LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I : CƠ SỞ NHẬN THỨC ĐỐI VỚI TỔNG GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA RỪNG DẺ – XÃ HOÀNG HOA THÁM – CHÍ LINH – HẢI DƯƠNG 4
I. Cơ sở nhận thức, đánh giá giá trị kinh tế của rừng Dẻ – xã Hoàng Hoa Thám – Chí Linh – Hải Dương 4
1.1Cơ sở sinh thái học trong đánh giá giá trị kinh tế của rừng Dẻ 4
1.2.Cơ sở kinh tế học để đánh giá giá trị kinh tế rừng Dẻ 5
II. Tiếp cận những đánh giá kinh tế đối với rừng Dẻ 6
2.1. Tổng giá trị kinh tế (TEV) 6
2.1.1. Giá trị sử dụng trực tiếp 8
2.1.2. Giá trị sử dụng gián tiếp. 9
2.1.3. Giá trị không sử dụng. 9
2.2. Phân tích chi phí - lợi ích 10
III. Giá trị kinh tế của rừng Dẻ – xã Hoàng Hoa Thám – Chí Linh – Hải Dương. 12
IV. Sự cần thiết của việc lượng hoá tổng giá trị kinh tế của rừng Dẻ 13
4.1. Khái quát về đa dạng sinh học 13
4.2 Suy giảm đa dạng sinh học và nguyên nhân 14
4.3. Hậu quả của suy giảm đa dạng sinh học 20
V. Các phương pháp lượng hoá 21
5.1. Phương pháp đáp ứng liều lượng 21
5.2. Phương pháp chi phí thay thế 22
5.3. Phương pháp chi phí cơ hội 22
5.4. Phương pháp chi phí du lịch (TCM) 22
5.5. Phương pháp đánh giá hưởng thụ (HPM) 23
5.6. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) 23
Chương II : Hiện Trạng rừng Chí Linh – Hải Dương 25
I. Giới thiệu chung về huyện Chí Linh – Hải Dương 25
1.1. Vị trí địa lí 25
1.2. Điều kiện tự nhiên 25
1.2.1. Địa hình 25
1.2.2. Đất đai thổ nhưỡng 25
1.2.3. Khí hậu 26
1.2.4. Thuỷ văn 26
II. ĐDSH của rừng Chí Linh – Hải Dương 26
2.1. Hệ thực vật Chí Linh 26
2.1.1. Phân loài thực vật 26
2.1.2. Giá trị tài nguyên thực vật Chí Linh 27
2.1.3. Chất lượng rừng và giá trị tài nguyên rừng 34
2.2. Hệ động vật Chí Linh 35
2.2.1. Thành phần các loài của các nhóm động vật 35
2.2.2. Các loài thú rừng 37
2.2.3. Các loài chim 39
2.2.4. Các loài lưỡng cư và bò sát 41
III. Nguyên nhân và diễn biến khai thác rừng Dẻ 41
Chương III : Bước đầu đánh giá tổng giá trị kinh tế của rừng Dẻ 45
I. Đánh giá giá trị kinh tế 45
1.1.Đánh giá giá trị sử dụng trực tiếp 45
1.1.1. Giá trị của nguồn lợi hạt Dẻ 45
1.1.2Giá trị của nguồn lợi củi gỗ 46
1.1.3. Giá trị của nguồn lợi mật ong 48
1.1.4. Giá trị sử dụng trực tiếp khác 49
1.2. Đánh giá giá trị sử dụng gián tiếp 50
1.2.1. Giá trị của khả năng điều hoà khí hậu 50
1.2.2. Giá trị của khả năng hấp thụ bụi 53
1.2.3. Giá trị của khả năng chống xói mòn 54
1.2.4.Giá trị sử dụng gián tiếp khác 56
1.3. Đánh giá giá trị không sử dụng 58
II. Phân tích hiệu quả của việc duy trì rừng Dẻ – xã Hoàng Hoa Thám – Chí Linh – Hải Dương. 60
2.1. Lợi ích 60
2.2. Chi phí 61
2.2.1. Chi phí chăm sóc rừng Dẻ 61
2.2.2. Chi phí cơ hội 63
2.2.3. Chi phí duy trì 68
III. Giải pháp và kiến nghị 69
3.1. Giải pháp 69
3.2. Kiến nghị 69
Kết luận 71
Tài liệu tham khảo
76 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1269 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Bước đầu đánh giá tổng giá trị kinh tế của rừng Dẻ xã Hoàng Hoa Thám - Chí Linh - Hải Dương cho việc hoạch định chính sách duy trì rừng Dẻ này, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n mặt vàng. Ngoài ra, còn nhiều loại quý hiếm riêng cho Chí Linh : Gà lôi trắng, gà so ngực gụ, sâm cầm, bìm bịp lớn, chèo bẻo xám, sáo nâu, chim manh lớn...
Xét về giá trị khu hệ chim, người ta chia thành từng nhóm sau:
- Nhóm chim cung cấp thực phẩm : Diệc xám, cò bợ, cò trắng, vịt trời,...nay số lượng không còn nhiều nên không thể khai thác được.
- Nhóm chim có thể làm thuốc : Bìm bịp lớn, quạ đen, sẻ nhà.
- Nhóm chim làm cảnh : Khướu bạc má, học mi, sáo nâu, khướu đầu trắng, chích choè, sáo mỏ ngà, đa đa, gà tiền mặt vàng, gà lôi trắng, vẹt ngực đỏ, bông chanh xanh, bông chanh đỏ, chào mào, bách thanh, chìa vôi vàng,...
- Nhóm chim góp phần tiêu diệt sâu bọ, chuột có lợi cho nông nghiệp và cây trồng có các loài : Ưng Nhật bản, diều hâu, diều hoa,cú vọ ngực trắng, cú lợn...Ngoài ra có các loài tiêu diệt côn trùng sâu bọ cho cây trồng và cây rừng như : sáo sậu, nhạn bụng trắng, chim manh Vân Nam, chim manh lớn, chìa vôi núi, chiền chiện, chích chòe đuôi dài, chèo bẻo...
2.2.4. Các loài lưỡng cư và bò sát ở Chí Linh
a) Thành phần loài lưỡng cư và bò sát
Theo đánh giá của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật : Khu vực hệ sinh thái rừng núi có nhiều loài nhất vì trong khu vực có nhiều tiểu sinh cảnh hay đa dạng các kiểu hệ sinh thái nhỏ.
Gồm 13 họ bò sát, 5 họ lưỡng cư phân bố giảm dần từ khu vực hệ sinh thái rừng núi đến đồi núi và đồng bằng.
+ Các họ bò sát : tắc kè,nhông, thằn lằn bóng,ba ba, rùa, trăn, thằn lằn giun, thằn lằn chính thức, kỳ đà, rắn mống, rắn nước, rắn lục, rắn hổ.
+ Các họ lưỡng cư : Cóc, cóc bùn, ếch nhái, ếch cây, nhái bầu.
Nhưng hiện nay ếch nhái, rắn, ba ba hầu như không còn trên các đồng ruộng, ao hồ mà đang trở thành đối tượng nuôi có giá trị kinh tế chứng tỏ nguồn lợi này trong tự nhiên không có khả năng khai thác.
b) Giá trị khu hệ bò sát và lưỡng cư.
Nhóm quý hiếm trên phạm vi toàn quốc đã được ghi trong sách đỏ Việt Nam gồm 8 loài : Tắc kè, Kỳ đà hoa, Trăn đất, Rắn ráo răng chó, rắn Ráo, rắn Cạp nong, rắn Hổ mang, rắn Chúa.
Ngoài ra còn nhiều loài quý hiếm của vùng Chí Linh như : Nhông xanh, nhông đuôi, rồng đất, thằn lằn, bay đốm, rắn sọc đuôi, rắn sọc dưa và các loài rùa, ba ba. Các loài có giá trị kinh tế lớn như : rùa, ba ba, tắc kè, rắn, ếch đồng được sử dụng làm thực phẩm đặc sản hoặc buôn bán.
III. Nguyên nhân và diễn biến khai thác rừng Dẻ.
Trước những năm 70 phần lớn diện tích đồi núi Chí Linh là rừng tự nhiên nối liền với rừng Đông Triều ( Quảng Ninh ) và Lục Nam ( Hà Bắc). Do nhu cầu phát triển kinh tế địa phương, công nghiệp Trung ương, năm 1967 lâm trường Chí Linh đã thành lập và người ta tiến hành khai thác hơn 14.000 ha rừng ở Chí Linh .
Trải qua nhiều năm, những loài gỗ quý như : đinh, lim, sến, táu dần bị khai thác do tác động của con người. Dân chặt hạ cây to như : re, gội, gụ để làm nhà; lim,táu mật, sến, đinh, nghiến để xây dựng và làm đồ gia dụng. Ngoài ra còn đốn cây làm củi từ nhiều đời nay. Dân số tăng lên, rừng bị phá dần, thay vào đó là các nương ngô, khoai, sắn, vườn cây ăn quả, chè và các rau mầu khác phục vụ cho cuộc sống hàng ngày
Lâm trường khai thác, nhân dân địa phương khai thác, đến năm 1984 rừng Chí Linh trở nên nghèo kiệt không còn khả năng khai thác tài nguyên gỗ và các lâm sản khác, trong khi rừng trồng chưa đáng là bao.
