Chuyên đề Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty cổ phần xuất khẩu mỹ nghệ Viễn Đông _FEH

Là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Trong thời gian qua xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ, góp phần giải quyết công ăn việc làm cải thiện đời sống xã hội cho người lao động. Đồng thời đem lại một nguồn thu ngoại tệ ngày cang lớn đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên là hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khách quan và chủ quan. Tất cả đòi hỏi một sự nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Đổi lại Việt nam còn rất nhiềm tiềm năng trong hoạt xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, hứa hẹn sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp. Là doanh nghiệp hoạt động trong sản xuất, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Công ty cổ phần xuất khẩu mỹ nghệ Viễn Đông với thâm niên trong nghành chưa đầy 12 năm nhưng công ty đã có một chỗ đứng vững vàng trên thị trường khi mà mặt hàng chủ yếu mà công ty khai thác và kinh doanh là đồ mỹ nghệ bằng tre nứa ,gổ và đá Công ty những đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương các làng nghề nói riêng và cả nước nói chung ,góp phần nâng cao kim nghạch xuất khẩu mỹ nghệ của nghành ngày cang cao hơn và mạnh mẽ hơn nhằm tăng khả năg cạnh tranh đối với các nứơc tham gia xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên thị trường thế giới. Với rất nhiều thị trường đầy tiềm năng như Mỹ ,Italya ,Nhật và một số nước khác . Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều tồn tại, khó khăn cần giải quyết để tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Công ty. Qua phân tích hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty. Với mong muốn góp phân phát triển hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty chuyên đề đã đưa ra một số biện pháp, và kiến nghị để thực hiện các biện pháp đó.

doc53 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1760 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty cổ phần xuất khẩu mỹ nghệ Viễn Đông _FEH, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện phong cách riêng, sẵn sàng trả giá cao để mua các sản phẩm độc đáo. Thị trường Châu Phi lại thích các sản phẩm có hoạ tiết động vật như sư tử, hiêu, ngựa... _ Môi trường chính trị, luật pháp: Kinh doanh trong môi trường quốc tế, doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sẽ chịu sự điều chỉnh trước tiên là luật quốc tế, và tập quán kinh doanh quốc tế. Hiện các mặt hàng thủ công mỹ nghệ không bị hạn chế bởi hạn ngạch nhập khẩu, ít chị các rào cản của thương mại, cũng như rào cản kỹ thuật của các thị trương nhập khẩu. Nên đăng kỹ thương hiêu, mẫu mã kiểu dáng sản phẩm để được sự bảo vệ bởi luật pháp các nước về bản quyền, bởi mặt hàng thủ công mỹ nghệ rất dễ bị sao chép ăn cắp kiểu dáng, mẫu mã. _Môi trường kinh tế: Để đạt được hiệu quả trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ thì doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến môi trường kinh tế. Doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ xác định được hệ thống phân phối hàng thủ công mỹ nghệ của thị trường nhập khẩu, để đưa hàng vào một cách hiệu quả. Đông thời cũng phải quan tâm tới tỷ giá hối đoái, cán cân thanh toán, chi phí vận chuyển... là các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động xuất khẩu. _Môi trường cạnh tranh: Môi trường kinh doanh quốc tế là một môi trường cạnh tranh rất phức tạp, gay gắt, và khốc liệt. Trong lĩnh vực xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, hàng của Việt Nam chịu sự cạnh tranh rất lớn từ hàng thủ công mỹ nghệ của Trung Quốc với mẫu mã đa dạng giá cả cạnh tranh. Và cùng với đó là sự cạnh tranh cũng đến từ hàng thủ công mỹ nghệ của các nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia… Sức ép cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiêp không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã, chất lượng nguồn nhân lực, cải tiến cơ sở vật chất kỹ thuật… _Môi trường tự nhiên: Môi trường tự nhiên là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Bởi đây là mặt hàng được sản xuất chủ yếu từ nguyên liệu tự nhiên như: gỗ, mây, tre, cói, đất sét… Vì thế khi điều kiện tự nhiên không thuận lợi có thể ảnh hưởng tới nguồn cung, và chất lượng của nguyên vật liêu. Hơn nữa điều kiện tự nhiên khắc nghiệt có thể ảnh hưởng tới độ bền của sản phẩm (rạn nứt, ẩm mốc, mối mọt…) đòi hỏi cần phải có bước xử lý nguyên liệu phù hợp. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT KHẨU MỸ NGHỆ VIỄN ĐÔNG ( FEH ) 2.1/ Tổng quan về C ông ty Cổ phần Mỹ Nghệ Viễn Đông ( FEH ) 2.1.1/ Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty sản xuất - xuất khẩu mỹ Viễn Đông ( FEH ) Công ty cổ phần mỹ nghệ viễn đông Far Eastern Hadicraft_FEH được thiết lập vào năm 1996, với sự hợp nhất của một công ty thương mại và hai nhà sản xuất thủ công.FEH tự nó thiết lập như là một công ty xuất khẩu thủ công hàng đầu của Việt Nam, với sự tăng trưởng xuất khẩu hàng năm là 25% trong suốt 5 năm gần đây. FEH là doanh nghiệp Tư nhân, hoạt động xuất khẩu, có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, có con dấu riêng, có tài sản và các quĩ tập trung được mở tài khoản trong và ngoài nước, được tổ chức và hoạt động theo điều lệ của công ty Nhiệm vụ công ty: Sản xuất , xuất khẩu, và đại lý mua bán đồ thủ công mỹ nghệ. Địa chỉ :Toà nhà số 9 ngõ 106 ,đường Hoàng Quốc Việt giao dịch bằng dt Tel: +84 4 7552101 ;7554524 Fax: +84 4 752102 Email:feh@hn.vnn.vn Website: www.fehandicraft.com . Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty và chức năng của các phòng ban. Tính đến nay, Far Eastern Handicraft đã có một đội ngũ gồm 38 cán bộ công nhân viên, hầu hết có trình độ đại học và trên đại học với đội ngủ công nhân lành nghề từ các làng nghề mà công ty là đối tác… Về bộ máy quản lý của công ty được phân chia như sau: Sơ đồ tổ chức Hội đồng quản trị Management board Giám đốc Director Phòng tổ chức – hành chính - kế toán Financial department Marketing - xuất khẩu Marketing department Phòng giám sát sản xuất Production department Phòng nghiên cứu - phát triển R & D department Xưởng sản xuất FEH FEH bamboo & lacquer factory Quản lý Quản lý về mặt tài chính Phối hợp Ban giám đốc công ty: Gồm giám đốc công ty và các phó giám đốc công ty. Giám đốc công ty chịu trách nhiệm về toàn bộ các hoạt động của công ty trớc pháp luật cũng nh trớc bộ chủ quản. Đồng thời Ban giám đốc phải lấy ý kiến tham mu của các phòng ban, từ đó lập ra các kế hoạch và đờng lối phát triển của công ty Phó giám đốc là ngời giúp việc cho giám đốc chịu trách nhiệm trớc giám đốc và toàn thể công ty về quyền hạn của mình. Trong quá trình hoạt động, giám