Chính sách tiền tệ ở Việt Nam mới đi vào hoạt động từ những năm 90. Bên cạnh những thuận lợi đạt được trong việc cải cách hệ thống Ngân hàng, việc thực thi chính sách tiền tệ còn gặp không ít những khó khăn. Đó là do lối suy nghĩ và hoạt động theo cơ chế quan liêu cũ, công cụ chính sách tiền tệ còn mang nặng tính hành chính, các công cụ gián tiếp còn chưa được sử dụng một cách hiệu quả. Cụ thể hơn, những thách thức mà Việt Nam đang đối mặt là chưa có một thanh toán tài chính phát triển. Đó phải chăng là đầu mối cho những bất cập trong việc thực thi chính sách tái chiết khấu chưa thực sự là hiệu ứng thông báo đối với thị trường, thị trường mở còn mới mẻ, chỉ mới đi vào hoạt động. Do đó, vấn đề đặt ra là phát huy nội lực, phát triển sản xuất, tăng khả năng hấp thụ và luân chuyển vốn trong nền kinh tế. Hơn thế nữa, các nhà chính sách Việt Nam cần tạo ra môi trường pháp lý thuật lợi và những điều kiện chủ quan để trong tương lai, Việt Nam có một thị trường tài chính phát triển. Đây chính là tiền đề làm nền tảng để xây dựng và phát triển một chính sách tiền tệ hoàn hảo có tác dụng điều chỉnh và đem lại hiệu quả cho hoạt động Ngân hàng.
58 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1362 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Chính sách tiền tệ và đánh giá về việc thực thi chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong những năm gần đây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y hoạt động. Để làm được điều này trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước phải phát hành các đợt tín phiếu Ngân hàng Nhà nước. Việc này chưa chắc đã được thoả thuận từ nhiều phía. Chính bởi vậy, việc tạo thêm công cụ cho thị trường mở thông qua việc phát hành tín phiếu kho bạc được coi là biện pháp tối ưu. Để làm được điều này nên chăng, Bộ tài chính dừng việc huy động vốn cho ngân sách thông qua việc phát hành trái phiếu bán lẻ hai năm với chi phí cao để phát hành tín phiếu kho bạc thông qua đấu thầu tại Ngân hàng Nhà nước với chi phí thấp hơn rất nhiều. Làm như vậy không những đáp ứng được vốn cho nhu cầu chi tiêu ngân sách mà còn đồng thời tạo thêm công cụ cho việc điều hành chính sách tiền tệ.
Về người mua, người bán: Tham gia nghiệp vụ thị trường mở, Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng sẽ thuận mua vừa bán tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các loại giấy tờ có giá ngắn hạn khác. Điều quan trọng hơn, trong chiến lược kinh doanh của mình, các tổ chức tín dụng phải xác định một cách chính xác mua hoặc bán các loại giấy tờ có giá trị ngắn hạn vào lúc nào và bao nhiêu. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc Ngân hàng Nhà nước phải quyết định bơm vào lưu thông hay thu hút ra một lượng tiền tệ tương ứng. Rõ ràng nó liên quan đến khả năng, trình độ phân tích và dự báo vốn khả dụng cần duy trì của các tổ chức tín dụng cũng như sự kiểm soát đối với loạt vốn này của Ngân hàng Trung ương.
* Đánh giá sự phát triển của nghiệp vụ thị trường mở trong tương lai:
Có thể nói, nghiệp vụ thị trường mở là một công cụ mới mẻ của chính sách tiên tệ. Vì vậy, trong thời kì đầu giao dịch, nghiệp vụ thị trường mở có thể chưa thường xuyên. Trong các phiên đấu thầu mua và bán, cũng có thể không đạt được khối lượng mua hoặc bán các giấy tờ có giá trị. Do đó, không nên đánh giá vội nghiệp vụ thị trường mở chưa thành công.
Đồng thời, nghiệp vụ thị trường mở được coi là bước trung gian để tiến tới việc tự do hoá lãi suất trong tương lai. Điều 18 của Luật Ngân hàng Nhà nước quy định “Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn. Các tổ chức tín dụng sẽ căn cứ vào lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố để xác định lãi suất huy động và cho vay của mình. Khi thị trường mở hoạt động thường xuyên thì việc hình thành lãi suất trên thị trường mở sẽ là một trong những cơ sở để Ngân hàng Nhà nước xác định mức lãi suất cơ bản. Về cơ bản Ngân hàng Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp lí cần thiết có liên quan đến hoạt động của thị trường mở. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang gấp rút lắp đặt thiết bị máy móc và dự đoán các tổ chức tín dụng sẽ chuẩn bị xong và triển khai hoạt động trong quý III/2000.
Cung ứng tiền
Lãi suất
Mức độ rủi ro
1. Qua nghiệp vụ TTM
Là lãi suất đấu thầu
Thấp nhất
2. Qua chiết khấu giấy tờ có giá
Là lãi suất ấn định
(lãi suất chiết khấu)
Thấp hơn
3. Qua cho vay chiết khấu hoặc cho vay tái cấp vốn
a. Có bảo đảm
b. Mức ấn định
Lãi trả trước
Lãi trả sau hàng tháng
Lãi suất ấn định
Lãi suất ấn định
Thấp hơn
Chấp nhận rủi ro để đảm bảo an toàn hệ thống
4. Qua cho vay thanh toán bù trừ
Lãi suất ấn định cao
Không có cơ sở đảm bảo
5. Qua mua ngoại tệ
Tỉ giá ấn định
An toàn
6. Dự trữ bắt buộc
Không lãi suất
An toàn
Ta có thể hiểu rõ các nghiệp vụ, mức lãi suất, độ rủi ro của các công cụ chính sách tiền tệ của Việt Nam bằng bảng tóm tắt trên đây.
2.3. Mục tiêu của chính sách tiền tệ:
2.3.1. Mục tiêu trung gian:
Chúng ta biết rằng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chọn khối tiền M2 làm mục tiêu trung gian trong việc điều hành chính sách tiền tệ, bởi thực tế đã chỉ ra rằng sự biến động của mức giá và sản lượng trong thập kỉ 90. Tuy nhiên, việc thực hiện lãi suất ấn định đã làm giảm đi mục tiêu trung gian này. Vậy ta thử xem mục tiêu trung gian M2 được sử dụng như thế nào? Chính sách trần lãi suất có đặc điểm gì? Và tình trạng mâu thuẫn mục tiêu M2 và việc ấn định trần lãi suất ?
a. Cung tiền:
Nhân tố quan trọng trong việc điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong những năm qua là cung tiền tệ. Với nỗ lực về mọi mặt, trong thập kỉ 90, Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều đổi mới trong việc cung tiền tệ. Phương pháp tính toán và điều hành cung ứng tiền trong chính sách tiền tệ được phát triển và bổ sung dần từ sơ khai đơn giản, thiếu linh hoạt tiến tới bao quát, chú ý đầy đủ hơn các yếu tố có liên quan, cho phép chủ động nhạy bén điều chỉnh theo tình hình thay đổi của thị trường.
Thật vậy, trước năm 1992 việc tính toán khối lượng tiền cần phát hành hàng năm ở Việt Nam thực chất là tính toán khối lượng tiền mặt cần phát hành. Nhu cầu tiền tệ của nền kinh tế được xác định thông qua cân đối tiền mặt của các Ngân hàng mà không tính đến nhu cầu tiền được hình thành qua khâu tín dụng trên cơ sở số dư của hệ thống Ngân hàng. Cách tính này tậo nên sự khai hiếm tiền mặt và gây áp lực đối với tiền dự trữ.
Cho đến thời ki 1994-1995 cùng với sự thay đổi căn bản quan niệm về lượng tiền cung ứng, khối lượng tiền cần phát hành tính trên cơ sở tính toán mức tiền cung ứng tăng thêm vào đầu kì kế hoạch dựa vào các yếu tố: Tỉ lệ tăng trưởng kinh tế dự tính, sự thay đổi tốc độ lưu thông tiền tệ và các nhân tố khác. Công thức tính được cụ thể hoá là:
Lượng tiền cung ứng tăng thêm trong kì = Lượng tiền lưu thông đầu kì *(tỉ lệ tăng trưởng kinh tế dự kiến + tỉ lệ lạm phát dự tính).
