Chuyên đề Các biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại xí nghiệp ô tô V75

Tăng cường củng cố hệ thống quản lý tài sản cố định, thực hiện chế độ khuyến khích người lao động nhằm bảo vệ và nâng cao thời gian sử dụng của tài sản cố định. Cần thực hiện công tác sửa chữa lớn tài sản cố định theo đúng kế hoạch nhằm đảm bảo thời gian sử dụng của tài sản cố định. Đầu tư mua sắm thêm thiết bị văn phòng như máy fax, máy tính để nắm bắt nhu cầu của thị trường, thị hiếu người tiêu dùng, và giá cả trên thị trường thế giới từ đó xác định mặt hàng kinh doanh có hiệu quả nhất. * Đối với vốn lưu động Không như vốn cố định vì là doanh nghiệp vận tải kinh doanh dịch vụ nên vốn lưu động của xí nghiệp thường chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng vốn. Tuy nhiên để nâng cao lợi nhuận ngoài việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định xí nghiệp cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động như: Tổ chức tốt công tác thanh toán tiền nguyên nhiên vật liệu nhập vào xí nghiệp như xăng dầu, mỡ, các phụ tùng phục vụ việc bảo dưỡng, sửa chữa vận tải ., nếu có phải thuê thêm các hoạt động từ bên ngoài khi nhiệm vụ của xí nghiệp quá tải thì cần giải quyết mức giá dịch vụ cho bên ngoài một cách hợp lí hiệu quả, có chiết khấu phầm trăm hoa hồng để họ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

doc44 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1186 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Các biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại xí nghiệp ô tô V75, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Con người luôn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi các doanh nghiệp phải cạnh tranh nhau một cách gay gắt thì con người càng khẳng định mình là yếu tố quan trọng tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trình độ quản lý, trình độ chuyên môn, sự nhanh nhạy nắm bắt thị trường của người lãnh đạo cũng như của nhân viên trong doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì một dự án kinh doanh tốt và được thực hiện một cách linh hoạt, mềm dẻo sẽ giúp doanh nghiệp đạt được lợi nhuận tối ưu. Bên cạnh trình độ chuyên môn, ý thức lao động của nhân viên trong doanh nghiệp cũng rất quan trọng quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Với đội ngũ nhân viên có trình độ cao, thích ứng với yêu cầu của thị trường doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu suất lao động từ đó tạo điều kiện nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. b. Nhà cung cấp cung cấp nguyên vật liệu, trang thiết bị, sức lao động và cả những dịch vụ như tư vấn, quảng cáo, vận chuyển... nói chung là cung cấp đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh. Có thể xem nhà cung ứng là nguy cơ khi họ đòi tăng giá hoặc giảm chất lượng sản phẩm họ cung cấp. Bằng cách đó họ làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp sụt giảm. Trái lại nhà cung ứng yếu sẽ đem lại cho doanh nghiệp cơ hội đạt lợi thế về cạnh tranh hoặc về chất lượng sản phẩm trên thị trường tiêu dùng. c. Cơ cấu mặt hàng kinh doanh Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh, các doanh nghiệp thường kinh doanh nhiều loại hàng hoá khác nhau. Tuy nhiên tốc độ tiêu thụ, mức độ phù hợp với thị hiếu tiêu dùng các loại hàng hoá khác nhau. Tuy nhiên tốc độ tiêu thụ, mức độ phù hợp với thị hiếu tiêu dùng các loại hàng hoá khác nhau. Từ đó cho thấy cơ cấu mặt hàng kinh doanhcũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Một cơ cấu mặt hàng kinh doanh hợp lý với chủng loại và tỷ trọng phù hợp tránh được tình trạng ứ đọng hàng hoá khi lượng hàng hoá dự trữ quá lớn so với mức nhu cầu của thị trường hoặc có thể bỏ lỡ cơ hội tốt trong kinh doanh khi nhu cầu của thị trường lớn nhưng dự trữ của doanh nghiệp lại quá ít d. Khả năng về vốn: Vốn là tiền đề vật chất cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, do vậy nó là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong quá trình cạnh tranh trên thương trường, doanh nghiệp nào "trường vốn", có lợi thế về vốn thì sẽ có lợi thế kinh doanh - khả năng về vốn dồi dào sẽ giúp doanh nghiệp giành được thời cởtong kinh doanh, có điều kiện mở rộng thị trường, từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng doanh thu và tăng lợi nhuận. 3. Các biện pháp nâng cao lợi nhuận doanh nghiệp Tăng doanh thu tiêu thụ Tăng khối lượng chất lượng hàng hoá tiêu thụ: việc tăng khối lượng hàng hoá tiêu thụ sẽ làm tăng thêm lợi nhuận doanh nghiệp. Trong điều kiện cạnh tranh hiện nay để khuyến khích tiêu dùng và tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụdn càan sử dụng những biện pháp như giảm giá cho người mua nhiều, loại trừ việc phát sinh hàng bán bị trả lại, chống hàng giả, gian rối trong kinh doanh... Thông thường sản phẩm có chất lượng cao thường thu hút được người mua nếu có một giá bán hợp lý, điều đó sẽ làm tăng số lưọng bán cho doanh nghiệp, tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm dễ dàng, nhanh tróng thu được tiền bán hàng từ đó tăng doanh thu. Xác định giá cả hợp lý: việc xác định giá cả hợp lý cho hàng hoá là điều rất khó khăn và quan trọng trong doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần phải xác định giá cả của hàng hoá sao cho phù hợp với thị trường khuyến khích được người tiêu dùng mua hàng mà vẫn đảm bảo doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp mình. Có một vài cách định giá cả cho hàng hoá như sau: Giá cao hơn giá thị trường thưòng thuyết phục được người mua với những mặt hàng có giá trị lớn cách định giá này thường tạo cảm giác an toàn cho người mua hàng khi mặt hàng đó có giá trị lớn. Giá thấp hơn giá thị trường thương được áp dụng khi doanh nghiệp muốn tung một loại sản phẩm mới ra thị trường hoặc mong muốn chiếm một thị phần lớn hơn trên thị trường khi mà người mua đã hiểu rõ về sản phẩm. Giá theo giá thị trường coi giá đó là giá chuẩn doanh nghiệp chánh được chiến tranh về giá. Đẩy nhanh tốc độ thanh toán tiền hàng: Việc đẩy nhanh tốc độ thanh toán tiền hàng, giảm bớt các khoản nợ phải thu, xử lý tốt những khoản nợ khó đòi là một phương pháp đảm bảo thực hiện tốt chỉ tiêu doanh thu. Khi bán hàng, doanh nghiệp vẫn chú ý tới việc thanh toán tiền hàng vì điều kiện thanh toán có quan hệ chặt chẽ với việc thu hồi lãi bán hàng, luân chuyển vốn, đảm bảo công tác thanh toán tiền hàng được thuận lợi đầy đủ và nhanh chóng, có như vậy doanh nghiệp mới quản lý được doanh thu của mình. 3.2 Nhóm biện pháp làm giảm chi phí Phấn đấu hạ thấp chi phí kinh doanh là một vấn đề cần thiết quan trọng, có thể sử