Chuyên đề Bước đầu nghiên cứu phương pháp áp dụng EMA cho nhà máy nhiệt điện Uông Bí

Qua quá trình nghiên cứu, tính toán các chi phí môi trường cho nhà máy, bản thân đã rút ra được một số kết luận sau: Chi phí môi trường là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như lỗ lãi của doanh nghiệp. Nhưng nếu có một cách nhìn và thái độ đúng đắn thì có thể biến chi phí thành doanh thu, biến phế liệu, chất thải, phế thải thành một nguồn thu của doanh nghiệp. Đôi khi con số này có thể rất lớn nếu doanh nghiệp biết khai thác nó. EMA đưa lại thông tin đầy đủ, vừa là thông tin kinh tế, vừa là thông tin môi trường giúp doanh nghiệp trong quá trình ra quyết định chính xác hơn theo hướng kinh doanh bền vững. Qua nghiên cứu cho thấy có một số hạn chế và khó khăn trong quá trình thực hiện EMA thường gặp phải là: • Yêu cầu của EMA là những số liệu thu thập được liên quan đến chi phí môi trường phải có sự tương thích với hạch toán chi phí truyền thống của doanh nghiệp điều này đòi hỏi phải có thông tin chính xác và kĩ thuật phân tích, bóc tách các chi phí môi trường ra khỏi chi phí chung. Do đó cần có sự hợp tác của các chuyên gia bên kĩ thuật, chuyên gia EMA và những người làm công tác kế toán kiểm toán. • Một khó khăn lớn là trong kĩ thuật bóc tách giữa giảm một lượng ô nhiễm là nhờ tác dụng của ứng dụng công nghệ mới là bao nhiêu % và do doanh nghiệp áp dụng các biện pháp kiểm soát ô nhiễm là bao nhiêu % nếu doanh nghiệp sử dụng cùng một lúc cả hai yếu tố đó. • Thiếu số liệu: Đối với chất thải ra nguồn nước chỉ có thể tính được lương BOD. Đối với chất thải ra không khí chỉ tính được SO2, NOx, CO và TSP. Còn đối với chất thải rắn thì chỉ tính chung chung, chưa phân loại ra cụ thể. • Khó khăn về kĩ thuật tính toán, chủ yếu là khó xác định giá các chi phí môi trường liên quan. • Khó khăn về tài chính nhất là đối với việc điều tra số liệu. • Khó khăn về nguồn nhân lực: còn hạn chế, vừa thiếu về kinh nghiệm, vừa yếu về chuyên môn trong viêc tham gia EMA. • Nhận thức và chấp nhận kết quả EMA: Ở Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung không phải có nhiều doanh nghiệp đã quan tâm đến vấn đề này, do đó cũng không nhận thức được tầm quan trọng của nó. Đặc biệt khi mà hạch toán đầy đủ các chi phí môi trường thì thường dẫn đến một kết quả là làm tăng chi phí doanh nghiệp và đội giá thành lên cao hơn so với hạch toán truyền thống, do đó họ không mấy hoan nghênh kết quả này. • Bỏ qua nhiều vấn đề và chi phí môi trường ẩn như là chi phí ẩn tiềm năng, chi phí không lường trước được, chi phí uy tín, quan hệ, hình ảnh doanh nghiệp, Nói chung, EMA là một môn khoa học mới và khó. Hiện tại đang chỉ mới áp dụng ở các nước phát triển. Với Việt Nam thì đây còn là một vấn đề mới lợi ích thì thấy rõ nhưng việc áp dụng thành công EMA đang là một thách thức lớn vì hạn chế về năng lực và trình độ chuyên môn cũng như thiếu các thông tin tài chính và các số liệu thống kê. Mặc dù vậy, EMA vẫn đang dần trở thành một công cụ hữu ích đối với bất kì tổ chức nào nhờ sự ưu việt vượt trội của nó.

doc92 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1774 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Bước đầu nghiên cứu phương pháp áp dụng EMA cho nhà máy nhiệt điện Uông Bí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầu do nước chảy từ các tàu thuyền chở dầu nguyên liệu; Nước mưa chảy tràn sẽ cuốn theo đất cát dầu mỡ và các chất dầu mỡ và các chất lơ lửng làm ô nhiễm nguồn nước mặt. -Nước thải liên tục từ khu xử lý hóa, khu nước xả lò hơi, khu thải kĩ thuật; nước thải sàn tuabin và lò hơi; Nước thải tái sinh của hệ thống khử khoáng -Nước thải không liên tục như nước ngưng và nước cấp, nước rửa lò, nước rửa bộ sấy không khí, nước rửa bộ lọc tĩnh điện, nước mưa từ bãi than, nước thải sinh hoạt; nước lắng trong từ bãi tro xỉ; -Nước thải không thường xuyên như: nước thải do kiểm tra bảo dưỡng định kỳ nhà máy như: thải rửa lò hơi, thải rửa hóa chất lò hơi, thải rửa bộ gia nhiệt không khí, thải rửa bộ lọc bụi tĩnh điện, nước thải từ hệ thống cung cấp và xử lý than,… -Khi nguyên nhiên vật liệu trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ,… bị nước mưa chảy tràn ra cuốn xuống các nguồn nước sông Uông, sông Đá Bạc, nước mặt và nước ngầm. -Phần nước sau khi xử lý cơ học để bổ sung vào lò hơi. -Nước thải sinh hoạt: Nguồn thải từ hoạt động hàng ngày có các cán bộ kĩ thuật, công nhân làm việc trong khu vực văn phòng và khu vực vận hành sản xuất điện. Trung bình với hơn 1300 lao động mỗi năm thải ra khoảng 25000m3 nước thải sinh hoạt các loại. -Nước làm mát bình ngưng: hệ thống làm mát của nhà máy là một hệ thống trực lưu. Lấy nước từ sông Đá Bạc sau khi làm mát bình ngưng được xả ra sông Uông. -Nước rửa ngược của hệ thống xử lý nước sơ bộ; Nước thải của phòng thí nghiệm và các loại nước thải khác. Thành phần nước thải: Chú ý vào các thông số như nhiệt độ nước, ss, màu, độ đục, COD, BOD, tổng phốt phát, PO4+, NO3-, dầu mỡ, một số kim loại nặng như Cd, Cr, Hg, As, Fcoli, Coolifom,… 2.3.2.3 Tiếng ồn Do đặc trưng của nhà máy là phải sử dụng các thiết bị có công suất lớn nên trong khu vực nhà máy có nhiều nơi phát sinh tiếng ồn lớn. -Tiếng ồn từ tuabin, máy phát điện, tiếng ồn do xả hơi áp suất thừa liên tục, cường độ lớn do công nghệ đã sử dụng thời gian quá lâu, -tiếng ồn do xả van an toàn của lò hơi khi thay đổi đột ngột phụ tải điện, hay do sự cố đứt đường dây tải điện làm tua bin ngừng đột ngột. Tiếng ồn này rất mạnh và cao khoảng 10 đến 15 phút 2.3.2.4 Nhiệt độ Do công nghệ sản xuất của nhà máy phải sử dụng lò hơi để cấp hơi cho tuabin hoạt động nên nhiệt độ tại các khu vực sản xuất luôn là rất cao, nhất là các khu vực sản xuất chính. Mặt khác do nhà máy được xây dựng đã cũ, cũng có các thiết bị được bảo ôn bằng vật liệu cách nhiệt nhưng không nhiều do đó nhiệt độ tại các khu vực chính lên giao động từ 35-450C hoặc cao hơn. 2.3.2.5 Độ rung Chủ yếu là do động cơ của Tuabin chạy gây ồn và rung nhưng kết quả đo đạc đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép. 2.3.2..6 Chất thải rắn Nguồn phát thải chất thải rắn bao gồm: -Chất thải rắn công nghiệp trong quá trình bốc dỡ than, than rơi vãi không thu dọn hết. Chất thải rắn từ quá trình đốt than là xỉ than Chất thải rắn từ các phân xưởng xây dựng cơ bản, đại tu, sửa chữa máy móc thiết bị,…chủ yếu là kim loại, giẻ lau,… -chất thải rắn sinh hoạt do hoạt động sinh hoạt của 1309 cán bộ, công nhân lao động trong nhà máy ước tính khoảng 140 đến 150 tấn/năm. Tác động đến môi trường và sức khỏe của con người 2.3.3.1 khí thải: Chiều cao của ống khói nhà máy là 80m nên đã hạn chế được phần nào ảnh hường đến khu vực xung quang thị xã Uông Bí, nhưng đây chưa phải là chiều cao tối ưu đảm bảo cho khu vực