Với vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo. Đảng và Nhà nước ta đã và đang nỗ lực tìm mọi biện pháp để tăng chi NSNN cho giáo dục và đào tạo cả về số tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng chi NSNN.
Tuy nhiên, dù sự nghiệp giáo dục đã nhận được sự ưu tiên lớn của NSNN nhưng nguồn tài chính cho giáo dục đào tạo ở nước ta hiện nay vẫn còn thấp so với yêu cầu phát triển so với các nước trên thế giới. Vì vậy, vấn đề đặt ra là: khi chưa tăng được tỷ trọng chi NSNN cho giáo dục và đào tạo thì cần nghiên cứu những biện pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý NSNN cho giáo dục và đào tạo để cơ chế này ngày càng phát huy hiệu quả trong việc sử dụng NSNN đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Đảm bảo chi tiêu ngân sách hợp lý, đạt hiệu quả cao, tránh thất thoát, lãng phí và ngày càng công khai, minh bạch.
62 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1567 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Cơ chế quản lý Ngân sách nhà nước cho nghành giáo dục và đào tạo của Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quan tâm bố trí tăng dần hằng năm từ 970 tỷ đồng lên 4.030 tỷ đồng năm 2007 ( tăng 35,7% so với năm 2006). Trong đó, năm 2007, kinh phí CTMT Quốc gia được bố trí theo các dự án như sau:
Duy trì kết quả PCDGTH, thực hiện PCTHCS và hỗ trợ PCTHPT: 170 tỷ đồng.
Đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy: 550 tỷ đồng
Đào tạo cán bộ tin học, đưa tin học vào nhà trường: 90 tỷ đồng
Đào tạo bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, tăng cường CSVC các trường sư phạm: 540 tỷ đồng
Hỗ trợ GD miền núi, vùng sâu dân tộc ít người và vung có nhiều khó khăn: 400 tỷ đồng
Tăng cường CSVC các trường học: 1.380 tỷ đồng
Tăng cường năng lực đào tạo nghề: 900 tỷ đồng
Bảng 2.5: Chi NSTW cho CTMTQG về giáo dục và đào tạo từ năm 2003-2007
Đơn vị: Tỷ đồng
Số TT
Các Dự án thuộc CTMTQG về GD&ĐT
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Duy trì kết quả PCDGTH, thực hiện PCTHCS và hỗ trợ PCTHPT
40
50
55
150
170
2
Đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy
380
520
800
1.120
550
3
Đào tạo cán bộ tin học, đưa tin học vào nhà trường
50
65
75
78
90
4
Đào tạo bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, tăng cường CSVC các trường sư phạm
100
100
120
75
540
5
Hỗ trợ GD miền núi, vùng sâu dân tộc ít người và vung có nhiều khó khăn
105
120
150
330
400
6
Tăng cường CSVC các trường học
165
195
230
517
1.380
7
Tăng cường năng lực đào tạo nghề
130
200
340
500
600
Tổng
970
1.250
1.770
2.970
4.030
Nguồn: Bộ Tài chính.
2.2.2.2 Chi NSNN cho giáo dục đào tạo theo phân vùng tự nhiên và dân cư.
Hiện nay định mức phân bổ dự toán NSNN cho giáo dục đào tạo năm 2007 được ban hành trong Quyết định 151/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Trong thời gian qua, NSNN đã tập trung hỗ trợ cho giáo dục miền núi, vùng dân tộc ít người và vùng có nhiều khó khăn với các nội dung sau:
-Đầu tư tăng cường CSVC cho các cơ sở giáo dục miền núi, đặc biệt là cho các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh theo hướng chuẩn hóa về trường lớp.
-Tăng cường thiết bị, đồ dùng học tập đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú.
-Hỗ trợ đầu tư xây dựng trường phổ thông dân tộc bán trú. Hỗ trợ tiền ăn và học phẩm cho học sinh dân tộc thiểu số, giúp học sinh hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và THCS.
-Xây dựng và triển khai đề án dayk nghề trong trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh.
-Tăng cường đầu tư CSVC trường lớp vùng núi, vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc, đặc biệt ưu tiên đầu tư cho những tỉnh mới thành lập, cơ sở giáo dục còn nhiều thiếu thốn.
2.2.2.3 Chi NSNN cho giáo dục và đào tạo sắp xếp theo cấp học, trình độ đào tạo.
Cơ cấu chi ngân sáchc ho các cấp bậc học đã có sự thay đổi theo xu hướng tăng chi cho giáo dục và giảm chi cho đào tạo, thể hiện quan điểm ưu tiên đầu tư cho giáo dục cơ bản và giáo dục ở những vùng khó khăn. Năm 200, cơ cấu chi cho khối giáo dục là75,86% và cho khối đào tạo là 24,14%. Năm 2004, chi NSNN cho khối giáo dục đã tăng lên 79,12% và khối đào tạo giảm xuống còn 20,88% so với tổng chi NSNN cho giáo dục.
Bảng 2.6: Cơ cấu chi NSNN cho giáo dục đào tạo theo cấp học trình độ đào tạo
Đơn vị: %/ Tổng chi NSNN cho giáo dục và đào tạo
Chỉ tiêu
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
Chi giáo dục
73,30
75,86
76,01
78,90
79,12
Mầm non
5,40
6,71
6,79
7,20
7,25
Tiểu học
35,27
32,17
31,61
32,20
32,60
THCS
19,38
20,44
21,32
22,00
22,90
THPT
8,33
10,02
10,57
10,20
11,40
Giáo dục khác
4,92
6,52
7,39
7,30
4,97
Chi đào tạo
26,70
24,14
22,32
21,10
20,88
Dạy nghề
3,79
3,06
3,24
3,30
3,34
TCCN
4,80
3,54
2,86
2,50
2,53,9,85
ĐH&CĐ
12,43
9,27
9,71
9,70
9,85
Sau đại học
0,82
0,45
0,46
0,42
0,43
Đào tạo khác
4,86
7,82
6,05
5,18
4,73
Tổng chi
100
100
100
100
100
Nguồn: Thống kê giáo dục- Bộ giáo dục và đào tạo
Tỷ trọng chi NSN cho giáo dục tiểu học có xu hướng giảm do sau khi hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000 thi só học sionh tiểu học giảm khoảng nửa triệu học sinh mỗi năm. Tỷ trọng chi NSNN cho THCS và THPT có xu hướng tăng là phù hợp với yêu cầu để thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục THCS và THPT.
Tỷ trọng chi NSNn cho dạy nghề có xu hướng tăng nhằm đáp ứng nhu cầu về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế quốc dân theo hướng CNH-HĐH. Tỷ trọng chi NSNN cho đào tạo đại học và cao đẳng có xu hướng giảm là phù hợp với khả năng huy động cao hơn cho các nguồn tài chính ngoài NSNN để đầu tư cho các bặc học này trong quá trình xã hội hóa giáo dục.
2.2.3 Chi NSNN cho giáo dục đào tạo theo phân cấp ngân sách.
Cơ chế phân cấp quản lý NSNN cho phát triển giáo dục ngày càng tăng cường quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho chính quyền địa phương.
Ngân sách TW đảm bảo nhiệm vụ chi cho hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề do địa phương quản lý. Việc phân cấp nhiệm vụ chi cho hoạt động giáo dục, đào tạo, dạy nghề cho ngân sách các cấp chính quyền địa phương do HĐND tỉnh quyết định bảo đảm phù hiựp với phân cấp quản lý giáo dục đào tạo theo quy định của pháp luật, trình độ năng lực quản lý ngân sách của từng cấp và kế hoạch chung của địa phương về phát triển giáo dục và đào tạo.
Thời kỳ ổn định ngân sách 2004-2006, có 31 tỉnh phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách về hoạt động sự nghiệp giáo dục và đào tạo cho cả ba cấp ngân sách địa phương ( tỉnh, huyện, xã), 30 tỉnh phân cấp ngân sách ( tỉnh, huyện) và chỉ có 3 tỉnh thực hiện quản lý ngân sách tỉnh.
