Chuyên đề Biện pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Văn Giang

Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng được đánh giá là một ngành mũi nhọn của Hưng Yên và đang phát triển mạnh trong nền kinh tế hiện nay .Song để ngành thực sự trở thành ngành kinh tế trọng điểm của địa phương và đóng góp tốt nhất vào sự phát triển của địa phương cững như ngân sách nhà nước thì đòi hỏi cơ quan hữu quan địa phương, cơ quan quản lý nhà nước phải có những chính sách và biện pháp quản lý phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của ngành tạo điều kiện tốt nhất cho ngành phát triển. Xuất phát từ tình hình thực tế cần giải quyết một số vấn đề sau: - Tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh như: Tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty nhập máy móc thiết bị công nghệ hiện đại,nhập khẩu các NVL phục vụ cho sản xuất kinh doanh. - Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc vay vốn đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. - Thành lập các trung tâm nghiên cứu trợ giúp các doanh nghiệp trong việc nghiên cứu thị trường, nghiên cứu về khoa học công nghệ. Phát triển công nghệ mới tiết kiệm nguyên nhiên liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. - Tạo hành lang pháp lý giúp các công ty có thể cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế thị trường. Thực hiện tốt các vấn đề trên vừa phù hợp với các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất trong nước của đảng và nhà nước đề ra,vừa tạo sự phát triển cho các ngành liên quan từ đó tạo ra sự phát triển đồng bộ nền kinh tế quốc dân, đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới.

doc65 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1711 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Biện pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Văn Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
So với các doangh nghiệp khác trên địa bàn thì sản phẩm của doanh nghiệp có giá bán tương đương và thấp hơn 20 đ . Cụ thể loại gạch 2 lỗ tròn các công ty đều thông nhất giá bán là 480 đ /viên Các loại gạch khác như gạch 4 lỗ, 6 lỗ, nem tách có giá tương ứng là 760 đ, 680 đ và 1800 đ /viên. Riêng loại gạch đặc 2 lỗ tròn công ty bán với giá 560 đ/ viên trong khi đó các công ty khác bán với giá là 580 đ/ viên. Qua đây ta thấy về mặt giá cả công ty so với các công ty khác là tương đồng , riêng sản phẩm gạch đặc hai lỗ tròn công ty có lợi thế cạnh tranh hơn. Công ty cần giữ được lợi thế giá bán này để làm vũ khí cạnh tranh giành thị trường với các doanh nghiệp khác. Về tình hình tiêu thụ các loại gạch qua các năm được thể hiện trong bảng sau: Bảng 2.6 Tình hình tiêu thụ gạch những năm gần đây của công ty Năm Chỉ tiêu NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 KH TH % TH/KH KH TH % TH/KH KH TH % TH/ KH Sản lượng sản xuất 38.900.150 36.150.430 92.87 42.320.458 41.487.560 98.03 42.580.326 43.007.890 101 Sản lượng tiêu thụ 37.540.328 33.440.332 89.07 40.456.870 39.480.563 97.59 43.540.360 44.890.745 103.1 Nguồn từ phòng kinh doanh tổng hợp Thông qua bảng trên ta thấy tình hình sản xuất tiêu thụ của công ty khá tốt, tỉ lệ đạt và vượt kế hoạch cao thông qua đây cho thấy khả năng nhìn nhận nắm bắt tình hình của ban lãnh đạo công ty là tốt. Cụ thể năm 2005 tỷ lệ đạt kế hoạch sản xuất và tiêu thụ là 92.87 % và 89.07% tỉ lệ này hơi thấp do tình hình chung của thị trường vật liệu xây dựng trầm lắng theo thị trường bất động sản. Tuy nhiên đây cũng là một cố gắng lớn của công ty trong tình hình khó khăn chung như vậy .Kết quả của cả năm công ty tồn kho 2.710.098 viên đây là tỷ lệ tồn kho lớn cần khắc phục những năm tiếp theo. Năm 2006 theo dự báo là năm thị trường có nhiều chuyển biến tích cực do đó công ty quyết định mở rộng sản xuất và tăng cường tiêu thụ. Theo kế hoạch cả năm 2006 thì sản lượng sản xuất và tiêu thụ là 42.320.458 viên và 40.456.870 viên . Đây là chỉ tiêu khá cao cần phải đạt được. Tuy vậy với sự cố gắng hết mình của công nhân cũng như lãnh đạo của công ty đã hoàn thành tốt tỉ lệ được giao. Tỉ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất và tiêu thụ là 98.03 % và 97.59 % . Đây là thành công lớn góp phần động viên phát triển sản xuất của doanh nghiệp. Thông qua đây thấy rõ được sức trẻ và khả năng vượt khó khăn của công ty. Năm 2007 đánh dấu là một năm làm ăn thành công của công ty . Sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ nhanh. Giá bán cao góp phần thúc đẩy sản xuất. Cụ thể tỉ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất là 101 % qua đây thấy được khả năng tận dụng cơ hội để phát triển của công ty. Về tình hình tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ ngay ngoài lượng gạch sản xuất trong năm được tiêu thụ thì lượng gạch tồn kho những năm trước cũng được tiêu thụ nhiều . Kết quả cuối cùng tỉ lệ hoàn thành chỉ tiêu tiêu thụ là 103 % . Đây là tiền đề quan trọng cho công ty tiếp tục hoàn thành chỉ tiêu năm 2008 và những năm kế tiếp. 2.2.3. Phương thức tiêu thụ Bảng 2.7 Bảng đánh giá phương thức tiêu thụ của doanh nghiệp một số năm Chỉ tiêu đánh giá Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Sản lượng Tỉ trọng Sản lượng Tỉ trọng Sản lượng Tỉ trọng 33.440.332 100 39.480.563 100 44.890.745 100 Theo khách hàng Doanh nghiệp 7.129.479 21,32 11.109.830 28,14 13.476.202 30,02 Nhà bán buôn 10.185.925 30,46 13.597.106 34,44 15.491.796 34,51 Cá nhân 16.124.928 48,22 14.773.627 37,42 15.922.747 35,47 Theo địa bàn tiêu thụ Trong tỉnh 29.504.405 88,23 31.631.827 80,12 34.817.262 77,56 Hà Nội 2.083.333 6,23 3.742.757 9,48 5.364.444 11,95 Hải Dương 1.397.806 4,18 3.245.302 8,22 3.721.443 8,29 Bắc Ninh 454.789 1,36 860.676 2,18 987.596 2,2 Theo nơi vận chuyển tới . Tại kho 14.299.086 42,76 15.192.121 38,48 16.003.551 35,65 Tới công trình 7.483.946 22,38 10.035.959 25,42 12.789.373 28,49 Đại lý 11.657.300 34,86 14.252.483 36,1 16.097.821 35,86 Theo hình thức thanh toán Thanh toán ngay 7.477.258 22,36 7.998.762 20,26 8.681.870 19,34 Theo hượp đồng 16.228.593 48,53 19.321.788 48,94 22.539.643 50,21 Theo tháng 9.734.481 29,11 12.160.013 30,8 13.669.232 30,45 Nguồn phòng kinh doanh của công ty Theo bảng trên ta thấy sản phẩm của doanh nghiệp được bán cho 3 nhóm khác hàng chính là: khách hàng là doanh nghiệp, nhà bán buôn và khách hàng là cá nhân. Trong đó tỉ lệ sản phẩm bán cho nhóm khách hàng là doanh nghiệp liên tục tăng trong 3 năm vừa qua. Cụ thể năm 2005 doanh nghiệp bán cho các doanh nghiệp khác chủ yếu là các công ty thầu xây dựng với khối lượn sản phẩm là 7.129.479 viên chiếm 21, 32% lượng tiêu thụ, con số này