môi trường xung quanh do đó có nhiều vấn đề tranh cãi trong việc này như: Liệu phát thải của ống khói thấp như vậy sẽ phát tán ra khu vực xung quanh, ảnh hưởng đến khu dân cư và môi trường không khí xung quanh, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, tài nguyên sinh vật hay không?. Nhiệt độ của khói ra khỏi lò khoảng 110 đến 1300C do đó với chiều cao của ống khói thấp như vậy, cộng với nhiệt độ khí thoát ra là cao thì khả năng khuếch tán đi xa, và khả năng pha loãng là rất thấp và các khí này sẽ rơi ngay xuống các khu vực lân cận nhà máy và ảnh hướng đến tình trạng sức khỏe của người dân dễ gây ra các bệnh về đường hô hấp, rối loạn quá trình chuyển hóa protein và đường,…và tác động đến môi trường tự nhiên như là mất thảm thực vật, suy giảm thành phần các loài, độ che phủ, mật độ của chúng,…tác động trực tiếp đến mùa màng, năng suất cây trồng vật nuôi,…đặc biệt khi có gió và điều kiện thời tiết mưa, lạnh. 2.3.3.2.Nước thải: Nước làm mát với lưu lượng lớn thải ra sông và nhiệt độ cao gây xáo trộn môi trường lưu vực nước xả, ảnh hưởng đến đời sống động vật nước, thực vật, ảnh hưởng đến hệ sinh thái nước: động vật phiêu sinh, thực vật phiêu sinh trứng cá, sinh vật bám,… Nước thải từ sàn lò hơi và tua bin thường nhiễm nồng độ dầu cao, hóa chất độc hại, Vanadi, và các loại kim loại khác,…nếu không được xử lý sẽ có tác động rất lớn đến hệ thủy sinh đồng thời có nhiệt độ rất cao và chứa nhiều muối phốt phát. Nước thải của hệ thống khử khoáng, hệ thống rửa ngược có chứa nhiều axit và kiềm, các chất cặn bùn và phèn chua. Nước thải sinh hoạt có chứa hàm lượng BOD, chất ô nhiễm vi sinh cao Nước thải nếu không xử lý phù hợp thì không chỉ gây ô nhiễm nguồn nước mặt mà có thể làm suy giảm và ô nhiễm hệ thống nước ngầm đe dọa đến sức khỏe của người dân và hệ động thực vật trong khu vực, gây ra các bệnh về mắt, các bệnh da liễu, bệnh về đường tiêu hóa,… ở người và các dịch bệnh ở động vật. 2.3.3.3. Chất thải rắn Chất thải rắn sinh hoạt mỗi năm là 140 đến 150 tấn/năm, khối lượng này tuy không lớn nhưng nếu không có biện pháp quản lý và giảm thiểu thì sẽ tác động trực tiếp gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và cảnh quan ở thị xã, lây lan bệnh truyền nhiễm,… 2.3.3.4. Ô nhiễm nhiệt Vấn đề ô nhiễm nhiệt các khu vực sản xuất chính là rất cao. Ở đây nhiệt độ trong môi trường lao động là 35-450C thậm chí tại các khu vực lò hơi, tuabin, khu vực gia nhiệt và các khu vực có đường ống dẫn hơi đi qua có thể lên đến hơn 450C ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân, các bệnh liên quan đến tim mạch, hen, dị ứng, huyết áp, các bệnh da liễu,… 2.3.3.5. Tiếng ồn Tiếng ồn của nhà máy thường rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của công nhân trong các phân xưởng sản xuất gây ra các bệnh nghề nghiệp về tai, mũi , họng,... Ngoài ra khi xảy ra các sự cố thì tiếng ồn từ các van xả rất cao ảnh hưởng tới các khu vực xa của nhà máy và dân sống trong khu vực gần nhà máy. Tuy nhiên thời gian kéo dài của nó ngắn, tầm 15 đến 20 phút. 2.3.3.6. Tình hình sức khỏe của người lao động Do tiếp xúc với môi trường tiếng ồn, bụi, hóa chất,… nên sức khỏe của người lao động cũng bị ảnh hưởng. Theo báo cáo an toàn lao động của nhà máy năm 2007 cho thấy tình hình sức khỏe của công nhân như sau: Bảng 2.4: Tình hình sức khỏe của công nhân STT Bệnh Số người Tỉ lệ (%) 1 Mắt: thị lực và các bệnh viêm 164 12,51 2 Bệnh tai mũi họng 461 35,16 3 Bệnh răng hàm mặt 433 33,03 4 Huyết áp 90 6,86 5 Bệnh tiêu hóa 48 3,66 6 Bệnh trĩ nội, ngoại 7 0,53 7 Bệnh khớp 10 0,76 8 Bệnh da liễu 18 1,37 9 Bệnh ngoại khoa 99 7,55 10 Bệnh tim mạch 4 0,31 11 Bệnh nội tiết 4 0,31 12 Bệnh thần kinh: suy nhược, đau nửa đầu, RLTH não,… 11 0,84 13 Bệnh hô hấp 3 0,23 14 Bệnh tiết niệu (suy thận) 1 0,08 15 Các bệnh phụ khoa (nữ) 138 10,52 (P. Y Tế) Nhận xét: Theo báo cáo về tình hình sức khỏe của công nhân so với tiêu chuẩn phân loại sức khỏe của Bộ Y Tế ban hành ngày 15/08/1997 được tổng hợp như sau: Bảng 2.5: Phân loại sức khỏe STT Phân loại sức khỏe Số lượng Tỉ lệ (%) 1 2 3 4 5 Loại I Loại II Loại III Loại IV Loại V 17 281 334 25 1 2,58 42,70 50,76 3,8 0,16 (Bộ Y tế) Theo kết quả tổng hợp đó cho thấy sức khỏe của cán bộ công nhân ở mức khá tốt. Với một ngành có nhiều tiềm năng gây ô nhiễm và độc hại như nhiệt điện đốt than thì tình trạng sức khỏe của người lao động như trên được đánh giá là tốt ( sức khỏe loại I, II chiếm 45,28; sức khỏe loại III chiếm 50,76; chỉ có một trường hợp loại V – suy thận). Điều này chứng tỏ công ty rất quan tâm đến sức khỏe của người lao động 2.4. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA NHÀ MÁY 2.4.1 Hiện trạng quản lý khí thải Nhà máy đã thực hiện những biện pháp giúp giảm thiểu ô nhiễm không khí như: Giảm thiểu ô nhiễm bụi từ khói lò được thực hiện thông qua việc đầu tư 4 bộ lọc bụi tĩnh điện, lưu lượng 170.000m3/h.; Giảm ô nhiễm bụi từ hệ thống băng tải than được thực hiện thông qua việc lắp đặt hệ thống thu, khử bụi ngay tại vị trí rót than; Giảm thiểu ô nhiễm do các chất khí độc trong quá trình cháy của nhiên liệu được thực hiện thông qua việc nhập than có hàm lượng lưu huỳnh thấp và đều có điều chỉnh quá trình cháy của lò luôn ổn định; Giảm thiểu ô nhiễm bụi tại vùng hồ thải xỉ được thực hiện thông qua việc quy hoạch lại hệ thống hồ lắng và khai thác xỉ theo đúng quy định. Phát thải bụi từ kho than sẽ được giảm tối thiểu và hiện tượng tự bắt cháy của than được đánh đống trong thời gian dài sẽ được ngăn cản bằng việc sử dụng các xe ủi tưới nước cho những đống than dự trữ ngắn hạn. 2.4.2 Hiện trạng quản lý nước thải Đối với các vấn đề về nước thải nhà máy đã có các biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước như sau: Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước tại hồ thải xỉ được thực hiện thông qua việc bố trí các ngăn lắng hợp lý để tăng cường hiệu suất lắng; Đối với nước lắng trong của bãi xỉ được bơm quay trở lại đưa vào trạm bơm xỉ thành chu trình kín để tránh ô nhiễm nước và đất, nước thải tro xỉ luôn được bổ sung bảo đảm cho hệ thống vận hành an toàn. Đối với nước mưa đã có hệ thống thu gom và thoát nước mưa nên vào mùa mưa không xảy ra tình trạng ngập lụt. Với nước làm mát do có quá trình clo hóa nên nhà máy đã cho xây dựng hệ thống xử lý nước thải khử clo nên giảm được phần nào tác động độc hại của clo đến hệ sinh thái nước. Nước làm mát các gối động cơ có lẫn dầu mỡ được xử lý tách dầu trước khi hợp cùng các nguồn thải khác đổ ra môi trường; Đối với nước thải sinh hoạt có thực hiện khử trùng clo tại trạm xử lý nước thải, dùng hồ lắng làm tăng hiệu quả xử lý nước thải, bổ sung một số công trình xử lý cục bộ nước thải từ nhà tắm và bếp ăn công cộng. Tất cả nước thải của nhà máy đều được