Bên cạnh sự phát triển kinh tế, môi trường cũng là một vấn đề rất đáng đước chú trọng đối với xã hôi hiện nay. Tuy nhiên, trong thực tế , với nhiều hoạt động phát triển, nhân tố tài nguyên môi trường thường bị bỏ qua hoặc không được chú ý đúng mức và một trong những nguyên nhân dânx đến tình trạng này là do không có công cụ phân tích thích hợp. Thủ tục đánh giá tác động môi trường, cụ thể phải có báo cáo ĐTM trogn hồ sơ xét duyệt kinh tế - kỹ thuật(một cách chặt chẽ có thể gọi là hồ sơ kinh tế - kỹ thuật - môi trường), là một công cụ giúp cho cơ quan xét duyệt dự án hoạt động có đủ điều kiện để đưa gia một quyết định toàn diện, đúng đắn.
Đánh giá tác động môi trường (ĐTM), thực tế đã ra dời rất lâu và đã bắt đầu được áp dụng từ những năm 70. Tuy nhiên, ĐTM vốn phụ thuộc vào nội dung dự án và không có mẫu xác định nên việc xác định một báo cáo ĐTM chỉ có ý nghĩa tương đối.
Trong chuyên đề này, bằng những kiến thức được học trong nhà trường, bằng kiến thức góp nhặt được qua quá trình thực tập tìm hiểu thực tế, qua tự nghiên cứu, tham khảo các tài liệu, cùng với sự hướng dẫn của một số các cán bộ về môi trường, tôi xin đưa ra một mô hình sơ bộ ĐTM cho “ Dự án đầu tư dây chuyền sản xuất giấy bao xi măng và các tông DUPLEX 30.000 tấn/năm của công ty cổ phần giấy Lam Sơn Thanh Hoá” .Các nội dung chính của chuyên đề bao gồm.
68 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1707 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Bước đầu đánh giá môi trường cho dự án đầu tư dây chuyền sản xuất giấy bao xi măng và cac tông Duplex 30.000tấn/năm của Công ty cổ phần giấy Lan Sơn Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong độ tuổi lao động là 2.700 người.
- Vạn Hoà có 6.500 người với 1.500 hộ. Số người trong độ tuổi lao động là 1.600 người.
- Vạn Thiện có 5.609 người với 1.266 hộ. Số người trong độ tuổi lao động là 2.787 người.
Như vậy có khoảng 2 vạn đân với hơn 4.000 hộ chịu sự tác động của việc thực hiện dự án.
IV.2.2. Kinh tế
Hoạt động kinh tế của dân cư tại khu vực chủ yếu sản xuất nông - lâm nghiệp.
Diện tích trồng lúa: Vạn Thắng: 370ha, Vạn Thiện: 482,46ha, Vạn Hoà 700ha.
Chăn nuôi: Vạn Thắng: 369 trâu, 3100 lợn, 45.000 gia cầm; Vạn Thiện; 248 trâu, bò, 1943 lợn, 1.300 gia cầm; Vạn Hoà 450 trâu, bò, 1800 lợn, 20.000 gia cầm.
Tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ: Vạn Thiện có 3 thôn làm nghề phụ: đan lát, làm luồng; có 20 hộ có xe công nông và ô tô; hoạt động được cũng khá phát triển với 100 hộ tham gia.
Thu nhập bình quân tính theo đầu người từ 1.600.000 đồng -2.900.000 người/năm.
Số hộ khá, giàu khoảng 25 - 40%, số hộ nghèo đói, còn tương đối cao: Vạn Thắng có 12,3%; Vạn Thắng có 23%; Vạn Thiện có 20%.
IV.2.3. Tình hình xã hội
Vạn Thắng, Vạn Hoà, Vạn Thiện đều có trạm y tế để chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Các trạm y tế đều có y sỹ; riêng trạm y tế Vạn Thiện có cả bác sỹ. Trong những năm qua không có lệnh dịch tại khu vực này, tuy nhiên tại Vạn Thắng đã xuất hiện bệnh về đường hô hấp.
Vạn Thắng, Vạn Hoà, Vạn Thiện đều có trường mầm non và trung học cơ sở. Cấp học mầm non có gần 700 cháu; bậc tiểu học có khoảng 2.200 học sinh, bậc PTCS có gần 2.000 học sinh.
Cả 3 xã có 8 thôn được công nhận là làng văn hoá cấp huyện.
An ninh và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Các xã đều tổ chức được đội dân quân tự vệ: Vạn Thắng có 130 dân quân; Vạn Thiện có 57 dân quân; Vạn Hoà có 120 dân quân.
IV.2.4. Văn hoá, lịch sử
Trong vùng có vườn Quốc Gia Bến En là điểm thu hút nhiều khách du lịch trong tỉnh cũng như cả nước.
IV.3 Tài nguyên thiên nhiên
IV.3.1. Tài nguyên đất
Đất đai của huyện Nông Cống từ phần núi Nưa xuôi về phía Nam là vùng bán sơn địa đất đỏ giàu khoangs sản thích hợp với cây công nghiệp. Phần lớn đất đai của huyện Nông Cống thích hợp với cây lúa. Dự án nằm trong vùng trọng điểm lúa của Thanh Hoá. Vạn Thiện, Vạn Thắng, Vạn Hoà là 3 xã chuyên canh lúa của huyện Nông Cống.
IV.3.2. Tài nguyên động thực vật
Đây là vùng có hệ sinh thái nông nghiệp. Động vật chủ yếu được chăn nuôi trong các hộ gia đình là các loài gia súc, gia cầm như trâu, bò, gà, lợn, vịt. Riêng hệ thống sông Mực được ngăn đập thành hồ sông Mực với diện tích 2.000ha còn lưu giữ được giống cà mè sông Mực là đặc sản của vùng.
Các loại thực vật trong vùng chủ yếu là cây ăn quả như cam, chuối, mơ, nhãn. Cây đặc trưng của vùng là cây kè.
IV.4 . Hạ tầng cơ sở và dịch vụ
IV.4.1. Giao thông
Khu vực nhà máy cách thành phố Thanh Hoá 33km, cách thị trấn Nông Cống 3km, cạnh quốc lộ 45.
Tuyến đường giao thông đi qua nhà máy rộng 8 m đã được rải nhựa cấp phối. Từ Nông Cống đi Như Thanh, Như Xuân, Tĩnh Gia đều có các tuyến đường giao thông liên huyện với 37 km đường và tuyến đường liên xã với tổng chiều dài là 91km. Ngoài ra còn có 20 km đường sắt. Mật độ đường đạt 0,22 - 0,23km đường/km2.
IV.4.2. Năng lượng
Hiện tại Công ty có 2 máy biến áp 750KVA - 35/0,4KV lấy điện 35KV từ trạm biến áp trung gian 110/35KV Minh Thọ.
IV.4.3. Thuỷ lợi
Huyện nông cống có 32 trạm bơm tưới cho 1.540 ha trên tổng số 2.259ha. Huyện Như Xuân có 6 trạm bơm tưới cho khoảng 30% diện tích của huyện. Hồ sông Mực và hồ Yên Mỹ có nguồn nước tưới cho huyện Nông Công và huyện Tĩnh Gia.
IV.5 Hiện trạng môi trường vật lý
IV.5.1 Chất lượng đất
Để đánh giá chất lượng đất khu vực dự án, Trung tâm TV - CG KHCNMT Thanh Hoá đã tiến hành lấy 4 mẫu đất tại các vị trí.
-M1: Đất ruộng trồng lúa nhà anh Hùng - xã Vạn Thắng
- M2: Đất đồi (cạnh hồ nước ngọt) phía tây nhà máy
- M3: Đất trồng lạc thôn Giản Hiền - Vạn Thắng (khu dân cư phía đông Bắc nhà máy).
- M4: Đất lưu thông Giản Hiền - vạn Thắng (khu dân cư phí đông bắc nhà máy).
Mẫu đất được phân tích tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo đường chất lượng thanh hoá, kết quả như sau:
TT
Tên chỉ tiêu
Đơn vị tính
Kết quả
M1
M2
M3
M4
1
Hàm lượng Ni tơi tổng tính theo hệ số khô kiệt
%
0,25
0,1
0,1
0,1
2
Hàm lượng (K2) tổng tính theo hệ số khô kiệt
%
0,2
0,2
0,1
0,4
3
Hàm lượng P2O5 tổng tính theo hệ số khô kiệt
%
1,2
0,7
0,2
0,4
4
Độ pHKcl
6,8
6,6
6,5
6,4
5
Hàm lượng hữu cơ
%
5,6
1,0
0,6
1,4
Bảng 1: Kết quả phân tích mẫu đất
Nhận xét:
- Độ pH: các mẫu đất có độ pH từ 6,4 - 6,8. Như vậy đất vùng này có độ pH trung tính.
- N, P, K: các chỉ tiêu N, P, K đều ở mức trung bình, như vậy đất vùng này chưa bị thoái hoá hoặc hay suy giảm tầng canh tác.
IV.5.2. Chất lượng nước.
Trung tâm Tư vấn - chuyển giao KHCN & MT Thanh Hoá đã kết hợp với Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Thanh Hoá tiến hành đánh giá chất lượng ncmặt, nước ngầm và nước thải nhà máy.