Căn cứ vào kết quả này, Ngân hàng Nhà nước xác định lượng tiền cần phát hành thêm ra lưu thông. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét đến các yếu tố khác để điều chỉnh số liệu này, ví dụ như sự chênh lệch giữa tốc độ tăng tiền và tỉ lệ GDP danh nghĩa trong quá khứ hoặc những cam kết của Ngân hàng Nhà nước với IMF về tốc độ tăng tiền. Theo cách xác định này, hệ số tạo tiền cũng như sự biến động của tài sản có ngoại tệ dòng không được tính đến. Vì thế, lượng tiền trung ương cần phát hành vượt quá nhu cầu tiền tệ thực tế gây khó khăn trong việc kiểm soát sự biến động của lượng tiền cung ứng.
Từ năm 1996 đến nay, Ngân hàng Nhà nước áp dụng phương pháp xác định lượng tiền trung ương cần phát hành theo đúng nguyên lí với hai bước:
Thứ nhất, dự tính sự biến động tổng lượng tiền cung ứng MS căn cứ vào các nhân tố ảnh hưởng đến nhu câù tiền tệ gồm có mức độ tăng trưởng kinh tế dự tính, tỉ lệ lạm phát dự kiến, sự biến động tốc độ lưu thông tiền tệ dự kiến.
Thứ hai, xác định lượng tiền trung ương cần tăng thêm trên cơ sở dự đoán sự biến động của hệ số gia tăng tiền và lượng tiền cung ứng ở bước thứ nhất. Tuy nhiên, hiện nay vì kỹ thuật thống kê và các dữ liệu cơ sở của thống kê cũng như dự báo của Ngân hàng Nhà nước chưa được chính xác nên các chỉ số dự tính về lạm phát, tăng trưởng và tốc độ lưu thông tiền tệ chưa đủ tin cậy để làm căn cứ dự báo khối lượng tiền cung ứng tăng thêm. Vì thế, cùng với kết quả trên, Ngân hàng Nhà nước còn xem xét đến sự biến động của nguồn đối ứng tiền tệ, bao gồm: Tài sản có ngoại tệ ròng và tín dụng trong nước để xác định mức tăng lên của lượng tiền cung ứng cùng kỳ kế hoạch.
Như vậy, ngành Ngân hàng đã đạt nhiều bước tiến lớn trong việc điều chỉnh mức cung tiền. Chính phủ đã thực sự giao quyền chủ động điều hành cung ứng tiền trung ương cho ngân hàng nhà nước. Đây là yếu tố tháo gỡ quan trọng so với cơ chế phát hành tiền trong giai đoạn trước đây. Nhờ vậy, Ngân hàng Nhà nước không những chủ động về khối lượng đưa tiền lưu thông mà còn linh hoạt trong mục tiêu, khối lượng điều tiết. Đặc biệt là trong những năm gần đây, khi Việt Nam liên tiếp nhận được nguồn ngoại tệ từ các khoản ODA, FDI, vay thương mại, du lịch, Ngân hàng Nhà nước đã dành khối lượng tiền trung ương thích ứng để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi ra đồng, vừa là biện pháp điều tiết tỉ giá cần thiết, vừa nâng được dự trữ ngoại tệ quốc gia vừa mở rộng lãnh địa của đồng bản tệ trên thị trường trong nước.
Hãy xem xét bảng số liệu những năm đầu thập kỉ:
1987
1988
1989
1990
1991
1992
1993
Tăng tổng phương tiện thanh toán
324
445
189
53
79
34
27
Thay đổi M2/GDP
12,5
13,6
17,3
9,4
11,7
6,2
5,4
Qua bảng số liệu ta thấy trong giai đoạn đầu 91 -94 tỉ lệ lạm phát quan hệ chặt chẽ và cùng chiều với tỉ lệ tăng cung tiền tệ. Nếu năm 1993, mức tăng M2 là 27% tương ứng với tỉ lệ lạm phát 5,4%. Năm 1994, khi cung tiền tệ tăng thì tỉ lệ lạm phát là 14,4%. Do đó, có thể nói theo đuổi M2 là mục tiêu trung gian Ngân hàng Nhà nước có những giải pháp kịp thời để tránh tình trạng lạm phát cao, gây ảnh hưởng đến nền kinh tế.
b. Chính sách lãi suất.
Lãi suất là “giá cả” của vốn trên thị trường tài chính và luôn là công cụ nhạy cảm trong việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Để đánh giá một cách rõ nét về tác động lãi suất, trước hết cần xuất phát từ quan điểm điều hành cơ chế lãi suất của Việt Nam. Từ những năm 1988 - 1989, Việt Nam đã bắt đầu thực hiện cơ chế lãi suất dương theo nguyên tắc người gửi có lợi và người vay chấp nhận được và ngân hàng kinh doanh có lãi. Điều chỉnh lãi suất tiền gửi và cho vay phù hợp với biến động của chỉ số lạm phát và yêu cầu của chính sách tiền tệ đồng thời nâng cao tính tự chủ của các tổ chức kinh doanh tiền tệ thông qua việc nới lỏng dần các quy chế quản lý lãi suất. Để lãi suất thực dương các bất đẳng thức và đẳng thức sau cần được tôn trọng.
- Tỷ lệ lạm phát bình quân nhỏ hơn lãi suất huy động bình quân nhỏ hơn lãi suất cho vay bình quân nhỏ hơn tỉ suất lợi nhuận.
- Lãi suất tín dụng ngắn hạn nhỏ hơn lãi suất tín dụng dài hạn.
- Lãi suất tín dụng ngoại tệ bằng lãi suất tín dụng nội tệ (sau khi cả hai đã ngoại trừ yếu tố lạm phát)
Trên cơ sở cơ chế lãi suất thực dương, Ngân hàng Nhà nước đã từng bước nói lỏng điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế tiền tệ, năng lực quản lý hoạt động của Ngân hàng Nhà nước từ chỗ quy định cụ thể mức lãi suất tiền gửi huy động và lãi suất cho vay, tiến tới thực hiện khung lãi suất cho vay riêng cho kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh, đồng thời cho phép thực hiện cơ chế huy động và cho vay theo lãi suất thoả thuận. Từ năm 1996, Ngân hàng Nhà nước thực hiện cơ chế “khống chế cho vay theo lãi suất cho vay tối đa”. Điều này làm cho các mục tiêu kinh tế lạm phát, tín hiệu cung cầu vốn trên thị trường và quyền chủ động ấn định lãi suất kinh doanh của các tổ chức tín dụng được mở rộng. Hơn thế nữa, nhằm khuyến khích phát triển kinh tế tăng đầu tư, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉh hạ khung lãi suất tiền gửi và cho vay của các tổ chức đối với nền kinh tế những vẫn đảm bảo một mức lãi suất thực dương thích hợp nhằm thu hút tiền nhàn rỗi trong dân cư và hệ thống ngân hàng. Từ tháng 3/1991 đến 10/1993, Ngân hàng Nhà nước đã 6 lần hạ trần lãi suất trong đó lãi suất tiền gửi kì hạn 3 tháng giảm dần từ 4% đến 3% tháng 6/1992, 2,3%/1 tháng - 8/1992; 2%/1 tháng - 10/1992; 1,7%/1 tháng - 4/1993 và giữ mức 1,4%/1 tháng - 10/1993. Đến năm 1995, 1996 đối với lãi suất tiền gửi chỉ còn 0,3% - 0,5%/1 tháng. Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện thu hẹp dần giữ khoảng cách cho vay ngoại tệ và cho vay nội tệ, nâng lãi suất cho vay trung và dài hạn lên gần bằng lãi suất cho vay ngắn hạn, thay đổi cơ cấu tín dụng có lợi cho đầu tư phát triển.
Đặc biệt, ngày 29/5 /99, thống đốc ngân hàng Nhà nước đã kí quyết định qui định về việ điều chỉnh trần lãi suấtcho vay của các tổ chức cho vay đối với khách hàng vay vốn, cụ thể là trần lãi suất tín dụng cho vay là 1,2% tháng, trung và dài hạn 1,25%/ 1 tháng được thống nhất thành 1trần lãi suất cho vay là 1,15% áp dụng cho cả khu vực thành thị và nông thôn, tổ chức tíndụng quốc doanh và cổ phần.
