Chuyên đề Các phương hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt nam tới năm 2005

- Xuất phát từ tình hình thực trạng sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt nam. Thời gian qua trên cơ sở những thành tựu và những mặt còn hạn chế của ngành xuất khẩut càphê. Em xin cô những kiến nghị sau đối với ngành. - Ngành cần phải quan tâm hơn nữa đến công tác Marketing, xúc tiến thị trường, tìm thị trường mới giảm và tăng bước xoá sổ thị trường xuất khẩu trung gian vì lợi ích của quốc gia và lợi ích của ngành và củangười sản xuất và xuất khẩu cà phê. - Cần phải chú ý đến nâng cao chất lượng cà phê để tăng tính cạnh tranh và uy tín của Cà phê Việt nam trên thị trường thế giới bằng việc tăng cường đầu tư vào công nghệ chế biến luôn mới. - Quan tâm đặc biệt đến việc nghiên cứu chọn và tạo giống mới đồng thời nhập khẩu những giống cà phê mới hiệu quả cao, chất lượng nhiều - Không ngừng nghiên cứu đến đổi mới công nghệ học hỏi công nghệ tiên tiến từ nước ngoài trong sản xuất và chế biến cà phê nhằm nâng cao chất lượng cà phê. - Tìm mọi cách để giảm thiểu giá thành sản xuất nhằm nâng cao tính cạnh tranh của cà phê xuất khẩu Việt nam. - Luôn luôn kiện toàn chỉnh đốn bộ máy hoạt động của mình để tạo ra sự phối hợp đồng bộ chăth chẽ giữa các khâu từ sản xuất đến xuất khẩu để nâng cao hiệu quả và tính cạnh tranh của cà phê Việt nam . - Không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thống điều chuẩn chất lượng để từng bước nâng cao chất lượng cà phê Việt Nam ngang tầm với khu vực và thế giới.

doc91 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1475 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Các phương hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt nam tới năm 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ê nước khác. Vấn đề lớn nhất đối với ngành cà phê Việt Nam là phải có một cơ quan có quyền lực tập trung quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp một cách thống nhất, để tránh tình trạng lôn xộn trong tổ chức sản xuất và xuất khẩu đồng thời nâng cao tính cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế. Vì nước ta không có một nguồn tài chính lớn, hệ thống kho tàng hợp tiêu chuẩn quốc tế để bình ổn sự biến động giá cả trên thị trường cà phê quốc tế. sự phối hợp thống nhất đồng bộ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh là cách duy nhất nâng cao sức cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam. Chỉ có thế mới đảm bảo kết hợp hài hoà giữa lợi ích của các doanh nghiệp xuất khẩu với nhà sản xuất cà phê. Hiện nay do thiếu hệ thống kho dự trữ thiếu vốn để có thể lưu kho cà phê ta mới chỉ tham gia vào ICO mà chưa tham gia vào ACPC nên ta mới chỉ có điều kiện thuận lợi để thâm nhập vào các thị trường một cách dễ dàng mà chưa có điều kiện để theo dõi những biến động giá cả cà phê trên thị trường thế giới. Chưa có sự hợp tác với các nước sản xuất và xuất khẩu cà phê thế giới trong việc bình ổn giá cà phê xuất khẩu. Mặc dù Việt Nam là một trong những nước đứng đầu thế giới trong sản xuất và xuất khẩu cà phê. 2.5. Chính sách khuyến khích sản xuất và xuất khẩu còn chưa phát huy được tác dụng. Những yếu tố làm giảm tính cạnh tranh và hiệu quả ngành cà phê là hệ thống tổ chức sản xuất và xuất khẩu hoạt động kém hiệu quả gây ra sự tự phát trong trong sản xuất và rối loạn trong xuất khẩu. Mà điều quan trọng nữa là chất lượng cà phê xuất khẩu của ta quá kém(tỷ lệ xuất khẩu cà phê loại I chiếm 10 -15%, tỷ lệ cà phê loại II chiếm gần 80% sản lượng xuất khẩu ). Sở dĩ có yếu kém trên là do một phần các chính sách khuyến khích của chính phủ vẫn chưa hợp lý, chưa phát huy được tạo dựng những chính sách như chính sách về thuế, về tiền đầu tư cơ sở hạ tầng, chính sách ưu tiên tín dụng, hỗ trợ ban đầu về giống và các dịch vụ hỗ trợ cho người sản xuất. Các chính sách ấy có tác dụng rất lớn trong việc khuyến khích người sản xuất. Cần phải nâng cao chất lượng cà phê... Hiện nay vẫn còn tồn tại phổ biến hiện tượng nông dân ưa thích mơ rộng diện tích cà phê hơn là chăm sóc tới chất lượng cà phê dẫn đến mở rộng diện tích trồng cà phê qúa mức mà không đầu tư vào các cơ sở hạ tầng để phục vụ chế biến cà phê. Hơn nữa chính sách khuyến khích hiện nay vẫn còn mang tính chung chung, chưa tách riêng thành hệ thống chính sách để khuyến khích người sản xuất, chế biến cà phê có chất lượng cao đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng của các thị trường trên thế giới. Các chính sách khuyến khích sản xuất và xuất khẩu thì đúng nhưng khi thực hiện nó lại không đáp ứng được chính sách đề ra. Do vậy cần nhanh chóng chấn chỉnh lại năng lực hoạt động của bộ máy, thực hiện các chính sách khuyến khích để nâng dần ưu tiên sản xuất. Các nguyên nhân dẫn đến yếu kém trên là: - Năng suất và sản lượng cà phê phụ thuộc vào thời tiêt, khí hậu, điều kiện tự nhiên, không chỉ với Việt Nam mà còn cả với các nước khác. Nếu gặp phải khí hậu hạn hán, sương muối hoặc rét đậm kéo dài sẽ làm cho năng suất và sản lượng cà phê giảm xuống nhanh chóng. Thời tiết là nhân tố thuộc loại bất khả kháng với kinh doanh cà phê. Tuy nhiên nếu ta chủ động đề phòng thì có thể giảm thiểu các tác hại của nó. - Do giá cả cà phê trên thị tường thế giới biến động mạnh không lường trước được làm ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh cà phê trên thị trường thế giới của ta. - Sự hỗ trợ của nhà nước còn thiếu và yếu chưa phát huy được hiệu quả như các chính sách về thuế xuất nhập khẩu, tín dụng, vốn, vật tư kỹ thuật. Chưa tạo ra động lực để nâng cao chất lượng cà phê và tăng tính cạnh tranh của ngành cà phê xuất khẩu ngang tầm với một số ngành kinh tế mũi nhọn. - Cơ chế chính sách của nhà nước còn thiếu đồng bộ, thay đổi nhanh chóng gây khó khăn cho kinh doanh xuất khẩu cà phê. - Các nhà kinh doanh xuất khẩu cà phê Việt Nam thiếu kinh nghiệm nghiêm trọng. Chưa đủ vốn đầu tư vào cơ sở vật chất, chưa quan tâm đầy đủ đến công tác nghiên cứu, Marketing thị trường, sản phẩm tiêu thụ dẫn đến không nắm bắt được thông tin thị trường và bị các nhà nhập khẩu nước ngoài ép giá làm giảm hiệu quả kinh doanh xuất khẩu. Chương III Các phương hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005 I. Các căn cứ chủ yếu xác định phương hướng hoạt động của ngành cà phê Việt Nam. Ngành cà phê là một ngành trong chiến lược phát triển của giai đoạn đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Vì vậy đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu là mục tiêu của cả nền kinh tế nước ta hiện nay. Xuất khẩu cà phê đem lại nguồn ngoại tệ to lớn cho nước ta thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Ngoài ra nó còn có vai trò to lớn trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.... Vai trò của ngành cà phê là rất to lớn nhưng hiện nay ngành cà phê Việt Nam còn đang gặp nhiều khó khăn, thiếu vốn, cán bộ sản xuất lạc hậu, tổ chức sản xuất và xuất khẩu cà phê kém hiệu quả trong khi thị trường cà phê biến động khó lường ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của ngàh cà phê Việt Nam. Vấn đề đặt ra với ngành cà phê Việt Nam là phải tìm ra định hướng đúng để phát triển. Muốn vậy ta phải nghiên cứu, các căn cứ chủ yếu đã xác định phương hướng phát triển ngành cà phê gồm. Triển vọng cung - cầu và giá cả trên thị trường thế giới. Đồng thời phải quán triệt được đường lối. Chủ trương của Đảng theo đúng định hướng. 