Chuyên đề Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cơ khí Đông Anh

Đối với những khách hàng truyền thống có quan hệ uy tín, lâu năm thỡ Cụng ty nờn cú chớnh sỏch bán hàng ưu đói như Công ty hỗ trợ một phần chi phí vận chuyển, thực hiện chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán. Tuy nhiên Công ty cũng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng tỷ lệ chiết khấu, giảm giá sao cho vừa giữ được mối quan hệ tốt với bạn hàng vừa đảm bảo được lợi ích cho Công ty. Cuối quý hoặc cuối năm Công ty cần xem xét đánh giá lại mức độ uy tín, khả năng trả nợ của từng bạn hàng, tỡnh trạng tài chớnh tổng quỏt của Cụng ty đồng thời cần đánh giá kỹ lưỡng ảnh hưởng của chính sách bán chịu đối với Công ty để từ đó đưa ra được chính sách tín dụng có lợi nhất - Công ty phải luôn tăng cường theo dừi khoản phải thu, mở sổ chi tiết theo dừi đối với từng khách hàng theo từng thời gian thanh toán, thường xuyên đôn đốc để thu hồi nợ đúng hạn.

doc67 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1201 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cơ khí Đông Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rả 334.193 0,81 600.210 1,01 266.017 79,60 6. Phải trả nội bộ 923.020 2,24 1.252.395 2,11 329.375 35,68 7. Các khoản phải trả, phải nộp khác 2.872.219 6,96 8.350.652 14,04 5.478.433 190,74 III. Chênh lệch (III=I-II) 11.184.597 -1.900.466 -13.085.063 Qua số liệu trong bảng ta thấy, tính đến 31/12/2005 tổng số vốn bị chiếm dụng của Công ty là 57.563.634.000đ và tổng số vốn mà Công ty chiếm dụng là 59.464.100.000đ. Số vốn mà Công ty chiếm dụng tại thời điểm cuối năm 2004 so với thời điểm cuối năm 2005 đã tăng lên 18.201.846.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng 44,11%. Việc tăng nói trên chủ yếu là do khoản phải trả cho người bán tăng 37,89% và người mua trả tiền trước tăng 35,15%. Các khoản này là nguồn vốn mà Công ty chiếm dụng đương nhiên (Nguồn vốn phát sinh tự động) mà Công ty không phải trả lãi, Công ty có thể tận dụng nguồn vốn tạm thời chưa phải trả này như một nguồn tài trợ ngắn hạn, đáp ứng nhu cầu vốn lưu động tạm thời cho Công ty như khi có những công việc kinh doanh đột xuất, hay đưa vào kinh doanh… Vì vậy trong thời gian tới Công ty cần phải có biện pháp để khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn này. Sự tồn tại các khoản phải thu đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng. Các khoản phải thu lớn đã làm tăng chi phí cho công tác theo dõi thu hồi nợ và việc một lượng vốn lớn bị chiếm dụng đã gây ra cho Công ty tình trạng thiếu vốn làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh, làm mất đi những cơ hội kinh doanh tốt…(Là những chi phí cơ hội bị mất do việc thiếu vốn gây ra). Việc Công ty đã dùng tiền vay để tài trợ cho phần vốn thiếu điều này đã làm cho hệ số nợ của Công ty tăng cao đồng nghĩa với khả năng tự chủ về mặt tài chính thấp. Việc vay nợ nhiều làm cho lãi vay phải trả lớn trực tiếp làm giảm lợi nhuận của Công ty. Để đánh giá kỹ hơn ta đi xem xét qua Bảng 9: Bảng 9: VÒNG QUAY CÁC KHOẢN PHẢI THU VÀ KỲ THU TIỀN BÌNH QUÂN CỦA CÔNG TY CƠ KHÍ ĐÔNG ANH TRONG NĂM 2004 - 2005. (ĐVT: 1.000đ) Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch Số tiền TLệ% 1. Doanh thu bán hàng (có thuế) 141.795.964(1+10%) = 155.975.560 203.600.461(1+10%) = 223.960.507 67.984.947 43,59 2. SDBQ các khoản phải thu (của KH) 28.121.220 37.732.142 9.610.922 34,18 3. Số vòng quay các khoản phải thu 6,45 vòng 6,91 vòng 0,46 4. Kỳ thu tiền bq 56 ngày 53 ngày -4 Ta thấy trong năm 2005 số vòng quay các khoản phải thu của Công ty là 6,91 vòng tăng 0,46 vòng so với năm 2004, việc tăng này đã kéo theo kỳ thu tiền trung bình giảm đi từ 56 ngày xuống 52 ngày. So với năm 2004 mặc dù số dư bình quân các khoản phải thu tăng lên 9.610.922.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 34,18% nhưng do mức tăng và tốc độ tăng của Doanh thu lại cao hơn (67.984.947.000đ, 43,59%) điều này đã chứng tỏ công tác thu hồi nợ của Công ty đã có phần tốt hơn. - Đối với hàng tồn kho. Qua số liệu trong Bảng 6, tính đến 31/12/2005 trị giá hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất là 58,80% tương ứng với số tiền là 103.280.914.000đ. So với năm 2004 giá trị hàng tồn kho đã tăng lên 17.572.795.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 20,5%. Trong đó chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và thành phẩm tồn kho chiếm tỷ trọng cao nhất. + Nguyên vật liệu tồn kho. Tính đến 31/12/2005 trị giá nguyên vật liệu tồn kho chiếm tỷ trọng lớn 26,58% tổng giá trị hàng tồn kho tương ứng là 27.453.610.000đ giảm so với năm 2004 là 28.722.718.000đ với tỷ lệ giảm là 51,13% và tỷ trọng nguyên vật liệu trong hàng tồn kho đã giảm từ 65,54% xuống 26,58%. Nhưng trong năm 2005 lượng dự trữ nguyên vật liệu giảm dần về cuối năm nguyên nhân là do tại thời điểm cuối năm thị trường biến động, giá cả đầu vào tăng mạnh đặc biệt là Bilét phục vụ cho quá trình sản xuất của Nhà máy Nhôm. Giá thành sản phẩm tăng cao đã làm cho thị trường Nhôm bị đóng băng, bán hàng chậm. Vì vậy Công ty đã giảm bớt lượng dự trữ nguyên vật liệu nhất là nguyên vật liệu phục vụ cho Nhà máy Nhôm để hạn chế chi phí lưu kho và chi phí thực hiện hợp đồng. + Công cụ, dụng cụ tồn kho: Năm 2004 và năm 2005, trị giá công cụ, dụng cụ tồn kho đều chiếm tỷ trọng nhỏ. Tại thời điểm cuối năm 2005 trị giá công cụ, dụng cụ tồn kho là 2.167.020.000đ chiếm tỷ trọng 2,10% tổng lượng hàng tồn kho tăng 35,27% so với năm 2004 là 1.602.006.000đ. Việc lượng công cụ, dụng cụ tồn kho tăng lên cùng với sự tăng lên của hoạt động sản xuất kinh doanh là hoàn toàn hợp lý nhưng việc mua thêm số công cụ, dụng cụ mà chưa cần xuất dùng do nhu cầu cần cho sản xuất không nhiều như vậy là không tốt. Điều này đã làm tăng chi phí quản lý và làm ứ đọng vốn lưu động, mặc dù công cụ, dụng cụ tồn kho chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn lưu động. + Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (Chiếm tỷ trọng lớn nhất): Tính đến thời điểm 31/12/2005 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang có trị giá là 44.690.674.000đ chiếm tỷ trọng 43,37% tăng so với năm 2004 là 20.741.355.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 86,61%. Việc chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng lên đã làm cho lượng vốn của Công ty bị ứ đọng lớn dẫn đến tình trạng thiếu vốn gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. + Thành phẩm tồn kho: Tính đến thời điểm 31/12/2005 so với năm 2004, thành phẩm tồn kho của Công ty đã tăng mạnh. Nếu như năm 2004, thành phẩm tồn kho chiếm tỷ trọng 3,61% thì đến năm 2005, con số này đã lên tới 27,37%, điều này cho ta thấy trước tiên công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty chưa phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty. - Đối với các tài sản ngắn hạn khác. So với năm 2004, năm 2005 đã tăng lên 4.836.086.