Chuyên đề Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ hậu WTO

Hàng dệt may, giày dép: Đây là những ngành sử dụng nhiều lao động nên nó góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân và thu ngoại tệ về cho đất nước. Tuy nhiên, hàng dệt may của chúng ta vẫn chủ yếu dừng lại ở mức độ gia công, nhiều linh kiện, phụ kiện, dịch vụ thiết kế chúng ta phải mua từ nước ngoài với chi phí cao. Do vậy, Chính phủ cần có những biện pháp để phát triển công nghiệp phụ trợ trong đó có công nghiệp phụ trợ ngành dệt may, để nâng cao hàm lượng chế biến trong các sản phẩm dệt may, mang lại trị giá cao cho hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Hàng điện tử và linh kiện máy tính: Đây là mặt hàng có xu thế phát triển trong tương lai nên chúng ta cần tập trung phát triển ngành này teo hướng hiện đại hoá. Hiện nay, ngành này vẫn chủ yếu dừng lại ở mức độ lắp ráp. Tuy nhiên, tỷ lệ nội địa hoá trong ngành đang lên ở ở một số các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2002, phần lớn các nhà lắp ráp điện tử tiêu dùng không thể tìm được nguồn cung nội địa, nhưng hiện nay tình hình này đã được cải thiện. Tuy vậy, nội địa hoá mới chỉ tập trung ở những linh kiện, phụ kiện có giá trị thấp. Vì vậy, trong thời gian tới Chính phủ cần phải có những biện pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ nói chung và công nghiệp phụ trợ ngành sản xuất hàng điện tử và linh kiện máy tính nói riêng. Đối với những sản phẩm mới, nhà nước cần thực hiện những biện pháp sau: Tìm tòi và phát hiện những sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế so sánh để chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu. Đó là những sản phẩm mà thế giới có nhu cầu nhiều trong hiện tại và cả trong tương lai, đồng thời, khi xét lợi thế so sánh ngoài việc xác định lợi thế “tĩnh” hiện có chúng ta cần xác định cả lợi thế “động”. Trong đó, lợi thế “động” là lợi thế có tiềm năng và sẽ xuất hiện khi các điều kiện nhằm tăng sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu xuất hiện. Những sản phẩm có thể đạt được các yêu cầu trên có thể là đồ điện gia dụng, các loại máy móc, bộ phận linh kiện điện tử hay sản phẩm của các ngành công nghiệp có chứa hàm lượng công nghệ cao như: máy tính, điện thoại di động, ô tô, máy công cụ, linh kiện điện tử cao cấp Khi đã xác định được các ngành sản xuất các sản phẩm nói trên, cần tạo ra điều kiện thuận lợi để sản xuất các sản phẩm đó. Đầu tiên là tạo điều kiện thuận lợi để có môi trường hấp dẫn nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, vì đây là con đường ngắn nhất để có thể tăng sức cạnh tranh và đẩy mạnh sản phẩm xuất khẩu của đất nước. Sau đó, đẩy mạnh sự liên kết các công ty có vốn đầu tư nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước theo hình thức dọc và ngang để sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm đó. Ban đầu, chúng ta có thể chấp nhận dưới thương hiệu của nước ngoài, nhưng sau này chúng ta cần tiến tới tự mình thiết kế và sản xuất sản phẩm để xây dựng thương hiệu, làm chủ sản phẩm của mình.

doc85 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1692 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ hậu WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm tỷ trọng 35,01%, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm 41,93% và hàng nông, lâm, thuỷ sản chiếm 23,06%. Năm 2007 câu lạc bộ 1 tỷ USD gồm 10 thành viên, trong đó, kim ngạch xuất khẩu cao nhất là dệt may đạt 7,8 tỷ USD, tăng 31% vượt qua cả dầu thô; dầu thô giảm bằng 97,7%; giày dép tăng 9,5%; thuỷ sản tăng 11,9%; sản phẩm gỗ tăng 23,7%; điện tử, máy tính tăng 24,6%. Gạo xuất khẩu đạt 4,5 triệu tấn giảm 3,4% nhưng kim ngạch là 1,5 tỷ USD tăng 14% do giá xuất khẩu thế giới tăng. Cà phê tăng 52,3%, cao su tăng 5,3% so với năm 2006. Bảng 2.7: Tình hình xuất khẩu năm 2006 và 2007 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Đơn vị Lượng Giá trị Lượng Giá trị Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Tr.USD 39826 48561 DNĐTNN (kể cả dầu thô) Tr.USD 23014 27776 DNĐTNN (không kể dầu thô) Tr.USD 14749 19288 Theo cơ cấu Hàng CN nặng và khoáng sản Tr.USD 14000 17000 Hàng CN nhẹ và TTCN Tr.USD 16202 20361 Hàng nông, lâm, thuỷ sản Tr.USD 9624 11200 Mặt hàng chủ yếu 1. Dầu thô Ng.tấn 16419 8265 15062 8487 2. Than đá Ng.tấn 29307 914 31948 1000 3. Hàng dệt may Tr.USD 5834 7750 4. Hàng giày dép Tr.USD 3592 3994 5. Sản phẩm gỗ Tr.USD 1933 2404 6. Hàng điện tử và linh kiện Tr.USD 1708 2154 7. Túi xách, vali, ô dù Tr.USD 503 634 8. Dây điện và dây cáp điện Tr.USD 705 883 9. Sản phẩm nhựa Tr.USD 480 711 10. Xe đạp và phụ tùng xe đạp Tr.USD 117 81 11. Hàng thủ công mỹ nghệ Tr.USD 630 825 12. Thuỷ sản Tr.USD 3358 3763 13. Gạo Ng.tấn 4643 1276 4558 1490 14. Cà phê Ng.tấn 981 1217 1229 1911 15. Cao su Ng.tấn 707 1285 715 1393 16. Hàng rau quả Tr. USD 259 306 17. Hạt điều Ng.tấn 127 504 153 654 18. Hạt tiêu Ng.tấn 117 190 83 271 19. Chè các loại Ng.tấn 106 110 114 131 Tổng KN mặt hàng tính được Tr.USD 32881 38843 Mặt hàng khác Tr.USD 6945 9718 MH tính được so với tổng KN % 82,6 80,0 Nguồn: Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2008 Chúng ta phải thực hiện các cam kết nên tạo ra được môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch không phân biệt đối xử. Đồng thời, với việc gia nhập WTO, các nhà đầu tư có được thị trường tiêu thụ rộng lớn cho sản phẩm của mình mà không bị phân biệt đối xử. Đây chính là yếu tố kích thích các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thực tế xuất khẩu của nước ta năm 2007 tăng 21,9%. Nếu không có sự sụt giảm sản lượng dầu thô thì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu còn cao hơn năm 2006. Bước sang quý 1 của năm 2008, chúng ta đã đạt được những kết quả trong hoạt động xuất khẩu như sau: Ø Trong tháng 2, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đạt hơn 8,7 tỷ USD, tăng 30,8% so với cùng kỳ năm 2007. Trong đó, xuất khẩu của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (có tính cả dầu thô) xấp xỉ 2,3 tỷ USD, tăng 35,4%; xuất khẩu doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 24,3% so với cùng kỳ năm 2007. Ø Tính chung cho cả 2 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đạy hơn 8,7 tỷ USD, tăng 29,2% so với cùng kỳ năm 2007. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 5,1 tỷ USD, tăng 36,2% ( nếu không kể dầu thô thì tăng 30,9%); doanh nghiệp có vốn 100% trong nước có kim ngạch xuất khẩu đạt 3,6 tỷ USD, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm 2007. ü Về công nghiệp và thủ công nghiệp: Tốc độ tăng trưởng cao, trừ than đá và xe đạp. Tốc độ tăng trưởng của một số mặt hàng chủ lực như sau: sản phẩm nhựa tăng 53,9%; dầu thô tăng 46%; dệt may tăng 41,7%; sản phẩm gỗ tăng 28,3%; dây cáp điện tăng 27,6%; giày dép tăng 25,2% so với cùng kỳ năm 2007. ü Về các mặt hàng nông sản: Tốc độ tăng trưởng cũng khá cao, trong đó: hạt tiêu tăng 82,5%; hạt điều tăng 57,9%; chè tăng 55,8%; gạo tăng 53,4% so với cùng kỳ năm 2007. Riêng mặt hàng cà phê do giá trong nước lên cao nên khó huy động được nguồn hàng dẫn đến 2 tháng đầu năm sản lượng cà phê giảm 24,3% còn giá trị thì giảm 4,3% so với cùng kỳ năm 2007. Ø 3 tháng đầu năm, theo Bộ Công thương thì kim ngạch xuất khẩu của cả nước chỉ đạt 13 tỷ USD, bằng 21,94% so với kế hoạch năm và tăng hơn 21% so với cùng kỳ. Với kế hoạch xuất khẩu của năm 2008 là kim ngạch xuất khẩu đạt 59,25 tỷ USD, thì kim ngạch xuất khẩu bình quân trong một quý chúng ta phải đạt được 15 tỷ USD. Như vậy, chúng ta chưa đạt được kế hoạch đặt ra. Trong đó, một số mặt hàng tốc độ tăng trưởng chậm như: thuỷ sản chỉ tăng hơn 10%, điện tử máy tính chỉ tăng 13,4%, hàng thủ công mỹ nghệ tăng hơn 12%. Như vậy, tình hình xuất khẩu của nước ta trong quý 1 năm 2008 không mấy khả quan. Nguyên nhân tăng xuất khẩu có một phần do tăng sản lượng nhưng chủ yếu là do tăng giá: bình quân giá dầu thô tăng 65%, giá than đá tăng 46%, giá hạt tiêu tăng 37,7%, giá cao su tăng 34,7%, giá cà phê tăng 25% so với cùng kỳ. Đánh giá các nhân tố tác động trong quá trình chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu: Các nhân tố trong nước Vị trí địa lý: Nước ta nằm ở khu vực Tây Thía Bình Dương – là trung tâm kinh tế và là “cửa ngõ giao lưu quốc tế”. Đây là khu vực năng động, ổn định và có tiềm năng phát triển kinh tế cao, do đó hấp dẫn rất nhiều nhà đầu tư. Khu vực này từ chỗ chỉ chiếm gần 21% trong tỷ trọng thương mại quốc tế năm 1991, thì nay đã chiếm trên 30% tỷ trọng thương mại quốc tế. Đây là một yếu tố thuận lợi thúc đẩy quá trình chuyển dịch diễn ra nhanh chóng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng nhanh đặc biệt là 2 năm gần đây. Năm 2006, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2006 tăng 75,4% và năm 2007, đạt mức kỷ lục trong vòng 20 năm qua là 20,3 tỷ USD, tăng 69% so với năm 2006. Tài nguyên thiên nhiên: Chúng ta không còn tự hào về “rừng vàng, biển bạc” như trong văn thơ ngày xưa nữa, mà phải nhìn vào một thực tế là tài nguyên thiên nhiên nước ta đang càng ngày càng cạn kiệt. Do đó, để thúc đẩy phát triển hàng hoá xuất khẩu chúng ta phải gấp rút thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng: giảm bớt các hàng hoá xuất khẩu là hàng thô có giá trị kinh tế không cao, tăng hàng hoá chế biến vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên. Chính sách của Nhà nước là một nhân tố quan trọng, góp phần chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu một cách nhanh chóng và có hiệu quả. Trong vòng hơn 20 năm qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu nói chung và chuyển dịch nói riêng. Tính đến cuối năm 2005, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 160 quốc gia và cùng lãnh thổ, ký gần 90 hiệp định thương mại, 46 hiệp định xúc tiến và bảo hộ đầu tư, 40 hiệp định tránh đánh thuế trùng, 81 thoả thuận về đối xử tối huệ quốc. Tuy nhiên trong những năm qua, chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Nhà nước vẫn chưa nhiều và chưa thực sự tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của đất nước. Chính vì thế mới dẫn đến tình trạng cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của nước ta còn chậm cải biến. Điều này đặt ra thách thức đối với các nhà hoạch định chính sách trong thời gian tới phải đổi mới chính sách. Các nhân tố nước ngoài: Khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới có tác động tích cực đến quá trình chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu ở Việt Nam. Chính nhờ những thành tựu của khoa học - kỹ thuật hiện đại mà hàm lượng chế biến trong hàng hoá xuất khẩu được tăng lên, nâng cao giá trị của hàng xuất khẩu. Song bên cạnh đó chúng ta cũng cần phải nhìn nhận xu hướng phát triển của thế giới đi kèm với đó là xu hướng thay đổi thói quen trong nhu cầu tiêu dùng cũng đặt ra những thách thức cho hàng xuất khẩu của Việt Nam. Đó là sự thay đổi trong nhu cầu theo hướng giảm tỷ trọng các sản phẩm thô và tăng tỷ trọng các sản phẩm chế biến có giá trị cao Tuy nhiên, trong các giai đoạn trước nhân tố này chưa có ảnh hưởng lớn lắm, nhưng theo dự báo thì nhân tố này sẽ có tác động ngày càng lớn trong tương lai. Đánh giá chung về quá trình chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Kết quả đã đạt được Quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của chúng ta đã diễn ra theo đúng hướng góp phần làm chuyển dịch cơ cấu đầu tư và nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội. Theo đó, tỷ trọng hàng chế biến, chế tạo và nhóm hàng có hàm lượng công nghệ và chất xám tăng, ngược lại nhóm hàng thô mới sơ chế có tỷ trọng giảm. Trong công nghiệp, giá trị hàng xuất khẩu trong công nghiệp đã tăng liên tục qua các năm. Ngành công nghiệp đã bước đầu khai thác được những lợi thế về nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước, tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế biến, cung cấp nhiều chủng loại sản phẩm có chất lượng tốt phục vụ cho xuất khẩu như: sản phẩm dệt may, giày dép, cơ khí chế tạo, hoá chất, thiết bị kỹ thuật điện, thực phẩm chế biến. Đồng thời các ngành sản xuất đã nỗ lực giảm bớt phần gia công cho nước ngoài, trong đó, ngành dệt may đã chuyển từ sản xuất gia công xuất khẩu (có tỷ lệ lãi thấp 3% - 6%) sang sản xuất theo phương thức mua đứt bán đoạn (có tỷ lệ lãi 5% - 8%). Trong nông nghiệp, chúng ta đã phát huy được những lợi thế tài nguyên thiên nhiên để sản xuất ra hàng nông sản có giá trị cao phục vụ cho xuất khẩu. Nhờ có sự tăng trưởng cao của các ngành phi nông nghiệp mà tỷ trọng hàng nông sản trong tổng cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của nước ta đã giảm, thể hiện sự dịch chuyển cơ cấu tích cực. Nhiều mặt hàng xuất khẩu đã mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao giá trị xuất khẩu như dệt may, giày dép, thuỷ sản…Trong khi đó, có nhiều mặt hàng mới có tốc độ phát triển cao đang và sẽ là hạt nhân quan trọng trong cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta trong thời gian tới đây như: sản phẩm gỗ, linh kiện máy tính, điện tử, dây điện và dây cáp điện… Cùng với đó là sự phát triển bước đầu của công nghiệp phụ trợ ở một số ngành như: xe máy, dệt may hứa hẹn khả năng chuyển dịch tích cực hơn của hàng hoá xuất khẩu Việt Nam trong giai đoạn tới. Tồn tại Cơ cấu hàng xuất khẩu diễn ra chưa thực sự hợp lý thể hiện trên cả 3 phương diện: Ø Chủng loại hàng hoá còn đơn điệu, chậm xuất hiện các mặt hàng xuất khẩu mới có đóng góp đáng kể cho tổng kim ngạch xuất khẩu Ø Các mặt hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng còn thấp Ø Quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu theo hướng công nghiệp hoá diễn ra còn rất chậm chạp và chưa có giải pháp cơ bản và triệt để