Chuyên đề Bước đầu đánh giá công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) phục vụ cho dự án xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật(CSHTKT) khu vực Hồ Tây_ Quận Tây Hồ

Sau khi Đảng và nhà nước chủ trương chuyển đổi phát triển nền kinh tế thị trường đã khơi dậy tiềm năng của đất nước, nhiều thành phần kinh tế đầu tư xây dựng đã tạo một bộ mặt mới cho các đô thị của nước ta. Trong giai đoạn hiện nay, GPMB ngày càng trở thành một vấn đề hết sức quan trọng đang được cả xã hội quan tâm. Ở quốc gia nào cũng vậy, trong từng thời kỳ phát triển việc sắp xếp lại hệ thống dân cư, đô thị là cần thiết để phù hợp với tình hình mới. Việc trưng thu, trưng mua, việc thu hồi những vùng đất để xây dựng thành phố mới, khu sản xuất, sinh hoạt mới là quy luật tất yếu của sự phát triển. GPMB giúp cho việc sử dụng đất có hiệu quả hơn đồng thời góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng sản lượng công nghiệp, thương mại dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong kinh tế, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ngày càng phát triển. Thực tế công tác GPMB của nước ta nói chung và của Hà Nội nói riêng hiện nay đang gặp không ít những khó khăn vướng mắc. Vấn đề đền bù, hỗ trợ, tái định cư trong mỗi dự án cần GPMB vẫn đang là những bất cập được quan tâm giải quyết hàng đầu của Nhà nước và UBND thành phố. Hàng loạt các chính sách quy định sửa đổi đã được đưa ra nhưng vẫn chưa khắc phục được những khó khăn trong công tác GPMB. Từ trước tới nay, Hồ Tây không chỉ là cảnh đẹp có giá trị kinh tế, môi trường mà còn là một biểu tượng linh thiêng đối với người Hà Nội. Việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây không chỉ bảo vệ cảnh đẹp Hồ Tây mà còn mang lại cho hồ một dáng vẻ hoàn toàn mới. Cũng như các dự án đầu tư xây dựng khác, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu vực Hồ Tây cũng đã gặp phải không ít những khó khăn trong quá trình thực hiện. Việc kéo dài thời gian GPMB đã làm chậm tiến độ thi công của công trình gây thất thoát rất nhiều về tài chính. Trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp này, em tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công tác GPMB , thực trạng công tác GPMB của dự án. Từ đó đưa ra những đánh giá về công tác GPMB những khó khăn gặp phải và nguyên nhân của những khó khăn đó. Trên cơ sở lý thuyết và thực trạng để đưa ra một số giải pháp cự thể nhằm đẩy nhanh tiến độ công tác GPMB của dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu vực Hồ Tây. Chuyên đề thực tập này giúp em nhận rõ được tầm quan trọng của công tác GPMB những vấn đề liên quan đến GPMB và quan trọng hơn là hoàn thiện thêm những kiến thức đã được học trong nhà trường.

doc63 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1374 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Bước đầu đánh giá công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) phục vụ cho dự án xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật(CSHTKT) khu vực Hồ Tây_ Quận Tây Hồ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ến hành kê khai đều là những hộ có công trình xây dựng trên đất và đang kinh doanh trên các mảnh đất đó. Sau nhiều lần vận động thuyết phục nhưng các hộ gia đình này vẫn không tự giác chấp hành kê khai, tổ công tác đã thực hiện các biện pháp cưỡng chế kê khai đối với những hộ ngoan cố không chấp hành. Kết quả cụ thể công tác kê khai của từng gói thầu như sau: Bảng 2.4. Kết quả công tác kê khai Gói thầu Số hộ điều tra khảo sát Số hộ đồng ý cho điều tra Số hộ không đồng ý Gói 19: Tuyến Cống Đõ, Võng Thị 5 2 3 Gói 22: Tuyến Cống Đõ_làng hoa Thụy Khuê 54 53 1 Gói 18: Tuyến Cống Xuân La_cv nước Hồ Tây 137 116 21 Gói 9: Câu lạc bộ HN 251 71 80 Gói 21: Tuyến Phủ Tây Hồ _KS Tây Hồ 71 60 11 Gói 10: Làng Nghi Tàm_ Nhà nghỉ TW 99 55 35 Gói 11: KS Quảng Bá_ KS Tây Hồ 65 12 53 Đường nội bộ ao cá Nhật Tân 150 0 150 Gói 12: Đoạn Đầm bảý_KS Quảng Bá 54 54 0 Tổng 885 423 452 (Nguồn : Báo cáo tổng kết công tác GPMB của Quận Tây Hồ) b) Tổ chức công tác định giá đền bù đất và tài sản trên đất: Căn cứ: Việc tiến hành đền bù về đất và tài sản trên đất của dự án xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu vực hồ Tây dựa trên một số căn cứ sau: - Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích an nhinh quốc phòng,lợi ích quốc gia và lợi ích công cộng. - Quyết định số 20/1998/QĐ-UB ngày 21/8/1998 của Uỷ ban nhân dânThành phố Hà Nội 1998 về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất. - Quyết định 99/2003/QĐ-UB ngày 21/8/2001 của Uỷ ban nhân dânThành phố Hà Nội về việc bổ sung một số điều của quyết định số 20/1998/QĐ-UB ngày 30/6/1998 về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất. - Quyết định số 6339/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dânThành phố Hà Nội về tăng giá bồi thường thiệt hại về đất một số khu vực xung quanh hồ Tây Xuất phát đặc điểm của khu vực GPMB dự án rất phức tạp, liên quan đến nhiều hộ dân, nguồn gốc đất khác nhau và do quy định hạn mức 120m2/hộ ( chỉ giới hạn đền bù không quá 120m2/hộ) nên chế độ áp dụng cho đền bù GPMB của dự án không thống nhất một giá vì phải vận dụng các chính sách,chế độ đối với từng loại đất. Đối với đất nông nghiệp: Theo quy định của quyết định 99/2003/QĐ-UB thì hệ số K tại khu vực GPMB của dự án là K=2.6. Giá đền bù cụ thể ( chưa kể hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và hỗ trợ ổn định đời sống ) của từng khu vực trong diện GPMB được cụ thể trong bảng sau: Bảng 2.5. Giá đất đền bù một số khu vực thuộc diện GPMB của dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu vực Hồ Tây. Phường Khu đất tiếp giáp các đường phố đặt tên( nghìn đồng/m2) Khu vực còn lại (nghìn đồng/m2) Thuỵ Khê 550 _ 800 350 _ 500 Quảng An, Yên Phụ 400 _ 550 200 _ 350 Nhật Tân, Tứ Yên 250 _ 400 150 _ 200 ( Nguồn: Bảng định giá đền bù _ Báo cáo tổng kết công tác GPMB của Ban quản lý dự án xây dựng công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu vực Hồ Tây ) Các khu vực còn lại, từ 130.000 đ/m2 đến 159.000 đ/m2. Đối với đất thổ cư: Thực hiện Quyết định số 6339/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội về tăng giá bồi thường thiêt hại về đất tại một số khu vực xung quanh Hồ Tây, Ban quản lý dự án đã tiến hành tổ chức đền bù cho người dân theo khung giá đất mới. Cụ thể về giá đền bù đất thổ cư được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.6. Giá đất đền bù khi thu hồi đất tại một số tuyến đường Quận Tây Hồ Tuyến đường Vị trí Đất mặt đường Tiếp giáp ngõ rộng > 3m Vị trí còn lại Lạc LongQuân_Thuỵ Khê_Võng Tây Hồị 14,5 triệuđ/m2 10,2 triệu đ/m2 8,2 triệu đ/m2 Cống Đõ_ Làng văn hoá Việt Nhật 10,2 triệu đ/m2 8,2 triệu đ/m2 Nhà nghỉ trung ương_Phủ Tây Hồ 11,2 triệu đ/m2 9 triệu đ/m2 ( Nguồn: Bảng định