dụng những biện pháp chủ yếu sau: -Tổ chức cung ứng và dự trữ hàng hoá một cách hợp lý : cung ứng là khâu đầu tiên bắt đầu quá trình lưu thông hàng hoá. Việc tổ chức và cung ứng hàng hoá hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu cần thiết của khách hàng và tiết kiệm được chi phí. Bởi vậy trong khâu mua đòi hỏi doanh nghiệp phải khôn khéo lựa chọn nguồn hàng cung ứng có chất lượng tốt, uy tín, giá cả hợp lý và nguồn hàng ổn định nhằm tránh rủi ro trong kinh doanh cho doanh nghiệp. -Lựa chọn phương thức kinh doanh phù hợp vận dụng linh hoạt các hình thức kinh doanh đồng thời giải quyết hài hoà giữa lợi ích của người tiêu dùng với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với người lao động trong doanh nghiệp nhằm tiết kiệm chi phí nâng cao năng suất lao động hạ thấp chi phí kinh doanh tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. -Tăng cường công tác quản lý chi phí: quản lý chi phí gắn liền với kế hoạch, lập kế hoạch quản lý tài chính giúp doanh nghiệp khai thác mọi tiềm năng tiềm tàng, giảm chi phí từ đó hạ thấp chi phí kinh doanh. Doanh nghiệp cần phải phân công phân cấp quản lý phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó doanh nghiệp phải thường xuyên hoặc định kỳ kiểm tra, kiểm soát quá trình thực hiện chi phí kinh doanh, việc kiểm tra tiến hành một cách toàn diện cả không gian và thời gian. Phải kiểm tra trước, trong và sau khi chi, nhằm phân tích đánh giá tính cần thiết, tính hiệu quả và phù hợp với dự toán chi phí đã đề ra hay không. Việc phân tích khi chi là để đánh giá hiệu quả, ưu và nhược điểm của các khoản chi phí đã thực hiện nhằm phục vụ lợi ích của quản lí chi phí kinh doanh của kì sau. Kiểm tra, giám đốc mọi hoạt động chi tiêu của doanh nghiệp là một biện pháp quan trọng nhằm phấn đấu hạ thấp chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. chương ii : tình hình thực hiện lợi nhuận của xí nghiệp và một số giải pháp nâng cao lợi nhuận i. Khái quát tình hình hoạt động của xí nghiệp ô tô V75. 1. Quá trình hình thành và phát triển : Xí nghiệp ô tô V75 là doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích độc lập trực thuộc Bộ Ngoại Giao, được thành lập theo quyết định số 1725/NG-QĐ 27/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao , trên cơ sở tổ chức tại xí nghiệp ô tô V75 được thành lập theo quyết định số 52/NG-QĐngày 19/3/1993 của Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao. Xí nghiệp ô tô V75 có chức năng hoạt động trong lĩnh vực giao thông đô thị phục vụ chuyên ngành đối ngoại. Tên tiếng việt: xí nghiệp ô tô V75 Tên giao dịch quốc tế : V75 CARENTERPRIS Trụ sở chính tại 231 đường Lê Duẩn , Quận Hai Bà Trưng , Hà Nội Có văn phòng đại diện , phòng ban nghiệp vụ và các đơn vị trực thuộc theo luật định. Xí nghiệp có con dấu riêng , có tài khoản tại ngân hàng. Năm 1975 sau khi miền nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, đoàn xe V75 được thành lập và trực thuộc Bộ Ngoại Giao . Đoàn xe V75 được thành lập trên cơ sở sáp nhập các đội xe trực thuộc Bộ Ngoại Giao và đội xe khách quốc tế của nhà khách chính phủ được chuyển về cục phục vụ ngoại giao đoàn hoạt động hoàn toàn trong sự bao cấp của nhà nước. Ngày 18/7/1986 xí nghiệp ô tô V75 được thành lập theo quyết định số 459/QĐ của bộ trưởng Bộ Ngoại Giao và chuyển sang hoạt động theo cơ chế hạch toán kinh tế gắn liền với sự nghiệp đổi mới toàn diện và sâu sắc của nền kinh tế Việt Nam là chuyển từ nền kinh tế hàng hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá thị trường có sự quản lý của nhà nước. Ngày 18/3/1993 Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao có quyết định số 52/QĐ thành lập lại xí nghiệp ô tô V75 tách ra khỏi cục phục vụ Ngoại Giao đoàn và trực thuộc thẳng Bộ Ngoại Giao. Xí nghiệp bao gồm các đội xe: + Đội xe văn phòng Bộ Ngoại Giao. + Đội xe khách quốc tế tại nhà khách chính phủ 12 Ngô Quyền. + đội xe Vạn Phúc 44 Kim Mã. + Đội xe MIA chuyên tìm kiếm người Mĩ mất tích trong chiến tranh tại Việt nam + Tổ xe gara và xưởng sửa chữa tại Dịch Vọng, Từ Liêm. + trụ sở làm việc của xí nghiệp và xưởng sửa chữa tại 231 Lê duẩn. Tháng 12/1995 theo sự cho phép của Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao, trước tình hình đội xe Vạn Phúc ở 44 Kim Mã bị giải toả để làm đường Cầu Giấy phải chuyển về khu Dịch Vọng và tách ra khỏi đội xe văn phòng bộ, xí nghiệp quyết định thành lập thêm đội xe lấy tên là đội xe Nghĩa Đô. Trước tình hình đổi mới của đất nước, công tác phục vụ đối ngoại ngày càng phát triển. Do việc nhà nước ta mở rộng giao lưu với nhiều nước trên thế giới khiến công tác của xí nghiệp V75 ngày càng trở nên chuyên sâu và nâng cao. Ngày 27/12/1996 Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao đã có quyết định số 1726/NG-QĐ quyết định thành lập xí nghiệp ô tô V75 là doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ich độc lập trực thuộc Bộ Ngoại Giao. 2. Chức năng nhiệm vụ chính của xí nghiệp Căn cứ theo quyết định thành lập xí nghiệp ô tô V75 của Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao xí nghiệp ô tô V75 có những chức năng nhiệm vụ chính sau: - Vận tải ô tô và cung cấp dịch vụ phục vụ việc đón đoàn khách của Ban chấp hành TW Đảng, quốc hội, chính phủ và của Bộ Ngoại Giao, các bộ ban ngành TW và thủ đô Hà nội. Phục vụ các kì Đại hội Đảng toàn quốc, các kì quốc hội, và các kì họp quan trọng khác của trung ương và Hà Nội. - Cung cấp các lái xe phục vụ công tác cho các cơ quan đại diện nước Việt nam ở nước ngoài khi có yêu cầu. - Kinh doanh dịch vụ vận tải ô tô, sửa chữa, cho thuê lái xe, thợ sửa chữa ô tô phục vụ đoàn ngoại giao tại Hà Nội và các hoạt động khác. 3. Cơ cấu bộ máy tổ chức và đặc điểm công tác kế toán tại xí nghiệp * Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp Xí nghiệp ô tô V75 là doanh nghiệp nhà nước không có hội đồng quản trị, đứng đầu xí nghiệp là giám đốc do Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao bổ nhiệm và miễn nhiệm Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chứa ở xí nghiệp ô tô V75 Giám đốc Phó giám đốc phụ trách kĩ thuật Phó giám đốc phụ trách vận tải Phòng kĩ thuật vật tư Phòng quản lí nhân sự tiền lương Phòng kế toán tài vụ Phòng kế hoạch điều độ Xưởng Lê Duẩn Xưởng Dịch Vọng Đội xe Ngô Quyền Đội xe MIA Đội xe Nghĩa Đô Đội xe Vạn Phúc Trong đó Giám đốc là đại diện pháp luật của xí nghiệp, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao và pháp luật về hoạt động của xí nghiệp. Giám đốc có quyền chỉ đạo điều hành cao nhất trong xí nghiệp. Các phó giám đốc do bộ trưởng bộ ngoại giao bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của