tương ứng năm 2006 là 11.109.830 viên chiếm 28.14 % , năm 2007 là 13.476.202 chiếm 30.02 %v lượng tiêu thụ. Thông qua đây ta thấy sản phẩm của công ty rất được các nhà thầu xây dựng ưa chuộng do chất lượng đảm bảo , khả năng cung cấp ổn định với khối lượng lớn, phương thức thanh toán linh hoạt. Trong tương lai để mở rộng thị trường tiêu thụ của mình thì công ty cần phải khai thác lợi thế này nhằm ngày càng chiếm phần lớn hơn của miếng bánh “ thị trường” Tỉ lệ khách hàng là nhà bán buôn có tăng và ổn định trong các năm luôn chiếm tỉ lệ khoảng 30 %. Đối tượng khách hàng này chủ yếu là các đại lý bán buôn nguyên vật liệu, các nhà thầu vật liệu xây dựng . Nhóm khách hàng này có đặc điểm là tiêu thụ sản phẩm với khối lượng lớn, thường xuyên, có hợp đồng dài hạn với công ty. Tuy nhiên đối tượng khách hàng này lại có lợi nhuận nhờ chênh lệch giữa giá mua gạch của doanh nghiệp và giá bán cho người sử dụng. Do vậy doanh nghiệp nên có những chính sách giá hợp lý để vừa khuyến khích đối tượng khách hàng này tiêu thụ sản phẩm của công ty vừa không làm cho giá sản phẩm quá cao khi tới tay người tiêu dùng. Khách hàng là cá nhân trong thời gian vừa qua tuy tỉ trọng tiêu dùng sản phẩm của công ty có giảm trong thời gian vừa qua nhưng vẫn là kênh tiêu thụ khá lớn của doanh nghiệp với tỉ trọng khoảng 34 % sản lượng khoảng 16 triệu viên. Đối tượng khách hàng này chủ yếu là các cá nhân có nhu cầu xây dựng lấy sản phẩm trực tiếp từ kho của doanh nghiệp. Chính vì vậy doanh nghiệp không phải tốn chi phí vận chuyển lại giải phóng kho nhanh, giảm chi phí lưu kho. Các khách hàng này thường thông qua người vận chuyển để chuyển sản phẩm về nơi xây dựng. Do đó công ty cũng cần có các chính sách nhằm khuyến khích những người vận chuyển như: thanh toán, giảm giá … Ngoài ra công ty còn đứng ra trực tiếp là nhà thầu vật liệu xây dựng cho một số công trình lớn, nhỏ tại địa phương. Nhìn chung kênh phân phối của công ty của công ty là khá ngắn chỉ bao gồm ba bên là doanh nghiệp, nhà bán buôn và khách hàng. Đây cũng là kênh phân phối đặc thù của các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh VLXD. Do lượng sử dụng VLXD của khách hàng mỗi lần là lớn do đó với kênh phân phối ngắn này giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển và phân phối. Công ty Cổ phần VLXD Văn Giang Đại lý, Nhà Bán buôn Khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp Sơ đồ 3: Sơ đồ kênh phân phối của công ty Theo địa bàn tiêu thụ, hiện nay công ty tiêu thụ sản phẩm của mình chủ yếu là trong tỉnh và một số tỉnh thành lân cận như: Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh. Trong đó tỉ lệ tiêu thụ gạch trong tỉnh mấy năm vừa qua là 88.23 %, 80.12%, 77.16% tương ứng với các năm 2005, 2006, 2007. Ta thầy tỉ trọng tiêu thụ tai địa phương là lớn đây cũng là điều dễ hiểu đối với công ty thành lập chưa lâu, quan hệ làm ăn chưa nhiều.Chính vì vậy công ty muốn cạnh tranh thắng lợi thì cần phải đứng vững trên thị trường nội tỉnh trước.Có đứng vững trên thị trường này thì công ty mới có điều kiện mở rộng sang các đối tượng khách hàng cũng như địa bàn tiêu thụ mới. Do vậy công ty cần phải có chính sách để cạnh tranh với các đối thủ trực tiếp là các lò gạch thủ công để chiếm được phần lớn hơn của miếng bánh “thị trường” chủ yếu đang nằm trong tay các lò gạch này. Thị trường tiềm năng nhất trong thời gian tới là thị trường Hà Nội. Nhu cầu xây dựng các khu công nghiệp cộng với quá trình mở rộng địa giới hành chính keo theo nhu cầu về vật liệu xây dựng tăng cao. Cụ thể năm 2005 tỉ lệ tiêu thụ gạch tai địa bàn Hà Nội là 6.23 % khối lượng tiêu thụ của doanh nghiệp thì đến năm 2007 con số này đã tăng lên là 11,96 %. Đây là con số tăng khá mạnh cho thấy sản phẩm của công ty khá thích hợp với thị trường này. Công ty cần khai thác lợi thế gần Hà Nội, chi phí sản xuất tương đối thấp so với các doanh nghiệp trong khu vực này để dần chiếm được vị thế tại đây. Về vận chuyển tới nơi tiêu thụ , hiện tại công ty có 3 hình thức đó là tiêu thụ trực tiếp tại kho của công ty, vận chuyển tới các đại lý và vận chuyển tới tận công trình xây dựng. Trong đó hai hình thức tiêu thụ tại kho và vận chuyển tới đại lý là lớn nhất. Cụ thể mỗi loại chiếm khoảng 35 % sản phẩm tiêu thụ của công ty. Hình thức tiêu thụ tại kho chủ yếu áp dụng cho các khách hàng là cá nhân và các doanh nghiệp tiêu thụ với khối lượng nhỏ. Hình thức vận chuyển đến đại lý được áp dụng cho các đại lý, các nhà bán buôn. Còn hình thức vận chuyển tới công trình được áp dụng cho những công trình mà công ty nhận thầu về vật liệu xây dựng hoặc những nhà thầu mà có hợp đồng vận chuyển với công ty. Hai hình vận chuyển tới đại lý và tới chân công trình trong thời gian qua tăng vì khách hàng của doanh nghiệp đang tăng dần là các doanh nghiệp. Việc áp dụng nhiều hình thức vận chuyển tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng điều này cũng tạo nên lợ thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong thời gian tới công ty cần duy trì và phát huy lợi thế này. Về hình thức thanh toán công ty áp dụng 3 hình thức thanh toán là thanh toán ngay, theo tháng, theo hợp đồng. Trong đó hình thức thanh toán theo hợp đồng chiếm tỷ lệ lớn nhất. Công ty cần phải có chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thanh toán cho khách hàng nhưng cũng không được để khách hàng dây dưa chiếm dụng vốn làm ảnh hưởng tới khả năng thanh toán. 2.2.4. Các biện pháp Marketing Công ty hiện áp dụng một số biện pháp nhằm khuyến khích tiêu thụ như giảm giá đối với những khách hàng tiêu thụ khối lượng lớn, áp dụng nhiều hình thức hỗ trợ tiêu thụ như vận chuyển tới tận nơi, ngoài ra còn áp dụng đa hình thức thanh toán tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng.Những chính sách này thời gian qua đã phát huy được tác dụng tốt trong việc khuyến khích tiêu thụ sản phẩm. Về sản phẩm cung cấp, công ty luôn cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng tốt, ổn định. Thông qua đây đã gây dựng được niềm tin của khách hàng đặc biệt là khách hàng là doanh nghiệp. Công ty luôn đảm bảo thời gian cung ứng nhanh nhất đúng như hợp đồng đã ký kết giữa hai bên góp phần tích cực vào việc hoàn thành công trình của các nhà thầu. Về giá cả, công ty cung cấp cho khách hàng sản phẩm với giá cả cạnh tranh. Đảm bảo việc ổn định giá cả không ảnh hưởng tới tiến độ công trình của các nhà thầu, tạo cho họ tâm lý yên tâm khi sử dụng sản phẩm của công ty. Ngoài ra công ty còn áp dụng hình thức giảm giá đối với các hợp đồng sử dụng với khối lượng lớn cũng như trích hoa hồng thỏa đáng cho các đại lý. Thông qua đây càng khuyến khích tiêu dùng thường