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 438,88%. Việc tăng này chủ yếu là do các khoản thuế còn phải thu, Thuế GTGT được khấu trừ, do trong năm vừa qua việc nhập khẩu máy móc thiết bị, NL, VL phục vụ chủ yếu cho nhà máy Nhôm sản xuất ra sản phẩm chịu thuế GTGT. Nhưng do thuế đầu ra trong năm vừa qua thấp vì vậy đã làm cho khoản Thuế được khấu trừ tăng cao. Điều này đã trực tiếp làm cho lượng vốn lớn của Công ty bị ứ đọng, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Để nghiên cứu kỹ hơn ta đi xem xét mối quan hệ giữa hàng tồn kho với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua số liệu trong Bảng 10. Bảng 10: MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TỒN KHO CỦA CÔNG TY TRONG 2 NĂM VỪA QUA (ĐVT: 1.000đ) Chỉ tiêu 2004 2005 Chênh lệch 1. Giá vốn hàng bán 123.844.721 196.892.062 73.047.341 2. Hàng tồn kho bình quân 57.570.503 94.494.516 36.924.013 3. Số v.quay HTK bình quân 2,15 2,08 -0,07 4. Số ngày 1 vòng quay HTK 167 52 6 Ta thấy vòng quay hàng tồn kho trong năm 2005 đã giảm 0,07 vòng so với năm 2004. Nếu năm 2004 số vòng quay trong kỳ là 2,15 vòng thì năm 2005 là 2,08 vòng điều này đã làm cho số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho tăng lên 6 ngày (từ 167 ngày lên 173 ngày). Việc số vòng quay hàng tồn kho thấp, số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho dài đã làm chậm tốc độ luân chuyển vốn lưu động trực tiếp làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Trong năm 2005 cùng với sự gia tăng về quy mô sản xuất kinh doanh, vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng của Công ty đã tăng lên tương xứng đảm bảo cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty được tiến hành thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động tăng lên là do các khoản mục như vốn bằng tiền, các khoản phải thu… tăng nhưng trong đó các khoản phải thu và hàng tồn kho là tăng cao nhất. Việc tổ chức, quản lý và sử dụng vốn lưu động đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty. Điều này được thể hiện qua Bảng 11. Bảng 11: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY. Chỉ tiêu ĐV Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch Số tiền TL% 1. DT thuần 1000đ 141.795.964 203.598.452 61.802.488 43,59 2. LN sau thuế về tiêu thụ sản phẩm 1000đ 1.495.076 -29.353.077 -30.848.153 -2.063,32 3. VLĐ bình quân trong kỳ 1000đ 108.785.262 162.153.696 53.368.434 49,06 4. Vòng quay VLĐ (4=3/1) Vòng 1,303 1,256 -0,047 -3,61 5. Ngày BQ vòng LC VLĐ (5=360/4) Ngày 276 286 10 3,62 6. TSLN/VLĐ (7=2/3) % 1,37 -18,10 -19,48 1.392,86 Qua số liệu trên bảng ta thấy tốc độ tăng của vốn lưu động bình quân lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần nên số vòng quay của vốn lưu động năm 2005 đã giảm đi 0,047 vòng so với năm 2004. Nếu như năm 2004 vốn lưu động luân chuyển được 1,303 vòng thì năm 2005 vốn lưu động chỉ luân chuyển được 1,256 vòng, điều này đã làm cho kỳ luân chuyển vốn lưu động tăng lên 10 ngày (từ 276 ngày lên 286 ngày), gây lãng phí một lượng vốn lưu động trong năm không nhỏ. Ở chỉ tiêu (6) Tỷ suất lợi nhuận/Vốn lưu động cho thấy năm 2005 cứ 100đ vốn lưu động bỏ vào kinh doanh, Công ty bị lỗ vốn 18,1đ giảm so với năm 2004 là 19,5 đ tương ứng với tỷ lệ giảm là 1392,86%. Việc Tỷ suất lợi nhuận/Vốn lưu động giảm xuất phát từ nguyên nhân do trong năm 2005 Công ty đã tăng vốn lưu động để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh nhưng tốc độ tăng của vốn lưu động lại lớn hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của doanh thu. Mà trong năm 2005 do hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty không có hiệu quả đã lỗ 29.353.077.000đ chính điều này đã làm Tỷ suất lợi nhuận/Vốn lưu động trong năm 2005 âm (-0.181). Như vậy qua tính toán và phân tích ở trên ta rút ra kết luận về tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty trong năm 2005 như sau: - Trong năm 2005, quy mô vốn lưu động đã tăng cao nhưng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty còn thấp, vốn lưu động tăng lên nhưng chưa tương xứng với tỷ lệ tăng của doanh thu và lợi nhuận. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh còn kém (Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh âm) chưa tương xứng với quy mô vốn lưu động đã bỏ ra. - Vòng quay của vốn lưu động, hàng tồn kho, các khoản phải thu trong năm 2005 đều giảm so với năm 2004. - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang nhiều, các khoản phải thu lớn… đã làm Công ty bị ứ đọng một lượng vốn không nhỏ gây thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh - Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả như TSLN/VCSH, TSLN/VKD, TSLN/VLD đều rất thấp so với mức trung bình của ngành. Nguyên nhân là do + Trong năm vừa qua do Công ty dùng nguồn vốn vay để tài trợ cho nguồn vốn bị thiếu hụt điều này đã làm cho lãi vay phải trả lớn và Công ty không có khả năng thanh toán đúng hạn các khoản nợ do tỷ trọng lượng vốn bằng tiền trong tổng vốn lưu động thấp. + Lượng tồn kho dự trữ quá cao làm tăng chi phí và làm ứ đọng một lượng vốn lớn, dẫn tới việc thiếu vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. + Công tác tiêu thụ chưa phù hợp với quy mô sản xuất, đặc biệt đối với mặt hàng mới của Nhà máy Nhôm, thành phẩm tồn kho nhiều gây ứ đọng vốn, tăng chi phí lưu kho, chi phí bảo quản… mà chủ yếu là vốn vay ngắn hạn nên làm cho lãi vay phải trả lớn trực tiếp làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, làm giảm lợi nhuận của Công ty. + Trong năm, chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty còn cao trong giá vốn hàng bán, do mới thành lập và đưa vào sử dụng Nhà máy Nhôm nên đã làm cho chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của toàn Công ty tăng mạnh. Điều này đã trực tiếp làm giảm lợi nhuận của Công ty. 3.2.2. Tình hình sử dụng vốn cố định Trước hết, hãy xem xét cơ cấu vốn cố định của Công ty trong tài sản dài hạn qua số liệu Bảng 1: Tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài sản dài hạn (2004 là 50,65%, 2005 là 50,26%). Vì Công ty cơ khí Đông Anh là đơn vị sản xuất nên tài sản cố định chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản dài hạn là hoàn toàn hợp lý. Tài sản cố định hữu hình năm 2005 so với năm 2004 đã tăng 251,73% điều này đã chứng tỏ trong năm qua Công ty đã tăng cường đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị. - Tình hình đầu tư, trang bị tài sản cố định của Công ty. Tình hình đầu tư, trang bị tài sản cố định của Công ty trong những năm vừa qua thể hiện qua Bảng 12. Bảng 12: KẾT CẤU TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY TRONG NĂM VỪA QUA (ĐVT: 1.000đ) Chỉ tiêu 2004 2005 Chênh lệch Nguyên giá TTrọng% Nguyên giá TLệ% Nguyên giá TTrọng% 1. Nhà cửa, vật kiến trúc 26.991.233 32,78 36.571.537 17,23 9.580.304 35,491 2. Máy móc thiết bị sản xuất 50.090.966 60,83 169.799.497 79,98 119.708.531 238,98 3. Phương tiện vận tải 4.697.866 5,705 5.290.670 2,492 592.804 12,619 4. Thiết bị dụng cụ quản lý 561.904 0,682 628.288 0,296 66.384 11,814 Tổng cộng 82.341.969 100 212.289.992 100 129.948.023 157,82 Tính đến thời điểm 31/12/2005 tổng nguyên giá tài sản cố định của Công ty là 212.289.992.000đ tăng so với năm 2004 là 129.948.023.