Các sản phẩm thô như khoáng sản (dầu thô, than đá) vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu. Ngay cả một số mặt hàng chủ lực có giá trị xuất khẩu cao như hàng dệt may, hàng điện tử thì giá trị thực mà chúng ta nhận được cũng không cao vì: Giá trị thực = Giá trị xuất khẩu – Giá trị nhập khẩu nguyên liệu Thực tế, phần lớn các hàng hoá mà chúng ta xuất khẩu chủ yếu là nhập nguyên liệu từ nước ngoài với chi phí khá lớn như các doanh nghiệp hàng dệt may phải nhập khẩu khoảng 70% nguyên phụ liệu nước ngoài, còn các doanh nghiệp sản xuất giày dép thì chưa đủ trình độ để sáng tác những mẫu mốt mới, đa dạng, đẹp đáp ứng nhu cầu thị trường mà cũng phụ thuộc rất nhiều vào đơn đặt hàng của đối tác. Hiện nay, hoạt động xuất khẩu của chúng ta chỉ đạt ở mức gia công (hàng dệt may, giày da) hoặc ở mức lắp ráp (hàng điện tử). Điều này phản ánh đúng thực tế vì công nghiệp sản xuất các linh kiện, phụ kiện (công nghiệp phụ trợ) thường đòi hỏi đầu tư vốn, công nghệ và trình độ công nhân cao hơn rất nhiều so với công nghệ lắp ráp. Chính vì thế giá trị thực tế thu được từ hàng hoá xuất khẩu không cao. Đối với hàng công nghiệp xuất khẩu thì tỷ lệ hàng công nghiệp có có chứa hàm lượng giá trị cao còn rất nhỏ, tỷ lệ hàng chế biến mới chỉ chiếm 30/70 vì năng lực, trình độ công nghiệp chế tạo của nước ta còn thấp. Mặt khác, hàng công nghiệp xuất khẩu của nước ta chủ yếu là do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cung cấp, lợi nhuận thu được thì được chuyển về nước ngoài, còn trong nước chỉ giữ lại được phần lương trả cho công nhân viên (lương lao động giản đơn là chủ yếu), tiền thuê cơ sở hạ tầng và phần thuế xuất khẩu. Do đó, đầu tư lại cho sản xuất từ hoạt động xuất khẩu không cao (gồm: đầu tư vào nâng cao trình độ công nghệ, trình độ tay nghề và trình độ quản lý cho người lao động). Đối với hàng nông sản xuất khẩu thì giá cả không cao cũng không ổn định, do đó không đem lại lợi nhuận cao cho người nông dân, hơn nữa ngoại tệ thu được từ hoạt động xuất khẩu lại dùng để nhập khẩu các nguyên liệu đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu. Hơn nữa, tỷ trọng hàng nông sản trong cơ cấu hàng xuất khẩu giảm cũng đang chứa đựng những khả năng hạn chế giá trị gia tăng xuất khẩu của mặt hàng này. Về thực chất, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian vừa qua chủ yếu dịch chuyển theo chiều rộng mà chưa đi vào chiều sâu, xuất khẩu chủ yếu dựa vào khai thác lợi thế so sánh sẵn có mà chưa khai thác được lợi thế cạnh tranh thông qua việc xây dựng các ngành công nghiệp có mối liên kết chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá trị gia tăng xuất khẩu lớn hơn. Nguyên nhân của những tồn tại Chúng ta chưa xây dựng được một chiến lược phát triển ngành hàng xuất khẩu mà chủ yếu là hoạt động tự phát của các doanh nghiệp xuất khẩu dẫn đến sự phát triển không ổn định của nguồn hàng và thị trường. Đầu tư cho các ngành hàng xuất khẩu chiến lược còn thấp và dàn trải. Chúng ta vẫn chưa có những dự án với quy mô lớn nhằm tập trung khai thác tiềm năng xuất khẩu làm cho cơ cấu sản xuất và xuất khẩu ở nước ta chậm đổi mới theo hướng tích cực. Sự yếu kém của nền công nghệ trong nước là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến dẫn đến việc chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu ở nước ta còn chậm chạp. Điều này thể hiện ở trình độ khoa học công nghệ thấp, năng suất lao động thấp, sản phẩm làm ra chất lượng không cao, giá lại không rẻ nên hàng công nghiệp nước ta không thể cạnh tranh được với thị trường quốc tế. Hàng công nghiệp chỉ tồn tại ở trong nước với sự bảo hộ mạnh mẽ của Chính phủ bằng thuế quan và hạn ngạch, không nâng cao được khả năng cạnh tranh. Mà hàng công nghiệp mới là các mặt hàng chứa hàm lượng giá trị cao phục vụ cho xuất khẩu. Chúng ta vẫn chưa quản lý được tốt thực tế chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Trong một số trường hợp các nhà đầu tư nước ngoài đã lợi dụng sơ hở của pháp luật Việt Nam, cũng như sự yếu kém trong kiểm tra, giám sát tại các cửa khẩu để nhập vào Việt Nam một số máy móc thiết bị, công nghệ lạc hậu, thậm chí có thể là những phế thải cuả các nước phát triển. Việc chuyển giao công nghệ vào Việt Nam khó khăn là do khó có thể đánh giá chính xác giá trị thực của từng loại công nghệ trong các ngàng khác nhau, đặc biệt trong các ngành công nghệ cao. Điều này gián tiếp dẫn đến cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam chậm chuyển hướng. Chương 3: Các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu Định hướng của nhà nước trong việc chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu ở Việt Nam Bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực Tốc độ tăng trưởng thương mại quốc tế (bao gồm cả hàng hoá và dịch vụ) năm 2007 giảm đáng kể so với năm 2006: 6.6% năm 2007 so với 9,2% năm 2006. Thực tế này đã được các nhà phân tích kinh tế dự báo vào cuối năm 2006, khi nền kinh tế thế giới có những dầu hiệu tăng trưởng chậm lại. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng cả xuất khẩu và nhập khẩu của nhóm các nước đang phát triển và các thị trường đang lên tiếp tục cao hơn nhóm các nước phát triển. Các thị trường đang lên là một trong những nhóm nước có tác dụng chi phối thực trạng của thương mại quốc tế trong những năm gần đây. Nguyên nhân vì nhóm thị trường mới nổi này có được những cơ hội tốt cho tăng trưởng kinh tế, dòng vốn đầu tư (FDI, đầu tư cổ phiếu và các dạng đầu tư khác) ào ạt đổ vào thị trường này. Dòng vốn đầu bắt đầu gia tăng mạnh vào các nước phát triển châu Á từ khoảng năm 2000, sau đó là các thị trường đang lên ở châu Âu và SNG, rồi gia tăng ở thị trường châu Mỹ Latinh từ khoảng năm 2005. Đi kèm với sự gia tăng dòng vốn này là sự gia tăng trong trao đổi thương mại, cả xuất khẩu và nhập khẩu. Bảng 3.1. Tốc độ tăng trưởng thương mại quốc tế (% so với năm trước) 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 (*) 2008(**) Thương mại thế giới 0.2 3.5 5.5 10.8 7.5 9.2 6.6 6.7 Xuất khẩu -Các nước phát triển -0.6 2.3 3.3 9.0 5.8 8.2 5.4 5.3 -Các thị trường đang lên và các nước đang phát triển 2.7 7.0 11.1 14.6 11.1 11.0 9.2 9.0 Nhập khẩu -Các nước phát triển -0.6 2.7 4.1 9.3 6.1 7.4 4.3 5.0 -Các thị trường đang lên và các nước đang phát triển 3.3 6.3 10.5 16.7 12.1 14.9 12.5 11.3 Điều kiện thương mại -Các nước phát triển 0.3 0.8 1.0 -0.1 -1.6 -0.9 0.2 -0.2 -Các thị trường đang lên và các nước đang phát triển -2.4 0.6 0.9 3.0 5.7 4.7 0.2 1.0 Chú thích: (*)Ước tính; (**) Dự báo Nguồn: IMF, World Economic Outlook, Sep.2007, p.230 Một hiện tượng phổ biến ở hầu hết các nước tham gia thương mại quốc tế là sự mất cân đối trong tài khoản vãng lai. Trong các nước phát triển thì thâm hụt của Mỹ cao nhất 508,8 tỷ USD năm 2006 và 499,8 tỷ USD năm 2007. Trong khi đó, cán cân tài khoản vãng lai được cải thiện ở thị trường đang