Sản phẩm và thị trường là hai yếu tố luôn gắn liền với nhau, quá trình kinh doanh nhập khẩu hàng hoá chỉ được hoàn thành khi hàng hoá nhập khẩu được tiêu thụ trên thị trường. Bán hàng là khâu cuối cùng có ý nghĩa quyết định đến doanh thu và lợi nhuận của Công ty. Như vậy, muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thì Công ty phải thực hiện tốt khâu tiêu thụ hàng hoá để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng nhập khẩu, tiết kiệm chi phí lưu kho, vận chuyển và giúp Công ty thu hồi vốn nhanh để đầu tư kinh doanh tiếp, tăng nhanh tiêu thụ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu nói riêng.
Ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh các thiết bị phát thanh truyền hình, do đó muốn đẩy mạnh tiêu thụ thiết bị nhập khẩu Công ty cần tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh, từ đó nắm bắt các thông tin cũng như tình hình kinh doanh của họ để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của họ, liên hệ với Công ty mình để đưa ra kế hoạch, chiến lược kinh doanh đúng hướng.
Xác định giá bán hợp lý: giá là yếu tố lớn tác động đến lượng hàng hoá bán ra, đặc biệt là đối với các mặt hàng quan trọng có tính chiến lược thì Công ty càng phải chú trọng xem xét đến yếu tố nhạy cảm này. Bởi vì chỉ một sự thay đổi nhỏ về giá cũng có thế dẫn đến sự thay đổi lớn về lượng hàng hoá bán ra, nhất là đối với những dự án, những hợp đồng kinh doanh lớn thì sự thay đổi của giá sẽ dẫn đến sự thay đổi lớn trong giá trị hợp đồng.
56 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1902 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu mặt hàng đồ gia dụng cao cấp tại công ty TNHH đầu tư thương mại và dịch vụ Biển Xanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hỉ tiêu 1: Hiệu quả sử dụng vốn cố định nhập khẩu
H4 = *100 (%)
Trong đó: H4 là hiệu quả sử dụng vốn cố định nhập khẩu
Ln là lợi nhuận nhập khẩu
VCDn là vốn cố định đầu tư vào hoạt động nhập khẩu
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn cố định đầu từ vào hoạt động nhập khẩu thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
♦ Chỉ tiêu 2: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhập khẩu
H5 = *100 (%)
Trong đó: H5 là hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhập khẩu
Ln là lợi nhuận thu được từ hoạt động nhập khẩu
VLDn là vốn lưu động đầu tư vào hoạt động nhập khẩu
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn lưu động đầu tư vào hoạt động nhập khẩu thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
♦ Chỉ tiêu 3: Số vòng quay của vốn lưu động
H6 = (vòng)
Trong đó: H6 là số vòng quay của vốn lưu động nhập khẩu
DT là doanh thu từ hoạt động nhập khẩu
VLDn là vốn lưu động đầu tư vào hoạt động nhập khẩu
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết cứ mỗi đồng vốn đầu tư vào hoạt động nhập khẩu thì sẽ thu về bao nhiêu đồng doanh thu, hay nó cho biết tốc độ quay của vốn lưu động khi tham gia vào hoạt động nhập khẩu.
♦ Chỉ tiêu 4: Số vòng quay của vốn nhập khẩu
H7 = (vòng)
Trong đó: H7 là số vòng quay của toàn bộ vốn nhập khẩu
DT là doanh thu từ hoạt động nhập khẩu
Vn là vốn phục vụ cho hoạt động nhập khẩu
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết cứ mỗi đồng vốn phục vụ cho hoạt động nhập khẩu thì sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu, hay nó cho biết tốc độ quay vòng của vốn khi tham gia vào hoạt động nhập khẩu.
6. Hiệu quả sử dụng lao động nhập khẩu
♦ Chỉ tiêu 1: Mức sinh lợi của một lao động khi tham gia vào hoạt động nhập khẩu
H8 =
Trong đó: H8 là mức sinh lợi của một lao động khi tham gia vào hoạt động nhập khẩu
Ln là lợi nhuận thu được từ hoạt động nhập khẩu
LDn là số lao động tham gia vào hoạt động nhập khẩu
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết với mỗi lao động tham gia vào hoạt động nhập khẩu thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận từ hoạt động nhập khẩu đó.
♦ Chỉ tiêu 2: Doanh thu bình quân một lao động tham gia vào hoạt động nhập khẩu
H9 =
Trong đó: H9 là doanh thu bình quân một lao động tham gia vào hoạt động nhập khẩu
Dn là doanh thu từ hoạt động nhập khẩu
LDn là số lao động tham gia vào hoạt động nhập khẩu
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết với mỗi lao động tham gia vào hoạt động nhập khẩu thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu từ hoạt động nhập khẩu đó.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU MẶT HÀNG ĐỒ GIA DỤNG CAO CẤP CỦA CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ BIỂN XANH
I.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
1. Giới thiệu khái quát về Công ty
Tên doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư thương mại và dịch vụ Biển Xanh
Địa chỉ trụ sở: số 1 Hồ Đắc Di –Đống Đa –Hà Nội
Tel: (04)6.340.777 Fax: (04)6.336.648
Công TNHH đầu tư thương mại và dịch vụ Biển Xanh được chính thành lập vào ngày 11/1/2000 theo giấy phép thành lập công ty số 1627 /GP_UB do UBND thành phố Hà Nội Số đăng kí kinh doanh: 01030110420
2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty:
2.1. Chức năng:
* Tổ chức các quá trình nghiệp vụ, kỹ thuật kinh doanh thương mại bao gồm:
-. Tổ chức khai thác và nhập hàng.
- Tổ chức nghiên cứu thị trường
- Tổ chức dự trữ bảo quản hàng hoá.
- Tổ chức tuyên truyền giới thiệu hàng.
- Tổ chức bán hàng và phục vụ khách hàng .
* Quản lý mọi mặt của doanh nghiệp.
- Quản lý kế hoạch lưu chuyển hàng hoá, kinh doanh XNK.
- Quản lý về việc sử dụng nguồn vốn kinh doanh của DN.
- Quản lý sử dụng lao động.
- Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật.
- Quản lý về kế toán các nghiệp vụ kinh doanh
2.2. Nhiệm vụ
* Thực hiện mục đích thành lập doanh nghiệp và kinh doanh theo mặt hàng đã đăng ký.
* Thực hiện nhiệm vụ và nghĩa vụ đối với Nhà nước.
- Phục vụ thoả mãn nhu cầu của khách hàng đồng thời kinh doanh có lãi.
* Tổ chức quản lý tốt lao động trong doanh nghiệp.
3. Bộ máy tổ chức
Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty là tổng hợp các bộ phận khác nhau có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá, có trách nhiệm và quyền hạn nhất định, được bố trí theo những cấp, những khâu khác nhau nhằm bảo đảm thực hiện các chức năng quản trị và mục đích chung đã xác định của mình. Vì thế cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Công ty mang tính năng động khá cao, luôn cố gắng đi sát phục vụ sản xuất kinh doanh và bảo đảm sự phối hợp tốt các hoạt động, nhiệm vụ của tất cả bộ phận .
Sơ đồ số 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty TNHH Biển Xanh
Giám đốc
Phó Giám đốc
Phòng nhân sự
Phòng kinh doanh
Phòng kế toán
Phòng kế hoạch thị trường
Phòng xuất nhập khẩu
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính năm 2007)
- Phòng kế toán: có nhiệm vụ cập nhật thông tin hàng ngày, hàng tháng, quí, năm theo từng nội dung đối với tài chính, chi phí và lập các báo cáo, bảng cân đối kế toán, bảng chấm công, bảng tính lương, thực hiện thanh toán khách hàng và giúp Giám đốc kiểm soát về tài chính trong công ty, có kế hoạch để phát triển kinh doanh.
