Chuyên đề Chính sách tỷ giá của Trung Quốc và tác động của nó đến thương mại Trung Quốc và thương mại thế giớ

Trung Quốc đang ngày càng chứng tỏ vai trò của mình với nền kinh tế thế giới noí chung, với đông á và Việt Nam nói riêng. Vai trò ấy được thực hiện thành công một phần nhờ vào chính sách tỷ giá hối đoái mà Trung Quốc đang thực hiện.Vì vậy việc nghiên cứu chính sách này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về ảnh hưởng của Trung Quốc đến nền kinh tế thế giới nói chung tới hoạt động thương mại toàn cầu nói riêng. Qua đó chúng ta cũng nhận biết được phần nào mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc để có những đối sách thích hợp nhằm duy trì và phát triển bền vững mối quan hệ song phương trong lĩnh vực thương mại.

doc41 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1223 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Chính sách tỷ giá của Trung Quốc và tác động của nó đến thương mại Trung Quốc và thương mại thế giớ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
làm phát sinh vấn đề tỷ giá hối đoái. Như vậy, tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ của một quốc gia tính bằng tiền tệ của một nước khác, hay là quan hệ so sánh về mặt giá cả giữa hai đồng tiền của các quốc gia khác nhau. Ví dụ: Tỷ giá hối đoái giữa USD và VND là:1USD=15545VND (tức là15545 VND có thể mua được 1 USD) Tỷ giá hối đoái thường được xét trên hai góc độ tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực tế: * Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (nominal exchange rate) là tỷ lệ trao đổi giữa các đồng tiền được công bố hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng và do ngân hàng nhà nước công bố hàng ngày và được áp dụng trong các quan hệ mua bán trao đổi ngoại hối (ví dụ: ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố 1USD=15545VND) * Còn tỷ giá hối đoái thực tế (real exchange rate) là tỷ giá phản ánh tương quan sức mua giữa hai đồng tiền trong tỷ giá. Tỷ giá hối đoái thực tế được tính bằng tỷ giá hối đoái danh nghĩa nhân với tỷ sốgiữa chỉ số giá cả quốc tế và chỉ số giá cả trong nước: chỉ số giá cả quốc tế Tỷ giá hối đoái = tỷ giá hối đoái x thực tế danh nghĩa chỉ số giá cả trong nước Tỷ giá hối đoái thực tế là tỷ giá có tính đến sức mua của đồng tiền và được xác định trong cả một thời kỳ nhất định. Nó phản ánh sức cạnh tranh của nền kinh tế hay phản ánh tương quan sức mua giữa hai đồng tiền Tỷ giá hối đoái danh nghĩa thương được áp dụng trong các quan hệ thực tế, còn tỷ giá hối đoái thực tế được sử dụng trong nghiên cứu lý thuyết. 1.1.2 Phân loại tỷ giá hối đoái Để nhận biết tác động của tỷ giá hối đoái đối với các hoạt động của nền kinh tế, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu, người ta thường phân loại tỷ giá hối đoái theo các tiêu thức chủ yếu sau: 1.1.2.1 Căn cứ vào phương tiện chuyển ngoại hối *Tỷ giá điện hối: là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện. Đây là tỷ giá cơ sở để xác định các loại tỷ giá khác *Tỷ giá thư hối : là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư 1.1.2.2 căn cứ vào phương tiện thanh toán quốc tế *Tỷ giá séc : là tỷ giá mua bán các loại séc ngoại tệ *Tỷ giá hối phiếu trả tiền ngay: là tỷ giá mua bán các loại hối phiếu trả tiền ngay bằng ngoại tệ *Tỷ giá hối phiếu có kỳ hạn: là tỷ giá mua bán các loại hối phiếu có kỳ hạn bằng ngoại tệ *Tỷ giá chuyển khoản: là tỷ giá mua bán ngoại hối bằng chuyển khoản qua ngân hàng *Tỷ giá tiền mặt: là tỷ giá mua bán ngoại hối được thanh toán bằng tiền mặt 1.1.2.3. Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại hối: *Tỷ giá mở cửa: là tỷ giá mua bán ngoại hối của chuyến giao dịch ngoại hối đầu tiên trong ngày *Tỷ giá đóng cửa: là tỷ giá mua bán ngoại hối của một chuyến giao dịch cuối cùng trong ngày *Tỷ giá giao nhận ngay:là tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc giao nhận ngoại hối sẽ được hiện chậm nhất sau hai ngày làm việc *Tỷ giá giaonhận có kỳ hạn: là tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc giao nhận sẽ được thực hiệntheo thời hạn nhất định ghi trong hợp đồng 1.1.2.4. Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối của ngân hàng *Tỷ giá mua: là tỷ gía của ngân hàng mua ngoại hối vào *Tỷ giá bán: là tỷ giá của ngân hàng bán ngoại hối ra 1.1.2.5. Căn cứ vào chế độ quản lý ngoại hối *Tỷ giá chính thức: là tỷ giá do ngân hàng nhà nước công bố được hình thành trên cơ sở ngang giá vàng *Tỷ giá hối đoái thả nổi tự do: là tỷ giá được hình thành tự phát trên thị trường do quan hệ cung cầu ngoại hối quyết định mà không có sự can thiệp của chính phủ *Tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý: là tỷ giá được hình thành tự phát trên thị trường ngoại hối nhưng có sự can thiệp của chính phủ thông qua việc mua và bán các đồng tiền để can thiệp vào mức cung cầu ngoại hối *Tỷ giá cố định: là tỷ giá chỉ được phép biến động trong một phạm vi nhất định cho phép 1.1.3. Cách xác định tỷ giá theo phương pháp tính chéo Từ sau chiến tranh thế giới II, hầu hết các nước chấp nhận đồng USD là đồng tiền yết giá chính thức chủ yếu.Tiền tệ của các nước được yết giá theo đơn vị đồng USD dựa vào quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối Tuy nhiên để xác định tỷ giá giữa hai đồng tiền không phải là USD phải tính toán qua USD, đó là phương pháp tính tỷ giá chéo *Trường hợp 1: Xác định tỷ giá của hai tiền tệ yết giá gián tiếp: Giả sử ngân hàng công bố tỷ giá : USD/DEM=Mn1 Bn1 USD/FRF =Mn2 Bn2 Trong đó Mn1, Mn2, Bn1, Bn2 lần lượt là tỷ giá mua vào và bán ra USD của ngân hàng bằng các đồng tiền định giá. Gọi tỷ giá mua và bán DEM/FRF của khách hàng là Mk ,Bk khi đó ta có: MkDEM/FRF=Bn2/Mn1 ó MkFRF/DEM=Bn1/Mn2 BkDEM/FRF=Mn2/Bn1 BkFRF/DEM=Mn1/Bn2 *Trường hợp 2:xác định tỷ giá của hai tiền tệ yết giá khác nhau Giả sử tỷ giá : USD/FRF=Mn1 Bn1 GBP/FRF=Mn2 Bn2 với Mn, Mn, Bn, Bn2 là tỷ giá mua vào hoặc bán ra các đồng tiền yết giá bằng đồng tiền định giá Vấn đề là: Xác định tỷ giá USD/GBP của khách hàng Gọi Mk, Bk là tỷ giá mua và bán của khách hàng, ta có: MkUSD/GBP= Bn1/Mn2 ó MkGBP/USD=Bn2/Mn1 BkUSD/GBP=Mn1/Bn2 BkGBP/USD=Mn2/Bn1 *Trường hợp 3: Xác định tỷ giá hối đoái của hai tiền tệ yết giá khác nhau Giả sử có tỷ giá: GBP/USD=Mn1,Bn1 USD/FRF=Mn2,Bn2 Khi đó ta có thể xác định được tỷ giá GBP/FRF theo công thức sau: MkGBP/FRF=Bn1xBn2 BkGBP/FRF=Mn1xMn2 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự biến động của tỷ giá hối đoái Trong điều kiện lưu thông tiền giấy và lạm phát đang trở nên phổ biến thì tỷ giá hối đoái biến động rất bất thường. Sự biến động của tỷ giá hối đoái phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố nhưng phải kể đến một số nhân tố chủ yếu sau (ở đây luôn giả định rằng một nhân tố thay đổi trong điều kiện các nhân tố khác không đổi): 1.1.4.1. Mức chênh lệch tỷ lệ lạm phát giữa các quốc gia Sự chênh lệch tỷ lệ lạm phát giữa các quốc gia sẽ dẫn đến tình trạng thay đổi mức giá cả hàng hoá dịch vụ giữa các nước và phá vỡ ngang giá sức mua của hai đồng tiền tức là làm thay đổi tỷ giá hối đoái Giả sử rằng tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam là R1 còn ở Mĩ là R2.Tỷ giá hối đoái tước lạm phát là:1USD=aVND. Sau lạm phát tỷ giá hối đoái là : 1USD+R2USD=aVND+aR1VND è(1+R2)USD=a(1+R1)VND a(1+R1) USD = VND (1+ R2) P1 Po S1 S2 D1 Do QUSD 0 USD/VND Từ biểu thức trên ta thấy rằng nước nào có tỷ lệ lạm phát lớn hơn thì đồng tiền của nước đó có sức mua thấp hơn.Ta có sơ đồ sau: S ơ đồ1: ảnh hưởng của mức chênh lệch lạm phát đến sự biến động của tỷ giá hối đoái Giả sử :Do,D1 :đường cầu USD trên thị trường ngoại hối So,S1 : đường cung USD trên thị trường ngoại hối Tại Do,So tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam và Mĩ ở mức thấp Sau đó tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam tăng với tốc độ lớn hơn của Mĩ. Điều này làm cho giá cả hành hoá và dịch vụ của Việt Nam trở nên đắt một cách tương đối và do đó nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam tại Mĩ giảm xuống đồng thời cầu về VND cũng giảm xuống tức là cung USD trên thị trường ngoại hối cũng giảm xuống, đường So chuyển dịch tới vị trí S1. Còn tại Việt Nam hàng hoá và dịch vụ của Mĩ trở nên rẻ hơn do đó nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ của Mĩ tại Việt Nam tăng lên vì vậy nhu cầu USD cho nhập khẩu hàng hoá tăng lên, do dịch chuyển tới vị trí D1. Sự tăng cầu đồng thời với sự gia tăng của cung về đồng USD sẽ làm tăng giá USD (tỷ giá hối đoái gia tăng, giá USD sẽ tăng cho đến khi bù đắp được mức chênh lệch lạm phát giữa hai quốc gia). 1.1.4.2 Mức độ tăng hay giảm thu nhập quốc dân của các nứơc Thu nhập quốc dân tăng hay giảm sẽ làm tăng hay giảm nhu cầu hàng hoá dịch vụ nhập khẩu do đó làm cho nhu cầu ngoại hối cho nhập khẩu tăng hay giảm tương ứng.Ta có sơ đồ sau: USD/VND S1 So Qo Q1 Do 0 P1 QUSD Po Sơ đồ 2: ảnh hưởng của mức độ tăng giảm thu nhập quốc dân đến sự biến động của tỷ giá hối đoái. Giả sử thu nhập quốc dân của Mĩ tăng trong khi thu nhập của Việt Nam là không đổi. Điều này sẽ làm tăng nhu cầu hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam tại Mĩ, do đó cầu VND cho nhập khẩu tăng lên tức là cung USD tăng lên đường So dịch chuyển sang phải đến S1. Còn ở Việt Nam do thu nhập không tăng do đó nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu từ Mĩ hầu như không đổi vì vậy đường cầu USD không đổi và giữ nguyên ở vị trí Do. Kết quả là USD giảm giá, tương tự trong trường hợp ngược lại. 1.1.4.3. Mức chênh lệch lãi suất giữa các quốc gia Khi mức lãi suất ngắn hạn của một nước tăng lên một cách tương đối so với các nước khác thì vốn ngắn hạn từ nước ngoài sẽ chảy vào nước đó nhằm thu phần chênh lệch do tiền lãi tạo ra.Vì vậy nó sẽ làm thay đổi cung cầu ngoại hối và dẫn đến làm thay đổi tỷ giá hối đoái .Ta có sơ đồ sau: QUSD USD/VND Q Do D1 So Po P1 S1 Sơ đồ 3:tác động của mức chênh lệch lãi suất tới tỷ giá hối đoái Giả sử Mĩ nâng lãi suất tiền gửi lên cao hơn của Việt Nam (lãi suất tiền gửi của Việt Nam không đổi). Khi đó các nhà kinh doanh của Việt Nam sẽ mua các tín phiếu ngắn hạn của Mĩ để thu lợi. Điều này làm cho cầu USD tăng lên và đường cầu Do dịch chuyển tới vị trí D1.Trong khi đó ở Mĩ, các nhà kinh doanh sẽ giữ tiền ở ngân hàng hơn là mang đi đầu tư vì vậy cung USD trên thị trường ngoại hối bị giảm xuống, đường cungSo sẽ dịch chuyển tới vị trí S1. Như vậy sự gia tăng lãi suất tiền gửi ở Mĩ so với Việt Nam đã làm cho cung USD bị giảm sút đồng thời làm tăng cầu về USD dẫn đến sự lên giá của đồng USD do đó tỷ giá USD/VND sẽ tăng lên.Tương tự như vậy trong trường hợp giảm lãi suất tiền gửi USD so với VND sẽ dẫn đến sự giảm giá của đồng USD. 1.1.4.4 Những dự đoán về tỷ giá hối đoái Đây là những dự đoán mang tính chủ quan của những người tham gia vào thị trường ngoại hối về tương lai của một đồng tiền nào đó nhưng nó có thể là nhân tố quan trọng dẫn đến sự thay đổi tỷ giá. Giả sử có nhiều nhà đầu tư cho rằng đồng USD sẽ lên giá trong thời gian tới vì vậy họ sẽ tiến hành mua vào đồng USD. Điều này làm gia tăng mức cầu về USD (Do dịch chuyển tới vị trí D1).Trong khi đó người có USD sẽ có tâm lý giữ lại vì vậy cung USD trên thị trường bị giảm sút (So sẽ dịch chuyển tới vị trí S1).Sự chênh lệch giữa cung và cầu làm cho tỷ giá của USD tăng lên so với các đồng tiền khác. Q1 Qo P1 Po Do D1 So 0 USD/VND S1 Tình hình sẽ ngược lại khi có những dự đoán về sự giảm giá của USD. QUSD Sơ đồ 4: Tác động của những dự đoán về tỷ giá đến tỷ giá hối đoái 1.1.4.5. Sự can thiệp của chính phủ Chính phủ có thể can thiệp vào tỷ giá thông qua 3 hình thức chủ yếu sau: * Thứ nhất, Chính phủ can thiệp vào thương mại quốc tế:biện pháp này nhằm khuyến khích xuất khẩu hoặc hạn chế nhập khẩu .Để khuyến khích xuất khẩu chính phủ tiến hành trợ cấp xuất khẩu làm cho giá thành sản phẩm rẻ hơn giá sản phẩm cùng loại trên thị trường, làm tăng sức cạnh tranh của hàng hoá nước mình trên thị trường thế giới ,tăng kim ngạch xuất khẩu thu về được nhiều ngoại tệ hơn vì vậy nhu cầu đồng nội tệ sẽ tăng lên và đồng nội tệ lên giá. Để hạn chế nhập khẩu chính phủ có thể sử dụng thuế nhập khẩu cao hoặc hạn ngạch để làm giảm nhu cầu hàng hoá nhập khẩu từ đó nhu cầu ngoại tệ cũng bị giảm sút và đồng nội tệ tăng giá. *Thứ hai, chính phủ can thiệp vào dòng đầu tư quốc tế bằng các biện pháp như cấm đầu tư ra nước ngoài ,đánh thuế thu nhập lợi tức của công dân nước mình ở nước ngoài hoặc công dân nước ngoài ở nước mình nhằm làm giảm cầu hoặc cung ngoại tệ tuỳ theo mục tiêu của chính phủ *Thứ ba, biện pháp can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối bằng cách mua hoặc bán các đồng tiền trên thị trường ngoại hối để đạt được các mục tiêu đã đề ra Ngoài ra tỷ giá hối đoái còn chịu tác động của nhiều nhân tố như khủng hoảng , chính trị , các quyết sách của chính phủ… 1.1.5 Các chế độ tỷ giá hối đoái 1.1.5.1 Chế độ bản vị vàng Chế độ này lấy vàng làm vật ngang giá chung. Tỷ giá hối đoái được hình thành trên cơ sở so sánh hàm lượng vàng của các đồng tiềnvới nhau gọi là ngang giá vàng. Đây là một chế độ ổn định, tiền tệ không bị mất giá, tỷ giá được xác định thông qua nội dung vàng của nó và được tự do chuyển đổi ra vàng. Nó có khả năng điều tiết lưu thông một cách tự phát mà không cần sự can thiệp của chính phủ. Tuy nhiên do lượng tiền phát hành chỉ được phép bằng số vàng mà quốc gia có cho nên chế độ này đã kìm hãm sự phát triển khi mà quy mô của các nền kinh tế trở nên lớn hơn vì vậy chế độ này đã sụp đổ khi thế chiến thứ nhất xảy ra và nhất là sau cuộc khủng hoảng 1929-1933. 