V.2.1. Nước mặt.
Để đánh giá chất lượng nước mặt, trung tâm tư vấn - chuyển giao KHCN & MT Thanh Hoá đã tiến hành lấy 4 mẫu nước mặt tại khu vực vào ngày 3-4/5/2002.
- M4: Nước ruộng trồng lúa nhà anh Hùng - Vạn Thắng
- M6: Nước cách nguồn thải300m
- M7: Nước cách nguồn thải 1000m
- M8: Nước sông Mực
Mẫu nước được phân tích tại Phòng Hoá nghiệm của Chi cục ĐL - TC - CL Thanh Hoá.
Kết quả phân tích như sau:
STT
Ký hiệu mẫu
pH
TSS (mg/l)
NO3 (mg/l)
SO-4 (mg/l)
NH+4 (mg/l)
BOD mgO2/l
COD (mg/l)
Tổng Colifom (MNP/100m/l
1
M4
6,7
150
0,28
10
0
10,4
16
9.300
2
M6
6,8
90
0,06
6
0,078
11,5
17,6
9.300
3
M7
6,8
80
0,24
4
0
3,8
8
4.600
4
M8
7
10
0,4
0
0
2,1
4
430
TCVN 5942 - 1995 (Giới hạn B)
5,5-9
80
15
1
<25
<35
10.000
Bảng 2: Kết quả phân tích mẫu nước mặt
Nhận xét
- Độ pH: cả 4 mẫu đều có độ pH trong giới hạn cho phép
- TSS: hai mẫu M4 và M6 có TSS cao hơn tiêu chuẩn cho phép
- Các chỉ tiêu còn lại đều không vượt qúa giới hạn cho phép theo giới hạn BTCVN 5942 - 1995.
Như vậy các chỉ tiêu nước mặt của khu vực dự án đều đạt tiêu chuẩn cho phép của giới hạn B TCVN 5942 - 1995. Duy chỉ có 2 vị trí tại M4 và M6 có tổng chất rắn lơ lửng cao hơn giới hạn cho phép.
Tại sông Mực, càng xa nguồn nước thải thì mức độ ô nhiễm càng giảm.
Nước ngầm.
Để đánh giá chất lượng nước ngầm, trung tâm tư vấn - chuyển giao công nghệ KHCN & MT thanh hoá đã tiến hành lấy mẫu nước tại giếng khoan của nhà máy. Việc phân tích được thực hiện tại phòng hoá nghiệm - chi cục TC - ĐL - CL Thanh Hoá.
Kết quả phân tích như sau:
STT
Thông số
Giá trị đo được
TCVN 5944 1995
Ghi chú
1
PH
7,1
6,5 - 8,5
2
TSS (mg/l)
5
750 - 1500
Chất rắn tổng số
3
NO3-(mg/l)
0,04
45
4
SO4-2(mg/l)
8
200 - 400
5
NH4+ (mg/l)
0
6
BOD5(mgO2/l)
0,7
7
COD (mgO2/l)
1,6
8
Tổng Coliform (MNP/100ml)
23
Bảng 3: Kết quả phân tích mẫu nước ngầm
Nhận xét
Căn cứ vào TCVN 5944 - 1995, các thông số đo được về mặt hoá học đều thấp hơn giới hạn cho phép của tiêu chuẩn. Riêng có thông số Coliform có giá trị cao hơn giới hạn cho phép. Nguyên nhân có khả năng do nước mặt ngấm xuống tầng ngầm.
Nước thải sản xuất.
Nguồn nước thải hiện tại của nhà máy đổ ra sông Mực. Để đánh giá chất lượng nước thải nhà máy, trung tâm tư vấn - chuyển giao KHCN & MT Thanh Hoá đã tiến hành lấy mẫu tại các vị trí:
- M1: Nước thải sau xeo
- M2: Nước sau xeo đã xử lý tách bột giấy
- M3: Nước thải dịch đen L1 + L2 + L3
- M5: Nước thải chung của Công ty (đầu nguồn thải ra sông)
Mẫu những thải được phân tích tại Chi cục ĐL - TC - CL Thanh Hoá
Kết quả phân tích như sau:
STT
Ký hiệu mẫu
pH
TSS (mg/l)
SO3-
SO42
NH+4
BOD5 mgO2/l
COD (mgO2/l)
Colifom (MNP/100m/l
1
M1
6,6
510
0,12
95
0
302,4
465,2
4.600
2
M2
6,5
300
0,12
110
0
33,8
58,4
1.200
3
M3
7
400
0,36
80
0
280
432
4.600
4
M5
7,5
120
0,5
100
0,065
505,5
1008
11.000
TCVN 5945 - 1995 (Giới hạn B)
5,5 - 9
100
60
(tổng N)
1
50
100
10.000
Bảng 4: Kết quả phân tích mẫu nước thải
Nhận xét
- Nước thải sản xuất khi đưa xử lý (M1) có BOD và COD cao hơn tiêu chuẩn nhiều lần. Chất rắn lơ lửng cao hơn tiêu chuẩn cho phép.
- Nước thải sau khi xử lý thu hồi bột giấy (M2), chỉ tiêu BOD và COD giảm xuống bằng tiêu chuẩn cho phép.
- Nước rửa dịch đen (đã thu hồi lignin, chỉcòn lại nước rửa bột nấu 3 lần: L1, L2, L3) cũng có giá trị BOD và COD cao tương tự như nước sau xeo.
- Riêng nước thải chung có giá trị BOD và COD cao gần gấp 2 lần nước thải sau xeo chưa xử lý và sau nước rửa dịch đen L1, L2, L3. Giá trị Coliform của nước thải chung gấp 2 lần các giá trị của nước thải sau xeo và nước rửa dịch đen. Nguyên nhân là do nước thải sinh hoạt chung của Công ty chưa được xử lý triệt để hoà lẫn với nước thải sản xuất và chất rắn lơ lửng là bột xelulo cònlại được tích luỹ dần làm cho giá trị BOD và COD tăng lên. Đồng thời trong quá trình sản xuất, nước thải sao xeo sau khi thu hồi bột giấy được tái sử dụng, không còn nước để pha loãng các chất thải nên có hiện tượng nước thải chung có các giá trị ô nhiễm BOD và COD cao.
- Nhận xét chung:
Hiện tại nhà máy đã có hệ thống xử lý nước sao xeo nhưng các ô nhiễm cục bộ chưa giải quyết triệt để nên mức độ ô nhiễm cao. Nhà máy phải hoàn thành hệ thống xử lý để nước thải chung đạt:
+ BOD: 50mgO2/l
+ COD: 100mgO2/l
+ TSS: 100mg/l
IV.5.3 Chất lượng không khí
Để đánh giá chất lượng không khí, Trung tâm tư vấn - chuyển giao công nghệ KHCN & MT Thanh Hoá đã kết hợp với phòng Hóa nghiệm Chi cục ĐL - TC - CL Thanh Hoá tiến hành thu mẫu không khí tại các điểm:
- Khu tập thể CBCN phía đông bắc công ty (M1)
- Khu dân cư làng Ban - xã Vạn Hoà (M2)
- Sân văn phòng Công ty (M3)
- Phân xưởng nấu nghiền (M4)
- Phân xưởng xeo giấy (M5)
- Phân xưởng chặt nứa (M6)
Các mẫu khí được phân tích tại Phòng Hoá nghiệm Chi cục ĐL - TC - CL Thanh Hoá
Kết quả phân tích như sau:
STT
Vị trí lấy mẫu
H. gió
Nhiệt độ (0C)
Độ ẩm (%)
Vtốc gió (m/s)
H2S (mg/m3)
NH3 (mg/m3)
Độ ồn (dBA)
SO2 (mg/m3)
NO2
(mg/m3)
CO (mg/m3)
Bụi tổng (mg/m3)
CO2 (%)
1
M1
ĐN
30,1
78,7
0,45
0
0,379
50
0,145
0,205
1,25
0,13
0,6
2
M2
33,5
64,1
0,3
0
0,080
45 - 50
0,290
0,370
1,87
0,15
0,3
3
M3
31,2
71,6
0,3 - 0,5
0
0
50 - 60
0,415
0,205
1,25
0,12
0,8
4
M4
30,1
70
0,45
0
0,759
80 - 86
0,290
0,410
2,5
0,17
12
5
M5
35,3
72,8
0,56
1,02
0
0
85 - 87
0,290
0,410
2,5
0,24
12
6
M6
30,8
70,8
0,4 - 1,2
0
0,187
90 - 99
0,075
0,102
0
0,6- 0,5
1
TCVN 5967 - 1995 TB 1h
0,5
0,4
40
0,3
TCVN 5967 - 1995 1lần
0,008
0,2
0
505 QĐBYT
10
5
30
0,1
TCVN 5949 - 1995 khu dân cư, sản xuất
50
80
Bảng 5: Kết quả phân tích mẫu khí
Nhận xét
-Bụi:
+ Tại khu dân cư, bụi nhỏ hơn giới hạn cho phép của TCVN 5937 - 1995 (vị trí cao nhất là 0,15mg/m3).