- Phòng kinh doanh : Nghiên cứu, tìm kiếm các đại lý, cửa hàng để tiêu thụ các mặt hàng nhập khẩu của công ty, đề ra các chiến lược kinh doanh cụ thể, khả thi và thực hiện các nghiệp vụ phát triển thị trường.
- Phòng nhân sự: Tham mưu cho Giám đốc trong các công việc như:
Tổ chức nhân sự, quản lý sắp xếp, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên.
Quản lý tiền lương, tiền thưởng và các chế độ chính sách như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Một số công việc hành chính khác như : bảo vệ, tạp vụ, vệ sinh.
- Phòng kế hoạch thị trường: Nghiên cứu về nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước phục vụ cho hoạt động nhập khẩu, nghiên cứu nhu cầu nước ngoài và nguồn thu mua cho hoạt động xuất khẩu. Cụ thể: Điều tra nghiên cứu và thăm dò nhu cầu của thị trường nước ngoài; chỉ ra các nhu cầu của thị trường và đoạn thị trường một cách chính xác, khả thi; đưa ra chiến lược, chính sách phù hợp: chất lượng sản phẩm, chính sách giá cả, khuếch trương để thâm nhập và khai thác thị trường mới; tập hợp thông tin phản hồi từ các đối tượng để thay đổi chiến lược cho phù hợp; phối hợp với các phòng nghiệp vụ để thực hiện các hoạt động kinh doanh.
-Phòng xuất nhập khẩu: Thực hiện tốt các quy trình, nghiệp vụ nhập khẩu. Tiến hành đàm phán ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu
Ngoài ra, công ty còn có hệ thống các cửa hàng, đại lý để bán và tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu, được phân bố trên địa bàn Hà Nội ,Tp Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành khác như : Nam Định, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ,...
3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Đơn vị: Triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
Tăng
2006/2005
Tăng
2007/2006
+/-
%
+/-
%
1
Tổng doanh thu
85.445
106.664
217.000
241.351
110.336
203
24.351
111.2%
2
Tổng chi phí của hoạt động SXKD
82.025
102.708
212.018
231.898
109.310
206
19880
109,4%
3
Tổng lợi nhuận
3.420
3.956
4.982
9.453
1026
126
4471
198,7%
(nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004-2007)
Nhìn vào bảng trên ta thấy, tổng doanh thu của năm 2006 tăng đột biến so với năm 2005 về cả số tuyệt đối và số tương đối. Tuy nhiên, lợi nhuận không tăng tương ứng. Tổng lợi nhuận năm 2005 tăng 116%, tổng doanh thu tăng 125%, mức tăng này tương ứng với nhau trong khi năm 2006, tổng doanh thu tăng 203% nhưng lợi nhuận chỉ tăng 126%, mức tăng này không tương ứng với mức tăng của tổng doanh thu. Chính vì vậy, hiệu quả hoạt động kinh doanh qua các năm có xu hướng giảm, năm 2005 hiệu quả hoạt động chỉ bằng 99,7% năm 2004 và năm 2006 thì chỉ bằng 98,5% năm 2005. Tổng doanh thu năm 2007 tăng 111,2%,song mức tăng lợi nhuận đạt 198,7%.Điều này phản ánh hiệu quả hoạt động của công ty đạt hiệu quả sau nhưng thay đổi Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh.Có được kết quả này là do công ty có những chiến lược kinh doanh hiệu quả và công tác quản trị.
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động nhập khẩu của công ty
Đơn vị Triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
Tăng 2006/2005
Tăng 2007/2006
+/-
%
+/-
%
1
Tổng doanh thu
85445
106664
217000
241351
110.336
203
24351
111,2%
2
Doanh thu thuần từ NK
73044
85000
184450
175654
9950
217
-8796
95,23%
3
Tổng chi phí nhập khẩu
72225
82860
180800
170224
98.957
218
-10576
94,15%
4
Lợi nhuận từ hoạt động NK
819
2140
3650
5430
493
150
1780
148,8%
(nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004-2007)
Với lĩnh vực nhập khẩu, doanh thu và lợi nhuận cũng tăng không tương ứng với nhau. Đặc biệt năm 2006, doanh thu tăng 203% so với năm 2005 nhưng lợi nhuận chỉ tăng 150%. Hiệu quả hoạt động nhập khẩu năm 2005 có tăng so với năm 2004 nhưng lượng tăng là không đáng kể. Đến năm 2006 hiệu quả lại giảm xuống còn 1,0081.Đến năm 2007 doanh thu từ kinh doanh nhập khẩu giảm 8.796.000.000 so với năm 2006.Nhưng lợi nhuận từ hoạt động nhập khẩu lại tăng 148,8% so với năm 2006 .Có được điều này do công ty có sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu.Công ty đã hạn chế kinh doanh các mặt hàng kém hiệu quả,tập chung vào kinh doanh nhập đồ gia dụng cao cấp do nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng cao.
4. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo chi phí
Bảng 2.3: Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
2004
2005
2006
2007
1
Tổng chi phí
Triệu đồng
82025
102708
212018
241351
2
Tổng lợi nhuận
Triệu đồng
3420
3956
4982
9453
3
Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí (Dc)
%
4,17
3,85
2,35
3,92
Bảng 2.4 : Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí nhập khẩu
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
2004
2005
2006
2007
1
Chi phí NK
Triệu đồng
72.225
84.014
82.971
170.224
2
Lợi nhuận từ hoạt động NK
Triệu đồng
819
986
1.479
5.430
3
Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí (Dc-nk)
%
1,134
1,174
0,808
3,19
(nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004-2007)
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận
Qua 2.4bảng trên ta thấy:
Cứ 1000000đ đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì năm 2004 thu được 41700đ lợi nhuận và năm 2005 thu được 38500đ, năm 2006 thu được 23500đ. Như vậy, tỷ suất lợi nhuận giảm dần qua các năm.
Năm 2003, cứ 1.000.000 VND công ty bỏ ra để kinh doanh nhập khẩu hàng hoá thì thu được 11.540 VND lợi nhuận.
Năm 2004 công ty bỏ ra 1.000.000 VND thì thu được 11.340VND lợi nhuận.Tương ứng với năm 2005, 2006 lần lượt là 11.740 VND; 8080 VND lợi nhuận, đến năm 2007 công ty bỏ ra 1.000.000 thì thu được 39200 VND lợi nhuận. Như vậy, ta thấy tỉ lệ lợi nhuận trên chi phí giảm dần, điều này không tốt nếu để kéo dài sang những năm tiếp theo. Hơn nữa, ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên chi phí nhập khẩu nhỏ hơn nhiều so với tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí, điều này cho thấy hiệu quả của hoạt động nhập khẩu là thấp so với hai lĩnh vực còn lại là xuất khẩu và xây dựng.
5. Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu
Bảng 2.5 : Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu.
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
2004
2005
2006
2007
1
Tổng doanh thu
Triệu đồng
85445
106664
217000
241351
2
Tổng lợi nhuận
Triệu đồng
3420
3956
4982
9453
3
Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu (DDT)
%
4,00
3,71
2,30
3,916
(nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kết quả kinh doanh 2004-2006)
Bảng 2.6 : Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu nhập khẩu
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
2004
2005
2006
2007
1
Doanh thu NK
Triệu đồng
73.044
85.000
184.450
175.654
2
Lợi nhuận từ hoạt động NK
Triệu đồng
819
986
1479
5.430
3
Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu (DDT-nk)
%
1,121
1,16
0,802
3,091
(nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kết quả kinh doanh 2004-2007)
Chỉ tiêu này phản ánh khi bỏ ra một đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu, của công ty trung bình giai đoạn 2004-2007 là 1.544 % , tức là cứ một triệu đồng doanh thu chỉ đem lại cho công ty 15440 đồng lợi nhuận. Còn nếu 1000.000đ đầu tư vào nhập khẩu, chỉ thu được 10.550 đồng lợi nhuận. Như vậy lợi nhuận NK thu được là nhỏ, không tương xứng với quy mô nhập khẩu của công ty, mặc dù doanh thu tăng nhưng chi phí cũng tăng nên lợi nhuận nhập khẩu tăng không đáng kể. Vì vậy, công ty cần có giải pháp hữu hiệu để giảm chi phí không cần thiết trong khâu nhập khẩu thì sẽ tăng được quy mô về lợi nhuận. Ví dụ như: sử dụng các biện pháp xúc tiến bán hàng, kích thích khả năng tiêu dùng của khách hàng,phát triển kinh doanh các mặt hàng có thế mạnh,lợi nhuận cao.
