Chuyên đề Chế độ pháp lý về hợp đồng xuất khẩu và thực tiễn áp dụng tại công ty gạch ốp lát Hà Nội

Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã có những bước chuyển biến to lớn. Việc Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới ( WTO) đã mở ra nhiều cơ hội và thách thức, trong đó các doanh nghiệp xuất khẩu có nhiều cơ hội tiếp cận với các thị trường nước ngoài với nhiều điều kiên thuận lợi. Để chuẩn bị tốt cho hoạt động xuất khẩu thì việc tìm hiểu kỹ chế độ pháp lý về hợp đồng xuất khẩu là việc cần thiết. Với ý tưởng đó chuyên đề này đã tìm hiểu một số vấn đề về chế độ pháp lý của hợp đồng xuất khẩu và thực tiễn áp dụng tại công ty gách ốp lát Hà Nội. Hy vọng một số ý kiến của mình có thể giúp ích cho doanh nghiệp trong công tác ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu.

doc67 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1709 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Chế độ pháp lý về hợp đồng xuất khẩu và thực tiễn áp dụng tại công ty gạch ốp lát Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tây Ban Nha, mang tính thẩm mỹ cao, có khả năng chống trơn trượt và chống trầy xước cao thich hợp với các công trình sang trọng và hiện đại. Các sản phẩm gạch ốp lát cao cấp của công ty mang nhãn hiệu Vigracera-Hà nội ,không những được tiêu thụ rộng rãi tại khắp các tỉnh thành mà còn được xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới như: Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc; Thái Lan, Ấn độ, Đài Loan… 2. Chức năng nhiệm vụ của công ty và đặc điểm sản xuất của công ty. 2.1.Chức năng nhiệm vụ: - Sản xuất vật liệu xây dưng, phục vụ cho nhu cầu xây dựng của các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế - Tổ chức nghiên cứu, triển khai ứng dụng,công nghệ mới, đưa nhanh tiến bộ khoa học vào sản xuất. - Tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, tổ chức thực hiện các dự án thuộc, chương trình, mục tiêu của nghành và các dự án hợp tác ,đầu tư trong và ngoài nước. 2.2.Đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh. Sản phẩm của công ty có mẫu mã đa dạng, kích cỡ phong phú, bao gồm gạch lát nền và gạch viền. Để sản xuất các loại sản phẩm tên công ty đã dùng các loai nguyên liệu chủ yếu như: + Nguyên liệu xương, bao gồm: Đất sét, Đolomít; Đát cao lanh; Quartz;STTP + Nguyên liệu làm men, màu trang trí. + Nhiên liệu: Dầumỡ, dầu hoả, gá ,hoá lỏng. + Vật tư bao bì: Vỏ hộp , nẹp, kẹp, dây đai, dung, dich dạ quang Nilon,axeton Quá trình sản xuất gạch men được thực hiện trên dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại của nước ngoài, được thể hiện, qua sơ đồ sau: SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT Chứa nguyên liệu Chế biến nguyên vật liệu để làm xưong Chế tạo và dự trữ bột Ép sản phẩm Sấy gạch mộc Nung Tráng men Phân loại sản phẩm 3.Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty: Do đặc điểm của công ty, là một doanh nghiệp nhà nước, là đơn vị trực thuộc của tổng công ty nên mô hình bộ máy quản lý dược tổ chức theo mô hình trực tuyến chứ năng bao gồm: Giám đốc, phó giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc. Giám đốc PGĐ kinh doanh PGĐ thiết bị PGĐ sản xuất Phòng kinh doanh Phân xưởng cơ điện Phân xưởng sản xuất Phòng kỹ thuật sản xuất Phòng hành chính Phòng tài chính kế toán Phòng kế hoạch sản xuất Phòng tổ chức lao động Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty có thể được khái quát như sau 4.Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận 4.1.Giám đốc công ty: Giám đốc công ty, là người đứng đầu bộ máy quản lý, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt đông sản xuất kinh doanh của công ty.Trực tiếp chỉ đạo,, các phòng ban trong công ty, và uỷ quyền cho các phó giám đốc. 4.2. Phó giám đốc công ty: Là ngưòi giúp việc trực tiếp cho giám đốc công ty, trưc tiếp chỉ đạo về mặt nghiệp, vụ các bộ phận hoạt động trong phạm vi trách nhiệm của mình. 4.3.Các phòng ban phân xưỏng: Các phòng ban được tổ chức phù hợp với đặc điểm kinh doanh và loại hình công ty, đứng đầu là các trưởng phòng chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc đồng thời có nhiệm vụ, trợ giúp ban giám đốc về những mặt mình phụ trách. -Phòng kế hoạch sản xuất: Bao gồm:Trưởng phòng, phó phòng phụ trách xây dựng cơ bản, phó phòng phuj trách theo dõi thiết bị, nhan viên chuyên trách bảo hộ lao động, nhân viên cung ứng vật tư, thủ kho phụ tùng, hoá chát-Nguyên, nhiên liệu. Chức năng: - Lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch giá thành sản phẩm theo tháng, quý và năm Lập kế hoạch và tổ chức cung cấp đầy đủ, kịp thời, đúng số lượng, chất lượng cá loại vật tư, nguyên nhiên liệu, phụ tùng thiết bị theo kế hoạch sản xuất của công ty. Lập kế hoạch đàu tư xây dựng cơ bản và theo dõi việc thưc hiện đàu tư xây dựng cơ bản, công tác sửa chữa nhỏ về thiết bị nhà xưởng, nhà làm việc và các công trình kiến trúc khác trong công ty, quản lý các hồ sơ về xây dưng cơ bản. Phân tích đánh giá, tổng kết việc thực hiện kế hoạch sản xuất, kế hoach cung cấp vật tư nguyên liệu, làm báo cao định kỳ theo quy định, báo cáo ban giám đốc Công ty, và các đơn vị có liên quan. Thực hiện công tác điệu độ sản xuất và công tác bảo hộ lao động trong công ty. Quản lý tổ sơ chế nguyên liệu. Quyền hạn: Yêu cầu các phòng ban phân xưởng, trong công tycung cấp đày đủ duúng thời hạn các số liệu có liên quan trực tiếp cho việc lập kế hoach sản xuất kinh dong của công ty. Trưởng phòng có quyền từ cối sử dung nhân viên trong phòng, khi nhân viên đó không hoàn thành nhiệm vụ đựợc giao, giải quyết cho CBCNV trong phòng nghỉ việc một ngày, đề nghị khen thưởng kỷ luật đối với các nhân viên trong phòng. Có quyền giám sát viêc thực hiện kế hoạch sản xuất đối với các đơn vị trong công ty, đề xuất các biện pháp hỗ trợ việc thực hiện kế hoạch, sản xuất. Phòng kỹ thuật sản xuất: Bao gồm: Trưởng phòng, phó phòng phụ trách công ghệ, phó phòng phụ trách thiết bị, nhân viên kỹ thuật cơ khí, nhân viên KCS( kiểm tra chất lượng sản phẩm), nhân viên kiểm soát nguyên liệu đầu vào, công nghệ sản xuất và nghiên cứu xương, nhân viên tạo mẫu, nhân viên thiết kế mẫu, công nhân chế bản mới, nhân viên tổng hợp. Chức năng: *Chức năng kỹ thuật: Xây dựng và hoàn thiện quy trình công nghệ, sản xuất. Nghiên cứu cải tiến công nghệ, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất. Xác định các thông số kỹ thuật về cơ lý của guên liêụ xương men, bán thành phẩm và thành phẩm. Phân tích thành phần hoá