xuyên hơn của các đối tượng khách hàng. Về thông tin về sản phẩm , công ty thường xuyên công khai các thông tin về chất lượng sản phẩm cũng như giá bán giúp khách hàng yên tâm hơn. Công ty cũng áp dụng một số hình thức quảng cáo giới thiệu về công ty, sản phẩm của công ty như đăng quảng cáo trên đài phát thanh địa phương, thông tin về công ty, sản phẩm của công ty trên Website doanh nghiệp của tỉnh Hưng Yên. Thông qua đây giúp khách hàng hiểu biết hơn về công ty, giúp cho các khách hàng tiềm năng của công ty biêt đến và sử dụng sản phẩm của công ty. Ngoài ra công ty còn tham gia các hoạt dộng văn hóa , văn nghệ,từ thiện tại địa phương nhằm giới thiệu hình ảnh của công ty tới khách hàng. Tuy nhiên chi phí giành cho quảng bá còn chiếm tỉ lệ rất nhỏ so với doanh thu nên chưa tạo được hiệu quả to lớn. 2.3. Năng lực tài chính và nhân sự của công ty 2.3.1. Năng lực tài chính 2.3.1.1. Tình hình quản lý tài sản Nguyên giá tài sản cố định tăng từ 21.243.297 nên 21.747.300 .Việc đầu tư thêm máy móc thiết bị một mặt giúp công ty trang bị những máy móc hiện đại mặt khác làm cho chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng tương ứng. Chi phí tăng sẽ ảnh hưởng đến giá bán sản phẩm từ đó ảnh hưởng đến khối lượng tiêu thụ sản phẩm. Chính vì thế người ta ví đầu tư cho tài sản cố định như là con dao hai lưỡi nếu đầu tư không hợp lý sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường . Bảng 2.8 Tình hình quản lý tài sản cố định năm 2007 Chỉ tiêu Nguyên giá Giá trị hao mòn Giá trị còn lại Giá trị (nghìn đồng) Tỉ trọng (%) Giá trị (nghìn đồng) Hệ số hao mòn Giá trị (nghìn đồng) Tỉ trọng (%) I. Tài sản cố định đang dùng 21.819.215 96 6.907.444 0,32 14.911.831 100 2. Nhà cửa 10.455.069 46 3.895.833 0,37 6.559.236 44 2. Máy móc thiết bị 5.682.103 25 1.363.701 0.24 4.318.402 6,1 3. Phương tiện vận tải 3.409.262 15 681.852 0,2 2.727.410 18,3 4. Thiết bị, dụng cụ quản lý 2.272.841 10 965.958 0,42 1.303.883 31,6 II. Tài sản cố định chờ sử lý 909.136 4 909.136 1 0 0 Cộng 22.428.411 100 7.816.480 0,344 14.911.931 100 Nguồn phòng Kế toán của công ty Đến thời điểm ngày 31/12 năm 2007 nguyên giá TSCĐ hữu hình của công ty là 22.428.411 so với hệ số hao mòn là 0,344 . Điều này chứng tỏ hầu hết các tài sản hữu hình của công ty vẫn còn mới , tình hình trang bị TSCĐ tốt.Chính nhờ vậy công ty có khả năng nâng cao sản lượng chất lượng sản phẩm mà không ít phải xem xét đến vấn đề mua sắm thêm tài sản cố định. Vì các tài sản của công ty hầu hết còn mới chưa hao mòn nhiều nên ít phải sửa chữa, chi phí bảo dưỡng, vận hành thấp làm giảm chi phí sản xuất góp phần hạ giá thành sản phẩm. Chính điều này cũng góp phần tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm công ty với sản phẩm của các lò gạch thủ công vốn có chi phí sản xuất khá thấp và cạnh tranh chủ yếu dựa vào giá. Đi sâu vào phân tích các khoản mục của tài sản cố định ta thấy nhà xưởng của công ty chiếm tỷ trọng 46 % tỉ lệ hao mòn 0.37 chứng tỏ nhà xưởng còn khá mới có thể phục vụ tốt cho công việc sản xuất của công ty. Đây cũng là một lợi thế của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác vì hầu hết các doanh nghiệp đã thành lập lâu năm nhà xưởng cũ nát cần phải đầu tư sửa chữa xây mới làm ảnh hưởng tới quá trình sản xuất của các doanh nghiệp này. Phương tiện vận tải và máy móc thiết bị còn khá mới, hệ số hao mòn là 0.2 và 0.24 điều này cho thấy tình trạng ổn định của máy móc và phương tiện tạo điều kiện tốt cho việc duy trì sản xuất ổn định. Tuy nhiên do máy còn mới mà công ty áp dụng hình thức khấu hao nhanh nên chi phí máy móc, thiêt bị trên một đơn vị sản phẩm cao hơn doanh nghiệp khác. Chính vì vậy công ty cần khai thác tối đa hiệu suất của các máy nhằm tạo ra khối lượng sản phẩm lớn giúp cho việc giảm chi phí máy móc cho một đơn vị sản phẩm. Về thiêt bị dụng cụ quản lý có tỉ lệ hao mòn cao nhất 0.42 nên hầu hết dụng cụ quản lý đã có không đáp ứng tốt cho nhu cầu quản lý của doanh nghiệp vì vậy công ty cần có chính sách nhằm sửa chữa , mua mới các thiết bị quản lý tạo điều kiện tốt cho việc điều hành sản xuất, điều hành doanh nghiệp. Tuy nhiên kế hoạch mua sắm sửa chữa này cần phải tính toán kỹ lưỡng chỉ đầu tư những thiết bị cần thiết không quá phung phí ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp. Bảng 2.9 Tình hình quản lý tài sản lưu động Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 So sánh Giá trị (nghìn đồng) Tỉ trọng(%) Giá trị (Nghìn đồng) Tỉ trọng(%) Chênh lệch (nghìn đồng) Tỉ lệ(%) 1.TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 7.200.463 100 9.200.120 100 +1.999.657 27 2. Tiền 1.623.811 22,67 1.461.812 15,88 -170.999 -10,47 3. Các khoản phải thu 1.943.123 38,09 4.214.689 45,81 +2.271.566 53.64 4. Hàng tồn kho 1.793.821 24,91 1.623.168 17,74 -161.653 -9,01 5. TSLĐ khác 1.830.708 14,31 1.891.451 20,55 +60.743 +3,31 Nguồn phòng Kế toán của công ty Theo bảng trên ta thấy tình hình tài sản lưu động của công ty năm 2007 tăng 1.999.657.000 đồng so với năm 2006. Thông qua đây chứng tỏ tình hình tài chính khá ổn định của công ty. Chính nhờ khả năng tài chính này giúp công ty có điều kiện để tăng cường sức cạnh tranh của mình trên thị trường. Đi sâu phân tích các khoản mục ta thấy các khoản phải thu luôn chiếm tỷ trọng lớn trong lượng tài sản lưu động của công ty. Cụ thể các khoản phải thu năm 2006 là 38.09% ,năm 45.81 % .Sở dĩ có hiện tượng này là công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng nên sản phẩm bán cho khách hàng chủ yếu là thanh toán sau thông qua hai hình thức là thanh toán theo hợp đồng và thanh toán theo tháng. .Theo đó công ty cung cấp sản phẩm cho khách hàng ,thanh toán sau. Năm 2007 tỷ lệ này tănglà do công ty có nhiều hợp đồng chưa được thanh toán điều này chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của công ty giảm. Cho dù năm 2007 tài sản lưu động của công ty có tăng nhưng tiền mặt trong công ty lại giảm. Điều nay có ảnh hưởng tới khả năng thanh toán tức thời của công ty. Hơn nữa do việc tăng các khoản phải thu cả về giá trị và tỉ trọng cụ thể năm 2006 các khoản phải thu là 1.943.123.000 đồng năm 2007 là 4.214.689.000 đồng cho thấy nguồn vốn của công ty đang bị chiếm dụng. Để khắc phục công ty cần phải có các chính sách nhằm đôn đốc khách hàng thanh toán các hợp đồng đã thực hiện xong. Thực hiện tốt vấn đề này sẽ đảm bảo cho công ty khả năng tài chính vững mạnh để duy trì sản xuất và cạnh tranh trên thị trường. 