Chuyên đề Các giải pháp hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam

Phân tích thực trạng tài chính là công việc ngày càng trở nên quan trọng đối với các doanh nghiệp và là vấn đề quan tâm hàng đầu của chủ doanh nghiệp cũng như của của các nhà đầu tư, ngân hàng, công ty chứng khoán. Qua thực trạng phân tích tài chính về tình hình tài chính, kết cấu tài sản và nguồn vốn, tình hình công nợ và khả năng thanh toán, tình hình lợi nhuận, khả năng huy động và sử dụng vốn của công ty cổ phần tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam có nhiều mặt tính cực. Song do kinh nghiệm trong công tác phân tích tài chính của công ty còn nhiều hạn chế nên việc phân tích còn chưa kịp thời, độ tin cậy của số liệu phân tích chưa cao. Trong thời gian tới cần khắc phục từng bước để tạo cơ sở cho việc ra quyết định của lãnh đạo công ty. Bằng những kiến thức đã được trang bị kết hợp với thực tiễn tìm hiểu, nghiên cứu tại công ty. Em đã đưa ra một số ý kiến đề xuất với mong muốn hoàn thiện nội dung phân tích tài chính tại công ty để làm cơ sở cho nhà quản lý công ty ra quyết định. Do kiến thức về tài chính doanh nghiệp còn nhiều hạn chế cũng như thời gian tiếp xúc với thực tế có hạn. Nên những phân tích trong đề tài cũng như những suy nghĩ ban đầu có tính chất gợi mở sẽ không tránh khỏi thiếu sót nhất định. Em rất mong các thầy cô giáo, các anh chị phòng tài chính kế toán công ty đóng góp ý kiến để công tác phân tích tài chính tại công ty được hoàn thiện, góp phần tốt hơn trong việc lãnh đạo công ty ra quyết định, lập kế hoạch và đầu tư.

doc65 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1792 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Các giải pháp hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện cơ cấu tổ chức, sắp xếp bố trí nguồn nhân lực. - Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động đến hoạt động tư vấn, thiết kế của công ty. - Giá tư vấn thấp trong khi các chi phí để tạo sản phẩm đều tăng, lực lượng chuyên gia tư vấn đầu đàn còn mỏng, sự hiểu biết về thông lệ quốc tế trong lĩnh vực tư vấn còn nhiều hạn chế, ít cán bộ giỏi ngoại ngữ. 2.4.2. Kết quả một số mặt hoạt động của công ty trong 5 năm từ 2005 – 2009 2.4.2.1. Kết quả sản xuất kinh doanh - Mặc dù gặp nhiều khó khăn khách quan và chủ quan, sự cạnh tranh mạnh mẽ của các công ty, yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, tác động của suy thoái kinh tế song công ty vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng về doanh thu cũng như lợi nhuận, hoàn thành vượt mức kế hoạch được đưa ra. - Dưới đây là tóm tắt tài sản có và tài sản nợ trên cơ sở báo cáo tài chính được kiểm toán trong vòng 5 năm tài chính (2005 đến 2009): Đơn vị: Triệu đồng Tài sản Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1. Tổng TS có 47.697 60.048 65.111 74.817 95.726 2. Tổng TS có lưu động 40.438 48.419 61.284 67.364 84.556 3. Tổng TS nợ 47.697 60.048 65.111 74.817 95.726 4. TS nợ lưu động 30.310 40.113 44.296 52.687 73.275 5. Lợi nhuận trước thuế 5.049 5.714 3.496 4.843 5.135 6. Lợi nhuận sau thuế 3.635 4.114 2.517 3.485 3.697 Nguồn: Báo cáo tài chính công ty từ năm 2005 đến 2009 Tình hình doanh thu của công ty từ năm 2005 đến 2009: Đơn vị: Triệu đồng Năm Doanh thu 2005 50.698 2006 59.380 2007 59.917 2008 70.185 2009 72.224 Nguồn: Báo cáo tài chính công ty từ năm 2005 đến năm 2009 2.4.2.2. Một số mặt công tác khác - Việc đầu tư xây dựng trự sở công ty tại số 10 Hoa Lư được tiếp tục thực hiện, đạt hiệu quả sử dụng cho các hoạt động của công ty. - Việc đầu tư chiều sâu trang thiết bị phục vụ công tác tư vấn được thực hiện đúng muc tiêu và kịp thời, góp phần tăng năng suất và chất lượng công tác tư vấn. - Về đội ngũ cán bộ và đào tạo: Công ty đã ký hợp đồng với nhiều lao động mới, nhiều cán bộ được di chuyển công việc, về đào tạo đã định hướng và thong báo kịp thời các chương trình đào tạo chuyên ngành tới từng đơn vị trong công ty: Kế hoạch đào tạo cán bộ chủ trì, chủ nhiệm dự án được công ty quan tâm, thường xuyên thong báo để các đơn vị cá nhân lựa chọn các khoá đào tạo chuyên ngành. Tuy nhiên, ở một số đơn vị do cuốn hút vào công việc sản xuất nên chưa có chương trình, mục tiêu đào tạo cụ thể, dẫn đến lực lượng trưởng thành còn chậm, thiếu cán bộ chủ trì, chủ nhiệm dự án. - Tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty đã tích cực tham gia các phong trào thi đua, các phong trong văn thể do công ty và Bộ phát động đạt được kết quả. Công ty thường xuyên tham gia đóng góp ủng hộ đồng bào lụt, các quỹ đền ơn đáp nghĩa và các loại quỹ tình nghĩa khác. - Công ty đối hợp với công đoàn tổ chức tốt các ngày lễ, nghỉ hè,.. kịp thời khen thưởng động viên các cháu học sinh giỏi và các bà mẹ có con ngoan học giỏi sau các kỳ thi. 2.4.3. Những mặt còn hạn chế - Sản xuất tuy tăng trưởng nhưng vẫn còn nhiều hạn chế doc chưa thực sự chiếm lĩnh được một số mảng công việc ở các lĩnh vực mới: Nhà cao tầng, công trình dân dụng. quản lý dự án,… chất lượng sản phẩm chưa được nâng cao nhiều cộng với sức ép tiến độ dẫn đến ở một số công trình không đáp ứng yêu cầu hợp đồng. Việc nghiệm thu, thanh lý, quyết toán hợp đồng còn chậm (cả đối ngoại và đối nội), còn nhiều rủi ro trong việc thu tiền. - Việc nắm chắc luật doanh nghiệp để xử lý các vấn đề của công ty cổ phần còn hạn chế ở đa phần các thành viên trong công ty, kể cả lãnh đạo công ty. Việc bàn giao tài sản từ công ty nhà nước sang công ty cổ phần còn chưa hoàn thành. - Việc thực hiện quy trình quản lý chất lượng theo ISO chưa được thực hiện theo yêu cầu, ở cả cấp độ công ty và cấp độ đơn vị. Việc lập KHCL và thực hiện còn mang tính hình thức, các bộ phận quản lý chưa giám sát được các công việc theo quy trình, dẫn đến có hồ sơ xuất ra khởi công ty không đúng quy trình quản lý chất lượng và việc kiểm tra đôn đốc tiến độ không đáp ứng yêu cầu. - Công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc nội bộ trong việc thực hiện các quy chế của công ty, việc năm bắt và giải quyết tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của người lao động chưa hiệu quả. Việc quản lý lao động (đúng giờ làm,…) ở trong công ty còn lỏng lẻo, thiếu kiểm tra nhắc nhở, chưa xây dựng được tác phong lao động công nghiệp. 2.4.4. Nguyên nhân - Công tác tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế, chưa có nhiều chính sách đào tạo nguồn nhân lực; Cán bộ công nhân viên trong công ty chưa cập nhật kiến thức, hoàn thiện mình. Nguồn nhân lực trẻ, năng đông của công ty còn nhiều hạn chế. - Sự cạnh tranh trong việc thu hút nguồn nhân lực cũng như thu hút khách hàng của các công ty tư vấn nước ngoài. - Năng lực điều hành dự án của cán bộ còn nhiều hạn chế, công tác kiểm tra chất lượng chưa thật sự đạt yêu cầu. - Chưa có chiến lược thu hút khách hàng mới mà chủ yếu là các khách hàng truyền thống. - Suy thoái kinh tế cũng ảnh hưởng đến công ty, giá tư vấn thấp trong khi giá các yếu tố đầu vào tăng nhanh. 