Nước là một nhu cầu thiết yếu, không thể thiếu cho bất cứ ai. Con người muốn sống và tồn tại đều cần phải có nước. Nước không chỉ là điều kiện đảm bảo cho cuộc sống của con người mà còn là điều kiện để nâng cao sức khoẻ, năng lực, tinh thần con người. Hơn thế nữa, việc sử dụng nước sạch còn thể hiện được nền văn hoá, văn minh tiến bộ của đất nước. Nước thật sự quan trọng, tuy nhiên hiệu quả cấp nước còn rất hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau ví dụ như: tỷ lệ thất thoát, thất thu nước còn lớn, giá nước chưa phản ánh đầy đủ giá thành, việc khai thác nước còn chưa tính đến hiệu quả về tài nguyên xã hội và môi trường. Tất cả những điều này đã khiến cho nguồn nước của Việt nam mặc dù dồi dào nhưng đang có nguy cơ bị cạn kiệt. Đặc biệt là sự phát triển của dân số một cách quá mức, do quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa làm cho nguồn nước không những ngày càng bị cạn kiệt mà còn bị ô nhiễm nặng nề.
70 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1707 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Bước đầu nghiên cứu về tính hiệu quả của dự án cấp nước sạch cho thành phố Hà Nội từ nguồn nước Sông Đà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ha *15.600 kg/ ha * 2.500đ/ kg = 172,575 triệu đồng
Thu nhập trên diện tích rừng:
Tổng diện tích rừng là 155.000 m2 hay 15,5 ha. Thu nhập hay lợi ích rừng đem lại là rất lớn. Ngoài việc cung cấp gỗ ,rừng còn có nhiều vai trò quan trọng khác đối với con người và động thực vật xung quanh. Tuy nhiên do tính phức tạp, khó khăn của nó, nên tôi chỉ xin tính phần thu nhập rừng có được là do sản sinh khối lượng gỗ. Theo số liệu kiểm kê năm 1993, trữ lượng gỗ bình quân đạt 76,16 m3/ ha. Mà rừng Hoà Bình chủ yếu là gỗ tre nứa, ít có các loại gỗ hiếm. Người ta ước lượng 1m 2 gỗ, tre, lứa là khoảng 0,36 triệu. Do đó thu nhập của 15,5 ha rừng là khoảng:
15,5 ha * 76,16 m3/ ha * 0,36 triệu/ m3 =424,97 triệu
ịTổng thu nhập trung bình một năm từ đất nông nghiệp và đất rừng là:
686,6 +172,575 + 424,97 = 1.284,145 triệu
*Tổng thu nhập từ đất nông nghiệp và đất rừng trong thời gian 40 năm
Giả sử sản phẩm nông nghiệp tăng theo tỷ lệ lợi tức hàng năm là i%. Nếu gọi A1 là số tiền thu được ở cuối năm thứ nhất ( năm 2004) thì số tiền thu được ở cuối năm thứ hai( 2005) là A2 =A1(1+i) và số tiền thu được ở cuối năm n là An= A1(1+i)n-1. Ta có tổng các giá trị các khoản tiền thu được ở các năm trong thời kỳ phân tích về cùng mặt bằng thời gian ở đầu thời kỳ phân tích (2004):
PV =A1 /(1+r) + A2/( 1+r)2 + A3/( 1+r)3+ ....+ An/(1+r)n
I: là tỷ lệ lợi tức
R :là tỷ lệ chiết khấu phản ánh sự trượt giá của đồng tiền theo thời gian( tỷ lệ lạm phát).
Để tiện tính toán ta lấy i= r =6,5%
Ta có
PV= A1/( i+r) +A2/(1+r)2 + A3/(1+r)3 +.... +An/(1+r)n
PV=A1/(1+r) + A1(1+r)/ (1+r)2 +A1(1+r)2 / (1+r)3 +...+A1(1+r)n-1 /( 1+r)n
PV=A1 *n /(1+r)
Với A1= 1.284,145 triệu
N=40 năm , r= 6,5%
ị PV = 1.284,145 * 40 /( 1+0,065)
PV = 48.230,798 triệu
So với tổng chi phí đền bù đất nông nghiệp là: (28.200 +1.175 =29.375) thì thu nhập bị mất đi trong 40 năm là: 48.230,798 – 29.375 = 18.855,798 triệu
3.1.2.2. Chi phí cho việc chống sạt lở, sói mòn đất, bảo vệ đa dạng sinh học
* Chi phí cho việc chống sạt lở, sói mòn
Lưu vực sông Đà có kiến tạo địa chất phức tạp với nhiều hệ thống đứt gẫy. Tại đây các hiện tượng động đất, nứt trượt, sạt lở xẩy ra tương đối nhiều. Khi chúng ta tiến hành xây dựng nhà máy cấp nước sông Đà tức mỗi ngày đêm chúng ta khai thác 300.000 m3 nước hay một giờ chúng ta khai thác 12.500 m3 nước. Với lượng nước chúng ta bơm hút từ sông Đà như vậy cùng với nước sông Đà từ thượng nguồn chảy về lưu lượng lớn làm đất hai bờ sông rất ẩm ướt và rất dễ bị sạt lở, sói mòn. Dự án cấp nước sông Đà có sử dụng các bơm để hút nước, do đó sẽ tạo ra áp lực tác động làm sói mòn, sạt lở bờ. Vì vậy chủ dự án phải có những đầu tư chi phí nhất định cho việc thực hiện các biện pháp có thể để giảm sự sói mòn, sạt lở bờ sông.
* Chi phí cho bảo vệ đa dạng sinh học
Đa dạng sinh học là tổ hợp những nguồn sống trên hành tinh bao gồm toàn bộ cây và con. Sự đa dạng sinh học đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của con người như lương thực, dược liệu, nhiên liệu và các giá trị sử dụng khác. Bảo vệ đa dạng sinh học có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của mọi tầng lớp trong xã hội. Tuy nhiên, giá trị đa dạng sinh học đã không được nhận thức đầy đủ. Chúng ta đang từng ngày, từng giờ huỷ hoại nguồn tài nguyên vô cùng to lớn này. Nhiều loại động thực vật quý hiếm đang ngày càng bị tuyệt chủng. Việc dự án cấp nước sông Đà được xây trên Hoà Bình phần nào đã tác động đến đa dạng sinh học. Mặc dù sự tác động không quá lớn, có làm giảm một số cây trồng trên đó và làm mất chỗ ở của một số loài vật, làm thay đổi điều kiện sống của loài vật chưa đến mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu chúng ta không biết cách bảo vệ, phòng ngừa sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho đa dạng sinh học làm mất đi các hệ sinh thái quan trọng cả trên cạn và dưới nước, do đó phải có các chi phí đầu tư cho việc bảo vệ.
3.1.2.3 Chi phí cho bảo vệ nguồn nước và đất
Chi phí cho bảo vệ nguồn nước
Dự án cấp nước sạch sông Đà với mục đích chính là sử dụng nguồn nước, do đó nguồn nước là rất quan trọng đối với dự án. Trong quá trình xây dựng và vận hành, dự án đã có những tác động xảy ra đối với nguồn nước: làm giảm lượng nước mặt sông Đà, mỗi ngày đêm bơm hút từ sông Đà 300.000 m3 nước, làm thay đổi chế độ thuỷ văn của sông Đà. Mặc dù lưu lượng nước của sông Đà là rất lớn nhưng nếu chúng ta không có biện pháp sử dụng bảo vệ hợp lý thì sẽ gặp khó khăn trong khai thác, đặc biệt vào mùa kiệt từ tháng 11 đến tháng 5, trong bảy tháng mùa khô cạn này tổng lượng dòng chảy chỉ bằng 22- 23% tổng lượng nước năm. Trong khi đó nhu cầu về nước của Hà Nội lại ngày càng tăng nhanh hơn. Mặt khác trong quá trình xử lý nước, người ta phải xử dụng một số các chất hoá học để lọc nước như: clo, vôi phèn. Mặc dù các chất này chưa gây ra những tác hại nguy hiểm gì cho nguồn nước nhưng chúng ta cũng cần phải có các biện pháp bảo quản lưu giữ cẩn thận, tránh để các chất này đổ ra ngoài, nếu không sẽ làm ô nhiễm nguồn nước không chỉ nước mặt mà cả nước ngầm. Bởi khi nguồn nước bị ô nhiễm, nó không chỉ ảnh hưởng tới công trình mà còn ảnh hưởng tới tất cả các hệ sinh thái xung quanh: ảnh hưởng đến động thực vật, các sinh vật dưới nước và cả những người công nhân vận hành công trình. Nguồn nước là rất quan trọng, nó là mục đích khai thác của công trình đồng thời quyết định đến sự sống, sự tồn tại và phát triển của động thực vật xung quanh. Do đó trong quá trình xây dựng và vận hành công trình phải có các chi phí đầu tư cho các biện pháp bảo vệ nguồn nước đồng thời bảo đảm đủ lưu lượng khai thác trong mùa cạn.