Bảng 2.7: Chi NSNN cho giáo dục đào tạo theo phân cấp ngân sách giai đoạn 2000-2004
Đơn vị tính: %/ Tổng chi NSNN
Cấp ngân sách
Năm
2000
2002
2003
2004
NSTW
17,13
14,65
13,76
19,63
NSĐP
82,87
85,35
86,24
80,37
Tổng
100
100
100
100
Nguồn: Bộ Tài chính
2.2.4 Cơ chế NSNN hỗ trợ cho học sinh nghèo
2.2.4.1 Về học bổng
- Học bổng khuyến khích học tập được cấp trên cơ sở kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, sinh viên nhằm khuyến khích học sinh, sinh viên học tập đạt kết quả tốt. Tùy theo kết quả học tập, rèn luyện theo phân loại hiện hành thì sinh viên các trường đại học, cao đẳng sẽ được hưởngcacs mức học bồng là 120.000 đồng/tháng, 180.000 đồng/tháng và 240.000 đồng/tháng đối với kết quả học tập tương ứng là: khá, giỏi và loại xuất sắc. Đối với học sinh trung học chuyên nghiệp, dạy nghề thì mức học bổng tương ứng là 110.000 đồng/tháng, 165.000 đồng/tháng và 220.000 đồng./tháng.
- Học bổng chính sách áp dụng cho các sinh viên hệ cử tuyển dành cho vùng cao và vùng sâu thực hiện theo quyết định số 82/2006/QĐ-TTg cuat Thủ tướng Chính phủ cụ thể như sau: Mức học bổng là 280.000 đồng/học sinh/tháng. Ngoài ra, nếu học sinh thuộc các đối tượng chính sách mà có kết quả học tập đạt loại khá, giỏi trở lên thì sẽ được nhận thêm phần thưởng khuyến khích học tập từ kinh phí chi cho học bổng với các mức bằng 30%,80% và 120% mức học bổng khuyến khích toàn phần nếu đạt loại khá giỏi và xuất sắc.
2.2.4.2 Về trợ cấp xã hội
Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội là học sinh, sinh viên đang học tại các trường đào tạo công lập chính quy tập trung dài hạn trong nước thuộc các diện: học sinh, sinh viên là người dân tộc ít người ở vùng cao; học cinh, sinh viên là người mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa; là người tàn tật theo quy định của Nhà nước tại Nghị định 81/CP là người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về kinh tế.
Mức hưởng trợ cấp xã hội là 100.000 đồng/tháng. Ngoài ra, đối với những học sinh, sinh viên thuộc đối tượng hưởng trợ cấp xã hội mà có kết quả học tập và rèn luyện từ khá trở lên thì được nhận thêm phần thưởng khuyến khích học tập trích từ kinh phí chi cho học bổng.
CƠ CHẾ QUẢN LÝ NSNN CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
2.3.1Cơ chế phân cấp quản lý NSNN giáo dục và đào tạo
Nội dung phân định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm trong quản lý NSNN cho giáo dục đào tạo bao gồm: (1) Ban hành các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi và quản lý NSNN cho giáo dục, (2) Bảo đảm nguồn kinh phí và thực hiện nhiệm vụ quản lý NSNN cho giáo dục, (3) Lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán NSNN cho giáo dục.
Xu hướng phân cấp quản lý NSNN cho giáo dục hiện nay là tăng cường nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm cho các cấp chính quyền địa phương và tăng cường quyền tự chủ tài chính cho cá cơ sở giáo dục đào tạo. Cơ chế này phát huy được tính năng động, sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các địa phương và các cơ sở đào tạo trong phân bổ, sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước.
Hiện nay, phân cấp quản lý NSNN cho giáo dục đào tạo ở Việt Nam được quy định tại Nghị định 60/2003/NĐ-CP của Chính phủ. Theo đó:
- Các Bộ nghành, các cơ quan TW quản lý NSNN cho giáo dục đào tạo đối với các trường phổ thông dân tộc nội trú, với đào tạo sau đại học, đại học, cao đẳng, TCCN, đào tạo nghề và các hình thức đào tạo, bồi dưỡng khác
- UBND địa phương, các cơ quan tài chính địa phương quản lý NSNN cho giáo dục đào tạo đối với giáo dục phổ thông, bổ túc văn hóa, nhà trẻ, mẫu giáo, phổ thông dân tộc nội trú và các hoạt động giáo dục khác; đối với một số trường đại học, cao đẳng, TCCN, đào tạo nghề, đào tạo ngắn hạn và các cơ sở đào tạo bồi dưỡng khác tại địa bàn.
2.3.2 Cơ chế lập dự toán và phân bổ dự toán NSNN
2.3.2.1 Quy trình lập dự toán chi tiết và phân bổ nguồn NSNN cho giáo dục đào tạo
* Đối với các đơn vị trực thuộc Bộ giáo dục và đào tạo
- Hằng năm, căn cứ vào các Chỉ thị của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tái chính, Bộ Giáo dục có văn bản hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Bộ xây dựng dự toán thu, chi ngân sách trên cơ sở các nhiệm vụ chuyên môn được giao của từng đơn vị và tình hình ước thực hiện kế hoạch năm trước. Dự toán chi từ nguồn NSNN được xây dựng trên cơ sở tổng nhu cầu chi trong năm kế hoạch của đơn vị trừ đi số chi từ nguồn viện trợ và thu khác được để lại cho đơn vị sử dụng. Thời gian xây dựng dự toán vào tháng 7, tháng 8 của năm trước.
- Căn cứ vào tổng mức chi Ngân sách được Chính phủ và Bộ Tài chính giao, Bộ Giáo dục tiến hành phân bổ cho các đơn vị dự toán trực thuộc chi tiết đến mục chi của Mục lục NSNN. Căn cứ để phân bổ dựa trên các nhiệm vụ chuyên môn được giao và tình hình thực tế của từng đơn vị.
- Bộ Giáo dục gửi dự kiến phân bổ NSNN theo mục lục NSNN cho các đơn vị dự toán để rà soát và điều chỉnh. Sau khi các đơn vị rà soát điều chỉnh đã thống nhất ý kiến với Bộ Giáo dục thì Bộ Giáo dục sẽ giao chính thức cho các đơn vị HCSN thuộc Bộ Giáo dục.
* Đối với khối địa phương
- Sau khi nhận được Thông tư Ngân sách hàng năm của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập Kế hoạch phân bổ Ngân sách, Hội đồng nhân dân tỉnh ra Nghị quyết, quy định cụ thể về các nhiệm vụ chi cho giáo dục và định mức phân bổ. Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định ban hành định mức và kế hoạch phân bổ.
- Căn cứ vào Quyết định và hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh, phòng giáo dục huyện lập kế hoạch phân bổ ngân sách cho các trường phổ thông (thuộc khối THCS và Tiểu học) thuộc phạm vi quản lý, gửi phòng tài chính huyện, báo cáo Ủy ban nhân dân huyện để trình Hội đồng nhân dân huyện quyết định và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở tài chính, đồng gửi Sở giáo dục. Ttrong khi Sở giáo dục cũng lập kế hoạch phân bổ ngân sách cho các trương THPT, trường cao đẳng trên địa bàn và tổng hợp kế hoạch phân bổ ngân sách cho giáo dục trên toàn tỉnh và gửi Sở tài chính.
- Trên cơ sở báo cáo của các huyện và của Sở giáo dục, Sở tài chính tổng hợp và lập kế hoạch phân bổ ngân sách cho giáo dục trên địa bàn tỉnh để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và trình Hội đồng nhân dân tỉnh.
Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt và báo cáo Bộ Tài chính.