học của các loại thành phần nguyên liệu phục vụ cho công nghệ sản xuất, và nghiên cứu cho công nghệ mới. Xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật cho các loại sản phẩm của công ty. Tham gia biên soạn các tài liệu, giáo trình, giang dạy cho các lớp đào tạo công nhân. *Chức năng KCS (kiểm tra chất lượng sản phẩm). Kiểm tra đánh giá chất lượng vật tư, nguyên liệu nhập kho. Kiểm tra giám sát việc thực hiện quy trình công nghệ kỹ thuật trong công ty. Hưóng dẫn ,và kiển tra giám sát phân loại sản phẩm. Tham thành viên nhập kho sản phẩm và chịu trách nhiệm về chất lượng của các sản phẩm nhập kho. Tham gia với phòng kinh doanh làm công tác dịch vụ sau bán hàng của công ty. Quyền hạn: Có quyền điều chỉnh hoặc đình chỉ trong phạm vi được giao, các hoạt động kỹ thuật trái với quy định quản lý kỹ thuật hiện hành và có thể báo cáo giám đốc công ty xử lý. Trưởng phòng có quyền đình chỉ và không nhận những nhân viểntong phòng không hoàn thành nhiệm vụ phòng giao. Phòng kỹ thuật có quyền quan hệ với các phòng ban, phân xưởng trong công ty để giải quyết công việc. Phòng kinh doanh: Gồm có: Trưỏng phòng, phó phòng kinh doanh, trưởng tuyến thị trường, nhân viên tổ công trình, nhân viên tổ tư vấn và thiết kế và tưng bày mẫu sản phẩm, nhân viên viết phiếu, điều hàng và bán hàng, thủ kho thành phẩm Chức năng: Thực hiện ccác công việc về thương mại để bán hết các sản phẩm của công ty xuất ra. Thực hiện các công việc nghiên cứu thị trường,và đề ra các chiến lược kinh doanh cho công ty. Phối hợp với các đơn cị trong công ty đẻ hoàn thành nhiêmj vụ chung của công ty. Thực hiên các công việc kinh doanh khác để sinh lời và các công việc dịch vụ sau bán hàngcho công ty. Quyền hạn: Trưởng phòng kinh doanh có quyền đặt hàng sản xuất, và có quyền không nhận hàng khi không đúng với đơn đặt hàng. Có quyền quan hệ với các phòng ban phân xưởngđể hoàn thành công việc được giao. Có quyền đình ch,ỉ và không nhận CBNV trong phòng không hoàn thành nhiệm vụ được giao, có quyền đề nghị Công ty khen thưởng , kỷ luật CBNV trong phòng. Gặp gỡ bàn bạc với các đối tác, để mở rộng thị trường, nâng cao khả năng tiêu thụ tại từng khu vực thị trường. Phòng tài chính kế toán: Bao gồm: Kế toán trưởng, phó phòng kế toán, kế toán thanh toán,Kế toán vật tư, nhân viên thủ quỹ, kế toán tiền lương, kế toán tiêu thụ, kế toán ngân hàng. Chức năng: Lập kế hoạch tài chính của công ty và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đó theo tháng, quý, năm. Cung cấp những chỉ thiêu kinh tế tài chính cần thiết cho giám đốc công ty, trên cơ sở đó gúp cho việc kiểm tra, toàn diện, có hệ thống tình hình sản xuất của công ty. Để giám đốc có thêm cơ sở chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Thực hiện hạch toán kế toán theo quy định của nhà nước, và theo những điều lệ hoạt động của tổng công ty. Lập báo cáo tài chính nhằm phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của công ty theo từng tháng, quý và năm. Quyền hạn: Phòng tài chính kế toán, có quyền từ chối những chứng từ mang đến thanh toán không đúng với quy đinhj của nhà nước. Có quyền ,quan hệ với các phòng ban, phân xưởng trong công ty phục vụ cho công tác của phòng. Trưởng phòng có quyền giải quyết cho nhânn viên nghi một ngày và đề xuất kỷ luật, khen thưởng, không nhận nhân viên không hoàn thành nhiệm vụ đượ giao. Phòng hành chính: Chức năng: Quản lý và thực hiên toàn bộ công tác hành chính trong công ty, theo quy định chung về pháp lý hành chính hiện hành của nhà nước. Quản lý, theo dõi việc sử dụng tài sản của công ty như : nhà cửa, đát đai, phương tiện, dụng cụ, thiết bị văn phòng.v.v.phục vụ cho các hoạt động của công ty. Thực hiện công tác đối nội, đối ngoại hàng ngày, phục vụ hội họp, của công ty, phục vụ ăn ca cho công ty, đảm bảo an ninh, trật tự trong công ty. Thực hiện các chính sách, quy định của các cơ quann chính quyền địa phương trên địa bàn mà công ty đóng. Thực hiện, các công tác y tế cơ sở. Nhiệm vụ: *công tác hành chính: Công tác văn thư, lưu trữ hồ sơ tài liệu. Thực hiện công tác in, ấn đánh máy, sao chup tài liệu phục vụ cho các hoạt động của công ty. Quản lý theo dõi việc sử dụng điên thoại, fax,… theo quy định của công ty, bảo đảm an toàn kịp thời, hiệu quả. Quản lý con dấu và cấp dấu theo đúng quy định hành chính quốc gia và quy định của công ty, quản lý việc cấp giấy giới thiệu, giấy đi đường. *Công tác quản trị: Quản lý và theo dõi việc sử dụng, đất đai nhà xưởng, nhà làm việc, nhà ở, thiết bị văn phòng, dụng cụ hành chính, các loại, tài sản cố điịnh khác làm cơ sở cho việc hạch toán và khấu hao. Đồng thời thực hiện công tác duy tu, sửa chữa, thay thế, thanh lý tài sản đã hết tuổi thọ làm việc Thực hiện công tác mua sắm các phương thiên, dụng cụ hành chính phục vụ cho hoạt động của công ty, đồng thời chịu trách nhiệm thực hiện việc duy tu, sửa chữa, thay thế và thanh lý những tài sản đã hết tuổi thọ làm việc. Tổ chức thường trực tuần tra, canh gác , bảo vệ an ninh trật tự, phòng cháy, chữa cháy trong nội bộ công ty ; bảo đảm, an toàn về người và tài sản của công ty. Thực hiện công tác vệ sinh công nghiệp tại những khu vực, công cộng trong công ty như hành lang, cầu thang… Thực hiênn công tác phục vụ hội họp trong công ty như hội nghị, hội thảo và các cuộc họp khác, trong công ty. Thực hiên công tác về lễ tân, tiếp khách… hàng ngày của công ty. Quản lý hộ khẩu cán bộ, công nhân, trong khu tập thẻ của côngn ty. Xây dựng duy trì, và cải tiến các nội quy, quy định của công ty để công tác quản lý hành chínhcủa công ty luôn đạt hiệu quả cao. Tổ chức phục vụ ăn ca cho toàn thể các bộ, côn nhân trong công ty theo chế độ hiện hành, của công ty. Công tác đối ngoại: Tham gia công việc tiếp khách nước ngoài, phiên dịch biên dịch tài liệu nước ngoài phục vụ cho công việc sản xuất, và kinh doanh của công ty. Tham gia tập hợp thông tin, lập hồ sơ ; đè xuất các phương án liên quan đến các công việc kỹ thuật và thương mại với các đói tác nước ngoài. Tập hợp, xây dưng các văn bản phục vụ hội nghị, họi thoẩ chuyên đề của công ty khi dược yêu cầu Giải quyết các công việc về thủ tục hộ chiếu, thị thực xuất nhập cảnh cho cán bộ nhân viên, trong công ty *Công tác y tế cơ sở: Quản lý hồ sơ, theo doix sức khoẻ cán bộ công nhann trong công ty. Thực hiện công việc mua sắm, quản lý, sử dụng và cấp phát bảo hiểm y tế, thuốc và các dụng cụ y tế trong công ty theo quy điịnh hiện hành. Tổ chức việc khám, kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho các cán bộ công nhân trong công ty. Phân xưởng cơ điện: Chức năng: - Quản lý kỹ thuật về máy móc của công ty +Bảo quản các hồ sơ thiết bị +Xây dựng , lập hồ sơ lý lịch để theo dõi tình trạng hoạt động của thiết bị Tổ chức thực hiện các công việc cụ thể, để đảm bao thiêt bị dây chuyền máy móc hoạt động ổn định, hiệu quả , lâu dài. + Theo dõi hoạt động của các thiết bị máy móc + Kiểm tra, giám sát việc thực hiên quy trình vận hành máy móc thiết bị. + Bao dưỡng, sửa chữa, hoàn thiện các thiết bị may móc. Bảo đảm hoạt động an toàn cho người và thiết bị.máy móc. Quyền hạn: -Có quyền quan hệ với các phòng ban phân, xưởng đẻ giải quyết công tác phục vụ cho sản xuất kinh doanh của công ty. -Có quyền đề nghị khen thương, kỷ luật CBCN trong phân xưởng -Có quyền từ chối CBCN không hoàn thành và vô tổ chức, vô kỷ luật. Có quyền cho CBCN trong phân cưởng nghỉ việc riêng, 1 ngày. Phân xưởng sản xuất: Chức năng: Tổ chức có hiệu quả gạch ốp tường, lát nền theo kế hoạch của công ty giao cho ; đảm bao về số lượng, chất lượng. Chịu trách nhiêmj quản lý bảo đảm sử dụng có hiệu quả: + Tái sản cố định bao gồm: máy móc thiết bị, nhà xưởng, vật kiến trúc… + Vật tư nguyên liệu, nhiên liệuvà phụ tùng. + Các công cụ lao động ,sản xuất. + Thành phẩm và bán thành phẩm chưa nhập kho. Quản lý lao động, quản lý lao động và công tác bảo hộ lao động, vệ sinh lao động. Giữ bí mật về công nghệ, số liệu chủng loại trong quá trình sản xuất của công ty. Tham gia các hoạt động phong trào, và công tác xã hội. Quyền han của quản đốc phân xưỏng: Có quyền đề nghị giám đốc công ty đề bạt, miễn nhiệm cán bộ giúp việc ; từ chối cán bộ công nhân dưới quyền không hoàn thành công việc được giao,và làm văn bản báo cáo Giảm đốc công ty. Đề xuất, kiến nghị với công ty những bất hợp lý về chế độ tiền lương, bảo hộ lao động. - Có quyền từ chối những vật tư nguyên liệu không bảo đảm chất lượng, kỹ thuật Có quyền thay đổi hệ số tiền lương của CBCN cấp dưới tuỳ theo mức độ hoàn thành công việc. Có quyền đình chỉ công tác cán bộ công nhân cấp dưới 1 ngay vì không hoàn thành nhiệm vụ, hoặc vi phạm kỷ luật và giải quyết nghỉ việc riêng 1 ngày trở xuống. Quan hệ với các phòng ban phân xưởng để giả quyết công viêc, phục vụ cho kế hoạch sản xuất, kinh doanh của công ty. Nghiên cứu và đề xuất các sáng kiến cải tiến kỹ thuật để tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Phòng Tổ chức lao động. Bao gồm: Trưỏng phòng,phó trưởng phòng phụ trách lao động tiền lương,nhân viên nhân sự. Chức năng: Xây dựng kế hoạch công tác tổ chức lao động tiền lương, định mức lao động, Bảo hiểm xã hội, bổ sung lao động và các chế độ liên quan đến người lao động, tổ chức xây dựng các quy chế của công ty. Quản lý công tác đào tạo, công tác nâng bậc lương, cho các bộ công nhân viên, theo dõi việc ký kết hợp đồng lao động. Quản lý hố sỏ cán bộ công nhân, giải quyết các thủ tục tuyển dụng, thôi việc. Quản lý các công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật, và công tác xã hội của công ty. Quyền hạn của Trưởng phòng: Có quyền quan hệ với các phòng ban trong công ty đẻ giải quyết công việc, phục vu cho hoạt động sản xuất kinh doanhcủa công ty. Có quyền kiểm tra các đơn vị trong công ty về công tác sử dụng lao động, phân phối tiền lương, tiền thưởng, ký giao tiền lương trong sản xuất và phuc vụ sản xuất cảu công ty. Ký xác nhận giấy giới thiệu, lý lịchcho cán bộ, công nhân đi hocj tự túc nâng cao trình độ, đăng ký kết hôn, thi bằng lái xe…, ký các văn bản do phòng soạn thảo. Có quyền giải quyết cho cán bộ công nhân nghỉ việc 1 ngày trở xuống, có quyền từ chối cán bộ công nhân dưới quyền không hoàn thành nhiệm vụ, công tác của mình. 5.Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 2 năm 2004 và 2005 Đơn vị tính: 1000 đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ % 1.DTBH, vàCCDV 228.168.401 244.847.511 16.679.110 7,32 2.Các khoản, giảm trừ - - - - 3. DT thuần BH, và CCDV 228.168.401 244.847.511 16679.110 7,32 4.Giá vốn, hàng bán 219.712.090 235.355.596 15.643.506 7,12 5.LN gộp BH, và CCDV 8.456.311 9.491.915 1.035.604 12,15 6. Doanh thu,HĐTC 32.849.248 42.871.068 9.976.820 30,37 7.Chi phí, HĐTC 16.797.916 22.280.756 5.482.840 32,33 8.Chi phí ,BH 18.662.457 22.430.432 3767.975 20,19 9.Chi phí,QLDN 4.239236 5.653.915 1.414.679 33,37 10.Lợi nhuận thuần 1.605.950 1.997.880 319.930 24,5 11.Thu nhập khác 707.645 757.612 49.967 7,06 12.Chi phí khác 539.473 587.249 57.776 10,71 13.Lợi nhuận khác 168.172 170.363 2.191 1,3 14.Tổng lợi nhuận truớc thuế 1.437.778 1.890.517 452.739 31,49 15.Thuế TNDN ,phải nộp 402.578 529.345 126.767 31,42 16.Lợi nhuận, sau thuế 1.035.200 1361.172 325.972 31.49 Ta thấy, tổng doanh thu của công ty năm 2004 so với năm 2005 tăng 16.679.110.000VNĐ, tương ứng, với tỷ lệ tănng là 7,31%. Các khoản giảm trừ doanh thu không có, doanh thu thuần tăng tương ứng với tỷ lệ tăng của tổng doanh thu. Lợi nhuận trước thuế ,năm 2005 so với năm tăng 452.739.000 VNĐ tương ứng với tốc độ tăng 31.49% Từ các kết quả trênn lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2005, so với năm 2004 tăng 325.345.000VNĐ, tương ứng với tốc độ tăng31.49% II.CÔNG TÁC KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY . Công tác ký kết hợp đồng 1.1.Các hình thức đàm phán tại công ty. - Qua thư tín: Công ty thường sử dụng thư tín trong những cuộc tiếp xúc ban đầu.Và sau này khi đã có điều kiện gặp gỡ trực tiếp thì cũng phải duy trì quan hệ thông qua thư tín thương mại.Giao dịch bằng thư tín giúp công ty tiết kiện được chi phí.Ngoài ra còn có thể giao dịch trao đổi với nhiều khách hàng, ở nhiều nước khác nhau.Trong hình thức giao dịch này công ty hết sức chú ý đến nọi dung của thư tín, nội dung của thư tín bao giờ cũng phải chính xác, tránh sự hiểu nhầm do trình bày không rõ ràng, sử dụng từ ngữ không chính xác. Công ty luôn trả lời thư tín một cách nhanh chóng dù chưa có cơ hội bán hàng, điều này sẽ gây ấn tượng tốt cho đối tác, mở rộng quan hệ với nhiều khách hàng - Giao dịch qua điện thoại: Ưu điểm của việc giao dịch qua điện thoại là nhanh chóng, giúp người giao dịch đàm phán, một cách khẩn trương, đúng thời cơ cần thiết.Nhưng nhược điểm là chi phí cao, bị hạn chế về mặt thời gian. Do đó công ty chỉ dùng cách thức này trong những trường hợp cần thiết, sợ lỡ thời cơ.Khi giao dịch bằng điện thoại công ty bao giờ cũng chuẩn bij chu đáo để có thể trả lời ngay mọi vấn đề nêu lên một cách chính xác.Sau khi trao đổi bằng điện thoại công ty luôn có thư xác nhận