Sau chiến tranh, Việt Nam bước vào xây dựng CNXH, phát triển kinh tế đất nước. Do đó hàng loạt các nhà máy, xí nghiệp lâm trường được thành lập với mục tiêu đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế , đưa đời sống nhân dân lên cao. Để xây dựng cơ sở hạ tầng, các lâm trường có nhiệm vụ khai thác và cung cấp gỗ. Hàng loạt các khu rừng tự nhiên, kể cả rừng phòng hộ bị khai thác do chưa nhận thức được vấn đề môi sinh- môi trường- xã hội. Đến đầu thập kỷ 90 người ta mới nhận thức được vấn đề môi trường và đưa ra chính sách đóng cửa rừng. Hoạt động khai thác rừng giảm, nhưng để phục hồi lại hiện trạng rừng tự nhiên ban đầu đòi hỏi rất nhiều công sức và tiền của.
Đời sống nhân dân vùng rừng núi khó khăn và thiếu thốn, sự nghèo đói buộc họ tiếp tục chặt phá rừng và săn bắt thú mặc dù có thể nhận thức được hậu quả xảy ra. Họ không quan tâm dến hậu quả của những hoạt động mà họ đang làm vì bản thân cuộc sống của họ chưa được đảm bảo. Không có phương án nào thay thế, nếu trồng cây ăn quả ít nhất 1 năm họ phải chịu đói 5 tháng, còn trồng lúa và hoa màu thì đất không phù hợp, năng suất lúa rất thấp: 5 tấn/ha. Việc chặt phá rừng trước mắt đã đem lại lợi nhuận rất cao. Rừng là của thiên nhiên, của chung và không của riêng ai, rừng cũng không được quản lý chặt chẽ nên việc chặt phá rừng là một việc làm tất yếu và quá đơn giản so với những phương thức kiếm sống khác.
Với tốc độ phá rừng như trên chỉ sau vài chục năm rừng Chí Linh nói riêng và rừng Việt Nam nói chung đã suy giảm nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng.
Trữ lượng gỗ trung bình của các năm như sau:
- Năm 1978 :134,62 m3/ha.
- Năm 1985 : 56,56 m3/ha.
- Năm 1990 : 103,39 m3/ha.
Do nguồn lợi từ gỗ quá lớn, người ta tăng tốc độ chặt phá rừng một cách bừa bãi, không theo kế hoạch, kết quả là những cây gỗ to không còn, khó có thể tìm thấy cây gỗ có đường kính lớn hơn 30 cm. Khi gỗ to không còn nữa thì tiếp tục chặt phá gỗ nhỏ không để chúng tiếp tục phát triển. Tốc độ chặt phá lớn đến mức tốc độ tái sinh của rừng không thể bù đắp lại những gì đã mất.
Sự du canh du cư của người dân cũng là nguyên nhân làm giảm diện tích rừng. Các dân tộc miền núi để tồn tại, từ lâu đã dựa vào rừng núi để thu hái hoa, củ, quả, lá để làm thức ăn và chữa bệnh. Do đó họ đã phá rừng làm nương rẫy.
Quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá, mở rộng đường giao thông ngày càng diễn ra mạnh mẽ và kéo theo đó là sự đòi hỏi những diện tích mới lấn vào đất nông nghiệp và đất có rừng.
Phá rừng trồng cây ăn quả : Do nguồn lợi từ các cây ăn quả như : vải, nhãn, na, chuối,… và một số hoa màu khác lớn nên người dân ở đây đã phá rừng để trồng các loại cây này.
Ngoài các nguyên nhân trên, việc khai thác tài nguyên khoáng sản như than ở Văn Đức - Chí Linh cũng làm cho diện tích rừng bị mất dần, đặc biệt trữ lượng rừng và lớp thảm thực vật bị tàn phá nặng nề.
Bảng 8 :Diện tích rừng tự nhiên và rừng Giẻ ở xã Hoàng Hoa Thám - Chí Linh
STT
Thôn
Diện tích rừng tự nhiên (ha)
Diện tích rừng Giẻ (ha)
Trữ lượng gỗ (m3)
1
Đồng Châu
622,3
120
44.940
2
Thanh Mai
29,2
9
2.713
3
Ao Trời - Hố Đình
112,7
70
4.508
4
Hố Giải
355,5
300
29.390
5
Đá Bạc Dưới
138,6
71
12.889
6
Đá Bạc Trên
233,9
130
11.359
Tổng
1.492,2
700
105.799
( Nguồn : Biểu thiết kế mô tả trạng thái bảo vệ rừng tự nhiên - Chương trình 661- năm 2003 của trạm QLTR Bắc Chí Linh)
Chương III
Đánh giá giá trị kinh tế của rừng Dẻ
I. Đánh giá giá trị kinh tế.
1.1.Đánh giá giá trị sử dụng trực tiếp
Giá trị của nguồn lợi hạt Dẻ.
Thực tế rừng Dẻ hiện tại có 3 cấp tuổi :
ã Tuổi non : Chưa có quả, hoặc mới có quả năm đầu ( tập trung ở thôn Vàng Liệng – Bắc An có 7 hộ diện tích 8,6 ha).
ã Tuổi thành thục phát triển : Đã có quả 3-4 năm trở lên.
ãTuổi quá thành thục (già) : Cây chồi trên những gốc to, nhiều sâu bệnh.
Tùy cấp tuổi mà cây có năng suất khác nhau. Tuổi non trên diện tích mới có quả đạt năng suất từ 62Kg/ ha đến 250Kg/ha, cá biệt đạt 244Kg/ha. Tuổi thành thục và quá thành thục năng suất có thể đạt trên 600Kg/ha.
ở xã Hoàng Hoa Thám không có rừng non nên năng suất thực tế của hạt Dẻ là rất cao. Theo kết quả thu hái hạt Dẻ của xã do trung tâm Môi trường và lâm sinh nhiệt đới ( TROSERC) tổ chức điều tra thì năng suất bình quân đạt 643,02 kg/ ha . Nói chung năm 2003 được mùa nhưng không phải trên tất cả các diện tích, do các yếu tố : thời điểm ra hoa, hướng phơi của dốc, sâu bệnh, tác động kỹ thuật và có thể là loài (spp).
Xã đã tổ chức lớp tập huấn cho cả 2 đối tượng: Cán bộ kỹ thuật địa phương để tổ chức dự báo sản lượng và hướng dẫn các hộ thu hái. Hướng dẫn các hộ thu nhặt bằng 2 phương pháp : Nhặt tay và rung cây. Nhưng phương pháp sau không thực hiện được vì chưa có điều kiện để trang bị. Bên cạnh đó điều kiện về thời tiết, số lượng nhân công và một số hạn chế khác cho nên năng suất nhặt hạt Dẻ thấp hơn so với năng suất thực tế của cây Dẻ. Do vậy tỉ lệ thu nhặt chỉ đạt được 61%.
Giá hạt Dẻ trung bình của năm 2003 là 5500đồng/ kg. Do đó ta có bảng tính sản lượng hạt Dẻ và tổng tiền thu được năm 2003.
Bảng 9 : Tính sản lượng hạt Dẻ và tổng tiền thu được
Thôn
Diện tích (ha)
Sản lượng hạt Dẻ (kg)
Sản lượng hạt Dẻ nhặt được (kg)
Tiền hạt Dẻ thu được (triệu đồng)
Đ. Châu
120
7.7162,4
47.069,064
258,879
T.Mai
9
5.787,18
3.530,1798
19,416
A.T-H.Đ
70
45.011,4
27.456,954
151,013
H.Giải
300
192.906
117.672,66
647,200
Đ.B.D
71
45.654,42
27.849,1962
153,171
Đ.B.T
130
83.592,6
50.991,486
280,453
Tổng
700
450.114
274.569,54
1.510,132
(Nguồn số liệu từ kết quả thu hái hạt Dẻ của xã Hoàng Hoa Thám do dự án " Xây dựng mô hình bền vững rừng Dẻ tái sinh Chí Linh- Hải Dương" báo cáo )
Sản lượng hạt Dẻ = Diện tích *643,02 (kg)
Sản lượng hạt Dẻ nhặt được = Sản lượng hạt Dẻ 61%(kg)
Tiền hạt Dẻ thu được = Sản lượng hạt Dẻ nhặt được 0,0055 (tr.đ)
Chú thích :
Đ.Châu = Đồng Châu T.Mai = Thanh Mai H.Giải = Hố Giải
A.T – H.Đ= Ao Trời – Hố Đình
Đ.B.T = Đá Bạc Trên Đ.B.D = Đá Bạc Dưới
Như vậy nếu chúng ta duy trì rừng Dẻ thì 1 năm chúng ta sẽ thu được 1510,132 ( tr.đ) từ nguồn lợi hạt Dẻ. Đây là nguồn thu trực tiếp, chủ yếu của người dân. Nhưng năng suất thu nhặt hạt Dẻ chưa cao làm giảm doanh thu về Dẻ rất nhiều. Vì vậy phải có những biện pháp để nâng cao năng suất thu nhặt hạt Dẻ như thu nhặt bằng biện pháp rải vải bạt dưới gốc để rung cây.
