Để xây dựng và triển khai mỗi loại hình bảo hiểm phải trải qua nhiều giai đoạn, từ lúc xác định nhu cầu thị trường, xây dựng mức phí, triển khai kế hoạch thực hiện, bổ sung khiếm khuyết từ thực tế đòi hỏi, phổ biến sâu rộng trên thị trường. đòi hỏi cả một quá trình lâu dài.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba cũng vậy, Công ty đã mất một thời gian để hoàn thiện nghiệp vụ này trên thị trường. Từ hành lập đến nay bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba được Công ty chính thức triển khai ở tất cả các văn phòng đại diện bảo hiểm trong cả nước.
81 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1740 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở công ty cổ phần bào hiểm bưu điện PTI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
Trực tiếp thực hiện công tác đại lý giám định phân bổ tổn thất, giải quyết bồi thường và đòi người thứ ba cho các công ty, tổ chức bảo hiểm trong và ngoài nước.
* Nhiệm vụ :
Nghiên cứu xây dựng và đề xuất công tác ban hành sửa đổi, bổ sung các quy định, quy trình hướng dẫn mẫu biểu thống kê, báo cáo liên quan đến công tác giám định, phân bổ tổn thất, giải quyết bồi thường và đòi người thứ ba áp dụng thống nhất toàn công ty.
Đề xuất, tổ chức thực hành công tác, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định, quy trình liên quan đến giám định, phân bổ tổn thất, giải quyết bồi thường và đòi người thứ ba.
Thụ lý hồ sơ và trực tiếp tổ chức giám định, phân bổ tổn thất, giải quyết bồi thường và đòi người thứ ba.
Thu thập hỗ sơ và hướng dẫn khách hàng, đề xuất hướng giải quyết trình ban giám đốc công ty xét duyệt các vụ bồi thường, đòi người thứ ba.
Đầu mối chỉ định giám định viên độc lập.
Thực hiện công tác và tiến hành thu phí đại lý giám định phân bổ tổn thất, giải quyết bồi thường và đòi người thứ ba.
Đầu mối tổ chức công tác tổng hợp, phân tích số liệu thống kê, lập báo cáo bồi thường nghiệp vụ theo quy định và yêu cầu của công ty.
2.7. Phòng Quản lý nghiệp vụ – Pháp chế:
* Chức năng:
Tham mưu, giúp việc cho Ban Giám Đốc trong việc quản lý và chỉ đạo kỹ thuật nghiệp vụ bảo hiểm.
Nghiên cứu phát triển nghiệp vụ và sản phẩm.
Tham mưu giúp việc cho Ban Giám Đốc công ty trong công tác pháp chế, phát triển mạng lưới đại lý và công tác Marketing kinh doanh
Thực hiện công tác thư ký tổng hợp cho Ban Giám Đốc.
* Nhiệm vụ:
Quản lý nghiệp vụ :
+ Nghiên cứu, xây dựng và đề xuất công tác ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản nghiệp vụ.
+ Đề xuất tổ chức tiến hành công tác kiểm tra việc thực hiện các quy định, quy trình do công ty ban hành liên quan đến khi khai thác bảo hiểm tại các đơn vị trong toàn công ty.
+ Đầu mối đề xuất các biện pháp tháo gỡ, xử lý các tồn tại phát sinh trong quá trình khai thác kinh doanh bảo hiểm tại các đơn vị trong toàn công ty.
+ Đầu mối hỗ trợ các đơn vị chào phí, điều kiện điều khoản bảo hiểm.
+ Đầu mối tổ chức công tác tổng hợp, phân tích số liệu thống kê, lập báo cáo về tình hình kiểm tra nghiệm vụ, sản phẩm, biểu phí, điều kiện bảo hiểm
+ Đầu mối tổ chức thực hiện công tác hội thảo, hướng dẫn và trao đổi nhiệm vụ liên quan đến khai thác trong toàn công ty.
+ Nghiên cứu tham mưu cho ban giám đốc công ty trong việc nghiên cứu phát triển nghiệp vụ sản phẩm mới, ngừng hay chấm dứt khai thác sản phẩm hiện đang kinh doanh.
+ Tổ chức hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị triển khai sản phẩm, nghiệp vụ mới
+ Đề xuất trình ban giám đốc các biện pháp cải tiến sản phẩm, tháo gỡ khó khăn phát sinh trong quá trình triển khai nghiệp vụ và sản phẩm mới.
Công tác pháp chế:
+ Tham mưu cho công ty ban hành, sửa đổi , bổ sung thay thế các quyết định quy định, hướng dẫn, biểu phí, điều kiện, điều khoản liên quan.
+ Tham mưu cho công ty trong việc giải quyết tranh chấp liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.
+ Sưu tầm thực hiện công tác thư viện đối với các thông tin văn bản pháp luật liên quan.
Rà soát tính pháp lý của các văn bản có tính quy định của công ty trước khi Ban Giám
Đốc ban hành.
+ Kiểm tra việc thi hành các điều khoản pháp lý trong hoạt động kinh doanh tại các đơn vị.
- Công tác tổ chức và quản lý đại lý:
+ Hoạch định chính sách, quy định , quy trình thành lập giải thể trong công tác tổ chức quản lý hệ thống mạng lưới đại lý, cộng tác viên của công ty.
+ Đề xuất các mô hình đại lý phù hợp.
+ Chỉ đạo hoạt động đơn vị có sử dụng đại lý.
+ Giám sát kiểm tra hoạt động của các đại lý, cộng tác viên.
+ Đầu mối đào tạo, cấp chứng chỉ đại lý, cộng tác viên.
- Công tác Marketing trong kinh doanh:
+ Nghiên cứu thị trường.
+ Xây dựng chiến lược Marketing trong kinh doanh của công ty.
- Công tác tổng hợp:
+ Tổng hợp thông tin, tin tức liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.
+ Thực hiện chức năng thư ký Ban Giám Đốc, thư ký các cuộc họp, hội nghị công ty.
+ Tổng hợp báo cáo sơ kết, tổng kết chung toàn công ty.
+ Đầu mối thông báo và nhận thông tin của Ban Giám Đốc và các đơn vị trong công ty.
- Phòng Quản lý nghiệp vụ và Pháp chế có 01 trưởng phòng, 01 phó phòng và 03 nhân viên.
Trưởng phòng phụ trách chung và chịu trách nhiệm trước Ban Giám Đốc công ty về mọi mặt họat động của phòng theo chức năng nhiệm vụ được giao và theo các quy định của pháp luật.
Phó phòng giúp việc cho trưởng phòng, chịu trách nhiệm trước trưởng phòng đối với các công việc được phân công hay ủy quyền.
2.8. Phòng tái bảo hiểm:
* Chức năng:
- Tham mưu cho ban giám đốc công ty trong việc quản lý, chỉ đạo hoạt động và tổ chức thực hiện kinh doanh nhận và nhượng tái bảo hiểm.
* Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu xây dựng trình duyệt và tổ chức thực hiện các phương án nhượng tái bảo hiểm.
- Tổ chức thực hiện công tác xây dựng và quản lý mạng lưới các nhà nhận tái bảo hiểm, môi giới tái bảo hiểm.
- Xây dựng, đăng kí và tổ chức thực hiện kinh doanh nhận và nhượng tái bảo hiểm của phòng.
- Thực hiện chuyển tái bảo hiểm bắt buộc theo qui định của pháp luật.
- Thu xếp tái bảo hiểm các dịch vụ bảo hiểm có điều khoản tái bảo hiểm chỉ định.
- Thu xếp hỗ trợ các đơn vị kinh tế lấy phí, điều kiện điều khoản bảo hiểm từ các nhà tái bảo hiểm trong các trường hợp có liên quan.
2.9. Phòng bảo hiểm hàng hóa.
* Chức năng: Tổ chức kinh doanh theo các quy định của công ty những sản phẩm bảo hiểm thuộc nhóm nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa.
