Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước nói chung và ở Hà Tây nói riêng đang là một trong những biện pháp quan trọng để sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước và nó là một trong những giải pháp tích cực nhất trong đổi mới kinh tế Nhà nước. Tiến hành CPH, các doanh nghiệp Nhà nước có điều kiện để thay đổi cung cách làm ăn cho có lợi hơn về nhiều mặt, đồng thời nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh, quy mô sản xuất kinh doanh được mở rộng, có công nghệ và trang thiết bị tiên tiến hiện đại hơn. Các doanh nghiệp tập trung được vốn, lao động và các nguồn lực khác để phát triển sản xuất, tạo đà cho xã hội phát triển. Tuy nhiên, đối với tỉnh công tác này còn khá nhiều mới mẻ, cho nên việc thực hiện CPH các DNNN còn gặp nhiều khó khăn cả về vật chất lẫn tư tưởng. Vì vậy, việc đánh giá thực trạng công tác CPH trên địa bàn tỉnh từ đó rút ra những mặt đã được và những khó khăn cần khắc phục là rất quan trọng. Trong bài viết này đã khái quát được thực trạng của việc thực hiện CPH của Hà Tây, đưa ra những thành quả đã đạt được và những mặt còn tồn tại cần khắc phục, bài viết cũng đã đưa ra được một số giải pháp để đẩy nhanh tiến độ CPH trên địa bàn tỉnh.
Em xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Phạm Ngọc Linh đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành tốt đề tài . Xin chân thành cảm ơn các cán bộ , nhân viên phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Hà Tây đã tạo điều kiện cho cháu trong quá trình thực tập và nghiên cứu đề tài.
85 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1112 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Cổ phần hoá DNNN trên địa bàn tỉnh Hà Tây thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm 2004 tỉnh phải tiến hành chuyển đổi khoảng 41 DNNN. Trong đó ước có khoảng 25 DNNN thực hiện CPH, còn lại thực hiện theo hình thức giao, bán, khoán, cho thuê.
Đồ thị 1: Tổng quan tiến trình CPH DNNN ở Hà Tây đến 2005
2.2. Những kết quả đã đạt được của quá trình CPH ở Hà Tây:
Trong quá trình chuyển đổi, sắp xếp lại các DNNN tỉnh Hà Tây đã tiến hành đa dạng các hình thức từ CPH DNNN đến giải thể, sát nhập, giao, bán, khoán, cho thuê. Mọi biện pháp đều hướng tới mục tiêu tăng cường tiềm lực, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, thích ứng với điều kiện kinh tế thị trường, phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Đặc biệt những thành công trong công tác CPH DNNN là rất đáng ghi nhận.
Theo chỉ thị của Chính Phủ về CPH DNNN và được sự chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, các huyện, thị nên công tác CPH ở Hà Tây đã đạt được những kết quả tốt. Tính đến hết năm 2002 toàn tỉnh đã có 18 DNNN thực hiện CPH chuyển thành CTCP, với số vốn đăng ký kinh doanh là 93 tỷ đồng. Riêng trong năm 2002 CPH được 9 DNNN, điều này nói lên rằng: tuy quá trình CPH của tỉnh bắt đầu muộn nhưng sau khi thực hiện thì tốc độ tăng đáng kể (Số lượng DNNN CPH năm 2002 so với năm 2001 tăng là 33%). Sau chuyển đổi thành CTCP các Doanh nghiệp hầu hết sản xuất, kinh doanh ổn định và tiếp tục phát triển, có nhiều công ty đạt lợi nhuận cao, điển hình là các công ty: CTCP dược phẩm Hà Tây, CTCP Du lịch Ao Vua, CTCP Ăn uống khách sạn Hà Tây, CTCP vận tải Hà Tây, CTPC Ăn uống khách sạn Sơn Tây, CTCP Ô tô khách Hà Tây...
Việc đạt được những kết quả trên đã đóng góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội và nâng cao đời sống cho người lao động trong các doanh nghiệp:
- Về vốn lao động sản xuất, kinh doanh nhìn chung sau khi CPH mức vốn sản xuất, kinh doanh của các công ty tăng do huy động thêm từ phía người lao động và ngoài xã hội, nhưng vẫn ở mức hạn chế. Tổng mức vốn huy động thêm sau khi CPH của tất cả các Công ty khoảng 30 tỷ đồng.
- Về doanh thu: hầu hết các Doanh nghiệp có mức doanh thu tăng gấp 1,5-2 lần so với trước CPH. Lợi nhuận cũng tăng (bình quân tăng gấp 2 lần) và các doanh nghiệp đã thực hiện chia cổ tức lợi nhuận như CTCP Dược phẩm 510 triệu đồng, CTCP Ăn uống khách sạn Hà Tây 118 triệu đồng...
- Về nộp ngân sách: tất cả các Doanh nghiệp sau khi CPH đã hoàn thành nộp đủ ngân sách và tổng số tiền nộp ngân sách của tất cả các Doanh nghiệp sau khi CPH tăng bình quân gần gấp 2 lần so với trước CPH.
- Về lao động: trước CPH số lao động của 19 doanh nghiệp là 3253 LĐ, đến nay tăng 3762 LĐ, điển hình là: CTCP Dược phẩm tăng 100 LĐ, CTCP du lịch Ao Vua tăng 49 LĐ.
- Về thu nhập của người lao động trong các Doanh nghiệp: nhìn chung người lao động trong các Doanh nghiệp sau khi CPH đã có việc làm thường xuyên và mức thu nhập ổn định từ 400.000- 1.000.000 đồng ( tăng thêm từ 150.000- 400.000 so với trước CPH).
Để thấy được sự khởi sắc của các Doanh nghiệp sau CPH và những lợi ích của các DN này đối với sự phát triển kinh tế -xã hội, chúng ta hãy đi vào phân tích một số doanh nghiệp điển hình sau:
*1: Công ty dược phẩm Hà Tây.
Công ty dược phẩm Hà Tây là Doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả từ trước CPH, đây là một trong những Công ty tự nguyện đăng ký CPH. Sau khi CPH và được cấp giấy đăng ký kinh doanh ngày 10/01/2001 đã đánh dấu một bước ngoặt lớn của công ty. Sau một năm hoạt động, CTCP dược phẩm Hà Tây đã phát huy được truyền thống 40 năm xây dựng và trưởng thành, tiếp tục khẳng định thành công trên con đường CPH. Lúc đầu Công ty chỉ có 300 cán bộ công nhân viên, đến nay Công ty đã có 19 đơn vị trực thuộc hoạt động trên địa bàn tỉnh và một số chi nhánh ở ngoài tỉnh, gồm 712 cán bộ công nhân viên. Những năm gần đây hoạt động sản xuất, kinh doanh, nộp ngân sách Nhà nước có những tăng trưởng khá. Năm 2000, sản xuất đạt 59,5 tỷ đồng so với năm 1991 tăng hơn 40 lần, kinh doanh tăng 24 lần. Nộp ngân sách năm 1995 là 520 triệu đồng đã tăng lên 13 tỷ đồng năm 2000 và năm 2002 đạt 15 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người từ 370.000 đồng/ tháng(năm 1995) đã tăng lên 1.150.000đồng/tháng vào năm 2000 và 1.400.000 đồng/tháng trong năm 2002. Để tồn tại và phát triển một cách bền vững công ty thực sự coi trọng công tác kỹ thuật, đầu tư thêm nguồn nhân lực và thiết bị, dụng cụ để nâng cao khả năng kiểm tra chất lượng thuốc. Đồng thời đầu tư đổi mới thiết bị sản xuất, trang bị máy móc hiện đại, đa dạng hoá sản phẩm và có những tiến bộ vượt bậc. Trong lao động sản xuất, CBCNV hăng hái thi đua, cải tiến kỹ thuật, nghiên cứu sản xuất các sản phẩm mới. Đến nay công ty đã được bộ y tế cho phép sản xuất 180 mặt hàng lưu hành trên toàn quốc, sản phẩm ngày càng có uy tín trên thị trường. Bình quân trong 10 năm trở lại đây mỗi năm có 15 mặt hàng mới. Đặc biệt công ty đã đầu tư xây dựng dây truyền sản xuất thuốc theo tiêu chuẩn GMP của khối ASEAN cho sản phẩm BLACTAM và nhiều loại thuốc khác. Công ty cũng là đơn vị có dây truyền sản xuất viên nang mềm đầu tiên ở Miền Bắc.