2.5. Mục tiêu chiến lược sản xuất kinh doanh đến năm 2010 và phương hướng chiến lược đến năm 2015 2.5.1. Tình hình kinh tế xã hội trong nước - Nền kinh tế nước ta chịu ảnh hướng khá mạnh mẽ của khủng hoảng kinh tế thế giới. Với sự lãnh đạo, điều hành của Chính Phủ với nhiều gói kích cầu được đưa ra. Nền kinh tế đã dần thoát khỏi khủng hoảng và có nhiều tín hiệu khởi sắc trở lại. Lượng vốn đầu tư nước ngoài trong năm vừa qua đẫ đạt con số khá ấn tượng. Tuy chịu ảnh hưởng khá lớn của suy thoái kinh tế song quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá vẫn diễn ra khá nhanh, sự xuất hiện của các khu công nghiệp, khu sđô thị ngày càng nhiều, nhiều khu công nghiệp lớn được ra đời, nhu cầu về tư vấn thiết kế các công trình ngày càng tăng. - Trong thời gian qua sự leo thang của giá cả đã khiến giá các yếu tố đầu vào tăng trong khi đó giá tư vấn thấp. 2.5.2. Tình hình kinh tế thế giới - Về tình hình kinh tế thế giới mặc dù do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu đã lan ra toàn thế giới, nhưng vẫn được đánh giá sớm hồi phục. Theo các dự báo gần đây cho thấy tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế lớn trên thế giới như: Mỹ, Nhật, EU có dấu hiệu hồi phục do giá dầu thô và giá nhiều vật tư khác tiếp tục ổn định. - Nền kinh tế Mỹ chiếm 1/4 GDP của thế giới vẫn chưa thoát khỏi giai đoạn trì trệ, do đó ảnh hưởng đến nhiều mục tiêu phát triển kinh tế của nước ta và các doanh nghiệp. 2.5.3. Mục tiêu tổng quát - VCC trở thành đơn vị đi đầu trong công tác nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới trong công tác tư vấn, thiết kế quản lý dự án. Hoạt động ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh vững chắc theo hướng hội nhập, cạnh tranh trong điều kiện kinh tế thị trường, đem lại thu nhập cao cho người thu nhập. - Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, đội ngũ cán bộ quản lý có đủ năng lực quản lý toàn diện đáp ứng yêu cầu của công ty trong giai đoan mới. - Hoàn thiện bộ máy tổ chức trong công ty, cũng cố các đơn vị trong công ty theo hướng chuyên môn hoá sâu. - Thực hiện nghiêm túc quy trình quản lý chất lượng, góp phần nâng cao và chuẩn hoá chất lượng sản phẩm của công ty. 2.5.4. Mục tiêu cụ thể - Tiếp tục xây dựng cũng cố mối đoàn kết thống nhất cao trong toàn công ty, tiếp tục kiên toàn tổ chức bộ máy quản lý. - Chỉ tiêu sản xuất kinh doanh trong giai đoạn tới tăng trung bình từ 12% đến 15%, đưa công ty vào hoạt động ổn định, vững chắc. - Phấn đấu giữ vững và mở rộng thị trường, phối hợp với các đơn vị tư vấn trong và ngoài nước, các đối tác để thực hiện các dự án lớn. - Công ty tiếp tục duy trì, cải tiến và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống QLCL theo ISO 9001 – 2000 để kiểm soát và quản lý chất lượng sản phẩm. 2.5.5. Các giải pháp chủ yếu - Công tác tổ chức: Ban hành và biên soan xong các quy chế còn lại của công ty CP. - Thực hiện cải tiến tổ chức quản lý sản xuất từ công ty đến các đơn vị cụ thể. - Nâng cao và tiếp tục đầu tư vào hệ thống tin học - Đầu tư vào đào tạo: Tập trung vào đầu tư con người, đào tạo cán bộ quản lý cũng như đào tạo các kĩ sư, kiến trúc sư. - Tiếp tục đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác tư vấn. - Giữ vững các thị trường truyền thống và mở rộng thị trường mới. - Xây dựng văn hoá doanh nghiệp gắn với xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên trong công ty, xây dưng tác phong công nghiệp đối với cán bộ công nhân viên. 2.6. Thực trạng nội dung phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam (VCC) Báo cáo tài chính là tài liệu được dùng để phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam. Phân tích tình hình tài chính dựa trên báo cáo tài chính năm 2008 và 2009 của công ty. Nội dung phân tích báo cáo tài chính tại công ty bao gồm. 2.6.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính tại công ty Đối tượng phân tích là các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán các năm, việc phân tích giúp đánh giá tình hình tài chính của công ty một cách tổng quát nhất về tình hình sử dụng vốn và nguồn vốn sau khi so sánh, đánh giá theo nguyên tắc: Tổng TS = Tổng NV Qua bảng cân đối kế toán của công ty ngày 31/12/2008 và 31/12/2009 cho thấy sự tăng lên của tài sản cũng như nguồn vốn của năm 2009 so với năm 2008 như là: 95.726.787.866đ – 74.817.901.213đ = 20.908.886.653đ Điều này chứng tỏ công ty đã mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh. Quy mô vốn đã có sự gia tăng đáng kể. Tuy nhiên qua số liệu trên chưa thể kết luân một cách đầy đủ công ty làm ăn có hiệu quả hay không, có bảo toàn và phát triển vốn hay không. Cần phải phân tích hình tài chính của công ty qua các phần tiếp theo. Tài sản của công ty đã có sự gia tăng đáng kể trong kỳ , đặc biệt là sự tăng lên của TSNH mà đáng chú ý nhất là lượng hàng tồn kho năm 2009 tăng so với năm 2008 là: 24.816.954.951đ – 5.024.067.774đ = 19.792.887.177đ Điều này chứng tỏ quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của công ty đã có vấn đề lượng hàng tồn kho tồn đọng nhiều. Nguồn vốn tăng chủ yếu là do nợ phải trả tăng, mà nợ ngắn hạn tăng nhiều, năm 2009 nợ ngắn hạn tăng so với năm 2008 là: 72.646.293.878đ – 52.129.818.181đ = 20.516.475.697đ Điều này chứng tỏ công ty chiếm dụng vốn một cách hợp pháp của các đơn vị khác để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của công ty mình. Tuy nhiên chưa thể kết luận một cách đầy đủ nguyên nhân tăng, giảm của các khoản mục cũng như tình hình tài chính của công ty. Để làm rõ vấn đề này cần tiếp tục phân tích các phần sau. 2.6.2 Phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục trên bảng cân đối kế toán Theo quan điểm luân chuyển vốn ta có phương trình cân đối sau: Tài sản ( (TSNH = I + II + III + IV + V) + TSDH) = Nguồn vốn (Nợ phải trả + VCSH) Qua bản cân đối kế toán ta thấy tổng TS của công ty là: Năm 2008: TSNH (21.369.252.571 + 21.425.110.989 + 15.048.645.012 + 5.024.067.774 + 4.497.300.898) + TSDH (7.453.524.023) = Tổng TS (74.817.901.213đ). Trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu của công ty không đủ để trang trải cho quá trình sản xuất, kinh doanh của công ty và còn thiếu một khoản rất lớn đó chính là phần nợ phải trả là 52.687.257.700đ. Trong đó phần nợ ngắn hạn là 