thực hiện xuất sắc thanh toán quốc tế với tỷ lệ đạt chuẩn cao năm 2005”, hay báo cáo tài chính quý 2 năm 2006 đều tốt nhưng giá của STB vẫn dao động quanh mức giá 70000 đ/cp, có khi còn tụt xuống hơn trên 60000 đ/cp.
Với kiểu biến động giá của STB thời kỳ đầu lên sàn có thể thấy giá cổ phiếu này biến động không theo một xu hướng nào cả, mà chỉ biến động trong một khoảng dao động giá (trading range).
Điều này cũng thật khó lý giải, vì trong thời gian này các thông tin tốt về STB liên tục được công bố, phải chăng cổ phiếu STB bị thao túng ?
Với kiểu biến động giá không có xu hướng của STB các chỉ báo đo đà dao động là khá hữu ích.
Biểu đồ 2.11.
Nhìn trên đồ thị ta thấy thời điểm 12 tháng 10 năm 2006 đường MACD cắt đường tín hiệu từ trên xuống và có dấu hiệu cắt và đi xuống dưới đường zero.
Biểu đồ 2.12.
Ngày 12 tháng 10 năm 2006 đường momentum cũng cắt đường zero từ trên xuống báo hiệu giá giảm.
Biểu đồ 2.13.
Đường RSI cũng có chiều hướng đi xuống đường 30 ở thời điểm 12 tháng 10 năm 2006. Điều này càng chứng tỏ rằng có một sự giảm giá ở cổ phiếu STB
Biểu đồ 2.14.
Và đúng như vậy, những ngày tiếp theo giá của STB tiếp tục giảm và có những thời điểm tưởng chừng như giá của STB có thể phá vỡ mức hỗ trợ cũ. Trong khoảng thời gian này giá STB xuống thấp nhất là 59500 đ/cp chỉ trên mức hỗ trợ 1000 đ.
Cuối năm 2006 đầu năm 2007 một loạt các thông tin tốt đến với các nhà đầu tư về cổ phiếu STB : STB tăng vốn điều lệ từ 1899 tỷ đồng lên 2089 tỷ đồng, chia cổ phiếu bằng cổ tức, có các hợp đồng mới, mở rộng thêm chi nhánh.....
Có lẽ chính những tin tốt này đã đem lại một thời kỳ tăng giá mới cho STB. Thời điểm này, thị trường cũng trở nên nóng bỏng, các nguồn vốn đều đổ vào thị trường chứng khoán. Có thể nói ảnh hưởng của thị trường tới việc tăng giá của các cổ phiếu nói chung và của STB nói riêng là không nhỏ.
Biểu đồ 2.15.
Thời kỳ này giá cổ phiếu STB tăng liên tục và đạt đỉnh cao nhất là 169000 đ/cp. Nhìn trên đồ thị ta thấy rõ một xu hướng tăng được hình thành thông qua đường thẳng màu xanh.
Biểu đồ 2.16.
Nhìn trên đồ thị ta thấy rõ được là thời điểm giữa tháng 1 dài Bollinger màu đỏ rất hẹp, điều này giúp ta có thể dự đoán trong tương lại sẽ có một đợt biến động giá lớn. Và thực tế đã chứng minh như vậy. Một xu hướng tăng được thiết lập.
Thời điểm hiện tại giá của STB có xu hướng đi ngang. Cùng với sự giảm giá trung của thị trường, giá STB có giảm nhưng có lẽ vì là một cổ phiếu có tính thanh khoản cao nên sự giảm giá của STB là không quá lớn.
Thông tin về ngân hàng Sacombank được NHNN cho phép tăng vốn đã được công bố. Đây là một tin khá tốt đối với Sacombank. Việc các nhà đầu tư được quyền mua theo tỷ lệ 1 : 1 với giá 15000 đ/cp là một điều khá hấp dẫn. Có lẽ khi ngày giao dịch không hưởng quyền được công bố, giá của STB sẽ còn có những biến đổi tích cực nữa.
