Trên đây là phần phân tích về bảo hiểm xe cơ giới và vấn đề trục lợi trong bảo hiểm xe cơ giới, em đã giải quyết được các vấn đề sau:
Thứ nhất: Các vấn đề về xe cơ giới và biện pháp quản lý xe cơ giới tham gia bảo hiểm.
- Các loại hình bảo hiểm xe cơ giới.
- Số tiền bảo hiểm, giá trị bảo hiểm, mức phí của từng loại hình bảo hiểm, số tiền bồi thường.
- Thực trạng của việc tham gia Bảo hiểm xe cơ giới ở Việt nam hiện nay
Thứ hai: Vấn đề trục lợi trong bảo hiểm xe cơ giới.
- Khái niệm về trục lợi và các hình thức trục lợi.
- Nguyên nhân trục lợi và một số đề xuất.
Bảo hiểm là tấm lá chắn cuối cùng về kinh tế trước những hiểm hoạ xảy ra trong cuộc sống. Bảo hiểm xe cơ giới là nghiệp vụ Bảo hiểm có ý nghĩa thiết thục trong trong việc ổn định tài chính cho các chủ phương tiện tham gia Bảo hiểm, đồng thời làm giảm gánh nặng cho cộng động, góp phần đảm bảo trật tự An toàn xã hội.
Mặc dù đã đưa ra được một số vấn đề về nguyên nhân, giải pháp trong việc phòng chống trục lợi bảo hiểm. Tuy nhiên do thời gian có hạn, kiến thức thực tế chưa có, nhận thức về vấn đề chưa sâu sắc em chưa thể đưa ra được những kiến nghị cụ thể cho các cấp, các ngành và cho doanh nghiệp bảo hiểm. Nếu có điều kiện em sẽ tiếp tục nghiên cứu vấn đề này sau. Kính mong cô giáo hướng dẫn chiếu cố cho em trong vấn đề này em xin chân thành cảm ơn.
48 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1535 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Bảo hiểm xe cơ giới và vấn đề trục lợi trong Bảo hiểm xe cơ giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
f: là phí thuần( phí bồi thường).
Theo công thức trên thì phí Bảo hiểm phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Tình hình bồi thường của những năm trước đó. Phí bồi thường được xác định như sau dựa trên số liệu thống kê.
S Si x Ti
f =
S Ci
Trong đó:
- Si: là số vụ tai nạn xảy ra trong năm thứ i của xe tham gia Bảo hiểm.
- Ti: là thiệt hại bình quân một vụ tai nạn của xe tham gia Bảo hiểm trong năm thứ i.
- Ci: số đầu xe lưu hành tham gia Bảo hiểm hoạt động trong năm thứ i.
Phần phụ phí bao gồm các chi phí như chi phí đề phòng hạn chế tổn thất, chi phí quản lý.
- Nơi cất giữ xe và phạm vi xe lưu hành. Trong thực tế không phải công ty Bảo hiểm nào cũng quan tâm đến vấn đề này, tuy nhiên một số công ty vẫn quan tâm rất chặt chẽ, khu vực để xe càng an toàn thì phí thấp hơn.
- Mục đích sử dụng xe : Đây là nhân tố rất quan trọng khi xác định phí Bảo hiểm. Nó giúp công ty Bảo hiểm biết được mức độ rủi ro có thể xảy ra.
- Độ tuổi và kinh nghiệm của người sử dụng xe: thông thường những lái xe từ 50 –55 tuổi thường ít gặp rủi ro hơn những người trẻ tuổi. Tuy nhiên với những người trên 65 tuổi công ty Bảo hiểm có thể không nhận Bảo hiểm trừ khi có giấy chứng nhận sức khoẻ phù hợp. Ngoài ra để nêu cao tinh thần trách nhiệm, tránh hiện tượng trục lợi Bảo hiểm thì các công ty Bảo hiểm vẫn
thường quy định một mức miễn thường. Tổn thất xảy ra dưới mức này thì các chủ xe phải tự chịu trách nhiệm.
- Giảm phí bảo hiểm: Để khuyến khích các chủ xe, và cạnh tranh với các công ty Bảo hiểm khác thì các công ty Bảo hiểm thường áp dụng mức giảm phí so với mức phí chung cho khách hàng có số lượng xe lớn tham gia bảo hiểm.
Biểu phí đặc biệt : đối với những khách hàng lớn có số lượng xe tham gia Bảo hiểm lớn lên đến hàng nghìn có thể được áp dụng biểu phí đặc biệt. Phí Bảo hiểm này được tính trên cơ sở số liệu thống kê tổn thất của chính khách hàng đó nếu xác suất rủi ro tính riêng cho khách hàng đó mà nhỏ hơn phí tiêu chuẩn thì sẽ được áp dụng biểu phí đặc biệt. Ngược lại nếu xác suất rủi ro lớn hơn hoặc bằng thì sẽ áp dụng biểu phí tiêu chuẩn.
Hoàn trả lại phí Bảo hiểm : trong Bảo hiểm vật chất xe cơ giới nếu chủ xe đã mua Bảo hiểm và đóng phí Bảo hiểm cho cả năm nhưng sau đó lại ngừng hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định thì Bảo hiểm sẽ hoàn trả lại phần phí Bảo hiểm cho khoảng thời gian đó theo một tỷ lệ nhất định ở Việt nam thường áp dụng hoàn trả là 80%.
Đối với những xe hoạt động theo mùa vụ, thì chủ xe phải đóng phí trong những ngày hoạt động đó. Phí Bảo hiểm được xác định:
Mức phí cả năm x Số tháng xe hoạt động trong năm
Phí đóng =
12
Các đơn Bảo hiểm ngắn hạn không áp dụng hình thức giảm phí d
d. Giám định và bồi thường tổn thất.
Giám định và bồi thường là công việc cuối cùng hoàn thiện sản phẩm bảo hiểm. Làm tốt công tác này sẽ làm giảm được những chi phí trong quá trình kinh doanh Bảo hiểm, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong quá trình cạnh tranh gay gắt.
Giám định:
- Cũng như các loại đơn bảo hiểm khác, công ty Bảo hiểm yêu cầu chủ xe hoặc lái xe ngay sau khi xảy ra tai nạn hoặc biết về xe bị tai nạn xảy ra gây thiệt hại vật chất thân xe chủ xe lái xe phải tìm mọi cách để thực hiện ngay các biện pháp cứu chữa, hạn chế tổn thất xảy ra thêm mặt khác nhanh chóng báo cho công ty Bảo hiểm biết cũng như cơ quan giám định tổn thất được chỉ định trước trong hợp đồng để giám định. Các chủ xe không được tự ý di chuyển, tháo dỡ hoặc sửa chữa xe khi chưa có ý kiến của công ty Bảo hiểm, trừ trường hợp phải thi hành chỉ thị của cơ quan có thẩm quyền.
- Đối với Bảo hiểm vật chất xe cơ giới người giám định được chỉ định trước trong hợp đồng Bảo hiểm có thể là giám định viên độc lập nhưng cũng có thể là chính công ty Bảo hiểm.
- Việc giám định tổn thất thường được quy định thành một quy trình bao gồm nhiều bước mà giám định viên phải làm theo.Trong quá trình giám định phải làm rõ các vấn đề sau:
Nguyên nhân gây ra tai nạn có thuộc phạm vi Bảo hiểm không.
Mức độ thiệt hại vật chất liên quan đến số tiền Bảo hiểm.
Lỗi cũng như mức độ thiệt hại của người thứ ba.
Xác định mức khấu hao cho phù hợp, nếu xe tham gia Bảo hiểm từ đầu tháng mà khi bị tai nạn từ ngày 15 trở về trước thì không tính khấu hao tháng đó, còn nếu xe bị tai nạn sau ngày 15 thì tháng đó được tính khấu hao.
Mọi tổn thất được khách hàng thông báo đều phải được giám định một cách nhanh chóng để các tang vật và nhân chứng không bị phân tán. Trong trường hợp giám định không thực hiện được do hiện trường bị xáo trộn, hoá đơn chứng từ bị tiêu huỷ thì có thể căn cứ vào biên bản của cơ quan chức năng, dựa vào khai báo của người được Bảo hiểm, bằng chứng, ảnh chụp, hiện vật thu được và kết quả điều tra của giám định viên.
- Nếu tai nạn xảy ra có liên quan đến người thứ ba thì giám định viên phải hướng dẫn bên thứ ba tiến hành các thủ tục và cùng đứng ra giám định để giải quyết trách nhiệm của các bên. Sau khi giám định có đủ mặt các bên liên quan cần thiết phải tiến hành lập biên bản giám định, căn cứ vào biên bản giám định nhà Bảo hiểm sẽ tiến hành giải quyết bồi thường cho chủ xe.
