Công ty TNHH thiết bị Minh Tâm là doanh nghiệp thương mại, lĩnh vực kinh doanh chủ là trang thiết bị và dụng cụ y tế (máy móc, hoá chất ), ngoài ra còn cung cấp dịch vụ bảo dưỡng máy móc. trụ sở chính tại Hà Nội và chi nhánh tại TP. HCM. Tuy thành lập chưa được lâu, nhưng lĩnh vực kinh doanh thì rất phát triển. Với thị trường mở rộng từ Bắc tới Nam, chủng loại mặt hàng ngày càng đa dạng và phong phú, với mục tiêu chất lượng, uy tín hàng đầu. Doanh nghiệp có được tập thể nhân viên đoàn kết, cùng gắng sức cho sự phát triển của Công ty.
63 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1773 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Cải tiến các hình thức trả công tại công ty TNHH thiết bị Minh Tâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các loại máy móc và hoá chất của các hãng : OLYMPUS – NHẬT BẢN , DPC- MỸ BIOSYTEMS – TÂY BAN NHA, IL – Ý, DIALAB – ÁO, SFRI – PHÁP, BDSL – ANH. Ngành hàng cung cấp cho lĩnh vực kinh doanh ngày càng phong phú . Qua 5 năm hoạt dộng thị trường tiêu thụ sản phẩm không ngừng được mở rộng. Chủ yếu là các tỉnh miền bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Thái Nguyên, Thái Bình, Tuyên Quang…). Đặc biệt là các bệnh viện tuyến tỉnh, nơi có trang thiết bị, khoa học kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phát triển. Năm 2005 Công ty đã mở chi nhánh tại TP.HCM. Hiên nay công ty đã mở chi nhánh tại TP. HCM.
Chi nhánh tại TpHCM : S72 đường Bầu Cát , P. 14 , Q.Tân Bình ,TpHCM.
Tel : 84 8 8428343 Fax : 84 8 9490845
Email : mitalab – hcm.vnn.vn
Sau hơn 5 năm hình thành và phát triển đến nay công ty đã tạo được uy tín trên thị trường (chủ yếu là các bệnh viện lớn ). Với mức doanh thu không trong 5 năm qua không ngừng tăng, tình hình phát triển là khả quan và ổn định.
2. Đặc điểm sản phẩm và cơ cấu tổ chức bộ máy
Đặc điểm sản phẩm: Kinh doanh ,nhập khẩu máy móc, thiết bị hóa chất và hóa chất y tế, sửa chữa và bảo dưỡng máy móc, hướng dẫn khách hàng cách sử dụng máy móc công nghệ mới
+ Các sản phẩm do công ty phân phối độc quyền :
Máy xét nghiệm đông máu và hóa chất xét nghiệm đông máu do hãng IL – Ý sản xuất .
Máy xét nghiệm miễn dịch tự động và hóa chất xét nghiệm miễn dịch do hãng DPC – USA sản xuất .
Máy xét nghiệm nước tiểu, máy đo đường huyết cá nhân do hãng Arkray – Nhật Bản sản xuất .
Máy xét nghệm sinh hóa và hóa chất xét nghiệm do hãng Biosystems – Tây Ban Nha sản xuất .
Máy xét nghiệm điện tải, máy xét nghiệm huyết học tự động và các hóa chất xét nghiệm do háng SFRI – Pháp sản xuất .
Các thiết bị và hóa chất xét nghiệm do hãng Dialab – Aó sản xuất .
Máy xét nghiệm khí máu và hóa chất xét nghiệm của hãng Techno Medica – Nhật Bản .
Máy xét nghiệm sinh hóa tự động và hóa chất xét nghiệm do hãng Olympus – Nhật Bản sản xuất.
Ngoài ra công ty còn cung cấp các thiết bị khác như : Dàn xét nghiệm Elía , máy đếm tinh trùng , đồ tiêu hao và các loại thiêt bị y tế khác .
Bảng 1 : DANH SÁCH CÁC MÁY XÉT NGHIỆM VÁ HÓA CHẤT XÉT NGHIỆM CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ MINH TÂM CHUYÊN CUNG CẤP
MÁY SINH HÓA CAO CẤP CỦA HÃNG OLYMPUS
MÁY ĐIỆN GIẢI
MÁY SINH HÓA TỰ ĐỘNG CỠ VỪA VÀ NHỎ
MÁY ĐIỆN LY
MÁY SINH HÓA BÁN TỰ ĐỘNG CỠ VỪA VÀ NHỎ
MÁY PHÂN TÍCH NƯỚC TIỂU
DÀN ELLSA TỰ ĐỘNG VÀ BÁN TỰ ĐỘNG
MÁY ĐẾM & KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG TINH TRÙNG
MÁY MIỄN DỊCH HÓA PHÁT QUANG TỰ ĐỘNG
CÁC LOẠI HÓA CHẤT SINH HÓA, MIỄN DỊCH, HUYẾT HỌC, ĐÔNG MÁU, VI SINH, ĐIỆN GIAIR, KHIS MÁU
MÁY ĐẾM TẾ BÀO TỰ ĐỘNG 18 – 22 THÔNG SỐ
CÁC LOẠI TÉ THỬ NHANH VÀ ELISA
MÁY PHÂN TÍCH KHÍ MÁU
Cơ cấu tổ chức bộ máy: Do là công ty TNHH một thành viên ,nên cơ cấu của bộ máy quản lý cũng đơn giản .Bao gồm : Giám đốc vá các 4 phòng ban , năm 2003 công ty có 18 người nay đã tăng lên thành 35 người
Sơ đồ 1 : Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty TNHH thiết bị Minh Tâm
Ban giám đốc
Phòng kinh doanh ,Marketting
Phòng tài chính kế toán
Phòng kỹ thuật
Phòng xuất nhập khẩu
Bảng 2 : ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NHÂN VIÊN CỦA CÔNG TY (Năm 2006)
Công nhân có tổng số là 35 nhân viên và 2 cộng tác viên, bao gồm các phòng ban như sau :
1.Ban giám đốc
Kỹ sư Nguyễn Thanh Vân
Thạc Sỹ Nguyễn Thị Vân
Cử nhân kinh tế Đoàn Thanh Sơn
Cử nhân kinh tế Nguyễn Thu Trang
Giám đốc công ty
Phó giám đốc công ty
Phó giám đốc công ty
Gám đốc chi hánh TpHCM
2 Phòng tài chính kế toán
Tổng số nhân viên
Trình độ Đại học
6 người
5 người
3 Phòng kinh doanh – markettinh
Tổng số nhân viên
Trình độ Đại học
11 người
7 người
4 Phòng kỹ thuật
Tổng số nhân viên
Trình độ Đại học
9 người
9 người
5 Phòng xuất nhập khẩu
Trình độ Đại học
Trình độ Đại học
3 người
2 người
6 Cộng tác viên
Bác sỹ Bùi Minh Thái
Tiến sỹ Nguyễn Đạng Dũng
2 người
Ban giám đốc : Gồm có 1 giám đốc công ty, 2 phó giám đốc và 1 giam đốc chi nhánh tại Tp HCM .
Giám đốc công ty :
Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty
Có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác.
Có quyền quyết định nội dung, sửa đổi bổ sung điều lệ của công ty .
Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý của công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý công ty .
Quyết định điều chỉnh vốn điều lệ của công ty .
Quyết định các dự án đầu tư có giá trị bắng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tái sản được ghi trong sổ kế toán của công ty .
Quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị taid sản ghi trong sổ kế toán của công ty .
Tổ chức giám sát, theo dõi và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty .
Có quyền quyết định tổ chức lại công ty .
Tuân thủ các điều lệ của công ty .
Phó giám đóc công ty: Có chức năng tham mưu giúp giám đốc tổ chức và điều hành công ty, hoạch đinh chiến lược kinh doanh. Trợ giúp giám đốc thực hiện các hoạt động quản lý nhân sự, phối hợp, điều hòa các hoạt động bộ phận và các hoạt động chức năng sao cho phù hợp với mục tiêu chung của công ty .
Tuy công ty không có phòng nhân sự riêng biệt, nhưng đã được ban giám đốc thực hiện chức năng này. Các hoạt động chính của quản tri nhân lực tại công ty cụ thể là :
Tuyển mộ và tuyển chọn lao động
Bố trí nhân sự và thôi việc
Đánh giá thực hiên công việc
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Xây dựng các chính sách thù lao và phúc lợi : (tiền lương, khuyến khích tài chính, phúc lợi,...)