lên là một dấu hiệu tốt chứng minh khả năng các nước đang phát triển có thể đuổi kịp các nước phát triển. Đặc điểm thương mại thế giới và khu vực trong giai đoạn tới Ø Một xu thế phổ biến của thương mại quốc tế trong giai đoạn tới là sự chuyển giao kỹ thuật phần mềm gồm: kỹ thuật, tri thức và trí tuệ. Từ đó làm chuyển dịch cơ cấu thương mại quốc tế theo hướng tăng tỷ trọng của thương mại kỹ thuật. Ø Tỷ trọng hàng chế biến trong tổng hàng hoá quốc tế tăng lên, trong khi đó tỷ trọng hàng thô và sơ chế giảm đáng kể. Đây là xu thế tiếp nối của giai đoạn trước. Ø Các rào cản thương mại thực sự trở thành vấn đề của toàn cầu. Các rào cản kỹ thuật trong thương mại này được áp dụng trong hầu hết các ngành công nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp chế biến. Ø Sự hình thành các khối thương mại tự do là kết quả các hoạt động thương mại song phương hay đa phương. Sự chuyển hướng về chiến lược ngoại thương từ thay thế nhập khẩu đến hướng ngoại Trong những năm đầu của công cuộc đổi mới chúng ta đã áp dụng một số biện pháp nhằm theo đuổi chiến lược hướng nội như: khuyến khích nhập khẩu hàng hoá tư bản do vậy mà nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng kim ngạch xuất khẩu, trong khi đó tỷ trọng hàng tiêu dùng càng giảm; chính sách bảo hộ áp dụng ở nhiều ngành công nghiệp non trẻ… Do vậy mà sức cạnh tranh của hàng hoá trong nước kém và quan trọng hơn, nó sẽ hạn chế khai thác tiềm năng của đất nước trong việc phát triển ngoại thương và các quan hệ kinh tế đối ngoại khác. Do đó, việc chuyển sang chiến lược hướng ngoại là hết sức cần thiết để nâng cao năng lực hàng sản xuất trong nước. Nước ta với đặc điểm là dân số tương đối đông, tài nguyên thiên nhiên đáng kể nên chiến lược hướng ngoại chúng ta áp dụng ở đây mang tính chất tổng hợp. Đó là tận dụng lợi thế so sánh của quốc gia để sản xuất các mặt hàng xuất khẩu và sử dụng tài nguyên thiên nhiên để thúc đẩy quá trình tích luỹ ban đầu phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Quan điểm và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu trong giai đoạn 2006 – 2010 được thể hiện trong đề án xuất khẩu của bộ công thương: “ Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao; tăng sản phẩm chế biến và chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và tri thức cao, giảm dần tỷ trọng hàng thô”. Theo đó, đề án đã xây dựng những định hướng cụ thể cho từng mặt hàng như sau: Tỷ trọng nhóm hàng nông, lâm thuỷ sản giảm dần từ 19,1% năm 2006 xuống còn 13,7% năm 2010 trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu. Trong nhóm hàng này, tập trung thúc đẩy phát triển những sản phẩm lợi thế có năng suất cao; đảm bảo chất lượng quốc tế và giá trị gia tăng cao. Æ Đối với thuỷ sản xuất khẩu thì cần tăng cường hàm lượng chế biến trong sản phẩm để nâng cao giá trị gia tăng dự kiến của kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản. Æ Mặt hàng gạo khó có khả năng tăng mạnh, cần nâng cao chất lượng và hàm lượng chế biến của gạo xuất khẩu; tập trung phát triển những loại gạo có giá trị cao được thị trường ngoài nước ưa chuộng . Æ Cà phê: Chú trọng nâng cao chất lượng và hàm lượng chế biến của cà phê xuất khẩu và áp dụng các phương thức giao dịch, kinh doang cà phê hiện đại của thế giới để giảm thiểu rủi ro giá cả. Æ Chè: Nâng cao chất lượng chè xuất khẩu, tập trung phát triểm chè sạch. Æ Cao su: Giảm tỷ trọng xuất khẩu mủ cao su thiên nhiên sơ chế, tập đầu tư sản xuất trong nước để có thể xuất khẩu sản phẩm từ cao su. Æ Hạt điều và hạt tiêu: duy trì và phát triển sản xuất hạt điều, hạt tiêu để xuất khẩu Tỷ trọng sản phẩm công nghiệp và thủ công mỹ nghệ: dự kiến trong giai đoạn 2006 – 2010 đây là nhóm sản phẩm có tốc độ tăng trưởng cao nhất 36,3%, chiếm 50,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Æ Hàng dệt may: Hạ giá thành sản xuất, đa dạng hoá kiếu dáng mẫu mã kết hợp với việc xây dựng thương hiệu, tập trung vào các thị trường có lợi thế, hình thành các trung tâm giao dịch cung cấp nguyên liệu, phụ liệu dệt may. Æ Giày dép: tập trung sản xuất giày dép cao cấp, phcụ vụ cho các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản… đồng thời tăng tỷ lệ tự sản xuất nguyên liệu trong nước, tự thiết kế kiểu dáng, mẫu mã. Æ Sản phẩm gỗ: phát tiển nguồn nguyên liệu ổn định; liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong ngành ới nhau để tưng quy mô và chất lượng sản phẩm thông qua thiết kế đa dạng mẫu mã sản phẩm. Sử dụng các nguyên liệu khác như kim loại, gỗ, mây tre, sứ… kết hợp với gỗ để đa dạng hoá sản phẩm. Æ Hàng điện tử và tin học: Tập trung phát triển các sản phẩm phần mềm. Bảng 3.2: Dự kiến cơ cấu hàng hoá xuất khẩu 2001 - 2010 Tên hàng Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá 1. Khoáng sản 3296 2520 1750 Tỷ trọng khoáng sản (%) 24,4 9,3 3,5 Dầu thô và sản phẩm dầu 16800 3200 11800 2400 8000 1600 Than đá 3100 96 4000 120 5000 150 Các loại quặng 0 0 0 2. Nông, lâm, thuỷ sản chính 3158 5845 8600 Tỷ trọng nông, lâm, thuỷ sản chính (%) 23,4 21,6 17,2 Lạc nhân 77 40 130 75 180 100 Cao su và cao su CB 245 153 300 250 500 500 Cà phê và cà phê CB 630 500 700 700 750 850 Chè 40 50 78 100 140 200 Gạo 3800 720 4500 1000 4500 1200 Rau quả và rau quả CB 180 800 1600 Thuỷ sản và thuỷ sản CB 1200 2500 3500 Nhân điều 23 115 40 200 80 400 Hạt tiêu 50 200 50 220 60 250 3. Hàng chế biến chính 4240 11500 20600 Tỷ trọng hàng chế biến chính (%) 31,4 42,6 41,2 Thủ công mỹ nghệ 280 800 1500 Dệt may 1950 5000 7500 Giày dép 1650 4000 7000 Thực phẩm chế biến 100 200 700 Sản phẩm gỗ 200 600 1200 Sản phẩm tiêu dùng 30 200 600 Sản phẩm nhựa 10 200 600 Sản phẩm có khí - điện 10 300 1000 Vật liệu xây dựng 10 200 500 4. Hàng chế biến cao 750 2500 7000 Tỷ trọng hàng chế biến cao (%) 5,6 9,3 14,0 Điện tử và linh kiện máy tính 750 2000 6000 Phần mềm 0 500 1000 Tổng các mặt hàng trên 11444 22365 37950 Tỷ trọng các mặt hàng trên (%) 85 83 76 Hàng khác 2056 4635 12050 Tỷ trọng các mặt hàng khác 15 17 24 Dự kiến tổng kim ngạch 13500 27000 50000 Nguồn: Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2001 – 2010 của Bộ Thương mại Nay là bộ Công thương Hiện nay, chiến lược xuất nhập khẩu đến năm 2020 của Bộ Công thương chưa được ban hành. Chúng ta hiện chỉ có chiến lược phát triển một số ngành đến năm 2020 như: công nghiệp ô tô, cơ khí. Trong đó, theo Quyết định số 73/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về: “Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020”, chúng ta có thể thấy được định hướng lâu dài của Nhà nước trong việc phát triển ngành công nghiệp bao gồm cả sản xuất và xuất khẩu. Theo đó, cơ cấu ngành công nghiệp sẽ dịch chuyển theo hướng tăng nhan tỷ trọng công nghiệp chế biến, đạt 87% - 88% vào năm 2020. Tỷ trọng hàng công nghiệp chế tạo trong xuất khẩu đạt 70%. Tỷ trọng nhóm sử dụng công nghệ cao đạt 40% - 45%. Giá trị hàng xuất