Thủ tục khiếu lại bồi thường tổn thất.
Khi có tổn thất xảy ra muốn được công ty Bảo hiểm bồi thường thì các chủ xe phải gửi hồ sơ khiếu lại cho công ty Bảo hiểm thông thường bao gồm các loại giấy tờ sau.
Đơn Bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận Bảo hiểm .
Tờ khai tai nạn của chủ xe, lái xe (nếu có).
Hồ sơ giải quyết tai nạn của cơ quan pháp luật có thẩm quyền .
Chuyển quyền đòi bên thứ ba theo nguyên tắc thế quyền cho công ty Bảo hiểm thông qua giấy uỷ quyền .
Có biên bản giám định tổn thất .
Các chứng từ hoá đơn có liên quan đến việc sửa chữa hoặc mua mới nhằm khôi phục lại vật chất thân xe.
Giải quyết bồi thường tổn thất.
Việc giải quyết bồi thường được tuân theo các nguyên tắc sau:
Trường hợp chủ xe tham gia STBH > GTBH thì:
+ Nếu cố ý thì số tiền bồi thường (STBT ) = 0.
+ Nếu không cố ý thì STBT = Giá trị thiệt hại thực tế nhưng không được vượt quá GTBH.
Nếu mua theo giá trị thay thế mới thì:
+ Khi tổn thất toàn bộ sảy ra thì STBT=STBH.
+ Khi tổn thất bộ phận sảy ra thì STBT = Giá trị thiệt hại thực tế nhưng không được vượt quá GTBH.
- Trường hợp xe tham gia Bảo hiểm STBH bằng với hoặc nhỏ hơn GTBH thì:
Giá trị thiệt hại thực tế x STBH
STBT =
GTBH
- Trường hợp tổn thất bộ phận:
Khi tổn thất bộ phận xảy ra, chủ xe sẽ được giải quyết bồi thường theo một trong hai nguyên tắc trên. Tuy nhiên các công ty Bảo hiểm thường giới hạn mức bồi thường đối với tổn thất bộ phận bằng một tỷ lệ giá trị tổng thành xe.
+ Nếu xe bị tai nạn, một bộ phận nào đó bị hư hỏng phải thay thế mới thì STBT của nhà Bảo hiểm cũng chỉ bằng giá trị của bộ phận đó trước khi xảy ra tai nạn.
+ Nếu chủ xe tham gia Bảo hiểm với STBH > GTBH khi tổn thất bộ phận xảy ra, mức bồi thường tối đa của Bảo hiểm cũng chỉ bằng cơ cấu giá trị của bộ phận đó trong tổng giá trị của chiếc xe khi tham gia Bảo hiểm trong nghiệp vụ Bảo hiểm xe cơ giới, chủ xe có thể tham gia nhiều đơn Bảo hiểm, nhưng số tiền bồi thường tối đa cũng chỉ bằng giá trị thiệt hại thực tế của chiếc xe. Vì Bảo hiểm xe cơ giới là Bảo hiểm tài sản nên không có bảo hiểm trùng.
+ Khi tham gia Bảo hiểm chủ xe cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
Trong nghiệp vụ Bảo hiểm này các công ty Bảo hiểm thường quy định chỉ tính khấu hao trong những trường hợp tổn thất trong những trường hợp tổn thất toàn bộ hoặc toàn bộ một tổng thành nào đó còn từng động cơ riêng không tính khấu hao.
Khi xe bị tai nạn chủ xe hoặc lái xe không được tháo rời các bộ phận của chiếc xe và chỉ được di chuyển xe đến nơi sửa chữa gần nhất, chi phí di chuyển nhà Bảo hiểm gánh chịu.
Trong nghiệp vụ Bảo hiểm này các công ty Bảo hiểm thường áp dụng chế độ miễn thường không khấu trừ nhằm mục đích nâng cao tinh thần trách nhiệm của chủ xe, để giảm chi phí quản lý, chi phí Bảo hiểm và như vậy mới phù hợp với thực tế.
Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam các công ty Bảo hiểm thường tiến hành bồi thường nhân đạo trong nghiệp vụ Bảo hiểm xe cơ giới, vì nó có nhiều tác dụng như khuyến khích thêm được nhiều người tham gia Bảo hiểm tự nguyện, ổn định được tình hình tài chính cũng như tình hình chính trị xã hội nơi xảy ra tai nạn khi chủ xe chưa có đủ điều kiện giải quyết với người bị nạn, mặt khác bồi thường nhân đạo sẽ nâng cao được uy tín cho công ty Bảo hiểm người tham gia Bảo hiểm sẽ tin tưởng vào các công ty Bảo hiểm, nhờ đó các công ty có cơ hội nâng cao doanh thu của mình.
Chú ý : Nếu chủ xe tham gia Bảo hiểm dưới giá trị dưới dạng Bảo hiểm cho một số tổng thành xe thì số tiền bồi thường luôn đúng bằng với Giá trị thiệt hại thực tế của tổng thành đó và không được vượt qua giá trị của tổng thành được tính so với tổng giá trị xe.
- Trường hợp tổn thất toàn bộ :
Xe được coi là tổn thất toàn bộ khi bị mất cắp, mất tích hoặc xe bị thiệt hại nặng đến mức không thể xửa chữa phục hồi để đảm bảo lưu hành An toàn, hoặc chi phí phục hồi bằng hoặc lớn hơn giá trị thực tế của xe.
+ Việc tính STBT được tuân theo nguyên tắc một hoặc nguyên tắc hai tuỳ thuộc chủ xe mua Bảo hiểm trên giá trị hay dưới giá trị.
+ STBT còn được tính trên cơ sở Giá trị thực tế của xe ngay trước thời điểm xảy ra tai nạn tức là phải tính khấu hao cho đén trước thời điểm xảy ra tai nạn.
Nếu xe bị mất cắp chủ xe phải kịp thời thông báo cho nhà Bảo hiểm biết để tổ chức tìm kiếm, sau một thời gian nhất định không tìm thấy nhà Bảo hiểm tiến hành bồi thường như sau:
+ Bồi thường đúng bằng số tiền ghi trong đơn Bảo hiểm trừ đi khấu hao phân bổ cho nó nếu có.
+ Bồi thường đúng bằng giá trị của chiếc xe khi tham gia Bảo hiểm trừ đi khấu hao nếu có.
Nếu sau một thời gian sau khi đã được bồi thường lại tìm thấy xe, chủ xe muốn chuộc lại phải có sự thoả thuận của các bên.
2. Bảo hiểm tai nạn lái, phụ xe.
a. Đối tượng Bảo hiểm.
Là tính mạng sức khoẻ của lái xe, phụ xe, người áp tải, người lái và người ngồi sau xe máy và người ngồi trên xe không phải kinh doanh chở khách.
b. Phạm vi Bảo hiểm.
Thiệt hại về thân thể của lái xe, phụ lái xe và người ngồi trên xe.
c. Số tiền Bảo hiểm.
Đây là nghiệp vụ Bảo hiểm con người nên các công ty Bảo hiểm sử dụng mức giới hạn trách nhiệm bồi thường. Và các công ty thường đưa ra các mức giới hạn cho từng loại xe, để người tham gia có thể lựa chọn cho phù hợp với khả năng tài chính của mình.
d. Phí Bảo hiểm.
Công thức tính phí:
P = S x R x N
Trong đó: P là phí bảo hiểm
S : là số tiền bảo hiểm
R: là tỷ lệ phí bảo hiểm
N: là số chỗ ngồi
Ngoài ra các chủ xe có thể tham gia các loại hình Bảo hiểm với thời hạn ngắn hơn và phí rút lại.
3. Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hàng hoá trở trên xe
a. Đối tượng Bảo hiểm
Loại hình này chỉ áp dụng cho những xe có giấy phép kinh doanh vận tải hàng hoá. Do đó đối tượng được bảo hiểm là trách nhiệm và nghĩa vụ bồi thường của chủ xe cơ giới cho chủ hàng khi xe đang lưu hành gây tai nạn làm thiệt hại hàng hoá chở trên xe của chủ hàng.
b. Phạm vi Bảo hiểm.
+ Rủi ro được Bảo hiểm:
Là số tiền chủ xe phải trách nhiệm bồi thường cho chủ hàng khi có tai nạn xảy ra làm thiệt hại về hàng hoá vận chuyển trên xe theo hợp đồng vận chuyển.
+ Rủi ro loại trừ:
Trong một số trường hợp sau nếu tai nạn xảy ra công ty Bảo hiểm cũng không phải chịu trách nhiệm bồi thường:
Xe chở hàng trái phép.
Lái xe, chủ xe vô trách nhiệm với hàng hoá.