*Chi phí cho bảo vệ tài nguyên đất
Đất là một trong ba yếu tố tổng hợp của môi trừơng. Cùng với nước và không khí, đất là yếu tố của sự sống của các loài động và thực vật. Đất có tầm quan trọng đặc biệt xét dưới góc độ môi trường. Với đặc thù độc đáo mà không một vật thể tự nhiên nào có được, đó là độ phì nhiêu, đất cung cấp dinh dưỡng cho toàn bộ cây trồng vật nuôi, giúp nó sinh sôi nảy nở và phát triển. Đất là chỗ dựa cho tất cả các hệ sinh thái. Đất giữ nhiệt độ làm giảm sức nóng thiêu đốt của mặt trời bằng những tầng đất của mình. Vì vậy, đất là một trong những yếu tố quan trọng để điều hoà nhiệt độ và điều hoà khí hậu. Đất còn là túi lọc chuyển nước bề mặt thành nước ngầm và chứa trong lòng nó vô khối mạch nước tinh khiết. Đất điều hoà lưu lượng nước trên hành tinh. Đất có vai trò quan trọng như vậy, nó không chỉ quan trọng với mọi thứ mà còn đặc biệt quan trọng đối với nguồn nước.Mặc dù thấy được vai trò của tài nguyên đất nhưng dự án cấp nước sông Đà không thể không tác động đến tài nguyên đất. Tuy vậy dự án sẽ chỉ tác động ở mức độ nhỏ nhất định nếu chủ đầu tư dự án biết cách sử dụng hợp lý. Công trình cấp nước để có thể xây dựng được cần phải có một diện tích đất đai, trong quá trình xây dựng vận hành người ta cũng sẽ vứt vào đất một lượng thải nhất định nhưng chưa đến mức nguy hại cho đất, nước thải cũng được xử lý trước khi đổ vào đất. Tuy nhiên, do sông Đà thuộc vùng nhiệt đới, mưa nhiều, khoáng hoá mạnh cùng với việc xây dựng công trình cấp nước sông Đà phải đào xới phải mất một diện rừng nhất định lên rất dễ bị sạt lở, dễ bị rửa trôi, bào mòn, sự màu mỡ của đất dễ bị thoái hoá. Do đó trong quá trình xây dựng tránh đào bới quá nhiều đồng thời sau khi xây dựng song phải đầu tư trồng lại rừng tại những chỗ có thể trồng và trong khi vận hành tránh để đổ, tràn nước xối vào đất nhất là không để những chất hoá học đổ ra đất.
3.2 Phân tích lợi ích
3.2.1 Lợi ích kinh tế đem lại trực tiếp từ dự án
Xác định giá tiêu thụ nước sạch
*Nguyên tắc định giá nước sạch
-Định giá nước sạch phải thể hiện được đường lối quan điểm, chính sách của đảng và nhà nước trong mối quan hệ mật thiết giữa phát triển kinh tế và đời sống xã hội.
-Giá nước sạch phải đảm bảo tính đúng tính đủ các yếu tố của chi phí trpng quá trình sản xuất, phân phối và tiêu thụ nước sạch để các doanh nghiệp kinh doanh nước sạch duy trì và phát triển.
-Giá nước sạch phải được quy định cụ thể và hợp lý cho từng đối tượng tiêu thụ nước sạch nhằm khuyến khích các hộ sử dụng nước tiết kiệm, tránh lãng phí.
Xác định giá tiêu thụ nước sạch bình quân khi chưa có thuế giá trị gia tăng(VAT)
Gttbq = GTtb / SLtp +Tnct + Ftn
Trong đó:
Gttbq: giá tiêu thụ bình quân
GTtb: giá thành toàn bộ của sản phẩm nước sạch
SLtp: sản lượng nước thương phẩm
SLtp =SLsx - SLhh
SLsx: sản lượng nước sản xuất
SLhh: sản lượng nước hao hụt
Tnct: thu nhập chịu thuế( lợi nhuận định mức)
Ftn: phí thoát nước
Thu nhập chịu thuế: do UBND tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương căn cứ những quy định hiện hành về chế độ quản lý tài chính để quy định cụ thể cho từng doanh nghiệp.
Phí thoát nước: căn cứ tình hình thực tế của từng địa phương cần thiết bổ sung hệ thống thoát nước để nối vào hệ thống thoát nước chung. Chủ tịch UBND tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương quy định cụ thể, nhưng phí thoát nước quy định không dưới 10% giá vốn sản xuất nước sạch. Số tiền thu về chi phí thoát nước do UBND tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào luật ngân sách để quy định việc quản lý, nhằm phục vụ cho việc đầu tư phát triển hệ thống thoát nước, khoản tiền này không phụ thuộc vào thu nhập của các doanh nghiệp sản xuất nước sạch( theo thông tư liên tịch, hướng dẫn phương pháp định giá và thẩm quyền quy định giá tiêu thụ nước sạch đô thị, khu công nghiệp, cụm dân cư nông thôn), Bộ xây dựng –Ban vật giá chính phủ.
GTtb = 217.385,358 (triệu đồng)
SLtp =98,55 (triệu m3)
TNct =3% 217.385,358 /98,55 = 66,15 (đồng)
Ftn =10% 217.385,358 /98,55 =220,5 (đồng)
ịGttbq =217.385,358/ 98,55 +66,15 +220,5 =2.492 (đồng/ m3)
( thu nhập chiụ thuế 3%, phí thoát nước 10% căn cứ vào Thông tư liên tịch số 02/1999/TTLT/BXD –BVGCP )
Theo điều luật 07 thuế giá trị gia tăng, đối với nước sạch phục vụ sinh hoạt và sản xuất do các cơ sở sản xuất kinh doanh và khai thác từ nguồn nước thiên nhiên bán cho các đối tượng khác, mức thuế suất quy định là 5%. Và giá tính thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá dịch vụ là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng.
Bảng 3.8- Bảng giá tiêu thụ nước sạch bình quân năm và tổng thuế từng năm
STT
Năm
Gía bán
Lượng nước bán (Triệu m3)
Doanh thu bán
Thuế (5%)
nước
1
2007
2.492,00
87,6
218.299,20
10.914,96
2
2008
2.492,00
89,79
223.756,68
11.187,83
3
2009
3.300,00
90,885
299.920,50
14.996,03
4
2010
3.300,00
93,075
307.147,50
15.357,38
5
2011
3.500,00
93,075
325.762,50
16.288,13
6
2012
3.500,00
95,265
333.427,50
16.671,38
7
2013
3.500,00
97,455
341.092,50
17.054,63
8
2014
3.500,00
98,550
344.925,00
17.246,25
9
2015
4.200,00
98,550
413.910,00
20.695,50
10
2016
4.200,00
98,550
413.910,00
20.695,50
11
2017
4.200,00
98,550
413.910,00
20.695,50
12
2018
4.200,00
98,550
413.910,00
20.695,50
13
2019
5.000,00
98,550
492.750,00
24.637,50
14
2020
5.000,00
98,550
492.750,00
24.637,50
15
2021
5.000,00
98,550
492.750,00
24.637,50
16
2022
5.000,00
98,550
492.750,00
24.637,50
17
2023
6.800,00
98,550
670.140,00
33.507,00
18
2024
6.800,00
98,550
670.140,00
33.507,00
19
2025
6.800,00
98,550
670.140,00
33.507,00
20
2026
6.800,00
98,550
670.140,00
33.507,00
21
2027
7.500,00
98,550
739.125,00
36.956,25
22
2028
7.500,00
98,550
739.125,00
36.956,25
23
2029
7.500,00
98,550
739.125,00
36.956,25
24
2030
7.500,00
98,550
739.125,00
36.956,25
25
2031
8.200,00
98,550
808.110,00
40.405,50
26
2032
8.200,00
98,550
808.110,00
40.405,50
27
2033
8.200,00
98,550
808.110,00
40.405,50
28
2034
8.200,00
98,550
808.110,00
40.405,50
29
2035
9.000,00
98,550
886.950,00
44.347,50
30
2036
9.000,00
98,550
886.950,00
44.347,50
31
2037
9.000,00
98,550
886.950,00
44.347,50
32
2038
9.000,00
98,550
886.950,00
44.347,50
33
2039
11.800,00
98,550
1.162.890,00
58.144,50
34
2040
11.800,00
98,550
1.162.890,00
58.144,50
35
2041
11.800,00
98,550
1.162.890,00
58.144,50
36
2042
11.800,00
98,550
1.162.890,00
58.144,50
37
2043
11.800,00
98,550
1.162.890,00
58.144,50
Tổng cộng
3.603,65
24.252.721,38
1.212.636,07
Để dự án có khả năng đầu tư mở rộng sản xuất và thay thế thiết bị trong các năm sau 2004, giá nước được đề xuất phải cao hơn so với tính toán và phải nằm trong giới hạn có thể chấp nhận được đối với người tiêu thụ.