giám đốc. Phòng kinh tế-kế hoạch-điều vận có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các hoạt động công ích được giao cho xí nghiệp. Điều tra khảo sát thị trường vận tải, lập các phương án kinh tế, các dự án. Tổ chức duy trì và phát triển hoạt động đầu tư kinh doanh. Xây dựng kí kết hoạt động vận tải và cung ứng phục vụ đưa đón khách. Phòng vật tư- kĩ thuật quản lí các phương tiện vật tư, hướng dẫn sủ dụng, bảo dưỡng, sửa chữa, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, công nghệ mới trong hoạt động của xí nghiệp. Kiểm tra chất lượng kĩ thuật nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng phương tiện, thiết bị. Phòng kế toán tài chính quản lí vón, tài sản, hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện chế độ kế toán thống kê và quản lí tài chính. Phòng quản lí nhân sự và tiền lương bố trí nơi làm việc cho cơ quan lãnh đạo, các bộ phận chức năng, nghiệp vụ văn phòng xí nghiệp. Đảm bảo điều kiện cần thiết cho công tác y tế, đời sống văn hoá xã hội cho nhân viên của xí nghiệp. Quản lí nhân sự, tiền lương, công tác khen thưởng, kỉ luật văn thư hành chính và lưu trữ. Đội xe mỗi đội xe có từ 30 - 50 xe thành lập theo nhiệm vụ hoặc từng mác xe. *Đặc điểm công tác kế toán tại xí nghiệp Để đảm bảo hoàn thành tốt công tác kế toán của công ty giúp cho lãnh đạo nắm được chính xác tình hình thực tế mọi hoạt động của công ty và đưa ra những quyết định đúng đắn. Công ty đã bố trí được bộ máy kế toán tương đối hợp lý. Xí nghiệp ôtô V75 tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập chung. Về bộ máy kế toán, phòng kế toán gồm: Kế toán trưởng: là người tổ chức mọi hoạt động kinh tế tài chính trong công ty, chịu trách nhiệm cao nhất trước Giám đốc và toàn công ty. Ngoài ra kế toán trưởng còn phải liên hệ với ban tài chính, cục thuế, ngân hàng để đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ tổng hợp toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công ty và là người thu thập thông tin mọi hoạt động kinh tế phát sinh Kế toán vật liệu và TSCĐ: là người theo dõi tình hình biến động của tài sản trong toàn công ty, tính và phân bổ khấu hao cho các bộ phận sử dụng. Kế toán thanh toán: thực hiện các nghiệp vụ thanh toán với khách hàng và cán bộ công nhân viên Kế toán tiền mặt: phụ trách việc theo dõi hạch toán các khoản tiền mặt, tiền vay, tiền gửi ngân hàng Thủ quỹ: quản lý tiền mặt của công ty căn cứ vào các chứng từ thu, chi để nhập, xuất tiền thanh toán Kế toán tiền lương BHXH: là người chịu trách nhiệm tính lương, tính BHXH của cán bộ công nhân viên toàn công ty Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của toàn công ty Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Thủ quỹ Kế toán tiền mặt Kế toán thanh toán Kế toán vật liệu và TSCĐ Tiền lương và BHXH Công ty áp dụng hệ thống tài khoản theo quy định 1141/TC-QĐ-CĐKT ngày 01/11/1995 về hệ thống chế độ kế toán. Do yêu cầu của công tác quản lý và đặc điểm loại hình kinh doanh, công ty tổ chức sổ kế toán theo hình thức nhật kí sổ cái. Trình tự hạch toán của doanh nghiệp có thể khái quát theo sơ đồ sau Chứng từ gốc Sổ quỹ Sổ, thẻ, kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Nhật ký - Sổ cái Báo cáo tài chính Trong đó: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán để ghi các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết . Cuối tháng , quí tổng hợp số liệu và khoá sổ , thẻ kế toán chi tiết . 4. Kết quả hoạt động sản xuất của xí nghiệp qua 2 năm 1999 - 2000 Hoạt động trong nền kinh tế thị trường, tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp có nhiều biến đổi. Nhìn chung xí nghiệp nhanh chóng nắm được tình hình thực tế, phân tích những thuận lợi khó khăn, biết mở rộng thị trường tiêu thụ và mặt hàng kinh doanh tạo được chỗ đứng trên thị trường. Để đi sâu phân tích tình hình lợi nhuận của xí nghiệp qua 2 năm ta có biểu sau: Kết quả hoạt động sản xuất của xí nghiệp trong 2 năm Đơn vị : đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 So sánh 99/2000 Số tiền Tỉ lệ 1.Vốn kinh doanh bình quân 9.768.237.175 10.952.683.913 1.184.446.738 +12.12 2.Tổng doanh thu 11.894.985.630 12.412.672.609 517.686.979 +4,5 3.Giá vốn 10.030.274.521 10.372.346.798 342.072.277 +3,41 4.Chi phí quản lí 1.734.642.318 1.903.352.116 168.097.798 +9,73 5.Tổng lợi nhuận trước thuế 130.068.791 136.973.695 6.904.904 +5,31 6.Nộp ngân sách 478.842.105 680.189.583 201.347.475 +42,1 7.Thu nhập(đ/ng/tháng) 876.054 970.352 94.298 +10,8 Qua bảng số liệu ta có thể thấy các chỉ tiêu kinh tế của năm 2000 đều tăng lên so với năm trước điều đó cho thấy năm 2000 xí nghiệp có những điều kiện kinh doanh thuận lợi hơn so vơí năm 1999, điều đó dẫn đến các chỉ tiêu kinh tế của năm 2000 đều tăng lên so với năm 1999. Cụ thể ta có thể thấy với dặc điểm kinh doanh của xí nghiệp năm 2000 vừa qua có nhiều đoàn khách quốc tế đến Việt Nam hơn và sẽ còn tăng thêm trong những năm tới chính vì vậy mà doanh thu của xí nghiệp cũng sẽ tăng theo từ đó thúc đẩy lợi nhuận tăng. Mặc dù lợi nhuận của xí nghiệp không nhiều và tỉ lệ tăng cũng chưa cao nhưng do đặc thù là doanh nghiệp vẫn còn nằm trong sự bao cấp bên cạnh sự kinh doanh một phần của xí nghiệp. Mặc dù doanh thu tăng không đáng kể 514.686.979đ với tỷ lệ tương ứng là 4,35% còn giá vốn tăng 342.072.277đ với tỷ lệ tương ứng là 3,41%. Và xí nghiệp vẫn thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước. Năm 2000 vốn kinh doanh của xí nghiệp tăng so với năm 1999 là 1.184.446.738 đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 12.12%. Do là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nên số vốn kinh doanh bình quân của xí nghiệp tăng lên không đáng kể. Chính vì vậy doanh thu của xí nghiệp cũng tăng lên không nhiều còn thấp hơn tỉ lệ tăng của giá vốn. Có thể thấy rằng doanh nghiệp sử dụng vốn kinh doanh còn chưa hiệu quả. Trong điều kiện kinh doanh khó khăn, phấn đấu hạ thấp chi phí không phải là điều dễ dàng để có được doanh thu tăng lên thêm với tỷ lệ là 4,39% xí nghiệp đã sử dụng số chi phí tăng lên là 5,8%. Tuy vậy kết quả đạt được là lợi nhuận của xí nghiệp vẫn tăng lên mặc dù không nhiều và số tiền lợi nhuận đạt được là khá kiêm tốn so với số vốn bỏ ra để kinh doanh và các khoản chi phí liên quan. Lợi nhuận trước thuế tăng 6.994.904đ với tỷ lệ tương ứng là 5,31% chứng tỏ đồng vốn kinh doanh bỏ ra chưa hiệu quả. Lợi nhuận tăng thêm làm thu nhập của lao động trong xí nghiệp cũng được tăng lên. Năm 2000 là một năm tương đối thuận lợi đối với xí nghiệp với việc các đoàn khách quốc tế vào Việt Nam liên tục gia tăng và với số lượng lớn