Xây dựng nội quy công ty, bản đánh giá thực hiện công việc
Phòng kinh doanh – Marketting: Tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh các máy xét nghiệm vá hóa chất xét nghiệm đôi với các bệnh viện. Thực hiện các dịch vụ chăm sóc khách hàng thật tốt ( Như cử các nhân viên kỹ thuật xuống các bệnh viện kiểm tra máy móc hoặc khi có các yêu cầu của các bệnh viện để sửa chữa và bảo dương máy móc – dịch vụ bảo dưỡng và duy tri máy móc ...). Giới thiệu các sản phẩm tới các bệnh viện ( chủ yếu là các bệnh viên lớn ). Phát triển mạng lưới cộng tác viên ở các bệnh viện ( chủ yếu lá các bác sỹ ). Thu thập các thông tin về thi trường, các đối thủ cạnh tranh, tổng hợp báo cáo lên ban giám đốc. Cùng với ban giám đốc đưa ra ý tưởng kinh doanh mới, khắc phục các hạn chế của công ty, vạch ra chiến lược phát triển. Vạch ra và thực hiện kế hoạch xâm nhập và phát triển thị trường , đẩy mạnh thương hiệu của công ty trên thi trường
Phòng tài chính kế toán: Có chức năng tham mưu giúp ban gián đốc chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác tái chính, công tác kế toán của công ty. Đặc biệt là báo cáo kết quả kinh doanh lên ban giám đốc, bản THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH để chi cục thuế quận thanh xuân xác nhận. Phân tích hoạt động tài chính của công ty; lập phương án kinh doanh hàng năm; xây dựng các chính sách về tài chính, quản lý nguồn vốn. Quản lý việc thu chi trong công ty, duyệt quyết toán hàng năm …
Phòng kỹ thuật: Nhiêm vụ chủ yếu là sửa chữa ,bảo dưỡng và duy trì máy móc .Hướng dẫn quy trình hoạt động của thiết bị máy móc với các bác sỹ nơi mà bệnh viện mua máy. Do các thiết bị đêu liên quan đến sức khỏe, tính mạng ... của con người lên đòi hỏi trình độ của nhân viên ky thuật phải cao để đảm bảo chính xác qui trình hoạt động của máy móc. Kết hợp với phòng kinh doanh – marketting để thực hiện dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn .
Phòng xuất nhập khẩu : Do các sản phẩm đều được nhập ở nước ngoài lên phải hàng từ sân bay nội bài bằng ô tô và kiêm tra cẩn thận cả về chất lượng và số lượng . Công việc chủ yếu của phòng là quản lý việc nhập, xuất hàng, các thủ tục hải quan .
3. Đặc điểm lao động trong doanh nghiệp
Bảng 3 : Cơ cấu lao động theo độ tuổi và giới tính cuối năm 2006
Tuổi
Chỉ tiêu
24-30
31-36
37-45
45+
Tổng
%
Nam
15
5
1
21
60%
Nữ
10
3
1
14
40%
Tổng
25
8
1
1
35
100%
%
71,42 %
22,85 %
2,85 %
2,85 %
100%
(Nguồn phòng tài chính kế toán)
Từ bảng trên ta thấy: số lao động nam vẫn đông hơn nữ (nữ /nam - 2/3), số lao động ở thời điểm cuối năm 2006 lầ 35 lao động . Trong đó lao động ở độ tuổi 24-30 là chiếm tỉ lệ rất lớn (71,42% ) sau đó là nhóm tuổi 31-36 chiếm 22,85% .Cơ cấu lao động này cho thấy đội ngũ lao động của công ty là trẻ
Bảng 4 : Trình độ chuyên môn của đội ngũ kỹ sư
STT
Họ và tên
Trình độ
Số năm
kinh nghiệm
Ghi chú
1
Nguyễn Ngọc Tuấn
ĐH BK HN
HV KT QS
8 năm
Đã được đào tạo tại hãng Olympus, IL, DPC ,Biosystems
2
Nguyễn Ngọc Tuân
ĐH BK
Hà Nội
3 năm
Đã được đào tạo tại hãng Olympus , Biosystems
3
Hồ Chí Trung
ĐH BK
Hà Nội
3 năm
Đã được đào tạo tại hãng Olympus, IL, DPC ,Biosystems
4
Phạm Thanh Nhân
ĐH BK
Hà Nội
3 năm
Đã được đào tạo tại hãng Olympus, IL, DPC ,Biosystems
5
Đặng Huy Tú
HV KT
Quân Sự
3 năm
Đã được đào tạo tại hãng Olympus, IL, DPC ,Biosystems
6
Nguyễn Tấn Thành
ĐH BK HCM
2 năm
7
Trần Ngọc Thắng
ĐH BK
Hà Nội
1 năm
Đã được đào tạo tại hãng Olympus, IL
8
Đặng Đình Toàn
ĐH BK
Hà Nội
1 năm
9
Chu Thế Hùng
ĐH BK
Hà Nội
1 năm
( Nguồn từ phòng tài chính kế toán)
Nhận xét chung: Theo số liệu ta thấy lao động có tay nghề cao, có trình độ cao, các kỹ sư thường được cử đi nước ngoài đào tạo. Lao động ở trình độ đại học là chủ yếu , có thể thấy đội ngũ lao động ở doanh nghiệp có trình độ cao
4. Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2004- 2006.
Doanh thu trong 3 năm qua không ngừng tăng. Với mức doanh thu năm2003 đạt hơn 9 tỷ đồng(9.347037.382) đến năm 2006 doanh thu đạt gần 56 tỷ đồng ( 56.098.377.821 đồng) ..Chúng ta có thể thấy rõ sự thay đổi lơn về doanh thu qua các số liệu sau :
Bảng 5 : Doanh thu
Năm tài chính
Doanh thu ( VNĐ )
2004
17. 909.328.649
2005
36.310.980.024
2006
56.098.377.821
(Nguồn từ phòng kế toán )
Từ số liệu thấy doanh thu năm 2006 tăng 154% so với năm 2005, tăng 213% so với năm 2004. Trong kỳ báo cáo doanh nghiệp luôn thực hiện tốt các nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Ngân sách nhà nước, thể hiện qua các khoản thuế , phí doanh nghiệp. Có thể thấy rõ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua các số liệu sau :
CHỈ TIÊU
Mã số
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
1
2
4
5
6
1 . Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
01
17.909.328.649
36.310.980.024
56.098.377.812
2 . Các khoản giảm trừ
03
3 . Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ
(10 = 01- 03 )
10
17.909.328.649
36.310.980.024
56.098.377.812
4. Gía vốn hàng bán
11
16.321.222.168
33.016.224.393
52.113.773.852
5 . Lợi nhuận gộp về bán hàng vá cung cấp dịch vụ ( 20= 10-11 )
20
1.588.106.481
3.294.755.631
3.984.603.960
6 . Doanh thu hoạt động tài chính
21
39.492.744
18.731.306
21.218.248
7 .Chi phí tài chính
22
42.982.984
640.606.502
691.415.118
Trong đó : Lãi vay phải trả
23
19.586.539
219.922.789
258.756.654
8 . Chi phí bán hàng
24
127.219.214
145.549.799
168.829.178
9 . Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
1.277.426.544
2.571.418.894
3.015.126.032
10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh :(30 = 20 + {21 – 22} – {24 +25 } )
30
179.970.483
99.911.742
130.415.880
11 . Thu nhập khác
31
98.171.784
92.030.003
12 . Chi phí khác
32
13 . Lợi nhuận khác
( 40 = 31 -32 )
40
98.171.784
92.030.003
14 .Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế ( 50 = 30+ 40 )
50
179.970.483
198.083.526
222.445.884
15. Thuế thu nhập doanh nghiệp
51
50.391.735
55.463.387
62.284.847
16 . Lợi nhuận sau thuế
( 60 = 50 – 51 )
60
129.578.747
142.620.188
160.161.036
Bảng 6 : Một số chỉ tiêu kết quả HĐKD năm 2004 , 2005 , 2006
( Nguồn từ phòng kế toán )
