Hoàn thiện công tác định mức lao động là nhiệm vụ phức tạp đòi hỏi sự hưởng ứng quan tâm của các cấp lãnh đạo và sự tham gia hưởng ứng của toàn thể công nhân trong Xí nghiệp. Xí nghiệp Dược phẩm Hà Nội là một Xí nghiệp có tính chất và đặc điểm sản xuất kinh doanh đa dạng, nên hoàn thiện công tác định mức lao động và chế độ tiền lương theo sản phẩm càng cần phải quan tâm một cách đích đáng.
Sau một thời gian nghiên cứu tìm hiểu tình hình thực tế tại Xí nghiệp Dược phẩm Hà Nội chỉ dừng lại chủ yếu ở việc tổ chức thực hiện định mức lao động và việc áp dụng mức lao động vào trả lương sản phẩm tại Xí nghiệp.
Do 1 số về thời gian nghiên cứu cũng như kinh nghiệm chưa tích luỹ được nhiều, do sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tế nên đề tài này tất yếu không tránh khỏi những thiếu sót hạn chế
Rất mong Xí nghiệp xem xét áp dụng những điều phù hợp trong công tác định mức lao động và chế độ trả lương sản phẩm tại xí nghiệp để không ngừng sản xuất phát triển, nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân làm việc.
102 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1765 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công tác định mức lao động và việc áo dụng mức lao động vào trả lương sản phẩm tại xí nghiệp Dược phẩm Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
Việc bố trí người kiêm nhiệm nhiều nghề cả định mức lao động và lao động tiền lương - các chế độ chính sách khác là sự tinh giảm biên chế tối đa hoàn toàn phù hợp với chủ trương của Nhà nước tinh giảm bộ máy quản lý gián tiếp trong xí nghiệp sản xuất và kinh doanh. Hơn nữa người cán bộ này làm cả công việc lên kế hoạch tiền lương, các chế độ, xây dựng, giám sát thực hiện định mức, nên có khả năng nắm bắt toàn bộ tình hình từ đầu đến cuối, có cái nhìn xuyên suốt từ khâu bắt đầu xây dựng kế hoạch đến phân phối quỹ lương, giải quyết chế độ xung quanh phân phối đồng thời đưa chế độ của Nhà nước vào xí nghiệp và bổ sung, điều chỉnh những mức tạm thời chưa hợp lý.
Vì thế thấu suốt tình hình có liên quan đến công tác định mức lao động và lao động tiền lương người cán bộ định mức có ter giải quyết kịp thời những vướng mắc, động viên người công nhân, giải quyết tâm lý, bảo đảm năng suất lao động và hoàn thành định mức lao động để ra.
Bên cạnh đó việc tổ chức bộ máy và cán bộ làm công tác định mức lao động còn có những hạn chế nhất định.
- Việc xét duyệt, ban hành mức trong xí nghiệp chưa hoàn chỉnh và chưa đúng nguyên tắc. Về cơ bản mức được xây dựng đưa lên không được thông qua hệ thống phân tích theo đúng chuyên môn để phê duyệt trước khi ban hành. Vì vậy, việc xét duyệt định mức chưa chặt chẽ, chưa có đủ điều kiện để đánh giá một cách toàn diện, mọi khả năng, mọi điều kiện trên thực tế nên hệ thống mức lao động vẫn còn có nhữn hạn chế nhất định.
- Việc không tồn tại hệ thống mức rất nhiều năm chưa được khắc phục trong khi số lượng mức ngày càng mở rộng và đòi hỏi chất lượng của công tác định mức ngày càng cao.
- Đối với công tác định mức lao động đòi hỏi cán bộ định mức phải bám sát thực tế, trực tiếp có mặt tại hiện trường sản xuất, trong cả quá trình theo dõi khảo sát, xây dựng cũng như bám sát tình hình thực tế tại các phân xưởng thì cán bộ làm công tác định mức có quan hệ giao dịch với nhiều đối tượng có liên quan do vậy thời gian dành cho công tác định mức có bị sao nhãng.
Tóm lại: Việc kiêm nhiệm nhiều công việc đòi hỏi tiến hành cùng một lúc ở những thời điểm khác nhau, đòi hỏi tính chất chuyên môn kỹ thuật khiến cho cán bộ định mức lao động khó có thể tiến hành công việc một cách toàn diện và vì thế không tránh khỏi những thiếu sót nhất định trong chất lượng công tác do không có thời gian chuyên môn về một mặt.
3.2 Đánh giá về mặt số lượng và chất lượng của hệ thống mức lao động
Về mặt số lượng mức lao động
100% mặt hàng đưa vào sản xuất chính thức ( có qui trình ) đều có định mức lao động, cụ thể xí nghiệp có 44 mặt hàng với 52 thành phẩm khác nhau. Trong đó 48 dạng thành phẩm được tiến hành định mức bằng phương pháp tiến hành khảo sát phân tích. Điều này thể hiện qua báo cáo 3 năm vừa qua.
Biểu 9 - Tình hình thực hiện ĐMLĐ trong 3 năm của xí nghiệp
Năm
Số phân xưởng
Số mặt hàng
Mặt hàng có định mức
% số mặt hàng có mức
Kết quả thực hiện định mức
1992
4
44
42
95%
130%
2000
4
48
46
95%
110%
2001
4
52
50
95%
115%
Kết quả thực hiện định mức luôn ở mức trên 100% điều này cho thấy ít có sự thay đổi lớn trong sản xuất, các mức đặt ra là tương đối hợp lý và xí nghiệp tạo điều kiện rất thuận lợi để hoàn thành định mức lao động.
3.2.2 Về mặt chất lượng mức lao động
Xí nghiệp sử dụng rất linh hoạt các phương pháp khảo phân tích trong từng điều kiện, từng công đoạn, từng chặng.
Cán bộ định mức thường xuyên giám sát thực hiện mức thông qua quyết toán lương thực hiện hàng tháng của các phân xưởng.
Các mức lao động không hợp lý chỉ khoảng 1 - 2%. Sự tồn tại của những mức này chỉ trong một thời gian ngắn, có thể chỉ trong một tuần đối với một chặng, cả mặt hàng chậm nhất làg 3 tháng.
Xí nghiệp thường xuyên nắm bắt các điều kiện về sản xuất qui trình sản xuất mặt hàng nên điều chỉnh mức lao động rất kịp thời.