* Nhiệm vụ:
- Tiến hành kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm: Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu; bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa; bảo hiểm trách nhiệm bưu gưỉ khai giá; các sản phẩm bảo hiểm khác theo phân công của Ban Giám Đốc công ty.
- Xây dựng, đăng kí và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh của phòng
- Tiến hành kiểm tra tổ chức giám định, giải quyết bôì thường, đòi người thứ ba, thực hiện công tác đề phòng hạn chế tổn thất.
- Tổ chức thực hiện công tác chăm sóc và quản lý khách hàng của phòng.
- Xây dựng và quản lý mạng lưới đại lý phục vụ cho hoạt động kinh doanh của phòng.
- Thực hiện đúng các quy định của công ty về thu, nộp phí quản lý ấn chỉ hóa đơn.
2.10. Phòng bảo hiểm Tài sản- Kĩ thuật.
* Chức năng: Tổ chức kinh doanh theo các quy định của công ty những sản phẩm bảo hiểm thuộc nhóm nghiệp vụ bảo hiểm tài sản kĩ thuật.
* Nhiệm vụ:
- Thực hiện kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm: bảo hiểm xây dựng lắp đặt; bảo hiểm cháy và các hàng hóa đặc biệt, gián đoạn kinh doanh, bảo hiểm mọi rủi ro về tài sản; bảo hiểm thiết bị điện tử, đổ vỡ máy móc, bảo hiểm máy móc xây dựng; bảo hiểm trộm cướp, bảo hiểm tiền; bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba, bảo hiểm trách nhiệm công cộng, bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.
- Xây dưng đăng kí và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh của phòng.
Kiểm tra tổ chức giám định, giải quyết bồi thường.
Tổ chức công tác thống kê, thực hiện công tác báo cáo theo quy định và yêu cầu của công ty .
2.11. Phòng bảo hiểm Phi hàng hải.
* Chức năng: Tổ chức kinh doanh theo các quy định của công ty những sản phẩm bảo hiểm thuộc nhóm bảo hiểm phi hàng hải.
* Nhiệm vụ:
Thực hiện kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm : bảo hiểm xe cơ giới; bảo hiểm con người; bảo hiểm học sinh; bảo hiểm khách du lịch.
Xây dưng đăng kí và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh của phòng.
Khai thác, tổ chức giám định, giải quyết bồi thường.
Tổ chức công tác thống kê, thực hiện công tác báo cáo theo quy định và yêu cầu của công ty
2.12. Các phòng bảo hiểm khu vực ( 6 phòng).
* Chức năng: : Tổ chức kinh doanh theo các quy định của công ty những sản phẩm bảo hiểm thuộc nhóm bảo hiểm sau:
Bảo hiểm tài sản kĩ thuật.
Bảo hiểm phi hàng hải.
Bảo hiểm hàng hóa.
Các sản phẩm bảo hiểm khác theo qui định của công ty.
* Nhiệm vụ:
Thực hiện kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm theo quy định của công ty.
Xây dưng đăng kí và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh của phòng.
Khai thác, tổ chức giám định, giải quyết bồi thường.
Tổ chức công tác thống kê, thực hiện công tác báo cáo theo quy định và yêu cầu của công ty.
3-Những thuận lợi và khó khăn:
3.1- Những thuận lợi:
Được sự hỗ trợ của các cổ đông sáng lập đặc biệt là Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) PTI có hệ thống chi nhánh và mạng lưới chuyên nghiệp khắp cả nước, hoạt động kinh doanh bảo hiểm của PTI đã đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng trong nước và quốc tế khẳng định lợi thế cạnh tranh trên thị truờng. Bên cạnh các sản phẩm truyền thống như: bảo hiểm tài sản kĩ thuật, bảo hiểm thiết bị điện tử; bảo hiểm con người và xe cơ giới...Công ty có những sản phẩm mang nét đặc trưng của ngành bưu chính viễn thông như: bảo hiểm vệ tinh, bảo hiểm bưu phẩm, bưu kiện...
Mặt khác nền kinh tế ngày nay đang trong quá trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế thu hút sự đầu tư liên kết của các doanh nghiệp nước ngoài. Thị trường bảo hiểm ngày càng sôi động, cạnh tranh gay gắt. Việc cạnh tranh với những đối thủ có bề dày kinh nghiệm kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trường có kĩ thuật công nghệ hiện đại, phương pháp quản lý tiên tiến đã giúp cho PTI ngày càng nâng cao khả năng cạnh tranh khắc phục những hạn chế.
Luật kinh doanh bảo hiểm ra đời tạo hành lang pháp lý đồng thời khẳng định vị trí của các công ty bảo hiểm trong xã hội. Hệ thống các sản phẩm cũng ngày càng hoàn thiện.
3.2- Những khó khăn:
Ngành bảo hiểm Việt Nam còn rất non trẻ so với bảo hiểm thế giới do vậy còn có những hạn chế về kinh nghiệm kinh doanh. Mặt khác luật kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam còn chưa thực sự hoàn thiện tạo ra nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm .
Tình hình cạnh tranh gay gắt, việc vi phạm các thỏa thuận đã đạt được vẫn tiếp tục xảy ra, tình hình giảm phí bất hợp lý để giành dịch vụ vẫn diễn ra. Chẳng hạn như thỏa thuận về việc giữ nguyên các khách hàng bảo hiểm tàu bỉên, thỏa thuận về việc áp dụng tỷ lệ phí bảo hiểm của công ty cũ khi chủ tàu chuyển bảo hiểm tại công ty khác. tình trạng trên gây khó khăn khi thu xếp bảo hiểm cũng như tái bảo hiểm.
Mặc dù ngành bảo hiểm đã ra đời và phát triển được 40 năm từ chỗ chỉ có một công ty bảo hiểm tới nay đã có 19 công ty, 5 công ty môi giới, 1 công ty tái bảo hiểm cùng hoạt động nhưng thực tế rất ít người dân hiểu biết về bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm phi nhân thọ. Từ đó đã xuất hiện những quan điểm sai lầm về ngành bảo hiểm.
4-.Kết quả kinh doanh :
Sau gần 6 năm hoạt động công ty đã thu được những thành tựu góp phần vào sự phát triển của ngành bảo hiểm phi nhân thọ. Mặc dù thị trường ngày càng trở nên khốc liệt nhưng doanh thu của PTI vẫn tăng liên tục từ 42 tỷ đồng năm 1999 lên tới 156 tỷ đồng năm 2003. Ta có thể thấy kết quả mà PTI đã đạt được theo bảng sau:
Bảng 1: Doanh thu bảo hiểm gốc của từng doanh nghiệp qua các năm.
STT
Doanh nghiệp
2001
2002
2003
9 tháng đầu năm 2004
1
Bảo Việt
1111.317
1.211.254.
1.619.295
1.375.822
2
Bảo Minh
574.162
865.026
913.879
784.019
3
PV Insurance
176.343
442.547
536.872
468.338
4
PJICO
139.204
177.027
359.978
422.419
5
PTI
92.058
119.955
155.798
142.846
6
UIC
60.027
62.137
86.502
63.265
7
Alliannz/AGF
53.461
88.965
64.550
75.489
8
VIA
36.384
41.262
61.303
43.489
9
Bảo Long
25.692
36.913
57.784
70.047
10
Việt úc
12.885
17.083
16.808
14.990
11
Samsung Vina
79.56
11.220
12
Bảo Ngân
2.295
7.461
13
Groupama
2.122
56
14
Viễn Đông
14
Tổng
2.282.043
3.062.349
3.885.503
3.493.819
Nguồn: Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện
Năm 2002 doanh thu đạt được là 119.955 triệu đồng, tăng 30,3% so với 2001. Năm 2003 doanh thu đạt được là 155.198 triệu đồng tăng 29,9% so với 2002. Trong vòng 9 tháng đầu năm 2004 doanh thu lên tới 142. 846 triệu đồng. Tuy thị trường có những đối thủ cạnh tranh mạnh và lâu đời như Bảo Việt, Bảo Minh, PVI, PJICO...nhưng PTI ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Thị phần của PTI tăng từ 2,98% năm 1999 lên tới trên 4% năm 20004.