nội dung đàm phán đã thoả thuận. -Đàm phán trực tiếp:Công ty xem hình thức đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp giữa hai bênlà một hình thức đàm phán quan trọng.Do hình thức đàm phán này đảy nhanh tốc độ giải quyết vấn đề.Việc gặ gỡ trực tiếp giúp công ty và đối tác hiểu biết nhau tôt hơn và duy trì quan hệ lâu dài. Trong đàm phán trực tiếp công ty bao giờ cũng xác định rõ mục đích yêu cầu của đợt đàm phán, dự kiến, những biện pháp đẻ đạt dược những kết quả mong muốn. Cùng với việc chuẩn bij các điều kiện giao dịch đưa ra trao đổi, công ty luôn tìm hiểu kỹ khách hàng mà mình sẽ gặp, tìm hiểu kỹ khách hàng của mình về tính tình, tác phong, trình độ,…Tuỳ vào tưng đối tượng đàm phán mà công ty có các phong cách đàm phán khác nhau. Mỗi buổi đàm phán đều được công ty ghi vào biên bản trong sổ theo dõi đàm phán.Việc này sẽ có lợi cho việc tìm hiểu khách hàng một cách chu đáo hơn, có lợi cho việc rút kinh nghiệm và trong quá trình đàm phán sau này. 1.2.Thẩm quyền ký kết Công ty Gạch ốp lát Hà Nội là một đơn vị hạch toán thuộc công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng Viglacera, có đày đủ tư cách pháp nhân, công ty là chủ thể hợp pháp của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Người có thẩm quyền ký kết hợp đồng xuất khẩu tại công ty là giám đốc công ty hoặc người đại diện được giám đốc uỷ quyền. 1.3.Địa điểm và thời gian giao nhận hàng. - Thời hạn giao hàng: Tuỳ thuộc vào sự thoả thuận giữa công ty và đối tác, có thể là một ngày cụ thể hoặc một khoảng thời gian nhất định. - Địa điểm giao hàng: Được chỉ rõ trong hợp đồng, công ty thường ký hợp đồng theo giá C&F, theo đó, công ty (người bán) phải chịu chi phí vận tải cũng như các chi phát sinh sau thời điểm giao hàng. Công ty cũng phaỉi mua bảo hiểm để tránh rủi ro cho người mua về mất mát hoặc hư hại đối với hàng hoá 1.4.Phương thức thanh toán. Tuỳ theo từng loại hợp đồng mà công ty sử dụng các hình phương thức thanh toán khác nhau như phương thức nhờ thu, phương thức tín dụng chứng từ, phương thức trả thanh toán bằng cách ghi sổ…, nhưng phương thức được sử dụng nhiều nhất ở công ty là, phương thức thư tín dụng và chuyển tiền ( Remittance), phương tiện thanh toán được công ty sử dụng là trả tiền bằng điện (Telegraphic Transfer-T/T).Ngân hàng được công ty lựa chọn để thực hiện các phương thức thanh toán trên là ngân hàng Công Thương, chi nhánh Ba Đình, địa chỉ tại 126 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội. 2.Quá trình thực hiện hợp đồng tại công ty. Để tiến hành một hợp đồng xuất khẩu công ty thường tiến hành các bước sau đây: 2.1. Chuẩn bị hàng xuất khẩu. Căn cứ vào hợp đồng đã ký công ty tiến hành đóng gói bao bì, kẻ mã hiệu cho hàng hoá Đóng gói bao bì: Hàng hoá của công ty đòi hoi phải đóng gói và bao bì trong quá trình vận chuyển và bảo quản.Do đó, việc tổ chức đóng gói, bao bì, kẻ mã hiệu là khâu quan trọng của việc chuẩn bị hàng hoá. Yêu cầu của công ty về bao bì đóng gói hàng xuất khẩu là “ an toàn, rẻ, và thẩm mỹ”.Có nghĩa là bao bì phải đảm bảo sự ngyên vẹn về chất lượng và số lượng từ nơi sản xuất đến nơi người tiêu dùng; phải đảm bảo hạ giá thành sản phẩm nhưng đồng thời cũng phải gây được sự chú ý của người tiêu dùng. Công ty phải xét đến những điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng trứoc khi lựa chọ laọi vật liệu dùng làm bao bì và phương pháp bao bì. Kẻ ký mã hiệu cho hàng hoá: Ký mã hiệu là ký hiệu bằng chữ, bằng số hoặc hình vẽ, được nghi trên bao bì nhằm thông báo những thông tin cần thiết cho việc bốc dỡ, giao nhận, bảo quản hàng hoá. Kẻ ký mã hiệu có tác dụng: Nhằm đảm bảo thuận lợi cho công tác giao nhận hàng hoá. Hướng dẫn các phương pháp, kỹ thuật bảo quản, vận chuyển và bốc dỡ hàng hoá. Trong công tác kẻ ký mã hiệu, công ty chú ý đến những chi tiết: Những dấu hiệu cần thiết đối với người nhận hàng, đó là: Tên người nhận, tên người gửi, số hợp đồng, số hiệu chuyến hàng, số hiệu kiện hàng. Những chi tiết cần thiết cho việc vận chuyển hàng hoá, như: Tên nước và tên địa điểm đến, tên nước và tên địa điểm hàng di, hành trình chuyên chở, số vận đơn, tên tàu,… Những dấu hiệu hướng dẫn cáh xếp đặt, bốc dỡ, và bảo quản hàng hoá, như: Dễ vỡ, mở chỗ này, nguy hiểm… Yêu cầu của việc kẻ ký mã hiệu là : sáng sủa, dễ đọc, không phai màu, không thấm nước… 2.2 Thuê tàu lưu cước: Trong thực hiện hợp đồng xuất khẩu của công ty, việc thuê tàu chở hàng được tiến hành dựa vào các căn cứ sau: Những điều khoản của hợp đồng xuất khẩu, điều kiện vận tải và đặc điểm hàng hoá Nếu điều kiện cơ sở giao hàng được quy định trong hợp đồng là C&F ( cảng đến) thì công ty phải thuê tàu biển để chở hàng . Tàu được thuê có thể là tàu chuyến và để trần ( Bulk cargo), và có thể là tàu chợ ( Liner). Việc thuê khoang tàu chợ gọi là lưu cước ( Booking a ship’s space) Nếu hợp đồng xuất khẩu, quy định điều kiện cơ sở là CPT (cảng đến) hoặc CIP (cảng đến) thì công ty phải thuê container hoặc tàu Ro/Ro để chở hàng. Với trường hợp chuyên chở bằng container thì hàng của công ty được giao cho người chuyên chở bằng một trong hai phương thức: Nếu hàng xuất khẩu đủ một container ( Full container load – FCL), thì công ty phải đăng ký thuê container, chịu các chi phí chở container rỗng từ bãi container ( Container yard) về cơ sở của mình , tiến hành đóng hanngf vào container rồi giao hàng cho người vận chuyển. Nếu hàng không đủ một container, công ty phải giao ahngf cho người vận tải tại ga container 2.3.Mua bảo hiểm Công ty khi cần mua bảo hiểm thường mua tại các công ty bảo hiểm của Việt Nam.Hợp đồng bảo hiểm có thể là hợp đồng bảo hiểm bao ( open policy) hoặc hợp đồng bảo hiểm ( voyage). Khi mua bảo hiểm bao Công ty ký hợp đồng từ đầu năm, khi giao hàng xuống tàu xong thì công ty ,chỉ gửi đến công ty bảo hiểm một thông báo bằng văn bản gọi là giấy báo bắt đầu vận chuyển. Còn khi mua bảo hiểm chuyến , Công ty phải gửi đến công ty bảo hiểm một văn bản gọi là “ Giấy yêu cầu bảo hiểm”. Trên cơ sở này, Công ty và công ty bảo hiểm đàm phán ký kết hợp đồng bảo hiểm. Vì hợp đồng thường được ký kết theo điều kiện C&F nên công ty phải có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hoá, và vì bán hàng theo điều kiện C&F nên công ty thường mua bảo hiểm theo điều kiện miễn tổn thất riêng (Điều kiện C), tức là hàng hoá chỉ được bảo hiểm trong các trường hợp cháy nổ, mắc cạn đắm lật tàu, hy sinh tổn thất chung… 2.4.Làm thủ tục hải quan: Việc làm thủ tục hải quan gồm 3 bước chủ yếu sau: - Khai báo hải