2.3.1.2. Tình hình quản lý vốn Bảng 2.10 Tình hình quản lý vốn từ 2005 - 2007 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng Đơn vị Nghìn Đồng % Nghìn Đồng % Nghìn Đồng % Tổng vốn 25.165.472 100 29.348.561 100 31.019.335 100 Vốn chủ sở hữu 8.156.425 32,41 8.348.268 28,45 9.450.328 30,47 Nợ phải trả 17.009.047 67,59 21.000.293 71,55 21.569.007 69,53 Trong đó Nợ ngắn hạn 12.058.948 70,9 17.232.594 82,06 15.325.446 71,05 Phải trả người bán 2.154.364 12,67 1.453.286 6.92 2.346.542 10,88 Nợ vay dài hạn 2.795.735 16,43 2.314.413 11,02 3.897.019 18,07 Nguồn Phòng Tài chính của công ty Nhìn chung tình hình quản lý vốn của công ty khá tốt. Nguồn vốn của công ty tăng đều qua các năm 2005, 2006 và 2007. Cụ thể vốn của năm 2005 là 25.165.472.000 đ con số này ở năm 2006, 2007 tương ứng là 29.348.561.000 đ và 31.019.335 000 đ . Vốn tăng chứng tỏ quy mô sản suất của doanh nghiệp tăng, tăng nguồn cung cấp cho sản xuất và tiêu thụ. Về khoản mục trong nguồn vốn thì chủ yếu là nợ phải trả chiếm khoảng 70 % so với tổng vốn , còn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm khoảng 30 %. Điều này chứng tỏ công ty đã tận dụng khá tốt nguồn lực bên ngoài phục vụ cho hoạt động của công ty. Trong các khoản phải trả thì nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ lớn. Năm 2005 là 12.058.948.000 đ chiếm 70.9 % so với nợ phải trả, con số này của hai năm 2006, 2007 là 17.232.954.000 đ và 15.325.446.000 đ chứng tỏ niềm tin của các tổ chức tín dụng vào hoạt động của công ty. Các khoản phải trả người bán và nợ dài hạn chiếm khoản 10 – 18 % . Cũng góp phần làm tăng nguồn vốn của công ty. Công ty cần duy trì các biện pháp nhằm huy động đủ vốn phục vụ sản xuất. 2.3.1.3. Các chỉ tiêu tài chính tổng hợp Thông qua các số liệu ở trên ta tính toán được các chỉ tiêu tài chính tổng hợp nhằm đánh giá khả năng tài chính của công ty so với các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp Bảng 2.11 Các chỉ tiêu tài chính tổng hợp Chỉ tiêu Đơn Vị Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Doanh nghiệp Doanh nghiệp khác Doanh nghiệp Doanh nghiệp khác Doanh nghiệp Doanh nghiệp khác 1.Doanh lợi/Doanh thu % 7,72 6,59 10,87 10,42 11,82 10,59 2.Doanh lợi/VCSH % 14,91 12,25 21.18 18,26 22.93 20.57 3. Hệ số cơ cấu TSCD 0,72 0,68 0,68 0,68 0,71 0,70 4. Hệ số cơ cấu vốn CSH 0,32 0,38 0,28 0,37 0,31 0,36 5. Hệ số thanh toán ngắn hạn 0,56 0,59 0,42 0,45 0,60 0,58 Nguồn phòng tài chính của công ty Thông qua bảng trên ta thấy tỉ số doanh lợi / doanh thu của doanh nghiệp cao hơn so với các doanh nghiệp khác trên địa bàn. Cụ thể tỉ số này của doanh nghiệp các năm 2005, 2006, 2007 lần lượt là 7,72 %; 10,87% và 11,82 % trong khi đó các doanh nghiệp khác là 6,59 %; 10,42 % và 10,59 %. Thông qua tỉ số này chứng tỏ công ty làm ăn hiệu quả hơn so với các doanh nghiệp khác trong cùng địa bàn và các địa phương lân cận. Chỉ số này năm 2005 thấp là do ảnh hưởng của thị trường nhà đất nên thị trường vật liệu xây dựng. Tình hình khó khăn này là khó khăn chung của toàn ngành không riêng của doanh nghiệp. Nhưng trong thời gian khó khăn đó công ty vẫn duy trì được lợi nhuận là một cố gắng lớn. Cũng chính do kết quả làm ăn khả quan của công ty thời gian qua nên chỉ số doanh lợi/ vốn chủ sở hữu của công ty đạt khá cao. Cụ thể năm 2005 là 14.9 %, năm 2006 là 21.18 %, năm 2007 là 20.57 %. Những năm vừa qua tỉ lệ chi trả cổ tức cổ phần cho các cổ đông của công ty là cao. Tỉ lệ này là cao hơn so với các doanh nghiệp khác hoạt động trong cùng lĩnh vực. Thông hai chỉ số doanh lợi / doanh thu và doanh lợi / vốn chủ sở hữu của công ty công ty đang làm ăn thực sự hiệu quả trong thời gian vừa qua, khi so với các doanh nghiệp khác ta thấy công ty có phần kinh doanh tốt hơn. Công ty cần phấn đầu duy trì kết quả này để thu hút thêm sự quan tâm đầu tư của cổ đông góp phần tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Hệ số cơ cấu tài sản cố đinh của công ty được tính tài sản cố định trên tổng tài sản của doanh nghiệp là khoảng 0,7 cho thấy cứ một đồng tài sản của công ty thì có 0, 7 đồng là tài sản cố định. Chỉ số này phản ánh mức độ trang bị tài sản cố định cao của doanh nghiệp. Công ty hoạt động trông lĩnh vực công nghiệp nên tài sản cố định luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Với mức độ trang bị tài sản cao hơn các doanh nghiệp trong ngành qua các năm cho thấy khả năng sản xuất của doanh nghiệp cao hơn. Công ty cần phát huy hơn nữa lợi thế này biến nó thành lợi thế cạnh tranh của mình. Hệ số cơ cấu vốn chủ sở hữu là 0.3 cho thấy trong tổng số vốn của công ty thì cứ 1 đồng tiền vốn thì có 0.3 đồng vốn chủ sở hữu. Thông qua chỉ số này cho thấy công ty đã tận dụng khá tốt các nguồn lực bên ngoài vào việc kinh doanh. Ngoài ra chỉ số thanh toán ngắn của công ty là 0.56 vào năm 2005 , năm 2006 là 0,42 năm 2007 là 0,60 cho thấy mức độ thanh toán các cho các hoạt động ngắn hạn của công ty khá tốt. Cứ một đồng nợ ngắn hạn thì được bù đắp bởi 0,5 -0,6 đồng tài sản lưu động. So sánh với các doanh nghiệp khác thì chỉ số này là cao hơn cho thấy khả năng thanh toán của công ty là cao hơn các doanh nghiệp này. Nhìn chung khả năng tài chính của công ty là khá tốt trong thời gian vừa qua. Với khả năng tài chính này công ty có điều kiện để tiến hành các biện pháp xúc tiến mở rộng thị trường. Công ty cũng cần có một số biện pháp nhằm tăng cường công tác thanh toán các hợp đồng đã hoàn thành nhằm tránh trường hợp chiếm dụng vốn của khách hàng. 2.3.2. Tình hình nhân sự của công ty Bảng 2.12 Tình hình quản lý lao động từ 2005 – 2007 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số lượng Tỷ Trọng Số lượng Tỷ Trọng Số lượng Tỷ Trọng Đơn vị Người % Người % Người % Tổng 195 100 220 100 278 100 Phân loại theo trình độ lao động Đại học 8 4,11 8 3,64 13 4.68 Cao đẳng , Trung cấp 19 9,74 27 12,27 46 16,55 Công nhân kỹ thuật 123 63,08 145 60,90 180 64,75 Lao động khác 45 23.07 40 18,18 39 14,03 Phân loại theo hợp đồng Hợp đồng không xác định thời hạn 25 12,82 27 12,73 18 6.47 Hợp đồng từ 1 đến 3 năm 117 60,00 150 68,08 219 78,77 Hợp đồng thời vụ 53 27,18 42 19,09 41 14,75 Trong thời gian qua lực lượng lao động của công ty không ngừng tăng cả về số lượng và chất lượng. Về số lượng lao động, do nhu cầu đẩy mạnh sản xuất các năm 2006, 2007 nên lực lượng lao động tăng khá nhanh. Cụ thể lực lượng lao động năm 2005 là 195 người, năm 2006 là 220 lao động và năm 2007 là 278 lao động. Trong lượng lao động này chiếm tỷ lệ cao nhất là công nhân kỹ thuật. Tỉ lệ công nhân kỹ thuật qua các năm là 63.08 %, 60.9 % và 64,75 %. Đây là tỷ lệ cao và cũng là động lực giúp công ty thực hiện tốt hoạt động sản xuất của mình. Tỉ lệ đại học và cao đẳng chiếm 4% và 15 % lực lượng lao động. Đây là đội ngũ nhân viên quản lý cũng như các công nhân kỹ thuật bậc cao góp phần điều