1.1.2. Giá trị của nguồn lợi củi gỗ
Khi duy trì rừng Dẻ, hàng năm người dân sẽ thu được một nguồn lợi củi gỗ từ việc tỉa thưa. Hiện nay, trung tâm Môi trường và lâm sinh nhiệt đới đang triển khai dự án " Xây dựng mô hình sử dụng bền vững rừng Dẻ tái sinh Chí Linh- Hải Dương" tại xã Hoàng Hoa Thám. Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của dự án là nâng cao năng suất thu nhặt hạt Dẻ. Biện pháp để nâng cao năng suất trên là tỉa thưa. Hiện tại mật độ rừng Dẻ tại xã Hoàng Hoa Thám là 1000cây/ha (rừng đã và đang lấy quả) đến 3000 cây/ha( rừng còn non, chưa hoặc bắt đầu thu hái quả). Để đảm bảo cây có nhiều quả và vẫn giữ được tốt chức năng phòng hộ sinh thái của vùng, nguyên tắc tỉa thưa là khoảng cách các cây đảm bảo kép tán với nhau, trên cơ sở đó các nhà khoa học đã xác định mật độ cuối cùng ổn định là 500 -600 cây/ ha. Việc tỉa thưa nhằm vào các đối tượng cây: cong queo, sâu bệnh, cây ít quả, cây mọc trên các gốc cây già...Tỉa thưa là một quá trình một vài năm đối với rừng đã lấy quả, 3 đến 5 năm với rừng non chưa hoặc bắt đầu có quả. Lượng gỗ lấy ra chủ yếu là củi vì vậy cây có đường kính nhỏ từ 5cm đến 15-20 cm và 1ha có thể lấy ra được 20 - 30 Ste 1 năm . Sản phẩm tỉa thưa là nguồn lợi cho các hộ tham gia dự án, nhằm khuyến khích họ triển khai tốt công việc để đạt mục tiêu của dự án. Như vậy lượng củi trung bình có thể lấy ra từ việc tỉa thưa trên 1ha là: ( 20+ 30) :2=25 (Ste).
Mà 1 Ste = 0,75m3, vậy 1 ha có thể lấy ra được 25* 0,75 =18,75 (m3) củi. Để cho đơn giản khi tính toán ta coi 1 ha Dẻ có thể lấy ra 19 (m3) củi 1 năm. 1 m3 củi có khối lượng khoảng 750kg.
Vậy 1 ha Dẻ 1 năm có thể thu được 19 *750 =14250 (kg) =14,25 (tấn) củi. Người dân thường không bán củi Dẻ mà họ để đun. Do đó họ không phải mua củi đun nên sẽ tiết kiệm được khoản tiền mua củi. Vì vậy việc ước lượng giá trị bằng tiền của củi Dẻ không thể dựa vào giá củi Dẻ trên thị trường mà sẽ dựa vào giá của các loại củi khác bán trên thị trường. Nếu không có củi Dẻ người dân sẽ phải mua củi với giá 900đồng/kg => 1 tấn củi giá 900 * 1000 =900000(đồng) =0,9( triệu đồng)
Bảng 10: Tính lượng củi lấy ra và tiền củi thu được từ việc tỉa thưa
STT
Thôn
Diện tích (ha)
Lượng củi lấy ra ( tấn)
Tiền củi (tr.đ)
1
Đ. Châu
120
1.710
1.539
2
T.Mai
9
128,25
115,425
3
A.T-H.Đ
70
997,5
897,75
4
H.Giải
300
4.275
3.847,5
5
Đ.B.D
71
1.011,75
910,575
6
Đ.B.T
130
1.852,5
1.667,25
Tổng
700
9.975
8.977,5
Lượng củi lấy ra = Diện tích * 14,25 (tấn)
Tiền củi = Lượng củi lấy ra * 0,9 (tr.đ)
Như vậy 1 năm người dân xã Hoàng Hoa Thám sẽ giảm một khoản tiền là 8977,5 (tr.đ) để mua củi do có củi Dẻ. Riêng thôn Hố Giải đã giảm được một khoản chi phí về củi là 3847,5 (tr.đ).
Tỉa thưa là biện pháp kỹ thuật quan trọng nhất để đảm bảo Dẻ có nhiều quả và hạt mẩy. Nhưng thời điểm triển khai tỉa thưa bị nhiều cản trở : cây đã ra nhiều hoa và quả non đã hình thành nên các hộ nuối tiếc việc chặt tỉa, bên cạnh đó công tỉa thưa tốn nhiều trong khi thời vụ còn bận rộn. Nhưng ban điều hành đã chỉ đạo kiên quyết “ hộ nào tỉa thưa chưa đúng kỹ thuật thì không được hỗ trợ một phần tiền công từ nguồn vốn của tỉnh”. Các chuyên gia phối hợp chặt chẽ với các cán bộ kỹ thuật của Lâm trường chỉ đạo, theo dõi và nghiệm thu đánh giá kết quả chặt tỉa của từng hộ để làm thủ tục cho Lâm trường thanh toán. Việc đó đã kích thích các hộ làm tốt, một số hộ chần chừ định không chặt tỉa đã trở lên tích cực thực hiện. Tuy nhiên việc chặt tỉa thưa cũng chưa đạt yêu cầu cao nhưng các hộ đã nhận thấy vấn đề và đang khắc phục trong đợt chặt tỉa tiếp theo.
1.1.3 Giá trị nguồn lợi mật ong.
Việc nuôi ong để tận dụng hoa Dẻ mùa đông đã được chuẩn bị từ tháng 10/2001 . Chuyên gia tiến hành khảo sát tình hình nuôi ong để hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ. Ban điều hành đã xây dựng cơ chế vốn vay với lãi suất đặt ra cũng rất thấp ( 0,4 % ), cơ chế cũng nói rõ việc sử dụng nguồn lãi suất. Ban tổ chức triển khai vốn vay đã được thành lập ở xã Hoàng Hoa Thám. Quá trình triển khai các bước công việc trên rất công phu và mất nhiều thời gian nên các hộ cân nhắc kỹ có nên vay hay không? Do vậy năm 2003 xã Hoàng Hoa Thám mới chỉ có 150 đõ ong được nuôi tại các hộ. Mỗi đõ ong trung bình 1 năm cho 20 kg mật , giá mỗi kg mật là 14.000 đ. Vậy mỗi năm xã Hoàng Hoa Thám thu được tiền từ mật ong là:
20*14.000 *150 =42.000.000 (đ) = 42 (tr.đ)
1.1.4.Giá trị sử dụng trực tiếp khác
Ngoài các giá trị trực tiếp : gỗ củi, mật ong, hạt Dẻ tính được ở trên thì rừng Dẻ còn có các giá trị trực tiếp khác như : cây thuốc dùng để chữa bệnh và một số cây có quả ăn được như : sim, mua,…Các cây thuốc này bao gồm những cây thuốc bổ , cây chữa viêm nhiễm. Do có những cây thuốc này mà người dân đã không phải mất tiền mua thuốc để chữa một số bệnh.
Bên cạnh đó người dân còn thu được các giá trị trực tiếp từ nguồn động vật như : chim, tắc kè, rắn, cóc, chuột,…
Bảng 11: Giá trị sử dụng trực tiếp của rừng Dẻ
Đơn vị : triệu đồng
Thôn
Hạt Dẻ
Củi gỗ
Mật ong
Giá trị sử dụng trực tiếp
Đ. Châu
258,879
1.539
A1
1.797,879 +A1
T.Mai
19,416
115,425
A2
134,841 + A2
A.T-H.Đ
151,013
897,75
A3
1.048,763 + A3
H.Giải
647,200
3.847,5
A4
4.494,7 +A4
Đ.B.D
153,171
910,575
A5
1.063,746 + A5
Đ.B.T
280,453
1.667,25
A6
1.947,703 +A6
Tổng
1.510,132
8.977,5
42
10.529,632
Hình 2 : Đồ thị mối quan hệ giữa các giá trị sử dụng trực tiếp
1.2 Đánh giá giá trị sử dụng gián tiếp
Các hệ sinh thái của quả đất trong đó có loài người và hệ sinh thái rừng nhiệt đới là lá phổi xanh của thế giới. Các cánh rừng nhiệt đới đã góp phần quan trọng duy trì các quá trình sinh thái cơ bản như : quang hợp của thực vật, điều hòa nguồn nước, điều hoà khí hậu, bảo vệ làm tăng độ phì nhiêu của đất, hạn chế xói mòn đất, giảm lượng bụi trong không khí . Rừng là một nhân tố quan trọng để tạo ra và giữ vững cân bằng sinh thái, tạo môi trường sống ổn định và bền vững cho con người. Phá rừng buộc con người phải tìm các giải pháp khắc phục lũ lut, hạn hán, ô nhiễm môi trường, xây dựng các công trình nghỉ mát…Những công việc này không những phải trả một khoản tiền lớn, phải nộp thuế mà hậu quả đem lại thật nặng nề.
1.2.1. Giá trị của khả năng điều hoà khí hậu.
ảnh hưởng của rừng đến khí hậu trước hết thể hiện ở vai trò ổn định thành phần không khí. Trong quá trình hoạt động sống, rừng lấykkkkkkkkkkjjkk CO2 của khí quyển để tổng hợp nên các hợp chất hữu cơ đồng thời cũng giải phóng O2 vào khí quyển. Khi tạo ra một tấn gỗ khô, cây rừng đã giải phóng ra từ 1,39 đến 1,42 tấn O2, tuỳ từng loài. Rừng như một " nhà máy " khổng lồ chế tạo" ôxy từ CO2. Nhờ đó rừng có vai trò đặc biệt trong ổn định thành phần không khí của khí quyển.
Trong rừng hay quần thể thực vật nói chung thành phần không khí có những khác biệt nhất định so với ngoài nơi trống. Một mặt, rừng với tầng tán rậm rạp ngăn cản sự trao đổi của không khí ở trong rừng với trên tán rừng. Mặt khác, trong hoạt động sống, rừng đồng hoá, hấp thụ một số chất khí này và đưa vào khí quyển một số chất khí khác. Trên tán rừng, những giờ ban ngày, khi trời lặng gió, hàm lượng CO2 thường xuyên cao, giá trị cao nhất là 0,07%. Ngoài ra, thực vật rừng còn làm giầu khí quyển bằng các chất phi tôn xít, các chất thơm.