Xe không phù hợp để chở hàng.
Mất cắp, trộm cướp.
Vi phạm quy định luật pháp và bị cơ quan chức năng thu giữ hàng.
c. Số tiền Bảo hiểm.
STBH = Mức trách nhiệm x số tấn trọng tải đăng ký Bảo hiểm
d. Phí Bảo hiểm.
Phí bảo hiểm trong nghiệp vụ này được xác định theo công thức sau:
P = R x M x G
Trong đó; P là phí Bảo hiểm.
R là tỷ lệ phí Bảo hiểm(%).
G là số tấn trọng tải đăng ký Bảo hiểm.
M là số tiền Bảo hiểm .
4. Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với người thứ ba.
TNDS chỉ phát sinh khi có đủ ba điều kiện: Có thiệt hại thực tế của bên thứ ba; Có lỗi hành vi trái pháp luật của người được Bảo hiểm do cố ý hoặc không cố ý ; Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế của bên thứ ba và hành vi trái pháp luật.
a. Đối tượng bảo hiểm.
Trách nhiệm dân sự dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba có đối tượng Bảo hiểm là phần trách nhiệm pháp lý phải bồi thường TNDS do xe của chủ xe trong quá trình lưu hành gây ra thiệt hại cho người thứ ba trách nhiệm ở đây bao gồm:
+ Trách nhiệm trước sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ như xe chạy nhanh với tốc độ cao hoặc các trục trặc kỹ thuật gây ra tai nạn cho người khác
+Trách nhiệm đối với việc phải điều khiển xe An toàn của lái xe, chủ xe nhưng không được vượt quá tốc độ cho phép.
Người thứ ba: Là người bị thiệt hại về tính mạng hoặc sức khỏe do tai nạn gây ra hoặc là người có tài sản bị thiệt hại do tai nạn gây ra: tư trang hành lý, hoa màu…
Tuy nhiên những trường hợp sau không được coi là người thứ ba:
- Hành khách : họ là người thứ ba nhưng đã được Bảo hiểm trong đơn Bảo hiểm hành khách nên không được coi là người thứ ba.
- Lái xe, phụ xe vì họ thuộc đơn Bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động.
- Chủ của hàng hoá nhận vận chuyển chuyên trở trên xe.
- Thân nhân của chủ xe, lái xe.
Vậy đối tượng của nghiệp vụ này là trách nhiệm và nghĩa vụ bồi thường của chủ xe khi xe đang lưu hành gây tai nạn cho người thứ ba. Đối tượng tham gia là các chủ xe.
Vì vậy đối tượng của Bảo hiểm TNDS là không xác định trước mà chỉ khi xe gây ra tai nạn có phát sinh TNDS của chủ xe đối vơi người thứ ba thì đối tượng mới được xác định cụ thể. Nghiệp vụ Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba luôn tiến hành dưới hình thức bắt buộc, cơ sở hình thành TNDS bắt buộc thể hiện ở những điểm sau:
Thứ nhất: Xe phải có lỗi, chủ xe hoặc lái xe phải có hành vi vi phạm pháp luật.
Thứ hai: Bên thứ ba phải có thiệt hại thực tế về tài sản tính mạng và sức khỏe.
Thứ ba: Phải có mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả. Tuy nhiên có một số trường hợp nguyên nhân chỉ có quan hệ gián tiếp với kết quả nhưng Bảo hiểm vẫn chấp nhận bồi thường, điều đó cũng có nghĩa là có hình thành TNDS, cũng có thể nói đó là các công ty Bảo hiểm bồi thường nhân đạo cho người tham gia.
Thứ tư: Sở dĩ các nước đều quy định bắt buộc là vì ba lý do sau:
Nghiệp vụ này có quan hệ trực tiếp với một số bộ luật của quốc gia, mà luật pháp thì bắt buộc mọi công dân phải thực hiện.
Thực hiện bắt buộc nhằm mục đích đảm bảo tính công bằng trong xã hội và đảm bảo quyền lợi của mọi công dân.
Góp phần cùng với cơ quan chức năng quản lý tốt các loại đầu xe cơ giới.
b. Phạm vi Bảo hiểm.
Nhà Bảo hiểm nhận Bảo hiểm cho các rủi ro bất ngờ không lường trước được, gây ra tai nạn và làm phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe. Như vậy những rủi ro thuộc phạm vi trách nhiệm của nhà Bảo hiểm bao gồm:
Tai nạn gây thiệt hại tính mạng tình trạng sức khoẻ của người thứ ba.
Tai nạn gây thiệt hại về tài sản, tư trang hành lý của người thứ ba.
Tai nạn gây thiệt hại về sản xuất kinh doanh và làm giảm thu nhập của người thứ ba.
Tai nạn gây thiệt hại về tính mạng, tình trạng sức khỏe của người tham gia cứu chữa.
Ngoài ra Bảo hiểm còn chịu trách nhiệm đối với những chi phí cần thiết và hợp lý để thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế tổn thất, các chi phí thực hiện biện pháp đề phòng của doanh nghiệp Bảo hiểm kể cả biện pháp không mang laị hiệu quả. Bao gồm cả thiệt hại về tài sản và con người và những chi phí ra toà nếu có.
ăRủi ro bị loại trừ.
Khi tai nạn xảy ra thuộc một trong các rủi ro sau không được nhà Bảo hiểm bồi thường:
Hành động cố ý của chủ xe, lái xe và người bị thiệt hại
Xe không đủ điều kiện kỷ thuật và thiết bị an toàn để tham gia giao thông theo quy định của điều lệ trật tự an toàn giao thông vận tải đường bộ
+Chủ xe hoặc lái xe vi phạm nghiêm trọng trật tự an toàn giao thông đường bộ như:
- Xe không có giấy phép lưu hành, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và môi trường
- Lái xe không có bằng lái hoặc bằng lái không hợp lệ
- Xe chở chất cháy nổ trái phép, lái xe bị ảnh hưởng bởi chất kích thích
- Xe sử dụng để tập lái, đua thể thao đua xe trái phép
- Xe đi vào đường cấm, đi đêm không có đèn hoặc chỉ có một đèn
+ Thiệt hại gián tiếp do tai nạn như giảm giá trị thương mại
+ Thiệt hại đối với tài sản bị cướp, mất cắp trong vụ tai nạn
+ Tai nạn xảy ra ngoài lãnh thổ quốc gia,
Trừ khi có những thoả thuận khác mà các bên đưa ra, còn nếu như đã quy định trong hợp đồng thì nhà Bảo hiểm sẽ không phải chịu trách nhiệm với những rủi ro trên, để tránh hiện tượng gian lận trong Bảo hiểm, đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của các chủ xe.
c. Phí Bảo hiểm.
Phí bảo hiểm, trong nghiệp vụ Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với người thứ ba được tính theo đầu phương tiện. Mặt khác các phương tiện khác nhau về chủng loại, về độ lớn có xác suất gây tai nạn khác nhau. Do đó phí Bảo hiểm được tính riêng cho từng loại phương tiện hoặc nhóm phương tiện.
Công thức tính phí: P = f + d
ồSi x Ti
f =
ồCi (i=1-n)
Trong đó: - P là tổng phí phải nộp.
- f là phí thuần
- d là phần phụ phí(quy định bằng một tỷ lệ % nhất định so với P).
- Si là số vụ tai nạn năm thứ i có phát sinh trách nhiệm dân sự.
- Ti là STBT bình quân một vụ tai nạn trong năm i.
- Ci là số xe tham gia Bảo hiểm TNDS năm thứ i.
- n là số thứ tự các năm lấy số liệu tính toán.
Đối với các phương tiện hoạt động ngắn hạn (dưới 1 năm) thời gian tham gia Bảo hiểm dược tính tròn tháng và phí Bảo hiểm được xác định như sau:
P (năm) x Số tháng xe hoạt động
P (ngắn hạn) =
12 (tháng)
Trong trường hợp chủ xe đã nộp phí cả năm nhưng vì một lý do nào đó xe ngừng hoạt động với một thời gian nhất định, công ty Bảo hiểm phải có trách nhiệm hoàn lại phí trong thời gian đó, nhưng chủ xe phải thông báo cho nhà Bảo hiểm biết.
[Phí cả năm x Số tháng xe không hoạt động]
Phí hoàn lại =
12
Nộp phí Bảo hiểm là trách nhiệm của chủ phương tiện. Tuỳ theo số lượng phương tiện người Bảo hiểm sẽ quy định thời gian, số lần nộp và mức phí tương ứng có xét giảm phí theo tỷ lệ tổn thất và giảm giá theo tỷ số lượng phương tiện tham gia Bảo hiểm.
d. Giám định và bồi thường
Giám định.