1. Căn cứ vào xu thế phát triển thị trường thế giới. 1.1. Triển vọng về cung. Theo dự báo của ICO và Ngân hàng thế giới (WB) thì từ nay đến năm 2010. Trung bình mỗi năm lượng cà phê tăng khoảng 1,3%. Tuy nhiên nhịp độ sản xuất của từng quốc gia biến động rất lớn. Vì nhịp độ tăng cà phê của mỗi quốc gia phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên như khí hậu, đất đai... và các chính sách khuyến khích sản xuất và phê, hiệu quả của việc nghiên cứu khoa học, mở rộng dịch vụ, các chính sách vĩ mô của ngành cà phê. Sản lượng cà phê được dự tính trong năm 2005 đạt là 6,870 triệu tấn so với 5,43 triệu tấn những năm 1993 - 1995. Khu vực sản xuất cà phê lớn nhất là Châu Mỹ - La Tinh và vùng Caribe đạt sản lượng là 4,084 triệu tấn vào năm 2005. Châu á sẽ là quốc gia có tốc độ tăng sản lượng cà phê lớn nhất khoảng 2,63% giai đoạn 2000 - 2005. Trong đó Việt Nam tăng 7%/năm. Inđônêxia tăng 1%/năm và ấn Độ 1,9%/năm đến năm 2005 sản lượng cà phê Châu á đạt khoảng 1,426 triệu tấn. Theo tổ chức FAO sản lượng cà phê xuất khẩu toàn thế giới đạt 5,7 triệu tấn trong đó Châu Mỹ - La Tinh và vùng Caribe xuất khẩu nhiều nhất chiếm 66%, Châu Phi chiếm 16%, Châu á chiếm 17%. 1.2. Triển vọng về cầu. Sản lượng tiêu thụ cà phê cùng với thu nhập của người tiêu dùng khắp nơi trên thế giới. Tuỳ theo tốc độ tăng trưởng kinh tế của từng quốc gia mà cầu tiêu thụ cà phê của các quốc gia khác nhau. Một số quốc gia quen sử dụng nước trà là nước uống quen thuộc như Nhật bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... Cũng dần dần chuyển sang uống cà phê phổ biến. Vì vậy nhu cầu tiêu thụ cà phê của thế giới sẽ không ngừng tăng lên khoảng 1,3%/năm đến 2%/năm và nhu cầu xuất khẩu cà phê sẽ đạt 5,515 triệu tấn năm 2005. Do đặc điểm của thị trường cà phê là tính ổn định tương đối và ít co giãn về cung cầu vì vậy nhu cầu tiêu thụ cà phê khá ổn định. Nhưng xu thế quan trọng là nhu cầu tiêu thụ cà phê Arabica tăng ở hầu hết khắp nơi trên thế giới, nhu cầu tiêu thụ cà phê Robusta giảm xuống, thể hiện rõ nhất ở Anh và Tây Ban Nha, Mỹ... 1.3. Xu hướng biến động của giá cả: Giá cà phê trên thị trường thế giới phụ thuộc vào cung và cầu cà phê trê thị trường thế giới. Theo xu hướng phân tích thì cầu có xu hướng ổn định, ít biến động. Nhu cầu tiêu thụ cà phê luôn tăng không có những đột biến nào trong khi cây cà phê phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu đất đai, nên biến động rất phức tạp, do đó giá cà phê thế giới biến động rất phức tạp không thể lường trước. Trong 7 năm gần đây giá cà phê thế giới giảm một cách kỷ lục và liên tục đặc biệt là cà phê Robusta. Tổ chức xuất khẩu cà phê thế giới (ACCP) đã có nhiều nỗ lực nhằm tăng giá cà phê lên bằng việc cắt giảm 420 nghìn tấn cà phê tung ra thị trường nhưng giá cà phê xuất khẩu vẫn chưa có xu hướng phục hồi. Lý do là cung đã vượt cầu cà phê quả nhiều. Vai trò của các chính phủ trong việc kiểm soát sản lượng xuất khẩu còn hạn chế. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB) đến năm 2005 giá cà phê arabica là 2.540 USD/ tấn, giá cà phê Robusta là 1.860 USD /tấn. Như vậy theo chỉ tiêu trên thì giá cà phê đến năm 2005 có thể khả quan hơn nhiều. 2. Căn cứ vào khả năng của ngành cà phê hiện nay: Do điều kiện vị trí địa lý và khí hậu Việt Nam rất phù hợp với việc trồng cây cà phê. Nếu tốt thì cà phê Việt Nam được đánh giá là chất lượng cao có chất lượng thơm ngon so với khu vực và thế giới. * Tình hình sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua rất khả quan Giai đoạn 1986 - 1988 tốc độ tăng trưởng về sản lượng đạt khoảng 13,36%. Những năm vừa qua sản lượng xuất khẩu đã tăng những bước nhảy vọt. Từ chỗ hàng năm xuất khẩu không quá 100 nghìn tấn sang đạt 500 nghìn tấn với kim ngạch xuất khẩu đật 500 triệu USD. Đặc biệt năm 1999 ta xuất khẩu được 382.000 tấn đạt kim ngạch 594 triệu USD (năm cao nhất). Năm 2000 diện tích cà phê của ta khoảng 400.000 ha bằng 108,2 so với năm 1999,sản lượng đạt 690.000tấn tăng 26,23 so với năm 1999. Riêng Đắc Lắc sản xuất với diện tích xấp xỉ 200.000 ha cà phê, khối lượng cà phê xuất khẩu đạt 70% lượng xuất khẩu cả nước. Năm 2001 theo thống kê mới nhất sản lượng xuất khẩu là 910.000 tấn đạt kim ngạch 387 triệu USD. Như vậy sản lượng xuất khẩu tăng 124,3 % so với năm 2000 và giá trị kim ngạch giảm 22,8%. Như vậy con số trên phản ánh giá cà phê thế giới năm 2001 giảm xuống nhanh chóng làm giảm kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam. Nguyên nhân của hiện tượng giá cà phê giảm là cung cà phê thế giới vượt quá cầu cà phê thế giới. Một số nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới được mùa cà phê. Để khắc phục được những biến động của thị trường thế giới và để phát triển ngành cà phê Việt Nam đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng tìm ra những biện pháp đúng đắn. * Vai trò của ngành cà phê là vô cùng to lớn nhất là trong giai đoạn đầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là ngành xuất khẩu cà phê đem lại nguồn thu ngoại tệ to lớn cho đất nước. Giá trị kim ngạch xuất khẩu của ta những năm gần đây đạt khoảng gần 500 triệu USD. Ngoài ra ngành cà phê còn giúp cho đất nước giải quyết hàng loạt các vấn đề kinh tế, xã hội khác như: tạo công ăn việc làm cho hàng chục vạn người lao động với thu nhập cao, thực hiện chương trình về định canh, định cư, xây dựng vùng kinh tế mới, xoá bỏ cây thuốc phiện, phủ xanh đất trống đồi trọc, bảo vệ môi trường sống và giữ gìn an ninh quốc phòng. * Ngành sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam ngày càng khẳng định được vai trò của mình trên trường quốc tế. đến tháng 10/2000 Việt Nam chính thức trở thành nước xuất khẩu cà phê thứ 2 thế giới sau Braxin vượt Colombia đã ra nhập và trở thành thành viên chính thức của tổ chức cà phê thé giới (ICO) và nhiều lần Việt Nam được hiệp hội các nhà sản xuất cà phê thế giới (ACPC) đề nghị nhập hiệp hội 14 nước thành viên này. Đây chính là những động lực quan trọng để ta phát triển ngành cà phê một cách lâu dài. 3. Căn cứ vào