- Sau khi kế hoạch phân bổ ngân sách chung của Tỉnh được Quốc hội phê duyệt và thông qua, Bộ Tài chính giao kế hoạch phân bổ ngân sách chung cho Tỉnh.
Ủy ban nhân dân tỉnh giao kế hoạch phân bổ ngân sách cho Sở tài chính. Căn cứ vào kế hoạch phân bổ ngân sách cho giáo dục được giao, Sở tài chính phân bổ ngân sách cho các trường thuộc phân cấp quản lý của tỉnh và giao ngân sách cho Ủy ban nhân dân huyện. Được sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân huyện, phòng tài chính huyện phân bổ ngân sách cho các trường tiểu học, THCS trực thuộc.
2.3.2.2 Căn cứ lập kế hoạch phân bổ NSNN cho giáo dục đào tạo
Kế hoạch phân bổ ngân sách giáo dục đào tạo bao gồm kế hoạch ngân sách chi đầu tư phát triển và kế hoạch ngân sách chi thường xuyên.
* Kế hoạch phân bổ ngân sách chi thường xuyên.
Kế hoạc phân bổ ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục đào tạo được xây dựng chủ yếu dựa trên định mức phân bổ ngân sách do Chính phủ quy định. Chính vì vậy, phân tích thực trạng lập kế hoạch phân bổ ngân sách chi thường xuyên cũng chính là phân tích tình hình sử dụng định mức phân bổ ngân sách cho giáo dục.
Định mức phân bổ ngân sách là một mức chi cho một hoặc các đối tượng, nội dung chi nhằm đạt được một số nhiệm vụ, mục tiêu nhất định theo tiêu chuẩn chế độ hiện hành. Các định mức phân bổ ngân sách được dùng để xác định các khoản phân bổ ngân sách ở cả TW và các cấp địa phương.
Các định mức phân bổ ngân sách là căn cứ để:
Lập căn cứ dự toán NSNN
Phân bổ NSNN cho các Bộ, cơ quan TW và địa phương sau khi được Chính phủ giao.
Điều hành và quản lý NSNN
Giám sát tình hình thực hiện, sử dụng NSNN
Chính vì vậy, định mức phân bổ ngân sachs cho giáo dục có vai trò hết sức quan trọng trong kế hoạch ơhaan bổ ngân sách chi thường xuyên. Các định mức phân bổ này được Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện trong thông tư Ngân sách hàng năm và được áp dụng cho các mục chi thường xuyên trong giáo dục.
Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2007 được thực hiện theo quyết định 151/2006/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ
Bảng 2.9: Định mức phân bổ chi thường xuyên sự nghiệp đào tạo và dạy nghề theo tiêu chí dân số
Vùng
Định mức phân bổ
Đô thị
21.330
Đồng bằng
23.710
Miền núi- vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu
31.000
Vùng cao – hải đảo
42.700
Nguồn: Quyết định số 151/2006/QĐ-TTg
Định mức phân bổ chi sự nghiệp đào tạo, dạy nghề bao gồm các loại hình đào tạo, dạy nghề ( chính quy, tại chức, đào tạo lại, các loại hình đào tạo dạy nghề khác ), các cấp đào tạo, dạy nghề, trung tâm chính trị tỉnh, huyện,… của địa phương.
Định mức phân bổ thêm kinh phí cho các trường đại học mang tính chất khu vực được áp dụng đối với tỉnh, thành phố trực thuộc TW có các trường đại học công lập do địa phương quản lý do ngân sách địa phương bảo đảm theo phân cấp của luật ngân sách nhà nước, có thực hiện nhiệm vụ đào tạo học sinh ở các địa phương khác, được ngân sách Nhà nước trung ương phân bổ thêm cho ngân sách địa phương mức bằng 30% mức dự toán chi năm 2006 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giao cho trường đại học.
* Kế hoạch phân bổ ngân sách chi đầu tư
Hằng năm, Bộ kế hoạch đầu tư cùng thống nhất với Bộ Tài chính giao kinh phí đầu tư cơ bản cho các địa phương ( trong đó có kinh phí đầu tư cơ bản cho nghành giáo dục đào tạo ) .UBND các tỉnh thành phố thông qua HĐND tỉnh, thành phố để quyết định việc phân bổ cụ thể kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản cho các dự án.
Việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2007-2010 được thực hiện theo quyết định số 210/2006/ QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Việc phân bổ chi đầu tư phát triển của các Bộ, cơ quan Trung ương cho các công trình, dự án và việc phân bổ chi đầu tư phát triển trong cân đối của các địa phương phải đảm bảo nguyên tắc chung là : Thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN, bảo đảm sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của NSNN, tạo điều kiện để thu hút các nguồn vốn khác, bảo đảm mục tiêu huy động cao nhất các nguồn vốn cho đầu tư phát triển; bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng trong phân bổ vốn đầu tư phát triển.
2.3.3. Cơ chế cấp phát và chấp hành chi NSNN.
Hàng tháng, quý, căn cứ vào dự toán được duyệt chi tiết theo Mục lục NSNN, cơ quan tài chính kết hợp với Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm cấp kinh phí cho các đơn vị thực hiện.
- Căn cứ vào phương án điều hành ngân sách quý do cơ quan tài chính thông báo nhu cầu thanh toán, chi trả hàng quý của các đơn vị sử dụng ngân sách, Kho bạc Nhà nước chủ động lập kế hoạch nguồn vốn; kế hoạch chi trả, thanh toán; kế hoạch tiền mắt đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu, kịp thời yêu cầu chi của các đơn vị sử dụng ngân sách.
- Căn cứ vào nhu cầu chi quý đã gửi Kho bạc Nhà nước và theo yêu cầu nhiệm vụ chi, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách lập giấy rút dự toán ngân sách, kèm theo hồ sơ thanh toán gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch.
- Kho bạc Nhà nước tiến hành kiểm tra hồ sơ, giấy rút dự toán và thực hiện chi trả, thanh toán. Đối với các khoản chi chưa có điều kiện thực hiện chi trả, thanh toán trực tiếp, Kho bạc Nhà nước tạm ứng cho đơn vị sử dụng ngân sách để chủ động chi theo dự toán được giao, sau đó thanh toán với Kho bạc Nhà nước theo đúng nội dung, thời hạn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2.3.4. Kế toán, kiểm tra và quyết toán NSNN
Công tác kế toán, kiểm tra và quyết toán NSNN là khâu cuối cùn sau công tác lập dự toán và chấp hành ngân sách.
Sau khi kết thúc năm kế hoạch, đơn vị sử dụng ngân sách lập báo cáo quyết toán gửi cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan tài chính. Theo quy định hiện hành, cơ quan tài chính xét duyệt quyết toán của cơ quan sử dụng ngân sách cùng cấp.
- Báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán Ngân sách các cấp chính quyền địa phương không được quyết toán chi lớn hơn thu.
- Ngân sách cấp dưới không được quyết toán các khoản kinh phí ủy quyền của ngân sách cấp trên và báo cáo quyết toán ngân sách cấp monhf. Cuối năm, cơ quan tài chính được ủy quyền lập báo cóa quyết toán kinh phí ủy quyền theo quy định gửi cơ quan tài chính ủy quyền và cơ quan quản lý nghành, lĩnh vực cấp ủy quyền.
- Kho bạc Nhà nước các cấp có trách nhiệm tổng hợp số liệu quyết toán gửi cơ quan tài chính cùng cấp để cơ quan tài chính lập báo cáo quyết toán. Kho bạc Nhà nước xác nhận số liệu thu, chi Ngân sách trên báo cáo quyết toán của ngân sách các cấp, đơn vị sử dụng ngân sách.
2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ NSNN CHO GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
2.4.1 Ưu điểm
Thứ nhất, NSNN đầu tư cho giáo dục đã thực sự được ưu tiên đúng với quan điểm giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu trong cả chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên của NSNN nên đã tạo điều kiện cho giáo dục có nhiều nguồn lực hơn để phát triển.
Thứ hai, phân cấp quản lý NSNN cho giáo dục đào tạo được đổi mới theo hướng tăng cường nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các địa phương. Sự đổi mới đó đã tạo điều kiện và động lực khuyến khích các địa phương phân bổ và sử dụng nguồn NSNN kết hợp chặt chẽ với khả năng huy động các nguồn tài chính ngoài ngân sách đầu tư cho giáo dục phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, nâng cao hiệu quả tạo lập sử dụng các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục.
Thứ ba, quy trình lập dự toán và phê duyệt kế hoạch phân bổ ngân sách cho giáo dục đào tạo tổng thể tương đối tốt, được thực hiện theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính và đảm bảo tuân thủ các quy định của Luật ngân sách. Điều này tạo ra sự chặt chẽ, đảm bảo tính pháp lý của kế hoạch phân bổ ngân sách. Bên cạnh đó, nó còn tạo ra mối liên hệ chặt chẽ giữa các cấp quản lý ngân sách, tạo ra mối liên hệ thường xuyên, có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với việc sử dụng ngân sách Nhà nước.
Phân bổ dự toán NSNN chi thường xuyên về giáo dục và đào tạo cho các tỉnh, thành phố trực thuộc TW có được định mức rõ ràng, công khai, minh bạch, ổn định trong thời kỳ ổn định NSNN nên tạo động lực thúc đẩy các địa phương tự chủ khai thác, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.
Thứ tư, việc chuyển từ hình thức cấp phát bằng hạn mức kinh phí sang phương thức rút dự toán ngân sách tại Kho bạc Nhà nước đã giảm đỡ các thủ tục giấy tờ, như: thông báo, đối chiếu hạn mức kinh phí hàng quý của cơ quan tài chính và của đơn vị dự toán cấp trên với Kho bạc và đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách.
Thứ năm, về cơ chế quyết toán NSNN. Việc quy định cơ quan tài chính xét duyệt quyết toán của cơ quan sử dụng ngân sách cùng cấp có mặt tích cực là tạo điều kiện tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan tài chính và cơ quan sử dụng ngân sách trong giám sát việc chấp hành chế độ chính sách chi tiêu ngân sách, đảm bảo việc chi tiêu đúng chế độ quy định.
Thứ sáu, ưu tiên chi NSNN theo cấp học và theo vùng phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và mục tiêu phát triển giáo dục của nước ta hiện nay. Các cấp học phổ cập, các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn được ưu tiên hơn trong chi NSNN. Vì vậy, cơ chế ưu tiên chi NSNN cho giáo dục đã góp phần quan trọng vào thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học, giảm khoảng cách chênh lệch về phát triển giáo dục giữa các vùng và các địa phương, thực hiện tốt hơn công bằng xã hội trong giáo dục.
Thứ bảy, Chi CTMT Quốc gia giáo dục và đào tạo đã phát huy tác dụng huy động các nguồn tài chính ngoài ngân sách cùng với nguồn NSNN vào giả quyết các vấn đề cấp bách trong giáo dục, góp phần đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục,thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển.
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
Thứ nhất, chi NSNN cho giáo dục chưa có sự gắn kết chặt chẽ với thực hiện các mục tiêu phát triển nền giáo dục quốc dân nên lựa chọn ưu tiên phân bổ và sử dụng NSNN chi cho giáo dục đào tạo hiệu quả chưa cao.
Nguyên nhân của hạn chế này là do dự toán chi NSNN cho giáo dục mới chỉ xây dựng cho từng năm, chưa xây dựng được kế hoạch ngân sách trung hạn của nghành trong khi kế hoạch phát triển giáo dục lại được xây dựng trong thời kỳ 5 năm nên có sự tách rời giữa lập kế hoạch ngân sách hàng năm với kế hoạch phát triển, chưa dự toán đấy đủ các nguồn ngoài NSNN có thể huy động vào phát triển giáo dục trong điều kiện thực hiện XHH giáo dục. Vì vậy, ưu tiên phân bổ và sử dụng NSNN chi cho giáo dục còn mang tính ngắn hạn, tính trung hạn và dài hạn còn hạn chế. Cũng do đó, chi cho giáo dục còn dàn trải, nhiều mục tiêu ưu tiên được đặt ra nhưng không đủ ngân sách để thực hiện, gây lãng phí và sử dụng kém hiệu quả các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục.
Thứ hai, cơ chế phân cấp quản lý NSNN cho giáo dục đào tạo các tỉnh, thành phố không thống nhất, nên nhiều cơ quan quản lý giáo dục địa phương không tổng hợp được ngân sách đào tạo trên địa bàn. Hầu hết các cơ sở giáo dục và đào tạo các địa phương chỉ được thông báo kinh phí chi sự nghiệp cho khối giáo dục và một phần kinh phí CTMT Quốc gia, mà không được thông báo kinh phí chi sự nghiệp đào tạo và vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho giáo dục đào tạo địa phương. Điều này gây khó khăn cho các cơ sở giáo dục và đào tạo trong việc theo dõi tình hình sử dụng ngân sách giáo dục trên địa bàn và tổng hợp báo cáo Bộ giáo dục và đào tạo.
Thứ ba, phân bổ dự toán chi NSNN cho giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, chưa tạo ra động lực mạnh mẽ phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các địa phương và từng cơ sở giáo dục. Nguyên nhân của hạn chế này chính là những bất cập của hệ thống định mức phân bổ dự toán chi NSNN cho giáo dục.
Phân bổ dự toán chi NSNN chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục cho các tỉnh, thành phố trực thuộc TW theo dân số trong độ tuổi đến trường không có tác dụng khuyến khích tăng tỷ lệ nhập học. Bởi vì, các địa phương có tỷ lệ nhập học cao hay thấp thì đều có được nguồn lực như nhau nếu dân số trong đọ tuổi đến trường như nhau và thực tế địa phương nào có tỷ lệ nhập học ròng cao hơn sẽ bị thiệt. Mặt khác ở một số địa phương giáo dục phát triển thì ở đó chi NSNN cho giáo dục sẽ bị eo hệp, chỉ để đáp ứng chi lương và các khoản phụ cấp cho đội ngũ giáo viên. Trong khi đó, ở một số địa phương giáo dục chậm phát triển thì lại có hiện tượng cơ quan tài chính chỉ cấp cho giáo dục đủ những khoản chi cần thiết, phần còn lại của ngân sách giáo dục chuyển sang sử dụng mục đích khác không liên quan đến sự nghiệp giáo dục.
Hệ số định mức phân bổ dự toán NSNN chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục và đào tạo ưu tiên theo vùng còn thấp nên vẫn còn sự chênh lệch khá lớn về phát triển giáo dục giữa các vùng và giữa các địa phương.
Phân bổ dự toán NSNN chi đầu tư phát triển giáo dục cho các địa phương chưa có định mức cụ thể nên chưa phát huy được quyền tự chử, tự chịu trách nhiệm của các địa phương trong lựa chọn ưu tiên phân bổ và sử dụng nguồn NSNN kết hợp với các nguồn tài chính ngoài ngân sách Nhà nước để đầu tư chuẩn hóa các trang thiết bị và cơ sở vật chất trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Thứ tư, về công tác tổ chức chấp hành NSNN.
Quy trình phân bổ và cấp phát ngân sách sự nghiệp giáo dục còn rất nhiều thủ tục, luân chuyển qua nhiều công đoạn, quá nhiều cấp quản lý, qua nhiều khâu kiểm tra giám sát, nhiều công việc còn bị trùng lặp… đã ảnh hưởng đến sự luân chuyển của kinh phí ngân sách và tính kịp thời trong việc sử dụng kinh phí ở đơn vị. Quy trình này cũng hạn ché tính chủ động trong sử dụng kinh phí ngân sách đồng thời khôn phát huy được tính tự chịu trách nhiệm trong quyết định chi tiêu của đơn vị trong sử dụng NSNN.