Phá rừng trong những năm gần đây dẫn đến thay đổi các chất khí của khí quyển, mà chủ yếu là tăng nồng độ CO2 ( hiện nay nồng độ CO2 là 0,03%). Khi hàm lượng CO2 tăng lên, hiệu ứng nhà kính của khí quyển tăng lên. Kết quả là làm cho trái đất nóng hơn. Nếu tiếp tục phá rừng, hàm lượng CO2 tiếp tục tăng và nhiệt độ khí quyển diễn biến phức tạp là nguyên nhân của sự dâng cao mực nước biển, sự gia tăng của bão, lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, phát triển những dịch bệnh v.v...Trong thực tế con người vẫn chưa lường hết được những gì sẽ xảy ra khi nhiệt độ trái đất đang không ngừng tăng lên.
Rừng còn tham gia duy trì tầng ôzôn, bảo vệ trái đất khỏi các tia bức xạ. Rừng cũng có khả năng làm giảm nồng độ các chất khí độc H2S, NO2, CH4, CO...Rừng có vai trò như một nhân tố điều hòa khí hậu, duy trì và phục hồi những điều kiện khí tượng thuỷ văn thuận lợi cho sự tồn tại của sinh vật.
a) Giá trị bằng tiền của ô xi khi duy trì rừng Dẻ.
Một ha rừng trong một ngày đưa vào khí quyển 180 đến 200 kg ôxy. Trung bình 1 ngày 1ha rừng đưa vào khí quyển (180 +200) :2 = 190 kg ôxi. Vậy 1năm 1 ha rừng đưa vào khí quyển 190 * 365 =69.350 (kg) O2.
ở đây để cho đơn giản hoá chúng ta chỉ xét đến giá trị ôxy 1 năm còn trên thực tế thì việc nhả O2 của cây rừng sẽ diễn ra liên tục và cứ một năm 1ha rừng sẽ nhả ra 69.350 kg O2. Như vậy trên thực tế nếu chúng ta duy trì rừng Dẻ, chúng ta sẽ được lợi từ quá trình nhả O2 của rừng trong nhiều năm chứ không chỉ trong 1 năm.
Điều tra thực tế chúng xác định được một bình ô xy 150 (atf) chứa 6 kg ôxy giá 30.000đồng ( Nguồn: Công ty khí công nghiệp Hà Tây - km15- Liên Ninh - Thanh trì - Hà Nội ). Như vậy giá 1 kg ôxy điều chế là 5000đồng. Trên thực tế thì chất lượng ôxy cây rừng nhả có thể không tốt bằng ôxy điều chế nhưng nó là yếu tố liên quan đến sự sinh tồn của con người và động vật trên trái đất. Con người không thể tồn tại và phát triển nếu thiếu O2. Do đó chúng tôi coi giá của ôxy do cây rừng nhả ra bằng giá ôxy điều chế. Như vậy lợi ích của quá trình nhả O2 hàng năm của rừng Dẻ bằng giá trị của khối lượng ôxy đó tính theo giá ôxy điều chế .
Như vậy 1 tấn ôxy giá 5.000 * 1.000 = 5.000.000 ( đ)= 5 ( triệu)
Bảng 12 : Tính khối lượng ôxy và giá trị ôxy thu được
STT
Thôn
Diện tích rừng (ha)
Khối lượng ôxy ( tấn)
Giá trị O2 ( tr.đ)
1
Đ. Châu
120
8.322
41.610
2
T.Mai
9
624,15
3.120,75
3
A.T-H.Đ
70
4.854,5
24.272,5
4
H.Giải
300
20.805
104.025
5
Đ.B.D
71
4.923,85
24.619,25
6
Đ.B.T
130
9.015,5
45.077,5
Tổng
700
48.545
242725
Khối lượng O2 = Diện tích rừng * 69,35 (tấn)
Giá trị O2= Khối lượng O2 * 5 (tr.đ)
b) Giá trị bằng tiền của việc hấp thụ CO2 khi duy trì rừng Dẻ.
Một ha rừng trong một ngày hấp thụ được 220- 280 kg CO2. Trung bình một ngày 1 ha rừng sẽ hấp thụ được ( 220+ 280) :2 = 250 (kg) CO2. Vậy 1 năm 1 ha rừng sẽ hấp thụ được 91.250 (kg) CO2, còn nếu phá rừng thì chúng ta sẽ phải bỏ tiền để xử lý CO2. Như vậy giá trị của khả năng hấp thụ CO2 của rừng chính là chi phí phải bỏ ra để xử lý CO2 nếu phá rừng.
Qua điều tra thực tế chúng tôi xác định được : để xử lí 1 tấn CO2 mất khoảng 1 triệu đồng.
Bảng 13 : Tính khối lượng CO2 và tiền xử lý CO2 nếu phá rừng
STT
Thôn
Diện tích rừng ( ha)
Khối lượng CO2 (tấn)
Tiền xử lý CO2 (tr.đ)
1
Đ. Châu
120
10.950
10.950
2
T.Mai
9
821,25
821,25
3
A.T-H.Đ
70
6.387,5
6.387,5
4
H.Giải
300
27.375
27.375
5
Đ.B.D
71
6.478,75
6.478,75
6
Đ.B.T
130
11.862,5
11.862,5
Tổng
700
63.875
63.875
Khối lượng CO2 = Diện tích rừng * 91,25 (tấn)
Tiền xử lý CO2= Khối lượng CO2*1 (tr.đ)
Theo tính toán ở trên ta thấy diện tích rừng càng lớn thì khối lượng O2 đưa vào khí quyển và khối lượng CO2 được hấp thụ càng lớn tức là lợi ích từ khả năng điều hòa khí hậu càng lớn.
Như vậy quần xã thực vật có vai trò cực kỳ quan trọng trong điều hoà khí hậu. Trong khuôn khổ địa phương, thực vật đã tạo ta bóng mát, thải và khuyếch tán hơi nước nên đã có tác dụng làm giảm nhiệt độ không khí khi nóng nực và làm hạn chế sự mất nhiệt trong nhà trong điều kiện khí hậu lạnh giá. Trong khuôn khổ một vùng, thực vật có tác dụng điều hòa vòng quay hơi nước, nếu thảm thực vật mất sẽ làm rối loạn chu trình tuần hoàn nước nên gây ra hạn hán hoặc lũ lụt. Trong khuôn khổ toàn cầu, sự phát triển của thảm thực vật không chỉ gắn liền với chu trình tuần hoàn nước mà cả chu trình tuần hoàn khí CO2, N2.
1.2.2. Giá trị của khả năng hấp thụ bụi.
Tán rừng như một “máy lọc xanh” có khả năng hấp thụ tro, bụi, cản trở sự lan truyền của chúng trong không gian. 1 ha rừng có thể giữ được 50 đến 70 tấn bụi trong năm, giảm 30 –40 %lượng bụi trong khí quyển (Nguồn : Khí tượng thuỷ văn rừng- Trường ĐH Lâm nghiệp). Nhiều thực vật có khả năng đồng hoá các chất trong khí quyển, chẳng hạn các chất thơm, hợp chất cácbon, ete, tinh dầu, phenon v.v…
ở đây tôi tính giá trị của khả năng hấp thụ bụi của rừng thông qua việc đầu tư thiết bị xử lí bụi . Công ty Môi trường đô thị Hà Nội đã đầu tư xử lí bụi cho thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2002-2007( 6 năm) với tổng chi phí khoảng 50.000 (tr.đ) . Chi phí này bao gồm đầu tư mua sắm thiết bị chống bụi, xây dựng trạm cấp nước, trả lương cho cán bộ, công nhân viên. Như vậy chi phí trung bình một năm là: 50.000 :6 =8.333 (tr.đ). Một năm công ty Môi trường xử lý được 13.000(tấn) bụi. Như vậy để xử lí một tấn bụi thì chi phí là: 8.333 : 13.000 =0,641 (tr.đ).
Bảng 14 : Khối lượng bụi hấp thụ và tiền xử lí bụi
Thôn
Diện tích (ha)
Khối lượng bụi hấp thụ (tấn)
Tiền xử lí bụi (tr.đ)
Đ. Châu
120
7.200
4.615,2
T.Mai
9
540
346,14
A.T-H.Đ
70
4.200
2.692,2
H.Giải
300
18.000
11.538
Đ.B.D
71
4.260
2.730,66
Đ.B.T
130
7.800
4.999,8
Tổng
700
42.000
26.922
Khối lượng bị hấp thụ = Diện tích * 60 (tấn)
Tiền xử lí bụi = Khối lượng bụi hấp thụ * 0,641 (tr.đ)
Như vậy duy trì rừng Dẻ thì 1 năm sẽ hấp thụ được 42.000 (tấn) bụi tương đương với tiết kiệm được 26.922(tr.đ) để xử lí bụi.
1.2.3. Giá trị của khả năng chống xói mòn
Như chúng ta đã biết rừng đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ các hệ sinh thái vùng đệm, phòng chống lũ lụt và hạn hán cũng như việc duy trì chất lượng nước. Tán rừng và lớp lá khô trên bề mặt đất đã ngăn cản sức rơi của các giọt nước mưa làm giảm tác động của mưa lũ trên mặt đất. Hệ rễ cây không chỉ có tác động giữ nước, làm chậm tốc độ chảy của nước trong đất. Do đó mất rừng, mất thảm thực vật sẽ làm tăng tốc độ xói mòn đất và đất trở nên kém màu mỡ.
