Từ những lý luận đã nêu trên và qua phân tích tình hình thực tế của công ty Chế Tạo Máy Điện Việt Nam – Hungari, ta thấy việc huy động vốn của mỗi doanh nhiệp có những đặc trưng riêng của nó và dù ở doanh nghiệp nào thì vấn đề huy huy động vốn là vấn đề luôn được đặt ra và rất bức xúc, là một trong những điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp cũng như sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
58 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1733 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Biện pháp huy động vốn tại công ty chế tạo máy điện Việt Nam-Hungari, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y đối với người quản lý tài chính còn phải xem xét tính toán mức khấu hao sao cho phù hợp với thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp.
3.1.2. Trích khấu hao tài sản cố định.
Khi xác định mức trích khấu hao tài sản cố định. Nhà quản lý cần xét các yếu tố sau:
Tình hình tiêu thụ sản phẩm do tài sản cố định đó chế tạo ra trên thị trường.
Hao mòn vô hình của tài sản cố định .
Nguồn vốn đầu tư cho tài sản cố định.
Anh hưởng của thuế đối với việc trích khấu hao.
Quy định của Nhà Nước trong việc khấu hao tài sản cố định.
Phương pháp trích khấu hao thông thường được sử dụng ở các doanh nghiệp là phương pháp khấu hao bình quân theo thời gian. Theo phương pháp này số khấu hao hàng năm được tính bằng công thức:
NG
Mk =
T
Trong đó:
Mk là số khấu hao hàng năm
NG: là nguyên giá của tài sản cố định.
T: là thời gian sử dụng tài sản cố định
(Nguồn: Giáo trình tài chính doanh nghiệp)
Thông thường thì các doanh nghiệp được sử dụng toàn bộ số khấu hao luỹ kế của tài sản cố định để tái đầu tư, thay thế, đổi mới tài sản cố định. Tuy nhiên khi chưa có nhu cầu tái tạo lại tài sản cố định doanh nghiệp có quyền sử dụng linh hoạt số khấu hao luỹ kế phục vụ cho yêu cầu kinh doanh của mình.
Trong các tổng công ty Nhà Nước, việc huy động số khấu hao luỹ kế của tài sản cố định của các đơn vị thành viên phải tuân theo đúng các quy định về ché độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước, quy chế tài chính của tổng công ty đã được bộ trưởng Bộ tài chính thông qua.
3.2. Vốn lưu động.
Vốn lưu động là giá trị bằng tiền của các tài sản lưu động. Có hai loại tài sản lưu động:
Các tài sản lưu động sản xuất: có đặc điểm gắn trực tiếp với quá trình sản xuất chẳng hạn như nguyên liệu, vật liệu, các sản phẩm dở dang, các bán thành phẩm...
Tài sản lưu động lưu thông: ví dụ sản phẩm chưa tiêu thụ, tiền mặt, các chứng khoán dễ chuyển nhượng(tín phiếu, trái phiếu...).
Tài sản lưu động có đặc điểm là hình thái vật chất thường xuyên thay đổi qua một chu kỳ sản xuất kinh doanh và giá trị của tài sản lưu động chuyển toàn bộ vào sản phẩm sau mỗi chu kỳ sản xuất.
Tài sản lưu độnglà biểu hiện bằng tiền các khoản có sự thanh khoản cao như thư tín phiếu,kỳ phiếu… hàng tồn kho và các khoản phải thu.Đó là các đối tượng chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh hay đó là các tài sản ngắn hạn, thường xuyên luân chuyển trong quá trình kinh doanh.
Tài sản lưu động được tài trợ một phần từ nguồn tài trợ ngắn hạn. Nguồn tài trợ ngắn hạn là các khoản tín dụng ngắn hạn (các khoản vay dự phòng trong một năm) các nguồn này gồm:
3.2.1 Tín dụng thương mại(hay tín dụng của nhà cung cấp):
Các doanh nghiệp cũng thường khai thác nguồn vốn tín dụng thươngmại. Nguồn này được khai thác tự nhiên trong các quan hệ mua, bán chịu,mua bán trả chậm hay trả góp. Nguồn tín dụng thương mại ảnh hưởng hết sức to lớn không chỉ đói với doanh nghiệp mà còn đối với cả nền kinh tế.
Tín dụng thương mại là phương thức tài trợ tiện lợi, linh hoạt trong kinh doanh và tạo khả năng mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh một cách lâu bền và rất có thể gặp rủi ro khi quy mô tài trợ vượt quá giới hạnan toàn.Các điều kiện dàng buộc cụ thể có thể ấn định khi hai bên ký kết các hợp đồng kinh tế nói chung.
Chi phí của việc sử dụng vốn tín dụng thương mại thể hiện qua lãi vay, sẽ được tính vào giá thành sản phẩmhay dich vụ .Khi nào mua bán hàng hoá trả trậm, chi phí này có thể ẩn dưới sự thay đổi mức giá . Quy mô của các khoản tín dụng này phụ thuộc vào tính chất kỹ thuật của sản phẩm,tình trạng tài chính của người bán, người mua và giảm giá hàng bán.
3.2.2 Tín dụng ngân hàng:
Nguồn tài trợ ngắn hạn quan trọng của doanh nghiệp là các khoản vay tại các ngân hàng thương mại. CácNgân hàng này có thể đáp ứng nhu cầu vốn tức thời cho doanh nghiệp vớilượng vốn theo nhu cầu sản xuất kinh doanh và hạn mức tín dụng của ngân hàng. Sự tài trợ của các ngân hàng cho doanh nghiệp được tiến hành theo các phương thức như:
Một là, vay theo từng nhóm, phương thức này ,khi phát sinh nhu cầu bổ xung vốn với một lượng nhất định và thời hạn xác định thì doanh nghiệp làm đơn xin vay . Nừu được ngân hàng chấp nhận ,doanh nghiệp sẽ ký thế ước nhận nợ và sử dụng tiền vay. Việc trả nợ được thực hiện theo các kỳ hạn nợ đã thoả thuận hoặc trả một lần vào ngày đáo hạn.
Hai là, cho vay theo hạn mức, Phương thức này được áp dụng khi doanh nghiệp có nhu cầu bổ sung vốn thường xuyên trong suốt quá trình kinh doanh và đáp ứng những điều kiện nhất định mà ngân hàng đặt ra. Theo phương thức này ,doanh nghiệp và Ngân Hàng thoả thuận một một hạn mức tín dụng cho một thời hạn nhất định. Hạn mức tín dụng dựa trên nhu cầu vốn bổ xung của doanh nghiêp và mức vay tối đa mà Ngân Hàng có thể chấp nhận. Căn cứ vào mức tín dụng đã thoả thuận ,doanh nghiệp có thể nhận tiền vay nhiều lần nhưng tổng các món nợ không vượt qúa hạn mức đã xác định.
Trên đây chỉ là một số nguồn tài trợ cho tài sản lưu động chính xác hơn là cho vốn lưu động của doanh nghiệp thường sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp trong nền king tế thị trường. Ngoài ra các doanh nghiệp có những nguồn tài trợ khác đặc thù riêng của mỗi doanh nghiệp.
Chương 2
Thực trạng của việc huy động vốn tại công ty chế tạo máy điện việt nam- hungary
1. Khái quát về công ty chế tạo máy điện việt nam-hungary.
1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của công ty chế tạo máy điện Việt Nam-Hungary
Nhà máy động cơ điện việt nam –hunggary ,nay là công ty trách nhiệm hứu hạn một thành viên chế tạo máy điện việt nam-hungary ,tên viết tắt là công ty chế tạo máy điện Việt Nam –Hungary.Tên giao dịch quốc tế bằng
Tiếng Anh: Việt Nam-Hungary Electric Machinery Manufacturing Limited Company:viết tắt là VIHEM Co., Ltd. được thành lập ngày 04/12/1978 do Hungari trang bị thiết bị toàn bộ.