giá đền bù _ Báo cáo tổng kết công tác GPMB của Ban quản lý dự án xây dựng công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu vực Hồ Tây ) Như vậy, tuy đã được định giá với mức cao hơn so với trước đây nhưng giá đền bù tại các tuyến đường nằm trong quy hoạch của dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu vực Hồ Tây vẫn còn rất thấp so với giá thị trường. Điều này tạo tâm lý lo ngại cho những người dân bị thu hồi đất. Với khoản tiền đền bù như vậy họ rất khó khăn trong việc ổn định chỗ ở mới. Đối với tài sản trên đất: Nhà ở, công trình xây dựng trên đất: tính bồi thường bằng giá trị xây mới của nhà,công trình có kỹ thuật tương đương. Giá trị xây mới này được tính bằng diện tích nhân với đơn giá xây dựng mới của mái nhà. Đối với nhà và công trình xây dựng khác không thuộc đối tượng quy định trên thì mức bồi thường được tính như sau: Mức bồi thường=giá trị hiện có của công trình + (giá trị xây mới-giá trị hiện có)*60%. Đối với nhà,công trình bị cắt xén bị ảnh hưởng đến kết cấu và an toàn nhà, công trình mà phải dỡ toàn bộ thì được bồi thường toàn bộ nhà, công trình. Đối với cây trồng,vật nuôi: Mức bồi thường đối với cây hàng năm được tính bằng năng suất cao nhất của vụ thu hoạch trong ba năm liền kề tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất. Mức bồi thường đối với cây lâu năm tính bằng giá trị hiện có của vườn cây. Cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển thì bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hai thực tế do việc di chuyển, phải trồng lại. 2.3.2.3.Trình cấp trên xem xét và phê duyệt phương án đền bù. Sau khi lập các phương án đền bù cho các hộ dân trong diện GPMB, Ban quản lý dự án trình Hội đồng GPMB Quận. Hội đồng thẩm định Thành phố tham gia thẩm định các phương án trên cơ sở hồ sơ của Hội đồng GPMB Quận trình lên. Trong quá trình xét duyệt hồ sơ, Hội đồng thẩm định Thành phố đã lập tờ trình gửi Uỷ ban nhân dânThành phố xin xét duyệt và áp dụng một số chính sách, đơn giá cụ thể cho dự án . Ví dụ: Chính sách đặc thù đã được áp dụng cho dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây : Điều 7 Nghị định 22/1998/NĐ – Cp quy định “….người chiếm đất trái phép, thì khi Nhà nước thu hồi đất không được đền bù thiệt hại về đất…”.Ở xung quanh Hồ Tây, trong những năm gần đây, việc lấn chiếm đất công xảy ra phổ biến, cơ sở để xác định mốc giới cho việc kết luận lấn chiếm không nhiều. Do đó, Uỷ ban nhân dân Thành phố đã phê duyệt chính sách hỗ trợ bằng 15% và 25% giá đất bị thu hồi và áp dụng hệ số lợi thế nhỏ hơn 2 cho phù hợp với khả năng sinh lợi và giá chuyển nhượng sử dụng đất ở địa phương ( điều 8 Nghị định 22). Sau khi có văn bản thoả thuận của Hội đồng Thẩm định Thành phố với Hội đồng GPMB Quận, Hội đồng GPMB Quận giao cho Ban quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây điều chỉnh các số liệu theo biên bản thoả thuận của Sở tài chính vật giá. Ban quản lý dự án niêm yết công khai các phương án bồi thường thiệt hại và tái định cư tại trụ sở Uỷ ban nhân dân các Phường. Trong 3 ngày, các hộ dân trong diện giải toả kiểm tra và có ý kiến với các phương án đến bù đã niêm yết, sau khi thu thập và giải quyết, Ban quản lý dự án trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Quận ra quyết định phê duyệt các phương án đền bù và tái định cư. 2.3.2.4.Thực hiện công tác vận động, chi trả tiền đền bù. Thực hiện theo trình tự thủ tục GPMB, sau khi phương án đền bù thiệt hại được phê duyệt, tổ công tác GPMB đã niêm yết công khai ( trong suốt thời gian thực hiện) danh sách các hộ phải di dời, phương án đền bù, hỗ trợ tái định cư tại Uỷ ban nhân dâncác Phường có trong quy hoạch của dự án. Đồng thời cũng có thông báo cụ thể đến từng hộ gia đình về phương án đền bù cũng như thời gian đến nhận tiền đền bù. Ban quản lý dự án đã phối hợp cùng với Hội đồng GPMB và Uỷ ban nhân dân Quận để thực hiện chi trả tiền đền bù. Một số hộ đã tự nguyện nhận tiền và đồng ý di dời bàn giao lại đất cho Hội đồng GPMB. Bên cạnh đó có nhiều hộ không chịu đến nhận tiền mặc dù tổ công tác đã nhiều lần thông báo. Trước thực trạng đó, Hội đồng GPMB Quận Tây Hồ đã báo cáo lên Hội đồng GPMB Thành phố, Chủ tịch uỷ ban nhân dân Thành phố đã ra quyết định cưỡng chế bằng pháp luật đối với một số hộ không chịu chấp hành. Sau một thời gian dài vận động tinh thần tự nguyện cũng như sử dụng các biện pháp pháp luật để cưỡng chế, tính đến tháng 1/2006, theo báo cáo của Ban quản lý dự án xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây công tác đền bù GPMB đã thu được kết quả cụ thể trong từng gói thầu như sau: Bảng 2.7. Kết quả thực hiện công tác chi trả tiền đền bù hỗ trợ tái định cư Gói thầu Số hộ điều tra khảo sát Số hộ đã nhận tiền Số tiền chi trả Số hộ đã bố trí tái định cư Tổng diện tích bàn giao Diện tích đất ở (ha) Diện tích đất nông nghiệp Gói 19 4 1 104970 8 0.08 0.08 Gói 22 54 53 47 0.85 0.85 Gói 18 137 113 43026 1.06 1.06 Gói 21 71 71 13608 2 2 Gói 9 251 53 20000 0.0874 0.0874 Gói 10 99 55 18900 0.62 0.62 Gói 11 65 12 1136 0.5 0.5 Đường nội bộ 150 Gói 12 54 54 7000 5.422 0.776 4.677 Tổng 885 412 104970 55 10.619 5.3934 5.257 (Nguồn : Báo cáo tổng kết công tác GPMB Quận Tây Hồ) Theo số liệu thống kê trong bảng mới chỉ có 412/885 hộ dân cư đến nhận tiền. Trong 9 gói thầu này phần lớn các hộ dân bị lấy vào đất ở do vậy, công tác chi trả tiền đền bù gặp nhiều khó khăn hơn. Các hộ dân thường kinh doanh trên chính mảnh đất ấy nên khi bị thu hồi, họ thường cố tình kéo dài thời gian một phần vì không đồng tình với phương án đền bù , một phần để trục lợi cá nhân. Hầu hết các hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp đều tự nguyện chấp hành. Việc chỉ có 46,55% số hộ dân đến nhận tiền và chấp nhận cho giải toả làm cho tiến độ công tác GPMB bị chậm đi rất nhiều và gây tốn kém. 2.3.2.5.Thành lập các phương án hỗ trợ việc làm, hỗ trợ di dân, tái định cư cho các hộ dân trongkhu vực giải tỏa Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của công tác GPMB, nếu giải quyết tốt sẽ đẩy nhanh tiến độ GPMB giúp cho chủ đầu tư sớm thực hiện dự án đồng thời tọa điều kiện cho người dân sớm ổn định cuộc sống mới. Công tác hỗ trợ việc làm: Việc hỗ trợ chuyển đổi việc làm đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân trong và sau khi GPMB, nhất là đối với lao động nông nghiệp. Hầu hết bộ phận laođộng này đều là những người có học vấn thấp, không có trình độ tay nghề khác ngoài làm nông, nên khi đất canh tác bị thu hồi, họ gặp rất nhiều khó khăn tong việc tìmkiếm một công việc khác, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của bản thân và gia đình họ. Đó là chưa kể đến một số tệ nạn xã hội có thể phát sinh sau đền bù GPMB sau khi thu hồi đất mà không có việc làm. Như vậy một vấn đề cấp bách khi tiến hành GPMB là hỗ trợ chuyển đổi