Qua ba chương nghiên cứu chúng ta thấy được vai trò và ý nghĩa hết sức to lớn của nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh- sinh viên. Đây là nghiệp vụ bảo hiểm không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà nó còn mang tính xã hội hoá cao phù hợp với chủ trương chính sách phát triển nguồn nhân lực con người ngay từ khi chỉ mới là “những chồi non mới lớn” của Đảng và Nhà nước ta. Với đề tài “Bàn về nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên tại công ty bảo hiểm Petrolimex”, em mong muốn đã một phần nào đó đã làm rõ hơn về tác dụng to lớn của nghiệp vụ bảo hiểm này. Đồng thời qua bài chuyên đề này em đã đưa ra được một số kiến nghị, đề xuất mà em đã rút ra được sau quá trình tiếp xúc thực tế tại công ty. Em hy vọng thời gian tới công ty có những hướng đi phù hợp hơn để nâng cao hiệu quả triển khai nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh- sinh viên, góp phần vào sự phát triển chung của toàn Tổng công ty để PJICO thực sự trở thành thương hiệu mạnh trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Bài chuyên đề này được hoàn thiện là sự tìm hiểu và cố gắng không ngừng của em. Tuy nhiên do hạn chế về số liệu nên bài viết còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía cô giáo để bài chuyên đề này của em được hoàn thiện hơn.
79 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1544 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Bàn về nghiệp vụ bào hiểm toàn diện học sinh- Sinh viên tại công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m 2004
Năm 2005
Năm 2006
1
Phí bảo hiểm gốc
597.884
726.520
667.377
2
Phí nhượng tái bảo hiểm
147.079
215.477
222.264
3
Tỷ lệ phí nhượng/phí gốc
24,6 %
29,66 %
33,3 %
Phí nhượng Tái bảo hiểm hàng năm thường chiếm trên dưới 30 % phí bảo hiểm gốc của PJICO. Phí nhượng tái bảo hiểm năm 2006 có tỷ trọng tăng so với năm 2005 chủ yếu do tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm xe cơ giới ( Nghiệp vụ hầu như không phải tái bảo hiểm ) giảm từ 47,33 % xuống 41,96 % trên tổng phí.
Các nhà tái bảo hiểm chính của PJICO trong những năm qua là :
- Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia ( VINARE) : PJICO nhượng tái bảo hiểm cho VINARE theo chương trình cam kết 20 % phí nhượng và nhượng tái tự nguyện.
- Các tập đoàn bảo hiểm lớn của thế giới như SWISS RE; MUNICH RE; AON BROKE; ALLIANZ SA, MITSUMITOMO RE; KOREAN RE, ...
- Các Công ty bảo hiểm phi nhân thọ trong nước như Bảo việt; Bảo Minh; PVI; PTI
Trong những năm qua hoạt động nhượng tái bảo hiểm đã góp phần ổn định tình hình tài chính của PJICO thông qua việc nhượng tái bảo hiểm .Trong năm 2006 và những tháng đầu năm 2007, các hợp đồng tái bảo hiểm cố định của PJICO với điều kiện khá rộng đã đáp ứng được hầu hết các dịch vụ mà PJICO đã khai thác, đảm bảo tốt nhất cho hoạt động khai thác bảo hiểm gốc.
c. Hoạt động đầu tư
Đầu tư là một trong số mảng hoạt động lớn của các công ty bảo hiểm, nó có một chức năng quan trọng tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty nó chung và đặc biệy đảm bảo khả năng tài chính trong việc thực hiên cam kết với người tham gia.
Hoạt động đầu tư của PJICO đã phát triển theo hướng ngày càng chuyên nghiệp hơn. PJICO đã thực hiện việc quản lý dòng tiền đầu tư nhằm sử dụng hiệu quả tiền nhàn rỗi, huy động tối đa tiền vào đầu tư, đồng thời vẫn đảm bảo nhu cầu chi tiêu thường xuyên của các đơn vị trong toàn Công ty.
Danh mục đầu tư của PJICO đã được đa dạng hoá. PJICO chủ yếu đã đầu tư vào các loại hình đầu tư như góp vốn liên doanh, mua cổ phần, tiền gửi, bất động sản,... Năm 2006, danh mục đầu tư của PJICO đã được cơ cấu lại theo đó tỷ trọng đầu tư tiền gửi giảm, tăng dần tỷ trọng đầu tư vào các loại chứng khoán trên cơ sở đảm bảo an toàn vốn đầu tư và chấp nhận mức độ rủi ro vừa phải.
PJICO đã triển khai đầu tư vào nhiều dự án có hiệu quả như đầu tư góp vốn vào Công ty cổ phần vận tải xăng dầu Vipco, góp vốn cổ phần vào Tổng công ty CP tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam (Vinare), Công ty cổ phần Xây lắp I Petrolimex.; Công ty cổ phần Bất động sản Petrolimex (Pland), Công ty cổ phần Lương thực và Công nghệ thực phẩm (Foodinco)....., ngoài ra PJICO còn thường xuyên theo dõi sự biến động của Thị trường chứng khoán để lựa chọn danh mục đầu tư cổ phiếu hợp lý.
Một số dự án đã góp vốn đầu tư tính đến thời điểm 31/12/2006
Đơn vị tính:Triệu đồng
STT
Tên dự án
Hình thức tham gia
Tỷ lệ góp vốn
Số tiền góp vốn
1
Công ty CP Vận tải Vipco
Góp vốn cổ phần
6,94%
24.350
2
Tổng Công ty cổ phần tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam
Góp vốn cổ phần
3,5%
12.005
3
Công ty CP Xây lắp I Petrolimex
Góp vốn cổ phần
10%
1.000
4
Công ty CP Bất động sản Petrolimex
Góp vốn cổ phần
10%
10.000
5
Công ty CP Lương thực và Công nghệ thực phẩm (Foodinco)
Góp vốn quỹ
7,57%
2.500
6
Công ty liên doanh kho xăng dầu Vân phong
Góp vốn liên kết KD
15%
12.800
Tổng cộng
62.655
(Nguồn: Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex)
1.4.2. Sản lượng dịch vụ qua các năm
Cơ cấu doanh thu qua các năm (2004 – 2006)
Đơn vị: triệu đồng
TT
Tên dịch vụ
2004
2005
2006
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
1
Thu bảo hiểm gốc
597.884
85,90
726.520
86,46
667.627
84,71
2
Doanh thu nhận tái bảo hiểm
38.994
5,60
38.648
4,60
41.341
5,25
3
Doanh thu nhượng tái bảo hiểm
35.431
5,09
47.903
5,70
45.334
5,75
4
Thu khác từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm
3.102
0,45
4.111
0,49
5.292
0,67
5
Doanh thu đầu tư
20.586
2,96
23.111
2,75
28.572
3,62
Tổng
695.997
100
840.293
100
788.166
100
(Nguồn: Báo cáo Tài chính có Kiểm toán của PJICO 2004-2006)
1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian qua
Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh 2 năm 2005 – 2006 của Công ty
Đơn vị: triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
1
Tổng giá trị tài sản
498.041
581.014
2
Doanh thu phí bảo hiểm gốc
729.107
669.907
3
Doanh thu phí nhận tái
38.789
41.490
Cộng doanh thu (1+2)
767.896
711.397
3
Các khoản giảm trừ (nhượng tái, giảm phí, hoàn phí)
(219.083)
(226.215)
4
(Tăng)/Giảm dự phòng phí
(79.002)
26.138
5
Thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm
48.779
46.604
6
Thu khác hoạt động kinh doanh bảo hiểm
4.111
5.292
7
Doanh thu thuần từ hoạt động KD bảo hiểm (1+2+3+4+5+6)
522.701
563.218
8
Chi bồi thưòng bảo hiểm gốc
378.720
322.708
9
Chi bồi thường nhận tái
19.063
20.503
10
Các khoản giảm chi BT (thu BT nhượng tái, đòi người thứ 3)
94.059
54.790
11
Bồi thường phần trách nhiệm giữ lại
303.724
288.420
12
Chi bồi thường từ dự phòng giao động lớn
(55.340)
0
13
Tăng (giảm) dự phòng bồi thường
11.499
10.309
14
Trích dự phòng dao động lớn
29.243
24.574
15
Chi khác HĐ kinh doanh bảo hiểm (hoa hồng, giám định, đề phòng hạn chế tổn thất…)
71.858
71.439
16
Tổng chi trực tiếp kinh doanh bảo hiểm (11+12+13+14)
360.984
394.745
17
Lợi nhuận gộp HĐKD bảo hiểm (7-15)
161.716
168.473
18
Chi phí bán hàng
72.432
62.266
19
Chi quản lý
100.720
105.853
20
Lợi nhuận thuần từ HĐKD bảo hiểm (17-18-19)
(11.436)
354
21
Lợi nhuận hoạt động tài chính
23.833
28.252
22
Lợi nhuận khác
446
405
23
Tổng lợi nhuận trước thuế (20+21+22)
12.842
29.012
24
Thuế TNDN
3.212
6.476
Lợi nhuận sau thuế (23-24)
9.630
22.535
(Nguồn: Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex)
2. Vài nét về Văn phòng bảo hiểm đại diện Khu vực I của PJICO
Văn phòng bảo hiểm đại diện Khu vực I được thành lập từ 1/4/1997. Hiện nay, văn phòng được đặt tại số 1 Khâm Thiên- Hà Nội.