các quan điểm và chủ trương của Đảng. Chính sách phát triển kinh tế, xã hội của cả nước nêu ra sử dụng đất đai lâu dài, định hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam đến năm 2010 là xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam tăng trưởng nhanh, bền vững theo định hướng nền nông nghiệp sinh thái, thực hiện đa canh, đa dạng hoá sản phẩm, kết hợp nông nghiệp, lâm nghiệp và công nghiệp, đáp ứng với nhu cầu ngày càng cao và xuất khẩu đạt hiệu quả cao, nâng nhanh đời sống nhân dân xây dựng nông thôn mới. Dự kiến đến năm 2010 đất nông nghiệp dành cho cây công nghiệp lâu năm là 2.575.800 ha. Trong đó các loại cây phát triển theo thứ tự ưu tiên là: cà phê, cao su, chè... Tại Đại hội VIII Đảng đã nêu ra "mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu, vì xuất khẩu là hướng ưu tiên hàng đầu, trọng điểm của kinh tế đối ngoại, tạo thêm mặt bằng xuất khẩu chủ lực, nâng cao sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu trên thị trường... Theo các văn kiện trên ta thấy Đảng đã rất coi trọng xuất khẩu coi đó là nhiệm vụ hàng đầu của kinh tế đối ngoại và đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu một số ngành chủ lực, vì vậy nghĩ ngay đến lợi ích to lớn có triển vọng phát triển của ngành cà phê. Riêng về ngành cà phê, Đại hội viết: "Cho dân vay vốn để phát triển mạnh cà phê, mơ rộng công suất dây chuyền cà phê hoá từ 100tấn/ năm hiẹn nay lên 1000 tấn/ năm đồng thời Đảng chú trọng lồng ghép các chương trình xoá đói giảm nghèo vào các chương trình khác nhất là 2 chương trình quốc gia về phủ xanh đất trống đồi trọc và giải quyết việc làm là nòng cốt". Như vậy ta có thể tổng kết quan điểm của Đảng như sau: * Quan điểm về sản xuất hàng hoá xuất khẩu cà phê Việt Nam sản xuất ra chủ yếu là để xuất khẩu 90%, 10% tiêu dùng trong nước, vì vậy ngành cà phê cần phải được lập qui hoạch và lập chiến lược phát triển lâu dài, phát triển cà phê vào xuất khẩu thì phải nâng cao năng suất, chất lượng và uy tín của sản phẩm cà phê Việt Nam đồng thời phải đẩy mạnh việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Phải tận dụng và phát triển tối đa tính năng động của mọi thành phần kinh tế cùng đóng góp vốn và sức lao động vào đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê. Bên cạnh đó là cây cà phê cần phải được tổ chức sản xuất và xuất khẩu một cách có hệ thống, thống nhất trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế có sự quản lý vĩ mô của nhà nước. * Quan điểm vể hiệu quả kinh tế Chi phí cơ hội của việc sử dụng đất trồng cà phê so với việc trồng các cây nông sản khác như gạo, cao su, lạc... thì nhỏ hơn, điều này đồng nghĩa với cùng một diện tích đất nhất định nếu trồng cà phê sẽ thu được lợi nhuận cao hơn so với các cây nông sản khác vì giá trị kinh tế của cây cà phê cao hơn nên có thê nói cây cà phê có lợi thế so sánh cao hơn so với các hàng hoá nông nghiệp khác. Quân điểm lợi ích kinh tế chỉ ra rằng ta cần phải đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê sẽ cho hiệu quả cao hơn khi sử dụng nguồn lực đất đai để thâm canh các cây nông sản khác. Cây cà phê cần được ưu tiên phát triển nhưng phải coi trọng bố trí sản xuất cà phê hợp lý để bảo vệ môi trường sinh thái và phải đặt trong chiến lược phát triển tổng hợp các cây trồng theo quy hoạch phát triển hợp lý. *Quan điểm về hiệu quả xã hội. Cây cà phê được trồng chủ yếu ở vùng Tây Nguyên, các vùng Miền núi và Trung du phía Bắc. Các vùng này tập trung phần lớn là các dân cư còn nghèo nàn lạc hậu, cơ sở hạ tầng thấp kém. Việc phát triển cây cà phê là cây đem lại hiệu quả kinh tế cao, sẽ tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động và có thu nhập cao, đồng thời thúc đẩy kinh tế, xã hội, văn hoá của các vùng đó phát triển theo. Xét về hiệu quả kinh tế xã hội có thể chấp nhận ưu tiên thị phần (kể cả về vốn) cho vung Miền Núi phía Bắc và khu vực Tây nguyên để phát triển cây cà phê nhằm xoá đói giảm nghèo, góp phần chấm dứt nạn phá rừng và du canh du cư. * Quan điểm về bảo vệ môi trường sinh thái Việc tăng cường trồng cay cà phê sẽ tạo ra thảm thực vật bao phủ lên các vùng đất trống đồi trọc. Nhất là với nước ta hiện nay mức độ che phủ bằng cây rừng và cây lâu năm rất thấp tại hầu hết các vùng tỷ lệ che phủ bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên các phần có tổ chức quản lý chặt chẽ trong viẹc trông cây cà phê, phải phát triển cây cà phê trong qui hoạch và kế hoạch tổng thể , tránh việc phát triển tự phát bừa bãi dẫn đến tình trạng chặt phá rừng để trồng cây cà phê. * Quan điểm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Đặc diểm của sản xuất cà phê là vốn lớn, thời gian thu hồi lâu. Nguồn vốn trong nước của ta còn qúa ít ỏi đó là lý do vì sao sức cạnh tranh và hiệu quả của sản xuất và xuất khẩu cà phê của ta trong thời gian qua còn kém. Quán triệt quan điểm huy động vốn "vốn trong nước là quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng" ta cần phải huy động vốn đầu tư nước ngoài để phát triển ngành cà phê phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước bằng cách: - Vay vốn nước ngoài dưới nhiều hình thức lãi suất thấp, ưu đãi gắn với các chương trình phát triển kinh tế,xã hội để phát triển sản xuất. - Mở rộng hơn nữa các hình thức liên doanh liên kết. - Thu hút vốn đầu tư vào chế biến. Hiên tại chúng ta vẫn chủ yếu xuất khẩu cà phê ở dạng thô do vậy chất lượng thấp. Vì vậy đầu tư vào chế biến đóng vai trò hết sức quan trọng nhằm nâng cao tính cạnh tranh và đẩy giá lên ngang bằng các nước khác. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế tiếp cận thị trường tiêu thụ, tìm thị trường tiêu thụ ổn định, xuất khẩu trực tiếp, không qua môi giới trung gian, tập trung xuất khẩu vào thị trường lớn, những bạn hàng ổn định. Bên cạnh đó cần chú trọng việc phát triển thị trường tiêu thụ mới. *Quan điểm phát triển sản xuất cà phê gắn với định canh, định cư, phân bổ lại dân cư và lao động, xây dựng vùng kinh tế mới. Phát triển cây cà phê gắn liền với qui trình định canh, định cư của các đồng bào dân tộc thiểu số góp phần tạo ra cuộc sống ổn định, lâu dài. Thực hiện phân bổ lại dân cư và lao động đưa dân cư lên các vùng Núi, Tây Nguyên có điều kiện phát triển cây cà phê để phát triển vùng kinh tế mới tạo ra thu nhập và góp phần giải quyết công ăn việc làm, giảm sức ép dân số ở vùng đô thị. II. Phương hướng và mục tiêu phát triển ngành cà phê Việt Nam giai đoạn 2000 - 2005 1. Phương hướng phát triển. Căn cứ vào các xu hướng biến động của thị trường cà phê thế giới và các quan điểm phát triển ngành cà phê của Đảng. trong thời gian tới để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế và tính cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế, ngành