Góp phần quan trọng trong thành tựu chung của đất nước, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đã giải quyết được những vấn đề kinh tế, khai thác được nội lực và phát huy được tiềm năng, lợi thế so sánh của đất nước.Tuy nhiên, công tác xuất khẩu của nước ta vẫn còn bộc lộ một số tồn tại như quy mô và kim ngạch xuất khẩu còn nhỏ bé so với các nước trong khu vực,cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu còn ở tình trạng lạc hậu, chất lượng thấp, sức cạnh tranh yếu, thị trường xuất khẩu còn bấp bênh, chủ yếu là thị trường gần, nhiều trường hợp phải buôn bán qua trung gian, còn thiếu những hợp đồng lớn và dàI hạn.
Trong thời gian tới,cùng với lộ trình tham gia AFTA và đã trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO đòi hỏi chúng ta phảI có những thay đổi phù hợp và hữu hiệu để có thể mở rộng thị trường và tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài.
61 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1426 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Thực trạng và xu hướng chuyển dịch cơ cấu thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng với kim ngạch 32.3 tỷ USD chiếm gần 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (năm 1996-2000) trong đó các nước ASEAN đạt 11.7tỷ USD chiếm gần 23.3% tổng kim ngạch (năm 1996-2000). Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 1999 bị ảnh hưởng nhiều do hậu quả của cuộc khủng hoảng đối với nền kinh tế từng nước bạn hàng. Các nước bị khủng hoảng nặng nề thì kim ngạch xuất khẩu giảm rõ hơn.Các nước trong khu vực nhất là đối với Đông Nam á, việc cấu trúc lại nền kinh tế để vượt qua cuộc khủng hoảng đang trở thành đối thủ cạnh tranh mạnh hơn kỳ trước khủng hoảngđối với Việt Nam. Điều này ảnh hưởng rất mạnh đến xuất khẩu của Việt Nam trong thị trường này.Một số có lượng nhập khẩu lớn ở nước ta như:
Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Châu á giai đoạn 1991-2000
(triệu USD)
Nước
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Nhật Bản
719.3
833.9
936.9
1179.0
1461.0
1546.4
1675.4
1514.5
1786.2
2575.2
Singapo
425.0
401.7
380.3
593.5
689.8
1290
215.9
740.9
876.4
885.9
Đài Loan
58.3
67.3
141.9
220.0
439.4
539.9
814.5
670.2
682.4
756.6
Trung Quốc
19.3
95.6
135.8
295.7
361.9
340.2
474.1
440.1
746.4
1536.4
Hồng Kông, Trung Quốc
223.3
201.7
169.0
196.8
256.7
311.2
430.7
318.1
235.7
315.9
Hàn Quốc
51.3
93.5
99.4
86.4
235.3
558.3
417.0
229.1
319.9
352.6
TháI Lan
57.7
71.5
71.8
97.6
101.3
107.4
253.3
295.4
312.7
372.3
Indonexia
16.5
10.9
22.9
35.3
53.8
45.7
47.6
317.2
420
248.6
Malayxia
14.5
68.4
55.8
64.8
110.6
77.7
141.6
115.2
256.5
413.9
Philipin
0.7
1.0
1.6
3.6
41.5
132.0
240.6
401.1
393.2
478.4
- Thị trường EU là thị trường chiếm tỷ lệ quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu của nước ta trong thời kỳ này. Các mặt hàng xuất khẩu vào EU cũng khá đa dạng như dệt may, dày dép, sành sứ, điện gia dụng. Một số thị trường chính nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam như:
Kim ngạch xuất khẩu thị trường EU giai đoạn 1991-2000
(triệu USD)
Nước
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Đức
6.7
34.4
50.1
115.2
218.0
228
411.4
552.5
654.3
730.3
Pháp
83.1
132.3
95.0
116.8
169.1
145.0
238.1
297.3
354.9
380.1
Bỉ
0.1
6.4
11.8
15.1
34.7
61.3
124.9
212.3
306.7
311.9
Anh
2.4
27.5
23
55.7
74.6
125.1
265.2
335.8
421.2
479.4
Italia
3.8
7.2
8.1
20.4
57.1
49.8
118.2
144.5
159.4
218.0
T.Ban Nha
0.7
1.9
2.1
7.5
8.8
27.6
66.4
85.6
108.0
137.3
- Việt Nam còn buôn bán với Canada và Hoa Kì. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong hai thị trường này cũng có xu hướng tăng lên qua các năm. Thời gian đầu kim ngạch xuất khẩu rất thấp thậm chí còn chưa có xuất khẩu sang các nước đó, sau đó thì khác,kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt 2.06 tỷ USD thời gian này hay xuất khẩu sang canada với kim ngạch là 32.6 triệu USD (năm1996); 63.9 triệu USD (năm 1997); 80.2 triệu USD (năm 1998); 91.1 triệu USD (năm 1999); 98.7 triệu USD (năm 2000).
Ngoài một số thị trường đó ra Việt Nam còn xuất khẩu hàng hoá sang một số thị trường mới cũng là thị trường tiềm năng của Việt Nam như: Thị trường Châu Mỹ La Tinh hay thị trường Châu Phi…
Kim ngạch xuất khẩu chia theo thị trường của Việt Nam giai đoạn 2001-2005 cũng có những sự thay đổi trông thấy: Xuất khẩu vào thị trường Châu Mỹ tăng đột biến đặc biệt đó là sự thay đổi của thị trường Mỹ-Hoa Kỳ trong khi khu vực thị trường Châu á lại giảm dần tỷ trọng, những thị trường khác đều có kim ngạch tăng dần. Điều này được thể hiện rõ qua các số liệu trong bảng sau:
Kim ngạch xuất khẩu chia theo thị trường giai đoạn 2001-2005
(triệu USD)
Khu vực
2001
2002
2003
2004
2005
2001-2005
1.Châu á
8610
8684
9756
12634
16383
56067
ASEAN
2556
2437
2958
885
5450
17286
Trung Quốc
1418
1495
1748
2735
3082
10478
Nhật Bản
2510
2438
2909
3502
4639
15998
2.Châu Âu
3515
3640
4326
5412
5872
22765
EU-25
3152
3311
4017
4971
5450
20901
3.Châu Mỹ
1342
2774
4327
5642
6910
20995
Hoa Kì
1065
2421
3939
4992
6553
18970
4.Châu Phi
176
131
211
427
681
1626
5.C.ĐaiDương
1072
1370
1455
1879
2595
8371
Riêng năm 2006, như đã nhận xét ở trên đây là năm của “điểm sáng “xuất khẩu do xuất khẩu của Việt Nam trong năm này đã tạo nên nhiều ấn tượng tốt đẹp. Năng lực cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu được đánh giá đã nâng lên một bước đáng kể làm cho quy mô thị trường xuất khẩu được mở rộng thêm nữa, khối lượng hàng hoá xuất khẩu cũng tăng rất nhanh. Theo đánh giá của Bộ Thương mại,trong năm,thị trường ngoàI nước phát triển thuận lợi.Nhiều doanh nghiệp đã cố gắng tiếp cận và mở thêm thị trường, tìm đối tác mới,tăng quy mô xuất khẩu, kể cả một số thị trường đã và đang gặp phải rào cản kỹ thuật…Các cấp, các địa phương, các doanh nghiệp tập trung cao độ, chỉ đạo sản xuất và xuất khẩu,nhất là tại vùng có lượng hàng hoá lớn như đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, những khu công nghiệp và đô thị lớn…Về điều hành vĩ mô, chính phủ tạo mọi điều kiện thông thoáng môI trường xuất khẩu; kiên quyết dỡ bỏ rào cản theo các cam kết quốc tế. Thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất và hoạt động xuất khẩu. Thủ tướng Chính phủ rất quan tâm, theo dõi khát khao và chỉ đạo trực tiếp nhiều hoạt động sản xuất và xuất khẩu. So với năm 2005, kim ngạch của một số thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong năm 2006 đã thay đổi khá lớn như: xuất khẩu sang Mỹ đạt 7.9tỷ USD chiếm 20% tổng kim ngạch; EU đạt 7.1 tỷ USD chiếm 18% tổng kim ngạch; Nhật Bản đạt 5.1 tỷ USD chiếm 13% tổng kim ngạch…và thị trường của Việt Nam còn được mở rộng sang rất nhiều các quốc gia khác trên thế giới.