Theo Luật NSNN thì ngân sách giáo dục đào tạo ở địa phương do cấp tỉnh, thành phố đảm nhiệm chi, do đó sở giáo dục đào tạo không được chủ động điều hành toàn bộ ngân sách giáo dục đào tạo cho phù hợp với tiến độ các công việc của nghành trên địa bàn tỉnh, thành phố.
Đối với việc chuyển hình thức cấp phát bằng hạn mức kinh phí sang phương thức rút dự toán ngân sách tại Kho bạc Nhà nước thì hiện nay, ở nhiều Kho bạc, do chưa bố trí đủ lực lượng phục vụ, cán bộ trực tiếp chưa nắm vững các chế độ, chính sách có liên quan nên khâu thanh toán rất chậm trễ, đơn vị phải đi lại nhiều lần, sao chụp cung cấp tài liệu gây lãng phí. Hiệu quả công việc kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước còn khá hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến việc quyết toán và xét duyệt quyết toán của cơ quan Tài chính, cơ quan chư quản cấp trên.
Nhiều chế độ, mức chi ngân sách chưa có quy định hoặc qua bất hợp lý, chưa được bổ sung, sửa đổi nên gây khó khăn cho đơn vị, cho Kho bạc Nhà nước khi tìm kiếm căn cứ chi tiêu và kiểm soát.
Về hồ sơ, thủ tục rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước: trong khi giao quyết định giao dự toán NSNN đã chi tiết đến từng nhóm, mục (chia ra từng quý), không ít Kho bạc Nhà nước quận, huyện vẫn đòi hỏi các đơn vị ( phần lớn là các đơn vị sự nghiệp có thu đã được giao cơ chế tự chủ tài chính) phải lập dự toán năm chi tiết đến từng khoản mục, tiểu mục (gửi cơ quan tài chính, chủ quan cấp trên duyệt) và còn buộc các đơn vị phải rút dự toán trong năm theo đúng mục đã dự toán đó. Một số Kho bạc yêu cầu sử dụng giấy rút tên dự toán theo mẫu in sẵn, chưa chấp nhận giấy rút dự toán do đơn vị cấp trên lập.
Thứ năm, về cơ chế quyết toán NSNN. VIệc quy định cơ quan tài chính phải duyệt quyết toán của đơn vị sử dụng ngân sách là không phù hợp với khả năng của cơ quan tài chính. Vì vậy theo quy định sau 1 tháng nhận báo cáo quyết toán của đơn vị sử dụng ngân sách, cơ quan tài chính phải ra thông báo duyệt quyết toán của đơn vị. Nhưng với số lượng các đơn vị sử dụng ngân sách rất lớn, thời gian duyệt quyết toán bị hạn chế, dẫn đên kết quả là chất lượng công tác duyệt quyết toán không được đảm bảo, công việc này trở nên hình thức. Hơn nữa, do quy định như vậy nên dẫn đến việc cơ quan tài chính trở thành một bên đồng chịu trách nhiệm trong chi tiêu tại đơn vị, dẫn tới ý thức tự chịu trách nhiệm trong chi tiêu đơn vị chưa cao. Việc quyết toán kinh phí đã sử dụng chưa gắn kết với kết quả thực hiện những mục tiêu của công việc đã được vạch ra và bố trí kinh phí để thực hiện.
Thứ sáu, ưu tiên chi NSNN theo cấp học, nghành học chưa thật hợp lý nên kết quả phổ cập giáo dục tiểu học chưa bền vững, thực hiện phổ cập giáo dục THCS còn gặp nhiều khó khăn, cơ cấu nghành nghề đào tạo chuyển biến chậm.
Thứ bảy, cơ chế quản lý NSNN chi đầu tư phát triển và chi CTMT Quốc gia về giáo dục và đào tạo chưa khắc phục được tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả. Chi NSTW còn đấp ứng hạn chế so với yêu cầu thực hiện nguồn mục tiêu CTMT Quốc gia về giáo dục và đào tạo.
Về cơ chế thực hiện : Do các địa phương tự phân bổ và cấp kinh phí cho các dự án nên sự chỉ đạo của các cơ quan quản lý chương trình ở TW chưa phát huy được hiệu lực, chương trình mục tiêu giáo dục đào tạo dễ bị chia sẻ, khó thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra. Việc chấp hành chế độ báo cáo của các địa phương đối với cơ quan chủ quản chương trình không nghiêm nên rất khó tổng hợp, đánh giá việc thực hiện CTMT của từng nghành. Mặt khác, kinh phí CTMT được giao tổng chỉ tiêu cả năm cho tất cả CTMT trên địa bàn tỉnh nên việc phân bổ cho các nghành ở địa phương để triển khai thực hiện rất chậm, không đảm bảo tiến độ hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. Việc phân bổ kinh phí CTMT tại các địa phương còn phân tán, dàn trải, thiếu tập trung, dẫn đến tình trạng nhiều công trình xây dựng dở dang, nhiều công việc không hoàn thành đúng tiến độ.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NSNN CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
3.1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ NSNN CHO GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Thứ nhất, với vị trí quốc sách hàng đầu của giáo dục, trong cả hiệ tại và tương lai, Đảng và Nhà nước ta đã và đang nỗ lực tìm mọi biện pháp để tăng chi NSNN cho giáo dục và đào tạo. Nghị quyết 37/2004/QH11 đã nêu rõ “ Đầu tư ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo bảo đảm tỷ lệ 20% tổng chi NSNN trước năm 2010 từ 2 đến 3 năm”. Nhưng về thực tiễn khả năng của NSNN để đầu tư phát triển nền giáo dục quốc dân chỉ có giới hạn. Mặc dù ưu tiên NSNN đầu tư cho giáo dục nhưng do nguồn lực và mối quan hệ đầu tư từ nguồn NSNN cho các lĩnh vực kinh tế xã hội khác của nền kinh tế nên NSNN cho giáo dục đào tạo luôn bị ràng buộc. Việc dành ngân sách đến 20% trong hoàn cảnh kinh tế của chúng ta hiện nay cũng là một cố gắng rất lớn của Nhà nước và xã hội dành cho Giáo dục- đào tạo.Vì vậy, bên cạnh những nỗ lực tăng đầu tư từ NSNN cho giáo dục và đào tạo thì việc hoàn thiện cơ chế quản lý NSNN cho giáo dục và đào tạo là cần thiết.
Thứ 2, cơ chế quản lý NSNN cho giáo dục đào tạo hiện nay còn bộc lộ nhiều hạn chế như đã trình bày ở chương 2.
Thứ 3, để đạt được mục tiêu phát triển giáo dục từ nay đến 2010 và những năm tiếp theo chúng ta phải không ngừng hoàn thiện cơ chế quản lý NSNN cho giáo dục và đào tạo là hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN cho giáo dục đào tạo, phát triển giáo dục- đào tạo theo định hướng của Đảng và Nhà nước.
3.2 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ NSNN CHO GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
3.2.1 Hoàn thiện cơ chế lập và phân bổ dự toán NSNN
3.2.1.1 Đối với căn cứ lập, phân bổ dự toán NSNN
Một là, việc áp dụng tiêu chí phân bổ ngân sách giáo dục theo đầu dân ở nhiều nơi chưa đảm bảo sự hợp lý. Việc phân bổ giao dự toán cho các cơ sở giáo dục đào tạo thiếu căn cứ xác đáng và chưa gắn quy mô, khối lượng nhiệm vụ sự nghiệp của mỗi đơn vị đựợc cấp có thẩm quyền giao. Vì vậy, Bộ tài chính cân nghiên cứu lựa chọn tiêu chí đầu học làm đối tượng xây dựng định mức phân bổ dự toán NSNN chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và có hệ số ưu tiên hợp lý giữa các vùng.