Lợi ích đem lại từ dự án
Chỉ tiêu kết quả kinh doanh đầu tiên cần đánh giá là doanh thu của công trình từ việc kinh doanh nước sạch. Dựa trên bảng giá và sản lượng dự kiến sản xuất hàng năm chúng ta có bảng doanh thu như sau:
Bảng 3.9- Bảng tính doanh thu hàng năm
STT
Năm
Lượng nước sản xuất (triệu m3)
Tỷ lệ thất thu (%)
Lượng nước thất thu (triệu m3)
Lượng nước bán (Triệu m3)
Giá (nghìn đồng)
Doanh thu (triệu đồng)
1
2007
109,5
20
21,9
87,6
2.492
218.299,20
2
2008
109,5
18
19,71
89,79
2.492
223.756,68
3
2009
109,5
17
18,615
90,885
3.300
299.920,50
4
2010
109,5
15
16,425
93,075
3.300
307.147,50
5
2011
109,5
15
16,425
93,075
3.500
325.762,50
6
2012
109,5
13
14,235
95,265
3.500
333.427,50
7
2013
109,5
11
12,045
97,455
3.500
341.092,50
8
2014
109,5
10
10,95
98,55
3.500
344.925,00
9
2015
109,5
10
10,95
98,55
4.200
413.910,00
10
2016
109,5
10
10,95
98,55
4.200
413.910,00
11
2017
109,5
10
10,95
98,55
4.200
413.910,00
12
2018
109,5
10
10,95
98,55
4.200
413.910,00
13
2019
109,5
10
10,95
98,55
5.000
492.750,00
14
2020
109,5
10
10,95
98,55
5.000
492.750,00
15
2021
109,5
10
10,95
98,55
5.000
492.750,00
16
2022
109,5
10
10,95
98,55
5.000
492.750,00
17
2023
109,5
10
10,95
98,55
6.800
670.140,00
18
2024
109,5
10
10,95
98,55
6.800
670.140,00
19
2025
109,5
10
10,95
98,55
6.800
670.140,00
20
2026
109,5
10
10,95
98,55
6.800
670.140,00
21
2027
109,5
10
10,95
98,55
7.500
739.125,00
22
2028
109,5
10
10,95
98,55
7.500
739.125,00
23
2029
109,5
10
10,95
98,55
7.500
739.125,00
24
2030
109,5
10
10,95
98,55
7.500
739.125,00
25
2031
109,5
10
10,95
98,55
8.200
808.110,00
26
2032
109,5
10
10,95
98,55
8.200
808.110,00
27
2033
109,5
10
10,95
98,55
8.200
808.110,00
28
2034
109,5
10
10,95
98,55
8.200
808.110,00
29
2035
109,5
10
10,95
98,55
9.000
886.950,00
30
2036
109,5
10
10,95
98,55
9.000
886.950,00
31
2037
109,5
10
10,95
98,55
9.000
886.950,00
32
2038
109,5
10
10,95
98,55
9.000
886.950,00
33
2039
109,5
10
10,95
98,55
11.800
1.162.890,00
34
2040
109,5
10
10,95
98,55
11.800
1.162.890,00
35
2041
109,5
10
10,95
98,55
11.800
1.162.890,00
36
2042
109,5
10
10,95
98,55
11.800
1.162.890,00
37
2043
109,5
10
10,95
98,55
11.800
1.162.890,00
So sánh lợi ích đạt được khi xây dựng dự án cấp nước trên sông Đà so với dự án cấp nước dưới Hà Nội
Lưu vực sông Đà có dạng thuôn dài theo hướng Tây Bắc -Đông Nam. Cao trình của lưu vực tương đối cao, khoảng 70% diện tích phần lưu vực sông Đà từ biên giới Việt Trung về tới Pa Vinh có độ cao trên từ 500 m đến 1.500 m và 14% có độ cao trên 1.500 m. Nhờ ưu thế địa hình này, nên việc xây dựng dự án cấp nước trên sông Đà sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất hay chi phí điện năng hơn so với các dự án thực hiện dưới đồng bằng ở Hà Nội. Với địa thế cao hơn so với Hà Nội, dự án sông Đà chỉ cần sử dụng điện để hút nước thô, lọc nước còn quá trình vận chuyển nước sạch về Hà Nội không cần phải sử dụng điện năng mà dựa vào áp lực của nước tự chảy từ trên cao xuống. Do đó chi phí tiền điện cho dự án cấp nước sông Đà là 0,3353 Kwh/ m3, trong khi chi phí tiền điện cho dự án Cáo Đỉnh ở Từ Liêm là 0,45 Kwh/ m3 và chi phí tiền điện cho dự án cấp nước Gia Lâm là 0,54 Kwh/ m3. Như so với Cáo Đỉnh, dự án sông Đà tiết kiệm hơn 0,45 –0,3353 =0,1147 Kwh/ m3 còn so với dự án Gia Lâm thì tiết kiệm hơn 0,54 –0,3353 =0,2047 Kwh/ m3.
Ngoài việc tiết kiệm chi phí điện năng hơn, dự án cấp nước sông Đà còn tiết kiệm được chi phí xây dựng hơn so với các dự án ở Hà Nội
Hoà Bình là vùng có diện tích tương đối rộng, dân cư thưa thớt và lưu lượng nước lớn nên rất thuận tiện cho việc xây dựng một dự án cấp nước có công suất lớn, quy mô rộng. Trong khi đó ở Hà Nội, dân cư thì đông đúc, diện tích thì chật hẹp, nhà cửa đường xá thì nhiều nên rất khó khăn cho việc xây dựng nhà máy sản xuất nước quy mô lớn mà xây thành nhiều nhà máy cấp nước nhỏ. Tuy nhiên, việc xây dựng nhiều nhà máy có công suất nhỏ lại gây ra rất nhiều chi phí và tốn kém cho nhà nước và nhân dân. Riêng việc đền bù giải phóng mặt bằng ở Hà Nội cũng quá khó khăn hơn nhiều so với dự án cấp nước sông Đà, ở Hà Nội để xây dựng một nhà máy cấp nước như nhà máy cấp nước Cáo Đỉnh với công suất 30.000 m3/ ngđ đã phải mất hơn 400 tỷ hay để xây dựng nhà máy cấp nước Gia Lâm cũng công suất 30.000 m3/ ngđ cũng phải mất đến 394 tỷ. Trong khi dự án cấp nước sông Đà với công suất 300.000 m3/ ngđ chỉ mất có 884 tỷ. Do đó việc lựa chọn xây dựng dự án cấp nước sông Đà sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí xây dựng tương đối lớn. Ngoài ra, việc xây dựng dự án cấp nước trên sông Đà còn tạo được nhiều lợi ích môi trường hơn như bảo vệ được nguồn nước ngầm, phòng chốn được thiên tai lũ lụt cho Hà Nội. Do đó việc xây dựng dự án cấp nước trên sông Đà có nhiều khả thi, ưu điểm hơn so với dự án cấp nước dưới Hà Nội.