Ví dụ 1
Qui trình sản xuất thuốc Tetraxiclin thay đổi từ qui trình làm ẩm sang qui trình dập thẳng, định mức lao động đã thay đổi kịp thời.
+ Định mức qui trình cũ là 18.750 viên/công
+ Định mức qui trình mới là 34.330 viên/công
Thay đổi về điều kiện sản xuất cũng làm ảnh hưởng không ít đến định mức.
Ví dụ 2
Dây chuyền sản xuất ở Quảng An rất cũ kỹ, định mức lao động cho dầu cao là 550 hộp/công. Giữa năm 1995, phân xưởng Quảng An chuyển về xí nghiệp, bắt đầu xây dựng và đưa dây chuyền mới vào hoạt động thì định mức mới bắt đầu thực hiện tháng 1/1996 là 650 hộp/công.
Chất lượng của hệ thống mức lao động ít nhiều cũng thể hiện qua báo cáo kết quả thực hiện mức tổng quát trong 3 năm gần đây ( biểu 9 ) và cụ thể là một số mặt hàng tiêu biểu trong quý 2/2002.
- Năm 1999 sở dĩ kết quả thực hiện định mức lên tới 130% do trong năm có một số mặt hàng đầu tư đang chạy thử, chưa ổn định nên tạm thời chưa thay đổi mức.
Hàng năm tỷ lệ thực hiện định mức vẫn tương đối cao do một số mặt hàng mới trong thời gian thử chưa có qui trình hay có nhưng chưa ổn định.
Biểu 10 - Tình hình thực hiện ĐMLĐ trong quý I-2002
Tên mặt hàng
ĐMLĐ
Thực hiện ĐMLĐ
Tỷ lệ thực hiện (%)
Ghi chú
1. Ampixiclin (nhộng - vỉ 10v)
12.750v/c
14.025 v/c
110
Qui trình ổn định
2. Ankitanol (9ly - đóng lọ 500v)
27.300 v/c
28.938 v/c
106
3. APC ( 10 ly, lọ 100 v)
25070 v/c
27.827 v/c
111
Thời tiết thuận lợi
4. VitaminC ( 0,1 - lọ 100v)
26.910 v/c
25.429 v/c
94,5
Thay đổi mẫu mã
5. Vitamin B6 ( 6ly - lọ 100v)
38.740 v/c
37.577 v/c
97
Thay đổi mẫu mã
5. Vitamin B1 ( 0,1 - lọ 100v)
90.500 v/c
98.645 v/c
109
7. Cloxit ( 400 v/lọ)
26.570 v/c
28.835 v/c
101
8. Paracetanol ( ép vỉ 10v)
13.330 v/c
12.756 v/v
95,7
Máy ép vỉ có sự cố
9.Tetraxiclin(chaiviên, dập thẳng)
34.330 v/v
38.449 v/v
112
Thời tiết thuận lợi
10 Vitamin B1 (tiêm -đáy bằng - 1ml)
655 ống/c
711 ống/c
107
11. Vitamin B12 ( đáy bằng 1ml)
685 ống/c
780 ống/c
114
12. Haecovit ( ống quả bồng)
410 ống/c
412 ống/c
100,5
13. Cloramohennecol (8ml,lọ nhựa)
550 lọ/c
621 lọ/c
113
14. Đexaten 9 8ml, lọ nhựa)
250 lọ/c
255 lọ/c
102
15. Hà xa đại tảo
12,5 hộp/c
12,375 hộp/c
99
Cải tiến mẫu mã
16. Dầu cao sao vàng
650 hộp/c
647 hộp/c
99,5
Mức mới được XD
17. Đau răng ( con chim )
327 lọ/c
377 lọ/c
103
18. Phitatop
550 ống/c
517 ông/c
94
Sự cố máy lạnh
19.Vi taminn B6 (6ly - lọ 15000v)
73560 v/c
74594 v/v
115
Qua biểu thống kê ta thấy rằng định mức lao động một số mặt hàng chưa sát do ảnh hưởng của nhiều nhân tố nhưng không có nhân tố nào từ phía phương pháp khảo sát.
III. Vận dụng mức lao động vào trả lương sản phẩm tại xí nghiệp dược phẩm Hà Nội
1. Các chế độ tiền lương sản phẩm đang áp dụng tại xí nghiệp dược phẩm Hà Nội
Chế độ tiền lương theo sản phẩm tập thể
Như trên đã phân tích, thuốc là sản phẩm khó tính, yêu cầu kỹ thuật tỷ mỉ, qui trình công nghệ sản xuất chặt chẽ. Có những công đoạn hay những thao tác không thể do một công nhân đảm nhận mà do nhiều công nhân cùng phối hợp trên một dây chuyền sản xuất để thực hiện từng bước công việc của qui trình sản xuất.
Vì lý do trên mà xí nghiệp áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể.
Ví dụ
Công đoạn pha chế thuốc B1 - 0,01 tiêm - 1 mẻ sản xuất 60 lít đóng ống 50.000 ống do 3 người cùng tiến hành.
+ 1 dược sỹ đại học chịu trách nhiệm pha chế chính ( CVB 6)
+ 2 công nhân phục vụ phòng pha chế và dụng cụ, làm theo hướng dẫn của dược sỹ chính ( CBCV 4/7)
ở chặng đong đếm thuốc công đoạn thành phẩm gồm 3 người: 2 người đong đếm thuốc ( CBCV 4/7 ) , 1 người phục vụ nhồi bông, goăng, nắp lọ ( CBCV 3/7)
2.2 Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp
Đối với công nhân phụ hay phục vụ, thậm chí cả ban quản đốc phân xưởng những người không trực tiếp sản xuất nhưng công việc của họ có ảnh hưởng nhiều đến kết quả của công nhân sản xuất. Song công việc của họ không thể làm theo định mức lao động được, do vậy tiền lương của họ sẽ căn cứ vào tiền lương của công nhân sản xuất.
Ví dụ
Công nhân sửa chữa, máy móc thiết bị, thợ điện trong phân xưởng, quản đốc phân xưởng, phó quản đốc phân xưởng, công nhân làm vệ sinh.
2. Cách tính đơn giá và xây dựng đơn giá
2.1 Cấu thành đơn giá
Các yếu tố cơ bản được tính vào đơn giá.