1.1.5.2 Chế độ tỷ giá cố định BrettonWoods Năm 1944 chế độ tỷ giá cố định được thành lập cùng với các định chế tài chính như: ngân hàng thế giới(WB), quỹ tiền tệ quốc tế(IMF). Trong chế độ này tỷ giá hối đoái chính thức của các nước được hình thành trên cơ sở so sánh với hàm lượng vàng chính thức của USD và không được phép biến động quá +(-)1% so với tỷ giá chính thức đăng kí tại IMF. Các ngân hàng trung ương phải can thiệp để giữ cho tỷ giá thị trường không biến động quá 1% so với tỷ giá chính thức. Về nguyên tắc chế độ này vẫn coi vàng làm bản vị, tỷ giá giữa các đồng tiền dựa trên cơ sở so sánh nội dung vàng của các đồng tiền và đồng USD đóng vai trò là cầu nối cho toàn bộ hệ thống này. Hệ thống này đã tạo sự ổn định trên thị trường ngoại hối và tạo điều kiện cho sản xuất và lưu thông hàng hoá trên thị trường thế giới diễn ra nhịp nhàng. Tuy nhiên hệ thống này có nhiều hạn chế: Dự trữ không tương xứng: trong những năm 50-60 có nhiều vấn đề tiền tệ lớn đòi hỏi các ngân hàng trung ương phải mua bán khối lượng lớn USD để duy trì tỷ giá chính thức tuy nhiên dự trữ vàng và USD không đủ đáp ứng Tăng trưởng xuất nhập khẩu và sự khác biệt về tỷ lệ lạm phát giữa các nước làm xuất hiện nhu cầu điều chỉnh lại tỷ giá hối đoái theo hướng lâu dài Hoạt động đầu cơ tiền tệ làm biến động mạnh tỷ giá hối đoái buộc các ngân hàng trung ương phải can thiệp bằng lượng ngoại tệ lớn Sự mất giá liên tục USD làm cho nạn đầu cơ tiền tệ trên thị trường quốc tế tăng lên và lạm phát diễn ra ở nhiều quốc gia Năm 1973 Mĩ buộc phải phá giá đồng USD lần thứ hai để cứu nguy cho nạn lạm phát ở nhiều quốc gia làm cho chế độ này hoàn toàn sụp đổ 1.1.5.3. Chế độ tỷ giá thả nổi Trong chế độ này, tỷ giá không chịu sự ràng buộc của chính phủ mà được tự do hình thành theo quy luật cung cầu trên thị trường ngoại hối. Trong chế độ này việc thay đổi mức cung cầu ngoại hối sẽ tác động đến cán cân thanh toán quốc tế và mức dự trữ ngoại tệ của quốc gia do đó sẽ ảnh hưởng đến cơ sở tiền tệ. Trong chế độ này giá trị thực của các loại tiền tệ được xác định dễ dàng hơn vì cầu là công khai đối với cung, nó cũng phản ánh chính xác hơn sức mạnh kinh tế của các quốc gia.Vì vậy chế độ này làm cân bằng cung cầu ngoại hối bằng cách thay đổi tỷ giá chứ không phải bằng cách thay đổi mức dự trữ ngoaị tệ, làm cho cơ sở tiền tệ không bị tác động bởi đồng ngoại tệ. Chế độ này có hai hình thái : Chế độ thả nổi tự do: là chế độ mà tỷ giá hối đoái hoàn toàn do cung cầu ngoại hối quyết định,chính phủ không có bất kì sự can thiệp nào. Đốivới các nước có thị trường ngoại hối tương đối hoàn chỉnh thì việc chính phủ thả nổi tỷ giá hối đoái có tác dụng tốt trong việc để quan hệ cung cầu tự điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế. Ngược lại với những nước kém phát triển thì thường chọn chế độ thả nổi có quản lý. Trên thực tế không có thị trường hoàn hảo nên càng không có chế độ thả nổi tự do hoàn toàn Chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý: là chế độ mà tỷ giá hối đoái vừa do thị trường quyết định vừa có sự can thiệp của nhà nước nhằm đạt được "tỷ giá mục tiêu" của quốc gia. Các nước có cán cân thanh toán thặng dư thường bán đồng tiền của mình trên thị trường ngoại hối và thu được dự trữ quốc tế để giữ hoặc giảm giá trị đồng tiền của mình. Các nước bị thâm hụt thì thường mua tiền của mình trên thị trường ngoại hối và giảm dự trữ quốc tế để giữ hoặc nâng cao giá trị đồng tiền của mình. Tóm lại, chế độ này có tác dụng tích cực là ngăn chặn những thay đổi lớn của tỷ giá, làm cho các thành phần kinh tế thuận lợi hơn trong hoạt động xuất nhập khẩu, có tác dụng lớn với nền kinh tế quốc gia. 1.1.6 Tác động của tỷ giá hối đoái đến các quan hệ kinh tế quốc tế 1.1.6.1 Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động đầu tư quốc tế Khi tỷ giá hối đoái tăng lên tức là đồng nội tệ bị giảm giá sẽ khuyến khích đầu tư ra nước ngoài (xuất khẩu tư bản) và cũng khuyến khích FDI vào trong nước (nhập khẩu tư bản), trường hợp ngược lại khi tỷ giá hối đoái giảm xuống Về vấn đề nợ nước ngoài: khi tỷ giá hối đoái tăng lên sẽ làm tăng giá trị của các khoản nợ tính bằng ngoại tệ và làm giảm giá trị các khoản nợ tính bằng đồng nội tệ. Còn khi tỷ giá hối đoái giảm xuống thì vấn đề sẽ đảo ngược 1.1.6.2 Tác động đến thương mại quốc tế Khi tỷ giá hối đoái tăng lên đồng nội tệ giảm giá sẽ khuyến khích hoạt động xuất khẩu, đồng thời hạn chế hoạt động nhập khẩu bởi vì cùng một lượng ngoại tệ thu được sẽ đổi được nhiều đồng nội tệ hơn trong khi các chi phí sản xuất hầu như không đổi. Còn khi tỷ giá hối đoái giảm thì sẽ khuyến khích hoạt động nhập khẩu và hạn chế hoạt động xuất khẩu 1.1.7 Các biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái Để tạo được sự ổn định cần thiết cho phát triển kinh tế, chính phủ các quốc gia có thể điều chỉnh tỷ giá hối đoái để tạo được một tỷ giá phù hợp thông qua các biện pháp như : 1.1.7.1 Chính sách chiết khấu Là chính sách của ngân hàng trung ương dùng để thay đổi tỷ suất chiết khấu để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường. Khi tỷ giá hối đoái lên cao đến mức nguy hiểm thì ngân hàng trung ương sẽ nâng tỷ suất chiết khấu lên để nâng lãi suất thị trường lên từ đó hút vốn ngắn hạn vào trong nước, làm tăng cung tiền ngoại tệ và làm giảm tỷ giá hối đoái. Chính sách này chỉ có ảnh hưởng nhất định và có hạn đối với tỷ giá hối đoái vì giữa tỷ giá và lãi suất không có quan hệ nhân quả. Để thực hiện được chính sách này thì đòi hỏi phải có sự ổn định về kinh tế, chính trị, và tiền tệ trong nước. 1.1.7.2. Chính sách hối đoái ( chính sách thị trường mở) Là biện pháp tác động trực tiếp vào tỷ giá hối đoái bằng các hoạt động nghiệp vụ trực tiếp mua hoặc bán ngoại hối của ngân hàng trung ương hay các cơ quan ngoại hối nhà nước để điều chỉnh tỷ giá hối đoái Để thực hiện được chính sách này đòi hỏi ngân hàng trung ương phải có dự trữ ngoại hối lớn. 1.1.7.3. Quỹ dự trữ bình ổn hối đoái Đây là 1 hình thái của chính sách hối đoái nhằm tạo ra một cách chủ động một lượng dự trữ ngoại hối để đối phó với sự biến động của tỷ giá hối đoái thông qua các chính sách hoạt động công khai trên thị trường Tác dụng của quỹ này là có hạn vì một khi đã bị khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng ngoại