Chuyên đề Áp dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu trong xác định giá trị doanh nghiệp tại Việt Nam

Thị trường thứ cấp là nơi cổ phiếu của doanh nghiệp được giao dịch. Giá chứng khoán luôn giao động xung quanh giá trị thực của doanh nghiệp, cũng là thước đo tiềm năng sinh lời của doanh nghiệp. Thị trường thứ cấp tạo tính thanh khoản cho thị trường sơ cấp. Chính vì vậy, để phát triển công tác định giá doanh nghiệp ta cần có những chính sách đúng đắn để phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. • Đảm bảo tính công khai, công bằng và minh bạch cho thị trường. • Xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý phù hợp và có tác dụng điều chỉnh tích cực đối với các cá nhân, tổ chức tham gia thị trường cũng như diễn biến của thị trường. • Duy trì một thị trường ổn định, có các biện pháp ngăn chặn các hiện tượng đầu cơ, thao túng thị trường. Kết hợp phương pháp dòng tiền chiết khấu với các phương pháp khác Việc sử dụng các phương pháp định giá khác nhau sẽ cho ta các giá trị doanh nghiệp khác nhau vì điều kiện áp dụng của từng phương pháp, những giả định đặt ra, cách xác định các yếu tố góp phần vào giá trị, là khác nhau. Không có phương pháp nào là thực sự hoàn hảo đối với mọi doanh nghiệp mà chỉ có thể thích hợp hơn đối với từng doanh nghiệp cụ thể. Mặt khác, giá trị xác định được dựa trên một phương pháp cũng không phải là giá trị chính xác tuyệt đối. Phương pháp nào cũng chứa đựng những ưu, khuyết điểm. Vì thế, ta nên sử dụng kết hợp các phương pháp định giá để có cái nhìn tổng quan về doanh nghiệp từ đó có những đánh giá đúng đắn về doanh nghiệp . Thực tế hoạt động định giá cho thấy, tổ chức định giá luôn đưa ra một khoảng giá trị biến thiên của giá trị doanh nghiệp, đặc biệt là trong phương pháp dòng tiền chiết khấu với biến lãi suất chiết khấu thay đổi. Việc làm này còn gọi là phân tích độ nhạy hay phân tích tình huống. Hiện nay, chúng ta đang sử dụng hai phương pháp định giá phổ biến là phương pháp dòng tiền chiết khấu và phương pháp tài sản. Phương pháp tài sản chỉ ra giá trị của những tài sản cụ thể cấu thành nên giá trị doanh nghiệp. Đó là căn cứ cụ thể, có tính pháp lý rõ ràng nhất về khoản thu nhập mà nhà đầu tư chắc chắn nhận được khi sở hữu doanh nghiệp. Giá trị đó nói lên rằng số tiền nhà đầu tư bỏ ra luôn được đảm bảo bằng một lượng tài sản có thật. Đây cũng là giá trị thấp nhất được đưa ra trên bàn đàm phán trong quá trình mua bán doanh nghiệp. Phương pháp dòng tiền chiết khấu lại chỉ ra khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Việc kết hợp hai phương pháp này sẽ cho ta một khoảng giá trị dao động của doanh nghiệp giúp ích cho nhà đầu tư trước khi ra quyết định.

doc71 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1921 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Áp dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu trong xác định giá trị doanh nghiệp tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệp cần định giá, các nhà định giá thường sử dụng các tỷ số tài chính của công ty: Hệ số thanh toán qua các năm, Tỷ số cơ cấu vốn của doanh nghiệp, khả năng hoạt động, hiệu suất sử dụng tài sản, khả năng sinh lời. ● Dự đoán dòng tiền tự do trong tương lai trong các giai đoạn ● Tính chi phí sử dụng vốn của Doanh nghiệp cần định giá (WACC) ● Tính giá trị của doanh nghiệp 2.2. Thực trạng định giá Công ty Hóa chất theo phương pháp dòng tiền chiết khấu 2.2.1. Khái quát về Công ty Hóa chất 2.2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Công ty cổ phần Hoá Chất- Tiền thân là trạm Hoá Chất sơn cấp 1 được thành lập theo quyết định số 1851/HC ngày 12/8/1958 của Tổng công ty kim khí vật liệu kiến trúc. Đến năm 1960 chuyển thành Công ty Hoá chất cấp 1 theo quyết định số 382/NT ngày 08/6/1960 của Bộ Nội thương. Đến năm 1993 được thành lập doanh nghiệp nhà nước theo quyết định số 616/TM- TCCB ngày 28/5/1993 của Bộ Thương mại, chính thức hoạt động từ 04/6/1993. Đến năm 2004 theo quyết định số 0858/2004/QĐ- BTM ngày 28/6/2004 của Bộ Thương mại về việc cho phép công ty Hoá chất chuyển thành công ty cổ phần Hoá chất. Công ty cổ phần Hoá chất là doanh nghiệp được thành lập dưới hình thức chuyển từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, được tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp. Vị trí địa lý hoạt động: Tên công ty: Công ty cổ phần Hoá chất Tên giao dịch đối ngoại: Chemical Joint Stock Company Tên viết tắt: CHEMCO Trụ sở chính tại số 135- Nguyễn Văn Cừ- Quận Long Biên- Hà Nội Nhìn lại trước đây, những năm đầu với số vốn ít ỏi ( khoảng 3 triệu đồng) (năm 1959) cùng với số cán bộ chỉ có 30 người, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn lạc hậu nên việc sản xuất kinh doanh của Công ty gặp rất nhiều khó khăn. Qua 47 năm thành lập và phát triển, cùng với sự đi lên của nền kinh tế, Công ty vẫn không ngừng mở rộng qui mô và phạm vi hoạt động kinh doanh. Công ty cổ phần Hoá Chất có số vốn điều lệ được xác định tại thời điểm chuyển đổi công ty cổ phần là 19.000.000.000đ (năm 2004), trong đó vốn thuộc sở hữu Nhà nước chiếm 35%, còn lại là vốn của các cổ đông. Hiện nay nguồn vốn kinh doanh của Công ty đã lên tới 16.606.290.136đ (số liệu năm 2004). Công ty có 217 cán bộ công nhân viên, trong đó 75% có trình độ đại học và 25% là trình độ cao đẳng và trung cấp. Trong các năm qua, công việc sản xuất kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả cao. Tổng doanh thu được năm 2004 là 278.704.685.714đ. Các khoản nộp Ngân sách Nhà nước không ngừng tăng lên. Năm 2004, Công ty đã nộp vào ngân sách Nhà nước 26.880.150.395đ. Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên không ngừng được cải thiện và nâng cao.Thu nhập bình quân của một lao động của Công ty năm 2004 đạt 1.997.100 đồng/người/tháng. 