II. Thực trạng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu mặt hàng đồ gia dụng cao cấp của công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Biển Xanh
1. Kinh ngạch nhập khẩu
Tình hình nền kinh tế trong nước cũng như thế giới trong những năm gần đây có nhiều biến động phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đế của Công ty nói riêng. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong việc gia nhập vào thị trường khu vực và thế giới nhưng với kinh nghiệm và sự nỗ lực của mình Công ty đã phấn đấu không ngừng mở rộng thị trường kinh doanh, từng bước khắc phục khó khăn và đứng vững trong môi trường cạnh tranh. Nhờ đó mà hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển và uy tín ngày càng cao trên thị trường và thu được lợi nhuận cao. Là một doanh nghiệp thương mại chủ yếu tập trung vào hoạt động nhập khẩu, Công ty TNHH đầu tư thương mại và dịch vụ Biển Xanh đã thực hiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu đem lại hiệu quả cao.
Bảng 2.7: Kim ngạch nhập khẩu đồ gia dụng cao cấp của Công ty giai đoạn 2004-2007
Đơn vị:triệu USD
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
Kim ngạch Nhập khẩu
4,8666
5,666
12,29667
11,7102
Nguồn: Báo cáo thực hiện nhập khẩu năm 2004-2007
Qua 4 năm gần đây nhất, kim ngạch nhập khẩu đồ gia dụng của Công ty lần lượt là: Năm 2004 là 4,8666 USD, năm 2005là 5,666 USD, năm 2006 là 12,29667 USD, năm 2007 là 11,7102 USD. Như vậy kim ngạch nhập khẩu năm 2005 tăng so với năm 2004, nhưng đến năm 2006 lại giảm, và tăng lên cao vào năm 2007.
Năm 2005 kim ngạch nhập khẩu tăng 800.000 USD tức tăng 13,48% so với năm 2004. Năm 2006 tăng so với 2005 là 6.680.670 USD tức là tăng 246%.Có sự tăng đột biến này là do trong mặt hàng nhập khẩu của công ty,có nhũng sản phẩm giá trị cao .Đến năm 2007 giảm 586470 USD .
Hoạt động chính của Công ty là hoạt động nhập khẩu và các mặt hàng nhập khẩu của Công ty cũng biến động thất thường tuỳ vào tình hình biến động của thị trường trong từng giai đoạn. Ngoài các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là đồ gia dụng cao cấp thì Công ty cũng nhập khẩu một số mặt hàng khác… với khoảng 18%-25% kim ngạch nhập khẩu toàn Công ty.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty , ta phân tích hiệu quả kinh doanh nhập khẩu theo các mặt hoạt động.
2. Cơ cấu hàng hóa gia dụng cao cấp nhập khẩu của công ty
Bảng2.8: Kim ngạch các mặt hàng nhập khẩu nằm trongmặt hàng đồ gia dụng cao cấp 2004-2007
Năm
Mặt hàng
2004
2005
2006
2007
1.Đồ gia dụng khác
953.000
1.003.040
932.210
1.490.325
2.Tủ lạnh,máy lạnh
816.520
925.037
930.000
1.075.000
3.Thiết bị âm thanh
250.000
305.702
340.052
780.075
4.Tivi,thiết bị thu phát
373.760
303.000
296.767
630.000
5.Dụng cụ,thiết bị nhà bếp
1.459.309
1.835.062
1.747.158
1.901.234
Nguồn: Báo cáo thực hiện nhập khẩu năm 2004-2007
Mặt hàng dụng cụ thiết bị nhà bếp chiếm khoảng 37.9% kim ngạch nhập khẩu tiếp theo là các mặt hàng tủ lạnh máy lạnh,đồ gia dụng khác chiếm 24.7%và 21.2%. Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng đồ gia dụng cao cấp của Công ty tăng qua các năm, tuy đến năm 2006 có phần chững lại. Từ năm 2004 đến năm 2007 tăng lên từ 3.852.589 USD đến 5.876.634 USD, tăng 2.024.045 USD, tức là 52.5%.
3.Thực trạng bán hàng nhập khẩu so với kế hoạch
Bảng 2.9 Thực hiện kế hoạch bán hàng
Đơnvị:1000VND
Năm
2004
2005
2006
2007
Doanh số bán hàng
Doanh số kế hoạch
Tỉ lệ% thưc hiện
51.130.800
94.388.422
80%
87.436.823
99.456.569
83%
176.431.361
95539.201
80%
107.847.898
94.026.151
138%
Nguồn: Báo cáo thực hiện kế hoạch nhập khẩu năm 2004-2007
Doanh số bán hàng của công ty năm 2004 đến 2006 đạt trên 80%,thể hiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty ổn định,nhưng chưa đạt được kết quả theo kế hoạch đề ra .Sự ổn trong kết quả kinh doanh do công ty có hệ thống phân phối tốt,song không tăng được doanh số bán hàng và đánh giá chính xác khối lượng thị trường.Năm 2007 doanh số bán hàng đạt 138% theo kế hoạch đề ra.Có kết quả như vậy là do công ty đã xây dựng kế hoạch thị trường,chính sách kinh doanh. Đặc biệt là công ty đã chú trọng xây dựng thương hiệu trên thị trường.Bên cạnh đó chính sách chiết khấu của công ty được tăng lên từ 7% lên 9%,đã thúc đẩy các đại lý.Bên cạnh nguyên nhân chủ quan thì do sự tăng trưởng của nền kinh tế việt nam sau khi gia nhập WTO
Từ bảng 3 ta thấy 3 thị trường nhập khẩu chính của Công ty là: Đức, Nhật, Mỹ, trong đó thị trường Mỹ luôn chiếm tỷ trọng cao, vào khoảng 29%, với các sản phẩm máy lạnh,thiết bị âm thanh của các hãng như:
- Thiết bị âm thanh của hãng QSC - Mỹ, Audiô, Technica - Mỹ, M-Audio-Avid - Mỹ,boss,JBL…
Bảng 2.10: Các thị trường nhập khẩu chính của Công ty
Năm
Thị trường
2004
2005
2006
2007
Giá trị (USD)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (USD)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (USD)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (USD)
Tỷ trọng (%)
Mỹ
1.238.993
32,16
1.290.567
29,52
1.273.856
30
1.623.126
20,62
Đức
611.406
15,87
633.917
14,5
693.402
16,33
910.878
15,5
Nhật
798.256
20,72
859.941
19,67
693.402
21,05
1.066.609
18,15
Canada
165.661
4,3
251.818
5,76
220.802
5,2
352.598
6
Trung Quốc
288.944
7,5
461.229
10,55
342.667
8,07
659.946
11,23
Các nước khác
749.329
19,45
874.396
20
821.638
19,35
1.263.477
21,5
Tổng kim ngạch
3.852.589
100
4.371.841
100
4.246.187
100
5.876.634
100
Nguồn: Báo cáo thực hiện nhập khẩu năm 2004-2007
Biểu đồ2: Các thị trường nhập khẩu đồ gia dụng cao cấp Công ty
Tiếp đó phải kể đến là thị trường nhập khẩu ở châu Á gồm Nhật và Trung Quốc, trong đó kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc có xu hướng tăng dần qua các năm, từ 7,5% tổng kim ngạch nhập khẩu với giá trị 288.944 USD năm 2004 lên đến 11,22% với giá trị 659.946 USD vào năm 2007. Như vậy, về mặt giá trị, kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc đã tăng lên 2,3 lần.