hối thì lượng dự trữ của quỹ cũng giảm đi và không đủ sức điều tiết tỷ giá. Nó chỉ có tác dụng khi khủng hoảng ngoại hối ít nghiêm trọng và có nguồn tín dụng quốc tế hỗ trợ 1.1.7.4. Phá giá tiền tệ ( Devaluation) Khi xảy ra khủng hoảng ngoại hối nghiêm trọng, sức mua của đồng tiền giảm sút mạnh và không thể đại biểu cho sức mua danh nghĩa của chính nó thì vấn đề xác định lại tỷ giá hối đoái là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, phá giá tiền tệ lúc nào, mức độ ra sao là phụ thuộc vào mục đích kinh tế và chính trị của các quốc gia. Đây là chính sách kinh tế, tài chính của nhà nước để tác động đến tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán quốc tế. Biện pháp này là sự đánh tụt sức mua của tiền tệ nước mình so với ngoại tệ, thấp hơn sức mua thực tế của nó. Chính sách này có thể có những tác dụng sau: - Khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu vì vậy góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế - Khuyến khích nhập khẩu vốn, kiều hối, hạn chế xuất khẩu vốn ra nước ngoài, làm tăng cung ngoại hối, giảm nhu cầu ngoại hối và giảm tỷ giá - Khuyến khcích du lịch quốc tế vào trong nước, làm giảm căn thẳng cung - cầu ngoại tệ - Cướp không một phần giá trị thực tế của những ai nắm đồng tiền bị phá giá trong tay Tuy nhiên tác dụng cải thiện cán cân thương mại có thực hiện được hay không còn phụ thuộc vào khả năng đẩy mạnh xuất khẩu của nước tiến hành phá giá cũng như năng lực cạnh tranh của hàng hoá của quốc gia đó. 1.1.7.5. Nâng giá tiền tệ ( Revaluation) Là biện pháp nâng sức mua của đồng tiền nước mình so với ngoại tệ, cao hơn sức mua thực của nó Tác động của nó đến hoạt động ngoại thương thì ngược lại so với phá giá tiền tệ. Biện pháp này thường xảy ra do áp lực của nước cải thiện tình hình cán cân thanh toán và cán cân thương mại của họ. 1.2. Tác động của tỷ giá hối đoái đến thương mại Tỷ giá hối đoái có tác động hai mặt đến hoạt động thương mại của mỗi quốc gia. - Khi tỷ giá hối đoái tăng lên tức là đồng nội tệ bị giảm giá so với đồng nội tệ sẽ có tác động bất lợi cho nhập khẩu nhưng lại có lợi cho xuất khẩu. Ví dụ: Trước đây: 1USD = 15000VND Hại tại: 1USD = 15550 VND Trong trường hợp này tỷ giá tăng lên có tác dụng khuyến khích xuất khẩu vì cùng một lượng ngoại tệ thu được từ xuất khẩu có thể đổi được nhiều đồng nội tệ hơn. Mặt khác do chi phí sản xuất hầu như không đổi nên làm cho hàng hoá xuất khẩu rẻ hơn tương đối làm tăng sức cạnh tranh trên thị trưoừng quốc tế. Tuy nhiên do tỷ giá hối đoái tăng làm cho giá của hàng nhập khẩu tăng lên tương ứng dẫn đến sự giảm sút nhập khẩu, có thể gây ra tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu, gây khó khăn cho người tiêu dùng và các người sản xuất trong nước, nhất là những cơ sở sử dụng nguyên vật liệu nhập từ nước ngoài. Đồng thời lượng ngoại tệ vào trong nước tăng lên làm tăng lượng dự trữ ngoại hối, tạo điều kiện ổn định cán cân thương mại quốc tế. - Trong trường hợp tỷ giá hối đoái giảm đi tức là đồng nội tệ tăng gía sẽ khuyến khích nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu Ví dụ: Trước đây: 1 USD = 115 JPY Hiện nay: 1 USD = 109 JPY Trong trường hợp này, cùng một lượng ngoại tệ thu được từ xuất khẩu sẽ đổi được ít đồng nội tệ hơn. Điều này gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu, hạn chế khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu của quốc gia trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, đây lại là thời cơ tốt cho các nhà nhập khẩu, nhất là nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong nước. Mặt khác, lượng ngoại tệ chảy vào trong nước giảm đi, lượng ngoại tệ dự trữ bị giảm dần vì khuynh hướng nhập khẩu để thu lợi có thể tạo ra tình trạng mất cân đối cán cân thương mại quốc tế. CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HIỆN TẠI CỦA TRUNG QUỐC 2.1. Nội dung của chính sách tỷ giá hiện tại của Trung Quốc Khi cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu á xảy ra ( thời kỳ tháng 7 năm 1997), hàng loạt các nền kinh tế Châu á bị chao đảo. Lúc này Trung Quốc được coi như thành luỹ cuối cùng ngăn chặn những diễn biến xấu của cuộc khủng hoảng. Vấn đề duy trì hay phá giá đồng NDT được đưa ra thảo luận rất nhiều. Tuy nhiên bằng những cố gắng của mình, Trung Quốc đã duy trì ổn định tỷ giá đồng NDT bất chấp những áp lực suy giảm trong tăng trưởng xuất khẩu và kinh doanh ngày một lớn. Thực tế, việc xác định và điều hành chính sách tỷ giá hối đoái đã tạo khả năng giảm sốc cho nền kinh tế Trung Quốc trước những tấn công của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ của khu vực. Tương tự như Việt Nam, Trung Quốc cũng đã từng tồn tại chính sách tỷ giá cố định và chính sách đa tỷ giá nhưng không hoàn toàn tuân theo đúng những nguyên tắc của chế độ tỷ giá cố định. Thực chất của chế độ tỷ giá cố định và đa tỷ giá trong giai đoạn này ở Trung Quốc nói riêng và các nước xã hội chủ nghĩa nói chung đã xoá nhoà những tín hiệu của thị trường. Các yếu tố thị trường như quan hệ cung cầu ngoại hối, những yếu tố tác động đến tỷ giá và thị trương ngoại hối chỉ tồn tại có tính hình thức hoặc không tồn tại. Hoạt động xuất nhập khẩu được tiến hành thụ động do sự can thiệp sâu của nhà nước vào mọi quá trình. Chính cơ chế này đã góp phần đẩy Trung Quốc rơi vào vòng suy thoái kinh tế sâu sắc ( những năm 1979-1980). Để đưa đất nước khỏi vòng suythoái, từ năm 1979, Trung Quốc đã bắt đầu tiến hành cải ổ chính sách tỷ giá mà bước đầu tiên là để cho tỷ giá ấn định trước đẩy theo sát thị trường. Thực tế là Trung Quốc đã liên tục điều chỉnh tỷ giá hối đoái danh nghĩa theo hướng giảm giá đồng NDT cho phù hợp với sức mua của đồng tiền. Bảng 1: Diễn biến tỷ giá USD/NDT thời kỳ 1978-1990 Năm Chỉ tiêu 1978 1980 1982 1984 1986 1988 1990 Tỷ giá cuối năm 1,577 1,53 1,922 2,795 3,722 3,722 5,222 Tỷ giá trung bình năm 1,683 1,498 1,892 2,32 3,453 3,722 4,783 Nguồn: tạp chí thương mại số 7 năm 2000 Chính sách tỷ giá của Trung Quốc thời kỳ này đã giúp cho Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu, giảm thâm hụt cán cân thanh toán, cán cân thương mại và làm tăng dự trữ ngoại tệ. Những năm đầu thập kỷ 90, tỷ giá danh nghĩa USD/NDT được duy trì khá ổn định ở mức USD/NDT=5,2 đến 5,8. Bảng 2: Biến động của tỷ giá danh nghĩa USD/NDT những năm 1990-1993 Chỉ tiêu 1990 1991 1992 1993 Tỷ giá hối đoái cuối năm 5,222 5,434 5,752 5,8 Tỷ giá hối đoái trung bình năm 4,783 5,323 5,515 5,762 Cán cân thương mại ( triệu USD) 9165 8743 5183 -10654 Lạm phát của Trung Quốc 3,06 3,54 6,34 14,58 Lạm phát của Mỹ 5,4 4,4 4,4 2,4 Như vậy trong thời gian này, sự ổn