việc làm cho người dân. Theo quy định của Điều 29 Nghị định 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 3/2/2004 thì hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi bị thu hồi trên 30% diện tích thì được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người trong độ tuổi lao động. Việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp được tiến hành chủ yếu dưới hình thức cho đi học nghề tại các trung tâm,cơ sở dạy nghề. Điều 21 quyết định 26/2005/QĐ-UB ngày 18/2/2005 cũng quy định: Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sãn xuất nông nghiệp t ại các xã,thị trấn ngoại thành và các Phường mới thành lập sau năm 1997 khi bị thu hồi đất được hỗ trợ 25.000đồng/m2 chi phí chuyển đổi nghề nghiệp. Ngoài ra để đảm bảo thu nhập cho người dân bị thu hồi đất dự án cũng tiến hành hỗ trợ bằngmột số hình thức khác như nhận nhân công làm việc cho một số khâu thực hiện của dự án trong một thời gian quy định. Hỗ trợ di dânvà tái định cư: Hỗ trợ di dân quy định tại Điều 19 quyết định 26/2005/QĐ-UB ngày 18/2/2005.Cụ thể như sau: Hộ gia đình khi Nhà nước thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở trong phạm vi tỉnh, Thành phố Hà Nội được hỗ trợ 3.000.000đồng/hộ di chuyển sang tỉnh khác được hỗ trợ 5.000.000 đồng. Đối với hộ gia đình được bố trí tái định cư nhưng chưa kịp bố trí nhà đất tái định cư, nếu bàn giaomặt bằng đúng thời hạn thì được hỗ trợ tiền thuê nhà ở tạm với mức 250.000đồng/khẩu/tháng, 500.000đồng/hộ độc thân/tháng và không quá 1.500.000đồng/hộ/tháng. Nếu các hộ được bố trí nhà tạm trước khi nhận nhà tái định cư thì không được hỗ trợ. Việc bổ trí các khu tái định cư phải phù hợp với đặc điểm sống của dân cư 2.3.2.6. Tổ chức công tác GPMB, giao đất cho chủ đầu tư: Sau khi phê duyệt phương án bồi thường thiệt hại, tổ công tác GPMB đã niêm yết công khai tại trụ sở Ban quản lý dự án, thông báo cho các tổ chức đoàn thể, các Phường và hộ gia đình trong khu vực giải phóng, đồng thời thông báo thời gian tổ chức giải tỏa lấy mặt bằng. Trong năm 2005, đã tiến hành bàn giao 10.619ha đất, trong đó có 5.3934ha đất ở, 5.257ha đất nông nghiệp, tiến hành chi trả cho 412 hộ gia đình với 104.970 triệu đồng. Với khối lượng công tác cần GPMB là rất lớn, tổ công tác đã cố gắng tiến hành với một tiến độ nhanh nhất. Tuy nhiên, trong khi tiến hành công tác GPMB tổ công tác đã gặp rất nhiều khó khăn từ phía các hộ dân cư trong diện giải tỏa. Những hộ dân chưa bằng lòng với phương án đền bù và hỗ trợ tái định cư đã liên tục gây áp lực ngăn cản tổ công tác thực hiện nhiệm vụ. Một số hộ dân tuy đã nhận tiền theo chính sách cũ nhưng đến khi có chính sách mới lại đến đòi hỏi nhằm trục lợi cho cá nhân. Cách mà các hộ dân làm để cản trở công tác của tổ GPMB là không chịu di dời, không chịu ra khỏi địa điểm cần giải phóng. Thậm chí một số người dân còn chửi bới, đem gậy gộc ra để, dọa nạt, chống lại các cán bộ tham gia GPMB. Đứng trước tình trạng đó, Ban quản lý dự án cũng như hội đồng GPMB đã phải dùng đến pháp luật để cưỡng chế các hộ không chấp hành. Ban quản lý đã xin quyết định của Uỷ ban nhân dânQuận huy động lực lượng công an Phường, công an Quận tham gia để đảm bảo cho tổ GPMB làm việc trong điều kiện an toàn và thuận lợi nhất. Thực tế khi tổ công tác thực hiện công tác GPMB cang chứng tỏ rằng muốn công tác này có thể tiến hành nhanh gọn và thuận lợi thì nhất thiết cần có sự hiểu biết, nắm rõ về pháp luật và sự ủng hộ nhiệt tình của người dân. 2.3.2.7.Công tác giải quyết khiếu nại của người dân. Trong thời gian công khai phương án tổng hợp và phương án chi tiết bồi thường của các hộ nằm trong chỉ giới GPMB của Ban quản lý dự án, Hội đồng GPMB đã nhận được rất nhiều đơn thư khiếu nại của người dân. Hầu hết các đơn thư đều tạp trung về vấn đề bồi thường thiệt hại, về công tác kiểm kê đất đai và kê khai tài sản được bồi thường. Một số đơn thư của bà con cụm 3 thôn Vệ Hồ( Phường Xuân La) khiếu nại về việc đoạn đường ven Hồ Tây theo quy hoạch là phải bám sát vào mép hồ nhưng khi đi qua đoạn cụm 3 thôn này lại tách xa mép hồ, đâm vào khu dân cư. Thêm nữa là lấn cả vào vùng bảo vệ các chùa Thiện niên, Vạn niên là những di tích lịch sử đã được xếp hạng cấm không được vi phạm.Trước đơn thư kiến nghị này, Uỷ ban nhân dân Quận Tây Hồ đã đưa ra quyết định số 678/QĐ – UB công nhận “việc quy hoạch xây dựng đường dạo và kè xung quanh Hồ Tây có đoạn đi qua chùa” và có kiến nghị gửi Uỷ ban nhân dân Thành phố. Ngày 12/9/2003, Uỷ ban nhân dânThành phố đã kí quyết định số 5491/QĐ –UB chỉ rõ rằng, “để đảm bảo tôn trọng đời sống tín ngưỡng và văn hoá của nhân dân, điều chỉnh chỉ giới tuyến đường và kè ven Hồ Tây đoạn qua các chùa nói trên để không đi vào phần đất và vùng bảo vệ của chùa”. Bên cạnh đó là những đơn thư khiếu nại về việc đây là một dự án có quá nhiều mức giá đền bù. Để giải quyết vấn đề này, ông phó giám đốc dự án đã trả lời rằng việc GPMB ở dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây là rất phức tạp vì liên quan đến nhiều hộ dân, nguồn gốc đất khác nhau và quy định về hạn mức 120m2/hộ. Xuất phát từ thực tế đó nên áp dụng chế độ đền bù GPMB ở dự án không thống nhất một giá. Vì thế nên giá đền bù có chỗ là 100% nhưng cũng có chỗ chỉ là 50%, 20%. Một việc cũng gây nhiều búc xúc trong dân cư đó là việc thi công không đứng thiết kế, không công bố công khai cho dân quy hoạch chi tiết các gói thầu kể cả những gói thầu đang bị dân khiếu kiện… Tất cả những đơn thư khiếu kiện đều được Hội đồng GPMB tiếp nhận và cố gắng giải quyết xong chỉ mới làm rõ được phần nào. Phần lớn đơn thư còn chưa được trả lời hoặc câu trả lời còn chưa đủ thuyết phục đối với các hộ dân cư. Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại là một công tác hết sức quan trọng do nó ảnh hưởng thực tiếp đến tâm lý của người dân cũng chính là ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ của công tác GPMB . Nhận thức được tầm quan trọng ấy nên Ban quản lý dự án cũng như Hội đồng GPMB luôn cố gắng giải quyết các đơn thư nhiều nhất trong khả năng có thể để phần nào làm yên lòng bà con dân cư và quan trọng nhất là tạo được niềm tin cũng như có được sự ủng hộ của bà con dân cư. 2.4. Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng. 2.4.1.Một số bất cập trong công tác giải phóng mặt bằng. Khi thực hiện GPMB phục vụ cho dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu vực Hồ Tây Ban quản lý dự án cũng như Hội đồng GPMB đã gặp phải rất nghiều khó khăn bất cập. Một là khó khăn trong công tác định giá đền bù đất và tài sản trên đất. Đây là căn cứ để thiết lập các phương án đền bù, hỗ trợ cho các hộ dân cư trong diện đền bù nên kết quả của nó ảnh hưởng lớn đến tiến độ của công tác GPMB. Trong số 885 hộ thuộc diện điều tra khảo sát mới chỉ có 423 hộ ( chiếm 47,8%) đồng ý chấp nhận kê khai. Các hộ còn lại không tự nguyện kê khai mặt khác còn gây cản trở cho các cán bộ trong tổ công tác. Đất đai trên địa bàn Quận Tây Hồ phần lớn là đất nông nghiệp, gốc đất thổ cư đã được sử dụng từ lâu đời nên giáy tờ xác định nhà đất thường bị thất lạc hoặc thiếu chính xác. Đặc điểm tự nhiên của Quận là có nhiều ao hồ, diện tích đất trống còn nhiều nên hiện tượng lấn chiếm đất công xảy ra rất nhiều không kiểm soát được. điều này đã gây khó khăn cho tổ công tác khi điều tra hiện trạng nhà đất và định giá đền bù. Luật đất đai và các quy định liên quan đến công tác GPMB còn chưa thực sự thống nhất, vẫn còn nhiều thay đổi nên trong quá trình định giá và xác lập phương án đền bù, các cán bộ đã gặp rất nhiều khó khăn. Hai là trong quá trình trình cấp có thẩm quyền xem xét và phê duyệt phương án đền bù, do đặc điểm công tác GPMB trên địa bàn Quận có nhiều điểm khác so với các khu vực khác nên phải mất khá nhiều thời gian để chờ cấp trên phê duyệt và bổ sung những chính sách, đơn giá chỉ áp dụng riêng cho dự án. Ba là khi đã có phương án đền bù được phê duyệt, Hội đồng GPMB lại gặp khó khăn trong việc vận động chi trả tiền đền bù. Chỉ có 412/885 hộ đến nhận tiền. Hội đồng GPMB đã liên tục dùng các biện pháp vận động tinh thần tự nguyện cũng như cưỡng bức bằng pháp luật đối với những hộ ngoan cố không chịu nhận tiền. Công tác GPMB đã bị mất rất nhiều thời gian vào công tác này do nếu các hộ không chịu nhận tiền thì họ cũng không chịu hợp tác di dời để tạo điều kiện cho Hội đồng GPMB thực hiện nhiệm vụ. Bốn là việc thành lập các phương án hỗ trợ việc làm, di dân, tái định cư. Khi thực hiện công tác này một vấn đề đặt ra là các hộ dân bị thu hồi đất đa số làm nông nghiệp. họ đã bị thất nghiệp khi không có đất canh tác. Uỷ ban nhân dân Quận cũng như Ban quản lý dự án đã cố gắng giải quyết hỗ trợ việc làm cho người dân. Mặt khác khu tái định cư đã không được hoàn thiện đi trước một bước so với công tác GPMB nên mới chỉ tái định cư được cho 55 hộ. Các hộ làm nghề nông nghiệp khi bị đưa vào các khu tái định cư là các chung cư cao tầng thì rất khó thích nghi. Đây cũng là một vướng mắc cần giải quyết của công tác GPMB. Năm là vướng mắc khi tổ chức GPMB bàn giao đất cho chủ đầu tư. Trong khi GPMB các hộ dân cư không bằng lòng với phương án đền bù đã liên tục gây khó khăn cho các cán bộ thực hiện. Hội đồng GPMB đã phải nhờ đến công an Quận và các Phường hỗ trợ trong việc cưỡng chế GPMB. Tuy nhiên, trong năm 2005 mới chỉ giải toả được 10,619/16,033 ha để bàn giao cho chủ đầu tư. Việc chậm chễ trong công tác giải toả đã gây tốn kém cho dự án. Sáu là công tác giải quyết đơn thư khiếu nại. Trong quá trình GPMB ban quản lý đã thụ lý rất nhiều đơn thư khiếu nại. Tuy nhiên không phải tất cả đơn thư đều phản ánh đứng sự thật. Có nhiều người chỉ vì trục lợi cá nhân mà phản ảnh những điều không có thực. Ban quản lý vẫn phải mất rất nhiều thời gian để xem xét và thu thập thông tin giải quyết đơn thư đó. Mặt khác có nhiều đơn thư đã được trả lời nhưng chưa thoả đáng hoặc có đơn thư bị tránh trả lời đã gây nhiều bức xúc trong nhân dân. Hội đồng GPMB và ban quả lý dự án chưa thành lập một tổ chuyên trách giải quyết đơn thư khiếu nại, các đơn thư nếu thuộc lĩnh vực của ai thì do người do giải đáp. Điều đó làm cho đơn thư bị tồn đọng qua thời gian dài. Trong năm 2005, Ban quản lý dự án và Hội đồng GPMB đã bàn giao cho chủ đầu tư 10,169 ha đất như vậy mới chỉ đạt được 66,23% so với chỉ tiêu đề ra. Với tiến độ thi công các hạng mục chậm như hiện nay và căn cứ vào khối lượng công việc còn lại của dự án thì dự án sẽ không thể hoàn thành đúng tiến độ. 2.4.2.Nguyên nhân Công tác GPMB ở nhiều dự án mà cụ thể là dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây đang bị ách tác, kó dài đã gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế và làm nản lòng chủ đầu tư . Tình trạng đó là hậu quả của một loạt những nguyên nhân sau: Một là các chính sách đền bù và GPMB , các văn bản, điều khoản hướng dẫn còn chưa đầy đủ và đồng bộ gây khó khăn trong việc xác định và phân loại mức đền bù đất chưa có sự hợp lý giữa các khu vực. Đối với đất nông nghiệp việc xác định rõ các loại đất ( đất ở, đất nông nghiệp, đất vườn kề) thiếu quy định cụ thể, chưa thực sự khoa học. Trong cùng một khu vực theo quy định của khung giá đất thì giá đất nông nghiệp cao nhất chỉ là 19.300dd/m2 quá thấp so với giá đất ở. Mà Tây Hồ là một Quận mới được thành lập là sự xác nhập của 5 Huyện ngoại thành do đó đất nông nghiệp vẫn còn chiếm chủ yếu. Đa số các hộ dân cư sau khi nhận tiền đền bù không đủ khả năng tái tạo chỗ ở mới. Việc áp dụng hệ số khi tính toán GPMB vận dụng thiếu thống nhất đã khiến cho các hộ dân cư trong diện giải toả không bằng lòng với các chế độ chính sách đền bù sau khi giải toả, vì vậy họ đã cản trở công tác GPMB của tổ công tác . Mặt khác, trong thời gian thực hiện dự án có giai đoạn Nhà nước thực hiện điều chỉnh trong Luật đất đai. Chỉ riêng việc áp dụng thời điểm điều chỉnh giá đền bù đã tạo nên không ít khó khăn cho Ban quản lý dự án và nỗi bức xúc của người dân. Trong khi đó, những văn bản hướng dẫn áp dụng các chính sách liên quan đến GPMB thường chậm và chưa có nội dung rõ ràng cụ thể. Luật đất đai có hiệu lực từ tháng 7/2004 nhưng có những văn bản đến 18/2/2005 mới được ban hành để hướng dẫn áp dụng. Xuất hiện khoảng trống về thời gian giữa các chính sách cũ và mới trong khi công việc của dự án không thể chờ đợi. Điều này gây nên mất công bằng trong đền bù và khiếu nại. Hơn nữa, việc áp dụng thời điểm điều chỉnh giá đền bù đã tạo nên tâm lý chờ đợi ở người dân. Rất nhiều hộ gia đình cố ý trì hoãn công tác GPMB để chờ đợi các chính sách mới nhằm thu lợi cho cá nhân . Cũng có những hộ sau khi đã đồng ý và nhận tiền đền bù rồi do có chính sách mới áp dụng lại cố tình gây khó khăn cho Hội đồng GPMB để đòi bồi thường thêm… và điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ của công tác GPMB. Bên cạnh đó, các quy định về cưỡng chế còn chưa được hướng dẫn cụ thể và áp dụng nghiêm ngặt để tạo nên sự thống nhất trong quá trình thực hiện. Hai là các giấy tờ xác định chuyển quyền sử dụng đất rất phức tạp gây khó khăn cho công tác kê khai, điều tra hiện trạng sử dụng đất.Việc đền bù thiệt hại về đất đai và tài sản phụ thuộc nhiều vào tính hợp pháp về quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản. Quận Tây Hồ có sông Hồng chạy dọc ranh giới Quận với Huyện Đông Anh, Gia Lâm và Hồ Tây tạo nên địa bàn quản lý phức tạp do vậy hiện tượng lấn chiếm đất công hay lấn chiếm sông hồ làm đất ở diễn ra nhiều, cán bộ địa chính các Phường không quản lý được cộng với tình trạng buông lỏng quản lý trong nhiều năm nên việc giải quyết di dời hay thu hồi đất của những chủ sử dụng này rất khó khăn gây ảnh hưởng đến tiến độ của công tác GPMB. Việc lấn chiếm