-Địa chỉ :thị trấn Đông Anh Hà Nội (trên quốc lộ 3, cách Hà Nội 25 Km về phía bắc)
Số CBCNVlà:560
Số tốt nghiệp đại học trở lên:89
Số công nhân bậc cao(bậc 5/7 trở lên) 239
Sản phẩm chính của công ty là các loại máy điện quay và Balat đèn huỳnh quang
Công ty đã có hàng trăm chủng loại sản phẩm gồm động cơ điện 1 pha và 3 pha có công suất từ 0,125 kw đến 2500 kw điện áp từ 110v đến 6000 v
Tốc độ quay từ 250 vòng/phút đến 3000 vòng/phút,tần số 50Hz, 60Hz và các loại động cơ đặc chủng (theo đặt hàng) dùng trong khai thác hầm lò, băng tải,dệt may, động cơ phanh từ,động cơ gắn liền hộp số…
Hiện nay,công ty là doanh nghiệp duy nhất chế tạo máya điện quay ở Việt Nam có sản phẩm được nhà nước cấp giấy chứng nhận hàng thay thế hàng nhập khẩu và đã xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như:Bănglađet, Lào,irắc, CuBa, Miến điện,philipin, Campuchia,Braxin, kể cả thị trường khó tính như Hoa kỳ …Sản phẩm của VIHEM đã chiếm được lòng tin và sự ủng hộ của khách hàng trên khắp mọi miền tổ quốc và một số khu vực trên thế giới.
Công ty đã hoàn thành nhiều đè tài cấp bộ như:Nghiên cứu,thiết kế và chế tạo động cơ điện 1 pha , chủ trì đè tài KC40-93 cấp nhà nước , nghiên cứu, thiết kế và chế tạo động cơ điện 3 pha rô to dây quấn, điện áp 6000 V với mục tiêu giảm chi phí nguyên vật liệu đến 30%.Và nghiên cứu thiết kế chế tạo động cơ điện phanh từ có dải công suất từ 0,75kw đến 7,5kw, hoạt động trên nhiều lĩnh vực cán thép ,mía đường, xi măng,thuỷ lợi,cần cẩu …(công ty đường Biên Hoà, cán thép Nhà Bè, cán thép Tân Thuận , cảng
Với sự cố gắng không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty ngày một hoàn thiện, chiém lĩnh thị trường đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.Tại các hội trợ triển lãm quốc tế hàng công nghiệp,Công ty đã nhận được nhiều cúp vàng chất lượng, Ngôi sao chất lượng và sản phẩm của công ty đã nhận trên 50 huy chương vàng, 15 bằng khen. Đặc biệt trong nhiều năm liên tục sản phẩm của công ty được người tiêu dùng bình chọn là “sản phẩm được người tiêu dùng ưa thích” do hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Hà Nội tổ chức.
Công ty được nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng Huân chương lao động hạng 3; Huân chương lao động hạng 2; Huân chương lao động hạng nhất Huân chương chiến công hạng 3 về công tác bảo vệ an ninh tổ quốc.
Hiện nay công ty đã có 2 chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng , hơn 50 đại lý bán hàng ở các thành phố lớn và các tỉnh trong toàn quôc.
Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của ViHEM được đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế iSO- 9001: 2000.
Cơ cấu tổ chưc bộ máy hoạt động của công ty.
Chủ tịch công ty:
Chủ tịch công ty do đại diện chủ sở hữu công ty bổ nhiệm có thời hạn; chủ tịch công ty thực hiện chức năng quản lý công ty và chịu trách nhiệm trước người bổ nhiệm và pháp luật về sự phát triển của công ty theo mục tiêu đại diện chủ sở hữu công ty giao;chủ tịch công ty có quyền điều hành cao nhất trong công ty.
Giám Đốc công ty.
Giám đốc công ty do đại diện chủ sở hữu bổ nhiệm có thời hạn ,miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật và chịu trách nhiệm trước đại diện chủ sở hữu công ty và pháp luật về điều hành hoạt động
Phó Giám Đốc:
Phó giám đốc công ty do chủ tịch công ty bổ nhiệm có thời hạn ,miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật. Phó giám đốc giúp giám đốc điều hành công ty theo phân công và uỷ quyền của giám đốc ,chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được giám đốc phân công hoặc uỷ quyền
Phó giám đốc kinh doanh
Chỉ đạo lập kế hoạch sản xuất tháng ,quý, năm, kế hoạch trung hạn và dài hạn.
Tổ chức cung ứng vật tư nguyên liệu;
Phối hợp cùng kế toán trưởng chỉ đạo quản lý tài chính, kinh tế để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh lành mạnh có hiệu quả ,chỉ đạo khâu dự chữ thành phẩm ,bán thành phẩm phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty.
Chỉ đạo công tác thị trường –kinh doanh –tiếp thị, đề xuất lựa chọn các nhà cung ứng đảm bảo hiệu quả kinh tế và phát triển sản xuất kinh doanh. Xây dựng triến lược thị trường trung và dài hạn.
Chỉ đạo hạch toán kinh tế ,tính toán hiệu quả trong từng thời kỳ kế hoạch.
Phó giám đốc kỹ thuật
Chỉ đạo công tác thiết kế- chế tạo sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm đang sản xuất nhằm thoả mãn yêu cầu của khách hàng.
Chỉ đạo quản lý công nghệ ,cải tiến công nghệ ở tất cả các khâu trong quá trình sản xuất.
Chỉ đạo việc thực hiện các văn bản của nhà nước và quy định của công ty về thanh tra đo lường chất lượng hàng hoá và nhãn hiệu hàng hoá, sở hữu công nghiệp.
Chỉ đạo xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật như định mức vật tư, định mức tiêu hao nguyên liệu ,năng lượng, định mức lao động trong công ty.
Chỉ đaọu công tác quản lý thiết bị, phương tiện. chỉ đạo công tác bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng- là chủ tịch hội đồng thanh lý tài sản cố định kém chất lượng.
Phó giám đốc sản xuất
CHỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất đầu tháng ,quý ,năm cho các đơn vị công ty.
Chỉ đạo quản lý , sử dụng nguồn lực ,nhân lực ,thiết bị ,vật tư ,năng lượng đảm bảo có hiệu quả nhất.
Phối hợp với các phó giám đốc khác chỉ đạo có hiệu quả nhiệm vụ sản xuất khi có biến động theo yêu cầu của thị trường ,.
Chỉ đạo thiết kế hệ thống , tổ chức sản xuất trong công ty và tham mưu cho giám đốc về chính sách tiền lương , thu nhập , cơ cấu lao động trong các đơn vị sản xuất .
Phó giám đốc hành chính
Chỉ đạo diều hành công tác hành chính ,công tác quản trị công tác bảo vệ sản xuất .
Chỉ đạo việc sử dụng và quản lí tài sản của khu tập thể, đất đai khu vực sản xất, sạon thảo các văn bản quy định về quản lí an ninh, trật tự xã hội, trật tự công cộng .
Chỉ đạo công tác bảo vệ, xây dựng mối quan hệ địa phương .
Chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng ( chủ tịch hội đồng thi đua ) .
Chỉ đạo công tác y tế, nhà trẻ, mẫu giáo, công tác vệ sinh môi trường khu tâp thể .
Chỉ đạo công xây dựng cơ bản tai các khu tập thể của công ty theo phương án, chương trình
Trưởng phòng tài chính:
Giao việc , hướng dẫn thực hiên công việc, đôn đốc bộ máy giúp việc làm việc nhịp nhàng ăn khớp ,kiểm soát việc thực hiên nhiệm vụ theo mô tả công việc;
Lập kế hoạch tài chính và kiểm soát tài chính toàn công ti.
Hỗ trợ các hoạt động quản lí chất lượng.
Giám sát việc lập hoá đơn thanh toán và các biểu mẫu liên quan đến quản lí tài chính.
Chịu trách nhiệm về công tác kế toán ,tài chính ,thống kê trong công ti theo hệ thống quản lí của nhà nước.