định tỷ giá theo hướng cố định tương đối trong điều kiện lạm phát tiếp tục gia tăng đã có tác động xấu đến cán cân thương mại, ngăn cản xuất khẩu ( nhấp siêu) chứng tỏ đồng NDT có khả năng bị đánh giá cao hơn sức mua thực tế . Thời kỳ 1985-1994, Trung Quốc đã tạo nhiều "cú sốc tỷ giá", đồng NDT liên tục bị phá giá Bảng 3: Mức phá giá tiền tệ của Trung Quốc từ 1985-1994 Thời gian Tỷ giá Mức phá giá(%) 30/1/1985 2,9-3,2 14,3 5/7/1986 3,7 15,6 12/1989 4,7 27 17/11/1990 5,2 11,1 1/1/1994 8,7 30 Nguồn: Nghiên cứu Trung Quốc số 3 năm 2001 Chính phủ Trung Quốc đã quyết định thực hiện chính sách tỷ giá mới. Ngày 1/1/1994, đồng NDT đã bị phá giá mạnh từ 1USD = 5,8 NDT xuống 1USD = 8,7NDT ( 50%). Đây chính là sự kết hợp giữa việc điều chỉnh và phá giá đồng NDT trong chính sách tỷ giá của Trung Quốc, đồng thời Trung Quốc cũng xoá bỏ chế độ tỷ giá ấn định để chuyển sang chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý. Chính sách này đã có tác động tích cực đến nền kinh tế Trung Quốc nhất là trong hoạt động thương mại quốc tế. Bảng 4: Tình hình kinh tế Trung Quốc những năm 1994-1997 Năm Chỉ tiêu 1994 1995 1996 1997 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ( tỷ USD) 236,73 280,9 289,9 325,05 Tốc độ tăng xuất nhập khẩu (%) 20,97 18,65 6,41 12,12 Tỷ giá hối đoái trung bình USD/NDT 8,6187 8,3514 8,3142 8,2898 Nguồn: Tạp chí thông tin kinh tế số 6 năm 2000 Để thực hiện được chính sách này, Trung Quốc đã thi hành hàng loạt biện pháp, đặc biệt trong thời gian diến ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á. Trung Quốc đã tiến hành kiểm soát chặt chẽ thị trường ngoại hối, giảm nguy cơ đầu cơ, tăng dự trữ ngoại tệ. Đồng thời chính phủ cũng đã thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng và kích cầu. Năm 1998, Trung Quốc đã 3 lần hạ lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi, hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc, …Hiện nay, tỷ giá USD/NDT dao động từ 8,26-8,28. Để duy trì tỷ giá này, hàng ngày ngân hàng trung ương Trung Quốc phải bỏ NDT ra để mua vào khoảng 600 triệu USD. Với chính sách này, chính phủ Trung Quốc đản bảo cho sự phát triển ổn định của nền kinh tế đông dân nhất hành tinh. 2.2. Tác động của chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc tới thương mại của Trung Quốc và thế giới 2.2.1. Đối với thương mại của Trung Quốc Trong nhiều thập kỷ qua, các nhà kinh tế và đầu tư đã chờ đợi Trung Quốc thức giấc mặc dù có e ngại về dân số quá lớn của nước này nhưng lại rất thèm khát thị trường rộng lớn của nó. Cuối cùng thì Trung Quốc cũng đã tỉnh giấc. Sau nhiều năm kể từ năm 1994, với việc cố định đồng NDT vào USD với tỷ giá 1USD = 8.3 NDT thì tỷ giá đồng NDT tương đối có lợi so với các đồng tiền mạnh khác, cỗ máy xuất khẩu của Trung Quốc đã phát huy hết công suất. Nền kinh tế Trung Quốc đang có bước phát triển vượt bậc trong những năm qua, Trung Quốc luôn đạt tốc độ tăng trưởng xấp xỉ 8%/ năm ( mức tăng trưởng cao nhất thế giới). Trong 6 tháng đầu năm 2003, GDP của Trung Quốc đã tăng 5,2%, một kỷ lục so với tình hình chung của Châu á và thế giới. Bảng 5: Tình hình thương mại quốc tế Trung Quốc từ 1998-2000 Năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 Tốc độ tăng GDP(%) 7,8 7,1 7,0 xuất khẩu (tỷ USD) 181,8 191,9 210 Tốc độ tăng xuất khẩu (% năm trước) 0,5 5,5 10 nhập khẩu(tỷ USD) 138,3 161,4 180 Tốc độ tăng nhập khẩu (% năm trước) -1,7 16,7 11 Xuất siêu (tỷ USD) 43,5 30,5 30 Dự trữ ngoại tệ ( tỷ USD) 145 154,7 160 Nguồn: Nghiên cứu Trung Quốc số 4 năm 2002 Trung Quốc sử dụng chính sách tỷ giá khá linh hoạt và có thể nói là đã thành công khi dùng tỷ giá để khuyến khích xuất khẩu. Nhiều năm qua, Trung Quốc luôn duy trì tình trạng xuất siêu. Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc đạt 325,57 tỷ USD trong khi nhập khẩu chỉ đạt mức 295,22 tỷ USD tức là xuất siêu 30,35 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng thương mại năm 2002 đã đạt 21,8%. Nếu cộng cả kim ngạch thương mại của Hồng Kông vào kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc thì Trung Quốc là quốc gia có kim ngạch thương mại lớn thứ 3 thế giới, sau Mỹ, Đức nhưng vượt qua Nhật. Năm 2001, Trung Quốc đã trở thành thành viên chính thức của WTO, thực sự bước vào một sân chơi lớn trong tư thế của một tay chơi lớn. Nhờ có những chính sách đúng đắn, trong đó vai trò không nhỏ là sự ổn định của chính sách tiền tệ, Trung Quốc đã thu hút được rất nhiều FDI, đặc biệt là của các công ty xuyên quốc gia. Hiện tại, hơn 400 trong số 500 công ty xuyên quốc gia đã có mặt tại thị trường Trung Quốc. Đến cuối tháng 6 năm 2003, Trung Quốc đã thu hút được 879 tỷ USD FDI ký kết, trong đó đã thực hiện là 478,221 tỷ USD. Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành nước thu hút FDI số 1 thế giới. Trong những năm qua, Trung Quốc cũng đã tạo được cho mình những thị trường lớn và ổn định như Mỹ, Nhật, EU, ASEAN, Hàn Quốc, Đài Loan và Nga. Được hậu thuẫn bới chính sách đồng tiền yếu, hàng hoá Trung Quốc rẻ tương đối so với các nước khác, đã thu hút được người tiêu dùng. Nếu như có tác động tích cực tới hoạt động xuất khẩu thì với nhập khẩu, do tỷ giá USD/NDT không phản ánh đúng thực tế, đồng NDT bị định giá thấp đã làm cản trở luồng hàng hoá vào Trung Quốc. Hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên vật liệu, máy móc phục vụ cho hoạt động sản xuất trong nước và các sản phẩm công nghệ cao như ô tô, máy bay…Năm 2002, kim ngạch nhập khẩu đạt 295,22 tỷ USD còn 7 tháng đầu năm 2003 đạt 228,41 tỷ USD. Trong số đó, nhập khẩu ô tô chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu 7 tháng đầu năm 2003, tăng 57% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh tác động tích cực đến tình hình thương mại của Trung Quốc, chính sách tỷ giá hối đoái hiện tại của Trung Quốc cũng tiềm ẩn những tác động tích cực đến thương mại của thế giới , đó là nguy cơ bùng nổ lạm phát. Hiện nay, đã có những dấu hiệu trong sự tăng giá của các tài sản, nhất là bất động sản có nguy cơ vượt khỏi tàm kiểm soát tại những trung tâm kinh tế lớn như Thượng hải, Thâm Quyến… 2.2.2. Tác động của chính sách tỷ giá của Trung Quốc tới thương mại của thế giới Sự ổn định có lợi của tỷ giá giữa NDT với các đồng tiền chủ chốt khác đã giúp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc, đe doạ nền sản xuất của Bỉ, EU, Nhật, Hàn Quốc, và hàng loạt các quốc gia khác. Theo nhận định của nhiều nhà kinh tế, đây là một trong những căn nguyên gây ra tình trạng giảm phát của hầu hết các nền kinh tế hàng đầu thế giới , là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thâm