2.2.1.2. Ngành nghề kinh doanh Công ty hóa chất chuyên kinh doanh các mặt hàng hóa chất, công ty xuất nhập khẩu trên 200 mặt hàng hóa chất nhằm đáp ứng nhu cầu về hóa chất cho các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố và các tỉnh trong cả nước và nhu caauf của một số nước trong khu vực Đông Nam Á, góp phần ổn định thị trường và tạo ra lợi nhuận cho công ty, đóng góp vào ngân sách nhà nước, cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty là: Danh mục một số mặt hàng kinh doanh của Công ty. STT Tên hóa chất STT Tên hóa chất 1 Natri hydroxit (xút) 21 Amon clorua 2 Natricacbonat (soda) 22 Amon phốt phát 3 Nhựa PVC 23 Đạm ure 4 Nhựa PE 24 Bary clorua 5 Phocmon 25 Bary cacbonat 6 parafin 26 Vôi bột 7 Axit sunfuric 27 Đất đèn 8 Axit photphoric 28 Natrihydro sunfit 9 Natri nitrat 29 Axit clohydric 10 Amon Sunfat 30 Axit axetic 11 Amon nitrat 31 Nớc javen 12 Natri poly photphat 32 Lu huỳnh 13 Bột kẽm oxít 33 Natri sunfat 14 Than đen 34 Natri sunfua 15 Phèn kém 35 Natri nitrit 16 kali clorua 36 Nớc oxi già 17 Cao su tổng hợp 37 Dầu hóa dẻo 18 Cao su tự nhiên 38 Hàn the 19 Fero các loại 39 Bary sunfat 20 Quặng crômít 40 Canxi cacbonat ( Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu) 2.2.2. Thực trạng định giá Công ty Hóa chất theo phương pháp dòng tiền chiết khấu 2.2.2.1. Phân tích thị trường và phân tích ngành 2.2.2.1.1. Môi trường kinh tế vĩ mô ● Tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay được các chuyên gia kinh tế quốc tế đánh giá là một trong những nền kinh tế có tốc độ phát triển cao tại Châu Á. Đặc biệt, năm 2005, GDP đã tăng 8,4%, cao nhất trong vòng 8 năm qua (1998- 2005) và dự đoán tốc độ tăng trưởng hàng năm của GDP trong giai đoạn 2006-2010 là 8-8,5%. Biểu đồ : Tốc độ tăng trưởng GDP (2000-2008f) ( Thống kê bộ tài chính 31/12/2007 ) ● Tỷ lệ lãi suất Lãi suất tiền gửi và cho vay bằng Việt Nam đồng đã tăng 0.03 điểm phần trăm mỗi tháng kể từ đầu năm 2006 và tiếp tục tăng trong năm 2007. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Trung Ương, xu hướng tăng lãi suất tiền gửi và cho vay trong năm 2007 là do ảnh hưởng của thị trường quốc tế, sức nóng của nền kinh tế trong nước và sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thương mại trong nước. Mặc dù Ngân hàng nhà nước đã có báo cáo cho các ngân hàng về tình trạng dư thừa vốn, lãi suất cho vay vẫn tăng đều đặn. Lãi suất cho tài khoản tiền gửi đô la Mỹ đã tăng trong đầu năm 2007. Hiện nay lãi suất tiền gửi tăng nhanh do các ngân hàng tăng cường huy động vốn, lãi suất dao động trong khoảng 0,9% /tháng đến 1.1% /tháng. ● Tỷ lệ lạm phát Phần lớn các hàng hóa nhập khẩu về Việt Nam là nguyên liệu đầu vào, việc tăng giá của hàng hóa và nguyên liệu đầu vào là nguyên nhân chính cho sự tăng giá của hàng hóa trong nước, trong khi đó hàng hoá xuất khẩu chủ yếu là nông, lâm thuỷ sản giá thành thấp, không thể cân đối được với giá trị nhập khẩu khiến cho tỷ lệ lạm phát năm 2005 là 8.3%. Dễ thấy nhất là giá xăng dầu, tăng 50% sau khi đã được điều chỉnh 3 lần trong năm 2006. Giá năng lượng tăng đã khiến cho dịch vụ giao thông và bưu điện tăng lên đáng kể (9.1%), trong khi đó một kế hoặch chặt chẽ cho việc hoàn thành dự án xây dựng quốc gia trong không quá 5 năm đã đẩy giá nguyên vật liệu xây dựng tăng 9.8%. Tăng trưởng nhanh trong nhu cầu lao động tại các ngành dịch vụ và công nghiệp đã khiến cho mức lương trả cho lao động lành nghề tăng. Mức lương tăng trong khu vực công (30% tháng 10/2004) góp phần làm tăng lạm phát. Trong những tháng đầu năm 2008, chỉ số giá tiêu dùng không ngừng tăng lên với tốc độ chóng mặt t. Các tổ chức kinh tế thế giới cảnh báo: “Việt Nam nếu không có chính sách kinh tế đúng đắn, khống chế được tốc độ phát triển kinh tế sẽ rất dễ xảy ra khủng hoảng tài chính”. 2.2.2.1.2. Thị trường hoá chất công nghiệp tại Việt Nam Đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh không ngừng của một nền kinh tế đang trên đà phát triển mạnh, các mặt hàng hoá chất phục vụ cho các nhà máy, cơ sở chế biến trên toàn đất nước không ngừng tăng nhanh về chủng loại, số lượng và chất lượng. Sau một thời gian ổn định về sức sản xuất, các doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp trong các ngành công nghiệp nặng và sản xuất đồ tiêu dùng đã không ngừng đẩy mạnh sản xuất của cai vật chất kéo theo nhu cầu về nguồn nguyên liệu hoá chất đầu vào tăng cao. Nguyên nhân chủ yếu của sự phát triển này là do sự tăng nhanh của dân số và nhu cầu đời sống ngày càng cao của người dân. Trong thị trường nội địa, nhu cầu về các mặt hàng hoá chất tăng đột biến từ cuối tháng 10 năm 2007 đã thu hút nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể tham gia vào thị trường buôn bán các loại mặt hàng hoá chất dan su phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trên toàn miền bắc hiện đang có khoảng 20 doanh nghiệp xuất nhập khẩu và kinh doanh hoá chất với các mặt hàng chủ yếu là sơn và chất dẻo, quặng nguyên liệu, khí công nghiệp và que hàn…chính từ những nguyên nhân đó việc cạnh tranh trên thị trường trong ngành hoá chất là rất gay gắt. Nguồn hàng chủ yếu của các công ty kinh doanh hoá chất là sản phảm và bán sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ, các doanh nghiệp chỉ nhập khẩu và đóng gói cung cấp cho các doanh nghiệp sản xuất khác. Những con số thống kê cho thấy giá trị nhập khẩu trong những năm gần đây không ngừng tăng nhanh: năm 2005 tổng giá trị nhập khẩu là 500 triệu USD, năm 2006 là 800 triệu USD, năm 2007 là 1450 triệu USD. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây các dự án, khu công nghiệp không ngừng phát triển, số lượng các công ty nước ngoài, liên doanh liên kết tăng nhanh với nhu cầu nguyên liêu đầu vào chất lượng cao trong khi thị trường trong nước không đáp ứng được. Cơ sở hạ tầng thấp kém làm cho các nhà máy hoá chất trong nước không thể cạnh tranh được với các đối thủ trong khu vực cả về số lượng và chất lượng. ● Nhu cầu cung cầu trên thị trường hoá chất công nghiệp tại Việt Nam Nền công nghiệp trong nước đang không ngừng phát triển, kéo theo nhu cầu về nguồn nguyên liệu đầu vào không ngừng tăng cao. Với đặc thù là một mặt hàng kinh doanh đặc biệt, thị trường hoá chất đang không ngừng phát triển về quy mô và chất lượng phục vụ, chất lượng hàng hoá. Theo tổng công ty hoá chất Việt Nam, do điều kiên cơ sở hạ tầng giao thông yếu kém không đủ đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá hạng nặng đồng thời do đặc điểm phân bố các khu công nghiệp không tập trung nên việc cung ứng các mặt hàng hoá chất từ khai thác đến nơi sản xuất là không đạt yêu cầu. Trong 16 ngày đầu tháng 3 năm nay việc vận chuyển quặng chỉ đáp ứng được 43% nhu câu nguyên liệu đầu vào của các công ty phân bón, trong khi đó mức sản xuất chung của các doanh nghiệp trong 3 tháng dầu năm vẫn tăng đều 10-20% điều đó chứng tỏ nhu cầu mặt hàng hoá chất là rất lớn. Trong toàn ngành, sản lượng và mức tiêu thu của các mặt hàng hoá chất cơ bản cũng không ngừng tăng cao, có mức tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.Dưới đây là kết quả đạt được của một số sản phẩm ngành hoá chất đến giữa tháng 4/2008: Thống kê thực tế tiến độ cung ứng ngành Hoá chất tháng 4/2008 (Tổng công ty hoá chất Việt nam) Đơn vị : % Số Sản phẩm Đạt mức kế hoạch năm 2008 (%) So với cùng kỳ năm 2007 (%) Xút tổng số 27,0 112,5 Xút thương phẩm 25,0 110,0 Axit sunfuric tổng số 31,5 128,0 Axit sunfuric thương phẩm 32,5 121,5 Đất đèn 26,5 135,0 Axit photphoric 33,5 93,0 Natri silicat 28,0 121,5 Axit clo hydric - 119,0 Clo lỏng 21,0 91,0 Amoniăc đóng bình 26,0 480,0 Theo số liệu thống kê, kim ngạch nhập khẩu hoá chất trong tháng 1/2008 đạt 166.273.749 USD, giảm 1% so với tháng 12/2007 nhưng tăng 67,5% so với cùng kỳ năm 2007.   