hành hoạt động của doanh nghiệp Theo loại hợp đồng lao động ký kết với người lao động thì doanh nghiệp chủ yếu ký với người lao động các hợp đồng có thời hạn từ 1 đến 3 năm. Tỉ lệ hợp đồng này là khoảng 60 % . Cụ thể tỉ lệ này năm 2005 là 60 % năm 2006 là 68,08 % năm 2007 là 78.77 %. Công ty thực hiện chính sách lao động này có tác dụng lớn trong việc nâng cao hiệu quả lao động, năng suất lao động của công nhân giảm tâm lý trây ỳ, không nhiệt tình trong công việc của người lao động. Ngoài ra để đảm bảo đúng tiến độ sản xuất trong những tháng sản xuất cao điểm công ty có ký thêm các hợp đồng thời vụ với một số lao động bên ngoài. Việc ký các hợp đồng này vừa giúp hoàn thành kế hoạch sản xuất vừa tiêt kiệm chi phí cho công ty. Chính nhờ việc quản lý, sử dụng lao động tốt nên những năm vừa qua năng suất lao động không ngừng được cải thiện, thu nhâp cũng như đời sống của lao động được tăng cao. 2.4. Đánh giá tổng hợp khả năng cạnh tranh của công ty Khả năng cạnh tranh của công ty được đánh giá dựa trên phương pháp cho điểm. Theo đó mức độ cạnh tranh của công ty so với các đối thủ được đánh giá dựa trên 7 nhân tố chính ảnh hưởng mạnh nhất đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Thông qua việc đánh giá này ta xác định được khả năng mở rộng thị trường của doanh nghiệp. Sau đây là bảng đánh giá điểm tổng hợp của các yếu tố cạnh tranh củ doanh nghiệp; Bảng 2.13 Bảng điểm tổng hợp các yếu tố cạnh tranh Công ty CP VLXD Văn Giang Các lò gạch thủ công Các công ty khác Chi phí sản xuất 7 8 6 Giá cả 7 8 7 Chất lượng 8 7 8 Khả năng cung ứng 9 6 8 Chủng loại 8 6 9 Các dịch vụ sau bán hàng 8 6 8 Tài chính 8 6 7 Tổng 7.77 6.91 7.46 Tất cả các chỉ tiêu được đánh giá theo thang điểm 10. Theo đó từ 1-4 điểm là rất xấu, từ 5-6 điểm là trung bình, từ 7 – 8 điểm là khá, từ 9 – 10 là tốt. Hệ số cho mỗi chỉ tiêu là chi phí sản xuất: 0,18, Giá cả: 0,2; chất lượng : 0,15, Khả năng cung ứng là 0,15; chủng loại sản phẩm là 0.12; Các dịch vụ sau bán hàng là 0,1 ; tài chính là 0,1. Chỉ tiêu chi phí sản xuất được đánh giá cao vì đây là nhân tố chính để có thể cạnh tranh bằng giá cả. Chi phí của doanh nghiệp thấp sẽ được cho điểm cao và ngược lại.Theo bảng này chi phí sản xuất của công ty được đánh giá 7 điểm trong khi đó điểm của các lò gạch thủ công là 8 điểm của các công ty khác là 6 điểm. Chứng tỏ các lò gạch thủ công có lợi hơn về chi phí sản xuất. Về giá cả do chi phí của các lò gạch thủ công thấp nên các lò gạch này định giá thấp hơn của doanh nghiệp và các doanh nghiệp khác. Đây là yều tố lợi thế của các lò gạch thủ công so với các doanh nghiệp sản xuất gạch tuynen. Vì các lò thủ công sản xuất bằng công nghệ cũ, gạch chưa được nung với nhiệt độ thích hợp nên trọng lượng gạch thì lớn, độ bền kéo nén thấp, độ bền thời gian không cao thấm hút nước nhiều do đó không thích hợp với các công trình nhà ở cao tầng. Chính vì vậy tuy giá của các sản phẩm này thấp hơn sản phẩm của các doanh nghiệp nhưng lại kém hơn về chất lượng. Chính vì vậy khi so sánh về chỉ tiêu giá cả/ chất lượng thì sản phẩm của các doanh nghiệp là cao hơn. Vì vậy về chất lượng sản phẩm của công ty và doanh nghiệp khác đều đạt 8 điểm trong khi đó các lò gạch thủ công chỉ đạt 7 điểm. Về khả năng cung ứng, công ty có quy mô sản xuất lớn nên khả năng đáp ứng các đơn hàng với quy mô lớn, thời gian cung cấp ngắn là cao hơn các doanh nghiệp khác, và có lợi thế hơn hẳn so với các lò thủ công nhỏ lẻ. Hơn nữa do uy tín với các khách hàng là doanh nghiệp nên chỉ số này doanh nghiệp được đánh giá tốt. Cụ thể chỉ tiêu này doanh nghiệp được đánh giá 9 điểm , các doanh nghiệp khác 8 điểm và các lò thủ công 6 điểm . Dựa vào các chỉ tiêu phân tích ở trên các chỉ tiêu còn lai được đánh giá trong bảng trên. Điểm tổng hợp cho công ty là 7,7 các lò gạch thủ công là 6,91 và các doanh nghiệp khác là 7,46. Thông qua đây ta thấy khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là hơn hẳn các lò gạch thủ công và các doanh nghiệp khác. Thông qua đây ta thấy công ty cần tận dụng các lợi thế của mình về chất lượng sản phẩm, khả năng cung ứng và tài chính là những vũ khí chính trong việc mở rộng thị trường. Điểm của các lò gạch thủ công thấp cho thấy xu thế các lò gạch thủ công sẽ bị thay thế trong tương lai.Đây là cơ hội tố cho doanh nghiệp mở rộng thị trường. Chính vì vậy công ty cần phải có những biện pháp tích cực nhằm giành lầy miếng bánh “ thị trường” hiện tại đang nằm trong tay của các lò gạch thủ công. 2.5. Một số giải pháp công ty đã áp dụng Một là, chính sách phân phối của công ty. Mục tiêu của chính sách phân phối là bảo đảm hàng hoá được đưa đến đúng đối tượng, đúng thời điểm, địa điểm và cơ cấu chủng loại sản phẩm. Hiện tại công ty công ty cổ phần vật liệu xây dựng Văn Giang đang thực hiện chính sách phân phối theo nhu cầu của khách hàng, theo các hợp đồng kinh tế của mọi đối tượng, theo hợp đồng cung ứng sản phẩm. Công ty áp dụng 3 hình thức phân phối là: bán hàng tại nhà máy công ty cho các đối tượng là nhà phân phối lẻ hoặc có hợp đồng tiêu thụ với công ty ; giao hàng theo hợp đồng cung ứng vật liệu xây dựng cho các công trình và đối tượng khách hàng là doanh nghiệp; bán hàng thông qua các đại lý bán buôn bán lẻ vật liệu xây dựng trong tỉnh và các tỉnh ngoài. Thông qua việc thực hiện nhiều hình thức phân phối như vậy tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng. Tính đến nay công ty đã thiết lập được mạng lưới bán hàng rộng khắp trên toàn tỉnh và tại một số tỉnh lân cận. Mạng lưới bán hàng này bước đầu đã tạo ra một kênh phân phối có hiệu quả làm nòng cốt cho việc gia tăng sản lượng tiêu thụ trong năm. Ngoài ra công ty còn thường xuyên có các chính sách bán hàng độc quyền cho một số tổng đại lý lớn tại nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc tiêu thụ của công ty và tăng khả năng cạch tranh cho các đại lý đó với các hãng khác. Hai là, về chính sách giá cả.Bộ phận kinh doanh phòng kinh doanh thường xuyên đi sâu nghiên cứu thị trường về giá bán của các hãng cạnh tranh để từ đó đề xuất ban hành giá bán cho phù hợp với các loại sản phẩm nhằm tạo ra sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại. Bên cạnh đó chính sách giá bán của công ty cũng rất linh hoạt và mềm dẻo trong từ thời điểm nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trên toàn bộ thị trường. Việc linh hoạt này không những đảm bảo tốt cho công tác tiêu thụ của các đại lý mà còn làm gia tăng không nhỏ cho doanh thu chung của công ty. Bởi vì tuy giá cả có giảm song khối lượng tiêu thụ tăng nhanh dẫn đến số vòng quay vốn lớn từ đó làm tăng doanh thu. Ngoài ra để tạo mặt bằng về giá bán