Các tiêu chí phân bổ:
- Định mức phân bổ tính theo đầu học sinh
- Áp dụng hệ số ưu tiên định mức phân bổ theo vùng: Đô thị, đồng bằng, vùng sâu- vùng xa, biên giới- hải đảo.
- Bổ sung ngân sách đảm bảo tỷ lệ chi ngoài lương- có tính chất- trích theo lương tối thiểu đạt 20% tổn chi sự nghiệp giáo dục của địa phương.
- Áp dụng bổ sung ngân sách cho các địa phương có xã 135 học sinh của xã 135
Lựa chọn học sinh làm đối tượng xây dựng định mức phân bổ chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục các tỉh thành phố trực thuộc trung ương thay cho lựa chọn dân số trong đọ tuổi đến trường (từ 1 đến 18 tuổi ) nhằm tạo độn lực khuyến khích các địa phương tăng tỷ lệ nhập học, đẩy nhanh và giữu vững kết quả phổ cập giáo dục, đảm bảo ngân sách sự nghiệp giáo dục phân bổ cho các địa phương gắn kết chặt chẽ với việc phân bổ ngân sách tới đối tượng sự dụng là ngân sách là học sinh.
Áp dụng hệ số định mức phân bổ ngân sách theo vùng là cần thiết vì tỷ lệ học sinh/ lớp, tỷ lệ giáo viên / lớp, chế độ phụ cấp,…giữa các vùng là khác nhau. Vi vậy áp dung hệ số định mức phân bổ ưu tiên theo vùng là tạo điều kiện cho các vùng còn khó khăn có thêm nguồn tài chính để phát triển giáo dục thu hẹp khoảng cách so với các vùng có điều kiện kinh tế- xã hội thuận lợi hơn.
Áp dụng định mức phân bổ ngân sách cho các địa phương có xã 135 theo học sinh 135 nhằm thúc đẩy các đại phương quan tâm tới tỷ lệ học sinh nhập học. Việc tăng tỷ lệ học sinh nhập học ở những xã có điều kiện xã hội đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135 có ý nghĩa quan trọng đảm bảo cho sự bền vững của phổ cập giáo dục.
Hai là, điều chỉnh hệ số định mức phân bổ dự toán NSNN chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục đào tạo của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo hướng ưu tiên hơn nữa cho các vùng đồng bằng, vùng núi thấp- vùng sâu, núi cao – hải đảo.
Để giảm bớt khoảng cách chênh lệch về tỷ lệ lao động được đào tào giữa các vùng, thực hiện tốt hơn công bằng xã hội trong giáo dục đào tạo nên xem xét các yếu tố tác động đến sự phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo giữa các vùng ( như cơ sở đào tạo, khả năng thu học phí,…) để điều chỉnh hệ số định mức phân bổ giữa các vùng hợp lý hơn theo hướng ưu tiên hơn nữa cho các vùng núi thấp- vùng sâu, núi cao- hải đảo.
Ba là, xây dựng định mức phân bổ dự toán NSNN chi đầu tư phát triển giáo dục cho các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương nhằm phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các địa phương trong đầu tư xây dựng CSVC cho giáo dục và đào tạo.
Các tiêu chí lựa chọn phân bổ:
- Định mức phân bổ tính theo dân số
- Áp dụng hệ số định mức phân bổ ưu tiên theo vùng.
- Bổ sung có mục tiêu cho các địa phuơng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn.
3.2.1.2. Đối với quy trình lập và phân bổ dự toán NSNN cho giáo dục đào tạo.
Bộ tài chính, Kho bạc Nhà nước và các cơ quan có liên quan cần phối hợp đồng bộ trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo trong quá trình lập, chấp hành NSNN để giảm đỡ những vướng mắc, thủ tục phiền hà không cần thiết cho các địa phương, cơ sở. Cần có cớ chế thích hợp để các cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo các cấp được tham gia vào quy trình lập và chấp hành ngân sách nghành để đảm bảo sử dụng ngân sách có hiệu quả, sát với thực tế chuyên môn, nghiệp vụ của từng nghành.
Để hoàn thiện cơ chế phân bổ dự toán NSNN cho nghành giáo dục và đào tạo cần phải tăng cường phát huy tốt sự quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng, của người dân, của cả xã hội. Chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc phân bổ và sử dụng các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục. Trong những năm qua, do công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc phân bổ và sử dụng kinh phí đầu tư từ ngân sách cho giáo dục chưa được chú trọng đúng mức nên dẫn đến tình trạng cắt xén kinh phí, phân bổ vốn NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản trong giáo dục dàn trải, chất lượng trường học, trang thiết bị dạy học chưa đảm bảo đúng tiêu chuẩn, gây thất thoát và lãng phí nguồn kinh phí đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Tăng cường và chú trọng công tác thanh, kiểm tra, giám sát trong việc sử dụng nguồn kinh phí NSNN đầu tư cho giáo dục có ý nghĩa quan trọng quyết định để đảm bảo cho cơ chế chính sách phát triển giáo dục- đào tạo ở nước ta hiện nay.
3.2.2 Hoàn thiện cơ chế chấp hành và quyết toán NSNN
Để cơ chế cấp phát NSNN bằng phương thức rút dự toán ngân sách tại Kho bạc Nhà nước phát huy tác dụng, cần tăng cường hơn nữa trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước để đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ chi ngân sách, Kho bạc Nhà nước cần phải chịu trách nhiệm với Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách về chứng từ chi ngân sách. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu cải tiến các biểu mẫu chứng từ, sổ, báo cáo tài chính, kế toán để đảm bảo tính hợp lý, khả thi, thiết thực và sự thống nhất giữa các chỉ tiêu, nội dung thông tin, biểu mẫu chứng từ, sổ, báo cáo tài chính, kế toán.
Về công tác quyết toán thì chế độ kế toán đơn vị Hành chính sự nghiệp hiện nay nhiều lần sửa đổi, bổ sung, cần rà soát lại để ban hành tập trung vào một văn bản mới. Chế độ biểu mẫu cần giữ ổn định trong khoảng thời gian dài không quá ngắn, tránh tình trạng xáo trộn liên tục, gây khó khăn cho những đơn vị sử dụng phần mềm kế toán mua hoặc thuê bên ngoài cài đặt. Cần gia hạn thêm thời gian tổng hợp báo cáo tài chính từ 10 đến 20 ngày cho các đơn vị dự toán cấp 2 và đơn vị dự cấp 1. Trình tự lập, gửi, thẩm định, xét duyệt, thông báo quyết toán năm cần bảo đảm tập trung thống nhất cho công tác quản lý tài chính, tài sản, hạch toán kế toán, báo cáo tài chính của đơn vị kế toán các cấp và nội dung lập, duyệt, thông báo quyết toán năm đối với những khoản vốn, tài sản, nguồn kinh phí được cấp, thu nhận trực tiếp vào đơn vị cấp dưới, không qua đơn vị cấp trên.
3.2.3 Lựa chọn ưu tiên hợp lý trong phân bổ NSNN cho giáo dục giữa các cấp, bậc học và trình độ đào tạo.
Thứ nhất, tiếp tục ưu tiên phân bổ NSNN cho các cấp học phổ thông.
Thực tế cho thấy khả năng huy động các nguồn lực tài chính ngoài NSNN vào đầu tư phát triển các cấp học phổ cập có nhiều khó khkăn hơn so với các cấo học sau giáo dục phổ cập. Ưu tiên NSNN cho các cấp học phổ cập nhằm để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập của mọi công dân sinh sống trên mọi vùng, miền của đất nước.