đốc và phó giám đốc điều hành trực tiếp, các phòng ban chức năng, kế toán trởng, trởng phòng kinh doanh. Sau đó tiếp nhận các báo cáo kết quả kinh doanh vào cuối mỗi kỳ. Văn phòng: Chịu trách nhiệm quản lý tài sản chung của công ty theo dõi tình hình sử dụng tài sản, quản lý chặt chẽ các khoản chi tiêu thuộc phạm vi chi tiêu của văn phòng. Phòng tổ chức-hành chính-kế toán: Có nhiệm vụ giúp các đơn vị tổ chức, sắp xếp và quản lý lao động nhằm sử dụng hợp lý và có hiểu quả lực lượng lao động của công ty. nghiên cứu xây dựng phương án hoàn thiện việc trả lương và phân phối hợp lý tiền lương để trình Giám đốc duyệt. Gồm 12 người có nhiệm vụ tạo điều kiện cho các đơn vị phát huy tốt nhất hiểu quả công việc, luôn tìm mọi cách khai thác mọi nguồn vốn (vốn tự có, vốn đi vay) nhằm đảm bảo cho các đơn vị hoạt động có hiểu quả nhất.thanh toán quyết toán các khoản chi phí cho nhân viên cán bộ hoạt động nh đI lại,ăn nghỉ..vv.. Phòng Marketing_xuất khẩu; Phòng có chức năng chủ yếu là: tìm hiểu khách hàng và thị trờng các khu vực, thực hiện các biện pháp giữ khách; giới thiệu khách hàng, liên hệ và ký kết hợp đồng cho mỗi đơn vị phù hợp với mặt hàng kinh doanh mà công ty phân công cho mỗi đơn vị đó Phòng giám sát sản xuất; - Thực hiện các đơn hàng : nhận đơn hàng từ phũng marketing - xuất khẩu và đặt hàng các nhà sản xuất ( kể cả xưởng sản xuất FEH ) ; giám sát toàn bộ quá trỡnh cung ứng hàng hoá của các nhà sản xuất, đảm bảo: đúng tiến độ, chất lượng, đóng gói …. - Thông tin đầy đủ, chính xác kịp thời trong suốt quá trình giám sát sản xuất từ phòng marketing - xuất khẩu đến nhà sản xuất và ngựoc lại - Cung cấp cơ sở dữ liệu bân đầu cho Phòng Marketing - Xuất khẩu: ảnh, kích cỡ, cân nặng… - Phối hợp với phòng Markeitng – xuất khẩu, Phòng R & D và nhà sản xuất để phát triển sản phẩm mới, ngành hàng mới. Cơ cấu tổ chức phòng giám sát sản xuất Trưởng phòng Trợ lý phòng Nhóm hàng 2 Nhóm hàng 1 Nhóm hàng 5+6 Nhóm hàng 3+4 ( Nguồn : Tài liệu phòng tổ chức - hành chính- kế toán ) Quản lý Hỗ trợ Phối hợp Phòng nghiên cứu-phát triển;-nghiên cứu và phát triển thêm nhiều mẩu hàng mới Nhóm hàng 1: Hàng sơn mài, trai, trứng được đặt hàng tại khu vực Hà Tây Nhóm hàng 2: Hàng gốm, trai đặc hàng tại khu vực Bát Tràng + hàng đá Nhóm hàng 3: hàng tre sơn dầu , tre PU đặt hàng tại Nam Định Nhóm hàng 4: Hàng cốt tre đặt hành Tại Nam Định Nhóm hàng 5: Hàng tre PU đặc hàng tại xưởng FEH Nhóm hàng 6: Các hàng khắc đặt hàng tại xưởng FEH -Nghiên cứu và tìm kiếm nguyên vât liệu mới nhằm tăng chất lợng sản phẩm,tăng độ bóng và bền của sản phẩm của cụng ty tăng khả năng cạnh tranh trờn thị trường . Xưởng sản xuất FEH : Sơ đồ tổ chức xưởng sản xuất FEH Xưởng trưởng Bộ phận kế toán, hành chính Tổ phun sơn (Tổ 2) Tổ sơn mài (Tổ 3) Tổ kẹt (Tổ 1) Tổ đóng gói (Tổ 4) ( Nguồn : Tài liệu phòng tổ chức - hành chính- kế toán ) 2.2/ Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty cổ phần xuất khẩu mỹ nghệ Viễn Đông 2.2.1/ Vị trí của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Đối với Công ty sản xuất - xuất khẩu Viễn Đông là một công ty chuyên sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công tre nứa,hàng năm đã mang về cho công ty một khoản doanh thu tương đối lớn giúp công ty trang trải cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Và tạo thu nhập cho hàng chục cán bộ công nhân viên, hàng trăm công nhân của công ty củng như của các lang nghề là đối tác của công ty có mức thu nhập ổn định và không ngừng tăng . Vị thế của công ty trên thị trường tăng nhanh ,giúp công ty củng cố uy tín và thành công với nhiều hợp đồng lớn. Trải qua gần 12 năm hoạnh đông sản xuất và kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ vẫn là mặt hàng kinh doanh chiến lược, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Công ty đem lại một nguồn doanh lợi lớn cho Công ty. Cũng vì thế doanh thu từ hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu không ngừng tăng qua các năm. Năm 2005 doanh thu từ hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu chỉ là 18754,3 triệu VND thì năm 2006 tăng lên 22479,8 triệu VND tương ứng với tốc độ tăng 19,86%. Sang năm 2007 doanh thu từ hàng thủ công mỹ nghệ tiếp tục tăng thêm 35 % so với năm 2006. Bảng: Kết quả kinh doanh của năm 2005 - 2007 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm2006 Năm 2007 1. Tổng doanh thu 18754,3 22479,8 30347,73 2. Doanh thu Thuần 16946,2 22449,3 23513,4 3. Lợi tức thuần từ hoạt động kinh doanh 127,3 134,6 4. Lợi tức sau thuế 123,5 132,9 137,2 (Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính năm 2005– 2007- phòng TCKT công ty FEH) 2.2.2/ Tổ chức xuất khẩu hàng thủ cụng mỹ nghệ của Cụng ty cổ phần xuất khẩu mỹ nghệ Viễn Đông. 2.2.2.1/ Tổ chức hoạt động tạo nguồn hàng xuất khẩu. ( Nguồn hàng thủ công mỹ nghệ của công ty được cung cấp chủ yếu bởi các làng nghề truyền thống, các xưởng sản xuất tư nhân và một số là do công ty phát triển mẫu mã, sáng tạo theo nhu cầu của khách hàng. Công ty chủ yếu thu gom hàng thủ công mỹ nghệ theo chuyên môn hoá từ các làng nghề truyền thống và xưởng sản xuất tư nhân ở các vùng sau: ỏ Hà Nôi : + Bát Tràng – Gia Lâm: là do xưởng của công ty tự sản xuất + Nam Định: Thu gom từ các xưởng của làng nghề truyền thống + Ninh Bình: Thu gom từ các xưởng của làng nghề truyền thống + Hà Tây : Thu gom từ các xưởng của làng nghề truyền thống Biện pháp tổ chức thu mua: Công ty thực hiện sáng tác mẫu mã hoặc theo mẫu yêu cầu của khách hàng. Công ty thực hiện việc thu gom và kiểm tra xử lý kỹ thuật và chát lưọng của sản phẩm ở các làng nghề,còn ở xưởng của công ty chịu trách nhiệm nguyên liệu, nấu, nung, sấy đến hoàn tất sản phẩm khi ký hợp đồng xuất khẩu. Công ty có thể giao cho các xí nghiệp bên ngoài theo chuyên môn hoá theo từng công đoạn, sau đó công ty sẽ đưa ra quyết định cuối cùng trước khi sản phẩm được lựa chọn để xuất khẩu Trong một số trường hợp khi một hoặc một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ có sức tiêu thụ lớn trên thị trường, mà các đơn vị và phân xưởng của công ty không có đủ khả năng để tăng cường sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường thì công ty sẽ giúp các cơ sở sản xuất về vốn để họ có thể nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như mở rộng hoạt động sản xuất. Bù lại họ cam kết bán toàn bộ sản phẩm cho công ty với giá ưu đãi hơn giá thị trường biện pháp thu mua này sẽ đem lại cho công ty khả năng thực hiện các hợp đông lớn và có lượng hàng ổn định để xuất khẩu, khai thác được nhu cầu của thị trương thu lợi nhuận cao cho doanh nghiệp ) ( Nguồn : Báo cáo thống kê kết quả của phòng giám sát sản xuất ) 2.2.2.2/ Tổ chức hoạt động nghiên cứu thị trường. Công ty cổ phần xuất khẩu mỹ nghệ Viễn Đông chưa có nhiều hoạt động nghiên cứu thị trường, các hoạt động nghiên cứu thị trường mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu giá cả thị trường, tìm kiếm cơ hội kinh doanh qua nghiên cứu các đơn chào. Mức chi phí mà Công ty dành cho việc nghiên cứu thị trường không nhiều, chưa có bộ phận chuyên trách cho hoạt động nghiên cứu thị trường. Phương pháp nghiên cứu cũng chỉ là phường thức nghiên cứu tại bàn và thông qua một số nhà cung cấp thông tin nên chưa có chất lượng cao với nguồn thông tin tương đối hạn chế, rất ít có điều kiện tổ chức cho nhân viên đi khảo sát thị trường. Dẫn đến hiệu quả của hoạt động nghiên cứu thị trường chưa cao. Ngoài ra hàng năm công ty còn gửi hàng đi tham gia triển lãm sản phẩm ở các hội chợ nước ngoài mục đích quảng bá sản phẩm và gây sự ảnh hưởng ngày càng lớn tới thi trường nước ngoài. 