đặc biệt có 2 cuộc viếng thăm Việt Nam có số lượng người đến lớn đó là đoàn tổng thống Mĩ với hơn 250 xe được xí nghiệp huy động hay đoàn tổng thống Nga sang thăm Việt Nam cũng trong năm đó. Chính đó là điều kiện thuận lợi nhuận tạo công ăn việc làm nhiều hơn cho nhân viên của xí nghiệp và giúp xí nghiệp thực hiện việc đạt được doanh thu với lợi nhuận đề ra của mình. Nói tóm lại được sự chỉ đạo của cấp trên cùng với tập thể nhân viên trong xí nghiệp không ngừng phấn đấu, nâng cao năng lực phát huy thế mạnh. Xí nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm 2000 và đạt được những thành tích đáng kể. ii. Tình hình lợi nhuận của xí nghiệp ô tô V75 Như các doanh nghiệp kinh doanh khác kết cấu lợi nhuận của xí nghiệp ô tô V75 cũng gồm 3 phần đó là lợi nhuận hoạt động kinh doanh , lợi nhuận hoạt động tài chính, lợi nhuận hoạt động bất thường: Lợi nhuận Lợi nhuận Lợi nhuận Lợi nhuận của = hoạt động + hoạt động + hoạt động xí nghiệp kinh doanh tài chính bất thường 1. Lợi nhuận hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải Do là doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực vận tải là một ngành mang đậm tính dịch vụ. Do vậy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của xí nghiệp chủ có yếu được từ hoạt động vận tải và sửa chữa, bảo dưỡng vận tải của xí nghiệp. Lợi nhuận từ hoạt động này được xác định theo công thức: Doanh thu Doanh thu = - Thuế nộp ở khâu tiêu thụ(nếu có) - Chi phí kinh doanh hợp lệ Lợi nhuận hoạt động kinh doanh Do xí nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên tổng doanh thu, các khoản chi phí không bao gồm thuế GTGT. Tổng doanh thu của xí nghiệp bao gồm doanh thu từ hoạt động kinh doanh vận tải mà chủ yếu từ việc đón các đoàn khách lớn của nhà nước và doanh thu từ việc bảo dưỡng, sửa chữa vận tải của xí nghiệp phần doanh thu này chiếm một tỷ lệ rất nhỏ không đáng kể vì xí nghiệp chưa chú trọng đầu tư cho phát triển lĩnh vực kinh doanh này. Chi phí kinh doanh hợp lệ là các khoản bao gồm giá vốn hàng bán(chi phí về nguyên vật liệu cho dịch vụ vận tải như xăng dầu, thiết bị vận tải ...), chi phí về nhân công trực tiếp thực hiện dịch vụ vận tải và chi phí sản xuất chung (chi phí quản lý chung, nguyên vật liệu dùng chung...). Do là doanh nghiệp dịch vụ hoạt động trong lĩnh vực vận tải là chủ yếu nên thuế nộp ở khâu tiêu thụ với xí nghiệp là không có. Dưới đây ta có bảng phản ánh tình hình thực hiện lợi nhuận kinh doanh của xí nghiệp trong 2 năm 1999-2000 như sau: Kết quả hoạt động kinh doanh vận tải Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 So sánh 99/2000 Số tiền Tỉ lệ 1.Doanh thu 11.771.555.480 12.301.969.631 530.414.151 +4.51 2.Các khoản giảm trừ 3.Doanh thu thuần 11.771.555.480 12.301.969.631 530.414.151 +4.51 4.Giá vốn 10.030.274.521 10.372.346.798 342.072.227 +3,41 5. Lợi tức gộp 1.741.280.959 1.929.622.833 188.341.874 +10,8 6.Chi phí quản lý 1.710.535.573 1.883.894.474 173.358.901 +10,1 7.Lợi nhuận 30.745.386 45.728.359 14.982.973 +48,7 Từ bảng ta có thể thấy rằng lợi nhuận của xí nghiệp mặc dù không lớn nhưng tỉ lệ tăng là rất đáng kể. Lợi nhuận từ năm 1999 sang năm 2000 tăng 14.982.973đ tương ứng với tỉ lệ tăng là 48,73%. Điều này có được là do năm 2000 xí nghiệp đã có những đổi mới trong kinh doanh và năm 2000 là một năm tương đối thuận lợi cho việc kinh doanh của xí nghiệp. Lợi nhuận tăng nhờ các chỉ tiêu của xí nghiệp cũng tăng như: năm 2000 vừa qua có rất nhiều đoàn khách quốc tế đến thăm Việt Nam nó đã giúp cho xí nghiệp có thêm thu nhập từ việc đưa đón các đoàn khách quốc tế này và năm 2000 cũng là năm diễn ra nhiều hội nghị, đại hội của nhà nước, chính phủ, quốc hội. Chính vì vậy doanh thu năm 2000 của xí nghiệp đã tăng lên so với năm 1999 là 530.414.151đ và tăng với tỉ lệ tương ứng là 4,51%. Là doanh nghiệp nhà nước phục vụ vận tải cho nhà nước, chính phủ là chủ yếu, mặc dù hạch toán như một doanh nghiệp độc lập song dưới sự bảo trợ của nhà nước, ngành ngoại giao có càng nhiều cuộc họp lớn, càng nhiều đoàn khách quốc tế tới thăm Việt Nam xí nghiệp càng có điều kiện làm việc, tăng doanh thu cho mình. Vì là doanh nghiệp dịch vụ nên không phát sinh các khoản giảm trừ và giảm giá hàng bán và thuế trong khâu tiêu thụ nên mức doanh thu thuần đạt được chính bằng doanh thu của hoạt động kinh doanh của xí nghiệp. Doanh thu tăng, giá vốn hàng bán của xí nghiệp năm 2000 cũng tăng lên so với năm 1999. Qua bảng số liệu ta thấy giá vốn của xí nghiệp khá cao gần bằng với cả doanh thu đạt được cụ thể là năm 1999 doanh thu là 11.771.555.480 thì giá vốn là 10.030.274.521đ và năm 2000 doanh thu đạt được là 12.301.969.631đ thì giá vốn là: 10.372.346.798đ. Giá vốn cao ảnh hưởng không tốt đến lợi nhuận của xí nghiệp. Nguyên nhân là do xí nghiệp kinh doanh dịch vụ nên trong giá vốn của xí nghiệp bao gồm các khoản chi phí từ nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động vận tải, tiền lương thanh toán trực tiếp cho nhân viên thực hiện nhiệm vụ vận tải đến các khoản chi phí chung phát sinh trong quá trình phục vụ vận tải ... những khoản này được xác định để tính giá thành của sản phẩm dịch vụ và được nhà nước, ngành trực tiếp liên quan phê duyệt và trả công cho xí nghiệp như một dịch vụ thuê ngoài của họ song lợi nhuận cho xí nghiệp là rất ít. Doanh thu tăng cao hơn so với giá vốn dẫn đến lợi nhuận gộp của xí nghiệp cũng tăng với số tiền là 188.341.874đ với tỉ lệ tương ứng là 10,81%. Tuy vậy giá vốn của xí nghiệp là cao song trong năm 2000 xí nghiệp đã tiết kiệm được một phần chi phí trong giá vốn cụ thể ta có thể thấy tỉ lệ tăng của giá vốn là 3,41% nhỏ hơn tỉ lệ tăng của doanh thu là 4, 51%. Song để thực hiện công việc kinh doanh có hiệu quả thì chi phí quản lý của xí nghiệp tăng thêm 173.358.901đ và với tỉ lệ tương ứng là 10,13%, tăng cao hơn so với tỉ lệ tăng của doanh thu. Nói tóm lại năm 2000 vẫn là một năm thành công của xí nghiệp và xí nghiệp đã đạt được một mức lợi nhuận cao hơn so với năm trước, điều đó chứng tỏ xí nghiệp đã có nhiều cố gắng trong kinh doanh. Việc giảm được tỉ lệ tăng của giá vốn tuy không nhiều nhưng cũng đạt được một kết quả nhất định. 2. Lợi nhuận hoạt động tài chính Là doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực vận tải kinh doanh các dịch vụ vận tải như lái xe, sửa chữa và bảo dưỡng xe... Bên cạnh đó để nâng cao lợi nhuận cho mình xí nghiệp có hoạt động tài chính như gửi tiền vào ngân hàng, cho thuê TSCĐ... Lợi nhuận hoạt động tài chính của xí nghiệp được xá định theo công thức: - = Lợi nhuận hoạt Thu nhập hoạt Chi phí hoạt động tài chính động tài chính động tài chính Ta sẽ xem xét bảng