Bảng 2: Tỷ lệ bồi thường bảo hiểm gốc từng doanh nghiệp
9 tháng đầu năm 2004.
STT
Doanh nghiệp
Doanh thu bảo hiểm gốc
Bồi thường bảo hiểm gốc
Tỷ lệ bồi thường
1
Allianz
75.850
1.945
2,56%
2
Bảo Long
70.047
23.846
34,04%
3
Bảo minh
784.019
194.281
24,78%
4
Bảo Việt
1.375.822
620.114
45,07%
5
PJCO
422.419
140.374
33,23%
6
PTI
142.046
26.210
18,35%
7
PVInsurance
468.338
16.080
3,43%
8
UIC
63.256
7.893
12,48%
9
VIA
43.489
7.337
16,87%
10
Việt úc
14.990
1.240
8,27%
11
Groupama
56
400
710,45%
12
Bảo Ngân
7.461
232
3,12%
13
Samsung Vina
11.220
576
5,13%
14
Viễn Đông
14.365
511
3,84%
Tổng
3.494.179
1.041.081
28,79%
Nguồn :công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện
Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ bồi thường bảo hiểm gốc của PTI 9 tháng đầu năm 2004 là 18,35% thấp hơn hẳn của Bảo Việt, Bảo Minh, Bảo Long PJCO. Về tình hình tổn thất và bồi thường chung của toàn thị trường ngoại trừ Groupama có tỷ lệ bồi thường quá cao 710,45%. Các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ vẫn duy trì ở mức cho phép bình quân toàn thị trường là 28,79%.
Về công tác giải quyết bồi thường các công ty bảo hiểm cần chấn chỉnh lại công tác này bởi hiện tại đây là khâu làm mất uy tín của ngành bảo hiểm nhất.
II. Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện giai đoạn 2001-2005
Trước sự cần thiết khách quan của bảo hiểm trách nhiệm dân sự và đặc biệt là sự cấp thiết mang tính xã hội của vấn đề nhằm đảm bảo trật tự an toàn xã hội, kỷ cương của pháp luật, đảm bảo quyền lợi của ngượi bị nạn trong các vụ tai nạn giao thông, ngày 10/3/1998 HĐBT ra nghị định 30/HĐBT quy định bắt buộc tất cả các chủ xe cơ giới lưu hành trên lãnh thổ nước CNXHCN Việt Nam đều phải tham gia bảo hiểm thực hiện theo quy định này. Được sự đồng ý của Hội đồng bảo hiểm việt nam công ty cũng đã tiến hành triền khai nghiệp vụ bao rhiểm trách nhiệm dan sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba trên địa bàn thủ đô Hà Nội và các chi nhánh trên cả nước. Tuy nhiên, trong những năm đầu hoạt động của nghiệp vụ, do còn gặp nhiều khó khăn, nhất là nhân dân chưa hiểu được đây là loại hình rất cần cho cuộc sống. Đời sống kinh tế tuy chưa được cải thiện song vẫn gặp nhiều khó khăn đối với người dân lao động. Hơn nưa, trình độ dân trí chưa cao chưa nhận thức đầy đủ công tác bảo hiểm nên công tác triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự còn gặp nhiều khó khăn, chưa đồng đều và rộng khắp, kết quả đạt được của nghiệp vụ này còn ở mức độ thấp. Cụ thể phí chi nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm bảo hiểm dân sự chỉ chiếm 5% - 9%, tổng phí bảo hiểm thu được. trong những năm gần đây, đứng trước bói cảnh mới: Nền kinh tế chuyển sang tự hạch toán kinh doanh, sự xoá bỏ lệnh cám vận kinh tế chuyên sang tự hạch toán kinh doanh, sự xoá bỏ lệnh cấm vận kinh tế của Mỹ ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhất là là sự cạnh tranh giữa các Công ty bảo hiểm đã sớm định ra hướng đi của mình nhằm đứng vững và phát triển khong ngừng trong cơ chế thị trường. Đáng chú ý nhất là sự ra tăng của nghiệp vụ bảo Hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Sau một thời gian hoạt động và nhất là trong ba bốn năm trở lại đây nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, ở Công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện đã thu được một số kết quả đáng khích lệ.
Doanh thu của nghiệp vụ này tăng từ hơn hơn 400 triệu đồng năm 2001 lên tới 6500 triệu đồng năm 2005 tức là trong vòng 5 năm chỉ riêng doanh thu phí bảo hiểm gốc của bảo hiểm trách nhiệm dân sự cuả chủ xe cơ giới đối với người thứ ba đã chiếm một tỷ lệ rất lớn .
Như vậy có thể nói hoạt động của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là một nghiệp vụ chủ chốt trong hoạt động kinh doanh của công ty bảo hiểm PTI.
Sở dĩ đạt được kết quả rực rỡ đó là do trong những năm gần đây. Công ty đã áp dụng cho các chủ xe tham gia ở nhiều mức trách nhiệm khác nhau ứng với các mức phí, tuỳ thuộc vào khả năng của tài chính của chủ xe. Trong đó mức trách nhiệm về người và tài sản được phân tích rõ ràng. Mặt khác trong những năm gần đây. Phòng kinh doanh đã áp dụng cho các chủ xe tham gia bảo hiểm.
2.1-Quá trình triển khai nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với nười thứ ba của công ty bảo hiểm bưu điện được tiến hành theo các bước sau:
1. Khâu khai thác
Quy trình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại PTI được tiền hành như sau;
Tiếp thị:
Giới thiệu với khách hàng (tat cả các cơ quan đơn vị có xe cơ giới vận tải, cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp các hợp tác xã, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội khác, từng cá nhân…) về Công ty Bảo hiểm PTI.
Giới thiệu các loại hình bảo hiểm xe cơ giới mà PTI muốn triển khai, lợi ích khi tham gia loại hình bảo hiểm này.
Cần lưu ý dặc điểm loại hình bảo hiểm để có hình thức triển khai, tiếp thị cho phù hợp. Bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba đối với công ty là loại hinh tư nguyện và còn có hạn mức trách nhiệm nên để cho khách hàng lựa chọn.
Cung cấp các mẫu biểu tuyên truyền , quang cá cho khách hàng.
Đánh giá rủi ro:
Đánh giá biển số đang ký xe (cả số máy, số khung nếu cần thiết), loại xe, hiệu xe, số chổ ngồi hoặc trọng tại xe, không gian hoạt động, xe kinh doanh hay không kinh doanh, giấy tờ chủ quyền xe, giấy chứng nhận đăng kiểm, các thông tin về chủ xe, lái xe, tình trạng xe hiện nay …
Đánh giá xe cơ giới này có khả năng gặp những rủi ro nào trong quá trình hoạt động trên đường bộ.
Xét nhận bảo hiểm:
Xem xét có thể nhận bảo hiểm xe cơ giới cho khách hàng yêu cầu bảo hiểm hay không? Chỉ nhận bảo hiểm xe trong tình trạng xe đang đảm bảo an toàn kĩ thuật, có thể lưu thông trên đường bộ.
Lập danh sách xe tham gia bảo hiểm.
Tính phí bảo hiểm (căn cứ vào biểu phí hàng năm do công ty phát hành).
Lập hợp dồng bảo hiểm.
Ghi hóa đơn thu phí bảo hiểm.
Cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cho từng xe cơ giới (quy định bắt buộc).
Nhìn chung quy trình khai thác bảo hiểm tại PTI không có gì khác so với quy trình chung của các doanh nghiệp bảo hiểm. Xong ở khâu tiếp thị sản phẩm được công ty hết sức chú trọng. Bởi lẽ khâu này giúp cho khách hàng hiểu rõ về lợi ích của sản phẩm, một khi khách hàng hiểu rõ lợi ích về sản phẩm thì họ sẽ tích cực tham gia mua bảo hiểm và cùng với công ty thực hiện công tác đề phòng hạn chế tổn thất được tốt hơn.