+ Trong khu vực sản xuất: tại phân xưởng chặt nứa, bụi rất cao (0,6 - 1,5mg/m3).
- Khí độc
+ Khí SO2, NO2, CO: Nồng độ khí SO2, NO2, CO đều thấp hơn giới hạn của TCVN 5937 - 1995. Riêng tại làg Ban xã Vạn Thắng có nồng độ NO2 = 0,37 mg/m3 xấp xỉ với giới hạn cho phép.
+ Khí CO2 : Nồng độ CO2 ở khu dân cư và khu sản xuất cao hơn giới hạn cho phép theo 505 QĐ/BYT. Tại khu dân cư có nồng độ CO2 cao là do quá trình phân huỷ hiếu khí của các chất hữu cơ gây nên. Trong khu vực sản xuất, tại vị trí văn phòng Công ty và phân xưởng nấu nghiền, xeo giấy, chặt nứa có hàm lượng CO2 rất cao. Nguyên nhân chủ yếu là do môi trường lao động không thông thoáng, khí CO2 của lò hơi và của quá trình phân huỷ hiếu khí các chất hữu cơ như xelulo ích tụ làm cho hàm lượng CO2 tăng.
+ Khí H2S: ở tất cả các vị trí không phát hiện được khí H2S.
+ Khí NH3: Tại khu tập thể của nhà máy, nồng độ khí HN3 cao hơn giới hạn cho phép (gần gấp 2 lần); tại phân xưởng nấu nghiền gấp 3 lần giới hạn cho phép. Nguyên nhan nồng độ NH 3 cao tại 2 vị trí trên không phải do quá trình sản xuất mà do sự phân giải của chất giải giàu chất ni tơ tạo nên.
- Tiến ồn: tại các khu dân cư độ ồn thấp hơn giới hạn cho phép. Trong khu vực sản xuất, tại phân xưởng xeo và phân xưởng chặt nứa, độ ồn cao hơn tiêu chuẩn cho phép (tại phân xưởng chặt nứa cao hơn tiêu chuẩn cho phép 5 - 14 dAB).
Nhận xét chung
- Môi trường không khí tại khu vực quanh Công ty chưa bị ô nhiễm bởi CO, SO2, NO2, H2O và bụi.
- Có hiểu hiện ô nhiễm do CO2 và NH3. Nguyên nhân chính là do có sự phân huỷ các chất thải có nguồn gốc động vật và thực vật tạo nên. Đây có thể do vấn đề cống rãnh thoát nước và nhà vệ sinh chưa hợp quy cách. Cần có các giải pháp thích hợp để hạn chế mức độ ô nhiễm đối bởi CO2 và NH3.
V. Dự báo tác động của việc thực hiện dự án đến tài nguyên và môi trường
Dự án xây dựng dây chuyền sản xuất giấy bao xi măng và cáctông duplex có công suất 30.000 tấn sản phẩm/năm. Khi dự án được triển khai thực hiện, hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ có những tác động đến tài nguyên và môi trường như sau:
V.1 Tác động đến tài nguyên môi trường trong quá trình xây dựng
Dự án có 13 hạng mục xây dựng với tổng diện tích xây dựng là 18.000m2. Các hạng mục xây dựng gồm:
- Nhà xử lý giấy loại 1.304m2
- Nhà xeo 1.836m2
- Nhà hoàn thành 864 m2
- Móng máy và bể chứa 1.800 m2
- Kho thành phẩm 1.000 m2
- Trạm bơm và xử lý nước cấp
- Khu đặt nồi hơi và trạmn điện
- Nhà cơ khí 1.000 m2
- Khu vực xử lý nước thải
- Cải tạo bãi nguyên liệu, xây dựng hệ thống
cống rãnh thoát nước 5.000 m2
- Hệ thống đường bê tông nội bộ 4.000 m2
- Hệ thống điện chiếu sáng, cứu hoả
- Nhà văn phòng 1.000 m2
Thời gian thực hiện việc này xây lắp là 16 tháng. Như vậy trong một thời gian dài tại địa điểm thực hiện dự án sẽ tập trung một khối lượng lớn nguyên vật liệu, công nhân, các phương tiện chuyên chở, các máy thi công. Chính vì thế việc xây dựng, lắp đặt thiết bị sản xuất sẽ có ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Trong giai đoạn này, môi trường sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:
- Bụi do các phương tiện vận tải, các nguyên vật liệu bị rơi vãi gây nên.
- Tiếng ồn do các phương tiện vận tải và máy thi công.
- Khói thải của phương tiện vận tải và máy thi công.
- Nước mưa chảy tràn cuốn theo các vật liệu rơi vãi.
- Chất thải rắn như vỏ bao xi măng, giấy bọc lót, đệm lót, cao su lót các thiết bị.
Về mặt tài nguyên, do dự án xây dựng trên mặt bằng xí nghiệp nên không ảnh hưởng đến các yếu tố tài nguyên của khu vực thực hiện dự án.
V.2 Các tác động đến môi trường khi dây chuyền sản xuất hoạt động
Khi dây chuyền sản xuất được đưa vào hoạt động thì sẽ có ảnh hưởng đến môi trường không khí, môi trường nước và môi trường đất như sau:
V.2.1. Sự tác động đến môi trường không khí
Môi trường khôg khí tại khu vực dự án sẽ bị tác động bởi các yếu tố sau:
- Khí thải lò hơi
- Khí thải và tiếng ồn của phương tiện vận tải
- Khí phát sinh hệ thống xử lý hoặc do tích tụ tự nhiên.
Thành phần và tải lượng các chất gây ô nhiễm
Thành phần và tải lượng các chất gây ô nhiễm trong khí thải lò hơi.
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới trong tài liệu đánh giá nhanh tải lượng ô nhiễm (Alexder Economoponlos - Geneve - 1993) thì khi đốt 1 tấn than sẽ có:
- Bụi = 5 x Akg
- SO2 = 19,5 x Skg
- NOx = 9,0kg
- CO = 0,3kg
A; lượng tro tính bằng 7,5%
S: tính bằng 1%
Với lượng than nhà máy sử dụng hàng ngày là 30 tấn sẽ có:
- Bụi = 12,50kg
- SO2 = 6,8g/s
- NOx = 3,125g/s
- CO = 1,042g/s
Để dự báo mức độ ô nhiễm do khí thải của lò hơi cần phải xác định được chiều cao ống khói. Trong báo cáo khả thi dự án đầu tư dây chuyền sản xuất giấy bao xi măng và các tông duplex chưa nêu độ cao của ống khói lò hơi. Để có cơ sở dự báo mức độ ô nhiễm và tìm giải pháp khắc phục, chúng tôi dựa vào tiêu chuẩn 16 của Bộ Y tế trong quyết định số 505 QĐ-BYT ngày 13/4/1992 để chọn chiều cao ống khói. Tiêu chuẩn này nêu yêu cầu về độ cao ống khói đối với các cơ sở đốt nhiên liệu. (xem phần phụ lục).
Đối với cơ sở đốt nhiên liệu 30 tấn/ngày (tức là 1,25 tấn/h), chúng tôi chọn chiều cao ống khói là 11m có lắp hệ thống lọc bụi xiclon và xử lý khí thải với hiệu xuất xử lý 90% để tính toán.
Tiêu chuẩn cho phép của bụi, CO, NO2, SO2 theo TCVN 5937 - 1995 (lấy giới hạn trung bình là 24h) là:
Bụi: 0,2mg/m3
CO: 5mg/m3
NO2: 0,1mg/m3
SO2: 0,3mg/m3
Căn cứ vào tiêu chuẩn cho phép của bụi, CO, NO2, SO2, theo TCVN 5937 - 1995 và qua các số liệu đã nêu trong bảng trên ta thấy.
- Nồng độ bụi có khí lò hơi:
+ Khi chiều cao ống khói là 11m, cha có hệ thống xử lý và hơi khí độc thì nồng độ bụi cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Quan hệ giữa vận tốc với vùng ô nhiễm do bụi như sau:
Vận tốc gió (m/s)
Vùng ô nhiễm (m)
0,5
100 - 950
1,00
100 - 650
2
50 - 500
4
50 - 300
8
50 - 250
10
50 - 200
Bảng 13: Quan hệ giữa vận tốc gió và vùng ô nhiễm khi chưa có hệ thống lọc bụi
+ Khi có hệ thống lọc bụi hiệu suất 90% thì tất cả các khoảng cách đều không bị ô nhiễm.
- Nồng độ khí SO2.
+ Khi chưa có hệ thống xử lý khí thải hiệu suất 90% thì nồng độ khí SO2 cao hơn giới hạn cho phép. Quan hệ giữa vận tốc gió và vùng ô nhiễm SO2 như sau:
Vận tốc gió (m/s)
Vùng ô nhiễm (m)
0,5
150 - 550
1,00
100 - 400
2
50 - 300
4
50 - 200
8
50 - 150
10
50 - 150
Bảng 13: Quan hệ giữa vận tốc gió và vùng ô nhiễm khi chưa có hệ thống lọc bụi
+ Khi có hệ thống xử lý hiệu suất 90%, tại tất cả các khoảng cách không bị ô nhiễm bởi SO2.