Khi xe bị tai nạn chủ xe phải kịp thời báo cho công ty Bảo hiểm biết để tiến hành giám định xác định thiệt hại và lỗi của các bên.
Để được bồi thường chủ xe phải nộp hồ sơ khiếu nại bồi thường bao gồm:
- Giấy chứng nhận Bảo hiểm.
- Biên bản khám nghiệm hiện trường.
- Tờ khai tai nạn của chủ xe.
- Quyết định của toà án( nếu có).
- Chứng từ liên quan đến thiệt hại của người thứ ba (bao gồm thiệt hại về tài sản, và thiệt hại về người).
Bồi thường.
Mức bồi thường của Bảo hiểm đối với TNDS phát sinh nhìn chung phụ thuộc vào thiệt hại thực tế của bên thứ ba, mức độ lỗi của chủ, lái xe và giới hạn trách nhiệm của công ty Bảo hiểm .
+ Thiệt hại thực tế của bên thứ ba:
- Đối với thiệt hại là tài sản: thì giá trị thiệt hại là giá trị của tài sản tại thời điểm hoà giải hay xét sử đối với tài sản là tài sản cố định thì phải tính khấu hao cho thời gian sử dụng
- Đối với thiệt hại là con người: Nếu thiệt hại về sức khoẻ thì khó có thể xác định bằng tiền nên thường được dựa trên cơ sở căn cứ sau:
Chi phí cấp cứu điều trị, phục hồi sức khoẻ dưới dạng viện phí.
Phần thu nhập bị mất trong những ngày nằm điều trị tại bệnh viện
Chi phí cho người thân chăm sóc nếu cần thiết
Chi phí bù đắp những thiệt hại về tinh thần.
Chi phí cấp cứu trước khi chết.
Chi phí mai táng và bù đắp cho thân nhân của người bị nạn
Đối với thiệt hại về kinh doanh: thì được xác định dựa tên sổ sách kế toán hoặc thu nhập trung bình chung trên thị trường của loại ngành nghề kinh doanh đó.
+ Xác định TNDS phát sinh.
TNDS phát sinh = Thiệt hại thực tế của bên thứ ba x Mức độ lỗi
+ Xác định STBT của Bảo hiểm TNDS.
STBT = Mức TNDS phát sinh nhưng không được vượt quá STBH.
Như vậy mức độ thiệt hại thực tế của bên thứ ba đôi khi rất lớn và khó ai có thể lường trước được, cho nên hầu hết các công ty Bảo hiểm trên thế giới đều khống chế mức trách nhiệm.
Việt nam quy định như sau:
Mức bắt buộc: 30 triệu đồng cho một vụ tai nạn( về tài sản và kinh doanh).
Về con người 12 triệu đồng một vụ.
Mức tự nguyện: 80 triệu cho một vụ tai nạn( về tài sản).
15 triệu cho một vụ tai nạn ( về con người).
Trong luật pháp của Việt nam cũng quy định khi xảy ra tai nạn phát sinh TNSD nhà Bảo hiểm bồi thường trực tiếp cho chủ xe, sau đó chủ xe bồi thường cho người thứ ba. Nhưng có thể trong một số trường hợp công ty Bảo hiểm vẫn có thể bồi thường trực tiếp cho bên thứ ba, nếu chủ xe vì một lý do nào đó không thể thực hiện được trách nhiệm của mình, điều này sẽ tạo thêm uy tín cho công ty Bảo hiểm, làm giảm mức độ mâu thuẫn của chủ xe với gia đình bị hại, ngoài ra còn tạo được niềm tin cho khách hàng và thu hút được nhiều người tham gia Bảo hiểm hơn.
Về nguyên tắc công ty Bảo hiểm bồi thường cho bên tham gia Bảo hiểm
TNDS của chủ xe đối với bên thứ ba, sau đó đòi lại phần không thuộc trách nhiệm của chủ xe.
5. Bảo hiểm tai nạn hành khách trên xe.
a. Đối tượng Bảo hiểm .
Là tính mạng và tình trạng sức khoẻ của tất cả hành khách đi trên xe. Những người này không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính. Người được Bảo hiểm còn bao gồm cả những hành khách đặc biệt không phải mua vé như: Trẻ em đi theo người lớn…
Tuy nhiên tài sản hành lý, hàng hoá của hành khách mang theo, các lái phụ xe và những người đang làm việc trên các xe cơ giới không thuộc đối tượng Bảo hiểm. Nghiệp vụ này được triển khai dưới hình thức bắt buộc vì vậy phí Bảo hiểm được tính vào giá cước vận chuyển và mặc nhiên mỗi tấm vé là một giấy chứng nhận Bảo hiểm.
b. Phạm vi Bảo hiểm.
+ Rủi ro được Bảo hiểm:
Là các rủi ro do thiên tai, tai nạn bất ngờ xảy ra trong suốt hành trình của hành khách, gây thiệt hại đến tính mạng tình trạng sức khoẻ của người được Bảo hiểm và các chi phí cần thiết như: Chi phí cấp cứu, chăm sóc nạn nhân.
+ Rủi ro bị loại trừ:
Bị tai nạn do vi phạm trật tự an toàn giao thông, vi phạm pháp luật ( nhảy khỏi xe khi xe chưa dừng hẳn, bám xe, ngồi không đúng chỗ quy định, hành hung, ăn cắp v.v...).
Bị tai nạn do những nguyên nhân không liên quan trực tiếp đến quá trình vận chuyển hoặc bản thân tình trạng sức khoẻ của hành khách gây ra (ngộ độc thức ăn, trúng gió, ốm đau v.v...).
c. Số tiền Bảo hiểm .
Số tiền Bảo hiểm trong nghiệp vụ này được ấn định chung đối với mỗi loại phương tiện, thường các công ty bảo hiểm quy định 12.000.000 đồng cho một hành khách, vì nghiệp vụ này được triển khai dưới hình thức bắt buộc nên người tham gia không có quyền lựa chọn số tiền Bảo hiểm.
d. Phí Bảo hiểm.
Vì thực hiện bắt buộc nên phí Bảo hiểm được tính vào giá vé.
Cơ quan làm nhiệm vụ vận chuyển hành khách, bán vé cũng là người thu phí Bảo hiểm.
Có hai phương pháp tính phí:
+ Phí Bảo hiểm tính theo: km/ hành khách
+ Phí Bảo hiểm tính theo giá vé.
e. Bồi thường.
Nếu tai nạn chết người: STBT = STBH
Nếu bị tai nạn thương tật: STBT = Tỷ lệ thương tật x STBH
Nếu hành khách bị tai nạn nhẹ tạm thời, STBT tính theo chi phí thực tế phát sinh.
f. Thời hạn hiệu lực của Bảo hiểm .
Là thời gian hợp lý để thực hiện cuộc hành trình, tức là bắt đầu từ lúc hành khách lên xe và kết thúc khi hành khách rời xe một cách an toàn tại bến cuối cùng ghi trên vé. Thời gian tạm ngừng hợp lý ( lấy nhiên liệu, ăn uống ...) vẫn tính vào thời hạn Bảo hiểm.
III. Thực trạng của việc tham gia Bảo hiểm xe cơ giới hiện nay ở việt nam.
Đối với loại hình Bảo hiểm xe cơ giới tự nguyện.
Bao gổm : + Bảo hiểm vật chất thân xe.
+ Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hàng hoá chở trên xe.
+ Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe.
Đây là những loại hình Bảo hiểm tự nguyện nhưng những nghiệp vụ Bảo hiểm này vẫn ngày một phát triển đặc biệt là Bảo hiểm vật chắt thân xe. Các nghiệp vụ Bảo hiểm này đã ngày một phát triển và được các chủ phương tiện xe cơ giới biết đến như một tấm bùa hộ thân giúp họ ổn định về tư tưởng, tinh thần. Chủ phương tiện xe cơ giới đã có ý thức hơn trong việc tham gia Bảo hiểm vật chất xe cơ giới vì họ không muốn công việc kinh doanh cũng như nhu cầu đi lại bị gián đoạn, thu nhập bị thâm hụt hơn nữa là họ rất muốn ổn định cả về tính mạng và tài sản của mình. Tính đến năm 2003 thì số lượng xe cơ giới đã tăng lên 12054000 xe trong đó có 675000 xe ô tô, 11379000 xe mô tô các loại và con số này tính đến tháng 6 năm 2004 đã không ngừng tăng lên. Cùng với số lượng xe tăng lên thì tỷ lệ tham gia Bảo hiểm vật chất xe cơ giới cũng không ngừng tăng lên. Tỷ lệ này được biểu hiện qua con số doanh thu của các công ty Bảo hiểm. Ví dụ, như doanh thu nghiệp vụ Bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại chi nhánh Bảo Minh Hà Nội.