52.129.818.181đ và nợ dài hạn là 557.439.519đ. Để trang trải chi phí cho hoạt động của mình công ty đã đi chiếm dụng vốn của người khác dưới nhiều hình thức như số tiền phải trả người bán là 134.185.000đ, số tiền phải trả công nhân viên là 9.458.168đ hay thuế và các khoản phải nộp nhà nước là 5.388.116.538đ. Năm 2009: TSNH (19.496.703.723 + 21.425.110.989 + 12.404.074.349 + 24.816.954.951 + 6.395.732.505) + TSDH (11.188.211.349) = 95.726.787.866đ. Trong khi nguồn vốn chủ sở hữu không tăng thì để có thể trang trải cho các hoạt động sản xuất kinh doanh công ty đã tiếp tục chiếm dụng vốn bên ngoài để đảm bảo tiến độ hoạt động sản xuất kinh doanh. Lượng vốn đó chính là phần nợ phải trả là 73.275.260.077đ. Trong kỳ này lượng vốn chiếm dụng chiếm tỷ trọng lớn đó là phần người mua trả tiền trước là 35.918.347.954đ. Tron nền kinh tế thị trường hiện nay, cạnh tranh ngày cành trở nên khốc liệt, nguồn vốn ngày càng trở nên khan hiếm. Vì thế việc chiếm dụng vốn của các tổ chức khác đã trở thành mục tiêu của các tổ chức. Vì thế qua phân tích trên chưa thể hiện được tình hình tài chính của công ty là tốt hay xấu. Đánh giá sơ bộ có thể thấy được quy mô về tài sản mà công ty sử dụng cũng như khả năng huy động nguồn vốn từ các tổ chức khác của công ty ngày một tăng. Chứng tỏ công ty có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, mở rộng địa bàn hoạt động, tạo được uy tiến đối với các đối tác, điều này giúp công ty tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Điều này sẽ được thể hiện rõ qua việc phân tích kết cấu nguồn vốn và tài sản dưới đây. 2.6.3 Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn 2.6.3.1 Phân tích kết cấu tài sản Căn cứ vào bảng cân đối kế toán công ty năm 2008 và 2009 lập bảng phân tích cơ cấu tài sản công ty như sau: Nguồn: Báo cáo tài chính công ty Năm Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2009 với 2008 Số tiền (VNĐ) % Số tiền (VNĐ) % Số tiền (VNĐ) % A: TSNH 67.364.377.190 90,04 84.538.576.517 88,31 17.174.239.323 125 I. Tiền 21.369.252.517 28,6 19.496.703.723 20,36 -1.872.548.780 91,23 II. ĐTTCNH 21.425.110.989 28,64 21.425.110.989 22,38 0 100 III. Các khoản phải thu 15.048.645.012 20,11 12.404.074.349 12,96 -2.644.570.670 82,4 IV. Hàng tồn kho 5.024.067.774 6,7 24.816.954.951 25,92 19.792.887.187 494 V. TSNH khác 4.497.300.898 6,01 6.395.732.505 6,68 1.898.431.152 142,2 B. TSDH 7.453.524.023 9,96 11.188.211.349 11,69 3.734.687.317 150 II. TSCĐ 7.453.524.023 9,96 11.170.055.535 11,67 3.716.531.507 149,9 V. TS dài hạn khác 0 18.115.814 0,02 18.115.814 100 Tổng tài sản 74.817.901.213 100 95.726.787.866 100 20.908.886.653 128 Nhìn từ số liệu trên bảng thấy được tổng tài sản năm 2009 của công ty so với năm 2008 tăng 20.908.886.657đ đạt 128%. Trong đó giá trị tài sản lưu động tăng và chiếm một phần rất lớn trong tổng tài sản. Bên cạnh đó tỷ trọng và giá trị tài sản cố định của công ty cũng tăng lên và lượng tăng là 3.716.531.507đ đạt 149,9%. Điều này chứng tỏ công ty đã có sự đầu tư mạnh mẽ cho tài sản cố đinh, đông thời công ty đã mở rông hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc công ty đã có sự đầu tư lớn cho trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng Đáng chú ý là lượng hàng tồn kho của công ty tăng lên tới 19.792.887.187đ, tới 494%. Sở dĩ lượng hàng tồn kho tăng nhiều là do nhiều công trình còn trong giai đoạn tư vấn, thiết kế và xây dựng dỡ dang hoăc đã xong nhưng chưa thanh toán. Nhìn vào bảng trên thấy được TSNH của công ty chiếm tỷ trọng khá lớn. Điều này được giải thích bởi ngành nghề kinh doanh chính của công ty là tư vấn, thiết kế, đặc điểm của ngành này là máy móc, thiết bị, nhà xưởng không nhiều như các ngành xây dưng mà chủ yếu là sử dụng chất xám của đội ngũ chuyên gia công ty. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn của công ty trong kỳ đã có sự biến động do công ty đã đầu tư một số trang thiết bị, máy móc với số tiền là 3.716.531.507đ. Từ đó ta xác định được tỷ suất đầu tư của công ty. Tỷ suất đầu tư TSCĐ = Trị giá TSCĐ hiện có Tổng tài sản Năm 2008 = 7.453.524.023 = 9,96% 74.817.901.213 Năm 2009 = 11.170.055.535 = 11,67% 95.726.787.866 Từ số liệu phân tích thấy được tỉ suất đầu tư vào TSCĐ của công ty đã tăng lên. Chứng tỏ cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết bị của công ty đã được tăng cường về quy mô, giá trị. Từ bảng số liệu trên cũng thấy được tổng TS lưu động của công ty năm 2009 tăng so với năm 2008 là 17.174.239.323đ tương ứng 25%, điều này cho thấy khả năng thanh toán của công ty có thể tăng song trên thực tế lượng tiền mặt của công ty đã giảm một lượng 1.872.548.780đ. Điều này lại cho thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty đã giảm. Sở dĩ có điều này đó là một lượng lớn tiền mặt đã được công ty dùng để mua sắm trang thiết bị, trả lương công nhân viên. Cũng từ bảng thấy được các khoản phải thu của công ty đã tăng lên trong kỳ. Điều này chứng tỏ lượng vốn công ty bị các đơn vị khác chiếm dụng đã tăng lên. Hàng tồn kho của công ty là loại tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TS của công ty và đã có sự gia tăng lớn trong kỳ, năm 2008 chỉ với 5.024.067.774đ nhưng năm 2009 đã tăng lên 24.816.954.951đ, tăng gấp 5 lần. Trên thực tế việc tăng lên này là do sự tăng lên của chi phí sản xuất kinh doanh dỡ dang. Trong quá trình sản xuất kinh doanh công ty luôn phải bỏ vốn mua nguyên vật liệu, trang thiết bị phục vụ công tác đo đạc, khảo sát, thiết kê,… và nhiều chi phí khác để đảm bảo tiến trình hoạt động sản xuất kinh doanh theo thời gian hợp đồng đã ký kết. Tổng kết các phân tích trên thấy được. Đối với một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thì tồn tại hàng tồn kho trong các khâu là hợp lý để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của công ty được liên tục, đối phó với các tình huống bất ngờ có thể xảy ra nhằm đảm bảo uy tiến cũng như việc làm cho nhân viên. Tuy nhiên bên cạnh đó các khoản phải thu cũng chiếm tỷ trọng lớn. Điều này cũng dễ hiểu vì trong xu thế cạnh tranh, khan hiếm vốn hiện nay các tổ chức có xu hướng chiếm dụng vốn của nhau. Đồng thời để tạo mối quan hệ mật thiết với khách hàng thi đây cũng là một trong những chiến lược của công ty. Qua phân tích cơ cấu tài sản công ty trên nhìn chung sự phân bố tài sản là hợp lý với đặc điểm hoạt động của công ty. Song điều đó chưa khẳng định được tình hình tài chính của công ty có thực sự tôt hay không. Bởi một doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt không chỉ có cơ cấu tài sản hợp lý mà còn phải có nguồn hình thành nên tài sản đó hợp lý. Chính vị vậy để kết luận