sau: Kết quả hoạt động tài chính của xí nghiệp Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 So sánh 99/2000 Số tiền Tỉ lệ Thu nhập HĐTC 88.800.313 52.520.112 - 36.280.201 -40,86 Chi phí HĐTC 18.356.745 11.957.642 - 6.399.103 -34,85 Lợi nhuận HĐTC 70.443.568 40.562.470 - 29.881.093 -42,42 Qua bảng số liệu ta có thể thấy: so với năm 1999 năm 2000 thu nhập từ hoạt động tài chính là thấp hơn. Số thu nhập từ hoạt động tài chính giảm 36.280.201đ ứng với tỉ lệ giảm là 40.86%. Sự giảm lợi nhuận của hoạt động tài chính là do : xí nghiệp không phải là một doanh nghiệp thương mại và không phải là một đơn vị có nguồn vốn dồi dào, tát cả số vốn của xí nghiệp hầu như được đầu tư vào các trang thiết bị vật chất kĩ thuật phục vụ cho hoạt động vận tải của xí nghiệp vì hầu hết các phương tiện vận tải mà xí nghiệp có một phần do nhà nước câps một phần do vốn của xí nghiệp bỏ ra. Vì là một doanh nghiệp phục vụ trong lĩnh vực đối ngoại nên có thể thấy các phương tiện vận tải mà xí nghiệp có đều rất hiện đại và tiện nghi. Xí nghiệp có một hệ thống nhà xưởng rộng lớn điều này chỉ giúp xí nghiệp có thêm thu nhập cho hoạt động tài chính nhờ việc cho thuê nhà xưởng, các phần diện tích mà xí nghiệp không sử dụng hết. Còn việc tham gia vào thị trường chứng khoán, góp vốn liên doanh xí nghiệp còn chưa tham gia. Với số vốn không nhiều nên việc có được thu nhập tài chính từ những lãi tức của ngân hàng với xí nghiệp là không đáng kể. Trong năm 2000 vừa qua do bận rộn nhiều với việc đón tiếp các đoàn khách quốc tế, tham gia phục vụ cho đoàn MIA kiến cho hoạt động cho thuê tài chính của xí nghiệp không diễn ra đều như năm 1999. Điều này dẫn đến việc thu nhập từ hoạt động tài chính của xí nghiệp bị giảm sút. Đồng thời do quản lý còn chưa tốt hoạt động tài chính nên chi phí của hoạt động tài chính của xí nghiệp còn khá cao so với thu nhập đạt được. Chính vì những lý do trên lợi nhuận hoạt động tài chính của xí nghiệp đã bị giảm đi một số tiền là 29.881.093đ ứng với tỷ lệ giảm là 42,42%. Việc giảm thu nhập từ hoạt động tài chính là một điều rất đáng tiếc của xí nghiệp vì hoạt động này nếu được thực hiện tốt sẽ mang lại một nguồn thu nhập đáng kể cho xí nghiệp, và giúp lợi nhuận của xí nghiệp tăng lên. Vì vậy xí nghiệp cần có những nỗ lực hơn nữa trong việc khai thác những lợi nhuận từ hoạt động tài chính này. 3. Lợi nhuận hoạt động bất thường Như bất cứ một doanh nghiệp khác trên thị trường với doanh nghiệp những hoạt động bất thường không thường xuyên xảy ra nhưng nó luôn tồn tại và tạo nên những khoản thu nhập bất thường cho xí nghiệp và những chi phí bất thường cho xí nghiệp. Xí nghiệp xác định lợi nhuận hoạt động bất thường như sau: = - Lợi nhuận hoạt Thu nhập hoạt Chi phí hoạt hoạt bất thường động bất thường động bất thường Ta có bảng sau: Kết quả hoạt động bất thường của xí nghiệp trong 2 năm Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 So sánh năm 99/2000 Số tiền Tỉ lệ Thu nhập HĐBT 34.629.837 58.182.866 23.553.029 +68,01 Chi phí HĐBT 5.750.000 7.500.000 1.750.000 +30,43 Lợi nhuận HĐBT 28.879.837 50.682.866 21.803.029 +75,5 Thu nhập bất thường của xí nghiệp năm 2000 đạt 58.182.866đ tăng so với năm 1999 23.553.029đ với tốc độ tăng 68,01%. Năm 2000 khoản thu hập bất thường của xí nghiệp tăng lên đáng kể vì năm 2000 xí nghiệp thanh lý một số xe vận tải đã cũ và không phù hợp với tính chất công việc của xí nghiệp. Việc thanh lý một số phương tiện này đem lại cho xí nghiệp một khoản thu nhập tăng lên so với năm trước, kiến lợi nhuận của hoạt động này tăng lên với số tiền đạt được là 50.682.866đ, chênh lệch so với năm trước đó một khoản bằng 21.803.029đ ứng với tỉ lệ 75,5% một tỉ lệ rất cao. Thu nhập hoạt động bất thường là khoản thu nhập nằm ngoài dự kiến của xí nghiệp, do vậy xí nghiệp không thể tính toán trước được những lợi nhuận từ hoạt động này. Nhưng hoạt động này cũng ýop phần vào việc tăng lợi nhuận trước thuế của xí nghiệp. Tình hình lợi nhuận chung của xí nghiệp Để xem xét tình hình lợi nhuận chung của xí nghiệp trong 2 năm 1999 - 2000 chúng ta có bảng phản ánh tình hình lợi nhuận của xí nghiệp như sau: Tình hình lợi nhuận của xí nghiệp trong 2 năm Đơn vị tính : đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 So sánh năm 99/2000 Số tiền Tỉ lệ 1. Lợi nhuận HĐKD 30.745.386 45.728.395 14.982.973 +48,7 2. Lợi nhuận HĐTC 70.443.568 40.562.470 - 29.881.093 - 42,4 3. Lợi nhuận HĐBT 28.879.837 50.682.866 21.803.029 +75,5 4. Tổng lợi nhuận trước thuế 130.068.791 136.973.695 6.904.904 +5,31 5.Thuế thu nhập DN 41.622.013 43.831.582 2.209.569 +5.31 6.Lợi nhuận sau thuế 88.446.778 93.142.113 4.605.335 +5.31 Từ bảng số liệu ta thấy rằng, năm 2000 tổng lợi nhuận trước thuế của xí nghiệp đạt 136.973.695đ tăng so với năm 1999 là 6.904.904đ với tỉ lệ tăng 5,31% đạt 105,31% so với năm trước đó. Đạt được điều này là do những nhân tố tạo nên lợi nhuận có những sự biến đổi như sau: Hoạt động kinh doanh của năm 2000 tăng lên so với năm 1999, dẫn đến lợi nhuận của hoạt động kinh doanh tăng lên đạt số tiền tăng thêm là: 14.982.973đ. Mặc dù lợi nhuận không nhiều song cũng đã phản ánh sự tiến bộ trong hoạt động kinh doanh của xí nghiệp. Lợi nhuận hoạt động tài chính năm 2000 có phần thụt giảm so với năm 1999 là 29.881.093đ nhưng lợi nhuận thu được từ hoạt động này cũng góp phần tăng lợi nhuận cho xí nghiệp. Lợi nhuận hoạt động bất thường năm 2000 có phần tăng lên so với năm 1999 do xí nghiệp thanh lý một số phương tiện vận tải không sử dụng đến lợi nhuận hoạt động bất thường của năm 2000 cao hơn so với năm 1999 là 21.803.029đ. Như vậy tổng lợi nhuận trước thuế năm 2000 so với năm 1999 tăng lên là do lợi nhuận hoạt động kinh doanh tăng thêm và lợi nhuận hoạt động bất thường cũng tăng lên. Song một điều đáng tiếc với xí nghiệp là mặc dù đạt được lợi nhuận song lợi nhuận của hoạt động tài chính lại giảm đi làm số tiền lợi nhuận tăng thêm chỉ đạt 6.904.904đ ứng với tỉ lệ tăng 5,31%. Nhờ có khoản lợi nhuận trước thuế mà xí nghiệp thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Cũng như những doanh nghiệp nhà nước khác xí nghiệp đóng thuế thu nhập 32% cho nhà nước, thuế thu nhập xí nghiệp đóng cho nhà nước tăng 2.209.569đ. Lợi nhuận sau thuế của xí nghiệp năm 2000 đạt 93.142.113đ tăng 4.605.335đ với tỉ lệ tăng 5,31% so với năm 1999, nhờ vậy mà việc trích lập các quỹ của xí nghiệp có lợi hơn tạo điều kiện mở rộng kinh doanh và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. Điều này cho thấy sự cố gắng nỗ lực trong hoạt động kinh doanh của xí nghiệp, tuy năm 2000 là một năm có nhiều thuận lợi cho xí nghiệp song lợi nhuận mà xí nghiệp