ao, hồ được tiến hành tự do không có cơ quan nào quản lý nếu có thì chỉ qua loa rồi lại cho thực hiện. Những mảnh đất này được bán trao tay cho các chủ khác nhau với giấy chứng nhận của Uỷ ban nhân dân Phường và nghiễm nhiên trở thành đất có giấy tờ hợp pháp. Việc xác định nguồn gốc đất, thời gian sử dụng đất là trách nhiệm của chính quyền địa phương. Trên thực tế của Quận Tây Hồ thì cán bộ địa phương làm việc theo nhiệm kỳ, ít được đào tạo chính quy về chuyên môn, kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau. Vì vậy, việc xác định nguồn gốc và thời gian sử dụng đất và tài sản trên đất, tính chất hợp pháp của tài sản trên đất của người sử dụng nằm trong chỉ giới GPMB phụ thuộc rất nhiều vào ý kiến của các cơ sở địa phương là các tổ, cụm dân cư. Chính vì thế nên xảy ra tình trạng việc xác nhận chưa thật chính xác, thiếu sự khách quan gây thiệt thòi cho người dân hoặc gây tổn thất cho Nhà nước. Ba là công tác vận động tuyên truyền chưa phát huy đúng khả năng. Các cấp, ngành hiểu khác nhau về công tác GPMB và chính sách đền bù cho nên có những quan điểm chưa thống nhất tạo kẽ hở cho một số người khiếu kiện hoặc gây cản trở công tác GPMB . Trong dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây Hội đồng GPMB cũng như Ban quản lý dự án đã không quan tâm đúng mức đến công tác tuyên truyền, vận động. Rất nhiều hộ dân đã bị động khi có quyết định thu hồi. Hơn thế nữa, việc thông báo hướng dẫn cho người dân nắm được một cách đầy đủ và đúng nhưng quy định, chính sách của Nhà nước về vấn đề đền bù GPMB là một công tác cần thiết giúp ngươi dân nắm được quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mình khi bị thu hồi đất. Hội đồng GPMB chỉ lập ra ban vận động khi các hộ dân cư có phản ứng không hợp tác. Những thông tin về các khu vực nằm trong quy hoạch cũng không được công bố một cách công khai, các hộ dân cư chỉ nhận được thông tin qua thông tin đại chúng. Như vậy, việc tuyên truyền chưa thực sự được coi trọng và chưa đạt hiệu quả cao. Bốn là công tác cưỡng chế chưa được triển khai đúng mực và hiệu lực. Trong quá trình GPMB việc tự nguyện chấp hành của đa số các hộ dân cư còn quá thấp, có hiện tượng chây ỳ để trục lợi cá nhân. Mặt khác do hạn chế về cơ sở pháp lý và yếu tố tâm lý nên việc cưỡng chế thi hành của dự án trên thực tế còn thiếu kiên quyết, chưa đủ hiệu lực và hiệu quả khiến công tác GPMB kéo dài. Năm là chưa quan tâm đúng mức đến công tác xây dựng khu tái định cư phục vụ cho các hộ dân phải di dời. Trên thực tế, có rất nhiều hộ dân trông chờ vào tái định cư để có một chỗ ở ổn định hơn, thuận tiện hơn. Do vậy, nếu công tác tái định cư có thể đi trước một bước so với quá trình GPMB thì sẽ nhận được rất nhiều sự ủng hộ của bà con. Tuy nhiên tính cho đến thời điểm hiện tại, dự án mới chỉ giải quyết tái định cư cho hơn 50% số hộ dân bị thu hồi đất. Công tác xây dựng khu nhà ở tái định cư đã chưa được quan tâm đúng mức. Rất nhiều hộ dân cư sau khi bị thu hồi đất thì tiền đền bù không đủ để xây dựng một chỗ ở mới. Các hộ làm nông nghiệp khi mất đất canh tác lại bị đẩy lên ở trong những khu chung cư cao tầng rất bất tiện trong nếp sống sinh hoạt cũng như nghề nghiệp kiếm sống hàng ngày. Đây thực sự là vấn đề cần quan tâm không chỉ của dự án ây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây mà còn của nhiều dự án xây dựng liên quan đến công tác GPMB khác. Sáu là chưa có các chính sách cụ thể hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp tạo công ăn việc làm cho những người dân bị “mất đất”. Trên địa bàn Quận Tây Hồ phần lớn người dân vẫn sống bằng nghề nông đặc biệt là các làng trồng hoa màu như làng hoa Thuỵ Khê. Có nhiều hộ dân cư sau khi có quyết định GPMB đã bị thu hồi hầu hết đất canh tác. Tiền đền bù cho đất nông nghiệp lại quá thấp nên hộ khó có thể chuyển đổi nghề nghiệp. Chính vì chưa quan tâm đúng mực đến vấn đề này nên đã dẫn đến hiện tượng nhiều hộ gia đình sau khi nhận được tiền đền bù không được định hướng rõ ràng đã tiêu hết chỗ tiền đó vào những cuộc chơi vô bổ kết quả là trắng tay trong khi đất đai đã mất hết. Không có cách khắc phục liền quay ra khiếu kiện nhũng nhiễu gây khó khăn cho công tác GPMB. Đối với dư án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây thì vấn đề đào tạo nghề chuyển đổi nghề nghiệp… cho các đối tượng thuộc khu vực GPMB ngày càng trở thành vấn đề bức xúc cần được quan tâm giải quyết. Cuối cùng là một nguyên nhân xuất phát từ đặc điểm riêng của dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây đó là GPMB liên quan đến vấn đề văn hoá tâm linh. Từ xưa đến nay, Hồ Tây vẫn luôn là một biểu tượng linh thiêng của cả nước nói chung và của thủ đô Hà Nội nói riêng.Một công trình lớn như dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây phải đi qua rất nhiều làng cổ, nhiều đền chùa, miếu mạo… Di dời hay bảo tồn là một vấn đề không đơn giản. Có một nhà dân ở gần một ngôi miếu cổ, khi việc giải toả đến đây thì một người trong gia đình bỗng phát bệnh nặng. Chủ hộ đã khiếu nại xin Ban quản lý dự án tạm dừng. Và còn rất nhiều chuyện tương tự xảy ra. Đây là những câu chuyện phát sinh không dễ gì giải quyết được bằng pháp luật. Đó cũng là nguyên nhân khiến cho Ban quản lý dự án và Hội đồng GPMB phải mất nhiều thời gian, công sức tiền bạc để tìm cách giải quyết và không phải lúc nào cũng được trọn vẹn. 2.5. Kết luận chương II. Trên đây là một trong số những nguyên nhân dễ nhận thấy khi nghiên cứu về hoạt động của công tác GPMB phục vụ cho dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây. Những nguyên nhân này trực tiếp ảnh hưởng, gây khó khăn cho công tác GPMB làm chậm tiến độ của dự án. Việc nhận thức được những nguyên nhân sẽ giúp cho ban quản lý cũng như Hội đồng GPMB có thể đưa ra các biện pháp khắc phục hợp lý và cụ thể hơn. Qua chương I và chương II chúng ta đã tìm hiểu, nắm đựơc những khái niệm cơ bản xung quanh công tác GPMB và trả lời được câu hỏi “ Thực trạng công tác GPMB phục vụ dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây trong 5 năm qua đã diễn ra như thế nào? Trong quá trình thực hiện có những khó khăn gì gặp phải?”