Cùng với việc nâng cao kỹ thuật, công nghệ sản xuất, Công ty không ngừng củng cố phát triển mạng lưới bán hàng, tiếp nhận 10 Công ty dược huyện, thị xã, đầu tư cải tạo nâng cấp nhà kho, nhà bán hàng, tổ chức lại hoạt động kinh doanh của các đơn vị. Đến nay công ty có 470 điểm bán buôn, bán lẻ trong toàn tỉnh, kể cả các vùng cao, miền núi.
Sự phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ sản xuất của toàn thể CBCNV công ty đã được đền đáp xứng đáng. Chỉ tiêu 3 năm đầu của mô hình CTCP đặt ra mức cổ tức là 14-16%/năm, nhưng năm đầu tiên (năm 2001) mức cổ tức sẽ là 20%. Trong chương trình thuốc thiết yếu của Bộ y tế 2001, Công ty đã tham gia sản xuất hầu hết các mặt hàng. Ngoài ra trong kế hoạch phát triển Công ty đang tập trung đầu tư sản xuất hàng loạt sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu. Nhờ những kết quả hoạt động trên, năm 2001 Công ty đã vinh dự được đón nhận Huân Chương lao động hạng nhất do Nhà nước trao tặng và chứng chỉ Dây truyền sản xuất thuốc GMP.
Bảng 7: Một số chỉ tiêu của CTCP dược phẩm Hà Tây trước và sau CPH.
Chỉ tiêu
Trước CPH 2000
2001
2001/2000
2002
2002/2000
1- Vốn KD (Triệu đồng)
8.451
8.411
1.00
9.431
1.12
2- Lợi nhuận(triệu đồng)
1.004
2.014
2.01
2.406
2.40
3- Nộp NS(triệu đồng)
13
14
1.08
15.514
1.19
4-Lao động(người)
600
650
1.08
712
1.19
5- Thu nhập BQ(triệu đồng)
1.150
1.257
1.093
1.400
1.217
Nguồn: CTCP dược phẩm Hà Tây
*2: CTCP Ô tô vận tải:
Trước khi CPH CTCP Ô tô vận tải cũng gặp nhiều khó khăn: công nghệ máy móc lạc hậu, bộ máy quản lý cồng kềnh thiếu năng lực, trách nhiệm của lái xe trong việc bảo vệ giữ gìn xe chưa cao… Nhưng sau khi CPH và được cấp giấy đăng ký kinh doanh vào ngày 24/4/1999 thì CTCP Ô tô vận tải đã dần phát triển. Số vốn của Công ty tăng sau khi CPH, trong 3 năm từ 1999-2001 Công ty đã đầu tư được 18 phương tiện mới với tổng vốn đầu tư hơn 7 tỷ đồng. Bộ máy quản lý của Công ty đã có một cuộc cải cách lớn, chọn ra được những cán bộ quản lý có đủ năng lực, hiện nay đang điều hành sự hoạt động kinh doanh của Công ty rất hiệu quả. Người lao động trong Công ty rất có ý thức tự giác trong công việc, có ý thức giữ gìn xe, vì đây chính là tài sản của họ, chứ không như trước nó là tài sản của Nhà nước. Lương của người lao động tăng so với trước CPH và giữ ổn định ở mức từ 600.000- 1.000.000 đồng/tháng.
Bảng 8: Tình hình kinh doanh trước và sau CPH.
Chỉ tiêu
Trước CPH 1998
1999
99 /98
2000
00/98
2001
01/98
2002
02/98
Đ- Vốn KD (trđ)
3.761
4.15
1.10
7.153
1.90
10.206
2.71
10.326
2.75
2- Doanh thu(trđ)
7.068
7.218
1.02
7.245
1.03
7.529
1.07
8.574
1.21
3- Lợi nhuận(trđ)
236
278
1.18
386
1.64
422
1.79
528
2.24
4- Nộp
NS(trđ)
223
232
1.04
178
0.80
246
1.10
182
0.82
5-Lao động(người)
231
187
0.81
173
0.75
161
0.70
152
0.66
6- Thu nhập BQ(trđ)
0.571
0.669
1.17
0.7
1.23
0.702
1.23
0.826
1.45
Nguồn: Báo cáo BĐM & PT DN của CTCP ô tô tải
*3. Công ty cổ phần du lịch ao vua
Công ty hoạt động theo mô hình CTCP từ 15/4/1999 với hình thức CPH là giữ nguyên vốn Nhà nước phát hành thêm cổ phiếu thu hút thêm vốn. Sau khi hoạt động theo mô hình CTCP, công ty đã thu được những thành quả đáng kể so với trước khi CPH.
Với hình thức phát hành cổ phiếu thu hút vốn đầu tư CTCP du lịch Ao Vua đã có số vốn kinh doanh tăng nhanh so với trước CPH: năm 1998 vốn của công ty là 2,402 tỷ đồng, đến năm 1999 là 5,208 tỷ đồng (tăng 2,17 lần so với trước CPH), đến năm 2000 là 8,299 tỷ đồng (tăng 3,46 lần so với năm 1998) và đến năm 2002 là 14,354 tỷ đồng (tăng gấp 6 lần so với năm 1998). Việc huy động thêm vốn cộng với sự quản lý chặt chẽ, nhanh nhậy của Ban giám đốc và Hội đồng quản trị, sự chăm chỉ nhiệt tình của CBCNV của Công ty đã giúp Công ty đạt doanh thu và lợi nhuận cao. Doanh thu năm 1998 là 274 triệu đồng; đến năm 1999 là 1,056 tỷ đồng (tăng 3,8 lần); đến năm 2000,2001 tăng trên 8 lần và đến năm 2002 doanh thu của công ty là 2,459 tỷ đồng (tăng gấp 9 lần so với năm 1998). Lợi nhuận của công ty cũng tăng nhanh so với trước CPH : năm 1998 là 50 triệu đồng; đến năm 1999 là 104 triệu đồng (tăng gấp 2,08 lần so với 1998) và đến năm 2002 là 145 triệu đồng (tăng gấp 3 lần so với 1998). Sau khi CPH số lao động của công ty tăng từ 22 người lên đến 95 người năm 1999 và lên đến 116 người năm 2002. Thu nhập bình quân của người lao động ổn định từ 400.000đ-1.500.000đ/ tháng, so với năm 1998 là 363.000đồng.
Bảng 9: Một số chỉ tiêu của CTCP du lịch Ao Vua
Chỉ tiêu
Trước CPH 98
99
99 /98
00
00/98
01
01/98
02
02/98
1- Vốn KD
(triệu đồng)
2402
5208
2.17
8299
3.46
12344
5.14
14354
5.98
2- Doanh thu
(triệu đồng)
274
1056
3.85
2223
8.11
2360
8.61
2459
8.97
3- Lợi nhuận
(triệu dồng)
50
104
2.08
105
2.10
145
2.90
4- Nộp NS
(triệu đồng)
19
56
2.95
67
3.53
5-Lao động
(người)
22
95
4.32
95
4.32
93
4.23
116
5.27
6- Thu nhập BQ
(triệu đồng)
0.363
0.4
1.10
0.4
1.10
0.5
1.38
0.53
1.46
Nguồn: Tổng hợp báo cáo của CTCP du lịch Ao Vua
*4. Công ty cổ phần ăn uống khách sạn Hà Tây
Công ty ăn uống khách san Hà Tây thực hiện CPH theo hình thức bán toàn bộ vốn Nhà nước cho tập thể người lao động, sau khi cổ phần công ty đã bán hết vốn Nhà Nước và còn huy động được thêm vốn để đầu tư: Năm 1999 vốn kinh doanh của DN là 2,15 tỷ đồng; đến năm 2000 là 2,252 tỷ đồng (tăng thêm 102 triệu đồng); đến năm 2002 vốn kinh doanh của công ty tăng lên 3,653 tỷ đồng (tăng gấp 2 lần so với năm 1999). Mặc dù vốn của công ty tăng chậm, nhưng với bộ máy quản lý mới theo mô hình CTCP cùng với ý thức tự giác , sáng tạo , phục vụ chu đáo của cán bộ công nhân viên đã đem lại cho Công ty doanh thu và lợi nhuận cao: Doanh thu của DN năm 1999 là 8,5 tỷ đồng; năm 2000 là 8,9 tỷ đồng; đến năm 2001 là 10,209 tỷ đồng (tăng gấp 1,2 lần trước CPH); và đến năm 2002 là 14,562 tỷ đồng (tăng gấp 1,71 lần so với năm 1999). Lợi nhuận năm 1999 của Doanh nghiệp là 52 triệu đồng; năm 2000 là 127 triệu đồng; đến năm 2001 là 372 triệu đồng(tăng gấp 7 lần so với 1999); và năm 2002 là 384 triệu đồng(tăng 7,38 lần so với năm 1999). Công ty hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà Nước . Thu nhập bình quân của người lao động ổn định từ 700.000-1.500.000đồng/ tháng.