Doanh thu phí nghiệp vụ Bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở
Chi nhánh Bảo Minh Hà Nội.
Chỉ tiêu
đơn vị
Năm 2002
Năm 2003
Doanh thu phí nghiệp vụ Bảo hiểm vật chất xe cơ giơi
-Xe mô tô
-Xe ô tô
Triệu đồng
13840
170
13634
15636
213
19657
DTP các nghiệp vụ Bảo hiểm xe cơ giới
Triệu đồng
86261
102150
Từ bảng số liệu trên ta thấy doanh thu nghiệp vụ Bảo hiểm xe cơ giới của một chi nhánh ở thành phố Hà Nội là rất cao. Qua đó cho thấy là tỷ lệ tham gia Bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở Việt nam hiện nay là rất cao. Đa số các chủ phương tiện đã tham gia Bảo hiểm vật chất xe cơ giới một cách tự nguyện đặc biệt là các chủ phương tiện ô tô.
2. Đối với loại hình Bảo hiểm bắt buộc.
Bao gồm: + Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba.
+ Bảo hiểm tai nạn hành khách.
Ngày 19/02/2003 Chính phủ đã ban hành nghị định mới số 15/2003/NĐ-CP chương V điều 25 quy định sử phạt hành chính về vi phạm luật lệ An toàn giao thông đường bộ đối với người điều khiển phương tiện xe cơ giới không có giấy chứng nhận Bảo hiểm TNDS. Ngay từ khi mới ra đời, nghị định này đã được tuyên truyền và phổ biến rộng rãi trên các phương tiện giao thông đại chúng, trên các tờ rơi biển quảng cáo. Cho đến thời điểm này đã có trên 80% người điều khiển phương tiện xe cơ giới biết đến nghị định và quy định xử phạt của Chính phủ vì vậy đại đa số những người biết về nghị định này đều tìm đến các cơ quan Bảo hiểm phi nhân thọ để ký hợp đồng Bảo hiểm TNDS. Hầu hết mọi chủ phương tiện giao thông vận tải đường bộ đều chấp hành nghiêm chỉnh nghị định và tham gia Bảo hiểm TNDS một cách tự nguyện triệt để tỷ lệ này ngày một tăng lên không ngừng cùng với sự gia tăng của các phương tiện giao thông vận tải. Hiện nay ở mỗi cơ quan đăng ký biển số xe đều có quy đinh các chủ phương tiện xe cơ giới phải mua Bảo hiểm TNDS thì mới cho đăng ký xe chính vì thế mà số lượng tham gia Bảo hiểm TNDS nó riêng và số lượng tham gia Bảo hiểm xe cơ giới nói chung đã tăng lên một cách đáng kể.
Bên cạnh việc các chủ phương tiện đã có ý thức trong việc tham gia Bảo hiểm vẫn còn có một số chủ phương tiện vẫn chưa tích có ý thức trong việc tham gia Bảo hiểm nhất là Bảo hiểm TNSD. Mặc dù đây là một trong những loại hình Bảo hiểm bắt buộc vậy mà vẫn còn nhiều chủ phương tiện vẫn có thái độ trốn tránh: vẫn còn nhiều trường hợp bị phạt vi phạm An toàn giao thông vì không có giấy chứng nhận của Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba.
Hơn nữa vẫn còn có một số chủ phương tiện cho rằng rủi ro không phải là của mình nên không cần tham gia.
Phần II
vấn đề trục lợi trong Bảo hiểm xe cơ giới.
Cùng với sự phát triển không ngừng của thị trường Bảo hiểm, số lượng xe tham gia Bảo hiểm nói chung ngày càng nhiều và trong Bảo hiểm xe cơ giới nói riêng ngày càng phát triển, đại đa số những người tham gia Bảo hiểm là để được bồi thường hoặc chi trả khi có rủi ro xảy ra nhằm giảm bớt chi phí và ổn định sản xuất kinh doanh tiếp. Tuy nhiên bên cạnh đó lại có nhiều người lợi dụng Bảo hiểm để làm lợi cho bản thân mình. Đó là hành vi trục lợi Bảo hiểm.
I . Khái niệm trục lợi Bảo hiểm.
Theo Hiệp hội Bảo hiểm Canada: “Trục lợi là tất cả các hành vi cố tình gian dối, lừa đảo, có thể có chủ ý ngay từ khi tham gia Bảo hiểm hoặc phát sinh ngay sau khi xảy ra thiệt hại nhằm chiếm đoạt một số tiền của doanh nghiệp Bảo hiểm mà đáng ra họ không được hưởng”:
Trục lợi Bảo hiểm còn được coi là vấn đề gian lận trong Bảo hiểm. Trên thế giới hiện tượng này được biết đến như một vấn đề nhức nhối đối với doanh nghiệp Bảo hiểm. Số vụ gian lận này ngày càng tăng và hình thức ngày càng tinh vi sắc sảo hơn mặc dù các doanh nghiệp Bảo hiểm đã phải bỏ ra khá nhiều tiền để khắc phục vấn đề trục lợi Bảo hiểm .
II. nguyên nhân của trục lợi Bảo hiểm.
Nguyên nhân sâu xa thúc đẩy hành vi gian lận Bảo hiểm là xuất phát từ lòng tham của con người, họ có thể tìm mọi cách để kiếm lợi cho mình kể cả những hành vi vi phạm pháp luật. Sỡ dĩ họ có thể thành công là do một số nguyên nhân sau đây:
1. nguyên nhân khách quan.
Nhóm nguyên nhân này xuất phát từ sự tác động của các bên có liên quan : Phía nhà nước, đặc điểm thị trường Bảo hiểm và nhận thức của người dân về Bảo hiểm …
+ Do những kẽ hở sự thiếu chặt chẽ của hệ thống hành lang pháp lý đã khiến các cơ quan chức năng nới lỏng trong việc ngăn chặn các hành vi gian lận Bảo hiểm, thiếu sự kiểm tra kiểm soát và sử lý, nên nhiều người đã nảy sinh hành vi gian lận.
Ví dụ: Theo nguyên tắc các xe đang lưu hành bắt buộc phải có giấy Bảo hiểm TNDS đối với người thứ ba, nhưng không mấy khi cảnh sát giao thông hỏi tới giấy tờ này do đó sẽ tạo ra sự yên tâm cho chủ xe khi không tham gia Bảo hiểm, đây cũng là cơ hội giúp cho các chủ xe tiến hành trục lợi Bảo hiểm.
Thị trường Bảo hiểm luôn luôn sôi động, phức tạp, tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt nên các doanh nghiệp Bảo hiểm luôn giữ bí mật thông tin .Việc trao đổi những thông tin cần thiết về khách hàng giữa các doanh nghiệp Bảo hiểm hầu như không có. Vì vậy một chủ xe cơ giới nào đó có thể tham gia Bảo hiểm ở nhiều doanh nghiệp Bảo hiểm. Khi tổn thất xảy ra họ đã nhận được tiền bồi thường ỏ tất cả các công ty Bảo hiểm mà họ đã tham gia.
+ Vị trí địa lý cũng là một nguyên nhân thúc đẩy hành vi trục lợi Bảo hiểm. Như ta biết xe cơ giới có tính cơ động cao tham gia hoạt động trên nhiều địa bàn, nhiều khu vực trong cả nước. Do đó khi xảy ra tai nạn để giám định kịp thời thường phải nhờ các công ty khác giám định hoặc phải nhờ vào công tác giám định của công an, cảnh sát khu vực, mà trong những biên bản này vì nhiều lý do có thể không chính xác, không trung thực…Trình độ lái xe rất cao họ am hiểu về xe cộ, địa hình đi lại… họ có thể tạo ra những vụ tai nạn đánh lạc hướng cơ quan Bảo hiểm để lấy tiền của cơ quan Bảo hiểm.
+ Do giá trị của xe cơ giới là rất lớn do đó khi xảy ra tai nạn sẽ làm cho chủ xe bị quyệt quệ về tài chính, giảm hoặc thậm chí mất khả năng kinh doanh tiếp, vì vậy đây là động cơ lớn dẫn đến hiện tượng các chủ xe trục lợi Bảo hiểm.
2. Nguyên nhân chủ quan .
Xuất phát từ cơ quan Bảo hiểm.
- Do các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt, do đó họ phải bí mật thông tin, nên khi có tai nạn xảy ra, các công ty Bảo hiểm cũng tiến hành bồi thường mà không xem xét tình hình ở các doanh nghiệp khác dẫn đến chủ xe có thể được hưởng nhiều lần tiền bồi thường ở các công ty khác nhau do họ Bảo hiểm trùng, mà theo nguyên tắc không được Bảo hiểm trùng trong Bảo hiểm tài sản.