Nguồn hoá chất được nhập khẩu nhiều nhất là Đài Loan: 49.218.046 USD, Trung Quốc: 37.614.067 USD, Singapore: 18.164.023 USD…  ● Phân tích cạnh tranh Sức mạnh của các tổ chức, công ty xuất nhập khẩu cạnh tranh ảnh hưởng đến quyết định chiến lược thị trường và quyết định kinh doanh của mỗi công ty. Hiện nay, ngoài Công ty Cổ phần Hoá chất còn có nhiều các doanh nghiệp khác kinh doanh các mặt hàng hoá chất công nghiệp và các sản phẩm từ các nguôn tài nguyên khoáng sản trong nước khác. Do chủng loại mặt hàng của Công ty khá đa dạng nên việc xác định đối thủ cạnh tranh cũng có sự phân loại theo sản phẩm, thị trường nhập khẩu. Các đối thủ chính của Công ty Cổ phần Hoá chất là: Sản phẩm trong nước: Công ty Cổ phần Bột giặt và Hoá chất Đức Giang Đối thủ lớn nhất của Công ty là Công ty Vật tư và Xuất nhập khẩu Hoá chất ( Công ty trực thuộc Tổng công ty Hoá chất Việt Nam ) Sản phẩm sản phẩm chính bao gồm tất cả các mặt hàng sản xuất trong nước và Hoá chất công nghiệp chuyên dùng công nghệ cao. Hiện đang có sự cạnh tranh gay gắt giữa sản phẩm nội địa và sản phẩm nhập khẩu. Tuy nhiên, phần lớn sản phẩm nhập khẩu được tiêu thụ bởi các doanh nghiệp sản xuất thép và tuyển quặng trên thi trường miền Bắc. Riêng về Xà phòng và phụ gia ngành Xà phòng có Công ty Cổ phần Xà phòng Hà Nội, một số Công ty khác chỉ có thị phần nhỏ. Thị trường này mang tính ổn định và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị các mặt hàng kinh doanh. Sản phẩm Sơn và chất dẻo…: Công ty vật tư xuất nhập khẩu Hoá chất. Số lượng các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm này khá nhiều và sản phẩm đa dạng phù hợp với nhu cầu sản xuất của khu vực. Xu hướng các đơn vị tìm kiếm đối tác cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào có giá thành thấp ảnh hưởng không nhỏ đến chính sách kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, mức độ cạnh tranh sẽ ngày càng tăng. Trên thị nguyên liệu ngành hoá Việt nam, với các sản phẩm như trên, Công ty Cổ Phần Hoá chất chiếm thị phần khoảng 35%, đứng đầu doanh so bán hàng toàn miền Bắc trong 3 năm liền 2005- 2007. Tuy nhiên, vẫn có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh mới, với nhiều phương thức kinh doanh độc đáo, nguồn hàng phong phú. Vì vậy mức độ cạnh tranh ngày càng tăng Trong thực tế, môi trường nội bộ là thông tin được cung cấp bởi chính công ty được định giá mà ở đây là Công ty cổ phần Hoá chất nếu hợp đồng định giá được ký kết. Cán bộ định giá sẽ có sự tiếp xúc, phỏng vấn và thu thập thông tin từ phía khách hàng để đưa ra những phân tích về: Cơ sở hạ tầng : Danh mục mặt hàng kinh doanh và mạng lưới phân phối Hệ thống quản lý Nguồn nhân lực và nguồn cung cấp Thị trường, thương hiệu Do hạn chế về mặt thông tin nên mặc dù môi trường nội bộ đóng vai trò quan trọng trong công tác xác định giá trị, do đó tạm thời bỏ qua tác động của yếu tố nội bộ đến giá trị của doanh nghiệp. 2.2.2.2. Thực trạng định giá Công ty Hóa chất theo phương pháp dòng tiền chiết khấu Cơ sở lý luận của phương pháp này là dựa trên khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai. Cũng như các phương pháp chiết khấu khác, phương pháp xác định giá trị này cũng có cùng nguyên lý. Nhưng sự khác biệt nằm ở đối tượng chiết khấu, đó là các dòng tiền tự do, dòng tiền nhà đầu tư hay doanh nghiệp thu được. Hơn nữa, tính khoa học của phương pháp này nằm ở sự phân tích rất chặt chẽ và có cơ sở về các yêú tố ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp. Hoạt động định giá sẽ dựa vào các phân tích để đưa ra dự đoán về dòng tiền trong khoảng thời gian là 15 năm. Khoảng thời gian này được chia làm 2 giai đoạn có độ dài là 5 năm. Giai đoạn quá khứ của Công ty cổ phần Hoá chất là 2003-2007 và sẽ được dự đoán trong 10 năm. 2.2.2.2.1. Phân tích số liệu tài chính trong quá khứ Để nắm được tình hình kết quả hoạt động kinh doanh đồng thời đưa ra các dự đoán trong tương lai của doanh nghiệp ta cần phải nghin cứu các số liệu trong quá khứ. Bảng cân đối kế toán giai đoạn 2003-2007 ( Phòng kế toán Công ty Cổ phần Hoá chất) Đơn vị: 1000 VND 31/12/2003 31/12/2004 31/12/2005 31/12/2006 31/12/2007 TSLĐ 1,614,004 1,891,265 1,592,555 2,165,829 1,755,743 Tiền 917,406 623,334 464,126 450,281 140,846 Các khoản đầu tư ngắn hạn 262,951 20,520 276,417 Khoản phải thu 338,227 726,375 160,920 658,567 461,937 Hàng tồn kho 356,961 540,294 700,469 973,351 826,775 Các TSLĐ khác 1,410 1,264 4,090 63,111 49,769 TSCĐ 220,518 203,635 377,325 511,249 964,619 TSCĐ hữu hình 209,412 196,125 369,815 502,911 671,995 Đầu tư tài chính dài hạn 33,833 138,221 162,875 548,964 380,495 Xây dựng cơ bản dở dang 24,949 92,037 125,106 170,387 284,397 Cầm cố, ký cược, ký quỹ dài hạn 43,256 41,377 3,616 Chi phí trả trước dài hạn 108,097 Tài sản khác 105,661 Tổng tài sản 1,893,304 2,368,414 2,299,237 3,508,142 3,207,291 Tổng Nợ 544,587 962,581 632,217 1,485,916 744,551 Nợ ngắn hạn 503,916 860,198 521,170 1,310,389 664,325 Nợ dài hạn 18,000 62,885 80,226 Các khoản phải trả khác 40,671 102,383 93,048 112,642 Vốn chủ sở hữu 1,348,716 1,405,832 1,667,021 2,022,226 2,462,740 Vốn và các quỹ 1,196,401 1,404,449 1,633,463 1,939,127 2,404,249 Tổng nguồn vốn 1,893,304 2,368,414 2,299,237 3,508,142 3,207,291 Báo cáo kết quả kinh doanh 2003-2007 Đơn vị: 1000 VND 2003 2004 2005 2006 2007 Doanh thu thuần 4,258,483 3,428,473 3,804,159 5,074,906 5,957,192 Giá vốn hàng bán 3,050,306 2,399,693 2,849,754 3,941,816 4,511,369 Chi phí bán hàng 523,370 371,597 401,734 588,692 814,368 Chi phí quản lý 121,105 81,805 89,662 72,394 101,599 Lợi nhuận hoạt động 563,702 575,377 463,009 472,003 529,856 Lợi nhuận hoạt động tài chính 20,270 66,883 15,653 31,847 32,302 Lợi nhuận bất thường 3,775 97,673 11,011 38,490 100,340 Lợi nhuận trước thuế 587,748 739,932 489,673 542,340 662,498 Thuế TNDN 187,979 278,713 23,769 -2,596 -2,596 Lợi nhuận thuần 399,769 461,219 465,904 544,936 659,903 ( Nguồn : Phòng kế toán Công ty Cổ phần Hoá chất) ● Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp: Hệ số thanh toán trong giai đoạn 2003 đến năm 2007 : 2003 2004 2005 2006 2007 Tỷ số thanh toán ngắn hạn 3,2 2,2 3,1 1,7 1,45 Tỷ số thanh toán nhanh 2,5 1,6 1,7 0,9 0,9 Hệ số thanh toán của Công ty giảm dần trong các năm từ 2003 đến 2007, tuy nhiên vẫn luôn đảm bảo tỷ số thanh toán ngắn hạn lớn hơn 1. hệ số thanh toán nhanh của Công ty cũng liên tục giảm xuống trong thời gian này, Công ty cần có biện pháp hoạt động tốt hơn để khắc phục tình trạng suy giảm của khả năng thanh toán. Hiệu quả hoạt đông của Công ty trong qua khứ: Hiệu quả hoạt động 2003 2004 2005 2006 2007 Số ngày thu hồi nợ 29 76 15 47 42 Số vòng quay khoản phải thu 12,6 4,7 23,6 7,7 12 Số vòng quay hàng tồn kho 11,9 6,3 5,4 5,2 7,2 Vòng vốn lưu động 3.8 3,3 3,6 5,9 4,2 Công ty Cổ phần Hóa chất có số ngày thu hồi nợ trong các năm không đồng đều, lý do là vì sự thay đổi của các khoản phải thu trong các năm và khả năng thu hồi nợ của công ty không ổn định. Tuy nhiên số ngày thu hồi nợ của công ty bằng trung bình cộng của số ngày thu hồi nợ và bằng 42 ngày, cố ngày thu hồi nợ bình quân này la hợp lý đối với ngành kinh doanh,dịch vụ hóa chất. Khả năng tài chính của Công ty thông qua cơ cấu vốn: Khả năng tài chính 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng nợ/ vốn chủ sở hữu 40,38% 68,47% 34,93% 73,48% 30,23% Tổng nợ/ Tổng tài sản 28,76% 40,64% 27,50% 42,36% 23,21% Nguồn vốn chủ sở hưu/ Tổng tài sản 71,24% 59,36% 72,50% 57,64% 76,79% Công ty có tỷ lệ vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản của công ty là tương đối cao do đó Công ty Hóa chất hoạt động mà không chịu áp lực của các khoản vốn vay. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao do đó Công ty có khả năng huy đông vốn tốt từ các nguồn như ngân hàng, cán bộ công nhân viên và các đối tác của Công ty. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao tương đương với việc Công ty có vị thế tín dụng tốt đồng thời cũng chịu một chi phí sử dụng vốn không nhỏ. Tỷ suất sinh lời của Công ty trong qua khứ: Khả năng sinh lời 2003 2004 2005 2006 2007 Lợi nhuận thuần / Doanh thu thuần 9,39% 13,45% 12,25% 10,47% 11,08% Lợi nhuận thuần / Tổng tài sản 21,11% 19,47% 20,26% 15,53% 20,57% Lợi nhuận thuần / Vốn cổ phần 29,65% 32,81% 27,95% 26,95% 26,79% Khả năng sinh lợi của Công ty cổ phần Hóa chất là khá cao đồng thời có tính ổn định lớn. Tỷ lệ lợi nhuận thuần trên vốn cổ phần luôn đạt khoảng 27% đến 33%. Tỷ suất sinh lời của Công ty thuộc vào tốp các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả của ngành kinh doanh Hóa chất. 2.2.2.2.2. Dự đoán báo cáo tài chính trong tương lai ( Số liệu dự đoán tương lai của Công ty cổ phần hóa chất dựa vào kết quả quá trình định giá Công ty Cổ phần Hóa chất do Công ty Chứng Khoán FPT thực hiện trong tháng 1 năm 2008) Báo cáo kết quả kinh doanh dự báo 2008-2012 Đơn vị: 1,000 VND Nghìn VNĐ 2008 2009 2010 2011 2012 Doanh thu 6,969,914 8,154,800 9,622,664 11,354,743 13,398,597 Doanh thu chính khác 71,719 75,305 79,070 83,024 87,175 Giá vốn hàng bán -5,297,135 -6,116,100 -7,120,771 -8,288,963 -9,780,976 Chi phí quản lý -906,089 -1,060,124 -1,250,946 -1,362,569 -1,607,832 Khấu hao TSCĐ -86,816 -87,821 -95,411 -112,585 -132,850 Chi phí khác -34,850 -40,774 -48,113 -56,774 -66,993 EBITDA 716,744 925,286 1,186,492 1,616,876 1,897,121 Chi phí trả lãi -10,787 -11,759 -12,731 -13,703 -14,675 Thu nhập trước thuế EBT 705,957 913,527 1,173,761 1,603,173 1,882,446 Thuế -197,668 -255,788 -328,653 -448,888 -527,085 Lợi nhuận sau thuế 519,300 668,750 856,118 1,165,295 1,366,372 (Nguồn : Công ty Chứng khoán FPT) Dự báo tình hình phát triển Công ty Hóa chất 2008-2012 2013-2017 Sau 2017 Tốc độ tăng trưởng Công ty 15% 11,5% Chi phí vốn chủ sở hữu 17,47% 12,58% 12,58% (Nguồn: Công ty chứng khoán FPT) 2.2.2.2.3.Xác định giá trị của doanh nghiệp: V = Vo1 + Vo2 + Vo3 = + Dự đoán dòng tiền tự do trong tương lai giai đoạn 2008-2012: Vo1 = + + ++ Trong đó: Các dòng tiền tự do trong các năm từ 2008 đến 2012 là , , , , lần lượt được tính bằng lợi nhuận thuần dự tính của các năm 2008 đến 2012. Giá trị của các khoản lợi nhuận thuần này được thể hiện trên bảng dự báo kết quả kinh doanh các năm 2008 đến năm 20012 do công ty Chứng khoán FPT cung cấp. Lãi suất chiết khấu trong các năm từ 2008 đến năm 2012 Công ty Chứng khoán FPT dự tính bằng 17,47% ( Lãi suất cho vay của các ngân hàng trong cùng thời kỳ): Chi phí vốn chủ sở hữu (theo bảng dự báo tình hình phát triển của Công ty Hóa chất, nguồn Công ty Chứng khoán FPT) Theo những dự đoán trên, giá trị của Công ty Cổ phần Hóa chất trong giai đoạn 1 (từ 2008 đến 2012) bằng: Vo1 = + + ++ Thay số thực tế ta có: Vo1= ++++ Vo1= 2,677,661 ( 1,000 Đồng) Dự đoán dòng tiền tự do trong các năm 2013 đến 2017 : Với dự đoán tốc độ tăng trưởng của Công ty Cổ phần Hóa chất ở bảng: Dự báo tình hình phát triển Công ty Hóa chất 2008-2012 2013-2017 Sau 2017 Tốc độ tăng trưởng Công ty 15% 11,5% Chi phí vốn chủ sở hữu 17,47% 12,58% 12,58% (Nguồn: Công ty chứng khoán FPT) Giá trị các khoản thu nhập thuần của Công ty Cổ phần Hóa chất trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017 là: Đơn vị : 1,000 VND Các năm 2008 2009 2010 2011 2012 Lợi nhuận sau thuế 519,300 668,750 856,118 1,165,295 1,366,372 Các năm 2013 2014 2015 2016 2017 Lợi nhuận sau thuế 1,571,327 1,807,026 2,078,080 2,389,792 2,748,261 Năm 2018 3,064,311 Tương tự giá trị của Công ty Cổ phần Hóa chất trong giai đoạn 2 (từ 2013 đến 2017) bằng: Vo2 = + + ++ Trong đó: Các dòng tiền tự do trong các năm từ 2013 đến 2017 là , , , , lần lượt được tính bằng lợi nhuận thuần dự tính của các năm 2013 đến 2017. Giá trị của các khoản lợi nhuận thuần này được thể hiện trên bảng dự báo lợi nhuận trong các năm 2013 đến 2017 do công ty Chứng khoán FPT cung cấp. Lãi suất chiết khấu trong các năm từ 2013 đến năm 2017 Công ty Chứng khoán FPT dự tính bằng 12,58% ( Lãi suất cho vay dự tính của các ngân hàng trong cùng thời kỳ): Chi phí vốn chủ sở hữu (theo bảng dự báo tình hình phát triển của Công ty Hóa chất, nguồn Công ty Chứng khoán FPT) Theo những dự đoán trên, giá trị của Công ty Cổ phần Hóa chất trong giai đoạn 2 (từ 2013 đến 2017) bằng: Vo2 = + + ++ Vo2=++++ Vo2 = 2,866,901 ( 1,000 Đồng) Giá trị của Công ty Hóa chất trong giai đoạn 3 ( sau năm 2017) bằng: Vo3= Trong đó: là thu nhập dự tính của năm 2018, d là tốc độ tăng trưởng của công ty trong thời gian từ năm 2018 về sau và r là chi phí sử vốn chủ sở hữu = 11,5%. Thay số thực tế tính được: Vo3= = Vo3= 1,046,554 Vậy giá trị của trị của Công ty Hóa chất được xác định bằng: V = Vo1 + Vo2+ Vo3 = + V = 2,677,661 + 2,866,901 + 1,048,554 = 6,593,116 ( 1,000 VND) Vậy giá trị của Công ty Cổ phần Hóa chất được xác định theo phương pháp chiết khấu dòng tiền là 6,593,116,000 đồng ( Sáu tỷ năm trăm chín mươi ba triệu một trăm mười sáu đồng chẵn). 