Công ty có các mối quan hệ lâu năm với các hãng có uy tín trên thế giới về thiết bị nhà bếp,âm thanh, video, máy lạnh , viba và các thiết bị hỗ trợ hệ thống: SONY, HITACHI, PANASONIC, PINNACLE, EGRIPMENT, IKEA,APOLLO,FABER, ETC, BARCO, COMPIX, TEKTRONIC, JONHSON CONTROL, PE, CLEARCOM, PHILIP, SANYO, ...
Đối với Công ty thực hiện hoạt động nhập khẩu thì vấn đề chọn nhà cung cấp rất được chú trọng vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh sau này.
5. Phân tích hiệu quả kinh doanh nhập khẩu đồ gia dụng cao cấp .
5.1. Lợi nhuận nhập khẩu
Đây là chỉ tiêu cơ bản nhất để đánh giá cơ bản nhập khẩu thiết bị phát thanh truyền hình của Công ty TNHH đầu tư thương mại và dịch vụ Biển Xanh
Bảng2.11 :Chỉ tiêu lợi nhuận nhập khẩu công ty
Đơn vị: 1000VND
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
Doanh thu bán hàng nhập khẩu
51.130.800
59.500.000
76.431.361
94.026.150
Chi phí nhập khẩu
50.608.754
58.072.940
73.595.296
89.603.166
Lợi nhuận nhập khẩu
522.046
1.427.060
2.041.967
3.184.548
Nguồn: Báo cáo thực hiện nhập khẩu năm 2004-2007
Lợi nhuận nhập khẩu là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh hiệu quả nhập khẩu của Công ty TNHH đầu tư thương mại và dịch vụ Biển Xanh, là nguồn kích thích lợi ích vật chất cho sự phát triển của Công ty. Năm 2004 lợi nhuận thu được từ hoạt động nhập khẩu là 522.046.928 VND. Con số này đã tăng lên qua các năm sau đó là do chi phí nhập khẩu giảm tương đối khá cao so với doanh thu bán hàng nhập khẩu. Điều này đã chứng tỏ Công ty đã hạ thấp được chi phí nhập khẩu để tăng lợi nhuận nhập khẩu. Do sự cố gắng hạ chi phí, đến năm 2007 lợi nhuận của Công ty là 3.184.548.192 VND, gấp 1,5 lần năm 2006 và hơn 5 lần năm 2004.
5.2. Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo chi phí
Bảng2.12:Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí nhập khẩu
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
Chi phí nhập khẩu (1000VND)
50.608.754
59.500.000
73.595.296
89.603.166
Lợi nhuận nhập khẩu (1000VND)
522.046
1.427.060
2.041.967
3.184.548
TSLNNK (%)
1,03
2,4
2,77
3,55
Nguồn: Báo cáo thực hiện nhập khẩu năm 2004-2007
Lợi nhuận nhập khẩu theo chi phí đã tăng liên tục từ năm 2004 đến năm 2007, điều này lý giải được rằng chi phí nhập khẩu của Công ty năm 2007 tăng nhiều so với năm 2006 nhưng về giá trị tương đối thì thực chất lại giảm xuống. Năm 2004 tỷ suất doanh lợi nhập khẩu là 1,03% có nghĩa là cứ 1 đồng chi phí bỏ ra phục vụ cho hoạt động nhập khẩu đồ gia dụng cao cấp thì thu được 0,0103 đồng lợi nhuận. Nhờ thực hiện tốt việc giảm chi phí nhập khẩu nên con số này đã tăng lên là 2,77% năm 2006 và đến năm 2007 là 3,55% gấp hơn 4 lần so với năm 2004.
5.3. Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo doanh thu
Để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu có thể đánh giá qua chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo doanh thu. Chỉ số này cho biết cứ 1 đồng doanh thu nhập khẩu mặt hàng đồ gia dụng cao cấp đem lại cho Công ty bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Bảng2.13:Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo doanh thu
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
Doanh thu (1000VND)
51.130.800
59.500.000
76.431.361
94.026.150
Lợi nhuận (1000VND)
522.046
1.427.060
2.041.967
3.184.548
TSLNNK theo DT (%)
1,02
2,3
2,67
3,39
Nguồn: Báo cáo thực hiện nhập khẩu năm 2004-2007
Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu đồ gia dụng cao cấp theo doanh thu của Công ty năm 2004 là 1,02% tức là cứ 1 đồng doanh thu nhập khẩu thì đem lại cho Công ty 0,0102 đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận tăng hơn 2 lần vào năm 2005 và lên đến 3,39% vào năm 2007, tức là vào năm 2007 cứ 1 đồng doanh thu thu được từ việc bán sản phẩm đồ gia dụng cao cấp thì sẽ đem về cho Công ty 0,0339 đồng lợi nhuận.
5.4. Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo vốn kinh doanh
Bảng2.14: Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo vốn kinh doanh
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
Vốn kinh doanh (1000VND)
4.595.403
6.088.660
15.724.088
19.832.050
Lợi nhuận nhập khẩu (1000VND)
522.046
1.427.060
2.041.967
3.184.548
TSLNNK theo VKD (%)
11,36
23,44
12,98
16,06
Nguồn: Báo cáo thực hiện nhập khẩu năm 2004-2007
Mức lợi nhuận nhập khẩu theo vốn kinh doanh của Công ty khá cao, năm 2005 có sự tăng đột biến, gấp hơn 2 lần năm 2004, từ 11,36% lên đến 23,44% sau đó lại giảm xuống vào năm 2006 và tăng lên đạt 16,06% năm 2007. Điều đó nói lên rằng năm 2005 Công ty đã sử dụng vốn kinh doanh đem lại hiệu quả cao nhất,Năm 2006 giảm do công ty mở rộng kinh doanh nên chi phi hoạt động kinh doanh cao.Đến năm 2007 tăng lên 16,06 % do công ty có chiến lược kinh doanh phù hợp ,hiệu quả.Tập chung vào kinh doanh nhập khẩu đồ gia dụng cao cấp.Do vậy Công ty cần tìm cách duy trì được kết quả này.
5.5. Số vòng quay của vốn nhập khẩu
Bảng2.15: Số vòng quay của vốn nhập khẩu
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
DT từ hoạtđộngNK(1000VND)
51.130.800
59.500.000
76.431.361
94.026.150
Vốn KD (1000VND)
4.595.403
6.088.660
15.724.088
19.832.050
Số vòng quay của vốn NK (vòng)
11,13
9,77
4,86
4,74
Nguồn: Báo cáo thực hiện nhập khẩu năm 2004-2007
Chỉ tiêu này cho biết tốc độ quay của vốn khi tham gia vào hoạt động nhập khẩu. Số vòng quay của vốn từ năm 2004 đến năm 2007 đều giảm. tuy nhiên nếu chỉ dựa vào chỉ tiêu này cũng chưa thể đánh giá được hiệu quả hoạt động nhập khẩu của Công ty.Do vốn kinh doanh của công ty ngày cang lớn nên số vòng quay của vốn giảm.
5.6. Mức sinh lợi của một lao động khi tham gia vào hoạt động nhập khẩu
Bảng2.17: Mức sinh lợi của 1 lao động khi tham gia vào hoạt động nhập khẩu đồ gia dụng cao cấp
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
LNNK từ ĐGDCC (1000VND)
522.046
1.427.060
2.041.967
3.184.548
Số lao động (người)
49
85
100
165
MSL của 1 lao động (1000VND/người)
10.654
16.789
20.420
19.300
Nguồn: Báo cáo thực hiện nhập khẩu năm 2004-2007
Mức sinh lợi của 1 lao động tăng liên tục từ năm 2004 đến năm 2006, từ 10.654.000VND/người lên đến 20.420.000VND/người, tuy có giảm nhẹ vào năm 2007 xuống còn 19.300.000VND/người song nó cũng phản ánh được hiệu quả sử dụng lao động của Công ty ngày càng cao và chất lượng lao động cũng được nâng cao tương ứng.
III. Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu mặt hàng đồ gia dụng cao cấp của công ty trong thời gian qua
1. Những ưu điểm
Thông qua việc phân tích hiệu quả nhập khẩu mặ hàng đồ gia dụng cao cấp của công ty TNHH đầu tư thương mại và dịch vụ Biển Xanh ta có thể thấy được bức tranh tổng thể về hiệu quả nhập khẩu của Công ty. Như vậy qua quá trình phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu mặt hàng đồ gi dụng cao cấp của Công ty trong bốn năm qua ta có thể thấy rõ Công ty đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng khen ngợi.
Trong bốn năm với rất nhiều khó khăn nhưng Công ty luôn duy trì được mức doanh thu bình quân khá cao khoảng 83,4 tỷ đồng mỗi năm. Không những thế năm nào Công ty cũng có lợi nhuận thu về sau thuế khá cao, lợi nhuận bình quân của Công ty là khoảng 1,79 tỷ đồng mỗi năm.
Công ty đã tạo được công ăn việc làm ổn định và bảo đảm thu nhập cao cho hàng trăm cán bộ công nhân viên với mức thu nhập bình quân không ngừng tăng lên từ 1,9 triệu đồng/người/tháng năm 2004 và năm 2007 là 3,1 triệu đồng/người/tháng. Trong những năm tới Công ty dự định sẽ tăng thu nhập bình quân của người lao động lên mức 3,5 triệu đồng/người/tháng. Đây có thể nói là một thành công lớn của Công ty trong việc cải thiện đời sống người lao động trong Công ty.
Công ty đã xây dựng thương hiệu trên thị trường về hình ảnh công ty đến khách hàng là nhà nhập khẩu đồ gia dụng cao cấp,với các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới .Mặt khác công ty cũng đã xây dựng hệ thống kênh phân phối trên toàn quốc tại các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng,Thanh Hóa,Hồ Chí Minh …
Công ty cũng đã thực hiện rất tốt việc mở rộng thị trường nhập khẩu và đa dạng hoá các mặt hàng nhập khẩu. Công ty đã mở rộng thị trường nhập khẩu ra rất nhiều nước ở tất cả các khu vực trên thế giới, ở cả Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ. Đặc biệt Công ty đã tạo được mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài với các đối tác lớn như Mỹ, Nhật, Đức, Trung Quốc
Về uy tín của Công ty: bằng việc thực hiện nghiêm túc các hợp đồng đã ký kết, không ngừng quan tâm đến việc nâng cao chất lượng hàng hoá kinh doanh, Công ty đã xây dựng được hình ảnh đẹp về mình và tạo được lòng tin của khách hàng do đó uy tín của Công ngày càng được củng cố và nâng cao.
Kim ngạch nhập khẩu đồ gia dụng cao cấp của Công ty không ngừng tăng qua các năm, từ 3.852.589 USD năm 2004 đến 5.876.634 USD, tăng gấp 1,53 lần.
Để có được những thành tựu trên là do Công ty đã thực hiện tốt các mặt sau:
- Do chỉ đạo đúng đắn của Ban giám đốc về phương hướng chiến lược kinh doanh cùng với đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, am hiểu về thị trường kinh doanh cũng như luôn tìm hiểu thông tin về thị trường kinh doanh.
- Công ty đã cố gắng thực hiện chính sách tiết kiệm, thực hiện các biện pháp giảm chi phí nhập khẩu nói riêng và toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh nói chung do đó lợi nhuận ngày càng cao đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Công ty được tiến hành với quy mô ngày càng rộng hơn đồng thời đảm bảo lợi ích vật chất cho đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty.
2. Những hạn chế của công ty
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì trong quá trình hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty vẫn còn tồn tại 1 số hạn chế:
- Về vốn kinh doanh: do nguồn vốn kinh doanh của Công ty còn hạn chế nên Công ty không thể đầu tư sâu rộng cho các đơn vị nguồn hàng và đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến bán hàng và cho các hoạt động thương mại.
- Công ty chưa thực sự chú trọng đến việc mở rộng các phương thức nhập khẩu nhằm đáp ứng linh hoạt hơn với những nhu cầu nhập khẩu hàng hoá để giảm chi phí, rủi ro…
-Công ty chịu sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường đồ gia dụng cao cấp ,do có này càng nhiều các nhà nhập khẩu và các thương hiệu mới xuất hiện tai thị trường Việt Nam và các trung tâm thương mại,các dại siêu thị..
-Chi phí cho hoạt động kinh doanh còn ở mức cao,do trình độ quản lý còn nhiều hạn chế…
Tóm lại, qua những phân tích ở trên ta thấy tuy gặp phải rất nhiều khó khăn do sự biến động của thị trường trong và ngoài nước trong những năm qua nhưng ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty vẫn luôn luôn sáng tạo, tìm ra giải pháp khắc phục khó khăn và giúp Công ty ngày càng phát triển hơn cao. Tuy nhiên trước những khó khăn đó thì Công ty vẫn bộc lộ không ít những hạn chế. Cho nên trong thời gian tới Công ty cần phải có giải pháp để giải quyết các vấn đề đó để nhằm đạt được hiệu quả nhập khẩu cũng như hiệu quả kinh doanh của toàn Công ty nói chung ngày một cao hơn.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU MẶT HÀNG ĐỒ GIA DỤNG CAO CẤP CỦA CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ BIỂNXANH
I. Định hướng hoạt động kinh doanh nhập khẩu mặt hàng gia dụng cao cấp của ông ty
1.Phương hướng phát triểncủa công ty
Do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường ,để tồn tại và phát triển công ty tập trung vào nâng cao hoạt động nhập khẩu mặt hàng đồ gia dụng và phát triển kênh phân phối. Với mục tiêu trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực phân phối mặt hàng gia dụng cao cấp tại việt nam.
-Với hoạt động nhập khẩu công ty chú trọng vào vấn đề mở rộng thị trường và cơ cấu mặt hàng nhập khẩu,loại hình nhập khẩu theo hướng có hiệu quả cao nhất.
-Về thị trường nhập khẩu :duy trì quan hệ với các thị trường truyền thống thì cũng nên tim kiếm những thị trường mới có khả năng sinh lợi cao
-Về quan hệ kinh doanh:củng cố mối quan hệ kinh doanh với các nhà cung cấp truyền thống ,đồng thời tìm kiếm thêm nguồn mới ,nhà cung cấp mới.
-Về hình thức nhập khẩu :công ty chú trọng phát triển hình thức nhập khẩu trực tiếp để tăng lợi nhuận và chủ động trong kinh doanh.
-Phát triển nguồn nhân lực:công ty xác định con người là nhân tố quyết định sự thành bại của công ty.Để phát triển trong thời kỳ hội nhập công ty phải có những biện pháp thu hút nhân tài và phát triển các nhân viên công ty
2.Mục tiêu của công ty
Doanh nghiệp tham gia vào kinh doanh trên thị trường, nhất là sau khi việt nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO và tốc độ phát triển kinh tế cao.Đó là cơ hội thuận lợi để công ty trong hoạt động kinh .Và các mục tiêu mà công ty đặt ra trong thời gian tới bao gồm tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Các mục tiêu này đều quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty. Mục tiêu lớn nhất của doanh nghiệp là xây dựng hình ảnh ,vị thế của doanh nghiệp,phát triển hê thống bán hàng.Công ty TNHH đầu tư thương mại và dịch vụ Biển Xanh đã xây dựng những mục tiêu chủ đạo trong thời gian tới, trong hoạt động nhập khẩu mặt hàng đồ gia dụng cao cấp, các mục tiêu chính là:
- Về kim ngạch nhập khẩu: Công ty dự tính năm 2008 sẽ là 6.100.000 USD, tăng 2.2% so với năm 2007, trong đó giá trị nhập khẩu các thiết bị phát thanh truyền hình chiếm 90% tổng kim ngạch nhập khẩu toàn Công ty. Đến năm 2010, mục tiêu của Công ty là tăng kim ngạch nhập khẩu 17% so với năm 2007 tức là 7.137.000USD.
- Về thị trường nhập khẩu: Công ty sẽ tập trung chủ yếu vào các thị trường truyền thống như Mỹ, Đức, Nhật, Trung Quốc… và dần dần mở rộng thêm thị trường nhập khẩu.
- Về thị trường tiêu thụ sản phẩm: mở rộng thị trường tiêu thụ ra tất cả các tỉnh thành trong cả nước.Mở rộng nhập khẩu ủy thac cho các doanh nghiệp kinh doanh đồ gia dụng.
-Xu hướng trong trong tương lai,khách hàng sẽ chọn mua các sản phẩm có thương hiệu,uy tín .do vậy công ty tập nâng cao uy tín ,hình ảnh trên thị trường.Như tham gia các hội chợ,triển lãm như hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao ,hội chợ xuân…Các chương trình quảng cáo…
Với các mục tiêu trên, Công ty sẽ cố gắng phát huy tối đa nguồn lực hiện có, phát huy tính sáng tạo của đội ngũ cán bộ công nhân viên, nắm bắt và khai thác có hiệu quả các cơ hội và môi trường kinh doanh, hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra.
II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nhập khẩu mặt hàng đồ gia dụng cao cấp
1. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, mở rộng và củng cố quan hệ với bạn hàng
Trong kinh doanh nhập khẩu, xuất phát từ tình hình nguồn cung cấp hàng nhập khẩu và mối quan hệ với các bạn hàng nhập khẩu nên việc tìm kiếm thị trường là một vấn đề rất quan trọng đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục và có hiệu quả. Nếu tìm kiếm được thị trường có nguồn cung ứng các sản phẩm đồ gia dụng cao cấp tốt thì hoạt động kinh doanh sẽ đạt hiệu quả cao hơn, hạn chế được nhiều rủi ro. Nghiên cứu thị trường nhập khẩu là cả một quá trình có hệ thống bằng việc phân tích tổng hợp các thông tin cần thiết để giúp TNHH đầu tư thương mại và dịch vụ Biển Xanh đạt được hiệu quả cao.
Công ty cần tiến hành các bước sau để lựa chọn thị trường nhập khẩu và bạn hàng nhập khẩu:
- Phân loại thị trường: theo tiêu thức địa lý, chính sách, tập quán thương mại, chế độ chính trị…
- Lựa chọn thị trường mục tiêu: dựa trên kết quả phân tích và loại trừ những thị trường không thích hợp, Công ty cần lựa chọn một thị trường triển vọng, thuận lợi nhất cho hoạt động nhập khẩu của mình.
- Lựa chọn bạn hàng giao dịch: sau khi lựa chọn được các thị trường nhập khẩu thì bước tiếp theo là lựa chọn bạn hàng nhập khẩu, đó có thể là các hãng, các công ty đáp ứng được các nhu cầu nhập khẩu của mình.
Liên quan chặt chẽ với việc tìm kiếm và lựa chọn bạn hàng nhập khẩu, việc củng cố nguồn hàng nhập khẩu cũng rất quan trọng. Để hoạt động kinh doanh nhập khẩu diễn ra thuận lợi, Công ty cần phải có nhiều nguồn hàng để đáp ứng yêu cầu tiêu dùng. Do đó, vấn đề mở rộng thị trường nhập khẩu có ý nghĩa rất quan trọng đối với Công ty. Ngoài các thị trường truyền thống như Mỹ, Đức, Nhật… Công ty cần phải xúc tiến hơn nữa việc mở rộng thị trường nhập khẩu sang các nước khác đặc biệt là các nước Châu Á như Tây Ban Nha, Thái Lan…
2. Đa dạng hoá hình thức nhập khẩu đồ gia dụng cao cấp
Trong cơ chế thị trường, việc đa dạng hoá các hình thức nhập khẩu là một yêu cầu quan trọng, các hình thức nhập khẩu mới ngày càng đòi hỏi cao về khả năng, trình độ nghiệp vụ của các bên kinh doanh, đồng thời cũng đòi hỏi phải tạo lập một hệ thống bạn hàng kinh doanh lâu dài. Khi tạo lập được các mối quan hệ đó, doanh nghiệp không những đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu trực tiếp mà còn có thế đẩy mạnh các hình thức nhập khẩu khác để tăng doanh thu bán hàng nhập khẩu từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu. Các hình thức nhập khẩu hiện nay mà Công ty TNHH đầu tư thương mại và dịch vụ đang áp dụng mới chỉ có nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu uỷ thác.
- Nhập khẩu trực tiếp: là hình thức giao dịch thương mại quốc tế trong đó bên xuất khẩu trực tiếp xuất cho bên nhập khẩu, tức là Công ty tiến hành các giao dịch trực tiếp với bạn hàng thông qua thư từ, điện thoại mà không thông qua bên thứ ba, hoặc Công ty có thể mua hàng trực tiếp từ các văn phòng đại diện của đối tác đặt tại Việt Nam.
- Nhập khẩu uỷ thác: là hoạt động kinh doanh hình thành giữa một doanh nghiệp có vốn ngoại tệ riêng, có nhu cầu nhập khẩu một số loại hàng hoá (là những hàng hoá thuộc Quota nhập khẩu hoặc những mặt hàng mà Nhà nước không cấm) nhưng không có quyền tham gia hoặc không đủ khả năng, không có điều kiện xuất nhập khẩu trực tiếp, uỷ thác nhập khẩu hàng hoá đó cho doanh nghiệp có chức năng tham gia giao dịch nhập khẩu đó với nước ngoài, thông qua hoạt động nhập khẩu uỷ thác. Bên nhận uỷ thác được nhận chi phí uỷ thác gọi là chi phí uỷ thác nhập khẩu.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu, nắm vững tính chủ động trong kinh doanh nhập khẩu và để phát huy được hết các lợi thế của mình thì Công ty cần sử dụng thêm một số loại hình nhập khẩu như:
- Liên doanh liên kết: là hình thức nhập khẩu trên cơ sở một cách tự nguyện giữa các bên tham gia liên doanh nhằm phối hợp để cùng giao dịch và hỗ trợ trong thực hiện hợp đồng nhập khẩu trên cơ sở cùng có lợi và cùng chia xẻ rủi ro.Hình thức nhập khẩu này có ưu điểm lớn là với những hợp đồng lớn và phức tạp thì hai bên cùng giải quyết khó khăn và cùng chia xẻ rủi ro nếu có. Thay vì Công ty phải bỏ toàn bộ chi phí với hình thức nhập khẩu trực tiếp hay chỉ được hưởng một phần uỷ thác thì phía liên doanh sẽ chịu một phần phí nhập khẩu theo thoả thuận giữa hai bên liên doanh. Khi thực hiện nhập khẩu theo hình thức này khả năng thành công được nâng cao, tuy nhiên có nhược điểm là lợi nhuận bị chia xẻ, cơ hội kinh doanh và bạn hàng bị phân tán. Do vậy mà hình thức nhập khẩu này thường đảm bảo cho Công ty có những đơn hàng lớn và ổn định mà không phù hợp với những hợp đồng có giá trị vừa và nhỏ.Nhờ vậy công ty có thể
- Tăng doanh thu, tăng lợi nhuận tức là hiệu quả kinh doanh được nâng cao.