3.2.2 Những lợi ích kinh tế về xã hội và môi trường
Bất kỳ hoạt động kinh tế xã hội nào cũng tác động ít nhiều đến môi trường. Tuỳ theo hành động của con người mà sự tác động đó diễn ra theo chiều hướng tốt hay xấu. Không những thế, các hoạt động kinh tế xã hội đó còn tác động trở lại chính con người. Nó có thể làm cho cuộc sống của con người trở nên tốt hơn hoặc cũng có thể làm cho cuộc sống của con người xấu đi. Nó tác động trực tiếp hay gián tiếp đến sức khoẻ của con người, đến điều kiện lao động và nghỉ ngơi, làm tăng hoặc giảm năng suất lao động, đặc biệt còn tác động đến hiệu suất sử dụng tài nguyên là những nguồn không thể hoặc ít có khả năng phục hồi tốt. Trong nhiều trường hợp, những tác động đối với xã hội môi trường của các hoạt động kinh tế không phải bao giờ cũng đo được một cách chính xác mà phải xác định một cách gián tiếp qua các sự việc khác, chỉ tiêu khác. Ví dụ như, việc cung cấp nước sạch cho dân cư sẽ góp phần giảm bệnh tật giảm ô nhiễm; việc giảm bệnh tật tức làm giảm chi phí bảo hiểm xã hội, chi phí chữa bệnh, giảm thiệt hại do đau ốm không tham gia vào hoạt động sản xuất; giảm ô nhiễm góp phần cải thiện điều kiện lao động, nâng cao năng suất lao động. Khi xây dựng dự án cấp nước sông Đà, ngoài những lợi ích thu được trực tiếp từ hoạt động kinh doanh nước sạch mà dự án cung cấp 300.000 m3 nước/ ngày đêm cho thành phố Hà Nội, dự án còn mang lại những lợi kinh tế về mặt xã hội và môi trường như: nâng cao sức khoẻ cho dân cư (giảm bệnh tật, giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em, tăng tuổi thọ người già), cải thiện điều kiện sống cho người dân, góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm cho thành phố Hà Nội đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế dịch vụ không những vùng Hoà Bình mà cho cả thành phố Hà Nội. Trong những lợi ích kinh tế về xã hội và môi trường như trên, có những lợi ích không phù hợp cho việc định lượng, ví dụ bảo vệ nguồn nước ngầm, hoặc rất khó định lượng và cần có thời gian, tiền của cũng như những thông tin đầy đủ hơn nữa sau khi dự án đi vào hoạt động. Với lý do đó, ở đây tôi chỉ xin định lượng lợi ích kinh tế thu được từ việc giảm các căn bệnh có nguyên căn từ nước và lợi ích từ việc giảm thời gian đi lấy nước của các hộ gia đình còn các loại lợi ích khác chỉ nêu và phân tích định tính.
Lợi ích kinh tế của dự án trong việc nâng cao sức khoẻ cho người dân
Nước là thành phần cơ bản, là yếu tố quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia cũng như toàn nhân loại. Nhu cầu về nước cho các hoạt động đời sống hàng ngày của con người là rất quan trọng, thiết yếu và không thể thiếu. Để tồn tại và phát triển, con người cần phải được cung cấp bởi một lượng nước nhất định. Nếu thiếu nước hay sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm không đảm bảo vệ sinh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Những bệnh thường gặp do thiếu nước hoặc do sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh gây ra là bệnh đường ruột, bệnh giun đũa, bệnh đau mắt và bệnh ngoài da. Những thiệt hại về con người và tiền của do các bệnh này gây ra thật nghiêm trọng và ngày càng gia tăng, 2 tỷ người chịu rủi rovì bệnh sốt rét, trong đó 100 triệu người có thể bị ảnh hưởng bất cứ lúc nào và hàng năm số người tử vong vì căn bệnh này là 2 triệu người. Ngoài ra có khoảng 2 tỷ trường hợp khác bị mắc bệnh tiêu chảy và số tử vong hàng năm là 2,2 triệu người, mầm mống bệnh tiêu chảy khá đa dạng, song chủ yếu vẫn là vi trùng Ecoli trong nước nhiễm bẩn. Các bệnh lây nhiễm đường ruột do giun làm khổ sở 10% dân số ở các nước đang phát triển. Có tới 6 triệu người bị mù do bệnh đau mắt hột, khoảng 200 triệu người khác bị ảnh hưởng do bệnh sán máng là nguyên nhân gây bệnh giun trong máu. Với những con số khổng lồ về số người nhiễm bệnh và chết do nguồn nước và điều kiện vệ sinh không đảm bảo gây ra là thật sự quá lớn. Từ đó không chỉ làm tăng chi phí khám chữa bệnh mà còn ảnh hưởng đến năng suất lao động, ảnh hưởng đến hoạt động phát triển của mỗi quốc gia. Do đó chúng ta phải nhanh chóng có biện pháp khắc phục. Một trong những giải pháp để khắc phục các thiệt hại đó là xây đựng một hệ thống cấp nước sạch đủ đảm bảo cung cấp cho người dân, nhằm tiết kiệm chi phí chữa bệnh và nâng cao sức khoẻ để tham gia tốt công tác sản xuất.
Ước tính lợi ích kinh tế thu được từ việc giảm các căn bệnh có nguyên căn từ nước đối với dân cư thành phố Hà Nội
Hà Nội là thủ đô của đất nước, là trung tâm phát triển kinh tế xã hội. Mặc dù vấn đề nước sạch đã được nhà nước quan tâm từ lâu và đầu tư nhiều tuy nhiên vẫn xảy ra tình trạng thiếu nước ở nhiều nơi. Với nguy cơ mực nước ngầm đang giảm dần và nhu cầu nước ngày càng gia tăng thì hiện tượng thiếu nước ngày càng phân bố rộng đặc biệt ở các khu phố cổ, khu tập thể đông dân và những khu cư trú tạm của dân nghèo di cư từ nông thôn ra thành thị để kiếm việc làm. Do không đủ nước nên nhiều chỗ phải sử dụng nguồn nước không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thậm chí bị ô nhiễm khiến cho người dân mắc phải một số căn bệnh như: bệnh đường tiêu hoá, bệnh đau mắt và bệnh ngoài da. Theo điều tra của sở ytế năm 2002 ta có mô hình bệnh tật của nội ngoại thành Hà Nội như sau:
Bảng 3.10 - Mô hình bệnh tật của nội ngoại thành Hà Nội
Các bệnh
Nội thành
Ngoại thành
n
%
N
%
Bệnh cao huyết áp
46
7,6
59
9,8
Bệnh tim
10
1,6
7
1,16
Viêm phế quản
24
4
75
12,5
Tai mũi họng
213
35,5
159
26,5
Bệnh mắt
5
0,83
14
2,33
Đường tiêu hoá
10
1,6
51
8,5
Bệnh dạ dầy
19
3,16
47
7,83
Bệnh ngoài da
12,6
2,1
40
6,66
Bệnh khác
50
8,33
105
17,5
Nguồn : sở y tế Hà Nội – 2002
Số liệu điều tra từ bốn quận huyện, hai quận là Đống Đa và Hoàn Kiếm, hai huyện là Thanh Trì và Từ Liêm; mỗi quận huyện là 300 người, tổng số là 1200 người. Từ bảng số liệu trên, ta thấy bệnh mắt tỷ lệ nhiễm bệnh khoảng 1,58%, bệnh đường tiêu hoá tỷ lệ nhiễm bệnh khoảng 5,05%, bệnh ngoài da tỷ lệ nhiễm bệnh khoảng 4,38%. Trong khi đó dự án cấp nước sông Đà công suất 300.000 m3/ ngày đêm, với nhu cầu nước 250 lít/ người/ ngày thì dự án có khả năng đáp ứng cho 1.200.000 người. Qua số liệu trên, ta có thể ước tính số bệnh nhân cho bệnh tiêu hoá, bệnh đau mắt, bệnh ngoài da như sau. Tuy nhiên, để cho khách quan cũng phải nói thêm rằng số bệnh nhân mắc các căn bệnh này không chỉ do một nguyên nhân về nước mà còn do một số nguyên nhân khác. Song đây cũng là một giả định là cơ sở để tham khảo giúp cho việc phân tích, đánh giá tác động của môi trường nước đối với sức khoẻ cộng đồng.