- Định mức lao động xây dựng cho từng bước công việc.
- Lương theo cấp bậc công nhân: Căncứ vào hệ thống thang bảng lương theo qui định chung của ngành dược.
- Cấp bậc công việc của công nhân sản xuất xếp vào ngạch A9 của nhóm 2.
- Cấp bậc công việc của chuyên viên đại học xếp vào nhóm 3 chuyên viên phục vụ trong các dn
Biểu 11 Thang bảng lương tại xí nghiệp
CBCV
Công nhân sản xuất
Chuyên viên đại học
Hệ số
Lương cơ bản
Hệ số
Lương cơ bản
1
1,35
283.500
1,78
373.800
2
1,47
308.700
2,02
425.200
3
1,62
340.200
2,26
474.600
4
1,78
373.800
2,50
585.000
5
2,18
452.800
2,74
581.700
6
2,57
560.700
2,98
625.800
7
3,28
688.800
3,23
678.300
- Có phụ cấp tính trong đơn giá lương sản phẩm
+ Hệ số khuyến khích sản xuất: Đây là hệ số xí nghiệp áp dụng để khuyến khích sản xuất đối với một số mặt hàng sản xuất đặc biệt những mặt hàng sản xuất khó, yêu cầu kỹ thuật cao. Hệ số này qui định tối đa: 0,07.
+ Phụ phí cho các ngày nghỉ theo chế độ như ngày nghỉ lễ, phép tết, chủ nhật. Phụ phí này được tính thêm 3 ngày mỗi tháng tức là số ngày công tháng là 23 ngày.
+ Phụ cấp độc hại: Mức độ độc hại của các công việc sản xuất trong xx được xếp vào nhóm 1 hoặc 2 theo qui định chung. Hai nhóm này chung một hệ số là 0,1 ( phụ cấp so với tiền lương cơ bản).
2.2 Cách tính đơn giá
2.2.1 Cách tính đơn giá cho một thao tác
- Căn cứ vào mức lao động đã xây dựng cho thao tác đó.
- Căn cứ vào CBCV được xác định cho từng thao tác.
- Căn cứ vào các phụ cấp.
+ Phụ cấp ngày nghỉ luôn cố định trong thành phần đơn giá là:
HSnn =
26
- 1 = 0,13
23
+ Phụ cấp độc hại được tính dựa vào hệ số độc hại cho mỗi nhóm và tiền lương theo cấp bậc công việc của mỗi thao tác.
Ví dụ: Các thao tác trực tiếp tiếp xúc với nguyên liệu, vật liệu có tính độc hại ít như B1, B6, Pracetanol ... mức độ độc hại xế vào nhóm 1.
Một số mặt hàng khác như nguyên liệu tá dược có tính độc hại cao hơn được xếp vào nhóm 2 như: Ampi, tetraxiclin ...
Cả hai nhóm đều hưởng hệ số độc hại là 0,1 theo lương cơ bản tức phụ cấp độc hại cho 1 ngày công sẽ là:
( 210.000 x 0,1 ) : 26 = 803,692 đ/ngày công
+ Hệ số phụ cấp cho từng thao tác sẽ tính bằng phụ cấp ngày nghỉ chia cho tiền lương CBCV cho thao tác đó.
+ hệ số khuyến khích: Tuỳ theo từng mặt hàng, kế hoạch sản xuất mà hệ số khuyến khích này được xí nghiệp áp dụng tương ứng.
Ví dụ:
Ampi 0,01
Vitamin B1 0,06
Phitatop 0,05
......
2.2.2 Cách tính đơn giá tiền lương
Ví dụ minh hoạ
Tính đơn giá cho thao tác rây xay, lấy nguyên liệu tá dược của quá trình sản xuất mặt hàng B1 5600000 v - 0,01 - đóng chai 2000 v
+ CBCV qui định cho thao tác này là 4/7 - độ độc hại 1.
+ Định mức lao động cho thao tác này là 32 h.
+ Hệ số khuyến khích cho mặt hàng B6 là 0,06
+ Hệ số phụ phí ngày nghỉ 0,13
Để tính hệ số độc hại trước hết ta tính
Tiền lương CBCV /ngày = 373.800 : 26 = 14376,92 đ/ngày
Hệ số độc hại cho thao tác này = 803.692 : 14376,92 = 0,056
Tính đơn giá theo CBCV cho thao tác:
Tiền lương CBCV/giờ = Tiền lương CBCV ngày : 8 h
= 14376,92 : 8 = 1797,3155 đ/h
Từ ĐMLĐ cho 1 mẻ sản xuất tính ra ĐMLĐ cho 1 viên B1
= 32 : 5600000 = 0,0000057 h/v
Đơn giá theo CBCV = Tiền lương CBCV/h x ĐM thời gian cho 1v
= 1797,3155 x 0,0000057 = 0,01024 đ/v
Tính đơn giá tổng hợp cho thao tác này.
ĐG = đơn giá tính theo CBCV x ( 1+ HS khuyến khích + HS độc hại + HS phụ phí ngày nghỉ)
= 0,01024 x ( 1 + 0,06 + 0,056 + 0,13 ) = 0,012759 đ/viên
2.23 Cách tính đơn giá tổng hợp cho 1 đơn vị sản phẩm thuốc
Tính đơn giá lần lượt cho từng thao tác theo đúng qui trình sản xuất theo các trên rồi tính tổng toàn bộ các đơn giá thành phần.
Ví dụ
Biểu 12 - Đơn giá tiền lương mặt hàng viên b1 - 6 ly - 5600000 v đóng chai 2000 v
Biểu 12
Nhận xét
Việc xây dựng đơn giá và lên đơn giá tại xí nghiệp rất kịp thời luôn luôn đi sát với việc xây dựng mức lao động. Bất cứ mặt hàng sản xuất nào có định mức lao động đều được lên đơn giá sản phẩm vì thế đã phục vụ tốt cho việc thanh toán quỹ lương khoán cho các đơn vị trong xí nghiệp.
Tính đến nay xí nghiệp có trên 50 mặt hàng sản xuất đều có đơn giá lương sản phẩm. Cũng như định mức lao động, đơn giá lương ở đây được tính toán và điều chỉnh ngay nếu như một trong các chỉ tiêu cấu thành đơn giá thay đổi.
