Có rất nhiều vấn đề phải giải quyết để bảo vệ môi trường sống trên trái đất, ngôi nhà chung của nhân loại đối với mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ, nhưng có một vấn đề chung nhất cần phải giải quyết ở mọi nơi là vấn đề gia tăng dân số
Dân số phải phù hợp với điều kiện vật chất có thể có và giữ được môi trường bền vững đó là vấn đề kế hoạch hoá dân cư, giữ tỷ lệ sinh thích hợp, để dân số không trở nên quá tải đối với mỗi vùng lãnh thổ, mỗi quốc gia và toàn thế giới. Phải có quy hoạch vùng dân cư cho phù hợp để khai thác thiên nhiên và giảm thiểu việc gây ô nhiễm môi trường và chịu ảnh hưởng của nguồn gây ô nhiễm. Không bố trí khu vực dân cư quá tập trung gần các nguồn gây ô nhiễm hay vùng dễ bị thiên tai đe doạ. Phải có quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đồng thời với việc đảm bảo môi trường bền vững. Quy hoạch phải thể hiện việc đảm bảo cuộc sống cho dân cư, dân số, khai thác tài nguyên, sản xuất dịch vụ, an ninh quốc phòng.nhưng phải giữ cho môi trường không bị suy thoái, thậm chí cần nâng cao chất lượng môi trường so với hiện nay vì nó đã bị suy thoái qua thời gian dài không được quan tâm bảo vệ. Phải đổi mới công nghệ trong sản xuất, dịch vụ, loại bỏ dần tình trạng sản xuất gây ô nhiễm môi trường tiến tới nền sản xuất sạch, tạo sản phẩm sạch hạn chế các hoá chất kích thích, thuốc trừ sâu dịch hại, để bảo vệ sức khoẻ con người. Phải tăng cường các biện pháp tuyên truyền giáo dục để mỗi người dân đều hiểu được kế hoạch dân số là bảo vệ lợi ích cho chính họ và cả cộng đồng vì có như vậy thì vấn đề môi trường bền vững mới trở thành hiện thực. Đầu tư vào nghiên cứu và triển khai để làm giảm xói mòn đất và thoái hoá đất, áp dụng các biện pháp canh tác trên cơ sở vững bền.
Phân bổ thêm nguồn vốn cho công tác dân số- kế hoạch hoá gia đình, giáo dục tiểu học và trung học, nhất là với nữ giới
54 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1690 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Bước đầu nghiên cứu mối quan hệ giữa sự gia tăng dân số và vấn đề bảo vệ môi trường (khảo sát thực địa trên địa bàn tỉnh Hà Nam), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t cân bằng sinh thái khu vực và ô nhiễm cục bộ.
Gây ô nhiễm môi trường ở nhiều dạng hoạt động kinh tế xã hội khác nhau.
+ Tác động vào cân bằng sinh thái:
Săn bắn quá mức, đánh bắt quá mức gây ra sự suy giảm một số loài và làm gia tăng mất cân bằng sinh thái.
Săn bắt các loài động vật quý hiếm như: hổ, tê giác, voi…có thẻ dẫn đến sự tuyệt chủng nhiều loại động vật quý hiếm.
Chặt phá rừng tự nhiên lấy gỗ, làm mất nơi cư trú của động thực vật.
Lai tạo các loài sinh vật mới làm thay đổi cân bằng sinh thái tự nhiên. Các loài lai tạo thường kém tính chống bụi, dễ bị suy thoái. Mặt khác, các loài lai tạo có thể tạo ra nhu cầu thức ăn hoặc tác động khác có hại đến các loài đã có hoặc đối với con người.
Đưa vào các hệ sinh thái tự nhiên các hợp chất nhân tạo mà sinh vật không có khả năng phân huỷ như các loại hợp chất tổng hợp, dầu mỡ, thuốc trừ sâu, kim loại độc hại v..v……..
Như vậy, hoạt động của con người có thể làm giàu thêm các nguồn tài nguyên thiên nhiên từ đó phục vụ cho các nhu cầu của con người, đặc biệt là những tiến bộ khoa học công nghệ. Hoạt động của con người cũng có thể vô ý làm nghèo đi các nguồn tài nguyên thiên nhiên, có thể tiêu diệt một số loài sinh vật, thậm chí làm đảo lộn các cảnh quan thiên nhiên từ đó gây tác hại dây chuyền đến khí quyển, thuỷ quyển, thạch quyển............dẫn tới nguy cơ gây nên cuộc khủng hoảng sinh thái.
Trước những tác động của con người thì phản ứng của các hệ sinh thái không phải nơi nào cũng giống nhau.
Tại các vùng có khí hậu ôn đới, tác động huỷ hoại của lớp phủ thực vật không gây hậu quả nhiều như vùng nhiệt đới. Vì rừng ôn đới có thể tái lập lại nhanh chóng với điều kiện đất được bỏ hoá.
Tại các vùng có khí hậu nhiệt đới, có thể là nhiệt đới ẩm hay nhiệt đới khô, sự phá huỷ lớp phủ thực vật, rừng bị khai thác quá mức sẽ kéo theo tình trạng sói mòn, quá trình Laterit hoá (quá trình đá hoá), hệ sinh thái trở nên nghèo nàn, đất không còn khả năng canh tác, đe doạ sự đảm bảo lương thực thực phẩm do dân số ngày càng tăng lên.
Riêng ở Việt Nam, nếu đêm so sánh với tất cả các hệ sinh thái đã có trên hành tinh thì Việt Nam có đầy đủ các hệ sinh thái hết sức đa dạng, nhưng các hệ sinh thái đã bị phá huỷ ở các mức độ khác nhau. Mặc dù tác động xây dựng, kiến thiết của con ngưòi là rất lớn, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới tình trạng này là do áp lực của việc gia tăng dân số và các nhu cầu do áp lực đó tạo ra. Do đó dân số và các vấn đề môi trường có quan hệ mật thiết với nhau.
Mối quan hệ giữa dân số và môi trường có thể biểu diễn cụ thể theo sơ đồ sau:
Dân số
Tiêu dùng
Sản xuất
+Vốn
+Công nghệ
+Đất
+Tổ chức sản xuất
Chất thải
Tài nguyên, Môi trường ( Đất, nước, không khí)
Trong các vấn đề về môi trường thì dân số chỉ là một nhân tố tác động. Tuy nhiên, dân số là nhân tố quan trọng nhất. Dân số vừa tác động trực tiếp đến môi trường vừa tác động gián tiếp thông qua các nhân tố khác như : trình độ kĩ thuật, pháp luật và chính sách.
Dân số và môi trường là hai phạm trù có quan hệ mật thiết, tác động tương hỗ lẫn nhau và là vấn đề xuyên suốt mọi lĩnh vực, mọi thời đại, mọi trình độ phát triển. Sự gia tăng dân số làm tăng thêm sự căng thẳng về tài nguyên môi trường, một trong những nhân tố và điều kiện cơ bản cho sự phát triển. Ba biến số cơ bản của dân số là sinh , chết và di dân đã quyết định đến các thành phần của dân số là quy mô, cấu trúc tuổi và phân bố dân số. Nhu cầu cho đời sống của con người có thể được thoả mãn trực tiếp từ môi trường tự nhiên và gián tiếp qua thị trường hàng hoá hay sự phát triển của nền kinh tế. Như vậy, cả hai cách đều tác động đến chất lượng và số lượng môi trường tự nhiên. Nhưng, khi sự gia tăng dân số vượt qua ngưỡng của sự bền vững của hệ sinh thái sẽ gây sức ép đến tài nguyên, không khí, đất, nước và các thành phần môi trường khác. Quy mô dân số sẽ bị ảnh hưởng khi các nguồn tài nguyên trở nên suy thoái cạn kiệt dưới tác động của hoạt động kinh tế xã hội. Ngược lại, sức ép dân số sẽ góp phần làm kiệt quệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là ở các nước có trình độ phát triển thấp. Ngoài ra, chất lượng môi trường tự nhiên cũng trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống vể mọi mặt như sức khoẻ, việc làm, nhà ở, giáo dục......
Mối quan hệ giữa dân số và môi trường rất phức tạp, nó vừa là mối quan hệ trực tiếp vừa là mối quan hệ gián tiếp thông qua các nhân tố trung gian khác. Mối quan hệ này được thể hiện qua một số vấn đề cơ bản như sau
3.1.Mối quan hệ giữa dân số và sản xuất nông nghiệp, đất đai.