khẩu công nghiệp đạt 85% - 90% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Về số liệu chiến lược phát triển ngoại thương nói chung và số liệu định hướng trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam nói riêng vẫn chưa có cụ thể, mà chúng ta chỉ có những dự báo hay ước tính của chuyên gia và các nhà quản lý kinh tế về một số ngành như: Đến năm 2020, xuất khẩu xe máy và phụ tùng đạt 1 tỷ USD, trong đó 15% - 20% động cơ dùng nguyên liệu sạch; xuất khẩu sản phẩm gỗ 4 tỷ USD; xuất khẩu thuỷ sản từ 4 – 5 tỷ USD… Cũng theo dự báo của chuyên gia, đến năm 2020, tổng giá trị xuất khẩu nước ta năm 2020 sẽ đạt khoảng 200 tỷ USD, tức là gấp 10 lần so với năm 2003. Và để đạt được mục tiêu này, chúng ta phải nâng cao giá trị hàng chế biến từ mức hiện nay là 30% lên 70%. Những con số này thể hiện mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta trong hai thập kỷ tới là những mặt hàng chế biến sâu và có hàm lượng công nghệ cao. Điều này thể hiện quyết tâm chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu cảu nhà nước theo hướng công nghiệp hoá tích cực. Theo dự báo của chuyên gia thì cơ cấu các nhóm mặt hàng xuất khẩu của chúng ta vào năm 2020 như sau: Nhóm hàng thô hay mới sơ chế: gồm nhiều mặt hàng chủ lực hiện nay của nước ta như: cà phê, cao su, gạo, chè, hạt điều, hạt tiêu, thuỷ sản,… và một số khoáng sản. Nhóm hàng này sẽ có tỷ trọng dự báo giảm từ 49,3% năm 2005 xuống còn 10% năm 2020. Nhóm hàng chế biến: Tăng hàm lượng chế biến sâu trong các sản phẩm: giày dép, dệt may, điện tử, cơ khí, hoá chất, vật liệu xây dựng, xăng dầu, dược phẩm, thực phẩm… Nhóm này được dự báo sẽ có tỷ trọng từ 50,4% năm 2005 tăng lên đến 705 năm 2010. Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Các giải pháp đối với nhà nước Chính sách khuyến khích đầu tư: Đầu tư là hoạt động sử dụng vốn đầu tư để phục hồi năng lực sản xuất cũ và tạo thêm năng lực sản xuất mới. Do vậy, đầu tư quyết định hàng hoá sản xuất ra là loại hàng gì với số lượng bao nhiêu và chất lượng như thế nào. Khuyến khích đầu tư là một biện pháp nhằm hướng các doanh nghiệp vào việc sản xuất những mặt hàng theo định hướng của nhà nước. Các biện pháp khuyến khích đầu tư chung cho cả hai thành phần trong và ngoài nước Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất để phục vụ cho xuất khẩu là chủ yếu. Bởi các sản phẩm một khi được thị trường quốc tế chấp nhận, có chỗ đứng ở thị trường quốc tế thì chắc chắn cũng sẽ có được chỗ đứng ở thị trường trong nước. Mặt khác, xu hướng chuyển dịch cơ cấu hàng hoá do nhà nước đề ra lại dựa trên khả năng của đất nước và dựa trên xu hướng tiêu dùng hàng hoá của thế giới nên các sản phẩm xuất khẩu của các doanh nghiệp sẽ chuyển dịch theo đúng định hướng của nhà nước về số lượng hàng hoá, chất lượng hàng hoá và hàm lượng công nghệ trong hàng hoá đó. Tuy nhiên, ở nước ta xuất khẩu vẫn chủ yếu theo hướng tập trung vào hàng hoá thay thế nhập khẩu. Muốn vậy chúng ta cần thực hiện các biện pháp sau: Thực hiện các hình thức ưu đãi dành cho sản xuất hàng xuất khẩu, hướng các doanh nghiệp vào mục tiêu sản xuất hàng hoá để xuất khẩu. Xem xét lại các danh mục ngành nghề khuyến khích đầu tư để loại bỏ những ngành nghề sản xuất sản phẩm thay thế nhập khẩu trong khi năng lực sản xuất đã đáp ứng được nhu cầu trong nước, khỏi lãng phí nguồn vốn đầu tư mới. Lập kế hoạch cụ thể về lộ trình giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan theo hiệp định CEPT/AFTA với bước đi cụ thể. Khuyến khích đầu tư một cách rõ ràng áp dụng cho từng mức chế biến hàm chứa trong sản phẩm xuất khẩu nhằm mục đích khuyến khích hàng xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng hàng chế biến sâu. Áp dụng biện pháp này nhằm mục đích tránh đầu tư dàn trải, chung chung không rõ định hướng để xây dựng mặt hàng chủ lực. Để thực hiện tốt điều này, Chính phủ cần nghiên cứu mức độ ưu đãi khác nhau dành cho đối tượng hàng xuất khẩu ở mức độ chế biến khác nhau theo hướng khuyến khích mạnh vào những mặt hàng chế biến sâu. Trong thời gian này có thể áp dụng một số biện pháp trợ cấp xuất khẩu để hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất ra các mặt hàng để xuất khẩu theo định hướng của Nhà nước như: trực tiếp cấp tiền, bảo lãnh các khoản vay,, áp dụng thuế suất ưu đãi đối với hàng xuất khẩu, hưởng các ưu đãi về đầu vào của quá trình sản xuất hay tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch xuất khẩu. Biện pháp khuyến khích đầu tư bằng nguồn vốn trong nước (vốn trong nước gồm vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và vốn đầu tư từ tư nhân). Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước gồm Ngân sách từ trung ương, từ các ngành và từ các địa phương. Nguồn vốn này chủ yếu tập trung cho các chương trình khuyến khích xuất khẩu lớn như: Đầu tư cho khai thác dầu khí, xây dựng khu công nghiệp hoá dầu, đầu tư cho đánh bắt và khai thác thuỷ sản xa bờ… Đối với nguồn vốn này, mục tiêu lớn nhất của chúng ta là cần phải biết sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tránh lãng phí nguồn vốn ngân sách nhà nước. Do đó, biện pháp chủ yếu ở đây là thực hiện đổi mới công tác quản lý và điều hành; chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư hay tiến hành phân cấp trong đầu tư một cách hợp lý… Nguồn vốn từ tư nhân gồm có: vốn đầu tư vào sản xuất, chế biến và kinh doanh hàng xuất khẩu. Điều quan trọng là chúng ta cần huy động được nguồn vốn này. Muốn huy động nguồn vốn đầu tư trong nước chúng ta cần thực hiện các biện pháp sau: ü Tiếp tục thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước để thu hút nguồn vốn đầu tư trong dân. ü Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn nhàn rỗi trong nhân dân như phát hành tín phiếu kho bạc, tín phiếu tín dụng, tín phiếu xây dựng, kỳ phiếu ngân hàng… ü Hoàn thiện và phát triển thị trường tài chính: ngân hàng đầu tư, ngân hàng thương mại, công ty tài chính, các tổ chức tiết kiệm và cho vay, công ty bảo hiểm… đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống. Biện pháp khuyến khích đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài (vốn đầu tư nước ngoài gồm: vốn đầu tư trực tiếp và vốn đầu tư gián tiếp) Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): về bản chất đây là một hình thức xuất khẩu tư bản - một hình thức xuất khẩu cao hơn của xuất khẩu hàng hoá. Nguồn vốn này sẽ giúp chúng ta giải quyết tình trạng thiếu vốn phục vụ cho sản xuất hàng hoá xuất khẩu đồng thời chúng ta có thể được chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến. Do đó, việc huy động nguồn vốn này khá quan trọng và có thể huy động tốt thông qua các biện pháp sau: ü Ban hành các chính sách khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư phát triển sản xuất ở Việt Nam nhất là sản xuất hàng xuất khẩu chế biến sâu. Đó là các chính sách liên quan đến thuế, lãi suất