Bảng 3.11 Số người nhiễm bệnh năm 2002
Đơn vị: người
Bệnh
Tỷ lệ nhiễm bệnh
Số bệnh nhân
Đường tiêu hoá
5,05
60.600
Bệnh ngoài da
4,38
52.560
Bệnh đau mắt
1,58
18.960
Tổng
11,01
132.120
Người ta cho rằng tỷ lệ mắc các chứng bệnh này sẽ giảm đi 40% so với mức trên nếu có hệ thống cung cấp nước đầy đủ, hợp vệ sinh và chi phí khám chữa bệnh bình quân cho mỗi bệnh nhân là 520.000 đồng/ người/ năm. Khi chưa được cấp nước đầy đủ tỷ lệ nhiễm bệnh là 11,01% tương ứng có 132.120 người mắc bệnh. Do đó khi có nước, tỷ lệ này sẽ giảm đi 40%, tương ứng số người mắc bệnh sẽ giảm là :
40% *132.120 = 52.848 (người)
ị Lợi ích kinh tế thu được từ việc giảm tỷ lệ người nhiễm bệnh là:
52.848 (người) *520.000 đồng/ người/ năm =27.480,96 triệu/ năm
Như vậy,nếu dự án được thực thi, nước sạch được cung cấp, thì mỗi năm sẽ giảm được 27.480,96 triệu chi phí khám chữa bệnh cho thành phố Hà Nội. Không những bảo vệ sức khoẻ cho dân cư mà còn góp phần vào phát triển kinh tế xã hội .
Lợi ích kinh tế của dự án thu được do việc giảm thời gian đi lấy nước của các hộ gia đình
Con người muốn sống và tồn tại cần phải có nước. Nước là yếu tố thiết yếu cho cuộc sống của mọi người. Nó ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện sống. Nếu nước đủ và đảm bảo vệ sinh sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Ngược lại nếu không đảm bảo đủ nước sạch sẽ ảnh hưởng xấu cho đời sống dân cư, những nhu cầu tối thiểu cho đời sống sinh hoạt cũng không đáp ứng được đó là ăn, mặc, ở. Nước sạch không đủ buộc con người phải sử dụng nước không đảm bảo vệ sinh, buộc con người phải tranh giành nhau trong việc sử dụng nước, trong việc lấy nước. Do đó nếu công trình cấp nước sông Đà đi vào hoạt động, thì một phần người dân thiếu nước sạch sẽ được sử dụng nguồn nước sạch đảm bảo chất lượng, các điều kiện vệ sinh từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải thiện , nâng cao đời sống góp phần giảm tỷ lệ người mắc bệnh, giảm căng thẳng tâm lý và nỗi khổ bị thiếu nước đồng thời tạo cơ hội, thời gian cho mọi người tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí. Đặc biệt đối với phụ nữ ,trẻ em là những người luôn cần được quan tâm chăm sóc nhưng lại là đối tượng phải đi lấy nước nên khi nước được cấp đầy đủ đã tiết kiệm được rất nhiều công sức và thời gian của phụ nữ và trẻ em; giúp phụ nữ, trẻ em có thời gian rỗi để nghỉ ngơi vui chơi giải trí. Theo kết quả điều tra qua phỏng vấn trong khu vực chưa được cấp nước máy có 45% số hộ dân mất từ 12 –40 phút và 22% số hộ dân mất từ 40- 60 phút hàng ngày cho việc lấy nước. Vì vậy, sau khi có hệ thống cấp nước sạch, phần lớn phụ nữ và trẻ em sẽ được giải phóng khỏi trách nhiệm nặng nề này. Không những họ có thời gian để nghỉ ngơi mà còn có thời gian cơ hội để tham gia làm những công việc khác. Với nhu cầu nước cho một người là 250 lít/ ngày thì dự án cấp nước sông Đà có khả năng cấp nước cho 300.000.000/250 người tức 1.200.000 người. Nếu trung bình một hộ dân có 5 người thì dự án có khả năng đáp ứng cho 1.200.000 /5 hộ hay 240.000 hộ. Qua tính toán ta có số hộ và thời gian đi lấy nước tiết kiệm được trong một ngày như sau:
Bảng 3.12 :Số hộ và thời gian lấy nước tiết kiệm được
STT
tỷ lệ %
Số hộ
Thời gian lấy nước trong 1ngđ ( giờ)
Tổng thời gian ( giờ )
1
45
108.000
0,45
48.600
2
22
52.800
0,85
44.880
3
33
79.200
0
0
100
240.000
93.480
Với chi phí cơ hội cho một giờ đi lấy nước là 500 đồng
ịLợi ích kinh tế do giảm 93.480 giờ là
93.480 giờ * 500 đồng / giờ = 46,74 triệu/ ngày
ịLợi ích kinh tế thu được khi có đủ nước sạch cung cấp cho các hộ gia đình trong một năm là:
46,74 triệu /ngày * 365 ngày =17.060,1 triệu/ năm
Lợi ích kinh tế của dự án thu được thông qua việc bảo vệ nguồn nước ngầm đang bị hạ thấp của thành phố hà Nội
Nguồn nước cung cấp cho các hoạt động sinh hoạt, công nghiệp hiện nay của Hà Nội 100% là nước ngầm. Nguồn nước ngầm này có chất lượng tốt, đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu của các hoạt động sinh hoạt, phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, nó đang ngày càng bị suy giảm, mực nước ngầm đang dần hạ thấp từ 3- 4 m. Nguyên nhân là do tốc độ đô thị hoá quá nhanh, hàng trăm nghìn m2 ao hồ trước đây góp phần cấp nước cho tầng chứa nước bị lấp nên không còn khả năng cung cấp nước nữa. Đồng thời mỗi năm Hà Nội có hàng vạn cọc các loại đóng vào đất, trong đó không ít cọc sâu vào tầng chứa nước nhằm gia cố nền móng công trình, các cọc này đã làm giảm tính thấm nước của đất đá. Đặc biệt hơn nữa là do quá trình khai thác, hút nước ngầm quá nhiều, ở Hà Nội hiện nay không chỉ có công ty kinh doanh nước sạch khai thác nước mà có hàng trăm cơ quan không có trách nhiệm kinh doanh nước sạch khác cũng khai thác. Việc khai thác quá nhiều nước ngầm mà không có biện pháp bảo vệ đã làm cho nguồn nước ngầm bị suy giảm không chỉ về số lượng mà cả về chất lượng. Từ đó làm ảnh hưởng đến công suất, trữ lượng khai thác của các nhà máy nước ở Hà Nội dẫn đến tình trạng không đáp ứng đủ cho nhu cầu của người dân. Điều nguy hại hơn là do nguồn nước ngầm bị suy giảm dẫn đến tình trạng xâm thực của nước biển, sự sụt lún của nền đất làm ảnh hưởng đến các công trình công cộng và nhà cửa của nhân dân. Do đó khi dự án cấp nước sông Đà cho thành phố Hà Nội được xây dựng sẽ góp phần làm giảm bớt áp lực cấp nước cho các nhà máy nước Hà Nội từ đó góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm, giảm nguy cơ cạn kiệt nguồn nước ngầm.
Lợi ích kinh tế của dự án thu được từ các hiệu quả môi trường và xã hội khác
Lợi ích kinh tế thu được từ việc thúc đẩy các ngành sản xuất kinh doanh, dịch vụ phát triển
Nước là một yếu tố đầu vào quan trọng trong các ngành sản xuất công nghiệp cũng như nông nghiệp, đặc biệt đối với ngành sản xuất công nghiệp nhẹ như công nghiệp dệt, may mặc, chế biến lương thực thực phẩm và các ngành sản xuất kinh doanh dịch vụ du lịch lại rất cần một hệ thống cung cấp nước đầy đủ với chất lượng cao. Nếu hệ thống cung cấp nước đầy đủ sẽ góp phần vào tăng năng suất lao động, năng suất sử dụng tài nguyên từ đó có thể làm giảm giá thành và tiếp cận được thị trường một cách nhanh chóng. Nước là yếu tố đầu vào không thể thiếu, nó cần thiết để bảo đảm cho các hoạt động sản xuất được diễn ra một cách liên tục. Nếu không đủ nước thì tất cả mọi hoạt động sản xuất đều không có khả năng duy trì được. Do đó việc cung cấp nước đầy đủ đã tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành sản xuất hoạt động và phát triển từ đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển hơn.
Lợi ích kinh tế thu được từ việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng vùng Hoà Bình
Tây Bắc nói chung và lưu vực sông Đà nói riêng là vùng có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất cả nước. Hoạt động dịch vụ và thương mại chưa đáng kể, tập chung chủ yếu vào các thị xã và thị trấn nhỏ. Hệ thống giao thông thuỷ bộ đều kém phát triển, phương tiện giao thông ít ỏi, trình độ dân trí thì thấp. Tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu nước sạch, thiếu những điều kiện tối thiểu về vệ sinh môi trường và cơ sở chăm sóc sức khoẻ cho dân cũng phổ biến tại vùng này. Do đó khi dự án cấp nước sông Đà được đầu tư xây dựng sẽ góp phần phát triển kết cấu hạ tầng của vùng, hoạt động giao thông sẽ phát triển hơn tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có thể đi lại trao đổi mua bán với nhau và với các vùng khác đồng thời hình thành các dịch vụ, hoạt động kinh doanh mới. Không những thế người dân không chỉ có điều kiện vệ sinh, điều kiện sống tốt hơn mà trình độ dân trí cũng cao hơn.