Trong một không gian chặn về diện tích đất đai thí sự gia tăngdân số dẫn tới diện tích đất bình quân trên đầu người giảm xuống, kể cả diện tích nhà ở và diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp. Dân số tăng nhanh, nhu cầu lương thực phẩm tăng theo nên con người đã phải áp dụng mọi biện pháp để nâng cao năng suất, đảm bảo cung cấp đủ nguồn lương thực thực phẩm như: tăng cường sử dụng các hoá chất hoá học, phân bón, thuốc ttrừ sâu....Tình trạng này đã dẫn đến đất đai ngày một nghèo nàn, ô nhiễm, thoái hoá, giảm độ phì nhiêu. Hậu quả của việc thoái hoá đất dẫn đến cuộc sống của người dân đó là sự thoái hoá đất đã làm suy thoái các quần thể động thực vật và xuất hiện chiều hướng giảm nhanh diện tích đất nông nghiệp/ người. Do diện tích đất canh tác bị thu hẹp dẫn đến thiếu việc làm ở nông thôn và sự tranh chấp đất đai xảy ra. Số hộ nghèo không có đất để sản xuất đã phải di chuyển đi nơi khác để kiếm sống. Để rồi lại phát sinh một vấn đề là nạn chặt phá rừng, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng, giảm đa dạng sinh học mà điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của thế hệ hiện tại và những thế hệ tương lai. Những trận lũ quét gây thiệt hại to lớn về người và của, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái là những dấu hiệu cho thấy hậu quả bước đầu của tình trạng phá rừng do di dân, do phát triển dân số, do kiếm kế sinh nhai gây ra và chắc chắn những hậu quả này trong trương lai sẽ còn tiếp tục nghiêm trọng hơn.
3.2 Mối quan hệ dân số, nước sạch và vệ sinh môi trường.
Dân số, nước sạch và môi trường là những vấn đề có quan hệ chặt chẽ với nhau và là những yếu tố quyết định đến chất lượng cuộc sống của con người, nhưng cũng là yếu tố có thể làm nguy hại đến tính mạng, đe doạ đến cuộc sống của con người nếu nước bị nhiễm bẩn. Dân số tăng, mọi nhu cầu đều tăng theo, trong đó nhu cầu về sử dụng nước sạch là không thể thiếu. Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng đối với sự sống trên hành tinh. Sau nhiều thập kỉ, giá trị của nước được xem xét, đánh giá “ như dòng máu nóng nuôi cơ thể con người dưới một danh từ là máu sinh học của trái đất, do vậy quí hơn vàng......nước có thể là nguồn tài nguyên xác định những giới hạn của sự bền vững. Không có gì có thể thay thế cho nước của con người nhưng lượng nước sẵn có thì đã trở nên chênh vênh. Tài nguyên nước được tái tạo theo quy luật thời gian và không gian, ngoài quy luật tự nhiên, tài nguyên nước còn chịu tác động rất lớn của con người. Lượng nước ngọt mà con người có thể sử dụng được trên thế giới cũng nằm trong giới hạn nhất định. Chỉ có khoảng 25% tổng lượng nước trên hành tinh là nước ngọt và chỉ khoảng 0,5% là nước ngầm hay nước bề mặt có thể tiếp cận được. Dân số tăng lên, nhu cầu sử dụng nước tăng cho sản xuất và sinh hoạt, cùng với nó là lượng nước thải cũng tăng theo. Và lượng nước thải từ các hoạt động sản xuất của con người, từ đời sống sinh hoạt, từ hệ thống bệnh viện..........trước khi thải ra hệ thống sông suối ao hồ làm cho nhiều hệ thống sông ngòi bị ô nhiễm nặng nề và do đó, vấn đề khan hiếm, căng thẳng càng gia tăng. Dân số gia tăng cũng gây ra áp lực ô nhiễm nước biển. áp lực lớn nhất gây ô nhiễm nước biển là tình trạng tập trung dân cư và tăng dân số ven biển. Bên cạnh đó, dân số gia tăng, nên nhu cầu sản xuất cũng tăng theo, phát triển công nghiệp và đô thị đã thải ra một lượng thải lớn vào hệ thống sông và biển. các chất thải bao gồm các chất hữu cơ , kim loại nặng và dầu. Cùng với việc gia tăng dân số nhanh và không có kế hoạch ở trong và xung quanh các khu đô thị đang vượt quá khả năng của các khu vực này trong việc đáp ứng nhu cầu sử dụng nước.
Với sự phát triển công nghệ như hiện nay, có thể, một lượng nước ngọt sẽ được cung cấp, nhưng ở rất nhiều khu vực, công nghệ sẽ không thể là giải pháp cứu nguy tình hình, nó sẽ vô cùng khó khăn nhất là khi dân số tăng lên và nhu cầu sử dụng nước cũng tăng lên trong khi nguồn đó là cố định.
Nước có vai trò rất quan trọng đối với con người, nên chúng ta có thể nhìn thấy rõ những tác hại của ô nhiễm nước tới sức khoẻ của người dân. Nó là nguyên nhân dẫn đến các loại bệnh cao như bệnh tiêu chảy, đau mắt, bệnh ngoài da.....điều này ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ cộng đồng kinh phí khám chữa bệnh, năng lực sản xuất cho gia đình, xã hội.
3.3.Dân số với vấn đề ô nhiễm không khí và một số vấn đề ô nhiễm khác
Trong vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay, cuộc đấu tranh chống ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề quan trọng, bởi vì hầu hết các yếu tố hợp thành trong môi trường tự nhiên, sản lượng sinh vật nói chung, sức khoẻ con người đều phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng môi trường không khí. Tất cả các yếu tố gây ô nhiễm môi trường không khí đều có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo. Và có thể khẳng định trong các hoạt động gây ô nhiễm môi trường không khí thì các hoạt động của con người gây ra ô nhiễm môi trường nguy hiểm nhất, còn ô nhiễm môi trường không khí tự nhiên có thể là bão cát, núi lửa, cháy rừng..thông thường phân bố ở những khu vực hạn chế và ít khi vượt quá tiêu chuẩn ô nhiễm. ở các nước đang phát triển gia tăng dân số đóng một vai trò rất lớn trong việc tăng lượng các bon thải ra trong không khí. Dân số gia tăng, nhu cầu tiêu dùng cũng tăng theo, việc sử dụng năng lượng than, củi, hay tình trạng phá rừng, kiếm kế sinh nhai là nguyên nhân gây ra sự biến đổi khí hậu và sự nóng lên của trái đất.
Trong số các vấn đề cáp bách về sự suy giảm chất lượng tài nguyên môi trường đã nói ở trên thì vấn đề chất thải, nhất là chất thải đô thị, các khu công nghiệp ở các quốc gia đang phát triển nổi lên như một vấn đề môi trường ưu tiên.
Khi tốc độ dân số gia tăng đến mức báo động, số lượng cũng như diện tích các khu đô thị cũng tăng nhanh và kéo theo đó là lượng rác thải tăng nhanh và ngày càng trở thành một vấn để khá nặng nề trong tương lai. Rác thải phát sinh từ các nguồn: rác từ các hộ gia đình, rác từ các nơi sinh hoạt công cộng, chợ, cửa hàng, nhà hàng, rác từ cơ quan, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp, đường phố, rác sinh hoạt...Để sống được con người phải có ăn có mặc, có nhà ở , năng lượng và nhiều tư liệu sinh hoạt khác nữa. Đáp ứng nhu cầu này, con người chỉ có một con đường duy nhất là khai thác tài nguyên thiên nhiên để tiến hành sản xuất. Đương nhiên là số dân càng nhiều thì quy mô sản xuất càng lớn. Hậu quả tất yếu là tài nguyên cạn kiệt nhanh và chất thải độc hại của quá trình sản xuất, ngày càng lớn. Qúa trình tiêu dùng sản phẩm cũng sản sinh ra chất thải. Lượng chất thải do sản xuất và tiêu dùng sinh ra chỉ có thể đổ xuống đất, nước, hoặc tung vào bầu khí quyển. Hậu quả của việc gia tăng chất thải có thể ảnh hưởng tới tất cả các thành phần môi trường, và do đó tác động rất lớn tới sức khoẻ của dân cư. Các nguồn nước, bao gồm cả nước mặt và nước ngầm, sẽ tiếp tục nhận ngày càng nhiều các chất thải từ các hoạt động kinh tế và hoạt động sinh hoạt.