- Đối với khí NOx sẽ cao hơn tiêu chuẩn cho phép, gây ô nhiễm môi trường.
Khói thải và tiếng ồn của phương tiện vận tải.
Khi nhà máy hoạt động sẽ có một số lượng xe ô tô nhập và xuất hàng ra và vào nhà máy. Các phương tiện vận tải tiêu thụ nhiên liệu là xăng, dầu điezel sẽ thải ra môi trường một lượng khói thải khá lớn có chứa các chất ô nhiễm không khí như NO2, CxHy, CO3, CO2.
Nồng độ NO2, CxHy, CO3, CO2 trong khói thải ô tô như sau:
Tình trạng vận hành
CxHy
CO(%)
NO2(ppm)
CO2(%)
Chạy không tải
750
5,2
30
9,5
Chạy chậm
300
0,8
1.500
12,5
Chạy tăng tốc
400
5,2
3.000
10,2
Chạy giảm tốc độ
4.000
4,2
60
9,5
Bảng 15: Thành phần khói thải ôtô
Hệ số ô nhiễm của ô tô như sau:
Chất ô nhiễm
Hệ số ô nhiễm
CO
29,1
CxHy
33,2
NOx
11,3
SO2
0,9
Aldehyt
0,4
Chì
0,3
Bảng 16: Hệ số ô nhiễm của ô tô (kg/1.000 lit xăng)
Ngoài ra các phương tiện vận tải còn gây ra tiếng ồn. Mức độ ồn của các loại xe gắn máy như sau:
Loại xe
Tiếng ồn (dBA)
Xe du lịch
77
Xe minibus
84
Xe thể thao
91
Xe vận tải
93
Xe môtô 4 thì
94
Xe mô tô 2 thì
80
Bảng 17: Mức độ ồn của các loại xe gắn máy
Khí phát sinh từ hệ thống xử lý hoặc do tích tụ tự nhiên.
Trong quá trình nhà máy hoạt động, các khí CO2, CH4, H2S phát sinh do quá trình phân giải các chất thải trong hệ thống xử lý hoặc tại các vị trí tích tụ tự nhiên. Các khí này gây mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng đến hô hấp của công nhân và cư dân quanh vùng. Nếu nồng độ CO2 trong khu vực >0,1% sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ công nhân.
Tác động của các yếu tố trong khí thải của nhà máy đến môi trường
Bụi.
Bụi có ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người. Khi hít phải bụi phổi sẽ bị kích thích và có những phản ứng vây xơ hoá phổi tạo nên các bệnh về đường hô hấp. Bụi bay vào mắt sẽ gây tổn thương mắt.
Khí thải SOx, NOx.
SOx, NOx là các khí axit, khi tiếp xúc với niêm mạc ẩm ướt sẽ tạo thành các khí axit SOx, NOx vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc hoà tan vào nước bọt rồi vào đường tiêu hoá sau đó phân tán vào múa tuần hoàn. SOx, NOx khi kết hợp với bụi tạo thành các hạt bụi axit lơ lửng. Nếu kích thước bụi này nhỏ hơn 2 - 3mm sẽ vào tới phế nang, bị đại thực bào phá huỷ hoặc đưa đến hệ thống bạch huyết. SOx có thể nhiễm độc qua da gây sự chuyển hoá toan tính làm giảm dự trữ kiềm trong máu, đào thải amoniac ra nước tiểu và kiềm ra nước bọt.
Độc tính chung của SOx thể hiện ở sự rối loạn chuyển hoá protein và đường, thiếu vitamin B và C, ức ché ezym oxydaza. Sự hấp thụ lượng lớn SOx có khả năng gây bệnh cho hệ tạo huýet và tạo ra methemoglobin tăng cường quá trình oxy hoá FeII thành FeIII.
Đối với thực vật, các khí SOx, NOx, khi bị oxy hoá trong không khí và kết hợp với nước mưa tạo thành mư axit gây ảnh hưởng tới sự phát triển của cây trồng và thảm thực vật. Khi nồng độ SOx trong không khí khoảng 1 - 2ppm có thể gây tổn thương đối lá cây sau vài giờ tiếp xúc. Đối với các loài thực vật nhạy cảm giới hạn gây độc kinh niên khoảng 0,15 - 0,3ppm. Nhạy cảm nhất đối với SO2 là động thực vật bậc thấp như rêu, đại y. Đối với vật liệu, sự có mặt của SOx, NOx trong không khí nóng ẩm làm tăng cường quá trình ăn mòn kim loại, phá huỷ bê tông và các công trình xây dựng.
Khí CO và CO2
CO dễ gây độc do kết hợp khá bền vững với hemoglobin thành cacbonxyhemoglobin dẫn đến giảm khả năng vận chuyển ô xy của máu đến các tổ chức tế bào.
CO2 gây rối loạn hô hấp phổi và tế bào do chiếm mất chỗ của ô xy, một số đặc trưng gây ngộ độc của CO2 như sau:
Nồng độ CO2(ppm)
Biểu hiện độc tính
50.000
Khó thở, nhức đầu
100.000
Ngất, ngạt thở
Bảng 18: Đặc trưng gây ngộ độc của CO2
Khí H2S.
Khí H2S vào máu, tạo kết tủa sắt làm giảm hồng cầu, ảnh hưởng đến sức khoẻ người hít phải.
Khí NH3
Khí NH3 gây kích thích vằ có mùi khó chịu.
Khí NH3 gây kích thích thần kinh và có mùi khó chịu.
Tiếng ồn
Tiếng ồn cao hơn tiêu chuẩn cho phép sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ như gây mất ngủ, mệt mỏi, gây tâm lý khó chịu.
V.2.2 Tác động của chất thải lỏng
Chất thải lỏng của nhà máy ra môi trường bên ngoài gồm:
- Nước mưa chảy tràn;
- Nước thải sản xuất;
- Nước thải sinh hoạt
Tính chất, thành phần chất gây ô nhiễm của chất thải lỏng.
Tính chất thành phần chất gây ô nhiễm của nước mưa chảy tràn.
Lượng nước mưa chảy tràn hàng năm của nhà máy khoảng 80.000m3. Nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước mưa chảy tràn ước tính có khoảng.
- Ni tơ 0,5 - 1,5mg/l
- Phốt pho 0,004 - 0,03mg/l
- COD 10 - 20mg/l
- Tổng chất rắn lơ lửng 10 - 20mg/l
Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép vì vậy có thẻ thải trực tiếp ra môi trường. Tuy nhiên cần phải có hố lắng cát sỏi và song chắc chắn rác.
Tính chất, thành phần các chất gây ô nhiễm trong nước thải sản xuất.
Sau khi dự án đi vào hoạt động, nhà máy sẽ có hai nguồn nước thải sản xuất: nước thải của dây truyền sản xuất hiện có và nước thải của dây chuyền dự án.
a. Nước thải của dây chuyền sản xuất hiện có
Công nghệ đang sử dụng hiện nay để sản xuất giấy bao bì các loại chủ yếu là nguyên liệu tre nứa nấu xút với mức dùng 7 - 12% so với nguyên liệu. Với công nghệ này lượng nước thải sản xuất của dây chuyền hiện có bình quân mỗi ngày khoảng 2.000m3. Nguồn nước thải này gồm hai loại: Nước thải sau máy xeo và nước thải công đoạn nấu, rửa bột giấy.
- Nước thải sau máy xéo khoảng 1.000m3/ngày. Nước thải này chủ yếu chứa các phần tử sơ sợi và một phần chất độn.
Nước thải này có lượng BOD và COD rất cao: BOD = 302mgO2/lit; COD = 465mgO2/lit. Nước thải này chủ yếu chứa các hợp chất kiềm, lignin kiềm và các chất hữu cơ hoà tách từ nguyên liệu chính. Nguồn nước thải này có lượng BOD, COD và Coliform cao hơn tiêu chuẩn cho phép, trong đó;
+ Lượng BOD cao gần 16 lần tiêu chuẩn cho phép (280mgO2/l so với 50mgO2/l).