Phân tích hiệu quả tài chínhtháng, quý,năm.
Đề xuất các biện pháp sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.
Giám đốc xưởng :
Chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất của công ty, đôn đốc tác nghiệp tiến độ sản xuất hang tuần để đạt hiệ quả cao nhất.
Chỉ đạo việc sử dụng hợp lý thiết bị, dung cụ, khuôn giá, sử dụng các biện pháp kiểm soát để đưa ra những hành động trước khi sự cố xảy ra.
Giám sát điều kiện kĩ thuật hàng ngày , đảm bảo đúng quy trìng , quy tắc kĩ thuật để sản phẩm sản xuất có chất lượng.
Sử dụng hợp lý nguồn nhân lực, thương xuyên bồi dưỡng nâng cao trìng độ nghề nghiệp cho công nhân theo yêu cầu của công ty, thực hiệ các biện pháp an toàn lao động .
Sử đúng và hợp lý nghyên, nhiên , vật liệu để hiệu quả sản xuất cao nhất.
1.2. Các hoạt động chính của công ty chế tạo máy điện việt nam-hungari
Công ty chế tạo máy điện Việt Nam- Hungari với hoạt động chủ yếu là sản xuất, chế tạo và kinh doanh các loại thiết bị ,máy móc kỹ thuật dùng trong công nghiệp và cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân với sản phẩm chính là các loại động cơ điện và Ballast đèn huỳnh quang. Bên cạnh đó công ty còn thực hiện kinh doanh vật tư kỹ thuật điện chuyên dùng ,dịch vụ tư vấn chuyển giao công nghệ sản xuất chế tạo động cơ điện…
Về sản phẩm công ty có 2 sản phẩm chính:động cơ điện và ballast đèn huỳnh quang. Trong đó động cơ điện có rất nhiều chủng loại ,gồm động cơ điện 1 pha và 3 pha có công suất từ 0,125kw – 2500kw, điện áp từ 110V – 6000 V tốc độ quay từ 250 – 300 vòng /phút , tần số 50 – 60 Hz và các loại động cơ đặc chủng theo yêu cầu của đơn đặt hàng dùng trong khai thác hầm mỏ ,băng tải ,dệt may ,động cơ phanh từ , động cơ gắn liền hộp số ,….ballast có 2 loại :20w và 40w.
Về thị trường tiêu thụ : Trong thời gian đầu mới thành lập .là một doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, công ty thực hiện sản xuất theo chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước, sản phẩm làm ra được nhà nước bao tiêu ,công ty không phải no tìm kiếm thị trường tiêu thụ ,đây là tình hình chung của các doanh nghiệp trong thời kỳ bao cấp .Khi nền kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường co sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN, cho phéptồn tại nhiều thành phần kinh tế, tự do kinh doanh, cạnh tranh xuất hiện .Lúc này sự độc tôn của doanh nghiệp nhà nước dần mất đi , các chính sách bao cấp cũ của nhà nước đối với DNNN không còn nữa , các DNNN phải tự mình vận động về mọi mặt,tự tìm kiếm thị trường…. Là một DNNN công ty cũng phải tự mình vận động để tồn tại và phảt triển.Song công ty cũng có một thuận lợi lớn là:công ty là nguồn duy nhất sản xuất ,chế tạo động cơ điện trong nước,nên công ty không phải cạnh tranh với nhà sản xuất ,cung ứng nào khác. Đây vừa là thuận lợi vừa là thách thức,thị trường rộng lớn vậy phải làm sao đáp ứng được của thị trường này để giữ vững và mở rộng hơn nữa thị trường tiêu thụ.
Từ năm 1992 đến nay do yêu cầu của thị trường công ty đã thiết kế và chế tạo được nhiều loại động cơ mới có công suất cao, điện áp lớn2500kw, 6000V và cả những động cơ điện mili có công suất nhỏ (0,125 – 110).Mặt hàng do công tychế tạo có kiểu dáng theo bản quyền của công ty EViG Hungari los có hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng.
Hiện nay công ty là doanh nghiệp duy nhất chế tạo máy điện quay ở Việt Nam có sản phẩm được nhà nước cấp giấy chứng nhận hàng thay thế hàng nhập khẩu.thị trường chủ yếu trên lãnh thổ Việt Nam,tập chung nhiều nhất ở các tỉnh phía Bắc và thành phố Hồ Chí Minh với những nhóm khách hành chính như:
- Cung cấp cho nhà máy chế tạo bơm phục vụ nông nghiệp.
- Cung cấp động cơ cho nhà máy chế tạo công cụ.
- Cung cấp động cơ cho ngành chế tạo thiết bị phục vụ lâm nghiệp
- Cung cấp động cơ dùng cho lĩnh vực luyện cán thép
- Cung cấp động cơ cho các ngành sản xuất xi măng , xây dựng, các nhà máy điện của ngành điện.
- Cung cấp động cơ cho hệ thống đánh bóng gạo do công ty SiNCO sản xuất phục vụ các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long và xuất khẩu.
- Cung cấp động cơ cho ngành mía đường.
- Cung cấp động cơ cho ngành khai thác và chế biến than.
- Cung cấp đọng cơ phục phụ kinh tế hộ gia đình :Xay xát, tuốt lúa, nghiền bột, bơm nước ,máy dệt và các nhu cầu khác.
Công ty có 2 chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh và TP Đà Nẵng, có hơn 50 đại lý bán hàng ở các thành phố lớn và các tỉnh trong toàn quốc. Không những thế sản phẩm của công ty còn xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Sản phẩm của VIHEM đã chiếmđược lòng tin và sự ủng hộ của khách hàng trên khắp mọi miền tổ quốc và một số khu vực trên thế giới.
Hoạch định việc tạo ra sản phẩm:
Hàng tháng căc cừ vào chỉ tiêu và khả năng của từng đơn vị sản xuất để lập kế hoạch sản phẩm được giám đốc phê duyệt; triển khai; giám sát trong quá trình;
Xác định rõ các công đoạn sản xuất , kiểm tra đưa ra hướng dẫn công nghệ và kiểm tra bước công nghệ đó;
Xác đinh các quá trình, tài liệu cần thiết cho sản xuất;
Các quá trình được kiểm tra giám sát chặt trẽ;
Khi có yêu cầu của khách hàng về chế tạo sản phẩm mới của công ty lập kế hoạch chất lượng cho sản phẩm theo quy định Q04 .
Các quá trình liên quan đến khách hàng:
- Xác định yêu cầu liên quan đến sản phẩm
Phong kinh doanh của công ty có cán bộ tiếp thị luôn tìm hiểu khảo sát mở rộng thị trường ,nhằm tăng thị phần sản phẩm ,
Luôn đáp ứng kịp thời sản phẩm khi hkách hàng cần , gioa nhận vận chuyển không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm ;thực hiện đúng hợp đồng theo pháp luật
Khách hàngluôn được quan tâm , có chế đô ưu đãi với khách mua hàng thường xuyên của công ty thể hiệ ở bảng giá.
Xem xét các yêu cầu liên quan đến sản phẩm
Khi khách hàng tìm hiểu có đơn hàng hoặc ký kết hợp đồng, ViHEM đều xem xét qua bản vẽ,thông số yêu cầu kĩ thuật;
Hai bên đàm phán cùng thống nhất trước khi ký kết.
Đảm bảo rằng yêu cầu của khách hàng được đáp ứng
Trao đổi thông tin với khách hàng :
Việc trao đổi thông tin với khách hàng được công ty lắng nghe quan tâm;
Mọi sự thay đổi với đơn hàng hoặc hợp đồng hai bên đều xem xét, đàm phán , phê duyệt bổ xung
Luôn tìm hiểu khách hàng thông qua đó biết được thông tin về sản phẩmcủa công ty mà khách hàng đang sử dụng.
Mọi khiếu nại khách hàng được giả quyết kịp thời phù hợp với quy chế.
Kiểm Soát Thiết Kế
ViHEM luôn coi trọng lĩnh vực thiết kế và xác định được đầu vào của thiết kế theo hai luồng:
+ Theo kế hoạch hàng năm của công ty cải tiến sản phẩm truyền thống hoặc thiết kế sản phẩm mới;
+Theo đơn hàng hoặc hợp đồng ký giữa công ty và khách hàng
Các dữ liệu của thiết kế được xem xét theo 3 dạng sản phẩm:
+ Sản phẩm mới;
+ Sản phẩm đặc biệt;
+Sản phẩm cải tiến;
Có kế hoạch thiết kế từ khi nhận dữ liệu ,đến khi thực hiện trong quá trình :xác nhận ,hiệu chỉnhbổ xung,lập tài liệu công nghệ ,chế thử,sản xuất loạt đều được trưởng phòng kỹ thuật phân công từng công việc cho các thiết kế viên, công nghệ viên, kiểm tra viên, sau mỗi quá trình đều được xem xét và phê duyệt.
Cấp phát tài liệu, lưu giữ hồ sơtại phòng kỹ thuật.
Mua Sản Phẩm:
Để đảm bảo sản phẩm mua về phù hợp với yêu cầu quy định, công ty đã xây dựng một thủ tục mua hàng phù hợp thực trạng của mình;
Những loại vật tư chính đều được mua của các nhà cung cấp lằm trongdanh sách đã được Giám đốc công ty phê duyệt.
Phòng kinh doanh có trách nhiệm lập kế hoạch và lập dự chù vật tư cần mua, số lượng, giá cả, nhà cung ứng, trình Giám Đốc phê duyệt.
Trong tài liệu mua hàng và hàng mua về đều được biét rõvề nguồn gốc xuất sứ và được lựu chọn kiểm tra chặt trẽ theo qui trình đã được xây dựng.
Luôn theo dõi đánh giá lựu trọn nhà cung ứng.
Khi khách hàng của VIHEM hoặc đại diện của khách hàng có nhu cầu kiểm tra xác nhận ngay tại cơ sở của nhà cung ứng hoặc tại
ViHEM về sự phù hợp của sản phẩm mua vào với các yêu cầu qui định đều được đáp ứng kịp thời.
Hồ sơ mua hàng, hồ sơ nhà cung ứng được lưu giữ tại Phòng kinh doanh.
Kiểm Tra Sản Phẩm Mua Vào.
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm được sản đươc sản xuất ra phải tuân thủ nguyên tắc khiểm tra và thử nghiệm đàu vào;
Các nguyên vật liệu, bán thành phẩm mua về được kiểm tra theo hướng dẫn đã xác định ,nguên vật liệu phù hợp ,nhập kho phòng kinh doanh mới đưa vào sản xuất .
Sản xuất và cung cấp dịnh vụ:
Kiểm soát quá trình sản xuất
ViHEM luon dảm bao rằng quá trình sản xuất được lập kế hoạch và được kiểm soát chặt trẽ thông qua các thủ tục bằng văn bản, đảm bảo sản phẩm sản suất ra đạt chất lượng,đúng tiến độ dao hàng.
Phòng kinh doanh lập kế hoạch sản xuất ,giao kế hoạch sản xuất ,cho các đơn vị sản xuất dựa trên năng lưc công ngệ ,đảm bảo đồng bộ trong quá trình.
VIHEM xây dựng các thủ tục kiểm soát quá trình và hướng dẫn cụ thể công việc cho các đơn vị thực hiên để đảm bảo sản xuất sản phẩm đúng theo yêu cầu đặt ra
Cung cấp nguồn lực ,kiểm soát thiết bị ;
Kiểm tra , giám sát quá trình ;
Các hoạt động gia hàng và dịch vụ sau bán hàng
Nhận biết và truy tìm nguồn gốc sản phẩm :
Quy định về cách nhận biết mọi vật tư , bán thành phẩm, thành phẩm trong công ty
Khi phát hiện sai lỗi ở khâu kiểm tra cuối cùng hoặc khi có khách hàng khiếu nại thì tiế hành truy tìm được nguồn gốc , xác định được nguyên nhân, đưa ra hanh động khắc phục , phòng ngừa.
Việc nhận biết được duy trì khi mua nguyên vật liệu đến khi dao hàng, ở tưng công đoạn .
- Nhận biết nguên vật liệu trong kho phòng KD .
- Nhận biết bán thành phẩm trong quá trình sản xuất tại các xưởng
- Nhận biết thánh phần nhập kho ,bảo quản , gia hàng .
- Nhân biết sản phẩm đã kiểm tra ,chưa kiểm tra;
Khi cân thiế truy tìm nguòn gốc sản phẩm sản phẩm thì việc truy tìm có thể tiến hành thông qua hồ sơ theo dõi trong quá trình sản xuất.
Tài sản của khách hàng
Các sản phẩm do khách hàng cung cấp đêu được kiểm tra ,để riêng và đánh dấu chống nhầm lẫn.
VIHEM kiểm tra chặt trẽ các sản phẩm do khách hàng cung cấp để sử dụnh hoặc để hợp thành sản phẩm , nếu khách hàng yêu cầu công ty sửa chữa những sản phẩm không phù hợp thì phòng CL sẽ xem xét, trình giám đốc phê duyệt.
Nhửng sản phẩm do khách hàng cung cấp đều được lưu kho, bảo quản theo quy định tránh suy giảm về chhất lượng .
Bảo quản sản phẩm :
VIHEM xây dưng thủ tục thống nhất về việc xếp dỡ, lưu kho ,bao gói ,bảo quản, vận chuển và giao hàng nhằm bảo đảm rằng hàng không bị hư hỏng hay suy giảm chất lượng , cung cấp kịp thời ,chíng xác các thông tin về hàng lưu kho theo yêu cầu của lãnh đạo và các bộ phận có liên quan .
Có biên pháp bảo vệ các loại hàng mà khi xếp dỡ vận chuyển ảnh hưởng đến chất lượng .
Việc nhập, xuất hàng ở kho phải theo một thủ tục nhất định đảm bảo nguyên tắc “nhập trước,xuất trước”
Hàng lưu kho được đề theo từng ô riêng biệt, để trên các có giá có phân cách giữa các ô, loại và có mã kí hiệu để tìm, dễ nhìn dễ thấy
Hàng lưu kho được bao quản để không bị suy giảm chất lượng,giao háng đúng chủng loại không nhầm lẫn
Tất cả các tài liệu liên quan tơi xuất, nhập hàng trong kho đều do thủ kho lưu trữ,phiếu dao hàng do phòng KD lưu trữ
Kiểm soát các thiết bị giám sát và đo lường
Để đảm bảo việc khiểm tra – thử nghiệm được tiển hành tốt nhằm hướ tới sự hài lòng về mặt chất lượng sản phẩm, VIHEM luôn kiểm soát chặt trẽ các thiết bị kiểm tra đo lườ và thử nghiệm đang sử dụng. Cụ thể là :
tất cả các thiết bị đo đang sử dụng đèu được hiệu chuẩn/kiểm dịch theo định kì so với thiết bị đo chuẩn. Chuẩn này được nối với chuẩn quốc gia (hoặc tương đương) .
Có đầy đủ hồ sơ, dấu hiệu nhận biết các thiết bị đo đã được hiệu chuẩn/kiểm định
Việc kiểm định, hiệu chuẩn ,kiểm tra – bảo dưỡng được tiến hành định kì và có kế hoạch cụ thể .