Tóm lại: Quan hệ dân số và môi trường là mối quan hệ rất rộng và rât phức tạp. Dân số tác động đến sự huỷ hoại môi trường thông qua nhiều yếu tố như: công nghệ, trình độ quản lý xã hội và sản xuất, các quy định của pháp luật liên quan đến các yếu tố sản xuất và bảo vệ môi trường. Sự gia tăng dân số với tốc độ cao và sự phát triển kinh tế đang tạo nên một sức ép mới và mạnh mẽ tới tất cả các dạng tài nguyên trong đó có các nguồn tài nguyên sinh vật tại tất cả các vùng sinh thái như miền núi, trung du, đồng bằng ven biển, cửa sông, đất ngập nước, nước, hải đảo....Các vùng sinh thái đặc thù, có tính đa dạng sinh học cao, chứa đựng những tài nguyên thiên nhiên sinh vật quý hiếm cũng bị khai thác cạn kiệt, một số nơi đang bị suy thoái đa dạng sinh học, một số loài động vật quý hiếm đang bị đe doạ tuyệt chủng do sức ép dân số, con người kiếm kế sinh nhai. Sự gia tăng dân số cũng là nguyên nhân thúc đẩy sự mở rộng và rút ngắn chu kỳ nương rẫy, tính bền vững của các hệ sản xuất nông nghiệp bị suy thoái, mà để khôi phục lại tiềm năng vốn có của các vùng sinh thái đòi hỏi phải mất rất nhiều thời gian, tri thức, công sức và tiền của.Dân số tăng là một nguy cơ gây hàng loạt hậu quả, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, là nguồn gốc của nghèo đói, lạc hậu và nhiều vấn đề xã hội khác như thất nghiệp, tăng số người vô gia cư, tài nguyên không thể tái sinh và tài nguyên có thể tái sinh bị sử dụng cạn kiệt, tăng ô nhiễm vể môi trường, tăng sức ép về nhà ở, các dịch vụ y tế, giáo dục, việc làm và khan hiếm lương thực, đặc biệt là nước sạch.
Ngược lại môi trường bị ô nhiễm cũng có tác động huỷ hoại đến cuộc sống của con người và cản trở quá trình nâng cao chất lượng cuộc sống.
Mối quan hệ dân số môi trường là mối quan hệ qua lại, nhiều chiều, liên tục, vừa mang tính chất định tính, vừa mang tính chất định lượng.
Để làm rõ hơn mối quan hệ giữa dân số và môi trường phần tiếp theo sẽ trình bày hiện trạng của địa phương tỉnh Hà Nam mà vấn đề gia tăng dân số cũng đang có nhiều điều đáng phải quan tâm.
Chương II Hiện trạng môi trường Kinh tế-xã hội tỉnh Hà Nam
I.Đặc điểm tự nhiên xã hội
1. Điều kiện tự nhiên
Hà Nam là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, được thành lập từ tháng 7 năm 1997, có diện tích tự nhiên 884 Km2, nằm ở phía Nam của cửa ngõ thủ đô Hà Nội, trên tuyến đường giao thông Bắc Nam. Hà Nam có điều kiện thuận lợi về giao lưu kinh tế- văn hoá giữa hai miền Nam- Bắc.
Hà Nam có nhiều con sông chảy qua như sông Hồng, Sông Đáy, sông Nhuệ và sông Châu. Đất đai và điều kiện tự nhiên khí hậu khá thuận tiện cho Hà Nam phát triển nông nghiệp , trồng trọt và chăn nuôi.
Về khí hậu, Hà Nam mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa: lượng mưa trung bình nhiều năm từ 1800-2200lm, lượng mưa từ tháng 7 đến tháng 11 hàng năm chiếm tới 70% lượng mưa cả năm, lượng mưa hàng năm như trên đã tạo điều kiện làm giàu về tài nguyên nước, nhưng cũng là những tai hoạ cho nhân dân trong mùa mưa bão ( mất mùa, lụt lội, dẫn đến đói nghèo và bệnh tật).
Địa hình Hà Nam được chia làm hai khu vực rõ rệt: đồng bằng và đồi núi.
Khu vực đồng bằng gồm các vùng đất trũng và các dải bãi bồi ven sông Hồng, sông Đáy, Châu Giang và sông Nhuệ.
Khu vực đồi núi bao gồm các dãy núi đá vôi chạy dọc theo hai huyện Kim Bảng, Thanh Liêm, xen kẽ là các dãy đồi sa thạch và các thung lũng Castơ. Địa hình đa dạng là điều kiện để phát triển kinh tế đa dạng theo hướng kinh tế miền núi kết hợp với kinh tế đồng bằng.
Ngoài ra Hà Nam còn có nguồn taì nguyên khoáng sản khá phong phú bao gồm đá vôi, đất sét, than bùn với trữ lượng khá và chất lượng tốt, phục vụ yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá. Tài nguyên du lịch có Kẽm Trống, Núi Cấm, Ngũ Động Thi Sơn và nhiều hang động khác (hang vạn người, Thiên Cung Đệ Nhất Động, Động Thuỷ…..) lại liền kề với khu thắng cảnh Hương Sơn, Bích Động và các di tích nổi tiếng của Hà Tây, Hà Nội, Hưng Yên.
Hà Nam còn có hệ thống đường giao thông quan trọng và có chất lượng tốt và thuận tiện, bao gồm cả đường thuỷ, đường sắt thống nhất và các quốc lộ 1 A, 21 A, 21 B, đường cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ không chỉ có ý nghĩa cho quá trình phát triển kinh tế- xã hội, mà còn là điều kiện mở rộng giao lưu với các tỉnh bạn.
2. Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội
Hà Nam có bề dày lịch sử, có truyền thống yêu nước, truyền thốngcách mạng. Hà Nam là đất văn hiến, hiếu học, nhân dân có truyền thống lao động cần cù,sáng tạo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Theo kết quả điều tra dân số1/4/2001, tỉnh Hà Nam có khoảng 840052 người sinh sống ở 114 xã,phường, trong đó 15 xã miền núi. tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,8%( năm 2002)
Số người trong độ tuổi lao động chiếm gần 75 % dân số trong tỉnh. Lực lượng này không ngừng được bổ sung về số lượng và nâng cao về chất lượng, là nguồn lực chủ yếu có tính quyết định mọi thành công trong quá trình thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của Hà Nam.
Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của đảng , nền kinh tế Hà Nam bước đầu có khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần từng bước được năng cao. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng bình quân hàng năm 9,3% cao hơn tốc độ trung bình cả nước. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có chuyển biến tích cực theo hướng CNH-HĐH. Tăng tỷ trọng công nghiệp, xuất khẩu năm 1997 là 18,8% lên 28,5% năm 2000. Giảm tỷ trọng nông nghiệp từ 49,6 % năm 1997 xuống 41,3% năm 2000. Các lĩnh vực văn hoá- xã hội, quốc phong an ninh có tiến bộ, đời sống nhân dân đã được ổn định, công bằng xã hội và đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Tỷ lệ các hộ đói nghèo giảm 15,3 % năm 1997 xuống còn 10% năm 2000 cơ bản không còn hộ đói, tỉ lệ hộ giàu tăng, tuổi thọ bình quân và trình độ dân trí được nâng cao. Tuy nhiên, điểm xuất phát của tỉnh Hà Nam còn thấp, cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn, một số nơi phong tục lạc hậu đang đè nặng lên vai người dân. Tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh trong những năm qua có bước tăng trưởng nhanh nhưng vẫn chưa toàn diện, chưa vững chắc, kinh tế còn mang tính thuần nông. Đời sống một bộ phận nhân dân còn khó khăn, các vấn đề xã hội có nhiều bức xúc. Hà Nam là tỉnh có nền kinh tế thuần nông, nền sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển. hơn nữa sự phân bố dân cư lại không đồng đều , mật độ dân số giữa các huyện khác nhau, do sự dồn nén lao động vào khu vực nông thôn vì các ngành chưa thu hút được lực lượng lao động, dẫn đến tình trạng thiếu việc làm ngày càng tăng ở khu vực nông thôn.