đưa vào các bể lắng, hố ga, các bể gom xử lý. So sánh chất lượng nước thải sau khi xử lý với tiêu chuẩn nước thải công nghiệp của Việt Nam – TCVN 5945-2005 thì chất lượng nước sau khi xử lý hoàn toàn đạt tiêu chuẩn cho phép. 2.4.3.Hiện trạng ô nhiễm nhiệt Về nhiệt độ của nước làm mát bình ngưng gần như là không đổi so với đầu vào vì vậy chỉ cần quan tâm đến nước thải, nhất là vào những ngày hè nắng nóng. Việc này thực hiện thông qua việc tăng lưu lượng nước cấp làm mát; Hệ thống thông gió và điều hòa không khí, quạt hút trong nhà máy chính và trên mái để hút không khí nóng trong khu vực gian tuabin, lò hơi và khử khí. Có hệ thống thông gió khu vực thiết bị điện và hệ thống quạt hút và thông gió trong khu vực chuẩn bị hóa chất, phòng thí nghiệm để giảm nồng độ hóa chất độc hại. Trạm bơm nước làm mát cũng được lắp hệ thống thông gió để giảm nhiệt độ của mô tơ bơm. Nhiệt độ nước thải ra của hệ thống bình ngưng là rất lớn nên nhà máy đã thiết kế hệ thống thải làm giảm nhiệt độ phù hợp với tiêu chuẩn cho phép (nhỏ hơn 400C). Trong phòng vi tính, phòng điều khiển, phòng thiết bị điện sẽ được lắp điều hòa nhiệt độ để ổn định nhiệt độ và độ ẩm. và các phòng ban quan trọng cũng được lắp điều hòa. 2.4.4. Quản lý chất thải rắn: Đối với chất thải rắn nhà máy đã có các biện pháp quản lý như sau: Kiểm soát hoạt động khai thác tại hồ thải xỉ, khai thác xỉ theo phương pháp cuốn chiếu. vào những ngày nắng, phun nước đoạn đường dẫn đến hồ thải xỉ.; giảm thiểu bụi than và than rơi vãi, quản lý tốt rác thải sinh hoạt Phát thải tro xỉ là rất nhỏ vì phần lớn được thải ra dưới dạng bùn. Bãi xỉ được đào sâu, đắp đê quai. Đáy và vách bãi xỉ được chống thấm bằng bê tông nhựa asphan, lót vải chống thấm hoặc cao su để bảo vệ nước ngầm và chống thẩm thấu ra sông. Ngoài ra, bãi xỉ còn được phân thành từng ô để kéo dài thời gian lắng trong, mặt khác ở đây được bố trí một hệ thống phun sương chống bụi đảm bảo cho môi trường xung quanh không bị ô nhiễm do bụi gây ra. Chất thải rắn được thu gom và phân loại. Phần có thể được sử dụng lại có thể tái chế đem bán, phần bỏ đi được đưa đến bãi xử lý rác thải của địa phương. 2.4.5. Quản lý ô nhiễm tiếng ồn Nhà máy đã có nhiều cách thức hạn chế và quản lý tiếng ồn: lắp đệm chống ồn cho các máy có công suất lớn, lắp đặt các thiết bị giảm âm tại các đầu xả hơi thừa, van an toàn tại các khu vực lò hơi tuy nhiên do nhà máy đã cũ, nên việc khắc phục tiếng ồn tại các phòng điều khiển và vận hành là rất khó nên hiện nay vẫn chưa làm được. 2.4.6 Quản lý ô nhiễm hệ sinh thái và sức khỏe người lao động Mỗi năm 2 lần, công ty thuê đơn vị có tư cách pháp nhân về đo đạc đánh giá tác động môi trường trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Hàng năm công ty đều thuê trung tâm y tế dự phòng tỉnh Quảng Ninh và TT y tế của bộ Công Nghiệp về đo đạc kiểm tra các chỉ tiêu về vệ sinh lao động như: độ ồn, rung, tốc độ gió, khí độc, ánh sáng,… Và tổ chức khám sức khỏe định kì cho 100% CBCNV. Tổ chức cho CBCNV đi tham quan nghỉ mát, điều dưỡng phục hồi sức khỏe cho người lao động. Mua bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thân thể cho người lao động 100%. Trạm xá của công ty tổ chức khám bệnh thông thường cho CBCNV và gửi lên tuyến trên điều trị những trường hợp y tế công ty không giải quyết được. Tổ chức khám định kì cho các cháu trường mầm non của công ty. Mùa hè hàng năm trạm y tế của công ty đều tổ chức phun thuốc phòng dịch nơi ở của CBCNV và những nơi tập trung đông người. Các năm đều thành lập đội ứng cứu khẩn cấp cho các trường hợp tai nạn lao động, sự cố rủi ro,… Ngoài ra, nhà máy còn tiến hành thực hiện nhiều biện pháp ví dụ như: Không xả thẳng nước thải hay chất thải sinh hoạt vào các nguồn nước mà các chất thải này sẽ được thu gom lại và xử lý trước khi thải ra môi trường đạt tiêu chuẩn hiện hành Để không gây tác động lớn đến hệ sinh thải nước lợ của sông thì nhà máy đã lắp đặt các hệ thống ngăn tôm, cá khi lấy nước từ sông; Đầu tư cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động như: làm phòng trực ca, lắp điều hòa nhiệt độ, chống ồn, xây nhà mới cho các tổ sản xuất và văn phòng làm việc cho lực lượng sản xuất, lực lượng gián tiếp, lực lượng lãnh đạo. Một số đơn vị đã tổ chức trồng cây xanh ở nơi đất trống, nhà máy đầu tư xây tường, bồn hoa, và thảm cỏ trong khuôn viên. Do đó trong điều kiện bình thường thì tiếng ồn của nhà máy vẫn đảm bảo nhỏ hơn 65dBA là mức tiêu chuẩn cho phép (theo lời ông Thắng, k.s kĩ thuật) Trong quá trình xây hệ thống kênh làm mát đã sử dụng diện tích đất của dân cư và ảnh hưởng đến trồng trọt vùng đất xung quanh đó nên đã có các biện pháp đền bù thỏa đáng. Sản xuất sạch hơn: Trong quá trình hoạt động và phát triển, nhà máy đã có những nghiên cứu tính toán các phương án công nghệ sản xuất sạch hơn để không ngừng cải thiện môi trường và hiệu suất vận hành. Sau đây xin giới thiệu sơ nét về phương án mà nhà máy đã lựa tiến hành lựa chọn để giảm thiểu nồng độ bụi trong quá trình sản xuất theo TCCP. Bảng 2.6: Phương án sản xuất sạch hơn Các chất ô nhiễm Phương án Công nghệ Bụi than NOx SO2 Lò than phun (FGD&ESP) Lượng phát thải mg/m3 7,8 1000 359 Nồng độ trong kk xung quanh mg/Nm3 0,00048 0,061 0,022 Lò tầng sôi (ESP) Lượng phát thải mg/m3 18,4 300 387,5 Nồng độ trong kk xung quanh mg/Nm3 0,0011 0,0176 0,00223 Khoảng cách(1) Nồng độ trung bình cực đại mg/m3 0.0094 0,0122 0,0155 Khoảng cách(2) 0,0098 0,082 0,154 Đối với phương án chưa cải tạo Lượng phát thải mg/m3 10112 1200 2229 Nồng độ trong kk xung quanh mg/Nm3 0,434 0,023 0,095 Đối với phương án đã được cải tạo Lượng phát thải mg/m3 156 1200 2397 Nồng độ trong kk xung quanh mg/Nm3 0,009 0,061 0,183 (P. Kĩ Thuật) Ghi chú: khoảng cách (1), (2)là khoảng cách từ tâm ống khói đến nhà máy tương ứng khi xây dựng lò than phun, lò tầng sôi. Theo ý kiến của các chuyên gia, vì chiều cao của ống khói chỉ có 80m và điều kiện khí tượng nơi đây mưa nhiều và thường có gió,… nên phương án lò tầng sôi thỏa mãn TCVN về lượng phát thải. Còn phương án lò phun thì bắt buộc phải lắp đặt thêm bộ khử SO2. Do đó nhà máy đã chọn phương án lò than phun. So sánh và kết luận: - Do tại thời điểm hiện tại toàn bộ dây chuyền sản xuất mới được trung tu, sửa chữa nên đã giảm nhiều tác động đến môi trường so với trước kia. Cụ thể như sau: Theo báo cáo hiện trạng môi trường do Viện bảo hộ lao động lập tháng 4/1997 đã được bộ KHCN và môi trường phê duyệt thì khi đó các vấn đề môi trường của nhà máy ô nhiễm nặng, cụ thể là: Môi trường không khí: Bụi: trong toàn khu vực nhà máy vượt TCVN từ 4 đến 20 lần do xì hở ống dẫn nhiên liệu và quá trình vận hành chuyển nhiên liệu Nồng độ NOx, SO2 vượt tiêu chuẩn TCVN 1995; ở các khu vực lân cận kết quả đều cho thấy là vượt TCVN