2.2.3. Đánh giá về việc định giá Công ty Hóa chất theo phương pháp dòng tiền chiết khấu 2.2.3.1. Những kết quả đã đạt được Phương pháp dòng tiền chiết khấu được áp dụng trong quá trình định giá Công ty hóa chất đã thu được những kết quả nhất định. Giá trị của Công ty được xem xét và xác định trong trạng thái động, phản ánh đúng tình hình kinh doanh của công ty và các giá trị lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể thu được ttrong tương lai. Do tiền thân Công ty Cổ phần Hóa chất là một doanh nghiệp nhà nước, tiến hành cổ phần hóa trong năm 2004, trong giai đoạn 5 năm về trước Công ty có rất ít các hoạt động đầu tư khác ngoài hoạt động kinh doanh nên các tính toán dựa trên số liệu tài chính trong quá khứ làm căn cứ cho việc dự đoán giá trị các dòng thu nhập của doanh nghiệp trong tương lai phản ánh giá trị lợi nhuận mà Công ty có thể thu được. Phương pháp dòng tiền chiết khấu đã đề cập đến toàn bộ các yếu tố tác động đến giá trị của doanh nghiệp như doanh thu, chi phí, thuế thu nhập doanh nghiêp, vốn đầu tư, tỷ suất chiết khấu dòng tiền…..cũng như xem xét kỹ lưỡng các yếu tố bên trong doanh nghiệp và các tác nhân bên ngoài ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp. Vì vậy, kết quả của việc định giá Công ty là căn cứ, thông tin để ban lãnh đạo Công ty xem xét và đưa ra các quyết định hoàn thiện quá trình kinh doanh của Công ty. Phương pháp dòng tiền chiết khấu đã phản ánh sát thực nhất giá trị của Công ty hóa chất vì Công ty tiền thân là doanh nghiệp nhà nước do đó cơ sở vật chất sau khi cổ phần hóa hầu hết đều là những tài sản cũ, không còn giá trị chuyển nhượng, hoặc đã được khấu hao hết, trong khi kết quả hoạt động kinh doanh vẫn tốt có được lợi nhuận cao do đó việc định giá Công ty Cổ phần Hóa chất theo phương pháp tài sản ròng là hoàn toàn không hợp lý, chỉ mang tính chất tham khảo. 2.2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân Trong quá trình định giá Công ty Cổ phần Hóa chất còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập cần được giải quyết đó là: Phương pháp chiết khấu dòng tiền chưa đánh giá đúng được nguồn thu nhập trong tương lai của doanh nghiệp dẫn đến giá trị của doanh nghiệp được xác định chưa chính xác. Đất nước đang trên đà phát triển các ngành công nghiệp hiện tại đang trên đà phát triển đòi hỏi nguồn nguyên liệu đầu vào ngày càng tăng do đó khả năng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp trong những năm tới sẽ không ngừng tăng nhanh. Nhưng không thể dự báo chính xác cho những năm xa hơn trong tương lai, doanh thu của Công ty có thể giảm một cách nhanh chóng bởi một yếu tố bất ngờ nào đó. Ví dụ như xuất hiện một Công ty khác có được lợi thế về giá thành, cạnh tranh với mục đích thâu tóm, làm cho doanh nghiệp giảm mạnh về doanh thu. Do Công ty Hóa chất hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại nên các sản phẩm, dịch vụ mà Công ty cung cấp phụ thuộc nhiều vào quy luật cung cầu trên thị trường. Do đó, doanh thu của các mặt hàng kinh doanh không ổn đinh, việc xác định kế hoạch tạo ra dòng tiền của Công ty là rất khó xác định. Trong khi, yếu tố đầu tiên và cũng là yếu tố quan trọng nhất trong việc dùng mô hình chiết khấu dòng tiền để định giá cổ phần chính là ước đoán chuỗi các kế hoạch tạo ra dòng tiền hoạt động cho doanh nghiệp. Quá trình hoạt động của công ty và các chính sách kinh doanh, mặt hàng kinh doanh của công ty luôn luôn phải thay đổi để phù hợp với yêu cầu của thị trường nhưng không có gì để đảm bảo rằng các chính sách đó luôn đúng đắn và mang lại dòng thu nhập cho doanh nghiệp, có rất nhiều rủi ro đối với thu nhập và dòng tiền được dự báo, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả định giá doanh nghiệp. Khi định giá Công ty Cổ phần Hóa chất Công ty FPT chưa tính đến các yếu tố rủi ro Trong quá trình định giá tại Công ty Cổ phần Hóa chất, số liệu dự đoán của Công ty Chứng khoán FPT tại thời điểm năm 2008 đến năm 2012 chưa thực tế vì trong giai đoạn quá khứ tốc độ tăng trưởng của Công ty thấp hơn mức tăng trưởng của Công ty trong thời gian dự đoán. Tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận trong giai đoạn 2003 đến 2007 đạt tốc độ bình quân là 13% trong khi đó trong thời gian 2008 - 2012 Công ty Chúng khoán FPT dự đoán tốc độ tăng trưởng của công ty được giả định với tốc độ bình quân là 11.6% dẫn đến kết quả định giá chưa chính xác, chưa thực tế. Mô hình dòng tiền chiết khấu sử dụng các giá trị ước tính trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 năm để đưa ra giá trị của doanh nghiệp. Tuy vậy, tính không chắc chắn với thời gian có thể sẽ khiến mô hình định giá này không mang lại kết quả như mong đợi, thậm chí là một kết quả khác xa nhiều so với kết quả thực tế. Việc dự tính dòng tiền hoạt động trong một hoặc hai năm là điều có thể thực hiện nhưng trong nhiều năm là rất khó. Do đặc thù của Công ty Cổ phần Hóa chất, tiền thân là một doanh nghiệp nhà nước, Công ty vừa thực hiện quá trình cổ phần hóa trong năm 2004 nên việc hoạch định các kế hoạch về chi tiêu vốn của doanh nghiệp là rất khó dự đoán. Với hệ thống cơ sở vật chất như hiện nay của Công ty đòi hỏi một sự đầu tư lâu dài để hiện đại hóa công tác quản lý, và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Quá trình đầu tư vào tài sản cố định không thể thực hiện ngay trong một thời gian ngắn, nguồn ngân quỹ đầu tư cho tài sản cố định phu thuộc và tình hình kinh doanh của Công ty, trong năm hoạt động không mấy khả quan thì tình hình chi tiêu vốn có thể tạo nên những sai lệch do các nhà quản trị sẽ thắt chăt các kế hoạch chi tiêu vốn và ngược lại. Do đó các giả thiết để xây dựng kế hoạch về chi tiêu vốn luôn hàm chứa rất nhiều rủi ro. Trong quá trình định giá Công ty Chứng khoán FPT, chưa tính đến các khoản đầu tư trong tương lai của Công ty Hóa chất. Việc xác định FCF = lợi nhuân thuần của Công ty làm cho giá trị thực tế của các dòng tiền trong tương lai cao hơn. Theo tác giả, các dòng tiền tự do của công ty Hóa chất FCF nên tính bằng lợi nhuận thuần trừ đi giá trị tăng trưởng dự tính của tài sản. Tỷ lệ tài sản tăng trưởng bao nhiêu là hợp lý? Đó là phụ thuộc vào dự kiến tái đầu tư của ban giám đốc điều hành Công ty Hóa chất. Trong quá trình tính giá trị doanh nghiệp các giả định quan trọng nhất của mô hình chiết khấu dòng tiền chính là các giả định về mức chiết khấu và tỷ lệ tăng trưởng. Việc xác định giá trị của các đại lượng trong thực tế quá trình tính giá của Công ty Cổ phần Hóa chất nói riêng và phương pháp dòng tiền chiết khấu nói chung còn mang nặng tính lý thuyết. Trong quá trình định giá, các nhà phân tích thường sử dụng công thức mức chiết khấu R=Rf + β*(Rm - Rf) hoặc là sử dụng chi phí sử dụng vốn trung bình WACC của doanh nghiệp như một tỷ lệ chiết khấu hợp lý khi sử dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu để định giá doanh nghiệp. Trong quá trình định giá Công ty Cổ phần Hóa chất, Công ty chứng khoán FPT đưa ra các dự báo tài chính có phần chưa chính xác. Trong giai đoạn 2008 đến năm 2012 chi phí sử dụng vốn của Công ty được dự đoán là 17,47% mức lãi suất này dựa trên mức lãi suất cho vay của các ngân hàng hiên nay. Tuy nhiên công ty hoạt động kinh doanh các mặt hàng hóa chất trong điều kiện nền kinh tế đang phát triển do đó có mức độ rủi ro thấp. Tỷ lệ chiết khấu theo dự đoán của Công ty Chứng khóa FPT như vậy là hơi cao, theo tác giả nên để mức chiết khấu dưới 15%. Việc dự đoán tốc độ tăng trưởng của Công ty Hóa chất trong giai đoạn sau năm 2017 là 11,5%, theo tác giả giả định này là không hợp lý vì không phải lúc nào Công ty cũng đạt một tỷ lệ tăng trưởng cao hơn mức độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Theo tác giả trong thời kì nay nên dự đoán tốc độ tăng trưởng của Công ty bằng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Phương pháp dòng tiền chiết khấu không sử dụng nhiều số liệu trong quá khứ, số liệu trong quá khứ chỉ được tính toán một lần làm căn cứ cho suốt quá trình định giá. Phương pháp dòng tiền chiết khấu hiện nay còn nhiều tồn tại và bất cập, thực tế thể hiện ở quá trình định giá Công ty Hóa chất. Do đó, Công ty cần có những giải pháp hoàn thiện phương pháp, tăng tính thực tế và khả năng áp dụng phương pháp định giá này. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUÁ TRÌNH ĐỊNH GIÁ CÔNG TY HÓA CHẤT THEO PHƯƠNG PHÁP DÒNG TIỀN CHIẾT KHẤU 3.1. Định hướng phát triển việc xác định giá trị Doanh nghiệp tại Việt Nam 3.1.1. Định hướng phát triển việc xác định giá trị Doanh nghiệp tại Việt Nam Công tác định giá doanh nghiệp tại Việt Nam Hiện nay còn nhiều khuyết điểm, chưa thực tế, mang nặng tính lý thuyết, do đó chưa phản ánh đúng giá trị của doanh nghiệp. Việc áp dụng nhiều phương pháp định giá trong quá trình định giá tại hiện nay thể hiện sự không đồng bộ trong lý luận định giá doanh nghiệp. Để hoàn thiện việc định giá doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay chúng ta cần xác định cho công tác định giá một định hướng cụ thể về phương hướng phát triển. Trên cơ sở lý luận của các phương pháp định giá, hoạt động định giá dựa trên hai nguyên lý chủ đạo là xác định giá trị của doanh nghiệp bằng việc xác định giá trị của các tài sản cấu thành và xác định giá trị của doanh nghiệp bằng cách xác định giá trị thực tế tạo ra của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong các phương pháp định giá doanh nghiệp tuân thủ hai nguyên lý trên có phương pháp tài sản ròng và phương pháp chiết khấu dòng tiền đã cho kết quả khả quan, tương đối sát thực với giá trị thực tế của doanh nghiệp. Trong các nghị định và thông tư hướng dẫn về việc định giá doanh nghiệp cũng đã hướng dẫn cụ thể việc áp dụng hai phương pháp định giá này, do đó phương hướng phát triển việc xác định giá trị doanh nghiệp tại Việt Nam trong thời gian tới là: bám sát nguyên lý định giá doanh nghiệp theo hai nguyên lý cơ bản nói trên thông qua việc áp dụng hai phương pháp tài sản thuần và phương pháp dòng tiền chiết khấu, đồng thời hoàn thiện chế độ kế toán và hành lang pháp lý, hệ thống văn bản hướng dẫn liên quan đến công tác định giá tại doanh nghiệp. 3.1.2. Quan điểm hoàn thiện Tại Việt Nam để nâng cao chất lượng của hoạt động định giá doanh nghiệp cần xây dựng các biện pháp nhằm cải thiện tình hình chung của nền kinh tế, qua đó cải thiện môi trường hoạt động của các doanh nghiệp, tăng sự chặt chẽ trong các văn bản pháp luật, hoàn thiện các chế độ kế toán kiểm toán trong quá trình định giá doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng của các nguồn thông tin…… Để hoàn thiện công tác định giá trị của doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay cần xây dựng các biện pháp thay đổi dựa trên các quan điểm: Hoàn thiện công tác kế toán, kiểm toán trong doanh nghiệp Công tác kế toán, kiểm toán là một trong những công tác quan trọng nhất của doanh nghiệp. Nó không những là đòi hỏi của những người quản lý doanh nghiệp mà còn là yêu cầu của nhà nước về tình hình tài chính minh bạch của doanh nghiệp. Công tác này trong các doanh nghiệp có vốn nhà nước càng phải thực hiện nghiêm túc. Trong công tác định giá doanh nghiệp, những tài liệu kế toán, kiểm toán là cơ sở quan trọng đầu tiên để tiến hành định giá doanh nghiệp. Do vậy, nếu công tác kế toán, kiểm toán chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật và của công ty, phản ánh đúng thực trạng hoạt động của doanh nghiệp thì mới tạo điều kiện cho việc định giá doanh nghiệp được chính xác. Vì thế, Công ty Cổ phần Hóa chất phải xem xét lại tình hình thực hiện công tác kế toán cũng như kiểm toán trong doanh nghiệp và có những biện pháp tăng cường chất lượng của công tác này. Một trong những biện pháp đó là tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nội bộ trong doanh nghiệp hoặc công ty cũng có thể thuê một công ty kiểm toán độc lập tiến hành tư vấn, kiểm toán cho công ty. Xây dựng hệ thống lý luận làm nền tảng cho hoạt động định giá doanh nghiệp. Thực tế ở nước ta hiện nay đang thiếu một hệ thống lý luận hoàn chỉnh là cơ sở cho hoạt động định giá doanh nghiệp. Hoạt động định giá được nhắc đến nhiều nhưng chủ yếu là những bài viết phân tích lẻ tẻ và rời rạc. Thực sự thiếu đi một cái nhìn tổng quan cho toàn bộ hoạt động. Và điều quan trọng nhất là chưa giúp những người quan tâm có cái nhìn bản chất về giá trị doanh nghiệp cũng như những yếu tố tạo nên giá trị doanh nghiệp. Cũng vì điều này mà công tác định giá doanh nghiệp còn nhiều thiếu xót và chưa đạt hiệu quả cao. Cơ sở lý luận ở đây còn cần phải nhắc đến những yếu tố tác động tới giá trị doanh nghiệp, một hệ thống đầy đủ các phương pháp định giá doanh nghiệp và điều kiện áp dụng… làm tài liệu nghiên cứu và tham khảo cho cán bộ định giá. Được tiếp cận với một hệ thống lý luận đầy đủ và sâu sắc, cùng với kinh nghiệm định giá được tích lũy trong thực tế, đội ngũ cán bộ định giá doanh nghiệp sẽ làm tốt hơn công tác của mình. Tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật hiện hành theo một hệ thống Đối với những văn bản pháp luật đã ban hành mà còn nhiều bất cập và vướng mắc trong quá trình đưa vào thực tiễn thì cần có những bổ sung, sửa đổi kịp thời, hạn chế mọi tổn thất có thể xảy ra. Cùng với đó phải xây dựng các văn bản hướng dẫn cụ thể liên quan tới công tác định giá doanh nghiệp mang tính thực tiễn như: cách tính giá trị tài sản đối với một số ngành nghề cụ thể, phương pháp định giá nào là tối ưu đối với từng loại doanh nghiệp, xử lý tồn tại tài chính trong định giá giữa các doanh nghiệp với nhau,… Các văn bản pháp luật này phải đảm bảo tính thống nhất và chặt chẽ, không gây mẫu thuẫn cho nhau, rõ ràng mạch lạc để không gây khó khăn trong áp dụng. Các cơ quan Nhà nước và Chính phủ quản lý hoạt động Cổ phần hóa và định giá cần luôn luôn quan tâm, lắng nghe ý kiến phản hồi từ những người thực hiện để từ đó có những điều chỉnh kịp thời và tiến hành sửa đổi cho phù hợp và thích nghi với thực tiễn. Nâng cao hiệu quả của công tác xử lý tài chính khi xác định giá trị doanh nghiệp Xử lý tồn tại tài chính là yếu cầu tất yếu tại doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động định giá. Thực tế cho thấy, tuy đã có những hướng dẫn