chính xác tình hình tài chính công ty phải phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty. 2.6.3.2. Phân tích kết cấu nguồn vốn Năm Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 So sánh năm 2008 với 2009 Số tiền (VNĐ) % Số tiền (VNĐ) % Số tiền (VNĐ) % A. Nợ phải trả 52.687.257.700 70,4 73.275.260.077 76,5 20.588.002.377 139 I. Nợ ngắn hạn 52.129.818.181 69,7 72.646.293.878 75,9 20.516.475.697 139,4 1. Vay và nợ ngắn hạn 0 0 0 2. Phải trả cho người bán 134.185.000 134.185.000 100 3. Người mua trả tiền trước 15.042.475.356 20,1 35.918.347.945 37,5 20.875.872.599 238,8 4. Thuế và các khoản phải nộp 5.388.116.538 7,2 2.590.958.645 2,7 (2.797.157.893) 48 5. Phải trả CNV 0 9.458.168 9.458.168 100 6. Phải trả nội bộ 1.573.199.848 2,1 1.592.433.858 1,67 19.234.010 101,2 7. Phải trả phải nộp khác 29.878.267.180 39,9 32.381.009794 33,8 2.502.742.610 108,4 II. Nợ dài hạn 557.439.519 0,07 628.966.199 0,06 71.526.680 112,7 1. Nợ dài dạn 2. Vay dài hạn 3. Dự phòng trợ cấp mất việc 557.439.519 0,07 628.966.199 0,06 112,7 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 22.130.643.513 29,6 22.541.527789 23,5 410.884.270 101,8 I. Vốn chủ sở hữu 19.156.719.632 25,6 19.779.498422 20,7 622.778.790 103 1. Vốn đầu tư của CSH 18.000.000.000 124 18.000.000.00 18,8 0 100 2. Chênh lệch tỷ giá hối đoái (133,196,559) 449.379.197 3. Quỹ đầu tư phát triển 202.220.471 1.041.136.957 4. Quỹ dự phòng tài chính 101.110.236 288.982.268 5. Lợi nhuận chưa phân phối 986.585.484 0 II. Nguồn kinh phí và các quỹ khác 2.973.923.881 3,97 2.672.029.367 2,8 (301,894,514) 89,9 1.Quỹ khen thưởng, phúc lợi 1.742.939.313 1.534.755.799 2. Nguồn kinh phí 1.230.984.568 1.137.273.568 Tổng nguồn vốn 74.817.901.213 100 95.726.787.866 100 20.908.886.653 128 Nguồn: Trích báo cáo tài chính công ty Qua bảng phân tích trên thấy được nguồn vốn của công ty năm 2009 tăng so với năm 2008 một lượng là 20.908.886.653đ mà chủ yếu là do sự gia tăng của nợ phải trả, mà chủ yếu là khoản nợ ngắn hạn. Trong kỳ lượng nợ ngắn hạn tăng là 20.516.475.697đ, tăng 39,4%. - Nợ ngắn hạn năm 2009 tăng so với năm 2008 với mức tăng 39,4%. Nguyên nhân của sự gia tăng này là công ty đang gấp rút hoàn thành kế hoặch sản xuất kinh doanh để đảm bảo thời hạn hợp đồng do thiếu vốn nên công ty đã phải vay tiền để mua sắm trang thiết bị, máy móc nên “các khoản phải trả, phải nộp khác” tăng. Đặc biệt, chiếm tỷ trọng lớn trong sự tăng lên của nợ phải trả là khoản mục “người mua trả tiền trước” tăng một lượng là 20.875.872.599đ tương ứng tăng 238,8%. Đây là số tiền đặt cọc trước của khách hàng. - Khoản thuế và các khoản phải nôp nhà nước trong kỳ đã giảm đi một lượng trong kỳ là 2.797.157.893đ. Điều này là do công ty đã dùng một phần tiền từ lợi nhuận và các khoản thu khác để thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. - Nợ dài hạn của công ty chiếm tỷ trọng rất nhỏ và chủ yếu là phần “dự phòng trợ cấp mất việc làm. Lượng nợ dài hạn này không làm ảnh hưởng gì đến hoạt động tài chính của công ty. Qua phân tích trên thấy được một lượng lớn nguồn vốn của công ty được trang trải bằng lượng “nợ phải trả”. Điều này cũng chứng tỏ được uy tiến của công ty với các tổ chức khác. Để biết sâu hơn về tình hình tài chính và khả năng tự tài trợ về mặt tài chính và mức độ trong sản xuất kinh doanh của công ty và những khó khăn mà công ty gặp phải trong khai thác nguồn vốn được phân tích qua các chỉ tiêu sau: Tỷ suất tự tài trợ = Tổng nguồn vốn chủ sở hữu x 100% Tổng nguồn vốn Năm 2008 = 22.130.63.513 x 100% = 29,6% 74.817.901.213 Năm 2009 = 22.451.527.789 x 100% = 23,5% 95.726.787.866 Nhìn vào kết quả trên thấy được cả 2 năm 2008 và 2009 tỷ số này không thật sự cao. Do lượng vốn chủ sở hữu còn hạn chế. Điều này cho thấy một lượng lớn tài sản của công ty đã được tài trợ bằng “nợ phải trả”. Mặt khác, tỷ số này đã giảm trong kỳ. Nguyên nhân là do tổng nguồn vốn của công ty tăng nhưng nguồn vốn chủ sở hữu gần như không thay đổi. Để đánh giá tốt hơn tình hình tài chính của công ty sau đây chúng ta xem xét tỷ suất nợ: Tỷ suất nợ = Nợ phải trả x 100 Tổng nguồn vốn Năm 2008 = 52.687.267.700 x 100 = 70,4% 74.817.901.213 Năm 2009 = 73.275.260.077 x 100 = 76,5% 95.726.787.866 Qua việc tính tỷ suất nợ của công ty qua 2 năm thấy được tỷ suất này tương đối cao. Điều này cho thấy chiếm tỷ trọng lớn trong “tổng nguồn vốn” của công ty là “nợ phải trả”, điều này làm công ty phụ thuộc tương đối vào các tổ chức có quan hệ tài chính với công ty. Mặt khác cũng cho thấy công ty đã chiếm dụng một lương lớn nguồn vốn của các đối tác, chứng tỏ uy tiến của công ty là khá cao. Qua phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn thấy được tình hình tài chính cũng tương đối tốt, uy tiến của công ty khá cao. Điều này hết sức thuận lợi đối với công ty trong điều kiện cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt. 2.6.4 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 2.6.4.1 Phân tích khả năng thanh toán Đánh giá tình hình tài chính của công ty về khả năng thanh toán thông qua các chỉ tiêu sau: - Khả năng thanh toán hiện thời: Khả năng thanh toán hiện hành = Tổng TSLĐ Nợ ngắn hạn Năm 2008 = 67.364.377.190 = 1,29 52.129.818.181 Năm 2009 = 84.538.576.517 = 1,16 72.646.293.878 Hệ số khả năng thanh toán hiện hành lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán và tình hình tài chính của công ty tương đối tốt. Lượng tài sản ngắn hạn của công ty có tính thanh khoản cao, có khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn của công ty. Tuy nhiên khả năng thanh toán của công ty có thực sự có thực sự tốt hay không còn phụ thuộc vào lượng hàng tồn kho của công ty vì lượng hàng tồn kho này có tính thanh khoản thấp. Điều này sẽ được thể hiện thông qua khả năng thanh toán nhanh của công ty. Khả năng thanh toán nhanh = TSLD - Dự trữ tồn kho Nợ ngắn hạn Năm 2008 = 67.364.377.190 – 5.024.067.774 = 1,19 52.129.818.181 Năm 2009 = 84.538.576.517 – 24.816.954.951 = 0,82 72.646.293.878 Từ kết quả trên thấy được: Năm 2008: khả năng thanh toán nhanh của công ty không có sự thay đổi đáng kể so với khả năng thanh toán hiện thời của công ty, điều này là do lượng hàng tồn kho của công ty chiếm tỷ trọng khá nhỏ trọng lượng tài sản ngắn hạn. Điều này cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty là tương đối tốt, khả năng thanh toán nhanh cũng như tình hình tài chính của công ty là tương đối tốt. Năm 2009: Khả năng thanh toán nhanh của công ty đã có sự thay đổi đáng kể so với khả năng thanh toán hiện hành, điều này là do lượng hàng tồn kho của công ty tăng lên một lượng lớn trong kỳ. Điều này cho