- Cũng do điều kiện hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt, để nâng cao doanh thu phí các công ty đã đơn giản hoá nhiều thủ tục khi ký kết hợp đồng cũng như khi xảy ra tổn thất hoặc khi đánh giá rủi ro xét nhận Bảo hiểm, đơn giản thủ tục xét bồi thường… đã tạo điều kiện cho các chủ xe lợi dụng.
- Đối với các trường hợp khiếu nại gian lận bị công ty Bảo hiểm phát hiện, các công ty chưa có biện pháp xử lý đích đáng mà chỉ mới dừng lại ở mức độ từ chối bồi thường, điều này sẽ làm cho các chủ xe suy nghĩ theo một hướng tiêu cực là cứ lập hồ sơ khiếu nại nếu qua được thì nhận tiền bồi thường còn nếu không được thì cũng không phải nộp phạt…
- Trong công tác phòng chống gian lận Bảo hiểm các đại lý khai thác và nhân viên giám định có một vai trò hết sức quan trọng. Công việc của hai chức danh này ảnh hưởng đến việc ngăn ngừa và phát hiện hành vi gian lận cả khi ký hợp đồng cũng như khi giải quyết bồi thường. Do đó những người làm trong hai bộ phận này phải là những người có tâm huyết với nghề, phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực thực sự… Tuy nhiên một thực tế hiện nay là việc tuyển dụng đại lý còn tương đối dễ dàng, qua loa, chủ yếu là do quen biết.. do đó nhiều nhân viên đại lý cũng có hành vi gian lận Bảo hiểm cùng với khách hàng… nếu điều này xảy ra thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho công ty Bảo hiểm.
Xuất phát từ nhân viên của công ty Bảo hiểm.
- Trình độ của các nhân viên bảo hiểm còn hạn chế. Đặc biệt đối với ngành bảo hiểm ở Việt nam thì đây đang còn là một điều trăn trở, vì thị trường Bảo hiểm Việt Nam còn non trẻ, việc đào tạo cho nhân viên chưa được cao, các nhân viên còn ít kinh nghiệm trong công tác phòng và chống gian lận Bảo hiểm. Do nhiều nhân viên chạy theo mức doanh thu phí mà quên mất điều quan trọng là khi tổn thất xảy ra thì số tiền bồi thường sẽ rất lớn so với mức phí thu được nếu như khi ký hợp đồng họ làm giảm nhẹ trong khâu đánh giá để dễ dàng ký được hợp đồng. Đây là một điều kiện tốt cho các chủ xe lợi dụng làm lợi bất chính…
- Do tư cách phẩm chất của một số bộ phận nhân viển trong công ty bị thoái hoá, coi trọng đồng tiền hơn cả trách nhiệm nghề nghiệp. Những người này dễ bị các chủ xe lợi dụng, mua chuộc để tiếp tay cho các hành vi gian lận của chủ xe. Ví dụ như các đại lý khai thác và ký hợp đồng có thể bị thoả thuận ghi sai các tình tiết vào trong hợp đồng, các nhân viên giám định có thể ghi sai sự thật tại hiện trường giám định được hoặc ghi tăng số tiền tổn thất lên … Nếu chủ xe được bồi thường họ sẽ được hưởng một số tiền nhất định. Sự việc này cứ diễn ra thì các chủ xe càng trục lợi Bảo hiểm ngày càng nhiều và do đó công ty Bảo hiểm cũng ngày càng phải chi những khoản bất thường làm cho doanh thu giảm đáng kể.
III.Các hình thức trục lợi trong bảo hiểm xe cơ giới
1. Hợp lý hoá ngày và hiệu lực Bảo hiểm.
Giấy chứng nhận Bảo hiểm được coi như một hợp đồng kinh tế và có hiệu lực đã được quy định trong đó. Có thể chủ xe đã không mua bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận Bảo hiểm đã hết hiệu lực mà không biết.
Khi tai nạn xảy ra chủ xe nảy sinh ý đồ trục lợi Bảo hiểm để mong được bù đắp về tài chính. Do đó chủ xe sẽ tìm mọi cách để hợp lý hóa ngày tai nạn và hiệu lực Bảo hiểm chủ xe sử dụng các cách sau đây để thực hiện hành vi trục lợi:
+ Ghi lại ngày mua trên giấy chứng nhận Bảo hiểm: Khi xe không mua Bảo hiểm mà xảy ra tai nạn, chủ xe có thể mua Bảo hiểm sau bằng cách có người quen trong công ty hoặc mua chuộc nhân viên đaị lý của công ty Bảo hiểm bằng cách ghi lùi lại ngày mua Bảo hiểm về trước ngày xảy ra tai nạn. Hình thức này tương đối khó phát hiện vì gian lận xảy ra ngay trong công ty, những người này họ nắm rất rõ sơ hở của công ty. Nhưng phải khẳng định một điều rằng điều này chỉ có thể thực hiện được khi sự quản lý của các cán bộ lãnh đạo và các bộ phận chức năng trong công ty quá lỏng lẻo thiếu chặt chẽ… Vì vậy cần phải có giải pháp gì sớm ngăn chặn hiện tượng này.
+ Ghi lại ngày xảy ra tai nạn: Trong trường hợp xảy ra tai nạn nhưng chưa tham gia Bảo hiểm chủ xe lập tức tìm mọi cách dể mua Bảo hiểm cho xe và sau đó ghi lùi ngày bị tai nạn để được bồi thường.
Bảo việt Hà nội đã từng giải quyết một vụ như sau: Một xe chở gỗ từ Hoàng liên Sơn Yên Bái về Hà nội bị lật xuống vực ở Yên Bái, lái xe không chết, vườn quế bị gãy thiệt hại 4 triệu, xe chưa mua Bảo hiểm. Chủ xe mua đã một xe y đúc và tiến hành mua Bảo hiểm, sau đó đòi bồi thường tuy nhiên vụ này đã bị phát hiện vì tham gia Bảo hiểm mới chỉ được một tháng công an điều tra và phát hiện ra gian lận ( 120 triệu giá trị xe, và 4 triệu vườn quế).
Thay đổi tình tiết vụ tai nạn:
Hình thức này thường xảy ra khi những rủi ro xảy ra không thuộc phạm vi Bảo hiểm như: Lái xe không có bằng lái xe đi vào đường cấm, xe chở quá số khách quy định… Khi những rủi ro này xảy ra thì không được công ty Bảo hiểm bồi thường dù họ đã đóng Bảo hiểm, vì vậy các chủ xe rất tinh vi trong việc sửa chữa lại các tình tiết vụ án một cách như thật ví dụ như nếu xe chở quá số trọng tải quy định thì chủ xe sẽ bốc dỡ bớt hàng hoá trrước khi các nhà giám định đến kịp hiện trường, hoặc cho bớt khách hàng di tản bớt trong xe… Đối với những xe chạy liên tỉnh thì thường phải có phụ lái, nhưng những người này rất ít khi có bằng lái, vì vậy khi lái thay cho chủ xe nếu gây ra tai nạn thì chủ xe ngay lập tức thay thế vị trí và chiụ trách nhiệm để lấy tiền bồi thường.
Bên cạnh đó khi nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường thì các giấy tờ do chỉ yêu cầu là các bản sao vì vậy các chủ xe sửa đổi ngày tháng trên các giấy tờ một cách đơn giản, vì vậy cần phải lưu ý kiểm tra bản gốc khi xét bồi thường
3. Tạo hiện trường giả.
Hình thức này thường xảy ra theo một trong các cách sau đây:
Thay đổi biển số xe mua Bảo hiểm vào xe không mua Bảo hiểm bị tai nạn để giám định bồi thường. Hoặc có những trường hợp cố tình tạo ra tai nạn giả tạo để lấy tiền bồi thường.
Trong những trường hợp này các chủ xe rất dễ dàng qua mặt các cơ quan giám định vì khi đến giám định họ chỉ quan tâm đến vụ tai nạn mà ít khi nghĩ đến tự tạo ra tai nạn…Lợi dụng điều đó chủ xe dễ dàng trục lợi Bảo hiểm
4. Khai tăng số tiền tổn thất.
Trường hợp này rủi ro xảy ra là có thật tuy nhiên khi làm hồ sơ bồi thường họ tăng số tiền tổn thất lên để được hưởng bồi thường cao hơn, bằng các hình thức như: Thông đồng với các cơ sở sửa chữa để ghi tăng số tiền sửa chữa lên cao hơn so với thiệt hại thực tế; chủ xe thay đồ cũ nhưng kê khai là thay đồ mới; sửa chữa cả những bộ phận hư hỏng không phải do tai nạn gây ra
;cao thủ hơn nữa là họ mua chuộc các nhân viên giám định ghi tăng mức độ tổn thất lên cao hơn so với thực tế
5. Đòi bồi thường nhiều lần.