từ 2,5 đến 7 lần do chủ yếu là hoạt động giao thông. Tiếng ồn: Do hoạt động sản xuất của nhà máy các vùng vượt tiêu chuẩn cho phép nhất là khu vực nghiền than, bộ kích hoạt, trạm bơm nước ngọt. Nước thải: Nước lắng tro xỉ và nước thải tuần hoàn: Độ đục, độ màu, hàm lượng chất lơ lửng cao không dùng cho mục đích nuôi trồng thủy sản được. Nước thải ra sông gần cảng than có hàm lượng COD , độ màu cao hơn tiêu chuẩn cho phép là do quá trình vận chuyển và bốc dỡ than gây ra.; nước ngầm có hàm lượng coliform cao hơn 7 lần TCVN chứng tỏ nước đã nhiễm bẩn do nước thải sinh hoạt thải ra chưa đạt TCVN. Bùn đáy và ô nhiễm đất ở các khu vực thải xỉ. Theo kết quả quan trắc gần đây nhất vào tháng 11/2007 của trung tâm phân tích FPD có một số kết luận như sau: - Môi trường không khí, tiếng ồn tại khu dân cư đầu hướng gió tương đối trong sạch, không có chỉ tiêu nào vượt quá TCVN tương ứng về độ ồn và môi trường không khí xung quanh. Còn ở phía cuối hướng gió, tại các khu dân cư cách xa đường giao thông đều có các thông số nằm trong giới hạn cho phép, hệ thực vật không có biểu hiện khác thường như phủ bụi dày, còi cọc hoặc xém lá. Các chỉ tiêu về hàm lượng các khí độc hại thấp hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Tại các khu vực tuyến đường chở than, chỉ tiêu hàm lượng bụi lơ lửng cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, nhưng các thông số về hàm lượng các khí độc hại vẫn thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. - Môi trường nước: Nước hồ phục vụ cho sản xuất của công ty có tất cả các chỉ tiêu đạt yêu cầu của nước mặt; Nước giếng khoan trong công ty có hầu hết các chỉ tiêu phân tích đạt tiêu chuẩn của nước ngầm, nhưng độ pH hơi thấp (5,83/6.5); Nước lấy từ sông Đá Bạc để làm mát bình ngưng có độ đục tương đối cao. Nước sau khi ra khỏi bình ngưng thải ra sông Uông có các chỉ tiêu chất lượng hầu như không đổi, ngoại trừ nhiệt độ tăng cao hơn, nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép; Nước thải hồ thải xỉ có chỉ tiêu hàm lượng chất rắn lơ lửng cao hơn, nhưng không nhiều (109/100), các chỉ tiêu còn lại đều nằm trong giới hạn cho phép. Nước thải sinh hoạt đạt tiêu chuẩn cho phép, không có nhiều váng dầu như có ghi trong báo cáo quan trắc lần trước; nước giếng của các hộ dân dọc mương nước thải có chất lượng không đồng đều, hàm lượng các chất rắn hòa tan cao, chỉ tiêu vi sinh không đạt yêu cầu. Nguyên nhân của điều này không phải là do ảnh hưởng của nước thải hồ thải xỉ mà vì đây là đặc trưng của ô nhiễm lâu dài do nước thải thấm vào lòng đất. - Môi trường đất: Không có biểu hiện khác thường cũng như sự tăng đột biến các hàm lượng kim loại nặng so với các nơi khác. Do đó có thể nói môi trường đất khu vực thải xỉ và mương dẫn thải không bị ác ảnh hưởng xấu do nước thải xỉ gây ra. Rút ra kết luận: Nhiệt điện đốt than là ngành mà gây tác động đên môi trường rất lớn, nhất là vấn đề về khí thải,…Nhưng qua kết quả quan trắc mà bản thân thu thập được có thể nói rằng, trong quá trình hoạt động của công ty đã có rất nhiều nỗ lực trong công tác bảo vệ môi trường, và đã đạt được những kết quả tốt. Cho dù có nhiều hạn chế khách quan như nhà máy cũ, nhiều thiết bị đã già cũ đang đi vào khấu hao giai đoạn cuối, độ ổn định thấp,… do đó việc khắc phục và đưa nó vận hành đảm bảo những tiêu chuẩn hiện tại là một thành quả đáng được ghi nhận của công ty mà người đứng đầu là ban lãnh đạo cấp cao nhất. Ngoài việc thực hiện bảo vệ môi trường như trên, trong thời gian làm việc và thực tập ở công ty, em thấy rằng công ty đã chú trọng đến việc cải thiện môi trường lao động thông qua việc xây dựng các phòng trực ca có cách âm và điều hòa ở các vị trí có độ ồn và nhiệt cao, bảo hộ lao động và bồi dưỡng hàng năm cho công nhân trong công ty đảm bảo sức khỏe và môi trường làm việc tốt cho người lao động. Chương 3 BƯỚC ĐẦU ÁP DỤNG EMA CHO NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ Vì đặc điểm của ngành điện là đầu ra chỉ có một sản phẩm duy nhất. Do đó EMA sẽ được áp dụng để xác định chính xác xem chi phí môi trường chiếm bao nhiêu phần trăm trong giá thành 1Kwh điện và so sánh với hạch toán truyền thống để thấy được tầm quan trọng của chi phí môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó đề xuất các giải pháp để giảm thiểu chi phí môi trường, hạ giá thành điện. Tính toán giá thành của điện theo cách hạch toán của doanh nghiệp được hình thành trên cơ sở tập hợp các chi phí rồi tính ra định mức tiêu hao trên 1Kwh điện. Giá thành 1Kwh điện = Tổng chi phí sản xuất (1 năm) / Tổng sản lượng điện thanh cái (1 năm) (Sản lượng điện thanh cái là lượng điện sau khi sản xuất trừ đi lượng điện tự dùng) Hiện tại công ty đang áp dụng hệ thống kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Do đặc điểm hoạt động sản xuất của công ty có quy trình công nghệ phức tạp, không có sản phẩm tồn kho, không có phế phẩm, sản lượng điện sản xuất ra và lượng điện tiêu thụ khác nhau tại từng thời điểm cho nên việc tính toán chi phí và doanh thu cũng khác với các loại hàng hóa khác. Chi phí môi trường trong doanh nghiệp bao gồm chi phí môi trường trực tiếp và chi phí môi trường gián tiếp. CPMT trực tiếp là chi phí phát sinh trực tiếp trong quá trình sản xuất điện như là chi phí xử lý và chôn lấp chất thải rắn, xử lý nước thải, khí thải, chi phí tái chế,... Do đó cần phải tính vào chi phí trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, đưa nó trở thành một khoản mục trực tiếp đóng vai trò tương đương với chi phí đầu vào khác và cũng được phân bổ theo từng công đoạn quy trình sản xuất tránh bị gộp vào chi phí quản lý doanh nghiệp như trong HTTT. Còn với CPMT gián tiếp ví như các chi phí cảnh quan môi trường, khám chữa bệnh, an toàn lao động, và những chi phí môi trường ẩn cần được nêu ra nếu như không thể tính thành tiền để thấy được sức nặng của chi phí môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 3.1. XÁC ĐỊNH DÒNG VẬT LIỆU VÀ NĂNG LƯỢNG ĐẦU VÀO, ĐẦU RA Sở dĩ sử dụng mô hình dòng vật liệu và năng lượng để phân tích EMA cho toàn nhà máy nhằm vạch ra tất cả cấu trúc dòng vật liệu và năng lượng đặc trưng một cách có hệ thống và đi từ đầu đến cuối trong từng giai đoạn của quá trình sản xuất ra điện và chất thải: Sơ đồ 3.1: dòng nguyên vật liệu Chu trình nhiệt ĐẦU RA: Nước thải: 911248 m3 Khí thải: Xỉ: 100 000 tấn Chất thải rắn: 150 tấn Tiếng ồn: Nhiệt: ĐẦU VÀO PHỤ: Dầu tua bin: 2,2 tấn Dầu máy: 1,4 tấn Dầu mỡ bôi trơn: 1,4 tấn Hóa chất: 1008 tấn Bi nghiền: 509, tấn Vật liệu phụ khác: 1,1 tấn Điện(720 tr kwh) ĐẦU VÀO CHÍNH: Than: 510.159 tấn Dầu FO: 720,5 tấn Điện: 90 tr kwh Nước mặn sử dụng: 10,5 tr m3 Nước ngọt sử dụng: 0,365 tr m3 Lương lao động: 2,850 tr đ. (số liệu của năm 2006) Thống kê chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố đầu vào năm 2006 (theo báo cáo tài chính của công ty: Bảng 3.1: Thống kê chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố đầu vào năm 2006 STT Yếu tố chi phí Thành tiền (triệu đồng) 1 Chi phí nguyên nhiên vật liệu: nguyên vật liệu, nhiên liệu điện nước 164 000 17 950 3 000 2 Chi phí nhân công Chi phí đào tạo 73 447 2 130 3 Khấu hao tài sản cố định 39 000 4 Chi phí quản lý 17 000 5 Chi phí hành chính 5 000 6 Chi phí môi trường 6 400 7 Chi phí khác 4 000 Tổng chi phí 332 927 Doanh thu 350 000 (theo báo cáo tài chính của công ty) Trong báo cáo của doanh nghiệp chỉ có một số hạng mục chi phí môi trường dễ nhận thấy mới được đưa vào danh mục. còn lại các chi phí môi trường khác của doanh nghiệp thường bị ẩn đi hoặc bị tính gộp vào dưới dạng các chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất và các chi phí khác. Sau đây xin trình bày danh mục các chi phí môi trường mà nhà máy nhận thấy được: Danh mục các chi phí môi trường theo ước tính của nhà máy năm 2006 Bảng 3.2: Chi phí môi trường của nhà máy năm 2006 STT Danh mục các chi phí môi trường Thành tiền (tr đ) 2 Phí rác thải 200 8 Chi phí xử lý nước thải 1 000 9 Chi phí xử lý khí thải 4 000 10 Chi phí xử lý xỉ thải 1200 11 Khấu hao trang thiết bị liên quan đến môi trường Không rõ Tổng 6 400 (P.Tài Chính) Như vậy theo cách truyền thống của doanh nghiệp, chi phí môi trường không được đưa vào bảng hạch toán thu chi của doanh nghiệp mà nó nằm lẫn lộn trong các chi phí đầu vào, chi phí sản xuất, chi phí quản lý, tiền lương, và các chi phí khác. Nhà máy vẫn có các thông tin về chi phí môi trường, tuy nhiên, nó không được bóc tách ra thành danh mục riêng. Do đó sẽ không thể thấy được chi phí môi trường có vai trò quan trọng như thế nào trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo bảng thống kê các chi phí môi trường của công ty (quan điểm của doanh nghiệp) thì có tính được chi phí môi trường trong tổng chi phí là : 6 400/332 927 *100% = 1,9223 % Tuy nhiên con số này thực chất chỉ là con số nổi, vì nhiều chi phí môi trường bị ẩn mà doanh nghiệp chưa nhìn thấy. Sau đây dựa trên những thông tin có sẵn của năm 2006 tôi xin phân tích để bóc tách các chi phí môi trường theo phương pháp EMA mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình hoạt động kinh doanh: 3.2. XÁC ĐỊNH CÁC CHI PHÍ MÔI TRƯỜNG 3.2.1 Chi phí loại 1: chi phí xử lý chất thải và chất phát thải Khấu hao các thiết bị có liên quan đến môi trường: Bảng 3.3: Chi phí xử lý chất thải STT Khấu hao thiết bị, nhà xưởng Thành tiền ( triệu đ) 1 Hệ thống xử lý nước thải 102,5 2 Hệ thống xử lý nước cấp, nước sinh hoạt 221,4 3 Hệ thống xử lý khí thải 251,7 4 Chi phí thuê đất nhà khử clo 0,138 5 Thuê đất hồ thải xỉ 112,78 6 Thuê đất của hồ xử lý nước thải 1,743 Tổng 690,261 (số liệu 2006-P. Tài Chính) Bảo dưỡng và vận hành nguyên liệu và các dịch vụ Bảng 3.4: Chi phí bảo dưỡng và vận hành STT Hạng mục Thành tiền (tr đ) 1 Chi phí cải tạo bảo dưỡng HTXL nước thải Trùng tu đường ống thải xỉ2 22,8 Đại tu bơm thải xỉ 4 179,751 2 Chi phí cải tạo, bảo dưỡng HTXL khí thải 1 500 3 Chi phí cải tạo, bảo dưỡng HTXL nước cấp, nước sinh hoạt, 600 4 Chi phí vận hành năng lượng và nước 600 5 Tổng 2 902,551 (2006-P.Tài Chính) Tiền lương Tiền lương cho công nhân ở các khu vực xử lý chất thải là khác nhau do mức độ độc hại và cường độ làm việc là khác nhau Bảng 3.5: Tiền lương STT Khu vực Lao động(người) Thành tiền (tr đ) 1 Xử lý nước thải 6 300 2 Xử lý nước cấp và nước sinh hoạt 8 480 3 `Xử lý khí thải 10 500 4 Lương CN dọn vệ sinh và thu gom CTR 40 2 000 5 Lương CN vận chuyển CT 0 0 6 Lương CN chăm sóc cây và cảnh quan 4 300 Tổng 3 580 (2006- P.Tài Chính) Lệ phí và thuế Bảng 3.6: Lệ phí và thuế STT Hạng mục Thành tiền (triệu đồng) 1 Thuế đất khu xử lý nước thải 0 2 Thuế đất khu xử lý nước cấp 0 3 Thuế đất khu xử lý khí thải 0 4 Thuế đất khu bãi thải 0 5 Phí nước thải 205,92 6 Phí rác thải 200 7 Thuế tài nguyên nước 630 8 Thuế tài nguyên 248,8 Tổng 1 284,72 (2006-P. Tài Chính) Tiền phạt Mặc dù nhà máy có bị các hộ dân xung quanh phản ánh về tiếng ồn lớn nhưng chưa bị xử phạt do vẫn nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Chỉ có tiếng ồn xả van an toàn khi sự cố là lớn nhưng thời gian ngắn khoảng 15-20 phút nên chưa bị xử lý phạt hành chính. Thời gian gần đây nhà máy đã thực hiện nhiều biện pháp giảm thiểu tiếng ồn và hạn chế sự cố như đã nêu ra ở mục trên. Bảo hiểm trách nhiệm pháp lý môi trường Vd: bảo hiểm thiệt hại môi trường, BH đề phòng nhiễu loạn, BH tai nạn, sự cố, bảo hiểm đối với các biện pháp làm sạch và bồi thường, bảo hiểm chất thải độc hại. Các khoản dự phòng cho các chi phí làm sạch và phục hồi Hiện nhà máy chỉ có các khoản dự phòng cho các hoạt động như dự phòng trợ cấp mất việc làm, dự phòng nợ khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Ngoài ra, những khoản dự phòng cho các chi phí làm sạch và phục hồi môi trường thì chưa có. BẢNG TÓM TẮT CÁC CHI PHÍ LIÊN QUAN ĐẾN XỬ LÝ CHẤT THẢI Bảng 3.7: Chi phí Xử lý chất thải STT Hạng mục Thành tiền (triệu đồng) 1 Khấu hao các thiết bị có liên quan 690,261 2 Bảo dưỡng và vận hành nguyên liệu và dịch vụ 2 902,551 3 Tiền lương 3 580 4 Lệ phí, thuế 1 284,72 5 Tiền phạt 0 6 Bảo hiểm trách nhiệm pháp lý môi trường 0 7 Các khoản dự phòng cho các chi phí làm sạch 0 8 Các chi phí xử lý khác 0 Tổng loại I 8 457,532 (2006-P.Tài Chính) 3.2.2. Loại 2: chi phí quản lý giảm thiểu và quản lý môi trường: Các dịch vụ bên ngoài cho quản lý môi trường Bảng 3.8: Chi phí dịch vụ bên ngoài STT Chi phí giảm thiểu và quản lý môi trương Thành tiền (triệu đồng) 1 Chi phí cho dịch vụ xử lý rác thải sinh hoạt 200 (đã tính ở trên) 2 Chi phí sử dụng nước cấp thành phố 60 Tổng 60 (2006 - P.Tài Chính) Tiền lương cho các hoạt động quản lý môi trường Nhà máy không có phòng chuyên trách môi trường, do đó các hoạt động quản lý môi trường không được đưa vào chi phí nhân công quản lý môi trường. Nghiên cứu và phát triển Nhà máy tuy chưa có những nghiên cứu và tham gia dự án nào liên quan đến môi trường nhưng nhà máy có tổ chức những hoạt động sáng kiến cải tiến kĩ thuật trong công ty; phần lớn là của cá nhân và không có chi phí nghiên cứu và phát triển. Tổng số sáng kiến là 60 sáng kiến. tổng tiến thưởng là 319 trVND Chi phí bổ sung cho công nghệ sạch hơn Không có. Chi phí quản lý môi trường khác Chi phí quan trắc môi trường định kì: Bảng 3.9: Chi phí Quan trắc môi trường STT Chi phí quan trắc môi trường định kì Thành tiền 1 quan trắc MT không khí bên trong và khu dân cư xung quanh công ty 54 tr đ 2 Quan trắc các loại nước mặt nước ngầm và nước thải 36 tr đ 3 Quan trắc môi trường đât 15 tr đ 4 Lập báo cáo quan trắc và đề xuất giải pháp quản lý và bảo vệ MT 12 