Tổng công ty
Văn phòng khu vực Hà Nội
Văn phòng VII
Văn phòng VI
Văn phòng IV
Văn phòng III
Văn phòng V
Văn phòng II
Văn phòng I
Thông qua văn phòng khu vực Hà Nội, văn phòng đại diện khu vực sẽ nắm được các chỉ thị, chủ trương mới của công ty. Đồng thời, văn phòng đại diện sẽ phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của văn phòng cũng như các đề xuất đối với cấp lãnh đạo công ty.
Văn phòng đại diện khu vực I tuy quy mô không lớn nhưng có tổ chức khá chặt chẽ bao gồm:
- Trưởng phòng: là người được công ty tuyển chọn, bổ nhiệm, có năng lực chuyên môn cao, có trình độ đại học. Trưởng phòng làm nhiệm vụ quản lí tổng hợp hoạt động của toàn bộ văn phòng, trực tiếp báo cáo kết quả kinh doanh cũng như đề xuất lên công ty.
- Hai phó phòng: là những cán bộ có năng lực, trình độ, có nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động quản lí văn phòng cùng với trưởng phòng và được trưởng phòng phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể.
- Bảy nhân viên: Là những cán bộ có trình độ đã qua tuyển chọn của công ty, có nhiệm vụ tham gia triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm trong phạm vi của văn phòng.
Văn phòng I triển khai tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm của PJICO.Tuy nhiên, hai mảng hoạt động mạnh nhất và có kết quả cao nhất là bảo hiểm xe cơ giới và bảo hiểm kết hợp học sinh – sinh viên. Ngoài ra, một nghiệp vụ khác cũng được triển khai rộng rãi là bảo hiểm du lịch, nhưng do nghiệp vụ này có tính thời vụ và phí tương đối thấp nên doanh thu mang lại thấp hơn nhiều so với hai nghiệp vụ kể trên.
Các văn phòng của PJICO đều thực hiện phân cấp bồi thường. Văn phòng khu vực Hà Nội có quyền hạn tương đương với moọt chi nhánh bảo hiểm nhưng do đóng tại Hà Nội nơi có trụ sở chính của PJICO nên chỉ được giữ là văn phòng đại diện khu vực mà không được thành lập chi nhánh.
Chi nhánh được giải quyết bồi thường cho các nghiệp vụ không vượt qua 20 triệuđồng/vụ. Nếu số tiền bồi thường phát sinh vượt quá số này thì chuyển lên cho công ty xem xét giải quyết bồi thường.
II. Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh-sinh viên tại PJICO
1. Công tác khai thác
Công tác khai thác là một trong những công việc đầu tiên, cơ bản quyết định đến sự phát triển thành công hay thất bại của doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và của nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên nói riêng. Bởi vì:
- Khai thác bảo hiểm chính là tìm kiếm khách hàng tham gia bảo hiểm. Công tác khai thác được thực hiện tốt sẽ mang lại cho công ty một số lượng lớn khách hàng tham gia bảo hiểm, từ đó mang lại nguồn doanh thu lớn cho doanh nghiệp bảo hiểm. Đồng thời còn giúp cho doanh nghiệp bảo hiểm có thể đảm bảo được nguyên tắc “số đông bù số ít”, tạo lập được quỹ bảo hiểm tập trung đủ lớn để đảm bảo khả năng chi trả của mình.
- Khâu khai thác là khâu đầu tiên trong quy trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm, nó có ảnh hưởng rất lớn đến các khâu tiếp theo. Khai thác có tốt thì mới tạo được nhiều doanh thu và từ đó tạo lập các quỹ như chi đề phòng hạn chế tổ thất, chi hoa hồng đại lý, chi quản lí, chi trả tiền bảo hiểm,…. Chính vì vậy mà khâu khai thác được các công ty bảo hiểm chú trọng hàng đầu.
- Hơn nữa, trong khâu khai thác tích cực tuyên truyền sao cho khách hàng hiểu được những đặc điểm của sản phẩm và ích lợi do sản phẩm mang lại nếu họ tham gia. Vì sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm vô hình, nó khác với các sản phẩm hữu hình khác ở chỗ nếu như với các sản phẩm hữu hình người mua có thể thẩm định được ngay khi mua sản phẩm thì với các sản phẩm bảo hiểm người mua không thể biết được. Do vậy yêu cầu đặt ra là phải tuyên truyền sao cho mọi người hiểu, tạo dựng được lòng tin từ phía khách hàng.
Một quy trình khai thác bảo hiểm bao gồm:
1.1. Lập kế hoạch khai thác
Lập kế hoạch khai thác có nghĩa là công ty đưa ra một mục tiêu, một mức nhất định có thể là doanh thu cần đạt được trong kì. Đây là mức thoả mãn đồng thời cả hai yếu tố “ số đông bù số ít” và mang lại thu nhập cho công ty. Từ kế hoạch khai thác với các chỉ tiêu cần đạt được sẽ là cơ sở cho doanh nghiệp bảo hiểm bố trí nhân lực, vật lực để có thể hoàn thành kế hoạch đề ra. Doanh nghiệp bảo hiểm cần nghiên cứu kỹ càng về thị trường, về tính cạnh tranh của sản phẩm bảo hiểm mà mình cung cấp so với các đối thủ cạnh tranh.
Kế hoạch khai thác chính là cơ sở đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm. Để lập được kế hoạch khai thác cần phải dựa trên các số liệu thống kê của những năm trước về kết quả đạt được, về sự thay đổi số học sinh, dự kiến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong những năm tới, kết hợp với những mục tiêu mà công ty đề ra. Từ đó đề ra các mục tiêu: Số học sinh, sinh viên cần đạt được, doanh thu phí bảo hiểm.
1.2. Xây dựng các biện pháp khai thác và hỗ trợ khai thác.
Trên cơ sở kế hoạch đã đề ra, các văn phòng, chi nhánh sẽ phải đưa ra các biện pháp khai thác thực tế để hiện thực hoá mức kế hoạch này. Để có thể khai thác tốt cần có các biện pháp hỗ trợ khai thác như:
- Tuyên truyền quảng cáo: Để là hình thức hỗ trợ khai thác tốt nhất được sử dụng rộng rãi trong nhiều năm qua. Các hình thức như tuyên truyền qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình, in ấn các tờ rơi phát đến tận tay phụ huynh học sinh và các em về ý nghĩa, quyền lợi, mục đích của bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên đã hỗ trợ rất tích cực đến công tác khai thác của các doanh nghiệp bảo hiểm.