Bảng 3: Bảng cân đối lao động xã hội
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
A-Nguồn lao động
402368
406762
416365
425085
434525
443244
452361
1-Số người ngoài độ tuổi lao động có thể tham gia lao động
356368
360827
368778
376466
386508
394716
401230
2-Số người ngoài độ tuổi có tham gia lao động
+Trên độ tuổi lao động
+Dưới độ tuổi lao động
45000
30726
14724
45935
31011
14924
47587
32500
15087
48619
33450
15169
48017
32817
15200
48528
33092
15436
51131
34827
16304
B- Phân phối nguồn lao động
401368
406762
416365
425085
434525
443244
452361
1-LĐ đang làm việc trong các ngành kinh tế
362660
366640
370778
375571
383458
388903
392055
2-Số người trong độ tuổi có khả năng lao động đang đi học
+Học phổ thông
+Học chuyên môn, nghiệp vụ, học nghề
15942
1240
19285
19285
18147
22314
21124
1190
26304
25031
1273
28002
26801
1201
30892
29577
1315
35375
30254
1471
3-Số người trong độ tuổi có khả năng lao động làm việc nội trợ
6742
1138
8160
8243
7828
7908
8520
4-Số người trong độ tuổi có khả năng lao động không làm việc
2771
3462
3963
3982
3940
4020
4210
5-Số người trong độ tuổi có khả năng lao động đang không có việc làm
12013
10765
11150
10985
11297
11521
12201
Nguồn: Niên giám thống kê- Chi cục thống kê tỉnh Hà Nam
Từ thực trạng điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế trong giai đoạn vừa qua đã ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và xu thế phát triển hiện nay.
II.Hiện trạng môi trường.
1 Thực trạng môi trường đô thị và khu công nghiệp
1.1.Hiện trạng môi trường vệ sinh đô thị
Sau 32 năm được tái lập tỉnh Hà Nam, thì thị xã Phủ Lý đã trở thành trung tâm kinh tế, chính trị văn hoá của tỉnh. Và trong tương lai Thị xã Phủ Lý sẽ trở thành thành phố vệ tinh của thủ đô Hà Nội.
Thực tế khi dân số tăng, thì các nhu cầu đất làm nhà ở, nhu cầu khám chữa bệnh, nhu cầu học hành và nhu cầu khác cũng phải được tăng theo tỉ lệ thuận để đáp ứng đời sống cộng đồng và đời sống xã hội. Các khu công nghiệp hình thành dẫn đến môi trường lao động ngày càng biến đổi, các trung tâm kinh tế, văn hoá được hình thành, hệ thống giao thông vận tại được nâng cấp. Bệnh viện trường học phải được hiện đại hoá để đáp ứng nhu cầu của công cuộc đổi mới. Chính những lý do này, cùng với các hoạt động của con người đã thải ra môi trường một lượng rác thải nhất định. Hiện tại thị xã hàng ngày thải từ 60-80 tấn rác, nhưng chỉ thu gom được khoảng 50%, phần còn lại đang đọng lại các khu dân cư, và đang làm ô nhiễm nghiêm trọng Thị xã Phủ Lý. Các khu thương mại như Chợ Mới, Chợ Bầu rác thải chưa được thu gom đầy đủ đã làm ô nhiễm rất nặng trong khu vực. Hiện nay các hồ Thị uỷ, hồ câu Hồng Phú, hồ bệnh viện đang bị ô nhiễm nặng nề ( có hàm lượng nêtorit hầu hết vượt quá tiêu chuẩn cho phép-0,01mg/l) các chất phóng xạ, hoá chất dễ bay hơi như Cidex, zym, nước tráng rửa phim ảnh chưa được xử lý tập trung mà chủ yếu thải qua hệ thống thoát nước xuống hồ, gây ô nhiễm. Việc xử lý rác thải còn tồn đọng trong các khu dân cư đã và đang là đòi hỏi bức xúc phải giải quyết.Tuy có bãi rác nhưng bãi rác mới thành lập vào năm 1997 không đảm bảo vì chưa có hệ thống phân loại và xử lý. Lượng rác thải thu gom lại chưa được phân loại và xử lý, vì vậy chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước các sông và nguồn nước ngầm quanh khu vực thị xã. Không khí bị ô nhiễm do mùi hôi thối bốc lên.
1.2. Hiện trạng môi trường nước đô thị
Hiện nay mới có khoảng 70-80% dân trong nội thị được dùng nước máy trong sinh hoạt, số còn lại dùng nước giếng khơi, giếng UNICEF, một phần nhỏ các hộ ven sông vẫn dùng nước sông. Vấn đề thoát nước thị xã cũng đang là một vấn đề đáng quan tâm. Hiện tại hệ thống thoát nước cuả thị xã rất kém, vì vậy nếu có mưa lớn là bị ngập lụt. Trước đây nước được tích trữ trong các ao hồ, nay nhiều hồ bị san lấp để xây dựng các công trình, nên khi có mưa, nước xả trực tiếp ra hệ thống thoát nước đã xây dựng thiếu đồng bộ , bị tắc nghẽn nhiều chỗ, gây lụt lội, ách tắc giao thông và làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống nhân dân.
1.3. Hiện trạng môi trường nước khu công nghiệp
Hiện nay trên địa bàn Hà Nam các khu công nghiệp đang trong quá trình hình thành và đang kêu gọi vốn đầu tư xây dựng, thải ra môi trường chủ yếu: khói, bụi, của công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, nước thải của các nhà máy này chủ yếu là nước làm mát máy. Nước thải có tiềm tàng gây ô nhiễm là nước của các cơ sở sản xuất bia, ( 1 cơ sở sản xuất bia, 4 cơ sở sản xuất nước giải khát hương bia) và một số trung tâm y tế. Do điều kiện khó khăn về tài chính, nước thải của các cơ sở này đều chưa qua xử lý và thải ra sông Đáy, sông Châu Giang. Nhà máy bia NAGER thuộc Công ty bia và nước giải khát Phủ Lý theo dây truyền công nghệ sản xuất hiện đại của CHLB Đức công suất lên tới 6 triệu lit/năm và thải ra môi trường khoảng 200 m3 nước thải/ ngày đêm, cơ sở sản xuất nước giải khát hương bia của công ty lương thực Hoà Mạc Duy Tiên, cơ sở sản xuất nước giải khát hương bia thuộc Công ty thương mại Lý Nhân.
Bảng 4:Bảng kết quả phân tích chất lượng nước thải một số cơ sở
sản xuất
Thồng số
Điểm lấy mẫu
TCVN 5945-1995
Mẫu 1
Mẫu 2
Mẫu 3
Mẵu 4
A
B
C
PH
7.75
9.1
7.93
12.5
6-9
5.5-9
5-9
BOD5
80
34
15
1.9
20
50
100
COD
135
72
26
5.68
50
100
400
DO
3.1
4.2
0
3.5
-
-
-
SS
125
-
150
3
50
100
400
Độ Đục
46
57
16
-
50
100
200
PO3
1.54
-
-
0.38
0.2
0.5
1
NH4+
4.81
-
0
-
0.1
1
10
NO3-
1.89
-
0
-
-
-
-
NO2-
0.25
-
-
-
-
-
-
Dầu mỡ khoáng
-
0.1
2
-
KPHĐ
1
5
Nguồn: Chi cục TC-ĐL-CL Hà Nam và phòng quản lý KCM
Ghi chú:
Mẫu 1: Nước thải công ty bia NGK Phủ Lý
Mẫu 2: Nước thải Công ty hoá phẩm Ba Nhất
Mẫu 3: Nước thải nhà máy xí nghiệp Việt Trung
Mẫu 4: Nước thải Công ty LDSX VLXD Hà Nam
Qua kết quả phân tích chất lượng nước thải của một số cơ sở sản xuất ta thấy hàm lượng hợp chất hữu cơ, chất lơ lửng trong nước thải của cơ sở sản xuất bia khá cao, đều vượt tiêu chuẩn nước thải loại A. Hàm lượng chất rắn lơ lửng vượt đến 1,25 lần. Nước thải của công ty bia- nước giải khát Phủ Lý chưa đảm bảo tiêu chuẩn cho phép, cần có biện pháp xử lý. Nước thải của các nhà máy sản xuất xi măng có các dầu mỡ sửa chữa máy thải ra môi trường.