Nhìn chung, những đợt điều chỉnh lãi suất lần này có tác dụng thực sự về mặt giải quyết chính sách lãi suất, thống nhất lại trần lãi suất cho cả tổ chức tín dụng, tạo ra sự bình đẳng trong chính sách lãi suất cho vay giữa khu vực thành thị và nông thôn. Tuy vậy, tác dụng kích nền kinh tế phát triển thì chỉ ở mức độ nào đó bởi vì trước hết nó chỉ trực tiếp giúp giảm chi phí và tăng đầu tư đối với khu vực nông thôn nhưng dư nợ của khu vực nông thôn không lớn, trong đóc các khoản cho vay chính sách, cho vay chương trình của chính phủ góp phần không nhỏ cho nên tác dụng kích thích khu vực nông thôn của việc điều chỉnh lãi lần này không lớn. Hơn nữa, việc hạ lãi suất mới chỉ giả quyết một phần của vấn đề, tác dụng của nó chỉ thực sự phát huy khi được gắn liền với các chính sách tài chính khác để khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng, đầu tư phát triển kinh doanh. Do đó, đối với việc điều chỉnh lãi suất thì có hai xu hướng trái ngược nhau. Theo lập luận thông thường thì một khi có nguy cơ tăng lạm phát thì Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, về lãi suất là phải tăng lãi suất. Nhưng đối với Việt Nam, do có áp lực rất lớn về mặt xã hội, muốn giảm lãi suất để đáp ứng nhu cầu vay vốn của nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước có thể thực hiện hai biện pháp: thứ nhất là, duy trì hiện trạng, không thay đổi lãi suất - đây là chính sách hợp lí nhất, thứ hai là, nếu buộc phải hạ lãi suất thì phải có các biện pháp kèm theo để trung hoà tác động giảm lãi suất. Các biện pháp đó là:
1. Có thể hạ lãi suất cho vay nhưng đối với điều kiện bỏ thuế doanh thu quá bất hợp lí đối với NHTM.
2. Hạ lãi suất tiền gửi và cho vay kèm theo tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 1% - 1,5%.
Tuy vậy, so với yêu cầu đổi mới của nền kinh tế, yêu cầu hội nhập, yêu cầu phát triển của thị trường tiền tệ, thị trường vốn thì “cơ chế trần lãi suất cho vay chỉ có tác dụng nhất thời, về lâu dài vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định. Kiểm soát lãi suất trên thị trường tiền tệ bằng cơ chế khống chế trần lãi suất cho vay tuy có nới lỏng quyền quyết định lãi suất của các NHTM những còn áp đặt nhiều yếu tố can thiệp của hành chính Nhà nước để kiểm soát lãi suất, làm cho lãi suất nhiều khi không phản ánh được nhu cầu của thị trường, qua đó làm méo mó sự phân bổ nguồn vốn tín dụng vào các lĩnh vực, vùng kinh tế làm hạn chế tiềm năng phát triển của đất nước. Mặt khác, yếu tố can thiệp hành chính còn lớn, hạn chế khả năng thực hiện vai trò trung gian của các NHTM để luân chuyển nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiết một cách kịp thời, hạn chế sự hình thành và phát triển các công cụ tài chính trên thị trường, vì lãi suất chưa thể là thước đo giá cả cho các tài sản tài chính trên thị trường. Đặc biệt trong tình hình diễn biến lãi suất trên thị trường quốc tế hiện nay đang có xu hướng ngày càng tăng, trong khi nền kinh tế trong nước còn nhiều thách thức thì cơ chế trần lãi suất áp dụng cho cả Việt Nam đồng, ngoại tệ làm cho quan hệ giữa lãi suất VNĐ với lãi suất ngoại tệ ở trong nước, lãi suất ngoại tệ ở trong nước với lãi suất trên thị trường quốc tế trở nên kém linh hoạt, cản trở việc huy động vốn từ nước ngoài và sự thua thiệt cho doanh nghiệp và tổ chức tín dụng Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam chúng ta đang chuẩn bị những tiền đề cơ bản cho việc điều hành lãi suất từ “trần lãi suất cho vay” sang cơ chế điều hành lãi suất cơ bản.
c. Mâu thuẫn của việc theo dõi hai mục tiêu.
Qua xem xét về chính sách cung ứng tiền và chính sách lãi suất, ta thấy Ngân hàng Nhà nước vừa chọn M2 làm mục tiêu trung gian vừa ấn định trần lãi suất cho vay. Có lúc tưởng chừng Việt Nam ta theo đuổi cả hai mục tiêu - một điều ma theo Milton Friedman cho rằng không thể nào xảy ra. Thực ra, Việt Nam không theo đuổi hai mục tiêu như vậy. Cái tồn tại ở đây là lãi suất chưa có mối tương quan chặt chẽ với M2 và như vậy đây không phải là mục tiêu trung gian. Tuy nhiên, lãi suất cũng không phản ánh giá cả vốn qua cung cấp tín dụng của nền kinh tế - lãi suất được ấn định. Điều này là một mâu thuẫn mà các nhà tiền tệ Việt Nam tương lai phải giải quyết. Chính tình trạng này đã xảy ra nhiều trường hợp bất cập:
Khi Ngân hàng Nhà nước vừa ấn định M2 vừa khống chế lãi suất, giả sử nền kinh tế có chiều hướng tăng trưởng, nhu cầu tiền tệ tăng lên. Lúc này áp lực tăng lãi suất là rất mạnh. Tuy nhiên do ấn định trần lãi suất, lãi suất không được tăng. Do đó, các tổ chức ngân hàng rất độc quyền trong việc cung ứng vốn. Vì vậy, có thể các ngân hàng không tăng lãi suất nhưng họ chỉ cung ứng cho những đơn vị kinh doanh nào đáp ứng điều kiện là chấp nhận một mức phí giao dịch cao. Như vậy, với lãi suất và phí giao dịch, các đơn vị kinh doanh cần có vốn phải trả một số tiền tương đương với mức lãi suất thực tế lẽ ra phải đạt được nếu không có sự khống chế trần lãi suất. Diễn biến sẽ xảy ra ngược lại khi cầu tiền giảm xuống. Thực trạng này làm cho hoạt động ngân hàng không được hiệu quả. Giữa cung tiền và cầu tiền chưa có sự tương xứng. Lãi suất chưa phản ánh được mối quan hệ đặc trưng của thị trường tiền tệ do đó, vấn đề là phải cải cách các công cụ của chính sách tiền tệ để tiến tới “tự do hoá lãi suất” hình thành lãi suất thị trường liên ngân hàng.
b. Mục tiêu cuối cùng.
Trong quá trình vận hành các công cụ của chính sách tiền tệ, ngân hàng Nhà nước phải đảm bảo được hai mục tiêu: ổn định giá trị đồng tiền và đảm bảo an toàn cho hệ thống và đảm bảo thanh khoản cho hệ thống ngân hàng.
Ta hiểu ổn định giá trị đồng tiền tức là thông qua việc điều hành tỷ giá bảo đảm giá trị của đồng bản tệ so với đồng ngoại tệ và thông qua chính sách lãi suất để ổn định quan hệ đối nội của đồng bản tệ từ đó ổn định thị trường. Đây là mục tiêu cơ bản của hệ thống ngân hàng nhưng ở Việt Nam do mối quan hệ chặt chẽ giữa ngân hàng Nhà nước và chính phủ, nên đây cũng được coi là sự nghiệp chung của cả nước. Và không chỉ riêng ở hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật bản, Cộng hoà liên bang Đức, nhiệm vụ ổn định tiền tệ được đặt lên hàng đầu.
Do yêu cầu của xã hội và nhu cầu phát triển kinh tế, mục tiêu thứ hai cũng không kém phần quan trọng. Bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng là thông qua chức năng là người cho vay cuối cùng, Ngân hàng Nhà nước cung ứng tiền bằng các kênh thích hợp đảm bảo khả năng chi trả và khả năng thanh toán của hệ thống tín dụng. Thông qu vai trò là trung gian thanh toán để thực hiện có hiệu quả việc quyết toán hằng ngày trên thị trường tiền tệ và các giao dịch mua bán các giấy tờ có giá nhằm phân phối lại dự trữ giữa hệ thống ngân hàng và các trung gian tài chính một cách an toàn kịp thời.