- Xây dựng mạng lưới đại lý tại các trường: Đại lý bảo hiểm là một trong những nhân tố không thể thiếu được của công ty bảo hiểm. Họ là những người giúp công ty giới thiệu các sản phẩm đến với khách hàng, là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp bảo hiểm. Do đó việc tổ chức, xây dựng và phát triển mạng lưới đại lý là rất cần thiết trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm. Đối với nghiệp vụ bảo hiểm học sinh, sinh viên việc xây dựng mạng lưới đại lý ngay tại các trường có ý nghĩa rất lớn. Một mặt, kéo gần khoảng cách giữa công ty bảo hiểm với khách hàng, mặt khác việc tổ chức hội nghị đại lý giúp các đại lý hiểu rõ hơn về bảo hiểm toàn diện học sinh để từ đó họ có thể làm tốt công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh học sinh. Mỗi công ty bảo hiểm cần có quy định rõ ràng về quyền lợi và nghĩa vụ của đại lý.
- Tổ chức hội nghị khách hàng: Như đã nói ở phần quy trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện HSSV, hàng năm công ty bảo hiểm cần phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo tổ chức hội nghị tổng kết năm học cũ. Thông qua hội nghị khách hàng, công ty báo cáo công tác bảo hiểm toàn diện đối với HSSV trong năm học vừa qua và phổ biến nội dung của bảo hiểm toàn diện HSSV trong năm học tới, lắng nghe sự đóng góp ý kiến của các vị khách mời để ngày càng hoàn thiện quy tắc bảo hiểm toàn diện HSSV, đồng thời rút kinh nghiệm để làm tốt hơn trong năm học tới. PJICO thường tổ chức hội nghị tổng kết năm học cũ vào tháng 8.
1.3. Tổ chức khai thác
Tổ chức khai thác bao gồm cả ba bước quan trọng: Tìm kiếm khách hàng; bán bảo hiểm (cấp giấy chứng nhận và thu phí); thống kê báo cáo. Trong quá trình tổ chức khai thác phải kết hợp với việc đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả khai thác, kịp thời xử lí những vấn đề phát sinh trong quá trình khai thác.Các cán bộ được phân công phụ trách các trường phải thường xuyên giữ liên lạc với các đại lý bán chuyên của các trường để có thể nắm rõ được những thay đổi.
1.4. Kiểm tra giám sát quá trình khai thác bảo hiểm
Khác với các thống kê báo cáo chỉ đơn thuần ghi chép lại các kết quả khai thác, bước này còn làm nhiệm vụ xem xét các hoạt động, thông báo phản ánh kịp thời những phát sinh để có những điều chỉnh kịp thời trong suốt quy trình triển khai. Như vậy, bước này có tính chất hai chiều là xem xét và có biện pháp phản hồi còn thống kê báo cáo chỉ có tính chất một chiều.
1.5. Đánh giá rút kinh nghiệm khai thác.
Công tác khai thác luôn bao gồm nhiều vấn đề nảy sinh mà không phải tất cả các vấn đề đều giống nhau, cũng có thể lường trước được khi lập kế hoạch cũng như khi xây dựng các biện pháp khai thác, chỉ khi nào bắt tay vào thực hiện thì mới có thể thấy hết được. Do vậy, sau mỗi kì hoạt động công ty bao giờ cũng phải đánh giá lại kết quả mà mình đã đạt được để không chỉ thấy được các mặt tích cực mà còn để thấy được những tồn tại để từ đó rút kinh nghiệm cho những kì hoạt động sau.
Bảo hiểm toàn diện HSSV thường được tiến hành vào đầu năm học nên cứ vào thời điểm này các công ty bảo hiểm thường sử dụng hết nguồn lực của mình vào khâu khai thác để đạt kết quả cao. Và hết năm học, các công ty bảo hiểm sẽ tiến hành đánh giá kết quả, hiệu quả khai thác của mình để rút kinh nghiệm. Có thực hiện tốt bước này, các công ty bảo hiểm sẽ tích luỹ được thêm kinh nghiệm để tự hoàn thiện những kế hoạch tiếp theo của mình.
Để có thể thấy rõ hơn kết quả về tình hình khai thác của PJICO trong thời gian qua chúng ta có thể xem xét bảng sau:
Bảng 1: Tình hình khai thác bảo hiểm toàn diện HSSV tại PJICO 2005-2007
`Năm
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1. Số HSSV tham gia
Người
85.910
94.501
108.677
146.200
2. Doanh thu phí BH
Nghđ
2.237.961,7
3.518.656
5.196.526
6.990.735
3. Tốc độ tăng doanh thu phí
%
_
157,23
147,68
134,53
4. Chi phí khai thác
Nghđ
112.207
276.418
360.542
350.500
5. Hiệu quả khai thác (= 2 : 4)
19,94
12,73
14,41
19,95
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp về bảo hiểm HSSV tại PJICO)
Bảng tổng hợp trên đây cho chúng ta thấy doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên của công ty tăng đều đặn qua các năm 2004, 2005, 2006,2007 mà không phải gặp nhiều xáo động lớn, điều này là rất hợp lí vì số học sinh, sinh viên tham gia cũng đã tăng dần qua các năm này. Riêng hai năm 2006 và 2007 là hai năm có doanh thu lớn vì số học sinh tham gia trong hai năm này tăng. Đó là do đến năm 2006 thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có sự chuyển biến lớn với sự gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và nhận thức của người dân về bảo hiểm đã tăng rõ rệt.
Năm 2004 tuy doanh thu không phải là cao nhất nhưng hiệu quả khai thác của năm này là khá cao 19,94 nghĩa là một đồng chi phí bỏ ra đã góp phần đem lại xấp xỉ 20 đồng doanh thu. Có được mức hiệu quả này là do thứ nhất doanh thu phí đạt 2.237.961.700 đồng, thứ hai là do năm 2004 mạng lưới kinh doanh của công ty chưa được mở rộng nên chi phí khai thác thấp.
Năm 2005 và năm 2006 hiệu quả khai thác trong hai năm này giảm đi so với năm 2004 mặc dù doanh thu trong hai năm này có tăng so với năm 2004. Hiệu quả khai thác năm 2005 là 12,73 và năm 2006 là 14,41. Hiệu quả khai thác trong hai năm này bị sụt giảm là do nguyên nhân chi phí khai thác của công ty cho nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện HSSV trong hai năm này đã tăng lên đáng kể. Sở dĩ chi phí khai thác trong hai năm này tăng cao là do trong năm 2004 mạng lưới kinh doanh của công ty chưa phát triển thì đến năm 2005, 2006 cùng với sự phát triển khả quan của thị trường bảo hiểm nên công ty đã mở rộng mạng lưới khai thác rộng hơn. Do đó cần nhiều chi phí như tuyên truyền, quảng cáo, chi phí cho các đại lý khai thác tăng lên,… Từ đó làm cho tỷ lệ giữa doanh thu và chi phí khai thác là thấp trong hai năm 2005, 2006.
Sang đến năm 2007, hiệu quả khai thác của công ty đối với nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện HSSV là tăng lên, đạt 19,95. Có được hiệu quả này là do doanh thu phí bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm này trong năm 2007 tăng cao với tốc độ tăng doanh thu là 134,527 %, đồng thời chi phí khai thác giảm thấp hơn so với năm 2006 đã làm cho tỷ lệ giữa doanh thu và chi phí của năm 2007 cao hơn. Những dấu hiệu này cho thấy triển vọng khai thác bảo hiểm HSSV tại PJICO là rất lớn và tương đối ổn định vì công ty nguồn khai thác lớn là các văn phòng đại diện và đội ngũ đại lý khai thác lớn tại tất cả các tỉnh thành trong cả nước. Từ đó giúp công ty thực hiện được nguyên tắc “ Số đông bù số ít”, đảm bảo hơn nữa khả năng chi trả bồi thường của công ty và tạo được niềm tin nơi khách hàng.
2. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất tại PJICO
PJICO thường trích 15% doanh thu của mình dùng cho công tác đề phòng hạn chế tổn thất như xây dựng tủ thuốc tại các trường học, tổ chức các đợt khám chữa bệnh định kì cho học sinh, sinh viên ngay tại các trường học.
Bảng2: chi đề phòng hạn chế tổn thất
Đối tượng BH
Số HSSV tham gia BH
(người)
Tổng phí BH
(1000 Đồng)
Chi tủ thuốc
(1000 Đồng)
Tỷ lệ chi tủ thuốc
%
Mầm non
21.200
606.625
90.993,75
15
Cấp 1
28.945
952.825
142.923,75
15
Cấp 2
16.200
458.800
68.520
14,934
Cấp 3
26.690
805.950
120.892,5
15
Đại học
53.245
4.166.535
624.980,25
15
Tổng
146.200
6.990.735
1.048.310,25
(Nguồn: Thống kê năm 2007 tại công ty PJICO)
Nhìn vào bảng trên ta thấy, tổng phí bảo hiểm HSSV của năm 2006-2007 là 6.990.735.000 đồng trong đó được trích ra 1.048.310.250 đồng để lập tủ thuốc. Cụ thể: Với khối mầm non tổng phí bảo hiểm là 606.625.000 đồng, chi để lập tủ thuốc là 90.993.750 đồng để lập tủ thuốc tương ứng với 15%; Với khối tiểu học tổng phí bảo hiểm là 952.825.000 đồng, chi để lập tủ thuốc là 142.923.750 đồng tương ứng với 15%; Khối cấp 2 tổng phí bảo hiểm là 458.800.000 đồng, chi để lập tủ thuốc là 68.520.000 đồng tương ứng với 14,934%; Khối cấp 3 có tổng phí bảo hiểm là 805.950.000 đồng, chi cho lập tủ thuốc là 120.892.500 đồng; Khối các trường đại học có tổng phí bảo hiểm là 4.166.535.000 đồng , chi để lập tủ thuốc là 624.980.250 đồng tương ứng với 15%.
Nói tóm lại, PJICO để lại tối đa 15% phí bảo hiểm học sinh thực thu cho việc sơ cứu, cấp cứu ban đầu gồm: các khoản chi lập tủ thuốc sơ cứu ban đầu, chăm lo sức khoẻ học sinh, sinh viên, đưa nạn nhân đi cấp cứu và giải quyết các trường hợp ốm đau, tai nạn rủi ro có số tiền chi trả dưới 50.000đ/vụ khoản chi này sẽ được tính vào chi bồi thường trong năm của hợp đồng bảo hiểm. Đối tượng được hưởng chi phí này là các học sinh tham gia bảo hiểm, nhà trường là người đại diện cho các học sinh tham gia bảo hiểm sử dụng và cùng PJICO quyết toán việc sử dụng quỹ này khi kết thúc hợp đồng bảo hiểm.
Ngoài ra, PJICO còn tiến hành khen thưởng cho những đơn vị trường làm tốt công tác đề phòng hạn chế tổn thất hoặc có tỷ lệ tổn thất thấp. Số tiền bồi thường trong năm nhỏ hơn hoặc bằng 30% phí bảo hiểm: thưởng tối đa tương đương 6% phí bảo hiểm trong năm cho nhà trường. Số tiền bồi thường trong năm nhỏ hơn hoặc bằng 50% phí bảo hiểm: thưởng tối đa tương đương 3% phí bảo hiểm trong năm cho nhà trường.
3. Công tác giám định và chi trả tiền bảo hiểm.
3.1. Công tác giám định
PJICO có các văn phòng chi nhánh ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. Khi nhận được thông báo rủi ro từ phía khách hàng, công ty nhanh chóng cử các cán bộ giám định đến ngay hiện trường cùng kết hợp với các cơ quan ban ngành có liên quan như công an phường, xã hay cảnh sát giao thông để nhanh chóng tiến hành giám định xác định rõ nguyên nhân tai nạn, mức độ tổn thất để hoàn thành hồ sơ giám định một cách chính xác.
Đội ngũ cán bộ giám định tại PJICO khá nhanh nhẹn và nắm bắt tốt công việc, luôn nhiệt tình tận tâm với công việc. Do vậy việc tiến hành giám định được thực hiện khá tốt và chính xác. Từ đó giúp cho PJICO tạo được niềm tin nơi khách hàng. Công tác giám định phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Việc ghi thiệt hại phải chính xác, kịp thời, khách quan và trung thực. Giám định viên cần làm rõ nguyên nhân và mức độ trầm trọng của tai nạn.
- Phải biết đề xuất các biện pháp bảo quản, phòng ngừa thiệt hại, giảm thiểu mức độ thiệt hại khi có tổn thất xảy ra.
Từ những thông tin có được sau khi giám định viên cung cấp công ty bảo hiểm sẽ căn cứ vào đó để tiến hành công việc tiếp theo là xác định trách nhiệm của mình có nghĩa vụ bồi thường cho khách hàng hay không. Công tác giám định chỉ được thực hiện khi có sự yêu cầu của bên tham gia bảo hiểm hoặc của công ty bảo hiểm.
Hiểu được vai trò của công tác giám định nên trong thời gian qua PJICO không ngừng nâng cao chất lượng của công tác giám định.
3.2. Công tác chi trả tiền bảo hiểm
Như đã nói ở phần chương I, khi yêu cầu công ty bảo hiểm trả tiền bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thừa kế hợp pháp phải gửi cho công ty bảo hiểm đầy đủ các giấy tờ theo quy định của công ty trong vòng 30 ngày kể từ ngày người được bảo hiểm điều trị khỏi hoặc chết. Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm của khách hàng và căn cứ vào biên bản giám định công ty sẽ tiến hành bồi thường hay từ chối bồi thường cho khách hàng. Thời gian chi trả tiền bảo hiểm sau khi nhận hồ sơ yêu cầu của khách hàng là 15 ngày không quá 30 ngày nếu trường hợp phải tiến hành xác minh lại hồ sơ theo yêu cầu của công ty.
Bảng3: Báo cáo kết quả triển khai nghiệp vụ bảo hiểm HSSV tại PJICO
Đối tượng BH
Số HSSV tham gia
(người)
Tổng phí
(Nghìn đồng)
Chi tủ thuốc
(Nghìn đồng)
Chi bồi thường
(Nghìn đồng)
Chi hoa hồng
(Nghìn đồng)
Chi khác
(Nghìn đồng)
Tổng chi
(Nghìn đồng)
Mầm non
21.200
606.625
90.993,750
198.220,785
60.662,5
2.864,483
352.741,518
Cấp 1
28.945
952.825
142.923,750
334.756,007
95.282,5
26.650,515
599.612,772
Cấp 2
16.200
458.800
68.520
59.875,180
45.880
6.454,398
180.729,578
Cấp 3
26.690
805.950
120.892,5
1.243.194,281
80.595
94.072,257
1.538.754,038
Đại học
53.245
4.166.535
624.980.250
1.491.619,53
41.665,35
95.459,483
2.253.724,613
Tổng cộng
146.200
6.990.735
1.048.310,25
3.327.665,783
324.085,35
225.501,136
4.925.562,591
(Nguồn thống kê năm 2007 tại PJICO)
Từ bảng 3 ta thấy tổng số học sinh, sinh viên tham gia là 146.200 người trong đó tham gia đông nhất là lượng sinh viên đại học với 53.245 người chiếm 36,42% tổng số người tham gia, tiếp đến là số học sinh cấp 1 với 28,945 người chiếm 17,8% , sau đó là học sinh cấp 3, mầm non và cấp 2. Có sự chênh lệch về số học sinh, sinh viên tham gia giữa các cấp như vậy có thể do một trong những nguyên nhân như việc triển khai của công ty còn chưa thật sự đồng đều ở các cấp học; Ngoài ra, có thể việc nhận thức về sự an toàn cho bản thân mình của sinh viên đại học là rõ nét hơn ở các cấp trung học, mầm non vì việc tham gia bảo hiểm ở các cấp này chỉ yếu là do nhận thức của các bậc phụ huynh cho sự an toàn của con em mình; Còn một lí do nữa có thể là do việc tổ chức triển khai tham gia bảo hiểm tại các trường chưa thật sự tốt. Nhìn chung số học sinh tham gia ở các cấp là chưa đồng đều nên trong thời gian tới PJICO cần tăng cường triển khai tốt hơn nữa ở tất cả các cấp, các trường để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty.