tại các khu vực trên thị trường đều như nhau, công ty đã ban hành chính sách trợ giá vận tải cho từng khu vực thị trường. Đồng thời luôn có sự rà soát kiểm tra việc vận chuyển hàng của đại lý, tránh tình trạng đổ hàng ở giữa đường vận chuyển gây nên mất ổn định về giá, đại lý nào vi phạm đều bị nhắc nhở và nghiêm cấm ngay. Vì thế mức tiêu thụ tại mỗi khu vực đều có sự ổn định và gia tăng đáng kể so với trước. Thứ ba, về sản phẩm.Năm qua sản phẩm của công ty không ngừng nâng cao chất lượng đồng thời luôn thay đổi về kiểu dáng kích thước đáp ứng thị hiếu đa dạng của người tiêu dùng. Số lượng mẫu tung ra thị trường được coi là tương đối nhiều so với các hãng khác. Những mẫu mã này thường xuyên có sự kết hợp sàng lọc để sản xuất hàng loạt và quay vòng sản xuất bán ra trên thị trường. Do vậy làm cho mức tiêu thụ tại các thị trường tăng lên và ổn định. Hàng ngày cán bộ kinh doanh của công ty luôn đôn đốc việc phân phối của các tổng đại lý. Đồng thời nắm chắc và phản ánh tình hình biến động trên thị trường cho cán bộ quản lý để có phương án giải quyết phù hợp. Công tác quảng cáo cũng được phát huy triệt để trên các phương tiện thông tin như báo chí, trên đài phát thanh, truyền hình... Ngoài ra công ty còn thực hiện chính sách khuyến mại cho các khách hàng mua với khối lượng lớn. Các hình thức hỗ trợ bán như vận chuyển đến tận chân công trình giảm cước phí vận chuyển cho các đối tượng mua khối lượng lớn cũng được công ty tận dụng triệt để. Phần 3 Giải pháp mở rộng thị trường tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng Văn Giang 3.1. Định hướng mở rộng thị trường của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Văn Giang 3.1.1. Định hướng phát triển toàn công ty Trên cơ sở kết quả sản xuất kinh doanh năm 2007 mà công ty đã thực hiện được cùng với việc nghiên cứu tình hình thực tế của doanh nghiệp và thị trường, phòng kế hoạch- kinh doanh đã lập ra dự kiến kế hoạch năm 2008 với những chỉ tiêu chính sau: Bảng 3.1 Các chỉ tiêu chính năm 2008 STT Chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện năm 2007 Dự kiến năm 2008 1 Tổng khối lượng sản xuất 1000 V 43.007,89 44.560,32 2 Tổng khối lượng tiêu thụ 1000 V 44.890,75 44.670.56 3 Tổng doanh thu Tr đồng 18.324,60 20.124,43 4 Tổng nộp ngân sách Tr đồng 842,85 954,26 5 Lợi nhuận Tr đồng 2.167,32 2.314,46 6 Thu nhậpbình quân Tr đồng 1,60 1,85 7 Đào tạo, nghiên cứu khoa học Tr đồng 180 250 Nguồn phòng Tài chính của công ty Để phát huy kết quả sản xuất kinh doanh đã đạt được và khắc phục kịp thời những khó khăn còn tồn tại của những năm trước nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch năm 2008. Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Văn Giang đã quyết phấn đấu thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Tăng vốn kinh doanh mở rộng qui mô sản xuất để phù hợp với tiềm năng của mình - Đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm - Tiếp tục củng cố và mở rộng thị trường xuống tuyến huyện thị trấn nhằm mở rộng thêm nhiều cửa hàng mới góp phần tăng doanh thu tiêu thụ trên từng thị trường. - Thúc đẩy và mở rộng thêm mối quan hệ với các công ty xây dựng để có thể tối đa đưa sản phẩm của công ty vào sử dụng ở các khu chung cư của các đô thị. Điều này vừa giúp công ty tiêu thụ được số lượng gạch lớn, vừa góp phần giảm chi phí giao dịch, vận chuyển cho công ty. - Tổ chức lại bộ máy cán bộ để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân để tiếp thu nhanh chóng sự dịch chuyển của sản xuất, sự chuyển giao kỹ thuật và công nghệ mới phục vụ sản xuất kinh doanh. 3.1.2. Định hướng phát triển thị trường Trong thời gian tới hướng ưu tiên phát triển của công ty là nhằm chiếm lĩnh thị trường hiện tại đồng thời mở rộng địa bàn tiêu thụ về mặt địa lý. Để mở rộng thị trường công ty tăng cường khả năng cạnh tranh nhằm tăng lượng tiêu thụ tại thị trường hiện tại. Theo đó phấn đấu đến năm 2008 chiếm được thị phần khoảng 10 % ngày càng nâng cao vị thế của công ty tại thị trường này. Phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản xuất tạo điều kiện tốt nhất cạnh tranh với sản phẩm của các lò gạch thủ công dần chiếm lĩnh thị trường hiện dang tiêu thụ sản phẩm của các lò gạch này. Tích cực hoàn thiện hệ thống phân phối mà công ty đã xây dựng, củng cố mối quan hệ làm ăn với các doanh nghiệp bạn hàng truyền thống. Có nhiều chính sách khuyên khích các công ty này như giảm giá khi mua với khối lượng lớn, kéo dài hơn thời hạn thanh toán hợp đồng cung cấp VLXD …Bên cạnh đó không ngừng mở rộng quan hệ với các công ty mới nhằm dần biến những công ty này thành khách hàng của công ty. Ngoài ra còn củng cố lại hệ thống bán lẻ, các đại lý của công ty tại các huyện thị nhằm khuyến khích các đại lý này ngày càng gắn bó với công ty, tiêu thụ ngày càng nhiều sản phẩm của công ty. Mở rộng địa bàn tiêu thụ sang những tỉnh thành lân cân. Công ty năm trogn khu vực tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc Hà Nội – Hải phòng – Quảng Ninh là khu vực có tốc độ xây dựng cơ bản cao. Hơn nưa thủ đô Hà Nội đang mở rộng địa giới hành chính sang các tỉnh thành lân cận như : Hà Tây, Hưng Yên Vĩnh Phúc,Hòa Bình, Bắc Ninh do đó nhu cầu về gạch tuynen phục vụ xây dựng lớn đây là cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng tiêu thụ sản phẩm sang những thị trường mới này. 3.2. Giải pháp mở rộng thị trường tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng Văn Giang 3.2.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm Công ty cần chú trọng đến các khâu trong quá trình sản xuất để đảm bảo chất lượng sản xuất sản phẩm đạt kết quả cao, đặc biệt là quá trình bảo quản thành phẩm. Cần đảm bảo chất lượng của gạch khi đưa vào lò nưng tuynen, đảm bảo đúng kĩ thuật từ khấu đầu tới khâu cuối của quy trình. Cần có biện pháp bảo vệ gạch mộc và gạch thành phẩm bằng các giàn mái che nhằm đảm bảo chất lượng của sản phẩm tránh việc vỡ gạch mộc gây ảnh hưởng đến chất lượng gạch thành phẩm. Công cần liên hệ với các viện nghiên cứu để cập nhật công nghệ sản xuất gạch mới tiết kiệm nguyên liệu nhiên liệu . Thông qua đó giảm trọng lượng của gạch phục vụ cho các công trình lớn cao tầng . Việc này mang lại lợi rất lớn cho công ty vừa tiết kiệm được chi phí nguyên nhiên liệu lại cho ra loại gạch mới thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng tăng khả năng cạnh tranh. Ngoài ra công ty cần có biện pháp kiểm định chất lượng nguyên vật liệu sản xuất ra, quá trình kiểm định chất lượng đất sét phải được tiến hành từ khâu lấy ở mỏ đất cho đến trước khi vào lò nhào trộn, quá trình này cần được tiến hành chặt chẽ bởi vì chất lượng NVL đầu vào quy