Việc tính đơn giá dựa trên lương CBCV của từng thao tác là phương pháp khoa học thể hiện nguyên tắc “ hưởng lương theo lao động “. Các phụ cấp được tính dựa vào tỷ lệ hợp lý đã được áp dụng phổ biến ở nhiều doanh nghiệp sản xuất và có hướng dẫn của cơ quan chỉ đạo là Sở lao động thương binh - xã hội. Vì thế, đảm bảo đúng chế độ Nhà nước qui định về chế độ và quyền lợi dành cho người lao động khiến người lao động yên tâm phấn khởi làm việc.
CBCV hiện đang áp dụng để tính toán đơn giá là CBCV ho Hội đồng kỹ thuật của xí nghiệp họp bàn thống nhất áp dụng.
Đối với những sản phẩm vượt kế hoạch chưa có đơn giá để khuyến khích cho các cá nhân, các đơn vị thực hiện.
3. Cách vận dụng đơn giá để tính quỹ lương thực hiện hàng tháng cho khối trực tiếp làm ra sản phẩm.
(kể cả công nhân làm theo định mức và bộ phận phục vụ tại phân xưởng)
Nhận báo cáo sản phẩm thực hiện của các phân xưởng. Cán bộ tiền lương phải so sánh đối chiếu tình hình thực hiện so với kế hoạch từng mặt hàng.
Tính quỹ lương thực hiện cho công nhân sản xuất và công nhân phục vụ tại phân xưởng.
- Cho công nhân sản xuất theo định mức
Quỹ tiền lương thực hiện trong kỳ
( đã nhập kho)
=
Số sản phẩm đã thực hiện trong kỳ
(đã nhập kho)
x
Đơn giá từng loại
- Các công phụ đột xuất không có trong định mức như trông vận chuyển nguyên liệu, xử lý ngoài qui trình ... được thanh toán theo công và tiền lương ngày tương ứng với công đó.
Lương công phát sinh
=
Số công
x
Lương ngày ( theo CBCV) tương ứng với công đó
- Lương bộ phận phục vụ tại phân xưởng: Tính dựa vào quỹ tiền lương của công nhân sản xuất và hệ số k tính bằng cách.
k =
Tổng quỹ tiền lương CBCV của bộ phận phục vụ
Tổng quỹ tiền lương CBCV của bộ phận trực tiếp sản xuất
Quỹ lương phục vụ tại phân xưởng
=
Tổng quỹ tiền lương thực hiện theo sản phẩm
x
k
Ngoài ra quỹ lương của xí nghiệp còn cộng thêm một số phụ phí khác như phụ phí khuyến khích sản xuất ...
Phân tích cho cách vận dụng đơn giá để tính quỹ tiền lương và phân phối quỹ tiền lương trong từng phân xưởng, ở chuyên đề này xin chọn 2 phân xưởng chủ lực của xí nghiệp - Phân xưởng viên 1/2002/
Ampi ( nhộng vỉ) : 1,20584 đ x 190.847 v = 238.670 đ
Ankitanol ( 500v) : 0,446451 đ x 945.500 v = 419.887 đ
Ankitanol ( 50v) : 0,883026 đ x 520000 v = 459.174 đ
A.P.C ( 400 v) : 0,505380 đ x 4.465.485 v = 2.256.767 đ
Vitamin C ( 100v) : 0,400483 đ x 1.800.000 v = 720.788 đ
Vitamin B6 ( 1500v) : 0,176430 đ x 1008.000 v = 168.769 đ
Vitamin B6 ( 100v) : 0,264837 đ x 978.100 v = 259.027 đ
Vitamin B1 (100v) : 0,137600 đ x 33389046 v = 4594.333 đ
Vitamin B1 (2000v) : 0,243994 đ x 4790010 v = 1.168.743 đ
Cloroxit : 0,479318 đ x 389985 v = 186926 đ
Peracetanol : 0,225637 đ x 975717 v = 220155 đ
Tatraxiclin ( 400 v) : 0,348882 đ x 3872389 v = 1.351.007 đ
Stazenron ( vỉ ) : 11067,67 đ x 1290000 v = 951.821 đ
=12.996.068 đ (1)
Trong quá trình sản xuất có những công không nằm trong định mức như:
- Do máy dập viên hỏng, các viên thuốc bị đốm nên điều 1 số công để nhặt các thuốc đốn, đập ra đưa vào làm lại CBCV cho các thao tác này là 3/7 - ĐH 1)
- Theo qui trình sản xuất Tretraxiclin là qui trình dập thẳng nhưng khi vào pha chế do nguyên liệu, tá dược không bảo đảm phải đổi thành qui trình pha chế Cốm ướt ( CBCV 6/7 - Đh 1 )
- Cắt dán lại các nhãn cho phù hợp và nhặt thuốc ( CBCV 3/7 - có kèm theo hệ số khuyến khích )
Cụ thể
Công nhân do pha Tatraxiclin cốm ướt : 26 công
26 công x 11067,69 = 287.760 đ
Nhặt Peci, cắt dán nhãn Ampi, Paracetanol - 17 công
17 công x 8452,17 = 143687 đ
Công biến động nhặt viên do máy hỏng : 96 công
96 công x 8452,17 = 811408 đ
Cộng = 1.242.855 đ (2)
- Lương phục vụ tại phân xưởng bao gồm: Ban quản đốc, thợ điện, vệ sinh phân xưởng ...