thấy hàng hoá được công ty tạo ra chưa tiêu thụ tăng so với kỳ trước. Đồng thời tỷ số này cũng thấp hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán nhanh của công ty sẽ gặp vấn đề nếu như tất cả các cơn nợ đến đòi nợ công ty. Khả năng thanh toán của công ty còn được thể hiện qua khả năng thanh toán tức thời sau đây: Tỷ lệ thanh toán vốn bằng tiền = Tiền Nợ đến hạn Năm 2008 = 21.369.252.517 = 0,41 52.129.818.181 Năm 2009 = 19.496.703.723 = 0,27 72.646.293.878 Tuy nhiên để đánh giá khả năng thanh toán của công ty còn phụ thuộc vào một số yếu tố cơ bản sau: + Bản chất ngành nghề kinh doanh + Cơ cấu tài sản hiện có + Hệ số vòng quay một số tài sản hiện có. Khả năng thanh toán nhanh của công ty có xu hướng giảm nghĩa là khả năng thanh toán nhanh phụ thuộc rất nhiều vào hàng tồn kho, chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dỡ dang nên khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn bị hạn chế. Tuy nhiên, kết quả phân tích trên cho thấy mức độ vê hoạt động tài chính của công ty là tương đối tốt. 2.6.4.2 Phân tích tình hình công nợ Tỷ lệ khoản thu so với phải trả = Tổng số nợ phải thu x 100 Tổng số nợ phải trả Năm 2008 = 15.408.645.012 x 100 = 29,2% 52.687.257.700 Năm 2009 = 12.404.074.349 x 100 = 17% 73.275.260.077 Từ kết quả trên cho thấy công ty đã đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác nhiều hơn bị chiếm dụng. Trong năm 2009 các khoản phải thu của công ty giảm còn nợ phải trả tăng, chứng tỏ công ty đã thu hồi được một số nợ đông thời đã tăng thêm lượng vốn chiếm dụng các đơn vị khác. Muốn đánh giá chính xác hơn tình hình tài chính doanh nghiệp chúng ta xét tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền qua chỉ tiêu sau: Số vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần Số dư bình quân các khoản phải thu Năm 2008 = 70.185.267.368 = 4,66 15.048.645.012 Năm 2009 = 72.224.823.496 = 5,8 12.404.074.349 Hệ số vòng quay các khoản phải thu năm 2009 cao hơn năm 2008 chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu năm 2009 cao hơn năm 2008. Từ đây ta cũng xác định được kỳ thu tiền bình quân. Kỳ thu tiền bình quân = Thời gian kỳ phân tích (360ngày) Số vòng quay các khoản phải thu Năm 2008 = 360 = 77,3 4,66 Năm 2009 = 360 = 62 5,8 Kết quả trên cho thấy thời gian thu nợ của công ty đã nhanh hơn. Điều này cho thấy tình hình tài chính của công ty là khá tốt. 2.6.5 Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn 2.6.5.1 Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn cố định Vốn cố định là loại vốn quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, nó thê hiện một phần quy mô của doanh nghiệp. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định người ta dựa vào hệ thống các chỉ tiêu sau. Hệ thống chỉ tiêu này được xác định dựa trên BCKQHĐKD của công ty. Năm Chỉ tiêu Năm 2008 (VNĐ) Năm 2009 (VNĐ) So sánh năm 2008 với 2009 Số tiền(VNĐ) % 1. Doanh thu thuần 70.185.064.325 72.224.823.496 2.039.759.170 102,9 2. Các khoản giảm trừ 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 70.185.064.325 72.224.823.496 2.039.759.170 102,9 4. Giá vốn hàng bán 57.551.752.274 58.496.509.307 944.757.030 101,6 5. Lợi nhuận gôp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 12.633.312.051 13.728.314.189 1.095.002.130 100,75 6. Doanh thu hoạt động tài chính 2.143.768.654 2.312.478.022 168.709.368 107,9 7. Chi phí tài chính 8. Chi phí bán hàng 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 10.832.231.890 11.329.441.196 497.209.300 104,7 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 3.944.848.814 4.711.351.015 766.502.201 119,4 11. Thu nhập khác 526.327.641 444.231.283 (82.096.358) 84,4 12. Chi phí khác 18.326.273 20.582.298 2.256.025 112,3 13. Lợi nhuận khác 390.149.818 423.648.985 34.499.167 108,6 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 4.843.000.000 5.135.000.000 292.000.000 106 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 1.358.000.000 1.437.800.000 79.800.000 106 16. Lợi nhuận sau thuế TNDN 3.485.000.000 3.697.200.000 212.200.000 106 Báo cáo KQHĐSXKD(nguồn: Trích báo cáo tài chính công ty năm 2007 và 2008) Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần về tiêu thụ SP TSCĐ bình quân Năm 2008 = 70.185.064.325 = 9,4 7.453.524.023 Năm 2009 = 72.224.823.496 = 6,46 11.170.055.535 Từ kết quả trên thấy được một đồng vốn cố định năm 2008 đem lại 9,4đ doanh thu, một đồng vốn cố định năm 2009 đem lại 6,46đ doanh thu. Điều này cho thấy hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty là khá cao. Nhưng trong năm 2009 hiệu suất này đã giảm so với năm 2008. Nguyên nhân của điều này là do trong năm 2009 công ty đã mua sắm thêm tài sản cố định phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh nhưng lượng tài sản này chưa được khai thác một cánh triệt để. Để xác định rõ hơn hiệu quả sử dụng tài sản cố định ta đi xác định chỉ tiêu sau: Sức sinh lời của TSCĐ = Lợi nhuận thuần TSCĐ bình quân Năm 2008 = 3.944.848.814 = 0,53 7.453.524.023 Năm 2009 = 4.711.351.015 = 0,42 11.170.055.535 Từ kết quả trên thấy được trong cả 2 năm 1 đồng tài sản cố định bỏ ra chưa thu được 1 đồng lợi nhuận, đồng thời hệ số này năm 2009 đã giảm so với năm 2008. Chứng tỏ hiệu quả sử vốn cố định chưa thật sự cao.xác định chỉ tiêu sau: Số hao phí TSCĐ = Nguyên giá bình quân TSCĐ Doanh thu thuần (hay lợi nhuận thuần) Năm 2008 = 15.056.824.980 = 0.21 70.185.064.325 Năm 2009 = 18.713.945.478 = 0,26 72.224.823.496 Chỉ tiêu này cho biết trong năm 2008 để có một đồng doanh thu thì cần 0,21 đồng nguyên giá TSCĐ, trong năm 2009 để có một đồng doanh thu cần 0,26 đồng nguyên giá TSCĐ. Chỉ tiêu này càng thấp càng tốt đối với một doanh nghiệp. Trong năm 2009 chỉ tiêu này tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố đinh giảm, nguyên nhân là do một phần tài sản cố định mới được mua về chưa được sử dụng hết công suất. 2.6.5.2 Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn lưu động Để đánh giá tình hình sử dụng vốn lưu động người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau: Hiệu suất sử dụng TSLĐ = Doanh thu thuần TSLĐ bình quân Năm 2008 = 70.185.064.325 = 1,04 67.364.377.190 Năm 2009 = 72.224.823.496 = 0,86 84.538.576.517 Chỉ tiêu này cho biết trong năm 2008 một đồng vốn TSLĐ đem lại 1,04 đồng doanh thu, trong năm 2009 một đồng TSLĐ đem lại 0,86 đồng doanh thu. Mức sinh lời của TSLĐ = Lợi nhuận thuần TSLĐ bình quân Năm 2008 = 3.944.848.814 = 0,06 67.364.377.190 Năm 2009 = 4.711.351.015 = 0,056 84.538.576.517 Chỉ tiêu này cho biết trong năm 2008 một đồng vốn lưu động tạo ra được 0,06 đồng lợi nhuận trong kỳ, trong