2. Thực trạng cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam.
Như đã nghiên cứu ở phần trên cho ta một kết luận chung là: Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam có sự thay đổi rất lớn. Điều này được thể hiện cụ thể khi nghiên cứu thực trạng một số thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam từ trước đến nay.
Ngay từ giai đoạn của những năm 1991-2000 tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của nước ta đã vượt xa tốc độ tăng GDP. Cơ cấu thị trường xuất khẩu lúc này chuyển dịch theo hướng đa phương hoá thị trường, mở rộng phạm vi quan hệ: thị trường Châu Âu và Mĩ tăng dần, thị trường Châu á giảm dần. Ngay ở giai đoạn này thị trường xuất khẩu chính của Việt nam đã rất đa dạng: Thị trường khu vực Châu á-TháI Bình Dương; thị trường khu vực Tây Bắc Âu; thị trường các nước Nga, SNG, Đông Âu; thị trường khu vực Châu Mỹ La Tinh; thị trường khu vực Tây Nam á-Phi; thị trường Châu phi và cả thị trường Trung Cận Đông và càng về sau này thị trường xuất khẩu ở Việt Nam càng phát triển và thay đổi một cách đáng kể. Thị trường không chỉ tăng lên về số lượng thị trường mà còn tăng cả về kim ngạch xuất khẩu trong các thị trường hiện có và càng về sau này cơ cấu đó càng thể hiên một cách rõ ràng hơn. Năm 2006 là một năm mà Việt Nam thu được rất nhiều thành tựu về kinh tế. Trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO Việt Nam đã có thể xuất khẩu sang hơn 160 quốc gia trên thế giới, như vậy có nghĩa là thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã được mở rộng
Xét trong giai đoạn 1991-1995 so với 1996-2000 ta thất xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang khu vực Châu á_TháI Bình Dương chiếm tỷ trọng đa số (77.3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu) , các nước Âu-Mỹ chiếm 17.4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, như vậy so với thời kỳ của những năm trong giai đoạn 1996-2000 thì kim ngạch xuất khẩu ở thị trường Châu á-Thái Bình Dương chỉ còn 65% trong khi đó kim ngạch xuất khẩu ở thị trường các nước Châu Âu-Mỹ thì đang có xu hướng tăng lên tới 30.2% ở giai đoạn 1996-2000 này. Xuất khẩu thị trường Châu Phi tăng gấp đôi từ 1.6% giai đoạn 1991-1995 lên 3.2% giai đoạn 1996-2000. Như vậy ta đã thấy rõ được sự tăng lên đáng kể trong việc xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang các thị trường nước ngoài, phát triển quy mô hàng hoá thị trường mới tăng lên đáng kể. Có thể nhận rõ thấy điều đó qua bản đồ sau:
Ghi chú:
1:Châu á-TBD
2:Các nước Âu-Mỹ
3:Châu Phi
4:Các nước khác
Về kim ngạch thị trường xuất khẩu giai đoạn 2001-2005: khu vực thị trường Châu á đã giảm dần tỉ trọng từ 57,3% năm 2001 xuống 50.5% năm 2005, song vẫn chiếm ưu thế trong cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường Châu Âu có xu hướng tăng dù rất ít song giá trị tuyệt đối năm sau vẫn tăng so với năm trước (giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 13.5%/năm) và đóng góp trên 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong khi đó xuất khẩu vào khu vực thị trường Châu Mỹ tăng khá đột biến, chíêm tỷ trọng 8.9% năm 2001 lên 21.3% năm 2005; xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ tăng mạnh từ 7.1% năm 2001 lên 20.2% năm 2005. Khu vực thị trường Châu Phi có tỷ trọng tăng từ 1.25 năm 2001 lên 2.1% năm 2005 và tăng được kim ngạch xuất khẩu gấp 4 lần trong giai đoạn này từ 176 triêu USD năm 2001 lên 681 triệu USD năm 2005. Tỷ trọng của khu vực thị trường Châu Đại Dương tăng chậm và khá ổn định từ 7.1% năm 2001 lên 8.0% năm 2005. Xem xét so với các giai đoạn trước thì thị trường hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam có quy mô ngày càng rộng, hàng xuất khẩu có khối lượng ngày càng lớn. Sau đây là các số liệu cụ thể về tình hình thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2005:
Tỷ trọng xuất khẩu chia theo thị trường giai đoạn 2001-2005
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2001-2005
%
%
%
%
%
%
1.Châu á
57.3
52
48.4
47.7
50.5
50.6
ASEAN
17
14.6
14.7
14.7
16.8
15.6
TrugQuốc
9.4
8.9
8.7
10.3
9.5
9.4
Nhật Bản
16.7
14.6
14.4
13.2
14.3
14.4
2.Châu Âu
23.4
21.8
21.5
20.4
18.1
20.5
EU-25
21
19.8
19.9
18.8
16.8
18.9
3.ChâuMỹ
8.9
16.6
21.5
21.3
21.3
18.9
Hoa Kỳ
7.1
14.5
19.5
18.8
20.2
17.1
4.Châu Phi
1.2
0.8
1
1.6
2.1
1.5
5.C.Đại Dương
7.1
8.2
7.2
7.1
8.0
7.6
So với năm 2005, cơ cấu thị trường của năm 2006 đã có sự thay đổi mạnh mẽ với tỉ trọng xuất khẩu của các thị trường như sau: theo số liêu HảI quan, xuất khẩu hàng hoá của nước ta tăng trưởng cao tại một số thị trường lớn như Mỹ tăng 36%, EU tăng 31%, Nhật Bản tăng 20% và ASEAN tăng 19%. Theo như tổng hợp từ Niên giám thống kê và báo cáo của Bộ Thương Mại thì cơ cấu thị trường xuất khẩu năm 2006 là: Châu á 46.4%; Châu Âu 19.3%; Châu Mỹ 23.2%; Châu Phi2.8%; Châu Đại Dương 8.3%. Từ đó ta thấy rõ được cơ cấu của thị trường Vịêt Nam thay đổi qua các năm.
Nghiên cứu về sự dịch chuyển của cơ cấu thị trường này chúng ta sẽ nghiên cứu thực trạng của một số thị trường chính của Việt Nam.
2.1. Thị trường EU.
2.1.1. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU trước năm 1990.
Sau năm 1975, mối quan hệ giữa nước Việt Nam thống nhất và cộng đồng Châu Âu (EC) dần được thiết lập.EC đã bắt đầu có một số cuộc tiếp xúc chính trị với Việt Nam và dành cho Việt Nam nhiều khoản viện trợ nhân đạo, quan trọng bằng lương thực, thuốc men trực tiếp hay gián tiếp thông qua các tổ chức Quốc tế. Đối với các nước vốn đã có thiện cảm và quan hệ tốt với Việt Nam càng ủng hộ Việt Nam hơn nữa về mọi mặt. Tuy sau đó có sự gián đoạn một thời gian song đến giữa thập kỷ 80,cùng với sự cải thiện quan hệ giữa Việt Nam với các nước Tây Âu quan hệ giữa Việt Nam và EC đã có những bước chuyển mới. Các doanh nghiệp ở một số nước thành viên EC đã có quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam thông qua hoạt động buôn bán như Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đức, Italia, Anh. Kim ngạch xuất khẩu của Vịêt Nam_EC tăng nhanh 50.71%/năm và tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ngày càng tăng lên:
Bảng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU 1985-1989
(triệu USD)
Chỉ tiêu
1985
1986
1987
1988
1989
(1) Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
698.5
789.1
854.2
1038.4
1946.0
(2) Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU
18.4
25.7
33.1
47.7
93.3
Tỷ trọng (2) trong (1) (%)
2.6
3.3
3.9
4.6
4.8
Trong đó:
1.Pháp
12.3
18.5
24.1
35.6
79.7
2.Đức
0.2
3.2
4.5
7.5
8.7
3.Italia
0.3
0.6
1.7
2.2
2.8
4.Anh
1.2
1.2
1.3
1.4
1.5
5.Bỉ
2.6
2.1
1.3
0.7
0.4
6.Ha Lan
-
0.1
0.2
0.3
0.2
Qua bảng trên ta thấy, trong 5 năm (1985-1989),Việt Nam đã xuất khẩu sang EC một khối lượng hàng hoá trị giá 218.2 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này năm 1989 tăng 5.07 lần so với năm 1985. Tỷ trọng của nó so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng từ 2.6% năm 1985 lên 4.8% năm 1989 tức là tăng lên 1.85 lần. Không những thế tỷ trọng này còn tăng giữa các năm trong thời kỳ.
Thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối EC là Pháp chiếm tỷ trọng 74.5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EC, tiếp đến là Đức (10.5%); Bỉ (5.7%); Anh (4.3%)…
Như vậy trong 5 năm (1985-1989), Việt Nam đã xuất khẩu sang EC một khối lượng hàng hoá trị giá 218.2 triệu USD,kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này năm 1989 tăng 5.07 lần so với năm 1985. Tỷ trọng của nó trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng từ 2.6% năm 1985 lên 4.8% năm 1989,tăng 1.85 lần.
Kim ngạch xuất khẩu của Vịêt Nam sang các nước thành viên EC năm 1989 tăng mạnh và đột ngột so với các năm trước, tăng95.6% so với năm 1988. Nguyên nhân là do Việt Nam có thêm hai mặt hàng xuất khẩu mới với khối lượng khá lớn và trị giá cao sang EC là dầu thô và hàng thuỷ sản.Hai sản phẩm này là kết quả thu được từ những thành tựu bước đầu của chính sách đổi mới và mở cửa kinh tế mà chính phủ Việt Nam đưa ra.
Thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối EC là Pháp chiếm tỷ trọng 74.5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EC, tiếp đến là Đức (10.5%), Bỉ (5.7%), Anh (4.3%)…
2.1.2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU từ năm1990 trở lại đây.
Quan hệ Việt Nam-EU không ngừng phát triển cùng với tiến trình hợp tác của phía EU và đà lớn mạnh của nền kinh tế Việt Nam do chính sách đổi mới mang lại. Hiện nay EU là một trong những đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Quy mô thương mại ngày càng được mở rộng. Hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU phát triển mạnh triển vọng sẽ còn tiến xa hơn nữa khi Việt Nam hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và EU thực hiện chương trình mở rộng hàng hoá.
Sau khi hiệp định khung hợp tác Việt Nam –EU được ký vào năm 1995 quan hệ hợp tác về kinh tế và chính trị giữa hai bên đã có nhiều bước tiến đáng kể đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU tăng liên tục từ năm 1993. Theo nguồn số liệu thống kê của trung tâm Tin học và Thống kê-Tổng cục Hải Quan ta có:
Bảng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU 1990-2006
(triệu USD)
Năm
Kim ngạch xuất khẩu(1)
Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam(2)
Tỷ trọng(3) (%)
Tốc độ tăng (1) (%)
1990
141.6
2404
5.9
-
1991
112.2
2087.1
5.4
-20.8
1992
227.9
2580.7
8.8
103.1
1993
216.1
2985.2
7.2
-5.2
1994
383.8
4054.3
9.5
77.6
1995
720.0
5448.9
13.2
87.6
1996
900.5
7255.9
12.4
25.1
1997
1608.4
9185.0
17.5
78.6
1998
2125.8
9361.0
22.7
32.2
1999
2506.3
11135.9
22.5
17.9
2000
2836.9
13962.8
20.3
13.2
2001
3152
15029
21.0
11.1
2002
3311
16706
19.8
5.04
2003
4017
20149
19.9
21.32
2004
4971
26503
18.8
23.75
2005
5450
32442
16.8
9.64
2006
7100
39605
18.0
30.28
Rõ ràng qua bảng trên đây ta thấy rằng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU tăng lên liên tục đặc biệt là những năm gần đây: năm 2003 (4017 triệu USD) hay năm 2006 (7100 triệu USD). Tỷ trọng kim ngạch của xuất khẩu vào thị trường EU giai đoạn này cũng tăng lên 3.05 lần từ năm 1990 (5.9%) đến năm 2006 (18%), tuy nhiên tốc độ tăng không được ổn định và đôi khi chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trương EU.
Như vậy Eu là thị trường lớn và quan trọng của Việt Nam.Xét về cơ cấu xuất khẩu theo các nước EU, ta thấy kim ngạch của Việt Nam sang thị trường EU đều tăng lên hàng năm (trừ Phần Lan và Hy Lạp). Đối với thị trường như Thuỵ Điển, Anh, Hà Lan, Bỉ…có tốc độ tăng trưởng kim ngạch cao. Thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối EU là Đức, chiếm 22.7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU, tiếp đến là Pháp (16.8%), Anh (14.9%), Hà Lan (47.7%), Bỉ (8.6%), Italia (7.1%), Tây Ban Nha (5.5%), Thuỵ Điển (2.6%), Đan Mạch (2.4%)…Năm 2004 các nước thành viên EU là khách hàng nhập khẩu chính của Việt Nam bao gồm Đức 1.1 tỷ USD, Anh 990 triệu USD, Pháp 525 triệu USD, Hà Lan 560 triệu USD, Bỉ 517 triệu USD…Và năm 2006 tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU lại tăng 31%.
Các mặt hàng chủ yếu xuất khẩu sang EU trong những năm qua:dày dép, cafê, dệt may, sản phẩm bằng da thuộc, đồ gỗ gia dụng, đồ chơi trẻ em và các dụng cụ thể thao…Trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU thời gian gần đây có một vài thay đổi: xuất hiện hàng chế biến sâu (hàng điện tử, hàng máy). Tỷ lệ hàng chế biến sâu ngày càng gia tăng, đặc biệt là các hàng điện tử mới xuất khẩu vài năm gần đây nhưng đến năm 1999 đã đạt kim ngạch đáng khích lệ. Tỷ trọng hàng xuất khẩu qua chế biến tăng lên chiếm khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu Việt Nam-EU và tỷ trọng hàng nguyên liệu thô giảm xuống còn 30%, tuy nhiên cho tới nay Việt Nam vẫn chưa có nhiều mặt hàng xuất khẩu chế biến sâu và tinh. Đặc bịêt từ năm 1996, nhóm hàng công nghệ tăng nhanh, nhất là giày dép và quần áo, nhóm hàng thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng giảm sút do lượng tôm đông lạnh giảm. Tuy nhiên đây vẫn là thị trường quan trọng của Việt Nam.