Mặc dù phổ cập giáo dục tiểu học ở nước ta đã hoàn thành vào năm 2000 và sau khi hoàn thành phổ cập thì số học sinh tiểu học có xu hướng giảm mỗi năm khoảng nửa triệu học sinh. Tuy vậy, kết quả phổ cập giáo dục tiểu học chưa vững chắc, nhiều nơi mất chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, chất lượng giáo dục tiểu học còn thấp nên khi chuyển lên cấp học cao hơn xẩy ra hiện tượng nhiều học sinh bỏ học do không đủ kiến thức để theo học. Vì vậy, tiếp tục ưu tiên NSNN cho giáo dục tiểu họcnhằm củng cố, giữ vững thành quả phổ cập giáo dục tiểu học và nâng cao chất lượng giáo dục ở cấp học này, từ đó tạo tiền đề cho việc tực hiện phổ cập giáo dục THCS một cách vững chắc.
Ưu tiên NSNN cho giáo dục THCS bởi vì THCS là cấp học đang thực hiện phổ cập với mục itêu hoàn thành vào năm 2010. Thực tế cho thấy tiến độ thực hiện phổ cập giáo dục THCS đang diễn ra rất chậm, đến tháng 7/2005 mới chỉ có 26 tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cấp giáo dục THCS và nhiều địa phương đang gặp rất nhiều khoc khăn trong việc thực hiện.
Thứ 2, lựa chọn ưu tiên đầu tư NSNN có trọng điểm cho giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và sau đại học.
Đối với giáo dục nghề nghiệp, NSNN ưu tiên hỗ trợ cho đào tạo nghề ở nông thon, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, nghành nghề cần thiết phải đào tọa nhưng khó thu hút được người học và đầu tư có trọng điểm để hình thành các cơ sở đào tạo nghề bậc cao.
Đối với đào tạo đại học và sau đại học, trong tỷ thu hồi chi phí thông qua chính sách học phí, phát triển các dịch vụ nghiên cứu KHCN, liên doanh và liên kết đào tạo, đẩy mạnh phát triển các cơ sở đào tạo đại học và sau đại học… ưu tiên NSNN để hỗ trợ chi phí giáo dục cho các đối tượng thuộc chính sách xã hội và người dân tộc thiểu số, người nghèo,… và tập trung đầu tư cho các đại học Quốc Gia, các trường đại học trọng điểm Quốc Gia để sớm hình thành các cơ sở đào tạo đại học có đẳng cấp Quốc tế.
Thứ3, ưu tiên hợp lý nguồn NSNN để phát triển giáo dục thường xuyên.
Phát triển giáo dục thường xuyên với các hình thức đa dạng sẽ đáp ứng được nhu cầu học tập đa dạng của mọi tầng lớp dân cư ở mọi lứa tuổi, moik trình độ và điều kiện hoàn cảnh khác nhau, từ đó, đảm bảo cho mọi người dân có đưopực điều kiện học tập thường xuyên. Ưu tiên hợp lý nguồn NSNN cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động cho các cơ sở giáo dục thường xuyên.
3.2.4 Hoàn thiện cơ chế quản lý chi chương trình mục tiêu Quốc Gia về giáo dục đào tạo.
Để phát huy tốt hiệu quả CTMT Quốc Gia về giáo dục đào tạo, phát triển nền giáo dục đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của mọi tầng lớp nhân dân ở mọi vùn miền trên cả nước thì cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính CTMTQG về giáo dục với các giải pháp cụ thể:
Thứ nhất, xác định rõ mục tiêu, các chỉ tiêu cụ thể cần đạt được, nhu cầu và khả năng về nguồn tài chính, thời gian và kế hoạch cụ thể để thực hiện và hoàn thành mục tiêu của từng CTMTQG giáo dục đào tạo là căn cứ để xác định yêu cầu về nguồn tài chính cần thếit để thực hiện và kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện từng chương trình mục tiêu. Dựa trên nhu cầu nguồn tài chính cần thiết để thực hiên từng chương trình mục tiêu đã xác định, cân đối với khả năng đáp ứng từ NSNN ( NSTW, NSĐP ) và huy động các nguồn tài chính ngoài NSNN để xây dựng thời gian và kế hoạch có tính khả thi nhằm thực hiện và hoàn thành sớm các mục tiêu cụ thể của từng chương trình mục tiêu, tránh tình trạng đầu tư dàn trải hoặc huy động quá khả năng đóng góp của các tầng lớp dân cư.
Thứ hai, đổi mới cơ chế giao chỉ tiêu kế hoạch thực hiện chương trìnhmục tiêu Quốc gia giáo dục đào tạo theo hướng cụ thể hóa và rõ ràng cả về mục tiêu, nhiệm vụ, thời gian thực hiện và hoàn thành, ngân sách. Phân định nhiệm vụ cụ thể quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia giáo dục và đào tạo. Bộ giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm trước chính phủ về tình hình thực hiên và kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia về giáo dục đào tạo trên phạm vi cả nước. UBND các tỉnh và thành phố trực thuộc TW chịu trách nhiệm trước Bộ giáo dục và đào tạo và Chính phủ về tình hình thực hiện và lết quả chương trình mục tiêu Quốc gia về giáo dục đào tạo trên địa bàn. Các địa phương có quyền lồng ghép chương trình mục tiêu Quốc gia về giáo dục và đạo tạo với các chương trình mục tiêu Quốc gia khác trên địa bàn để thực hiện có hiệu quả hơn, song phải chịu sự kiểm tra giám sát, hướng dẫn, quản lý của các bộ quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia.
Thứ ba, các Bộ quản lý các chương trình mục tiêu Quốc gia, trong đó có bộ giáo dục và đào tạo thực hiện quản lý chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo, cần có sự phối hợp chặt chẽ trong chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các địa phương lồng ghép phân bổ vốn thực hiên các CTMTQG trên địa bàn có hiệu quả, tránh tình trạng tùy tiện cắt xén kinh phí của từng CTMTQG.
Thứ tư, nghiên cứu cơ chế tài chính khuyến khích các địa phương khuyến khích tổ chức thực hiện tốt CTMTQG về giáo dục đào tạo trên địa bàn bằng việc thực hiện điều chuyển phần ngâm sách cấp bổ sung từ địa phương được đánh giá không tốt sang địa phương được đánh giá là thực hiện tốt. Căn cứ để đánh giá là các mục tiêu, nhiệm cụ cụ thể, thời gian thực hiện và hoàn thành của từng dự án thuộc CTMTQG đã giao.
Thứ năm, xây dựng hệ thống thông tin quản lý CTMTQG về giáo dục đào tạo minh bạch dễ tiếp cận nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý của các cơ quan Nhà nước ở Trung ương, địa phương và sự giám sát của cộng đồng trong thực hiện các CTMTQG. Xây dựng cơ chế kỷ luật về mặt tài chính để ràng buộc trách nhiệm trong thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên và định kỳ tình hình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục đào tạo của các địa phương cho Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ tài chính, Bộ kế hoạch và đầu tư.
3.2.5 Xây dựng và tiến tới áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn trong giáo dục thay thế cho phương pháp lập ngân sách truyền thông.
Khuôn khổ chi tiêu trung hạn (MTEF ) là một khối chính sách và chi tiêu chiến lược của Chính phủ, trong đó, các bộ, nghành, địa phương và đơn vị sử dụng ngân sách chịu trách nhiệm về việc ra quyết đinh phân bổ và sử dụng các nguồn lực. MTEF buộc các nhà ra quyết định phân bổ phải cân đối giữa những gì có thể trang trải được với chính sách ưu tiên của đất nước; bao gồm giới hạn nguồn lực được giao từ trên xuống, dự toán chi phí hiện tại và trung hạn của việc thực hiện chính sách hiện hành được lập từ dưới lên, cuối cùng là cân đối chi phí với nguồn lực sẵn có.
Với mục tiêu nâng cao tính hiệu quả, trách nhiệm giải trình và tính minh bạch trong quản lý tài chính công, MTEF có những đặc điểm chủ yếu sau:
- Phát triển khuôn khổ kinh tế vĩ mô để xây dựng chính sách tài khóa trung hạn 3-5 năm, phân tích dự báo khả năng nguồn lực dựa trên dự báo tăng trưởng kinh tế. Tập trung gắn dự báo kinh tế với mục tiêu chính sách tài khóa.