quan: Công ty khai báo các thông tin về hàng hoá trên tờ khai hải quan để cơ quan hải quan kiểm tra thủ tục giấy tờ. Nội dung phải khai báo là: Loại hàng, tên hàng, số, khối lượng, giá trị hàng, tên công cụ vận tải, xuất khẩu với nước nào… Tờ khai hải quan, phải được xuất trình cùng với một số chứng từ khác, như : giấy phép xuất nhập khẩu, hoá đơn, phiếu đóng gói, bảng kê chi tiết.. - Xuất trình hàng hoá: Công ty phải sắp xếp hàng hoá xuất khẩu một cách có trật tự để thuận tiện cho việc kiểm soát. Công ty phải chịu các chi phí và nhân công về việc mở, đóng các kiên hàng. Để thực hiện các thủ tục kiểm tra và giám sát công ty phải nộp thủ tục phí hải quan. Thực hiện các quyết định hải quan: Sau khi kiểm tra các giấy tờ và hàng hoá, hải quan sẽ ra quyết định như: cho hàng được phép qua biên giới cho hàng đi qua một cách có điều kiện… 2.5. Giao hàng: Hàng xuất khẩu của công ty thường được giao bằng đường biển và công ty thường tiến hành cá bước sau để giao hàng. -Lập bảng đăng ký hàng chuyên chở cho người vận tải (đại diện hàng hải, thuyêng trưởng hoặc công ty đại lý tàu biển) để đổi lấy sơ đồ xếp hàng -Làm việc với cơ quan điều độ cảng để nắm vững ngày giờ làm hàng. -Bố trí phương tiện vào cảng, xếp hàng lên tàu. -Lấy biên lai thuyền phó Mate’s rêceipt) và đổi biên lai thuyền phó lấy vận đơn đường biển. Vận đơn đường biển phải là vận đơn hoàn hảo, đã bốc hàng, và phải chuyển nhượng được Nếu hàng được giao bằng container thì khi hàng chiếm đủ một container , công ty phải đăng ký thuê container, đóng hàng vào container và lập bảng kê hàng trong container ( container list). Nếu hàng đuợc giao không chiếm hết một container, lúc đó công ty phải lập một bản “Đăng ký chuyên chở”, sau khi đăng ký được chấp nhận công ty giao hàng đến ga container cho người vận tải. 2.6. Làm thủ tục thanh toán: Hai phương thức thanh toán chủ yếu mà Công ty thường áp dụng là phương thức thanh toán bằng thư tín dụng và phương thức thanh toán chuyển tiền. Thanh toán bằng thư tín dụng Sơ đồ nghiệp vụ thanh toán bằng thư tín dụng Người xuất khẩu Người nhập khẩu Ngân hàng thông báo Ngân hàng xác nhận (4) (3) (7) (8) (5 ) (1) (2) (6) Bước 1: Người nhập khẩu (đối tác ở nước ngoài) căn cứ vào hợp đồng làm đơn xin mở một thư tín dụng, yêu cầu ngân hàng này trả tiền cho ngưỳi xuất khẩu ( công ty) nếu người xuất khẩu nộp đủ bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định trong hợp đồng Bước 2: Ngân hàng mở thư tín dụng căn cứ vào đơn xin mở thư tín dụng và các cứng từ khác có liên quan, mở một thư tín dụng và thông qua ngân hàng ở nước ngoài thông báo cho người xuất khẩu, biết về thư tín dụng đó rồi gửi bản chính cho người bán Thư tín dụng thường có những nọi dung sau: Tên địa, chỉ của người yêu cầu mở thư tín dụng. Tên, địa chỉ của ngân hàng mở thư tín dụng Số tiền của thư tín dụng Thời hạn trả tiền Thời hạn xuất trình chứng từ Thời hạn giao hàng Địa điểm gửi hàng, địa điểm nhận hàng. Bước 3: Tại ngân hàng thông báo, khi nhận được thư tín dụng gửi đếnthì tiến hành kiểm tra tính chính xác của L/C sau đó gửi bản chính cho người xuất khẩu. Bước 4: Sau khi nhận được L/C người xuất khẩu ( công ty) kiểm tra L/C và khả năng thuận tiện trong việc thu tiền hàng xuất khẩu bằng L/C đó. Nếu không đáp ứng được yêu cầu này, công ty buộc người mua sửa đổi rồi mới giao hàng. Bước 5: Người xuất khẩu (công ty) tiến hành việc gửi hàng cho người nhập khẩu, sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, người xuất khẩu ( công ty) lập bộ chứng từ thanh toán theo yêu cầu của các điều khoản trong thư tín dụng. Sau đó gửi bộ chứng từ này đến ngân hàng thông báo và thông báo cho ngân hàng mở L/C xin thanh toán hoặc có thể nhờ ngân hàng thông báo thu hộ tiền từ ngân hàng mở L/C. Bước 6: Ngân hàng thông báo tiến hành việc chuyển bộ chứng từ thanh toán cho ngân hàng mở thư tín dụng để ngân hang này trả tiền cho người xuất khẩu. Nếu như ngân hàng thông báo đồng thời là ngân hàng trả tiền thì ngân hàng này sẽ trả tiền cho người bán và chuyển toàn bộ chứng từ cho ngân hàng mở thư tín dụng, sau đó ngân hàng này sẽ hoàn trả số tiền cho ngân hàng thông báo. Bước 7: Ngân hàng mở thư tín dụng, chuyển giao toàn bộ chứng từ hàng hoá cho người mua ( người ngập khẩu) để người nhập khẩu đi nhân hàng, đồng thời yêu cầu người mua thanh toán số tiền đã trả cho người xuất khẩu ( công ty). Bước 8: Người mua ( người nhập khẩu kiểm tra toàn bộ chứng từ nếu thấy phù hợp với thư tín dụng thì hoàn trả tiền cho ngân hàng , nếu thấy không phù hợp, thì người mua có thể từ chối trả tiền. Thanh toán bằng phương thức chuyển tiền: Cùng với phương thức thanh toán bằng thư tín dụng thì phương thức thanh toán này cũng được công ty áp dụng khá thường xuyên. Sơ đồ quy trình chuyển tiền: Người yêu cầu chuyển tiền (Người mua ) Ngân hàng nhận chuyển tiền) Ngân hàng trả tiền Người thụ hưởng ( Người bán- Công ty) (1) (2) (4) (3) Bước1: Người xuất khẩu ( Công ty) giao hàng hoá và chuyển bộ chứng từ cho người nhập khẩu(đối tác). Bước2: Người nhập khẩu kiểm tra hàng hoá, chứng từ. Nếu thấy phù hợp sẽ tiến hành lập thủ tục chuyển tiền.Người yêu cầu chuyển tiền phải lập giấy uỷ nhiệm chuyển tiền- lệnh chuyển tiền gửi cho ngân hàng. Nội dung của giấy uỷ nhiệm chuyển tiền gồm các yếu tố chính , như: Họ, tên , địa chỉ của người yêu cầu chuyển tiền. Tên ngân hàng và số hiệu tài khoản trích chuyển tiền Lượng tiền yêu cầu chuyển. Họ, tên, địa chỉ người thụ hưởng. Tên ngân hàng và số hiệu tài khoản được nhận tiền thụ hưởng. Lý do của việc chuyển tiền. Phí của việc chuyển tiền Ngoài những giấy chuyển tiền thì người yêu cầu chuyển thiền còn phải xuất trình những văn bản cần thiết có liên quan để làm căn cứ xem xét tính pháp lý của số tiền cần chuyển, như: Hợp đồng ngoại thương, giấy phép nhập khẩu, tờ khai hải quan… Bước 3: Ngân hàng chuyển tiền lập các thủ tục chuyển tiền qua ngân hàng đại lý( hoặc chi nhánh.) Bước 4: Ngân hàng thanh toán - trả tiền cho người thụ hưởng (người xuất khẩu - công ty) Thanh toán bằng phương thức chuyển tiền được thực hiện theo hai phương thức chủ yếu sau: Chuyển tiền bằng thư ( Mail Transfer – M/T): Trong hình thức này, lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung 1 bức thư mà ngân hàng này gửi yêu cầu ngân hàng thanh toán thực hiện. Thư chuyển tiền là chỉ thị của ngân hàng chuyển tiền đối với ngân hàng thanh toán yêu cầu ngân hàng này trả một khoản tiền được ấn định cho người thủ hưởng được chỉ định trong thư. Thư chuyển tiền gồm có các nọi dung chủ yếu: Họ và tên, địa chỉ, số tài khoản của người được thụ hưởng. Số tiền phải trả cho người thụ hưởng Cách thức mà ngân hàng chuyển tiền hoàn lại tiền thanh toán cho ngân hàng thực hiện thanh toán. Chuyển tiền bằng điện ( Telegraphic transfer T/T): Với hình thức này lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức điện mà ngân hàng này gửi cho ngân hàng thanh toán thông qua truyền tin của mạng viễn thông như SWIFT ( Society for Woldwid Interbank Financial Telecommunication- Hiệp hội liên lạc viễn thông quốc tế Tài chính Ngân hàng thế giới) Nội dung chủ yếu của chỉ thị chuyển tiền qua điện cũng tương tự như trong thư chuyển tiền. 2.7. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại: Trong trường hợp khách hàng có khiếu nại về hàng hoá của công ty thì công ty luôn có thái độ nghiên túc, trong việc xem xét yêu cầu của ngưòi nhập khẩu. Nếu khiếu nại của khách hàng là có cơ sở thì công ty có thể giẩi quyết khiếu nại bằng một trong các phương pháp: Giao hàng thiếu. Giao hàng tốt thay thế hàng kém chất lượng. Giảm giá hàng hoá, số tiền giảm được trang trải bằng hàng hoá giao vào thời gian sau đó. Đối với các trường hợp miễn trách nhiệm, Công ty và người nhập khẩu thường quy định các trường hợp này trong hợp đồng. Công ty không chịu trách nhiệm về các tổn thất hay chậm trễ do các nguyên nhân, như : - Do lỗi của người thứ ba: Ví dụ Công ty sẽ không chịu trách nhiệm về việc giao chậm hàng nếu việc này xảy ra người vận chuyển không thực hiện nghĩa vụ của mình vì tàu gặp bão tố. - Do lỗi của đối tác. Ví dụ, ngày 20 tháng 4 Công ty giao hàng, nhưng đến ngày 25 thang 4 người mua mới nhận hàng. Khi kiểm tra thì người mua phát hiện thấy có sự mất mát hàng hoá. Tuy nhiên nếu Công ty chứng minh được rằng hàng hoá mất mát vào ngày 22, 23 tháng 4 mặc dù Công ty đã áp dụng mọi biện pháp ngăn chặn. Như vậy thiệt hại xảy ra do người mua chậm thực hiện nghĩa vụ nhận hàng của mình và Công ty sẽ không phải chịu trách nhiêm về thiệt hại xảy ra. - Do trường hợp bất khả kháng: Ví dụ, Công ty giao chậm hàng hoặc không thẻ giao hàng do cơ sở sản xuất của công ty gặp thiên tai và máy móc bị phá huỷ. Lúc này Công ty sẽ thôgn báo ngay cho người mua biết và trong trường họp đó cả hai bên có thể thoả thuận huỷ hợp đồng. Nhưng trong thực tiễn hoạt động của công ty trong thời gian qua hầu như công ty chưa gặp phải bất kỳ sự khiếu nại nào của khách hàng CHƯƠNG III NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY GẠCH ỐP LÁT HÀ NỘI I. ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG . 1.Thuận lợi. Thuận lợi đàu tiên của công ty là có một tập thể đoàn kết, có phong trào thi đua sôi nổi.Công ty luôn có chính sách hợp lý động viên các cán bộ nhân viên trong công ty , tạo động lực cho họ làm việc, nhiệt tình, hăng hái.Ngoài ra công ty có các đối tác lâu năm ở nươcs ngoài, đã có quá trình hợp tác làm ăn lâu dài, do đótạo ra sự tinn tưởng lẫn nhau và nguồn hàng xuất khẩu ổn định.Trong quá trình thực hiện hợp đồng công ty luôn luôn thực hiện đúng các cam kết và nghĩa vụ của mình, những đối tác của công ty cũng là những bạn hàng đã hợp tác lâu dài do đó cuãng luôn thực hiện tôt những nghĩa vụ trong hợp đồng do đó công ty và đối tác chưa từng xảy ra các tranh chấp, khiếu kiện. Bên cạnh đó với điều kiện nền kinh tế đang mởi cửa hội nhập với nên kinh tế toàn cầu, cùng với chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước công ty có nhiều điều kiệnấphts triển sản xuất, mở rộng thị trường. 2.Khó khăn. Bên cạnh những thuận lợi công ty cũng gặp phải không ít khó khăn trong công tác ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Công ty là một doanh nghiệp nhà nước, có nhiều cơ chế ràng buộc, không có được sự tự chủ như nhưng doanh nghiệp ngaòi quốc doanh, do đó khi chuyển sang nền kinh tế thị trường công ty gặp khá nhiều khó khăn Cùng với nhiều doanh nghiệp khác, công ty cũng gặp phải những phiền hà rắc rối khi làm thủ tục hải quan , cùng với đó là nhưng chính sách còn chưa hợp lý cũng gây khó khăn cho doanhnghiệp. Ngoài ra khi Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO thì công ty chắc chắn sẽ gặp nhiều thuận lợi cho việc xuất khẩu nhưng cũng sẽ gặp phải sự cạnh tranh gay gắt với các doanhnghiệp nước ngoài ngay ở thị trường trong nước. Đây là một khó khăn lớn bởi vì thị trường trong nước vẫn là thị trường chủ yếu của công ty , nếu việc kinh doanh trong nước gặp khó khăn chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến công tác xuất khẩu của công ty Tuy nhiên đay cũng là khó khăn chung của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam nên, cho nên cùng vói việc hoàn thiện công tác ký kết và thực hiện hợp đồng tạo uy tín trên thương trường, công ty cũng cần tìm hiểu các thị trường mới, tìm cách khắc phục những khó khăn, thử thách. II.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ. 1. ĐỐI VỚI CÔNG TY.. 1.1.Phát triển một chiến lược xuất khẩu. Để nắm bắt mọi cơ hội và có sự thành công nhất định trong việc xuất khẩu, công ty cần có một chiến lược xuất khẩu đúng đắn, gồm các bước sau: Xác định những tiềm năng xuất khẩu của công ty: Để đánh giá khả năng xuất khẩu của công ty ra thị trường nước ngoài thì có rất nhiều cách,, nhưng cách phổ biến nhất là khảo sát sự thành công của sản phảm, của công ty ngay tại thị trường nội địa. Nếu sản phẩm của công ty đang thành công trên thij trường nội địa jthì đây có thể là một cơ hội để công ty thành công ở thị trường nước ngoài hay ít nhất là ở các thị truờng có những điều kiện và nhu cầu tương tự. Những phương tiện khác để đánh giá tiềm năng của công ty trong việc xuất khẩu là nghiên cứu những đặc điểm nổi bật nhất hoặc những đặc trưng quan trọng của sản phẩm của công ty. Nếu như những đắc trưng đó là khó sao chép ỉơ nước ngoài (đánh cắp mẫu mã ), thì công ty sẽ có cơ hội thành công ở thị trường nước ngoài. Đánh giá sự sẵn sàng trong việc xuất khẩu của công ty. Để xác định sự sẵn sàng trong việc xuất khẩu của công ty, thì cần trả lời những câu hỏi sau, trong mục tiêu ngắn hạn, trung hạn, hay dai hạn của công ty: Công ty muốn đạt được điều gì trong việc xuất khẩu ? Đối với công ty, việc xuất khẩu có phải là một chính sách nhất quán so với các mục tiêu khác hay ko ? Nhu cầu xuất khẩu nào sẽ đặt lên những nguồn chủ yếu của công ty, bộ phạn quản lý và nhân sự, tình hình tài chính, công suất sản xuất, và làm thế nào để những nhu cầu này sẽ dược đáp ứng một cách đầy đủ. Những lợi ích mong đợi có xứng đáng với những chi phí mà công ty đã bỏ ra, hay những nguồn tài nguyên của công ty có được sử dụng tốt hơn cho việc phát triển những kế hoạch kinh doanh mới tại thị trường nội địa hay không. Phát triển một kế hoạch xuất khẩu: Một khi công ty đã quyết định bán sản phẩm của mình thì đay chính là thời gian để công ty lập một chiến lược, xuất khẩu. Đầu tiên cần sự nhất trí rộng rãi của các thành viên lãnh đạo công ty và các thành viên liên quan đến quá trình xuất khẩu, chính họ sẽ là người cuối cùng thực hiện kế hoạch xuất khẩu Những mục đích của kế hoạch xuất khẩu là ssể tập hợp những sự việc, sự thúc ép và để tạo nên một tyên bố bằng hành động rằng tất cả những hành động này đã được tính toán. Điều này sẽ giúp các nhân viên tích cực, và năng đôngj hơn trong công việc của mình. Sau đó công ty nên xác định các vấn đề sau: Công ty sẽ lựa chọn sản phẩm nào cho chiến lược phát triển xuất khẩu ? Những nước nào cần được tập trung quan tâm nhất ? Tại mỗi nước cần có những tài liệu gì về khách hàng, nên dùng phương thức Marketing và phương thức phân phối nào là phù hợp ? Tại mỗi thị trường thì có những thách thức đặc biệt nào ( sự kiểm soát nhập khẩu, cạnh tranh…) ? Cách thức xác định giá của sản phẩm trên từng thị trường như thế nào ? Cách thức đánh giá kết quả đạt được như thế nào ? Lần đầu tiên một kế hoạch xuất khẩu được xây dựng thì nó nên ở dạng đơn giản, vì những thông tin về thị trường chưa nhiều. Một người lập kế hoạch xuất khẩu cần nghiên cứu nhiều về xuất khẩu và vị trí cạnh tranh hiện nay của công ty. 1.2.Phát triển kế hoạch tiếp thị: Để có được thành công trong việc xuất khẩu công ty nên tiến hành nghiên cứu thị trường nước ngoài, xác định các cơ hội tiếp thị, người mua tiềm năng và các khách hàng. Để nghiên cứu thị trường công ty cần sử dụng tất cả các phương pháp để xác định để xác định thị trường nước ngoài nào có tiềm năng nhất cho sản phẩm của công ty. Kết quả sẽ cho công ty biết các yếu tố sau: Thị trường nào là lớn nhất, thị trường nào phát triển nhanh nhất, các điề kiện của thị trường, các đối thủ và các sản phẩm cạnh tranh Công ty có thể nghiên cứu thị trường bằng cách dùng các dữ liệu chủ yếu và các dữ liệu thứ cấp. Khi nghiên cứu thị trường, chủ yếu công ty phải thu thập những dữ liệu chủ yếu từ nước ngoài thông qua việc khảo sts, phỏng vấn và tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Cách thu thập dữ liệu như vậy thường mất nhiều thời gian và tốn kém. Khi nghiên cứu thị trường thứ cấp, công ty có thể thu thập dữ liệu từ các nguồn như thông tin thống kê thương mại của một nước hoặc cho một sản phẩm. Để có được các thông tin thứ cấp, công ty nên tiến hành làm những việc sau: Liên hệ với các chuyên gia thương mại ở nước sở tại hoặc các cơ quan của chính phủ. Cử đại diện tham dự đại hội chuyên đề, hội thảo, các triển lãm thương mại quốc tế. Học hỏi các nhà xuất khẩu thành công với các sản phẩm tương tự. Lập kế hoạch quảng cáo cho sản phẩm. Trong thương mại quốc tế, quảng cáo là một việc làm quan trọng để có thể thúc đảy việc tiêu thụ hàng hoá ở nước ngoài. Khi tiến hành quảng cáo công ty cần tập trung vào một số nọi dung như: Phẩm chất, chất lượng sản phẩm. Công dụng hay lợi ích của sản phẩm. Đặc điểm, tính ưu việt của sản phẩm. Điều kiện mua bán và giá cả. Công ty có thể tiến hành quảng cáobằng các phương tiệnnhư báo chí, tập san, tham gia tổ chức triển lãm, hội chợ quốc tế, gửi tặng phẩm, quà biếu 1.4. Tăng cường nghiệp vụ đàm phán. Trong mua bán hàng hoá quốc tế, đàm phán để ký kết hợp đồn là một giai đoạn quan trọng. Nếu thực hiện tốt thì có thể đem lại nhiều lợi ích cho công ty, ngược lai có thể dẫn đến việc thất bại trong ký kết hợp đồng, hoặc gây cho cong ty nhiều bất lợi. Do đó công ty cần chuẩn bị tốt cho việc đàm phán này. Giai đoạn chuẩn bị đàm phán , là giai đoạn quan trọng nhất. Công ty cần chuẩn bị kỹ về các mặt sau: Thu thập thông tin: Trước khi đàm phán công ty cấn có được các thông tin như: + Công ty có lợi gì, từ thương vụ này. + Đối tác là ai và đại diện cho đối tác, là người như thế nào. + Những thông tin gì có thể cung cấp cho đối tác. + … Chuẩn bị chiến lược: Trước khi đàm phán công ty cần xác định tư duy của mình, là tư duy chiến lược hay tư duy ứng phó Chuẩn bị kế hoạch: Trứoc khi tiến hành đàm phán, công ty cần xác định mục tiêu của đàm phán ( yêu càu tối đa, tói thiểu, giá cả cao nhất, thấp nhất…) Một số kinh nghiệm, khi đàm phán: Khi đàm phán cần xác định tư tưởng, xác định những gì cần đạt được trên cơ sở không khí đàm phán thân mật thoải mái cho cả hai bên. Công ty cần tìm hiểu phong tục tập quán, tư tưởng của đối tác nước ngoài. Không tham gia tranh luận về những vấn đề chính trị, tôn giáo…trong quá trình đàm phán. Phải cố gắng thích ứng với nhịp độ đàm phán. Biết nhượng bộ lúc nào, và ở mức độ nào để vừa đảm bảo có lợi cho công ty vừa làm thoả mãn đối tác. Sau khi đàm phán công ty cần tỏ rõ thiện chí thực hiện những gì đã đạt được 1.5. Vấn đề nhân lực. Yếu tố nhân lực bao giờ cũng là yếu tố quan trọng trong công ty, nhất là trong công tác xuất khẩu. Chất lượng đôij ngũ cán bộ sẽ quyết định công việc kinh doanh của công ty có hiệu quả hay không. Công ty cần có những cán bộ chuyên trách về xuất khẩu, những người này phải có trình độ ngoại thương vững chắc, am hiểu tập quán, luất pháp quốc tế cũng như, về kỹ thụt nghiệp vụ ngoại thương. Để có được đội ngũ cán bộ có năng lực thì công ty cần tiến hành một số biện pháp như: Tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ của cán bộ trong công ty; Thu hút nhân tài bằng các chế độ như: tiền lương, điều kiện làm việc, cơ hội phát triển…đồng thời công ty cũng có chế độ phát hiện nhân tài trong công ty, tạo động lực làm việc cho tất cả mọi người. 2. Đối với nhà nước. 2.1.