2.2. Thị trường Châu á.
Sau khi hệ thống XHCN ở Liên Xô và Đông Âu tan rã thì các nước Châu á nhanh chóng trở thành thị trường xuất khẩu chính của nước ta. Tỷ trọng hàng xuất khẩu sang khu vực thị trường này năm 1991 đã tăng gần 77%, nhưng những năm sau này nhờ nỗ lực tỷ trọng hàng xuất khẩu sang Châu á đã giảm dần nhờ sự tăng tỷ trọng sang các thị trường Châu Âu và Bắc Mỹ còn khoảng 60%
Ta thấy kim ngạch xuất khẩu ở khu vực Châu á có xu hướng giảm dần ở một số nước và tăng ở một số thị trường lớn. Giai đoạn 1991-1995 Singapo và HồngKông là thị trường lớn của Việt Nam sang khu vực Châu á đạt 32.1 tỷ USD, chiếm gần 62% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Châu á chiếm vị trí chính, chủ yếu trong thị trường xuất khẩu của Việt nam, trong đó khu vực thị trường Đông và Đông Nam á chiếm vị trí quan trọng nhất . Trong thời kỳ 1996-2003, xuất khẩu nước ta sang khu vực Đông và Đông Nam á đạt 30,5 tỷ USD, chiếm 58.9% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu tập trung chủ yếu vào các thị trường các nước chủ yếu như: Nhật Bản, Singapo, Trung Quốc, ĐàI Loan, Philippin, Hàn Quốc…Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước Châu á được thể hiện ở bảng sau:
Bảng kim ngạch xuất khẩu sang các nước Châu á từ 1991-2000
(đơn vị triệu USD)
Tên nước
1991-1995
1996
1997
1998
1999
2000
1996-2000
Brunây
0.1
0.1
0
0.5
0.7
1.4
Camphuchia
280.8
99
108.9
75.2
91.1
110
84.4
Indonesia
139.4
45.7
17.6
316.1
421
550
1380.4
Lào
75.5
24.9
30.4
73.3
164.3
130
422.9
Malayxia
314
77.7
141.7
114.9
256.9
370
961.2
Philippin
48.4
132
2406
392.7
393.3
550
1708.6
Singapo
2490.3
1290
1215.9
1080.1
822.1
825
5233.1
TháI lan
339.9
107.4
235.3
295.3
3126
550
1500.7
ĐàI Loan
926.9
540
814.5
666
682.2
768
3470.7
Hàn Quốc
565.9
558.3
417
230.2
319.9
350
1875.4
HồngKông
1407.5
311.2
430.7
317.2
235.8
400
1694.7
Nhật Bản
513
1546
1675.1
1481.3
1768.3
1610
8081.1
Trung Quốc
908,3
340,2
4774,1
487,9
858,9
100
3202,1
Bảng kim ngạch xuất khẩu sang các nước Châu á từ 2001-2005
Tên nước
2001
2002
2003
2004
2005
Brunây
1.5
1.5
0.5
-
-
Camphuchia
146
178.4
267.3
384.6
536.0
Indonesia
246.3
332.0
467.2
446.6
468.9
Lào
64.3
64.7
61.8
68.5
-
Malayxia
337.2
347.8
453.8
601.1
949.3
Philippin
368.4
325.2
340.0
498.6
829.0
Singapo
1043.7
961,1
1024.7
1370
1808.5
TháI lan
322.8
227.3
335.4
491.0
779.7
ĐàI Loan
806
817.7
749.2
905.9
936.2
Hàn Quốc
406.1
468.7
492.1
603.5
630.9
HồngKông
317.2
340.2
368.7
397.7
353.5
Nhật Bản
2509.8
2437
2908.6
3502.2
4411.2
Trung Quốc
1417,4
1518,3
1883,1
2735,5
2961
Qua số liệu trên ta thấy được, Nhật Bản hiện nay là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, kim ngạch tăng qua các năm (từ năm 1996 đến 2005 tăng 2.85 lần) song tỷ trọng của Nhật Bản trong xuất khẩu của Việt Nam lại đang giảm dần qua các năm từ 34.5% năm1991 xuống còn 18% năm 1997-2000 và chỉ còn 14% năm 2003. Tính đến năm 2006 so với năm 2005 thì kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 5,1 tỷ USD và chiếm13% tổng kim ngạch. Cũng như Nhật Bản thì Trung Quốc cũng là một thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu tăng khá đều đặn qua các năm, quan hệ thương mại giữa hai nước ngày càng trở lên tốt hơn. Trung Quốc nhập khẩu khá nhiều hàng hoá của Việt Nam trong thời gian qua, nếu như năm 1996 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc là 340,2 triệu USD thì đến năm 2005 kim ngạch đó đã tăng 8.704 lần (2961 triệu USD). Singapo cũng là thị trường xuất khẩu lớn của nước ta thể hiện là thời kì 1991-1995 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường này là 2490,3 triệu USD và đến giai đoạn 1996-2000 đã tăng lên 2.1 lần (5233.2 triệu USD), tuy nhiên đến những năm gần đây tỷ trọng của kim ngạch đó cũng đã giảm xuống nhiều hơn so với trước đó. NgoàI ra nước ta còn xuất khẩu sang rất nhiều nước cũng với tỷ trọng khá lớn. Đặc biệt hơn là xuất khẩu sang các nước ASEAN, giai đoạn 1996-2000 có tỷ trọng xuất khẩu là 22.5% tuy nhiên qua các năm sau đấy thì tỷ trọng đó đã giảm xuống cho đến năm 1998 (24.3%) và năm 1999 (27%) nhưng đến năm 2000 lại giảm xuống chỉ còn 18.7% cho đến những năm gần đây thì kim ngạch đó ngày càng giảm xuống (14.7% năm2003), đến năm 2006 tỷ trọng của thi trường này lại tăng 19%. Riêng thị trường Nam á thì xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường này chưa phát triển do cơ cấu hàng xuất khẩu tương tự như Việt Nam,tuy nhiên đây cũng là thị trường nhiều tiềm năng mà Việt Nam cần khai thác.
Tóm lại của thị trường xuất khẩu Châu á ta thấy rằng đây là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các thị trường xuất khẩu của Việt Nam 49.4% năm 2004; 50% năm 2005 và 46.4% năm 2006 tuy nhiên tỷ trọng này có xu thế giảm dần thể hiện ở chỗ kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Châu á tăng trưởng chậm hoặc giảm dần qua các năm, điều này một phần là do nước ta hiện nay mở rộng thị trường xuất khẩu với nhiều nước khác trên thế giới.
2.3. Thị trường Mỹ.
Việt Nam và Hoa kỳ thiết lập lại quan hệ ngoại giao vào ngày 12/7/1995 và tiến hành trao đổi đại sứ vào tháng 5/1997. Kể từ đó,các chuyến viếng thăm của quan chức đôI bên đã khẳng định sự bình thường hoá hoàn toàn quan hệ giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực. Hiện nay,các doanh nghiệp của Việt Nam có thể xuất khẩu sang Hoa Kỳ các mặt hàng như dệt may, hảI sản , dày dép, nông sản, dầu mỏ và khí đốt, đồ gỗ, cao su thiên nhiên, hàng công nghiệp tiêu dùng. Mỹ nhanh chóng trở thành thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam,đặc biệt là sau khi Việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ
Năm
Kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ(triệu USD)
Tổng kim ngạch xuất khẩu của VN(triệu USD)
Tỷ trọng của kim ngạch(%)
Tốc độ tăng kim ngạch(%)
1990
0
2404
0
-
1991
0
2087,1
0
-
1992
0.1
2580,7
0
-
1993
0.1
2985,2
0
-
1994
94.9
4054,3
2,34
94800
1995
169.7
5448,9
3,11
78,8
1996
204,2
7255,9
2,81
20,33
1997
286,7
9185,0
3,12
40,4
1998
468,6
9361,0
5
57
1999
504,0
11135,9
4,53
7,6
2000
732,8
13962,8
5,25
45,4
2001
1065,3
15029
7.1
45,4
2002
2452,8
16706
14,68
130,35
2003
3938,6
20149
19,55
60,6
2004
4992,3
26503
18,84
26,75
2005
5930,6
32442
18,3
18,795
2006
7900
39605
20
36
Như vậy trong những năm gần đây, kim ngạch thương mại Việt Nam vào thị trường Mỹ tăng nhanh,từ khoảng 1000 triệu USD năm 2001 đến năm 2006 đạt 7900 triệu USD tăng lên 36% so với kim ngạch năm 2005 và đạt tỷ trọng là 20%.