Hàng năm từ 0,9- 2,1 cm tầng đất mặt trên đất trống đồi trọc nước ta bị xói mòn ứng với khoảng 1 tấn mùn/ ha và tương đương với mất 50 kg đam, 50 kg lân và 500 kg kali trên1 ha ( Nguồn: Kinh tế hộ gia đình sử dụng đất dốc bền vững, chương trình 327 hội khoa học kinh tế lâm nghiệp Việt Nam của PGS .PTS Nguyễn Xuân Khoát )
Theo giá điều tra hiện nay ta có : 300 nghìn/ 1 tạ đạm, 100 nghìn/ 1 tạ lân, 250 nghìn/ 1 tạ kali . Như vậy 1 ha rừng duy trì thì 1ha năm sẽ giảm được một khoản chi phí cải tạo đất là:
0.05 *300 +0,05 *100 + 0,5 *250 =145 (nghìn).
Bảng 15 : Tiền chống xói mòn đất
STT
Thôn
Diện tích rừng Dẻ (ha)
Tiền chống xói mòn đất ( tr.đ)
1
Đ. Châu
120
17,4
2
T.Mai
9
1,305
3
A.T-H.Đ
70
10,15
4
H.Giải
300
43,5
5
Đ.B.D
71
10,295
6
Đ.B.T
130
18,85
Tổng
700
101,5
Tiền chống xói mòn = Diện tích rừng Dẻ *0,145 (triệu đồng)
Diện tích rừng càng lớn thì lợi ích do chống xói mòn càng lớn. Nếu chặt rừng thì đất bị xói mòn, thoái hoá sẽ gây ra nhiều hậu quả cho nông, lâm, ngư nghiệp như: giảm năng suất mùa màng, cây ăn quả và làm chết các loài gia cầm, gia súc khi có lũ lụt, xói mòn.
Bảng 16: Giá trị sử dụng gián tiếp
Đơn vị : triệu đồng
Thôn
O2
CO2
Chống xói mòn
Giữ bụi
Giá trị sử dụng gián tiếp
Đ.Châu
41.610
10.950
17,4
4.615,2
57.192,6
T.Mai
3.120,75
821,25
1,305
346,14
4.289,445
A.T-HĐ
24.272,5
6.387,5
10,15
2.692,2
33.362,35
H.Giải
104.025
27.375
43,5
11.538
142.981,5
Đ.B.D
24.619,25
6.478,75
10,295
2.730,66
33.838,955
Đ.B.T
45.077,5
11.862,5
18,85
4.999,8
61.958,65
Tổng
242.725
63.875
101,5
26.922
333.623,5
Hình 3 : Đồ thì mối quan hệ gữa các giá trị sử dụng gián tiếp
1.2.4.Giá trị gián tiếp khác
Do thời gian hạn chế nên còn nhiều giá trị gián tiếp khác tôi chưa lượng hoá được mà chỉ đưa ra và phân tích.Bao gồm :
ã Phân huỷ chất thải : Các quần xã sinh học có khả năng phân hủy các chất ô nhiễm như các kim loại nặng, thuốc trừ sâu và các chất thải sinh hoạt khác. Các loài nấm và vi khuẩn là nhân tố quan trọng nhất trong quá trình phân hủy này. Khi hệ sinh thái bị tổn thương thì hoạt động phân giải này bị đình trệ và để thực hiện được các quá trình phân giải con người phải nghiên cứu các giải pháp tuy nhiên chi phí cho hoạt động này rất tốn kém.
ã Tích trữ và cung cấp nước : Trong quan điểm trung, giá trị giữ nước của rừng có nghĩa là giữ và tích luỹ nước ở bất kỳ dạng nào, bao gồm: làm tăng trữ lượng của nó trong đất, giảm thoát hơi nước mặt đất, tăng mực nước ngầm và qua đó làm tăng lượng nước sông suối, ổn định dòng chảy, suối cũng như làm sạch nước, cải thiện chất lượng của nó. Khả năng giữ nước của rừng được quyết định bởi khả năng giảm dòng chảy mặt , tăng lượng nước ngầm. Lượng nước giữ lại trên tán rừng phụ thuộc vào kiểu rừng, tuổi rừng, tổ thành loài, độ che phủ, điều kiện khí tượng, loại mưa, cường độ mưa, …Tính trung bình cho các kiểu rừng ở các điều kiện khí hậu khác nhau lượng nước bị giữ lại trên tán chiếm 30 – 35% tổng lượng giáng thuỷ. ở rừng lá kim, tuỳ thuộc vào độ dày, tán rừng giữ được chừng 25 – 40 % tổng lượng giáng thuỷ, cá biệt có thể tới 50%. Rừng Dẻ là rừng lá rộng nên tán rừng chỉ giữ được từ 8 –12% tổng lượng giáng thuỷ. Rừng Dẻ phòng hộ quanh hồ nước Hố Đình với diện tích 30 ha Dẻ tái sinh cung cấp nước cho hồ Hố Đình tưới 200 mẫu lúa xã Hoàng Hoa Thám.
ã Rừng làm giảm tốc độ và chệch hướng đi của gió : Trước hết rừng như một vật cản làm giảm tốc độ gió. Khi gặp dải rừng gió bị mất một phần động năng do phải thắng lực ma sát và làm rung cây . Những xoáy khí được hình thành do ma sát của gió với tán rừng có tốc độ di chuyển thấp được xáo trộn vào các lớp không khí bên trên và làm giảm tốc độ của không khí bên trên tán rừng.
ã Giá trị giáo dục và khoa học : Các sách giáo khoa, chương trình tivi, phim ảnh được xây dựng chủ đề thiên nhiên nhằm mục đích giáo dục và giải trí. Nhiều nhà khoa học, các nhà sinh thai học và những người yêu thích thiên nhiên đã tìm hiểu, nghiên cứu thiên nhiên với chi phí thấp, không đòi hỏi dịch vụ cao cấp nhưng đã mang lại những lợi nhuận to lớn. Rừng Dẻ cung cấp nhiều cây có ích cho công tác nghiên cứu khoa học, ngay bản thân việc nghiên cứu bảo vệ được hệ sinh thái rừng Dẻ tái sinh thuần loại mở đầu cho việc xây dựng bền vững rừng Dẻ đối với loài Castanopsis boisu đang có ở nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam. Ngoài giá trị kinh tế thực thụ, họ còn nâng cao kiến thức tăng cường tính giáo dục và vốn sống của con người.
ã Giá trị về cảnh quan : Đây còn được gọi là những dịch vụ tự nhiên về nghỉ ngơi và du lịch sinh thái, về sự thưởng thức và giải trí của con người. Sự tồn tại của loài góp phần cải thiện đời sống của con người, ví dụ thưởng thức tiếng chim hót, chiêm ngưỡng cảnh đẹp của núi rừng. Hình ảnh các loài cỏ cây, các bông hoa đẹp, các giai điệu của tiếng chim đã làm sinh động và gợi cảm hơn các lời ca tiếng hát.
1.3. Đánh giá giá trị không sử dụng
Việc duy trì rừng Dẻ không chỉ đem lại giá trị sử dụng trước mắt mà còn đem lại những giá trị trong tương lai. Những giá trị này không có giá trị sử dụng ở hiện tại nhưng nó có giá trị tiềm năng sử dụng hoặc không sử dụng trong tương lai. Loài hiện đang được coi là vô ích có thể trở thành loài hữu ích hoặc có một giá trị lớn nào đó trong tương lai tức là rừng Dẻ có thể cung cấp các điều kiện phát triển kinh tế – xã hội loài người vào một lúc nào đó trong tương lai.
Qui mô tìm kiếm những sản phẩm mới trong tự nhiên là rất đa dạng. Các nhà động vật học đang tìm kiếm những loài động vật là các tác nhân phòng trừ sinh học. Các nhà vi sinh vật đang tìm kiếm các loài vi sinh vật để trợ giúp cho quá trình nâng cao năng suất. Các cơ quan y tế và các công ty dược phẩm đang có những nỗ lực lớn để tìm kiếm các loài có thể cung cấp những hợp chất phòng, chữa bệnh cho con người, ví dụ như việc phát hiện cây thuỷ tùng ở vùng Thái Bình Dương và vùng cổ Bắc Mỹ trong chữa bệnh ung thư là một giá trị mới cho giá trị tiềm năng của đa dạng sinh học trong những năm gần đây. Nguồn gen tiềm năng có trong các loài hoang dại là một hướng nghiên cứu quan trọng đối với việc tăng năng suất và khả năng chống chịu của các loài vật nuôi, cây trồng trong tương lai.
Rõ ràng chúng ta hiện chưa biết hết được giá trị của các loài, điều ẩn chứa trong loài là những tiềm năng trong tương lai, đó có thể là : dược liệu, gen động thực vật trong tương lai. Nhiều người trên thế giới tôn trọng cuộc sống hoang dã và tìm cách bảo vệ những động thực vật rừng. Công việc này gắn liền với nhu cầu một ngày nào đó được tham quan nơi sống và nhìn thấy nó trong thiên nhiên bằng chính mắt mình.
Như vậy việc duy trì rừng Dẻ có giá trị bảo tồn ĐDSH, bảo tồn thiên nhiên và có giá trị về cảnh quan môi trường cho thế hệ tương lai. Do vậy để đánh giá các giá trị này ta dựa vào vốn đầu tư của nhà nước, và địa phương cho công việc duy trì rừng Dẻ này.
Dự án “xây dựng mô hình bền vững rừng Dẻ tái sinh Chí Linh” được thực hiện trên diện tích là 150 ha (Hoàng Hoa Thám : 49ha, Bắc An : 101 ha) trong 3 năm (6/2001 – 10/2004) với tổng kinh phí được phê duyệt là 522,2( tr.đ)
Ta giả sử rằng diện tích càng lớn thì kinh phí cho việc duy trì càng lớn . Khi đó kinh phí phê duyệt cho dự án này ở xã Hoàng Hoa Thám sẽ là: (522,2 :150) *49 = 170,59 (tr.đ) . Vậy kinh phí phê duyệt trung bình 1 năm của xã Hoàng Hoa Thám là: 170,59 : 3= 58,86 (tr.đ).