cà phê cần thực hiện theo các phương hướng sau: Một là, đổi mới công nghệ để nâng cao tỷ trọng cà phê chắc, bền sâu. Hiện nay chất lượng cà phê thấp hơn so với khu vực và trên thế giới do công nghệ sản xuất còn lạc hậu, phương pháp chế biến thủ công do người dân làm còn phổ biến, các tiêu chuẩn chất lượng cà phê của ta thấp như độ ẩm, tạp chất, hạt đen vỡ và kích thước hạt. Loại tốt nhất là R1, sau đó là R2A, R2B. Từ năm 1993 trở về trước hầu hết cà phê của ta thuộc loại R2B sau năm 1995 là R2A chiếm 45%, tới vụ 1997 - 1998 hầu hết cà phê của ta thuộc loại R1 và R2A loại R2B còn rất ít, những năm gần đây loại cà phê R1 đã tăng lên rất nhiều. Giá của loại cà phê R2A cao hơn R2B từ 25 - 30 USD/tấn, giá R1 cao hơn R2B ít nhất là 100 USD/ tấn. Hai là việc phát triển ngành cà phê phgải tiến hành theo quy định chặt chẽ đảm bảo cân đối nước - vườn và theo lượng tăng chủng loại cà phê arabica giảm tỷ lệ chủng loại Robusta. Thủ Tướng chính phủ đã có quyết định số 172/QĐ- TTG ngày 24/03/1997 cho phép ngành cà phê được phép vay quỹ phát triển Pháp (CFD) 42 triệu để tăng diện tích trồng cà phê đến năm 2005. Công tác thuỷ lợi đặc biệt được Chính phủ quan tâm và đề cập chi tiết trong chương trình phát triển khu vực tây Nguyên đến năm 2010. Tuy nhiên việc triển khai còn hơi chậm vì thiếu vốn nghiêm trọng. Giảm diện tích trồng cà phê Robusta ở Tây Nguyên đồng thời tăng dần diện tích cà phê arabica ở cacs tỉnh của vùng Trung du và vùng Núi phía Bắc. Tuy nhiên việc trồng cà phê phải được bố trí trong qui hoạch phát triển hợp lý phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của từng vùng, tránh tình trạng phong trào tỉnh nào cũng trồng, huyện nào cũng trồng, làm giảm năng suất thì yêu cầu trợ giá nếu không trợ giá thì chặt bỏ gây lãng phí lớn. Việc nâng cao diện tích trồng cà phê lên 500.000 ha tiến hành đồng bộ với nâng cao năng suất và hạ giá thành. Do tình hình thị trường thế giới đang có nhiều bất ổn, giá cà phê giảm một cách kỷ lục 7 năm gần đây do cung cà phê lớn hơn cầu cà phê. Những năm tới chỉ tăng cường trồng cà phê ở các vùng đất trống đồi trọc, tránh phá rừng gây ô nhiễm môi trường và không hiệu quả. Ba là, đổi mới tiêu chuẩn chất lượng và làm cải thiện công tác kiểm tra chất lượng để nâng cao uy tín của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới, vừa góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu. Nhà nước cần công bố tiêu chuẩn cà phê xuất khẩu Việt Nam phù hợp với tiêu chuẩn thế giới hoặc ít nhất cùng ngang với các tiêu chuẩn chất lượng các khu vực. Cần phải quan tâm chặt chẽ từ khâu thu hái, bảo quản, phơi, sàng, chế biến cà phê. Nhà nước cần cho nhân dân vay vốn để đầu tư vào công nghệ chế biến, phơ sấy. Đồng thời phải xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng để phục vụ cho việc chế biến cà phê xuất khẩu. Nghiên cứu các loại giống mới phù hợp với điều kiện sinh thái và thổ nhưỡng của từng khu vực, liên kết với các hội nghiên cứu chế độ bón phân, chống sâu bệnh, qui trình thu hoạch và sơ chế hợp lý và phổ biến sâu rộng tới nguồn trồng cà phê. Bộ nông nghiệp và Bộ khoa học công nghệ cần phải ban hành tiêu chuẩn cà phê Việt Nam thay thế cho hệ thống tiêu chuẩn chất lượng cũ không còn phù hợp. Đồng thời phải tiến hành "thử nếm" vào TCVN để đạt yêu cầu khách hàng kết hợp với tiêu chuẩn ngoại quan. Bốn là, nâng cao hơn nữa vai trò của hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam. Vai trò của hiệp hội cà phê ca cao không chỉ là tập hợp các nhà sản xuất, kinh doanh và cung ứng dịch vụ kỹ thuật trong ngành cà phê để phối hợp hành động và nâng cao sức cạnh tranh mà còn cả phối hợp xây dựng qui hoạch phát triển ngành, phổ biến kỹ thuật canh tác, thu hoạch, chế biến, bảo quản đến người trồng cà phê, trọng tài xử lý các mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ ngành và hợp tác quốc tế. Trong thời gian qua vai trò của Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam còn mờ nhạt do (thiếu người tài chính, thiếu cơ sở vật chất, thiếu trợ giúp của nhà nước...). Hiện nay đã có những đổi mới quan trọng trong tổ chức và hành động là: - Mọi doanh nghiệp xuất khẩu cà phê phải là thành viên của hiệp hội. - Cho phép hiệp hội thu phí trên đầu tấn càphê xuất khẩu để có kinh phí thuê trụ sở, thuê tổng thư ký và thuê bộ máy điều hành nhất là nhân sự cho các ban quan trọng như ban kỹ thuật và ban hợp tác quốc tế. - Chuyển giao quyền hạn không hẳn là quyền quản lý nhà nước cho hiệp hội, thí dụ quyền điều hành quỹ phát triển ngành , quyền thống nhất giá tối thiểu... Năm là, có chính sách thu hút vốn đầu tư đúng đắn từ bên ngoài vào lĩnh vực chế biến cà phê. Các doanh nghiệp nhà nước sẽ đảm bảo khâu chế biến thô. Thời gian tới sẽ thu hút vốn đầu tư bên ngoài vào khâu chế biến sâu như khâu rang xay và chế biến hoà tan, đặc biệt không cho phép các chi nhánh Công ty nước ngoài được kinh doanh cà phê nhóm xuất khẩu. Mục tiêu là tìm mọi cách để thu hút công nghệ chế biến tiên tiến từ nước ngoài. Căn cứ vào xu hướng biến động của thị trường cà phê thế giới và những thực trạng, triển vọng phát triển của ngành cà phê Việt Nam ta xây dựng các mục tiêu bao trùm đến năm 2005 là thâm canh tăng năng suất đầu tư vào khâu chế biến, nâng cao chất lượng và uy tín của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới, nâng cao hiệu quả xuất khẩu nhằm thu được nhiều ngoại tệ cho đất nước. từ đó ta xây dựng thành các mục tiêu cụ thể là: a/ Về mặt sản xuất: Theo nghị quyết 09.2000/NQCP ngày 11/06/2000 của Chính phủ thì ngành cà phê Việt Nam sẽ trồng được 500.000 ha trong đó 400.000 ha là cà phê và 100.000 ha cà phê arabica đến năm 2005 và sản lượng sẽ đạt từ 700.00 - 800.000 tấn cà phê nhân đưa kim ngạch xuất khẩu của cả nước lên xấp xỉ 1 tỷ USD. b/ Về chỉ tiêu: Xây dựng và nâng cấp một số nhà máy chế biến cà phê công suất 1000 tấn/ năm đến năm 2005. 10 - 12 % sản lượng cà phê của Việt Nam được tinh chế trước khi xuất khẩu. Cà phê xuất khẩu loại tốt, giá cao chiếm khoảng 60%. Đặc biệt nâng cấp các nhà máy chế biến ở các tỉnh Miền Núi hay Trung du Bắc Bộ. Bảng 13: Các nhà máy sẽ được xây dựng ở các tỉnh Tỉnh Số nhà máy Tỉnh Số nhà máy Sơn La Lai Châu Yên Bái Phú Thọ Tuyên Quang Lạng Sơn 2 1 2 1 2 1 Nghệ An Thừa Thiên Huế Đắc Lắc Lâm Đồng Đồng Nai Hà Nội 1 1 3 2 3 1 Nguồn : tổng công ty cà phê Việt Nam c/Về xuất khẩu: Tăng tỷ lệ xuất khẩu cà phê arabica, giảm tỷ lệ xuất khẩu cà phê Robusta phấn đấu đến năm 2005 đạt tỷ lệ: 3,5 - 4 Robusta 1 arabica. Tỷ trọng cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong cơ cấu cà phê xuất khẩu thế giới đạt khoảng 9,6%; sản lượng đạt 800.000 tấn (tốc đọ tăng bình quân 3,9% năm), kim ngạch đạt 800 triệu USD (tốc độ tăng bình quân 8,7%/ năm). Thị trường xuất khẩu: tiếp tục củng cố hơn nữa thị trường truyền thống, tăng cường thâm nhập vào thị trường lớn và có triển vọng, đặc biệt là thị trường Mỹ, Trung quốc, Nhật Bản, Đức, EU... Bảng 14: Dự báo xu hướng xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005 Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Tốc độ tăng bình quân Sản lượng(1000 tấn) 680 713 741 770 800 3.9 Kim ngạch (triệuUSD) 340 623 677 736 800 8.7 Nguồn: Vụ Kế Hoạch Thống Kê Bộ Thương Mại III. Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005. 1. Những giải pháp nhằm phát triển sản xuất và chế biến cà phê xuất khẩu: 1.1 Chọn và lai tạo giống cà phê chất lượng tốt, năng suất cao Thực tế cho thấy những công trình chọn và lai tạo giống mới của một số nước trong những năm gần đây cho thấy những kết quả khả quan tạo tiền đề cho việc đổi mới trồng cà phê ở một số nước. Những năm qua ta đã nhập được một số giống cây cà phê cho năng suất cao và sản lượng cao như: Banbon, Catlerra, Amerello, Caturra ... đã ban đầu nhân giống ra một số nước trong những năm gần đâycho thấy những kết quả. Đặc biệt là giống Caturra cho năng suất cao và chịu đựng được điều kiện khí hậu khắc nghiệt như rét đậm và hạn hán. Có được kết quả này là do ta đã hợp tác khoa học kỹ thuật với CuBa. Nhờ có sự đầu tư vào phát triển giống mới thời gian qua nên ta đã đưa vào sản xuất một tập đoàn 29 chủng loại cà phê không có bênh cao. Công tác tuyển chọn lai tạo giống mới rất phức tạp đòi hỏi nhiều qui trình kiểm tra đánh giá với nhiều tiêu chuẩn khác nhau, không những đòi hỏi giống mới phải có năng suất, chất lượng sản phẩm cao mà còn đòi hỏi tính di truyền tốt. Việc chọn và lai tạo giống có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao có hiệu quả sản xuất và xuất khẩu cà phê. Có thể nói công việc này có vị trí quan trọng đầu tiên cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê xuất khẩu. Vì vậy cần phải tăng cường đầu tư phối hợp với viện Eakmat, các trung tâm nghiên cứu có liên quan, vừa nghiên cứu tuyển chọn vừa xây dựng quy trình canh tác thích hợp cho từng vùng. Một mặt sản xuất và cung cấp giống tốt và dịch vụ kỹ thuật cho các địa phương trong khu vực. Công tác chọn giống và lai tạo giống đòi hỏi mất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc, có khi hàng vài chục năm mới tìm ra giống cà phê có chất lượng, phẩm chất tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng. Nếu không có phương hướng đúng đắn trong hợp tác nghiên cứu và đầu tư trang thiết bị ngay từ đầu sẽ dẫn đến tốn kém rất lớn công sức và ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và xuất khẩu cà phê. Việc đầu tư vào chọn giống và lai tạo giống là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nếu thành công vừa sẽ đem lại triển vọng lớn trong việc trồng cà phê, nâng cao chất lượng và năng suất cà phê. 1.2 Đẩy mạnh thâm canh diện tích cà phê hiện có . Trong thời gian vừa qua chúng ta chưa chăm lo đúng mức vào việc nâng cao chất lượng cà phê, dẫn đến chất lượng cà phê xuất khẩu của chúng ta kém, giá thấp, trong khi diện tích cà phê của ta tăng một cách ồ ạt dẫn đến cùng một lúc chúng ta vừa phải mở rộng diện tích vừa phải tăng cường đầu tư thâm canh trong điều kiện vốn bị hạn hẹp. Vì thế trình độ thâm canh thấp ảnh hưởng đến cân đối giữa nứoc vườn và cân đối giữa chủng loại Robusta - arabica. So với khả năng thực tế thì mức tăng năng suất của ta chưa cao và còn không đồng đều. hơn nữa việc mở rộng diện tích cà phê mang tính chất phong trào, tự phát, diện tích trồng của ta đã trồng kém hiệu quả. Chính vì vậy ta phải tiến hành đánh giá lại chất lượng cây cà phê giảm diện tích kém hiệu quả để tập trung đầu tư thâm canh trên phần diện tích cà phê hiện có để nân cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Về hướng đầu tư thâm canh cần tập trung vào một số vấn đề sau: - Tập trung giải quyết tốt vấn đề đáp ứng nhu cầu về phân bón cho thâm canh. Thời gian vừa qua cung cấp phân bón cho thâm canh cà phê rất ít và còn thiếu nhiều, vì vậy cần phải quy hoạch hợp lý các nguồn phân bón ở các trạm, nhà máy, nuôi gia súc, gia cầm để đáp ứng nhu cầu phân bón cho việc trồng cà phê. Nếu các cơ sở cung cấp phân bón không cung cấp đủ số lượng cần thiết cho ngành cà phê thì phải nhập khẩu phân, mở rộng hệ thống dịch vụ đáp ứng kịp thời yêu cầu phân bón cho thâm canh cây cà phê. Số lượng và chất lượng của phân bón phải phù hợp với quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê, phân bón hữu cơ với 2 năm 1 lần khối lượng từ 12 - 15 tấn/ ha và hàng năm cuối vụ phải bón khoảng 200 kg đạm nguyên chất, 100 kg kali và 200 kg lân. - Tập trung mọi nguồn lực vào việc đáp ứng nhu cầu về vốn cho thâm canh vì cây cà phê không yêu cầu chi phí hàng năm lớn. - Tập trung giải quyết tốt vấn đề về nước tưới cho cà phê. Vấn đề nước tưới rất khó khăn cho 2 vùng Tây nguyên và Đông Nam Bộ. thực tế đầu tư của 2 vùng vào hệ thông tưới tiêu là rất lớn nhưng hiệu quả vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu trông cà phê, nguồn nước mạnh hiện nay rất thiếu do nạn phá rừng, nguồn nước ngầm cũng cạn dần do quá trình giếng khoan khai thác. Mặt khác thiết bị máy tưới ống dẫn, nguồn năng lượng cho mạng lưới tưới có nhiều khó khăn, điều đó ảnh hưởng toí năng suất cà phê do đó cần thực hiện một số biện pháp sau: + Trồng rừng là phương pháp quan trọng, lâu dài + Xây dựng hệ thống thuỷ điện để tiếp thu nguồn điện lưới quốc gia + Cung cấp đầy đủ các thiết bị phục vụ cho việc tưới nước - Cần đáp ứng kịp thời yêu cầu phòng trừ sâu bệnh cho cà phê Sâu bệnh phá hại làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cà phê. Khi mở rộng quy mô sản xuất - Hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đỡ, khuyến khích cà phê ngoài quốc doanh, đẩy mạnh thâm canh sản xuất. Vì hiện nay cà phê ngoài quốc doanh chiếm ngoài 30% diện tích cà phê trong nước. 1.3. Tiếp tục phát triển cay cà phê, ổn định cay cà phê với giảm sự chênh lệch về chủng loại cà phê. Do đặc điểm về thị trường cà phê thế giới hiện nay chủ yếu tiêu thụ cà phê arabica (chiếm 70%), nhu cầu tiêu thụ cà phê này vẫn tăng, trong khi cơ cấu sản xuất cà phê của ta 90% cà phê Robusta, 10% cà phê arabica đây là sự bất hợp lý lớn. giá cà phê arabica trên thị trường thế giới cao hơn giá cà phê robusta trung bình khoảng 20 - 30% thậm chí có lúc cao hơn 42,5%. Hơn nữa việc trồng cà phê arabica có lợi hơn cà phê Robusta thể hiện ở đầu tư xây dựng cơ bản để sản xuất một ha cà phê. Cà phê được trồng chủ yếu ở miền Núi phía Bắc, giá ngày công lao động thấp. Cà phê chỉ có thời gian kiến thiêt cơ bản ngắn. 1.4. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ sản xuất. Cây cà phê là cây công nghiệp dài ngày đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn lâu và phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu và các điều kiện tự nhiên khác. Vì vậy để tạo ra những động lực khuyến khích người sản xuất tăng cường đầu tư sản xuất nhà nước phải có những chính sách sau: * Chính sách hỗ trợ vốn: Thông qua các chính sách trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm vào một số vấn đề cơ bản sau: - Đầu tư vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng có tác dụng lớn trên các vùng sản xuất cà phê rộng lớn nhất định cụ thể là việc đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi phục vụ cho tưới tiêu nước, hệ thống giao thông, các cơ sở chế biến có trình độ khác, hệ thống kho tàng bảo quản sản phẩm, các cơ sở dịch vụ sửa chữa máy móc thiết bị, dịch vụ mua bán vật tư sản phẩm. - Khi đầu tư thì một phần vốn đầu tư do ngân sách cấp, phần khác nhà nước cho vay hoặc nhà nước và nhân dân cùng làm để huy động vốn trong dân. - Mọi công trình cơ bản đã hoàn thành phải giao cho các cơ quan nhất định quản lý, sử dụng, các cơ quan này có trách nhiệm khai thác các công trình qua dịch vụ sản xuất hoặc thu lệ phí sử dụng công trình đó để hoàn thành vốn nâng cấp. - Nhà nước áp dụng chính sách cho vay dài hạn với việc mở rộng diện tích cà phê và cho vay ngắn hạn đối với cà phê thâm canh. Nhà nước căn cứ vào thực trạng của thị trường cà phê mà có chính sách hỗ trợ nông dân một cách kịp thời và hợp lý. * Chính sách thuế nông nghiệp: chính sách thuế nông nghiệp tác động thông qua các biện pháp sau: - Thu thuế theo hạng đất và theo biến động của giá cả thị trường với mục đích để xây dựng giá bảo hiểm cho sản xuất khi giá cà phê thế giới xuống thấp. - Với các vùng đất trống, đồi trọc phải áp dụng thời gian miễn thuế dài hơn cụ thể là khoảng 3 - 5 năm, từ khi cây cà phê được đưa vào khai thác mới thu thuế để khuyến khích trồng trên các vùng đất này. * Chính sách trợ giá sản xuất: Đặc diểm rất quan trọng trong sản xuất công, nông nghiệp dài ngày nói chung và cây cà phê nói riêng là nhu cầu tiêu thụ đều đặn qua các kỳ, còn cung cà phê chỉ tập trung vào thu hoạch, vì vậy đến kỳ thu hoạch cung cà phê có thể vượt quá cầu nên giảm giá cà phê là ảnh hưởng đến lợi ích của người trồng cà phê. Hơn nữa giá cà phê trên thị trường thế giới biến động mạnh gây ra hiện tượng người thu gom và người xuất khẩu, ép giá đối với người trồng cà phê. Vì vậy để đảm bảo lợi ích cho người trồng cà phê, nhà nước quy định mức giá sàn đảm bảo bù đắp chi phí sản xuất và có lãi cho người trồng cà phê. Nhà nước cũng cần sử dụng quỹ dự trữ để bình ổn giá cà phê trên thị trường. * Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào những lĩnh vực chế biến cà phê như khâu rang xay và chế biến cà phê hoà tan. Đặc biệt không cho phép các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tham gia sản xuất cà phê nhân. 2. Các giải pháp nhằm đầy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam. 2.1. Giải pháp về chế biến, nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu. Để tăng sức cạnh tranh và đảm bảo uy tín cà phê Việt Nam trên thị trường thời trang cần phải tập trung vào đổi mới công nghệ trong sản xuất, giải quyết tốt công tác thu hoạch, chế biến và bảo quản sản phẩm là nội dung cơ bản nhất là thách thức lớn của ngành cà phê Việt Nam hiện nay. Khâu đầu tiên rất quan trọng quyết định đến chất lượng cà phê chế biến đảm bảo nguồn nguyên liệu tốt khâu này được quyết định bởi khâu thu hái cà phê cần tăng cường công tác đảm bảo công tác thu hoạch tốt, loại bỏ quả hái quá xanh, đảm bảo cà phê chín được thu hoạch phải chiếm 95%. Nếu đảm bảo được chất lượng quả trên thì vẫn áp dụng công nghệ chế biến ướt hoặc áp dụng cán bộ chế biến phơi xát khô vẫn đạt yêu cầu chất lượng, xuất bán theo tiêu chuẩn thử nếm, mới bảo đảm lượng vị và các tiêu chất chất lượng khác. Về chế biến nâng cao chất lượng, cà phê xuất khẩu ta có các giải pháp như sau: * Tập trung đầu tư chế biến cà phê nhằm xuất khẩu Hiện nay chúng ta xuất khẩu cà phê nhân sống là chủ yếu, được thực hiện qua hai công đoạn. Sơ chế cà phê nhân và chế biến cà phê nhân xuất khẩu. - Sơ chế cà phê nhân: Đây là công đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong công đoạn này khi thu hoạch cà phê người ta lấy quả cả phê tươi phối khô theo phương pháp chế biến khô hoặc theo phương pháp chế biến ướt cà phê tươi cho vào máy xay xát thành nhân cà phê. Để thực hiện tốt và có hiệu quả công đoạn sơ chế cà phê nhân ta phải: * Đầu tư xây dựng hệ thống sản phối, đúng kỹ thuật và tiêu chuẩn về cự ly khoảng cách, không để các quả tương chồng đống lên nhau, nhằm hạn chế tỷ lệ hạt đen, hạt bị nấm mốc. Hạtrách nhiệm chế phối sạn đất, trên đường giao thông để không bị lẫn cát, đá và đất. * Đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến theo phương pháp ướt đảm bảo màu sắc, hương vị và chất lượng sản phẩm để bán theo tiêu chuẩn chế biến thử nếm, nâng cao giá trị xuất khẩu. + Nghiên cứu, trang bị hoàn thiện các thiết bị xay xát tươi, xát khô, hệ thống sấy nhập ngoại hoặc chế tạo trong nước với quy mô nhỏ và vừa cho hộ gia đình hoặc nhóm hộ gia đình. Đồng thời khuyến khích các đơn vị, cá nhân, hộ gia đình có điều kiện đầu tư những công nghệ chế biến trên để thực hiện dịch vụ sơ chế cho các hộ sản xuất. - Chế biến cà phê nhân xuất khẩu, đây là công đoạn chế biến quan trọng sau thu hoạch, được thực hiện trong các doanh nghiệp Nhà nước và các đại lý thu mua chế biến xuất khẩu. Với công đoạn này cần được đâù tư dây chuyền công nghệ tái chế, sàng phân loại, sàng tạp chất, hệ thống sấy khô đổi mới độ ẩm, đánh bóng và chia nhỏ hạt đem về. Khuyến khích các cơ sở chế biến đầu tư xây dựng cơ sở nhà kho bảo quản, đổi mới công nghệ các thiết bị tiên tiến hiện đại đánh bóng, sấy khô và tách mẫu bày laser để nâng cao sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam. Đảm bảo trên 80% lượng cà phê xuất khẩu đạt loại cao nhất. * Quan tâm đầu tư chiều sâu. Cần phải đầu tư công nghệ để đa dạng hoá sản phẩm cà phê chế biến chiều sâu. Làm tăng tính cạnh tranh của cà phê xuất khẩu trên thị trường, làm tăng kim ngạch xuất khẩu cà phê. Ngoài sản phẩm cà phê nhân sống xuất khẩu cần đầu tư chế biến sâu là các sản phẩm cà phê khác như cà phê rang xay, cà phê hoà tan đã có sản phẩm cơ sở dùng nguyên liệu là cà phê như: Bánh, kẹo, sữa và các dạng cà phê lỏng đóng hộp... - Cà phê rang xay, là sản phẩm tiêu thụ chính trên thị trường nội địa, chủ yếi do hộ gia đình và các doanh nghiệp chế biến. Trong tương lai chúng ta sẽ phát triển loại cà phê này trên thị trường thế giới trước hết là thị trường Trung Quốc và Hoa Kỳ. - Cà phê hoà tan: ngày càng được tiêu dùng rộng rãi trên thế giới cũng như ở Việt