Tuy nhiên,thị trường Mỹ là một thị trường rất khó tính và cạnh tranh gay gắt. Vì vậy, trong nền kinh tế hội nhập như hiện nay để từng bước ra nhập và khẳng định vị trí trên thị trường Hoa Kỳ cần lưu ý tìm hiểu kỹ đối tác, luật lệ cũng như tập quán kinh doanh trên thị trường. Hiện nay, Hoa Kỳ là một trong những bạn hàng lớn nhất của Việt Nam,Mỹ nhập khẩu các loại hàng hoá của Việt Nam với sức mua cao
2.4. Một số thị trường xuất khẩu tiềm năng khác của nước ta.
Gần đây cho thấy rằng thị trường Trung Đông là thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam. Iran và Dubai là hai thị trường có nhu cầu nhập khẩu rất lớn đối với một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như gạo, hạt tiêu, chè, cafe, dệt may, vải, day dép, vật liệu xây dựng, thủ công mỹ nghệ, linh kiện phụ tùng xe máy và hải sản…
Thị trường Châu Phi cũng là thị trường tiềm năng của nước ta.Châu Phi gồm 54 quốc gia là khu vưc giàu tàI nguyên khoáng sản nhưng bất ổn định về chính trị. Mối quan hệ của Việt Nam và Châu Phi trong nhiều thập kỉ qua đều duy trì được tốt nên đây cũng là thị trường tốt để xuất khẩu các mặt hàng thô, bông…đối với nước ta.
III. Những đánh giá chung qua nghiên cứu về thị trường xuất khẩu hàng hoá Việt Nam.
1.Những thành tựu và nguyên nhân của những thành tựu đó.
1.1. Thành tựu:
- Hầu hết những chỉ tiêu đặt ra cho tăng trưởng xuất khẩu đều đạt được so với kế hoạch, quy mô tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ở các nước tiên tiến đã được mở rộng và phát triển ở mức độ cao.
- Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu trên các thị trường đã có những chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến, chế tạo,nhóm hàng có hàm lượng công nghệ và chất xám cao,giảm dần xuất khẩu hàng thô. Nhiều mặt hàng xuất khẩu đã được mở rộng với quy mô sản xuất nâng cao giá trị xuất khẩu như dệt may, dày dép, thuỷ sản, gạo…nhiều mặt hàng mới có tốc độ tăng trưởng cao đang và sẽ là những hạt nhân quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong những năm tới đây như sản phẩm gỗ, điện tử và linh kiện máy tính, dây điện và cáp điện…
- Các chủ thể tham gia xuất khẩu không ngừng được mở rộng đa dạng hoá và hoạt động ngày càng có hiệu quả, đặc bịêt là khu vực kinh tế tư nhân và khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực ngoài nhà nước có mức tăng trưởng nhanh và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Thời kỳ 1988-1991 khu vực ngoài nhà nước mới chỉ xuất khẩu được 51triệu USD. Đến 1992 lên 112 triệu USD, 1995 lên 440 triệu USD, 1997 lên 1.5 tỷ USD, 1998 đạt 2tỷ USD, 2004 đạt 14.49 tỷ USD, năm 2005 đạt 18.5 tỷ USD, những doanh nghiệp này có ưu thế xuất khẩu trong một số mặt hàng nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, có ưu thế trong xuất khẩu hàng chế biến và chế biến sâu trong đó dày dép và may mặc chiếm 35%. Ngoài ra là mặt hàng về điện tử, máy và khí cụ công nghiệp…
- Thị trường xuất khẩu đã có sự chuyển dịch theo hướng đa dạng và định hình rõ thị trường trọng điểm.Thị trường được mở rộng về quy mô trong những năm gần đây.
1.2. Nguyên nhân của những thành tựu trên.
- Có được những thành tựu trên trước hết phải nói đến chính sách đổi mới trong cơ chế cơ sở quản lý xuất khẩu, mở cửa thị trường cũng như các cơ sở nhằm mở rộng quyền kinh doanh cho các doanh nghiệp trong nước đã góp phần quan trọng tạo ra sự chuyển biến trong hoạt động đầu tư, sản xuất và xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam.
- Việt Nam đã đàm phán và kí kết được nhiều hiệp định thoả thuận hợp tác thương mại Việt Nam và chính phủ các nước, các khu vực thị trường tạo nhiều cơ hội xuất khẩu và tăng quy mô xuất khẩu. Điển hình là việc Việt Nam kí kết hiệp định song phương Việt Nam-Hoa Kỳ cuối năm 2001 và một sự kiện nổi bật của năm 2006 là Việt Nam đã chính thức được gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Là một thành viên của WTO Việt Nam có rất nhiều cơ hội cho phát triển kinh tế cũng như phát triển mạnh thị trường xuất khẩu của mình.
- Nước ta huy động và thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư phục vụ sản xuất, đặc biệt là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài ODA để mở rộng quy mô sản xuất trong nước và gia tăng khối lượng hàng hoá phục vụ cho xuất khẩu. Xét trong giai đoạn 2001-2005 tổng số vốn được huy động và đưa vào nền kinh tế Việt Nam đạt khoảng 976000 tỷ đồng, tăng gấp 1,8 lần so với giai đoạn 5 năm trước, trong đó vốn ODA đạt khoảng 162000 tỷ đồng (chiếm 16,6%).
Trên đây là những nguyên nhân chủ quan của thành tựu thị trường xuất khẩu nước ta trong những năm qua. Ngoài ra còn có các nguyên nhân chủ quan sau:
- Nền kinh tế thế giới ngày càng được phục hồi và phát triển một cách mạnh mẽ làm cho nhu cầu nhập khẩu hàng hoá của các nước trên thế giới ngày một gia tăng.
- Giá cả thị trường thế giới hầu như là tăng cao hơn so với Việt Nam là tăng giá của một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu nên góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu cho hàng hoá của Việt Nam.
2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.
2.1. Hạn chế
- Quy mô xuất khẩu vẫn còn nhỏ bé, kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chất lượng tăng trưởng xuất khẩu chưa cao thiếu sự phát triển một cách ổn định, rất dễ bị tổn thương bởi các cú sốc từ bên ngoài như sự biến động giá cả trên thị trường thế giới hay sự xuất hiện các rào cản thương mại mới của nước ngoài.
- Xuất khẩu thô và gia công còn chiếm tỷ trọng lớn,hiệu quả xuất khẩu còn ở mức thấp.Chứng tỏ một điều rằng cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chưa hợp lý.
- Khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới còn thấp thể hiện ở chỗ là chậm đổi mới mẫu mã cho thích ứng với thị trường, chưa xây dựng được thương hiệu mạnh, xúc tiến thương mại còn ở mức thấp và chưa phát huy được vị thế của mình.
- Tình trạng buôn lậu,gian lận thương mại còn có chiều hướng gia tăng, buôn lậu và gian lận thương mại đã trở thành quốc nạn, điều này do nhiều nguyên nhân từ phía chính sách nhà nước.
- Công tác của mạng lưới đại diện, đặc biệt về thương mại của nước ngoài còn nhiều yếu kém chưa thực sự hỗ trợ tốt cho hoạt động xuất khẩu, các chương trình xúc tíên thương mại còn nhỏ lẻ, rời rạc hiệu quả chưa cao.
2.2. Nguyên nhân của hạn chế.
Nguyên nhân chủ quan .
+ Đầu tư xuất khẩu cho sản xuất hàng xuất khẩu nhìn chung còn thấp,ảnh hưởng đến khả năng gia tăng quy mô sản xuất và xuất khẩu. Bên cạnh đó,hiệu quả đầu tư chưa cao, đầu tư còn dàn trải chưa có những dự ánđầu tư quy mô lớn nhằm tập trung khai thác tiềm năng xuất khẩu, khiến cơ cấu sản xuất và xuất khẩu chậm được đổi mới theo hướng tích cực.
+ Những lúng túng bị động trong việc khai thác thị trường xuất khẩu thời gian qua xuất phát từ sự thiếu chuẩn bị của cả phía các cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp.
+ Năng lực dự báo,nhận biết các chính sách thay đổi trên thị trường quốc tế của các cơ quan quản lý , hoạch định chính sách còn hạn chế, trong khi khả năng thích ứng với bối cảnh mới của thị trường thế giới của các doanh nghiệp xuất khẩu còn yếu kém dẫn đến một số mặt hàng xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn.