Bên cạnh đó còn có sự hỗ trợ đóng góp của nhân dân, Lâm trường Chí Linh và UBND huyện , tỉnh, xã cho công tác duy trì rừng Dẻ với kinh phí đóng góp năm 2003 là : 109,7(tr.đ).
Vậy tổng đầu tư để duy trì rừng Dẻ năm 2003 là: 58,86 +109,7=168,56 (tr.đ) hay giá trị không sử dụng là 168,58 (tr.đ)
Bảng 17 : Tổng giá trị kinh tế
Đơn vị : Triệu đồng
Thôn
G.trị sử dụng trực tiếp
G.trị sử dụng gián tiếp
G.trị không sử dụng
TEV năm 2003
Đ. Châu
1.797,879 +A1
57.192,6
B1
58990.479 +C1
T.Mai
134,841 + A2
4.289,445
B2
4424.286 + C2
A.T-H.Đ
1.048,763 + A3
33.362,35
B3
34411.113 + C3
H.Giải
4.494,7 +A4
142.981,5
B4
147476.2 + C4
Đ.B.D
1.063,746 + A5
33.838,955
B5
34902.701 + C5
Đ.B.T
1.947,703 +A6
61.958,65
B6
63906.353 + C6
Tổng
10.529,632
333.623,5
168,58
344279,712
Với A1+B1= C1 , A2+B2= C2 ,……., A6+B6= C6
Hình 4: Đồ thị mối quan hệ giữa các giá trị
II. Phân tích hiệu quả của việc duy trì rừng Dẻ – xã Hoàng Hoa Thám – Chí Linh- Hải Dương.
2.1. Lợi ích
Tổng lợi ích = Giá trị sử dụng trực tiếp + Giá trị sử dụng gián tiếp + A
Trong đó A là lợi ích trong tương lai mà người dân hi vọng thu được. Vì hi vọng thu được một lợi ích A trong tương lai nên hàng năm người dân và các cơ quan, ban ngành có liên quan đã chấp nhận bỏ ra một khoản chi phí là 168,56 (tr.đ)( tính ở trên) để duy trì rừng Dẻ. Như chúng ta đã biết, khi một tổ chức hay cá nhân đầu tư vào lĩnh vực nào thì họ nghĩ rằng hoạt động đầu tư đó là hiệu quả tức là sẽ thu được lợi nhuận trong tương lai. Và hiển nhiên họ chấp nhận bỏ ra hàng năm 168,56 (tr.đ) là do họ nghĩ rằng trong tương lai họ sẽ thu được lợi ích A lớn hơn khoản chi phí này. Vì vậy ta có A >168,56
2.2. Chi phí
2.2.1. Chi phí chăm sóc rừng Dẻ
Các hộ gia đình ở đây hầu như không thuê người thu hái hạt Dẻ cũng như chăm sóc: bón phân, tỉa thưa mà chủ yếu tự huy động nguồn lao động trong gia đình. Đối với các hộ phải thuê lao động, họ mất trung bình 15000đồng/công, còn đối với hộ tự huy động lao động trong gia đình họ giảm được khoản chi phí đó nhưng mất cơ hội làm việc khác. Vì vậy ta coi tiền thuê lao động chung cho cả việc thu hái hạt Dẻ, tỉa thưa và bón phân là 15000đồng/công = 0,015 (tr.đ/công)
a) Chi phí phân bón
Một ha Giẻ 1 năm cần 2 tạ phân vi sinh để chăm sóc (Nguồn: trạm quản lí rừng Bắc Chí Linh)
Giá phân vi sinh là 2200 đồng/kg => 1 tạ phân vi sinh giá 220000 đồng
Bảng 18: Khối lượng phân vi sinh và tiền mua phân vi sinh.
STT
Thôn
Diện tích (ha)
Khối lượng phân bón (tạ)
Tiền phân bón (tr.đ)
1
Đ. Châu
120
240
52,8
2
T.Mai
9
18
3,96
3
A.T-H.Đ
70
140
30,8
4
H.Giải
300
600
132
5
Đ.B.D
71
142
31,24
6
Đ.B.T
130
260
57,2
Tổng
700
1.400
308
Khối lượng phân bán = Diện tích * 2 (tạ)
Tiền phân bón = Khối lượng phân bón * 0,22 (triệu đồng)
Để năng suất cao hàng năm người dân phải bón phân vi sinh và phải làm sao để phân bón hết cho Dẻ, bón đúng kỹ thuật. Diện tích rừng Dẻ lớn thì chi phí bón phân cũng lớn.
b) Chi phí thuê người bón phân, gieo cây phù trợ.
Theo báo cáo sơ kết về dự án " Xây dựng mô hình bền vững rừng Giẻ tái sinh Chí Linh - Hải Dương" thì 49 ha Giẻ 1 năm cần 2000 công cho việc bón phân và gieo cây phù trợ => Trung bình 1ha 1năm cần 2000 : 49 = 40 (công)
Bảng 19 : Số công bón phân và tiền thuê người bón phân
STT
Thôn
Diện tích (ha)
Số công bón phân (cô ng)
Tiền thuê bón phân (tr.đ)
1
Đ. Châu
120
4.800
72
2
T.Mai
9
360
5,4
3
A.T-H.Đ
70
2.800
42
4
H.Giải
300
12.000
180
5
Đ.B.D
71
2.840
42,6
6
Đ.B.T
130
5.200
78
Tổng
700
28.000
420
Số công bón phân = Diện tích * 40 (công)
Tiền thuê người bón phân = Số công bón phân * 0,015 (tr..d)
c) Chi phí thu hái hạt Dẻ và tỉa thưa
Việc duy trì rừng Dẻ đã thu hút nguồn lao động đáng kể, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lứa tuổi nhất là vào thời vụ thu hái.
Một ha 1 năm trung bình cần 55 công thu hái hạt Dẻ (Nguồn: Báo cáo sơ kết dự án “Xây dựng mô hình bền vững rừng Dẻ tái sinh Chí Linh – Hải Dương). Và mỗi năm người dân xã Hoàng Hoa Thám phải cắt tỉa một lần. Mỗi lần tỉa như vậy, 1ha cần 5 người làm trong 3 ngày.
Như vậy 1 năm 1 ha cần 55 +5 *3 =70 (công) để thu hái hạt và tỉa thưa
Bảng 20 : Số công và tiền thu hái, tỉa thưa
Thôn
Diện tích (ha)
Số công thu hái , tỉa thưa (công)
Tiền thu hái , tỉa thưa (tr.đ)
Đ. Châu
120
8.400
126
T.Mai
9
630
9,45
A.T-H.Đ
70
4.900
73,5
H.Giải
300
21.000
315
Đ.B.D
71
4.970
74,55
Đ.B.T
130
9.100
136,5
Tổng
700
49.000
735
Số công thu hái, tỉa thưa = Diện tích *70 (công)
Tiền thu hái, tỉa thưa = Số công thu hái, tỉa thưa *0,015 (tr.đ)
Bảng 21: Chi phí chăm sóc
Đơn vị : triệu đồng
Thôn
Diện tích (ha)
Tiền phân bón
Tiền thuê bón phân
Tiền thu hái, tỉa thưa
Chi phí chăm sóc
Đ. Châu
120
52,8
72
126
250,8
T.Mai
9
3,96
5,4
9,45
18,81
A.T-H.Đ
70
30,8
42
73,5
146,3
H.Giải
300
132
180
315
627
Đ.B.D
71
31,24
42,6
74,55
148,39
Đ.B.T
130
57,2
78
136,5
271,7
Tổng
700
308
420
735
1.463
2.2.2. Chí phí cơ hội .
Khi duy trì rừng Dẻ thì người dân sẽ mất cơ hội trồng vải và doanh thu từ gỗ. Do đó giảm doanh thu về vải và gỗ là chi phí cơ hội khi duy trì rừng Dẻ. Để thuận tiện cho tính toán, tôi giả sử :
- Rừng Dẻ thuần loại
- 80 % trữ lượng gỗ khai thác đem bán còn 20 % làm củi
- Sau 5 năm vải có thể cho ta thu hoạch trong vòng 15 năm nhưng những năm sau cây bị cỗi nên cho năng suất thấp . Vì vậy ở đây ta coi vải cho doanh thu trong 10 năm
a) Giảm doanh thu từ vải.
Diện tích rừng Dẻ xã Hoàng Hoa Thám nếu phá đi chủ yếu được trồng thay bằng các cây khác như vải, nhãn, na,dứa, đỗ, lạc…Nhưng chủ yếu trồng vải thiều. Do trên cao đất rừng khô cằn và một số hạn chế trong điều kiện chăm sóc nên nếu phá rừng thì cũng không thể trồng thế hết bằng vải. ở đây ta coi trong trường hợp rừng bị phá hết và trồng thế bằng vải thì diện tích trồng vải chỉ chiếm khoảng 10%.
Mỗi năm người dân xã Hoàng Hoa Thám trồng vải sẽ phải chăm sóc 3 lần và tổng lượng phân 1 năm 1 ha vải cần là : 1 tạ đạm, 4 tạ lân, 2 tạ kali.
Theo giá lân, đạm, kali điều tra đã ghi ở trên thì 1 năm 1ha vải cần :
300 + 2 * 250 + 4 *100 = 1.200 (ngàn)= 1,2 (triệu) tiền phân bón
Một năm người dân ở xã Hoàng Hoa Thám thường phun thuốc sâu cho vải 4 lần. Mỗi lần 1 ha vải mất 60 - 70 (ngàn) tiền thuốc trừ sâu ( Nguồn : Điều tra thực tế tại xã Hoàng Hoa Thám). Vậy 1 năm 1ha vải mất 240 - 280 ( ngàn) tiền thuốc trừ sâu. Trung bình 1 năm 1ha vải mất (240 + 280) :2 = 260 ( ngàn) tiền thuốc trừ sâu.