Tổng quỹ lương theo CBCV của công nhân sản xuất là 12.988.200 đ
Tổng số tiền theo CBCV của công nhân phục vụ là 1.724.400 đ
Tính hệ số k
k =
1.724.400
x 100 = 13,28%
12.988.200
Lương phục vụ = 12.996.066 đ x 13,28 % = 1.725.878 đ ( 3)
Ngoài ra còn có hệ số khuyến khích phân xưởng
+ Đối với công nhân sản xuất hệ số khuyến khích là 0,1
+ Đối với bộ phận phục vụ trực tiếp tại phân xưởng hệ số này là 0,2
Cụ thể:
+ Công nhân sản xuất: ( 12.996.068 đ + 1.242.855 đ ) x 0,1 = 1.725.878 đ
+ Bộ phận phục vụ: 1.725.878 x 0,2 = 347.176 đ
2.071.054 đ ( 4)
Tổng quỹ lương thực hiện (1) + (2) + (3) + (4) = 18.035.885 đ
4. Phân phối lương trong phân xưởng
Sau khi nhận được quỹ tiền lương thực hiện trong tháng, để đi đến phân phối tiền lương cho từng cá nhân phân xưởng tiến hành chia lương cho từng tổ sản xuất dựa vào công thực hiện kết hợp đánh giá tính chất công việc ( trách nhiệm, độ năng nhọc ... )
Qua báo cáo thực hiện sản xuất của mỗi tổ, quản đốc phân xưởng xác định công thực hiện cho từng tổ ( công theo định mức)
Ví dụ
Tiến hành phân chia quỹ lương cho 4 tổ tại phân xưởng viên tháng 01/2002
Tổ pha chế gồm 10 người thực hiện 269 công sản xuất, 26 công biến động ( công chênh do pha chế cốm ướt )
Tổ dập viên gồm 8 người thực hiện 309 công sản xuất và 48 công biến động ( nhặt viên do máy hỏng )
Tổ thành phẩm gồm 8 người thực hiện 210 công sản xuất và 48 công biến động (nhặt viên do máy hỏng )
Ghi chú: Chỉ có 4 máy dập viên, nên đa phần anh em đi thông 1,5 ca/ngày.
Sau khi xác định được công thực hiện từng tổ, ban quản đốc họp bàn và thống nhất trong toàn phân xưởng lên hệ số tính lương cho các tổ tuỳ theo tính chất công việc của từng tổ.
Tổ pha chế đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cũng như yêu cầu về kỹ thuật rất chặt chẽ, nếu sai công đoạn này toàn bộ mẻ thuốc sẽ bị hỏng, nên hệ số trách nhiệm cho thao tác thuốc này là 0,2 và hệ số nặng nhọc là 0,25.
Tổ dập viên chủ yếu là trên máy nên độ nặng nhọc là 0,1 nhưng hệ số trách nhiệm là 0,3 vì tinh thần bảo quản thuốc đòi hỏi rất cao....
Các hệ số được tính tại phân xưởng cụ thể như biểu 13
Biểu 13 - Hệ số tổng hợp cho từng tổ
Tổ
Hệ số gốc
Hệ số được cộng
Hệ số tổng hợp
Trách nhiệm
Nặng nhọc
Pha chế
1
0,2
0,25
1,45
Dập viên + điện
1
0,3
0,1
1,4
Thành phẩm 1
1
0,1
0,1
1,2
Thành phẩm 2
1
0,15
0,1
1,25
Vệ sinh CN
1
-
0,1
1,1
Ban quản đốc
1
0,5
0,1
1,6
- Công thực hiện trong tháng qui về công hệ số
+ Tổ pha chế : 266 công x 145 = 390 công hệ số
+ Tổ dập viên : 309 công x 1,4 = 432 công hệ số
+ Tổ thành phẩm 1: 217 công x 1,2 = 260 công hệ số
+ Tổ thành phẩm 2: 210 công x 1,25 = 262 công hệ số
Cộng = 1344 công hệ số
Tiền lương theo sản phẩm của từng tổ
=
12.996.068
= 9669,69 đ/ công hệ số
1344
Quỹ tiền lương theo sản phẩm của từng tổ
+Tổ pha chế : 390 c x 9669,69 đ = 3.771.200 đ
+ Tổ dập viên : 432 c x 9669,69 đ = 4.711.300 đ
+ Tổ thành phẩm 1: 260 c x 9669,69 đ = 2.514.100 đ
+ Tổ thành phẩm 2: 262 c x 9669,69 đ = 2.533.400 đ
Tính tiền lương biến động cho từng tổ
+ Tổ pha chế cho pha Tetraxiclin ướt 17 công : 287.760 đ
+ Tổ dập viên 48 công do máy hỏng : 405.700 đ
+ tổ thành phẩm 1, 17 công ( do nhặt thuốc, cắt dán nhãn) : 143.687 đ
+ tổ thành phẩm 2, 48 công ( do máy hỏng ) : 405.700 đ
Tiến hành chia quỹ lương cho từng người
Ví dụ:
Chọn tổ TP 2 trong phân xưởng để minh hoạ cho cách chia:
Quỹ lương của tổ thành phẩm 2 = 2.533.400 đ + 405.700 đ = 2.939.100 đ
Qua kết quả theo dõi tình hình thực hiện trong tháng của từng người (căn cứ vào công việc thực hiện theo định mức) tổ trưởng sản xuất sẽ tiến hành chia lương cho công nhân sản xuất
Họ tên
Ngày công
Số công biến động
Tuỳ ( tổ trưởng )
26 x 1,2 =31,2 HS trách nhiệm
10
Bùi Hà
27
8
Phạm Kha
28
8
Hồng Mai
27
6
Tâm
25
10
Châu Anh
26
-
Hạnh Châu
25
-
Thư
26
-
Tổng
215 công
Tiền lương 1 công = 2533.400 đ : 215 công = 11783 đ/công
(theo lương sản phẩm)
Mỗi công biến động của tổ TP 2 8452,17 đ/công
Tiền lương cho từng người sẽ như sau:
Lương sản phẩm = số công x tiền lương 1 công (theo sản phẩm )
Lương biến động = số công x tiền lương 1 ngày công biến động
Biểu 14 - Lương công nhân tổ TP 2 - PX viên tháng 1/2002
Họ tên
Lương sản phẩm
Lương biến động
Tổng tiền lương
Tuỳ ( tổ trưởng )
365.200
845.00
449.700
Bùi Hà
318.100
676.00
385.700
Phạm Kha
329.900
676.00
397.500
Hồng Mai
318.100
50.700
368.800
Tâm
294.600
48.500
379.100
Châu Anh
306.400
-
306.400
Hạnh Châu
294.600
-
394.600
Thư
306.400
50.700
357.000
Tổng
2.533.400 đ
405.700 đ
2.939.100 đ
Phân chia quỹ lương cho bộ phận phục vụ tại phân xưởng
Gồm 4 người
Chức vụ
Hệ số tổng hợp
Số công thực hiện
Công hệ số
Quản đốc
1,6
27
43,2 c
Phó quản đốc
1,6
27
43,2 c
Vệ sinh CN
1,1
27
29,7
Thợ điện
1,4
27
37,8 c
Bình quân cho 1 công hệ số = 1.725.878 đ : 159,9 c = 11214,28 đ/CHS
Tiền lương của bộ phận phục vụ là
Quản đốc = 43,2 x 11214,28 đ = 484.000 đ
Phó quản đốc = 43,2 x 11214,28 đ = 484.000 đ
Vệ sinh CN = 29,7 x 11214,28 đ = 333.000 đ
Thợ điện = 37,7 x x 11214,28 đ = 424.000 đ
Cộng = 1.725.000 đ
ưu điểm của cách phân phối tiền lương của xí nghiệp
Cách phân phố tiền lương của xí nghiệp theo phương pháp trên đây (đại diện là PX viên ) có thể nhận thấy:
Xí nghiệp đã lấy năng suất lao động cá nhân làm cơ sở chủ yếu đồng thời có kết hợp tính chất của từng công việc nên tiền lương đã có tác dụng vừa khuyến khích công nhân phấn đấu tăng năng suất lao động vừa đảm bảo tính công bằng giữa các công việc khác nhau nên người công nhân sẵn sàng làm bất cứ công việc gì, không có tư tưởng bỏ việc quá dễ hay quá khó. Chính vì vậy sản xuất được duy trì một cách liên tục cân đối và khai thác được năng lực tiềm năng trong sản xuất.