. Và chúng ta cũng phần nào tìm hiểu được những nguyên nhân dẫn đến khó khăn làm chậm tiến độ đó của công tác GPMB. Dựa trên những thực tế đã tìm hiểu được,trong chương III, tác giả sẽ đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những khó khăn, góp phần đẩy nhanh tiến độ công tác GPMB giúp cho dự án hoàn thành đúng thời hạn. CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY NHANH QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG. 3.1. Cơ sở đưa ra giải pháp. GPMB khi Nhà nước thu hồi đất là một công tác rất khó khăn và phức tạp nhưng đó lại là một công tác cần phải được thực hiện triệt để trong mỗi dự án đầu tư xây dựng. Để có thể đưa ra một số giải pháp cu thể nhằm đẩy nhanh quá trình thực hiện công tác GPMB nói chung cũng như công tác GPMB phực vụ cho dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu vực Hồ Tây Quận Tây Hồ chúng ta cần dựa trên một số cơ sở nhất định. Một là dựa trên những chính sách, quyết định của các cấp có thẩm quyền. Công tác GPMB là vấn đề mang tính kinh tế xã hội phức tạp. Do vậy, trong quá trình thực hiện cần đặc biệt chú trọng, bám sát với các quyết định, nghị định của Nhà nước cũng như của Thành phố Hà Nội. Trong giai đoạn hiện nay, về cơ bản, các chính sách về GPMB về công tác định giá và đền bù GPMB không thay đổi. Công tác GPMB vẫn hoạt động dựa trên các quy định pháp luật về bồi thường, GPMB theo luật đất đai năm 1993, luật sửa đổi bổ xung một số điều luật của luật đất đai năm 2001 và gần đây nhất là những thay đổi của luật đất đai năm 2003. Trong thời gian sắp tới, Hà Nội vừa tiến hành công tác GPMB vừa từng bước đề xuất với Chính phủ và chủ động ban hành những quyết định nhằm ngày càng kiện toàn hệ thống pháp lý làm cơ sở cho công tác GPMB. Hai là dựa trên thực trạng công tác GPMB của dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu vực Hồ Tây. Trong giai đoạn 2001_2005, tính đến thời điểm hiện tại, công tác GPMB của dự án đã hoàn tất được 66.23% so với chỉ tiêu đề ra. Ban quản lý dự án cũng như Hội đồng GPMB luôn cố gắng hoàn tất công tác GPMB theo hình thức cuốn chiếu tức là luôn đảm bảo có mặt bằng cho đơn vị thi công. Chúng ta đã tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân của những khó khăn ấy. Đó cũng chính là một cơ sở giúp chúng ta đưa ra những giải pháp hợp lý cho công tác GPMB. Ba là dựa trên phương hướng hoạt động của dự án giai đoạn 2005_2007. Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu vực Hồ Tây là một dự án trọng điểm của Thành phố chào mừng 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Vì vậy mục tiêu dề ra là trong năm 2007 dự án phải hoàn thành. Trong giai đoạn tới, dự án phải thu hồi 8,6234ha đất, tái định cư cho 23 hộ gia đình trong tổng số 554 hộ có liên quan. Như vậy, trong giai đoạn tới, công tác GPMB đặt ra những nhiệm vụ mới cho Ban quản lý dự án cũng như Hội đồng GPMB. Để thực hiện được những mục tiêu đã đề ra dựa trên những cơ sở đã tìm hiểu, chúng ta có thể đưa ra một số giải pháp cụ thể cho công tác GPMB phục vụ cho dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu vực Hồ Tây Quận Tây Hồ. 3.2. Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình giải phóng mặt bằng phục vụ cho dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu vực Hồ Tây Quận Tây Hồ. 3.2.1. Về phía các nhà quản lý. GPMB là một công tác liên quan đến nhiều đối tượng, liên quan đến nhiều mặt lợi ích của các bên khác nhau. Chính vì vậy, các nhà quản lý những người có thẩm quyền luôn đóng vai trò quan trọng trong công tác GPMB. Trong giai đoạn sắp tới, Hội đồng GPMB Thành phố Hà Nội, Uỷ ban nhân dân Quận Tây Hồ và Ban quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu vực Hồ Tây Quận Tây Hồ cần có những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác GPMB. 3.2.1.1. Đưa ra các chính sách, quy định hợp lý. Cần đưa ra các chính sách, quy định hợp lý làm cơ sở pháp lý cho công tác GPMB.Các chính sách, quy định luôn là cơ sở pháp lý xuyên suốt và chỉ đạo quá trình thực hiện công tác GPMB. Vì vậy việc có một hệ thống pháp lý thống nhất và hợp lý là một điều kiện quan trọng đối với công tác GPMB. Trong năm 2006_2007, cần hoàn thiện các chính sách GPMB, đền bù. Nên có những kiến nghị, đề xuất với Chính phủ đề xuất sửa đổi, bổ xung… nhằm hoàn thiện các chính sách đền bù và GPMB phù hợp hơn nữa với đặc điểm của dự án. Kiến nghị Chính phủ về điều chỉnh giá đền bù phù hợp với giá thị trường. Nguyên tắc để xây dựng cơ chế chính sách kinh tế trong công tác GPMB là đền bù sát giá thị trường và bán lại nhà ở tái định cư cũng phù hợp với giá thị trường nhưng được hưởng một tỷ lệ ưu đãi (có quy định rõ ràng) về chuyển quyền sử dụng đất. Các chính sách đền bù cần được điều chỉnh hợp lý sao cho không có quá nhiều sự chênh lệch về giá đền bù giữa các loại đất và các khu vực giải phóng. Các chính sách, quyết định nên thống nhất với nhau không có sự chênh lệch hay mâu thuẫn dễ dẫn đến khó thực hiện cũng như gây mất lòng tin của người dân trong diện giải toả. Riêng đối với các hộ gia đình chính sách, các hộ có thu nhập thấp nên có khung giá hỗ trợ cụ thể vì đây là vấn đề xã hội cần được chính quyền quan tâm giải quyết. Các hộ trong diện GPMB cần xác định là đối tượng ưu tiên để đào tạo nghề, cho vay vốn ưu đãi giải quyết việc làm. 3.2.1.2. Thường xuyên cập nhật các quy định, quyết định liên quan đến công tác GPMB. Trong quá trình thực hiện công tác GPMB, việc thường xuyên theo dõi cập nhật những thông tin về các quyết định, nghị định là một vấn đề rất cần thiết. Các cơ quan chức năng, các cán bộ thực hiện công tác GPMB phải thống nhất chính sách, quan điểm và biện pháp tiến hành để tránh gây thắc mắc, so sánh khiếu nại của dân trong diện GPMB. Ban quản lý dự án, Hội đồng GPMB cần nắm rõ những thay đổi để các bước thực hiện GPMB được thực hiện theo những quyết định, quy định mới nhất của cơ quan có thẩm quyền. Các cơ quan chức năng cần có những hướng dẫn thực hiện cụ thể những quy định, quyết định mới đến các ban ngành liên quan. Trong quá trình thực hiện dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu vực Hồ Tây do có những quyết định đến rất sớm nhưng hướng dẫn thực hiện nó lại đến sau nên đã làm cho công tác GPMB phải ngưng lại để chờ công văn hướng dẫn thực hiện làm chậm tiến độ GPMB. 3.2.1.3. Đề ra các chính sách hỗ trợ, đền bù một cách hợp lý. Để có được sự ủng hộ của những người dân trong diện giải toả, các nhà quản lý nên có những chính sách ưu đãi một cách hợp lý. Một số chính sách có thể thực hiện như: Đối với các cơ sở kinh doanh, các công ty nằm trong khu vực giải toả ta có thể khuyến khích bằng cách cho phép các cơ sở phải di chuyển này vay vốn với mức lãi suất thấp, kì hạn dài tạo điều kiện thuận lợi để họ có thể đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mới. Có chế độ miễn giảm một số loại thuế cho các cơ sở phải di dời (có thể từ 3 đến 5 năm). Trong khoảng thời gian đó hộ đã có thể ổn định một cơ sở làm ăn mới. Đối với các công nhân của các cơ sở phải di chuyển có thể hỗ trợ tài chính phù hợp với thời gian chuyển đổi. Trong địa bàn Quận Tây Hồ có rất nhiều hộ dân làm nông nghiệp. Đối với các hộ này nên có thông báo trước cho họ về kế hoạch GPMB và thời gian di dời để họ có thời gian chuyển hướng canh tác và làm quen với các công việc khác. Đây là một vấn đề khá khó khăn đối với các nhà quản lý. Bởi vì các hộ làm nông nghiệp khi bị thu hồi đất một mặt, tiền đền bù cho đất nông nghiệp là rất thấp so với các loại đất khác. Mặt khác khi bị