Ngoài ra người dân trồng vải còn phải thuê người làm cỏ hàng năm. Mỗi năm phải làm cỏ 3 lần, mỗi lần 1 ha vải mất 400- 500 ( ngàn) thuê người làm cỏ. Vậy 1 năm 1ha vải phải mất 1.200- 1.500 ( ngàn ) tiền làm cỏ. Trung bình 1 năm 1ha mất (1200 +1500) :2 = 1350 (ngàn) tiền làm cỏ.
Như vậy nếu trồng vải 1 năm 1ha vải cần mất một khoản chi phí chăm sóc là : 1200 + 260 + 1350 = 2.810 (ngàn) =2,81 (tr.đ)
Để cho năng suất cao, không chỉ có giống cây tốt, chăm sóc tốt mà còn phải có 1 mật độ trồng hợp lí sao cho không thưa quá mà cũng không dày quá. Người dân ở đây trồng 1ha trung bình 150 hốc vải và sau 2 - 3 năm bắt đầu cho quả. Sau 5 năm mỗi cây có thể cho 40 kg quả/năm. ở đây ta coi vải đã được thu hoạch sau 5 năm.
Vậy 1 năm 1ha vải thu được : 150 *40 = 6000 Kg vải. Theo điều tra thực tế của tôi, người dân ở đây bán trung bình 3000đ/kg vải => 1năm 1ha vải bán được :
6000 * 3 = 18.000 (ngàn) = 18 (tr. đ)
Vậy 1 năm 1 ha vải cho doanh thu thuần là 18 – 2,81 = 15,19 (tr.đ)
Bảng 22 : Diện tích vải và doanh thu vải
Thôn
Diện tích Dẻ (ha)
Diện tích vải (ha)
Doanh thu vải (tr.đ)
Đ. Châu
120
12
182,28
T.Mai
9
0,9
13,671
A.T-H.Đ
70
7
106,33
H.Giải
300
30
455,7
Đ.B.D
71
7,1
107,849
Đ.B.T
130
13
197,47
Tổng
700
70
1.063,3
Diện tích vải = Diện tích Dẻ *10 % (ha)
Doanh thu vải = Diện tích vải *15,19 (tr.đ).
b) Giảm doanh thu gỗ
Vì vải cho thu hoach trong 10 năm vì vậy ta coi tổng lượng gỗ của rừng Dẻ cũng được khai thác trong 10 năm.
Bảng 23: Trữ lượng gỗ trung bình, tổng lượng gỗ, lượng gỗ khai thác 1 năm
Thôn
Diện tích Dẻ (ha)
Trữ lượng gỗ trung bình (m3/ha)
Tổng lượng gỗ (m3)
Lượng gỗ khai thác 1 năm (m3)
Đ. Châu
120
72,2
8.664
866,4
T.Mai
9
92,2
836,1
83,61
A.T-H.Đ
70
40
2.800
280
H.Giải
300
82,67
24.801
2.480,1
Đ.B.D
71
92,99
6.602,29
660,229
Đ.B.T
130
48,56
6.312,8
631,28
Tổng
700
50.016,19
5.001,619
Trữ lượng gỗ trung bình = Trữ lượng gỗ : Diện tích rừng tự nhiên (m3/ha)
Tổng lượng gỗ =Trữ lượng gỗ trung bình *Diện tích rừng Dẻ (m3)
Lượng gỗ khai thác 1 năm = Tổng lượng gỗ :10 (m3)
Như ta đã giả sử ở trên thì đây là Dẻ thuần loại nên chủ yếu là gỗ Dẻ. Qua điều tra tôi xác định được giá của 1m3 gỗ Dẻ từ 2 –3 (tr.đ). Trung bình 1 m3 gỗ Dẻ giá : (2 + 3) : 2 =2,5 (tr.đ)
Bảng 24 : Lượng gỗ bán và doanh thu bán gỗ 1 năm
Thôn
Lượng gỗ bán (m3)
Doanh thu gỗ (tr.đ)
Đ. Châu
693,12
1.732,8
T.Mai
66,888
167,22
A.T-H.Đ
224
560
H.Giải
1.984,08
4.960,2
Đ.B.D
528,1832
1.320,458
Đ.B.T
505,024
1.262,56
Tổng
4.001,2952
1.003,238
Lượng gỗ bán = Lượng gỗ khai thác 1 năm *80 %(m3)
Doanh thu gỗ = Lượng gỗ bán * 2,5 (tr.đ)
Phá rừng càng nhiều thì doanh thu gỗ càng lớn. Ngược lại, nếu duy trì rừng Dẻ thì chúng ta sẽ mất khoản doanh thu này và khoản doanh thu này là tính vào chi phí duy trì rừng Dẻ.
Như đã coi ở trên 1m3 củi có khối lượng 750 Kg và 1 tấn củi giá 0,9 triệu đồng .
Bảng 25 : Lượng củi và tiền củi thu được 1 năm
Thôn
Lượng củi (m3)
Khối lượng củi (tấn)
Tiền củi (tr.đ)
Đ. Châu
173,28
129,96
116,964
T.Mai
16,722
12,5415
11,2873
A.T-H.Đ
560
42
37,8
H.Giải
496,02
372,015
334,8135
Đ.B.D
132,0458
99,0344
89,131
Đ.B.T
126,256
94,692
85,2228
Tổng
1.000,3238
750,2429
675,219
Lượng củi = Llượng gỗ khai thác 1 năm *20 % (m3)
Khối lượng củi = Lượng củi * 0,75 (tấn)
Tiền củi = Khối lượng củi * 0,9 (tr.đ)
Bảng 26 : Chí phí cơ hội
Đơn vị : triều đồng
Thôn
Doanh thu vải
Doanh thu gỗ
Doanh thu củi
Chi phí cơ hội
Đ. Châu
182.28
1.732,8
116,964
2.032,044
T.Mai
13.671
167,22
11,2873
192,1783
A.T-H.Đ
106.33
560
37,8
704,13
H.Giải
455.7
4.960,2
334,8135
5.750,7135
Đ.B.D
107.849
1.320,458
89,131
1.517,438
Đ.B.T
197.47
1.262,56
85,2228
1.545,2528
Tổng
1.063,3
10.003,238
675,219
11.741,757
Chi phí cơ hội = Doanh thu vải + Doanh thu gỗ + Doanh thu củi
2.2.3. Chi phí duy trì hàng năm : 168,58 (tr.đ)
Bảng 27 : Phân tích chi phí – lợi ích
Tổng
Lợi ích
Giá trị sử dụng trực tiếp : 10.529,632
Giá trị sử dụng gián tiếp :333.623,5
Lợi ích trong tương lai : A
344.153,132 +A
Chi phí
Chi phí chăm sóc : 1.463
Chi phí cơ hội : 11.741,757
Chi phí duy trì hàng năm: 168,58
13.373,337
Lãi ròng
330779,795 +A
Như vậy ta thấy lãi ròng rất lớn . Vậy tại sao người dân lại vẫn có hành động phá rừng ? Đó là do họ chỉ đứng trên lợi ích cá nhân mà chưa tính đến các lợi ích môi trường như : Khả năng điều hoà khí hậu, chồn xói mòn và hấp thụ bụi của rừng.
III. Giải pháp và kiến nghị
3.1. Giải pháp
Trong những năm gần đây, chính quyền tỉnh và địa phương đã có một số giải pháp để duy trì và phát triển bền vững rừng Dẻ như sau :
- Có các biện pháp để cộng đồng địa phương và các cấp chính quyền đoàn thể của địa phương có một bước nhận thức cơ bản về sự cần thiết của bảo vệ rừng Dẻ với cuộc sống của họ như :
+ Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về các vấn đề môi trường, về rừng Dẻ nhằm nâng cao nhận thức về môi trường cho cộng đồng địa phương.
+ Tổ chức thành công các hoạt động tuyên truyền : xây dựng biển báo, logo, phim ảnh truyền hình về rừng Dẻ, . Thậm chí bài hát về “ em yêu rừng Dẻ quê em” cũng được quảng bá rộng rãi.
+ Tổ chức tháng hành động “ ngày lâm nghiệp Việt Nam” với nhiều hình thức hoạt động phong phú cho hầu hết các đối tượng trong cộng đồng tham gia.
- Có các giải pháp bảo vệ đa dạng sinh học và sử dụng bền vững tài nguyên rừng Dẻ.
- Khoán rừng cho từng hộ gia đình quản lí.
- Uỷ Ban nhân dân tỉnh đã ra chỉ thị 21/CT –UBND về việc ngăn chặn xâm lấn rừng tự nhiên và rừng trồng.
- Hướng dẫn người dân thực hiện biện pháp canh tác sinh thái và sử dụng các biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất của rừng Dẻ.
3.2. Kiến nghị
- Do lợi ích từ tài nguyên rừng lớn nên việc khai thác là không thể tránh khỏi. Vì vậy cần giải quyết một cách hài hoà mâu thuẫn giữa hiệu quả xã hội và hiệu quả cá nhân.
-Tiếp tục nâng cao nhận thức, hiểu biết và trách nhiệm của chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành có liên quan, các tổ chức quần chúng và cộng đồng địa phương về các vấn đề môi trường, tập trung vào vấn đề bảo vệ ĐDSH và sử dụng bền vững tài nguyên rừng Dẻ .