+ Lượng COD cao hơn 4 lần tiêu chuẩn cho phép (432mgO2/l so với 100mgO2/l)
- Nguồn nước thải chung của nhà máy có chỉ tiêu BOD và COD rất cao:
+ Lượng COD cao gấp 10 lần tiêu chuẩn cho phép (505,5mgO2/l) so với 50mgO2/l)
+ Lượng COD cao gấp 10 lần tiêu chuẩn cho phép (1008mgO2/l) so với 100mgO2/l)
Như vậy nước thải sản xuất của nhà máy có lượng BOD và COD rất cao.
b. Nước thải dây chuyền sản xuất của dự án
Theo báo cáo khả thi dự án xây dựng nhà máy giấy bao xi măng và các tông duplex, dây chuyền công nghệ của dự án sử dụng nguyên liệu giấy loại OCC là chính, không có công đoạn nấu bột. Nguồn nước thải này không chứa lignin. Lượng BOD và COD trong nguồn nước thải này như sau:
- Tải lượng COD:
Kết quả khảo sát 3.050 nhà máy xeo giấy trên thế giới cho thấy tải lượng nước thải và COD trong nước thải của một số loại giấy như sau:
Giấy sản phẩm
Nước thải (m3/1 tấn sản phẩm)
COD (kg/tấn sản phẩm)
Giấy không gỗ
- Loại thường
10 - 80
3 - 9
- Loại đặc biệt
50 - 350
Giấy từ gỗ
5 - 40
15 - 25
Giấy từ giấy phế liệu
5 - 30
20 - 30
Bảng 19: Tải lượng nước thải và COD của một số loại giấy
Nguồn: Mobius, C.H. Gemeinsame Behandlung von Papierfar briabwasser mit kommunalen Abwasser, 1989
Với lượng nước thải là 25m3/tấn sản phẩm, nếu lấy giá trị COD là 25kg/tấn sản phẩm thì:
+ COD = 1.000mg/l
+ Tải lượng ô nhiễm COD = 2.500kg/ngày
+ Tải lượng BOD:
Theo thống kê trong B.Bohnke, W.Bischopsberger, C.F Seyfried:
Anaerobtehnik Handbuch der anaroben Behandhung von Abwasser and Schlamm, Springer Vẻlag, 193 chỉ tiêu BOD và COD của nước thải sản xuất giấy như sau:
+ BOD = 500mg/l
+ COD = 1.000mg/l
Như vậy tải lượng ô nhiễm BOD = 1.250kg/ngày.
Tính chất thành phần nước thải sinh hoạt
Ngoài nước mưa chảy tràn, nước thải sản xuất, còn có nước thải sinh hoạt của 300 cán bộ công nhân nhà máy.
Theo thống kê của Aceirivila trong tài liệu đánh giá nhanh về ô nhiễm môi trường do WHO công bố, lượng chất ô nhiễm hàng ngày do mỗi người đưa vào môi trường (nếu không có xử lý) như sau:
Chất ô nhiễm
Khối lượng
BOD
45 - 54g
COD
72 - 102g
Chất rắn lơ lửng
70 - 145g
Tổng Nitơ
6 - 12g
Amôni
3,6 - 7,2g
Tổng phốt pho
0,6 - 4,5g
Vi sinh vật
MNP/1.000ml
Tổng Coliform
106 - 109 con
Fecalcoliform
105 - 106 con
Trứng giun sán
103con
Bảng 20: Lượng chất ô nhiễm của người vào môi trường.
Với số lượng công nhân làm việc thường xuyên ở nhà máy là 300 người/ngày thì lượng chất thải do sinh hoạt là:
Chất ô nhiễm
Khối lượng
BOD
13.500 - 16.200g
COD
21.600 - 30.600g
Chất rắn lơ lửng
21.000 - 43.500g
Tổng Nitơ
1.800 - 3.600g
Amôni
1.080 - 2.160g
Tổng phốt pho
180 - 1.350g
Vi sinh vật
MNP/1.000ml
Tổng Coliform
108 - 1011 con
Fecalcoliform
107 - 108 con
Trứng giun sán
105
Bảng 21: Lượng chất ô nhiễm của người trong nhà máy
Nếu mỗi ngày 1 công nhân sử dụng 70 lít nước thì lưu lượng nước sẽ là 20m3/ngày. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt nếu không xử lý sẽ là:
Chất ô nhiễm
Khối lượng
BOD
0,67 - 0,81g/l
COD
1,05 - 1,53g/l
Chất rắn lơ lửng
1,05 - 2,18g/l
Tổng Nitơ
0,08 - 0,16g/l
Amôni
0,05- 0,1g/l
Tổng phốt pho
0,009 - 0,067g/l
Vi sinh vật
MNP/1.000ml
Tổng Coliform
104 - 107 con/l
Fecalcoliform
103 - 104 con/l
Trứng giun sán
102/l
Bảng 22: Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý
Tác động của các chất gây ô nhiễm trong nước thải đến môi trường
Các chất hữu cơ (BOD và COD)
BOD là lượng ô xy vi sinh vật đã sử dụng trong quá trình oxy hoá các chất hữu cơ. BOD biểu thị lượng các chất hữu cơ trong nước có thể bị phân huỷ bằng các vi sinh vật. Giá trị BOD càng cao thể hiện nồng độ chất hữu cơ trong nguồn nước càng cao.
COD là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hoá hoá học các chất hữu cơ trong nước thành CO2 và nước. Chỉ số COD biểu thị lượng chất hữu cơ không thể bị oxy hoá bằng vi sinh vật.
Việc ô nhiễm chất hữu cơ sẽ dẫn đến suy giảm nồng độ oxy hoà tan trong những do vi sinh vật sử dụng ô xy hoà tan để phân huỷ các chất hữu cơ. ô xy hoà tan giảm sẽ gây tác hại nghiêm trọng đến tài nguyên thuỷ sinh.
Chất rắn lơ lửng.
Chất rắn lơ lửng gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thuỷ sinh và về mặt cảm quan (tăng độ đục của nguồn nước), gây bồi lắng dòng chảy.
Các chất dinh dưỡng.
Nồng độ các chất dinh dưỡng cao sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn nước làm cho tảo, rong rêu phát triển dẫn đến việc thu hết oxy tan trong những làm ảnh hưởng đến đời sống của vi sinh vật trong nước.
V.2.3 Tác động của chất thải rắn.
Chất thải rắn thu được từ công đoạn sản xuất gồm:
- Băng keo, dây buộc và các tạp chất
- Xỉ than từ lò than.
Băng keo, dây buộc.
Trong quá trình xử lý giấy loại có một lượng băng keo, dây buộc được tách ra. Lượng băng keo, dây buộc này rất ít nhưng đây là loại rác rất khó bị phân huỷ.
Xỉ than từ lò than
Lượng xỉ tham chiếm khoảng 5 - 7% lượng than đốt. Như vậy mỗi ngày nhà máy sử dụng 30 tấn than thì lượng xỉ than khoảng 1,5 - 2,1 tấn.
Chương III
Các giải pháp giảm thiểu tác động của dự án tới môi trường
I. Giảm thiểu tác động điến môi trường không khí
Việc giảm thiểu tác động đến môi trường không khí được thực hiện như sau:
- Xử lý khói thải lò hơi:
- Xử lý bụi ở dây chuyền sản xuất
- Giảm thiểu tác động do bụi, khói thải và tiếng ồn của phương tiện vận tải.
I.1. Xử lý khói thải lò hơi
Với lượng than đốt 30 tấn/ngày, ống khói có chiều cao 11m, nếu không có hệ thống lọc bụi và xử lý hơi khí độc (SO2, NO2) thì vùng lân cận sẽ bị ô nhiễm. Vì vậy nhà máy phải trang bị hệ thống lọc bụi tĩnh điện đảm bảo hiệu suất xử lý 90%.
Khí bụi than từ lò hơi đốt than của nồi hơi có lưu lượng 4,34m3/s, nhiệt độ 2500C, hàm lượng bụi tính theo tải lượng 12,5g/m3. Khi qua hệ thống lọc bụi khí thải này chỉ còn chứa khoảng 50mg bụi/m3 khí này được hút qua ống khói sẽ sạch bụi.
Cũng có thể sử dụng xiclon lọc bụi loại tổ hợp Multiciclon để lọc bụi than.
Trong quá trình đốt than sẽ phát sinh một lượng SO2 và NO2 nhất định. Việc xử lý lượng SO2 và NO2 được thực hiện bằng Cyclon màng nước.
Sơ đồ xử lý khói thải hơi như sau:
Kinh phí cho hệ thống lọc bụi tĩnh điện và lọc ướt qua xiclon: 20.000.000đồng.
Đối với các lò hơi hiện có phải trang bị hệ thống lọc bụi xiclon kinh phí hệ thống lọc bụi cho các lò hơi hiện có là 30.000.000đồng
I.2. Xử lý bụi ở dây chuyền sản xuất.
Nhà máy sản xuất bằng nguyên liệu OOC, UKP và phế liệu nên bụi sẽ nhiều. Tại kho chứa và các bộ phận nạp nguyên liệu bắt buộc phải có hệ thống hút và lọc bụi.
Kinh phí chio hệ thống hút và lọc bụi: 50.000.000đồng
I.3. Giảm thiểu tác động do bụi, khói thải và tiếng ồn của phương tiện vận tải.
Để giảm thiểu tác động của bụi, tiếng ồn và khí thải của phương tiện vận tải, nhà máy nên trồng nhiều cây xanh quanh khu vực nhà máy và ven đường giao thông nội bộ, ven đường dẫn từ quốc lộ 45 vào nhà máy. Việc trồng cây xanh không chỉ làm giảm tác động của bụi và làm giảm tiếng ồn mà còn làm giảm lượng CO2 trong không khí. Các loại cây nên trồng là keo lá tràm, tai tượng, long não. Khoảng cách giữa các cây là 3m.
Ngoài ra nên thực hiện việc phun nước đối với hệ thống đường giao thông nội bộ vào những ngày khô hanh.
Kinh phí cho trồng cây: 50.000.000 đồng
II. Xử lý chất thải lỏng
II.1. Xử lý nước thải sinh hoạt.
Nhà máy phải xây các bể phốt để xử lý nước thải sinh hoạt trước khi thải ra hệ thống nước thải chung của nhà máy.