2. Thực trạng của việc huy động vốn tại công ty chế tạo máy điện việt nam hungary
2.1 Một số nét cơ bản về nguồn vón của công ty chế tạo máy điện
Việt Nam-Hungary
Công ty là một doanh nghiệp nhà nước nên trong nguồn vốn kinh doanh của công ty có một phần do NSNN cấp. Nguồn vốn kinh doanh của công ty được bổ xung từ kết quả hoạt động kinh doanh của công ty và được bổ xung từ việc huy động vốn từ bên ngoài bằng việc vay ngắn hạn ,vay dài hạn của ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. tình hình về vốn kinh doanh của công ty trong một vài năm gần đây thể hiện qua bảng sau:(Bảng 2.1)
(Bảng 2.1): Bảng Nguồn Vốn Kinh Doanh
Đơn vị: Triệu
Chỉ tiêu
Năm2002
Năm2003
Năm2004
I.VLĐ
4287841800
4287841800
4391532386
1. NSNN
3427052226
3427052226
3437652828
2.Tự bổ xung
860789574
860789574
953879560
II.VCĐ
15101668539
14897436563
15780522183
1. NSNN
3331722091
3489967186
3971938183
2. Tự bổ xung
1991821448
1629344377
2030359000
3. vón góp lao động
9778125000
9778125000
9778125000
III. NVKD
19389510339
19185278363
20171954569
(Nguồn: sổ tay chất lượng)
Về máy móc, thiết bị, khoa học công nghệ:
Khi công ty mới thành lập máy móc thiết bị chủ yếu là do Hungari cung cấp, tính đến nay hầu như đã khấu hao hết làm cho chất lượng của sản phẩm giảm sút.Để đảm bảo và nâng cao chất lượng lao động , đặc biệt là nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường,những năm gần đây công ty đã chú trọng đầu tư về máy móc thiết bị như:
-Đầu tư các thiết bị chính để gia công khuôn ,gá có độ chính xác cao,có công nghệ tiên tiến như :máy gia công dây, trung tâm gia công CNC…
-Các thiết bị gia công chi tiết có độ chính xác ổn định,năng suất lao động cao: máy tiện CNC gia công thân,máy tiện CNC gia công nắp,rôto…
-Nâng cấp phòng thí nghiệm soát xét chất lượng sản phẩm.
-Thiết kế, chế tạo dây chuyền lắp ráp động cơ.
-Trang thiết bị hệ thống máy tính, máy vẽ cho phòng thiết kế kỹ thuật
Đến nay trang thiết bị ,máy móc của công ty đều đảm bảo cho quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn iEC, đồng thời nâng cao năng suất, chất lượng lao động một số khâu gia công được tiến hành trên thiết bị tự động sản lượng đạt nhiều hơn…
Xét về khoa học công nghệ của công ty :Trong những năm qua cùng với sự phát triển của KHKT- CN nói chung, công ty cũng chú trọng quan tâm phát triển KHKT- CN trong công ty nói riêng,cụ thể công ty đã thực hiện và hoàn thành nhiều đề tài KH cấp bộ về nghiên cứu , thiết kế và chế tạo ra những sản phẩm mới nhằm đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của các ngành kinh tế : Năm 1994 công ty đã nghiên cứu , thiết kế và chế tạo động cơ điện một pha , chủ trì đề tài KC40 0 93 cấp nhà nước về nghiên cứu thiết kế,chế tạo động cơ điện 3 pha roto,dây quấn ,điện áp 6000V với mục tiêu giảm CPNVL, và sau 2 năm thực hiện các loại động cơ có dải công suất 55 kw – 600 kw được thiết kế, chế tạo , hoạt động được trên nhiều lĩnh vực :cán thép, mía đường, xi măng, thuỷ lợi…
Với sự cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên công ty cùng với nguồn lực vốn có của mình trong những năm qua công ty đã đạt được những kết quả đáng kể về tình hình sản xuất kinh doanh, đóng góp cho ngân sách nhà nước và góp phần nâng cao cải thiện đời sống cho người lao động. Cụ thể được biểu hiện qua bảng tổng hợp sau:(Bảng 2.2).
Bảng 2.2: Bảng Tình Hình Sản Xuất Kinh Doanh
Đơn vị tính: Triệu
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
1. doanh thu
61904124381
127249819939
133048998500
2. lợi nhuận sau thuế
1224028000
1498721181
1621889597
3. Nộp NSNN
1256528576
6361933234
4478747430
4. thu nhập bình quân
1654064
1969697
1951952
5. TSLN/Vốn
CSH
5,59%
6,50%
6,50%
(Nguồn:sổ tay chất lượng)
Công ty đã được nhận 44 huy chương vàng,11 bằng khen cho các sản phẩm mới tham gia các hội trợ triển lãm hàng công nghiệp.Được nhà nước CNXHCN Việt Nam tặng huân chương lao động hạng 3, hạng 2, huân chương chiến công hạng 3 về thành tích sản xuất kinh doanh và công tác quân sự địa phương.
Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty là quy trình công nghệ sản xuất phức tạp chế kiểu song song , lăp ráp sản phảm . Tổ chức sản xuất nhiều, khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn ,xen kẽ liên tục.Cùng một quy. Trình công nghệ sản xuất sản phẩm nhưng kết quả là một nhóm các sản phẩmđộng cơ có công suất và vòng quay khác nhau, một nhóm các sản phẩm Ballast với 2 loại khác nhau.
Việc thực hiện quá trình sản xuất được thực hiên ở 2 phân xưởng cơ khí và xưởng điện mỗi phân xưởng đều có chức năng nhiệm vụ riêng, hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm. Nhiệm vụ chính của mỗi phân xưỡng như sau:
-Xưởng cơ khí:có nhiệm vụ sản xuất khuân mẫu, gá lắp gia công cơ khí các chi tiết sản phẩm :roto, stato, trục động cơ,nắp, cánh giá, lõi thép ballast… và thực hiện các dịch vụ cơ khí.
-Xưởng cơ khi:có nhiệm vụ sản xuất khuân mẫu, gá lắp gia công cơ khí các chi tiết sản phẩm :roto, stato, trục động cơ ,nắp, cánh giá, lõi thép ballast … và thực hiện các dịch vụ cơ khí.
Xưởng điện :có nhiệm vụ thực hiện tiếp một số bước công nghệ và lắp ráp hoàn chỉnh các sản phẩm như :lồng đấu, quấn dây, tẩm, sấy… lắp ráp động cơ .Sản phẩm hoàn thành phải qua bộ phận KCS để kiểm tra sau đó sẽ đưa vào nhập kho thành phẩm.
Có 2 loại sản phẩm chính :động cơ điện và Ballast đèn huỳnh quang
Sản xuất động cơ điện : thực hiện sản xuất cả 2 phân xưởng :xưởng cơ khí và xưởng điện.
(Sơ đồ 2.1)
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất động cơ điện như sau
Vật tư
trục
Roto đúc nhôm
Lõi thép stato
Bối dây stato
Stato lắng dây
Stato trên trục
Chi tiết phụ
nắp Vật tư
trô
Roto ®óc nh«m
Lâi thÐp stato
Bèi d©y stato
Stato lång d©y
Stato trªn trôc
Chi tiÕt phô
n¾
p sau
thân
Nắp trước
Tim sấy
Lắp ráp
Nhập kho
VËt t
trôc
Roto ®óc nh«m
Lâi thÐp stato
Bèi d©y stato
Stato lång d©y
Stato trªn trôc
Chi tiÕt phô
n¾ VËt t
trô
Roto ®óc nh«m
Lâi thÐp stato
Bèi d©y stato
Stato lång d©y
Stato trªn trôc
Chi tiÕt phô
n¾
p sau
th©n
N¨ptríc
TÈm sÊy
L¾p r¸p
NhËp
kho
(Nguồn:Phòng tài chính)
(Sơ đồ 2.2)
Vật tư
Cuộn dây
Lõi thép
Đế
Vỏ
Chi tiết
Hộp Caton
Sấy tẩm
Bao gói
Lắp ráp
Nhập kho
Sơ đồ quy trình sản xuất Ballast biểu hiện cụ thể qua sơ đồ sau:
(Nguồn:phòng tài chính)
-Phôi động cơ gồm: Thân ,nắp trước, nắp sau, sau khi được làm sạch sẽ chuyển vào bộ phận gia công để tạo thành bán thành phẩm đạt các thông số kỹ thuật.