Trường hợp chủ xe tham gia Bảo hiểm ở nhiều công ty Bảo hiểm, về nguyên tắc nếu tham gia Bảo hiểm ở nhiều nơi thì số tiền bồi thường tối đa của tất cả các công ty cũng chỉ bằng tổng thiệt hại thực tế theo tỷ lệ trách nhiệm của các công ty. Tuy nhiên vì có sẵn ý định trục lợi khi tham gia ở nhiều công ty từ trước nên các chủ xe sẽ lập nhiều hồ sơ khiếu nại bồi thường ở nhiều công ty. Vì vậy nhiều khi chủ xe được bồi thường với số tiền vượt xa số tiền bị tổn thất.
6. Cố ý gây tai nạn.
Trên đây là một số hình thức trục lợi Bảo hiểm điển hình mà các chủ xe thường sử dụng để che mắt các công ty Bảo hiểm nhằm làm lợi bất chính cho bản thân. Họ không chỉ làm từng hình thức đơn lẻ mà phối hợp nhiều hình thức với nhau làm cho việc phát hiện gian lận là hết sức khó khăn. Vì vậy để ngăn chặn tội phạm Bảo hiểm thì các cơ quan có thẩm quyền cũng như cơ quan Bảo hiểm phải có biện pháp đồng bộ xử lý nghiêm minh hành vi gian lận Bảo hiểm, loại bỏ những tội phạm không đáng có cho sự phát triển lành mạnh của quốc gia.
IV. Hậu quả của trục lợi bảo hiểm.
Như đã phân tích ở trên trục lợi trong Bảo hiểm xe cơ giới ngày càng phổ biến, với mức độ ngày càng trầm trọng, ảnh hưởng không chỉ đối với doanh nghiệp bị trục lợi mà còn gây hậu quả nghiêm trọng đối với cả sự phát triển chung của xã hội. Vì đây cũng là những tên tội phạm trong lĩnh vực Bảo hiểm.
1. Hậu quả đối với bản thân doanh nghiệp.
Trục lợi Bảo hiểm làm tăng chi phí do việc trả tiền bồi thường, gây ảnh hưởng đến cả uy tín của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh bị han chế
Lợi nhuận của công ty tính theo công thức:
Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí
Trong đó chi phí bao gồm cả chi bồi thường, chi quản lý, và chi bất thường khác, do đó nếu hành vi trục lợi không bị phát hiện thì công ty Bảo hiểm phải chi bồi thường. Đây là một khoản chi rất lớn, làm giảm lợi nhuận, còn nếu trục lợi bị phát hiện thì sẽ tăng chi phí giải quyết, đây làn là khoản chi để quản lý, do đó cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.
2. Hậu quả đối với khách hàng nói chung.
Với những khách hàng tham gia trung thực phải gánh chịu thiệt hại do hiện tượng trục lợi nên phí trong các giai đoạn sau có thể tăng lên. Do vậy, những doanh nghiệp Bảo hiểm nào có nhiều nghiệp vụ gian lận sẽ có mức phí Bảo hiểm cao hơn những doanh nghiệp kiên quyết chống và loại trừ những kẻ trục lợi Bảo hiểm.
3. Đối với nhà nước và xã hội.
Khi lợi nhuận của công ty giảm xuống thì các khoản phải nộp cho nhà nước cũng bị giảm theo, vốn đầu tư giảm và do đó lợi ích của xã hội giảm do các dịch vụ công cộng không được nâng cấp, vì ta biết rằng đóng góp vào ngân sách nhà nước của các công ty Bảo hiểm là rất lớn.
Trục lợi bảo hiểm là nguy cơ đạo đức xã hội, để có tiền có thể nhiều người bất chấp cả những quy định của luật pháp. Trục lợi làm tha hoá biến chất không chỉ nhân viên cơ quan Bảo hiểm mà cả đối với những nhân viên làm trong các ngành cảnh sát, toà án… những ngành cầm cân nẩy mực của đất nước, làm cho xã hội không thể phát triển theo kịp thế giới
Phần III
vấn đề trục lợi trong Bảo hiểm xe cơ giới ở Việt nam và một số đề xuất.
1. Vấn đề trục lợi trong Bảo hiểm xe cơ giới ở Việt nam.
Do trục lợi Bảo hiểm là hình thức nhằm chiếm đoạt một số tiền bất hợp pháp từ phía công ty Bảo hiểm. Và thực tế vấn đề trục lợi trong Bảo hiểm hiện nay là rất phổ biến và tinh vi hơn nhiều đặc biệt là trong Bảo hiểm xe cơ giới nó chung và trong Bảo hiểm vật chất xe ô tô nói riêng thì hình thức trục lợi ngày một đa dạng và tinh vi hơn. Trục lợi Bảo hiểm thường được thực hiện bởi khách hàng là bên mua Bảo hiểm hoặc là người thụ hưởng quyền lợi Bảo hiểm.
Các hình thức trục lợi Bảo hiểm ở Việt nam bao gồm:
Thay đổi tình tiết dấu vết hoặc lập hiện trường giả mạo vụ án nhằm được hưởng lợi Bảo hiểm.
Khai gian tổn thất .
Hợp lý hoá các giấy tờ có liên quan như: thời hạn hợp đồng, số phí đóng Bảo hiểm, phạm vi tham gia Bảo hiểm .
Lời khai nhân chứng về vụ án còn thiếu chính xác.
Cố ý gây tai nạn.
Thay đổi tình tiết vụ tai nạn hoặc là tai nạn sảy ra và đã giải quyết xong rồi mới báo cho cơ quan Bảo hiểm biết để bồi thường.
Thường ghi lại ngày sảy ra tai nạn sao cho còn ở trong phạm vi hợp đồng Bảo hiểm còn hiệu lực….
Các chủ xe thường dựa cớ là các nhân viên Bảo hiểm không hướng dẫn cách diền, ghi nên sảy ra ghi sai so với thực tế …
Theo hiệp hội Bảo hiểm Việt nam tổng doanh thu của thị trường Bảo hiểm Việt nam năm 2001 là 2.500 tỷ đồng với giá trị bồi thường là 1.125 tỷ đồng, trong đó ước tính phải có ít nhất 100 tỷ đồng đa bị trục lợi. Công ty Bảo Việt có doanh thu lớn nhất và cũng có tỷ lệ trục lợi lớn nhất ở Việt nam. Doanh thu của Bảo Việt hàng năm khoảng 80 tỷ thì có tới gần 1 tỷ bị trục lợi Bảo hiểm.
Không chỉ có ở công ty Bảo hiểm Bảo Việt mà còn ở nhiều công ty Bảo hiểm khác tình hình trục lợi cũng diễn ra là khá phổ biến trong Bảo hiểm xe cơ giới. Sau đây là một số số liệu trục lợi ở một số công ty Bảo hiểm .
Tình hình trục lợi Bảo hiểm vật chất xe ô tô tại PJICO.
Chỉ tiêu
đơn vị
Năm 2000
Năm 2001
Năm
2002
Năm
2003
1. Số vụ bồi thường
Vụ
1.468
2.189
2.772
3.450
2. số vụ xe phát hiện gian lận
Vụ
3
5
6
9
3.số vụ nghi ngờ
Vụ
22
43
49
58
4. số tiền ước tính bị trục lợi.
(Tr đ)
380-400
480-520
550-750
870-900
(Phòng bồi thường PJICO)
Không chỉ có trục lợi trong Bảo hiểm vật chất xe cơ giới mà cả trong Bảo hiểm TNDS thì tỷ lệ này khá phổ biến và hết sức tinh vi do còn có sự cấu kết của chủ phương tiện với cơ quan chức năng, cơ quan giám định tổn thất và cả với bên thứ ba.
Tình hình trục lợi Bảo hiểm TNDS của công ty Bảo hiểm PJICO.
Chỉ tiêu
đơn vị
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Tổng số vụ khiếu kiện
Vụ
2.215
2.282
3.190
3.467
Số vụ nghi ngờ
Vụ
120
140
163
185
Số tiền bị trục lợi
(Tr đ)
1.116,8
917,3
1.677
1.895
(Phòng bồi thường PJICO).