2. Khâu đề phòng và hạn chế tổn thất
Khâu này cần thiết đối với hoạt động kinh doanh của bất cứ nghiệp vụ bảo hiểm nào. Tuy nhiên đối với mỗi loại nghiệp vụ bảo hiểm khác nhau công ty đưa ra các chương trình đề phòng hạn chế tổn thất khác nhau. Trong nghiệp vụ bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba công ty thực hiện hai nhiệm vụ chính sau:
Một là, phân tích và tư vấn cho khách hàng trong công tác quản lý rủi ro. Nội dung tư vấn thường bao gồm: Công ty phối hợp với cơ quan công an Tỉnh tổ chức kiểm tra và mở các cuộc hội nghị tuyên truyền về đề phòng tai nạn giao thông trong các tường học, cho các chủ xe …; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ngoài ra công ty kết hợp với nghành giao thông cắm các biển báo nguy hiểm trên các tuyến đường thường xuyên hay xãy ra tai nạn, lắp các gương cầu trên các đường cua gấp, làm hệ thống đường điện chiếu sáng trên các tuyến đường khác nhau.
Hai là, thực hiệ các chương trình quản lý rủi ro. Sau khi tư vấn cho khách hangfveef công tác quản lý rủi ro, Công ty sẻ cử cán bộ kiểm soát viên tổn thất kiểm tra xem có phù hợp với thực tế hay không và cung cấp them các dịch vụ tư vấn thích hợp.
So với các quy trình đề phòng và hạn chế tổn thaatschung thì công ty tập trung chủ yếu vào hai nghiệp vụ chính, là tư vấn và quản lý rui ro. Bởi do đặc thù của nghiệp vụ bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là đối tượng được bảo hiểm không xác định trước. Chỉ khi nào việc lưu hành xe gây tai nạn có phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới dối với người thứ ba thì dối tượng này mới được xác dịnh củ thể. Chính vì vậy việc điều tra thực tế, thu nhập những thông tin liên quan đến đối tượng được bảo hiểm là khó thực hiện được.
3-Khâu giám định bồi thường:
Được tiến hành theo các bước sau:
a-Chuẩn bị giám định:
Dù tiếp nhận khai báo trực tiếp hay qua điện thoại người trực tai nạn có trách nhiệm để hỏi để nắm bắt các thông tin sau:
Số xe, loại xe;
Ngày và nơi xảy ra tai nạn;
Tên lái xe và số giấy phép lái xe ( nếu có )
Số giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn vị bảo hiểm, những loại hình bảo hiểm khách hàng tham gia;
Tóm tắt diễn biến tai nạn: gây tai nạn với ai, trong tình huống nào, hậu quả …
Nội dung đang được cơ quan nào giảI quyết, địa chỉ, số điện thoại liên lạc …
Chủ xe ( đang sở hửu ), địa chỉ số điện thoại liên lạc.
Người trực triếp xử lý có trách nhiệm thông báo lái xe hoặc chủ xe trong vòng năm ngày dến đơn vị làm thủ tục khai báo tai nạn bằng văn bản, nếu là trường hợp tiếp nhận khai bao tai nạn qua điện thoại. Các thông tin trên được ghi trong sổ khai báo tai nạn và báo cáo người phụ trách để có hướng giải quyết . Trên cơ sở thông tin xác nhận, người trực tiếp yêu cầu khach hàng liên hệ cơ quan cảnh sát giao thông gần nhất để xử lý tai nạn . Đối với trường hợp xe được bảo hiểm ở đơn vị khác cung với hệ thống công ty: Ngay trong ngày, đơn vị phải fax thông báo tai nạn cho đơn vị bảo hiểm gốc để phối hợp thực hiện xử lý tai nạn và giám định.
b-Tiến hành giám định :
Giám định hộ
Khi tiếp nhận thông tin thông báo tai nạn từ đơn vị xửa lý tai nạn ban đầu, đơn vị bảo hiểm gốc phảI tiến hành xác minh tình hình nộp phí và tính phí hợp lệ tham gia bảo hiểm của khách hàng. Đồng thời phải fax phản hồi ngay cho đơn vị thông báo tai nạn có yêu cầu giám định hay không ?. Trong trương hợp không nhận được thông tin phản hồi, đơn vị tiếp nhận thông tin tai nạn ( nếu có ) về đơn vị bảo hiểm gốc. Phí giám định hộ được tính theo quy định của tổng công ty. NgoàI ra, đơn vị xử lý tai nạn phải thông báo cho khách hàng biết đơn vị nào đang xử ly hồ sơ bồi thường để khach hàng phối hợp xử lý.
Giám định tai nạn:
Trường hợp vụ tai nạn có cạnh sát giao thông xử lý. Tùy theo mức độ tai nạn, lãnh đạo đơn vị cử cán bộ tham gia phối hợp giám định tại hiện trường. Giám định viên phải có trách nhiệm: Ghi nhận tình huống tai nạn, giám định hồ sơ tổn thất, mức độthiệt hại về người và tài sản, chụp hình hiện trường và các tổn thất, ghi lại các địa chỉ noai các nạn nhân được đưa đén cấp cứu … Cần phải kiểm tra số khung, số máy để đảm bao xe bị tai nạn là xe tham gia bảo hiểm. Cần chụp hình mô tả rỏ tổn thất vật chất của tài sản bị thiệt hại ( bao gồm xe ô tô tham gia bảo hiểm vật chất vì tài sản thiệt hại của người thứ ba ). Trong điều kiện cho phép, giám định viên chụp ảnh hiện trường có hình ảnh các xe khi tai nạn.
Trường hợp vụ tai nạn không có cạnh sát giao thông xử lý. Chỉ áp dụng cho trường hợp thông bóa nhưng cơ quan CSGT không đến ( hoặc không thông báo cho cơ quan CSGT được) và không có tổn thất về người, đồng thời có tổn thất về tàI sản không quá 10 triệu đồng đối vời bảo hiểm thiệt hại vật chất xe và không quá 5 triệu đồng đối với bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới. Đối với bảo hiểm TNDS, phải được đồng thuận của các beentrong vụ tai nạn bằng văn bản cho phép công ty giám định và phân chia lỗi, tính toán giải quyết bồi thường .( Cần lưu ý sự thỏa thuận giửa các doanh nghiệp bảo hiểm của các bên trong vụ tai nạn ). Cán bộ giám định có trách ngiệm kiểm trasoos khung , só máy để đạm bảo xe bị tai nạn là xe tham gia bảo hiểm và chụp hình ảnh tổn thất tất cả các tài bị hư hỏng trong vụ tai nạn. trong trường hợp cần thiết, phải lấy lời khia nhân chứng tại nơi xảy ra tai nạn (đặc biệt trong trường hợp lời khai báo muộn … ). Cán bộ giám định phải lập sơ đồ hiện trường và giám định tổn thất trong vụ tai nạn. Đồng thời lấy lời khai của lái xe và các bên liên quan trong vụ tai nạn. Đối với bảo hiểm TNDS, phai chụp hình ảnh các xe trong trạng tháI đâm va trong vụ tai nạn ( trường hợp không đến được hiện trường có thể tái dựng lại vị trớ đâm va giữa các xe ).
Giám định tổn thất.