Bảng 10: Một số chỉ tiêu của CTCP ăn uống khách sạn Hà Tây.
Chỉ tiêu
Trước CPH 1999
2000
00 /99
2001
01/99
2002
02/99
1- Vốn KD
(triệu đồng)
2150
2252
1,05
3582
1.67
3653
1.70
2- Doanh thu
(triệu đồng)
8500
8900
1,05
10209
1.20
14562
1.71
3- Lợi nhuận
(triệu đồng)
52
127
2,44
372
7.15
384
7.38
4- Nộp NS
(triệu đồng)
322
365
1,13
379
1.18
390
1.21
5-Lao động
(người)
121
107
0,88
106
0.88
104
0.86
6- Thu nhập BQ
(triệu đồng)
0.65
0.7
1,08
0,8
1,23
0,924
1,42
Nguồn: Tổng hợp báo cáo của CTCP ăn uống khách sạn Hà Tây
3.3. Những mặt còn tồn tại trong công tác CPH ở Hà Tây:
3.3.1: Khâu định giá tài sản doanh nghiệp.
Xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp để CPH cho đến nay vẫn là một bài toán nan giải. Nếu xác định giá trị quá cao thì doanh nghiệp mất tính hấp dẫn, cổ phần bán ra không tìm được nhà đầu tư. Song nếu định giá doanh nghiệp quá thấp thì Nhà nước chịu thua thiệt. Trong khi đó, kỹ thuật định giá tài sản hiện có thì quá lạc hậu chưa thể hiện xu hướng phát triển của doanh nghiệp, chưa phù hợp với loại hình doanh nghiệp có ít tài sản. Ngoài ra còn bỏ qua một số yếu tố quan trọng cấu thành nên doanh nghiệp , đó là giá trị quyền sử dụng đất. ở nhiều nước trên thế giới, khi xác định giá trị doanh nghiệp thường áp dụng đồng thời nhiều phương pháp định giá để cuối cùng tìm ra một đáp số đúng. Nhưng hiện nay không chỉ ở Hà Tây mà ở ngay cả các địa phương khác chỉ áp dụng một phương pháp duy nhất là tính tài sản ròng. Nghĩa là giá trị doanh nghiệp được xác định dựa trên giá trị ghi trong sổ sách và một số yếu tố khác như vị trí, uy tín, thương hiệu. Hơn nữa do việc ban hành những quy định về xác định phẩm chất và giá trị tài sản chưa được chú trọng nên quyền quyết định cuối cùng thuộc về Hội đồng định giá doanh nghiệp. Vì thế kết quả thu dược nhiều khi không phù hợp với thực tế do bị chi phối bởi tình cảm và sự thoả hiệp giữa Hội đồng định giá và doanh nghiệp được định giá.
Mặt khác cơ chế giá hiện nay còn tồn tại nhiều bất cập vì chưa tính hết được những trường hợp phát sinh trong thực tế. Phương thức định giá chủ yếu vẫn là kiểm kê tài sản theo công thức:
Tổng tài sản = (nợ phải thu+vốn) – (nợ phải trả + quỹ khen thưởng, phúc lợi)
Theo công thức này thì gặp phải một thực tế là các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ không có hoặc có rất ít TSCĐ, nhưng doanh thu của họ lại cao, lợi nhuận lớn. Vì vậy giá trị thực tế của các doanh nghiệp này chắc chắn cao hơn giá trị được xác định.
3.3.2. Vai trò và hoạt động của quỹ hỗ trợ CPH:
Quỹ hỗ trợ CPH do Chủ tịch UBND tỉnh quản lý, quỹ có nhiệm vụ hỗ trợ để thúc đẩy tiến trình CPH DNNN. Trong thời gian qua quỹ hỗ trợ CPH đã tạo được nhiều điều kiên thuận lợi cho công tác CPH ở tỉnh, nhưng bên cạnh những mặt được vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn trong việc thu và chi quỹ.
Về nguồn thu có thể bao gồm: nguồn thu từ sắp xếp và chuyển đổi DNNN; nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho hoạt động CPH; thu từ ngân sách Nhà nước cấp theo kế hoạch hàng năm (nếu có); thu từ vốn điều động, điều hoà trong hệ thống Quỹ sắp xếp DN và thu từ việc phát hành thêm cổ phiếu. Nhưng thực tế, trong thời gian qua nguồn thu của Quỹ hỗ trợ CPH chủ yếu thu từ hoạt động sắp xếp và chuyển đổi sở hữu.
Về chi, các khoản chi của quỹ trong thời gian qua chủ yếu là chi hỗ tài chính cho các DNNN hoặc chi đầu tư lại cho các DNNN đã CPH. Còn các khoản chi để giải quyết chính sách ho người lao động như: đào tạo, đào tạo lại để giải quyết việc làm cho người lao động chiểm tỷ trọng nhỏ.
3.3.3: Về phía người lao động trong DNNN.
Vì công tác CPH là lĩnh vực tương đối mới nên nhiều người lao động trong doanh nghiệp chưa hiểu nhiều về lĩnh vực này. Vì vậy rất băn khoăn lo lắng về việc CPH DNNN họ làm. Họ sợ bị mất việc làm, ảnh hưởng đến thu nhập. Hơn nữa là họ ngại mạo hiểm với chính tài sản của mình, “họ có tư tưởng nếu làm trong khu vực Nhà nước làm công ăn lương, lỗ lãi đã có Nhà nước chịu, còn nếu chuyển sang CPH thì họ phải trực tiếp chịu trách nhiệm về phần vốn mình bỏ ra”. Đặc biệt là đối với các lao động nghèo với số tài sản ít ỏi, họ càng không muốn mạo hiểm vì nếu Công ty làm ăn thua lỗ, phá sản thì họ sẽ mất hết vốn và không cóvốn để vực dậy.
Mặt khác người lao động trong các doanh nghiệp lo ngại về bộ máy quản lý doanh nghiệp sau CPH làm việc có hiệu quả hay không, bởi vì sau khi CPH là họ giao tài sản của mình cho Công ty, nếu Công ty thua lỗ thì bản thân họ thua lỗ, nhất là đối với các doanh nghiệp trước CPH đã hoạt đông kinh doanh không mấy hiệu quả thì lòng tin của người lao động vào mô hình CPH lại càng khó. Mặt khác một số người cho rằng doanh nghiệp đang làm ăn ổn định, thu nhập vào loại khá vì vậy họ không muốn CPH.
Mặc dù đã có nhiều ưu đãi đối với người lao động trong doanh nghiệp (giảm giá 30% so với mệnh giá, lao động nghèo được mua chịu Cổ phiếu theo giá ưu đãi, được hoàn trả trong 3 năm đầu và trả dần tối đa trong 7 năm tiếp theo không trả lãi suất), nhưng nhìn chung người lao động vẫn không thiết tha với CPH, dẫn đến ảnh hưởng đến tiến độ CPH DNNN.
3.3.4: Về phía ban giám đốc của DNNN được CPH.