Có thể nói, hai mục tiêu trên có những cái chung nhưng lại là mục tiêu mâu thuẫn nhau. Cái chung ở đây là nếu chính sách tiền tệ ổn định được nền kinh tế thì tốc độ phát triển kinh tế sẽ cao nhưng trên thực tế, đối với các nước đang phát triển, tốc độ tăng trưởng cao thường gắn với một mức lạm phát và mất ổn định nào đó. Hãy xét một vài ví dụ điển hình. Nền kinh tế Hàn Quốc thời kỳ 1965 - 1980 có tốc độ tăng trưởng là 9,9% và tốc độ lạm phát trung bình là 18,4%. Hà Quốc với chính sách đầu tư lớn vào ngành công nghiệp nặng đưa đến các khó khăn trong khả năng thanh toán của NHTM và dẫn đến sự phát triển hệ thống tài chính không chính thức, nằm ngoài sự kiểm soát của Ngân hàng Trung ương. Chính sự nhấn mạnh ổn định kinh tế, đến thời kỳ 1980 - 1989, ở Hàn Quốc, lạm phát giảm 5% với tốc độ tăng trưởng là 9,7%. Hay ở Indonexia, tỷ lệ lạm phát 35,5% với tốc độ tăng trưởng là 7%. Tuy vấp phải khó khăn trong việc kiểm soát luồng vốn ra vào, Inđônêxia sớm tự do hoá hệ thống tài chính trước khi tự do hoá ngoại thương và kết quả là hiệu lực của các chính sách tiền tệ đã kiểm soát được sự bành trướng tiền tệ. Lam phát lúc này giảm xuống 8,3% với tỷ lệ tăng trưởng 5,3%. Sở dĩ như vậy, bởi lẽ trong giai đoạn đầu khi mà nền kinh tế thị trường chưa thực sự phát triển, chưa tuân theo những quy luật chặt chẽ như các nước phát triển, việc tăng vốn cho nền kinh tế là một nhu cầu lớn, nên không thể giữ nền kinh tế ở mức lạm phát thấp trong khi yêu cầu tăng trưởng lại cao. Đây là một mâu thuẫn giữa hai mục tiêu ổn định tiền tệ và tăng trưởng kinh tế cao. Điều này cũng là một câu hỏi đặt ra đối với chính sách tiền tệ Việt Nam.
Chính vì vậy, để có sự dung hoà giữa hai mục tiêu, cần có một sự cân bằng nội, tức là làm thế nào để nền kinh tế tăng trưởng ở mức khớp với tiềm lực sản xuất của đất nước. Tăng nhu cầu vốn cho nền kinh tế nhưng phải chú trọng đến việc kiểm soát lạm phát. Do đó trong thập kỷ 90, Việt Nam đã đề ra chính sách ổn định đồng tiền:
1- Chú trọng đến phần tổng cầu của nền kinh tế thông qua công cụ cung tiền tệ.
2- Chú trọng đến phần tổng cung của nền kinh tế thông qua việc khuyến khích khu vực sản xuất và dịch vụ, mở cửa ngoại thương.
3- Chú trọng theo dõi diễn biến giá cả của hàng hoá dịch vụ và kiểm soát chặt chẽ giá của một số mặt hàng quan trọng.
Kết quả nổi bật là năm 1995 tốc độ tăng trưởng là 9.5%, lạm phát là 12.7%, năm 1996 tốc độ tăng trưởng 9.34% lạm phát là 4.5%. Đến năm 1997, lạm phát là 3.6% tăng trưởng là 8.15%. Lạm phát chỉ ở mức 1 con số, nền kinh tế vẫn giữ ở mức tăng trưởng.
3. Đánh giá chính sách tiền tệ ở Việt Nam.
3.1 Những thành tựu đạt được.
Với những nỗ lực phi thường của mình, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhớ trong thời kỳ đầu của quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường. Sự chuyển biến đó cụ thể được thể hiện ở những mặt sau:
Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước đã hạn chế cung ứng tiền để kiềm chế lạm phát.
Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện một chính sách lãi suất thực dương, quy định trần lãi suất và tạo nền tảng để tiến tới “tự do hoá lãi suất”.
Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện chính sách ổn định tỷ giá thực tế.
Thứ tư, theo quyết định của Chính phủ về việc chấm dứt phát hành cho bù đắp bội chi ngân sách, Ngân hàng Nhà nước đã giảm dần đáng kể cung ứng tiền cho bội chi ngân sách.
3.2. Những tồn tại cần khắc phục.
Chúng ta biết rằng việc thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo cơ chế thị trường chỉ được vài năm, do đó bên cạnh những thành tựu đạt được cũng không sao tránh khỏi những vấn đề còn hạn chế mà đỏi hỏi các chuyên gia kinh tế cũng như các nhà chính sách cần nắm bắt để khắc phục và hoàn thiện. Dưới đây là 7 vấn đề cơ bản được đúc kết lại qua thực trạng thực thi chính sách tiền tệ của Việt Nam:
3.2.1. Chưa xác định rõ ràng mối liên hệ giữa mục tiêu trung gian M2 và lãi suất.
Vấn đề về mối quan hệ giữa lãi suất và mục tiêu trung gian M2 là vấn đề cần quan tâm của các nhà làm chính sách tiền tệ ở Việt Nam. Do thị trường tín dụng chưa phát triển nên lãi suất chưa được xác định thông qua cung - cầu M2. Lãi suất do vậy được ấn định trong khi đó Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lại lấy M2 làm mục tiêu trung gian. Từ đó còn cho thấy cần một thời gian dài để phát triển hệ thống ngân hàng và thị trường tiền tệ để có thể đạt được sự tương quan giữa lãi suất và tổng phương tiện thanh toán M2.
3.2.2. Những khó khăn về tín dụng do chính sách lãi suất còn nhiều bất cập.
Trên lĩnh vực tín dụng, tuy Ngân hàng Nhà nước đã nhiều lần đưa quyết định hạ lãi suất, những do khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế cồn thấp, mặt khác, mức lãi suất vẫn còn cao nên đã hạn chế các tổ chức kinh tế đẩy mạnh vay vốn Ngân hàng để mở mang sản xuất kinh doanh.
Về cơ cấu lãi suất, cho đến nay ta chưa khắc phục được sự chênh lệch giữa lãi suất nội tệ và lãi suất ngoại tệ do mặt bằng lãi suất trong nước cao hơn quốc tế và lãi suất ngoại tệ thì buộc phải theo lãi suất thị trường quốc tế. Do lịch sử để lại, lãi suất cho vay trung và dài hạn của các ngân hàng vẫn thấp hơn lãi suất cho vay ngắn hạn. Thêm vào đó, nguồn vốn trung và dài hạn còn hạn hẹp không khuyến khíc các ngân hàng cho vay trung và dài hạn, đầu tư phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng.
3.2.3. Sự thiếu hiệu quả của công cụ chính sách tiền tệ.
Chính sách tiền tệ mới được giới thiệu vào Việt Nam từ đầu những năm 90, do đó hiểu quả của chính sách tiền tệ trong việc điều chỉnh lượng tiền cung ứng còn rất hạn chế. Các công cụ chủ yếu là các công cụ trực tiếp được ấn định bởi Ngân hàng Nhà nước như: hạn mức tín dụng, lãi suất, tỷ giá. Các công cụ gián tiếp hầu như chưa có hoặc nếu có vẫn chưa hoàn thiện, chưa phát huy đầy đủ hiệu lực tác động và điều tiết vì nền tảng thị trường của các công cụ gián tiếp chưa hình thành. Cụ thể là:
- Dự trữ bắt buộc chưa được thực hiện thành nền nếp trong tất cả tổ chức tín dụng.
- Chưa có nghiệp vụ tái chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước do thiếu công cụ hối phiếu. Hiện tại Ngân hàng Nhà nước vẫn đang thực hiện tái cấp vốn trên cơ sở các khế ước cho vay của các NHTM.