Ngoài ra hiện tượng trục lợi trong Bảo hiểm xe cơ giới còn được thực hiện do có sự cấu kết giữa khách hàng với nhân viên bán Bảo hiểm của công ty và các cơ quan có liên quan: pháp định, giám định …
2. Một số đề xuất nhằm giải quyết hiện tượng trục lợi trong Bảo hiểm xe cơ giới hiện nay.
Trong tình hình trục lợi ngày một gia tăng thì hầu hết các công ty Bảo hiểm đều đưa ra những biện pháp phòng chống hiện tượng trục lợi sao cho xảy ra là tối thiểu nhất. Các công ty Bảo hiểm thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên trong công ty, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan :phong giám định tổn thất, cơ quan pháp định …Để nhằm làm giảm thiểu tình trạng trục lợi Bảo hiểm
Sau đây là một số đề xuất
+ Trước tiên là tổ chức lại bộ máy quản lý của doanh nghiệp Bảo hiểm, thường xuyên tuyên truyền phổ biến và quán triệt công tác phòng và chống trục lợi Bảo hiểm xe cơ giới. Thực hiện đúng quy chế của doanh nghiệp và luật pháp quy định về chống trục lợi trong Bảo hiểm nói chung và đúng với quy chế của Doanh nghiệp Bảo hiểm đề ra nói riêng .
+ Nếu nghi ngờ chủ xe có hiện tượng hợp lý hoá ngày tai nạn và hiệu lực Bảo hiểm xe thì các cán bộ giám định cần phải xem xét lại những yếu tố có liên quan để làm tỏ nghi ngờ của mình.
+ Xác minh lại hiện trường dựa trên dấu vết còn lại xem có phù hợp với lời khai của chủ xe trong đơn khiếu nại giải quyết bồi thường.
+ Xác minh lại lời khai của nhiều nhân chứng có liên quan
+ Xác minh qua các đối tượng liên quan trong vụ tai nạn như người bị thương trên xe, người thứ ba ….
+ Xác minh hành trình của xe và địa điểm xảy ra tai nạn.
+ Cần phải nghi ngờ hiện tượng lập hồ sơ khiếu nại nhiều lần, trường hợp đó cần phải tìm được xe liên quan trong vụ tai nạn để xác minh việc bồi thường của xe khác đối với người thứ ba..
+ Đọc kỹ lời khai của lái xe, biên bản khám nghiệm hiện trường để phân tích tình huống tai nạn.
+ Đối chiếu bản gốc các loại giấy tờ liên quan như: giấy phép lái xe, giấy phép lưu hành ….
+ Phải lập các phương án điều tra tỉ mỉ, nhiều hướng điều tra đặc biệt
Ngoài ra còn có những biện pháp sau.
Xiết chặt mối quan hệ với công an giao thông để giám sát chặt chẽ trong các trường hợp lái xe vi phạm An toàn giao thông
Xiết chặt mối quan hệ với các xưởng sửa chữa ô tô có uy tín vừa để đảm bảo chất lượng sửa chữa, vừa tránh được trường hợp chủ xe cấu kết với các xưởng khai tăng giá sửa chữa.
Đối với trường hợp gian lận, trục lợi Bảo hiểm xe cơ giới sau mỗi lần giải quyết thành công các vụ gian lận, phòng nên tập hợp lại dưới các hình thức báo cáo theo mẫu cụ thể các dấu hiệu nghi ngờ, cách xử lý của giám định viên.
Biện pháp tránh trục lợi Bảo hiểm.
+Tiến hành điều tra khẩn trương, giữ bí mật về công tác điều tra không cho chủ xe cơ giới biết nếu có sự rò rỉ thông tin sẽ đánh động cho chủ xe có phương án đối phó kịp thời. Nếu phát hiện có trục lợi thì cần phải có biện pháp kiên quyết sử lý kịp thời
+ Truy đòi người tham gia Bảo hiểm những chi phí mà cơ quan Bảo hiểm đã bỏ ra trong qua trình điều tra và huỷ bỏ hợp đồng.
Kết luận
Trên đây là phần phân tích về bảo hiểm xe cơ giới và vấn đề trục lợi trong bảo hiểm xe cơ giới, em đã giải quyết được các vấn đề sau:
Thứ nhất: Các vấn đề về xe cơ giới và biện pháp quản lý xe cơ giới tham gia bảo hiểm.
Các loại hình bảo hiểm xe cơ giới.
Số tiền bảo hiểm, giá trị bảo hiểm, mức phí của từng loại hình bảo hiểm, số tiền bồi thường.
Thực trạng của việc tham gia Bảo hiểm xe cơ giới ở Việt nam hiện nay
Thứ hai: Vấn đề trục lợi trong bảo hiểm xe cơ giới.
Khái niệm về trục lợi và các hình thức trục lợi.
Nguyên nhân trục lợi và một số đề xuất.
Bảo hiểm là tấm lá chắn cuối cùng về kinh tế trước những hiểm hoạ xảy ra trong cuộc sống. Bảo hiểm xe cơ giới là nghiệp vụ Bảo hiểm có ý nghĩa thiết thục trong trong việc ổn định tài chính cho các chủ phương tiện tham gia Bảo hiểm, đồng thời làm giảm gánh nặng cho cộng động, góp phần đảm bảo trật tự An toàn xã hội.
Mặc dù đã đưa ra được một số vấn đề về nguyên nhân, giải pháp trong việc phòng chống trục lợi bảo hiểm. Tuy nhiên do thời gian có hạn, kiến thức thực tế chưa có, nhận thức về vấn đề chưa sâu sắc em chưa thể đưa ra được những kiến nghị cụ thể cho các cấp, các ngành và cho doanh nghiệp bảo hiểm. Nếu có điều kiện em sẽ tiếp tục nghiên cứu vấn đề này sau. Kính mong cô giáo hướng dẫn chiếu cố cho em trong vấn đề này em xin chân thành cảm ơn.
Tài liệu tham khảo
1.Số liệu và thông tin trong bài giảng của :
Cô giáo : phạm Thị Định
2. Tạp chí Bảo hiểm tháng 3/2001
3. Tài chính bảo hiểm tháng 3/1998
4. Tạp chí Bảo hiểm : số 4/1998 - 1/1999, số 1/2004, số 2/2004
5. Thời báo kinh tế : số 90 - 29/7/2002
6. Thời báo kinh tế : số 111 - thứ 2/16/9/2002
7. Tạp chí giao thông vận tải:
Tháng 9 /2000
Tháng 8/2004, số 7/2004
8. Sách : Bảo hiểm nguyên tắc và thực hành - NXB Tài chính
9. Giáo trình Kinh tế bảo hiểm - NXB thống kê - 2000
10. Giáo trình quản trị kinh doanh bảo hiểm - NXB Thống kê - 1999
Mục lục
Trang
Phần mở đầu 1
Nội dung 3
Phần I: Những vấn đề cơ bản về bảo hiểm xe cơ giới 3
I. Sự cần thiết khách quan và tác dụng của
bảo hiểm xe cơ giới 3
1. Sự cần thiết khách quan phải Bảo hiểm xe cơ giới 3
2. Tác dụng của Bảo hiểm xe cơ giới 11
II. Nội dung cơ bản của nghiệp vụ Bảo hiểm xe cơ giới 12
1. Bảo hiểm vật chất thân xe 12
2. Bảo hiểm tai nạn lái xe, phụ xe 22
3. Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối hàng hoá trên xe 22
4. Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với người thứ ba 23
Bảo hiểm tai nạn hành khách trên xe 29
III. Thực trạng của việc tham gia Bảo hiểm xe cơ giới hiện nay ở việt nam . 30
1. Đối với loại hình Bảo hiểm xe cơ giới tự nguyện 30
2. Đối vơi loại hình Bảo hiểm bắt buộc 32
phần II: Vấn đề trục lợi trong Bảo hiểm xe cơ giới 33
I. Khái niệm Trục lợi Bảo hiểm 33
II. Nguyên nhân của trục lợi Bảo hiểm 33
1. Nguyên nhân khách quan 33
2. Nguyên nhân chủ quan 34
III. Các hình thức trục lợi trong Bảo hiểm xe cơ giới 36
1. Hợp lý hoá ngày và hiệu lực của Bảo hiểm 36
2. Thay đổi tình tiết vụ tai nạn 37
3. Tạo hiện trường giả 37
4. Khai tăng số tiền tổn thất 38
5. Đòi bồi thường nhiều lần 38
6. Cố ý gây tai nạn 38
IV. Hậu quả của trục lợi Bảo hiểm 39
1. Hậu quả đối với bản thân doanh nghiệp 39
2. Hậu quả đối vơi khách hàng 39
3. Đối vơi nhà nước và xã hội 39
Phần III: vấn đề trục lợi trong Bảo hiểm xe cơ giới ở việt nam và Một số đề xuất 41
1. Vấn đề trục lợi trong Bảo hiểm xe cơ giới ở Việt Nam 41
2. Một số đề xuất nhằm giải quyết hiện tượng trục lợi trong Bảo hiểm
xe cơ giới hiện nay 43
kết luận 45
mục lục 47
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- D0113.doc