định phần lớn chất lượng thành phẩm sản xuất ra. Công ty có bộ phận kiểm định chất lượng sau từng đơn hàng và thu thập ý kiến phản hồi từ khách hàng vạch ra được mặt tốt và mặt chưa tốt về chất lượng sản phẩm của mình, từ đó khắc phục mặt chưa tốt và phát huy mặt tốt cho từng đơn hàng tiếp theo 3.2.2.Giải pháp thị trường Thứ nhất, công tác nghiên cứu phát triển thị trường. Sản phẩm của công ty vốn đã có uy tín trên thị trường nên công ty cần hết sức chú trọng trong việc khai thác và sử dụng lợi thế này. Sản xuất kinh doanh luôn gắn với thị trường, thị trường càng rộng lớn thì khả năng tiêu thụ càng lớn. Nhưng muốn mở rộng thị trường tiêu thụ thì vấn đề hết sức quan trọng là nắm bắt nhu cầu thị trường, điều đó đòi hỏi công ty phải tăng cường khảo sát, nghiên cứu và phân đoạn thị trường. Trên cơ sở đó xây dựng hệ thống các chính sách về thị trường. Qua nghiên cứu thị trường công ty phải xác định thị trường mà mình đầu tư kinh doanh nó có vai trò hết sức quan trọng. Đối với thị trường truyền thống phải liên tục củng cố lòng tin của người tiêu dùng nhằm ổn định thị trường. Bởi vì nhu cầu của con người luôn luôn thay đổi và ngày một tăng về số lượng và chất lượng. Việc chiếm lĩnh và mở rộng thị trường truyền thống là thật sự cần thiết nó đảm bảo hoạt động tiêu thụ thường xuyên của công ty. Vì vậy công ty phải tăng cường thâm nhập sâu để khảo sát để nghiên cứu thị trường, phát hiện nhu cầu, cải tiến và hoàn thiện sản phẩm phù hợp với nhu cầu. Cùng với việc giữ vững thị trường truyền thống, công ty cần phải tăng cường xâm nhập vào các thị trường mới. Đây là những thị trường tiềm năng của công ty song nó cũng hết sức quan trọng. Bởi vì nó là yếu tố quyết định đến việc mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty. Thị trường tiềm năng có thể coi là “miếng mồi ngon” mà công ty nào cũng muốn giành lấy. Song để có thể khai thác được thị trường này đòi hỏi công ty phải đầu tư lớn về nhân viên cũng như tiền của.Xây dựng và triển khai chính sách sản phẩm Tóm lại, muốn mở rộng thị trường tiêu thụ của mình công ty phải giữ vững được thị trường truyền thống và thâm nhập khai thác được các thị trường mới. Thứ hai, xây dựng và triển khai chính sách sản phẩm Xây dựng và triển khai chính sách sản phẩm có vai trò quan trọng trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty. Đặc biệt trong việc phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ. Các chính sách sản phẩm chủ yếu: - Chính sách chủng loại và cơ cấu mặt hàng, sản phẩm - Việc xác định chính sách chủng loại và cơ cấu mặt hàng hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong cạnh tranh. Nó thể hiện quan điểm trực tiếp hay né tránh trong cạnh tranh. Nó xác lập cho công ty sản phẩm chiến lược, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của công ty. - Chính sách hoàn thiện và nâng cao đặc tính, nâng cao chất lượng sản phẩm theo nhu cầu thị trường. Công ty phải không ngừng hoàn thiện sản phẩm cả về chất lượng lẫn mẫu mã và các dịch vụ sau bán hàng để thoả mãn đòi hỏi của thị trường. Đây là một yếu tố quyết định đến sự thành công của công ty. - Chính sách gắn từng loại sản phẩm với từng thị trường tiêu thụ- chính sách này gồm: Chính sách gắn sản phẩm truyền thống với thị trường hiện có và thị trường mới. Chính sách gắn từng loại sản phẩm hoàn thiện với thị trường hiện tại và thị trường mới. Chính sách gắn từng loại sản phẩm cải tiến với thị trường hiện tại và thị trường mới. Chính sách gắn sản phẩm mới với thị trường hiện tại và thị trường mới. Thứ ba, Cơ cấu lại hệ thống kênh phân phối Thiết lập và sắp xếp lại hệ thống kênh phân phối.Về mặt lý luận để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ cần có hai chiến lược sản phẩm tiêu thụ sau: - Chiến lược đẩy: Bao gồm tất cả các hoạt động với mục đích đưa các sản phẩm vào chu trình tiêu thụ của giới thương nhân, làm tăng nhanh việc bán hàng bằng cách sử dụng các nhân viên bán hàng và kích thích khu vực buôn bán để thúc đẩy hàng hoá theo kênh lưu thông hàng hoá. Nói cách khác, chiến lược đẩy nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nhờ các trung gian phân phối hoặc nhân viên bán hàng. - Chiến lược kéo: Là chiến lược thu hút người tiêu dùng đến với hàng hoá. Thực hiện chiến lược này các hãng sản xuất chủ yếu dựa vào việc giao tiếp khuếch trương nhằm kích thích và hình thành nhu cầu về phía người tiêu dùng. Về nguyên tắc, chiến lược kéo có ưu điểm hơn nhiều so với chiến lược đẩy vì tạo cho doanh nghiệp sự độc lập tương đối với người phân phối, nhưng chính sách này thường đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn. Vì vậy, tuỳ thuộc vào nguồn vốn của từng công ty mà có thể áp dụng chiến lược kéo hay đẩy. Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Văn Giang với nguồn vốn đầu tư cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng còn tương đối hạn chế, nên chiến lược đẩy là phù hợp với tình hình thực tế của công ty. Thứ tư, tăng cường quảng cáo và xúc tiến hoạt động bán hàng Hoạt động quảng và xúc tiến bán hàng rất quan trọng, góp phần vào sự thành công của công ty trong hoạt động tiêu thụ. Đối với từng vùng thị trường khác nhau công ty có thể có các chính sách hỗ trợ tiêu thụ khác nhau, phù hợp với đặc điểm từng vùng. Các hoạt động này giúp người tiêu dùng biết đến sản phẩm của công ty có thể lôi kéo họ trở thành khách hàng mới của công ty . - Tích cực tiến hành các hoạt động quảng cáo: - Tăng cường quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, bao gồm truyền hình địa phương, báo chí, đài phát thanh,…Lựa chọn một số tỉnh có khả năng tiêu thụ mạnh để tổ chức quảng cáo không chỉ đơn thuần cung cấp các thông tin về sản phẩm của cổ phần bạch đằng mà còn nên hấp dẫn, lôi cuốn khiến người tiêu dùng chú ý, quan tâm và quyết định mua sản phẩm. - Tích cực tham gia các hội chợ triển lãm, tăng cường các hoạt động chào hàng vừa để khuyếch trương Công ty vừa để tiếp cận khách hàng, lắng nghe các ý kiến của họ, từ đó có sự thay đổi, điều chỉnh, cải tiến cho phù hợp. Ngoài ra, Công ty có thể tham gia các hoạt động xã hội để khuyếch chương uy tín của công ty như tài trợ một số hoạt động thể thao, văn hoá, tổ chức các cuộc giao lưu ca nhạc giữa các chi đoàn của công ty và của địa phương, cấp học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo học giỏi,… Tham gia các hoạt động này giúp công ty thiết lập được hình ảnh tốt của công ty đối với công chúng. 