năm 2009 một đồng vốn lưu động tạo ra 0,056 đồng lợi nhuận trong kỳ. Điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm 2009 kém hơn so với năm 2008. Tuy lợi nhuận trong kỳ tăng nhưng tỷ số này vẫn giảm là do lượng TSLĐ trong kỳ của công ty tăng lên, mà chủ yếu là do sự tăng lên của hàng tồn kho. Số vòng quay của vốn lưu động = Doanh thu thuần Tổng vốn lưu động bình quân Năm 2008 = 70.185.064.325 = 1,04 67.364.377.190 Năm 2009 = 72.224.823.496 = 0,86 84.538.576.517 Chỉ tiêu này cho thấy trong năm 2008 vốn lưu động quay được 1,04 vòng, trong năm 2009 vốn lưu động quay được 0,86 vòng. Như vậy hiệu quả sử dụng vốn lưu động đã giảm trong kỳ, mặt khác tỷ số này cũng khá thấp so với mức trung bình trong ngành. Thời gian của một vòng luân chuyển vốn lưu động = Thời gian của kỳ phân tích Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ Năm 2008 = 360 = 346 1,04 Năm 2009 = 360 = 418 0,86 Từ chỉ tiêu trên thấy được trong năm 2008 346 ngày thì vốn lưu động mới quay được một vòng, trong năm 2009 thì 418 ngày vốn lưu động mới quay được một vòng, chỉ tiêu này đã giảm trong kỳ, đồng thời cũng cho thấy tốc độ luân chuyển khá chậm của vốn lưu động. Qua phân tích trên cho thấy tình hình sử dụng vốn cố định của công ty là khá tốt song tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty chưa thật sự hiệu quả. Lượng hàng tồn kho còn nhiều. 2.6.6. Phân tích tình hình lợi nhuận Lợi nhuận là kết quả của hàng loạt chính sách và quyết định của doanh nghiệp, đánh giá khả năng quản lý của một tổ chức và là yếu tố quan trọng đối với các nhà đầu tư. - Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm Doanh lợi tiêu thụ = Lợi nhuận ròng Doanh thu tiêu thụ Năm 2008 = 3.485.000.000 = 0,049 70.185.064.325 Năm 2009 = 3.697.000.000 = 0.051 72.224.823.496 Kết quả trên cho thấy khả năng tạo lợi nhuận trên một đồng doanh thu của công ty đã tăng, chứng tỏ công ty đã tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm. - Doanh lợi vốn tự có: Đo lường mức doanh lợi trên mức tự đầu tư của tổ chức. Doanh lợi vốn tự có = Lợi nhuận ròng Toàn bộ vốn Năm 2008 = 3.485.000.000 = 0,047 74.817.901.213 Năm 2009 = 3.697.000.000 = 0,039 95.726.787.866 Chỉ tiêu này phản ảnh của một đồng vốn được đầu tư, chỉ tiêu này trong kỳ đã giảm, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn trong kỳ của công ty đã giảm. - Doanh lợi vốn: Đo lường mức doanh lợi trên mức tự đầu tư của tổ chức. Doanh lợi vốn tự có = Lợi nhuận ròng Vốn tự có Năm 2008 = 3.485.000.000 = 0,182 19.156.719.632 Năm 2009 = 3.697.000.000 = 0,187 19.779.498.422 Chỉ tiêu này của công ty là khá tốt, đã có xu hướng tăng trong kỳ, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tự có của công ty có xu hướng tăng. Nhìn chung tình hình lợi nhuận của công ty là khá tốt. Cho thấy tình hình tài chính của công ty là khá tốt và đang có xu hướng phát triển tốt. 2.6.7 Phân tích tình hình bảo toàn và phát triển vốn Từ bảng nguồn vốn công ty xác định được tổng nguồn vốn công ty đã có sự gia tăng đáng kể từ 74.817.901.213đ lên 95.726.787.866đ tăng 20.908.886.653đ tương ứng 128%. Đây là một con số khá ấn tượng, nhưng cần cần làm rõ nguồn tăng đó là từ đâu cũng như cơ cấu nguồn vốn như thê nào. Trong đó nguồn vốn chủ sở hữu có sự gia tăng nhưng không đáng kể từ 19.156.719.632đ lên 19.779.498.422đ tăng 622.778.790đ tương ứng 103,3%. Đây là một tỷ lệ khá thấp. Chứng tỏ nguồn vốn của công ty tăng lên chủ yếu do sự gia tăng của “ nợ phải trả” trong kỳ đẵ tăng từ 52.687.257.700đ lên 73.275.260.077đ tăng một lượng 20.588.002.377đ tương ứng 138%. Đây là con số khá ấn tượng. Cho thấy nguồn vốn công ty đã tăng lên khá nhanh trong kỳ. Tuy nhiên trên thực tế lượng vốn này tăng chủ yếu là do sự gia tăng của hàng tồn kho. Qua thực trạng nội dung phân tích tình hình tài chính của công ty mà chủ yếu là trong năm 2008 và 2009 thấy được tình hình tài chính của công ty là khá tốt. Cũng như đã thấy được nguyên nhân và các yếu tố chủ quan tác động đến tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Từ đó công ty đã có những giải pháp hữu hiệu hơn để thực hiện những mục tiêu đã đề ra theo kế hoạch những năm tiếp theo. Để có được kết quả phân tích tài chính như trên là do sự nỗ lực, phấn đấu của cán bộ phòng tài chính kế toán công ty cũng như sự đầu tư và giúp đỡ tận tình của ban giám đốc công ty. Kết quả phân tích là cơ sở tin cậy để nhà quản lý công ty ra quyết đinh. Tuy nhiên, do kiến thức, kinh nghiệm trong phân tích tài chính doanh nghiệp cũng như sự đầu tư chưa thoả đáng của công ty nên nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, thời kỳ phân tích chỉ dừng lại ở 2 năm, chưa có sự so sánh với số liệu bình quân ngành cũng như so với kế hoạch đề ra. Là một sinh viên chuyên ngành quản lý bằng những kiến thức lý luận tiếp nhân được đồng thời thông qua quá trình tiếp cận với tình hình tài chính và phân tích tài chính của công ty em xin đưa ra một số định hướng và giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính của công ty. Để từ đó ban giám đốc công ty có thể đưa ra các kế hoạch về tài chính, quyết định đầu tư một cách hiệu quả. Chương III Định hướng và một số giải pháp hoàn thiện nội dung phân tích tài chính của công ty cổ phần tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam Quản lý tài chính công ty liên quan đến việc ra quyết định đầu tư, quyết định nguồn vốn và phân chia cổ tức. Các quyết đinh này được thực hiện ở hiện tại nhưng lại liên quan đến tương lai của công ty. Do vậy, giám đốc tài chính cần hiểu được tình hình tài chính trước khi đưa ra quyết định. Muốn vậy giám đốc tài chính có thể thực hiện phân tích báo cáo tài chính của công ty. Về mặt nội bộ công ty cũng có thể tiến hành phân tích tài chính để có thể hoạch đinh, và kiểm soát hiệu quả hơn tình hình tài chính của công ty. Để hoạch định cho tương lai giám đốc tài chính cần phân tích và đánh giá tình hình tài chính hiện tại và những cơ hội cũng như thách thức có liên quan đến tình hình hiện tại của công ty. Đứng trên quan điểm của nhà quản lý phân tích báo cáo tài chính nhằm cả 2 mục tiêu vừa dự báo tương lai vừa đưa ra những hành động cần thiết để cải thiện tình hình hoạt động công ty. Sau đây là đinh hướng và một số giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính công ty. 3.1. Định hướng hoàn thiện 3.1.1. Hoàn thiện về công tác tổ chức phân tích tài chính tại công ty Phân tích báo cáo tài chính ở các công ty ở Việt Nam ít khi được tiến hành vì mục tiêu đánh giá và kiểm soát bởi các nhà quản lý trong nội bộ công ty mà chủ yếu do ngân hàng hay công ty chứng khoán là những người bên ngoài công ty