Tuy nhiên do phương pháp định mức của xí nghiệp mới chỉ xác định hao phí một cách chung nhất, các mức xây dựng cho các bước công việc hay thao tác là chưa có vì vậy vận dụng mức lao động trong phân phối lương của xí nghiệp vẫn còn có những hạn chế nhất định.
Hạn chế của cách phân phối quỹ lương
Hình thức phân phối này mang nặng tính bình quân chủ nghĩa, mới chỉ khuyến khích được tập thể người lao động mà chưa khuyến khích tới từng cá nhân.
Ví dụ trên phân chia quỹ lương cho bộ phận phục vụ tại phân xưởng, cả quản đốc phân xưởng và công nhân phục vụ vệ sinh công nghiệp đều được hưởng ngày công như nhau.
Do cách phân phối trên nên chưa khuyến khích người công nhân nâng cao tay nghề và tiền lương ngày công của cả tổ là chung.
Tỷ lệ tính công giữa các tổ áp dụng cho mọi mặt hàng sản xuất có khi chưa hoàn toàn hợp lý vì tính chất khác nhau của từng mặt hàng. Hơn nữa căn cứ xây dựng các hệ số này hoàn toàn là do kinh nghiệm nên tính chất công bằng cho từng tổ chỉ mang tính tương đối.
Phần thứ ba
Một số kiến nghị về công tác định mức lao động và việc áp dụng mức lao động vào trả lương sản phẩm tại xí nghiệp dược phẩm Hà Nội
I. Mục tiêu của xí nghiệp trong thời gian tới
Phong cách lao động có mức, theo mức cụ thể là phong cách lao động có kỷ luật có hiệu quả cao. Không thể nói khác được, bởi vì mức lao động là mục tiêu, là nhiệm vụ của mỗi người lao động trong những điều kiện nhất định. Mức lao động hợp lý chỉ có thể xây dựng trong điều kiện tổ chức - kỷ luật hợp lý. Đó là điều kiện không cho phép người công nhân lao động tuỳ tiện, vừa không tuân theo qui trình công nghệ, qui trình lao động, vừa gây lãng phí thời gian. Làm việc trong điều kiện đó buộc người công nhân phải nêu cao tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật - Để trước hết bảo đảm tiền lương cho bản thân và sau đó là bảo đảm lợi ích chung cho toàn xí nghiệp. Tất cả các điều kiện đã khẳng định: hướng tới hoàn thiện công tác định mức lao động là một vấn đề tất yếu.
Để hoàn thiện công tác định mức lao động, các doanh nghiệp cần phải đề cao kỷ luật lao động, quản lý chặt chẽ lao động theo định mức công việc, nắm lấy mà quản lý tốt lao động, sử dụng tiền lương, tiền thưởng như đòn bẩy kinh tế để thúc đẩy sản xuất phát triển.
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của định mức lao động xuyên suốt từ khâu xây dựng định mức bằng phương pháp khảo sát phân tích ( một phương pháp khảo sát khoa học ) đến khâu kiểm tra giám sát thường xuyên các định mức lao động đang áp dụng để kịp thời đưa ra các điều chỉnh đối với những bất hợp lý trong quá trình áp dụng.
Chính vì vậy mà định mức lao động là cơ sở chính xác để xây dựng đơn giá lương sản phẩm hợp lý. Việc xây dựng và lên đơn giá lương sản phẩm tại xí nghiệp rất kịp thời và phục vụ tốt cho việc tính quỹ lương khoán cho các phân xưởng.
Song song với công tác định mức lao động xí nghiệp đang dần dần từng bước hoàn thiện việc áp dụng chế độ trả lương theo sản phẩm. Phân phối tiền lương dựa trên cơ sở năng suất lao động của công nhân đồng thời kết hợp với tính chất của từng công việc nên nó đã có tác dụng khuyến khích công nhân sản xuất nâng cao năng suất lao động. Đồng thời chế độ trả lương theo tập thể đang áp dụng tại xí nghiệp đã phát huy tinh thần hợp tác trong tập thể công nhân.
II. Một số kiến nghị về công tác định mức lao động và việc áp dụng mức lao động vào trả lương sản phẩm tại xí nghiệp dược phẩm Hà Nội
Bên cạnh những ưu điểm nói trên, bộ máy làm công tác định mức lao động cũng như chế độ phân phối tiền lương sản phẩm không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Qua phân tích tình hình thực tế tại xí nghiệp tôi xin được trình bày một số ý kiến sau:
1. Về phương pháp khảo sát
Như trên đã phân tích xí nghiệp sử dụng phương pháp khảo sát phân tích (cụ thể là phương pháp chụp ảnh) để xây dựng mức. Tuy nhiên, quá trình xây dựng mức bằng phương pháp này tại xí nghiệp chưa phát huy hết vai trò đầy đủ của một phương pháp khảo sát khoa học. Chụp ảnh quá trình làm việc của công nhân hay một nhóm công nhân cần phải chia tỷ mỷ quá trình sản xuất thành các bước công việc, xác định các hao phí từng loại mới cho phép đánh giá tính hợp lý của mỗi loại hao phí từng loại mới cho phép đánh giá tính hợp lý của mỗi loại hao phí thời gian trong toàn bộ thời gian khảo sát, từ đó phát hiện ra những lãng phí không trông thấy, những lãng phí thuộc về tổ chức phục vụ và những lãng phí do công nhân để có những biện pháp khắc phục kịp thời.