Doanh thu thuần năm 2005 tăng 102,30% so với năm 2004, năm 2006 tăng 54,5% so với năm 2005.Tăng chủ yếu là do bán hàng và cơ cấu sản phẩm bán ra có sự thay đổi không đang kể, đã bán được một số sản pẩm mới (doanh thu bán sản phẩm hàng hóa là 36.427.961457 ). Doanh thu từ cung cấp dịch vụ bảo trì bảo dưỡng và sửa chữa đã tăng lên nhiều lần( doanh thu là 216.040.908 ). Lãi tiền gửi ngân hàng là 18.808.806 và đặc biệt thu nhập từ việc bảo thì máy cho hãng APHS là 98.172.627
Lợi nhuận trước thuế và sau thuế năm 2005 tăng 10,06% so với năm 2004 , năm 2006 tăng 12,30 % so với năm 2005, như vậy lợi nhuận sau các năm cứ tăng dần, ổn định . Điều đó cho thấy hoạt động sản xuất ngày càng mang lại hiệu quả cao. Tình hình phát triển là khả quan và ổn định
Bảng 7 : Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm
2005
Năm
2004
Bố chí cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn
1 . Bố trí cơ cấu tài sản
Tài sản cố định / Tổng tài sản ( 200/250 )
%
1,52
0,23
Tài sản lưu động / Tổng tài sản ( 100/250 )
%
98,48
99,77
2 . Bố trí cơ cấu nguồn vốn
Nợ phải trả / Tổng nguồn vốn ( 300/430 )
%
94,16
89,91
Nguồn vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn (400/430)
%
5,84
10,09
3 . Khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán hiện hành ( 250/300 )
Lần
1,06
1,11
Khả năng thanh toán nợ ngằn hạn ( 100/310 )
Lần
1,04
1,10
Khả năng thanh toán nhanh ( 110 + 120 )/310 )
Lần
0,20
0,21
Khả năng thanh toán nợ dài hạn ( Gía trị còn lại của TSD thành bằng nguồn vốn vay hoặc nợ dài hạn/Chỉ tiêu mã 0 trong bảng CĐKT )
Lần
Tỷ suất sinh lời
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu
50/ (10+21+31 )
( bảng KQHĐKD )
%
0,54
0,22
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu 60/( 10+21+31)
( bảng KQHĐKD )
%
0,39
0,15
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản
%
0,76
0,25
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản
%
0,55
0,18
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu
%
3,49
1,09
( Nguồn từ phòng kế toán )
Từ kết quả số liệu trên bảng biểu và xét trên một số chỉ tiêu tính toán thêm cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh trong năm 2005 của doanh nghiệp có thể nhận xét như sau:
Cơ cấu nguồn vốn được bố trí hợp lý với tình hình và đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp với mục tiêu lấy thương mại là chính. Tỷ lệ tài sản lưu động chiếm phần lớn tổng tài sản .
Do mối quan hệ tốt trong thương mại nên một số nhà cung cấp đã tin tưởng sẵn sàng chao hàng trước cho doanh nghiệp, tiền thanh toán sau mà không tính tiền lãi nên doanh nghiệp đã giảm được đáng kể chi phí
Do kế hoạch thu hồi công nợ của doanh nghiệp chưa tốt nên nguồn vốn của doanh nghiệp bị các đơn vi bạn chiếm dụng nên khả năng xoay vòng vốn giảm
Nhận xét tình hình phát triển của các sản phẩm:
Sản phẩm Biosystems –Tây Ban Nha:
Đối với hóa chất: Năm 2005 doanh thu đạt 4.845.476.000 (đồng ) tăng 170% so với năm 2004, năm 2006 đạt 5.827.364.000 (đồng ) tăng 120% so với năm 2005
Đối với máy: Năm 2005 doanh thu đạt 2.952.610.000 (đồng ) tăng 139% so với năm 2004, năm 2006 đạt 5.634.415.000 (đồng ) tăng 190% so với năm 2005.
Sản phẩm Dialab – ÁO:
Đối với hóa chất: Năm 2005 doanh thu đạt 4.729.151.000 (đồng ) tăng 210% so với năm 2004, năm 2006 doanh thu đạt 7.014.842.000 (đồng) tăng 148% so với năm 2005.
Đối với máy: Năm 2006 doanh thu đạt 833.044.000 (đồng)
Sản phẩm DPC- MỸ:
Đối với hóa chất: Năm 2005 doanh thu đạt 638.774.000 ( đồng ) tăng 770% năm 2004, năm 2006 doanh thu đạt 1.972.287.000 tăng 300% so với năm 2005
Đối với máy: Năm 2005 doanh thu đạt 5.848.7399.000 ( đồng ) tăng 2470% so với năm 2004, năm 2996 doanh thu đạt 3.329.619.000 ( đồng ) tăng 61% so với năm 2005.
Sản phẩm Olympus- Nhật Bản:
Đối với hóa chất: Năm 2005 doanh thu đạt 1.904.865.000. (đồng ) tăng 690% so với năm 2004, năm 2006 doanh thu đạt 5.569.371.000 (đồng) tăng 290% so với năm 2005
Đối với máy: Năm 2005 doanh thu đạt 4.728.212.000 ( đồng ) tăng 417% so với năm 2005, năm 2006 doanh thu đạt 5.217.276.000 (đồng) tăng 110% so với năm 2005.
Sản phẩm IL - Ý:
Đối với hóa chất: Năm 2005 doanh thu đạt 2.101.518.000 (đồng ) tăng 197% so với năm 2004, năm 2006 doanh thu đạt 3.593.591.000 (đồng ) tăng 168% so với ăm 2005
Đối với máy: Năm 2005 doanh thu đạt 637.681.000.( đồng ) tăng 253% so với năm 2004, năm 2006 doanh thu đạt 934.300.000 (đồng) tăng 146% so với năm 2005.
( Nguồn từ phóng kế toán )
Nhận xét chung :
Đối với hóa chất: thì tình hình phát triển khá ổn định. Đối với sản phẩm Bio , Dialab và Olympus tăng rất mạnh cần giữ gìn và phát huy. Đối với sản phẩm IL và DPC nhìn về lượng cần phải được ai thiện trong năm tới 2007 .
Đối với máy: Đối với sản phẩm Bio và Olympus cho đến năm 2006 tăng khá tốt. Đối với sản phẩm IL tăng còn chậm, cần đẩy mạnh thêm vào năm tới . Đối với sản phẩm DPC giảm mạnh, cần được chú ý thêm vào năm tới 2007.
II. Phân tích thực trạng các hình thức trả lương đang áp dụng tại công ty TNHH thiết bị Minh Tâm .
1. Các căn cứ và nguyên tắc trả lương .
Các căn cứ : Bộ luật nước CHXHCNVN.
Đặc điểm sản xuất, tổ chức lao động và kinh doanh của công ty
Nguyên tắc trả lương:
Thực hiện phân phối theo lao động, trả lương theo việc và kết quả hoàn thành công việc của từng người, từng bộ phận
Trả lương ngang nhau cho người lao động như nhau
Bảo đảm tốc độ tăng năng suất lao động nhanh hơn tăng tiền lương
Người lao động có tay nghề cao, lương cao
Các yếu tố tính lương:
Tiền lương tối thiểu:Công ty TNHH thiết bị Minh Tâm là môt doanh nghiệp hoạt động trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam. Do đó doanh nghiệp phải tuân theo những quy định của nhà nước.
Theo quy định của nhà nước về mức lương tối thiểu là 450.000 đồng, tuy nhiên do đặc điểm của công ty nên mức lương tối thiểu được tính như sau:
LminCTY = Lmin x (1+ Kđc)
Công ty chọn Kđc = 1,5 vì xét thấy thỏa mãn các điều kiện:
+ Nộp ngân sách nhà nước đầy đủ theo quy định.
+ Mức tăng lương thấp hơn mức tăng năng suất lao động.
+ Lợi nhuận năm kế hoạch cao hơn năm trước.
Như vậy tiền lương tối thiểu của công ty là:
LminCTY = 450.000 x (1+1,5) = 1.125.000 đ
Hệ số lương: Hệ số lương của người lao động được tính theo quy định của nhà nước và của công ty .
Theo quy định của nhà nước: Hệ số lương của người lao đọng được tính theo nghị định số 205/NĐ – CP ngày 14/12/2004 quy định về hệ thống thang bảng lương và chế độ phụ cấp.