-Thép trục các loại qua bộ phận gia công tạo thành phôi trục, sau đó đưa qua bộ phận tiện, mài tạo thành trục động cơ.
-Tôn quấn được pha cắt , sau đó được dập theo kích cỡ từng loại động cơ tạo thành lá tôn Stato và roto được chuyển qua bộ phận xếp ép tạo thành lõi thép stato và roto.
-Roto được chuyển sang đúc tạo thành roto đúc nhôm
-Roto và trục qua bộ phận ép tạo thành roto trên trục
-Dây điện từ qua bộ phận quấn dây tạo thành bối dây stato.
-Bối dây được lồng vào lõi thép stato tạo thành stato lồng nhay.
-Stato lồng dây được chuyển sang bộ phận tẩm sấy
Tất cả các bán thành phẩm trên được chuyển sang bộ phận lắp ráp để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh, sau khi qua bộ phận KCS để kiểm tra mới được nhập kho thành phẩm
Sản xuất Ballast :Ballast có 2 loại :Ballast 20w và Ballast 40w việc sản xuất Ballast được thực hiện ở 2 phân xưởng :xưởng điện và xưởng cơ khí.
2.2 Qúa trình huy động vốn.
2.2.1. Huy động vốn chủ sở hữu:
Nguồn vốn chủ sở hữu từ năm 1995- 2000 luôn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn.Điều này là do trong những năm này công ty còn chậm phát triển. Nên công ty chưa tập chung cho việc huy động thêm nguồn vốn lớn. Trong những năm gần đây nguồn vồn của công ty đã tăng khá nhanh. Ta có thể thấy được điều này qua bảng tóm tắt sau:
Bảng 2.3: Bảng nguồn vốn
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Tỷ lệ
%
Tỷ lệ %
Tỷ lệ %
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
1999
97/96
98/97
99/98
1. Vốn chủ sở hữu
8782
11642
16878
20755
32,57
44,98
22,97
2. Nợ dài hạn
116473
102333
153918
173249
-12,14
50,4
12,55
3 Nợ ngắn hạn
8794
9887
10568
11239
12,42
6,89
6,35
(Nguồn:Sổ tay chất lượng).
Từ bảng trên ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng khá nhanh qua các năm. Điều này chứng tỏ công ty đang trên đà phát triển. Mở rộng sản xuất, làm cho sản phẩm của công ty không những phục phụ cho nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
2.2.2. Huy động vốn vay.
Từ (bảng 2.3) ta thấy nguồn vốn vay của công ty đã tăng khá nhanh, doanh nghiệp cũng đã tập chung rất lớn vào việc huy động nguồn vốn này. Từ nguồn vốn vay này công ty có thể đầu tư vào việc mua sắm thêm máyt móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng phục phụ cho quá trình sản xuất được tốt hơn.
3. Đánh giá khái quát tình hình huy động vốn của công ty Chế Tạo Máy Điện Việt Nam- Hungari.
3.1. Kết quả mà công ty đã đạt được.
3.1.1. Giúp công ty tăng cường được nguồn vốn, Đưa công ty dần dần thoát khỏi tình trạng yếu kếm về vốn.
Mục tiêu của mọi doanh nghiệp là thu được lợi nhuận cao, muốn vậy trước tiên doanh nghiệp phải thoả mãn được nhu cầu về vốn.
Nhu cầu về vốn của doanh nghiệp tại bất cứ thời điểm nào cubgx bằng chính tổng số tài sản mà doanh nghiệp cần phải có để bảo đảm cho hoạt động kinh doanh.
Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp thường biến động tuỳ thuộc vào xu hướng biến động của thị trường.
3.1,2. Tận dụng triệt để đòn bẩy tài chính.
Đòn bẩy tài chính tác động đến thu nhập sau lãi vay và thuế (thu nhập ròng). Đòn bẩy kinh tế phát huy tác dụng tại nơi mà đòn bẩy tác động ngừng hoạt động , nó phóng đại hơn nữa ảnh hưởng của thay đổi trong doanh thu lên thu nhập cổ phiếu.Công ty tận dụng được đặc điểm này của đòn bẩy kinh tế.
3.1.3 Chu kỳ vận động của tiền mặt giảm.
Chu kỳ vận động của tiền mặt là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hiệu quả của quá trình quản lý vốn lưu động.
Chu kỳ vận động của tiền mặt là độ giài thời gian từ khi thanh toán khoản mục nguyên vật liệu đến khi thu được tiền từ những khoản phải thu do việc bán sản phẩm cuối cùng.
3.2. Nguyên nhân đạt được những thành tựu trên.
Như vậy tình hình tài chính của công ty những năm gần đây là rất khả quan, đánh đấu bước phát triển vượt bậc của doanh nghiệp . Mặc dù những năm trước đó tình hình tài chính của doanh nghiệp là rất yếu kém.Để có được những kết quả đó là do một số nguyên nhân sau:
Trong những năm trước ,do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực làm cho đồng tiền của chúng ta mất giá chầm trọng. Điều này, phần nào làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty.Tuy nhiên doanh nghiệp đã khắc phục được tình hình và mạnh dạn đầu tư trang thiết bị, mua sám máy móc thiết bị mới để đẩy nhanh quá trình sản xuất.
Do công ty có đội ngũ cán bộ nhiệt tình năng động sngs tạo,đường nối đùng đằn.
Là một doanh nghiệp nhà nước, nên doanh nghiệp được sự giúp đỡ rất lớn về nguồn vốn và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Bên cạnh đó, việc cho vay của một số ngân hàng đã làm cho doanh nghiệp tăng cường được nguồn vồn huy động ,giúp công ty mở rộng sản xuất.
3.3. Một số hạn chế của công ty.
Bên cạnh một số thành tích mà doanh nghiệp đạt được thì còn một số hạn chế mà doanh nghiệp cần phải khắc phục đó là:
Các nguồn vồn huy động của công ty còn hạn chế cần phải tăng thêm các nguồn huy động .Vì phần lớn nguồn vốn huy động của doanh nghiệp hiện nay là nguồn vốn vay ngân hàng.Việc huy động vốn bằng các hình thức khác của công ty còn hạn chế hoặc đem lại hiẹu quả chưa cao.
Công ty còn hạn chế về nhà xưởng, là một doanh nghiệp chuyên sản xuất các thiết bị điện thì việc xây dựng và mở rộng nhà sản xuất là rất cần thiết,tuy nhiên hiện nay công ty vẫn còn rất hạn chế về nhà xưởng.
CHƯƠNG 3
Biện pháp huy động vốn tại công ty chế tạo máy điện Việt nam-hungary
1. Định hướng phát triển của công ty.
1.1. Định hướng chung.
Để hiểu về định hướng của công ty chúng ta nghiên cứu quá trình phát triển của công ty tứ năm 1975 trở lại đây:
Giai đoạn1975-1980: đây là thời kỳ đất nước ta đang phải khắc phục những hậu quả của chiến tranh nên nền kinh tế nói chung gặp rất nhiều khó khăn. Vượt qua những khó khăn đó năm đầu nhà máy đã thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao.Gía trị tổng sản lượng đạt bình quân năm:1,9 tỉ đồng (tính theo giá cố định năm 1994).
Giai đoạn từ 1981- 1986: Mặc dù tình hình đất nước gặp rất nhiều khó khăn ,nền kinh tế tập chung bao cấp đi vào khủng hoảng ,kém phát triển và gặp nhiều khó khăn ,nhưng năm nào nhà máycũng hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao cho. Gýa trị tổng sản lượng những năm này đạt bình quân 4,6 tỷ đồng (tính theo giá cố định năm 2004) gấp 2,42 lần so với giai đoạn trước.