1.4. Hiện trạng môi trường không khí, bụi ở các khu công nghiệp
Hoạt động sản xuất kinh doanh của các khu công nghiệp ở Hà Nam hiện nay cũng đang gây ra sự ô nhiễm môi trường khá nghiêm trọng. Các nhà máy xi măng khu vực Hà Nam đang thoát ra không kí một lượng khí độc NO2,CO2 và bụi làm ô nhiễm môi trường khu vực Thanh Liêm, Kim Bảng. Công nghiệp khai thác đá cũng tập trung ở hai huyện Kim Bảng, Thanh liêm thì hoạt động nổ mìn, hoạt động cả các máy khoan, máy nghiền đá, các phương tiện vận chuyển…làm ô nhiễm nghiêm trọng khu vực khai thác và ảnh hưởng đến các khu vực lân cận. Qua khảo sát, thảm thực vật xung quanh khu vực khai thác về mùa khô thường được phủ trên lá một lớp bụi dày, làm ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây xanh.
Để đo hiện trạng môi trường tại các khu vực, Sở khoa học công nghệ môi trường tỉnh Hà Nam chỉ đạo phòng chuyên môn, quan trắc môi trường các khu vực trọng điểm có nhiều cơ quan xí nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong tỉnh, được đánh giá qua các thông số về môi trường như: hàm lượng bụi lơ lửng (mg/m3), NOx (mg/m3), SO2 (mg/m3), CO (mg/m3 ),tiếng ồn (dBA) .
Bảng 5: Kết quả quan trắc tại một số điểm có nhiều cơ sở công nghiệp đang hoạt động:
STT
Điểm đo
Kết quả
Bụi lơ lửng(mg/m3)
NO
(mg/m3)
SO2
(mg/m3)
CO
(mg/m3)
Tiếng ồn
( dBA)
1
Kh vực nhà máy cơ khí 63
0.32
0.04
0.10
71.5
2
Khu vực xi măng Bút Sơn
1.57
0.24
0.49
68.8
3
Khu vực xã Mộc Bắc DT
0.27
0.14
0.37
60.9
4
Khu vực xã Thanh Hải-Thanh Liêm
0.21
0.05
0.38
59.6
5
Dốc Khả Phong- Kim Bảng
0.36
0.27
0.42
64.4
6
Khu vực công ty xi măng Việt Trung theo hướng gió 200m
0.28
0.04
0.36
60
7
Khu Vực thị trấn Kiện Khê
TCVN 5937-1995
3.14
0.3
0.03
0.4
0.11
0.5
59.4
70
Nguồn: Chi cục TC-ĐL-CL Hà Nam và phòng quản lý KCM
Qua kết quả quan trắc môi trường không khí so với tiêu chuẩn Việt Nạm TCVN 5937-1995:
-Tại các vị trí đo được hàm lượng các loại khí độc như NOx , CO, SO2, đều nằm trong giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn môi trường Việt Nam TCVN 5937-1995.
Các vị trí đo trên đều nằm trên các nút giao thông tại các khu vực có nhiều cơ sở công nghiệp đang hoạt động, hàm lượng bụi thường vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, đơn cử kết quả quan trắc cho thấy lượng bụi tại nút giao thông khu vực xi măng Bút Sơn vượt tiêu chuẩn cho phép 5,32 lần, khu vực thị trấn Kiện Khê vượt tiêu chuẩn cho phép 5,32 lần. Hàm lượng bụi lơ lửng tại các điểm đo ở các đơn vị khác đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Tại các khu vực có hàm lượng bụi cao nguyên nhân chính là do các khu vực đó có mật độ cao các loại phương tiện vận chuyển hoạt động liên tục trong ngày chuyên trở nguyên, nhiên liệu và hàng hoá, trong các khu vực đều chưa có đội vệ sinh công cộng làm nhiệm vụ thường xuyên quét dọn, tưới nước đường do đó không thể tránh khỏi bụi
Tiếng ồn tương đương tại đa số các điểm đo nều nằm trong vị trí cho phép theo tiêu chuẩn môi trường Việt Nam 5949-1995. Tuy nhiên tiếng ồn ở các khu vực khai thác do nổ mìn, do khoan, do vận chuyển đã ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của nhân dân trong khu vực xung quanh và người lao động.
2. Hiện trạng môi trường nông thôn và nông nghiệp
2.1. Sản xuất công nghiệp-thủ công nghiệp tác động đến môi trường nông thôn
Từ đặc điểm của các làng quê Hà Nam rất đặc trưng cho nền văn hoá sông Hồng, làng quê được bao bọc bởi những luỹ tre xanh. Nhưng làng quê hiện nay đã thay đổi nhiều bởi vì hầu hết các nhà đều được ngói hoá, mái bằng mọc lên và do nhu cầu về chỗ ở. Song song với sự thay đổi trên thì hệ thống cây xanh bị tàn phá, sự tàn phá cây xanh có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân dân số tăng nhanh, nên phải phá vườn dãn cư,đô thị hoá.
Môi trường nông thôn đang bị ô nhiễm, một phần do cây xanh bị tàn phá làm mất yếu tố chính điều hoà không khí, cung cấp Oxy và sự trong lành cho môi trường sống con người. Những nguyên nhân khác làm ô nhiễm môi trường nông thôn là hàng loạt các nhà máy, xí nghiệp….đã và đang di chuyển về nông thôn để tránh ô nhiễm khu đô thị, như: nhà máy xi măng Bút Sơn, Kiện Khêm X77, xi măng Nội Thương, xi măng Việt Trung……. Các nàh máy này sẽ thải ra một lượng khói bụị, các khí độc hại CO, SO2….ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân. Các lò gạch, lò vôi tập trung, hoặc phân tán thải ra một lượng đáng kể khói bụi và khí độc đáng kể.
Những yếu tố này đã và đang làm ô nhiễm môi trường không khí và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của nhân dân.
2.2 Sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng đến môi trường nông thôn
Là tỉnh thuần nông, công nghiệp nhỏ bé và lạc hậu, thương mại và dịch vụ chưa phát triển. Bình quân ruộng đất khu vực nông nghiệp trên 600m/ người là quá thấp. Vì vậy kinh tế Hà Nam ở điểm xuất phát thấp.
Để đạt mục tiêu giá trị thu được trên một đơn vị diện tích gieo trồng là cao nhất, thì việc sử dụng các loại phân hoá học và thuốc trừ sâu hiện nay là phổ biến, nên đã ảnh hưởng đến môi trường nước và môi trường nước trên đồng ruộng và khu vực. Hàng năm có hàng chục tấn thuốc BVTV đưa ra đồng ruộng…và cả các loại thuốc phân huỷ chậm vẫn được sử dụng). Chính vì vậy những dịch bệnh lan giải cho người sử dụng và gây ô nhiễm nguồn nước. Theo báo cáo của bộ y tế, số người mắc bệnh phổi, ung thu, bệnh đường ruột, mắt hột…ở khu vực nông thôn ngày càng tăng.
2.3. Hiện trạng vệ sinh môi trường nông thôn
Dân số tăng nhanh, nhu cầu lương thực tăng theo, các yêu cầu về nước cho sản xuất và đời sống ngày càng cao. Nhưng đến nay số hộ nhân dân đặc biệt là người dân ở nông thôn ở nước ta được hưởng nước sạch mới chỉ có 38%. Qua điều tra năm 2001 của trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Hà Nam cho chúng ta thấy như sau: số dân cư dùng nước trực tiếp từ hệ thống sông, ao, hồ chưa qua xử lý là 51,6%, sử dụng nước hợp vệ sinh 19,3% số nguồn cấp nước; hiện nay toàn tỉnh có khoảng 2.315 giếng khoan phục vụ cho các loại đối tượng. Trong các loại hình cấp nước cho sinh hoạt là giếng khơi, giếng khoan, phổ biến nhất vẫn là giềng khoi và bể nước mưa. Trong đó giếng khơi chiếm 43,6%. bể nước mưa chiếm 44%.
Vệ sinh xung quanh nguồn nước đạt thấp 30,4%., chỉ số này phản ánh mức độ giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh nguồn nước mà ảnh hưởng của nó làm tái nhiễm bẩn ngay cả nguồn nước đã xử lý đạt yêu cầu, cũng là nguyên nhân tăng chỉ số nguồn nước không hợp vệ sinh.