II.2. Xử lý nước thải sản xuất
II.2.1. Cơ sở khoa học xử lý nước thải sản xuất giấy
Nước thải sản xuất giấy chứa một lượng lớn các chất rắn lơ lửng và xơ sợi, các hợp chất hữu cơ hoà tan ở dạng khó và dễ phân huỷ sinh học, nước thải sản xuất giâý: Phương pháp lắng; phương pháp đông keo tụ hoá học và phương pháp sinh học.
Phương pháp lắng.
Việc xử lý bằng phương pháp lắng dùng để tách các chất rắn dạng bột hay xơ sợi. Mục đích của phương pháp này là thu hồi lại xơ sợi, bột giấy trong nước thải. Điều quan trọng của phương pháp này là tính toán thời gian lưu thích hợp để vừa thu hồi được bột vừa không xảy ra hiện tượng phân huỷ yếu khí trong trường hợp bùn lắng không được lấy ra thường xuyên.
Phương pháp đông keo tụ hoá học
Việc xử lý bằng phương pháp đông keo tụ hoá học dùng để xử lý các hạt rắn ở dạng lơ lửng, một phần chất hữu cơ hoà tan, hợp chất phốt pho, một số chất độc và khử màu. Xử lý bằng phương pháp đông keo tụ có thể tiến hành trước hoặc sau khi xử lý bằng phương pháp sinh học. Các chất đông keo tụ thông thường là phèn sắt hoặc phèn nhôm và vôi. Các chất pholyme dùng để trợ keo và tăng tốc quá trình lắng.
Phương pháp sinh học.
Việc xử lý bàng phương pháp sinh học dùng để xử lý các hợp chất hữu cơ ở dạng tan. Phương pháp sinh học có hai loại chính: Phương pháp hiếu khí và phương pháp yếm khí.
a. Phương pháp hiếu khí
Phương pháp hiếu khí là phương pháp sử dụng các nhóm vi sinh vật hiếu khí. Để đảm bảo hoạt động sống của chúng cần cung cấp ô xy liên tục và duy trì nhiệt độ trong khoảng 20 đến 400C. Quá trình hiếu khí có thể xảy ra ở điều kiện tự nhiên hoặc trong các công trình nhân tạo. Quá trình hiếu khi trong điều kiện tự nhiên được thực hiện trong các hồ sinh học.
Hồ sinh học là một chuỗi từ 3 đến 5 hồ. Các hồ trong hệ thống này gồm:
- Hồ oxy hoá cấp ba (Polishing phond)
- Hồ thông khí nhân tạo (hồ sục khí)
- Hồ oxy hoá hiếu - yếm khí (Facultative pond)
Nguyên lý kết cấu và làm việc của loại hồ hiếu - yếm khí như sau
Trong khi hồ hoạt động sẽ xảy ra các quá trình sau:
- ô xy hoá các chất hữu cơ bởi các vi sinh vật hiếu khí ở lớp nước ven hồ.
- Quang hợp của tảo ở lớp nước trên
- Phân huỷ chất hữu cơ của các vi khuẩn yếm khí ở đáy hồ.
Trong điều kiện tự nhiên, gió và nhiệt độ là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ khuấy trộn nước trong hồ. Việc khuấy trộn nước vừa giảm thiểu, rút ngắn thời gian lưu và các vùng chết trong hồ vừa phân bố đều các chất dinh dưỡng cho tảo, O2 và vi sinh vật. Quá trình quang hợp chỉ xảy ra ở độ sâu từ 150 đến 300mm dưới bề mặt thoáng của nước, do đó nếu không khuấy trộn thì phần lớn nước trong hồ nằm trong vùng tối. Chiều sâu tối thiểu của nước trong hồ là 0,6m để phòng ngừa sự phát triển của những loại thực vật có rễ. Chiều sâu tối đa của hồ cần khống chế ở mức 1,5m để phòng ngừa vấn đề mùido quá trình yếm khí gây ra vì khi chiều sâu lớn hơn 1,5m quá trình yếm khí sẽ chiếm ưu thế.
b. Phương pháp yếm khí
Phương pháp yếm khí là phương pháp sử dụng các vi sinh vật yếu khí để xử lý nước thải có chứa hàm lượng chát hữu cơ cao (BOD = 4 - 5g/l). Quá trình xử lý nước thải theo phương pháp này chính là quá trình lên men khí mê tan. Quá trình lên men khí mê tan gồm hai pha: pha axit và pha kiềm.
- Trong pha axit, các vi khuẩn tạo axit (Bao gồm các vi khuẩn tuỳ nghi, vi khuẩn yếm khí) hoá lỏng các chất hữu cơ sau đó lên men các chất hữu cơ phức tạp tạo thành các axit bậc thấp như axit béo, cồn, axit amin, amoniac, glyerin, axeton, dihydrosunfua, CO2, H2.
- Trong pha kiềm, các vi khuẩn tạo metan chỉ gồm các vi khuẩn yếm khí chuyển hoá các sản phẩm trung gian trên tạo thành CH4 và CO2. Quá trình trao đổi chất trên được mô tả như sau:
Các yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu suất quá trình phân huỷ yếm khí tạo thành khí metan bao gồm:
- Nhiệt độ: Nhiệt độ là yếu tố điều tiết cường độ của quá trình. Nhiệt độ tối ưu cho quá trình này là 350C. Như vậy quá trình có thể thực hiện ở điều kiện từ 30 - 550C. Khi nhiệt độ dưới 100 C vi khuẩn me tan hầu như không hoạt động.
- Liều lượng nạp nguyên liệu và mức độ khuấy trộn:
Nguyên liệu nạp cho quá trình cần có hàm lượng chất rắn bằng 7 - 9%. Tác dụng của khuấy trộn là phân bố đều dinh dưỡng và tạo điều kiện tiếp xúc tốt với các vi sinh vật và giải phóng khi sản phẩm ra khỏi hỗn hợp lỏng rắn.
- Tỷ số C/N: tỷ số C/N tối ưu cho quá trình là (25 - 20/l)
- pH: pH tối ưu cho quá trình từ 6,5 - 7,5.
Quá trình yếm khí có thể được thực hiện bằng bể tiêu huỷ yếm khí hoặc hồ yếm khí. Nguyên tắc hoạt động của hồ yếm khí như sau:
Các tiêu chuẩn vận hành bình thường đối với hồ yếm khí để có thể đạt hiệu suất khử BOD bằng 75% là tải trọng BOD phải từ 320g BODm3/ngày, hồ làm việc ở nhiệt độ tối thiểu là 250C. Thời gian lưu và hiệu suất giảm BOD như sau:
Thời gian lưu
Hiệu suất giảm BOD %
1
50
2,5
60
5
70
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy
Hệ thống xử lý nước thải của dây chuyền hiện có
Dây chuyền sản xuất hiện có của nhà máy có lượng nước thải 2.000m3/ngày. Lượng nước thải này được phân chia thành hai loại để xử lý.
a. Hệ thống xử lý nước thải sau xeo
Lượng nước thải sau xeo khoảng 1.000m3/ngày. Nước thải này chứa các phần tử xơ sợi và một phần chất độn. Nước thải này được xử lý như sau:
I. Bể bột trước máy xeo
II. hệ thống xeo giấy
III. Xử lý nước thải sau xeo (tuyển nổi)
P. Bơm nước sạch sau xử lý về bể bột trước xeo
H, Hệ thống cung cấp hoá chất. Các hoá chất cùng được sử dụng trong hệ thống xử lý nước thải sau nấu rửa.
K. Máy nén khí
Nguyên lý:
Nước thải sau máy xeo được đưa vào bể tuyển nổi III. Hoá chất phèn nhôm, keo tụ Polime acrilic và khí nén đồng thời được cấp vào bể sản xuất, nước sau xử lý được bơm P trở lại để chuẩn bị bột để sử dụng lại, phần còn lại được đưa về hồ xử lý sinh học.
Sau khi được tuyển nổi bằng phương pháp đông tụ để tách bột giấy, nước được tái sử dụng một phần còn một phần sẽ được đưa vào hệ thống xử lý sinh học.
b. Hệ thống xử lý nước thải sau nấu - rửa.
Nước thải sau nấu - rửa chủ yếu chứa các hợp chát kiềm, lignin và các chất hữu cơ hoà tách từ nguyên liệu chính.
Hệ thống xử lý nước thải như sau:
I. Bể trung hoà
II. Bể tạo hỗn hợp
III. bể lắng ngang
IV. Hồ sinh học
V.Bể chứa bùn và sân phơi bùn
P. Bơm nước sạch
Pb. Bơm bùn
H1, H2, H3 các bể pha hoá chất 1, 2 và 3
P1, P2, P3. Các bơm hoá chất tương ứng
Nguyên lý hoạt động
Nước thải từ các bể ngâm, nấu, rửa được đưa về bể trung hoà I. Hoá chất pha trong bể 1 (khuấy trộn bằng bơm tuần hoàn) được cấp về bể sao cho pH của bể là 7,5- 8. Nước từ bể 1 chảy tràn qua bể tạo hỗn hợp II. Hoá chất 2 và 3 từ bể hoá chất 2,3 được cấp theo định lượng vào bể tạo hỗn hợp II. Từ bể II, hỗn hợp vào bể lắng III. Nước sau lắng được đưa sang hệ thống xử lý sinh học IV trước khi thải ra ngoài hoặc được bơm P đưa về bể ngâm. Bùn lắng được bơm bùn bơm định kỳ lên bể chứa bùn V rồi ra sân phơi bùn (bùn từ bể I cũng được bơn lên V theo định kỳ).