Theo quy định của công ty: Hệ số lương của người lao động được tính theo quy chế trả lương công ty. Trong đó thanh bảng lương của công ty được xác định theo chức danh công việc và được quy định cụ thể cho từng vị trí làm việc theo nghị định số 205/NĐ – CP.
Số ngày làm việc: Thời gian lao động được sử dụng để tính tiền lương cho ngừời lao động là số ngày công làm việc thực tế trong tháng của họ và được theo dõi bằng bảng chấm công.
Thời gian làm việc một ngày theo quy định của nhà nước là 8 tiếng/ngày.
Thời gian làm việc theo công ty qui định là: Sáng từ 8h – 12h
Chiều từ 1h15 – 5h15
Để quản lý thời gian làm việc của người lao động, công ty đã sử dụng bảng chấm công..
Kết quả họat động kinh doanh:
Tiền lương của người lao động phụ thuộc rất lớn vào kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Vì quỹ tiền lương được xác định dựa vào số lượng sản phẩm tiêu thụ được trong kỳ của công ty.
Tình hình tiêu thụ của công ty không ổn định. Do đó có tháng tiêu thụ được nhiều sản phẩm, có tháng tiêu thụ được ít sản phẩm. Nên công ty phải có quỹ dự phòng để đảm bảo thu nhập người lao động.
2 Hình thức trả lương theo thời gian.
Đối tượng áp dụng : phòng kinh doanh và marketing phòng tài chính kế toán, phòng xuất nhập khẩu, phòng kỹ thuật, ban giám đốc
Công thức tính : TLtggdi = Lcbi x ( T1i + 1,5T2i + 2 T3i)
Trong đó:
TLtggdi : Tiền lương thực lĩnh của người lao động thứ i
Lcb : Tiền lương cấp bậc tính theo thời gian.
T1i : Thời gian làm việc thực tế của các ngày làm việc chính thức
T2i : Thời gian làm việc ngoài giờ của các ngày làm việc chính thức được tính bằng 150% của thời gian làm việc chính thức
T3i : Thời gian làm việc ngoài giờ của các ngày nghỉ được tính bằng 200% của thời gian làm việc chính thức
Lcbi =( Hi + HPCi ) x LminCTY
Hệ số phụ cấp được áp dụng với các đối tượng dưới dây và qui định như sau:
Bảng 8: Hệ số phụ cấp lương
Đối tượng áp dụng
Hệ số phụ cấp
Giám đốc
0,7
Phó Giám đốc
0,6
Trưởng phòng, Kế toán trưởng của Công ty, Giám đốc Chi nhánh
0,5
Phó giám đốc chi nhánh, Kế toán trưởng các Chi nhánh, Phó phòng.
0,4
(Nguồn từ phòng kế toán)
Ngoài các đối tượng dược áp dụng trên ra thì các với các đối tượng khác thì phụ cấp bằng 0 ( PC =0 )
Để quản lý số ngày công làm việc của cán bộ, nhân viên, Công ty sử dụng bản chấm công theo tháng. Đến cuối tháng phòng Kế toán sẽ dựa vào bản chấm công này để trả lương cho người lao động.
Nhân viên phải thực hiện đúng theo giờ giấc đã qui định của Công ty. Quy định này giúp kiểm soát được thời gian cũng như kỷ luật của Công ty. Dựa vào đó Công ty có thể tính lương hoặc kỷ luật đối với những lao động có hành vi vi phạm về giờ giấc làm việc. Nếu nhân viên nào không thực hiện đúng qui định thì sẽ chịu các hình phạt như trong mục sau:
1.Thời gian làm việc: Đúng 8h
2.Các quy định phạt đi làm muộn:
Đi muộn 5 -10 phút : Phạt 10 nghìn
ĐI muộn > 10 – 15 phút : Phạt 15 nghìn
Đi muộn > 15 – 30 phút : Phạt 20 nghìn
Đi muộn > 30 – 45 phút : Phạt 30 nghìn
Nếu quá 45 phút, thì không tính là đi làm muộn thông thường mà tính vào các trường hợp đặc, biệt phải có ý kiến giám đốc
Trong một tuần có tới 3 lần đi làm muộn trở lên: phạt 100.000 VNĐ
Trường hợp đặc biệt phải gọi xin phép người phụ trách trước
3.Quy định phạtt khi ăn sáng trong giờ làm việc:
Nếu đi ăn sáng trong giờ làm việc: phạt 20 nghìn.
4.Quy định phạt khi đi ra ngoài làm việc trong giờ làm việc ( khi không xin phép giám đóc hoặc cấp trên ): 30 nghìn/1 giờ ( từ 0 -1h: tính là tiếng, > 1h -2h: tính là 2 tiếng…)
5.Quy định về giờ giấc ngủ trưa: Đúng 13h15 làm việc
Quá 1 – 10 phút : Phạt 10 nghìn
Quá 10 -15 phút : Phatj 15 nghìn…
Tiếp theo cứ mỗi phút 1.000 VNĐ
6. Quy định về giờ nghỉ: Đúng 5h15 nghỉ làm
Nghỉ sớm hơn 1 – 15 phút :Phạt 15 nghìn
Nghỉ sớm hơn > 15 – 30 phút : Phạt 30 nghìn
Tiếp theo cứ mỗi 01 phút phạt 1000VNĐ
7. Quy định về trách nhiệm của người chấm công:
Bỏ xót 01 trường hợp : Phạt 5 nghìn/trường hợp
Bỏ xót 10 trường hợp trở lên/ 1 tháng : Phạt 100.000VNĐ
Mỗi nhân viên được nghỉ 12 ngày phép/ năm
Cứ 5 năm làm việc được cộng thêm 1 ngày phép
Nếu nhân viên nào không nghỉ hết số ngày phép thì số ngày còn lại dduwpcjtruy lĩnh cuối năm. Mức truy lĩnh được tính theo mức lương trung bình hàng tháng của năm.
Nếu nghỉ hết 12 ngày phép trong năm thì các ngày nghỉ còn lại được coi là nghỉ không lương.
Quy định ngày phát lương là ngày 30 hàng tháng ( riêng tháng 2 là cuối tháng ).
Tính tiền lương cho gười lao động cụ thể:
Lương tháng 10 của cho anh Đoàn Thanh Sơn :
Chức danh công việc: Phó Giám đốc
Tiền lương theo qui định của Nhà nước :Tổng hệ số lương theo NĐ 205/2004/NĐ-CP: 4,84.Trong đó :
Hệ số theo NĐ205/2004/NĐ-CP: 4,24
Phụ cấp theo NĐ 205/004/NĐ-CP : 0.60
Số ngày công tháng 10 bao gồm: 22 ngày thường, 1,5 ngày làm việc ngoài giờ của các ngày làm việc chính thức.
Do đó , ngày công tính đỏi của anh Sơn là: 22 + 1,5 x 150% = 24,25 ngày
Vậy tổng tiền lương thực lĩnh của anh Sơn nhận được là:
(đồng)
Nhận xét: Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian là hoàn toàn hợp lý. Đối tượng trên chủ yếu là do công việc mà các đối tượng này đang làm khó có thể định mức được, trong khi đó chất lượng của công việc là yếu tố đặt lên hàng đầu.
Với lao động quản lý: Giám đốc, Phó giám đốc, các Trưởng, phó phòng... Đặc điểm chủ yếu của lao động này là lao động trí óc, các quyết định chính là sản phẩm của lao động này. Đó là công việc khó có thể định mức được. Do đó, trong hầu hết các Doanh nghiệp thì lao động quản lý được trả lương theo thời gian là hoàn toàn hợp lý.
Với lao động chuyên môn, nghiệp vụ: Kế toán, nghiên cứu &phát triển sản phẩm, bộ phận kiểm tra hàng hóa, kinh doanh, Tổ chức hành chính, bảo vệ trả lương theo thời gian là hoàn toàn hợp lý. Vì lao động trong bộ phận này không thể định mức hay khoán công việc được
Tuy nhiên, vẫn không thể kiểm soát chặt chẽ hiệu quả sử dụng giờ công lao động của cán bộ công nhân viên. Do công ty không có quy chế quy định, kiểm tra, giám sát về thời gian làm việc trong ngày của người lao động. Lương chưa gắn liền với mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công việc. Chưa khuyến khích được độ sáng tạo, nâng cao hiệu quả công việc do các hệ số không có độ co dãn. Lương chưa gắn liền với tính trách nhiệm và mức độ phức tạp của công việc.