thu hồi hết đất, các hộ dân cư thường không có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp dẫn đến tình trạng thất nghiệp tràn lan và có tác động xấu đến xã hội. Cần có các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, đặc biệt khơi dậy các nghề truyền thống. Ưu tiên tuyển dụng các đối tượng này trong các chương trình việc làm của Quận, phường hoặc nhận họ vào làm trong chính dự án. Quan tâm, tạo điều kiện cho các công ty xây dựng nhà ở và hạ tầng để hỗ trợ các đối tượng di dời bằng các hình thức ưu đãi vốn, thuế. Khuyến khích tạo điều kiện về pháp lý cho các đối tác đầu tư vào lĩnh vực này. Luôn cố gắng tái định cư đi trước một bước so với tiến độ của công tác GPMB. Các khu nhà ở, khu cơ sở hạ tầng dành cho tái định cư nên được quan tâm đúng mức. Đối với các hộ dân phải tái định cư, nên sớm ổn định cho họ chỗ ở và các dịch vụ khác. Đặc biệt đối với những hộ đang kinh doanh, nên có chính sách hỗ trợ như cho thuê các gian hàng trong khu tái định cư để họ có thể lại kinh doanh… Có chính sách khuyến khích di dời bằng cách ưu tiên đối với những hộ chấp nhận di dời đúng hay sớm hơn thời hạn mà Hội đồng GPMB đề ra. Chúng ta có thể hỗ trợ thêm cho những hộ chấp hành đúng thời gian một khoản tiền để khuyến khích các hộ dân. Cho vay tín dụng ưu đãi để các hộ dân di chuyển xây nhà mới và có thể thế chấp vay vốn bằng chính ngôi nhà này. Đặc biệt, đối với những hộ dân có liên quan đến vấn đề văn hoá tâm linh, cần có những biện pháp cư xử mềm mỏng, hợp tình người. Hạn chế sử dụng các biện pháp cưỡng chế bằng pháp luật. 3.2.2. Về phía đối tượng thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. 3.2.2.1. Kiện toàn bộ máy thực hiện công tác GPMB. Hiện nay trong Ban quản lý dự án, số người trong biên chế vẫn còn ít phải ký hợp đồng thêm với một số cán bộ bên ngoài. Số cán bộ làm công tác GPMB phần lớn là các cán bộ hợp đồng nên trách nhiệm công tác chưa cao, tư tưởng không ổn định. Trong giai đoạn tới, Ban quản lý dự án cần kiện toàn lại bộ máy cán bộ. Các cán bộ cần phải được nâng cao năng lực và trách nhiệm cũng như tư tưởng đạo đức. Đặc thù của công tác GPMB là lien quan nhiều đến kinh tế, đến các tổ chức cá nhân do vậy nếu không có tư tưởng đạo đức vững vàng rất dễ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Cán bộ làm công tác GPMB cần phải nắm vững, thực hiện và vận dụng pháp luậy vào công tác chuyên môn, thường xuyên nâng cao nghiệp vụ, trình độ bản thân. Các cấp lãnh đạo của Uỷ ban nhân dân Quận cần có sự quan tâm, hướng dẫn và thường xuyên mở các lớp tập huấn để nâng cao trình độ nghiệp vụ trong công tác GPMB cho các cán bộ. Mặt khác, đề nghị Uỷ ban nhân dân Thành phố cũng như Uỷ ban nhân dân Quận nên có những nghiên cứu, sửa đổi, bổ xung các quy định hiện nay về tổ chức bộ máy thực hiện công tác GPMB . Quy định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của từng cấp, từng ngành bố trí nhân sự phù hợp với nhiệm vụ tránh sự quá tải trong công việc. Theo quyết định số 72/2001/QĐ – UB của Uỷ ban nhân dân Thành phố quy định đại diện những người nằm trong diện GPMB là thành viên Hội đồng GPMB. Tuy nhiên, trường hợp này nên xem xét lại vì việc đưa thành viên là đại diện những người bị GPMB vào Hội đồng GPMB là đảm bảo tính dân chủ, công khai nhưng trong thực tế, công tác GPMB là việc áp dụng các quy định pháp luật của Nhà nước mà đa phần là phải áp dụng các biện pháp mạnh mang tính chất áp đặt, cưỡng chế… do đó sẽ gây khó khăn cho cán bộ trực tiếp thực hiện công tác GPMB. 3.2.2.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động. Trong giai đoạn trước đây, công tác tuyên truyền chưa thực sự được quan tâm khi thực hiện công tác GPMB. Có khá nhiều hộ dân đã rơi vào tình trạng bị động, bất ngờ khi có quyết định giải toả. Dẫn đến họ đã không đồng tình, ủng hộ cán bộ thực hiện công tác GPMB. Trong giai đoạn tới, Ban quản lý dự án cũng như Hội đồng GPMB cần đặc biệt chú trọng đến công tác tuyên truyền vận động đến từng hộ gia đình trong diện giải toả. Cần sử dụng một cách tối đa các phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền thanh của Phường, Quận. Thành lập các tổ tuyên truyền vận động, phát huy tối đa vai trò của các hội trong công tác vận động quần chúng để các hộ dân cư hiểu và nắm được quyền cũng như nghĩa vụ của mình. Tuyên truyền giải thích để người dân hiểu được tầm quan trọng của dự án cũng như lợi ích do dự án mang lại cho cuộc sống của người dân sau này. Đồng thời cần tuyên truyền những quy định pháp luật để người dân hiểu được và làm theo. Các thông tin về GPMB, quyết định đền bù, hỗ trợ cũng như khu vực bị quy hoạch GPMB cần được công bố công khai đến từng hộ dân. Thông tin rộng rãi chủ trương, chính sách ,các vấn đề và cá nhân, các địa chỉ liên quan đến công tác GPMB trên các kênh thông tin đại chúng của Quận, Phường. 3.2.2.3. Đảm bảo tính dân chủ, công bằng đối với các hộ dân cư. Cần quán triệt nguyên tắc công khai hoá và dân chủ hoá các phương án đền bù GPMB, để mọi đối tượng liên quan đều biết, thống nhất tránh so bì, thắc mắc và tiêu cực. Khi thực hiện công tác GPMB nên đảm bảo tính dân chủ đối với các hộ dân. Ban quản lý dự án và Hội đồng GPMB cần có sự bàn bạc, thoả thuận trước với các hộ dân không để họ rơi vào tình trạng bị động, áp đặt. Tiến hành phỏng vấn các hộ gia đình trong khu vực giải toả đồng thời tổ chức tốt các buổi gặp gỡ giữa chủ dự án, các cấp các ngành với nhân dân để điều chỉnh nội dung phương án GPMB thiết thực, hợp lý hơn. Các hộ dân trong diện giải toả phải được biết và tham gia có ý kiến trong phạm vi nhất định về phương án đền bù hỗ trợ và cách thức di dời…. Ban quản lý dự án và Hội đồng GPMB cần có thái độ tôn trọng đối với ý kiến góp ý của nhân dân, hạn chế tối đa thái độ cửa quyền áp đặt. 3.2.2.4. Thực hiện nghiêm túc, công khai công tác đền bù, hỗ trợ người dân. Đây thực sự là công tác khó khăn và rất hay gặp phải đơn thư khiếu nại của người dân. Ngay từ công tác xác lập hồ sơ đền bù về đất và tài sản trên đất, các cán bộ đã cần phải làm một cách nghiêm túc và công khai để tạo lòng tin của người dân. Khi xác định giá đền bù phải sao cho thoả đáng không nên cứng nhắc, máy móc để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người dân phù hợp với pháp luật. Dân chủ và công khai trong việc định giá. Các phương án đền bù, hỗ trợ di dời phải được cân đối giữa các hộ gia đình và công khai trên mọi phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết và có ý kiến phản hồi. Trong công tác GPMB nhiều hiện tượng tiêu cực của một số cán bộ thực thi công vụ đã làm mất lòng tin của nhân dân. Những người nghiêm chỉnh chấp hành thì đôi khi bị thiệt, những người lợi dụng ô dù không thực hiện đôi khi lại có lợi, kỷ cương pháp luật không nghiêm dẫn đến sự thiếu công bằng. Vì thế, phải chọn được những cán bộ đảng viên