Theo số liệu phân tích, nước thải của hai hệ thống này sau khi tách bột giấy, thu hồi lignin còn lại ước tính 800m3. Nước thải này có:
- Hàm lượng BOD = 5000mg/l
- Hàm lương COD = 1.000mg/l
Lượng nước thải này được đưa vào hệ thống hồ xử lý sinh học
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất của dây chuyền 30.000 tấn/năm.
Nước thải sản xuất của dây chuyền 30.000 tấn/năm không chứa ligin cũng được thu hồi bột giấy theo nguyên lý như hệ thống thu hồi bột giấy nước thải sau xeo của hệ thống 6.000 tấn năm nhưng công suất gấp 2,5 lần. Nước thải sau khi thu hồi bột giấy còn lại 2.500m3/ngày đêm.
Lượng nước này được tái sử dụng 800m3.
- Lượng BOD = 5000mg/l
- Lượng COD = 1.000mg/l
Như vậy tổng lượng nước thải còn lại của cả 2 dây chuyền là 3.300m3/ngày với hàm lượng BOD = 500mg/l; COD = 4.000mg/l. Lượng nước thải này được xử lý bằng hệ thống hồ sinh học.
Hệ thống hồ sinh học bao gồm: 3 hồ yếm khí (I, II, III) và 1 hồ tuỳ nghi (Facultative phond). Để hệ thống hoạt động có hiệu quả, các yếu tố chủ yếu tố bổ sung như N, P là cần thiết đối với nước thải sản xuất giấy.
Các yếu tố sinh học phải được lưu ý từ những ngày đầu tiên. Việc cung cấp nguồn vi khuẩn gọi chung là enzym cho hệ thống này cần chú ý phải tuyển chọn các loại vi khuẩn có hoạt tính cao (high effeet miroorganic) như sau để cung cáp cho hệ thống.
1. Nhóm vi khuẩn tạo axit
2. Nhóm vi khuẩn tạo metan
3. Nhóm vi khuẩn photosynthesis.
4. Nhóm vi khuẩn phân huỷ hợp chất xelulo.
5. Nhóm vi khuẩn actinomyeete.
6. Nhóm vi khuẩn cố định Nitrogen.
Tại một số viện sinh học và Trung tâm đã có các loại chế phẩm này.
a. Hồ yếm khí I
- Hồ yếm khí I sẽ lưu nước thải 1 ngày. Sau khi xử lý tại hồ yếm khí I, hàm lượng BOD và COD sẽ giảm 50%. Như vậy sau khi qua hồ yếm khí I lượng BOD và COD còn lại như sau:
+ BOD = 250mgO2/l
+ COD = 500mgO2/l
- Kích thước hồ yếm khí I:
+ Dài = 35m
+ Rộng = 22m
+ Sâu = 4,5m
b. Hồ ýem khí II
- Nước thải lưu ở hồ yếm khí II 1 ngày. Sau khi qua hồ II lượng BOD và COD giảm 50%. Như vậy BOD và COD còn:
+ BOD = 150mgO2/l
+ COD = 250mgO2/l
- Kích thước hồ yếm khí II:
+ Dài = 35m
+ Rộng = 22m
+ Sâu = 4,5m
c. Hồ yếm khí III
- Nước thải lưu 1 ngày ở hồ III, sau khi qua hồ III lượng BOD và COD còn:
+ BOD = 62mgO2/l
+ COD = 125mgO2/l
- Kích thước hồ yếm khí III tương tự hồ yếm khí II
d. Hồ tùy nghi (Facultative pond)
Nước thải sau khi qua hệ thống 3 hồ yếm khí còn lại lượng BOC = 62mg/l; COD = 125mg/ls. Nước thải được đưa vào hồ tuỳ nghi để tiếp tục xử lý.
- Kích thước hồ:
+ Dài = 70m
+ Rộng = 40m
+ Sâu = 2,5m
- Hồ tuỳ nghi có khả năng phân huỷ 250 - 300kg BOD/ha/ngày. Với hồ tuỳ nghi 2.800m3 bề mặt, khả năng phân huỷ BOD của hồ là 70kg/ngày. Như vậy sau khi xử lý ở hồ tuỳ nghi, lượng BOD trong nước thải là 40mg/l, COD là 80mg/l, đạt tiêu chuẩn để thải ra môi trường.
Tổng diện tích các hồ là 4.999m2. Khối lượng đào đắp là 16.895m3 sử dụng vào mục đích khác. Vì vậy bên cạnh các hồ yếm khí cần xây dựng sân phơi bùn.
Quanh hồ cần trồng các loại cây như câukeo lá tràm, tai tượng, long não để hạn chế tác động của mũi đến công nhân và dân cư xung quanh.
Khi xây dựng hồ sinh học cần khảo sát địa chất tại vị trí đào hồ. Lớp đáy hồ phải có lớp sét dày ít nhất 60vm để chống thấm. Trong trường hợp đáy hồ không có sét thì phải bổ sung.
Nước thải sau xeo của dây chuyền 6.000 tấn/năm
Nước rửa sau nấu của dãy chuyển 6.000 tấn/năm
Nước thải sau xeo của dây chuyền 30.000 tấn/năm
Nước thải sinh hoạt của công nhân sau bể phốt
Tuyển nổi thu hồi bột giấy
Tuyển nổi keo tụ loại lignin và bột giấy
Tuyển nổi thu hồi bột giấy
Hồ yếm khí I
Hồ yếm khí II
Hồ yếm khí III
Hồ hiếu khí - yếm khí
Bơm bùn 1
Bơm bùn 1
Bơm bùn 1
Sân
phơi
bùn
Mương
Sinh
Hoá
Sông Mực
II.3. Xử lý nước mưa chảy tràn
Nước mưa chảy tràn được thải trực tiếp ra môi trường sau khi qua hệ thống chân rác và lắng cát.
Kinh phí cho hệ thống cống rãnh dẫn nước mưa chảy tràn đã được dựtoán trong dự án.
III. Xử lý chất thải rắn
III.1 Xử lý băng keo dây buộc
Lượng băng keo dây buộc không lớn. Lượng rác thải này cần được tập trung lại một chỗ rồi xử lý bằng phương pháp chôn lấp hoặc cung cấp cho các cơ sở khác để tái sử dụng. Nhà máy không được đốt lượng rác thải này vì khi đốt trong điều kiện bình thường sẽ sinh ra đioxin và furan là những chất rất độc.
Vị trí chôn lấp lượng rác này do nhà máy lựa chọn trong phạm vi khuôn viên của mình.
Chi phí cho việc chôn lấp rác thải được tính trong tiền lương trả cho công nhân làm công tác môi trường của nhà máy.
III.2. Xử lý xỉ than
Lượng xỉ than có thể cung cấp cho các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng hoặc sử dụng vào việc san lấp mặt bằng trong nhà máy.
IV. Phòng chống cháy nổ
Để phòng chống cháy nổ nhà máy cần thực hiện các biện pháp sau:
- Xây dựng bể chứa nước chữa cháy theo quy định của cảnh sát phòng cháy chữa cháy.
- Trang bị các thiết bị chữa cháy.
- Lắp đặt hệ thống báo cháy tự động tại các nơi quan trọng và có khả năng xảy ra cháy nổ cao.
- Xây dựng nội quy an toàn sử dụng điện và phổ biến nội quy tại các vị trí làm việc.
- Lắp đặt hệ thống chống sét.
Kinh phí phòng chống cháy nổ: 30.000.000 đồng.
V. biện pháp bảo đảm an toàn cho người lao động
Nhà máy cần trang bị cho người lao động các trang thiết bị bảo hộ lao động như găng tay, khẩu trang, mũ, ủng.
Cần có kế hoạch thực hiện việc khám sức khoẻ định kỳ cho công nhân với tần suất 6 tháng/lần.
Chi phí cho trang thiết bị bảo hộ lao động: 30.000.000 đồng
Chi phí cho khám sứ khoẻ định kỳ theo mức thu của cơ quan thực hiện.
VI. kinh phí cho bảo vệ môi trường
VI.1. Chi phí ban đầu.
- Thiết bị xử lý khói lò hơi: 500.000.000đồng
- Hệ thống thu hồi bột và xử lý của dây chuyền 6.000tấn/năm (chưa kể phần đào hồ): 350.000.000đồng.