hụt cán cân thương mại, sự gia tăng của tỷ lệ thất nghiệp ở các quốc gia này. Điều này có thể thấy rõ trong số liệu quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và một số bạn hàng chủ chốt: - Từ tháng 5 năm 2002 đến cuối tháng 5 năm 2003, thâm hụt thương mại của Mỹ và Trung Quốc lên đến 110 tỷ USD, chiếm 1/4 tổng mức thâm hụt của Mỹ. Hiện nay, con số thâm hụt này đã tăng lên 27% so với cùng kỳ năm ngoái. - Với EU, tình hình này tương tự. Kể từ đầu năm đến nay, thâm hụt thương mại giữa Trung Quốc và EU lên đến 47 tỷ EURO ( 52 tỷ USD) Bảng 6: Số liệu xuất khẩu của Trung Quốc sang một số thị trường chủ yếu Đơn vị tính: % tỷ USD USA EU Japan ASEAN World China 1991 8.6 9.9 14.3 6.2 100.0(71.9) 1992 10.1 9.4 138 5.5 100.0(84.9) 1993 18.7 13.5 17.3 5.8 100.0(91.0) 1994 17.7 12.7 17.3 5.9 100.0(121.1) 1995 16.7 12.9 19.1 7.0 100.0(148.8) 1996 17.7 13.1 20.4 6.8 100.0(151.2) 1997 17.9 13.0 17.4 7.0 100.0(182.9) 1998* 20.7 15.3 16.2 6.0 100.0(183.7) 1999* 21.5 15.5 16.6 6.3 100.0(195.2) Nguồn: www.DEI.gov.vn Tuy nhiên Trung Quốc cũng được coi là động lực phát triển của nhiều nền kinh tế ở Châu á . Xuất khẩu của Châu á đang phục hồi chủ yếu là do nhu cầu cao từ Trung Quốc chứ không phải từ Mỹ. Với thị trường nội địa rộng lớn hơn 1,3 tỷ người và sự ổn định của chính sách tiền tệ, Trung Quốc đã và đang thu hút mạnh mẽ dòng vốn FDI và luồng hàng hoá khổng lồ vào nước này. Bảng 7: Mức tăng xuất nhập khẩu và thặng dư thương mại của Trung Quốc từ năm 1992 đến 2000 Đơn vị tính: tỷ đôla Năm Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Xuất khẩu 148,8 151,2 182,9 183,6 195,1 249,3 Nhập khẩu 129,1 138,9 142,2 140,3 165,8 206,1 Thặng dư thương mại 18,05 19,53 46,22 46,61 36,2 43,16 Nguồn: Nghiên cứu Trung Quốc số 4 năm 2000 Theo Xinhua ngày 20/08/2002, doanh thu nội địa 7 tháng đầu năm 2002 của Trung Quốc đạt 2568,3 tỷ NDT, tăng 8,6%. Các nhà máy của Trung Quốc đang sử dụng nguyên vật liệu và phụ liệu của các nước trong khu vực để sản xuất sản phẩm xuất khẩu sang Mỹ và các nước khác. Sự gia tăng xuất khẩu hàng hoá cuả Trung Quốc kéo theo sự gia tăng xuất khẩu của các nước Châu á, đặc biệt là vào Trung Quốc. Do khả năng xuất khẩu sang Trung Quốc tăng mạnh nên Đài Loan mức tăng xuất khẩu 0,3% trong tháng 4/2002 so với cùng kỳ năm trước và lần đầu tiên sau 14 tháng kim ngạch xuất khẩu của Đài Loan sang Hồng Kông ( thị trường trung gian giữa Đài Loan và Trung Quốc) tăng 7% lên 2,6 tỷ USD trong khi xuất khẩu sang Mỹ giảm 6,4% trong tháng 4. Kim ngạch xuất khẩu dầu mỏ sang Singapo tăng 6,4% trong tháng 4, chấm dứt 1 tháng giảm, trong đó chủ yếu là do xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc tăng lên ( tăng 69%). Còn với Hàn Quốc, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc 3 tháng đầu năm 2002 tăng 5% trong khi xuất khẩu sang Mỹ giảm 7% và sang EU giảm 11% Còn tổ chức ngoại tệ Nhật ( JETRO) cho biết buôn bán giữa Nhật và Trung Quốc 6 tháng đầu năm 2002 đạt mức kỷ lục 45,1 tỷ USD chủ yếu nhờ xuất khẩu của Nhật sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh, Trung Quốc là bạn hàng lớn thứ 2 của Nhật sau Mỹ. Qua các số liệu trên ta thấy rằng Trung Quốc đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế toàn câù nói chung và kinh tế Châu á nói riêng. CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA TRUNG QUỐC VÀ TÁC ĐỘNG CÓ THỂ CÓ CỦA NÓ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM 3.1. Triển vọng thay đổi chính sách tỷ giá của Trung Quốc Cuối thập kỷ 90, đông NDT chịu sức ép phá giá từ cuộc khủng hoảng châu á, còn ngày nay nó đang phải chịu sức ép tăng giá từ các nền kinh tế đầu tàu của thế giới như Mỹ, Nhật , EU. Hiện tại, theo các chuyên gia kinh tế thì đồng NDT bị đánh giá thấp khoảng 30% so với các đồng tiền khác. Tính đến hết tháng 6 năm 2003, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đã đạt 346,5 tỷ USD tăng 60 tỷ so với đầu năm 2003, tăng 42,7% so với cùng kỳ năm trước và đến hết tháng 9 là 360 tỷ USD đưa Trung Quốc trở thành nước có dự trữ ngoại tệ lớn thứ 2 thế giới sau Nhật. Theo Bộ thương mại Mỹ, hàng hoá Trung Quốc đã được bảo hộ gián tiếp thông qua tỷ giá thấp của đồng NDT. Người Mỹ còn đưa ra các số liệu từ 3 năm nay, các công ty Mỹ đã gặp rất nhiều khó khăn trước giá quá rẻ của hàng Trung Quốc, buộc phải giảm quy mô sản xuất, làm 2,7 triệu công nhân bị mất việc. Bộ trưởng tài chính Mỹ John Snow đã nói ông trông chờ Trung Quốc sẽ nới lỏng đông NDT như một phần trong chương trình cải cách tổng thể. Ông Snow cho rằng việc nới lỏng tỷ giá USD/NDT sẽ một mặt giúp phục hồi khu vực sản xuất của Mỹ, mặt khác cũng làm tăng gia trị đầu tư của các công ty Mỹ vào Trung Quốc và góp phần giúp Mỹ thực hiện được chính sách đồng đola mạnh. Theo Mỹ, tỷ giá 8,097NDT/USD được coi là mức tỷ giá hợp lý đối với đồng NDT. Gần đây, nghị sỹ S. Saclơ của đảng dân chủ Mỹ cùng các nghị sỹ thuộc nhóm cứng rắn như R. Đobin, G. Bănning đã vận động chính quyền của thủ tướng Bush áp dụng các biện pháp gây sức ép để buộc Trung Quốc nâng giá đồng NDT. EU, Nhật, Hàn quốc cũng đã nhiều lần lên tiếng yêu cầu Trung Quốc không can thiệp vào tỷ giá đồng NDT với các đồng tiền khác để tránh thay đổi NDT được định giá quá thấp như hiện nay. Bên lề hội nghị Bộ trưởng kinh tế thương mại ASEM, Bộ trưởng thương mại Hàn Quốc đã nhấn mạnh : " NDT là nhân tố rất quan trọng đối với các đối tác thương mại của Trung Quốc và tỷ giá hối đoái của đồng tiền này là mối quan tâm lớn của chúng tôi". Ông cũng khẳng định: "tỷ giá hối đoái phải do thị trường quyết định". Vậy câu trả lời của Trung Quốc là thế nào trước áp lực mạnh mẽ này? Thực tế Trung Quốc đang phải đối phó với hàng loạt các vấn đề là: Thứ nhất, đó là các khoản nợ khó đòi. Chính sách tiền tệ nới lỏng mà Trung Quốc áp dụng trong những năm qua một mặt đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mặt khác đã làm gia tăng nợ quá hạn của Trung Quốc lên đến 1800 tỷ NDT. Thêm vào đó , việc cho vay quá nhiều tiền vào lĩnh vực bất động sản trong những năm qua đã làm gia tăng tính bất thường và rủi ro cuả lĩnh vực này. Thứ hai, Trung Quốc đang phải đối mặt với nạn thất nghiệp ngày càng tăng, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 4,5% , ước tính hàng năm sẽ có hàng triệu người mất việc. Chính vì vậy Trung Quốc chủ trương hết sức tránh những bất ổn cho nền kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu và đầu tư nước ngoài mà việc điều chỉnh tỷ giá NDT là vấn đề nhạy cảm, đặc biệt khi lượng tiền gửi ở mức cao ( cuối tháng 6 năm 2003, lượng tiền gửi bằng ngoại tệ đạt 151,1 tỷ USD, tương đương với 1984 tỷ NDT). Hơn