2.2.2.3/ Tổ chức hoạt động đàm phán ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Đối với hoạt động đàm phán ký kết hợp đồng trong xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của mình, Công ty sử dụng hình thức giao dịch dàm phán bằng thư tin là chủ yếu (Cụ thể là bằng hình thức telex và fax là chủ yếu, đôi khi sử dụng email), bởi ưu điểm của hình thức này là không quá tốn kém. Cũng nhờ sử dụng hình thức đàm phán là chủ yếu, nên hoạt động giao dịch đàm phán của Công ty chỉ được thực hiện tại văn phòng công ty. Kết thúc giao dịch đàm phán đi đến ký kết hợp đồng, trong hợp đồng Công ty thường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ theo điều kiện FOB. Phương thức thanh toán được Công ty sử dụng đối với khách hàng truyền thống là phương thức nhờ thu. Đối với khách hàng khác Công ty sử dụnh phương thức thanh toán tín dụng chứng từ để tránh rủi ro, việc kiểm tra L/C (để đảm bảo L/C có hiệu lực thanh toán, và có khả năng thực hiện) được phòng kinh doanh chịu trách nhiệm thực hiện.Sau khi có hợp đồng công tác chuẩn bị hàng xuất khẩu được Công ty nhanh chóng tiến hành. Sau khi chuẩn bị xong hàng hoá và đảm bảo chất lượng hàng hoá, việc làm thủ tục hải quan, và giao nhận hàng cho người vận tải sẽ được Phong kinh doanh đảm nhận thực hiện và nhanh chóng hoàn thiện bộ chứng từ thanh toán, và tiến hành các thủ tục hoàn thành việc thanh toán. 2.2.3/ Phân tích kết quả hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty cổ phần xuất khẩu mỹ nghệ Viễn Đông. 2.2.3.1/ Cơ cấu mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu: Về cơ cấu các mặt hàng sản xuất và xuất khẩu của công ty gồm những nhóm hàng sau : Nhóm hàng 1:hàng sơn mài ,trai ,trứng được đặt hàng tại khu vực Hà Tây Nhóm hàng 2: hàng gốm, trai đặt hàng tại khu vực Bát Tràng + hàng đá Nhóm hàng 3: hàng tre sơn dầu, PU đặt hàng tại Nam Định Nhóm hàng 4: hàng cốt tre đặt hàng tại Nam Định Nhóm hàng 5 : hàng tre PU đặt hàng tại xưởng FEH Nhóm hàng 6 :các hàng khác đặt hàng tại xưởng FEH Mặc dù chia ra theo từng nhóm hàng nhưng việc sản xuất và xuất khẩu phụ thuộc hoàn toàn váo số lượng và nhu cầu của đơn hàng,chứ công ty không chú trọng vào một mặt hàng nhất định. 2.2.3.2/Phương thức xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty: Từ khi mới thành lập Far Eastern Handicraft đã áp dụng hầu hết các phương thức kinh doanh được áp dụng trong ngành ngoại thương như nhận và gửi hàng viện trợ, hàng mậu dịch, đổi hàng uỷ thác hợp tác gia công để đảm bảo cho sự phát triển của mình. Càng ngày các phương thức kinh doanh của công ty càng đa dạng và phong phú đáp ứng được các đỏi hỏi khắt khe của nền kinh tế thị trường. Sau đây là kết quả kinh doanh của công ty theo các phương thức kinh doanh Phương thức kinh doanh xuất khẩu trực tiếp là phương thức công ty thực hiện đặt hàng ở các cơ sở sản xuất trong nước khác hoặc tự sản xuất sau đó xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Phương thức này có liên quan giữa người sản xuất trong nước và công ty trong đó hai bên thoả thuận các công đoạn mà mỗi bên phải làm, thống nhất giá nguyên vật liệu, giá trị ngày công lao động, các loại chi phí trích nộp quản lý và các chi phí khác để cùng nhau thống nhất giá mua cơ sở cho người sản xuất là bao nhiêu trên một đơn vị sản phẩm Phương thức uỷ thác được công ty áp dụng ngay từ những năm đầu hoạt động của mình công ty thực hiện nhận xuất khẩu cho các đơn vị không có giấy phép kinh doanh xuất khẩu hoặc không có kinh nghiệm xuất khẩu nên nhờ uy tín của FEH để làm thủ tục xuất do công ty có uy tín trong xuất khẩu và có kinh nghiệm xuất khẩu nên có rất nhiều công ty khác đã tìm đến công ty để nhờ công ty xuất khẩu hàng ra thị trường nước ngoài,hoặc sản phẩm của công ty được xuất khẩu thông qua một số công ty trong một số trường hợp đặc biệt. Năm 2005 xuất khẩu trực tiếp đạt 66% tổng giá trị xuất khẩu còn xuất khẩu uỷ thác đạt 44% giá trị xuất khẩu. Đến năm 2007 xuất khẩu trực tiếp của công ty đạt 69% giá trị hàng xuất khẩu tăng 3% so với năm 2005 còn xuất khẩu uỷ thác đạt 41% giảm 3% so với năm 2005 . Điều này cho thấy sự ưu tiên của công ty cho xuất khẩu trực tiếp vì xuất khẩu trực tiếp phương thức này có nhiều ưu điểm như phân định rõ trách nhiệm đối với hàng hoá giữa hai bên, giá cả phù hợp với giá thị trường làm người bán thoả mán họ có thể tính ngay được hiệu quả kinh doanh . Đối với xuất khẩu uỷ thác công ty chỉ thu phí hoa hồng 1% giá trị hàng xuất khẩu nên lợi nhuận sẽ kém hơn 2.2.3.3 / Kim ngạch xuất khẩu của Cụng ty trong thời gian qua: (Từ số liệu thống kê của phòng Tài chính kế toán qua các năm kinh doanh gần đây cho thấy tổng doanh thu năm 2005 là 18754,3triệu đồng, năm 2006 đó tăng lờn 22479,8triệu đồng và năm 2007 là 30347,73triệu đồng. Nhìn vào kết quả kinh doanh năm ta thấy doanh thu của công ty ngày càng phát triển năm 2006 doanh thu đạt 119% so năm 2005 và năm 2007 doanh thu đạt 135% so năm 2006. Doanh thu lại là chỉ tiêu quan trọng thể hiện khả năng cạnh tranh hàng hoá của công ty. Nó thể hiện quy mô kinh doanh, mức độ đáp ứng nhu cầu thị trường doanh thu càng cao thì khả năng cạnh tranh của công ty càng lớn Năm 2006tốc độ tăng 12,7% Năm 2007là 27,7% Các thị trường có tốc độ tăng cao nhất là thị trường Tây âu và Châu Mỹ. Đặc biệt là thị trường Mỹ. Tuy mới thâm nhập nhưng sản phẩm thủ công mỹ nghệ của công ty đã được thị trường rộng lớn này chấp nhận, ngày càng có thêm nhiều bạn hàng lớn ở Mỹ đặt hàng của công ty và ngày cho thấy đây là thị trường đầy tiềm năng. Còn thị trường Nhật Bản tuy có chững lại nhưng kim ngạch xuất khẩu của công ty vẫn luôn cao Hiện nay Mỹ đang là thị trường gần và có nhu cầu lớn nhất về hàng thủ công mỹ nghệ của công ty. năm 2005 chiếm 36,7%, năm 2006 chiếm 43,7%, năm 2007 chiếm 70% tổng kim nghạch xuất khẩu của công ty.Hơn nữa người Mỹ rất có nhu cầu về về đồ gỗ và tre. Sau thị trường Mỹ là thị trường Tây Âu như Tây Ban Nha và Italia, đây là khu vực