tr đ Tổng cộng kinh phí * 2 lần/năm 234 tr đ (2006 – P.Tài Chính) Các chi phí môi trường khác Hàng năm nhà máy thường xuyên thực hiện công tác quản lý môi trường, tuy nhiên nhà máy chỉ xem đây như là chi phí quản lý chung, các chi phí này được ẩn trong chi phí quản lý mà không được bóc tách và xem xét một cách rõ ràng. Đối với nhiệt điện đốt than thì công tác phòng cháy chữa cháy là đặc biệt quan trọng. Việc tích trữ dầu, than,… trong các bể lớn là một nguy cơ gây sự cố môi trường rất lớn. Vì thế công tác phòng chống các rủi ro này trở thành một hoạt động thường xuyên và phổ biến rộng rãi trong toàn công ty. Hàng năm công ty đều tổ chức mời các chuyên gia về tổ chức đào tạo phòng cháy chữa cháy, nội quy an toàn,… và tổ chức tập huấn thường xuyên. Ngoài ra công ty cũng tổ chức các cuộc thi về an toàn lao động, trưng bày băng rôn, khẩu lệnh trong và ngoài công ty Ngoài ra để đảm bảo an toàn cho người lao động và chống các tác nhân ô nhiễm như bụi, ồn, hóa chất, khí độc hại,… công ty hàng năm đều trang bị khẩu trang, găng tay, nút chống ồn, …Điều này không chỉ thể hiện sự quan tâm đến sức khỏe người lao động mà còn có tác động tích cực đến công ty nhờ giảm được các chi phí khám chữa bệnh, chi phí bảo hiểm, thăm ốm,… khi công nhân bị bệnh, giảm các chi phí nghỉ ốm do mệt mỏi, tăng hiệu quả và năng suất trong công việc,… Bảng 3.10: Các chi phí môi trường khác STT Chi phí môi trường khác Thành tiền ( tr đ) 1 Khấu hao thiết bị PCCC và ATLĐ 1520 2 Chi phí tập huấn PCCC và Chi phí bảo dưỡng thiết bị PCCC 630 3 Chi phí trồng cây xanh, làm đẹp cảnh quan 320 4 Chi phí khám chữa bệnh định kì cho công nhân 1730 5 Chi phí mua trang thiết bị BHLĐ 3 253 6 Tiền ăn ca, độc hại, ca 3 245 7 Chi phí an toàn lao động 3250 Tổng 10 948 (2006 – P. Tài chính) Tóm tắt các chi phí loại II Bảng 3.11: Chi phí môi trường loại II STT Danh mục Thành tiền ( triệu đồng) 1 Các dịch vụ bên ngoài cho QLMT 60 2 Tiền lương cho người tham gia Quản lý 0 3 Nghiên cứu và phát triển 0 4 Chi phí bổ sung cho công nghệ sạch hơn 0 5 Chi phí QLMT khác 10 948 Tổng 11 008 (2006 – P.Tài chính) 3.2.3 Loại 3: Chi phí phân bổ cho bán sản phẩm và chất thải Do đặc trưng của sản phẩm ngành điện là không có phế phẩm do đó các chi phí phân bổ cho bán sản phẩm và chất thải không có. Chi phí tái chế Chi phí cho hoạt động tái chế bao gồm : - Tính chi phí cho hđ tuần hoàn nước của chu trình sx điện và hoạt động sản xuất ngoài từ tro xỉ thải của nhà máy. Việc sử dụng hệ thống tuần hoàn nước trong quy trình sản xuất điện không những làm giảm chi phí sản xuất cho nguyên liệu đầu vào mà còn giảm một lượng đáng kể nước thải ra môi trường và chi phí để xử lý nước có thể đem vào sử dụng để sản xuất. Bảng 3.12: chi phí tái chế STT Chi phí tái chế Thành tiền (tr đ) 1 Chi phí cho hệ thống tuần hoàn nước của chu trình nhiệt Khấu hao (Bình ngưng, bơm, đường ống,…) 450 Bảo dưỡng và sửa chữa 857 Nhân công vận hành 550 Chi phí khác 855 Tổng 2 712 (2006 – P.Tài chính) 3.3 DOANH THU MÔI TRƯỜNG Bao gồm các khoản hỗ trợ, các giải thưởng, sáng kiến, bằng khen liên quan đến môi trường và việc tái chế nguyên vật liệu. Trong quy trình sản xuất điện của nhà máy, có hệ thống thu hồi và tuần hoàn nước ngưng. Hệ thống tuần hoàn này giúp tiết kiệm được 97% lượng nước đầu vào và tương ứng tiết kiệm được 97% lượng nước thải đầu ra. Do đó quá trình sản xuất điện chỉ cần bổ sung 3% lượng nước đầu vào trong chu trình hơi và nhiệt. Lợi ích từ hệ thống tuần hoàn nước bao gồm: - Tiết kiệm 97% lượng nước đầu vào: Nghĩa là tiết kiệm được 97% chi phí nước đầu vào: 0,97*3 000 tr = 2 910 tr đ - Tiết kiệm được 97% tương ứng chi phí xử lý nước thải đầu ra: 0,97 * 1 000 = 970 triệu Tính ra khoản tiền tiết kiệm được là: 2 910 +970 = 3 880 triệu đồng Doanh thu từ bán phế thải: Xỉ thải: tống ra hồ, sục lên. Pha trộn với than kém chất lượng bán cho lò nung vôi, nung gạch sử dụng năng lượng còn lại của nó vì trong xỉ thải vẫn còn hàm lượng than chưa cháy hết là 20%. Than nhẹ, khi vào hồ thải, người ta sẽ vớt pha trộn với than kém chất lượng đem bán cho lò nung vôi, nung gạch. Mỗi năm thu được từ khoản này là :200 triệu đồng Phần xỉ còn lại dùng để đóng gạch xỉ. Khoán cho những hộ dân trong vùng kinh doanh và mỗi năm thu về 600 triệu đồng. Tổng doanh thu từ bán phế thải là : 800 triệu đồng Bảng 3.13: Tóm tắt doanh thu môi trường STT Doanh thu môi trường Thành tiền ( Triệu đồng) 1 Tiền thưởng sáng kiến cải tiến kĩ thuật 319 2 Doanh thu từ bán phế thải 800 3 Tiền nước tiết kiệm được từ HTTH 3 880 Tổng doanh thu 4 999 (2006-P.Tài Chính) So sánh và kết luận Sau khi phân tích 4 loại chi phí môi trường và doanh thu môi trường ta có bảng tóm tắt sau: Bảng 3.14: Bảng tổng kết chi phí và doanh thu môi trường Danh mục Thành tiền (triệu đồng) 1 Xử lý chất thải và chất phát thải 8 457,532 2 Quản lý giảm thiểu và quản lý môi trường 11 008 3 Chi phí phân bổ cho bán sản phẩm và chất thải 0 4 Chi phí tái chế 2 712 5 Tổng chi phí môi trường 22 177,532 Doanh thu môi trường 4 999 (2006 – P.Tài Chính) Theo cách hạch toán truyền thống thì chi phí môi trường theo quan điểm của doanh nghiệp chỉ chiếm 1,9223% trong tổng chi phí. Nhưng theo phương pháp EMA thì chi phí môi trường được bóc tách ra khỏi chi phí sản xuất, chi phí quản lý chung và chiếm : 22 177,532/332 927 * 100% = 6,6613%. Cho thấy chi phí môi trường lớn hơn những gì mà doanh nghiệp nhìn thấy và chi phí môi trường có thể tạo ra doanh thu mà trong trường hợp này là doanh thu nhờ tiết kiệm tiền tuần hoàn nước và doanh thu từ xỉ thải. Như vậy, gợi ý một cách tiếp cận mới, doanh nghiệp có thể biến chất thải thành tiền, vừa đem lại hiệu quả về kinh tế, vừa không gây ô nhiễm môi trường và đảm bảo sự tuân thủ, thể hiện đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp. Đánh giá so sánh: Theo cách thức hạch toán truyền thống thì báo cáo tài chính chỉ bao gồm: Bảng 3.15 : Báo cáo tài chính STT Yếu tố chi phí Thành tiền (triệu đồng) 1 Chi phí nguyên nhiên vật liệu 184 950 2 Chi phí nhân công Chi phí đào tạo 73 447 2 130 3 Khấu hao tài sản cố định 39 000 4 Chi phí quản lý 17 000 5 Chi phí hành chính 5 000 6 Chi phí môi trường 6 400 7 Chi phí khác 4 000 Tổng chi phí 332 927 Doanh thu môi trường 4 999 Doanh thu bán điện 350 000 Lợi nhuận trước thuế 22 072 Lợi nhuận/Doanh thu 6,22% (2006 – phòng tài chính) Theo phương pháp EMA thì chi phí môi trường sẽ được bóc tách ra khỏi chi phí sản xuất, chi phí quản lý chung. Và được hạch toán , phân bổ thành các khoản như trong báo cáo tài chính được viết lại dưới đây: Bảng 3.16: Báo cáo tài chính có ECA STT Yếu tố chi phí Thành tiền (triệu đồng) 1 Chi phí nguyên nhiên vật liệu 184 950 2 Chi phí nhân công 70 047 3 Khấu hao tài sản cố định 29 082 4 Chi phí quản lý 9 500 5 Chi phí hành