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 157,82% trong đó chủ yếu là máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng là 79,98%, nhà cửa vật kiến trúc 17,22%, phương tiện vận tải 2,49%, thiết bị dụng cụ quản lý 0,31%. Cụ thể từng loại: + Nhà cửa vật kiến trúc: nguyên giá năm 2005 là 36.571.537.000đ chiếm tỷ trọng 17,22% trong tổng nguyên giá tài sản cố định tăng 35,49% so với năm 2004 là 26.991.233.000đ. Nguyên nhân tăng trong năm vừa qua thứ nhất là do Nhà làm việc mới của Công ty đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. + Máy móc thiết bị sản xuất: Đây là phần chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản của Công ty (79,98%). Đối với một doanh nghiệp sản xuất thì tỷ trọng tài sản cố định lớn là hoàn toàn hợp lý. So với năm 2004, nguyên giá tài sản cố định năm 2005 đã tăng lên 119.708.531.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng 238,98%. Điều này đã chứng tỏ trong năm vừa rồi Công ty đã chú trọng đầu tư nhiều vào tài sản cố định. + Phương tiện vận tải: Năm 2005 sơ với nă 2005 nguyên giá của phương tiện vận tải đã tăng lên 592.804.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng 12,62%. Việc tăng trên là do trong năm Công ty đã mua thêm 1 chiếc xe ô tô Misubishi để phục vụ cho việc quản lý và kinh doanh của Công ty, điều này đã làm cho quá trình quản lý hoạt động SXKD của Công ty được diễn ra thuận lợi hơn. + Thiết bị dụng cụ quản lý: Năm 2004 đã tăng lên 63.384.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 11,81%. Việc tăng trong năm là do Công ty đã tiến hành mua sắm thêm hệ thống máy vi tính, máy in phục vụ cho công việc điều hành quản lý của Công ty giúp Công ty có thể quản lý được 1 cách tổng thể bao quát, từ đó đưa ra quyết định nhanh chóng, chính xác hơn. Như vậy kết cấu của tài sản cố định của Công ty là khá phù hợp, việc đầu tư vào tài sản cố định nhằm đồng bộ hơn, hiện đại hơn đã làm tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm đầu ra, giảm chi phí đầu vào. v.v… Đây là một hướng đi đúng đắn và phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty, phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế thị trường. - Tình hình khấu hao tài sản cố định. Công ty cơ khí Đông Anh hiện nay đang áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng theo QĐ206/2003, chi phí khấu hao được tập hợp theo từng tháng (Vì tính giá thành theo tháng) tỷ lệ khấu hao và mức khấu hao hàng năm được xác định theo mức không đổi trong suốt thời gian sử dụng tài sản cố định. Tình hình khấu hao và giá trị còn lại của tài sản cố định trong năm 2005 vừa qua của Công ty thể hiện qua Bảng 13. Bảng 13: TÌNH HÌNH KHẤU HAO VÀ GIÁ TRỊ CÒN LẠI CỦA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TÍNH ĐẾN 31/12/2005 Chỉ tiêu Nguyên giá KH luỹ kế Giá trị còn lại ST HSHM ST % 1. Nhà cửa, vật kiến trúc 36.571.537 11.344.290 0,31 25.227.247 0,69 2. Máy móc thiết bị SX 169.799.497 36.683.450 0,22 133.116.047 0,78 3. Phương tiện vận tải 5.290.670 3.300.217 0,62 1.990.453 0,38 4. Thiết bị d.cụ quản lý 628.288 382.950 0,61 245.338 0,39 Tổng cộng 212.289.992 51.710.907 0,24 160.579.085 0,76 Qua số liệu trong bảng ta thấy tình trạng của tài sản cố định nhìn chung là khá tốt. Hệ số hao mòn của toàn bộ tài sản cố định ở mức thấp 0,24 có nghĩa là năng lực sản xuất của tài sản cố định còn có thể khai thác được rất cao. Số liệu trên cho thấy thực trạng tài sản cố định của Công ty là tương đối mới. Tuy nhiên hiện nay Công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng theo QĐ206/2003 trong khi đó Công ty lại trang bị máy móc thiết bị sản xuất hiện đại. Chính vì vậy việc áp dụng phương pháp khấu hao này làm cho khả năng thu hồi vốn chậm, khó tránh khỏi ảnh hưởng do hao mòn vô hình gây ra. Việc sử dụng vốn cố định phải đi đôi với việc bảo toàn và ngày càng phát triển vốn cố định vì vậy đây là vấn đề đặt ra đối với Công ty trong thời gian tới. Bảng 14 cho số liệu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty trong năm 2004-2005. Bảng 14: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VCĐ CỦA CÔNG TY TRONG NĂM 2004 –2005 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch Số tiền TLệ% 1. Doanh thu thuần 1000đ 141.795.964 203.598.452 61.802.488 43,59 2. LNST từ hoạt động SXKD 1000đ 1.495.076 -29.353.077 -30.848.153 -2063,32 3. VCĐ bình quân 1000đ 36.939.526 103.116.682 66.177.156 179,15 4. NG TSCĐ bình quân 1000đ 71.681.040 147.315.981 75.634.941 105,52 5. Hiệu suất sử dụng VCĐ (5 = 1/3) 3,84 1,97 -1,87 -48,70 6. Hiệu suất sử dụng TSCĐ (6 = 1/4) 1,98 1,38 -0,60 -30,30 7. TSLN/VCĐ (7 = 2/3) % 4,05 -28,47 -32,51 802,72 Số liệu trong Bảng 14 cho thấy: + Hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2005 đã giảm đi so với năm 2004 là 1,87. Nếu trong năm 2004, 1đ vốn cố định bình quân tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại 3,84đ doanh thu thuần thì trong năm 2005 chỉ đem lại 1,97đ. Việc giảm này là do trong năm 2005 mức tăng và tốc độ tăng của doanh thu thuần nhỏ hơn mức tăng và tốc độ tăng của vốn cố định bình quân. Tuy nhiên việc vốn cố định tăng mạnh trong năm qua là do Công ty đã đầu tư nhiều vốn để mua sắm thêm nhiều máy móc thiết bị, điều này đã làm cho vốn cố định tăng lên. Trong khi đó việc bắt đầu đưa vào sử dụng chưa đem lại kết quả cao, sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ chậm, doanh thu thấp điều này đã là cho hiệu quả sử dụng vốn cố định giảm. + Hiệu suất sử dụng tài sản cố định trong năm 2005 cũng đã giảm đi so với năm 2004 từ 1,98 xuống 1,38 điều này có nghĩa là cứ 1đ tài sản cố định tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2005 chỉ tạo ra được 1,38đ doanh thu thuần và giảm đi so với năm 2004 là 