thị trường rộng lớn về mọi chủng loại sản phẩm có giá trị cao những năm gần đây. năm 2007 xuất khẩu của công ty vào khu vực này chiếm 25% trong đó Tây Ban Nha là 15%,Italia là 10% giá trị xuất khẩu của toàn công ty và ngày càng có triển vọng.Tuy đây là thị trường tương đối khó tính nhưng có nhiều khách hàng rất ưa chuộm hàng thủ công mỹ nghệ của ta…thông qua hội chợ hàng năm ở các nước này công ty đã tìm kiếm được rất nhiều bạn hàng và đối tác để xuất khẩu.) ( Nguồn:Thống kê thị trường xuất khẩu và kim nghạch xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của Công ty cổ phần xuất khẩu mỹ nghệ Viễn Đông , phòng kế toán ) Lợi tức sau thuế của công ty cũng liên tục tăng thể hiện công ty luôn làm ăn có lãi và duy trì được mức độ tăng trưởng. Điều này chứng tỏ rằng tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có chiều hướng tốt đẹp, để có được kết quả như trên công ty đã mở rộng được mối quan hệ với khách hàng, tạo được lòng tin tưởng của khách hàng bằng việc đảm bảo về số lượng, chất lượng hàng, tăng tiến độ thời gian của dịch vụ. Qua bảng doanh thu xuất khẩu ta có thể thấy doanh thu xuất khẩu của công ty năm sau cao hơn năm trước và đạt vượt mức chỉ tiêu đề ra. Điều này chứng tỏ công ty đã chú trọng nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu và đã có được những kết quả tốt. Hàng xuất khẩu của công ty đã có sức cạnh tranh cao hơn và đã được thị trường nước ngoài chấp nhận. 2.2.3.4 / Thị trường xuất khẩu của Công ty. Trong điều kiện kinh tế hàng hoá như hiện nay, dù kinh doanh trong lĩnh vực nào mỗi doanh nghiệp cũng phải đương đầu với rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Để thúc đẩy hàng thủ công mỹ nghệ thì FEH phải mở rộng tới những thị trưòng và tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới.tính tới điểm này hàng thủ công mỹ nghệ của công ty đã có mặt ở hơn 10 quốc gia trên thế giới. Công ty không ngừng củng cố những thị trường truyền thống như thị trường Đông âu và Tây Ban Nha,Mỹ,Italia,thị trường Nhật Bản và một số thị trường khác… và ngày càng phát triển sang các thị trường mới như thị trường Châu Phi,và châu A… Không chỉ chú trọng củng cố các thị trường truyền thống, công ty còn mở rộng và phát triển khách hàng ở Châu Mỹ, Trung Đông. Đây là những thị trường rất tiềm năng của công ty. Để phát triển thị trường này trong tương lai, công ty cần tập trung nghiên cứu về tập quán, thị hiếu, phương thức kinh doanh sao cho phù hợp Trong những năm qua công ty chỉ xuất khẩu được một lượng khá nhỏ hàng thủ công mỹ nghệ sang trị trường Đông Nam á, chỉ đạt 3,1% giá trị xuất khẩu của toàn công ty lý do một phần tại các nước này cũng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và là đối thủ cạnh tranh của ta . Tuy nhiên khách hàng Đông Nam á vẫn ưa chuộm hàng thủ công mỹ nghệ của công ty vì sự tinh sảo của sản phẩm Như vậy có thể thấy FEH đã khá thành công trong việc tăng số lượng cũng như giá trị xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty đạt được kết quả trên là nhờ khả năng cạnh tranh của công ty cao so với các đối thủ cạnh tranh lên các bạn hàng mới tin tường làm ăn. 2.2.3.5/ Các hoạt động hỗ trợ xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty. Để phát triển xuất khâu hàng thủ công mỹ nghệ, Công ty đã có những hoạt động hỗ trợ cho xuất khẩu. Công ty thường xuyên gửi hàng của minh đi những hội chợ triển lãm trong và ngoài nước, nhất là những hội chợ về hàng thủ công mỹ nghệ. Tổ chức sản xuất, chế biến, gia công và thu mua hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu hàng mây tre đan, hàng mỹ nghệ làm từ tre như bình hoa,giá trang trí,vật trang trí làm từ tre vv Làm đại lý, mở cửa hàng bán buôn, bán lẻ các mặt hàng sản xuất trong và ngoài nước. Công ty đã giao cho Phòng nghiên cứu –phát triển , nghiên cứu sáng tạo mẫu mã mới, tổ chức sản xuất hàng mẫu, mang đi chào hàng tới tận tay khách hàng, hoặc mang đi dự các hội chợ, triển lãm. Nhờ đó mà Công ty đã duy trì và mở rộng được các mối quan hệ với khách hàng. Để thực hiện tốt các hợp đồng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ một yếu tố không thể thiếu là vốn. Chính vì vậy Công ty luôn cố gắng sử dụng hiệu quả tất cả các nguồn vốn. Không chỉ vậy Công ty luôn chủ động tìm kiếm huy động thêm các nguồn vốn. Chính vì thế nguồn vốn kinh doanh của Công ty không ngừng tăng qua các năm.Nhờ thế Công ty luôn chủ động trong hoạt động thu mua hàng hoá, đầu tư trang thiết bị, xây dựng cơ sở sản xuất hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, từ đó tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của mình. Triển khai thu mua và chế biến các mặt hàng mỹ nghệ được làm từ tre do xưởng của các làng nghề ở Nam Định, Hưng Yên, Hà Tây va Ninh Bình ngoài ra một số lượng lớn hàng được cung cấp từ xưởng của công ty ở Bát Tràng Nghiên cứu khả năng sản xuất của công ty phù hợp với nhu cầu thị trường. Điều chỉnh số lượng và mẩu hàng phù hợp với nhu cầu và yêu cầu của khách hàng nhằm hổ trợ chỉ đạo và hướng dẩn cho xưởng sản xuất nhằm đáp ứng kịp thời thị hiếu và đảm bảo đơn hàng. Tuân thủ luật pháp của Nhà nước về quản lý kinh tế tài chính, quản lý xuất khẩu và giao dịch đối ngoại, nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết trong hợp đồng mua bán ngoại thương và các hợp đồng liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đồng thời nhtạo các nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị, tự bù đắp chi phí, tự cân đối giữa xuất nhập khẩu, đảm bảo việc thực hiện sản xuất, kinh doanh có lãi và làm nghĩa vụ nộp ngân sách với Nhà nước. Nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao chất lượng các mặt hàng do Công ty sản xuất kinh doanh nhằm tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ. Nhằm đáp ứng yêu cầu khối lượng công việc ngày càng lớn, và đòi hỏi về chất lượng trong công việc ngày càng cao,những năm gần đây Công ty luôn chú trọng tới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ. Đặc biệt là cán bộ quản lý, cán bộ ngoại thương, công nhân, đảm bảo trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tay nghề, đảm bảo đáp ứng yêu cầu của hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty. 2.2.4/ Đánh giá hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty cổ phần xuất khẩu mỹ nghệ Viễn Đông. 2.2.4.1/ Những thành công trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty. Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ là lĩnh vực kinh doanh hiệu quả nhất của Công ty, trong những năm qua doanh thu từ hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu không ngừng tăng, đến năm 2005 doanh thu từ hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty đạt mức 18754,3 triệu VND. Cùng với đó lợi nhuận thu được từ mặt hàng này không ngừng tăng. Năm 2006 lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty đạt 22479,8triệu đồng và năm 2007 tăng lên 30347,73 triệu VND. Trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của mình Công ty đã có được một thị trường lớn là thị trường Mỹ. Công ty đã xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất tương đối hoàn thiện phục vụ cho việc sản xuất, hoàn thiện hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Chính nhờ vậy mà sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty luôn đảm bảo chất lượng, đồng thời cũng giảm hao hụt trong khâu chuẩn bị hàng, tăng hiệu quả kinh doanh. Đồng thời Công ty cũng đã xây dựng được hệ thống nguồn hàng ổn đinh do xưởng sản xuất và tại các làng nghề truyền thống ở các tỉnh lân cận rất thuận tiện cho việc thu gom hàng khi có hợp đồng xuất khẩu. 2.2.4.2/ Những tồn tại trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty. Tuy rất nhiều nỗ lực nhưng trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần khắc phục: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty vẫn tăng đều Công ty mới chỉ có một thị trường xuất khẩu lớn có kim ngạch xuất khẩu ổn định (thị trường Mỹ). Các thị trường khác tăng giảm không ổn định: Thị trường Đài Loan ba năm liên tiếp giảm. Thị trường Singapore năm 2006 giảm tới 7,5 % so với năm 2005. Thị trường Nhật Bản năm 2006 giảm hơn một nửa. Thị trường Hàn Quốc năm 2005 không xuất khẩu được chút hàng thủ công mỹ nghệ nào... Hoạt động nghiên cứu thị trường, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm, xúc tiến thương mại… của Công ty rất yếu kém. Chưa nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu thị trường, và hoạt động xúc tiến thương mại, dẫn đến đầu tư kinh phí dành cho các hoạt động này không đáng kể, không có các bộ phận chuyên môn cho các hoạt động này. Hình thức xuất khẩu còn hạn chế (hơn 70 % hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu theo hình thức gia công xuất khẩu). Dù đã chú trọng đến hoạt động bồi dưỡng đào tạo cán bộ, công nhân viên, cũng như việc phát triển nguồn nhân lực. Nhưng lực lượng lao động hiện nay của Công ty vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh doanh của mình. Công ty chưa có sự chuyên môn hoá trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Bộ máy tổ chức chưa hoàn thiện. Nhiều bộ phận phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ .Cũng chưa có bộ phận riêng cho việc lập kế hoạch, chưa có phong kỹ thuật riêng phục vụ quản lý chất lượng sản phẩm, không có bộ phận riêng cho việc nghiên cứu, phát triển thị trường... Tuy thời gian qua Công ty đã đầu tư nhiều cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty, cũng như hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Cơ sở vật chất kỹ thuật Công ty vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của mình. Công ty chưa ưu tiên ứng dụng nhiều công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh, cũng như xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Nguyên nhân của những tồn tại này một phần đó là quy mô của Công ty chưa lớn. Tổng số lao động trong danh sách do Công ty quản lý mới chỉ có 38 người. Vốn điều lệ của Công ty tính đến năm 2006 mới hơn 4 tỷ VND. Nên nguồn lực dành cho hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ còn rất hạn chế. 2.2.4.3/ Nguyên nhân: Với thời gian hoạt động và thành lập chưa đầy 12 năm , là quảng thời gian quá ngắn để một công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu mỹ nghệ khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường thế giợ khi mà đối thủ cạnh tranh khong phải mỗi đến từ trong nước mà đến từ rất nhiều nơi từ các quốc gia khác nhau.Trong đó có những quốc gia có nghành nghề truyền thống thủ công rất phát triển như Trung Quốc,Thái Lan hay Myanma…ngoài ra nguồn nguyên liệu phần đa là nhập khẩu củng gây khó khăn lớn cho công ty nói chung và cac doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng. Công nghệ sản xuất của công ty va các làng nghề đối tác của công ty đều là gia công nên chất lượng sản phẩm chưa cao và mẩu mã chưa phong phú .Tuy nhiên hàng thủ công mỹ nghệ của công ty nói chung và Việt Nam nói riêng có hàm lượng văn hóa truyền thống của làng nghề rất cao,ít bi chi phối và tac động của công nghệ. -Thuận lợi. Mặt hàng thủ công mỹ nghệ là mặt hàng được Đảng và Nhà nước quan tâm, ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển sản xuất - xuất khẩu. Hỗ trợ thông tin về thị trường, giúp các doanh nghiệp năm bắt được nhu cầu, tập quán tiêu dung của các thị trường. Có những quy hoạch định hướng phát triển các vũng nguyên liệu cho sản xuất. Mở các cuộc hội thảo về hàng thủ công mỹ nghệ, xây dựng những chiến lươc phát triển, quy hoạch các vùng sản xuất, vùng nguyên liệu. Mở các khoá đào tao giúp doanh nghiệp phát triển nguồn trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, giảm các thủ tục hành chính. Có nhân lực của mình. Tạo điều kiện thông thoáng các hoạt động triển sản xuất mặt hàng thủ công ngoại giao mở đường cho phát triển quan hệ thương mại với các nước. Mấy năm gần đây kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam không ngừng tăng với tốc độ từ 15 % đến 20 % một năm. Như năm 2005 kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 568,54 triệu USD, và năm 2006 đạt 660 triệu USD và năm 2007 là 750 triêu USD tăng 19% so với năm 2006 và dự kiến năm nay là 1ty USD taeng 35% so với 2007 . Qua các chỉ số trên có thể nói xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ không ngừng tăngtrưởng qua các năm, với những con số rất khả quan. -Khó khăn. Cùng với việc nhu cầu hàng thủ công mỹ nghệ trên thị trường thế giới tiếp tục gia tăng, thì mức độ cạnh tranh càng trở nên gay gắt hơn. Với những sản phẩm đa dạng về mẫu mã và cũng vẫn nổi tiếng về giá cả của hàng thủ công mỹ nghệ Trung Quốc. Và những nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia cũng có ngành thủ công mỹ nghệ rất phát triển. Thêm vào đó như Ấn Độ, Philippin, Mianma, Lào… cũng đang đầu tư phát triển ngành này. Việc Đảng và nhà nước khuyến khích phát triển hàng thủ công mỹ nghệ, khiến cho ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia khiến cho cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ giữa các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty cổ phần mỹ nghệ Viễn Đông nói riêng ngay cang khác nghiệt ngay trên sân nhà với nhau. Mức độ cạnh tranh diễn ra ngày càng mạnh mẽ hơn khi chưa xây dựng được các vùng nguyên liệu ổn định, dẫn đến tình trạng giá nguyên liệu không ổn định. CHƯƠNG III PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT KHẨU MỸ NGHỆ VIỄN ĐÔNG ( Far Eastern Hadicraft ) 3.1/ Phương hướng phát triển kinh doanh và phương hướng phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty trong thời gian tới. 3.1.1/ Mục tiêu của Công ty. Mở rộng thị trường quốc tế mới như Pháp, Mỹ, Trung Quốc và khu vực ASEAN. Duy trì ổn định phát triển trị trường truyền thống Mỹ Italy,và Nhật.Tiếp tục nghiên cứu để từng bước ổn định sang thị trường Đài Loan và một số nước Tây Á củng như một số quốc gia có nhu cầu nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Mở rộng sản xuất, gia công hàng xuất khẩu. Đảm bảo uy tín với khách hàng về thời gian giao hàng và chất lượng sản phẩm. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm hiểu thị trường xuất khẩu trực tiếp hàng tre nứa thủ công mỹ nghệ ở Điểm sản xuất .Phấn đấu doanh thu từ hàng xuất khẩu hàng năm tăng từ 18 % đến 30 %. 3.1.2 / Phương hướng kinh doanh của Công ty. Phát huy thế mạnh của Công ty trong những năm qua luôn đoàn kết, ổn định và phát triển. Khắc phục các khó khăn phát sinh trong cơ chế thị trường, huy động mọi nguồn lực về thị trường, mặt hàng, con người, vật tư, vốn đảm bảo duy trì ổn định sản xuất kinh doanh. Tiếp tục hoàn thiên, bổ sung sửa đổi cơ chhế khoán sản phẩm cho các phòng ban, tạo điều kiện tốt nhất cho các đơn vị chủ động về tài chính và tổ chức sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm tăng hiệu quả sản xuất – kinh doanh. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, làm tốt công tác tiếp thị, mở rộng thị trường trong và ngoài nước nhằm phục vụ tiêu thụ sản phẩm Công ty có hiệu quả cao nhất. Đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng sản phẩm hàng xuất khẩu. Hàng hoá đảm bảo chất lượng, đảm bảo vệ sinh công nghiệp, đúng mẫu mã theo đơn đặt hàng, không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng và hoàn thiện sản phẩm. .3.2/ Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty cổ phần xuất khẩu mỹ nghệ Viễn Đông . 3.2.1/ Hoàn thiện bộ máy tổ chức của Công ty theo hướng chuyên nghiệp hoá. Mặt dù đã qua nhiều lần điều chỉnh cho phù hợp với tình hình phát triển, nhưng đến nay bộ máy tổ chức hiện nay của Công ty vẩn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của Công ty. Hiện nay bộ máy tổ chức của Công ty khá gọn nhẹ phù hợp với giai đoạn phát triển trước, nhưng trong giai đoạn phát triển mới nó không còn phù hợp nữa. Vì khá gọn nhẹ nên các bộ phận thường kiêm nhiệm nhiều chức năng khác nhau. Chính vì vậy đã gây khó khăn khi Công ty mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh, đa dạng hoá sản phẩm. Các nghiệp vụ nghiên cứu thị trường, phát triển thị trường mới, phát triển sản phẩm mới, xúc tiến thương mại do chưa có bộ phận riêng đảm nhiệm lên hiệu quả không cao. Hiện nay Công ty cũng chưa có phòng Kế hoạch phụ trách chuyên môn, dẫn đến việc rất khó khăn trong việc lập các kế hoạch dài hạn, kế hoạch phát triển sản phẩm mới, kế hoạch thâm nhập thị trường mới… Và cung rất khó khăn trong việc kiểm tra và giám sát việc thực hiện kế hoạch. Hay như việc chưa có phòng Kỹ thuật chuyên môn để giám sát kỹ thuật sản phẩm, mà chỉ có một vài nhân viên kỹ thuật của phòng giám sát phụ trách nên gặp khó khăn trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm cho các đơn hàng lớn, các đơn hàng mà sản phẩm đòi hỏi phải có kỹ thuật cao. Hơn nưa viêc không chuyên môn hoá được các khâu khiến cho việc giảm chi phi trở lên khó khăn, làm giảm sức mạnh cạnh tranh sản phẩm của Công ty. Chính vì vây để nâng cao hiệu quả trong kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Công ty nên xây dựng bộ máy tổ chức của mình theo hướng chuyên môn hoá các bộ phận, giúp các bộ phận tập trung chuyên sâu vào nhiệm vụ, nâng cao hiệu quả trong mỗi hoạt động. 3.2.2/ Phát triển công tác nghiên cứu thị trường. Công ty cần chú ý nhiều hơn tới hoạt động nghiên cứu thị trường vì đây là hoạt động có tính chất quan trọng giúp tìm kiếm đối tác và bạn hang giúp Công ty nâng cao sản lượng xuất khẩu. Tới đây Công ty nên dành nhiều nguồn lực hơn nữa cho hoạt động này, để nắm được các yếu tố và hiểu các quy luật vận động của thị trường, đưa ra các biện pháp kinh doanh thích hợp. Công ty cần nghiên cứu kỹ các thị trường, tìm hiểu các yêu cầu khác nhau của từng thị trường riêng biệt, từng mặt hàng. Đánh giá nhu cầu từng thị trường, và xác định được sự khác nhau giữa các thị trường. Phương pháp tìm hiểu có thể qua các tài liệu thông kê, thông qua báo, tạp chí, qua mạng internet, qua hội chợ, triển lãm, qua các hội thảo về hàng thủ công mỹ nghệ trên thế giới, qua các đại sứ quán, tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoài, và đại sứ quán nước ngoài ở Việt Nam… Công ty cần có đội ngũ chuyên trách, có kiến thức để có thể đảm nhiệm một cánh tốt hơn công tác nay. 3.2.3/ Cải tiến mẫu mã đa dạng hoá sản phẩm. Mẫu mã là một vấn đề gây khó khăn cho hoạt động xuât khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam hiện nay. Thị trường hàng thủ công mỹ nghệ thế giới luôn có yêu cầu rất cao về mẫu mã sản phẩm. Chính vì vậy mà Công ty nên chú trọng nhiều hơn đến việc nghiên cứu cải tiến mẫu mã và đa dạng hoá sản phẩm. Tuy nhiên để có được những mẫu mã phong phú và được khách hàng chấp nhận, là một vấn đề rất nan giải, không chỉ đối với Công ty mà còn với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ khác hoâật dôộng trong lĩnh vực xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ (có thể làm hàng trăm mẫu mã nhưng chỉ vài chục mẫu bán được). Chính vì vậy để có mẫu mã phong phú mà lại được khách hàng chấp nhận là một công việc rất tốn kém. Để có những mẫu mã tốt Công ty phải tìm hiểu một cách thấu đáo nhu cầu khách hàng, vì vậy công tác này cần phải kết hợp chăt chẽ với công tác nghiên cứu thị trường (đây là một hoạt động mà Công ty đang rất yếu). Để có được nhiều mẫu mã phù hợp với yêu cầu khách hàng Công ty có thể phát triển một đội ngũ nhân viên chuyên thiết kế mẫu mã sản phẩm. Với tính chất chuyên nghiệp hoá hiệu quả công việc sẽ cao hơn, số lượng và chất lượng mẫu mã sẽ được cải thiện đáng kể. Công ty cũng có thể sử dụng biện pháp thuê, đặt các chuyên gia của nước ngoài thiết kế mẫu mã. Xuất khẩu vào nước nào ta thuê ngay chuyên gia của thị trường đó, bơi họ là những người rất am hiểu thị trường đó. Nhưng đây là phương pháp rất tốn kém, chỉ nên áp dụng với những thị trường lớn, thị trường tiềm năng của Công ty. 3.2.4/ Đảm bảo chất lượng sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Cùng với mẫu mã, chất lượng là yếu tố được đánh giá rất cao trên thị trường quốc tế. Chỉ có đảm bảo chất lượng mới có thể duy trì các mối quan hệ làm ăn với khách hàng trên thế giới. Chính vì vây mà Công ty rất chú trọng đến việc quản lý chất lượng sản phẩm. Tuy vậy với cơ sơ vật chất kỹ thuật hạn chế và nguồn nhân lực hiện nay Công ty gặp rất nhiều khó khăn để đảm bảo chất lượng cho các lô hàng lớn, yêu cầu kỹ thuật cao. Nhất là khi phần lớn sản phẩm của Công ty được sản xuất bằng hình thức đặt hàng gia công tại những cơ sở sản xuất của các làng nghề. Muốn đảm bảo, và nâng cao chất lượng sản phẩm cần xây dựng mối quan hệ tốt với những cơ sở gia công, thường xuyên mở các khoá đào tạo nâng cao tay nghê cho người lao động tại các cơ sở, có một cơ chế khoán sản phẩm hợp lý dể ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm. Cùng với đó Công ty cần tiếp tục đầu tư trang thiết bị hiện cho các khâu sơ chế nguyên vật liệu, hoàn thiện sản phẩm, bao gói… tạo điều kiện đảm bảo và nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm. Công ty nên thành lập một bộ phận chuyên trách trong việc xây dựng, quản lý, giám sát, kiểm tra quy trình sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm khi xuất giúp Công ty nâng cao được uy tín của mình trên thương trường. 