- Có các biện pháp để nâng cao đời sống vật chất cho người dân, tăng cường hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật cho người dân để nâng cao năng suất thực tế của cây Dẻ và năng suất thu nhặt hạt Dẻ ( thu nhập của người dân tăng) bởi vì người dân nơi đây còn khó khăn cho nên chỉ có cuộc sống hàng ngày được đảm bảo thì họ mới không tính đến chuyện phá rừng.
- Phải coi công tác bảo vệ rừng là nhiệm vụ của toàn dân
- Phải có hình thức xử phạt nghiêm khắc đối với các hành vi khai thác
rừng trái phép.
Kết Luận
Nhận thức được những vai trò của rừng, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách cho vấn đề môi trường nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển bền vững của đất nước trong tương lai. Nhưng vấn đề đặt ra là làm sao để cho người dân và các cấp quản lí địa phương cũng nhận thức được vấn đề này. Do đó các nhà kinh tế môi trường phải quan tâm nghiên cứu tìm ra giải pháp giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.
Việt Nam hiện nay đang chuyển đổi nhanh sang nền kinh tế thị trường và chúng ta chưa biết hết được kinh tế thị trường sẽ tác động đến ĐDSH như thế nào. Nhưng những cải tổ về quản lý hành chính nhà nước và pháp luật mở ra khả năng cho việc đưa ra những biện pháp bảo vệ môi trường thích hợp . Công tác bảo tồn ĐDSH hữu hiệu đòi hỏi phải xác định rõ trách nhiệm của những tổ chức Nhà nước và phi chính phủ có tác động đến môi trường. Nguồn tài nguyên thiên nhiên được bảo tồn sẽ là cơ sở cho việc tiếp tục phát triển kinh tế.
Trong những năm gần đây người dân đã không ngần ngại khai thác quá mức các tài nguyên rừng do nguồn lợi của các tài nguyên này rất lớn và họ chưa thấy được những giá trị sử dụng gián tiếp của rừng . Điều đó đã đe doạ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Đề tài này tôi đã lượng hoá tổng giá trị kinh tế của rừng Dẻ xã Hoàng Hoa Thám- Chí Linh - Hải Dương nhằm đánh giá cả giá trị sử dụng trực tiếp và giá trị sử dụng gián tiếp của rừng Dẻ từ đó có thể thấy được giá trị sử dụng gián tiếp của rừng Dẻ nói riêng và rừng nói chung là rất lớn. Do đó phải nâng cao nhận thức cho người dân về lợi ích môi trường của rừng . Từ đó họ sẽ có các biện pháp bảo vệ rừng và khai thác một cách hợp lí.
Mục lục
Lời nói đầu 1
Chương I : Cơ sở nhận thức đối với tổng giá trị kinh tế của rừng Dẻ – xã Hoàng Hoa Thám – Chí Linh – Hải Dương 4
I. Cơ sở nhận thức, đánh giá giá trị kinh tế của rừng Dẻ – xã Hoàng Hoa Thám – Chí Linh – Hải Dương 4
1.1Cơ sở sinh thái học trong đánh giá giá trị kinh tế của rừng Dẻ 4
1.2.Cơ sở kinh tế học để đánh giá giá trị kinh tế rừng Dẻ 5
II. Tiếp cận những đánh giá kinh tế đối với rừng Dẻ 6
2.1. Tổng giá trị kinh tế (TEV) 6
2.1.1. Giá trị sử dụng trực tiếp 8
2.1.2. Giá trị sử dụng gián tiếp. 9
2.1.3. Giá trị không sử dụng. 9
2.2. Phân tích chi phí - lợi ích 10
III. Giá trị kinh tế của rừng Dẻ – xã Hoàng Hoa Thám – Chí Linh – Hải Dương. 12
IV. Sự cần thiết của việc lượng hoá tổng giá trị kinh tế của rừng Dẻ 13
4.1. Khái quát về đa dạng sinh học 13
4.2 Suy giảm đa dạng sinh học và nguyên nhân 14
4.3. Hậu quả của suy giảm đa dạng sinh học 20
V. Các phương pháp lượng hoá 21
5.1. Phương pháp đáp ứng liều lượng 21
5.2. Phương pháp chi phí thay thế 22
5.3. Phương pháp chi phí cơ hội 22
5.4. Phương pháp chi phí du lịch (TCM) 22
5.5. Phương pháp đánh giá hưởng thụ (HPM) 23
5.6. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) 23
Chương II : Hiện Trạng rừng Chí Linh – Hải Dương 25
I. Giới thiệu chung về huyện Chí Linh – Hải Dương 25
1.1. Vị trí địa lí 25
1.2. Điều kiện tự nhiên 25
1.2.1. Địa hình 25
1.2.2. Đất đai thổ nhưỡng 25
1.2.3. Khí hậu 26
1.2.4. Thuỷ văn 26
II. ĐDSH của rừng Chí Linh – Hải Dương 26
2.1. Hệ thực vật Chí Linh 26
2.1.1. Phân loài thực vật 26
2.1.2. Giá trị tài nguyên thực vật Chí Linh 27
2.1.3. Chất lượng rừng và giá trị tài nguyên rừng 34
2.2. Hệ động vật Chí Linh 35
2.2.1. Thành phần các loài của các nhóm động vật 35
2.2.2. Các loài thú rừng 37
2.2.3. Các loài chim 39
2.2.4. Các loài lưỡng cư và bò sát 41
III. Nguyên nhân và diễn biến khai thác rừng Dẻ 41
Chương III : Bước đầu đánh giá tổng giá trị kinh tế của rừng Dẻ 45
I. Đánh giá giá trị kinh tế 45
1.1.Đánh giá giá trị sử dụng trực tiếp 45
1.1.1. Giá trị của nguồn lợi hạt Dẻ 45
1.1.2Giá trị của nguồn lợi củi gỗ 46
1.1.3. Giá trị của nguồn lợi mật ong 48
1.1.4. Giá trị sử dụng trực tiếp khác 49
1.2. Đánh giá giá trị sử dụng gián tiếp 50
1.2.1. Giá trị của khả năng điều hoà khí hậu 50
1.2.2. Giá trị của khả năng hấp thụ bụi 53
1.2.3. Giá trị của khả năng chống xói mòn 54
1.2.4.Giá trị sử dụng gián tiếp khác 56
1.3. Đánh giá giá trị không sử dụng 58
II. Phân tích hiệu quả của việc duy trì rừng Dẻ – xã Hoàng Hoa Thám – Chí Linh – Hải Dương. 60
2.1. Lợi ích 60
2.2. Chi phí 61
2.2.1. Chi phí chăm sóc rừng Dẻ 61
2.2.2. Chi phí cơ hội 63
2.2.3. Chi phí duy trì 68
III. Giải pháp và kiến nghị 69
3.1. Giải pháp 69
3.2. Kiến nghị 69
Kết luận 71
Tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo
1. Nhập môn phân tích chi phí - lợi ích - Trần Võ Hùng Sơn
2. Bài giảng phân tích chi phí - lợi ích - PGS.TS Nguyễn Thế Chinh.
3. Bài giảng kinh tế môi trường ( Dùng cho chuyên ngành )- Bộ môn Kinh tế và Quản lý môi trường - Trường ĐHKTQD.
4. Giáo trình quản lí môi trường - GS.TS. Đặng Như Toàn.
5. Kinh tế môi trường - Tác giả R.Kerry Turner, David Pearce và Ian Bateman.
6. Kế hoạch hành động ĐDSH của Việt Nam
7.Khí tượng thuỷ văn rừng ( giáo trình ĐH Lâm nghiệp)- Vương Văn Quỳnh và Trần Tuyết Hằng.
8. Môi trường trên địa bàn rừng – Vương Văn Quỳnh - Đai học Lâm nghiệp
9.Bảo tồn Đa dạng sinh học - Nguyễn Hoàng Nghĩa.Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam .
10. Định hướng chiến lược bảo tồn nguồn gen cây rừng ở Việt Nam - Nguyễn Hoàng Nghĩa. Thông tin KHKT L, Viện KHLN Việt Nam, số 1- 1994, 6- 9.
11.Báo cáo kết quả thực hiện đề tài đánh giá hiện trạng Đa dạng sinh học và tài nguyên sinh vật khu vực Chí Linh- Hải Dương (1998)- Đặng Huy Huỳnh và Trần Ngọc Ninh.
12. Phương hướng sử dụng bảo vệ và phát triển tài nguyên môi trường vùng Chí Linh- Hải Dương (1993). GS.TS Đặng Huy Huỳnh -Viện sinh thái tài nguyên sinh vật .
13. Báo cáo sơ kết dự án “Xây dựng mô hình bền vững rừng Giẻ tái sinh Chí Linh - Hải Dương”- Chương trình tài trợ các dự án nhỏ tại Việt nam (UNDP -GEF/SGP) do Trung tâm Môi trường và Lâm sinh nhiệt đới tổ chức điều hành.
14. Kinh tế hộ gia đình ở miền núi sử dụng đất dốc bền vững - PGS.PTS Nguyễn Xuân Khoát. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội 1994.
15. Biểu thiết kế mô tả trạng thái bảo vệ rừng tự nhiên- Chương trình 661- năm 2003 của trạm QLTR Bắc Chí Linh.
16. Economic values of Biodiversity – Charles Perrings
17. Bảo tồn nguồn gien lâm nghiệp – Nguyễn Hoàng Nghĩa. Di truyền học và ứng dụng, số 2-1989
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đề tài này là do bản thân nghiên cứu và thực hiện. Nếu sai phạm tôi xin chịu mọi kỷ luật của nhà trường.
Sinh viên
Nguyễn Thị Ngọc ánh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1011.doc