Đối với việc gíam định và đánh giá tổn thất tài sản. Cán bộ giám địnhcó trách nhiệm ghi rỏ từng chi tiết bị thiệt hại, mức độ bị tổn thất, phương án phục hồi và chụp ảnh minh họa tổn thất. Trương hợp khó quan sát bằng mắt thường, có ghi vấn hư hỏng cần được giám định chuyên môn phải được ghi nhận của chủ xe, các bên có trách nhiệm bồi thường trong vụ tai nạn. Đối với việc giám định và đánh giá tổn thất tài sản của bên thư ba, nếu đơn vị thấy giá bồi thường quá cao hay bất hợp lý thì có thể yêu cầu bên thư ba tiến hành đấu gia để xác định. Đối với trường hợp tổn thất toàn bộ do cháy, hoặc tai nạn có dấu hiệu không đủ điều kiện an toàn kỹ thuật khi tham gia giao thông ( như bể lốp gãy hệ thống lái vỡ phanh … ), đơn vị phải mời cơ quan giám định hìn sự, cơ quan giám định chuyên môn tiền hành giám định trước khi có kết luận.
Đối với việc giám định và đánh giá tổn thất thiệt hại về người. Giám định viên phải liên hệi với cơ quan y tế, bệnh viện…, nơi nạn nhân đã điều trị để thu nhập chứng từ về quá trình điều trị cũng như chứng từ về chi phí, chứng thương, bệnh án của người bị nạn. Đồng thời giám định viên cần điều tra về nghề nghiệp của nạn nhân thông qua gia đình, nơi nạn nhân công tác đẻ xác định mức lương, đánh giá mức giảm thu nhạp của nạn nhân; điều tra về gia đình như con cái, bố mẹ, người phải nuôi dưỡng, … ( về tuổi, khã năng lao động, … ) để đánh giá được trách nhiệm cấp dưỡng của nạn nhân làm cơ sở thương lượng, giảI quyết bồi thường. Trường hợp nạn nhân chết phải điều tra về mặt bằng chi phí thông thường về mai táng.
4- Lập biên bản giám định:
Căn cứ vào các tài liệu có liên quan, giám định viên lập văn bản giám định tổn thất. Biên bản giám định được lập ở hiện trường và sau khi đã thống nhất lấy chữ ký của các bên có liên quan.
5- Khâu bồi thường:
Trình tự giải quyết bồi thường tai PTI được tiến hành như sau:
Mở hồ sơ bồi thường: Các đơn vị mở hồ sơ bồi thường theo thứ tự phát sinh cho từng nghiệp vụ của đơn vị mình và chịu trách nhiệm về thống kê, lưu trử hồ sơ bồi thường của tổng công ty. Một bộ hồ sơ bồi thường cần phải có các chứng từ tương ứng, bao gồm
Tờ khai tai nạn của xe cơ giới theo mẫu của công ty do người được bảo hiểm, người được ủy quyền, thừa kế hợp pháp kê khai.
Bản sao giấy dăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với xe ô tô), giáy phép lái xe, bản sao giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực.
Bản xác minh phí của thống kê, kế toán đơn vị bảo hiểm gốc và thủ trưởng( hoặc người được ủy quyền ) ký xác nhận.
Biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường của cơ quan thụ lý tai nạn, biên bản hòa giải, quyết định của tòa án (nếu có ). Trong chứng từ phải thể hiện được nội dung giải quyết vụ việc, có họ tên, có CMDN, địa chỉ của người tham dự …
Bản sao các chứng từ trong hồ sơ tai nạn do cơ quan cung cấp ( được xác nhận ) như : danh sách nạn nhân, biên bản khám nghiệm tử thi, giấy biên nhận tiền,…
Biên bản giám định thiệt hại tài sản. Chứng từ lập trên cơ sở giám định đối chiếu giữa các bên có liên quan ( người được bảo hiểm, giám định viên của PTI, chủ tài sản bị thiệt hại,…)Trong biên bản phải ghi chi tiết, đủ chử ký của các bên tham gia.
Các bản chiết tính dự toan sửa chữa tài sản bị thiệt hại.
Giấy ra viện, giấy chứng thương, các chứng từ chứng minh chi phí điều trị phát sinh do tai nạn . Các chứng từ này phải hợp lý, hợp lệ.
Các chứng từ khác có liên quan đến vụ việc gồm các chứng từ có liên quan, cần thiết cho việc xem xét sự việc ( con người, tài sản,… ) nhằm làm rỏ nguyên nhân và hướng giải quyết, mức độ bồi thường như bản tường trình, trách nhiệm người thứ ba, giấy xác nhận mất thu nhập, giáy chuyển quyền sở hửu ( nếu có ).
Ảnh chụp minh họa tổn thất
Giấy biên nhận từ thể hiện việc tính toán, phê duyệt bồi thường của đơn vị hoặc tổng công ty (trường hợp xét duyệt bồi thường do phân cấp).
thấtthaaaaaaaaII. Đánh giá kết quả và hiệu quả triển khi nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện PTI
1. Kết quả đạt được:
Tình hình khai thác bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba của công ty giai đoạn 2001 - 2005 được đánh giá qua bảng số liệu sau (bảng 3)
Bảng 3: Số liệu kết quả khai thác bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở công ty Cổ Phần Bảo Hiểm Bưu Điện PTI (20001 – 2005)
Chỉ tiêu
Năm
Số xe khai thác
Số phí thu (tr đồng)
Ô tô
Xe máy
Ô tô
xe máy
Tổng
Thực tế lưu hành
Tham gia bảo hiểm
Tham gia / lưu hành
Thực tế lưuhành
Tham gia bảo hiểm
Tham gia/ lưu hành
2001
10.900
3017
0,276
90.492
198
0,0022
300,114
12,500
312,614
2002
12.850
2312
0,181
93.855
265
0,0028
399
20,117
419,995
2003
14.120
4894
0,347
108017
430
0,004
483,247
29,568
512,815
2004
16.700
5960
0,356
105.660
635
0,006
517,500
33,213
550,713
2005
17.900
6121
0,342
115.834
790
0,007
663,372
35,239
698,611
(Nguồn :Ở phòng kinh doanh của công ty Cổ Phần
Bảo Hiểm Bưu Điện PTI (20001 – 2005))
Theo số liệu bảng 1, nhận thấy trong 5 năm từ 2001 -2005 tổng số lượng mỗi loại xe tham gia bảo hiểm và tổng số phí thu được qua các năm có sự tăng lên một cách đáng kể. Số lượng xe ô tô tham gia bảo hiểm tăng từ 3017 chiếc năm 2001 lên tới 6121 chiếc năm 2005. Số lượng xe máy tham gia bảo hiểm cũng tăng lên không kém từ 198 chiếc năm 2001 lên tới 790 chiếc năm 2005 . Đi đôi với số lượng ô tô, xe máy tham gia gia bảo hiểm tăng, số lượng phí thu được của nghiệp vụ này cũng có sự tăng đều từ 312,614.tr đồng năm 2001 lên tới 698,611 tr đồng năm 2005
Đặc biệt trong 2 năm 2004, 2005 số lượng ô tô tham gia bảo hiểm chiếm 1 tỷ trọng lớn trong tổng số xe ô tô đang lưu hành trong địa bàn mà có thể thống kê được (21%) Bên cạnh đó, mặc dù lượng xe máy tham gia bảo hiểm cũng đã tăng rất nhiều, song chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số lượng xe máy lưu hành trên địa bàn.
Để thấy rõ xu hướng phát triển của hoạt động kinh doanh bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, hãy xem xét tốc độ phát triển của từng loại xe tham gia bảo hiểm và số phí thu được giữa hai năm liên tiếp nhau (bảng 4)
Bảng 4: Tốc độ phát triển của số lượng xe tham gia bảo hiểm TSDS và số phí thu được giữa 2 năm liên tiếp (2001-2005).