- Nghiệp vụ thị trường mở vừa mới hình thành còn non trẻ không tránh khỏi sự thụ động trong hoạt động, chưa phát huy được đặc tính ưu việt của mình. Hàng hoá của thị trường mở còn hạn chế về số lượng, chất lượng.
3.2.4. Thị trường tiền tệ còn sơ khai nghèo nàn về công cụ.
Thứ nhất, thị trường nội tệ liên ngân hàng phát triển chậm, chưa có các công cụ làm hàng hoá trao đổi. Số lượng và cường độ giao dịch trên thị trường chưa thường xuyên liên tục, từ đó thị trường chưa phản ánh hết lượng cung cầu thực tế về vốn ngắn hạn của Ngân hàng, chưa cho phép hình thành nên lãi suất thị trường tiền tệ để Ngân hàng Nhà nước có thể tham khảo và tiến hành điều tiết một cách phù hợp.
Thứ hai, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng mới ra đời, còn nhỏ bé, số đối tác hoạt động tích cực chưa nhiều, còn có sự trông chờ xuất phát từ doanh vụ Ngân hàng Nhà nước.
Thứ ba, thị trường đấu giá tín phiếu kho bạc vừa chính thức đi vào hoạt động, bước đầu đạt kết quả nhưng khối lượng còn nhỏ, cần củng cố phát triển để hoạt động diễn ra được thường xuyên hơn, tạo điều kiện cho Ngân hàng Nhà nước sử dụng công cụ này làm công cụ chính sách tiền tệ.
Thứ tư, chưa có thị trường vốn làm môi trường so sánh giữa lãi suất ngắn hạn và lãi suất trung và dài hạn, theo dõi tác động qua lại giữa thị trường vốn và thị trường tiền tệ phục vụ cho chính sách tiền tệ.
3.2.5. Nguy cơ nguồn vốn ngoại tệ vào.
Nguồn vốn ngoại tệ vào sẽ tăng đầu tư phát triển kinh tế, nhưng đồng thời cũng tăng cung tiền tệ của hệ thống ngân hàng thương mại. Trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước quản lý tốt nguồn vốn ngoại tệ vào sẽ tương ứng với 1 - 1 tăng cung đồng tiền nội tệ. Để giảm ảnh hưởng của tăng cung tiền tệ do nguồn vốn nước ngoài vào thì Ngân hàng Nhà nước cần phát triển thị trường tiền tệ và sử dụng nghiệp vụ trung hoà bằng cách cùng đồng thời bán tín phiếu ra.
Việc thống kê, theo dõi các luồng ngoại tệ vào ra thông qua các nguồn khác nhau như xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài trực tiếp, du lịch, vay nợ còn gặp nhiều khó khăn, chưa đầy đủ kịp thời, nên hạn chế việc phân tích đánh giá và xử lí chính sách tiền tệ một cách chính xác và khách quan.
3.2.6. Ngân sách Nhà nước.
Thâm hụt ngân sách Nhà nước còn lớn, xử lý còn gặp khó khăn tác động đến chính sách tiền tệ.
3.2.7. Ngân hàng Nhà nước chưa sẵn sàng đối phó với các cơn lốc kinh tế.
4. Những giải pháp đề xuất đối với chính sách tiền tệ của Việt Nam.
Trên cơ sở những tồn tại của chính sách tiền tệ của Việt Nam, ta cần có những giải pháp phù hợp để khắc phục những khó khăn đó.
Thứ nhất, chính sách tiền tệ phải được xây dựng trên cơ sở tính độc lập tương đối của Ngân hàng Nhà nước. Cụ thể là:
- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là thành viên của Chính phủ.
- Do Chính phủ chịu trách nhiệm đối với chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, nên Thống đốc Ngân hàng được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền trong việc kiểm soát tăng cung tiền tệ thông qua các công cụ tiền tệ của mình và cung ứng tiền tệ nhằm các mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô.
Thứ hai, chính sách tiền tệ phải được xây dựng trên quan điểm cân đối giữa ổn định kinh tế vĩ mô và đầu tư phát triển kinh tế. Chúng ta biết rằng, mục tiêu phát triển kinh tế trong thời gian tới là tăng trưởng cao nền kinh tế. Trong đó chính sách tiền tệ đóng vai trò là giữ một mức độ ổn định kinh tế. Tuy vậy cần có sự thận trọng và cân nhắc một cách chính xác, xác định rõ ràng mức tăng cung tiền tệ để đảm bảo sự ổn định kinh tế.
Thứ ba, chính sách tiền tệ trên cơ sở xâydựng hoàn thiện chương trình tài chính. Một chương trình tài chính ở đây được hiểu bao gồm một mô hình kinh tế vĩ mô, lấy mục tiêu cân bằng nội (uăng trưởng kinh tế đạt mức tiềm năng của nền kinh tế) vàcân bằng ngoại ( cán cân thanh toán quốc tế bội thu). Một chương trình tài chính với hai mục tiêu trên phải dưa vào khối xơ bản nhất là thiết kế hàm cầu tiền tệ thựcvà trên xơ sở dự doán cầu tiền tệ để xác định mức cung tiền tệ (M2). Mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ xẽ là M2 và tủ giá hối đoái.
Thứ tư, chính sách tiền tệ phải trên cơ sở phát triển của thị trương tài chính.Điều đó thể hiện xây dựng chính sách tiền tệ phải trên cơ xây dựng hệ thống tài chính phát triển bao gồm hệ thống ngân hàng thương mại phát triển an toàn và thị trương tiền tệ, thị trường chứng khoán phát triển. Một thị trương tài chính sâu rộng và cạnh tranh sẽ tạo cho sự phân phối vốn có hiêu quả cho nền kinh tế, đồng thời ngân hàng Nhà nước sẽ có trong tay công cụ gián tiếp linh hoạtđể điều hành chính sách tiền tệ, ví dụ hư nghiệp vụthị trường mở. Qua điểm này gắn với việc tự do hoá thị trường tài chính trong nước và tiến tới giải phóng lãi suất trong nước.
Thứ năm, chính sách tiền tệ phải xây dựng trên cơ sở định hướng tới việc xây dựng và sử dụng các chính sách tiền tệ gián tiếp. Chứng ta biết rằngthời gian trước đây, ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ yếu sử dụng công cụ trực tiếp. Các công cụ này ít nhiều vẫn mang tín hthị động, không phát huy được hiệu quả canh tranh trong toàn bộ hệ thống ngân hàng. Việc xây dựng chính sách tiền tệ phải dần thay thế các công cụ gián tiếp thì các công cu trực tiếp phải có hiệu lực. Có thể tạm phân loại các công cụ như sau:
- Tái cấp vốn của ngân hàng Nhà nước
- Qui định lãi suất trần
- Qui định hạn mức tín dụng của hệ thống ngân hàng
- Thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Bán tín phiếu hoặc trái phiếu bắt buộc của ngân hàng Nhà nước.
- Nghiệp vụ thị trường mở.
- Lãi suất tái chiết khấu.
Thứ sáu, chính sách tiền tệ khôn nên tồn tại một cách độc lập mà phải có mối liên hệ cặt chẽ với chính sách tài chính. Chính sách kinh tế vĩ mô đều do hai loại chính sách cơ bản tạo nên: chính sách tiền tệ và tài chính. Một khi ngân sách bành trướng thì chính sách tiền tệ có thể phải thắt chặ, nhưng điều này lại ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của hệ thống ngân hạng. Vì vậy, giải quyết tốt nhất là ngân sách Nhà nước nên gửi tại ngân hàng Nhà nước và ngân hàng thương mại như các nước vẫn làm. Khi đó ngân hàng Nhà nước mới đủ khả năng điều hành chính sách tiền tệ theo mục tiêu mong muốn.