3. Hình thức trả lương sản phẩm
Đối tượng áp dụng : đối với các cộng tác viên
Cách tính lương : Llsp = Lc + x%Psp . S
Trong đó :
Llsp : L ương theo sản phẩm
Lc : Lương cứng
Psp : Gía của sản phẩm
S : Số l ượng sản phẩm
x : Tỷ lệ phần trăm
Lc được xác định như sau = 1/4 . LminCTY
Tỷ lệ phần trăm được xác định theo hình thức luỹ thoái theo các bảng sau:
Bảng 9: Tỷ lệ phần trăm đối với hoá chất
Tỷ lệ phần trăm x (%)
Doanh số (Psp . S)
(Triệu đồng)
1
Nhỏ hơn hoặc bằng 30
0,7
Từ 30-50
0,5
Từ 50- 100
0,3
Từ 100 - 200
0,1
Lớn hơn 200
Bảng 10: Tỷ lệ phần trăm đối với máy móc
Tỷ lệ phần trăm x(%)
Doanh số (Psp . S)
(Tỷ đồng)
0.35
Nhỏ hơn 2 tỷ
0.3
Từ 2 – 3
0.2
Từ 3 – 4
0.1
Từ 5 trở lên
Tính lương cụ thể cho Bác sỹ Bùi Minh Thái ( cộng tác viên ) tháng 10:
Số hàng bán được của Bác sỹ này trong tháng là:
Hoá chất điện giải ( Cal-Pak 614) 20 bình 300.000 đồng/bình
Thiết bị Reaction cuvettes 100 thanh 100.000 đồng/thanh
Hoá chất vi sinh VX Factor ( 50discs ) 10 hộp 500.000 đồng/hộp
Doanh thu bán được sẽ là:
20 x 300.000 + 100 x 100.000 +10 x 500.000 = 21.000.000 đồng,nên hệ số x = 1%
Vậy lương Bác sỹ thực lĩnh là:
1/4 x 1.125.000 + 0.01 x 21.000.000 = 491.250 đồng
Nhận xét: Hình thức trả lương này là phù hợp, tiền lương mà người công nhân nhận được gắn liền với số sản phẩm mà họ bán được, khuyến khích họ nâng cao năng suất lao động. Hình thức lương này do có phần lương cứng, người lao động khi mà không bán được sản phẩm nào họ vẫn nhận được lương nên sự gắn bó của người lao động với Công ty là cao. Đối tượng lao động ở đây chủ yếu là các bác sỹ lên rất phù hợp với công việc. Sản phẩm sẽ luôn bán được ở mức độ nào đó. Chính vì vậy sự gắn bó với Công ty của lao động này là rất quan trọng, vì trên thi trường có nhiều đối thủ cạnh tranh. Người lao động sẽ chuyển sang làm cho công ty khác nếu tiền lương không hợp lý.
Hệ số phần trăm là giảm dần hay theo hình thức luỹ thoái khi mà doanh thu tăng lên. Hệ số giảm dần được áp dụng ở đay là rất hợp lý, vì khi doanh thu bán cao là do bán được máy chứ không phải hoàn toàn là hoá chất. Vì giá của mỗi máy lên đến vài tỷ đồng lên doanh thu cao là do giá của máy lớn chứ không do bán được số lượng sản phẩm lớn. Tuy nhiên, cũng chính điều này làm giảm động lực làm việc của nhân viên. Do lao động là các bác sỹ nên đây không phải là nguồn thu nhập chính của họ.
4.Đánh giá chung hình thức trả lương ở công ty.
Trả lương cho người lao động đảm bảo được các yêu cầu cơ bản của tổ chức tièn lương vá những quy định của pháp luật .Tiền lương của công ty đã đảm bảo được tái sản xuất sức lao động giản đơn và mở rộng . Măt khác tiền lơng cũng đã có tác dụng nâng cao năng suất lao
Quy chế trả lương của công ty đã đảm bảo được các qui định của pháp luật và các văn bản liên quan .
Tiến hành chi trả lương: Sau khi tính toán lương cho người lao động phòng Tài chính kế toán thực hiện việc chi trả cho người lao động.
Việc chi trả lương được tiến hành vào cuối tháng:
Tạm ứng lương vào thời gian từ ngày 20 -25 hàng tháng.
Đánh giá hiệu quả của công tác trả công:
Để xem xét tính hiệu quả của công tác trả công chúng ta có thể đánh giá dựa trên một số chỉ tiêu sau:
* So sánh tốc độ tăng năng suất lao động với tốc độ tăng tiền lương bình quân
Chỉ tiêu này nhằm đánh giá xem việc trả công khoán có hợp lý và mang lại hiệu quả cao hay không. Chúng ta có thể xem xét qua bảng sổ liệu dưới đây:
Bảng 11. So sánh tốc độ tăng năng suất lao động với tốc độ tăng tiền lương bình quân
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Tổng
doanh thu
Đồng
17 909.328.649
36.310.980.024
56.098.377.821
Tổng
quỹ lương
Đồng
195.966.000
578.592.000
823.891.395
Tổng lao động
Người
21
29
35
NSLĐ
Đồng /người
852.825.173
1.252.102.759
1.682.810.795
INSLĐ
1.00
1.323
1.347
TLBQ
Đồng / người/
tháng
3.212.368
3.741.396
4.198.323
ITLBQ
1.00
1.06
1.13
Từ bảng số liệu trên cho thấy trong những năm qua năng suất lao động của Công ty tăng với tốc độ đáng kể (tốc độ tăng bình quân hàng năm là 17.4%). Quy mô sản xuất của ngày càng được mở rộng, số lượng lao động hầu như tăng liên tục kéo theo sự tăng lên của cả doanh thu và quỹ lương. Tiền lương bình quân cũng có xu hướng tăng lên nhưng tốc độ tăng vẫn chậm (tốc độ tăng bình quân là 12.7%). Từ kết quả trên cho thấy tốc độ tăng bình quân hàng năm của năng suất lao động lớn hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân hàng năm. Điều này chứng tỏ việc trả lương của Công ty là tương đối hợp lý đảm bảo được nguyên tắc của trả lương.
Hiệu quả do một đồng tiền lương đem lại:
Để đánh giá sâu hơn về hiệu quả sử dụng của tiền lương chúng ta có thể đánh giá thông qua hai chỉ tiêu sau:
HDT =
HLN =
Trong đó:
QL: Quỹ lương
DT: Doanh thu
LN: Lợi nhuận
HDT: Một đồng tiền lương mang lại bao nhiêu đồng doanh thu
HLN: Một đồng tiền lương đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Bảng 12: Hiệu quả do một đồng tiền lương đem lại
Chỉ tiêu
Đơn vị
2004
2005
2006
Tổngdoanh thu
Đồng
17.09.328.649
36.310.980.024
56.098.377.821
Tổngquỹ lương
Đồng
195.966.000
578.592.000
823.891.395
Lợi nhuận
Đồng
129. 78.747
142.620.188
160.161.036
HDT
50.283
56.056
64.291
HLN
2.905
3.217
3.795
Từ bảng số liệu trên cho thấy: Trung bình một đồng tiền lương mang lại 54.78 đồng doanh thu. Nhận thấy HDT có sự dao động nhẹ qua các năm. Về mặt lợi nhuận: một đồng tiền lương mang lại 3.17 đồng lợi nhuận. Ta thấy những chi số này tăng đều qua các năm. Như vậy, việc sử dụng tiền lương trong ba năm gần đây mang lại hiệu quả tương đối ổn định.