- Xây dựng một ngân sách thống nhất gồm Ngân sách cơ bản và ngân sách phát triển để tài trợ cho các chương trình mục tiêu ưu tiên.
- Chú trọng tới hiệu quả hoạt động của các bộ, nghành, địa phương, các đơn vị và đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực. Góp phần tăng cường tính kỷ luật tài chính tổng thể và thống nhất trong số các đơn vị thực hiện nhằm giữ vững mục tiêu của chi tiêu công.
- Tập trung phân tích sự đánh đổi giữa và bên trong các nghành, các lĩnh vực ưu tiên về những quyết định tài trợ và thiết lập nền tảng để xác định trần chi tiêu của nghành và địa phương cho 3 năm.
Kinh nghiệm thực hiện MTEF ở nhiều nước cho thấy MTEF là một khuôn khổ thích hợp cho việc xây dựng các chương trình chi tiêu chiến lược và tái cơ cấu lại ngân sách. Xét theo nhiều khía cạnh, MTEF đã trở thành liều thuốc mới cho quản lý chi tiêu công có khả năng khắc phục được những bất cập của hệ thống lập kế hoạch và ngân sách cũng như các vấn đề lớn hơn về hiệu quả hoat động của ngành.
Hiện nay MTEF đang được tiến hành thí điểm ở 4 nghành và 4 địa phương trong đó có giáo dục và giáo dục là lĩnh vực được ưu tiên thí điểm đầu tiên.
Bảng 3.1: Mức trần chi tiêu ngân sách theo kế hoạch chi tiêu trung hạn cho 4 ngành thí điểm trong giai đoạn 2005-2009.
Kế hoạch chi
Thực hiện
2005
Ước thực hiện 2006
Dự báo 2007
Dự báo 2008
Dự báo 2009
Tổng chi NSNN
264.860
318.110
357.400
381.000
428.990
Chi NS cho nghành giáo dục đào tạo
45.023
51.271
66.103
72.000
81.200
Chi NS cho nghành nông nghiệp
12.388
18.813
18.314
20.340
22.920
Chi NS cho nghành y tế
13.998
16.616
22.210
24.060
26.960
Chi NS cho nghành giao thông
18.486
22.158
24.453
27.410
31.170
Nguồn: Báo cáo kế hoạch tài chính và chi tiêu trung hạn
3.2.6 Cấp kinh phí NSNN cho đào tạo theo đầu ra
Cấp kinh phí NSNN theo đầu ra là một cơ chế cấp ngân sách mà theo đó Nhà nước sẽ cấp trực tiếp cho người học chứ không cấp thông qua nhà trường như hiện nay. Cơ chế này dựa trên cơ sở mức độ hoàn thành nhiệm vụ ( các chỉ tiêu quan trọng là: tỷ lệ sinh viên hoàn thành khóa học, tỷ lệ bỏ học, tỷ lệ lên lớp hoặc lưu ban ), tức là phân phối ngân sách nhằm khuyến khích các trường trên cơ sở tính hiệu quả trong đào tạo.
Cách cấp kinh phí căn cứ đầu ra là cấp ngân sách theo số sinh viên tố nghiệp, chuẩn chi ngân sách đơn vị hàng năm và thời gian học theo kế hoạch của chương trình đào tạo. Trong thực tế, nếu mức độ tuyển lựa đầu vào thấp, các trường đại học nếu có xu hướng chấp nhận sinh viên dưới mức trung bình, hệ thống sàng lọc không tốt thì việc cấp kinh phí theo đầu ra không phát huy tác dụng. Giáo dục Việt Nam hiện nay hệ thống sàng lọc không khắt khẻ, hầu hết sinh viên qua kỳ thi tuyển Quốc gia được vào các trường đại học và cao đẳng đều có khả năng hoàn thành khóa học theo đúng kế hoạch thời gian của chương trình đào tạo.
Việc cấp kinh phí theo đầu ra sẽ cho phép mở rộng quy mô đầu vào song song với việc kiểm tra thi cử sàng lọc tốt trong các trường đại học và cao đẳng có thể đồng thời đạt được hai mục tiêu: tăng cơ hội học tập thông qua mở rộng quy mô đầu vào tạo điều kiện cho những học sinh ở vùng sâu vùng xa có không có điều kiện ôn luyện thi đại học nhưng lại cố gắng và có khả năng theo học tại các trường đại học, cao đẳng. Bên cạnh đó sức ép tuyển lựa đầu vào sẽ tùy thuộc vào từng trường, tăng tính tự chủ và trách nhiệm xã hội cho các trường. Cơ chế này cho phép Bộ giáo dục và đào tạo tập trung vào việc xây dựng các chuẩn mực và theo dõi giám sát việc thực hiện.
KẾT LUẬN
Với vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo. Đảng và Nhà nước ta đã và đang nỗ lực tìm mọi biện pháp để tăng chi NSNN cho giáo dục và đào tạo cả về số tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng chi NSNN.
Tuy nhiên, dù sự nghiệp giáo dục đã nhận được sự ưu tiên lớn của NSNN nhưng nguồn tài chính cho giáo dục đào tạo ở nước ta hiện nay vẫn còn thấp so với yêu cầu phát triển so với các nước trên thế giới. Vì vậy, vấn đề đặt ra là: khi chưa tăng được tỷ trọng chi NSNN cho giáo dục và đào tạo thì cần nghiên cứu những biện pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý NSNN cho giáo dục và đào tạo để cơ chế này ngày càng phát huy hiệu quả trong việc sử dụng NSNN đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Đảm bảo chi tiêu ngân sách hợp lý, đạt hiệu quả cao, tránh thất thoát, lãng phí và ngày càng công khai, minh bạch.
Chuyên đề “Cơ chế quản lý Ngân sách nhà nước cho nghành giáo dục và đào tạo cảu Việt Nam. Thực trạng và giải pháp” đã trình bày tình hihf quản lý NSNN cho giáo dục và đào tạo, cũng như chỉ ra những hạn chế, bất hợp lý trong cơ chế hiện hành. Từ đó kiến nghị đề xuất một số giải pháp cụ thể để từng bước hoàn thiện cơ chế quản lý nguồn Ngân sách nhà nước dành cho giáo dục và đào tạo phù hợp với những mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.
Là một sinh viên, thời gian thực tập và kiến thức còn nhiều hạn chế, chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn từ các thầy cô giáo để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Thạc sĩ Ngô Thanh Hoàng (Trường Học Viện Tài Chính) và các cán bộ phòng tổng dự toán (Vụ Ngân sách Nhà nước- Bộ Tài chính) đã tận tình giúp đõ em hoàn thành chuyên đề cuối khóa này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Sách, tạp chí.
Thống kê giáo dục và đào tạo. Bộ giáo dục và đào tạo.
Luật NSNN năm 2002.
Quy định về Luật kiểm toán và lập dự toan, phân bổ, thu chi, quyết toán kinh phí NSNN. NXB Lao động.
Đánh giá tổng hợp chi tiêu công 2004. NXB Tài chính.
Báo cáo kế hoạch tài chính và chi tiêu trung hạn giai đoạn 2007-2009, Dự án cải cách TCC. Bộ Tài chính.
Báo cáo chương trình thực hiện CTMT Quốc gia giáo dục đào tạo. Bộ Kế hoạch đầu tư.
Giáo trình Quản lý tài chính công. Học viện Tài chính.
Quyết định 139/2003/QĐ-TTg, Quyết định 151/2006/QĐ-TTg,…
II. Trang Web.
www.mof.gov.vn, www.moet.gov.vn, www.edu.net.vn, www.dantri.com, www.gso.gov.vn,
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33044.doc