Xin được nêu lên một ví dụ cụ thể: Tiến hành khảo sát chụp ảnh cho một nhóm công nhân pha chế và đóng thuốc tiêm B12 - 50000 ống ( đã loại trừ hư hao)
- Ngày chụp ảnh: 3/4 ; 5/4 ; 7/4 ( phiếu ghi số 1, 2, 3)
- Tên công nhân
+ DS Mai, CVB 6 chịu trách nhiệm pha chế chính, hướng dẫn công nhân phục vụ mình và giám sát toàn bộ quá trình từ pha chế đến đóng ống.
+ Công nhân phục vụ Thư CBCV 4/7
+ Công nhân phục vụ Minh CBCV 4/7
+ Công nhân đóng thuốc Dương CBCV 4/7
+ Công nhân đóng thuốc Quỳnh CBCV 5/7
- Thời gian quan sát
+ Ngày 3/4 từ 7h30’ - 16h30’ - thời gian quan sát 480 phút
2 công nhân phục vụ từ 7h 30’ - 11h30’ thời gian quan sát là 240’
+ Ngày 5/4 từ 7h30’ - 17h - thời gian quan sát 510’
2 công nhân phục vụ từ 7h 30’ - 11h30’ - thời gian quan sát 260’
+ Ngày 7/4 từ 7h30’ - 16h30’ thời gian quan sát 480’
2 công nhân phục vụ từ 7h 30’ - 11h30’ - thời gian quan sát 240’
- Sản lượng làm được trong mỗi ca: 60 lít - 50000 ống
- Nhiệm vụ của mỗi người trong nhóm
+ DS chịu trách nhiệm pha chế chính, tính toán công thức, đo và kiểm tra thử, hướng dẫn các công nhân phục vụ mình.
+ Công nhân phục vụ làm theo hướng dẫn của dược sỹ chính. Họ chỉ phục vụ công việc pha chế của dược sỹ chính vào buổi sáng, chiều họ được bố trí làm công việc khác.
+ Công nhân đóng ống sẽ chuẩn bị và điều khiển máy đóng ống theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
Chú ý: Thuốc được pha chế xong kiểm nghiệm nếu đạt kết quả phải đóng ngay lập tức không để đến ca làm việc sau.
- Thời gian quan sát: 1 mẻ thuốc 60 lít đóng 50.000 ống ( sau khi loại trừ hư hao )
- Chú ý một số yêu cầu kỹ thuật đối với đóng ống.
+ Thuốc được pha chế phải đóng ngay lập tức không để đến ngày hôm sau.
+ Trong điều kiện ống rỗng sạch không được sấy, vẩy kiệt nước trước khi đóng ống.
+ Trong quá trình đóng ống 15 phút kiểm trâ một lần dung dịch của ống bằng bơm tiêm 5ml để kịp thời điều chỉnh lượng thuốc cần đóng vào ống.
+ Tủ chân không và các tủ phải được kê bằng phẳng
- Tiến hành phân loại thời gian hao phí.
Thời gian chuẩn kết bao gồm:
TCK1: Nhận nhiệm vụ
TCK2: Lấy nguyên liệu
TCK3: Chuẩn bị dụng cụ
TCK4: Dọn dụng cụ
TCK5: Tính toán công thức
Thời gian phục vụ gồm
Tpvtc1: Hướng dẫn công nhân phục vụ và công nhân đóng thuốc
Tpvtc2: Giám sát công nhân
Tpvtc3: Vệ sinh dụng cụ, vệ sinh nơi làm việc trước và sau khi pha chế
Tpvtc4: Kiểm tra vệ sinh ống trước khi đưa vào đóng
Tpvtc5: Cân đong nguyên liệu
TPVKT1: Đo độ PH, điều chỉnh bằng dung dịch axít Clohydric 0,1N
TPVKT2: Định lượng dung dịch đã lọc
TPVKT3: Kiểm tra độ PH của dung dịch đã lọc bằng máy PH
TPVKT4: Căn cứ kết quả kiểm tra sơ bộ bán thành phẩm và điều chỉnh nếu chưa đạt
TPVKT5: Vẩy ống
TPVKT6: Xếp khay, bó ống
TPVKT7: Kiểm tra dung dịch của ống trước khi đóng
Thời gian lãng phí bao gồm
TLPTC: Chờ nguyên liệu dụng cụ
TLPKT: Do thuốc đục phải lọc lại
TLPCN1: Đi muộn về sớm
TLPCN2: Nói chuyện làm không đúng yêu cầu
Tnc1: Uống nước, nhu cầu cần thiết
Tnc2: Vệ sinh cá nhân
Thời gian tác nghiệp
Ttn: Tiến hành pha chế thuốc lần lượt các thao tác theo đúng qui trình tiến hành đóng ống trên máy.
- Tiến hành khảo sát và ghi chép vào phiếu chụp ảnh ( biểu 14) sau đó tiến hành phân tích sử dụng thời gian lao động của từng người, khả năng tiết kiệm của mỗi người đưa đến khả năng tiết kiệm thời gian hao phí của cả nhóm từ đó tính đến khả năng tăng năng suất lao động.