Thứ bảy, chính sách tiền tệ phải được xây dựng trên cơ sở hội nhập vớithị trương tài chính quốc tế. Nền kinh tễ của một nước khôn phải lúc nào thu gọn trong một nước mà luôn phải có sự giao lưu, hội nhập và nhất là đối vỡi xu hướng toàn cầu hoá hiện đại nay. Chính vì vậy, thị trường tài chính sớm muộn gì cũng phải mở cửa với thị trường quốc tế, nhờ đó mới hy vọng thu hút được nguồn tiết kiệm quốc tế. Tỷ giá hối đoái lúc này phải được xác định theo cung cầu thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, và lãi suất phần đông bị ảnh hưởng bởi lãi suất quốc tế. Điều này đặt ra những khó khăn trong việc điều hành chính sách tiền tệ, đặc biệt là việc hạn chế tác động của luồng vốn nước ngoài lên tăng cung tiền tệ và quản lý rủi ro đối với khả năng thay đổi hướng đi của vốn hoặc đình chỉ luồng vào vốn. Vì vậy, cần có chính sách tiền tệ tạo lòng tin cho người đầu tư và nước ngoài, đặc biệt là lòng tin đối với tỷ giá hối đoái.
Thứ tám, thị trường tiền tệ phải trên cơ sở chuẩn bị đối phó với các biến động cơn sốc kinh tế tác động đến nền kinh tế trong nước. Sở dĩ như vậy, bởi lẽ ngày nay nước ta là thành viên của khối ASEAN, của khối APEC. Một sự khủng hoảng của các nước thành viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình nước ta. Do đó chính sách tiền tệ phải đủ mạnh thì mới đối phó được với sự ảnh hưởng của các nước trong khu vực.
II. Nội dung định hướng chính sách tiền tệ đến năm 2005.
Một chính sách tiền tệ có hiệu quả hay không chỉ phụ thuộc vào cách thực hiện chính sách đó mà hiệu quả của chính sách còn tuỳ thuộc vào định hướng ban đầu có tác dụng “dẫn đường chỉ lối” đối với chính sách. Chính vì vậy, để thực thi chính sách tiền tệ hiệu quả trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế, việc làm đầu tiên của các nhà quản lí là làm thế nào vạch ra được những hướng đi đúng và tạo điều kiện để chính sách tiền tệ phát huy được thế mạnh thực sự của mình.
1. Về mục tiêu của chính sách tiền tệ.
Nếu giai đoạn 1991 - 1995 được coi là giai đoạn kiểm soát lạm phát, giai đoạn 1995 - 2000 là thời kỳ đẩy mạnh tốc độ đưa nền kinh tế sang giai đoạn công nghiệp hoá đất nước, thì giai đoạn 2000 - 2005 được coi là thời kì ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo sự tăng trưởng cao của nền kinh tế. Sở dĩ ta đề cao mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô vì nó bao hàm nghĩa rộng hơn nhiều so với mục tiêu kiểm soát lạm phát và đây chính là mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước. Phải hiểu ổn định kinh tế vĩ mô trước hết là ổn định tiền tệ, cần phải kiểm soát chặt chẽ lạm phát, tăng cường sự ổn định cho đồng tiền, trên cơ sở đó mà huy động nguồn vốn trong và ngoài nước phục vụ cho phát triển kinh tế vững chắc. Hơn thế nữa, ổn định kinh tế có nghĩa là tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức đồng đều trong các năm gần với năng lực của nền kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp thấp, tỷ lệ lạm phát không dao động quá mạnh, cán cân thanh toán quốc tế cân bằng và không có sự dao động lớn của các biến số qua các năm. Đồng thời phải chú ý giải quyết một cách thấu đáo mâu thuẫn giữa hai mục tiêu: lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Đây thực sự là một vấn đề nan giải. Chúng ta biết rằng đặc điểm đặc thù của nền kinh tế kém phát triển đi vào con đường phát triển là nền kinh tế không bào giờ giữ được ổn định cao vì đầu tư gia tăng, khối lượng tiền tệ gia tăng. Hơn thế nữa, nền kinh tế của các nước này còn bị chia cắt bởi nhiều yếu tố, chưa có một cơ cấu hoàn chỉnh như các nước phát triển, vì vậy sự biến động của một đại lượng sẽ gây phản ứng đối với các đại lượng khác. Giả sử chỉ cần tăng một tỷ lệ nhỏ lãi suất là tốc độ tăng trưởng kinh tế có thể giảm, trong khi đó ở những nước công nghiệp một sự tác động lớn trong lĩnh vực này chưa chắc đã tác động đến lĩnh vực khác. Vì vậy để phát triển kinh tế, một mặt phải đầu tư cao, một mặt phải thường xuyên nâng cao thu nhập dân chúng và đến lượt nó tạo ra nhu cầu sản xuất, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng của dân chúng vì vậy kinh tế phải phát triển với tốc độ cao.
Như vậy, mục tiêu của chính sách tiền tệ có hai phương án lựa chọn:
Thứ nhất là giữ cho tỷ lệ lạm phát dưới mức 10% và như vậy sẽ hạn chế đầu tư, tốc độ phát triển kin tế có thể khoảng 6 - 7%. Nền kinh tế sẽ ổn định.
Thứ hai là giữ cho tỷ lệ lạm phát mức 10 - 15%, thậm chí có những năm có thể chấp nhận 17 - 18% và như vậy vốn đầu tư cao khả năng tăng trưởng kinh tế có thể đạt từ 9 - 11%. Nhưng nền kinh tế một lúc nào đó có thể mất ổng định, cần có sự phản ứng tốt của các công cụ chính sách tiền tệ của ngân hàng Nhà nước, nếu không sẽ có nguy cơ lạm phát ở mức cao 25- 30% làm xói mòn lòng tin đối với người đầu tư trong nước, như vậy luồng vốn có thể chuyển ra ngoài.
Hai phương án đều có ưu và nhược điểm. Nhưng với các quốc gia còn đang phát triển và có nguy cơ tụt hậu thì nên chọn phương án 2. Hàn Quốc cũng chọn phương án 2cho giai đoạn 1960 - 1979, mãi sau năm 1980 mới nhấn mạnh ổn định kinh tế vĩ mô khi nền kinh tế đã công nghiệp hoá xong.
2. Về việc điều hành khối lượng tiền cung ứng.
Khối lượng tiền cunh ứng trong nền kinh tế phải được kiểm soát, điều hành chủ động và có hiệu lực, bám sát các tín hiệu thị trường để vừa đảm bảo cung ứng đủ phương tiện thanh toán cần thiết cho nhu cầu phát triển kinh tế vừa tạo ta sức ép đối với giá cả, thực hiện được mục tiêu ổn định tiền tệ trên cơ sở đảm bảo các cân đối kinh tế vĩ mô. Trong các đại lượng về khối tiền, đại lượng M2 ở Việt Nam được định nghĩa bao gồm tiền mặt ngoài hệ thốn ngân hàng và tiền gửi các loại của công chúng tại các tổ chức tín dụng, có tính cả tiền gửi bằng ngoại tệ - là đại lượng tổng quát nhất biể hiện tổng cung về tiền, cần đượcc theo dõi, dự báo và điều hành sát sao với tính cáchất lượngà mục tiêu trung gian để kiểm soát tiền tệ và lạm phát. Ngoài ra cung ứng tiền còn chú ý đầy đủ hơn các yếu tỗ đặc biệt tác động vào cầu tiền như tình hình đất đai nhà cửa, luồng ngoại tệ từ bê ngoài vào đòi chuyển ta ngoại tệ.
Trong nghiệp vụ có cuả ngân hàng Nhà nước, thời hạn cho vày tái cấp vốn đối với các tổ chức tín dụng cần đưởc rút ngắn, tiến tới cho vay trên cơ sở tái chiết khấu hối phiếu thương mại hoặc cầm cố các loại giấy tờ có đủ tiêu chuẩn mà ngân hàng Nhà nước qui định, chú ý đảm bảo vốn đối ứng cho ngoại tệ với định hướng tiếp tục nâng cao ngoại tệ quốc gia.
Ngoài ra, để thực hiện tốt việc cung ứng tiền, ngân hàng Nhà nước cần phải cần phải hoàn thiện và sử dụng có hiệu quả hơn nữa các công cụ của chính sách tiền tệ.Thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng Nhà nước từ công các công cụ tiền tệ trực tiếp sang điều hành bằng các công cụ gián tiếp nghằm giữ ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát phát triển thị trường tiền tệ, tạo điều kiện và cơ sở điều hành chính sách tiền tệ một cách năng động linh hoạt. Cụ thể là:
Thứ nhất, nâng cao hiệu lực của công cụ dự trữ bắt buộc trong việc kiểm soát khả năng cho vay và tạo tiền gửi của các tổ chức tín dụng, xử lí nghiêm các trường hợp không duy trì mức qui định, đồng thời tạo điều kiện cho các tổ chức tín dúng sử dụnglinh hoạt dự trữ của mình tại ngân hàng trung ương.