đạt được vẫn chưa xứng với tiềm năng của xí nghiệp. Vì vậy xí nghiệp cần nỗ lực hơn nữa trong việc phát triển hoạt động kinh doanh của mình nhằm nâng cao lợi nhuận cho mình. 5. Mối tương quan giữa lợi nhuận với doanh thu, chi phí, vốn kinh doanh. Xem xét mối quan hệ giữa lợi nhuận vốn kinh doanh, chi phí và doanh thu của xí nghiệp ô tô V75 ta sử dụng 3 chỉ tiêu: tỉ suất lợi nhuận doanh thu, tỉ suất lợi nhuận chi phí, tỉ suất lợi nhuận vốn kinh doanh bình quân. 5.1 Tình hình doanh thu hoạt động kinh doanh của xí nghiệp Hoạt động kinh doanh của xí nghiệp chỉ bao gồm 2 mảng chính đó là hoạt động vận tải chuyên chở ngoại giao đoàn và các tổ chức chính phủ, quốc hội.... và một phần hoạt động vận tải chuyên chở cho bên ngoài. Hoạt động thứ hai là dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng vận tải phần này thương chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng doanh thu hoạt động kinh doanh song nó cũng là một mảng hoạt động quan trọng của xí nghiệp. Ta có bảng tình hình doanh thu hoạt động kinh doanh của xí nghiệp trong 2 năm như sau: Tình hình hoạt động kinh doanh của xí nghiệp Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 So sánh năm 99/2000 Số tiền Tỉ (%) trọng Số tiền Tỉ (%) trọng Số tiền Tỉ trọng Tỉ lệ (%) Doanh thu HĐ vận tải 10.951.368.472 93,03 11.357.493.251 92,3 406.124.779 0,73 3,71 Doanh thu HĐ sửa chữa 820.187.008 6,97 944.476.380 7,7 124.289.372 0.73 15,15 Tổng doanh thu 11.771.555.480 100 12.301.969.631 100 530.414.151 4,51 Qua bảng số liệu ta thấy trong hoạt động kinh doanh của mình năm 2000 tổng doanh thu của xí nghiệp cao hơn năm 1999 là 530.414.151đ tăng 4,51% điều này là do: Doanh thu hoạt động kinh doanh của xí nghiệp năm 2000 đạt 11.375.493.251đ tăng hơn so với năm 1999 là 406.124.779đ ứng với tỉ lệ tăng 3,71%. Mặc dù doanh thu của hoạt động kinh doanh trong 2 năm luôn chiếm tỉ trọng khá cao trên 90% song tỉ trọng trên tổng doanh thu bị giảm đi 0,73%.Trong khi đó doanh thu hoạt động sửa chữa và bảo dưỡng vận tải tăng 124.289.372đ ứng với tỉ lệ tăng là 15,15% cùng với nó tỉ lệ tăng trên tổng doanh thu là 0,73%. Nhìn chung tình hình kinh doanh của xí nghiệp trong năm 2000 có tăng trưởng hơn so với năm 1999, nó đã thể hiện sự tiến bộ trong hoạt động kinh doanh của xí nghiệp cùng với sự phát triển của đất nước ta. 5.2 Tình hình chi phí của xí nghiệp Ta có bảng sau: Tình hình chi phí của xí nghiệp 2 năm 1999-2000 đơn vị tính:đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 So sánh năm 99/2000 Số tiền Tỉ (%) trọng Số tiền Tỉ (%) trọng Số tiền Tỉ trọng Tỉ lệ (%) Chi phí nguyên nhiên vật liệu 5.127.826.574 43,5 6.170.652.122 50,2 1.142.825.548 +6,7 +22,3 Chi phí NCTT 2.165.581.955 18,4 2.378.424.610 19,3 212.842.655 +0,9 +9,7 Chi phí SXC 1.930.274.465 16,4 2.027.603.202 18,5 97.327.737 +2,1 +5,1 Chi phí dịch vụ mua ngoài 389.276.178 3,3 394.257.834 3,2 -9.501.835 -0,1 -19,4 Chi phí KHTSCĐ 1.857.525.106 15,7 2.097.356.241 17,1 239.831.135 +1,4 +12,9 Chi phí khác bằng tiền 294.432.561 2,7 262.661.309 2,7 -31.771.252 0 -10,8 Tổng chi phí 11.764.916.839 100 12.275.698.914 100 510.782.075 +4,3 Tổng chi phí năm 2000 là 12.275.698.914 đồng, tăng so với năm 1999 là 568.079.798 đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 4,34% là do: Cụ thể năm 2000 có các chi phí tăng đó là chi phí về nguyên nhiên vật liệu tăng lên 22,3% do giá cả nguyên nhiên vật liệu năm 2000 đều tăng lên đặc biệt là sự tăng giá của xăng dầu. Cùng tăng lên đó là chi phí về nhân công, do lương nhân viên tăng lên nên chi phí cho nhân công của xí nghiệp cũng tăng lên. Bên cạnh đó là sự tăng lên của chi phí khấu hao tài sản cố định, có thể nói chi phí về TSCĐ chiếm tỉ lệ chi phí lớn của xí nghiệp vì các phương tiện kinh doanh của xí nghiệp đều là những TSCĐ có giá trị lớn. Tuy nhiên trong năm 2000 xí nghiệp cũng đã giảm bớt chi phí với các khoản như chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác. Việc giảm được những chi phí này cũng giúp xí nghiệp tiết kiệm được một phần chi phí của xí nghiệp. 5.3 Tình hình sử dụng vốn kinh doanh của xí nghiệp Về vốn cố định: vốn cố định của xí nghiệp được biểu hiện bằng tiền của TSCĐ. Tài sản cố định phục vụ cho hoạt động kinh doanh của xí nghiệp bao gồm các nhà xưởng, nhà làm việc, văn phòng, bãi để xe, kho nhiên liêu phụ tùng phục vụ cho công tác vận tải, và một hệ thống các loại xe của xí nghiệp đó là những phương tiện chính phục vụ hoạt động kinh doanh của xí nghiệp. Có thể nói xí nghiệp có một số cốn cố định khá lớn trên 30 tỉ đồng, điều này giúp ích rất nhiều cho hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, nó chứng minh tại sao chi phí khấu hao tài sản cố định của xí nghiệp chiếm một tỉ lệ lớn trong tổng chi phí của xí nghiệp. Về vốn lưu động: là doanh nghiệp dịch vụ nên xí nghiệp có số vốn lưu động không lớn như các doanh nghiệp sản xuất khác vì vậy những vốn vay của xí nghiệp không lớn. Xí nghiệp có thể tự chủ trong hoạt động kinh doanh của mình. iii. Các biện pháp nâng cao lợi nhuận của xí nghiệp ô tô V75. 1. Những khó khăn và thuận lợi của xí nghiệp ô tô V75 1.1 Những thuận lợi chủ yếu của xí nghiệp : Nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp dịch vụ nói chung và doanh nghiệp vận tải nói riêng. Như đã giới thiệu xí nghiệp ôtô V75 là doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích là chủ yếu. Đối tượng phục vụ của xí nghiệp chủ yếu là các đoàn ngoại giao nước ngoài, các nguyên thủ quốc gia và các nhân vật cấp cao của nhà nước và chính phủ. Đó là những khách hàng luôn đòi hỏi chất lượng phục vụ là cao nhất, an toàn nhất. Trong năm qua nguồn vốn chủ sở hữu của xí nghiệp đã tăng lên điều đó chứng tỏ xí nghiệp hoạt động kinh doanh có kết quả làm tăng thêm tiềm lực tài chính cho xí nghiệp. Mặt khác được sự quan tâm của nhà nước và Bộ Ngoại Giao hàng năm xí nghiệp được cấp vốn bổ xung để luôn nâng cao cơ sở vật chất, điều kiện trang thiết bị nhằm đảm bảo chất lượng phương tiện là an toàn nhất để phục vụ hoạt động chính trị. Trong năm xí nghiệp đã xuất đi một số xe cũ do cơ chế cũ để lại như Volga xuất cả 2 và 1 số xe sử dụng lâu năm, tình trạng kĩ thuật xuống cấp, không có nhu cấu sử dụng và thay thế chúng bằng những xe mới thích ứng với yêu cầu và tính chất hoạt động vận tải phục vụ đối ngoại và hoạt động của ngành trong tình hình mới. Đặc biệt là trong hai năm gần đây hoạt động đối ngoại của nhà nước diễn ra khá sôi động . VD:Phục vụ đoàn Mỹ vào Việt Nam sử dụng tới 250 xe các loại . Đại hội IX của Đảng cộng sản Việt Nam sử dụng 100 xe các loại, hay các đoàn lớn như đoàn nguyên thủ các nước asean, nguyên thủ các nước thộc khối Pháp ngữ ... cũng sử dụng rất nhiều xe để đưa đón. Cùng với một hệ thống phương tiện vận tải đầy đủ và có chất lượng cao xí nghiệp có hai xưởng sửa chữa với cơ sở máy móc thiết bị hiện đại bao gồm: 8 kích nâng xe của Nhật, Thụy Điển. Máy đo và chỉnh độ chụm tay lái, phòng sơn với thiết bị hiện đại, các loại máy nạp ác quy, đo các thông số, súng bắn máy hơi nến và toàn bộ dụng cụ đồ nghề để bảo dưỡng, sửa chữa chuyên dụng chủ yếu của nhật bản và Thụy Điển. Với những trang thiết bị hiện đại và chuyên dụng như vậy đã giúp các công nhân sửa chữa và bảo dưỡng, xác định chính xác hỏng hóc, sửa chữa kịp thời từ sửa chữa thường đến trung đại tu tất cả các dòng xe hiện đại đang lưu hành trên Việt Nam. Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp nhỏ gọn, linh hoạt, cán bộ quản lí giàu kinh nghiệm sẵn sàng cho bất cứ cuộc đón tiếp nguyên thủ quốc gia nào của các nước hay các đoàn ngoại giao quốc tế đến thăm Việt nam. Xí nghiệp thực hiện tốt các quan hệ chính trị và pháp luật. Xí nghiệp tiếp cận được các nguồn nguyên liệu, cung ứnh vật tư và phương tiện đảm bảo chất lượng. Là doanh nghiệp có uy tín cao trong các doanh nghiệp kinh doanh vận tải. Đối với ngành giao thông vận tải hiện nay,cạnh tranh trở nên găy gắt trong khi đó nhà nước chưa có chủ trương chính sách theo kịp. Vì vậy chính phủ đang từng bước xây dựng một hệ thống pháp luật lành mạnh nhằm quản lý chặt chẽ hoạt động của ngành giao thông vận tải tạo điều kiệncho các doanh nghiệp hoạt động lành mạnh nắm bắt cơ hội để phát triển. Xí nghiệp ôtô V75 là đơn vị phục vụ cho các nhiệm vụ chính trị là chủ yếu vì vậy các hoạt động của Đảng, chính phủ, nhà nước, quốc hội ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh vận tải của xí nghiệp. Trong mấy năm gần đây do có sự ổn định chính trị, Việt nam tham gia nhiều các hiệp hội, khu vực trên thế giới, hoạt động đối ngoại diễn ra thường xuyên liên tục như hội nghị bộ trưởng các nước asean, hội nghị thượng đỉnh cấp cao của cộng đồng các quốc gia nói tiếng Pháp. Hay như gần đây có hai đoàn tổng thống của những quốc gia lớn sang thăm Việt nam là đoàn tổng thống Mĩ và đoàn tổng thống Nga, khi có các đoàn ngoại giao sang Việt Nam đến Hà nội nhà nước đều phân công cho xí nghiệp ôtô V75 phụ trách việc đưa đón đoàn. Do đời sống xã hội ngày càng được cải thiện và nâng cao nhu cầu con người về các dịch vụ vận tải như tham quan, du lịch, ngày một tăng, chính điều này làm tăng các dịch vụ vận tải ở nước ta trong cơ chế thị trường. Theo thống kê ở riêng Hà nội trong năm 1999 số lương hành khách luân chuyển bằng đường bộ là 68%, đường sắt là 15% còn lại bằng các đường khác là 17%. Như vậy chúng ta có thể thấy rằng nhu cầu đi lại bằng đương bộ là rất lớn. Trong năm vừa qua xí nghiệp ôtô V75 đã đón tổng cộng hơn 45 đoàn ngoại giao đến Việt nam, chở một số lượt khách đi thăm quan và sửa chữa một số lượt ôtô vào xí nghiệp. Tuy lượt khách hàng đến với xí nghiệp không nhiều nhưng với uy tín sẵn có của một doanh nghiệp chuyên phục vụ các đoàn cao cấp của nhà nước, chính phủ xí nghiệp có nhiều cơ hội để thu hút khách hàng cũng như đáp ứng nhu cầu. khách hàng về vận chuyển, bảo dưỡng và sửa chữa. 1.2 Những khó khăn của xí nghiệp ô tô V75 Là xí nghiệp hoạt động trong ngành vận tải đã lâu song trong mấy năm gần đây xí nghiệp mới tách ra hoạt động độc lập và được phép kinh doanh. Vì vậy kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh vận tải của xí nghiệp còn yếu. Xí nghiệp chưa có một chương trình marketing cụ thể nhằm hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của mình. Xí nghiệp chưa có những chính sách cụ thể để phát triển các dịch vụ đi kèm với dịch vụ vận tải như tạo sự khác biệt hoá cho sản phẩm. Thị trường của ngành vận tải có rất nhiều triển vọng nhưng xí nghiệp chưa có một chiến lược khai thác cụ thể, môi trương làm việc chưa khuyến khích sự sáng tạo đổi mới. Do là doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích là chính xí nghiệp có nhiều hạn chế trong cạnh tranh với các doanh nghiệp khác về giá cả, phương thức phục vụ ví dụ ở xí nghiệp khi khách hàng muốn thuê một chiếc xe để đi tham quan đòi hỏi người thuê xe phải qua cả phòng tài chính để làm hợp đồng thanh toán tiền. Việc kí kết hợp đồng chỉ diễn ra theo giờ hành chính, vì vậy chúng không linh hoạt như với các doanh nghiệp khác.Vì vậy việc kí kết các hợp đồng vận chuyển nhanh là khó thực hiện. Sự đe doạ lớn nhất hiện nay trong nền kinh tế thị trường đó là sự xuất hiện ngày càng tăng của các đối thủ cạnh tranh với tiềm lực mạnh. Nền kinh tế thị trường phát triển tạo nên một nền kinh tế đa dạng nhiều thành phần,doanh nghiệp nhà nước không còn chiếm được vị thế chủ đạo.Có thể thấy rằng,những đơn vị kinh doanh tư nhân,cá thể nổi lên thành một lực lượng cạnh tranh lớn. 2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao lợi nhuận của xí nghiệp ô tô V75 2.1 Kiến nghị với nhà nước. Mục tiêu của nước ta là công nghiệp hoá, hiện đại hoá mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại tranh thủ vốn, công nghệ, gia nhập thị trường quốc tế trên cơ sở độc lập tự chủ, phát huy các yếu tố nội lực dựa vào nguồn lực trong nước là chính. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta chuyển từ kinh tế kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường, để đạt được mục tiêu đó Nhà nước phải giải quyết nhiều vấn đề, đó là: Nhà nước nên tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp. Đây là nội dung rất quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với việc xây dựng và phát triển kinh tế. Nhà nước cần hoàn thiện hơn nữa chính sách thuế nhằm khuyến khích, định hướng cho doanh nghiệp phát triển kinh doanh. Khắc phục tình trạng thất thu và lạm thu thuế không công bằng giữa các doanh nghiệp. Quan tâm giúp đỡ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn về hoạt động kinh doanh. Hướng dẫn chế độ chính sách kịp thời cho công ty. Nhà nước nên có những chế độ ưu đãi về thuế cho công ty tạo môi trường cho công ty hoạt động có hiệu quả cao, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăngln cho công ty. Điều chỉnh và điều tiết chính sách lãi suất và tỷ giá hối đoái ổn định và hợp lý phù hợp với sức mua thực tế của đồng Việt Nam, tích cực tạo điều kiện cho đồng Việt Nam có giá trị chuyển đổi, tăng dự trữ ngoại hối. Nhà nước bên cạnh việc khuyến khích xuất khẩu cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, đẩy nhanh tiến trình hội nhập thương mại quốc tế. Nhà nước phải không ngừng hoàn thiện và ban hành các Nghị định quy chế quản lý tài chính cụ thể là quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận nhằm tạo nền tảng cho các doanh nghiệp có thể quản lý tốt hoạt động kinh doanh nhằm tăng lợi nhuận, nâng cao khả năng tự chủ về tài chính, độc lập trong kinh doanh. 