Đối với chính sách hỗ trợ xuất khẩu: Chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu: Nhà nước đã có hình thức cho vay vốn ngắn hạn là hình thức hỗ trợ xuất khẩu nhưng chỉ dành cho những doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp những mặt hàng khuyến khích xuất khẩu, chưa khuyến khíh số đông các doanh nghiệp xuất khẩu khác. Những doanh nghiệp nay vẫn phải đi vay ngân hàng thương mại để xuất khẩu. Doanh số cho vay hỗ trợ xuất khẩu cũng thường rất thấp. Mặt khác khi gia nhập WTO đòi hỏi phải cắt bỏ một số bao cấp ưu đãi cho doanh nghiệp. Theo hiệp định SCM của WTO thì tín dụng xuất khẩu của quỹ Hỗ trợ phát triển là môtj hình thức trợ cấp xuất khẩu, càn phải đwocj cắt bỏ, tuy nhiên WTO vẫn dành cho các nước phát triển trong đó có Việt Nam thời gian quá độ đẻ tiến tới loại bỏ trợ cấp xuất khẩu.Tính từ thời điểm, này thì tín dụng hỗ trợ xuất khẩu chỉ còn thời hạn tối đa là 10 năm để duy trì và cắt giảm dần theo đúng lộ trình đã cam kết khi gia nhập WTO.Trong thời gian đó hoạt động này cần sự chuyển biến cho phù hợp, quỹ hỗ trợ xuất khẩu phải thực sự tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy xuất khẩu, hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đủ sức trụ vững và cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tiến tới dù không còn hình thức hỗ trợ này thì các doanh nghiệp lại có được sự giúp đỡ từ các hiệp hội nghành nghề, hay hiệp hội doanh nghiệp lúc đó đã đủ tầm hỗ trợ. Do đó từ lúc này song song với việc hỗ trợ xuất khẩu Chính phủ cần quan tâm tới việc hỗ trợ cho việc hình thnàh và phát triển các hiệp hội làng nghề hay hiệp hội doanh nghiệp Chính sách thuế: Ttrong những năm qua nhà nước đã có những chính sách thuế hỗ trợ xuất khẩu như: Quy định một số không phải đói tượng chịu thuế, miễn thuế tiêu thụ đặc biệt đói với các cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu ra nước ngoài.Hoàn thuế đối với hàng tái xuất, nguyên vật liệu để sản xuất gia công hàng xuất khẩu. Tuy nhiên trong chính sách thuế cũng còn một số tồn tại như biểu thuế còn quá cao, việc phân lại hàng hoá chưa, cụ thể, chi tiết nên việc thực hiện còn nhiều khó khăn.Do đó nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện chính sách thuế trong thời gian tới. Đồng thời cơ quan thuế địa phương cần cải tiến và hoàn thiên các thủ tục hoàn thuế nhằm thực hiện nhanh công tác hoàn thuế trong thời gian tới, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Chính sách điều hành tỷ giá: Tình trạng căng thẳng về cung cầu ngoại tệ những năm qua giảm do Ngân hàng Nhà nước nới lỏng các chính sách điều tiêt ngoại hối, tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Để phản ánh đúng cung cầu ngoại tệ , theo sát diễn biến của thị trường thì vẫn cần sự quản lý của nhà nước, ngân hàng nhà nước xem xét biên độ giao động tỷ giá. Cải cách thủ tục hành chính: Thủ tục hành chính cần cỉa cách theo hướng nhanh gọn, một đầu mối tránh trùng lặp, không đr doanh nghiệp phải chờ đợi gây khó khăn cho doanh nghiệp. Đối tượng chính là các cơ quan thuế, hải quan… Thủ tục hải quan:Kể từ khi Luật Hải quan có hiệu lực (2001), thủ tục hải quan đã có những cải tiến nhưng vẫn còn có nhưng điểm bất cập. Thủ tục nhập các loại hàng hoá và nguyên liệu còn phức tạp do phải làm nhiều thủ tục xuất nhập khẩu, giám định, thủ tục thuế. Một số mặt hàng, ngyên liệu được nhập thường xuyên nhưng mỗi lần nhập vẫn phải qua kiểm định, làm phát sinh chi phí lưu kho và thời gian chờ đợi. Làm chậm tiến độ sản xuất. Các thủ tục để xuất khẩu hàng hoá cũng còn nhiều rườm rà, chưa hợp lý, như: Hàng tái xuất gửi đi sửa chữa cần 45 ngày, trong khi giấy phép hải quan chỉ cho 30 ngày, doanh nghiệp phải tốn thời gian làm thủ tục gia hạn. 2.2. Đối với việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Tiếp tục rà soát lại hệ thống pháp luật để điều chỉnh các quy định không còn phù hợp hoặc chưa được rõ. Ban hành các văn bản pháp luật mới để điều chỉnh các quan hệ kinh tế mới phat sinh trên phương diênj quốc tế và qyuốc gia như văn bản pháp luật về tối huệ quốc ( MFN) và dối xử quốc gia ( NT), luật cạnh tranh và chống độc quyền, luật chống bán phá giá và trợ cấp, Luật phòng vệ khẩn cấp , luật chống chyển giá. Điều chỉnh và ban hành mới các quy định dưới luật để xử lý linh hoạt các loại hình kinh doanh đang ngày càng trở nên quan trọng nhưng chưa đủ khung pháp lý như các lĩnh vực dịch vụ , xuất khẩu tại chỗ ( bán hàng miễn thuế, giao hàng xuất khẩu trên lãnh thổ Việt Nam để tiếp tục sản xuất thành phẩm xuất khẩu…), buôn bán biên giới và buônn bán duyên hải, kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyể khẩu và kho ngoại quan để tận dụng ưu thế và vị trí địa lý, tăng thu ngoại tệ. Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn hàng hoá dịch vụ xuất khẩu cho phù hợp với đòi hỏi của thị trường, nâng dần sức cạnh tranh. Trên đây là một số kiến nghị, hy vọng với những giải pháp trên sẽ sẽ giúp cho các cơ quan Nhà nước và công ty ngày càng nâng cao hiệu quả trong công tác xuất khẩu KẾT LUẬN Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã có những bước chuyển biến to lớn. Việc Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới ( WTO) đã mở ra nhiều cơ hội và thách thức, trong đó các doanh nghiệp xuất khẩu có nhiều cơ hội tiếp cận với các thị trường nước ngoài với nhiều điều kiên thuận lợi. Để chuẩn bị tốt cho hoạt động xuất khẩu thì việc tìm hiểu kỹ chế độ pháp lý về hợp đồng xuất khẩu là việc cần thiết. Với ý tưởng đó chuyên đề này đã tìm hiểu một số vấn đề về chế độ pháp lý của hợp đồng xuất khẩu và thực tiễn áp dụng tại công ty gách ốp lát Hà Nội. Hy vọng một số ý kiến của mình có thể giúp ích cho doanh nghiệp trong công tác ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Với những điều kiện có hạn về cả thời gian và kiến thức nên chuyên đề sẽ không thể tránh được thiếu sót, hy vọng chuyên đề sẽ nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để có thể hoàn thiện hơn. Trong thời gian thực tập em đã nhận được sự quan tâm hướng dẫn của thầy Đỗ Kim Hoàng cùng các cán bộ, viên chức Phòng KinhDoanh đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. Sinh Viên Trần Sỹ Quảng DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I.Văn bản quy phạm pháp luật. Bộ Luật dân sự 2005. Luật Thương mại Việt Nam 2005. Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 Nghị định số 33/CP của chính phủ ngày 19/4/1994 về quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Công ước LaHaye 1964, về mua bán quốc tế tài sản hữu hình Công ước Viên 1980, về mua bán hàng hoá quốc tế. Những nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế (PICC), viện thống nhất tư pháp quốc tế Roma-Italia, nhà xuất bản, TP Hồ Chí Minh 1999, người dịch: Lê Nết II.Các tài liệu khác Báo cáo kết quả kinh doanh 2004-2005 của công ty Bảng cân đối kế toán 2004-2005 của công ty Các hợp đồng xuất khẩu của công ty Tạp chí khoa học thương mại số 11/2005 Hợp đồng thương mại quốc tế. PGS-TS Nguyễn Văn Luyện, TS Lê Thị Bích Thọ, TS Dương Anh Sơn, Nhà xuất bản Công An Nhân Dân, 2002. Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, Trường đại học kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội, 2005. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31986.doc
Tài liệu liên quan