Theo trình tự của CPH DNNN, trong bước một( chuẩn bị) phải thành lập ban đổi mới quản lý doanh nghiệp, thành phần bao gồm: Giám đốc làm trưởng ban; phó giám đốc làm phó ban; kế toán trưởng, các trưởng phòng ban: kế hoạch, tổ chức trưởng các bộ phận (phân xưởng) sản xuất, kinh doanh là uỷ viên. Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp có vai trò rất lớn trong việc thực hiện CPH DNNN nhưng trên thực tế sự hoạt động của ban này thường không hiệu quả vì các lý do sau:
- Bản thân ban giám đốc không muốn tiến hành CPH DNNN mình đang giữ chức, vì họ sợ ảnh hưởng đến vị trí, chức quyền sau khi CPH. Họ nghĩ sau khi CPH liệu có trúng vào Hội đồng quản trị hay không. Đặc biệt là đối với các cán bộ đã bộc lọ những hạn chế từ trước khi CPH doanh nghiệp và các cán bộ đã sắp về hưu, họ không hề muốn thực hiện CPH một chút nào. Cho nên khi họ có vào Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp, thì tinh thần trách nhiệm của họ đối với việc thực hiện CPH doanh nghiệp đó là thấp, họ thực hiện vì sự bắt buộc. Hơn nữa hiện nay chúng ta chưa có những quy định cứng rắn cụ thể về trách nhiệm của các đối tượng này, nên có một số cán bộ đã gây khó khăn cho việc thực hiện CPH DNNN mà họ đang đương chức.
3.3.5: Chưa có một sân chơi bình đẳng.
Mặc dù đã lường trước nhiều tình huống khó khăn nhưng trong điều kiện còn quá mới mẻ, nên CTCP A cũng vẫn gặp khó khăn ban đầu về vốn, lao động và thị trường sau khi CPH. Vì thế sự hỗ trợ của Nhà nước sau khi CPH là rất cần thiết tạo đà cho doanh nghiệp phát triển.
CTCP A được thành lập trên cơ sở CPH công ty TM “A” thuộc sở chủ quản. Tại thời điểm CPH, số vốn điều lệ được xác định là 4,2 tỷ đồng, trong đó phần vốn Nhà nước chiếm 25%. Trước khi CPH tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty rất ổn định. Qua gần 2 năm thực hiện CPH kết quả sản xuất, kinh doanh của công ty đã không được như mong muốn. Doanh thu năm 2001 chỉ đạt 5 tỷ đồng, giảm 26%%, nộp ngân sách giảm 57%, thu nhập bình quân giảm 3,2%. Cổ tức chia cho mỗi cổ đông chỉ bằng 70% so với năm 2000.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do người tiêu dùng hiện nay còn nhiều e ngại khi mua hàng của các CTCP. Họ cho rằng sản phẩm của CTCP sẽ có phẩm chất kém hơn do không phải tuân thủ các khâu kiểm định nghiêm ngặt như khi là DNNN. Thậm chí khi có ý định làm ăn lớn và lâu dài với CTCP, nhiều đơn vị có tâm lý e ngại về khả năng quyết đoán của giám đốc với những quyết định quá tầm do phải thông qua ý kiến HĐQT nên bị chậm trễ, lỡ thời cơ. Các đối tác giảm lòng tin vào DNNN sau CPH, vì sau CPH không còn sự bảo hộ của Nhà nước. Mặt khác, việc vay vốn ngân hàng thương mại Nhà nước của CTCP gặp nhiều khó khăn hơn DNNN, vì DNNN vay vốn không cần thế chấp còn CTCP phải có thế chấp. Trong khi đó đất đai của các CTCP lại không có sổ đỏ để làm tài sản thế chấp. Tâm lý các CTCP khi đến ngân hàng vay vốn không được đón tiếp niềm nở như DNNN.
Từ thực tế trên cho thấy sự thiếu bình đẳng giữa DNNN và CTCP cũng ảnh hưởng rất lớn đến công tác CPH.
3.3.6.Đối tượng tham gia mua cổ phần.
Việc tham gia mua cổ phần của các nhà đầu tư trong và ngoài nước là nhân tố quyết định tới sự thành công hay thất bại của CPH DNNN. Mặc dù trong thời gian qua đã có nhiều thay đổi để mở rộng đối tượng và có những sự ưu đãi để mở rộng đối tượng mua và khích lệ, tạo cơ hội cho người lao động mua cổ phần. Nhưng vấn đề này vẫn còn không ít bất cập.
Việc khống chế mua cổ phần của các pháp nhân và thể nhân trong đợt phát hành lần đầu nhằm tránh tình trạng độc quyền, biến CPH thành tư nhân hoá là chưa hợp lý và có ảnh hưởng không tốt đến quá trình CPH DNNN. Quy định này đã tạo ấn tượng còn bị hạn chế, không cởi mở trong chính sách CPH DNNN, dễ dẫn đến tâm lý dè dặt của các nhà đầu tư (đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài).
Việc quy định hạn chế quyền mua cổ phần của các đối tượng là cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ; vợ hoặc chồng, bố, mẹ và con của họ làm việc tại cac DNNN thực hiện CPH là không hợp lý, thiếu tác dụng động viên và gắn bó quyền lợi của những người có cống hiến va có ảnh hưởng lớn đến tiến độ CPH.
Phương thức bán cổ phần vẫn được giao cho các DNCPH bán trực tiếp như hiện nay có thể dẫn đến sự thiếu minh bạch khi mua cổ phần và tạo xu hướng CPH nội bộ DN. Bằng chứng hiện nay hầu hết các DN trên địa bàn tỉnh đã dành phần lớn số cổ phần bán cho người lao động trong DN còn số cổ phần bán ra ngoài rất hạn chế.
3.3.7. Việc xử lý nợ và lao động dôi dư.
Việc xử lý nợ và lao động dôi dư trong các DNNN thực hiện CPH có ảnh hưởng lớn đến tiến độ CPH của tỉnh trong thời gian qua.
Việc xử lý nợ, kể cả nợ phải trả và nợ phải thu gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù việc xử lý nợ đã thực hiện theo những nguyên tắc của những văn bản hướng dẫn nhưng trong quá trình thực hiện, nhiều khoản nợ không được xác nhận do thay đổi tổ chức và người lao động. Đặc biệt là các DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà tình hình công nợ dây dưa, khó đòi của các DN này chiếm tỷ trọng lớn trong vốn lưu động của Doanh nghiệp.
Về xử lý lao động dôi dư trong thời gian qua chưa được giải quyết triệt để, có nhiều trường hợp giải quyết chưa thoả đáng gây tranh cãi. Việc đào tạo lại lao động dôi dư đạt tỷ lệ rất thấp mà chủ yếu giải quyết theo chế độ nghỉ việc, thôi việc, về hưu sớm. Phần tài chính dành cho việc giải quyết lao động dôi dư còn ít chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.
3.3.8. CPH với thị trường chứng khoán (TTCK)
Chúng ta biết rằng CPH DNNN và TTCK có mối quan hệ khăng khít và biện chứng lẫn nhau. CPH DNN đã tạo ra cổ phiếu là công cụ tài chính quan trọng và là hàng hoá của TTCK. Có hàng hoá (chứng khoán) thì mới có chợ cổ phiếu (TTCK), và có nhiều hàng thì chợ mới đông vui, tấp nập. Ngược lại, khi có TTCK người mua mới cảm thấy yên tâm rằng mình đang cầm trong tay công cụ tài chính có khả năng chuyển đổi (chuyển hoá thành tiền) bất cứ lúc nào. Vì vậy, có thể nói rằng CPH DNNN là điều tiên quyết để tạo ra hàng hoá chứng khoán cho TTCK hoạt động. Và đến lượt nó, TTCK hoạt động lại tạo ra tính thanh khoản và khả mại cho các chứng khoán, tạo ra một cơ chế chuyển nhượng linh hoạt cho người nắm giữ chứng khoán khi muốn chuyển hoá để thay đổi hình thức đầu tư một cánh nhanh chóng và dễ dàng, từ đó kích thích DNNN đẩy mạnh CPH.
Tác dụng của TTCK là vậy nhưng thực tế hiện nay trên địa bàn tỉnh Hà Tây chưa có một công ty nào được niêm yết trên TTCK. Mặt khác trên địa bàn tỉnh cũng không có điểm trao đổi cổ phiếu tạm thời (như kiểu Index Cafe-142 Triệu Việt Vương-Hà Nội) . Vì vậy việc huy động vốn của các DNNN sau CPH cũng bị hạn chế, làm cho động lực của công tác CPH thấp. Vậy đây là hiện tượng đã có hàng (cổ phiếu) nhưng mới chỉ được trao đổi một cách trực tiếp, thoả thuận trực tiếp giữa các cá nhân mà chưa có một chợ (TTCK hay điểm giao dịch) để mọi người có hàng và nhiều người muốn mua hàng đến trao đổi theo cơ chế thị trường.