0,6đ. Như vậy trong năm qua việc đầu tư cho tài sản cố định để làm tăng doanh thu đã không đạt được hiệu quả, mức tăng và tốc độ tăng của doanh thu thuần nhỏ hơn mức tăng và tốc độ tăng của nguyên giá tài sản cố định, điều này đã trực tiếp làm hiệu quả sử dụng tài sản cố định giảm. + Bên cạnh đó Tỷ suất lợi nhuận/Vốn cố định năm 2005 cũng đã giảm nhiều so với năm 2004. Năm 2005 cứ 1đ vốn cố định bình quân tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh làm cho tổng lợi nhuận sau thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh giảm đi 0,283đ, so với năm 2004 giảm đi 0,33 đ tương ứng với tỷ lệ giảm 812,50%. Việc giảm trên là do trong năm 2005 mức tăng và tốc độ tăng của các khoản chi phí lớn hơn mức tăng và tốc độ tăng của doanh thu điều này đã làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty lỗ 29.353.077.000đ, nên Tỷ suất lợi nhuận/Vốn cố định năm giảm mạnh. 4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ ĐÔNG ANH Bảng 15: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CƠ KHÍ ĐÔNG ANH Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ % 1. DTT từ BH và CCDV 1000đ 141.795.964 203.598.452 61.802.488 43,59 2. LN trước lãi vay và thuế 1000đ 6.908.329 -8.028.421 -14.936.750 -216,21 3. LN trước thuế từ SXKD 1000đ 2.076.494 -29.353.077 -31.429.571 -1.513,59 4. LN sau thuế từ SXKD 1000đ 1.495.076 -29.353.077 -30.848.153 -2.063,32 5. VKD bình quân 1000đ 145.724.787 256.270.378 110.545.591 75,86 6. VCSH bình quân 1000đ 176.712.041 185.200.806 8.488.765 4,80 7. TSLN/DT (6=4/1) % 1,05 -14,42 -15,47 -1.467,35 8. TSLN/VKD (7=4/5) % 1,03 -11,45 -12,48 -1.216,41 9. TSLN/VCSH (8=4/6) % 0,85 -15,85 -16,70 -1.973,33 10. Vòng quay VKD (9=1/5) Vòng 0,97 0,79 -0,18 -18,35 11. TSLN vốn tr lãi vay & thuế % 4,74 -3,13 -7,87 -166,08 Số liệu trong Bảng 15 cho thấy trong năm 2005 nếu xét riêng cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì Công ty cơ khí Đông Anh đã có những cố gắng đáng kể trong việc tiêu thụ sản phẩm đã làm cho doanh thu thuần của Công ty tăng lên 61.802.488.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 43,59%. Tuy nhiên mức tăng và tốc độ tăng của các khoản chi phí lớn hơn mức tăng và tốc độ tăng của doanh thu thuần điều này đã làm cho lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2005 giảm so với năm 2004. Năm 2005 vốn sản xuất dở dang tăng mạnh, thành phẩm tồn kho (Sản phẩm mới Nhôm định hình) chậm luân chuyển đã làm cho vòng quay của vốn kinh doanh giảm đi 0,18 vòng so với năm 2004. Từ đó làm cho Tỷ suất lợi nhuận/Vốn kinh doanh không tăng mà lại giảm. Năm 2005 cứ 100đ vốn bỏ vào kinh doanh, Công ty bị thua lỗ 11,45đ. Tỷ suất lợi nhuận/Vốn kinh doanh phản ánh mức lợi nhuận sau thuế thu được từ 1đ vốn kinh doanh. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là do kết quả của việc phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí lãi vay và việc huy động tối đa tài sản hiện có vào sản xuất kinh doanh nhằm làm tăng sản lượng và doanh thu. Tuy nhiên thực tế ở Công ty cơ khí Đông Anh năm 2005 cho thấy. TSLN/VKD = TSLN/DT x Vòng quay VKD. - 11,45% = - 14,42% x 0,79 Năm 2005 càng sản xuất Công ty càng bị lỗ vốn. Cứ 100đ doanh thu thu về, Công ty bị lỗ 14,42đ tức là để có 100đ doanh thu thì Công ty cần phải bỏ ra 114,42đ chi phí (Bao gồm chi phí nguyên, nhiên vật liệu, chi phí khấu hao, nhân công… và các chi phí khác bằng tiền). So với năm 2004 cứ 100đ doanh thu thu được làm lợi nhuận sau thuế của Công ty giảm 14,42đ. Và cứ 100đ vốn bỏ vào sản xuất kinh doanh làm lợi nhuận sau thuế giảm 11.45 đ. Kết quả thua lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh là do kết quả của việc các khoản chi phí tăng cao làm Giá trị sản xuất/1sp tăng dẫn tới Lợi nhuận sau thuế/1sp giảm kéo theo tổng Lợi nhuận sau thuế của Công ty giảm mạnh. Trong năm vừa qua, do các khoản chi phí như Chi phí sản xuất dở dang, chi phí tồn kho, nợ phải thu… tăng cao, bên cạnh đó Tài sản cố định vừa được đầu tư mới nhưng chưa phát huy được hiệu quả, một mặt làm tăng chi phí khấu hao trong Giá trị sản xuất, mặt khác sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ chậm đã làm phát sinh chi phí lưu kho, chi phí bảo quản… trực tiếp làm giảm tốc độ luân chuyển vốn và làm ứ đọng một lượng vốn lớn. Một nguyên nhân khác đó là do trong năm vừa qua việc đầu tư thành lập mới Nhà máy Nhôm và do vay ngắn hạn để đầu tư làm tăng lãi vay phải trả dẫn đến Chi phí bán hàng, Chi phí quản lý doanh nghiệp của toàn Công ty tăng mạnh. Tất cả những nguyên nhân trên đã dẫn đến tổng chi phí của toàn Công ty tăng nhanh. Việc đầu tư lớn nhưng kết quả thu về trong thời gian đầu chưa tốt, sản phẩm làm ra tiêu thụ chậm, Doanh thu thấp, chi phí sản xuất cao và xuất hiện các khoản giảm trừ điều này đã trực tiếp làm lợi nhuận sau thuế của Công ty giảm mạnh. Việc đầu tư lớn nhằm tăng khả năng cạnh tranh, tăng doanh thu, tăng lợi nhhuận trong thời gian đầu chưa đem lại kết quả cao tuy nhiên đây có thể coi là tiền đồ để cho sự phát triển của Công ty về sau này. Vấn đề đặt ra trong thời gian tới để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, Công ty cần phải tổ chức lại cơ cấu vốn kinh doanh cho thật hợp lý, giảm bớt lượng vốn bị ứ đọng, huy động tối đa các nguồn lực vào sản xuất kinh doanh, tiết kiệm triệt để chi phí đầu vào, tăng sản lượng đầu ra để từ đó làm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận. Tuy nhiên trong năm vừa qua do hoạt động liên doanh bắt đầu có lãi đã làm cho doanh thu hoạt động tài chính tăng cao điều này đã làm cho tổng lợi nhuận trước thuế của Công ty (Bao gồm cả lợi nhuận khác) đạt 2.960.402.000đ. Bảng 16 sẽ cho thấy rõ hơn: Bảng 16: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CHO TOÀN BỘ HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA C.TY CƠ KHÍ ĐÔNG ANH Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch ST TL% 1. Tổng LNtrước thuế 1000đ 2.592.025 2.960.402 368.377 14,21 2. Tổng LN sau thuế 1000đ 1.866.258 2.960.402 1.094.144 58,63 3. Tổng vốn b.quân 1000đ 357.595.232 487.716.120 130.120.888 36,39 4. VCSH bình quân 1000đ 176.712.041 185.200.806 8.488.765 4,80 5. TSLN/Vốn % 0,52 0,61 0,09 17,31 6. TSLN/VCSH % 1,06 1,60 0,54 50,94 Cùng với tổng vốn kinh doanh tăng lên (Bao gồm cả vốn góp liên doanh) đã làm cho tổng lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2005 tăng so với 2004 là 1.094.144.000đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 58,63%. Bên cạnh đó Tỷ suất lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu tính cho toàn bộ hoạt động của Công ty là 1,6% đã tăng so với năm 2004 là 0,54%. Có nghĩa là trong năm 2005 cứ 100đ Vốn chủ sở hữu tham gia vào toàn bộ hoạt động của Công ty thì mang lại 1,6đ lợi nhuận sau thuế. Ta thấy các chỉ tiêu trong năm 2005 đều tăng so với năm 2004. Việc tăng này chứng tỏ toàn bộ vốn của Công ty bỏ vào đầu tư trong năm đã mang lại kết quả. Vì vậy điều này được đánh giá là thành tích của Công ty trong quá trình quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn. Kết luận: Qua những phân tích ở trên ta thấy trong năm 2005 vừa qua do tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty gặp khó khăn, tình hình tài chính của Công ty không mấy khả quan. Mặt khác trong năm 2005 vừa qua do Công ty đầu tư nhiều và việc thành lập Nhà máy Nhôm đã làm cho Vốn kinh doanh bình quân tăng mạnh. Nhưng do dùng vốn vay để đầu tư nên làm cho lãi vay phải trả tăng cao, việc đầu tư lớn nhưng do mới đi vào hoạt động nên kết quả thu được chưa cao, đặc biệt là đối với nhà máy Nhôm, sản phẩm ban đầu chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, tiêu thụ chậm và xuất hiện các khoản giảm trừ nên doanh thu thấp làm giảm doanh thu của toàn Công ty. Bên cạnh đó Chi phí sản xuất kinh doanh (Chi phí khấu hao, chi phí tồn kho, Chi phí bán hàng, Chi phí quản lý doanh nghiệp, và các chi phí bằng tiền khác) tăng cao nên đã dẫn đến Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu, Tỷ suất lợi nhuận/Vốn kinh doanh, Tỷ suất lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu đều giảm. Vấn đề đặt ra cho Công ty trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì việc trước tiên đóng vai trò quan trọng nhất là phải luôn luôn chú trọng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD. PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI C.TY CƠ KHÍ ĐÔNG ANH 1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới là tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý, không ngừng nâng cao năng suất lao động, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao tay nghề cho người công nhân nhằm đáp ứng kịp thời tình hình đổi mới sản xuất của Công ty. Bênh cạnh đó phải giữ vững và phát triển tốt các thị trường và sản phẩm truyền thống, xúc tiến công tác xuất khẩu, đẩy mạnh công tác tiếp thị cho sản phẩm Nhôm thanh định hình, phấn đấu huy động và khai thác tối đa các tài sản hiện có vào quá trình sản xuất. Mục tiêu tổng quát của Công ty trong thời gian tới là: - Đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, năm 2006 phấn đấu đạt giá trị tổng sản lượng là 295.597.969.000đ, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước 8.726.537.000đ, giải quyết việc làm cho hơn 1000 người và nâng cao thu nhập cho người lao động đạt 1.950.000đ/1 người/1 tháng. - Tổ chức lại sản xuất, nhanh chóng ổn định và hoàn thiện bộ máy quản lý đồng thời kiện toàn công tác quản lý vật tư, rà soát toàn bộ hệ thống định mức lao động đã ban hành để điều chỉnh phù hợp với những máy móc thiết bị được trang bị mới. - Thực hiện tốt hơn công tác quản lý chất lượng theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát trên từng công đoạn để giảm thiểu tỷ lệ sản phẩm hỏng, kém chất lượng, phấn đấu đạt chỉ tiêu tỷ lệ sản phẩm hỏng đề ra: với bi đạn nghiền < 2%, phụ tùng Đúc < 3.5%, đối với sản phẩm Nhôm hồi liệu < 25%, hình thành chuẩn xác bộ định mức vật tư kỹ thuật sản xuất Nhôm. - Phấn đấu thường xuyên tính toán hiệu quả kinh tế từng hợp đồng, tiết kiệm chi phí dư thừa trong sản xuất. Đẩy mạnh hơn công tác thu hồi vốn, tận dụng tối đa số vốn hiện có, sử dụng triệt để các nguồn vốn khai thác được, hạn chế tối đa số vốn bị chiếm dụng. - Trong thời gian tới Công ty tiếp tục thực hiện đa dạng hoá nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ, phát huy tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh, giữ vững các thị trường truyền thống, mở rộng các thị trường mới, ngành nghề kinh doanh mới phấn đấu trở thành Doanh nghiệp mạnh trong ngành cơ khí Việt Nam. Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, một trong những biện pháp hàng đầu và quan trọng nhất đó là phải không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh. Qua những phân tích ở phần trên thì trong năm qua bên cạnh những thành tích mà Công ty đã đạt được thì vẫn còn có những hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng vốn kinh doanh. Để việc quản lý và sử dụng Vốn kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn em xin đưa ra một số đề xuất sau. 2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ ĐÔNG ANH 2.1. Chủ động khai thác, tạolập nguồn vốn, điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn hợp lý Từ thực trạng đã phân tích ở Phần II cho thấy: trong năm vừa qua cơ cấu nguồn vốn của Công ty không hợp lý, hệ số nợ quá cao. Công ty đã dùng vay ngắn hạn để đầu tư cho tài sản dài hạn, đặt Công ty luôn ở tình trạng không có khả năng thanh toán các khoản nợ đúng hạn. Vì vậy trong thời gian tới Công ty cần phải tổ chức lại vốn, khai thác nguồn hợp lý đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Muốn vậy, Công ty cần phải thực hiện: - Huy động tối đa số vốn hiện có vào hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa có thể giảm bớt và tránh được những thiệt hại do ứ đọng vốn gây ra đồng thời giảm bớt được nhu cầu vay vốn từ đó giảm bớt được khoản lãi tiền vay phải trả. Bên cạnh đó Công ty cần phải nhanh chóng thu hồi được các khoản vốn đang bị chiếm dụng. Thực hiện tốt những điều này sẽ trực tiếp làm hệ số nợ giảm, giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn vốn vay, tăng khả năng thanh toán cho Công ty. - Trong thời gian tới Công ty cần cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng từng hình thức huy động vốn sao cho đạt được cơ cấu nguồn vốn hợp lý vừa đảm bảo an toàn về mặt tài chính nhưng chi phí sử dụng bình quân là thấp nhất. 2.2. Có kế hoạch dự trữ vốn vật tư hợp lý Việc quản lý vốn vật tư dự trữ là rất quan trọng bởi lẽ nếu dự trữ tồn kho hợp lý sẽ giúp Công ty không bị gián đoạn sản xuất, không bị thiếu thành phẩm hàng hoá để bán đồng thời lại sử dụng tiết kiệm và hợp lý vốn lưu động. Tính đến 31/12/2005 giá trị hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất: 58,80% trong tổng vốn lưu động và điều này đã có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động, đã làm cho Công ty bị ứ đọng 1 lượng vốn lớn làm tăng thêm rủi ro và các chi phí phát sinh trong quá trình lưu kho như tăng thêm rủi ro do giảm chất lượng nguyên vật liệu, thành phẩm tồn kho, tăng thêm chi phí bảo quản, chi phí bảo hiểm… Để khắc phục tình trạng này Công ty cần thực hiện một số biện pháp sau: - Đối với mức tồn kho dự trữ nguyên vật liệu: Do Công ty sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng chính vì vậy cần lập kế hoạch sản xuất sản phẩm chi tiết hơn để từ đó có kế hoạch thu mua, dự trữ nguyên vật liệu. Bên cạnh đó phải thoả thuận được với nhà cung cấp về chu kỳ giao nhận hàng sao cho quá trình thực hiện đơn hàng là thấp nhất. Mở nhiều kênh mua bán vật tư, đặt hàng dưới hình thức chào giá cạnh tranh để đảm bảo được các nguồn vật tư hàng hoá có chất lượng cao, giá cả hợp lý. Đồng thời phải tăng cường kiểm tra chặt chẽ từ khâu thu mua nguyên vật liệu cho đến khi nguyên vật liệu nhập kho, tăng cường công tác bảo quản để phát hiện kịp thời nguyên vật liệu kém chất lượng tránh gây thiệt hại cho Công ty. - Công ty cần định kỳ tiến hành kiểm kê, kiểm soát đánh giá lại vật tư, hàng hoá để xác định số vốn lưu động của Công ty hiện có theo giá trị hiện tại, để kịp thời điều chỉnh những chênh lệch giữa thực tế với sổ sách kế toán, nhanh chóng phát hiện và xử lý kịp thời vật tư, hàng hoá bị mất mát hư hỏng hay tồn đọng nhằm giảm chi phí lưu kho, giảm thiểu vốn bị mất mát ứ đọng làm tăng nhanh vòng quay của vốn. - Hiện nay Công ty chưa thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, theo em như vậy là chưa hợp lý bởi lẽ Công ty chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng và có nhiều đơn đặt hàng được ký kết và thực hiện trong một thời gian dài, tức là giá cả đã được thoả thuận trước. Tuy nhiên giá cả đầu vào của quá trình sản xuất thì luôn luôn biến động theo chiều hướng tăng lên điều này đã làm cho giá trị sản xuất/1 sản phẩm tăng trong khi đó giá bán không đổi đã làm cho lợi nhuận/1 sản phẩm giảm xuống kéo theo tổng lợi nhuận của Công ty giảm. Vì vậy trong thời gian tới Công ty cần trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm giảm thiểu những rủi ro về giá cho Công ty. 2.3. Công tác quản lý nợ - Giám sát, quản lý chặt chẽ các khoản phải thu, tổ chức tốt công tác thu hồi nợ Trong năm vừa qua các khoản phải thu của Công ty chiếm tỷ trọng cao (32,77%) trong tổng vốn lưu động trong đó chủ yếu là các khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất (74,52%), có nhiều công trình hoàn thành xong nhưng Công ty chưa được quyết toán, hay chỉ được quyết toán một phần công trình, điều này đã ảnh hưởng tiêu cực tới công tác quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Vốn bị chiếm dụng nhiều gây thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, làm chậm tốc độ luân chuyển vốn, vốn bằng tiền thu về ít không đảm bảo được khả năng thanh toán của Công ty đối với các khoản vay. Vì vậy, để khắc phục tình trạng trên đảm bảo thực hiện tốt công tác thu hồi công nợ, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trong thời gian tới Công ty cần thực hiện một số biện pháp sau: - Áp dụng phương thức quyết toán hợp lý nhằm giảm bớt chi phí sản xuất dở dang như: Trong hợp đồng ký kết Công ty cần phải quy định rõ thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán, địa điểm thanh toán đồng thời quy định rõ quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Công ty có thể yêu cầu khách hàng đặt cọc, tạm ứng hay thanh toán trước một phần giá trị đơn hàng… và nếu bên nào vi phạm sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm, nếu quá thời hạn thanh toán thì Công ty có thể thu lãi suất tương ứng với lãi suất quá hạn của ngân hàng. - Công ty phải xây dựng được chính sách bán chịu một cách hợp lý đối với từng khách hàng. Đối với những khách hàng truyền thống có quan hệ uy tín, lâu năm thì Công ty nên có chính sách bán hàng ưu đãi như Công ty hỗ trợ một phần chi phí vận chuyển, thực hiện chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán... Tuy nhiên Công ty cũng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng tỷ lệ chiết khấu, giảm giá sao cho vừa giữ được mối quan hệ tốt với bạn hàng vừa đảm bảo được lợi ích cho Công ty. Cuối quý hoặc cuối năm Công ty cần xem xét đánh giá lại mức độ uy tín, khả năng trả nợ của từng bạn hàng, tình trạng tài chính tổng quát của Công ty đồng thời cần đánh giá kỹ lưỡng ảnh hưởng của chính sách bán chịu đối với Công ty để từ đó đưa ra được chính sách tín dụng có lợi nhất - Công ty phải luôn tăng cường theo dõi khoản phải thu, mở sổ chi tiết theo dõi đối với từng khách hàng theo từng thời gian thanh toán, thường xuyên đôn đốc để thu hồi nợ đúng hạn. Thường xuyên đối chiếu và điều chỉnh công nợ đối với khách hàng, phân loại các khoản nợ phải thu, có chính sách cụ thể đối với từng khoản nợ sắp đến hạn, đến hạn, quá hạn. Đối với những khoản nợ sắp đến hạn, đến hạn thì Công ty cần theo dõi thường xuyên, gửi giấy thông báo về thời hạn thanh toán đến cho khách hàng đồng thời chuẩn bị sẵn những thủ tục, giấy tờ cần thiết phục vụ cho công tác thanh toán. Còn đối với các khoản nợ quá hạn Công ty cần tìm nguyên nhân của từng khoản nợ để có biện pháp xử lý thích hợp như gia hạn nợ, thoả ước xử lý nợ, hay xoá một phần nợ cho khách hàng… và trong trường hợp khách hàng không có khả năng thanh toán thì Công ty có thể dùng tài sản thế chấp của họ đồng thời cắt hợp đồng đối với khách hàng đó. Thực hiện tốt các biện pháp trên Công ty có thể hạn chế được các khoản vốn bị chiếm dụng đồng thời vẫn đẩy mạnh được công tác tiêu thụ sản phẩm góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Tuy nhiên hiện nay Công ty chưa lập khoản dự phòng phải thu khó đòi, theo em đây là một sự không hợp lý. Bởi lẽ trong hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay việc chiếm dụng vốn diễn ra thường xuyên giữa các doanh nghiệp với nhau thì việc trích lập thêm Quỹ dự phòng phải thu khó đòi là cần thiết. Thực tế hiện nay ở Công ty, có một số công trình mà Công ty đã hoàn thành nhưng thời hạn thanh toán của bạn hàng rất lâu, thậm chí có công trình làm xây dựng giàn mái không gian sau 2 năm mà Công ty vẫn chưa được thanh toán. Đây là yếu tố làm ứ đọng một lượng vốn rất lớn, gây thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Vậy trong thời gian tới theo ý kiến của em Công ty nên trích lập thêm dự phòng phải thu khó đòi, việc Công ty trích trước vào chi phí một khoản để nếu có khoản nợ khó đòi hoặc không đòi được thì tình hình tài chính của Công ty không bị ảnh hưởng lớn. - Tổ chức quản lý chặt chẽ các khoản nợ phải trả, đảm bảo khả năng thanh toán nợ đúng hạn - Thường xuyên kiểm tra đối chiếu các khoản phải thanh toán với khả năng thanh toán để Công ty có thể chủ động đáp ứng các yêu cầu thanh toán khi đến hạn - Lựa chọn hình thức thanh toán thích hợp vừa an toàn lại hiệu quả nhất nhằm nâng cao uy tín của Công ty với các đối tác. - Với vai trò là khách hàng Công ty cần tìm kiếm các nhà cung cấp ổn định, có chính sách bán hàng tốt đưa ra những