2.4. Hiện trạng môi trường đất
Toàn tỉnh hiện nay còn 4174 ha bị ngập nước mà hiện nay đang nuôi trồng thuỷ sản. Rừng trồng và rừng phòng hộ chỉ chiếm 46% tổng diện tích đồi núi cho nên đất đồi núi bị rửa trôi bề mặt làm cho đất bị trai cứng, nghèo dinh dưỡng. Quá trình bốc hơi bề mặt dẫn đến đất bị khô hạn và làm thái hoá tới trên 17.000 ha (chủ yếu ở Kim Bảng và Thanh Liêm). Quá trình rửa trôi làm mất đi các chất màu có chứa kiềm và kiềm thổ, các catron H+; Fe+3 tích đọng làm độ PH giảm
Do quá trình bón đạm lân, kali không đúng kỹ thuật , trong quá trình phân huỷ tạo ra các sản phẩm phụ mang tính axit làm đất chua
2.5. Hiện trạng nước ngầm
Theo kết quả điều tra địa chất thuỷ văn và các số liệu điều tra nguồn nước ( trường Đại học Mỏ -Địa Chất) cho biết thì tầng nước chứa Halozen phân bố rộng khắp bề mặt đồng bằng Hà Nam. Mực nước tĩnh thường cách mặt đất từ 1-3m. Cho đến nay việc khai thác và sử dụng nước ngầm của Hà Nam chưa lớn, các nguồn nước chưa bị sức ép của quá trình khai thác tuỳ tiện. Nhưng nếu cứ giữ mức độ tăng dân số như hiện nay, điều kiện kinh tế không được cải thiện, trình độ quản lý không được nâng cao, thì vấn đề ô nhiễm nước ngầm không phải là không xảy ra.
2.6.Hiện trạng rừng
Vùng đồi trọc là vùng đất bị xói mòn rửa trôi. Thực vật chủ yếu cỏ, găng gai, cà gai, dương xỉ…không có giá trị về mặt tài nguyên và môi trường. Hiện tại có khoảng 15% diện tích được phủ xanh bằng rừng keo tai tượng, thông và bạch đàn.
Khu vực núi đá vôi, do khô hạn, độ mùn thấp, cho nên thực vật ở đây đều là dạng cây bụi nhỏ không có khả năng tạo rừng va thực vật ở đây cũng đang bị chặt phá nặng nề.
2.7. Đa dạng hoá sinh học
Do cây cối bị chặt phá qua nhiều năm, nên kéo theo các loài động vật bị giảm, qua trình phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, đã làm nhiều loài động vật di cư đi nơi khác.Tài nguyên động vật có giá trị kinh tế thấp, ít có động vật quý hiếm. Xét về đa dạng động vật rất thấp, mật độ thấp và thưa thớt.
Chương III: Mối quan hệ giữa dân số và các vấn đề môi trường
I.Nhận định về những diễn biến môi trường trước ảnh hưởng của sự gia tăng dân số
Dân số tài nguyên môi trường có mối quan hệ tương hỗ với nhau. Sự gia tăng dân số làm tăng thêm sự căng thẳng về tài nguyên thiên nhiên, môi trường. Trong những năm qua, sự gia tăng dân số đã làm suy giảm diên tích bình quân đất nông nghiệp và đất ở của người dân trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Biểu đồ dưới đây sẽ minh hoạ rõ hơn điều đó.
Bảng 6: Mối quan hệ dân số và diện tích đất canh tác bình quân
Nguồn: Niên giám thống kê- Cục thống kê Hà Nam
Dân số của tỉnh mỗi năm tăng khoảng 8600 người tương đương với dân số của một xã. Mật độ dân số trung bình của Hà Nam vào thời điểm 1/4/2002 là 958 người/km2, gấp từ 20-25 lần so với mật độ dân số chuẩn của quốc tế, gấp khoảng 3 lần mật độ dân số trung bình toàn quốc. Tiềm năng gia tăng dân số vẫn còn rất lớn vì cơ cấu dân số trẻ. Trẻ em từ 0-14 tuổi chiếm 32%, từ 15-19 tuổi chiếm 56% và từ 60 tuổi trở nên chiếm 12% tổng số dân. Với tổng diện tích đất đai khoảng 84952 ha, sự gia tăng dân số sẽ làm cho diện tích đất bình quân đầu người giảm xuống. Năm 1990 diện tích đất nông , nghiệp và đất ở là 7,73m2, thì đến năm 2001 là 6,29m2. Diện tích đất nông nghiệp giảm, trong khi nhu cầu về đất đai, về lương thực thực phẩm vẫn tăng, làm cho chất lượng đất đai ngày một suy giảm, đẩy nhanh quá trình thoái hoá đất. Điều này ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Dân số tăng là một nguy cơ gây hàng loạt hậu quả, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, là nguồn gốc của nghèo đói, lạc hậu và nhiều vấn đề xã hội khác. Gia tăng dân số sẽ gia tăng sức ép về nước sạch. Nước thải cũng tăng lên theo với tốc độ gia tăng dân số. Hiện nay nước thải của các cơ sở sản xuất kinh doanh, của người dân thải trực tiếp ra sông Nhuệ, sông Đáy, sông Châu Giang làm ô nhiễm nghiêm trọng hệ thống các sông này.
Bảng7:mối quan hệ dân số và lượng gia tăng nước thải sinh hoạt
Nguồn: Niên giám thống kê - chi cục thống kê tỉnh Hà Nam
Gia tăng dân số sẽ sản sinh nhiều chất thải hơn, chủ yếu là chất thải rắn, nước thải và phân. Chất thải rắn chúng ta thường gọi là rác thải, hiện tượng này khá phổ biến ở các vùng nông thôn Việt Nam, và khu vực các làng, xã, đặc biệt là khu vực làng nghề truyền thống cuả tỉnh Hà Nam cũng không nằm ngoài những điều đó. Nước thải không có hệ thống thoát nước hợp lý gây nên tình trạng ô nhiễm gần như cả làng. Qua điều tra thí điểm tại huyện Kim Bảng, tình trạng cưới tảo hôn ở đây vẫn còn rất nhiều, tỷ suất sinh cao, nhiều gia đình sinh con thứ 3, thứ 4. Về Môi trường: Môi trường nước và đất của huyện bị ô nhiễm nặng. Nguồn nước của các ao tù, được các hộ gia đình thầu khoán nuôi cá, họ bón phân cho cá, nên nước đã bẩn lại càng thêm bẩn. Nguồn nước ngoài ruộng càng bị ô nhiễm nặng do tập quán bón phân chưa ủ, do bón thuốc trừ sâu, do dùng nước của sông Nhuệ đã bị ô nhiễm nặng nề do chất thải từ Hà Nội đổ về.
Bảng 8: Biểu đồ mối quan hệ dân số và lượng rác thải sinh hoạt
Nguồn: Niên giám thống kê - chi cục thống kê tỉnh Hà Nam
Tóm lại: Với tốc độ gia tăng dân số như hiện nay, cùng với các hoạt động kinh tế đang diễn ra hết sức sôi động, quá trình đô thị hoá nhanh chóng đang đặt ra cho tỉnh Hà Nam những vấn để môi trường đáng quan tâm. Dân số tăng nhanh, quá trình đô thị hoá ồ ạt dẫn đến môi trường lao động thay đổi, số lao động dư thừa tăng lên. Điều này đồng nghĩa với sự gia tăng nghèo đói mà người nghèo vừa là nạn nhân, vừa là tác nhân của sự phá hoại môi trường. Dân số tăng lên, nhu cầu lương thực tăng theo và hiện nay môi trường đất ở tỉnh Hà Nam đá bị ô nhiễm và xấu đi nhiều do khai thác qúa mức và tình trạng bón phân hoá học không đúng kỹ thuật, người dân sử dụng nhiều loại thuốc trừ sâu, bệnh mà khả năng phân huỷ chậm. Bên cạnh đó một vấn đề cũng hêt sức nan giải đó là tình trạng gia tăng lượng rác thải. Riêng đối với thị xã Phủ Lý, hàng ngày thải khoảng 50-70 tấn rác thải, nhưng chỉ thu gom được khoảng 50 %, phần còn lại tồn đọng trong các khu dân cư làm ô nhiễm nghiêm trọng thị xã, tình trạng ô nhiễm không khí và nguồn nước mặt do việc thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt chưa đáp ứng nhu cầu so với sự gia tăng dân số đô thị.
Việc chất lượng môi trường ngày một suy giảm có thể có rất nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên nguồn gốc sâu xa của mọi vấn đề là do con người và các hoạt động sản xuất , sinh hoạt của con người.
Để có thể hình dung rõ hơn mối quan hệ này, em xin đưa ra mô hình dự báo như sau.