+ Kết cấu hạ tầng quan trọng phục vụ hoạt động xuất khẩu như cảng, biển, sân bay, đường giao thông…còn thiếu hoặc đã có nhưng năng lực hoạt động còn thấp,nhiều dịch vụ cơ bàn hỗ trợ xuất khẩu như điện ,nước,thông tin liên lạc…vẫn còn mang tính độc quyền cao, tính cạnh tranh kém hoặc khả năng cung cấp dịch vụ còn yếu.
Nguyên nhân khách quan.
+ Do những bất ổn về kinh tế,chính trị,xã hội trên thị trường thế giới.
+ Xu thế hội nhập đặc biệt là sau khi Việt Nam ra nhập WTO xuất hiện nhiều rào cản thương mại tinh vi hơn gây khó khăn và tổn thất cho xuất khẩu vào các thị trường.
+ Các mặt hàng nông,lâm,thuỷ sản chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam song đây lại là những mặt hàng mà giá cả thế giới biến động nhất thường nhất.
Chương III. Phương hướng và giải pháp cho thị trường xuất khẩu hàng hoá Việt Nam hiện nay.
I. Mục tiêu phát triển thị trường xuất khẩu hàng hoá Việt Nam giai đoạn 2007-2010.
1. Mục tiêu tổng quát.
Tại đại hội Đảng lần thứ IX đã chỉ ra phương hướng:”tăng nhanh tổng kim ngạch xuất khẩu,đảm bảo nhập khẩu những vật tư,thiết bị chủ yếu, có tác động tích cực đến sảnxuất kinh doanh. Tạo thị trường ổn định một số mặt hàng nông sản,thực phẩm và hàng công nghiệp có khả năng cạnh tranh, tìm kiếm thị trường cho mặt hàng xuất khẩu mới,nâng cao chất lượng các mặt hàng xuất khẩu”
Mục tiêu: gắn kết các thị trường trong nứơc với thị trường ngoài nước, gắn thị trường với sản xuất, vừa chú trọng thị trường trong nước, vừa quan tâm mở rộng thị trường xuất khẩu. Giữ vững thị trường lớn, trọng điểm đồng thời đa dạng hoá hơn nữa thị trường xuất khẩu để tránh lệ thuộc, rủi ro trong xuất khẩu.
Trong những năm tới thị trường xuất khẩu hàng hoá của nước ta sẽ phát triển theo nguyên tắc:
- Đa dạng hoá,đa phương hoá trong hoạt động kinh tế đối ngoại, phát triển thị trường trong nước, nhiều thành phần, thực hiện thị trường mở, tự do hoá thị trường, khuyến khích doanh nghiệp và các thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu. Đa phương hoá không có nghĩa là dãn đều tỷ trọng của các thị trường theo hướng “trăm hoa đua nở” mà được hiểu theo nghĩa rộng,phần nào manh tính tương đối,là cân bằng quan hệ với các đối tác chủ yếu,tránh lệ thuộc quá mạnh vào một bạn hàng nào đó. Nguyên tắc này hết sức quan trọng bởi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện có sự khác biệt về chính trị, cục diện kinh tế thế giới chứa đựng nhiều nhân tố khó xác định chính vì vậy nên Việt Nam cần phải mở rộng thị trường một cách đúng mức.
- Nguyên tắc có đi có lại trong kinh doanh thương mại tự do tổ chức thương mại quốc tế đề ra,tạo mối quan hệ gắn bó giữa thị trường xuất khẩu và thị trường nhập khẩu.
- Thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu để tạo ra nhiều hàng hoá đạt chất lượng quốc tế có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Một trong những khâu then chốt của chiến lược phát triển xuất khẩu đến năm 2010 là mở rộng,đa dạng hoá thị trường xuất khẩu với các quan điểm là: tích cực, chủ động tranh thủ mở rộng thị trường nhất là sau khi ra nhập WTO; đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ với các đối tác; mở rộngcác thị trường có sức mua lớn và tiếp cận các thị trường mới ở Mỹ La Tinh và Châu Phi.
- Khai thác chính sách kinh tế nhiều thành phần để tăng cường tính năng động trong việc phát triển thị trường hàng xuất khẩu. Chính sách thương mại một mặt cần thúc đẩy việc nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp quốc doanh trong việc phát triển thị trường hàng hoá xuất khẩu mặt khác cần khuyến khích sự phát triển của các thành phần kinh tế tham gia và lĩnh vực này.
2. Các chỉ tiêu cụ thể
Việt Nam với lợi thế là thành viên của WTO sẽ mang laị những tư thế mới cho các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện có 4 thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và các nước trong khu vực Đông Nam á (ASEAN). Trong năm 2007, Hoa kỳ sẽ là thị trường có nhiều đột biến. Việt Nam đã dự kiến cho năm 2007 là xuất khẩu tối thiểu phải đạt 47,74 tỷ USD tăng 20% so với năm 2006, trong đó khu vực Châu á-Thái Bình Dương đạt 24,96 tỷ USD, tăng 21%; Châu Âu là 9,19 tỷ USD, tăng 21%; Châu Mỹ là 11,7 tỷ USD, tăng 22%; Châu Phi-Tây Nam á là 2,42 tỷ USD, tăng 64%. Ta có:
Dự bỏo cơ cấu thị trường xuất khẩu
Chú thích:
1. Châu á-TBD 2. Châu Âu
3.Châu Mỹ 4. Châu Phi
Sau đây là các chỉ tiêu cụ thể đối với từng khu vực thị trường:
Đối với khu vực thị trường Châu á:
Giai đoan 2006-2010, phấn đấu xuất khẩu vào khu vực Châu á tăng trưởng bình quân 14,1%/năm và đến năm 2010 đạt khoảng 33 tỷ USD, tỷ trọng giảm xuống còn 45.5%. Trong đó đinh hướng thị trường xuất khẩu trọng tâm trong khu vực này là:
- ASEAN vẫn là thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Các mặt hàng trọng tâm xuất khẩu vào thị trường này vẫn tiếp tục là các loại hàng hóa tiêu dùng gạo, thực phẩm, nông sản, chế biến và một số loại sản phẩm điện,điện tử (hàng điện tử linh kiện máy tính phấn đẩu đến năm 2010 xuất khẩu vào ASEAN chiếm khoảng 5% với kim ngạch khoảng 1 tỷ USD)
- Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau Hoa Kỳ.Đối với thị trường Nhật Bản cần chú trọng vào các mặt hàng xuất khẩu: thủy sản, dệt may, dây điện và cáp điện, điện tử và linh kiện, sản phẩm gỗ, dày dép, hàng thủ công mỹ nghệ và một số mặt hàng nông sản như cafe, rau quả, cao su…Dự tính tăng tỷ lệ một số mặt hàng xuất khẩu sang Nhật Bản năm 2010: dệt may tăng 5% với kim ngạch 1 tỷ USD; dày dép tăng 8% với kim ngạch 1 tỷ USD; điện tử và linh kiện máy tính tăng 3% với kim ngạch 1 tỷ USD; sản phẩm gỗ tăng 5% với kim ngạch 0.25 tỷ USD; thủy sản tăng 12,5% với kim ngạch 1,3 tỷ USD…
- Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam và còn rất nhiều tiềm năng khai thác đặc biệt là trong những năm gần đây. Một số mặt hàng chủ yếu sẽ xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2010 là: rau quả tăng tỷ lệ xuất khẩu 15% với kim ngạch là 0,1 tỷ USD; cao su tăng tỷ lệ xuất khẩu 30% với kim ngạch là 0,9 tỷ USD; nhân điều tăng tỷ lệ xuất khẩu 55% với kim ngạch là 0.2%
Đối với khu vực thị trường Châu Âu:
Phấn đấu xuất khẩu vào khu vực thị trường Châu Âu tăng trưởng bình quân 18.9%, đến năm 2010 đạt khoảng 15,9 tỷ USD và tỷ trọng giữ ở mức khoảng 22%. Trong đó:
- EU với 25 quốc gia thành viên, sẽ là thị trường đầy tiềm năng cho xuất khẩu các mặt hàng nông-thuỷ sản chế biến,các mặt hàng công nghiệp nhẹ như dệt may, dày dép và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ
Một số mặt hàng chủ yếu xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vào thị trường EU
Mặt hàng
Nhu cầu nhập khẩu trong những năm gần đây(tỷ USD/năm)
Tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam trong kim ngạch nhập khẩu của EU(%)
Dự tính tăng tỷ lệ xuất khẩu 2010(%)
Kim ngạch(tỷ USD)
Dệt may
168
0,5
5
1,5
Giày dép
29
7,3
7,5
3,2
Điện tử và linh kiện
484
0,03
0,2
1
Sản phẩm nhựa
127
0,04
0,2
0,25
Sản phẩm gỗ
38,5
1,1
3
1,2
Hàng thủ công mỹ nghệ
7
5,4
6,4
0,6
Xe đạp và phụ tùng
1,2
9,1
15
0,2
Thuỷ sản
34
1,3
2
0,7
Cafê
5,7
5,6
13
0,75
Cao su…
39,7
0,2
0,5
0,15
- Quan hệ thương mại với các nước Đông Âu và SNG, nhất là Liên Bang Nga có thể cần và được khôi phục vì đây là thị trường có nhiều tiềm năng. Ta cần thay đổi nhận thức về việc họ “dễ tính” vì họ đã thay đổi thể chế, quan hệ chính trị với ta tuy vẫn tốt, song không còn như trước. Việc mở rộng khai thác thị trường này trong giai đoạn 2006-2010 cần được coi trọng là một nội dung cơ bản trong chiến lược phát triển thị trường. Các mặt hàng chủ yếu được xuất khẩu vào thị trường này là cao su, chè, thực phẩm, rau quả, hoá mỹ phẩm, dệt may, dày dép…
Đối với khu vực thị trường Châu Mỹ.