Lợi ích kinh tế xã hội thu được từ việc điều hoà chế độ thuỷ văn bảo dảm an toàn về lũ cho vùng hạ lưu vùng Hoà Bình
Vùng sông Đà có lượng mưa tương đối phong phú, lượng dòng chảy hàng năm của sông Đà tại Hoà Bình là 55,6 tỷ m3, cung cấp một lượng nước lớn phục vụ cho nhu cầu nông nghiệp của nhân dân. Tuy nhiên vào trong mùa lũ thì lượng nước sông Đà lại rất nguy hiểm. Nó ảnh hưởng lớn không chỉ vùng Hoà Bình mà cả vùng hạ lưu của Hoà Bình. Đỉnh lũ cao nhất xuất hiện vào tháng 7 –8, các đỉnh lũ cách nhau khoảng 10 ngày, có khi chỉ 3 –5 ngày nếu có mưa liên tiếp. Lũ không những làm sạt lở đất đá, cây cối, cuốn trôi mọi thứ, độ màu mỡ phì nhiêu của đất mà còn tác động lớn đến con người gây tình trạng ngập lụt, phá huỷ nhà cửa, nguy hại đến tính mạng. Do đó khi công trình cấp nước sông Đà được xây dựng, nó phần nào làm giảm lưu lượng nước vào mùa lũ của sông Đà, điều hoà dòng chảy ổn định hơn, góp phần bảo vệ cuộc sống nhân dân vùng hạ lưu trong đó bao gồm cả thủ đô Hà Nội.
Hiệu quả đầu tư dự án
Nguồn vốn
Tổng số vốn cho toàn bộ công trình là 883.500 triệu
Thời gian xây dựng công trình là 3 năm từ 2004 –2006
Theo các bước như đã tính ở trên, ta có giá thành và giá tiêu thụ 1m3 nước như sau:
Giá thành 1m3 nước là: 2.205 đồng/ m3
Giá tiêu thụ 1m3 nước là: 2.492 đồng/ m3
Phân tích chỉ tiêu NPV đánh giá hiệu quả đầu tư dự án
Nguồn vốn đầu tư vay với lãi suất 6,5%
ịHệ số chiết khấu r = 0,065
chọn mốc thời gian là 1/1/2007
Trong dự án đầu tư, thu nhập hiện tại ròng của dự án NPV thể hiện lợi nhuận thu được trong thời gian hoạt động của dự án.
Giá trị hiện tại ròng NPV thuần tuý
NPV= ồ Bt /(1+ r)t
Bt :lợi ích năm t
R: lãi suất chiết khấu
N: số năm hoạt động
Từ tính toán phần trước ta có bảng chi phí hàng năm như sau:
Bảng 3.13- Chi phí hàng năm
Đơn vị: Triệu đồng
STT
Năm
chi phí thay thế thiết bị
Vận hành bảo dưỡng
Trả vốn và lãi
Phí thoát nước
Thuế VAT
Tổng chi phí
1
2004
12.090,00
12.090,00
2
2005
34.759,00
34.759,00
3
2006
57.427,50
57.427,50
4
2007
100.380,10
57.427,50
18.146,99
10.914,96
186.869,55
5
2008
106.904,81
57.427,50
18.799,46
11.187,83
194.319,60
6
2009
113.853,62
57.427,.50
19.494,34
14.996,03
205.771,49
7
2010
121.254,10
57.427,50
20.234,39
15.357,38
214.273,37
8
2011
129.135,62
57.427,50
21.022,54
16.288,13
223.873,79
9
2012
137.529,44
93.344,00
25.453,57
16.671,38
272.998,39
10
2013
146.468,85
90.847,00
26.097,81
17.054,63
280.468,29
11
2014
155.989,32
89.041,00
26.869,26
17.246,25
289.145,83
12
2015
166.128,63
85.853,00
27.564,39
20.695,50
300.241,52
13
2016
176.926,99
83.356,00
28.394,53
20.695,50
309.373,02
14
2017
188.427,25
80.859,00
29.294,85
20.695,50
319.276,60
15
2018
200.675,02
78.363,00
30.270,03
20.695,50
330.003,55
16
2019
213.718,89
75.866,00
31.324,72
24.637,50
345.547,11
17
2020
227.610,62
73.369,00
32.464,19
24.637,50
358.081,31
18
2021
242.405,31
70.872,00
33.693,96
24.637,50
371.608,77
19
2022
85.540
258.161,66
68.375,00
35.019,90
24.637,50
471.734,06
20
2023
274.942,17
65.878,00
36.448,25
33.507,00
410.775,42
21
2024
292.813,41
63.382,00
37.985,77
33.507,00
427.688,18
22
2025
311.846,28
60.885,00
39.639,36
33.507,00
445.877,64
23
2026
332.116,29
58.388,00
41.416,66
33.507,00
465.427,95
24
2027
353.703,84
55.900,00
43.326,61
36.956,25
489.886,70
25
2028
376.694,59
53.394,00
45.375,09
36.956,25
512.419,93
26
2029
401.179,74
50.897,00
47.573,90
36.956,25
536.606,89
27
2030
427.256,43
48.400,00
49.931,87
36.956,25
562.544,55
28
2031
455.028,09
45.904,00
52.459,44
40.405,50
593.797,03
29
2032
484.604,92
43.407,00
55.167,42
40.405,50
623.584,84
30
2033
516.104,24
40.910,00
58.067,65
40.405,50
655.487,39
31
2034
549.651,01
38.413,00
61.172,63
40.405,50
689.642,14
32
2035
585.378,33
60.904,06
44.347,50
690.629,89
33
2036
623.427,92
64.709,02
44.347,50
732.484,44
34
2037
85.540
663.950,74
68.761,30
44.347,50
862.599,54
35
2038
707.107,53
73.076,98
44.347,50
824.532,01
36
2039
753.069,52
77.673,18
58.144,50
888.887,20
37
2040
802.019,04
82.568,13
58.144,50
942.731,67
38
2041
854.150,28
87.781,26
58.144,50
1.000.076,04
39
2042
909.670,05
93.333,23
58.144,50
1.061.147,78
40
2043
968.798,60
99.246,09
58.144,50
1.126.189,19
Phí thoát nước = 10% (chi phí vận hành bảo dưỡng + trả vốn lãi)
Bảng 3.14- Giá trị hiện tại thời của dự án
STT
Năm
Tổng chi phí (1)
Doanh thu (2)
Lợi nhuận thuần (3=2-1)
Thuế TN (32%) (4=3*0,32)
Lãi ròng (5=3-4)
Bt/(1+r)^t
1
2004
12.090,00
-12.090,00
-12.090,00
2
2005
34.759,00
-34.759,00
-34.759,00
3
2006
57.427,50
-57.427,50
-57.427,50
4
2007
186.869,55
218.299,20
31.429,65
10.057,49
21.372,16
20.067,76
5
2008
194.319,60
223.756,68
29.437,08
9.419,87
20.017,21
18.842,97
6
2009
205.771,49
299.920,50
94.149,01
30.127,68
64.021,33
16.571,23
7
2010
214.273,37
307.147,50
92.874,13
29.719,72
63.154,41
49.765,26
8
2011
223.873,79
325.762,50
101.888,71
32.604,39
69.284,32
46.095,19
9
2012
272.998,39
333.427,50
60.429,11
19.337,32
41.091,79
47.482,91
10
2013
280.468,29
341.092,50
60.624,21
19.399,75
41.224,46
26.442,83
11
2014
289.145,83
344.925,00
55.779,17
17.849,33
37.929,84
24.909,11
12
2015
300.241,52
413.910,00
113.668,48
36.373,91
77.294,57
21.519,61
13
2016
309.373,02
413.910,00
104.536,98
33.451,83
71.085,15
41.176,83
14
2017
319.276,60
413.910,00
94.633,40
30.282,69
64.350,71
35.557,66
15
2018
330.003,55
413.910,00
83.906,45
26.850,06
57.056,39
30224,4261
16
2019
345.547,11
492.750,00
147.202,89
47.104,92
100.097,97
25.162,82
17
2020
358.081,31
492.750,00
134.668,69
43.093,98
91.574,71
41.450,59
18
2021
371.608,77
492.750,00
121.141,23
38.765,19
82.376,04
35.606,68
19
2022
471.734,06