chính 3 800 6 Chi phí khác 4000 Chi phí môi trường Chi phí xử lý chất thải và chất phát thải 8 457,532 Chi phí quản lý giảm thiểu và QLMT 11 008 Chi phí phân bổ cho bán sản phẩm và chất thải 0 Chi phí tái chế 2 712 Tổng chi phí 332 927 Doanh thu môi trường 4 999 Doanh thu bán điện 350 000 Lợi nhuận trước thuế 22 072 Lợi nhuận/Doanh thu 6,22% Như vậy sau khi phân tích ta thấy có sự thay đổi sau: -Chi phí môi trường sau khi được bóc tách ra khỏi chi phí chung bằng phương pháp EMA thì đều lớn hơn rất nhiều so với chi phí môi trường được hạch toán theo cách thức truyền thống. cụ thể lớn gấp gần 3,5 lần so với những gì mà doanh nghiệp nhìn thấy. nhưng con số trên thực tế sẽ là lớn hơn vì còn những chi phí ẩn mà hạn chế về kinh nghiệm nên vẫn chưa bóc tách và nhận dạng ra được. -Sau khi có kết quả bóc tách đây sẽ là cơ sở giúp cho các nhà quản lý có thể xem xét nhìn nhận và đưa ra những quyết định đầu tư sáng suốt vừa mang lại hiệu quả về kinh tế vừa đảm bảo bền vững cho môi trường. Chương 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT - Phần lớn lưu huỳnh trong nhiên liệu khi cháy trở thành khí SO2 nên % lượng thải của khí SO2 trong khí thải là rất lớn nhưng nhà máy chưa có hệ thống xử lý khí này do đó được thải trực tiếp ra môi trường trong điều kiện ống khói thấp có thể gây ảnh hưởng cục bộ và lâu dài đến sức khỏe dân cư trong vùng do đó kiến nghị một số phương án để giảm thiểu nồng độ phát thải và xử lý khí lưu huỳnh: Sử dụng than đầu vào chất lượng cao, có hàm lượng lưu huỳnh thấp. Các loại than này tuy giá cao hơn nhưng nhiệt trị lớn hơn, hiệu suất cháy cao; Xử lý khí lưu huỳnh trước khi ra khỏi ống khói. - Lượng khí thải thoát ra phụ thuộc phần lớn vào thành phần than, công nghệ đốt, công suất của nhà máy và hiệu suất hoạt động. Do đó với nguyên liệu than có thành phần như trên thì lượng phát thải khí SO2, tro bụi, phụ thuộc rất nhiều vào các vấn đề như: hiệu suất lọc bụi của nhà máy, quá trình buồng lửa ảnh hưởng đến việc tạo thành NOx mức oxi trong buồng lửa nếu thừa với nhiệt độ tâm ngọn lửa cao tăng quá mức 16000C thì lượng NO sinh ra sẽ gấp đôi vì vậy để giảm lượng NO tạo ra trong buồng lửa có thể áp dụng tái tuần hoàn khói để giảm nhiệt độ và nồng độ oxi. Trong buồng lửa quá trình cháy tạo thành NO chiếm 95% do đó khi ra ngoài khí quyển sẽ tạo thành NO2 là rất lớn. Vì điều kiện ống khói nhà máy thấp nên khả năng pha loãng là kém do đó nếu không giảm lượng khí thải cả về thành phần và lượng thì ảnh hưởng tới sức khỏe và môi trường là rất lớn. - Chất thải rắn chủ yếu trong nhà máy là than chưa cháy hết(30%), tro bay rât mịn, do hàm lượng than dư không cao nên rất khó tận thu làm nguyên liệu đốt, mà thường được thải thẳng ra hồ chứa. do vậy, có một lượng chất thải không lồ vào môi trường, đây cũng là một sự lãng phí mà bản thân DN không nhìn thấy được. Vì chất thải này là tro bay, và tro xỉ, có thể được sử dụng cho các ngành khác như tro bay dùng cho các nhà máy thủy điện (dùng làm bê tông vì nó có thể thay thế được 20% xi măng trong bê tông, đồng thời tro này có độ mịn cao nó có khả năng làm tăng độ bền của bê tông và tăng độ nhớt của vữa, giúp bê tông chui vào các khe lỗ một cách dễ dàng, việc bổ sung phụ gia này vào bê tông sẽ giúp có thể đổ bê tông gián đoạn mà ko phải đổ liên tục như cách thông thường, kinh tế mà lại rẻ tiền). Theo chuyên gia trong ngành thì việc thay thế tro bay trong bê tông có thể giảm đến 30% giá thành và than có thể là nguyên liệu làm gạch. Vấn đề ở đây là công nghệ. Hiện trên thế giới đã có nhiều công nghệ tương đối phổ biến và rẻ tiền có thể được sử dụng để xử lý như dây chuyền tuyển nổi, hệ thống tự lắng mới. Ngoài ra theo nhận định của chuyên gia, tro xỉ này có thể dùng trong sx bê tông bền với nước biển do đó thiết nghĩ tiềm năng của chất thải này là rất lớn. vừa bảo vệ môi trường giảm chi phí cho DN lại vừa đem lại lợi ích kinh tế. - Vào mùa khô, khi nước thủy triều thấp, lòng sông bị bồi lắng, ngăn cản nước triều từ sông bạch đằng vào tới chân đập ngăn mặn. Việc đưa lưu lượng 13,7m3/s nước vào đoạn sông này có tác dụng sục đáy sông, khai thông dòng chảy, và đưa phù sa ra biển, tạo điều kiện cho xà lan chở than và tàu thuyền cập cảng sông Uông dễ dàng hơn và tiết kiệm được kinh phí phải chi trả hàng năm cho khai thông dòng sông. Đây là ngoại ứng tích cực của nhà máy cần được biết đến như là một lợi ích trong việc giảm chi phí. - Tiếp tục thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường để đáp ứng yêu cầu môi trường theo quy định - Tuyên truyền giáo dục đến toàn thể cán bộ công nhân viên về tầm quan trọng và lợi ích của công tác bảo vệ môi trường. điều này tuy nhỏ nhưng lợi ích đem lại thì rất lớn. nhất là đối với nhà máy nhiệt điện đốt than có nhiều tác động tiêu cực đến môi trường và rủi ro an toàn lao động là rất lớn. - Mở các khóa giảng dạy và đào tạo về công tác bảo vệ môi trường với sự tham gia của các chuyên gia, các cán bộ quản lý nhà nước về môi trường tại địa phương. - Bồi dưỡng về nghiệp vụ môi trường cho các cán bộ đảm nhận công tác môi trường của nhà máy. -Có những quy định cụ thể về công tác bảo vệ môi trường đối với các khu vực và phạm vi toàn nhà máy. - Trong thời gian tới công ty cần triển khai khắc phục các vấn đề môi trường còn tồn tại và tiếp tục quan tâm hơn nữa đến công tác quản lý môi trường nhất là khi nhà máy mở rộng đi vào hoạt động thì lượng phát thải chất ô nhiễm sẽ là rất lớn. -Nhiệt điện là một ngành sản xuất có nhiều khả năng tác động đến môi trường và có quy mô lớn nên công ty cần có sự quan trắc, phân tích thường xuyên các thông số môi trường để có thể phát hiện kịp thời các chỉ tiêu môi trường nằm ngoài tiêu chuẩn cho phép cũng như chiều hướng diễn biến của môi trường để có các giải pháp xử lý thích hợp, kịp thời tránh những sự cố môi trường sẽ gây thiệt hại lớn không lường trước được. Để thực hiện điều này công ty cần tiến hành quan trắc môi trường định kì. 4.2. KẾT LUẬN Qua quá trình nghiên cứu, tính toán các chi phí môi trường cho nhà máy, bản thân đã rút ra được một số kết luận sau: Chi phí môi trường là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như lỗ lãi của doanh nghiệp. Nhưng nếu có một cách nhìn và thái độ đúng đắn thì có thể biến chi phí thành doanh thu, biến phế liệu, chất thải, phế thải thành một nguồn thu của doanh nghiệp. Đôi khi con số này có thể rất lớn nếu doanh nghiệp biết khai thác nó. EMA đưa lại thông tin đầy đủ, vừa là thông tin kinh tế, vừa là thông tin môi trường giúp doanh nghiệp trong quá trình ra quyết định chính xác hơn theo hướng kinh doanh bền vững. Qua nghiên cứu cho thấy có một số hạn chế và khó khăn trong quá trình thực hiện EMA thường gặp phải là: Yêu cầu của EMA là những số liệu thu thập được liên quan đến