- Hệ thống thu hồi bột giấy của dây chuyền mới có công suất 2,5 lần hệ thống cũ: 150.000.000đồng
- Hệ thống hút và lọc bụi: 50.000.000đồng
- Xây dựng hệ thống hồ:
+ Đào hồ 16.895m3 x 25.000đ/m3 422.375.000đồng
+ Kè đắp: 400.000.000đồng
+ Bơm bùn: 30.000.000đồng
+ Khuôn viên cây xanh: 50.000.000đồng
+ Trang thiết bị an toàn lao động: 30.000.000đồng
- Phòng chống cháy nổ: 30.000.000đồng
Tổng kinh phí: 1.898.375.000đồng (chưa tính trường hợp phải bổ sung đất sét khi lòng hồ không có lớp sét dày 60cm)
V.2. Kinh phí hàng năm.
- Bảo dưỡng hệ thống hồ sinh học xử lý nước thải: 20.000.000đồng
- Giám sát môi trường 34.560.000đồng
- Khám sức khoẻ định kỳ cho công nhân chi theo mức thu của cơ quan thực hiện.
VII. Nhận xét kết luận
VII.1. Nhận xét về các khó khó khăn thuận lợi của dự án
Cũng như các dự khác khi tiến hành bao giờ cũng có các tác động tích cực và tiêu cực đến môi trường, có các điều kiện khó khăn và thuận lợi, có các lợi thế và ưu điểm... thì dự án nhà máy giấy Lam Sơn Thanh Hoá cũng có các khó khăn và thuận lợi:
* Các điều kiện thuận lợi:
- Khu đất nằm ở vùng bán Sơn Địa: mặt bằng đã được san lấp nên đất xây dựng có kết cấu địa chất xây dựng thuận lợi.
- Nguồn nước dồi dào, đủ phục vụ cho nhà máy hoạt động đó là các nguồn từ hồ Sơn Mực, hồ Yên Mỹ.
- Mặc dù ở xa thành thị nhưng nguồn năng lượng điện đủ để phục vụ cho nhà máy hoạt động cụ thể là có 2 máy điện biến áp 750KVA - 35/0,4KV lấy điện 35KV từ trạm biến áp trung gian 110/35KV Minh Thọ...
* Các điều kiện khó khăn
- Nơi thực hiện dự án nằm cách xa thành thị 35km. Tuy cũng đã có nhiều con đường nối liên huyện đến tỉnh song chất lượng vẫn còn hạn chế dẫn đến vấn đề lưu thông, trao đổi hàng hoá chưa được thuận lợi lắm.
- Dự án khi hoạt động sẽ gây ra ô nhiễm môi trường, muốn thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường thì nhà máy phải đầu tư xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường đây là nguồn kinh phí không nhỏ mà nhà máy phải bỏ ra...
VII.2. Kết luận chung của dự án
Qua các phân tích trên có thể rút ra kết luận về kết quả của dự án như sau:
Cũng như các dự án khác. Dự án nhà máy giấy Lam Sơn Thanh Hoá có tác động nhất tới môi trường. Tuy nhiên qua phân tích, nếu thực hiện tốt các giải pháp điều chỉnh, có thể giảm thiểu rất nhiều các tác động tới môi trường, mặt khác dự án đi vào hoạt động sẽ là một bức tiến trong sự nghiệp phát triển kinh tế, sự nghiệp xoá đói giảm nghèo. Mặc dù chưa thể tiến hành hoạt động phân tích lợi ích chi phí một cách chi tiết và đầy đủ cho các tác động kinh tế, mọi phân tích đều dựa trên tài liệu và chỉ một số rất ít được điều tra thực tế, song trên đánh giá sơ bộ có thể kết luận rằng dự án có hiệu quả kinh tế với điều kiện phải thực hiện tốt các giải pháp giảm thiểu tác động, các biện pháp điều chỉnh, dự án triển khai sẽ đem lại một lợi ích lớn cho kinh tế địa phương nói chung và kinh tế khu vực nói riêng, hơn thế nữa nếu không có các tác động nào khác và có thể thực hiện theo đúng kế hoạch, các tác động tới môi trường thậm chí còn đem lại các tác động tích cực tới môi trường.
Chương IV: kết luận và kiến nghị
Bên cạnh sự phát triển kinh tế, môi trường cũng là một vấn đề rất đáng đước chú trọng đối với xã hôi hiện nay. Tuy nhiên, trong thực tế , với nhiều hoạt động phát triển, nhân tố tài nguyên môi trường thường bị bỏ qua hoặc không được chú ý đúng mức và một trong những nguyên nhân dânx đến tình trạng này là do không có công cụ phân tích thích hợp. Thủ tục đánh giá tác động môi trường, cụ thể phải có báo cáo ĐTM trogn hồ sơ xét duyệt kinh tế - kỹ thuật(một cách chặt chẽ có thể gọi là hồ sơ kinh tế - kỹ thuật - môi trường), là một công cụ giúp cho cơ quan xét duyệt dự án hoạt động có đủ điều kiện để đưa gia một quyết định toàn diện, đúng đắn.
Đánh giá tác động môi trường (ĐTM), thực tế đã ra dời rất lâu và đã bắt đầu được áp dụng từ những năm 70. Tuy nhiên, ĐTM vốn phụ thuộc vào nội dung dự án và không có mẫu xác định nên việc xác định một báo cáo ĐTM chỉ có ý nghĩa tương đối.
Trong chuyên đề này, bằng những kiến thức được học trong nhà trường, bằng kiến thức góp nhặt được qua quá trình thực tập tìm hiểu thực tế, qua tự nghiên cứu, tham khảo các tài liệu, cùng với sự hướng dẫn của một số các cán bộ về môi trường, tôi xin đưa ra một mô hình sơ bộ ĐTM cho “ Dự án đầu tư dây chuyền sản xuất giấy bao xi măng và các tông DUPLEX 30.000 tấn/năm của công ty cổ phần giấy Lam Sơn Thanh Hoá” .Các nội dung chính của chuyên đề bao gồm.
Chương I: Các vấn đề chung về môi trường và Đánh giá tác động môi trường
Chương II: Giới thiệu về dự án công nghệ thiết bị dự án va công nghệ thiết bị xủ lý môi trường. Hiện trạng môi trường , khu vực thực hiện dự án và dự báo tác động của việc thực hiện dự án đến tài nguyên môi trường.
Chương III: Các giải pháp giảm thiểu tác động của dự án đến môi trường. Chương này nêu các giải pháp hạn chế và xủ lý đối với khí thải nước thải và chất thải rắn của nhà máy, các biện pháp đề phòng chống cháy.
Chương IV:Các kết luận và kiến nghị đối với công tác ĐTM cho nhà máy giấy Lam Sơn Thanh Hoá.
Qua các bước đánh giá dự án trên tôi xin mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị đối với công tác ĐTM cho dự án đầu tư dây chuyền dây chuyền sản xuất giấy bao xi măng và các tông 30.000tấn/ năm.
Bên cạnh Công ty doanh nghiệp đã thay đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng theo tiêu chuẩn môi trường Việt Nam. Cụ thể là mô hình nhà máy giấy Lam Sơn song còn nhiều Công ty và doanh nghiệp khác tồn tại gây tác động xấu đến môi trường rất lớn. Nhưng không phải đánh giá tác động môi trường. Vậy cần phải hướng họ thay đổi mô hình sản xuất và mô hình tiêu dùng theo hướng thân thiện với môi trường, dựa trên cơ sở tiết kiệm các nguồn tài nguyên không tái tạo được, giảm tối đa các chất độc hại và khó phân huỷ vào môi trường.
- Cần khuyến khích nhiều hơn nữa các chủ đầu tư tham gia đầu tư vào các khu xa thành thị, các khu còn nghèo nàn nhưng những dự án phù hợp, nhằm tạo công ăn việc làm, nâng cao mức sống của người dân góp phần xoá đói giảm nghèo, tạo lập cơ hội bình đẳng cho mọi người tham gia các hoạt động chính trị kinh tế xã hội.
Tài liệu tham khảo
- Assessment of sources of Air, Water and Land pollution - Alexder P. Economopoulos. WHO Geneve - 1993.
- Khuôn khổ chính sách bảo vệ môi trường Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 (Bộ khoa học công nghệ và môi trường)
- Phát triển bền vững ở Việt Nam (Johannesburg . Nam Phi - 2002)
- Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững - hn - 1995
- Xử lý nước thải PGS. TS Hoàng Huệ - NXB xây dựng - Hà Nội
- Giáo trình đánh giá tác động môi trường - Nguyễn Duy Hồng
- Thoát nước thải và xử lý nước thải công nghiệp - Trần Hiếu Nhuệ
- Hệ thống các văn bản pháp quy về môi trường
- Giáo trình công nghệ xử lý nước thải Trần Văn Nhân - NXBKHKT
- Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 24/12/1993 và được Chủ tịch nước ký lệnh ban hành ngày 10/1/1994.
- Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 của Thủ tướng chính phủ về hướng dẫ thi hành luật bảo vệ môi trường
- Bản hướng dẫn số 1485 MTg ngày 10/9/1993 của Bộ KHVN % MT về ĐTM.
- Nghị định 26/CP ngày 26/4/1996 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Các tiêu chuẩn Nhà nước về Việt Nam về môi trường
- Chỉ thị 05VX/UB - TH do Chủ tịch UBND tỉnh thanh Hoá ký ngày 16/2/1995 về việc thực hiện Nghị định 175/CP.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29668.doc