Bảng 13: Tiền lương và thu nhập bình quân theo tháng của người lao động
Chỉ tiêu
Đơn vị
2004
2005
2006
Tiền lương
bình quân
Triệu đồng/người/tháng
3.212.368
3.741.396
4.198.323
Tốc độ tăng
liên hoàn
%
100
17,07
18,93
Tốc độ tăng
định gốc
%
100
17,07
39,24
Trong 3 năm vừa qua tiền lương bình quân của người lao động là cao và có xu hướng tăng lên đáng kể. Năm 2004 tiền lương bình quân mới đạt ở mức 2.9 triệu đồng/người/tháng đến năm 2006 tiền lương bình quân tăng lên đến 4.2 triệu đồng/người/tháng. Mức tiền lương bình quân này cao hơn nhiều so với thu nhập bình quân chung của một nhân khẩu của Hà Nội ( khoảng 700.000 đồng/người/tháng – năm 2002). Ngoài tiền lương, người lao động còn thu nhập còn khác. Từ đó chúng ta có thể thấy được tiền lương mà Công ty trả cho người lao động đã đảm bảo đáp ứng những nhu cầu chi tiêu cơ bản của người lao động đảm bảo tái sản xuất sức lao động.
Hàng năm, Công ty đều tham gia vào việc đóng góp đầy đủ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định của Nhà nước: Người sử dụng lao động đóng 15% so với tổng quỹ lương và người lao động đóng 5% so với tiền lương cơ bản theo tháng. Đông thời, Công ty quy định cụ thể các chế độ đối với những người lao động nghỉ chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội thay lương …. Điều này phần nào đảm bảo chức năng tích luỹ của tiền lương đối với người lao động giúp họ giảm thiểu khó khăn và gắn bó hơn với Công ty.
Mặc dù, công tác trả công đã mang lại những hiệu quả nhất định cho Công ty. Tuy nhiên, trả công theo thòi gian vẫn còn một số vấn đề cần phải khắc phục để phát huy được hiệu quả của hình thức trả lương này. Một số nhược điểm có thể kể đến đó là:
Lương chưa gắn kết chặt chẽ với tính trách nhiệm và mức độ phức tạp của công việc
Lương chưa phản ánh rõ mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đơn việc
Phương thức chi trả tiền lương bằng tiền mặt cho người lao động gây khó khăn cho công tác chi trả và quản lý tiền lương đồng thời hiệu quả lại chưa cao.
PHẦN III:
KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI TIẾN CÁC HÌNH THỨC TRẢ CÔNG TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ MINH TÂM
I. Phương hướng phát triển trong thời gian tới của Công ty.
1. Mục tiêu phát triển
Nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Đẩy mạnh thương hiệu, mở rộng thị trường thị trường
Mang lại lợi nhuận tối đa, tạo việc làm ổn định, từng bước nâng cao thu nhập cho người lao động và đáp ứng nhu cầu của thị trường.
2. Chiến lược phát triển
Tiếp tục phát triển thêm một số sản phẩm và khách hàng mới.
Đa dạng hoá các hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở khai thác những lợi thế sẵn có của công ty, đảm bảo hiệu quả kinh doanh.
Tăng cường công tác đầu tư phát triển nguồn nhân lực, tạo môi trường làm việc tốt nhất cho người lao động, quan tâm phát triển lợi ích cộng đồng.
Duy trì tốt các mối quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp, tạo tin tưởnglớn với bạn hàng.
Cơ cấu nguồn vốn được bố trí hợp lý với tình hình và đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp với mục tiêu lấy thương mại là chính . Tỷ lệ tài sản lưu động chiếm phần lớn tổng tài sản.
Phát triển công ty ổn định và bền vững.
Để đạt được các mục tiêu chiến lược lâu dài đề ra Công ty đã dự kiến kế hoạch sản xuất kinh doanh trong thời gian trong 2 năm từ 2007 – 2008:
Bảng 14. Dự kiến một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2007, 2008
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
KH
+ / -
KH
+/ -
Doanh thu thuần
59.740 .741.684
25.46%
64.920. 827.443
32.33%
Lợi nhuận sau thuế
52.711.087
18.57%
58.801.588
18.94%
Công ty đang tiếp tục đầu tư sản xuất kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra và đưa Công ty ngày càng phát triển vững mạnh.
Hiện nay Công ty đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển nhưng đối mặt với không ít những thách thức.
II. Một số giải pháp nhằm cải tiến công tác trả công theo tại Công ty TNHH thiết bị Minh Tâm.
1. Hình thức trả lương theo thời gian
Đối với 1 Công ty kinh doanh thương mại thì phòng Kinh doanh – Marketting có vai trò vô cùng quan trọng, đây là bộ phận chủ chốt của toàn bộ Công ty mang lại doanh thu và lợi nhuận cho Công ty. Tuy nhiên với hình thức trả lương ở trên chưa khuyến khích người lao động làm việc từ đó làm ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. Do đó em chú trọng vào việc hoàn thành công tác trả lương cho bộ phận này.
Do tính chất công việc của Công ty là kinh doanh thương mại nên rất khó định mức vì vậy trả lương theo thời gian hợp lý nhất. Đặc biệt đối với phòng sản xuất Kinh doanh - Marketing, người lao động phải đi lại nhiều, công việc linh động theo chiến dịch hay lô hàng nên phải gắn trả lương theo thời gian với hệ số hoàn thành công việc được biểu hiện thông qua công thức sau :
Công thức tính lương:
TLtggdi = LminCTY x H i x K ( T1i + 1,5T2i + 2 T3i)
Trong đó:
TLtggdi : Tiền lương thực lĩnh của người lao động thứ i
T1i: Thời gian làm việc thực tế của các ngày làm việc chính thức
T2i: Thời gian làm việc ngoài giờ của các ngày làm việc chính thức được tính bằng 150% của thời gian làm việc chính thức
T3i: Thời gian làm việc ngoài giờ của các ngày nghỉ được tính bằng 200% của thời gian làm việc chính thức
Hi: Hệ số cấp bậc.
K: Hệ số hoàn thành công việc.
Hệ số hoàn thành công việc được xác định thông qua bảng đánh giá hoàn thành công việc (bảng 15). Hệ số này được thiết kế thành 4 mức tương ứng với 4 thang điểm sau :
Mức 1 : K = 1.2 - Đạt từ > 90 – 100 điểm
Mức 2 : K = 1 - Đạt từ > 80 – 90 điểm
Mức 3 : K = 0.9 - Đạt từ > 75 – 80 điểm
Mức 4 : K = 0.85 - Đạt từ 75 điểm trở xuống
Các mức này được xây dựng căn cứ trên cơ sở đánh giá lại mức độ hoàn thành công việc của bộ phận trong giai đoạn từ trước đến nay và kinh nghiệm của những người làm công tác đánh giá tại Công ty.
Bảng 15 : Đánh giá hoàn thành công việc
TT
Chỉ tiêu
Số điểm
Cách chấm điểm
Ghi chú
1
Thực hiện kế hoạch về doanh số
10
Cứ hoàn thành 10% kế hoạch doanh số thì đạt 1 điểm
2
Thu tiền bán hàng, bao gồm:
2.1
Doanh số thực bán hàng tháng
20
Cứ thu 5% doanh số thực bán thì được 1 điểm
2.2
Thu hồi công nợ cũ được giao
10
Cứ thu 10% kế hoạch công nợ cũ được giao thì được 1 điểm
3
Thực hiện kế hoach sản xuất
15
Cứ hoàn thành 20% kế hoạch sản xuất thì được 1 điểm
4
Công tác chuyên môn, nghiệp vụ xuất, nhập hàng hoá
5
Vi phạm thì được 0 điểm
5
Đoàn kết nội bộ
10
Xảy ra mất đoàn kết nội bộ thì được 0 điểm
6
Thực hiện pháp luật, các quy định của công ty
10
Vi phạm luật, thực hiện sai hoặc không thực hiện các quy định của cty thì đạt 0 điểm
7
Chế độ báo cáo
10
Báo cáo chậm, sai hoặc không báo cáo thì được 0 điểm
8
Bảo vệ tài sản, an toàn lao động
10
Xảy ra thất thoát tài sản, vi phạm an toàn lao động thì được 0 điểm
9
Tổng số
100
Các chỉ tiêu trên được xây dựng gắn liền với nội dung công việc cần thực hiện và các kết quả đạt được của phòng. Trong đó cần làm rõ một số chỉ tiêu đặc trưng của phòng bao gồm:
- Thực hiện kế hoạch về doanh số tức là doanh thu thực tế mà phòng mang lại cho Công ty là bao nhiêu ? Nếu đem so với doanh thu kế hoạch mà phòng cam kết sẽ hoàn thành hay do Công ty đặt ra cho bộ phần thì được tỉ lệ là bao nhiêu ? Nếu hoàn thành 100% thì sẽ được tối đa 10 điểm.