chi phí môi trường phải có sự tương thích với hạch toán chi phí truyền thống của doanh nghiệp điều này đòi hỏi phải có thông tin chính xác và kĩ thuật phân tích, bóc tách các chi phí môi trường ra khỏi chi phí chung. Do đó cần có sự hợp tác của các chuyên gia bên kĩ thuật, chuyên gia EMA và những người làm công tác kế toán kiểm toán. Một khó khăn lớn là trong kĩ thuật bóc tách giữa giảm một lượng ô nhiễm là nhờ tác dụng của ứng dụng công nghệ mới là bao nhiêu % và do doanh nghiệp áp dụng các biện pháp kiểm soát ô nhiễm là bao nhiêu % nếu doanh nghiệp sử dụng cùng một lúc cả hai yếu tố đó. Thiếu số liệu: Đối với chất thải ra nguồn nước chỉ có thể tính được lương BOD. Đối với chất thải ra không khí chỉ tính được SO2, NOx, CO và TSP. Còn đối với chất thải rắn thì chỉ tính chung chung, chưa phân loại ra cụ thể. Khó khăn về kĩ thuật tính toán, chủ yếu là khó xác định giá các chi phí môi trường liên quan. Khó khăn về tài chính nhất là đối với việc điều tra số liệu. Khó khăn về nguồn nhân lực: còn hạn chế, vừa thiếu về kinh nghiệm, vừa yếu về chuyên môn trong viêc tham gia EMA. Nhận thức và chấp nhận kết quả EMA: Ở Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung không phải có nhiều doanh nghiệp đã quan tâm đến vấn đề này, do đó cũng không nhận thức được tầm quan trọng của nó. Đặc biệt khi mà hạch toán đầy đủ các chi phí môi trường thì thường dẫn đến một kết quả là làm tăng chi phí doanh nghiệp và đội giá thành lên cao hơn so với hạch toán truyền thống, do đó họ không mấy hoan nghênh kết quả này. Bỏ qua nhiều vấn đề và chi phí môi trường ẩn như là chi phí ẩn tiềm năng, chi phí không lường trước được, chi phí uy tín, quan hệ, hình ảnh doanh nghiệp,… Nói chung, EMA là một môn khoa học mới và khó. Hiện tại đang chỉ mới áp dụng ở các nước phát triển. Với Việt Nam thì đây còn là một vấn đề mới lợi ích thì thấy rõ nhưng việc áp dụng thành công EMA đang là một thách thức lớn vì hạn chế về năng lực và trình độ chuyên môn cũng như thiếu các thông tin tài chính và các số liệu thống kê. Mặc dù vậy, EMA vẫn đang dần trở thành một công cụ hữu ích đối với bất kì tổ chức nào nhờ sự ưu việt vượt trội của nó. DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO Vũ Xuân Nguyệt Hồng, vấn đề hạch toán môi trường trong tài khoản quốc gia, Nhà xuất bản Khoa Học Kĩ Thuật, Hà Nội, năm 2004. TS. Nguyễn Chí Quang, Cơ sở hạch toán môi trường doanh nghiệp, NXB Khoa Học và Kĩ Thuật, Hà Nội, năm 2002. Trung tâm phân tích FPD, Báo cáo quan trắc môi trường tháng 11/2007, tài liệu lưu hành nội bộ năm 2007. NCS. Bùi thị thu thủy, Tổng quan lý luận và thực tiễn hạch toán môi trường và công tác quản lý hạch toán chi phí môi trường trên thế giới và ở Việt Nam, 2007. MỤC LỤC CÁC MỤC LỤC, BẢNG VÀ SƠ ĐỒ 1 CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT 3 LỜI MỞ ĐẦU 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠCH TOÁN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 7 1.1 GIỚI THIỆU VỀ HẠCH TOÁN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 7 1.1.1 Các khái niệm về Hạch toán 7 1.1.2. Các khái niệm về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 13 1.1.3. Vì sao phải hạch toán quản lý môi trường 13 1.1.3.1. EMA khắc phục nhược điểm của hệ thống hạch toán truyền thống 14 1.1.3.2. Lợi ích của hạch toán quản lý môi trường 15 1.2. NỘI DUNG CỦA HẠCH TOÁN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 18 1.2.1. Nội dung của hạch toán quản lý môi trường 18 1.3. CÁC BƯỚC HẠCH TOÁN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 21 1.3.1. Đạt được sự xác nhận và cam kết của cấp quản lý cao nhất 21 1.3.2. Thành lập nhóm thực hiện 21 1.3.3. Xác định quy mô, giới hạn của hệ thống đề xuất 22 1.3.4. Thu thập toàn bộ thông tin tài chính và vật chất 22 1.3.5. Nhận dạng các chi phí môi trường 22 1.3.5.1. Nguyên tắc xác định các chi phí môi trường 22 1.3.5.2 Các dạng chi phí môi trường 25 1.4.6. Xác định các doanh thu tiềm năng bất kì hay các cơ hội cắt giảm chi phí 30 1.4.7. Đánh giá các chi phí và doanh thu được xử lý như thế nào trong các hệ thống hạch toán hiện hành 31 1.4.8. Xây dựng các giải pháp 31 1.4.9. Đánh giá các giải pháp, đề xuất thay đổi hệ thống và thực hiện 31 1.4.10.Theo dõi kết quả 32 1.4 NHỮNG ỨNG DỤNG HẠCH TOÁN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THỰC TẾ 32 1.4.1.Thế giới 32 1.4.2. Việt Nam 33 1.4.2.1 Trang trại nuôi tôm tại cà mau: 34 1.4.2.2 Doanh nghiệp chế biến thực phẩm tại Huế: 34 1.4.2.3 Nhà máy sản xuất Bia ở Phú Yên 35 Chương 2 ÁP DỤNG HẠCH TOÁN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CHO NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ 36 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ 36 2.1.1. Vài nét về quá trình phát triển của nhà máy 36 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của nhà máy 37 2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của nhà máy trong những năm gần đây 38 2.1.4. Định hướng hoạt động trong tương lai 39 2.2. PHÂN TÍCH CHU TRÌNH SẢN XUẤT ĐIỆN VÀ CHẤT THẢI CỦA NHÀ MÁY 41 2.2.1. Đặc điểm của ngành điện 41 2.2.2. Chu trình sản xuất điện 42 2.2.2.1. Sơ đồ chu trình sản xuất điện và chất thải 42 2.2.2.2 Phân tích chu trình sản xuất điện và chất thải 45 2.2.3. Chu trình nhiệt 47 2.2.4. Chu trình xử lý chất thải 49 2.3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CỦA NHÀ MÁY 52 2.3.1 Các chất thải chính của nhà máy: 52 Các nguồn chất thải và phát sinh ô nhiễm 53 2.3.2.1 Khí thải 53 2.3.2.2 Nước thải 53 2.3.2.3 Tiếng ồn 54 2.3.2.4 Nhiệt độ 55 2.3.2.5 Độ rung 55 2.3.2..6 Chất thải rắn 55 Tác động đến môi trường và sức khỏe của con người 56 2.3.3.1 khí thải: 56 2.3.3.2.Nước thải: 56 2.3.3.3. Chất thải rắn 57 2.3.3.4. Ô nhiễm nhiệt 57 2.3.3.5. Tiếng ồn 57 2.3.3.6. Tình hình sức khỏe của người lao động 57 2.4. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA NHÀ MÁY 59 2.4.1 Hiện trạng quản lý khí thải 59 2.4.2 Hiện trạng quản lý nước thải 60 2.4.3.Hiện trạng ô nhiễm nhiệt 60 2.4.4. Quản lý chất thải rắn: 61 2.4.5. Quản lý ô nhiễm tiếng ồn 62 2.4.6 Quản lý ô nhiễm hệ sinh thái và sức khỏe người lao động 62 Chương 3 BƯỚC ĐẦU ÁP DỤNG EMA CHO NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ 68 3.1. XÁC ĐỊNH DÒNG VẬT LIỆU VÀ NĂNG LƯỢNG ĐẦU VÀO, ĐẦU RA 69 3.2. XÁC ĐỊNH CÁC CHI PHÍ MÔI TRƯỜNG 72 3.2.1 Chi phí loại 1: chi phí xử lý chất thải và chất phát thải 72 3.2.2. Loại 2: chi phí quản lý giảm thiểu và quản lý môi trường: 75 3.2.3 Loại 3: Chi phí phân bổ cho bán sản phẩm và chất thải 77 3.3 DOANH THU MÔI TRƯỜNG 78 Chương 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83 4.1. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 83 4.2. KẾT LUẬN 85 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11153.doc
Tài liệu liên quan