2.2 Một số kiến nghị với xí nghiệp a. Đẩy mạnh doanh thu vận tải và hoạt động sửa chữa Trong thành phần tạo nên lợi nhuận doanh thu của các hoạt động luôn chiếm một vị trí quan trọng. Có tăng được doanh thu đồng thời với việc giảm được chi phí doanh nghiệp mới có được lợi nhuận mong muốn. Vì vậy để đạt được doanh thu mà mình mong muốn xí nghiệp cần giải quyết các vấn đề sau: Một trong những vấn đề quan trọng để xác định khả năng tiêu thụ của sản phẩm cần xác định chính xác qui mô hiện tại, tương lai của thị trường. Muốn vậy phải thực hiện tất cả các mặt hàng tương tự đang bán trên thị trường, đánh giá khối lượng bán ra của hàng đó và chúng ta phải dự báo được qui mô thị trường, khả năng của những người tham gia vào thị trường. Mọi thứ hàng hoá đều là tập hợp những thuộc tính mà người tiêu dùng cần ở nó. Thí dụ hành khách du lịch thích tiện nghi và đúng giờ trước khi mở hành trình du lịch, chúng ta phải có phương tiện vận chuyển hiện đại, sắp xếp gời chạy hợp lí thì mới có thể tham gia vào thị trường vận tải được. Mỗi doanh nghiệp có thể quyết định cho mình một hay một vài khúc thị trường cụ thể để định vị mặt hàng của mình tại thị trường mà mình thấy có lợi thế nhất. Giá cả thông thường phải hợp lí vì trên thị trường luôn có các đối thủ cạnh tranh. Thị trường chi phối việc hình thành giá cả, ngược lại giá cả có thể gây biến động đối với thị trường. Muốn cho việc đặt giá cả được tốt các nhà quản trị doanh nghiệp phải có một mục tiêu rõ ràng cho việc định giá. Cần áp dụng rộng rãi chính sách giá phân biệt theo khu vực thị trường, mùa, theo đơn đặt hàng, tâm lí... Vì vậy các doanh nghiệp vận tải phải luôn có một chính sách giá linh hoạt, có thể hạ giá khi cần. Tuy nhiên việc điều chỉnh giá phải được tính toán kĩ lưỡng, không được làm tuỳ tiện để có thể sử dụng giá là một phương tiện cạnh tranh hữu hiệu. Hoạt động sửa chữa cũng là một hoạt động chính trong hoạt động kinh doanh của xí nghiệp song tỉ trọng doanh thu mà nó chiếm trong tổng doanh thu còn chiếm một tỉ lệ khá kiêm tốn điều đó thể hiện lãnh đạo xí nghiệp chưa có sự quan tâm tốt đối với hoạt động này vì vậy để tăng doanh thu xí nghiệp cần chú trọng tạo đòn bẩy cho hoạt động sửa chữa bảo dưỡng của xí nghiệp như tăng cường quảng cáo về hoạt động này, kích thích các nhân viên sửa chữa tự tạo thêm khách hàng vho mình, giới thiệu khách hàng cho xí nghiệp... để tăng tỉ trọng cuả hoạt động này trong tổng doanh thu từ đó tăng doanh thu cho xí nghiệp tạo đà tăng lợi nhuận. b. Tiết kiệm chi phí Bên cạnh việc tăng doanh thu cho hoạt động kinh doanh của xí nghiệp để đạt được lợi nhuận mong muốn xí nghiệp cũng cần phải tiết kiệm chi phí. Trong năm 2000 vừa qua xí nghiệp có những cố gắng trong việc tiết kiệm chi phí song để tăng cao thêm lợi nhuận xí nghiệp cần có những biện pháp tiết kiệm chi phí như: - Giảm giá mua nguyên vật liêu, trực tiếp mua tại các nhà cung cấp không qua các khâu trung gian nhằm giảm giá vốn hàng bán, giảm chi phí mua hàng. - Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp khoản chi phí chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí thì việc giảm chi phí này là điều cần thiết. Cần giảm bớt các thủ tục hành chính, không cần thiết các khoản chi tiêu có tính chất phô trương hình thức. Các khoản chi như chi phí tiếp khách, quà cáp, hội nghị, công tác phí... nên giảm nhẹ. - Đẩy nhanh tốc độ vòng quay của vốn kinh doanh để tiết kiệm chi phí trả lãi tiền vay. c. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của xí nghiệp * Đối với vốn cố định Nhằm tận dụng hết khả năng hiện có của vốn cố định, nhằm nâng cao lợi nhuận xí nghiệp cần chú ý: Tăng cường củng cố hệ thống quản lý tài sản cố định, thực hiện chế độ khuyến khích người lao động nhằm bảo vệ và nâng cao thời gian sử dụng của tài sản cố định. Cần thực hiện công tác sửa chữa lớn tài sản cố định theo đúng kế hoạch nhằm đảm bảo thời gian sử dụng của tài sản cố định. Đầu tư mua sắm thêm thiết bị văn phòng như máy fax, máy tính để nắm bắt nhu cầu của thị trường, thị hiếu người tiêu dùng, và giá cả trên thị trường thế giới từ đó xác định mặt hàng kinh doanh có hiệu quả nhất. * Đối với vốn lưu động Không như vốn cố định vì là doanh nghiệp vận tải kinh doanh dịch vụ nên vốn lưu động của xí nghiệp thường chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng vốn. Tuy nhiên để nâng cao lợi nhuận ngoài việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định xí nghiệp cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động như: Tổ chức tốt công tác thanh toán tiền nguyên nhiên vật liệu nhập vào xí nghiệp như xăng dầu, mỡ, các phụ tùng phục vụ việc bảo dưỡng, sửa chữa vận tải ..., nếu có phải thuê thêm các hoạt động từ bên ngoài khi nhiệm vụ của xí nghiệp quá tải thì cần giải quyết mức giá dịch vụ cho bên ngoài một cách hợp lí hiệu quả, có chiết khấu phầm trăm hoa hồng để họ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Kết luận Lợi nhuận giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển hay không thì điều quan trọng là doanh nghiệp đó có tạo ra lợi nhuận hay không. lợi nhuận đã trở thành một đòn bẩy kinh tế quan trọng đồng thời là một chỉ tiêu kinh tế cơ bản đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Vì vậy đòi hỏi người quản lý kinh doanh phải là người biết cách quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sao cho nó có hiệu quả và không ngừng nâng cao lợi nhuận. Xuất phát từ thực tiễn tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh và tình hình lợi nhuận của Xí nghiệp ô tô V75 em thấy rằng vấn đề này đang và sẽ tiếp tục được giải quyết. Sau khi tìm hiểu hoạt động kinh doanh của xí nghiệp , dựa trên những tồn tại phát hiện được em mạnh dạn xin đưa ra các biện pháp góp phần làm tăng lợi nhuận cho xí nghiệp . Tuy nhiên các biện pháp này còn mang nặng tính lý thuyết và để thực hiện các biện pháp này cần đưa ra các giải pháp cụ thể hơn nữa và đòi hỏi phải có sự cố gắng nỗ lực của ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp . Do trình độ bản thân có hạn, chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy em mong các thầy cô giáo và các bạn đóng góp ý kiến phê bình để chuyên đề này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo hướng dẫn và các cán bộ phòng kế toán của xí nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành chuyên đề này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0038.doc
Tài liệu liên quan