thực hiện. Đồng thời phân tích báo cáo tài chính tại các công ty ở Việt Nam cũng gặp một trở ngại lớn là không có dữ liệu bình quân ngành để so sánh. Điều này làm giảm đi phần nào ý nghĩa của việc đánh giá tình hình tài chính công ty. Tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng công nghiệp đô thị Việt Nam cũng vậy việc phân tích tình hình tài chính công ty chưa được chú trọng nhiều. Công tác tổ chức là khâu hết sức quan trọng trong quá trình quản lý cũng như phân tích tình hình tài chính công ty. Công ty chưa có giám đốc chuyên phụ trách lĩnh vực tài chính, bộ phận phân tích tài chính cũng chưa được hình thành. Mà công việc phân tích chủ yếu là của phòng tài chính kế toán, chuyên môn cũng như kinh nghiệm phân tích tài chính còn nhiều hạn chế. Để công tác phân tích tài chính đạt hiệu quả cao hơn công ty cần hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy công ty, chuyên môn hoá giám đốc phụ trách tài chính và bộ phận phân tích, đánh giá, giám sát tình hình tài chính công ty, đông thời bộ phận này được đào tạo một cách bài bản, chuyên nghiệp. Công tác phân tích báo cáo tài chính phải được thực hiện thường xuyên, và thông báo các kết quả phân tích báo cáo tài chính lên ban giám đốc kịp thời, đồng thời nắm bắt tình hình tài chính của ngành, trong nước và trong khu vực. 3.1.2. Hoàn thiện về phương pháp phân tích tài chính tại công ty Do công tác tổ chức, bộ phận phân tích tài chính còn nhiều hạn chế, năng lực phân tích còn thấp nên phương pháp phân tích còn đơn điệu. Việc phân tích báo cáo tài chính tại công ty chưa có sự kết hợp các phương pháp một cách chặt chẽ. Chủ yếu sử dụng phướng pháp so sánh giữa các thời kỳ với nhau. Số liệu chủ yếu là số liệu thô. Chưa có sự so sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch, thời kỳ phân tích còn ngắn, chủ yếu là 2 năm, chưa có sự so sánh với bình quân ngành. Để nâng cao hiệu quả công tác phân tích tài chính công ty cần phải kết hợp chặt chẽ các phương pháp phân tích với nhau, đồng thời kéo dài thời kỳ phân tích để thấy được xu thế biến động của vấn đề phân tích, thường là 5 năm. Phải có sự so sánh giữa số liệu thực hiện và số liệu kỳ kế hoạch để từ đó đưa ra các giải pháp cũng như điều chỉnh kế hoạch một cách hợp lý. Đồng thời phải có sự so sánh với số liệu bình quân ngành. Liên tục đổi mới, cập nhật các phướng pháp phân tích nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính ở công ty. 3.1.3. Hoàn thiện về nội dung phân tích tài chính tại công ty Nội dung phân tích tài chính là yếu tố hết sức quan trọng, phản ánh kết quả phân tích tình hình tài chính công ty, để từ đó đưa ra các kế hoạch tài chính cũng như các giải pháp tài chính cho công ty. Hiện tại nội dung phân tích tài chính tại công ty còn đơn giản và chưa có chiều sâu. Để có cái nhìn toàn diện và chính xác hơn về tình hình tài chính công ty cần hoàn thiện nội dung phân tích hơn nữa. 3.1.3.1. Hoàn thiện đánh giá khái quát tình hình tài chính Công ty mới chỉ tập trung vào sự tăng giảm tổng tài sản, nguồn vốn, hay sự tăng giảm của tổng tài sản, nguồn vốn, mà chủ yếu ở đây là số liệu thô, chưa có xử lý nhiều. Việc đánh giá này chưa thấy rõ được tình hình tài chính của doanh nghiệp. Để việc đánh giá khái quát tình hình tài chính đạt hiệu quả hơn công ty cần phân tích số liệu đã qua xử lý, phân tích quy mô nguồn vốn, tài sản cũng như lượng tăng giảm chúng để từ đó đưa ra các giải pháp. 3.1.3.2. Hoàn thiện phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục trên bảng cân đối kế toán Việc phân tích của công ty mới chỉ dừng lại ở việc dựa trên quan điểm luân chuyển vốn, mới chỉ dừng lại ở việc phân tích thô số liệu nguồn vốn, tài sản. Chưa làm thấy rõ tình hình nguồn vốn của công ty cũng như tài sản. Để nắm bắt được mối quan hệ giữa các khoản mục trên bảng cân đối kế toán để có cái nhìn rõ hơn về tình hình tài chính công ty thì cần phải phân tích rõ phần tài sản và nguồn hình thành tài sản, mối quan hệ giữa chúng. 3.1.3.3. Hoàn thiện phân tích kết cấu tài sản, nguồn vốn Công ty mới chỉ phân tích kết cấu tài sản nguồn vốn trong 2 năm, để thấy rõ kết cấu tài sản, nguồn vốn cũng như xu hướng biên động của nó cần kéo dài thời kỳ phân tích lên 5 năm. Vì trong khoảng thời gian 2 năm thì chưa đủ cơ sở để đưa ra các nguyên nhân cho tình hình biến động đó cũng như chưa dự báo được xu hướng biến động của tài sản, nguồn vốn. 3.1.3.4. Hoàn thiện phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán Về mặt phương pháp và nội dung phân tích thì việc phân tich tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty là khá tốt. Song việc phân tích chỉ dừng lại ở 2 năm, chưa có sự so sánh với trung bình ngành. Công ty cần kéo dài thời kỳ phân tích, có sự so sánh với số liệu bình quân ngành. Khả năng thanh toán của công ty là một chỉ số hết sức quan trọng không chỉ đối với công ty mà còn đối với các đơn vị có quan hệ kinh tế với công ty. Việc đánh giá chỉ tiêu này cần được tiến hành trong thời gian dài thường là 5 năm để thấy rõ xu hướng biến động của chỉ tiêu. 3.1.3.5. Hoàn thiện phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn Việc phân tích, đánh giá của công ty mới chỉ dừng lại ở 2 năm, mới chỉ cho thấy hiệu quả sử dụng vốn, chưa cho thấy khả năng huy động vốn của công ty, chưa làm rõ lượng hàng tồn kho trong công ty. Để việc phân tích đạt hiệu quả hơn, là cơ sở cho việc ra quyết định chính xác hơn việc phân tích các chỉ tiêu này cần được tiến hành trong thời gian khoảng 5 năm để thấy rõ xu thế biến động của nó, phân tích và làm rõ nguồn gốc của lượng hàng tồn kho. Vì lượng hàng tồn kho là cần thiết đối với công ty nhưng nếu lượng hàng tồn kho quá nhiều thì việc sản xuất kinh doanh của công ty đã có vấn đề cũng như hiệu quả sử dụng vốn là thấp, còn nếu lượng hàng tồn kho quá thấp thì không đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 3.1.3.6. Hoàn thiện phân tích tình hình lợi nhuận Việc phân tích tình hình lợi nhuận của công ty mới chỉ đơn thuần dừng lại ở việc so sánh số liệu của 2 năm, việc so sánh như vậy chưa thể thấy được xu hướng biến động của tình hình lợi nhuận, chưa có sự so sánh giữa kỳ kế hoạch và kỳ thực hiện. Để có cái nhìn tổng quát và chính xác hơn về tình hình lợi nhuận công ty cần tiến hành phân tích, so sánh chỉ tiêu giữa kỳ kế hoạch và kỳ thực hiện, cũng như phải kéo dài thời kỳ phân tích lên khoảng 5 năm để thấy được tình hình lợi nhuận của công ty. Đồng thời có thể đưa ra một số chỉ tiêu để thấy rõ xu hướng biến động của tình hình lợi nhuận và nguyên nhân dẫn đến các xu hướng đó. 3.1.3.7. Hoàn thiện phân tích tình hình bảo toàn và phát triển vốn Việc phân tích của công ty mới chỉ dừng lại ở việc phân tích, so sánh đơn giản số liệu nguồn vốn của công ty qua 2 năm. Để thấy rõ tình hình bảo toàn và phát triển vốn của công ty cần phân tích trong thời gian dài, cũng như phân tích tỷ trọng của các loại vốn để thấy được cơ cấu nguồn vốn của công ty. 