Đơn vị:100 %
Chi tiêu
Loại xe
2002/2001
2003/2002
2004/ 2003
2005/ 2004
Số xe
Số phí
Số xe
Số phí
Số xe
Số phí
số xe
Số phí
Ô tô
129
133,2
144,4
120,8
156,3
107,1
105,4
128,2
Xe máy
147,5
160,9
162,8
147
148,2
112,3
122,2
106,1
Tổng
131,7
134,3
147,4
122,1
154,8
107,4
108,
126,9
(Nguồn: báo cáo tổng kết cuối năm PTI )
Qua số liệu bảng 2 ta thấy:
* năm 2002/2001: Tổng số xe tham gia bảo hiểm tăng lên 31,7%. (tăng 379 chiếc) trong số lượng xe ô tô tăng 29% và lượng xe máy tham gia tăng 47,5%. Tổng số chi phí tăng 34,3 %; Trong đó phí thu bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô tăng 33,2%; Bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe máy tăng 60,9%.
* Năm 2003/2002: Toàn bộ số lượng xe tham gia bảo hiểm tăng 47,4% (tăng 746 chiếc) trong đó lượng xe ô tô tham gia tăng 44,4% và lượng xe máy tham gia tăng 62,8%. Tuy nhiên tổng số phí thu được nghiệp vụ này có sự gia tăng nhưng lại giảm hơn so với năm 1997/ 1996, tổng số phí thu chỉ là tăng 22,1% ( giảm đi 12,2% So với 1997 / 1996) , số phí ô tô thu được tăng 20,8%; số phí xe máy tăng 47%.
Sở dĩ số phương tiện ô tô, xe máy tham gia nhiều hơn nhưng số phí thu được lại giảm đi là do chủ phương tiện tham gia bảo hiểm với hạn mức trách nhiệm thấp.
* Năm 2004/2003: Tổng số phương tiện tham gia bảo hiểm tăng 54,8% (tăng 1271chiếc) trong đó số lượng ô tô tham gia tăng 56,3% lượng xe máy tham gia tăng 48,2%. Toàn bộ phí thu tăng 7,4% trong đó phí ô tô tăng 7,1%; Phí thu xe máy tăng 12,3%.
Như vậy số ô tô tham gia bảo hiểm tăng lên rất đáng kể nhưng số phí thu được lại có sự giảm đi, nghuyên nhân là do chủ xe tham gia bảo hiểm chọn với hạn hạn mức trách nhiệm không cao.
* Năm 2005/2004: Tổng số xe tham gia bảo hiểm tăng 8,45 (tăng 301 chiếc) trong đó lượng xe ô tô tham gia tăng 5,4%, lượng xe máy tham gia tăng 22,2%. Tổng số phí thu được tăng 26,9% trong đó phí ô tô tăng 28,2%, phí xe máy tăng 6,1%.
Nhìn chung số lượng xe tham gia bảo hiểm và số phí thu được của năm sau so với năm trước là tăng lên . Căn cứ vào bảng tốc độ phát triển của số lượng xe tham gia bảo hiểm và số phí thu được 2 năm liên tiếp (2001-2005) ta thấy hầu hết cac chủ xe ô tô đều tham gia bảo hiểm, chỉ còn lại một số ít là chưa tham gia. Riêng về xe máy, tuy lượng xe tham gia bảo hiểm so với lượng xe lưu hành trên địa bàn còn thấp, song đến năm 2005 thì lượng xe máy tham gia bảo hiểm đã tăng lên rất nhiều so với 4 năm trước. Đạt được kết quả này bởi rất nhiều nguyên nhân.
* Khi mới bắt đầu đi vào nghiệp vụ triển khai bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba công ty ngoài nhiệm vụ tuyên truyền cho các chủ xe hiêủ được đây là nghiệp vụ bắt buộc, còn tuyên truyền về nội dung, ý nghĩa, mục đích, sự cần thiết cảu chế độ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba để chủ xe hiểu được nghĩa vụ, quyền lợi của mình khi tham gia.
* Bảo hiểm phối hợp với cảnh sát giao thông ở các chốt điểm giao thông chính để kiểm tra kiểm soát các xe lưu hành trên đường. Trường hợp xe lưu hành không có bảo hiểm tghì yêu cầu xử phạt nghiêm khắc.
* Qua thực tế các chủ xe cơ giới đã thấy rõ được các tác dụng của loại hình bảo hiển dân sự. Việc khắc phục, bòi thường của bảo hiểm đã góp phần không nhỏ trong việc khắc phục hậu quả tai nạn.
* Hơn thế nữa những vụ tai nạn lớn xảy ra, công ty đã phối hợp kịp thời với CSGT giải quyết hậu quả tai nạn ở ngay hiện trường, trợ cấp về mặt tài chính cho người bị nạn ở ngay hiện trường, phối hợp với các cấp, các ngành hoàn tất mọi thủ tục, cuối cùng đưa người bị nạn đi cấp cứu. Có rất nhiều lá thư cảm tạ với lòng biết ơn sâu sắc của chủ xe, lái xe và gia đình họ là sự động viên, cổ vũ to lớn đối với cán bộ làm công tác bảo hiểm nói chung và bảo hiểm trách nhiệm dân sự nói riêng. Đồng thời tạo ra sự tin tưởng của người dân đối với loại hình này.
Bên cạnh kết quả đó, mặc dù số lượng xe máy lưu hành ngày một tăng lên, song kết quả lượng xe máy tham gia bảo hiểm còn ở độ thấp. Nguyên nhân của tình trạng này là do:
* Khác với ô tô cách quản lý xe máy còn rất lỏng lẻo. Hầu hết các chủ xe máy mua xe chỉ cần có giấy tờ hợp lệ là đủ, thậm chí không cần sang tên, đổi chủ để tránh nộp thuế xe, không cần khám định kỳ hàng năm vẫn đủ điều kiện lưu hành. Đó chính là khe hở để chủ xe không tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
* Biện pháp phối hợp với công an, CSĐT chưa thường xuyên, chưa kích thích được đúng mức về lợi ích kinh tế để họ quan tâm nhiệt tình công tác tham gia bảo hiểm. Hơn thế nữa kết quả phối hợp giữa công ty và công an, CSGT trong việc kiểm tra xe tham gia bảo hiểm, xử phạt, cấp giấy chứng nhận mới… còn hạn chế.
Mặc dù định kỳ hàng quý vẫn có đợt kiểm tra gắt gao trong toàn thành phố nhưng công tác này ít nhiều các tiêu cực nên kết quả thu được chưa cao.
* Mặt khác, do trình độ dân trí cũng như ý thức trách nhiệm của người dân chưa cao. Họ cho rằng việc gây tai nạn xe máy đối với họ là rất hạn hữu vì thế nên việc mua phí bảo hiểm không cần thiết.
Song, cho dù số lượng xe máy tham gia bảo hiểm chưa cao nhưng lượng xe tham gia vẫn có sự tăng đều giưã các năm kèm theo đó là số phí thu về bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe máy cũng tăng theo.
Từ khi triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba đến nay, trong số hơn 10 nghiệp vụ mà công ty đang tiến hành, nghiệp vụ bảo hiểm này luôn là một trong số các nghiệp vụ nòng cốt của phòng. Doanh thu của nó chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng số doanh thu từ phí bảo hiểm gốc cuả phòng (bảng 3)
Bảng 5: Doanh thu phí bảo hiểm TNDS chủ phương tiện đối với người thứ ba so với tổng doanh thu phí ở công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện PTI (2001-2005)
Đơn vị: Đồng
Doanh thu phí bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
Tổng doanh thu phí bảo hiểm các nghiệp vụ của công ty
Tỷ lệ %
2001
312614251
1397996824
22,4%
2002
419993630
1583901302
26,5%
2003
512815182
1695870463
30,2%
2004
550712626
1721486783
32%
2005
698610493
1885327746
37,1%
(Nguồn : báo cáo tài chính phòng kinh doanh PTI)
Qua bảng số liệu trên cho thấy năm 2005 doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba chiếm tỷ trọng 37,1% là lớn nhất trong tổng số phí thu bảo hiểm gốc của công ty so với các năm trước.
Tỷ lệ phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba so với tổng doanh thu phí bảo hiểm các nghiệp vụ là tương đối lớn và có sự tăng đều giữa các năm chứng tỏ nghiệp vụ này là nghiệp vụ chủ chốt của phòng và Công ty cũng đã phát huy được tối đa hiệu quả nghiệp vụ để hướng tới một hiệu quả kinh doanh tốt nhất.