Nam, các sản phẩm mới chất lượng cao được chế biến trên dây truyền công nghệ tiên tiến, hiện đại, được người tiêu dùng ưu chuộng do vậy ngoài việc là đổi mới công nghệ, nâng cao công suất chế biến cà phê hoà tan. Cần có chính sách khuyến khích nước ngoài đầu tư 100% vốn vào lĩnh vực này, hoặc Nhà nước ưu tiên đầu tư vốn xây dựng cơ sở chế biến cà phê hoà tan. * Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chất lượng cà phê xuất khẩu phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài các biện pháp kỹ thuật công tác và công nghệ chế biến ta có thể nâng cao chất lượng cà phê bằng biện pháp rà soát, sửa đổi, bổ sung và sớm hoặc thiên hệ thống tiêu chuẩn cà phê Việt Nam phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế. Hơn thế nữa muốn cho người dân thực hiện đúng với hệ thống tiêu chuẩn thì phải tăng cường công tác quản lý và tuyên truyền phổ cập rộng rãi tiêu chuẩn chất lượng cà phê Việt Nam đến tận nguồn sản xuất, người thu mua, tạo cho mọi người có ý thức trách nhiệm thực hiện nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo uy tín cà phê nước ta trên thị trường thế giới. 2.2. Giải pháp về Marketing mở rộng thị trường. Sự phát triển của ngành cà phê phụ thuộc vào những yếu tố nhất là giai đoạn hiện nay thì nhân tố thị trường đóng vai trò càng đặc biệt quan trọng hơn. Nhân tố thị trường là nhân tố cơ bản còn nan giải đối với ngành cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong thế giới qua. Nhìn ra thị trường thế giới một điều bất lợi cho ngành cà phê nói chung là nhu cầu tiêu thụ cà phê tăng không nhiều, trong khi khả năng sản xuất và xuất khẩu ngày càng tăng nhanh. Các nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn luôn được mùa. Không những thế ngành cà phê đang còn phải cạnh tranh với các ngành sản xuất đồ uống khác. Hơn nữa thị trường cà phê thế giới còn mới mẻ và phức tạo đối với chúng ta. Tuy sức mạnh cạnh tranh của cà phê xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới trở nên là một vấn đề bức xúc hiện nay. Trong đó tăng cường Marketing mở rộng thị trường là giải pháp ưu tiên hàng đầu để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê cần tập trung vào một số nội dung chủ yếu sai: - Nghiên cứu và dự báo thị trường. Dự báo thị trường là căn cứ để ta tiến hành điều chỉnh sản xuất, cho ơhù hợp với nhu cầu thị trường, để xây dựng một chiến lược kế hoạch, sản xuất kinh doanh hợp lý cho ngành cà phê nhằm thúc đẩy mọi nỗ lực của từng doanh nghiệp từng tổ chức kinh doanh cà phê xuất khẩu thì cần phải nắm bắt thị trường nghiên cứu thị trường đầy đủ và dự báo chính xác thị trường tiêu thụ. - Tổ chức hệ thống thu mua tiêu thụ sản phẩm: Thực tế cho thấy doanh nghiệp nào tổ chức hệ thống thu mau tốt thì mua được khối lượng sản phẩm lớn hơn. Đây là phương thức chủ yếu hạn chế rui ro, đảm bảo chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh. Các đơn vị kinh doanh chất lượng cần tổ chức, củng cố và quản lý thu mau sản phẩm của mình, mua trực tiếp từ nguồn sản xuất. Hệ thống thu mua của Việt Nam rất đa dạng và phức tạp, các cơ quan chức năng cần làm tốt hơn nữa công tác quản lý Nhà nước về hoạt động của hệ thống thu mua cà phê hiện nay, đảm bảo tính hợp lý, thuận lợi, thông suốt và bình đẳng. - Tổ chức tốt công tác thông tin, giới thiệu sản phẩm, tiếp cận thị trường sản xuất cà phê chủ yếu để xuất khẩu, cần đâù tư thoả đáng cho công tác nghiên cứu và phát triển thị trường phải nắm chắc thông tin thị trường, xử lý thông tin tốt về giá cả thị trường thế giới, tránh tình trạng nhiều loại thị trường, lũng đoạn thị trường đồng thời tăng cường công tác tiếp thị và khai thác thị trường, xây dựng chiến lược thị trường lâu dài và ổn định. - Phát huy lợi thế để mở rộng thị trường tiêu thụ cà phê: Nước ta có lợi thế so sánh trong việc đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê so với các loại khác trên thế giới. Vì vậy tăng cường sản xuất cà phê xuất khẩu cà phê là hướng đi đúng nhằm phát huy lợi thế so sánh trong hợp tác quốc tế. Đối với nước ta cà phê là cây mang lại giá trị kinh tế cao nhất trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu của ta đối với thế giới cà phê là mặt hàng được đầu cơ mạnh nhất nên kinh doanh cà phê đối với một số doanh nghiệp kinh doanh cà phê thế giới mang nặng tính chiến thuật. Vì vậy giá cà phê trên thị trường thế giới biến động rất phức tạp. Tuy nhiên Việt Nam là một trong những nước hàng đầu trong sản xuất và xuất khẩu cà phê nếu chúng ta biết mở rộng thị trường tiêu thụ và phát huy hơn nữa yếu tố thị trường thì giá cà phê Việt Nam có thể nganh với giá cà phê của các nước trong khu vực. Hiện nay thị trường tiêu thụ của ta còn phần lớn là thị trường trung gian. Chênh lệch giữa giá cà phê Arabica và cá phê Robusta đã được thu hẹp. Điều này rất có lợi cho cà phê Việt Nam. 2.3. Giải pháp về hỗ trợ xuất khẩu. Việc thiếu vốn đầu tư cũng dẫn đến những thuật hai cho các doanh nghiệp xuất khẩu vì họ không thể thu mua cà phê để dự trữ và chờ cơ hội giá lên thì xuất khẩu thiếu vốn cũng dần đến thụ động với biến động của thị trường thế giới. Vì vậy cần phải có biện pháp cơ bản để giải quyết tình trạng thiếu vốn đó là: - Nhà nước cần thông qua hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện cấp tín dụng cho các doanh nghiệp vay vốn khoán tín lớn đặc biệt là thời gian hoàn vốn đủ dài để các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê có thể thu mua cà phê xuất khẩu kịp thời và đủ thời gian tiêu thụ được với giá cao. - Cho phép các doanh nghiệp Nhà nước giữ lại số tiền hao mòn tài sản cố định, tạo cho họ có nguồn vốn lớn để đầu tư phát triển. Bên cạnh đó Chính phủ nên bổ sung thêm vốn lưu động cho các doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh có hiệu quả, có lượng tồn kho lớn. - Từng bước cổ phần hoá một số doanh nghiệp Nhà nước bằng cách bán một phần sở hữu cho ngay những công nhân thương trường, các Công ty thuộc VINACAFE. - Đối với vốn đầu tư nước ngoài, chúng ta sẽ tăng cường thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài để phát triển ngành cà phê đặc biệt là lĩnh vực chế biến sâu. nhưng chỉ khuyến khích các dự án đầu tư dưới hình thức liên doanh nghiệp không cho phép. Các dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài: như vậy sẽ quản lý tốt hơn đồng thời ngăn chặn nạn "đầu tư chui" của các Công ty nước ngoài. 2.