hay các quy định về lợi nhuận gửi về nước. ü Cải thiện môi trường đầu tư để các doanh nghiệp nước ngoài có một môi trường đầu tư thông thoáng và ổn định yên tâm đầu tư. Môi trường đầu tư này phải được hệ thống luật pháp và chính sách Nhà nước đảm bảo. ü Phát triển hợp lý các khu chế xuất khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài gia tăng xuất khẩu. “Khu chế xuất là khu công nghiệp tập trung các doanh nghiệp chế xuất chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ phục vụ cho xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống” Nghị định số 36 ngày 24/4/1997 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế khu chế xuất . Khu chế xuất chính là một đô thị độc lập, là một khu kinh tế xuất khẩu, đầu tư chủ yếu là người nước ngoài và thực hiện giao dịch thương mại quốc tế. Khu chế xuất được trang bị đầy đủ sơ sở hạ tầng sẽ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển. ü Giảm thiểu hàng rào bảo hộ trong nước, giảm ưu đãi cho hàng hoá thay thế nhập khẩu đã đáp ứng đủ nhu cầu trong nước để lành mạnh hoá môi trường kinh doanh và định hướng lại dòng vốn đầu tư. Chính sách về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Giải pháp đầu tiên là phải xác định được một cơ cấu hàng hoá xuất khẩu thích hợp của nước ta cho phù hợp với hoàn cảnh của đất nước và xu hướng của thế giới nhằm mục đích phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Xác định cơ cấu hàng hoá xuất khẩu hợp lý sẽ giúp cho chúng ta tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo được nguồn thu đáng kể cho ngân sách Nhà nước, cải thiện cán cân thanh toán, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh chóng. Ngược lại, nếu không xác định hợp lý cơ cấu hàng hoá xuất khẩu sẽ dẫn đến hoạt động xuất khẩu khó có khả năng phát triển ảnh hưởng đến cả một nền kinh tế. Trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, cần tạo điều kiện phát triển cả mặt hàng truyền thống và chủ lực đồng thời cần phát triển những mặt hàng mới có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế Đối với những mặt hàng chủ lực truyền thống Dầu thô: Hiện nay chúng ta vẫn phải bán dầu thô với giá rẻ, rồi để mua vào dầu đã tinh chế với giá cao. Như vậy, trong thời gian tới chúng ta cần phải giảm lượng dầu thô xuất khẩu, nhưng thay vào đó là sử dụng sản lượng dầu thô trong nước khai thác được đem vào chế biến. Muốn vậy cần tiếp tục thực hiện xây dựng các nhà máy lọc dầu để giảm bới gánh nặng cho ngân sách khi cứ phải mua dầu tinh chế với giá cao. Thực tế, nhà máy lọc dầu ở Việt Nam được triển khai xây dựng vào năm 1995, dự toán chi phí là 1,3 tỷ USD và kỳ vọng là hoàn thành năm 2009 với chi phí 2,5 tỷ USD. Khi đó, chúng ta sẽ có dầu tinh chế để dử dụng, giảm nhập khẩu mặt hàng này. Gạo: Đây là một mặt hàng ưu thế của Việt Nam vì Việt Nam là một nước nông nghiệp với cây lương thực chủ yếu là lúa nước. Do vậy, trong điều kiện hiện nay và các năm tới chúng ta vẫn tiếp tục sản xuất gạo để tập trung xuất khẩu. Giảm tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng thô không có nghĩa là chúng ta cắt giảm sản lượng (lượng tuyệt đối) của các mặt hàng này. Điều cốt lõi là phải tăng chất lượng gạo xuất khẩu thông qua các chỉ số như tỷ lệ tấm trong gạo hay độ bóng của hạt gạo để có thể bán gạo ra thị trường quốc tế với giá cao nhất. Đồng thời chúng ta chủ yếu xuất khẩu gạo qua trung gian mà không được xuất khẩu trực tiếp nên nhà nước cần có những thoả thuận ở cấp Trung ương về thị trường gạo để các doanh nghiệp giao dịch thuận lợi hơn và có điều kiện xuất sang thị trường trực tiếp. Chè, cà phê, cao su: chúng ta cũng cần mở rộng hướng sản xuất và xuất khẩu để nâng cao giá trị các mặt hàng này, đồng thời phải không ngừng phát triển thương hiệu của các sản phẩm này để thế giới biết đến. Đây không chỉ là việc làm của riêng các doanh nghiệp sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu mà Nhà nước cũng có những tác động tích cực để phát triển thương hiệu quốc gia bằng việc hỗ trợ các doanh nghiệp xúc tiến hỗn hợp có hiệu quả. Thuỷ sản: Đây là một trong những mặt hàng có đóng góp rất lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Tuy nhiên, gần đây thuỷ srn Việt Nam xuất sang các thị trường Mỹ, EU thường gặp nhiều rào cản kỹ thuật. Mặc dù hiện nay chúng ta đã trở thành thành viên của WTO nhưng chúng ta vẫn chưa thể sử dụng cơ chế của WTO giải quyết các vụ tranh chấp của mình ngay được. Vì vâỵ, Chính phủ cần có kế hoạch và ngân sách để đào tạo các kỹ thuật viên giám định thuỷ sản, tuyên truyền rộng rãi tại cấp cơ sở, triển khai các lớp tập huấn cho ngư dân và các nhà sản xuất, khuyến cáo họ không nên sử dụng các hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản. Hàng dệt may, giày dép: Đây là những ngành sử dụng nhiều lao động nên nó góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân và thu ngoại tệ về cho đất nước. Tuy nhiên, hàng dệt may của chúng ta vẫn chủ yếu dừng lại ở mức độ gia công, nhiều linh kiện, phụ kiện, dịch vụ thiết kế chúng ta phải mua từ nước ngoài với chi phí cao. Do vậy, Chính phủ cần có những biện pháp để phát triển công nghiệp phụ trợ trong đó có công nghiệp phụ trợ ngành dệt may, để nâng cao hàm lượng chế biến trong các sản phẩm dệt may, mang lại trị giá cao cho hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Hàng điện tử và linh kiện máy tính: Đây là mặt hàng có xu thế phát triển trong tương lai nên chúng ta cần tập trung phát triển ngành này teo hướng hiện đại hoá. Hiện nay, ngành này vẫn chủ yếu dừng lại ở mức độ lắp ráp. Tuy nhiên, tỷ lệ nội địa hoá trong ngành đang lên ở ở một số các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2002, phần lớn các nhà lắp ráp điện tử tiêu dùng không thể tìm được nguồn cung nội địa, nhưng hiện nay tình hình này đã được cải thiện. Tuy vậy, nội địa hoá mới chỉ tập trung ở những linh kiện, phụ kiện có giá trị thấp. Vì vậy, trong thời gian tới Chính phủ cần phải có những biện pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ nói chung và công nghiệp phụ trợ ngành sản xuất hàng điện tử và linh kiện máy tính nói riêng. Đối với những sản phẩm mới, nhà nước cần thực hiện những biện pháp sau: Tìm tòi và phát hiện những sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế so sánh để chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu. Đó là những sản phẩm mà thế giới có nhu cầu nhiều trong hiện tại và cả trong tương lai, đồng thời, khi xét lợi thế so sánh ngoài việc xác định lợi thế “tĩnh” hiện có chúng ta cần xác định cả lợi thế “động”. Trong đó, lợi thế “động” là lợi thế có tiềm năng và sẽ xuất hiện khi các điều kiện nhằm tăng sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu xuất hiện. Những sản phẩm có thể đạt được các yêu cầu trên có thể là đồ điện gia dụng, các loại máy móc, bộ phận linh kiện điện tử hay sản phẩm của các ngành công nghiệp có chứa