Phấn đấu xuất khẩu vào khu vực thị trường Châu Mỹ tăng trưởng bình quân 19,4%/năm, đến 2010 đạt kim ngạch khoảng 17,4 tỷ USD và tỷ trọng ở mức 24%, trong đó xuất khẩu sang thị trương Hoa Kỳ tăng trưởng bình quân khoảng 19%/năm, đến năm 2010 đạt kim ngạch khoảng 16,7 tỷ USD.
- Hoa Kỳ là một trong những thị trường quan trọng nhất của Việt Nam xét tại thời điểm hiện nay lẫn tiềm năng trong tương lai. Hoa Kỳ sẽ là khâu đột phá về thị trường xuất khẩu của nước ta trong 10 năm tới đây. Mặt hàng chủ yếu xuất khẩu vào Hoa Kỳ là: dệt may, dày dép, thuỷ sản, đồ gỗ, máy móc thiết bịđiện, điện tử, hạt điều, cao su, đồ gốm sứ…
Một số mặt hàng chủ yếu xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ
Mặt hàng
Nhu cầu nhập khẩu trong những năm gần đây(tỷ USD)
Tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam trong kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ(%)
Dự tính tăng tỷ lệ xuất khẩu2010(%)
Kim ngạch(tỷ USD)
Dệt may
78
3,3
5
4
Dày dép
20
3
5
1
Sản phẩm nhựa
25
0,2
1
0,25
Sản phẩm gỗ
30,7
1,8
3,5
1
Hàng thủ công mỹ nghệ
13
1,5
3
0,4
Thuỷ sản
10,6
5,8
9,5
1
Cafê
1,5
6
13
0,2
Cao su
12,2
0,2
0,4
0,06
Nhân điều…
0,8
20
37
0,3
Đối với khu vực Châu Phi.
Phấn đấu tăng trưởng xuất khẩu vào khu vực này đạt mức 23,3%/năm, đến2010 đạt kim ngạch khoảng 2,8 tỷ USD và chiếm tỷ trọng khoảng 2,8%. Tập trung ưu tiên phát triển một số thị trường trọng điểm có sự ổn định cao và còn nhiều tiềm năng như Nam Phi, Ai Cập, Tanzania. Trong đó Nam Phi vẫn là thị trường trọng tâm của khu Vực này để từ đây xâm nhập vào các quốc gia khác. Một số mặt hàng cần trung khai thác trong thời gian tới là thuỷ sản, đồ gỗ, hàng cơ khí, máy móc, động cơ điện, thủ công mỹ nghệ hoá mỹ phẩm, nông sản, cafê, hạt tiêu…
Khu vực thị trường Châu Đại Dương
Trọng tâm vẫn là thị trường Autralia và Newzealand. Phấn đấu duy trì mức tăng trưởng khá ở khu vực thị trường này, ổn định tăng trưởng ở mức khoảng 15,7%/năm, đến 2010 đạt kim ngạch khoảng 5,6 tỷ USD và chiếm tỷ trọng 7,7%. Các mặt hàng xuất khẩu chính cần tập trung khai thác ở khu vực thị trường này là dệt may, giày dép, thuỷ sản, xe đạp, đồ nội thất, hàng thủ công mỹ nghệ, gốm sứ, cafê, hạt tiêu…
II. Các giải pháp cho phát triển thị trường xuất khẩu hàng hoá Việt Nam.
1. Về phía nhà nước.
Tiếp tục đổi mới chính sách.
- Mạnh dạn và cởi mở hơn trong các chính sách đối với các nhà đầu tư nước ngoài để tăng cường thu hút đầu tư đặc biệt là trong một số lĩnh vực mà doanh nghiệp trong nước còn hạn chế về năng lực thực hiện. Nên căn cứ vào khả năng nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩu của từng nhóm hàng để có những chính sách thích đáng để thu hút không chỉ nguồn vốn đầu tư trực tiếp mà cả nguồn vốn gián tiếp.
- Mở rộng quyền kinh doanh của các thành phần kinh tế, đặc biệt với một số lĩnh vực còn mang tính độc quyền như viễn thông, điện, kinh doanh cảng biển…để nâng cao sức cạnh tranh chung của hàng hoá và dịch vụ.
- Đổi mới cơ chế, chính sách tín dụng liên quan đến xuất khẩu theo hướng tạo điều kiện cấp tín dụng cho đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu, hướng tới các dịch vụ tín dụng phục vụ người mua thay vì chỉ phục vụ cho xuất khẩu trong nước. Sớm đưa vào thực hiện và mở rộng cung cấp các dịch vụ cho vay bên mua bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng trong lĩnh vực xuất khẩu, đặc biệt là đổi mới xuất khẩu hàng nông- lâm sản.
Khuyến khích mạnh dạn hơn sự tham gia của các ngân hàng thương mại vào hoạt động hàng hoá xuất khẩu, chẳng hạn các ngân hàng thương mại có thể chuyển từ hình thức cho vay thương mại sang góp vốn tài trợ hoặc nhiều ngân hàng đồng thời tàI trợ cho dự án sản xuất vì mục đích xuất khẩu.
- Chủ động đổi mới quan điểm khi xây dựng chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá vào các nước sở tại, giảI quyết các tranh chấp quốc tế trong khuôn khổ ASEAN và WTO.
Có trách nhiệm về các vấn đề thị trường, thông tin và xúc tiến thương mại. Khắc phục đồng thời hai biểu hiện tiêu cực là ỷ lại vào nhà nước và phó mặc cho doanh nghiệp. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong các lĩnh vực thông tin và tiếp thị. Tiến hành sâu rộng một chiến dịch nhằm cải thiện về hình ảnh hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới.
Củng cố kết cấu hạ tầng phục vụ xuất khẩu. Cần dành nguồn vốn nhà nước để tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng thương mại, đặc biệt tại cửa khẩu cũng như đường bộ , đường sắt dẫn tới biên giới, cảng biển, cảng sông và các phương tiện có liên quan. Trong đó cần chú ý tới một số cửa khẩu giáp với Trung Quốc, Lào, Campuchia…để khai thác tốt hơn những thoả thuận về thuận lợi hoá thương mại trong khu vực.
Đẩy mạnh cải cách hành chính,xoá bỏ các rào cản bất hợp lý đang cản trở hoạt động xuất khẩu.