3.3.9. Bộ máy chỉ đạo, quản lý và thực hiện công tác CPH của tỉnh.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong chỉ đạo, quản lý và thực hiện việc CPH song việc chỉ đạo, quản lý, tổ chức công tác này vẫn còn nhiều vấn đề bất cập:
- Thiếu sự chỉ đạo tổ chức thực hiện đồng bộ giữa các cấp các ngành, văn bản pháp quy chưa cụ thể về quy định chức năng nhiệm vụ và trách nhiệm của các cấp, các sở, ngành.
- Trong việc tiến hành CPH DNNN vẫn còn một số cán bộ của các cấp chỉ đạo, quản lý có ý thức trách nhiệm chưa cao. Đặc biệt có những cán bộ làm việc theo tính cảm quan hoặc bị một số yếu tố khác chi phối dẫn đến sự thiếu minh bạch trong công tác CPH. Nhất là ở các khâu: Khâu lựa chọn DNNN để CPH, khâu xác định giá trị doanh nghiệp, ở các khâu này dễ xảy ra tình trạng thoả hiệp giữa cấp chỉ đạo thực hiện và doanh nghiệp được CPH.
-Thiếu sự tuyên truyền sâu rộng công tác CPH DNNN đối với các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, dẫn đến tình trạng đa số mọi người không có hiểu biết về công tác này, ngay cả các CBCNV trong các DNNN. Vì vậy khi đề cập đến vấn đề CPH họ còn lưỡng lự hoặc không muốn CPH.
Chương III
Một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá DNNN trên địa bàn tỉnh Hà Tây
I: Các quan điểm cần quán triệt trong quá trình thực hiện CPH.
1. Cổ phần hoá DNNN không phải là quá trình tư nhân hoá.
Cổ phần hoá DNNN đó là quá trình chuyển đổi doanh nghiệp có một chủ sở hữu (là Nhà nước) thành doanh nghiệp có nhiều chủ sở (sở hữu hỗn hợp). Vì vậy trong quá trình thực hiện CPH cần phải đảm bảo các DNNN sau khi CPH phải thuộc sở hữu hỗn hợp chứ không phải là sở hữu tư nhân.
Đối với các lĩnh vực kinh tế quan trọng, Nhà nước thông qua vai trò cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt, đối với các lĩnh vực khác Nhà nước thông qua pháp luật và các chính sách điều tiết vĩ mô, điều chỉnh hoạt động của các công ty cổ phần phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
2: Cổ phần hoá DNNN là giải pháp cơ bản cơ cấu lại DNNN, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tình trạng phổ biến của các DNNN hiện nay là thiếu vốn hoạt động, công nghệ lạc hậu, tổ chức quản lý chưa tốt, do đó hiệu quả sản xuất, kinh doanh và sức canh tranh còn thấp. Bên cạnh đó thì mô hình CTCP đang hoạt động rất có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường và nó có rất nhiều ưu điểm mà DNNN không có. Vì vậy việc CPH DNNN là một phương pháp hữu hiệu để cơ cấu lại hệ thống DNNN đang trong tình trạng làm ăn kém hiệu quả.
3: Phải lấy thước đo kinh tế xã hội làm thước đo cho công tác CPH DNNN.
Cổ phần hoá DNNN sẽ góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách, tăng thu nhập cho doanh nghiệp và người lao động. Song bản việc thu hồi vốn Nhà nước, tăng thu nhập cho doanh nghiệp được CPH chỉ là những kết quả trực tiếp mà chưa phải là mục tiêu cuối cùng của CPH. Là giải pháp để cơ cấu lại DNNN, mục tiêu hiện nay của CPH là góp phần đổi mới khu vực DNNN tăng sức canh tranh của toàn bộ hệ thống doanh nghiệp trong nền kinh tế. Như vậy có thể nói mục đích cuôi cùng cần đạt tới là hiệu quả của toàn bộ hệ thống doanh nghiệp chứ không phải ở những kết quả kinh tế ở một vài doanh nghiệp hay bản thân các doanh nghiệp CPH.
4: Cổ phần hoá DNNN phải đảm bảo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.
Việc CPH tuỳ tiện có thể đưa đến một khu vực DNNN với cơ cấu méo mó, lệch lạc không đủ sức giữ vai trò chủ đạo không đảm đương nổi chức năng là công cụ vật chất cho sự điều tiết kinh tế của tỉnh. Tại các DN cổ phần hoá, người lao động có thể rơi vào tình trạng sa sút thu nhập, bị đối sử bất bình đẳng thậm chí mất việc làm… Vì vậy khi lựa chọn các DNNN để cổ phần hoá, phương án cổ phần hoá phải được xây dựng trên nguyên tắc đảm bảo lợi ích của người lao động, của DN và của tỉnh có thể nói rằng các nguyên tắc và các quan điểm trên đây có quan hệ chặt chẽ và thống nhất với nhau. Những quan điểm này chi phối tiến độ và hiệu quả của tiến trình cổ phần hoá và do đó phải được quán triệt trong tư tưởng của các cấp các nghành, các DN trong quá trình cổ phần hoá.
II: Một số giải pháp và kiến nghị.
1: Giải pháp tỉnh cần thực hiện.
Trong điều kiện hiện nay để tăng tốc nhanh tiến trình CPH ở tỉnh Hà Tây thì các cấp uỷ Đảng, các sở, ban ngành và ban thân các DNNN được CPH của tỉnh phải có sự cố gắng lớn đồng bộ trong phạm vi quyền hạn của mỗi cấp uỷ Đảng, sở, ban ngành, doanh nghiệp.
Nhìn chung trong thời gian tới để đẩy nhanh tiến độ CPH thì cần tiến hành tốt các vấn đề sau:
1.1. Hoàn thiện bộ máy tổ chức chỉ đạo.
Ngoài việc có một cơ chế chính sách phù hợp với thực tiễn, kinh nghiệm cho thấy một bộ máy tổ chức chỉ đạo đủ mạnh với những chuyên gia có đủ năng lực về công tác CPH là rất quan trọng. Vì vậy để phát huy đầy đủ vai trò của bộ máy tổ chức chỉ đạo trong thời gian tới thì bộ máy này cần được kiện toàn, tổ chức chặt chẽ hơn và để làm được việc này cần thực hiện tốt các việc sau:
-Ban hành các văn bản mới, hướng dẫn tổ chức chỉ đạo chi tiết, đồng bộ ở các cấp, sở, ban ngành. Tăng cường phối hợp giữa các ngành và nhất là với cục thuế, UBND tỉnh nên giao nhiệm vụ cho Cục thuế tiến hành kiểm tra báo cáo quyết toán thuế cho những DN thực hiện chuyển đổi trong các năm tới.
- Tăng cường việc kiểm tra giám sát trong việc tổ chức chỉ đạo tránh tình trạng các cán bộ, nhân viên của các cấp, các sở, ngành, phòng ban có chức năng, nhiệm vụ...không thực hiện đúng theo quy định hoặc thẩm quyền của mình. Có chế độ thưởng, phạt phân minh đối với các cán bộ trong bộ máy tổ chức chỉ đạo và các cán bộ ở các doanh nghiệp. Tỉnh nên đưa chỉ tiêu thực hiện CPH vào nội dung xét thi đua khen thưởng hàng năm, đồng thời cũng có hình thức kỷ luật nghiêm khắc đối với các cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc sai phạm trong quá trình CPH.
- Thường xuyên tổ chức các lớp để phổ biến các Nghị định liên quan đến CPH cho các cán bộ ở các huyện, thị và ở các doanh nghiệp. Cử cán bộ tham dự các lớp bồi dưỡng về lĩnh vực CPH, dự các hội nghị, hội thảo về CPH do TW tổ chức, đi nghiên cứu thực tế CPH ở các tỉnh bạn từ đó rút kinh nghiệm để triển khai thực hiện ở tỉnh nhà.
- Tăng cường việc tuyên truyền, giáo dục cho mọi người dân, nhất là người lao động trong các DNNN thực hiện CPH hiểu được lợi ích, ý nghĩa và sự cần thiết của công tác CPH DNNN. Từ đó giúp mọi người tránh được sự phân biệt giữa DNNN và CTCP...
1.2. Đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ trong DNNN.