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện nội dung phân tích tài chính tại công ty Có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong việc phân tích tình hình tài chính công ty. Đứng trên góc độ nhà đầu tư và cổ đông, chỉ tiêu ROE hay lợi nhuận ròng thuộc về cổ đông là rất quan trọng. Đứng trên góc độ nhà quản lý công ty em xin đưa ra một số giải pháp sau để hoàn thiện việc phân tích tài chính công ty. Ngoài việc hoàn thiện các nội dung phân tích đã được trình bày như trên thì công ty có thể sử dụng một số loại hình phân tích sau nhằm hoàn thiên nội dung phân tích tài chính công ty. 3.2.1. Phân tích tài chính dựa vào mục đích Việc phân tích dựa vào mục đích được thể hiện qua sở đồ sau: - Phân tích nhu cầu nguồn vốn của công ty - Phân tích tình hình tài chính và khả năng sinh lợi của công ty - Phân tích rủi do kinh doanh của công ty Quyết định nhu cầu nguồn vốn của công ty Thương lượng với nhà cung cấp vốn - Phân tích nhu cầu nguồn vốn công ty: Trong cơ chế thị trường cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt, nhu cầu về vốn cho hoạt đông sản xuât kinh doanh ngày càng lớn và nguồn vốn luôn là vấn đề khiến ban giám đốc công ty phải đau đầu. Vốn là điều kiện tiên quyết cho tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy việc phân tích nhu cầu nguồn vốn là hết sức quan trọng. - Phân tích tình hình tài chính và khả năng sinh lợi của công ty: Tình hình tài chính và khả năng sinh lợi của công ty phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Vì vây việc đánh giá các chỉ tiêu này là hết sức cần thiết. - Phân tích rủi do kinh doanh của công ty: Rủi do là yếu tố khách quan, song con người có thể hạn chế các rủi do. Vì vậy để hạn chế rủi do trong kinh doanh công ty cần phân tích, đánh giá các yếu tố có thể gây rủi do đối với công ty. 3.2.2. Phân tích tài chính dựa vào loại phân tích - Phân tích tỷ số: Tỷ số thanh khoản Tỷ số nợ Tỷ số chi phí tài chính Tỷ số hoạt động Tỷ số khả năng sinh lợi Tỷ số tăng trưởng - Phân tích so sánh So sánh xu hướng So sánh trong ngành Phân tích cơ cấu Phân tích chỉ số Đo lường và đánh giá: - Tình hình tài chính - Tình hình hoạt động của công ty Hiện nay kĩ thuật phân tích tỷ số là được sử dụng nhiều nhất, và được tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Xác định đúng công thức đo lường chỉ tiêu cần phân tích Bước 2: Xác định đúng số liệu từ báo cáo tài chính để lắp vào công thức tính Bước 3: Giải thích ý nghĩa của chỉ số vừa tính toán Bước 4: Đánh giá chỉ số vừa tính toán (cao, thấp hay phù hợp) Bước 5: Rút ra kết luận về tình hình tài chính công ty Bước 6: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ số tài chính Bước 7: Đưa ra các khuyến nghị để khắc phục hoặc cũng cố các tỷ số tài chính Bước 8: Báo cáo phân tích Trên đây là một số giải pháp hoàn thiện nội dung phân tích tài chính tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam. Hy vọng những giải pháp này sẽ là nguồn tài liệu quý báu cho viêc phân tích tình hình tài chính công ty kịp thời và chính xác hơn. Giúp cho ban giám đốc công ty có thể đưa ra các kế hoạch về tài chính, đầu tư, kế hoạch sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả. KẾT LUẬN Phân tích thực trạng tài chính là công việc ngày càng trở nên quan trọng đối với các doanh nghiệp và là vấn đề quan tâm hàng đầu của chủ doanh nghiệp cũng như của của các nhà đầu tư, ngân hàng, công ty chứng khoán. Qua thực trạng phân tích tài chính về tình hình tài chính, kết cấu tài sản và nguồn vốn, tình hình công nợ và khả năng thanh toán, tình hình lợi nhuận, khả năng huy động và sử dụng vốn của công ty cổ phần tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam có nhiều mặt tính cực. Song do kinh nghiệm trong công tác phân tích tài chính của công ty còn nhiều hạn chế nên việc phân tích còn chưa kịp thời, độ tin cậy của số liệu phân tích chưa cao. Trong thời gian tới cần khắc phục từng bước để tạo cơ sở cho việc ra quyết định của lãnh đạo công ty. Bằng những kiến thức đã được trang bị kết hợp với thực tiễn tìm hiểu, nghiên cứu tại công ty. Em đã đưa ra một số ý kiến đề xuất với mong muốn hoàn thiện nội dung phân tích tài chính tại công ty để làm cơ sở cho nhà quản lý công ty ra quyết định. Do kiến thức về tài chính doanh nghiệp còn nhiều hạn chế cũng như thời gian tiếp xúc với thực tế có hạn. Nên những phân tích trong đề tài cũng như những suy nghĩ ban đầu có tính chất gợi mở sẽ không tránh khỏi thiếu sót nhất định. Em rất mong các thầy cô giáo, các anh chị phòng tài chính kế toán công ty đóng góp ý kiến để công tác phân tích tài chính tại công ty được hoàn thiện, góp phần tốt hơn trong việc lãnh đạo công ty ra quyết định, lập kế hoạch và đầu tư. Em xin chân thành cám ơn thầy giáo PGS.TS Mai Văn Bưu, ban giám đốc công ty, cùng các anh chị phòng kế toán tài chính công ty cổ phần tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thành chuyên đề thực tập này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – PGS.TS. Lưu Thị Hương, PGS.TS. Vũ Duy Hào – NXB Đại học kinh tế quốc dân 2. Giáo trình Hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp – PGS.TS. Nguyễn Thị Đông – NXB Đại học kinh tế quốc dân 3. Giáo trình Hiệu quả và quản lý dự án nhà nước – PGS.TS Mai Văn Bưu – NXB Khoa học và kỹ thuật 4. Giáo trình Khoa học quản lý I– PGS.TS. Đoàn Thị Thu Hà, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền – NXB khoa học kỹ thuật. 5. Giáo trình Khoa học quản lý II– PGS.TS. Đoàn Thị Thu Hà, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền – NXB khoa học kỹ thuật. 6. Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp – PGS.TS Lưu Thị Hương, PGS.TS. Vũ Duy Hào – NXB Tài chính 7. Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ - PGS.TS Nguyễn Hưu Tài- NXB Đại học kinh tế quốc dân 8. Giáo trình Thị trường chứng khoán – GS.TS Nguyễn Văn Nam, PGS.TS Vương Trọng Nghĩa – NXB Tài chính 9. Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp – PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc - NXB Đại học kinh tế quốc dân 10. Giáo trình Phân tích tài chính – Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright 2007 – 2008. 11. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright 2007 – 2008. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26754.doc
Tài liệu liên quan