Công khai hoá và pháp luật hoá là việc đầu tiên cần làm trong tiến trình đổi mới công tác quản lý.Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu và ổn định môI trường pháp lý
Về thủ tục hành chính và hải quan: tạo điều kiện thuận lợi nữa cho hoạt động xuất khẩu,bỏ đi những thủ tục rườm rà không cần thiết, phát triển theo hướng đơn giản hoá, công khai hoá và hiện đại hoá
Đơn giản hoá chế độ hoàn thuế, đặc biệt là hoàn thuế nhập khẩu vật tư phục vụ sản xuất hàng hoá xuất khẩu và hoàn thuế VAT. Nhanh chóng ban hành các chú giảI biểu thuế để tránh tranh chấp trong việc áp mã tính thuế.
Có kế hoạch và biện pháp bồi dưỡng đào tạo cán bộ làm công tác thị trường trong và ngoàI nước.
2. Về phía doanh nghiệp.
Tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới.
Tập trung xây dựng chiến lược doanh nghiệp để đạt được mục tiêu phát triển bền vững trong dài hạn.
Nâng cao chất lượng lao động và quản lý lao động trong doanh nghiệp
Doanh nghiệp chủ động xây dựng mặt hàng và thị trường xuất khẩu. Doanh nghiệp cần chủ động tiến hành khảo sát, đánh giá thị trường năng lực tài chính, năng lực sản xuất của mình, đồng thời chú ý tận dụng hiệu quả chính sách khuyến khích của nhà nước đối với sản phẩm, ngành hàng nằm trong định hướng phát triển của cả nước trong giai đoạn tới để xây dựng cho mình chiến lược phát triển mặt hàng xuất khẩu mới và chương trình cụ thể để tiếp cận thị trường xuất khẩu trọng điểm tiềm năng. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần xây dựng cho mình chiến lược mở rộng liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau nhằm hợp lý hoá, chuyên môn hoá sản xuất trên cơ sở thế mạnh của mỗi doanh nghiệp nhằm mở rộng sức sản xuất, giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Doanh nghiệp cần có định hướng bồi dưỡng đào tạo tàI năng trẻ và gửi đI đào tào ở các nước phát triển bằng nguồn tàI chính của doanh nghiệp.
3. Điều kiện để tiến hành thực hiện giải pháp
- Đẩy mạnh phối hợp tốt với các bộ ngành,hiệp hội ngành hàng để thống nhất thực hiện các mục tiêu phát triển xuất khẩu và thị trường xuất khẩu đã đề ra
- Hoạch định các công cụ trợ giúp các doanh nghiệp hướng vào xuất khẩu tránh trường hợp doanh nghiệp hướng vào xuất khẩu lạm dụng chính sách bảo hộ đó để kinh doanh không hợp lý và cũng nên tránh những thủ tục giấy tờ quá phiền hà để gây khó khăn cho các doanh nghiệp hướng về xuất khẩu đựơc nhận những trợ giúp trên
- Thành lập hội đồng xuất khẩu quốc gia,tổ chức nghiên cứu thị trường xuất khẩu…
- Giao cho các bộ ngành liên quan tập trung xây dựng các chỉ tiêu xuất khẩu một số mặt hàng ở một số thị trường trọng điểm.
- Đổi mới phương thức theo dõi, cập nhật, đánh giá việc thực hiện các giảI pháp, điều chỉnh kịp thời trước diễn biến thực tế.
Kết luận
Góp phần quan trọng trong thành tựu chung của đất nước, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đã giải quyết được những vấn đề kinh tế, khai thác được nội lực và phát huy được tiềm năng, lợi thế so sánh của đất nước.Tuy nhiên, công tác xuất khẩu của nước ta vẫn còn bộc lộ một số tồn tại như quy mô và kim ngạch xuất khẩu còn nhỏ bé so với các nước trong khu vực,cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu còn ở tình trạng lạc hậu, chất lượng thấp, sức cạnh tranh yếu, thị trường xuất khẩu còn bấp bênh, chủ yếu là thị trường gần, nhiều trường hợp phải buôn bán qua trung gian, còn thiếu những hợp đồng lớn và dàI hạn.
Trong thời gian tới,cùng với lộ trình tham gia AFTA và đã trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO đòi hỏi chúng ta phảI có những thay đổi phù hợp và hữu hiệu để có thể mở rộng thị trường và tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài.
Mục lục
Lời mở đầu……………………………………………………………..1
Phần nội dung………………………………………………………...2
Chương I. Những vấn đề cơ bản về thị trường xuất khẩu hàng hoá…...2
Bản chất và vai trò của thị trường xuất khẩu hàng hoá…………………2
1. Các khái niệm liên quan đến thị trường xuất khẩu hàng hoá ……………2
Hàng xuất khẩu và đặc điểm của nó……………………………….2
Thị trường xuất khẩu hàng hoá……………………………………3
2. Vai trò của thị trường xuất khẩu hàng hoá…………………………….7
2.1 Vai trò của việc đẩy mạnh xuất khẩu trong điều kiện đẩy mạnh kinh tế quốc tế…………………………………………………………………………7
2.2 Vai trò của thị trường xuất khẩu hàng hoá với hoạt động xuất khẩu nước ta……………………………………………………………………………..8
II. Những yếu tố của thị trường xuất khẩu hàng hoá……………………9
Cầu về hàng hoá xuất khẩu……………………………………………..9
Cung về hàng hoá xuất khẩu……………………………………….10
Giá cả thị trường ……………………………………………………..10
Khả năng cạnh tranh trên thị trường …………………………………11
Thương hiệu ………………………………………………………….11
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu hàng hoá………….12
1. Công cụ chính sách thương mại thuộc về thuế quan………………….12
2. Công cụ chính sách thương mại phi thuế quan………………………..12
3. Các nhân tố thuộc về thế giới…………………………………………..18
Chương II. Thực trạng về thị trường và cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hoá của nước ta hiện nay…........................................................20
I. Khái quát chung về xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam thời gian qua…..20
II. Phân tích thực trạng về thị trường và cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hoá của nước ta những năm vừa qua…………………………………….23
1. KháI quát chung về thực trạng thị trường xuất khẩu hàng hoá Việt Nam trong những năm qua………………………………………………….23
2. Thực trạng cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam………28
2.1. Thị trường EU……………………………………………………….32
2.2 Thị trường Châu á………………………………………………….36
2.3. Thị trường Mỹ…………………………………………………….39
2.4. Một số thị trường xuất khẩu tiềm năng khác của nước ta………….41
III. Những đánh giá chung qua nghiên cứu về thị trường xuất khẩu hàng hoá Việt Nam………………………………………………………………41
1. Những thành tựu và nguyên nhân của thành tựu đó………………..41
2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đó……………………43
Chương III. Phương hướng và giải pháp cho thị trường xuất khẩu hàng hoá Việt Nam hiện nay…………………………………………………..46
I. Mục tiêu phát triển thị trường xuất khẩu hàng hoá Việt Nam giai đoạn 2007-2010…………………………………………………………46
1. Mục tiêu tổng quát………………………………………………46
2. Các chỉ tiêu cụ thể……………………………………………47
II. Các giải pháp cho phát triển thị trường xuất khẩu hàng hoá ở Việt Nam………………………………………………………………..53
1. Về phía nhà nước………………………………………………….53
2. Về phía doanh nghiệp……………………………………………55
3. Điều kiện để tiến hành thực hiện giải pháp………………………56
Phần kết luận……………………………………………………….57
Mục lục ……………………………………………………………58
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình”Kinh tế thương mại”
2. Thương mại quốc tế và vấn đề xuất khẩu hàng hoá ở Việt Nam.
3. Niên giám thống kê.
4. Tạp chí Thương mại.
5.Cẩm nang thị trường xuất khẩu-Thị trường Nhật Bản.
6. Kinh doanh với thị trường EU.
7. Lý luận và thực tiễn thương mại quốc tế.
8. Điều tiết của nhà nước trong việc tìm kiếm, mở rộng và ổn định thị trường xuất khẩu.
9. Tạp chí kinh tế và phát triển.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0532.doc