492.750,00
21.015,94
6.725,10
14.290,84
30075,106
20
2023
410.775,42
670.140,00
259.364,58
82.996,67
176.367,91
4899,07852
21
2024
427.688,18
670.140,00
242.451,82
77.584,58
164.867,24
56771,0124
22
2025
445.877,64
670.140,00
224.262,36
71.763,96
152.498,40
49830,1063
23
2026
465.427,95
670.140,00
204.712,05
65.507,86
139.204,19
43278,5942
24
2027
489.886,70
739.125,00
249.238,30
79.756,26
169.482,04
37094,5884
25
2028
512.419,93
739.125,00
226.705,07
72.545,62
154.159,45
42406,4895
26
2029
536.606,89
739.125,00
202.518,11
64.805,80
137.712,31
36218,3921
27
2030
562.544,55
739.125,00
176.580,45
56.505,74
120.074,71
30379,6098
28
2031
593.797,03
808.110,00
214.312,97
68.580,15
145.732,82
24872,036
29
2032
623.584,84
808.110,00
184.525,16
59.048,05
125.477,11
28344,4194
30
2033
655.487,39
808.110,00
152.622,61
48.839,24
103.783,37
22915,276
31
2034
689.642,14
808.110,00
118.467,86
37.909,72
80.558,14
17796,671
32
2035
690.629,89
886.950,00
196.320,11
62.822,44
133.497,67
12970,9215
33
2036
732.484,44
886.950,00
154.465,56
49.428,98
105.036,58
20182,9883
34
2037
862.599,54
886.950,00
24.350,46
7.792,15
16.558,31
14910,8615
35
2038
824.532,01
886.950,00
62.417,99
19.973,76
42.444,23
2207,13366
36
2039
888.887,20
1.162.890,00
274.002,80
87.680,90
186.321,90
5.312,2883
37
2040
942.731,67
1.162.890,00
220.158,33
70.450,67
149.707,66
21.896,6285
38
2041
1.000.076,04
1.162.890,00
162.813,96
52.100,47
110.713,49
16.519,9133
39
2042
1.061.147,78
1.162.890,00
101.742,22
32.557,51
69.184,71
11.471,3537
40
2043
1.126.189,19
1.162.890,00
36.700,81
11.744,26
24.956,55
6.730,92
4.931.842,21
1.611.557,99
3.320.284,22
1.017.960,26
3.3.2.2- Giá trị NPV tính đến môi trường
- C:Tổng cho phí môi trường do thiệt hại từ mất đất nông nghiệp quy về 1/1/2007
C= 18.855,798*(1+0.065)3 =25.786.86
B1: tổng lợi ích môi trường từ việc nâng cao sức khỏe của dân cư quy về 1/1/2007
(1+r)n-1
B1= A1x
r(1+r) n
B1= (27.480,96x(1+0.065)37-1)/0.065x(1+0.065)37
B1=381.657,15 triệu đồng
B2: Tổng lợi ích môi trường từ việc giảm thời gian đi lấy nước quy về 1/1/2007
B2= (A2x(1+r)n-1)/(rx(1+r)n
A2: Lợi ích môi trường từ việc giảm thời gian đi lấy nước của các hộ gia đình trong một năm
B2= (17.060,1(1+0.065)37-1)/0.065(1+0.065)37=236.931,65 triệu đồng
NPV= -25.776,86 +1.017.960,26 +381.657,15 +236931,65 =161.077,22
NPV dương nên dự án khả thi về mặt kinh tế xã hội
Kết luận và kiến nghị:
* Một số kiến nghị và đề xuất:
Khi công trình cấp nước sông Đà đi vào hoạt động sẽ góp phần phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội nói riêng và toàn quốc nói chung, tăng mức độ dịch vụ cấp nước và cải thiện chất lượng nước sinh hoạt, giúp phần thoả mãn nhu cầu dùng nước với tốc độ tăng nhanh về dân số, kinh doanh thương mại và công nghiệp hiện nay.
Tuy hiệu quả của dự án hoàn toàn mang tính khả thi nhưng để nâng cao hơn nữa hiệu quả xã hội và môi trường, tôi xin đưa ra một số ý kiến như sau:
Thứ nhất: phải có sự chi trả nhất định cho việc khai thác sử dụng tài nguyên nước
Như chúng ta biết hiện nay nước sạch được coi như một loại hàng hoácó giá cả. Tuy nhiên giá cả của nó mới chỉ phản ánh những chi phí cho dịch vụ cấp nước mà chưa có chi phí cho nguyên liệu đầu vào là nước thô. Nước thô cũng là một nguyên liệu đầu vào khan hiếm nhưng lại chưa định giá được sự khan hiếm này. Hơn nữa, quyền sở hưũ tài nguyên nước ở nước ta là sở hữu toàn dân. Khi nguồn nước trong tự nhiên vẫn dồi dào và trong sạch thì chi phí trên xã hội cho việc khai thác và sử dụng chúng có thể là bằng không và không ai trong xã hội có thể bị thiệt hại. Tuy nhiên khi dân số tăng, xã hội phát triển thì nhu cầu khai thác và sử dụng nước ngày càng tăng, nếu không có sự quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả, khoa học và hợp lý thì sẽ nhanh chóng làm cạn kiệt nguồn tài nguyên quý giá này. trong khi đó các doanh nghiệp, cá nhân, tư nhân đã và đang khai thác vẫn chưa phải trả bất kể khoản chi phí nào cho việc bảo vệ và phục hồi nguồn nước cho thế hệ tương lai. Do đó nhà nước cần xây dựng và ban hành các quy chế trong việc bảo vệ và khai thác nguồn nước trong việc sử dụng và thanh toán tiền nước một cách hợp lý. Cần sửa đổi giá, xây dựng khung giá một cách phù hợp.
Giá bán nước vừa phản ánh đúng các chi phí vừa thể hiện chính sách xã hội của Đảng, Chính Phủ như chính sách đối với người nghèo, phục vụ an ninh quốc phòng.
Giá nước phải đảm bảo việc bảo vệ phục hồi nguồn nước bảo đảm cho thế hệ tương lai
Giá nước tăng luỹ tiến càng dùng nhiều nước giá càng cao, khuyến khích sử dụng nước tiết kiệm.
Thứ hai: có sự kết hợp giữa khai thác và tái sử dụng tài nguyên nước.
Nước là một bộ phận cấu thành của môi trường, là một tài nguyên hữu hạn, có thể phục hồi và tái sử dụng. Tuy nhiên chi phí cho viêc tái sử dụng là rất lớn. Tài nguyên nước của Việt nam tương đối dồi dào, nhưng nguồn nước có khả năng khai thác sử dụng lại đang có nguy cơ cạn kiệt, do nhiều nguyên nhân khác nhau: trong đó do tác động của các hoạt động sản xuất của con người là chủ yếu. Nếu các hoạt động phát triển chỉ nhìn thấy lợi ích trước mắt, lợi ích cục bộ thì rất nguy hiểm cho tài nguyên và môi trường. Xã hội càng phát triển nhu cầu sử dụng nước càng cao, nước thải càng nhiều. Nếu hoạt động khai thác không được kiểm soát, nước thải không được xử lý đúng mức sẽ nhanh chóng làm cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước. Vì vậy, song song với việc khai thác sử dụng nguồn nước cần phải có biện pháp xử lý nước thải, các biện pháp tái sử dụng nguồn nước.
Thứ ba: thiết lập sự quản lý tài nguyên nước một cách thống nhất.