Thứ hai, duy trì hạn mức tín dụng đối với tổ chức tín dụng nhằm khống chế tổng phương tiện thanh toán trong phạm vi cho phép, hướng các khoản vay vào các mục tiêu có hiệu quả cao, nâng cao chất lượng tín dụng.
Thứ ba, hinh thành và sử dụng công cụ tái chiết khấu của ngân hàng trung ương trên cơ sở đưa hối phiếu thương mại vào sử dụng trong nền kinh tế, thu hẹp dần việc cho vay tái cấp vốn không có đảm bảo bằng giấy có chất lượng cao, thiết lập lãi suất chỉ đạo của ngân hàng Nhà nước có hiệu lực, tham gia ngày cang mạnh vào điều tiết lãi suất trên thị trường, thay thế dần vai trò của biên pháp can thiệp lãi suất trực tiếp.
Thứ tư, nghiên cứu áp dụng phương thức cho vay cầm cố giấy tò có gía với thời gian rất ngắn, lãi suất cao hơn lãi suất tái chiết khấu để xử lí thiếu khả năng thanh toán tạm thời của các tổ chức tín dụng khi hạn mức tái chiết khấu đã sử dụng hết.
Thứ năm, cần đầu tư phát triển mạnh mẽ nghiệp vụ thị trường mở, bắt đầu bằng việc thực hiện thường xuyên tín phiếu kho bạc, phát triển thị trường thứ cấp tín phiếu kho bạc, tiến tới nghiệp vụ thị trương mở đối với các loại giấy tờ có giá khác để mở rộng phạm vi điều tiết;
Thứ sáu, xem xét áp dụng hình thức hợp đông mua bán có thời hạn giữa ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại để nâng cấp nghiệp vụ ngân hàng thương mại đơn thuần thành một công cụ điều tiết ngân hàng trung ương mềm dẻo linh hoat.
3. Về chính sách tín dụng.
Chúng ta biết rằng huy động vốn và cho vay vốn là chức năng của các tổ chức tín dụng. Ngân hàng trung ương chỉ thực hiện việc quản lí nhằm hướng hướng tín dụng vào các mục tiêu chung của phát triển kinh tế, đảm bảo khối lượng và chất lượng huy động vốn, cơ cấu tín dụng hợp lí, an toàn trong hệ thống ngân hàng.
Trước hết, ta xem xét về khía cạnh huy động vốn.
Nhìn chung, khả năng tiết kiệm của nhân dân còn hạn hẹp do thu nhập còn thấp. Tỷ lệ tiền mặt sử dụngcho tiêu dùng hàng ngày chiếm tỷ trọng cao trong chi tiêu, nhưng có xu hướng tăng dần cung tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế. Ngoài ra, kkhối lượngtiền mặt nằm ngoài hệ thống ngân hàng còn tương đối lớn, chiếm kkhoảng 37% trong tổng phương tiện thanh toán, một phần sử dụng cho đầu tư, kinh doanh, nhưng chắc chắn cũng còn một bộ phận nằm trong túi người dân chưa được tận dụng. Vì vậy, phải đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt thông qua tài khoản tại Ngân hàng, tạo thói quen sử dụng các dịch vụ Ngân hàng của tầng lớp dân cư sẽ cho phép tận dụng tốt hơn nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội. Để cải thiện hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực này, các biện pháp hiện đại hoá công nghệ thanh toán và các dịch vụ thanh toán như xây dựng cơ sở hạ tầng tin học cho hệ thống thanh toán, lắp đặt mạng máy gửi, rút tiền tự động, áp dụng thẻ thanh toán, lắp đặt mạng máy gửi, rút tiền tự động, áp dụng thẻ thanh toán điện tử, tiến tới các giao dịch Ngân hàng đóng vai trò quan trọng.
Hơn thế nữa, cần tiếp tục đổi mới phương thức huy động vốn, nhất là vốn trung và dài hạn. Ngay từ thời kỳ đầu, Ngân hàng Nhà nước cũng như các tổ chức tín dụng phải có các biện pháp để tăng trưởng tín dụng, trên cơ sở an toàn và hiệu quả, mở rộng và đa dạng hoá các hình thức đầu tư để tạo sự chu chuyển vốn thông suốt. Cụ thể là phát hành các loại chứng chỉ kỳ phiếu có mục đích, có khả năng chuyển nhương và thanh toán linh hoạt, phổ cập hình thức rút tiền một nơi, thanh toán nhiều nơi, thực hiện cá nhân mở tài khoản, phát triển các hình thức tiết kiệm giáo dục, tiết kiệm bậc thang, phát triển các loại cổ phiếu, trái phiếu cấp mở rộng hoạt động của các Công ty bảo hiểu, quỹ hưu trí, quỹ đầu tư. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển một thị trường hấp dẫn sôi động. Đặc biệt, quá trình cổ phần hoá là sự hỗ trợ quan trọng cho thị trường này phát triển. Việc thiết lập sở giao dịch chứng khoán sẽ là bước thúc đẩy tiếp theo giúp cho thị trường trở nên sôi động và có hướng dẫn.
Ngân hàng Nhà nước cần hỗ trợ cho các Ngân hàng thương mại từng bước phát triển việc phát hành trái phiếu của mình ra thị trường vốn quốc tế, mở ra kênh huy động vốn mới tiềm năng dồi dào, đồng thời thúc đẩy các Ngân hàng Việt Nam hoà nhập thị trường tài chính quốc tế.
Thứ hai, về việc cho vay của hệ thống Ngân hàng đối với nền kinh tế.
Phương châm chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước đối với công tác tín dụng của Ngân hàng thương mại là phải mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh tế, đáp ứng tốt các nhu cầu vay vốn có hiệu quả cao và phục vụ đường lối phát triển kinh tế hợp lý của Nhà nước. Tăng cường cho vay trung, dài hạn và xây dựng cơ bản, góp phần đẩy mạnh tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp hoá - hiện đại hoá nền kinh tế. Không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nhất là các khoản nợ quá hạn tồn đọng từ những năm trước đây, nợ khó đòi xuống mức lành mạnh theo tiêu chuẩn quốc tế, tăng nhanh vòng quay và hiệu quả sử dụng vốn của toàn xã hội. Chú ý thích đáng việc cho vay phát triển nông ngư nghiệp cũng như các đối tượng chính sách, góp phần phát triển kinh tế đồng đều giữa các vùng, các địa phương và thực hiện chính sách xã hội của Nhà nước phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của hệ thống Ngân hàng.
4. Về chính sách quản lý ngoại hối và tỷ giá:
Đặc điểm cơ bản của hệ thống tiền tệ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là trong tổng phương tiện thanh toán của nền kinh tế, đồng thời ngoại tệ còn chiếm một tỷ lệ đáng kể. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để chính sách ngoại hối phải được quản lý tăng cường thu hút đại bộ phận thị trường trong nước vào hệ thống Ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước cần kiểm soát tốt các luồng ngoại tệ ra vào đất nước, thực hiện từng bước việc thanh toán bằng tiền Việt Nam chiếm lĩnh triệt để thị trường trong nước, tiến tới mọi hoạt động giao dịch tín dụng thanh toán có liên quan tới nước ngoài và các đồng tiền nước ngoài đều phải thực hiện theo cơ chế chuyển đổi qua các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ.
Trong chính sách tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo theo hướng tôn trọng quan hệ khách quan giữa cung và cầu ngoại tệ trên thị trường, có điều tiết linh hoạt và mềm dẻo nhằm phục vụ khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, góp phần ổn định mặt bằng giá cả trong nước và tiếp tục tăng cường dự trữ Nhà nước. Cụ thể là:
- Điều chỉnh tỷ giá một cách dần dần, làm như vậy sẽ tránh sự bất ổn định, vừa tránh được những lãng phí tài nguyên không đáng có mà vẫn đáp ứng được những đòi hỏi của sự thay đổi thị trường, đảm bảo được mục tiêu phát triển đất nước.