3.2.3. Đảm bảo công tác tài chính, nhân sự Việc quan trọng của công ty để có thể thực hiện tốt việc mở rộng thị trường đó là phải đảm bảo công tác tài chính đầy đủ. Trong quá trình mở rộng thị trường thì cần có nguồn tài chính mạnh, dồi dào để tiến hành các hoạt động nghiên cứu triển khai phát triển thị trường. Để làm được việc này cần giao cho phòng tài chính, phòng kế toán phối hợp với các phòng ban khác nhằm xác định nhu cầu tài chính trong vong một năm qua đó xây dựng kế hoạch huy động đảm bảo đủ nhu cầu, đúng thời điểm. Phòng kinh doanh cần tiến hành một số biện pháp nhằm thanh toán các hợp đồng cung cấp vật liệu xây dựng đã hoàn thành. Đồng thời cũng phải tiến hành một số biện pháp nhằm tránh trường hợp các công ty khác chiếm dụng vốn của công ty. Tiến hành các biện pháp nhằm huy động đủ nguồn vốn cho hoạt động của doanh nghiệp theo kế hoạch của công ty từ đầu năm. Để làm được điều này thì phòng tài chính cần nghiên cứu kĩ kế hoạch sản xuất năm tới của công ty kết hợp với nhu cầu thực tế cho các hoạt động của công ty mà có kế hoạch huy động đầy đủ. Để làm được điều này phòng tài chính cần có sự phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng với các phòng ban phân xưởng nhằm nắm rõ được nhu cầu về tiền của các phòng ban này. Cần có kế hoạch mua sắm các trang thiết bị, công cụ, dụng cụ, máy móc rõ ràng nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, không bị gián đoạn. Về nhân sự, với đội ngũ nhân viên kinh doanh hiện có, công ty một mặt khuyến khích họ tự học hỏi trau dồi kiến thức, một mặt công ty chủ động cử họ đi học các khoá học nhằm nâng cao kiến thức về kinh tế thị trường, về nghiệp vụ kinh doanh để nâng cao chất lượng lao động hiện có đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công ty cũng như của nền kinh tế thị trường. Cần tiến hành phân công trách nhiệm theo hình thức khoán để khuyến khích người lao động. Nghĩa là ngoài công việc chung mỗi lao động hoặc mỗi nhóm sẽ được phân công chịu trách nhiệm về một thị trường, một hợp đồng, một phần việc cụ thể nào đó. Người lao động ngoài phần lương chính của mình sẽ được nhận thêm phần trăm lương tuỳ thuộc vào việc thực hiện tốt công việc được giao theo các tiêu chuẩn cụ thể. Như vậy có thể nâng cao được tinh thần trách nhiệm, nâng cao ý thức và thái độ của người lao động, làm cho người lao động nhiệt tình hơn trong công tác, từ đó nâng cao năng suất lao động, giúp thúc đẩy và củng cố việc mở rộng thị trường 3.3. Kiến nghị với các cơ quan chức năng Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng được đánh giá là một ngành mũi nhọn của Hưng Yên và đang phát triển mạnh trong nền kinh tế hiện nay .Song để ngành thực sự trở thành ngành kinh tế trọng điểm của địa phương và đóng góp tốt nhất vào sự phát triển của địa phương cững như ngân sách nhà nước thì đòi hỏi cơ quan hữu quan địa phương, cơ quan quản lý nhà nước phải có những chính sách và biện pháp quản lý phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của ngành tạo điều kiện tốt nhất cho ngành phát triển. Xuất phát từ tình hình thực tế cần giải quyết một số vấn đề sau: - Tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh như: Tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty nhập máy móc thiết bị công nghệ hiện đại,nhập khẩu các NVL phục vụ cho sản xuất kinh doanh. - Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc vay vốn đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. - Thành lập các trung tâm nghiên cứu trợ giúp các doanh nghiệp trong việc nghiên cứu thị trường, nghiên cứu về khoa học công nghệ. Phát triển công nghệ mới tiết kiệm nguyên nhiên liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. - Tạo hành lang pháp lý giúp các công ty có thể cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế thị trường. Thực hiện tốt các vấn đề trên vừa phù hợp với các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất trong nước của đảng và nhà nước đề ra,vừa tạo sự phát triển cho các ngành liên quan từ đó tạo ra sự phát triển đồng bộ nền kinh tế quốc dân, đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới. Kết luận Tình hình kinh tế của nước ta ngày càng phát triển nhanh chóng và các chỉ số tăng trưởng luôn được thế giới đánh giá cao. Cũng nhờ đó mà các công ty có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh doanh. Nhưng đi đôi với nó là những thách thức không nhỏ đòi hỏi sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân của công ty. Chuyên đề thực tập đã cho ta cái nhìn khái quát về công ty cổ phần vật liệu xây dựng Văn Giang.Công ty đã và đang phát triển lớn mạnh cùng đất nước và ngày nay đã trở thành một công ty lớn về sản xuất gạch ngói ở Hưng Yên. Công ty đã dần thích ứng được với cơ chế thị trường và đã có được những thành tựu nhất định.Từng bước vượt qua khó khăn để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay. Thông qua chuyên để này cũng cho ta cái nhìn chi tiết nhất về thực trạng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty. Qua đây ta thấy được nhưng thành tựu của công ty đã đạt được trong những năm vừa qua. Tuy vậy công ty cũng gặp phải một số vấn đề cần giải quyết để có thể mở rộng hơn nữa thị trường tiêu thụ trong thời gian tới. Qua chuyên đề tốt nghiệp này cũng đề ra một số giải pháp nhằm khắc phục những vấn đề, khó khăn ở trên tạo điều kien thuận lợi nhất cho sự phát triển của công ty trong thời gian tới. MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Danh mục sản phẩm của công ty cổ phần VLXD Văn Giang 12 Bảng 1.2:Bảng tổng hợp doanh thu, lợi nhuận của công ty 17 Bảng 2.1 Thị phần gạch tuynen tại tỉnh Hưng Yên năm 2007 25 Bảng 2.2: Tình hình sản xuất các loại gạch qua các năm 29 Bảng 2.3 So sánh chi phí sản xuất của công ty so với các đối thủ 31 Bảng 2.4 Sản phẩm và giá bán năm 2007 33 Bảng 2.5 Bảng so sánh giá bán của công ty với các đối thủ cạnh tranh 34 Bảng 2.6 Tình hình tiêu thụ gạch những năm gần đây của công ty 35 Bảng 2.7 Bảng đánh giá phương thức tiêu thụ của doanh nghiệp một số năm 37 Bảng 2.8 Tình hình quản lý tài sản cố định năm 2007 42 Bảng 2.9 Tình hình quản lý tài sản lưu động 44 Bảng 2.10 Tình hình quản lý vốn từ 2005 - 2007 45 Bảng 2.11 Các chỉ tiêu tài chính tổng hợp 46 Bảng 2.12 Tình hình quản lý lao động từ 2005 – 2007 48 Bảng 2.13 Bảng điểm tổng hợp các yếu tố cạnh tranh 50 Bảng 3.1 Các chỉ tiêu chính năm 2008 54 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1:Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần VLXD Văn Giang 5 Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất gạch tại nhà máy của công ty 16 Sơ đồ 3: Sơ đồ kênh phân phối của công ty 39 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Doanh thu và lợi nhuận của công ty 18 Biểu đồ 2:Thị phần của công ty năm 2007 25

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28487.doc
Tài liệu liên quan