và hỗ trợ từ phía Nhà nước nhưng công tác này vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn. Những khó khăn đó bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân như: thiếu quy định cụ thể; chặt chẽ trong việc xử lý nợ và tài sản tồn đọng; thiếu cơ chế giám sát hoạt động; thiếu chế tài xử phạt nghiêm đối với các sai phạm, … Vì vậy, cần có những điều chỉnh nghiêng về mặt quản lý, nhằm hướng đến tính hiệu quả và chặt chẽ của hoạt động này: 1. Chính phủ cần ban hành và công bố công khai cơ chế hoạt động của Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng. 2. Nên có quy định bắt buộc trong cáo bạch (hồ sơ bán đấu giá cổ phần của các công ty trên thị trường chứng khoán) phải công bố cả danh mục, số lượng và giá trị các tài sản đã được thẩm tra loại khỏi giá trị DNCPH. Có như vậy mới buộc các DNCPH và đơn vị chịu trách nhiệm tư vấn, xác định giá trị doanh nghiệp chịu sự giám sát công khai của các nhà đầu tư về vấn đề này. 3. Quy định rõ chế tài xử lý cả về hành chính và hình sự giữa bên giao (DN CPH) và bên nhận (công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của DN) nếu để xảy ra những tiêu cực trong giao nhận hồ sơ pháp lý và hiện vật tài sản. 4. Nhà nước nên tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm về toàn bộ quá trình xử lý tài chính trước, trong và sau CPH DN để sau đó ban hành bổ sung những quy định và chế tài đầy đủ, chặt chẽ hơn nhằm tiếp tục đảm bảo cho tình hình tài chính của các DNCPH được lành mạnh, chống thất thoát vốn và tài sản nhà nước. Phát triển thị trường chứng khoán Thị trường sơ cấp là kênh huy động vốn của doanh nghiệp với số lượng cổ phần và mệnh giá cổ phần chào bán. Hoạt động định giá doanh nghiệp cũng góp một phần vào sự thành công hay thất bại của đợt chào bán này. Bởi giá trị doanh nghiệp không trung thực và chính xác sẽ không đảm bảo cho việc doanh nghiệp thu hút được vốn đầu tư thành công và hợp pháp. Sự thành bại và diễn biến của việc thu hút vốn sẽ là thông tin phản hồi cho chất lượng công tác định giá. Thị trường thứ cấp là nơi cổ phiếu của doanh nghiệp được giao dịch. Giá chứng khoán luôn giao động xung quanh giá trị thực của doanh nghiệp, cũng là thước đo tiềm năng sinh lời của doanh nghiệp. Thị trường thứ cấp tạo tính thanh khoản cho thị trường sơ cấp. Chính vì vậy, để phát triển công tác định giá doanh nghiệp ta cần có những chính sách đúng đắn để phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. · Đảm bảo tính công khai, công bằng và minh bạch cho thị trường. · Xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý phù hợp và có tác dụng điều chỉnh tích cực đối với các cá nhân, tổ chức tham gia thị trường cũng như diễn biến của thị trường. · Duy trì một thị trường ổn định, có các biện pháp ngăn chặn các hiện tượng đầu cơ, thao túng thị trường. Kết hợp phương pháp dòng tiền chiết khấu với các phương pháp khác Việc sử dụng các phương pháp định giá khác nhau sẽ cho ta các giá trị doanh nghiệp khác nhau vì điều kiện áp dụng của từng phương pháp, những giả định đặt ra, cách xác định các yếu tố góp phần vào giá trị,… là khác nhau. Không có phương pháp nào là thực sự hoàn hảo đối với mọi doanh nghiệp mà chỉ có thể thích hợp hơn đối với từng doanh nghiệp cụ thể. Mặt khác, giá trị xác định được dựa trên một phương pháp cũng không phải là giá trị chính xác tuyệt đối. Phương pháp nào cũng chứa đựng những ưu, khuyết điểm. Vì thế, ta nên sử dụng kết hợp các phương pháp định giá để có cái nhìn tổng quan về doanh nghiệp từ đó có những đánh giá đúng đắn về doanh nghiệp . Thực tế hoạt động định giá cho thấy, tổ chức định giá luôn đưa ra một khoảng giá trị biến thiên của giá trị doanh nghiệp, đặc biệt là trong phương pháp dòng tiền chiết khấu với biến lãi suất chiết khấu thay đổi. Việc làm này còn gọi là phân tích độ nhạy hay phân tích tình huống. Hiện nay, chúng ta đang sử dụng hai phương pháp định giá phổ biến là phương pháp dòng tiền chiết khấu và phương pháp tài sản. Phương pháp tài sản chỉ ra giá trị của những tài sản cụ thể cấu thành nên giá trị doanh nghiệp. Đó là căn cứ cụ thể, có tính pháp lý rõ ràng nhất về khoản thu nhập mà nhà đầu tư chắc chắn nhận được khi sở hữu doanh nghiệp. Giá trị đó nói lên rằng số tiền nhà đầu tư bỏ ra luôn được đảm bảo bằng một lượng tài sản có thật. Đây cũng là giá trị thấp nhất được đưa ra trên bàn đàm phán trong quá trình mua bán doanh nghiệp. Phương pháp dòng tiền chiết khấu lại chỉ ra khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Việc kết hợp hai phương pháp này sẽ cho ta một khoảng giá trị dao động của doanh nghiệp giúp ích cho nhà đầu tư trước khi ra quyết định. 3.2. Giải pháp hoàn thiện phương pháp dòng tiền chiết khấu trong định giá Công ty Hóa chất Thực tế phương pháp dòng tiền chiết khấu được áp dụng trong định giá Công ty Cổ phần Hóa chất đã thu được nhiều thành công trong việc xác định giá trị của Công ty trong thời điểm hiện tại, tuy nhiên bất cứ một phương pháp định giá nào cũng tồn tại những khuyết điểm mang tính đặc thù riêng của phương pháp. Trong quá trình định giá tại Công ty Cổ phần Hóa chất phương pháp dòng tiền chiết khấu vẫn còn tồn tại nhiều khuyết điểm được nêu ở phần: 2.2.3. Đánh giá về việc định giá Công ty Hóa chất theo phương pháp dòng tiền chiết khấu trong Chương 2. Để hoàn thiện các khuyết điểm trong quá trình định giá Công ty Cổ phần Hóa chất cần đưa ra các biện pháp cụ thể như sau: 3.2.1. Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh trong quá khứ của Công ty Cổ phần Hóa chất để đưa ra những dự đoán sát thực nhất. Phương pháp dòng tiền chiết khấu định giá doanh nghiệp bằng cách tính toán các số liệu của Công ty trong quá khứ, lấy đó làm căn cứ cho các dự đoán trong tương lai. Vì vậy, hoàn thiện tính chất lượng của tài kiệu tài chính sẽ góp phần hoàn thiện khuyết điểm của phương pháp. Từ các số liệu tài chính của Công ty Hóa chất trong 5 năm liền trước chúng ta cần tính toán các tỷ số tài chính của công ty để nhận ra chiều hướng phát triển của Công ty. Từ đó, người làm đưa ra công tác định giá mới đưa ra nhận định của mình về chiều hướng phát triển của Công ty được định giá là Công ty Hóa chất. Qua nghiên cứu số liệu bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Hóa chất chúng ta có thể nhận ra tốc độ tăng trưởng của công ty qua các năm trong quá khứ ( Số liệu lợi nhuận thuần lấy từ BCKQKD Cty Hóa chất): Các năm 2003 2004 2005 2006 2007 Lợi nhuận thuần 399769.2 461219.4 465903.9 544935.6 659902.5 Tốc độ tăng trưởng 15.37% 1.01% 16.96% 21.10% Tốc độ bình quân 13.61% Tốc độ tăng trưởng của Công ty Cổ phần Hóa chất theo dự đoán của công ty Chứng khoán FPT trong giai đoạn 2008 đên 2012 là ( Số liệu lợi nhuận thuần lấy từ bảng dự báo KQKD 2008 – 2012, nguồn Cty Ck FPT): Các năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Lợi nhuận thuần 659903 591300 668750 856118 1165295 1366371 Tốc độ tăng trưởng -11.60% 13.10% 28.02% 36,11% 17.26% Tốc độ bình quân 11.68% Như vậy theo dự đoán của Công ty Chứng khoán FPT thì tốc độ tăng trưởng của Công ty Hóa chất trong những năm tới giảm hơn so với giai đoạn 2003 -2007. Đây là một nhận định không hợp lý và cần đánh giá lại. Theo tác giả thời kỳ này nên giả định tốc độ tăng trưởng của Công ty Hóa chất cao hơn mức 13.61%. Nguyên nhân là do trong giai đoạn quá khứ kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Hóa chất là hoàn toàn tốt tỷ lệ tăng trưởng tăng nhanh trong những năm 2006, 2007. 