III. Mô hình dự báo mối quan hệ dân số và môi trường.
Các nhà khoa học trên thế giới đã phải bỏ ra rất nhiều công sức trong vòng hai thập kỷ qua để đưa ra khung mô hình lý thuyết để giải thích mối quan hệ giữa dân số và môi trường.
Dựa trên ý tưởng của hệ thống các mô hình đó, áp dụng phương pháp luận của kinh tế lượng để đo lường ảnh hưởng của sự gia tăng dân số với cấn đề bảo vệ môi trường với giả thuyết đưa ra như sau:
+ Sự gia tăng dân số ảnh hưởng đến sự gia tăng lượng rác thải sinh hoạt trong khu vực tỉnh Hà Nam. Dân số tăng thì lượng rác thải sinh hoạt cũng gia tăng.
+ Các yếu tố khác như mức độ giàu có, công nghệ, trình độ dân trí……. được giả thuyết như có ảnh hưởng tương đối nhỏ đến sự gia tăng lượng rác thải sinh hoạt.
+ Mô hình chỉ giải thích ảnh hưởng tương đối của việc gia tăng dân số đến một yếu tố của môi trường (Rác thải sinh hoạt).
+ Bỏ qua việc phân tích dân số theo trạng thái động và các cơ cấu tuổi và giới.
+ Mô hình được xây dựng cho giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2001, đây là thời kỳ có biến động lớn về dân số và các hoạt động kinh tế xã hội cũng diễn ra hết sức sôi động
+Khoảng tin cậy 95%.
Mô hình hồi quy tuyến tính có dạng như sau:
I=1+2P+Ui
Ui: Đại diện cho tất cả các yếu tố có tác động lên nhưng không có mặt trong mô hình (yếu tố ngẫu nhiên)
I: Chỉ tiêu ô nhiễm (Lượng rác thải sinh hoạt)
P: Chỉ tiêu dân số
1: Hệ số chặn
2: Hệ số góc
Số liệu thống kê của tỉnh từ năm 1990 đến năm 2001 như sau
Bảng 9: Dân số trung bình phân theo giới tính thành thị và nông thôn
Tổng số
phân theo giới tính
Phân theo thành thị, nông thôn
Nam
Nữ
Thành thị
Nông thôn
1990
717926
347455
369741
50200
661726
1991
727618
352354
375264
50800
676818
1992
730912
356970
373942
51608
679304
1993
746812
361754
385058
53033
693779
1994
749679
363276
386403
54952
694727
1995
752908
370671
381237
56646
696262
1996
763267
374819
381237
58434
704833
1997
770324
379508
390816
60904
709420
1998
776753
383872
392881
62604
724391
1999
788231
388209
399922
63840
724391
2000
800169
390961
409208
71766
728403
2001
819621
393172
415451
79206
740415
Nguồn: Niên giám thống kê-Chi cục thống kê tỉnh Hà Nam
Bảng 10: Lượng rác thải sinh hoạt hàng năm
Năm
Khối lượng rác thải sinh hoạt (Tấn/Năm)
Sản lượng (tấn/ngày)
1990
64963
177.98
1991
66395
181.90
1992
67265
184.28
1993
68119
168.62
1994
68950
188.90
1995
69757
191.11
1996
70552
193.29
1997
71798
196.70
1998
73204
199.75
1999
73911
200.55
2000
74432
203.92
2001
75124
205.82
Ướclượng mô hình bằng phương pháp OLS được kết quả như sau:
Ordinary least squares estimation
Dependen variable is i
12 observation used for estimation 1990 to 2001
Regressor
INPT
P
Coefficient
-7479.9
0.10212
Standard error
4810.8
0.0063124
T-Ratio{Prob}
-1.5548{.005]
16.1782[.000]
R-squared
R-Bar_squered
Residual Sum of squares
SD of Dependent Variable
DW-statistic
.96320
.95952
4332113
3271.3
1.4414
F-Statistic F(1,10) 261.7357[.000]
S.E.of Regression 658.1879
Mean of Dependent Variable 70289.2
Maximum of Log-likelihood -93.8072
Dianostic Tests
Test Statistics LM Version F Version
A: Serial correlation *CHI- SQ(1)=38135[.537] F(1.9)=.29540[.600]
B: Functional form *CHI-SQ (1)=4.2756[.039] F(1,9)=4.9816[.053]
C: Normality*CHI-SQ(2)= .39844[.819] Not applicable
D: Hetoroscedasticity* CHI-SQ (1) =2.2003[.138] F(1,10) =2.2453[.165]
Từ kết quả hồi quy ta tiến hành kiểm định sự phù hợp của mô hình
Ho: Mô hình không phù hợp H0: R2=0
H1: Mô hình phù hợp H1:R2# 0
Ho : 2= 0
H1 : 2# 0
P-Value của Fqs Tại dòng thông báo R2 = 0.005< =0.05 Nên mô hình đưa ra là hoàn toàn phù hợp.
Kiểm định sự ảnh hưởng của dân số lên biến phụ thuộc là lượng rác thải sinh hoạt.
Ho : 2 > 0 ( Dân số tăng, thì lượng rác thải sinh hoạt cũng tăng )
H1 : 2 < 0 ( Dân số tăng, thì lượng rác thải sinh hoạt giảm)
P-Value của T-Ratio tại dòng thông báo của 2 trong bảng Mfit là
0.000< =0.05 Nên nhận giả thuyết H0 Tức là khi dân số gia tăng lượng rác thải trong khu vực địa bàn tỉnh cũng tăng theo.
2= 0.10212 Nghĩa là khi dân số tăng lên một đơn vị thì mức độ ô nhiễm sẽ gia tăng một lượng là 0.10212 đơn vị.
Mô hình biểu thị mối quan hệ giữa dân số và môi trường, ở đây chỉ là một yếu tố của môi trường là lượng rác thải sinh hoạt hàng năm của tỉnh. Mô hình chưa đề cập đến các yếu tố khác tác động đến môi trường như công nghệ sản xuất, trình độ dân trí, hay thu nhập của người dân. và mô hình mới chỉ dừng lại ở lượng rác thải sinh hoạt gia tăng. Trong khi đó gia tăng dân số còn ảnh hưởng đến rất nhiều yếu tố của môi trường như diện tích đất canh tác, lượng nước thải sinh hoạt, hay hàm lượng ô nhiễm BOD, COD trong nước, lượng không khí thải ra môi trường (lượng các bon). Tuy nhiên kết quả ước lượng cũng cho thấy được phần nào mối quan hệ mật thiết giữa dân số và vấn đề môi trường. Cụ thể dân số có thể giải thích đến 96,32% sự biến động của mức độ ô nhiễm (R2 = 0.96320 )
Từ đó ta có thể đưa ra dự báo như sau :
Khi dân số của tỉnh tăng lên tới 1000000 người, mức độ ô nhiễm sẽ giao động trong khoảng
91679.73 < E( I/P=P0=1000000) < 97600.465
Mức độ dân số ngày càng tăng thì sức ép đối với môi trường của tỉnh cũng ngày càng tăng. Hiện nay tỉnh Hà Nam vẫn đang trên con đường phát triển kinh tế, quy mô dân số đang ngày một tăng, những vấn đề môi trường sẽ ngày càng trở nên bức xúc nhiều hơn. Mặc dù gia tăng dân số gia tăng dân số không phải là nguyên nhân duy nhất ảnh hưởng tới mối quan hệ dân số- môi trường, tuy vậy việc hạn chế tốc độ tăng dân số có thể đem lại một số kết quả khả quan, như nâng cao sức khoẻ người dân và giảm bớt sức ép về môi trường, nhưng nó không thể giải quyết triệt để những vấn đề về môi trường. Do đó, chính sách dân số, chính sách phát triển kinh tế hợp lý là yếu tố hết sức quan trọng nhằm tiến tới sự hài hoà trong xu thế phát triển nhằm hướng tới sự phát triển bền vững.
Kết luận
Dân số tăng, kinh tế phát triển làm tăng mức sống, đồng thời làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, suy thoái môi trường, mất đất đai, mất rừng, sa mạc hoá là hậu quả của sự tăng trưởng dân số. Ô nhiễm môi trường là hệ quả của sự tăng trưởng dân số. Báo cáo UNICEF chỉ rõ “Sự tăng trưởng dân số thế giới làm tăng thêm sự nghiêm trọng cho khả năng bảo vệ cuộc sống của hành tinh chúng ta. ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào sự phát triển dân số đều kéo theo yếu tố suy giảm môi trường (Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội) Đồng thời, ở đâu có đặc điểm về môi trường tự nhiên thì có biêu hiện ấy trong điều kiện kinh tế xã hội. Đây là hai mặt của một quá trình thống nhất.