thời hạn thanh toán mà có lợi cho Công ty như thời gian thanh toán, thời hạn chiết khấu… đồng thời khi mua hàng với số lượng lớn Công ty cần lập các hợp đồng bảo hiểm tài sản để tránh những rủi ro bất thường. - Công ty cần cân nhắc trước khi sử dụng tín dụng thương mại của nhà cung cấp, xét xem việc mua chịu sẽ làm hệ số nợ của Công ty tăng lên bao nhiêu hay lãi suất của tín dụng thương mại so với lãi suất thị trường để từ đó Công ty có quyết định đúng đắn sao cho vừa biết sử dụng tín dụng thương mại như một nguồn tài trợ ngắn hạn nhưng cũng phải đảm bảo được khả năng thanh toán của Công ty khi có yêu cầu. 2.4. Xác định lượng vốn bằng tiền hợp lý nhằm đáp ứng yêu cầu thanh toán Trong năm 2005 việc dự trữ vốn bằng tiền của Công ty chiếm tỷ trọng thấp trong tổng vốn lưu động đã làm cho khả năng thanh toán của Công ty yếu đặc biệt khả năng thanh toán hiện thời thấp, Công ty không có khả năng thanh toán đúng hạn đối với tất cả các khoản nợ, gây nên nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Để khắc phục tình trạng trên một mặt Công ty cần tăng lượng vốn bằng tiền để đảm bảo được mức dự trữ hợp lý sao cho vừa đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán, vừa giảm thiểu các rủi ro về lãi suất và tỷ giá. Ngoài ra Công ty cần thực hiện một số biện pháp sau: - Phải dự đoán các luồng nhập xuất quỹ để dự báo chính xác nhu cầu vốn bằng tiền. - Công ty phải duy trì một tỷ lệ hợp lý giữa tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng, Công ty nên tiếp tục thanh toán qua ngân hàng vừa an toàn, vừa tiện lợi lại tận dụng được khả năng sinh lời. - Mọi khoản thu chi vốn tiền mặt của Công ty đều phải thông qua quỹ. Công ty nên xây dựng các quy chế thu chi tiền mặt để áp dụng cho từng trường hợp thu chi. - Quản lý chặt chẽ các khoản tạm ứng, cần xác định rõ đối tượng tạm ứng, mức tạm ứng và thời hạn thanh toán tạm ứng để thu hồi kịp thời. 2.5. Chủ động xây dựng kế hoạch huy động vốn để tạo lập nguồn vồn cố định nhằm mục đích đầu tư, đổi mới công nghệ và máy móc thiết bị Từ những kết quả phân tích ở Phần II cho thấy: trong năm vừa qua Công ty đã sử dụng tiền vay để đầu tư cho tài sản cố định, đây là chính sách tài trợ hoàn toàn không hợp lý đối với tình hình tài chính của Công ty hiện nay. Việc vay nợ nhiều đã làm cho hệ số nợ của Công ty tăng quá cao tiềm ẩn rủi ro về mặt tài chính là rất lớn, không đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đúng hạn. Do vay nợ nhiều nên lãi tiền vay phải trả lớn, sự đầu tư ban đầu chưa đem lại kết quả cao điều này đã trực tiếp làm lợi nhuận của Công ty về hoạt động sản xuất kinh doanh âm. Trong những năm trước mắt và lâu dài Công ty cần phải xác định được nhu cầu đầu tư vào tài sản cố định để từ đó xác định được nguồn tài trợ. Công ty có thể khai thác được nguồn vốn đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau như lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư, tiền khấu hao, nguồn vốn liên doanh, liên kết, từ vốn vay của thị trường vốn… tuy nhiên phải theo nguyên tắc tài sản dài hạn phải được tài trợ bởi nguồn vốn thường xuyên. 2.6. Đối với tài sản cố định, Công ty phải khai thác tối đa các tài sản cố định hiện có vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Do trong năm vừa qua Công ty chú trọng đầu tư vào tài sản cố định nên hiện trạng tài sản cố định của Công ty là tương đối mới, khả năng còn khai thác được là rất cao. Do vậy để tận dụng, khai thác tối đa các tài sản cố định hiện có vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định nói riêng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung, trong thời gian tới Công ty cần thực hiện một số biện pháp sau: - Trong quá trình sử dụng, Công ty phải quản lý chặt chẽ không làm mất mát tài sản cố định. Thực hiện đúng quy chế sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa nhằm duy trì và nâng cao năng lực hoạt động, không để tài sản cố định bị hư hỏng trước thời hạn quy định. Việc thực hiện tốt những điều trên không những giúp Công ty giữ nguyên được hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu của tài sản cố định mà còn giúp Công ty duy trì thường xuyên năng lực sản xuất ban đầu của tài sản cố định. - Do trình độ công nghệ của máy móc thiết bị cao nên trong thời gian tới Công ty cần đào tạo thêm và đào tạo nâng cao cho đội ngũ cán bộ, công nhân để họ nâng cao trình độ, biết sử dụng những tính năng, tận dụng tối đa công suất của máy móc đồng thời biết bảo dưỡng, phát hiện và sửa chữa kịp thời những hỏng hóc của tài sản cố định. - Hiện nay Công ty còn có một số tài sản cố định đã khấu hao hết chờ thanh lý nhưng vẫn đưa vào sử dụng, trong thời gian tới Công ty cần tiến hành nhượng bán hay những tài sản này để giải phóng lượng vốn bị ứ đọng ở khâu này góp phần đẩy nhanh vòng quay và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. - Cuối mỗi năm tài chính hay cuối mỗi quý Công ty cần tiến hành kiểm kê, đánh giá lại tài sản cố định. Mọi trường hợp thừa thiếu đều phải lập biên bản, tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời. Công ty cần thường xuyên đánh giá năng lực sản xuất của máy móc thiết bị dựa trên tuổi thọ kinh tế, tuổi thọ kỹ thuật để có kế hoạch chi tiết đối với từng loại tài sản cố định, đặc biệt là đối với những tài sản có giá trị còn lại thấp để có những biện pháp xử lý kịp thời như đại tu, bảo dưỡng hoặc nếu tài sản cố định đã quá cũ hay đã khấu hao hết thì Công ty có thể nhượng bán, thanh lý, để nâng cao tính đồng bộ của máy móc thiết bị góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 2.7. Hoàn thiện công tác khấu hao và sử dụng có hiệu quả tiền khấu hao Tại Công ty Cơ khí Đông Anh hiện nay đang sử dụng phương pháp khấu hao bình quân, đây là cách tính đơn giản và dễ hiểu. Việc áp dụng phương pháp tính khấu hao này sẽ không phản ánh chính xác mức độ hao mòn thực tế của tài sản cố định, giá trị tài sản cố định lớn, thời gian thu hồi vốn đầu tư chậm, nên Công ty sẽ chụi ảnh hưởng bất lợi của hao mòn vô hình gây ra. Do vậy để khắc phục tình trạng trên em xin đưa ra một số kiến nghị: - Hiện nay Công ty có thể lựa chọn phương pháp khấu hao phù hợp với từng loại tài sản để đảm bảo phản ánh đúng giá trị hao mòn, nên Công ty có thể áp dụng phương pháp khấu hao nhanh đối với một số TSCĐ mới, có giá trị lớn như dây chuyền sản xuất Nhôm… vừa giúp Công ty tích tụ nhanh được tiền khấu hao, hạn chế được những ảnh hưởng do hao mòn vô hình gây ra. Mặt khác đây cũng là một biện pháp để Công ty hoãn nộp một phần thuế (Tín dụng về thuế) để Công ty có thể tận dụng được giá trị thời gian của đồng tiền. - Đi đôi với hoàn thiện công tác khấu hao