- Doanh số thực bán hàng là con số hàng hoá thực tế bán được và đã được thanh toán cho Công ty tính đến thời điểm đánh giá. Nếu so doanh số thực này với doanh thu thực tế mang lại cho Công ty mà được 5% thì được 1 điểm.
- Thu hồi công nợ cũ được giao. Đây thực chất là công việc kết hợp giữa 2 bộ phận Kế toán và phòng Kinh doanh – Marketting. Phòng Kế toán sẽ đối chiếu lại sổ sách xem những đơn vị, cá nhân nào còn chưa thanh toán nợ viếu phiếu công nợ, chuyển qua phòng Kinh doanh đi thu hồi vì phòng là bộ phận trực tiếp kí hợp đồng và thoả thuận với đối tác.
Các chỉ tiêu khác có thể dùng chung cho toàn Công ty, chủ yếu thuộc về trách nhiệm và mối quan hệ với tài sản, pháp luật.
Công tác đánh giá hoàn thành công việc được Công ty thực hiện 6 tháng một lần, có nghĩa là cứ 6 tháng hệ số hoàn thành công việc sẽ được xác định lại. Vì một số chỉ tiêu của bảng đánh giá hoàn thành công việc này chỉ đánh giá được sau mỗi quý do đặc thù kinh doanh của Công ty là kinh doanh thương mại chứ không phải sản xuất. Công tác đánh giá này phải được xây dựng và chấm điểm công khai trên cơ sở thảo luận trực tiếp tại bộ phận vào cuối mỗi quý. Khi công tác đánh giá được thực hiện công khai trong toàn bộ phận như vậy không chỉ giúp bản thân mỗi nhân viên xem xét lại quá trình thực hiện công việc của mình mà còn tạo điều kiện cho toàn bộ nhân viên trong phòng cùng giúp nhau rút ra những kinh nghiệm bổ ích khi thực hiện công việc, cần phát huy, hoàn thiện những điểm gì, cần khắc phục những nhược điểm gì, ai có thế mạnh về mảng nào… Từ đó góp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh.
Hệ số hoàn thành công việc này được áp dụng cho tất cả các nhân viên phòng Kinh doanh – Marketing. Khi tiền lương gắn liền với mức độ hoàn thành công việc của người lao động thì nó sẽ có tác dụng rất lớn, vừa khuyến khích nhân viên hoàn thành tốt công việc được giao vừa có tác dụng khuyến khích họ nâng cao hiệu quả công việc để có hệ số cao hơn, từ đó dẫn đến tiền lương cao hơn. Hay nói cách khác hệ số hoàn thành công việc có tác dụng tạo động lực cho người lao động từ đó góp phần nâng cao năng suất lao động cho mỗi nhân viên và làm tăng hiệu quả kinh doanh của toàn Công ty.
Lương gắn liền với mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi cá nhân và cả bộ phận do đó hệ số này vừa có tác dụng khuyến khích người lao động có tinh thần, trách nhiệm hoàn thành công việc được giao, vừa có tác dụng khuyến khích tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các đồng nghiệp để họ có thể hoàn thành công việc chung.
2. Hình thức trả lương theo sản phẩm
Hiện tại Công ty áp dụng hình thức trả lưong theo sản phẩm trên cơ sở công thức chung của Nhà nước xây dựng. Tuy nhiên Công ty hoạt động kinh doanh thương mại nên với hình thức trả lương này, người lao động luôn được hưởng lương cứng kể cả khi không làm việc do đó sẽ là giảm hiệu quả và động lực cho người lao động vì tính công bằng không được đảm bảo. Điều này sẽ làm mất vai trò của tiền lương, giảm động lực làm việc của người lao động. Do đó không nên trả lương cứng cho người lao động thay vào đó chỉ áp dụng hình thức trả lương này như một hình thức khuyến khích người lao động gia tăng sản lượng bán được thông qua viêc xác định lại tỷ lệ phần trăm cho mối mức doanh thu cho hợp lý. Khi áp dụng cách trả lương như vậy sẽ buộc người lao động phải làm việc tích cực hơn và đẩy mạnh khả năng cạnh tranh của người lao động trên thị trường cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ. Do đặc thù công việc không phải tạo ra sản phẩm vì không phải là công ty sản xuất nên cách tính lương sẽ căn cứ vào số lượng sản phẩm thực tế bán được của người lao động. Với cách tính đó tiền lương này có ý nghĩa như phần hoa hồng trả cho người lao động khi bán hàng vượt mức kế hoạch.
Công thức lương nên được tính như sau :
Llsp = x%Psp * S
Trong đó :
Llsp : L ương theo sản phẩm
Psp : Giá của sản phẩm
S : Số lượng sản phẩm
x : Tỷ lệ phần trăm
Hiện nay Công ty kinh doanh 2 loại mặt hàng chính đó là hóa chất và máy móc thiết bị y tế. Giá trị của từng mặt hàng này là khác nhau, với máy móc có khi giá trị lên tới hàng tỉ đồng. Do đó phải đưa ra 2 tỉ lệ phần trăm x khác nhau đối với 2 loại hàng hóa trên.
Bảng 16: Tỷ lệ phần trăm x đối với hoá chất
Sản phẩm
Doanh số (Psp * S )
(Triệu đồng)
Tỷ lệ %
Đối với hoá chất
< 30
Từ 30 - 50
Từ 50 - 100
Từ 100 trở lên
1,2
1
0.85
0.7
Tỉ lệ này được xây dựng căn cứ trên doanh thu thu được từ việc bán hoá chất của bộ phận và của toàn Công ty trong suốt 5 năm hình thành và phát triển. Trên cơ sở các số liệu doanh thu đó kết hợp với khả năng làm việc hiện tại của từng cá nhân người lao động để đưa ra tỉ lệ hợp lý nhất, vừa đảm bảo tính công bằng vừa phản ánh đúng năng lực làm việc của người lao động để từ đó đảm bảo khoản trích trả trên % vượt doanh thu của mỗi người lao động là phù hợp.
Đối với máy móc thiết bị y tế do giá trị sản phẩm là rất lớn nên tỉ lệ được xây dựng như sau :
Bảng 17 : Tỉ lệ phần trăm x đối với máy móc thiết bị
Sản phẩm
Doanh số (Psp * S) (tỷ)
Tỷ lệ % x
Máy móc thiết bị y tế
< 2
Từ 2 – 3
Từ 3 – 5
> 5
1%
0.85%
0.7%
0.6%
Tỉ lệ này vẫn được xây dựng trên cơ sở dãy số luỹ thoái vì giá trị hàng hoá lớn do đó nếu xây dựng luỹ thoái nhưng vân đảm bảo khi mang lại doanh thu cao cho Công ty vẫn được trích hưởng mức vượt doanh thu cao hơn. Tỉ lệ này được cân đối trên cơ sở mức cũ của Công ty và kết quả kinh doanh thực tế của từng cá nhân, của bộ phận và của toàn Công ty trong giai đoạn hiện nay.
Cộng tác viên là những người có vai trò bổ sung, cung cấp các bạn hàng, mối hàng cho Công ty, thường là bác sĩ tại các bệnh viện. Do đó để cộng tác viên đáp ứng được yêu cầu công việc do Công ty đề ra cần mời những bác sỹ có mối quan hệ rộng, có uy tín tại các bệnh viện lớn như vậy vừa thể hiện được vị thế của Công ty vừa đảm bảo công việc tiến triển tốt. Do đó Công ty cũng cần có chế độ đãi ngộ riêng đối với những cộng tác viên này, như chế độ làm việc ngoài giờ bên cạnh việc trích phần trăm hoa hồng thoả đáng cho họ.
3. Các biện pháp khác
3.1. Tăng cường kỷ luật
Để quản lý người lao động, nhất là thời gian làm việc của họ thì cần thiết phải tăng cường kỷ luật lao động trong công ty. Bởi vì lương của người lao động hưởng lương thời gian phụ thuộc rất lớn vào thời gian làm việc, nhưng thực tế người lao động chưa sử dụng hiêu quả thời gian làm việc của mình. Tình trạng đi làm muộn, bỏ việc giữa buổi vẫn còn xảy ra. Do vậy, trong thời gian tới công ty cần phổ biến nội qui lao động tới từng bộ phận cá nhân và thực hiện việc chấm công tích cực và chặt chẽ hơn.