2- Các tồn tại và nguyên nhân:
a-Tồn tại:
Nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở công ty chủ yếu là sự tham gia của các doanh nghiệp có sồ lượng xe lớn lưu hành trên khu vực phía bắc là chủ yếu. Các hộ gia đình hay tư nhân thì rất ít tham gia ở công ty .
Tiếng nói của PTI trên thị trường còn chưa lớn mạnh so với các công ty bảo hiểm khác.
Hình thức bảo hiểm của công ty là tự nguyện.
Số lượng đại lý của công ty trên cả nước còn hạn chế, chỉ nằm ở các thành phố lớn, chưa mở rộng ở các khu vực nông thôn.
Khâu quản lý về đối tượng được bồi thường chưa được chặt chẻ.
b- Nguyên nhân:
- Công ty là công ty cổ phần và mới thành lập cho đến nay hoạt động của công ty còn non trẻ trên thị trường chính vì điều này đã làm cho khã nă cạnh tranh của công ty trên thị trường còn yếu kém so với các công ty bảo hiểm khác.
- Tâm lý của khách hang bao giờ cũng tìm đến các công ty bảo hiểm hoạt động lâu năm ở trong nước.
- Một số hình thức bắt buộc đối với nghiệp vụ này đối với các công ty khác (bảo việt ) đã làm ảnh hưởng nhiều đến các công ty trong nước nói chung và công ty PTI nói riêng.
- Công tác maketing của công ty còn yếu kémdân đến sự hiểu biết về công ty của khách hàng cũng yếu kém, và chưa tin tưởng tuyệt đối đối với công ty…….
CHƯƠNG III
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA Ở CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN (PTI)
Trải qua gần 10 năm hoạt động, luôn tự điều chỉnh và đi lên với cơ chế năng động, với sự cố gắng liên tục, cho tới công ty đã đạt được những kết quả rực rỡ. Với tư cách là một ngành dịch vụ, Bảo Hiểm Bưu Điện đã có nhiệm vụ bảo vệ, hỗ trợ cho những thành viên tham gia bảo hiểm, luôn đề cao khẩu hiệu “khách hàng là thượng đế”. Cùng với sự phát triển chung của toàn ngành bảo hiểm, phòng bảo hiểm số 2 đã có những tiến bộ vượt bậc, trong đó đáng chú ý là sự phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. Mặc dù tuổi đời nghiệp vụ này chưa cao, song đã thu hút được khá đông đảo khách hàng (chủ xe) tham gia bảo hiểm, mang lại cho công ty một khoản lợi nhuận không nhỏ. Tuy vậy, trong quá trình hoạt động hiện nay, nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện vẫn còn bộc lộ một số mặt hạn chế mà nhất là đôí với thị trường bảo hiểm còn rất “non trẻ” ở nước ta hiện nay. Tất yếu công ty phải không ngừng tìm ra các giải pháp nhằm khắc phục những mặt còn hạn chế, phát huy mặt mạnh để thích ứng với điều kiện thực tế của nền kinh tế thị trường đang ngày một biến động, đứng vững trong cạnh tranh với các đối thủ của mình.
Trên cơ sở những thành tích đã đạt được, đặc biệt là thực trạng hoạt động kinh doanh ở công ty và những vấn đề còn tồn tại trước mắt, đối với nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba đang được thực hiện ở phòng, trong tình hình hiện nay tôi xin để xuất một số kiến nghị góp phần nâng cao và hoàn thiện nghiệp vụ này trong thời gian tới.
1. Khâu khai thác
Đây là khâu khởi đầu, quan trọng nhất của chu kỳ kinh doanh bảo hiểm nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba nói riêng. Giống như hầu hết các nước trên thế giới, ở nước ta đây cũng là nghiệp vụ bắt buộc. Bởi vậy, trong những năm đầu tiên triển khai nghiệp vụ, Công ty Bảo Hiểm Bưu Điện nên có nhiều biện pháp phối hợp để thu hút các chủ xe tham gia bảo hiểm nhiều hơn nữa. Về lâu dài mà nói, công ty phải có những giải pháp thích hợp để lôi cuốn phần lớn các chủ xe tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự một cách tin tượng tuyệt đối đối với khách hàng, coi bảo hiểm là “tấm lá chắn” về kinh tế trong hoạt động kinh doanh của họ.
* Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền quảng cáo về bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giơí đối với người thứ ba thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: ti vi, radio, tạp chí, sách báo, biểu báo... nên đưa kèm các hình ảnh về tai nạn giao thông và sự giải quyết bồi thường nhanh chóng thoả đáng của bảo hiểm. Đưa ra những lời phát biểu của các chủ xe được bồi thường trong các vụ tai nạn lớn, những lời cảm ơn sâu sắc của lái xe và gia đình họ đối với bảo hiểm, ... Nhằm mục đích tuyên truyền rộng rãi trong quần chúng nhân dân nói chung và các chủ xe nói riêng thấy rõ và hiểu được quyền lợi, trách nhiệm của người Việt Nam tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
* Kết hợp chặt chẽ hơn nữa với lực lượng CSGT trong việc kiểm tra thường xuyên việc thực hiện chế độ bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của các chủ xe. Khi làm thủ tục đăng ký xe, kiểm tra kỹ thuật định kỳ, cấp giấy phép lưu hành xe hoặc bán lệ phí giao thông, thi cấp bằng lái xe... yêu cầu các chủ xe phải có bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
* Cùng với các cơ quan cơ quan chức năng, công ty cần đưa ra chế độ xử phạt nghiêm minh đối với các chủ xe có hành vi trục lợi bảo hiểm.
* Đề nghị với công ty bảo hiểm cần có thêm sự quan tâm đến việc trả hoa hồng bồi thường, thưởng thích đáng cho công an, CSGT và đội ngũ cộng tác viên để kích thích sự nhiệt tình của họ.
* Thường xuyên tổ chức các cuộc hội nghị nhằm tuyên truyền giáo dục cho người dân, học sinh sinh viên hiểu những tác dụng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự, nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân khi lưu hành xe.
2. Khâu giám định bồi thường
* Giám định đúng đắn là cơ sở cho việc bồi thường được chính xác, trung thực. Vì vậy công ty cần phối hợp nhanh chóng với công an, CSGT để tiến hành giám định kịp thời ngay sau khi tai nạn xảy ra. Yêu cầu phải có mạng lưới thông tin rộng khắp, đảm bảo liên lạc được thường xuyên, chặt chẽ với CSGT ở các nơi. Bằng mọi biện pháp, mọi phương tiện bảo đảm việc giám định trực tiếp được càng nhiều vụ tai nạn càng tốt.
* Giám định là khâu tương đối phức tạp, đòi hỏi người giám định viên không những giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải am hiểu về sự hoạt động của xe cơ giới. Do đó cán bộ giám định phải thạo về 2 lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự và hoạt động giao thông.
* Sau khi giám định xong, các khoản bồi thường phải được tính toán chính xác dựa trên cơ sở
+ Thiệt hại thực tế
+ Mức độ lỗi của chủ xe
+ Hạn mức trách nhiệm mà chủ xe tham gia và phải phù hợp với sự biến động của giá cả thị trường. Đặc biệt phải chú ý tới khoản mất giảm thu nhập của nạn nhân và tỷ lệ khấu hao của tài sản bị thiệt hại, bởi vì đây là 2 yếu tố rất khó xác định được chính xác.
* Các hồ sơ cần thiết trong việc bồi thường nên được đơn giản hoá tới mức có thể, tránh gây mất thời gian và phức tạp cho các chủ xe. Hướng dẫn chủ xe nhanh chóng hoàn thành hồ sơ tai nạn và chi trả bồi thường kịp thời. Giải thích rõ ràng cho chủ xe hiểu được các khoản bồi thường là hợp lý.