nữa, với các nhà sản xuất trong nước thì tỷ giá hiện tại rất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Vì vậy Trung Quốc vẫn kiên định quan điểm của mình. Theo thủ tướng Ôn Gia Bảo, Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì tỷ lệ 8,28NDT đổi 1USD để đảm bảo nền kinh tế đông dân nhất hành tinh này phát triển ổn định. Theo ông: "tỷ giá này dựa trên cơ sở cân bằng cung -cầu của thị trường tiền tệ và điều kiện thực tế của Trung Quốc", "Việc giữ nguyên tỷ giá NDT/USD đảm bảo cho sự ổn định kinh tế không chỉ của Trung Quốc mà còn cả Châu á , cũng như toàn thế giới". Về quan điểm, Trung Quốc đưa ra những bằng chứng là đồng NDT không những không giảm giá mà còn lên giá so với các đồng tiền khác. Năm 1994, Trung Quốc phá giá NDT 33% đưa tỷ giá NDT xuống còn 8,7 NDT/1USD, đến nay chỉ còn 8,26 NDT/1USD. Như vậy là về danh nghĩa, giai đoạn 1994-2002, NDT đã tăng 5,1% so với USD, 17,9% so với EURO, 17% so với JPY. Từ 1994 đến nay, Trung Quốc đã áp dụng chính sách tỷ giá linh hoạt có sự quản lý . Do đó Trung Quốc chưa có ý định điều chỉnh tỷ giá. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng thừa nhận biên độ 1% là quá nhỏ , cần điều chỉnh về lâu dài nhưng trong 2-3 năm nữa có khả năng sẽ không thay đổi nhiều. Theo Trung Quốc, áp lực tăng tỷ giá NDT của các nước có thể xuất phát từ cơ chế quản lý ngoại tệ của Trung Quốc còn bất cập. Vì vậy Trung Quốc đã bắt đầu thực thi một số giải pháp nhất định, tập trung chủ yếu vào cải cách cơ chế quản lý ngoại hối. Trung Quốc đang tìm cách giảm mức tăng dự trữ ngoại tệ bằng các biện pháp: - Cho phép công ty trong nước được nắm lượng ngoại tệ lớn hơn mức hiện nay, - Cho phép các cá nhân và doanh nghiệp được mua ngoại tệ nhiều hơn - Cho phép các công ty trong nước được mua trái phiếu trên thị trường nước ngoài, khuyến khích các công ty Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài - Về dài hạn, từng bước hinh thành thị trường ngoại hối giữa doanh nghiệp và ngân hàng, mở rộng các chủ thể giao dịch ngoại hối, cho phép các giao dịch ngoại thương trực tiếp vào thị trường ngoại hối nâng cao quy mô giao dịch ngoại hối. - Trên cơ sở xây dựng thị trường ngoại hối thống nhất, từng bước nới rộng biên độ giao động của NDT so với USD lên 4-5% - Bước đầu thí điểm cho phép các tổ chức quốc tế được phát hành trái phiếu bằng NDT trong lãnh thổ Trung Quốc. Theo các chuyên gia kinh tế, Trung Quốc sẽ nới lỏng tỷ giá NDT song đây là mục tiêu trong dài hạn. Trước mắt, có nhiều khả năng để đối phó với áp lực tăng giá NDT từ bên ngoài, Trung Quốc sẽ nới lỏng biên độ giao dịch tỷ giá NDT trong vòng + hoặc - 5% trong thời gian tới. 3.2. Tác động của chính sách tỷ giá của Trung Quốc đến hoạt động thương mại của Việt Nam. 3.2.1. Tác động của chính sách tỷ giá hiện tại của Trung Quốc đến hoạt động thương mại của Việt Nam Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia láng giềng, núi liền núi, sông liền sông. Sau khi bình thường hoá quan hệ giữa hai nước, quan hệ thương mại Việt Nam và Trung Quốc phát triển ngày càng mạnh mẽ. Trong nhiều năm liền, các cửa khẩu chợ và các đường mòn biên giới hoạt động sôi nổi và nhộn nhịp. Biên giới Việt Trung được mở cửa chính thức năm 1989, từ năm 1991 trở đi nhờ những hoạt động buôn bán và hợp tác kinh tế giữa hai nước, buôn bán giữa hai nước đặc biệt qua biên giới thực sự sôi động. Hoạt động buôn bán giữa hai nuớc được thúc đẩy nhờ hàng loạt những hiệp định song phương như: Hiệp định mậu dịch Việt-Trung(năm 1991),Hiệp định hợp tác kinh tế Việt-Trung(năm 1992), Hiệp định hợp tác về ngân hàng năm (1993), Hiệp định tạm nhập tái xuất... .Quan hệ thương mại Việt nam-Trung quốc có vị trí ngày càng quan trọng với sự phát triển của nền kinh tế Việt nam nhưng năm gần đây. Thời kì 1991-1995 Việt nam chủ yếu xuất sang Trung quốc các mặt hàng nông sản, khoáng sản, dầu thô, cao su còn hàng công nghiệp và tiêu dùng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, mức tăng trưởng xuất khẩu không đều ví dụ như: dầu thô năm 1993 đạt 31,7 triệu $, 1994 chỉ còn 7,6 triệu $ và năm 1995 lại tăng lên106,4 triệu $. Đồng thời Việt nam nhập khẩu tư Trung quốc các loại sản phẩm chế biến như : xi măng , sắt thép, hàng dệt may, hoá chất, phân bón….Như vậy về cơ cấu hàng hoá thời kì này Việt nam chủ yếu xuất khẩu sản phẩm thô và nhập khẩu các hàng hoá thiết yếu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng.Tuy nhiên chất lượng hàng hoá nhập khẩu từ Trung quốc thấp hơn nhiều mặt hàng cùng loại của Việt nam nhưng do giá thành sản phẩm thấp (do chính sách trợ giá cho hàng xuất khẩu và do buôn lậu trốn thuế) nên đã chiếm lĩnh đươc thị trường Việt nam trong thời gian này Thời kì 1996-1999, giá trị xuất khẩu của Việt nam sang Trung quốc đã tăng lên đáng kể so với thời kì 1991-1995. Các sản phẩm cây công nghiệp như cà phê, cao su, điều vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó có những mặt hàng mới như hải sản hàng dệt may đã bước đầu thâm nhập thị trường Trung quốc. Bảng dưới đây cho chung ta biết về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc thời kì này Bảng 8: Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng của Việt Nam sang Trung Quốc Mặt hàng Kim ngạch xuất khẩu(triệu USD) 1996 1997 1998 1999 Thuỷ sản 9,6 32,8 51,1 _ Dầu thô 16,7 87 87 141 Than đá 29 19,1 - 2 Cao su 60 92 _ 32,6 Nguồn:Tạp chí kinh tế châu á thái bình dương ,số 2 năm 2001 Nhìn chung cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam thời gian này đã có sự gia tăng tỷ trọng hàng qua chế biến và hàng công nghiệp tiêu dùng, giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn chiếm vị trí quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian này. Từ năm 2000 hoạt động thương mại Việt Nam và Trung Quốc đã phát triển lên một tầm cao mới.Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chưa kể Hồng kông là 1,4 tỷ USD (tăng 62% so với cùng kì năm trước) và xuất sang Hồng kông là341 triệu USD, đồng thời Việt Nam cũng nhập khẩu từ Trung Quốc là 1,2 tỷ USD. Mười tháng đầu năm 2003 quan hệ ngoại thương hai nước đã đạt 3 tỷ USD và mục tiêu là 5 tỷ USD vào năm 2005. Hoạt động thương mại giữa hai nước diễn ra theo hướng có lợi cho Việt Nam, tuy nhiên do tác động của chính sách tỷ giá của Trung Quốc đã gây ra những bất cập cho nền kinh tế Việt Nam. Do đồng NDT tương đối yếu nên đã làm cho hàng hoá Trung Quốc có sức cạnh tranh lớn hơn và có sức hút lớn với người tiêu dùng có thu nhập thấp nhất là trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam. Nhiều mặt hàng của Trung Quốc đã chiếm lĩnh phần lớn thị trường Việt Nam như hàng dệt may(khoảng 60 %),điện gia dụng, điện tử…Mặt khác do đồng NDT có lợi hơn so với các đồng tiền mạnh khác nên Trung Quốc đã đẩy mạnh được hoạt động xuất khẩu hàng hoá của mình ra thị trường thế giới. Vì vậy nhu cầu về nguyên phụ liệu cho quá trình sản xuất của Trung Quốc tăng lên như là về cao su dầu thô …Điều này có lợi cho nền kinh tế Việt Nam vì chúng ta có tiềm năng đa dạng về các sản phẩm khoáng sản và nguyên liệu 3.2.2Tác động của sự thay đổi chính sách tỷ giá trong tương lai của Trung Quốc đến thương mại Việt Nam Nếu trong tương lai Trung Quốc nâng giá đồng tiền của mình lên như yêu cầu của nhiều nước tức là từ 8,28-8,3 NDT đổi 1 USD lên 8,097 NDT đổi 1 USD thì sẽ tác động đến thương mại Việt Nam theo cả hai chiều: Với hoạt động xuất khẩu do tỷ giá NDT tăng lên làm giảm sức hút của hàng hoá Trung Quốc với thị trường thế giới do đó có thể tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ bị suy giảm , Trung Quốc sẽ tập trung vào những mặt hàng công nghệ cao vì vậy nhu cầu về nguyên nhiên liệu thô giảm đi làm giảm kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam một cách tương ứng Với hoạt động nhập khẩu do giá cả hàng hoá Trung Quốc trở nên cao hơn một cách tương ứng sẽ làm giảm mãi lực trong kinh doanh hàng hoá xuất xứ từ Trung Quốc do ưu thế hàng giá rẻ không còn nên làm giảm sức hút đối với người tiêu dùng. Vì vậy trong tương lai Việt Nam vẫn có thể duy trì tình trạng xuât siêu đối với thị trường Trung Quốc. Điều này càng thuận lợi hơn khi từ 1-1-2004 Trung Quốc và Việt Nam sẽ tiến hành cắt giảm thuế quan trong chương trình thu hoạch sớm của khu vực mậu dịch tự do ACFTA(chương trình thu hoạch sớm EHP) và Việt Nam có cơ hội để trở thành thị trường trung chuyển hàng hoá giữa các nước ASEAN và Trung Quốc. 3.3 Một số kiến nghị Theo em trong những năm tới, chính sách tỷ giá của Trung Quốc vẫn chưa co thay đổi lớn vì vậy để tăng cưòng kim ngạch xuất nhập khẩu với thị trường này chúng ta nên tiến hành một số biện pháp sau: - Tăng cường đầu tư cho công nghệ chế biến để sản xuất những sản phẩm có hàm lượng khoa học kĩ thuật cao để gia tăng giá trị sản phẩm như các mặt hàng lương thực thực phẩm, đồ gia dụng… -Tăng cường công tác nắm bắt và dự báo nhu cầu thị trường trong dài hạn để có chiến lược đáp ứng kịp thời nhu cầu -Cải tiến và hoàn thiện một bước các thủ tục tín dụng, thanh toán qua ngân hàng, khuyến khích các hoạt động thông qua ngân hàng để ngăn chặn nạn buôn lậu -Hạ thấp thuế xuất khẩu và nhập khẩu để giảm mức độ chênh lệch giữa xuất nhập khẩu hợp pháp và buôn lậu -Đầu tư vốn thông qua cho vay ưu đãi với các doanh nghiệp để tạo điều kiện cho họ mở rộng thị trường nhất là khi Việt Nam trở thành thị trường trung chuyển hàng hoá giữa các nước ASEAN và Trung Quốc trong khuôn khổ ACFTA KẾT LUẬN Trung Quốc đang ngày càng chứng tỏ vai trò của mình với nền kinh tế thế giới noí chung, với đông á và Việt Nam nói riêng. Vai trò ấy được thực hiện thành công một phần nhờ vào chính sách tỷ giá hối đoái mà Trung Quốc đang thực hiện.Vì vậy việc nghiên cứu chính sách này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về ảnh hưởng của Trung Quốc đến nền kinh tế thế giới nói chung tới hoạt động thương mại toàn cầu nói riêng. Qua đó chúng ta cũng nhận biết được phần nào mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc để có những đối sách thích hợp nhằm duy trì và phát triển bền vững mối quan hệ song phương trong lĩnh vực thương mại. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Kinh tế quốc tế_ NXB Lao động-Xã hội năm 2002 2.Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 4 năm 2002 3. Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 3 năm 2001 4. Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 4 năm 2000 5. Tạp chí thương mại số 7 năm 2000 6. Tạp chí thương mại số 12 năm 2001 7. Tạp chí thương mại số 16 năm 2001 8. Tạp chí chứng khoán Việt Nam số 4 năm 2000 9. Tạp chí Châu á Thái Bình Dương số 1, 2000 10. Tạp chí Châu á Thái Bình Dương số2, 3, 2001 11. www.DEI.gov.vn 12. www.MOT.gov.vn 13. www.VIR.com.vn 14. www.vneconomy.com.vn ĐỀ CƯƠNG LỜI NÓI ĐẦU Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về tỷ giá 1.1 Những vấn đề lý luận chung về tỷ giá 1.1.1. Khái niệm về tỷ giá hối đoái 1.1.2 Phân loại tỷ giá hối đoái 1.1.2.1 Căn cứ vào phương tiện chuyển ngoại hối 1.1.2.2 căn cứ vào phương tiện thanh toán quốc tế 1.1.2.3. Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại hối: 1.1.2.4. Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối của ngân hàng 1.1.2.5. Căn cứ vào chế độ quản lý ngoại hối 1.1.3. Cách xác định tỷ giá theo phương pháp tính chéo 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự biến động của tỷ giá hối đoái 1.1.4.1. Mức chênh lệch tỷ lệ lạm phát giữa các quốc gia 1.1.4.2 Mức độ tăng hay giảm thu nhập quốc dân của các nứơc 1.1.4.3. Mức chênh lệch lãi suất giữa các quốc gia 1.1.4.4 Những dự đoán về tỷ giá hối đoái 1.1.4.5. Sự can thiệp của chính phủ 1.1.5 Các chế độ tỷ giá hối đoái 1.1.5.1 Chế độ bản vị vàng 1.1.5.2 Chế độ tỷ giá cố định BrettonWoods 1.1.5.3. Chế độ tỷ giá thả nổi 1.1.6 Tác động của tỷ giá hối đoái đến các quan hệ kinh tế quốc tế 1.1.6.1 Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động đầu tư quốc tế 1.1.6.2 Tác động đến thương mại quốc tế 1.1.7 Các biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái 1.1.7.1 Chính sách chiết khấu 1.1.7.2. Chính sách hối đoái ( chính sách thị trường mở) 1.1.7.3. Quỹ dự trữ bình ổn hối đoái 1.1.7.4. Phá giá tiền tệ ( Devaluation) 1.1.7.5. Nâng giá tiền tệ ( Revaluation) 1.2. Tác động của tỷ giá hối đoái đến thương mại CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HIỆN TẠI CỦA TRUNG QUỐC 2.1. Nội dung của chính sách tỷ giá hiện tại của Trung Quốc 2.2. Tác động của chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc tới thương mại của Trung Quốc và thế giới 2.2.1. Đối với thương mại của Trung Quốc 2.2.2. Tác động của chính sách tỷ giá của Trung Quốc tới thương mại của thế giới CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA TRUNG QUỐC VÀ TÁC ĐỘNG CÓ THỂ CÓ CỦA NÓ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM 3.1. Triển vọng thay đổi chính sách tỷ giá của Trung Quốc 3.2. Tác động của chính sách tỷ giá của Trung Quốc đến hoạt động thương mại của Việt Nam. 3.2.1. Tác động của chính sách tỷ giá hiện tại của Trung Quốc đến hoạt động thương mại của Việt Nam 3.2.2Tác động của sự thay đổi chính sách tỷ giá trong tương lai của Trung Quốc đến thương mại Việt Nam 3.3 Một số kiến nghị KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0831.doc
Tài liệu liên quan