có lập trường tư tưởng vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực, kiến thức pháp luật có chuyên môn để làm công tác chính sách đền bù, tái định cư. Cần có những quy định xử phạt nghiêm túc, thích đáng đối với những cán bộ có hành vi tiêu cực. 3.2.2.5. Giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại. Tạo niềm tin của quần chúng đối với chủ trương chính sách của Nhà nước thông qua giải quyết dứt điểm đơn thư khiếu nại của nhân dân, kiên trì xử lý nghiêm minh các trường hợp lợi dụng chính sách của Nhà nước để chây ỳ trục lợi. Để giải quyết tốt các đơn thư khiếu nại cần phải làm những yêu cầu sau: Giải thích rõ rang, rành mạch cho các hộ dân về quy định chính sách của Nhà nước, về trình tự thủ tục GPMB và giải thích rõ về luật khiếu nại, tố cáo. Tổ chức thu thập thông tin, số liệu liên quan đến việc khiếu kiện (kiểm tra những thông tin mà các hộ dân khiếu kiện có chính xác không) từ đó có những đánh giá tổng hợp đưa ra giải pháp cụ thể, nhanh chóng báo cáo với cấp trên xét duyệt và trả lời các hộ dân cư một cách thấu tình đạt lý. Nên thiết lập đường dây nóng của tổ chuyên trách GPMB để có thể giải đáp thắc mắc cho người dân bất cứ lúc nào. 3.2.3. Về phía đối tượng phải chịu thi hành( các hộ dân cư nằm trong diện giải toả). Đối với các hộ dân cư nằm trong diện giải toả, cần có thái độ nghiêm túc, tự nguyện hợp tác với các cán bộ thực hiện công tác GPMB. Các hộ dân cư cần thường xuyên theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng để nắm bắt được những thông tin về vấn đề GPMB liên quan trực tiếp đến mình. Nên nắm rõ các quy định pháp luật để hiểu được quyền và nghĩa vụ của bản thân. Mỗi một dự án đầu tư xây dựng đều mang lại một lợi ích nhất định cho khu vực trong diện giải toả vì vậy các hộ dân cư nên có một cách nhìn cởi mở hơn với công tác GPMB. Khi nhận được quyết định thu hồi đất, cần hợp tác, tạo điều kiện cho các cán bộ trong tổ công tác GPMB làm nhiệm vụ xác lập hồ sơ về đất và tài sản trên đất cũng như công tác định giá đất và tài sản trên đất. Tuân thủ theo các quy định pháp luật về thời gian di dời, phương thức di dời. Không nên có thái độ hành động cản trở các cán bộ làm nhiệm vụ. Không có thái độ chây ỳ dựa vào những chính sách dân chủ của Nhà nước để kéo dài thời gian nhằm trục lợi cá nhân gây tổn thất cho tập thể. Bên cạnh đó, các hộ dân cư cũng nên nắm được những quyền lợi của mình. Cần đóng góp ý kiến với các cán bộ GPMB để công tác GPMB diễn ra thuận lợi hơn. Khi phát hiện những tiêu cực trong quá trình GPMB, đền bù hay hỗ trợ GPMB cần kịp thời có ngay đơn thư trình báo để Ban quản lý dự án và Hội đồng GPMB kịp thời có những biện pháp ngăn chặn. 3.2.3.Kết luận chương III. Công tác GPMB là một công tác phức tạp và khó khăn. Tuy công tác GPMB đã thường xuyên được diễn ra trong các dự án đầu tư xây dựng nhưng trong quá trình thực hiện vẫn còn rất nhiều sai sót. Từ thực trạng công tác GPMB đã thực hiện được trong thời gian vừa qua, thông qua việc tìm hiểu những khó khăn và nguyên nhân dẫn đến những khó khăn trong công tác GPMB em đã đưa ra một số gải pháp nhằm góp phần đẩy nhanh tiến độ của công tác GPMB trong giai đoạn sắp tới của dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu vực Hồ Tây. Các giải pháp được đưa ra để áp dụng cho các đối tượng có liên quan đến công tác GPMB. Tuy nhiên để công tác GPMB được diễn ra đúng thời gian, tiến độ cần phải có sự phối hợp của các nhà quản lý, phía chủ đầu tư, các cán bộ thực hiện và ý thức của người dân. Chỉ có sự đồng tình của người dân mới là biện pháp tốt nhất để công tác GPMB được diễn ra đúng tiến độ. PHẦN KẾT LUẬN Sau khi Đảng và nhà nước chủ trương chuyển đổi phát triển nền kinh tế thị trường đã khơi dậy tiềm năng của đất nước, nhiều thành phần kinh tế đầu tư xây dựng đã tạo một bộ mặt mới cho các đô thị của nước ta. Trong giai đoạn hiện nay, GPMB ngày càng trở thành một vấn đề hết sức quan trọng đang được cả xã hội quan tâm. Ở quốc gia nào cũng vậy, trong từng thời kỳ phát triển việc sắp xếp lại hệ thống dân cư, đô thị là cần thiết để phù hợp với tình hình mới. Việc trưng thu, trưng mua, việc thu hồi những vùng đất để xây dựng thành phố mới, khu sản xuất, sinh hoạt mới là quy luật tất yếu của sự phát triển. GPMB giúp cho việc sử dụng đất có hiệu quả hơn đồng thời góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng sản lượng công nghiệp, thương mại dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong kinh tế, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ngày càng phát triển. Thực tế công tác GPMB của nước ta nói chung và của Hà Nội nói riêng hiện nay đang gặp không ít những khó khăn vướng mắc. Vấn đề đền bù, hỗ trợ, tái định cư trong mỗi dự án cần GPMB vẫn đang là những bất cập được quan tâm giải quyết hàng đầu của Nhà nước và UBND thành phố. Hàng loạt các chính sách quy định sửa đổi đã được đưa ra nhưng vẫn chưa khắc phục được những khó khăn trong công tác GPMB. Từ trước tới nay, Hồ Tây không chỉ là cảnh đẹp có giá trị kinh tế, môi trường mà còn là một biểu tượng linh thiêng đối với người Hà Nội. Việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây không chỉ bảo vệ cảnh đẹp Hồ Tây mà còn mang lại cho hồ một dáng vẻ hoàn toàn mới. Cũng như các dự án đầu tư xây dựng khác, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu vực Hồ Tây cũng đã gặp phải không ít những khó khăn trong quá trình thực hiện. Việc kéo dài thời gian GPMB đã làm chậm tiến độ thi công của công trình gây thất thoát rất nhiều về tài chính. Trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp này, em tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công tác GPMB , thực trạng công tác GPMB của dự án. Từ đó đưa ra những đánh giá về công tác GPMB những khó khăn gặp phải và nguyên nhân của những khó khăn đó. Trên cơ sở lý thuyết và thực trạng để đưa ra một số giải pháp cự thể nhằm đẩy nhanh tiến độ công tác GPMB của dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu vực Hồ Tây. Chuyên đề thực tập này giúp em nhận rõ được tầm quan trọng của công tác GPMB những vấn đề liên quan đến GPMB và quan trọng hơn là hoàn thiện thêm những kiến thức đã được học trong nhà trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Kỷ yếu hội thảo đền bù và giải phóng mặt bằng các dự án xây dựng ở Việt Nam ( 12- 13/9/2002). 2. Hiến pháp năm 1992. 3. Luật đất đai năm 2003. 4. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật đất đai 2001. 5. Báo cáo tổng hợp tình hình sử dụng đất trên địa bàn quận Tây Hồ. 6. Báo cáo tổng kết công tác GPMB trên địa bàn quận Tây Hồ. 7. Báo cáo tổng kết công tác GPMB của dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu vực Hồ Tây quận Tây Hồ. 8. Tạp chí xây dựng. 9. Tạp chí địa chính. MỤC LỤC Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36543.doc
Tài liệu liên quan