3.2.2. Xây dựng kế hoạch đầu tư trong tương lai của doanh nghiệp Công ty Cổ phần Hóa chất cũng giống như các Công ty khác, trong quá trình hoạt động của mình Công ty cần đầu tư vào các loại tài sản cố định như hệ thống kho bãi, trang thiết bị văn phòng, phương tiện vận chuyển…… để nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty, tăng tính an toàn cho các sản phẩm lưu kho và sự chủ động trong cung cấp hàng hóa. Kế hoạch đầu tư vào tài sản cố định phụ thuộc vào tình hình lợi nhuận của công ty. Giá trị của các khoản đầu tư trong tương lai làm giảm đi dòng tiền thực tế mà chủ sở hữu được. Do đó việc xác định dòng tiền tự do của doanh nghiêp nên tính bằng lợi nhuận thuần trừ đi giá trị đầu tư trong tương lai. Việc làm này làm tăng tính thực tế của việc dự đoán giá trị của các dòng tiền trong tương lai, nâng cao chất lượng của việc xác định giá trị của doanh nghiệp. Để xác định giá trị tái đầu tư của doanh nghiệp trong tương lai ở từng năm khác nhau là không đơn giản vì vậy theo tác giả nên trích một phần lợi nhuận trong các năm theo một tỷ lệ nhất định để phục vụ cho việc tái đầu tư. Tỷ lệ tích lũy tái đầu tư đề xuất là 10% lợi nhuận thuần trong giai đoạn 2008 – 2012 và 5% trong giai đoạn tiếp theo. Dòng tiền tựdo tính toán lại theo giải pháp trên là (số liệu căn cứ vào báo cáo kết quả kinh doanh dự tính của Công ty Chứng khoán FPT): Dòng tiền tự do trong giai đoạn 2008 – 2012 Các Năm 2008 2009 2010 2011 2012 lợi nhuận thuần 591300 668750 856118 1165295 1366371 Tái đầu tư 59130 66875 85611.8 116529.5 136637.1 Dong tiền tự do ( FCF ) 532170 601875 770506.2 1048765.5 1229733.9 Xác định lại giá trị dòng tiền tự do cho các năm tiếp theo với tỷ lệ trích giảm tái đầu tư từ lợi nhuận thuần như trên sẽ cho kết quả hợp lý hơn, căn cứ định giá xẽ hoàn thiện hơn. 3.2.3. Nâng cao chất lượng của phương pháp dòng tiền chiết khấu Phương pháp dòng tiền chiết khấu không sử dung nhiều số liệu trong quá khứ, số liệu trong quá khứ chỉ được tính toán một lần làm căn cứ cho suốt quá trình định giá. Do đó để năng cao chất lượng của phương pháp này cần xác định các số liệu trong quá khứ một cách thận trọng, ngoài ra cần nâng cao chất lượng của các nguồn thông tin để đưa ra các dự báo chính xác với tình hình của doanh nghiệp. Trong quá trình tính giá trị doanh nghiệp các giả định quan trọng nhất của mô hình chiết khấu dòng tiền chính là các giả định về mức chiết khấu và tỷ lệ tăng trưởng. Để nâng cao tính chính xác của các giả định này yêu cầu người thẩm định giá của công ty phải có một năng lực chuyên môn vững vàng. Các cán bộ định giá trong khi tiến hành định giá doanh nghiệp cần có một chính kiến riêng của mình về hướng giải quyết, biện pháp thực hiện và hạn chế tối đa các tác động từ bên ngoài về việc đưa ra các giả định. Trong quá trình định giá tại Công ty Hóa chất, việc xác định tỷ lệ tăng trưởng của Công ty trong giai đoạn sau năm 2017 bằng 11.5% là hoàn toàn không hợp lý vì: Tất cả các Công ty hoạt động trong nền kinh tế Việt Nam nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung đều không thể duy trì một mức độ tăng trưởng đều đặn và cao hơn mức tăng trưởng của toàn ngành. Theo quan điểm của tác giả, thì mức độ tăng trưởng bền vững của Công ty trong tương lai luôn thấp hơn hoặc bằng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Trong định giá Công ty Hóa chất nên dự đoán tốc độ tăng trưởng bền vững trong giai đoạn sau năm 2017 bằng với tốc độ tăng trưởng của GDP trong thời gian qua. Các năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008f Tốc độ tăng trưởng GDP 6.80% 6.90% 7% 7.20% 7.70% 8.50% 8.17% 8.50% 8.88% Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7.70% Để hoàn thiện một phương pháp định giá doanh nghiệp là một việc không đơn giản, với trình độ hiểu biết của mình tác giả chỉ xin đưa ra những kiến nghị trên nhằm mục đích nâng cao hiệu quả định giá Công ty cổ phần Hóa chất. KẾT LUẬN Bên cạnh những chính sách phát triển doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chính sách sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là con đường tốt nhất để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tăng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp và các khối kinh tế trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Thực tế hiện nay, yêu cầu bức thiết nhất là làm thế nào để thúc đẩy quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh với tiêu chí đánh giá chính xác giá trị của các đối tượng cổ phần hóa. Việc đưa ra các thông tin định giá chính xác về các doanh nghiệp cổ phần hóa là cơ sở cho sự phát triển của thị trường chứng khoán. Để đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa và hoàn thiện công tác định giá doanh nghiệp cần có những quy định hướng dẫn cụ thể hơn về quy trình cổ phần hóa, lựa chọn phương pháp định giá phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp cụ thể….. đặc biệt là phương pháp định giá. Việc lựa chọn phương pháp định giá chính xác xẽ góp phần làm tăng tính hiệu quả của hoạt động định giá. Qua đó, đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư và tăng chất lượng của hàng hóa lưu thông trên thị trường chứng khoán, thị trường vốn. Nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng công tác định giá, trong phạm vi bài viết, người viết đã đưa ra những vấn đề cơ bản về lý luận và phương pháp định giá doanh nghiệp cũng như thực tế áp dụng tại Công ty Cổ phần Hóa chất. Qua đó, xin được nêu ra một số giải pháp cũng như kiến nghị đối với các bên liên quan về phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khấu, đồng thời đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng định giá Công ty Cổ phần Hóa chất theo phương pháp dòng tiền chiết khấu. Định giá doanh nghiệp là một vấn đề vô cùng phức tạp, đòi hỏi kiến thức chuyên môn sâu cũng như kinh nghiệm cao. Do vậy, trong bài viết không tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Vì vậy, người viết luôn sẵn sàng và rất mong nhận được sự đóng góp của người đọc.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11658.doc
Tài liệu liên quan