- Tạo ra hiệu quả kinh doanh nhập khẩu bền vững nhờ nâng cao tính chủ động sáng tạo và linh hoạt cho việc thực hiện quá trình kinh doanh.
3. Giảm chi phí nhập khẩu mặt hàng đồ gia dụng cao cấp
Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp thương mại là tất cả các khoản chi phí từ mua hàng cho đến khi bán hàng và bảo hành hàng hóa cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định, bao gồm: chi phí lưu thông, chi phí mua hàng, chi phí nộp thuế và mua bảo hiểm, trong đó muốn giảm được chi phí kinh doanh thì quan trọng nhất là doanh nghiệp phải giảm được chi phí lưu thông, đó là các chi phí vận tải, bốc dỡ hàng hoá, chi phí bảo quản, thu mua, tiêu thụ hàng hoá, chi phí hao hụt hàng hoá và chi phí quản trị kinh doanh của doanh nghiệp thương mại. Nếu tiết kiệm được các loại chi phí này sẽ góp phần nâng cao tỷ suất lợi nhuận của chi phí phục vụ cho hoạt động nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty.
Mỗi loại chi phí có đặc điểm riêng nên biện pháp tốt nhất để giảm chi phí là phải có những biện pháp để giảm từng khoản mục tạo thành chi phí kinh doanh. Có thể áp dụng các biện pháp như:
- Bố trí và tổ chức khâu vận chuyển, bảo quản hàng hoá một cách khoa học để tránh những chi phí vận chuyển và tổn thất không đáng có đối với hàng hoá nhập khẩu, sử dụng phương thức vận chuyển tiên tiến, tổ chức tốt công tác bốc dỡ hàng hoá ở hai đầu tuyến vận chuyển và hợp tác chặt chẽ với cơ quan vận chuyển.
- Lựa chọn phương thức thanh toán thuận lợi và an toàn, tránh ứ đọng vốn và phải có kế hoạch kinh doanh nhập khẩu hợp lý khi thực hiện các giao dịch nhập khẩu, giảm mức khấu hao và chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm nhập khẩu, tăng tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty.
- Tính toán lượng hàng hoá nhập khẩu tối ưu, tránh hiện tượng nhập thừa gây ứ đọng vốn.
- Tổ chức tốt công tác thu mua tạo nguồn hàng, hoàn thiện quy trình nhập khẩu hàng hoá để tăng mức lưu chuyển hàng hoá thông qua đó giảm tỷ suất chi phí lưu thông, nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.
- Thực hiện khoán từng khâu công việc đến từng người lao động đồng thời tiến hành cắt bỏ những chi phí không hợp lý mang tính phô trương trong quá trình kinh doanh nhập khẩu.
4. Mở rộng các hình thức huy động vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
4.1. Mở rộng các hình thức huy động vốn
Trong các doanh nghiệp, vốn kinh doanh có vai trò rất quan trọng quyết định việc ra đời, hoạt động, phát triển và giải thể doanh nghiệp. Vốn là yếu tố quan trọng đầu tiên để vận hành cỗ máy hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Vốn và vấn đề huy động vốn là nỗi lo thường trực của các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường, đặc biệt là đối với doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu, doanh nghiệp không thể hoàn toàn tự bỏ vốn của mình ra để tiến hành nhập khẩu mà phải huy động từ nhiều nguồn khác nhau.
- Tích cực quan hệ với bạn hàng nước ngoài nhằm tranh thủ nguồn tín dụng xuất khẩu của ngân hàng mà người bán tìm giúp Công ty.
- Tranh thủ các nguồn tín dụng ưu đãi từ các tổ chức tài chính, ngân hàng.
- Tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với các ngân hàng để được hưởng các ưu đã như sự hỗ trợ tín dụng trong hoạt động nhập khẩu, mở L/C, thanh toán, các thủ tục vay tiền… và đảm bảo khả năng vay vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty nói riêng.
- Mở rộng hình thức huy động vốn trong nội bộ Công ty và các đơn vị thành viên, các đơn vị liên doanh liên kết và sự hỗ trợ của Nhà nước… Điều này sẽ giúp Công ty tiết kiệm chi phí sử dụng vốn, có được nhiều nguồn vốn khác nhau phục vụ cho hoạt động nhập khẩu và đảm bảo cho các giao dịch nhập khẩu diễn ra thuận lợi, nâng cao uy tín với bạn hàng nhập khẩu và nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty.
4.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh là yếu tố quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp, khi đã có vốn thì phải tìm cách sử dụng vốn có hiệu quả, rút ngắn thời gian lưu thông, tăng nhanh số vòng quay của vốn. Những biện pháp cần áp dụng để sử dụng vốn có hiệu quả ở Công ty TNHH đầu tư thương mại và dịch vụ Biển Xanh là:
- Lập kế hoạch phân bổ vốn cho từng bộ phận kinh doanh theo từng thời kỳ dựa trên kế hoạch kinh doanh của các phòng lập ra và dựa trên nguồn vốn có thể huy động được của doanh nghiệp trong từng kỳ kinh doanh. Thẩm định, xem xét kỹ lưỡng tính khả thi cũng như khả năng thu hồi vốn của từng kế hoạch kinh doanh.
- Trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm cần lựa chọn phương thức thanh toán an toàn, tránh tình trạng ứ đọng công nợ, nợ khó đòi. Đánh giá tiềm lực tài chính và khả năng thanh toán của các khách hàng trước khi tiến hành giao dịch.
- Tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động bằng cách rút ngắn thời gian thực hiện hợp đồng. Đây là biện pháp hữu hiệu để hoạt động của nguồn vốn kinh doanh đặc biệt là vốn lưu động có hiệu quả góp phần nâng cao hiệu quả nhập khẩu. Hơn nữa, để tăng nhanh số vòng quay của vốn Công ty cần chú trọng vào công tác bán hàng nhập khẩu, thực hiện tốt công tác nghiên cứu thị trường, khi thị trường có nhu cầu thì cần phải đáp ứng ngay. Từ đó mới có thể thu hồi vốn nhanh để Công ty thực hiện các dự án kinh doanh khác, hơn nữa, việc xác định đúng nhu cầu thị trường sẽ giúp Công ty xác định đúng lượng hàng cần nhập, giảm lượng hàng tồn kho. Như vậy, vốn kinh doanh của Công ty sẽ không bị ứ đọng, giảm chi phí do không phải tiến hành lưu kho và bảo quản hàng hoá.
- Công ty cần xác định chính xác nhu cầu vốn cho hoạt động nhập khẩu nhằm huy động hợp lý các nguồn bổ sung. Nếu không xác định đúng sẽ dẫn đến tình trạng thiếu vốn nhập khẩu, Công ty không thực hiện được hợp đồng nhập khẩu cũng như hợp đồng cung cấp hàng hoá đối với khách hàng, làm giảm uy tín và năng lực cạnh tranh của Công ty trên thị trường. Ngược lại, việc huy động thừa vốn cũng làm giảm hiệu quả kinh doanh nói chung vì nó dẫn đến tình trạng lãng phí vốn do không đầu tư vào các khâu khác để thu lợi nhuận.
5. Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ hàng nhập khẩu
Sản phẩm và thị trường là hai yếu tố luôn gắn liền với nhau, quá trình kinh doanh nhập khẩu hàng hoá chỉ được hoàn thành khi hàng hoá nhập khẩu được tiêu thụ trên thị trường. Bán hàng là khâu cuối cùng có ý nghĩa quyết định đến doanh thu và lợi nhuận của Công ty. Như vậy, muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thì Công ty phải thực hiện tốt khâu tiêu thụ hàng hoá để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng nhập khẩu, tiết kiệm chi phí lưu kho, vận chuyển và giúp Công ty thu hồi vốn nhanh để đầu tư kinh doanh tiếp, tăng nhanh tiêu thụ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu nói riêng.
Ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh các thiết bị phát thanh truyền hình, do đó muốn đẩy mạnh tiêu thụ thiết bị nhập khẩu Công ty cần tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh, từ đó nắm bắt các thông tin cũng như tình hình kinh doanh của họ để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của họ, liên hệ với Công ty mình để đưa ra kế hoạch, chiến lược kinh doanh đúng hướng.
Xác định giá bán hợp lý: giá là yếu tố lớn tác động đến lượng hàng hoá bán ra, đặc biệt là đối với các mặt hàng quan trọng có tính chiến lược thì Công ty càng phải chú trọng xem xét đến yếu tố nhạy cảm này. Bởi vì chỉ một sự thay đổi nhỏ về giá cũng có thế dẫn đến sự thay đổi lớn về lượng hàng hoá bán ra, nhất là đối với những dự án, những hợp đồng kinh doanh lớn thì sự thay đổi của giá sẽ dẫn đến sự thay đổi lớn trong giá trị hợp đồng.
Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhất là đối với các mặt hàng máy móc thiết bị công nghệ cao, Công ty cần nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu và xu hướng phát triển của nhu cầu thị trường hiện tại cũng như tương lai để đưa ra các quyết định xúc tiến hỗn hợp như tăng cường công tác quảng cáo, xúc tiến bán hàng và các loại dịch vụ như lắp đặt, vận hành sản phẩm, dịch vụ bảo dưỡng, bảo hành, tư vấn cho khách hàng…
- Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo và xúc tiến bán hàng: quảng cáo và xúc tiến bán hàng là hoạt động gửi thông tin về Công ty, về sản phẩm, về phương thức phục vụ và những lợi ích thu được khi sử dụng hàng hoá của Công ty tới khách hàng. Cùng với nó là việc thu thập thông tin phản hồi từ phía khách hàng khi tiêu dùng hàng hoá, qua đó Công ty có thể tìm ra biện pháp tốt nhất để thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
Ngoài ra công ty nên chọn phương án lôi kéo thông qua việc tiếp xúc giới thiệu sản phẩm trực tiếp, quảng cáo trên các tạp chí chuyên ngành, tạp chí thương mại…Công ty cần tận dụng những tiến bộ của công nghệ thông tin, thông qua mạng Internet để tiến hàng quảng cáo, giới thiệu sản phẩm để đạt hiệu quả cao với chi phí thấp như: lập trang web riêng của Công ty với những thông tin đầy đủ, phong phú và cập nhật thường xuyên về các loại hàng hoá, giá cả, mẫu mã, chế độ bảo hành…
- Khuyến mại: công ty cần duy trì khuyến mại như hiện nay ,do hiệu quả đạt được rất cao.Viêc liên kết với các trung tâm kinh doanh như pico.các chương trình trên truyền hình cân dược duy trì.
- Hội chợ, triển lãm: Công ty nên thường xuyên tham gia vào các hội chợ, triển lãm vì tại đây Công ty có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, tìm hiểu mong muốn và nhu cầu của họ, có cơ hội ký kết các hợp đồng kinh doanh lớn.
Như vậy tiêu thụ hàng nhập khẩu là nhiệm vụ cơ bản thực hiện mục đích kinh doanh, hơn thế nữa, kết quả hoạt động tiêu thụ hàng nhập khẩu phản ánh sự đúng đắn của mục tiêu, chiến lược kinh doanh, phản ánh kết quả hoạt động của Công ty trên thị trường.
6. Nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công nhân viên làm công tác nhập khẩu
Trong ba yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh của doanh nghiệp thì con người và các hoạt động của họ là yếu tố quan trọng nhất. Nếu không có con người với những trình độ chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ nhất định thì bộ máy doanh nghiệp không thể vận hành được. Bởi vậy mà Công ty cần chú trọng đến việc tuyển chọn và đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên, phát hiện người có năng lực, bố trí họ vào những công việc phù hợp với trình độ và năng lực sở trường.
Đội ngũ nhân viên trong Công ty TNHH đầu tư thương mại và dịch vụ Biển Xanh đa số là các cán bộ nhân viên trẻ tuổi, với trình độ khá cao về chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng nắm bắt nhanh và kịp thời với những thay đổi của môi trường kinh doanh. Không vì thế mà công ty bỏ qua công tác bồi dưỡng, đào tạo lại cán bộ công nhân viên mà phải thường xuyên tổ chức kiểm tra, chọn lọc, đào tạo lại cán bộ, cập nhật các kiến thức chuyên môn cho công nhân viên toàn Công ty.Đặc biệt cần tuyển những người có chuyên môn ,kinh nghiệm. Tạo sự gắn bó về quyền lợi và trách nhiệm của người lao động với Công ty, luôn luôn quan tâm, chăm sóc đến đời sống người lao động, cải thiện môi trường làm việc, tạo ra một bầu không khí thân thiện nơi làm việc.
Mặt khác, Công ty còn khuyến khích mọi cán bộ nhân viên theo học các khoá học ngắn hạn và dài hạn về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, nâng cao hơn nữa trình độ ngoại ngữ của cán bộ công nhân viên để tham gia có hiệu quả hơn vào quá trình đàm phán với đối tác nước ngoài.
Đa dạng hoá các kỹ năng và đảm bảo khả năng thích ứng của người lao động khi có sự điều chỉnh trong nội bộ doanh nghiệp. Biện pháp này sẽ giúp Công ty dễ dàng điều chỉnh lao động khi có những biến động, giảm chi phí tuyển dụng hay thuyên chuyển lao động.
KẾT LUẬN
Đối với mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động nhập khẩu đều muốn đạt được những lợi ích và mức lợi nhuận cao nhất. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp cũng như công ty TNHH đầu tư thương mại và dịch vụ Biển Xanh để làm được điều đó thì cần phải theo dõi, phân tích, nghiên cứu sự tác động và ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài và bên trong tới các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh nhập khẩu. Như vậy sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao được hiệu quả kinh doanh nhập khẩu và tối đa hoá lợi nhuận của mình.
Trong thời gian qua, công ty TNHH đầu tư thương mại và dịch vụ Biển Xanh đã gặt hái được nhiều thành tựu trong các hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là nâng cao được hiệu quả kinh doanh nhập khẩu. Hoạt động nhập khẩu của Công ty trong những năm gần đây đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ mặc dù tình hình thị trường trong nước và ngoài nước có những biến động lớn gây cho Công ty không ít khó khăn và thử thách. Song công ty luôn phát triển và đạt nhiêu kết quả tốt trong lợi nhuận .Đặc biệt hoạt động marketing,xây dựng thương hiệu củaCông ty đã đạt được kết cao. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì trong hoạt động nhập khẩu của Công ty vẫn còn những hạn chế nhất định, vì thế Công ty cần có những giải pháp khắc phục để đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu của Công ty ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.
Em xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của giảng viên Ths.Nguyễn Quang Huy cũng như sự giúp đỡ, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi của các cô chú, anh chị tại Công ty Phát triển Công nghệ và Truyền hình trong quá trình thực tập và hoàn thành báo cáo này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TS: Đặng Đình Đào, GS.TS: Hoàng Đức Thân, (2003). Giáo trình Kinh tế thương mại, NXB Thống kê
2. PGS.TS: Hoàng Minh Đường, PGS.TS: Nguyễn Thừa Lộc. Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại, NXB Lao động - Xã hội
3. PGS: Vũ Hữu Tửu, (2002). Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, NXBGD, Hà Nội
4. THS: Trần Hoè. Quản trị kinh doanh thương mại quốc tế
5. Tài liệu của Công ty TNHH đầu tư thương mại và dịch vụ Biển Xanh
- Báo cáo Tài chính 2004-2007
- Báo cáo tổng kết thực hiện hoạt động nhập khẩu
- Giới thiệu năng lực Công ty
-Chương trình hoạt độngkinh doanh
6. Luận văn tốt nghiệp khóa 43, 44,45
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11454.doc