hàm lượng công nghệ cao như: máy tính, điện thoại di động, ô tô, máy công cụ, linh kiện điện tử cao cấp… Khi đã xác định được các ngành sản xuất các sản phẩm nói trên, cần tạo ra điều kiện thuận lợi để sản xuất các sản phẩm đó. Đầu tiên là tạo điều kiện thuận lợi để có môi trường hấp dẫn nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, vì đây là con đường ngắn nhất để có thể tăng sức cạnh tranh và đẩy mạnh sản phẩm xuất khẩu của đất nước. Sau đó, đẩy mạnh sự liên kết các công ty có vốn đầu tư nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước theo hình thức dọc và ngang Liên kết dọc là cung cấp các bộ phận, linh kiện cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, liên kết ngang là hợp tác giữa các công ty đa quốc gia trên nhiều lĩnh vực để sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm đó. Ban đầu, chúng ta có thể chấp nhận dưới thương hiệu của nước ngoài, nhưng sau này chúng ta cần tiến tới tự mình thiết kế và sản xuất sản phẩm để xây dựng thương hiệu, làm chủ sản phẩm của mình. Về chính sách phát triển thị trường Khâu then chốt của chiến lược phát triển xuất khẩu đến năm 2020 là mở rộng và đa dạng hoá thị trường, đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ giữa các đối tác, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta đã là thành viên chính thức của WTO. Bảng 3.3. Dự kiến cơ cấu thị trường năm 2006 và năm 2010 Đơn vị tính: % Thị trường Cơ cấu năm 2006 Tăng kim ngạch bình quân năm 2006 – 2010 Cơ cấu năm 2010 Châu Á 48,7 14,1 45,5 ASEAN 16,5 12,0 11,5 Trung Quốc 9,7 14,5 10,7 Nhật Bản 14,2 9,2 12,4 Châu Âu 18,2 18,9 22,0 EU – 25 16,9 15,0 20,5 Châu Mỹ 21,5 19,4 24,0 Hoa Kỳ 20,4 19,0 23,1 Châu Phi 2,2 2,33 2,8 Châu Đại Dương 7,8 15,7 7,7 Nguồn: Đề án phát triển xuất khẩu 2006 – 2010, Bộ thương mại Khu vực châu Á: Đây là một thị trường rộng lớn với nhu cầu đa dạng và phong phú. Các bạn hàng chủ yếu của Việt Nam trong khu vực này là: ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan. ASEAN: Đối với thị trường này, Nhà nước cần thoả thuận ở cấp Trung ương với các nước Philippin, Malaysia, Indonesia về mặt hàng gạo đồng thời làm tốt công tác thị trường ở tầm vĩ mô. Đối với những khu vực ở ngoài thị trường Đông Dương thì cần đẩy mạnh xuất khẩu gạo, linh kiện máy tính và một vài sản phẩm cơ khí. Đối với thị trường khu vực Đông Dương, thì đẩy mạnh xuất khẩu thực phẩm chế biến, sản phẩm tiêu dùng và các hàng khác. Đồng thời, chúng ta cũng cần thực hiện một số biện pháp để tiến tới cân bằng thương mại với các nước ASEAN: ü Tăng cường xuất khẩu hàng chế biến và chế biến sâu cả về lượng tuyệt đối lẫn tỷ trọng trong cơ cấu, đồng thời giảm tỷ trọng hàng gia công. ü Đàm phám, thoả thuận đối với những mặt hàng trùng lặp để tránh tranh chấp trong thương mại. ü Đẩy mạnh xuất khẩu hàng sang các nước Lào và Campuchia Nhật Bản: Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu của Nhật Bản mang tính bổ sung với cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam. Nhật xuất khẩu những mặt hàng có chứa hàm lượng công nghệ và kỹ thuật cao, trong khi đó, lại nhập khẩu những mặt hàng thô sơ chế. Điều này ngược lại vói Việt Nam và đây là điều kiện thuận lợi để cho 2 quốc gia có thể trao đổi thương mại với nhau. Chúng ta muốn xuất khẩu mạnh sang thị trường Nhật cần thực hiện một số biện pháp sau: ü Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng như giày dép, mây tre đan, gốm sứ sang thị trường Nhật để dựa vào mức thuế suất ưu đãi của Quy chế Tối huệ quốc (MFN). Đồng thời vẫn phát triển các mặt hàng chủ lực như dệt may, dầu thô, thuỷ sản… ü Hợp tác với tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản để cung cấp cho doanh nghiệp Việt Nam thông tin về thị trường Nhật và ngược lại. ü Thúc đẩy quá trình ký kết Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Nhật Bản Trung Quốc: Bắt đầu từ năm 2002, hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc được hưởng những ưu đãi về thuế suất. Nhìn chung, đây vừa là bạn hàng quan trọng vừa là đối thủ cạnh tranh lớn của ta. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vào Trung Quốc gồm có: thuỷ sản, cao su, thực phẩm chế biến và hoá phẩm tiêu dùng. Muốn phát triển được ở thị trường này cần: ü Khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này bằng chính ngạch, tiểu ngạch, mậu dịch và phi mậu dịch. ü Xây dựng thống nhất danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu giữa 2 quốc gia. ü Phát triển hơn nữa mối quan hệ hợp tác, hữu nghị vói Trung Quốc. EU: Đây là một thị trường khá khó tính và khắt khe đối vói hàng nhập khẩu. Thị trường này được bảo hộ chặt chẽ bởi các rào cản kỹ thuật nghiêm ngặt như: tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn về lao động và trách nhiệm xã hội. Đối vói thị trường này, Chính phủ cần thực hiện các biện pháp: ü Hoàn thiện hệ thống các chính sách thương mại giữa Việt Nam và EU. ü Xây dựng kế hoạch các chương trình giúp cho doanh nghiệp hiểu về thị trường này về luật lệ và tâm lý tiêu dùng. ü Thúc đẩy quan hệ hợp tác giưa Việt Nam và EU. Hoa Kỳ: Đây cũng một thị trường lớn, quy định khắt khe đối với hàng nhập khẩu và đòi hỏi tiêu chuẩn hàng hoá nghiêm ngặt vì hầu hết các tiêu chuẩn đều do Mỹ ban hành như: ISO 9000, ISO 14000, HACCP. Vì vậy, chúng ta cần cập nhập thường xuyên, liên tục những quy chế mới ban hành của Mỹ đối với hàng nhập khẩu để có được thế chủ động khi tiếp cận thị trường này. Chính sách về phát triển công nghệ Đây chính là nhân tố quan trọng giúp chúng ta chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu một cách nhanh chóng vì chủ trương của chúng ta là tăng tỷ trọng hàng hoá chế biến và chế biến sâu, mà muốn có được hàng hoá chế biến và chế biến sâu chúng ta phải đổi mới công nghệ. Chính sách công nghệ ở nước ta hiện nay cần tập trung vào nhập khẩu công nghệ của các nước tiên tiến đi trước và đầu tư nghiên cứu phát triển các công nghệ có khả năng phát triển lợi thế của đất nước như máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp. Phát triển công nghệ chúng ta có thể tiến hành theo các bước sau: ü Giai đoạn đầu chúng ta có thể nhập khẩu nguyên liệu từ các nước tiên tiến thông qua việc mua công nghệ chuyển giao phục vụ cho sản xuất trong nước. Hoặc có thể nhập khẩu công nghệ thông qua các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bằng việc khuyến khích doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam. Và đây chính là nguồn mang công nghệ nước ngoài vào trong nước. Thông qua đó phát triển được trình độ công nghệ của Việt Nam. ü Giai đoạn tiếp theo chúng ta cần làm là biến công nghệ nước ngoài thành công nghệ của mình làm chủ công nghệ thực sự. Và tiến tới tự sản xuất công nghệ của riêng mình. Song hành cùng với các quá trình đó là các chính sách khuyến khích phát triển công nghệ của Nhà nước cần phải chú ý: Thứ nhất, nhập khẩu các thiết bị