Giai đoạn1987- 1988: đất nước ta bắt đầu bước vào thời kì đổi mới, xoá bỏ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp ,thực hiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần,điều này tạo ra những thách thức lớn đối với tập thể cán bộ công nhân viên nhà máy. Do đó tốc độ tăng trưởng có chững lại nhưng nhà máy vẫn duy trì được việc làm và đảm bảo đời sồng cho cán bộ công nhân viên .Gía trị tổng sản lượng của những năm này đạt bình quân năm 10,13 tỉ gấp 2,2 lần so với giai đoan 1981- 1986.
Giai đoạn 1989- 1992: ở giai đoạn này tuy công cuộc đổi mới của đảng và nhà nước ta bước đầu đã đạt được những thành quả nhất định nhưng tình hình kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn. Nhờ vào sự nỗ lực và sức sáng tạo của tập thể lao động và cán bộ công nhân viên ,nhà máy đã dần tạo được thế đứng trên thị trường.Sản phẩm của nhà máy được khách hàng chấp nhận nhiều hơn. Gía trị sản lượng của những năm này đạt bình quân là 7,71tỉ đồng bằng 76% sản lượng bình quân năm của giai đoạn 1987- 1988.
Giai đoạn 1993- 1998: Qua nhiều năm tạo dựng và bằng công sức của tập thể lao động, cán bộ công nhân viên toàn công ty ,cùng với sự nhìn nhận thị trường một cách nghiêm túc ,công ty đã thiết lập được một mạng lưới tiêu thụ rộng khắp trên toàn quốc . Sản phẩm của công ty phần nào đã chiếm được ưu thế cạnh tranh trên thị trường (với thị phần trong nước là 10%). Nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 19,4%, nộp ngân sách nhà nướchàng năm tăng từ 10%- 17%, sản lượng bình quân hàng năm tăng gấp 18 lần so với ngày đầu mới thành lập.Đời sống điều kiện làm việc của người lao động không ngừng được cải thiện , mối quan hệ với các bán hàng không ngừng được củng cố và phát triển.
Giai đoạn 1999 đến nay: Nền kinh tế nước ta bước vào giai đoạn cạnh tranh quyết liệt trong điều kiện hệ thống cơ chế , chính sách pháp luật chưa hoàn thiện . Tính độc lập của DNNN mất đần. Việt Nam chính thức nhập AFTA, hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới và cuộc khủng hoảng tài chính ,tiền tệ ở khu vực đã có tác động không nhỏ tới nền kinh tế trong nước. Trong điều kiện hoàn cảnh như vậy lãnh đạo và tập thể trong công ty đã chủ động tìm mọi giải pháp khắc phục giữ vững và phát triển công ty. Cụ thể : giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm trên 15,97%, sản lượng sản xuất tăng 2,51 lần so với giai đoạn 1993- 1998, cán bộ công nhân viên có việc làm đầy đủ, thu nhập bình quân tăng 2,1 lần so với giai đoạn trước. Đóng góp ngân sách tăng trên 2 lần.
1.2. Vốn liên quan tới sự phát triển của công ty.
Mục đích cuối cùng của các doanh nghiệp là tìm kiếm lợi nhuận. Có lợi nhuận doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển được.Ngược lại sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp là mục đích là ngày càng thu được nhiều lợi ích hơn.Kết quả thực hiện mục tiêu lợi nhuận phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan của doanh nghiệp và yếu tố có tính chất quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là hiệu quả sử dụng tài sản lưu động nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng của doanh nghiệp đó.
Do phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan, nên hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng luôn luôn biến động . thực tế ở nước ta hiện nay, các doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng làm ăn thua lỗ rất cao, đặc biệt là các doanh nghiệp quốc chiếm tỷ lệ cao ngay cả các doanh nghiệp được coi là làm ăn có hiệu quả ,thì vẫn ở mức thấp so với thế giới. Nói rộng ra thì các tập đoàn thì các tập đoàn lớn trên thế giới vẫn trưa thể đạt được hiệu quả sử dụng vốn tối ưu.Nguyên nhân này do rất nhiều các yếu tố khách quan mang lại. vì vậy vì vậy ngày nay mà các nhà quản lý luôn tìm kiếm những giải pháp và tiến hành thường xuyên nhằm đáp ứng kịp thời với tình hình thực tế của từnggiai đoạn để không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp đặc biệt là nguồn vốn huy động .
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là rất cần thiết ,nó tác động tóch cự đến các mặt khác trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp…
Sử dụng nguồn vốn huy động có hiệu quả giúp cho doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh. Thật vậy trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh luôn diễn ra quyết liệt giữa các doanh nghiệp,nó luon đặt các doanh nghiệp trước những yêu cầu phải cải tiến công nghệ,nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao uy tín trên thị trường ,giá thành phải trăng…
Để đáp ứng được nhứng yêu cầu trên,trước hết Doanh nghiệp phải huy đọng được các nguồn tài trợ để phục phụ cho sản xuất kinh doanh của mình,doanh nghiệp phải huy đọng được nguồn vốn lớn có như vậy doanh nghệp mới có điều kiện để tái đầu tư sản xuất, mở rộng sản xuất nâng cao trình độn công nghệ.tăng năng xuất lao động ,để từ đó nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
Việc sử dụng nguồn vốn vay có hiệu quả sẽ đảm bảo được an toàn tài chính cho hoạt doanh nghiệp .hoạt động trong cơ chế thị trường đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải luôn đề cao tính an toàn đặc biệt là an toàn về tài chính .Đây là vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn nâng cao có nhĩa là việc huy động các nguồn vốn sẽ dễ dàng hơn,khả năng thanh toán của doanh nghiệp được đảm bảo doanh nghiệp có dủ tiềm lực để khắc phục những khó khăn và một số rủi ro trong kinh doanh.
Huy động được nguồn vốn lớn sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện tốt các mục tiêu lợi nhuận và các mục tiêu khác của doanh nghiệp như nâng cao uy tín của sản phẩm trên thị trường ,nâng cao mức sống của người lao động ,nâng cao hiệu quả đóng góp xã hội …
Khi các mục tiêu lợi nhuận được thực hiện tốt thì không những doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô hoạt động ,tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động mà mức sống của họ ngày càng được cải thiện ,điều đó làm cho năng suất lao động của doanh nghiệp ngày càng tăng tạo sự phát triển cho doanh nghiệp .đồng thời nâng cao sự đóng góp cho ngân sách cuae doanh nghiệp.
2. Giải pháp huy động vốn.
2.1. Tăng cường huy động vốn từ cán bộ công nhân viên:
Công ty chế tạo máy điện Việt Nam- Hungari là một doanh nghiệp khá lớn với lượng cán bộ công nhân viên không nhỏ. Công ty là một DNNN được thành lập từ rất lâu. Vì vậy công việc huy động vốn từ các cán bộ công nhân viên trong công ty sẽ là một cách thức để phát huy nguồn nội lực, giảm thiểu tối đa rủi ro và phát huy tăng nguồn tài chính của công ty. Tuy nhiên, phương thức gọi vốn này còn gặp rất nhiều khó khăn , các vấn đề kỹ thuật khác như lãi vay, thời gian hoàn trả ... Hiện nay,công việc sản xuất kinh doanh của công ty chưa thực sự có hiệu quả như mong muốn. Muốn huy động vốn có hiệu quả bằng hình thức này, tương lai công ty cần phải kinh doanh có lãi cao hơn, tăng thu nhập của các cán bộ công nhân viên. Tạo ra lòng tin cho cán bộ và công nhân trong công ty.
2.2. Tăng nguồn vốn chủ sở hữu, giảm nợ ngắn hạn:
Khó khăn về tài chính của công ty một phần là do tỷ trọng vốn của chủ sở hữu nhỏ so với tổng nguồn vốn. Trong khi, nợ ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng tương đối lớn.