Để quản lý tình hình thực hiện nội qui lao động thì ngưới chấm công phải tiến hành theo dõi định kỳ. Tuy nhiên, cũng cần phải nâng cao trách nhiệm của người quản lý bộ phận để hạn chế tình trạng vi phạm kỷ luật lao động . Ngoài ra cần phải sử dụng các biện pháp kỷ luật như khiểm trách đối với vi phạm nhẹ ,cảnh cáo và chuyển làm công việc khác nếu vi phạm ở mức mạnh hơn , sa thải nếu vi phạm quá nghiêm trọng …
3.2. Một số kiến nghị
Công ty lên áp dụng hình thức trả lương theo thời gian có gắn hệ số chức danh công việc: Bằng cách xây dựng phiếu đánh giá thực hiện công việc. Đánh giá thực hiện công việc là sự đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc của người lao động trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn đã được xây dựng và thảo luận về sự đánh giá đó với người lao động. Đánh giá thực hiện công việc là một hoạt động quản trị nhân lực quan trọng của mọi doanh nghịêp. Nó vừa phục vụ nhiều mục tiêu quản lý, tác động trực tiếp đến người lao động vừa tác động đến tổ chức. Việc đánh giá thực hiện công việc của Công ty được tiến hành nhằm mục đích xét hệ số chức danh công việc cho người lao động.
Đối với phụ cấp ăn trưa cho người lao động Công ty nên tăng mức phụ cấp để đảm bảo sức khoẻ cho người lao động. Công ty nên nâng mức phụ cấp ăn trưa từ 15.000 đồng/bữa/người (trước đây) lên 20.000 đồng/bữa/người vì giá cả sinh hoạt ngày 1 đắt đỏ và cũng nhằm phù hợp với mức chi trả chung của phần lớn các Công ty khác. Như vậy hàng tháng người lao động sẽ được nhận thêm 1 khoản đó là tiền phụ cấp ăn trưa : 20.000 đồng * 22 ngày = 440.000 đồng/tháng.
Đối với công tác phí, Công ty cần đưa ra những mức chi trả phù hợp hơn kết hợp với việc kiểm tra chặt chẽ các hóa đơn phát sinh khi đi chào hàng tiếp thị, đi bảo dưỡng máy móc tại các tỉnh,… vì trong quá trình đi công tác có thể phát sinh những khoản chi phí đột xuất không được thể hiện trên hóa đơn. Do đó Công ty cần đưa ra một mức phí cố định đối với những người phải đi công tác đó là phí giao dịch đước cố định trong khoảng từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng tuỳ tính chất công việc và khoảng cách địa lý.
Đối với mức phí điện thoại được Công ty xây dựng bình quân bằng nhau cho các phòng ban như hiện nay còn chưa phù hợp do đặc thù công việc của các bộ phận là khác nhau. Bộ phận hành chính, bộ phận kế toán có thể cố định mức điện thoại cố định là 60.000 đồng nhưng đối với phòng kinh doanh phải thường xuyên giao dịch, chào hàng, tiếp thị tới nhiều đối tượng thì phải tăng mức điện thoại cố định lên 120.000 đồng cho phù hợp với đặc thù công việc của phòng.
Về việc sử dụng internet: Chỉ sử dụng cho mục đích công việc. Nghiêm cấm truy cập vào các Website không lành mạnh, chát trong khi làm việc. Nếu vi phạm sẽ bị phạt 50.000 VNĐ cho một lần vi phạm
Quy định khác: Mỗi nhân viên phải có trách nhiệm bảo vệ tài sản chung của Công ty, không được lợi dụng các phương tiện của công ty để làm việc cá nhân. Chỉ sử dụng điện thoại vào mục đích công việc, không lợi dụng điện thoại công ty vào mục đích cá nhân.
Công ty cần quan tâm hơn nữa trong việc tổ chức cho người lao động được tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, tham quan du lịch…Thông qua các hoạt động này người lao động có điều kiện giao lưu học hỏi lẫn nhau và quan trọng hơn là tạo ra quan hệ tốt đẹp, tinh thần đồng đội trong lao động. trả lương trực tiếp bằng tiền mặt theo phương thức trả lương thông qua tài khoản việc chi trả tiến hành một cách nhanh chóng, đơn giản, việc kiểm tra cũng dễ dàng hơn và có thể trả đến từng đồng lương của người lao động vừa đảm bảo tính bảo mật trong trả lương của Công ty. Tuy nhiên nếu không được quản lý một cách Chính điều đó sẽ tạo dựng đuợc bầu không khí tâm lý tốt đẹp mọi người trong tổ chức hăng hái làm việc để nâng cao năng suất lao động.
Đối với cách thức trả lương : phương thức trả lương truyền thống vẫn còn một số bất cập vì tốn nhiều thời gian của cả cán bộ chi trả lương và người lao động, việc kiểm tra sổ sách gặp nhiều khó khăn nên có thể nảy sinh sai xót. Mặt khác, tiền lương tính toán cho người lao động không phải lúc nào cũng là những con số chẵn trong khi thực tế khi trả tiền mặt trực tiếp cho người lao động phải làm tròn. Do đó Công ty nên thay đổi sang cách thức trả lương mới theo hình thức chuyển khoản - một hình thức đang được sử dụng khá phổ biến hiện nay với nhiều đặc tính tối ưu của nó.
KẾT LUẬN
Công ty TNHH thiết bị Minh Tâm là doanh nghiệp thương mại, lĩnh vực kinh doanh chủ là trang thiết bị và dụng cụ y tế (máy móc, hoá chất…), ngoài ra còn cung cấp dịch vụ bảo dưỡng máy móc. trụ sở chính tại Hà Nội và chi nhánh tại TP. HCM. Tuy thành lập chưa được lâu, nhưng lĩnh vực kinh doanh thì rất phát triển. Với thị trường mở rộng từ Bắc tới Nam, chủng loại mặt hàng ngày càng đa dạng và phong phú, với mục tiêu chất lượng, uy tín hàng đầu. Doanh nghiệp có được tập thể nhân viên đoàn kết, cùng gắng sức cho sự phát triển của Công ty.
Qua phân tích các hình thức trả lương tại Công ty TNHH thiết bị Minh Tâm, nói chung hình thức trả lương của Công ty đang áp dụng hiện này là phù hợp với người lao động . Các hình thức này đã tạo ra động lực để cán bộ công nhân viên yên tâm công tác, gắn bó với Công ty... Đối với hình thức trả lương theo thời gian: Cần có bảng phân tích, đánh giá công việc để thấy được mức độ phức tạp và sự hoàn thành công việc của cán bộ công nhân viên ở Văn phong Công ty, là cơ sở để trả lương và trả thưởng cho người lao động.
Thông qua những kiến thức đã học, kết hợp với việc nghiên cứu thực tế các hình thức trả lương tại Công ty em đã hoàn thành Chuyên đề thực tập. Do thời gian nghiên cứu có hạn và đang trong quá trình học hỏi để nâng cao kiến thức bản thân và đặc biệt là kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế nên chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong sự góp ý, sửa chữa của cô giáo cùng các cô chú, anh chị trong Công ty TNHH thiết bị Minh Tâm
Em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
ThS. Nguyễn Vân Điềm & PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân, Giáo trình Quản trị nhân lực (2004), Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội.
PGS.TS. Nguyễn Tiệp & TS. Lê Thanh Hà, Giáo trình tiền công - tiền lương, Trường Đại học Lao động – Xã hội, Hà Nội.
Trần Kim Dung, Giáo trình Quản trị nhân lực, Nxb Thống kê, 2005
Quản lý nhân lực của doanh nghiệp, PGS.TSKT. Đỗ Văn Phức – NXB Khoa kỹ thuật
TS. Trần Xuân Cầu. “Phân tích năng suất lao động trong doanh nghiệp”. Phân tích Lao động Xã hội
PGS.TS Phạm Đức Thành (1995), Giáo trình “Kinh tế Lao động”
Lê Anh Cường, Nguyễn Thị Mai , Hướng dẫn xây dựng quy chế trả lương trong Doanh nghiệp theo chế độ tiền lương mới.
Các tài liệu của Công ty
Luận văn khoá trên
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32066.doc