Các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số hiện nay được biều hiện ở các khía cạnh :
Sức ép lớn đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đát do khai thác quá mức các nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp.
Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân huỷ của môi trường tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp.
Sự chênh lệch về tốc độ phát triển dân số giữa các quốc gia, giữa các khu vực, giữa thành thị và nông thôn tạo ra sự di dân ở mọi hình thức.
Sự gia tăng dân số ở các thành phố lớn làm cho môi trường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. Nguồn cung cấp nước sạch, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển của dân cư. Ô nhiễm môi trường không khí, nước tăng lên. Tệ nạn xã hội và vấn đề quản lý xã hội trong đô thị ngày càng khó khăn.
Qua khảo sát thực địa về các yếu tố thành phần môi trường của tỉnh Hà Nam, đã cho thấy rõ hơn sự biểu hiện của mối quan hệ này. Mức độ gia tăng dân số hàng năm của tỉnh đã đẩy nhanh quá trình đô thị hoá, gia tăng sức ép đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên môi trường của tỉnh. Môi trường đô thị, môi trường nông thôn đã có những biến đổi sâu sắc. Hoạt động sản xuất kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu của số lượng dân số tăng lên ngày một sôi động. Các hoạt động này một mặt tạo ra của cải vật chất, cải thiện đời sống nhân dân ,tăng phúc lợi xã hội, và tăng nguồn thu cho các hoạt động cải thiện và bảo vệ môi trường. Mặt khác, các hoạt động này cũng là nguyên nhân gây ra các vấn đề môi trường nghiêm trọng, các mô hình sản xuất không bền vững, đã thải ra môi trường những chất ô nhiễm độc hại làm ô nhiễm môi trường không khí quanh các khu vực sản xuất, ô nhiễm các hệ thống sông hồ do các chất thải chưa qua xử lý bị đổ thải trực tiếp xuống sông, làm xáo trộn môi trường sinh thái của các loài động thực vật cư trú, và gián tiếp ảnh hưởng tới đời sống sức khoẻ của nhân dân sống quanh khu vực có các hệ thống sông chảy qua. Gia tăng dân số cũng đặt ra cho tỉnh những vấn đề cần giải quyết nhanh chóng, đó là vấn đề nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, vấn đề y tế chăm sóc sức khoẻ người dân, tình trạng di dân ra các đô thị, tình trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi, và nhất là vấn đề ổn định dân số, giữ cho dân số phát triển hài hoà trong giới hạn chịu đựng cuả tự nhiên nhằm hướng sự phát triển tới sự bền vững
Giải pháp và kiến nghị
Có rất nhiều vấn đề phải giải quyết để bảo vệ môi trường sống trên trái đất, ngôi nhà chung của nhân loại đối với mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ, nhưng có một vấn đề chung nhất cần phải giải quyết ở mọi nơi là vấn đề gia tăng dân số
Dân số phải phù hợp với điều kiện vật chất có thể có và giữ được môi trường bền vững đó là vấn đề kế hoạch hoá dân cư, giữ tỷ lệ sinh thích hợp, để dân số không trở nên quá tải đối với mỗi vùng lãnh thổ, mỗi quốc gia và toàn thế giới. Phải có quy hoạch vùng dân cư cho phù hợp để khai thác thiên nhiên và giảm thiểu việc gây ô nhiễm môi trường và chịu ảnh hưởng của nguồn gây ô nhiễm. Không bố trí khu vực dân cư quá tập trung gần các nguồn gây ô nhiễm hay vùng dễ bị thiên tai đe doạ. Phải có quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đồng thời với việc đảm bảo môi trường bền vững. Quy hoạch phải thể hiện việc đảm bảo cuộc sống cho dân cư, dân số, khai thác tài nguyên, sản xuất dịch vụ, an ninh quốc phòng......nhưng phải giữ cho môi trường không bị suy thoái, thậm chí cần nâng cao chất lượng môi trường so với hiện nay vì nó đã bị suy thoái qua thời gian dài không được quan tâm bảo vệ. Phải đổi mới công nghệ trong sản xuất, dịch vụ, loại bỏ dần tình trạng sản xuất gây ô nhiễm môi trường tiến tới nền sản xuất sạch, tạo sản phẩm sạch hạn chế các hoá chất kích thích, thuốc trừ sâu dịch hại, để bảo vệ sức khoẻ con người. Phải tăng cường các biện pháp tuyên truyền giáo dục để mỗi người dân đều hiểu được kế hoạch dân số là bảo vệ lợi ích cho chính họ và cả cộng đồng vì có như vậy thì vấn đề môi trường bền vững mới trở thành hiện thực. Đầu tư vào nghiên cứu và triển khai để làm giảm xói mòn đất và thoái hoá đất, áp dụng các biện pháp canh tác trên cơ sở vững bền.
Phân bổ thêm nguồn vốn cho công tác dân số- kế hoạch hoá gia đình, giáo dục tiểu học và trung học, nhất là với nữ giới
Cung cấp tài chính để bảo vệ thiên nhiên và tính đa dạng sinh học. Cần đảm bảo các yếu tố về dân số, môi trường, xoá bỏ đói nghèo cần phải được lồng ghép trong các chính sách, kế hoạch và chương trình phát triển bền vững.
Thi hành các chính sách nhằm giải quyết các mối quan hệ môi sinh do tăng dân số không thể tránh khỏi trong tương lai và những biến động trong sự tập trung dân số.
Cần có biện pháp xử lý và làm sạch hệ thống sông hồ trong tỉnh, nhất là con sông Nhuệ, một con sông có vai trò quan trọng trong việc phục vụ sản xuất tưới tiêu cho nông nghiệp hiện nay đang bị ô nhiễm nặng nề. Cuối tháng 11 đầu tháng 12 năm 2001 vừa qua nước sông Nhuệ đã bị sự cố : nước đen có mùi hôi thối khó chịu và cá tôm sống trên sông đã bị ô nhiễm do phải chịu tải của nguồn nước thải đô thị và các nhà máy xí nghiệp nông nghiệp trong khu vực, ngoài ra còn bị ảnh hưởng của từ hệ thống sông Tô Lịch của Hà Nội.
Với đặc thù là tỉnh thuần nông, nền kinh tế của tỉnh Hà Nam đang trên con đường phát triển với tốc độ khá nhanh, nên vấn đề quan tâm đến môi trường cần được quan tâm nhiều hơn nữa và cần được coi là nhiệm vụ quan trọng bên cạnh các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Cần đầu tư nhiều hơn cho công tác bảo vệ môi trường, công tác kế hoạch hoá gia đình, để xây dựng tỉnh thành mẫu hình chuẩn trong tương lai về sự phát triển bền vững.
Tài liệu tham khảo
1.PGS. TS. Vũ Hiên- TS. Vũ Đình Hoè
Dân số và phát triển
Nhà xuất bản chính trị quốc gia- Hà Nội 1999
2.PGS. TS. Nguyễn Đắc Hy
Phát triển bền vững trong tầm nhìn của thời đại
Viện Sinh thái và Môi trường- Hà Nội 2003
3. Kinh tế chất thải đô thị ở Việt Nam
Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách khoa học và công nghệ
Nhà xuất bản chính trị quốc gia- Hà Nội 1999
4. Bài giảng Kinh tế môi trường
Trường Đại học Kinh tế quốc dân- Bộ môn Kinh tế và Quản lý môi trường
Hà Nội 1998
4. Giáo trình Quản lý môi trường
Trường Đại học Kinh tế quốc dân- Khoa Kinh tế và Quản lý môi trường
Hà Nội 03/2002
5. Tài liệu nâng cao kiến thức dân số- Tập 1
Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em- Hà Nội 2002
6. Sách Dân số và phát triển- Tập 1
ICPD 94
7.Hành trình vì sự phát triển bền vững
Nhà xuất bản chính trị quốc gia- Hà Nội 9/2002
8. TS. Nguyễn Thị Thiềng
Bài viết: Những vấn đề cơ bản về quan hệ dân số và môi trường
Bộ môn dân số- Đại học kinh tế quốc dân.
9. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hà Nam
Phủ lý 10/2002
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29679.doc