Vấn đề tăng vốn chủ sỡ hữu gặp rất nhiều khó khăn. Do các khoản lỗ cộng dồn từ các năm trước đây để lại. Mặt khác, lãi sau thuế không đủ để trả cho các khoản nợ trước đây cộng lại, lợi nhuận tái đầu tư không có. Vậy công ty phải làm sao để tăng được nguồn vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp phải huy động nguồn vốn chủ sở hữu để tạo được nguồn vốn dự chữ hàng năm ,có như vậy thì việc mua hay thay thế máy móc thiết bị … mới thực hiện được dễ dàng việc chi cho công tác hao mòn máy móc diễn ra kịp thời ,như vậy mới đảm bảo tốc độ làm việc, bảo đảm công suất ổn định. Có được nguồn vốn để kịp thời mua mua được những sáng chế quan trong cho hoạt động của doanh nghiệp.
Vì vậy việc huy động vốn chủ sở hữu là hết sức quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp .
2.3. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn hiện có và tiết kiệm chi phí:
Bên cạnh việc huy động vốn doanh nghiệp cũng cần chú ý đến việc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả nhất.Có như vậy thì doanh thu của công ty mới tăng được đáng kể.Đồng thời công ty cần giảm được các khoản chi phí như: Chi phí vận chuyển, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh ngiệp. Phải tiết kiệm được những khoản phát sinh không đáng có.
2.4.Tăng cường nguồn vốn lưu động.
Vốn lưu động là nguồn vốn hết sức quan trọng để một doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất. Nguồn vốn lưu động lớn nhất mà doanh nghiệp huy động được là nghồn vốn vay từ ngân hàng .trong những năm hoạt động của công ty,thì nguồn vốn vay ngân hàng là vốn chính củadoanh nghiệp .Để doanh nghiệp có thể đầu tư mở rộng sản suất.
Doanh nghiệp lên ưu tiên cho việc tăng cường huy động nguồn vốn vay từ ngân hàng .Vì đây là nguồn vốn mà doanh nghiệp sẽ huy động dễ dàng hơn khi mà doanh nghiệp đã tạo được uy tín trên thị trường vốn vay.
2.5. Trẻ hoá đội ngũ CBCNV, nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn.
Trẻ hoá đội ngũ cán bộ công nhân viên là một việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Hiện nay, đội ngũ công nhân, tri thức trẻ là lực lượng năng động, sáng tạo, luôn đi đầu trong việc tiếp thu những thành tựu kỹ thuật của các nước trên thế giới. Việc giảm biên chế những người đã nhiều tuổi, tăng cường tầng lớp tri thức trẻ là một tài sản vô giá, tăng thêm uy thế của công ty trên thị trường trong nước và quốc tế.
3. Một số kiến nghị với công ty:
Để đạt được những kết quả trên và cho giải pháp được phát huy hiệu quả trong thực tế.Trước hết tất cả các phòng ban trong công ty thực hiện tốt các quy trình đề ra nhằm nâng cao hơn nữa công tác thực hiện kế hoạch nhằm giải quyết được tồn tại mà công ty phải gặp trong thời gian qua.Đồng thời cần có sự thay đổi kịp thời trong việc lập kế hoạch khi có sự thay đổi về nhu cầu hàng hoá.
Nhà nước cần đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp.
Đối với giải pháp cổ phần hoá và cho phép công ty phát hành trái phiếu ra thị trường. Trong giai đoạn hiện nay, cổ phần hoá là chìa khoá vàng để cải cách doanh nghiệp nhà nước. Thực tế là công ty cổ phần là loại hình công ty thích dụng nhất trong nền kinh tế hiện đại. Giải pháp này rất hữu hiệu nhưng thiết nghĩ hiện nay Việt Nam chưa có một thị trường tài chính đầy đủ, thị trường chứng khoán đang ở giai đoạn sơ khai. Trong điều kiện như vậy, việc định giá cổ phiếu là hoàn toàn do yếu tố chủ quan, các trái phiếu phát hành ra khó được mua bán một cách thuận lợi trên thị trường thứ cấp(bởi lẽ thị trường thứ cấp còn kém sôi động).
Nhà nước phải xây dựng một hệ thống thị trường tài chính hoàn chỉnh.
Nhà nước cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp huy động được nguồn vồn kinh doanh và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường thì việc làm này là hết sức cần thiết.Tuy nhiên nó cần đảm bảo được quyền lợi của các daonh nghiệp.
Kết Luận
Từ những lý luận đã nêu trên và qua phân tích tình hình thực tế của công ty Chế Tạo Máy Điện Việt Nam – Hungari, ta thấy việc huy động vốn của mỗi doanh nhiệp có những đặc trưng riêng của nó và dù ở doanh nghiệp nào thì vấn đề huy huy động vốn là vấn đề luôn được đặt ra và rất bức xúc, là một trong những điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp cũng như sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Nhưng do việc huy động vốn ở mỗi doanh nghiệp có những đặc trưng riêng của nó nên không phải giải pháp huy động vốn được áp dụng giống nhau cho tất cả các doanh nghiệp mà nó đòi hỏi phải có sự nghiên cứu tình hình thực tế ,có trình độ lý luận vững vàng về vấn đề đó thì mới có thể được đưa ra các giải pháp phù hợp ,có hiệu quả cho từng doanh nghiệp.
Qua các kiến thức đã học ở trường và thực tế tại công ty Chế Tạo Máy Điẹn Việt Nam –Hungari trong khuồn khổ của một đề tài tốt nghiệp em đi sâu giải quyết một số vấn đề sau :
Đề tài đã hệ thống hoá những khái niệm chung về các nguồn vốn, những đặc chưng riêng của nó, phân loại vai trò của các nguồn vốn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các các doanh nghiệp nói chung ,công ty Chế Tạo Máy Điện Việt Nam – Hungari nói riêng.Đồng thời khái quát hoá những vấn đề về quá trình huy động vốn , các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình huy động vốn cũng như các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng nó.
Đề tài cũng đã phân tích các đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh mang tính đặc thù của công ty có ảnh hưởng tới công tác quản lý và sử dụng vốn huy động tại Công ty.
Đề tài phân tích thực trạng của việc huy động vốn tại công ty trong thời gian qua, đánh giá chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn nêu nên những kết quả đạt được ,những hạn chế tồn tại trong thực tế trong quá trình huy động vốncủa công ty Chế Tạo Máy Điện Việt Nam –Hungari.
Đề tài đã làm rõ định hướng phát triển,cũng như quan niệm chiến lược trong việc sử dụng nguồn vốn tại công ty.
Đề tài đã nêu những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốncủa công ty Chế Tạo máy Điện Việt Nam –Hungari.
Với những vấn đề được đề cập trong đề tài em hy vọng sẽ góp một phần làm sáng rõ thêm hiệu quả sử dụng vốn của công ty Chế Tạo Máy Điện Viẹt Nam – Hungari. Qua đó emcàng thấy rõ từ lý luận tới thực tiễn còn nhiều vấn đề nẩy sinh đòi hỏi chúng ta phải luôn có kiến thức thật vữn vàng, bám sát thực tế mới có thể giải quyết được công việc một cách có hiệu quả.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình :Lý thuyế tài chính tiền tệ
(Chủ biên :TS. Nguyễn Hữu Tài)
2.Giáo trình :Quản trị tài chính doanh nghiệp.
PTS.Vũ Hào-Đàm Văn Huệ
Th .S. Nguyễn Quang Ninh-Nhà Xuất Bản Thống Kê
3. Giáo trình : Phân tích HĐSXKD-NXBThống Kê 2001
4. Giáo trình :Toán Tài Chính- Nhà Xuất BảnGiáo Dục- 1998
5. Giáo Trình :Kinh Tế Học Vi Mô -Nhà Xuất Bản Giáo Dục 1996.
5. Báo, tạp chí:
- Tạp chí khoa học Ngân hàng.
- Thị trường Tài chính tiền
6. Sổ Tay Chất Lượng của công ty Chế Tạo Máy Điện Việt Nam –Hungari
7. Báo Cáo Tài Chính 2004-Phòng Tài Chính Công Ty Chế Tạo Máy Điện Việt Nam –Hungari
Xác nhận của đơn vị thực tập
Ngµy….th¸ng….n¨m 2006
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32425.doc