Cũng từ bảng trên chúng ta có thể thấy chi bồi thường của nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên là khá lớn với tổng chi là khá lớn trong năm 2007 vừa qua với tổng chi bồi thường ở các cấp là 3.327.665.000 đồng. Trong đó chi bồi thường cho cấp đại học là lớn nhất vì có thể nhận thấy số lượng học sinh tham gia là lớn nhất. Doanh thu của nghiệp vụ này trong năm 2007 là 6.990.735.000 đồng, như vậy tỷ lệ bồi thường của PJICO trong năm vừa qua là 47,601%. Đồng thời, tỷ lệ chi bồi thường chiếm tới 67,535% trong tổng chi. Đây là khoản chi lớn nhất của các công ty bảo hiểm. Nhìn chung công tác chi trả tiền bảo hiểm tại PJICO được tiến hành khá nhanh chóng đã tạo được niềm tin nơi khách hàng.
4. Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh- sinh viên tại công ty PJICO trong giai đoạn vừa qua.
Từ bảng 3 đi sâu vào phân tích để thấy rõ được kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty đối với nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện HSSV ta sẽ xem xét bảng số 4 sau:
Bảng 4:
Các chỉ tiêu
Đơn vị tính
1. Doanh thu phí
2. Tổng chi phí
a. Chi tủ thuốc
b. Chi bồi thường
c. Chi hoa hồng
d. Chi khác
3. Lợi nhuận ( (3)= (1)- (2) )
4. Tỷ lệ bồi thường ( (4)= (2b)/ (1) x 100)
5. Tỷ lệ chi bồi thường ( (5)= (2b)/(2)x100)
6. Tỷ lệ chi đề phòng hạn chế tổn thất
( (6)= (2a)/(2)x100)
7. Hiệu quả đề phòng hạn chế tổn thất
( (7)= (3)/(2a) )
8. Hiệu quả kinh doanh theo doanh thu ( (8)= (1)/(2) )
9. Hiệu quả kinh doanh theo lợi nhuận
( (9)= (3)/(2) )
Đồng
Đồng
Đồng
%
%
%
6.990.735.000
4.925.562.519
1.048.310.250
3.327.665.783
324.085.350
225.501.136
2.065.172.481
47,601
67,559
21,283
1,97
1,4193
0,4193
Nhìn vào bảng 4 chúng ta nhận thấy năm 2007 tổng doanh thu phí là 6.990.735.000 đồng, tổng chi phí là 4.925.562.519 đồng. Như vậy lợi nhuận của năm 2007 của nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên tại PJICO tính theo chỉ tiêu số (3) là 2.065.172.481 đồng. Hiệu quả kinh doanh theo lợi nhuận tính ở chỉ tiêu số (9) là 0,4193 tức là cứ một đồng chi phí bỏ ra công ty sẽ thu lại được 0,4193 đồng lợi nhuận. Vậy là qua chỉ tiêu số (3) và (9) cho thấy nghiệp vụ bảo hiểm HSSV trong năm 2007 vừa qua đã đem lại lợi nhuận cho công ty, tạo ra hiệu quả kinh doanh cho công ty. Có được kết quả như vậy là do trong thời gian vừa qua thương hiệu PJICO dần khẳng định được vị thế của mình trên thị trường bảo hiểm trong nước. Tuy nhiên không thể không kể đến những yếu tố thuận lợi mà PJICO có được đã giúp cho việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm HSSV nói riêng cũng như các nghiệp vụ bảo hiểm khác của công ty nói chung đã được kết quả tốt. Đó là các thuận lợi như:
- Cuối năm 2006 vừa qua, Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) tạo ra những chính sách thông thoáng cho các ngành kinh tế cùng phát triển trong đó có ngành bảo hiểm nên người dân được biết và hiểu nhiều về tác dụng của bảo hiểm hơn.
- Với chính sách mỗi gia đình chỉ có 1 hoặc 2 con nên các bậc phụ huynh rất quan tâm đến sự an toàn của con cái mình và sự quan tâm đó được họ gửi gắm vào những sản phẩm bảo hiểm như bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên.
- Trong thời gian qua, các dịch vụ y tế ở nước ta ngày càng phát triển cùng với nó là chi phí cho dịch vụ y tế là khá cao nên gây khó khăn lớn cho những gia đình có thu nhập thấp không đủ điều kiện để chi trả chi phí y tế nên họ tham gia bảo hiểm để mong nhận được sự chia sẻ của các công ty bảo hiểm khi họ gặp rủi ro tổn thất. Bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên là một sản phẩm bảo hiểm nhằm mục đích chia sẻ với các em học sinh, sinh viên và gia đình các em về tài chính khi có rủi ro xảy ra đối với các em.
Đồng thời, trong năm 2007 chi bồi thường của nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên của toàn công ty là 3.327.665.783 đồng. Theo chỉ tiêu số (4) ta thấy tỷ lệ bồi thường là 47,601% tức là cứ thu được 100 đồng doanh thu phải chi cho bồi thường là 47,601 đồng. Tỷ lệ chi bồi thường là 67,559% ( tính theo chỉ tiêu số (5) ) tức là cứ trong 100 đồng chi phí thì có 67,55l9 đồng chi cho công tác bồi thường. Qua đó ta thấy chi phí bồi thường luôn là khoản chi lớn nhất của các doanh nghiệp bảo hiểm. Nhìn vào chỉ tiêu số (6) ta thấy tỷ lệ chi đề phòng hạn chế tổn thất chiếm 21,283% trong tổng chi phí. Tức là cứ 100 đồng chi phí thì chi cho công tác đề phòng hạn chế tổn thất là 21,283 đồng. Từ đó đạt được hiệu quả đề phòng hạn chế tổn thất là 1,97. Có nghĩa là cứ chi 1 đồng cho công tác đề phòng hạn chế tổn thất (chi để lập tủ thuốc) thì sẽ tạo được 1,97 đồng lợi nhuận (theo chỉ tiêu số (7)). Như vậy việc chi cho công tác đề phòng hạn chế tổn thất có ý nghĩa rất lớn, nó giúp cho công ty có thể giảm được khoản chi lớn cho bồi thường và từ đó góp phần tạo lợi nhuận cho công ty.
Nói tóm lại, qua các chỉ tiêu phân tích ở bảng 4 ta thấy trong năm 2007 vừa qua, nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên đang dần trở thành một thế mạnh của PJICO. Đây thực sự là một dấu hiệu đáng mừng để công ty tiếp tục hoàn thiện và mở rộng khai thác hơn nữa nghiệp vụ này trong tương lai.
CHƯƠNG III: Một số kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện nghiệp vị bảo hiểm toàn diện học sinh – sinh viên tại công ty PJICO.
I. Những thuận lợi và khó khăn của PJICO khi triển khai nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh-sinh viên.
Mục đích của chương III này là nhằm đưa ra được một số biện pháp từ đó có thể nâng cao hiệu quả khai thác của nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên tại PJICO. Để đạt được mục đích này , trước hết chúng ta cần phải hiều rõ được những thuận lợi và cả những khó khăn của Công ty trong kinh doanh bảo hiểm nói chung và trong khai thác nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên nói riêng trong bối cảnh hiện nay.
1. Những yếu tố thuận lợi
- Nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây thường đạt tốc độ tăng trưởng GDP trên 8%, đây là yếu tố thuận lợi cho tất cả các ngành kinh tế trong đó có bảo hiểm.