Trước khi tiến hành CPH DNNN thì doanh nghiệp phải giải quyết, xử lý các khoản nợ xong thì mới tiến hành các bước tiếp theo. Nhưng trên thực tế các DNNN trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua việc thực hiện xử lý các khoản nợ rất phức tạp làm ảnh hưởng lớn đến tốc độ CPH. Vì vậy trong thời gian tới tỉnh kết hợp với các DNNN phải tăng nhanh tốc độ xử lý nợ trong các DNNN theo các hướng sau:
* Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi.
+ Đối với các khoản nợ khó đòi do nguyên nhân khách quan:
- Đối với các khoản nợ đã có đủ chứng cứ xác định là khoản nợ không đòi được như: con nợ đã bị giải thể, phá sản, con nợ đã bỏ trố... thì được sử dụng quỹ dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi bù đắp thêm, hạch toán kết quả kinh doanh (nếu có lãi), hoặc giảm giá trị doanh nghiệp trước khi thực hiện CPH (nếu không còn lãi).
- Các doanh nghiệp sau khi CPH vẫn tiếp tục có trách nhiệm theo dõi, thu hồi các khoản nợ đã được xử lý theo nguyên tắc trên và nộp về quỹ hỗ trợ CPH DNNN.
+ Đối với các khoản nợ do nguyên nhân chủ quan đã quy được trách nhiệm cá nhân hoặc tập thể thì phải chịu trách nhiệm bồi thường vật chất. Phần tổn thất (sau khi xử lý trách nhiệm) được xử lý như đối với các khoản nợ khó đòi có nguyên nhân khách quan.
* Đối với vốn ngân sách Nhà nước.
- Về nguyên tắc, các doanh nghiệp phải có biện pháp thanh toán các khoản nợ đọng ngân sách trước khi thực hiện CPH.
- Trường hợp DNNN hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nhưng có khó khăn về tài chính đã đầu tư thành tài sản cố định thì doanh nghiệp phải lập phương án xử lý nợ, huy động hết các nguồn hiện có (quỹ đầu tư phát triển, nguồn vốn khấu hao, thu hồi công nợ...), để bù đắp các khoản chiếm dụng của ngân sách để đầu tư. Trường hợp đã huy động hết nguồn hiện có nhưng vẫn không đủ bù đắp thì doanh nghiệp báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền để thực hiện ghi thu ngân sách, ghi tăng vốn Nhà nước cho doanh nghiệp.
- Trường hợp doanh nghiệp không có khả năng thanh toán do bị thua lỗ thì doanh nghiệp báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền xem xét, cho phép xoá nợ ngân sách với mức tối đa bằng số luỹ kế của doanh nghiệp tại thời điểm có quyết định thực hiện CPH.
* Đối với nợ ngân hàng thương mại Quốc doanh.
- Đối với các DNNN gặp khó khăn trong thanh toán, không cân đối được nguồn để thanh toán các khoản nợ quá hạn...thì được xem xét khoanh nợ quá hạn có đến thời điểm quyết định triển khai CPH.
- Đối với DNNN bị lỗ, mất khả năng thanh toán thì cho phép xoá nợ lãi vay ngân hàng mà doanh nghiệp chưa thanh toán với mức không vượt quá số lỗ còn lại sau khi xử lý nợ ngân sách. Phần nợ ngốc quá hạn còn lại, doanh nghiệp phối hợp với ngân hàng chủ nợ và các tổ chức mua bán nợ thuộc ngân hàng để thực hiện xử lý theo hướng mua lại nợ.
- Các khoản tổn thất của ngân hàng thương mại Quốc doanh do khoanh hoặc xoá nợ cho DNNN (trước khi thực hiện CPH) được hoạch toán vào chi phí hoạt động kinh doanh, quỹ bù đắp rủi ro của ngân hàng, giảm vào nợ vay của ngân hàng Nhà nước hoặc được ngân sách hỗ trợ một phần khi các ngân hàng thương mại không đủ nguồn để bù đắp theo hướng dẫn của Bộ tài chính và ngân hàng Nhà nước.
1.3. Tăng cường vai trò của quỹ hỗ trợ CPH.
Trong quỹ hỗ trợ CPH DNNN bao gồm hoạt động thu và chi. Vậy để tăng cường vai trò của quỹ hỗ trợ CPH thì phải thay đổi cả nguồn thu và chi:
* Về nguồn thu, tỉnh chủ động hơn nữa trong việc khai thác và kế hoạch hoá nguồn thu thông qua các hoạt động:
- Tuyên truyền, vận động các tổ chức trong và ngoài nước tài trợ cho các hoạt động sắp xếp và chuyển đổi sở hữu DNNN thuộc phạm vi được giao quản lý.
- Chủ động phân tích đánh giá tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh thực trạng tài chính; tình hình quản lý và sử dụng lao động ở các DNNN nằm trong kế hoạch CPH. Đồng thời, dự kiến nguồn thu và xác định những vấn đề cần hỗ trợ để cân đối nguồn Quỹ, lên phương án đề nghị ngân sách Nhà nước hỗ trợ hoặc quỹ TW điều hoà.
- Tích cực triển khai các hoạt động sắp xếp và chuyển đổi sở hữu, kết hợp nâng cao chất lượng công tác quản lý nguồn vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp sau chuyển đổi để khai thác và tổ chức thu đúng, thu đủ và kịp thời các nguồn thu của quỹ.
* Về nguồn chi, rà soát lại các khoản chi, tập trung ưu tiên sử dụng nguồn quỹ để hỗ trợ các doanh nghiệp trong các nghiệp vụ sau:
- Giải quyết chính sách cho người lao động bị dôi dư trong quá trình CPH theo chế độ Nhà nước quy định (bao gồm cả những trường hợp bị mất việc thôi việc sau CPH).
- Lành mạnh hoá tình hình tài chính doanh nghiệp trước khi CPH thông qua các hoạt động hỗ trợ vốn để giúp các doanh nghiệp cơ cấu lại nợ, thanh toán BHXH đối với những doanh nghiệp có khó khăn về tài chính.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện bán theo phương thức người mua không kế thừa nợ có số thu từ bán doanh nghiệp không đủ thanh toán nợ.
- Sau khi sử dụng vào các nội dung trên mà nguồn quỹ vẫn còn thì mới chuyển sang thực hiện các nghiệp vụ khác.
1.4. Giải quyết dứt điểm vấn đề lao động dôi dư.
Để đẩy nhanh tiến trình CPH trong thời gian tới chúng ta cần phải tiến hành giải quyết dứt điểm vấn đề lao động dôi dư theo các hướng sau:
- Đối với diện hợp đồng không xác định thời hạn từ 55 đến 60 tuổi (nam) và từ 50 đến 55 tuổi(nữ), đóng BHXH đủ 20 năm trở lên sẽ không bị trừ phần trăm do việc nghỉ hưu trước tuổi. Ngoài ra còn được hưởng thêm 2 khoản trợ cấp: mỗi năm nghỉ trước được trợ cấp 3 tháng lương (theo cấp bậc, chức vụ và phụ cấp lương đang hưởng); 20 năm đầu công tác có đóng BHXH được trợ cấp thêm 5 tháng tiền lương, từ năm thứ 21 trở đi mỗi năm công tác được trợ cấp 1/2 tháng lương.
Lao động dôi dư đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu dưới 1 năm thì doanh nghiệp sẽ phải đóng BHXH cho những tháng còn thiếu với mức 15% lương tháng để giải quyết chế độ hưu trí hàng tháng.
* Đối tượng còn lại được hưởng các chế độ sau:
- Ngoài trợ cấp mất việc làm (mỗi năm 1 tháng lương) còn được thêm 2 khoản: mỗi năm làm việc được trợ cấp một tháng lương và được trợ cấp 5 triệu đồng (không tính thời gian làm việc nhiều hay ít).
- Được hưởng 6 tháng lương để đi tìm việc mới. Ngoài ra nếu còn có nguyện vọng đào tạo nghề thì được Nhà nước miễn phí đào tạo nghề tối đa là 6 tháng.
- Được hưởng trợ cấp BHXH một lần, nếu không muốn nhận thì được giải quyết nghỉ chờ hưu hoặc cấp sổ để bảo lưu thời gian đóng BHXH; nếu có đủ 15 năm đóng BHXH trở lên, có nguyện vọng tiếp tục tham gia thì được đóng tiếp với mức 15% thu nhập hàng tháng tương đương tiền lương đóng BHXH trước khi nghỉ; trường hợp này không được nhận 6 tháng trợ cấp tìm việc làm.