3.2.5/ Thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại. Theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, những năm gần đây Công ty đã bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến các hoạt động xúc tiến thương mại. Tuy nhiên vì đây là hoạt động rất tốn kém, lại không mang lại hiệu quả ngay được, nên Công ty chưa dành nhiều nguồn lực giúp cho công tác đầu tư hoạt động xúc tiến thương mại. Hoạt động xúc tiến thương mại của Công ty mới dừng lại ở những hoạt động nhưng hoạt động như đem hang đi dự hội chợ, triển lãm, tham dự các cuộc hội thảo về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Để phát triển hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Công ty không thể chỉ dừng lại ở những hoạt động xúc tiến thương mại trên. Công ty cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động quảng bá hình ảnh của Công ty trên thị trường quốc tế thong qua báo đài và các nhà môi giới. Cần tăng cường hoạt động quảng cáo giới thiệu sản phẩm, Công ty trên các phương tiện đặc biệt trên Internet: Đăng ký giao dịch trên các sàn giao dịch trực tuyến. Sử dụng các Catalogue để giới thiệu sản phẩm của Công ty. Sử dụng các webside xúc tiến thương mại của Việt Nam.Nâng cấp webside để thuận tiện quảng bá hình ảnh của Công ty cũng như giới thiệu sản phẩm, thuận tiện cho việc trao đổi thông tin với khách hàng. Tham gia các hiệp hội ngành hàng mỹ nghệ để chia sẻ thông tin, nguồn lực, tạo sức mạnh liên kết. Tham ra các cuộc hội thảo về xúc tiến thương mại về mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. 3.2.6/ Tiếp tục bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực. Nhận thức được vai trò của nguồn nhân lực Công ty rất chú trọng trong việc bồi dưỡng đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên hiện nay nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng được đáp ứng được cho hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty. Các kế hoạch phát triển nguồn nhân lực vẫn còn chung chung chưa có kế hoạch cụ thể. Vì vậy mà các hoạt động còn rời rạc không thành hệ thống, mang tính thụ động cao. Để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng cho hoạt động kinh doanh nói chung, và hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng trong thời gian tơi Công ty cần: Thường xuyên đánh giá lực lượng lao động của mình, xác định các vị trí yếu, thiếu. Đưa ra các biện pháp để phát triển nguồn nhân lực sao cho phù hợp. Đồng thời cũng cần có những kế hoạch phát triển nguồn nhân lực để mở đường cho phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. 3.2.7/ Củng cố và phát triển các nguồn hàng cho xuất khẩu. Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ hiện nay, nguồn hàng ngày cảng trở lên quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Nguồn nguyên liệu đầu vào không ổn định đã làm cho nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất và xuất khẩu. Vì vậy muốn duy trí hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Công ty cần phải chú trọng nhiều hơn nữa trong công tác tạo nguồn hàng. Trên thực tế Công ty cũng rất quan tâm tới việc phát triển các cơ sở gia công hàng tre nứa của xưởng và các làng nghề truyền thống bạn hàng của công ty. Để đáp ứng được lượng hàng cho phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ thì Công ty cần cố gắng hơn nữa trong công tác này. Cần tiếp tục củng cố mối quan hệ với các cơ sở gia công. Tiếp tục đầu tư phát triển các vùng nguyên liệu cho hàng tre. 3.2.8/ Tập trung củng cố các thị trường xuất khẩu hiện tại. Mặc dù rất nỗ lực trong việc tìm kiếm, phát triển các thị trường mới. Nhưng những hoạt động đó của Công ty chưa hiệu quả, do không có kế hoạch cụ thể cho việc phát triển các thị trường mới, đầu tư cho việc phát triển thị trường phân tán. Trong thời gian tới Công ty nên xây dựng kế hoạch phát triển thị trường một cách cụ thể và chính xác hơn. Xác định những thị trường trọng điểm, những thị trường có tiêm năng để tập trung nguồn lực đầu tư. Tập trung củng cố lại những thị trường không ổn định của Công ty. Phân tích, tìm hiểu nguyên nhân vì sao lại có hiện tượng suy giảm kim ngạch xuất khẩu vào một số thị trường, để tìm biện pháp khắc phục. Sau đó hãy tính đến việc phát triển thêm các thị trường khác. 3.3/ Một số kiến nghị để thực hiện các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty. 3.3.1/ Một số kiên nghị đối với Nhà Nước. Trong thời gian tới Nhà Nước cần tiếp tục hoàn thiện và sửa đổi cơ chế chính sách cho phát triển hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Cải cách các thủ tục hành chính gây cản trở xuất khẩu. Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động thu thập thông tin về thị trường hàng thủ công mỹ nghệ thế giới, đào tạo nguồn nhân lực. Quy hoạch trong việc phát triển các làng nghề, vùng nguyên liệu mở đường cho hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.và đáp ứng được yêu cầu nguyên liẹu cho công ty một cách đầy đủ phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu sản phẩm. Xây dựng những chương trình xúc tiến thương mại quốc gia về hàng thủ công mỹ nghệ, để quảng bá hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam trên thị trường thế giới. Tiếp tục tổ chức các cuộc hội thảo tìm biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Cải tiến việc xây dựng các kế hoạch phát triển hàng thủ công mỹ nghệ quốc gia sao cho sat với thực tế. 3.3.2/ Một số kiến nghị đối với Công ty. Để thực hiện các biên pháp trên Công ty trước tiên cần phải xây dựng được một kế hoạch tổng thể, toàn diện, cụ thể đến từng lĩnh vực, từng bộ phận của công ty… dựa trên cơ sở các phân tích đánh giá tình hình thực tế của mình (Có thể sử dụng mô hình SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của Công ty). Nên lập kế hoạch cho một giai đoạn kinh doanh dài hạn (thường bốn đến năm năm), và nên có một phòng kế hoạch đảm nhiệm công việc này. Phòng kế hoạch có nhiệm vụ lập kế hoạch, hướng dẫn, theo dõi, quản lý, kiểm tra công việc thực hiện kế hoach. Đánh giá việc thực hiện kế hoạch trong từng năm, có những điều chỉnh thay đổi sao cho phù hơp vơi tình hình thực tế. Tăng cường và mở rộng các hình thức huy động vốn. Vì vốn là nhân tố không thể thiếu trong mọi hoạt động kinh doanh. Không có vốn Công ty sẽ không thể đầu tư mở rộng sản xuất, không thể ổn định được nguồn hàng. Thiếu vốn Công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện các biện pháp phát triển kinh doanh, và phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Thiếu vốn Công ty sẽ khó thực hiện được các hợp đồng xuất khẩu lớn… Có vốn Công ty yên tâm đầu tư nhiều hơn vào những hoạt động đòi hỏi chi phí lớn nhưng lại đem lại hiệu quả cao trong dài hạn như đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đầu tư vào các hoạt động xúc tiến thương mai, đầu tư vao cộng nghệ… Công ty nên mở rộng liên kết với các cơ sở sản xuất kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong nghành một cách chặt chẻ,tham gia vào hiệp hội Thủ Công Mỹ Nghệ,quan hệ chặt chẽ với các Công ty trong nghành và công ty đã tham gia vào công ty liên kết toàn cầu về mỹ nghệ. Khi liên kết sẽ tạo ra được sức mạnh trong kinh doanh, có thể chia sẻ nguồn lực trong kinh doanh, tận dụng được các lợi thế của nhau để cùng phát triển. Liên kết sẽ giúp các doanh nghiêp có thể tập hợp đủ các nguồn lực để có thể thực hiện được các đơn hàng lớn, đòi hỏi kỹ thuật cao, có giá trị lớn, và có thể đem lại lợi nhuận nhiều hơn. Củng cố duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các cơ sở gia công hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty. Tạo sự tin tưởng gắn bó giữa các cơ sở với Công ty. Từ đó Công tỳ sẽ xây dựng được một nguồn hàng vững chắc, tạo điều kiện đảm bảo, nâng cao chất lượng hàng hoá ngay tư những cơ sở này. Đó cũng là điều kiện cho Công ty tạo dựng những nguồn hàng mới và ổn định. Tiếp tục đầu tư nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuất, cải tiến trang thiết bị của Công ty, tạo điều kiện mở rộng phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm qua các khâu sơ chế, bảo quản, đóng gói… Cải thiện điều kiện làm việc trong Công ty. Tiếp tục chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung cán bộ có trọng điểm. Xây dựng cơ chế quản lý khoa học, có chế độ đãi ngộ hợp lý, có chế độ thưởng phạt rõ ràng cụ thể để tạo động lực lao động, sang tạo trong công việc. Bên cạnh việc phat triển thị trường, tìm kiếm bạn hàng mới Công ty cũng cần phải chú ý duy trì phát triển mối quan hệ với khách hàng truyền thống. Củng cố xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, củng cố niềm tin của các khách hàng mới. Tao ra sự chắc chắn trong việc phát triển những thị trường mới. Cần sử dụng hiệu quả các chương trình của nhà nước về các hoạt động xúc tiến xuất khẩu, xúc tiến xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ (các hoạt động quảng bá, hội chợ, triển lãm vv…). Triệt để khai thác thông tin qua các đại sứ quán, tham tán thương mại của Việt Nam ở nước ngoài về thị trường các nước. Tham gia tích cực các chương trình phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Chính phủ. Tận dụng sự đầu tư của hiệp hội thủ công mỹ nghệ, và Chính phủ về phát triển nguồn nhân lực cho sản xuất, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ… Bên cạnh đó Công ty cũng có những kiến nghị lên hiệp hội nhằm tác động lên Chính phủ giải quyết các vướng mắc trong cơ chế, chính sách tạo ra một môi trường thông thoáng cho xuất khẩu. hay chủ động cùng hổ trợ các làng nghề xây dựng xây dựng quy hoạch vùng nguyên liệu cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tạo điều kiện vững chắc và an toàn cho Công ty khi mở rộng sản xuất. KẾT LUẬN Là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Trong thời gian qua xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ, góp phần giải quyết công ăn việc làm cải thiện đời sống xã hội cho người lao động. Đồng thời đem lại một nguồn thu ngoại tệ ngày cang lớn đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên là hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khách quan và chủ quan. Tất cả đòi hỏi một sự nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Đổi lại Việt nam còn rất nhiềm tiềm năng trong hoạt xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, hứa hẹn sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp. Là doanh nghiệp hoạt động trong sản xuất, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Công ty cổ phần xuất khẩu mỹ nghệ Viễn Đông với thâm niên trong nghành chưa đầy 12 năm nhưng công ty đã có một chỗ đứng vững vàng trên thị trường khi mà mặt hàng chủ yếu mà công ty khai thác và kinh doanh là đồ mỹ nghệ bằng tre nứa ,gổ và đá… Công ty những đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương các làng nghề nói riêng và cả nước nói chung ,góp phần nâng cao kim nghạch xuất khẩu mỹ nghệ của nghành ngày cang cao hơn và mạnh mẽ hơn nhằm tăng khả năg cạnh tranh đối với các nứơc tham gia xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên thị trường thế giới. Với rất nhiều thị trường đầy tiềm năng như Mỹ ,Italya ,Nhật và một số nước khác…. Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều tồn tại, khó khăn cần giải quyết để tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Công ty. Qua phân tích hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty. Với mong muốn góp phân phát triển hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty chuyên đề đã đưa ra một số biện pháp, và kiến nghị để thực hiện các biện pháp đó. Là một sinh viên sắp tốt nghiệp, với lượng kiến thức hạn chế, và chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên bài viết không tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong nhận được sự quan tâm, chỉ bảo của cô giáo Nguyễn Lệ Thuý để chuyên đề này được hoàn thiện hơn. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO GS.TS. Võ Thanh Thu – 2006 - Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu – Nhà xuất bản Lao động – xã hội. PGS.TS. Vũ Hữu Tửu – 2002 - Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương – Nhà xuất bản Giáo dục. PGS.TS. Hoàng Minh Đường, PGS.TS. Nguyễn Thừa Lộc – 2005 - Giáo trình quản trị doanh nghiệp thương mại (Tập 1; 2) – Nhà xuất bản Lao động – xã hội. TS.Trần Hoè – 1998 – Giáo trình quản trị kinh doanh thương mại quốc tế - Nhà xuất bản thống kê. Báo cáo kết quả kinh doanh - Năm 2005, 2006 ,2007- Phòng kế toán. Thống kê hàng xuất khẩu - Năm 2005, 2006,2007 - Phòng kế toán. Một số Webside: www.wordpress.com www.vneconomy.vn vietnamnet.vn www.vinanet.com.vn www.vnn.vn www.mof.gov.vn MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12267.doc
Tài liệu liên quan