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả của bộ mạng quản lý hoạt động xuất khẩu cà phê. Việc quản lý hoạt động sản xuất và xuất khẩu của tụ hội phân tán ngoài hai tổ chức quản lý lớn nhất là Vicacaphe và Vicofa còn có nhiều cơ quan khác nữa đang chịu trách nhiệm về những mặt khác nhau trong công tác quản lý cà phê xuất khẩu. Mô hình quản lý kiểu này khác so với mô hình quản lý các hoạt động xuất khẩu cà phê của một số nước sản xuất và xuất khẩu hàng đầu thế giới. Họ thường tổ chức một cơ quan chịu thương mại quản lý mọi hoạt động của ngành. Thực tế các nước này đã thu được những thành công nhất định đem lại hiệu quả cao và phát huy được những nỗ lực trong nuôi hộ. Chúng ta cần phải áp dụng có chọn lọc những bài học kinh nghiệm của những nước này. Chúng ta phải nhanh chóng thành lập một tổ chức liên kết được mọi hoạt động của sản xuất xuất khẩu lại (có thể phát triển bắt đầy từ Vinacaphe hoặc Vicofa). Tổ chức này sẽ chịu trách nhiệm đối với mọi hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam bao gồm: sản xuất, thị trường, chế biến, xuất khẩu. Tổ chức này sẽ xây dựng và quản lý một hệ thống kho để trích trừ và bảo quản cà phê. Việc xây dựng hệ thống kho giúp chúng ta chủ động đối phó với mọi biến động của thị trường cà phê thế giới (khi giá giảm ta có hệ thống kho để giữ hàng lại, khi giá cao ta có hàng ngay để xuất), đồng thời nó là một điều kiện để tạo ra những ACPC. Hệ thống kho này còn dùng để cá nhà kinh doanh xuất khẩu cà phê bảo quản hàng hóa của mình. có như thế mới có thể thích nghi được với biến động cà phê thế giới. Kinh phí ban đầu có thể do Nhà nước cấp, nhưng sau đó chủ yếu lấy từ nguồn thu trên mỗi tấn cà phê xuất khẩu mà nó cập giải pháp và khoản đóng góp thường xuyên của các hội viên. Tuy hoạt động độc lập nhưng nó lại thực hiện các chính sách dưới sự giám sát của Chính phủ, Bộ nông nghiệp, Bộ thương mại... Vị trí vai trò của tổ chức này có thể ví như vị trí vai trò của Phòng công nghiệp và Phòng thương mại Việt Nam đối với hoạt động công nghiệp và thương mại ở nước ta. Một số kiến nghị . 1. Về phía Nhà nước: Việc nghiên cứu tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt nam trong thời gian vừa qua em xin nêu một số kiến nghị sau. 1) Rõ ràng cây càphê xứng đáng là mặt hàng chủ chủ lực trong chiến lược phát triển nông nghiệp Việt nam. Vì vậy tăng cường sản xuất và xuất khẩu cà phê là hướng đi đúng khai thác được lợi thế so sánh của ta, đồng thời góp vai trò quan trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH hiện nay vì vậy Nhà nước cần phải có những chính sách khuyến khích thoả đáng để ngành cà phê phát triển, phát huy được vị trí và tầm quan trọng to lớn của nó trong giai đoạn hiện nay bằng việc hoàn thiện hệ thống các chính sách, đòn bẩy (về vốn đầu tư, tín dụng, đất đai….) nhằm tạo ra môi trường thông thoáng dễ chịu thúc đẩy đầu tư phát triển cây cà phê hiệu quả nhất. 2) Nhà nước có những chính sách trợ giá thoả đáng cho các hộ gia đình cùng kỳ sản xuất cà phê đảm bảo lợi ích cá nhân của họ. 3) Nhà nước còn đứng ra tổ chức tích tụ và tập chung vốn, của nhiều thành phần kinh tế trên nền tảng là các doanh nghiệp Nhà nước để có vốn dự trù cà phê với số lượng lớn nhằm chủ động đối phó với những biến động giá cả cà phê trên thị trường thế giới vì lợi ích của toàn ngành cà phê Việt nam kết hợp với các doanh nghiệp của các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh cà phê xuất khẩu. 4) Nhà nước đứng ra tổ chức kiện toàn hệ thống các tổ chức, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu để thống nhất, phối hợp chặt chẽ mọi hoạt động sản xuất, xuất khẩu cà phê từ người trồng cà phê, người thu gom, người chế biến, người xuất khẩu. Nâng cao hiệu quả và tính cạnh tranh của ngành xuất khẩu cà phê Việt nam . 5) Nhà nước đứng ra tập trung và tích tụ vốn cho một doanh nghiệp Nhà nước đầu đàn của ngành cà phê để phát triển công nghệ chế biến cà phê nhằm nâng cao chất lượng của của cà phê Việt nam từ đó tăng tính canh tranh của cà phê xuất khẩu . 6) Nhà nước xây dựng chính sách giao đất trồng đồi trọc cho các hộ gia đình du canh du cư. 7) Nhà nước phát triển thời cơ chế để thu hút vốn đầu tưtừ nước ngoài và lĩnh vực chế biến sau cà phê xuất khẩu để nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu và tăng tính cạnh tranh. 2. Về phía ngành. - Xuất phát từ tình hình thực trạng sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt nam. Thời gian qua trên cơ sở những thành tựu và những mặt còn hạn chế của ngành xuất khẩut càphê. Em xin cô những kiến nghị sau đối với ngành. - Ngành cần phải quan tâm hơn nữa đến công tác Marketing, xúc tiến thị trường, tìm thị trường mới giảm và tăng bước xoá sổ thị trường xuất khẩu trung gian vì lợi ích của quốc gia và lợi ích của ngành và củangười sản xuất và xuất khẩu cà phê. - Cần phải chú ý đến nâng cao chất lượng cà phê để tăng tính cạnh tranh và uy tín của Cà phê Việt nam trên thị trường thế giới bằng việc tăng cường đầu tư vào công nghệ chế biến luôn mới. - Quan tâm đặc biệt đến việc nghiên cứu chọn và tạo giống mới đồng thời nhập khẩu những giống cà phê mới hiệu quả cao, chất lượng nhiều - Không ngừng nghiên cứu đến đổi mới công nghệ học hỏi công nghệ tiên tiến từ nước ngoài trong sản xuất và chế biến cà phê nhằm nâng cao chất lượng cà phê. - Tìm mọi cách để giảm thiểu giá thành sản xuất nhằm nâng cao tính cạnh tranh của cà phê xuất khẩu Việt nam. - Luôn luôn kiện toàn chỉnh đốn bộ máy hoạt động của mình để tạo ra sự phối hợp đồng bộ chăth chẽ giữa các khâu từ sản xuất đến xuất khẩu để nâng cao hiệu quả và tính cạnh tranh của cà phê Việt nam . - Không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thống điều chuẩn chất lượng để từng bước nâng cao chất lượng cà phê Việt Nam ngang tầm với khu vực và thế giới. Kết luận Trên đây là tất cả những gì em nhận thức về thực trạng phát triển của ngành cà phê Việt nam trong thời gian qua. Nhờ làm chuyên đề này của em đã hiểu được mộy cách sâu sắc và bản chất hơn về ngành cà phê Việt nam đồng thời tạo điều kiện cho em vận dụng những kiến thức đã được trang bị của mình vào những tình huống cụ thể là tìm ra giải pháp phát triển cho ngành Cà phê Việt nam. Nhằm nâng cao hơn nữa uy tín cũng như tính cạnh tranh của ngành cà phê Việt nam trên thị trường thế giới. Đây là cơ hội rất quan trọng bước đầu để em cọ sát những kiến thức với thực tiến sinh động. Em xin kết thúc chuyên đề tại đây. Xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ của thầy giáo Ngô Thắng Lợi cùng cán bộ hướng dẫn Hoàng Thị Lâm và các cô chú trong Vụ Kế Hoạch Thống Kê Bộ Thương Mại. Em rất mừng được làm việc với các thầy và các cô chú đã giúp cho em hiểu được nhiều vấn đề mang tính xã hội qua đó em được rèn luyện rất phong làm việc. Tất nhiên trong kỳ thực tập vừa qua em đã mắc rất nhiều thiếu xót và khuyết điểm em xin thầy và các cô chú thông cảm cho em. Em xin chân thành cảm ơn Mục lục Trang Nhận xét của cơ quan thực tập Nhận xét của giáo viên hướng dẫn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29141.doc
Tài liệu liên quan