Việc bồi thường nên thực hiện nhanh chóng và chính xác, không để các chủ xe đi lại nhiều lần để đòi tiền bồi thường, gây khó khăn cho chủ xe. Hơn nữa cần có chính sách bồi thường nhân đạo thích hợp nhằm khuyến khích các chủ xe.
3- Đào tạo cán bộ chuyên sâu về nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba.
-Đây là vấn đề quan trọng nhất bởi nếu không thì các biện pháp khác đều không khả thi vì chính con người mới là yếu tố trực tiếp quyết định đến sự thành công và hiệu quả công việc.
Hiện nay, ở PTI, đội ngũ cán bộ nói chung có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực BH TNDS. Có thể nói, đây là thuận lợi rất cơ bản của công ty nhưng số lượng này lại phải đảm nhiệm tất cả các khâu từ khai thác cho đến bồi thường của nhiều nghiệp vụ BH, nhiều lúc đã ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của họ.
Như vậy, công ty nên phân công chuyên môn hoá một bộ phận hoạt động kinh doanh cụ thể về BH TNDS vì một thực tế là nghiệp vụ này ở PTI đủ lớn mạnh để đòi hỏi như vậy.
Về đào tạo cán bộ chuyên ngành về BH TNDS, công ty cần tiếp tục tăng cường hợp tác với các công ty BH tái BH trong nước cũng như nước ngoài để tổ chức các khoá đào tạo, tâp huấn ngắn hạn và dài hạn cho các cán bộ công ty về nghiệp vụ BH TNDS. Để quá trình đào tạo đạt được kết quả thì công ty nên chọn những người có đủ khả năng tốt nhất để đào tạo vì có như vậy công ty mới tiết kiệm được thời gian và chi phí cho các khoá đào tạo, đồng thời chất lượng của các khóa đào tạo được nâng cao. Công ty có thể áp dụng các biện pháp khác nhau như: tổ chức các cuộc hội thảo, mời các chyên gia BH trong và ngoài nước tới giảng dạy hoặc cử cán bộ đi nghiên cứu về nghiệp vụ BH TNDS
Trong thời gian vừa qua, PTI luôn mở các lớp đào tạo về BH . Tuy vậy, nghiệp vụ BH TNDS là nghiệp vụ mới và phức tạp trong mọi khâu từ đánh giá rủi ro cho tới giải quyết bồi thường nên trong thời gian tới, công ty cần có các lớp học nâng cao trình độ nghiệp vụ của các cán bộ trong công ty đặc biệt là các cán bộ trực tiếp làm công tác đánh giá rủi ro, giám định bồi thường.
Hoạt động của các lớp này nên duy trì thường xuyên, liên tục bởi sự thay đổi rất nhanh chóng của các TBĐT về loại hình, chức năng, vật liệu, công nghệ chế tạo,… (do đó mà làm thay đổi giá trị BH, nguy cơ rủi ro, cách thức tính phí và cách quản lý rủi ro).
4. Không ngừng nâng cấp hệ thống thông tin, các công cụ tin học
Ngày nay, vai trò của công nghệ thông tin đối với hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có quan hệ quốc tế rộng rãi là không thể phủ nhận được. Với hệ thống máy vi tính luôn được nối mạng có thể truy cập được bất cứ lúc nào, các nhân viên phòng Kinh Doanh có thể thực hiện hoạt động chào tái (chưa chính thức) các hợp đồng BH và tái BH tạm thời một cách nhanh chóng, thuận tiện; cập nhật thông tin về thị trường BH trong nước và quốc tế và các vấn đề có liên quan tới nghiệp vụ của mình được thướng xuyên hơn, hiểu rõ hơn về đối tác,… từ đó mà tạo hiệu quả cao trong hoạt động BH nói chung và BH TNDS nói riêng.
Vai trò của các công cụ tin học cũng rất lớn mà giả sử thiếu nó, có lẽ phòng Kinh doanh rất khó hoàn thành được nhiệm vụ của mình bởi máy tính sẽ giúp xử lý hợp đồng tái BH (tái tự động), tự động tính phí, hoa hồng, quản lý hợp đồng,… bằng phần mềm riêng dùng trong hoạt động BH.
Có thể nói rằng, hệ thống thông tin cũng như các công cụ tin học đã “cung cấp” thêm khả năng làm việc cho phòng. Vì vậy, nó nên thường xuyên được nâng cấp, hiện đại hoá để bắt kịp với sự phát triển của thị trường cũng như là sự phát triển của công nghệ nói chung.
5-Công tác đề phòng hạn chế tổn thất :
Đề xuất, kiến nghị với ngành giao thông vận tải, CSGT thường xuyên quan tâm đến việc sửa sang lại đường xá, cầu cống. Xây dựng các biểu báo, panô, áp phích... tại các đầu mối giao thông quan trọng dễ xảy ra tai nạn. Mở rộng lòng đường ở những nơi có nhiều xe cộ đi lại. Định kỳ hàng năm tổ chức các lớp tập huấn cho các lái xe.
Trang bị thiết bị phòng cháy chữa cháy trên xe tham gia giao thông, đạm bảo kỷ thuật tốt cho lái xe
KẾT LUẬN
Để xây dựng và triển khai mỗi loại hình bảo hiểm phải trải qua nhiều giai đoạn, từ lúc xác định nhu cầu thị trường, xây dựng mức phí, triển khai kế hoạch thực hiện, bổ sung khiếm khuyết từ thực tế đòi hỏi, phổ biến sâu rộng trên thị trường... đòi hỏi cả một quá trình lâu dài.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba cũng vậy, Công ty đã mất một thời gian để hoàn thiện nghiệp vụ này trên thị trường. Từ hành lập đến nay bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba được Công ty chính thức triển khai ở tất cả các văn phòng đại diện bảo hiểm trong cả nước.
Lợi nhuận và doanh thu từ từ lúc áo dụng nghiệp vụ đã tăng lên rõ rệt. So với một số loại hình bảo hiểm có doanh thu cao ở công ty như: bảo hiểm tài sản, bảo hiểm kết hợp con người, bảo hiểm vật chất thân xe... thì bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba luôn có doanh thu tương đốicao. Sự phát triển của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba trong tương lai là rất khả quan, nhưng những khó khăn là không phải ít, khắc phục và giảm bớt khó khăn luôn được cán bộ công ty giải quyết từng bước phù hợp với thực tế của từng thời kỳ
Mong rằng những ý kiến trong bài viết này sẽ ít nhiều giải toả được những khó khăn đang gặp. Từ đó nâng cao hơn nữa tính hoàn thiện của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba trong thời gian tới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình kinh tế bảo hiểm.
Bảng tổng kết cuối năm của công ty PTI.
Bảng tổng kết tình hình hoạt động tại PTI từ năm 2001 đến năm 2005 của phòng kế hoạch.
Luận văn của khóa 44 , 43 (lớp Bảo Hiểm)
Tạp chí bảo hiểm 1/2006, 5/2006, 6/2006, 10/2006, 12/2006.
Một số tạp chí có liên quan.
Báo cáo của công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện (PTI ).
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Doanh thu bảo hiểm gốc của từng doanh nghiệp qua các năm. 53
Bảng 2: Tỷ lệ bồi thường bảo hiểm gốc từng doanh nghiệp 54
9 tháng đầu năm 2004. 54
Bảng 3: Số liệu kết quả khai thác bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở công ty Cổ Phần Bảo Hiểm Bưu Điện PTI (20001 – 2005) 64
Bảng 4: Tốc độ phát triển của số lượng xe tham gia bảo hiểm TSDS và số phí thu được giữa 2 năm liên tiếp (2001-2005). 65
Bảng 5: Doanh thu phí bảo hiểm TNDS chủ phương tiện đối với người thứ ba so với tổng doanh thu phí ở công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện PTI (2001-2005) 68
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31964.doc