- Thị trường bảo hiểm Việt Nam ngày càng phát triển sôi động. Theo đánh giá của Bộ tài chính từ năm 1994 đến nay, tốc độ tăng trưởng bình quân của thị trường bảo hiểm đạt 25%/ năm, số lượng các công ty bảo hiểm cũng ngày một tăng, với nhiều hình thức sở hữu khác nhau: Sở hữu Nhà nước, cổ phần, liên doanh, 100% vốn nước ngoài.
- Luật Kinh doanh bảo hiểm ra đời ngày 07/12/2000: Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Kinh doanh bảo hiểm Việt Nam và có hiệu lực từ quý II năm 2000. Đây được xem là văn bản pháp lí quan trọng cho hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và PJICO nói riêng. Qua đây cho thấy Đảng và Nhà nước ta đã có những quan tâm kịp thời đến tình hình phát triển của lĩnh vực bảo hiểm, giúp cho lĩnh vực này xây dựng hoạt động dễ dàng, đóng góp vào tiến trình phát triển chung của đất nước.
- Đặc biệt là sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức WTO cuối năm 2006 đã tác động lớn đến thị trường nước ta. Với chính sách mở cửa thông thoáng của Đảng và Nhà nước ta đã thúc đẩy hoạt động của ngành bảo hiểm như nhiều công ty bảo hiểm được cấp giấy phép hoạt động, số lượng khách hàng tham gia bảo hiểm càng nhiều không chỉ có khách trong nước mà còn có cả khách nước ngoài,…
- Với chính sách mỗi gia đình chỉ có 1 hoặc 2 con, cộng thêm sự phát triển của nền kinh tế nên các gia đình có nhiều điều kiện để chăm sóc con cái mình. Họ không chỉ quan tâm đến việc ăn mặc hàng ngày của con em mình mà các bậc phụ huynh còn luôn muốn con mình được phát triển tốt nhất, trong đó có nhu cầu mua bảo hiểm cho con em mình.
- Riêng đối với PJICO là một trong những công ty bảo hiểm được ra đời và phát triển cũng khá lâu (năm 1995) nên có thuận lợi là có một lượng khách hàng lớn và ổn định. Trong những năm vừa qua, thương hiệu bảo hiểm PJICO đã được nhiều người biết đến và tin cậy khi tham gia các loại hình bảo hiểm của công ty trong đó có bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên.
- Công ty cổ phần PJICO được cổ phần hóa với những cổ đông lớn có uy tín trên thị trường như Tổng công ty xăng dầu Việt Nam, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, Tổng công ty thép Việt Nam,… giúp cho PJICO khẳng định tiềm lực tài chính lớn mạnh của mình.
- Ngoài ra, công ty còn có một đội ngũ cán bộ trẻ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao. Đó là một lợi thế giúp công ty phát triển.
2. Những khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi thì trong qua trình khai thác nghiệp vụ, công ty cũng gặp không ít khó khăn.
- Việc thị trường phát triển sôi động bên cạnh tạo ra những thuận lợi, cơ hội phát triển cho tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và PJICO nói riêng thì tạo ra những khó khăn, thách thức lớn. Đó chính là sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty. Trên thị trường bảo hiểm Việt Nam hình thành 3 dạng cạnh tranh rất quyết liệt:
+ Cạnh tranh giữa các công ty bảo hiểm trong nước;
+ Cạnh tranh giữa các công ty bảo hiểm Việt Nam với các công ty bảo hiểm nước ngoài;
+ Cạnh tranh giữa các công ty bảo hiểm nước ngoài với nhau.
Ngoài ra việc chúng ta gia nhập WTO vào cuối năm 2006 buộc chúng ta phải mở cửa thị trường trong nước theo đúng cam kết đã kí trong hiệp định song phương và đa phương. Thị trường bảo hiểm Việt Nam có rất nhiều công ty bảo hiểm nước ngoài với nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh bảo hiểm. Đó chính là khó khăn lớn cho các công ty bảo hiểm trong nước.
- Mặc dù nhận thức được về tác dụng của bảo hiểm của người dân đã tiến bộ hơn song thói quen tham gia bảo hiểm vẫn khá xa lạ với người dân Việt Nam. Chính điều này gây khó khăn cho việc tuyên truyền và bán các sản phẩm bảo hiểm nói chung cũng như sản phẩm bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên nói riêng.
3. Tiềm năng phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên của PJICO trong thời gian tới.
Nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên được triển khai ở nước ta chủ yếu do 3 công ty bảo hiểm là Bảo Việt, PJICO và Bảo Minh, trong đó PJICO đứng thứ hai về thị phần trên thị trường.
Trong thời gian gần đây bảo hiểm xã hội cũng có những cải tiến đáng kể trong công tác khám chữa bệnh không chỉ đối với bảo hiểm y tế mà còn cả với các loại hình bảo hiểm con người khác trong đó có bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên. Do vậy đã thu hút đước lượng học sinh, sinh viên tham gia đông đảo.
Bên cạnh đó số học sinh ở các vùng ngoại thành của nước ta chưa tham gia loại hình bảo hiểm HSSV còn khá lớn nên đây chính là tiềm năng lớn cho các công ty bảo hiểm triển khai công tác khai thác.
Để có thể triển khai nghiệp vụ đạt kết quả cao, từ những căn cứ vào tiềm năng của thị trường , tình hình thực tế công ty cần đề ra phương hướng hoạt động cho mình trong thời gian tới.
4. Phương hướng hoạt động trong thời gian tới
- Xây dựng và thực hiện các biện pháp khai thác phù hợp để khuyến khích khách hàng tham gia bảo hiểm tại PJICO và không ngừng mở rộng thị phần.
- Liên tục phát triển tạo thế vững chắc cho công ty trên thị trường bảo hiểm, tăng sức cạnh tranh cho công ty bằng các biện pháp như nâng cao chất lượng, hiệu quả khai thác, giám định, bồi thường. Lợi ích của khách hàng phải luôn đạt lên hàng đầu, đảm bảo ổn định tài chính cho khách hang, tránh xáo động đời sống kinh tế - xã hội.
- Giữ vững, duy trì mối quan hệ tốt với các đối tác, các doanh nghiệp bảo hiểm lớn trong nước và ngoài nước.
- Chú trọng công tác đào tạo về mặt chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ cho cán bộ, nhân viên của công ty.
Đối với văn phòng đại diện khu vực I của công ty: Đây là văn phòng có những kết quả hoạt động rất tốt kể từ khi thành lập đến nay. Các nghiệp vụ bảo hiểm đều được chỉ đạo triển khai rất nhịp nhàng và có kết quả cao. Đặc biệt là nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới và bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên là thế mạnh của Phòng, mang lại doanh thu lớn. Chính vì vậy mà trong thời gian tới, mục tiêu của Phòng chính là đánh giá rút kinh nghiệm để tiếp tục khai thác tốt nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng với tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên nói riêng.
II. Một số kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh – sinh viên.
1. Kiến nghị, đề xuất với Nhà nước
Nhà nước với chức năng của mình tiến hành hướng dẫn, điều tiết, quản lý, kiểm tra thông qua chính sách, luật pháp để chỉ đạo các hoạt động kinh tế xã hội ở tầm vĩ mô, trong đó có hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Để có thể quản lí tốt cũng như tạo ra môi trường kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp Nhà nước cần:
- Trước hết, Nhà nước cần ban hành hệ thống pháp luật mang tính chất đồng bộ, thông thoáng nhưng vẫn đảm bảo được tính nghiêm minh của pháp luật tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bảo hiểm phát triển dễ dàng. Tăng dần hiệu lực và tiến tới hoàn thiện dần luật kinh doanh bảo hiểm. Luật kinh doanh bảo hiểm ra đời năm 2000 và có hiệu lực từ ngày 01/04/2001 nhưng vẫn chưa tỏ ra có hiệu quả vì đây mới chỉ là văn bản quy mô mang tính nền tảng đầu tiên quy định đối với lĩnh vực hoạt động mới mẻ này. Theo cá nhân em, Nhà nước cần đưa ra một khung pháp ký cụ thể cho lĩnh vực bảo hiểm.