* Đối với diện hợp đồng lao động từ 1 đến 3 năm.
Được trợ cấp mất việc mỗi năm 1 tháng lương và được trợ cấp thêm 70% lương đối với những tháng còn lại chưa được làm việc, nhưng tối đa không quá 18 tháng; được trợ cấp BHXH một lần, nếu không sẽ được giải quyết chế độ chờ hưu hoặc bảo lưu thời gian đóng BHXH.
1.5. Tăng tính chính xác trong định giá tài sản DN.
Hiện nay trên thực tế cho thấy việc định giá giá trị DNNN còn rất nhiều khó khăn, thiếu chính xác, phương pháp định giá đơn giản, thiếu yếu tố thị trường. Vì vậy trong thời gian tới cần phải tăng mức độ chính xác của việc định giá tài sản DN và để làm được điều này có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Thành lập ban đánh giá và xác định chất lượng của tài sản DN. Để định giá chính xác hơn.
- Tuyển chọn những cán bộ thực sự có năng lực nghề nghiệp và kinh nghiệm vào bộ phận xác định giá trị DN. Thường xuyên kiểm tra, giám sát đối với bộ phận này.
- Ban xác định giá trị DN nên áp dụng nhiều phương pháp để đánh gí chính xác hơn. Nên đưa yếu tố thị trường vào khâu này và có thể làm như sau:
+1: Ban định giá xác định giá trị DN ban đầu, rồi chia thành nhiều phần bằng nhau.
+2: Xác định phần cổ phần Nhà nước giữ lại, phần cổ phần dành cho người lao động trong DN và phần còn lại bán ra ngoài (tuỳ theo từng Doanh nghiệp mà xác định tỷ lệ cổ phần dành cho Nhà nước là bao nhiêu, cho người lao động là bao nhiêu, còn bao nhiêu thì bán ra ngoài).
+3: Phần cổ phần bán ra ngoài thì Công ty kết hợp với cơ quan chủ quản tổ chức bán đấu giá. Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng để mời nhà đầu tư đến làm thủ tục tham dự phiên bán đấu giá. Trong bán đấu giá người lao động trong DN được ưu tiên mua nếu như người lao động và nhà đầu tư bên ngoài trả cùng một giá, sau đó mới đến các nhà đầu tư có tiềm năng về khoa học kỹ thuật, vốn, kinh nghiệm. Giá của cổ phần dành cho người lao động trong Doanh nghiệp (giá ưu đãi) được xác định bằng giá bán đấu giá rồi nhân với phần trăm được giảm giá.
- Nếu phiên đấu giá lần đầu nếu nhà đầu tư nào không mua được cổ phần thì không được trả lại lệ phí đấu giá, và ban định giá tài sản của Doanh nghiệp tiến hành xác định lại giá trị tài sản của Doanh nghiệp. Giá trị tài sản của Doanh nghiệp xác định lần sau phải thấp hơn lần trước.
1.6.Mở rộng đối tượng mua cổ phần
Hiện nay, đối tượng mua cổ phần chủ yếu vẫn là cán bộ công nhân viên trong các DNNN được CPH và một số nhà đầu tư có tiềm năng. Vì vậy, trong thời gian tới các DN có thể khuyến khích mở rộng đối tượng; Chẳng hạn như người nông dân cung cấp đầu vào cho DN;
1.7 Cải thiện tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh trước CPH
Thực tế cho thấy các DN trước CPH làm ăn có hiệu quả thì khi thực hiện CPH rất nhanh. Vì vậy, dể thúc đảy nhanh tốc độ CPH các DN có thể cải thiện tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN mình trước khi CPH như: đầu tư cải tiến quy trình sản xuất, mở rộng sản xuất... Điều này tạo ra kỳ vọng cho người đầu tư mua cổ phần của DN. Từ đó, họ có hứng thú đầu tư hơn
2: Các kiến nghị với Nhà nước.
Để đẩy nhanh tiến trình CPH DNNN trên địa bàn tỉnh Hà Tây nói riêng và trên cả nước thì trong thời gian tới Nhà nước cần thực hiện các vấn đề sau:
2.1. Xác định đối tượng CPH cần chi tiết, cụ thể.
Hiện nay, trên thực tế, tại hơn 50% doanh nghiệp sau CPH, Nhà nước nước vẫn giữ cổ phần chi phối dù các doanh nghiệp này không thuộc diện phải giữ cổ phần chi phối. Thực trạng này phần nào cản trở tính năng động trong điều hành, tổ chức hoạt đống sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trong thời gian tới, Nhà nước cần sớm ban hành văn bản quy định chi tiết các tiêu chí phân loại DNNN hiện chia thành các nhóm gồm: Nhóm các doanh nghiệp do Nhà nước giữ 100% vốn ; nhóm các doanh nghiệp Nhà nước giữ cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt; nhóm doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước bán phần lớn hay toàn bộ vốn Nhà nước. Việc phân loại này phải cụ thể, chi tiết hơn để các bộ, ngành địa phương có căn cứ thực hiện thống nhất.
2.2. Xoá bỏ mức khống chế về quyền mua cổ phiếu lần đầu và mở rộng đối tượng mua cổ phiếu.
Quy định mức mua cổ phần của các pháp nhân và thể nhân trong lần phát hành lần đầu; hạn chế sự tham ra của các nhà đầu tư chiến lược và quyền mua cổ phần của các đối tượng là cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ, vợ hoặc chồng, Bố, mẹ và con của họ làm việc tại các DNNN thực hiện CPH là không hợp lý. Những quy định này đã làm hạn chế khả năng huy động vốn, mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Vì thế, Nhà nước chỉ cần quy định số lượng cổ đông tối thiểu và cổ phần chi phối của Nhà nước tại doanh nghiệp.
Việc cho phép các doanh nghiệp CPH được trực tiếp bán cổ phần như hiện nay đã tạo ra xu hướng CPH trong nội bộ doanh nghiệp. Trong thời gian tới, cần mở rộng việc bán cổ phần cho người sản xuất và cung cấp nguyên liệu, nhất là những doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế biến nông-lâm nghiệp, thuỷ sản. Ngoài ra, Nhà nước cần ban hành quy chế thống nhất về việc bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài tránh tình trạng thiếu tính nhất quán trong các văn bản của Nhà nước hiện nay.
2.3. Hoàn thiện phương pháp định giá doanh nghiệp.
Việc xác định giá trị doanh nghiệp để tiến hành CPH hiện còn mang tính chủ quan của hội đồng xác định giá trị nên kết quả thiếu chính xác chưa phản ánh đúng giá trị thực của doanh nghiệp. Điều này dẫn đến hiện tượng người lao động trong doanh nghiệp sẽ mua hết số cổ phần được phép bán ra nếu kết quả xác định giá trị doanh nghiệp thấp; hoặc không bán được cổ phần nếu doanh nghiệp định giá quá cao. Để khắc phục hạn chế này Nhà nước cần hoàn thiện phương pháp định giá gắn với thị trường thông qua hình thức đấu thầu theo lô trên thị trường chứng khoán. Bổ sung thêm các quy định về xác định phẩm chất tài sản, xác định lợi thế doanh nghiệp, đưa thêm giá trị quyền sử dụng đất và giá trị doanh nghiệp. áp dụng thêm một số phương pháp định giá nhằm kiểm tra tính hợp lý của kết quả trước khi công bố.
2.4. Giải quyết vấn đề lao động dôi dư sau CPH.
Quy định hiện nay về việc không được chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động sau khi doanh nghiệp thực hiện CPH trong năm đầu tiên đang gây khó khăn cho các nhà đầu tư. Việc chấm dứt hợp đồng lao động với những người lao động không đáp ứng yêu cầu trong cơ chế thị trường để CTCP hoạt động tốt hơn, đang là đòi hỏi chính đáng. Nhà nước cần điều chỉnh và sửa đổi cơ chế chính sách thôi việc, mất việc ở các doanh nghiệp CPH theo hướng: tăng mức trợ cấp cho người lao động; nâng cao trách nhiệm của người sử dụng lao động khi để người lao động bị mất việc sau khi chuyển sang làm việc tại CTCP; giảm bớt thủ tục và tập trung thực hiện sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp.