- Có chính sách lãi suất thích hợp, đảm bảo khoảng cách giữa đồng nội tệ và USD một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn.
- Khống chế mức lạm phát trong nước, bởi vì lạm phát có tác động ngược chiều với tỷ giá của đồng nội tệ. Nếu không khống chế được mức lạm phát thì những diễn biến trên thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái khó có thể kiểm soát được, dẫn đến những diễn biến ngoài mong muốn.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Chính phủ mà trực tiếp là Ngân hàng Nhà nước trên thị trường ngoại hối. Thông qua cơ chế chính sách, các biện pháp quản lý hành chính của Chính phủ có thể tác động đến hoạt động của thị trường hối đoái, quản ý các nguồn ngoại tệ trôi nổi trên thị trường, chống những hiện tượng đầu cơ, buôn bán trái phép ngoại tệ, góp phần ổn định tỷ giá hối đoái.
5. Về tín dụng đối với ngân sách Nhà nước:
Để kiểm soát lạm phát có hiệu quả và lành mạnh hoá tài chính quốc gia, việc chấm dứt hoàn toàn tín dụng trực tiếp từ Ngân hàng trung ương đối với ngân sách Nhà nước là hết sức cần thiết. Ngay cả khi Ngân hàng Nhà nước làm đại lý cho ngân sách Nhà nước vay vốn trên thị trường cũng cần tránh phát sinh loại tín dụng này vì nó hạn chế hiệu quả của chính sách tiền tệ.
6. Về việc xử lý lãi suất:
Công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá không tránh khỏi việc tập trung nguồn lực vào ngành mũi nhọn, đầu kéo cho nền kinh tế và những khu vực phát triển chiến lược, do vậy trong tình hình nguồn vốn trong nền kinh tế còn hạn hẹp thì việc sử dụng công cụ lãi suất một cách chủ đích là một điều cần thiết. Trong trường hợp này các tác nhân đầu tư có thể tiếp cận đến nguồn tín dụng với lãi suất ưu đãi của các quỹ hỗ trợ đầu tư Nhà nước. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ tín dụng cho các nhà đầu tư kinh doanh tại các vùng khó khăn là tìm cách hạ thấp mức lãi suất, trước mắt giảm lãi suất cho vay trên cơ sở giảm thuế đối với hoạt động Ngân hàng và tiết giảm chi phí hoạt động Ngân hàng, về lâu dài phải dựa trên cơ sở hạ thấp tỷ lệ lạm phát để hạ cả lãi suất huy động và cho vay.
Về cơ cấu lãi suất, phải tiếp tục điều chỉnh tuỳ theo tình hình chấp nhận của thị trường, sao cho lãi suất cho vay trung dài hạn cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn, khuyến khích Ngân hàng cho vay đẩy mạnh đầu tư phát triển. Mặt khác, chênh lệch lãi suất nội tệ và lãi suất ngoại tệ cần được xử lý. Hướng của Ngân hàng Nhà nước hiện nay là xoá bỏ dần hình thức cho vay bằng ngoại tệ, thực hiện định hướng chính sách quản lý ngoại hối, trong nước chỉ sử dụng đồng tiền Việt Nam làm phương tiện thanh toán, xoá luôn sự tồn tại đồng thời của hai loại lãi suất khác nhau, chỉ còn một lãi suất tiền gửi và cho vay bằng đồng Việt Nam.
7. Các biện pháp hỗ trợ:
Để thực hiện chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước còn phải thực hiện đồng bộ nhiều chính sách không kém phần quan trọng như:
Một là, củng cố cải tiến bộ máy theo dõi và điều hàng hoáành của Ngân hàng Nhà nước cho gọn nhẹ theo hướng tập trung, bảo đảm tính thống nhất nhanh và nhạy của chính sách.
Hai là, hỗ trợ phát triển các tổ chức tín dụng theo hướng kinh doanh đa năng, mở rộng hệ thống Ngân hàng với cơ cấu hợp lý, cân đối giữa các vùng khu vực, bảo đảm thực hiện tốt mọi ngành, mọi thành phố kinh tế, tạo ra môi trường cạnh tranh có lợi cho những người sử dụng dịch vụ Ngân hàng. Phát triển các hình thức Ngân hàng hợp tác xã gọi là các tổ chức tín dụng nhân dân rộng khắp cả nước, nghiên cứu cho sự ra đời của các định chế tài chính khác như quỹ đầu tư, Công ty thuê tài chính, Công ty kinh doanh môi giới chứng khoán.
Ba là, thực hiện hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng, đặc biệt hiện đại hoá hệ thống thanh toán, đưa vào áp dụng các biện pháp nghiệp vụ và phương pháp điều hành kinh doanh Ngân hàng hiện đại.
Bốn là, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động thanh tra trên cơ sở hoàn thiện cơ chế an toàn hệ thống Ngân hàng, nâng cao năng lực nghiệp vụ thanh tra Ngân hàng.
Năm là, mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức tín dụng quốc tế, Ngân hàng trung ương các nước để tranh thủ sự giúp đỡ về vốn và trợ giúp về kỹ thuật cho nền kinh tế và cho hoạt động Ngân hàng, đồng thời tạo lập các điều kiện và bước đi hợp lý trong quá trình hội nhập của hệ thống Ngân hàng Việt Nam với cộng đồng tài chính quốc tế.
Sáu là, hoàn thành dứt điểm công tác xây dựng các nghị định của Chính phủ, hướng dẫn thi hành Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng, đồng thời hoàn thành hệ thống văn bản hướng dẫn của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước để hai Luật này phát huy hiệu quả trong thựcc tiễn.
Bảy là, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ, trang bị và cập nhật thường xuyên kiến thức mới, đáp ứng đòi hỏi với công việc.
Tám là, tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động Ngân hàng, trọng tâm là xây dựng Bộ luật Ngân hàng.
Đây chính là những việc cần cải cách trong tương lai để việc thực thi chính sách tiền tệ có hiệu quả hơn, góp phần đổi mới hệ thống Ngân hàng.
Kết luận
Chính sách tiền tệ ở Việt Nam mới đi vào hoạt động từ những năm 90. Bên cạnh những thuận lợi đạt được trong việc cải cách hệ thống Ngân hàng, việc thực thi chính sách tiền tệ còn gặp không ít những khó khăn. Đó là do lối suy nghĩ và hoạt động theo cơ chế quan liêu cũ, công cụ chính sách tiền tệ còn mang nặng tính hành chính, các công cụ gián tiếp còn chưa được sử dụng một cách hiệu quả. Cụ thể hơn, những thách thức mà Việt Nam đang đối mặt là chưa có một thanh toán tài chính phát triển. Đó phải chăng là đầu mối cho những bất cập trong việc thực thi chính sách tái chiết khấu chưa thực sự là hiệu ứng thông báo đối với thị trường, thị trường mở còn mới mẻ, chỉ mới đi vào hoạt động. Do đó, vấn đề đặt ra là phát huy nội lực, phát triển sản xuất, tăng khả năng hấp thụ và luân chuyển vốn trong nền kinh tế. Hơn thế nữa, các nhà chính sách Việt Nam cần tạo ra môi trường pháp lý thuật lợi và những điều kiện chủ quan để trong tương lai, Việt Nam có một thị trường tài chính phát triển. Đây chính là tiền đề làm nền tảng để xây dựng và phát triển một chính sách tiền tệ hoàn hảo có tác dụng điều chỉnh và đem lại hiệu quả cho hoạt động Ngân hàng.
Tài liệu tham khảo
Frederid S Mishkin - Tiền tệ Ngân hàng và thị trường tài chính - 1994.
Lê Vinh Danh : Tiền tệ và hoạt động Ngân hàng, 1996.
Lê Vinh Danh: Chính sách tiền tệ và sự điều tiết vĩ mô của Ngân hàng trung ương ở các nước tư bản phát triển.
Tài liệu giảng dạy bộ môn Tiền tệ - Học viện Ngân hàng, 1/2000.
David Begg : Kinh tế học vĩ mô, 1995.
Nguyễn Duệ : Đồng tiền chung châu Âu, 1999.
Tạp chí Ngân hàng các số: 8/1999; 8/2000; 1/2001.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0814.doc