Thí dụ như việc Chính Phủ cho phép bảo hiểm y tế để lại 35% phí thu được cho trường học trong khi lại chỉ cho các công ty bảo hiểm để lại 10% là rất chênh lệch chưa đồng bộ. Nên chăng Chính Phủ nên điều chỉnh lại tỷ lệ này cho tương đương để người tham gia không có sự cân nhắc trong việc lựa chọn tham gia loại hình bảo hiểm nào. Từ đó góp phần tạo điều kiện cho các công ty bảo hiểm triển khai nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên được hiệu quả.
- Nhà nước cần phối hợp với các công ty bảo hiểm xây dựng các công trình phúc lợi, khu vui chơi giải trí lành mạnh cho học sinh, sinh viên nhằm tạo điều kiện cho các công ty bảo hiểm thực hiện tốt công tác đề phòng hạn chế tổn thất.
- Tăng cường hơn nữa hợp tác giữa các công ty bảo hiểm thông qua Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam. Hiệp hội Việt Nam đã ra đời và đi vào hoạt động từ 12/2000 và cũng đạt được thoả thuận về “ Quy chế hợp tác trong lĩnh vực khai thác bảo hiểm phi nhân thọ và một số lĩnh vực khác giữa các doanh nghiệp hội viên hội Bảo hiểm Việt Nam”. Đây là một bước đi rất đúng đắn, góp phần tăng cường mối quan hệ giữa các công ty bảo hiểm thông qua hoạt động đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm các hợp đồng bảo hiểm lớn hạn chế được sự cạnh tranh không lành mạnh (tình trạng các doanh nghiệp đua nhau giảm phí), bảo vệ tối đa quyền lợi của khách hàng.
2. Kiến nghị, đề xuất với công ty bảo hiểm PJICO
2.1. Đối với công tác triển khai khai thác.
Công tác triển khai khai thác là một trong những khâu quan trọng nên công ty cần tập trung chú trọng để có thể nâng cao hiệu quả khai thác. Xây dựng chiến lược khai thác phù hợp: Đây là một chiến lược mang tính khoa học, đòi hỏi phải có những đầu tư nghiên cứu mới đạt được kết quả cao. Để có thể thu hút được một lượng khách hàng lớn, công ty cần làm tốt những vấn đề sau:
- Thứ nhất, công ty cần tăng cường công tác điều tra nắm bắt thị trường, xác định được vị trí của mình trên thị trường. Mỗi doanh nghiệp trên thị trường đều có một vị trí nhất định. Nó ảnh hưởng đến doanh nghiệp, đến kế hoạch của doanh nghiệp. Việc điều tra thị trường là cơ sở quan trọng cho doanh nghiệp bảo hiểm tiếp cận thị trường và nó được thực hiện trước khi bắt đầu triển khai nghiệp vụ. Làm tốt công tác này sẽ tạo điều kiện cho việc triển khai thuận lợi và đưa sản phẩm đến tận tay khách hàng. Trong quá trình triển khai công ty nên gửi phiếu điều tra tới các bậc phụ huynh bao gồm các câu hỏi đóng và mở như: khi tham gia bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên cho con em mình thì thường tham gia ở mức trách nhiệm nào sau đây: phạm vi bảo hiểm A+B, phạm vi bảo hiểm B+C, phạm vi bảo hiểm A+C hay phạm vi bảo hiểm A+B+C; mức phí bảo hiểm có thể chấp nhận được khi tham gia bảo hiểm cho con em mình là bao nhiêu?
- Thứ hai, xác định kế hoạch mục tiêu, nghiên cứu hành vi của khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng để từ đó xây dựng được biểu phí phù hợp với từng khách hàng thu hút được nhiều người tham gia. Để triển khai được theo đúng quy trình khai thác công ty đề ra và đảm bảo kế hoạch khai thác chặt chẽ hơn cần lập ra phương án cụ thể ngay từ khi điều tra thị trường. Tức là đề ra những mục tiêu cần thực hiện đối với từng cán bộ khai thác, tổ chức và bố trí mạng lưới cộng tác viên phù hợp.
- Thứ ba, công ty cần tích cực tăng cường hoạt động tuyên truyền, quảng cáo rộng rãi về tính ưu việt của sản phẩm nhằm hỗ trợ cho công tác khai thác. Bảo hiểm HSSV là hình thức tham gia tự nguyện nên các công ty bảo hiểm đều chú trọng đến việc thuyết phục khách hàng tham gia bảo hiểm tại công ty mình. Thông qua tuyên truyền quảng cáo công ty sẽ mang đến cho khách hàng những thông tin về quyền lợi cũng như ý nghĩa của nghiệp vụ và thủ tục thanh toán giúp cho khách hàng hiểu rõ về sản phẩm và dễ dàng lựa chọn công ty bảo hiểm để tham gia.
Mở rộng các kênh phân phối bán sản phẩm bảo hiểm như thông qua đại lý bảo hiểm, qua internet, quảng cáo, phát tờ rơi,….Bán bảo hiểm qua đại lý là kênh phân phối phổ thông mà tất cả các công ty bảo hiểm đều áp dụng từ trước đến nay. Đây là một kênh phân phối khá hữu hiệu, đại lý là những người đem thông tin về sản phẩm rõ nhất đến cho khách hàng và giúp công ty giải đáp những thắc mắc của khách hàng về sản phẩm. Nhưng điều đáng cần bàn ở đây chính là việc bán sản phẩm bảo hiểm qua mạng internet. Trong điều kiện tin học ngày càng phát triển như hiện nay, hình thức bán sản phẩm qua mạng là rất khả thi. Bởi vì:
+ Việc bán sản phẩm qua mạng giúp cho việc giới thiệu sản phẩm không bị hạn chế về cả thời gian và không gian, số lượng người được giới thiệu trong cùng một lúc.
+ Mở rộng kênh liên lạc trực tiếp với khách hàng qua mạng.
+ Giảm chi phí trung gian , chi phí quản lý. Chi phí quảng trên mạng không tốn kém chỉ với 3.500.000VNĐ/ tháng so với 45 đến 50 triệu cho một phút quảng cáo trên ti vi. Khách hàng có thể truy cập vào trang Web của công ty theo địa chỉ: www.pjico.com.vn. Đối với nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên việc giới thiệu bán sản phẩm qua mạng có lợi ích rất lớn. Các bậc phụ huynh có thể trực tiếp vào mạng và tìm hiểu về các sản phẩm bảo hiểm cũng như các công ty bảo hiểm để lựa chọn sản phẩm thích hợp để tham gia cho con em mình. Tuy nhiên việc bán sản phẩm qua mạng ở nước ta hiện nay còn tồn tại hạn chế đó là sẽ gặp khó khăn trong khâu thanh toán. Vì sự liên kết giữa các công ty bảo hiểm còn chưa thực sự được phát triển ở Việt Nam và phương thức thanh toán qua ngân hàng còn kém và chậm phát triển. Đây chính là điều mà các doanh nghiệp bảo hiểm cần quan tâm để có thể khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả của việc chào bán sản phẩm bảo hiểm qua mạng.
2.2. Đối với công tác đề phòng hạn chế tổn thất
Tất cả các khâu từ triển khai khai thác, đề phòng hạn chế tổn thất đến giám định bồi thường được xem là các mắt xích quan trọng của một dây chuyền sản xuất, thiếu hay làm không tốt bất kì một khâu nào đều có ảnh hưởng đến cả một hệ thống. Đối với công tác đề phòng hạn chế tổn thất nếu được thực hiện tốt thì có tác dụng rất lớn vì nó góp phần làm giảm vụ tai nạn có thể xảy ra. Muốn làm được tốt công ty cần:
- Có sự đầu tư tốt hơn về mặt tài chính cho công tác đề phòng hạn chế tổn thất. Số tiền chi cho công tác này tưởng chừng là lớn nhưng nếu so với số tiền mà công ty phải bồi thường cho khách hàng thì nhỏ hơn rất nhiều. Công ty cần tăng cường kết hợp với nhà trường, cộng tác viên và các cơ sở y tế không ngừng quan tâm tìm hiểu và thống kê thường xuyên để có thể cung cấp kịp thời cho các trường học có học sinh tham gia bảo hiểm tại công ty.