Để thống nhất quản lý tài nguyên nước phải dựa trên cơ sở áp dụng luật, các văn bản dưới luật tài nguyên nước và dựa trên các nguyên tắc.
nước là tài nguyên thiên nhiên và là tài sản công cộng do nhà nước quản lý và giám sát
quyền của con người về vật chất hoặc tinh thần được sử dụng nước khác biệt với quyền sở hữu khác
Quyền sử dụng nước được nhà nước giám sát và quản lý
Sự bảo vệ cho người sử dụng hiện tại và tương lai phải phù hợp với các nhân tố có liên quan đến bảo vệ môi trường
Quyền nhà nước giám sát quyền sử dụng nước vơi những vùng bị đe doạ vì ô nhiễm hoặc do khai thác quá mức
Thứ tư: kết hợp giữa việc khai thác và bảo vệ tài nguyên nước, phát triển nguồn nước
Nước tuy rất phong phú dồi dào nhưng muồn việc khai thác được bền vững ta phải có những biện pháp bảo vệ và phát triển nguồn nước. Bảo đảm phát triển bền vững hệ sinh thái ở vùng đầu nguồn các dòng sông như bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, các biện pháp chống xói mòn đất, giảm hệ số dòng chảy trong mùa mưa lũ đến mức tối đa, giữ lại một lượng nước trong đất và lớp phủ thực vật, bổ sụng cho nguồn nước ngầm trong các mùa khô qua các dòng ngầm. ở thượng nguồn các nhánh hợp lưu của sông lớn tích cực xây dựng các ao núi để giữ nước dùng cho phát triển kinh tế. Ngoài ra trong nông nghiệp còn có những biện pháp kỹ thuật hợp lý cho từng vùng cụ thể như cơ cấu cây trồng, kỹ thuật canh tác hoặc gieo trồng hợp lý nhằm tạo ra lớp bảo vệ mặt đất tốt hơn ở các vùng thượng du và trung du lưu vực, không những chống được xói mòn đất mà còn làm tăng lượng dòng chảy cơ bản của các dòng sông, đặc biệt trong mùa kiệt làm tăng lượng nước mưa ngấm xuống đất bổ sung cho nguồn nước ngầm.
Có các biện pháp ngăn mặn chống sự xâm nhập của nước biển vào sâu trong nội địa, chỉnh tu sông, ổn định cửa sông, phòng chống nạn sa bồi thuỷ phá diễn biến bất lợi trong sông và hạ lưu các đập.
Tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cho mọi người trong xã hội thấy được tầm quan trọng của nước ngọt đối với đời sống con người, coi đây là một tài nguyên vô cùng quý gía cần phải sử dụng một cách hết sức tiết kiệm và hiệu quả, không làm ô nhiễm các nguồn nước, phải có những biện pháp phòng ngừa ô nhiễm nguồn nước.
Tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ và các cơ quan quản lý sử dụng tài nguyên nước, tạo điều kiện để công tác quản lý tài nguyên nước của ta tiếp cận được trình độ thế giới
Phát triển hợp tác quốc tế trong điều tra, thông tin dự báo, xây dựng cơ sở dữ liệu lưu trữ về nước và bảo vệ nguồn nước ở các sông chảy qua nước ta và một số nước khác.
Cuối cùng phải nhanh chóng có biện pháp hạn chế thất thoát nước. Việc thất thoát, thất thu này không chỉ làm thiệt hại kinh tế cho doanh nghiệp sản xuất nước mà còn ảnh hưởng đến việc sử dụng lãng phí tài nguyên nước. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến giá thành nước cao, khả năng hoàn vốn của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nước chậm, ảnh hưởng đến hiệu quả cấp nước.
Kết luận:
Nước là một nhu cầu thiết yếu, không thể thiếu cho bất cứ ai. Con người muốn sống và tồn tại đều cần phải có nước. Nước không chỉ là điều kiện đảm bảo cho cuộc sống của con người mà còn là điều kiện để nâng cao sức khoẻ, năng lực, tinh thần con người. Hơn thế nữa, việc sử dụng nước sạch còn thể hiện được nền văn hoá, văn minh tiến bộ của đất nước. Nước thật sự quan trọng, tuy nhiên hiệu quả cấp nước còn rất hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau ví dụ như: tỷ lệ thất thoát, thất thu nước còn lớn, giá nước chưa phản ánh đầy đủ giá thành, việc khai thác nước còn chưa tính đến hiệu quả về tài nguyên xã hội và môi trường. Tất cả những điều này đã khiến cho nguồn nước của Việt nam mặc dù dồi dào nhưng đang có nguy cơ bị cạn kiệt. Đặc biệt là sự phát triển của dân số một cách quá mức, do quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa làm cho nguồn nước không những ngày càng bị cạn kiệt mà còn bị ô nhiễm nặng nề. Từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng cấp nước cho nhân dân dẫn đến nhiều nơi người dân phải sử dụng nước không đảm bảo vệ sinh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và tinh thần người dân, buộc người dân phải trả những khoản chi phí lớn mà nếu được đảm bảo nước sạch thì khoản chi phí này sẽ được dùng vào những hoạt động hữu ích hơn cho sự phát triển của con người và xã hội. Không những thế, nguồn nước còn quyết định đến sự phát triển của các ngành công nghiệp sản xuất, dịch vụ thương mại, nếu không có nước nó sẽ kìm hãm sự phát triển của các ngành này hay của cả xã hội. Nó còn ảnh hưởng quyết định đến sự hội nhập phát triển kinh tế đối với khu vực và thế giới. Cấp nước còn rât nhiều khó khăn và tồn tại như vậy, nhưng trong quá trình khai thác nước hiện nay, con người vẫn chưa có biện pháp bảo vệ, chưa có sự quản lý thống nhất nào mà khai thác một cách ồ ạt khiến cho nguồn nước ngày càng suy giảm. Hà Nội mực nước ngầm đang giảm nghiêm trọng, nước mặt ở các sông hồ thì bị ô nhiễm nặng nề do đó việc tìm kiếm được nguồn nước bổ sung, thay thế cho hoạt động cấp nước hiện nay là rất cần thiết.
Vì vậy khi dự án cấp nước sông Đà được thực hiện tức sẽ có khả năng cung cấp một lượng nước lớn cho người dân Hà Nội. Do đó ngoài việc khai thác nguồn nước chúng ta phải chú ý bảo vệ đảm bảo cho sự phát triển khai thác nguồn nước một cách bền vững và lâu dài. Do điều kiện về thời gian, tài liệu tham khảo cũng như kiến thức hiểu biết của bản thân còn hạn chế nên chuyên đề của tôi mơí chỉ nêu được một số vấn đề.
Chương 1 Cơ sở lý luận về nước sạch
Giá trị vai trò của nước
Tài nguyên nước trên thế giới và ở Việt Nam
Mục tiêu của chương trình cấp nước cho thành phố Hà Nội đến năm 2010
Các phương pháp và các chỉ tiêu để đánh giá
Chương 2 Hiện trạng cấp nước Hà Nội và khái quát chung cho dự án cấp nước Hà Nội từ nguồn nước sông Đà
Hiện trạng cấp nước Hà Nội ( nguồn nước, các nhà máy nước chính, hệ thống phân phối, dự báo dân số, dự báo nhu cầu cấp nước)
Khái quát dự án cấp nước sông Đà
+Điều kiện tự nhiên
+Điều kiện kinh tế xã hội
Chương 3 Phân tích chi phí lợi ích dự án cấp nước sạch cho thành phố Hà Nội từ nguồn nước sông Đà
Phân tích chi phí
Phân tích lợi ích
Hiệu quả đầu tư dự án
Kết luận và kiến nghị
Chuyên đề của tôi mới chỉ định lượng được một số tác động của dự án đối với môi trường (định lượng chi phí mất đất nông nghiệp, rừng, định lượng lợi ích do giảm bệnh tật, giảm thời gian đi lấy nước) còn những tác động khác chủ yếu phân tích định tính. Tuy nhiên, với những ý kiến nhỏ bé của mình, tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo và các cô chú trong công ty để đề tài nghiên cứu được tốt hơn.
Tài liệu tham khảo
GEO –3 Báo cáo viễn cảnh môi trường toàn cầu
Doanh nghiệp
Định hướng phát triển cấp nước đô thị đến năm 2020- BXD nhà xuất bản xây dựng 1998
Giáo trình kinh tế đầu tư- bộ môn kinh tế đầu tư- trường KTQD
Hệ thống các văn bản pháp luật, ban hành quyết định hưỡng dẫn thực hiện luật thuế giá trị gia tăng- tổng cục thuế- bộ tài chính, HN tháng 06 năm 1998
Hệ thống các văn bản pháp luật ban hành quyết định, hướng dẫn thực hiên luật thuế thu nhập doanh nghiệp- tổng cục thuế- bộ tài chính nhà xuất bản tài chính
Thông tin KH-XH
Tạp chí của cục môi trường – bộ KHCN và MT
Thông tin MT
Tuyển tập các báo cáo khoa học tại hội nghị MT toàn quốc 1998 – Nhà xuất bản KHKT 1999
Tài nguyên nước và tình hình quản lý sử dụng ở Việt Nam
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33559.doc