tiên tiến sẽ dẫn đến tình trạng thất nghiệp gia tăng, chính vì vậy Chính phủ cần tính toán để tập trung vào nhập khẩu công nghệ phục vụ cho việc phát triển các ngành công nghiệp chủ đạo của đất nước năng lực, tin học, điện tử viễn thông. Còn lại, cần chú ý nhập khẩu công nghệ vừa phải kết hợp với sử dụng lao động. Thứ hai, thực hiện các quy định về quyền sở hữu trí tuệ để khuyến khích các nhà khoa học và người dân tham gia công tác nghiên cứu khoa học để phát triển công nghệ của đất nước. Thứ ba, chấp nhận hy sinh một số doanh nghiệp làm ăn yếu kém, công nghệ lạc hậu, xoá bỏ bảo hộ để nhanh chóng loại bỏ những tàn dư của chiến lược thay thế nhập khẩu, giúp cho chiến lược hướng đến xuất khẩu có môi trường trong sạch phát triển. Thứ tư, đặt ra mục tiêu khuyến khích công nghệ phục vụ cho phát triển công nghiệp phụ trợ để tăng tỷ lệ nội địa hoá các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam. Chính sách phát triển nguồn nhân lực Đây là yếu tố quan trọng quyết định thành công của các chiến lược phát triển kinh tế nói chung và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu nói riêng. Nguồn nhân lực ở đây bao gồm nhân lực hoạch định chính sách, nhân lực nghên cứu và phát triển công nghệ, nhân lực quản trị kinh doanh từ các doanh nghiệp cho đến nhân lực trực tiếp sản xuất ra sản phẩm để xuất khẩu. Chúng ta có thể phát triển nguồn nhân lực này bằng việc bồi dưỡng, đào tạo và sử dụng nhân tài trong mọi lĩnh vực. Đầu tiên từ việc nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng đến việc tạo cơ hội cho các cán bộ có chuyên môn giỏi đi học tập kinh nghiệm từ các nước phát triển. Song song với đó là các chính sách thu hút nhân lực giỏi về hoạt động nghiên cứu và sản xuất trong nước, tránh hiện tượng chảy máu chất xám. Trong quá trình đào tạo và làm việc của nguồn nhân lực đất nước cần áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến để từng bước làm quen, tiếp cận, học hỏi và tiếp thu khoa học kỹ thuật hiện đại của thế giới. Các giải pháp đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Khi nước ta trở thành thành viên chính thức của WTO thì cơ hội đến với các doanh nghiệp cũng nhiều mà thách thức đối với các doanh nghiệp cũng không kém phần. Đất nước gia nhập WTO đặt các doanh nghiệp đứng trước thực trạng sống còn. Do vậy cùng với xu hướng chuyển dịch của đất nước, các doanh nghiệp cũng phải có những giải pháp dịch chuyển hàng hoá xuất khẩu của riêng mình. Một số giải pháp định hướng cho các doanh nghiệp như sau: Các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng và giá trị hàng hoá xuất khẩu của mình thông qua việc nâng cao hàm lượng chế biến trong sản phẩm. Điều này cũng nằm trong định hướng của Nhà nước. Do vậy, khi thực hiện các doanh nghiệp sẽ được hưởng sự hỗ trợ của Nhà nước. Áp dụng các phương thức khoa học tiên tiến để đầu tư, cải tiến kỹ thuật và nâng cao năng lực thiết kế sản phẩm mới. Có như vậy, doanh nghiệp mới đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Thúc đẩy quá trình tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm của mình, nâng cao năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp. Lựa chọn một chiến lược phát triển của riêng doanh nghiệp, trong đó bao gồm những chiến lược sản xuất mặt hàng xuất khẩu như thế nào (chất lượng và giá cả), chiến lược phát triển thị trường nào, từ đó doanh nghiệp có được hướng đi cho mình. Đi kèm với đó là các hoạt động nghiên cứu, dự báo, phân tích yếu tố cạnh tranh, xu hướng thay đổi nhu cầu tiêu dùng của thị trường, thay đổi công nghệ, nguyên vật liệu… trong điều kiện hội nhập của đất nước. Kết luận Qua việc phân tích ở trên chúng ta thấy được thực trạng cơ cấu hàng hoá xuất khẩu ở nước ta còn nhiều bất cập. Tuy nhiên, điều quan trọng là từ việc nhìn nhận thấy sự bất cập đó mà chúng ta cần có một hướng đi đúng để đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu như hiện nay. Thực tế là trong những năm qua bằng sự nỗ lực của mình, Chính phủ cũng đã có những giải pháp để chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng tích cực. Nhưng trong thời kỳ quá độ, với sự đan xen giữa cái cũ và cái mới, thì những chính sách đó không có được những tác động như mong muốn là một điều dễ hiểu. Chúng ta đang dần hoàn thiện mình, và việc gia nhập vào WTO – con cá nhỏ hoà ra biển lớn – cũng là một trong những bước chúng ta hoàn thiện đất nước để tăng trưởng và phát triển. Chỉ có điều trong điều kiện mới này, chúng ta nhìn lại những vấn đề tưởng như cũ nhưng lúc nào cũng có tính thời sự của nó để giải quyết những bất cập một cách triệt để hơn. Dựa vào những lý luận và thực tiễn của các vấn đề chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu cùng với những kinh nghiệm từ sự thành công của các nước có điều kiện tương tự như chúng ta, hi vọng rằng chúng ta sẽ có một sự chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu tích cực góp phần tăng trưởng kinh tế của đất nước. Do thời gian và trình độ nghiên cứu còn hạn chế, việc thu thập thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu gặp nhiều khó khăn, nên chuyên đề của em không tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong được thầy cô xem xét và đóng góp ý kiến để chuyên đề được tốt hơn. Danh mục tài liệu tham khảo Vũ Thị Ngọc Phùng, 2005, Giáo trình Kinh tế phát triển, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội Bùi Xuân Lưu, Nguyễn Hữu Khải, 2007, Giáo trình Kinh tế ngoại thương, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội Tổng cục Thống kê, 2006, Xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam 20 năm đổi mới (1986 – 2005), Nhà xuất bản Thống kê Nguyễn Duy Bột, 2003, Thương mại quốc tế và chính sách phát triển thị trường xuất khẩu, Nhà xuất bản Thống kê Lê Thị Anh Vân, 2003, Đổi mới chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Lao động Bernard Hoekman, Aaditya Mattoo và Philip English, 2004, Sổ tay về phát triển thương mại và WTO, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Nguyễn Văn Thường, Lê Du Phong, 2006, Tổng kết kinh tế Việt Nam 2001 – 2005: lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân Đức Minh, Tiêu thụ là động lực của tăng trưởng, Kinh tế 2007 – 2008 Việt Nam và thế giới Thuỳ Trang, 20 năm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Kinh tế 2007 – 2008 Việt Nam và thế giới Vũ Thắng Bình, Cơ cấu và lợi thế so sánh hàng xuất khẩu Việt Nam - một cách tiếp cận định lượng, Tạp chí cộng sản 10 – 2006 Bộ Thương mại, Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2001 – 2010, 2000 Bộ thương mại, Đề án xuất nhập khẩu giai đoạn 2006 – 2010, 2006 http:// www.chinhphu.vn http:// www.vietnamtradefair.com http:// www.vir.com.vn http:// www.ice.com.vn http:// www.phuthotrade_tourism.gov.vn http:// www.economics.vnu.edu.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28551.doc
Tài liệu liên quan