2.5. Điều chỉnh các chính sách ưu đãi để khuyến khích doanh nghiệp thực hiện CPH; tạo sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp CPH, nhất là ưu đãi về miễn giảm thuế với mức bình quân như hiện nay vẫn chưa khuyến khích các DNNN hoạt động kém hiệu quả hăng hái thực hiện CPH. Bên cạnh đó, môi trường kinh doanh hiện nay chưa tạo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế nên các DNNN sau khi CPH thấy bị thiệt thòi so với trước. Vì thế, trong thời gian tới, Nhà nước cần điều chỉnh các chính sách theo hướng cho hưởng các mức ưu đãi cao hơn đối với những DNNN đang gặp khó khăn trong hoạt động mà vẫn tiến hành CPH. Từng bước phá bỏ sự phân biệt trong hệ thống cơ chế, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp cổ phần và DNNN, nhất là trong sử dụng đất, vay vốn, xuất nhập khẩu.
2.6: Xác định rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người đại diện vốn Nhà nước.
Mặc dù, theo quy định hiện hành, vai trò và vị trí của người đại diện phần vốn Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Nhưng trên thực tế, vì nhiều lý do, người đại diện tại các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối vẫn chưa có đủ điều kiện để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Nhà nước cần xem xét, sửa đổi, bổ sung một số vấn đề: như quy định cụ thể hơn nữa trách nhiệm của người trực tiếp quản lý, bảo đảm thống nhất ý kiến và hành động theo đúng sự chỉ đạo của người đại diện.
2.7: Khuyến khích và mở rộng đối tượng tham gia thị trường chứng khoán.
Hiện nay các doanh nghiệp sau CPH đang ở trong tình trạng: những doanh nghiệp đủ điều kiện niêm yết lại không muốn tham gia, trong khi những doanh nghiệp muốn huy động vốn từ thị trường chứng khoán bằng việc phát hành cổ phiếu thì lại không đủ điều kiện. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu tính xã hội trong việc CPH DNNN và làm mất đi một kênh huy động vốn không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường. Trong thời gian tới Nhà nước cần gắn CPH và phát hành cổ phiếu ra công chúng với việc niêm yết trên thị trường chứng khoán. Ngoài ra, cần tạo khung pháp lý cho việc thành lập thị trường chứng khoán phi tập trung để giao dịch cổ phiếu của các doanh nghiệp sau CPH chưa đủ điều kiện niêm yết.
2.8: Xử lý nợ khó đòi, nợ tồn đọng trước CPH.
Hiện nay, một vấn đề gây khó khăn khi tiến hành CPH tại các doanh nghiệp là việc giải quyết nợ khó đòi, nợ tồn đọng nhiều năm trong cơ chế cũ. Để giải quyết vấn đề này, Bộ tài chính cần thiết lập một cơ chế xử lý nợ mới theo hướng “cởi mở và thông thoáng hơn”. Đồng thời, mở rộng quyền cho cơ sở trong việc xử lý những khoản nợ đã mất khả năng thanh toán. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình lành mạnh tài chính, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác CPH và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau CPH.
2.9: Thành lập các tổ chức trung gian hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện CPH.
Để giúp các doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác CPH, Nhà nước cần nghiên cứu và thành lập các tổ chức trung gian như: công ty mua bán nợ và tài sản doanh nghiệp, công ty tư vấn về CPH, công ty định giá tài sản. Cùng với công ty đầu tư chứng khoán, các công ty này sẽ đảm nhận các nhiệm vụ về bán phần vốn Nhà nước ở các công ty CPH. Từ đó, tách hoạt động này ra khỏi các DNNN thực hiện CPH.
2.10: Đảm bảo tính thống nhất trong các văn bản pháp quy của Nhà nước.
Cần khắc phục sự chồng chéo giữa luật doanh nghiệp với Nghị Định 64/2002/NĐ-CP; Quyết định 145/1999/QĐ-TTg về bán cổ phiếu cho người nước ngoài; Nghị định số 61/CP về thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp; Nghị định số 48 về thị trường chứng khoán...
kết luận
Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước nói chung và ở Hà Tây nói riêng đang là một trong những biện pháp quan trọng để sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước và nó là một trong những giải pháp tích cực nhất trong đổi mới kinh tế Nhà nước. Tiến hành CPH, các doanh nghiệp Nhà nước có điều kiện để thay đổi cung cách làm ăn cho có lợi hơn về nhiều mặt, đồng thời nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh, quy mô sản xuất kinh doanh được mở rộng, có công nghệ và trang thiết bị tiên tiến hiện đại hơn. Các doanh nghiệp tập trung được vốn, lao động và các nguồn lực khác để phát triển sản xuất, tạo đà cho xã hội phát triển. Tuy nhiên, đối với tỉnh công tác này còn khá nhiều mới mẻ, cho nên việc thực hiện CPH các DNNN còn gặp nhiều khó khăn cả về vật chất lẫn tư tưởng. Vì vậy, việc đánh giá thực trạng công tác CPH trên địa bàn tỉnh từ đó rút ra những mặt đã được và những khó khăn cần khắc phục là rất quan trọng. Trong bài viết này đã khái quát được thực trạng của việc thực hiện CPH của Hà Tây, đưa ra những thành quả đã đạt được và những mặt còn tồn tại cần khắc phục, bài viết cũng đã đưa ra được một số giải pháp để đẩy nhanh tiến độ CPH trên địa bàn tỉnh.
Em xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Phạm Ngọc Linh đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành tốt đề tài . Xin chân thành cảm ơn các cán bộ , nhân viên phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Hà Tây đã tạo điều kiện cho cháu trong quá trình thực tập và nghiên cứu đề tài.
danh mục tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Ngọc Quang – Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước , cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn (Nhà xuất bản KHXH- Hà Nội 1996).
2. Phạm Quang Huấn- Sắp xếp và đổi mới Doanh nghiệp nhà nước (Thời báo Kinh tế Việt Nam- Kinh tế “1998-1999”).
3. Cổ phần hoá giải pháp quan trọng trong cải cách Doanh nghiệp Nhà Nước (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia- tháng 1 năm 2002).
4. Báo cáo tổng hợp: Sự khác biệt trong chính sách và thực hiện chính sách đối với doanh nghiệp Nhà Nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Hà Nội – tháng 10 năm 2001).
5. Nghị định số 44/1998/NĐ- CP ngày 29/6/1998.
6. Nghị định số 64/2002/NĐ- CP ngày 19/6/2002.
7. Nghị định số 41/2002/NĐ- CP ngày 11/4/2002.
8. Quyết định số 58/2002/QĐ- TTg ngày 26/4/2002.
9. Nghiêm Quý Hào- Tiếp tục đổi mới Doanh nghiệp Nhà Nước – Thời báo Kinh tế Việt Nam số 12 tháng 8 năm 1998.
10. Luật doanh nghiệp- Ban hành ngày 12/6/1999.
11. Các văn bản về Cổ phần háo của UBND tỉnh, Sở Kế Hoạch và Đầu Tư và Ban Đổi Mới và Phát Triển Doanh Nghiệp tỉnh Hà Tây.
12. Báo cáo của các DNNN sau CPH.
MụC LụC
Danh mục sơ đồ và bảng biểu
Sơ đồ 1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần............................................. 14
Sơ đồ 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần............................................................... 19
Bảng 1: Các chỉ tiêu tăng trưởng cơ bản của HAPACO trước và sau CPH........................ 35
Bảng 2: Các chỉ tiêu cơ bản của công ty SACOM trước và sau CPH................................... 36
Bảng 3: Các chỉ tiêu của cơ khí ô tô Nghệ An...................................................................... 37
Bảng 4: Danh sách các DNNN đã CPH tính đến hết 2001.................................................. 44
Bảng 6: Danh sách các DNNN trong kế hoạch thực hiện CPH năm 2003.......................... 47
Đồ thị 1: Tổng quan tiến trình CPH DNNN ở Hà Tây đến 2005................. ........................48
Bảng 7: Một số chỉ tiêu của CTCP dược phẩm Hà Tây trước và sau CPH........................... 52
Bảng 8: Tình hình kinh doanh trước và sau CPH................................................................ 52
Bảng 9: Một số chỉ tiêu của CTCP du lịch Ao Vua............................................................... 54
Bảng 10: Một số chỉ tiêu của CTCP ăn uống khách sạn Hà Tây.......................................... 55
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0137.doc