để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, đặc biệt quan trọng là việc quản lý và sử dụng quỹ khấu hao. Trong thời gian tới, để quản lý và sử dụng có hiệu qủa quỹ khấu hao nhằm bảo toàn và phát triển vốn cố định thì Công ty cần phân loại rõ những tài sản cố định cần phải tính khấu hao, những tài sản đã hết khấu hao nhưng vẫn còn đang tiếp tục sử dụng, và những tài sản không cần phải tính khấu hao, từ đó có kế hoạch khấu hao chi tiết đối với từng loại. Điều này không chỉ đảm bảo tính chính xác của giá thành sản phảm, hạn chế ảnh hưởng của hao mòn vô hình mà còn góp phần bảo toàn được vốn cố định. Hiện nay đầu tư hình thành tài sản cố định của Công ty từ hai nguồn đó là nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay. Do vậy trong thời gian tới Công ty cần xác định được tiền khấu hao bình quân trong kỳ và phân phối, sử dụng tiền trích khấu hao hợp lý dựa trên tỷ trọng của từng nguồn vốn đầu tư sao cho phần để trả nợ, phần để tái đầu tư hợp lý. Nhưng trong thời gian chưa đến kỳ trả nợ, Công ty có thể sử dụng linh hoạt nguồn vốn khấu hao vào mục đích kinh doanh khác góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay. Thực hiện được những công việc trên sẽ giúp công ty sử dụng nguồn vốn huy động được có hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của toàn Công ty. 2.8. Công ty cần chú trọng đầu tư cho nghiên cứu, thăm dò thị trường đặc biệt thị trường tiêu thụ cho sản phẩm Nhà máy Nhôm Trong năm vừa qua công tác nghiên cứu, thăm dò thị trường mới của Công ty chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của quá trình sản xuất nên hàng loạt sản phẩm đặc biệt là hàng của Nhà máy Nhôm chưa tiêu thụ được gây tồn kho nhiều làm cho một lượng vốn lớn bị ứ đọng. Mặt khác thị trường Nhôm hiện nay dường như là bị đóng băng bởi lẽ giá Nhôm nguyên liệu lên quá cao, sản phẩm của Công ty chưa thu hút được sự quan tâm chú ý nhiều của khách hàng. Chính vì vậy để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng vòng quay của hàng tồn kho, giảm bớt lượng vốn bị ứ đọng Công ty cần: - Một mặt Công ty phải giữ vững được thị trường đối với những sản phẩm truyền thống, tạo mối quan hệ ngày càng khăng khít đối với khách hàng. Công ty có thể phân công cho những nhân viên phòng kinh doanh theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty bạn để khi Công ty bạn có nhu cầu về sản phẩm thì Công ty mình sẽ đưa lời chào hàng với sản phẩm mà họ đang cần. Đặc biệt đối với sản phẩm Nhôm mới thì công tác này còn quan trọng hơn. Nếu việc quan hệ với khách hàng tốt, việc tìm hiểu và nắm bắt thị trường về nhu cầu thị hiếu… tốt sẽ là điều kiện tiên quyết quyết định sự tồn tại của Nhà máy Nhôm mới thành lập như hiện nay. Trong thời gian tới, phòng kinh doanh của Nhà máy Nhôm cần năng động hơn nữa trong việc tìm kiếm và khai thác thị trường Tuy nhiên cùng với chính sách Marketing thì việc nâng cao chất lượng, liên tục đổi mới mẫu mã sản phẩm là hết sức cần thiết, nó ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của Công ty. Lợi thế của Công ty hiện nay là doanh nghiệp đang dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất các mặt hàng như sản phẩm Đúc, bi đạn nghiền xi măng… nên trong thời gian tới Công ty cần tận dụng lợi thế này để ngày càng phát triển. - Hiện nay công tác xuất khẩu của Công ty đang được phát triển mạnh. Một số mặt hàng của Công ty đã được bạn bè thế giới biết đến như sản phẩm Đúc, bi nghiền. Tuy nhiên doanh thu của hàng xuất khẩu hiện nay là rất khiêm tốn. Trong thời gian tới Công ty cần chú trọng quan tâm hơn nữa trong việc tìm kiếm và khai thác những thị trường tiềm năng của nước bạn nhằm tăng doanh thu của hàng xuất khẩu, góp phần làm tăng doanh thu của toàn Công ty. Việc thực hiện được những điều trên sẽ giúp Công ty mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng Doanh thu, tăng sản phẩm tiêu thụ sẽ làm cho vòng quay của vốn tăng lên và làm tăng hiệu quả sử dụng vốn toàn Công ty, ngày càng khẳng định được thương hiệu “CKĐA” trên thị trường cả trong và ngoài nước. KẾT LUẬN rong Trong nền kinh tế thị trường, việc tổ chức, quản lý và sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả là vấn đề mang tính cấp bách, có ý nghĩa sống còn đối với các doanh nghiệp. Bởi lẽ chỉ có quản lý và sử dụng vốn tốt mới góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu, giảm chi phí, tối đa hoá lợi nhuận. Việc thực hiện tốt điều này không những giúp doanh nghiệp có thể tái sản xuất theo chiều rộng và chiều sâu mà còn giúp doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, công nhân viên. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, trong thời gian qua, Công ty Cơ khí Đông Anh đã không ngừng thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và từng bước thu được kết quả đáng ghi nhận. Song bên cạnh những thành tích đã đạt được Công ty còn có một số tồn tại trong công tác tổ chức, quản lý và sử dụng vốn kinh doanh. Vì vậy trong thời gian tới Công ty cần phải nhanh chóng khắc phục những tồn tại này để ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Qua thời gian tìm hiểu thực tế cùng với những kiến thức đã được học tập trong nhà trường, em đã đi sâu nghiên cứu Chuyên đề “Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cơ khí Đông Anh”, em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty. Hy vọng rằng những kiến nghị đó sẽ góp phần thiết thực vào công tác quản lý vốn của Công ty trong thời gian tới. Mặc dù em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo cùng sự quan tâm giúp đỡ của ban lãnh đạo và các cán bộ, nhân viên trong các phòng ban chức năng của Công ty, song do thời gian tìm hiểu và trình độ chuyên môn còn hạn chế nên Chuyên đề này còn có nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô, cùng lãnh đạo và các cán bộ, nhân viên trong Công ty để Chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo, ban lãnh đạo và các cán bộ, nhân viên trong các phòng ban chức năng của Công ty, đặc biệt là Thạc sỹ Ngô Thị Việt Nga đã tận tình, hướng dẫn giúp em hoàn thành bài luận văn này. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Quản trị kinh doanh – NXB Lao động – Xã hội 2004. (Bộ môn QTKDTH-Trường ĐH kinh tế quốc dân). Một số tài liệu dùng cho giảng dạy khác của Trường ĐH kinh tế quốc dân Báo cáo tài chính năm 2003, 2004, 2005. Biên bản kiểm tra báo cáo quyết toán năm 2005. Hồ sơ giới thiệu năng lực của Nhà thầu Công ty cơ khí Đông Anh. Báo cáo tổng kết năm 2005. Biên bản kiểm kê tài sản tính đến ngày 31/12/2005. Sổ tay chất lượng. Xem xét Lãnh đạo.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0094.doc
Tài liệu liên quan