- Vào những dịp hè thường xảy ra tai nạn, công ty phải thường xuyên phối hợp với nhà trường, gia đình, đoàn thanh niên phường xã để hướng dẫn các em sinh hoạt hè, vui chơi lành mạnh, tránh những hoạt động nguy hiểm: leo treo cây cối, bơi lội ao hồ, chơi bóng đá trên vỉa hè lòng đường,…
- Công ty cần gây dựng mối quan hệ tôt với các cơ sở y tế trên địa bàn hoạt động nhằm giải quyết ngay những hậu quả rủi ro, tổ chức những đợt khám sức khoẻ định kì và phòng bệnh cho học sinh. Từ đó sẽ giúp cho công ty giảm được chi phí bồi thường.
- Hàng năm vào mỗi đợt tổng kết, công ty cần khen thưởng đơn vị các trường làm tốt công tác đề phòng hạn chế tổn thất, những trường có tỷ lệ tổn thất thấp trong nhiều năm.
2.3. Đối với công tác xét giải quyết bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm
Các khâu trong quá trình triển khai một nghiệp vụ bảo hiểm đều có tác động qua lại, tương hỗ lẫn nhau. Các khâu giám định, xét giải quyết bồi thường, chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp tạo nên chất lượng sản phẩm, quyết định đến uy tín của công ty và ảnh hưởng đến khâu khai thác. Do vậy các doanh nghiệp bảo hiểm thường đề ra mục tiêu: “ nhanh chóng, kịp thời, chính xác, hợp pháp và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng”. Để làm tốt công tác này, không chỉ công ty PJICO mà tất cả các công ty bảo hiểm khác cần phải thực hiện tốt một số việc sau:
- Đối với công tác giám định, đào tạo thêm cán bộ làm công tác giám định nâng cao trình độ chuyên môn cho các giám định viên. Trang bị thêm cho giám định viên một số trang thiết bị hiện đại để đảm bảo quá trình giám định được đầy đủ, chính xác. Cần phối hợp với cơ quan ban ngành có chức năng, trụ sở công an, cảnh sát giao thông, các bên có liên quan để tiến hành giám định được thuận lợi, thực hiện chi trả một cách nhanh chóng kịp thời và dứt điểm các vụ tai nạn xảy ra cho học sinh- sinh viên nhằm hỗ trợ về mặt tài chính cho gia đình các em. Muốn vây công ty cần phân công cán bộ theo dõi từng địa bàn, trường học cụ thể để thu thập và xử lý thông tin kịp thời.
- Đơn giản hoá các thủ tục thanh toán để hạn chế tình trạng kéo dài thời gian thanh toán cho khách hàng tránh gây cho khách hàng sự bực bội, ức chế.
- Công ty không ngừng nhắc nhở cho cán bộ nhân viên của mình về thái độ phục vụ khách hàng ngay cả khi khách lên nhận tiền bồi thường. Có làm được như vậy mới tạo được lòng tin đối với khách hàng.
- Tại các văn phòng chi nhánh của PJICO, ban lãnh đạo công ty cần có sự kiểm tra, kiểm soát lại các quy trình, phân cấp chi trả tại các đơn vị tránh hiện tượng để khách hàng phải đi lại nhiều lần gây mất lòng tin đối với công ty.
2.4. Đối với công tác tổ chức đào tạo chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ của cán bội công nhân viên, đặc biệt khả năng thuyết phục khách hàng của đội ngũ nhân viên khai thác.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên là nguồn lực quan trọng đối với sự phát triển của một doanh nghiệp. Do đó việc phát triển nguồn lực con người là điều rất cần thiết. Công ty cần tăng cường đào tạo chuyên mông nghiệp vụ không những cho cán bộ công nhân viên mà còn chú trọng quan tâm tới việc đào tạo cho cả các đại lý.
Phát triển đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, tác phong làm việc chuyên nghiệp, có khả năng làm việc độc lập và theo nhóm, sẵn sàng thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh, nhiệt tình với công việc. Đồng thời công ty cũng cần tạo ra môi trương, không khí làm việc thật thoải mái để khuyến khích nhân viên của mình hăng say với công việc. Do vậy công ty cần tổ chức đào tạo theo hướng sau:
- Tuyển dụng cán bộ theo hình thức thi tuyển để lựa chọn những người thực sự có năng lực phẩm chất đạo đức tốt vào làm việc, tránh tình trạng “con ông cháu cha”. Việc tuyển dụng phải căn cứ theo yêu cầu công việc.
- Xây dựng và thực hiện một tiêu chuẩn đánh giá cán bộ nhân viên các cấp.
- Có chính sách lương thưởng và đãi ngộ thoả đáng cong bằng cho cán bộ công nhân viên của PJICO.
- Có chính sách thu hút nhân tài từ nhiều ngành và lĩnh vực về làm việc cho PJICO.
- Thực hiện quy hoạch và bổ nhiệm có thời hạn các cán bộ có đủ tiêu chuẩn vào các vị trí lãnh đạo.
- Chú trọng công tác đào tạo, cập nhật kiến thức cho cán bộ nhân viên thông qua các hình thức cử đi tham gia các khoá học tập trung tại các cơ sở đào tạo trong nước và ngoài nước, tham dự các buổi thuyết trình và hội thảo.
- Xây dựng cơ sở vật chất Trung tâm đào tạo, chương trình đào tạo, hoàn thiện chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Hợp tác với các tổ chức đào tạo trong nước và ngoài nước để đào tạo cho cán bộ nhân viên.
KẾT LUẬN
Qua ba chương nghiên cứu chúng ta thấy được vai trò và ý nghĩa hết sức to lớn của nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh- sinh viên. Đây là nghiệp vụ bảo hiểm không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà nó còn mang tính xã hội hoá cao phù hợp với chủ trương chính sách phát triển nguồn nhân lực con người ngay từ khi chỉ mới là “những chồi non mới lớn” của Đảng và Nhà nước ta. Với đề tài “Bàn về nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên tại công ty bảo hiểm Petrolimex”, em mong muốn đã một phần nào đó đã làm rõ hơn về tác dụng to lớn của nghiệp vụ bảo hiểm này. Đồng thời qua bài chuyên đề này em đã đưa ra được một số kiến nghị, đề xuất mà em đã rút ra được sau quá trình tiếp xúc thực tế tại công ty. Em hy vọng thời gian tới công ty có những hướng đi phù hợp hơn để nâng cao hiệu quả triển khai nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh- sinh viên, góp phần vào sự phát triển chung của toàn Tổng công ty để PJICO thực sự trở thành thương hiệu mạnh trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Bài chuyên đề này được hoàn thiện là sự tìm hiểu và cố gắng không ngừng của em. Tuy nhiên do hạn chế về số liệu nên bài viết còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía cô giáo để bài chuyên đề này của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày 24 tháng 04 năm 2008
Sinh viên thực hiện
Hoàng Thị Nhung
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế bảo hiểm ( Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân ).
2. Giáo trình Quản trị kinh doanh bảo hiêm ( Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân ).
3. Quy tắc bảo hiểm toàn diện học sinh – sinh viên ( Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm Petrolimex ).
4. Tài liệu hướng dẫn bảo hiểm học sinh – sinh viên ( Công Ty Cổ phần Bảo Hiểm Petrolimex ).
5. Website : www.pjico.com.vn
6. Tạp chí Tài chính & Bảo hiểm
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
1. HSSV : Học sinh sinh viên
2. HĐBH : Hợp đồng bảo hiểm
3. DNBH : Doanh nghiệp bảo hiểm
4. BHCN : Bảo hiểm con người
5. BHTS : Bảo hiểm tài sản
6. BHNT : Bảo hiểm nhân thọ
7. BHTNDS: Bảo hiểm trách nhiệm sự
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28502.doc