Kết Luận chương 2
Như vậy thông qua việc phân tích 2 cổ phiếu trên ta có thể thấy được tác dụng của phân tích kỹ thuật đối với việc đầu tư và kinh doanh chứng khoán. Có thể việc áp dụng phân tích kỹ thuật không hoàn toàn chính xác, tuy nhiên không thể phủ nhận các tác động tích cực của phân tích kỹ thuật đến quá trình đầu tư.
Ở Việt Nam tâm lý còn ảnh hưởng nhiều tới đầu tư, hơn nữa các điều kiện để sử dụng tốt nhất đối với phân tích kỹ thuật cũng chưa đầy đủ. Vì vậy các kết quả của phân tích kỹ thuật đưa ra sai sót cũng không có gì là đáng ngạc nhiên. Kể cả các thị trường phát triển toàn diện như Mỹ, phân tích kỹ thuật không phải lúc nào cũng chính xác.
Vì vậy việc kết hợp giữa phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản cũng như nắm bắt các luồng thông tin là hết sức cần thiết đối với thị trường Việt Nam hiện tại cũng như tương lai. Việc kết hợp tốt các phương pháp trên có thể đem đến những kết quả tốt trong đầu tư và kinh doanh chứng khoán.
KẾT LUẬN
Sau 7 năm vận hành, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt được những thành tựu không nhỏ, lượng vốn thu hút vào thị trường ngày một lớn. Thị trường chứng khoán ngày càng chiếm một vị trí quan trọng đối với ngành tài chính nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Tuy nhiên, sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam có thể nói là còn rất sơ khai nếu chúng ta so sánh với các thị trường chứng khoán nước ngoài có lịch sử rất lâu đời. Vì vậy, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng có những đặc điểm của một thị trường chứng khoán mới nồi. Và để thị trường ngày càng phát triển hoàn thiện hơn, việc hoàn thiện pháp lý, bộ máy hoạt động cũng như nâng cao kiến thức là rất quan trọng.
Trong chuyên đề của mình em đã trình bày các phấn đề liên quan đến phân tích kỹ thuật, một phương pháp phân tích có thể coi là khá mới ở Việt Nam.. Những kiến thức nền tảng cũng như việc ứng dụng phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán đều được trình bày trong chuyên đề.
Việc nắm bắt và sử dụng thành thạo phân tích kỹ thuật, cũng như việc kết hợp với phân tích cơ bản và thông tin có thể đem lại những kết quả tốt cho hoạt động đầu tư.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I- Tiếng Việt
1. PGS.TS. Nguyễn Văn Nam, PGS.TS. Vương Trọng Nghĩa - Giáo trình Thị trường chứng khoán - NXB Tài chính 2002
2. Uỷ ban chứng khoán - Giáo trình Phân tích và đầu tư chứng khoán (2002)
3. Hiệp hội kinh doanh chứng khoán - Tài liệu phân tích kỹ thuật
II- Tiếng Anh
1. Robert D Edwards and John Mayer - Technical Analysis of Stock Trends
2. John Murphy - Technical Analysis of Financial Market
III- Website
1. www.bsc.com.vn
2. www.vcbs.com.vn
3. www.stockcharts.com
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 81
Biểu đồ 2.2 82
Biểu đồ 2.3 83
Biểu đồ 2.4 84
Biểu đồ 2.5 85
Biểu đồ 2.6 86
Biểu đồ 2.7 87
Biểu đồ 2.8 88
Biểu đồ 2.9 88
Biểu đồ 2.10 90
Biểu đồ 2.11 91
Biểu đồ 2.12 91
Biểu đồ 2.13 92
Biểu đồ 2.14 92
Biểu đồ 2.15 93
Biểu đồ 2.16 94
MỤC LỤC
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36679.doc