Biểu 14 - Phiếu chụp ảnh nhóm CN pha chế và đóng thuốc
Thời gian hao phí
DS Mai
CNPV Minh
CNPV Thư
CN đóng thuốc Dương
CN đóng thuốc Quỳnh
1
2
3
1
2
3
1
2
3
1
2
3
1
2
3
TCK1
-
-
-
10
10
8
10
8
10
7
5
6
8
5
7
TCK2
27
30
26
-
-
-
-
-
-
21
20
21
20
20
22
TCK3
-
-
-
7
7
7
7
7
8
5
5
4
5
5
6
TCK4
-
-
-
8
8
8
8
9
8
4
4
5
4
5
4
TCK5
20
15
20
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
TCK
47
45
46
25
25
23
25
24
26
37
34
36
37
35
39
Tpvtc1
20
20
20
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Tpvtc2
16
15
17
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Tpvtc3
-
-
-
25
25
25
25
20
23
12
10
10
10
10
10
Tpvtc4
-
-
-
-
-
-
-
-
-
23
18
25
20
20
23
Tpvtc5
-
35
-
10
10
10
12
10
10
-
-
-
-
-
-
Tpvtc
36
15
37
35
35
35
37
30
33
35
28
35
30
30
33
Tpvkt1
17
10
16
5
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Tpvkt2
10
10
10
-
-
2
-
-
-
-
-
-
-
-
Tpvkt3
10
15
10
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Tpvkt4
16
-
15
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Tpvkt5
-
-
-
-
-
-
-
-
-
30
30
30
28
30
31
Tpvkt6
-
-
-
-
-
-
-
-
-
45
50
48
45
47
48
Tpvkt7
-
-
-
-
-
-
-
-
-
27
30
28
30
30
28
Tpvkt
53
50
51
5
-
2
-
-
-
102
110
106
103
107
107
TPV
89
85
88
45
35
37
37
30
33
137
138
141
133
137
142
Tlptc
2
6
3
5
-
5
-
-
3
-
5
5
3
3
2
Tlpkt
-
10
-
-
5
-
3
15
3
3
15
-
15
3
-
Tlpcn1
7
-
5
5
3
6
5
2
5
5
2
5
5
5
5
Tlpcn2
3
-
4
5
-
4
2
-
3
3
0
2
3
2
5
Tlp
12
16
12
15
18
15
10
7
14
10
22
12
26
13
12
Tnc1
10
10
11
12
10
15
10
12
10
10
10
12
15
12
10
Tnc2
15
15
15
7
5
5
6
5
5
14
13
13
12
17
12
Tnc
25
25
26
19
15
5
16
17
15
24
23
25
27
29
22
Ttn
336
308
316
167
260
240
172
152
152
293
266
272
287
263
260
Tổng
480
510
480
240
260
240
240
260
240
480
510
480
480
510
480
Dựa vào phiếu chụp ảnh, tính hao phí bình quân 3 ngày khảo sát để xác định hao phí trung bình mỗi lần cho mỗi loại thời gian
Biểu 15 Tổng hợp thời gian tiêu hao bình quân 3 lần khảo sát
Loại thời gian hao phí
Dược sỹ Mai
CN phục vụ Minh
CN phục vụ Thư
CN đóng thuốc Dương
CN đóng thuốc Quỳnh
Tck
46
24
25
33,5
37
Tpv
87
37
33
138,5
137
Ttn
318
155
158,5
275,5
270
Tne
25
14,5
16
24
26
Tlp
13
16
13,5
14,5
17
Qua biểu phân tích tình hình sử dụng thời gian trên, sau khi hạn chế những lãng phí thời gian lao động, phân bố lại thời gian giữa các loại thời gian hao phí thì năng suất có thể tăng lên 2,32 % trong đó có tính đến phần năng suất lao động từng cá nhân. từ đó có thể tính định mức lao động cho cả nhóm.
Định mức lao động cho cả nhóm = 1957,5 - 1957,5 x 2,32 % = 1912’ = 31,8 h.
So sánh với định mức lao động xây dựng tại xí nghiệp (32h) thì định mức này toàn sát thực. Song qua cách khảo sát cán bộ định mức có thể phân tích được tình hình sử dụng thời gian lao đôngj của mỗi công nhân, đánh giá được ai sử dụng thời gian hiệu quả nhất, đồng thời phát hiện những yếu tố gây gián đoạn sản xuất, lãng phí công để có biện pháp khắc phục kịp thời ( như yếu tố phục vụ nguyên liệu, dụng cụ chưa tốt, công nhân còn nói chuyện, đi chấm về sớm ...) từ đó không ngừng cải tiến tổ chức sản xuất, tổ chức lao động.
- Đối với phương pháp bấm giờ xí nghiệp nên tiến hành bấm giờ cho một sản phẩm và chụp ảnh để xác định tình hình sử dụng lao động và khả năng nâng cao năng suất lao động của công nhân, không nên bấm giờ trong một giờ làm việc khó phát hiện những hao phí không nhìn thấy của công nhân.
Ví dụ 2
Bấm giờ và chụp ảnh cho một công nhân cắt ống.
+ Ngày chụp ảnh 20/3/2002
+ Tên công nhân Vân Anh
+ Nhiệm vụ cắt ống rỗng B12
+ Thời gian quan sát 480’
+ Sản lượng thực hiện 6010 ống
Qua khảo sát thực tế tại nơi làm việc bằng việc bấm giờ thời gian tiêu hao để cắt một sản phẩm ống kết quả thể hiện trên phiếu bấm giờ như sau:
Biểu 16 - Phiếu bấm giờ 1
Tên công việc
Số lần quan sát
Thời gian tiêu hao trung bình (giây)
1
2
3
4
5
6
Cắt ống
3,9
3,7
3,7
3,8
4
3,7
3,8
Biểu 17
Biểu 18 Phiếu chụp ảnh cá nhân ngày làm việc
Đơn vị: Phút
Ký hiệu
Tên thời gian hao phí
Thời gian 1 lần hao phí
Số lần lặp lại
Tổng thời gian hao phí
Tổng TG hao phí dự tính
TCK 1
Nhận nhiệm vụ,
15
1
15
TCK 2
Nhận nguyên liệu
4
1
4
TCK
Dọn dụng cụ
19
20
%
3,96
4,17
TPV + C
Xếp vật liệu
5
2
10
10
%
2,08
2,08
Ttn
Cắt ống
383
409
%
79,79
85,2
Tnc 1
Nghỉ ngơi cần thiết
8
2
16
Tnc 2
Vệ sinh cá nhân
13
2
26
Tnc
42
41
%
8,75
8,54
Tlpcn1
Đi chậm về sớm
5
2
10
Tlpcn2
Nói chuyện
3
3
9
Tlpcn
Chờ nguyên liệu
7
1
7
Tlp
26
0
%
5,42
0
Tổng
480
Việc xác định mức sản lượng của nhóm công nhân này thực chất là xác định số ống được cắt ở trong ca là bao nhiêu, căn cứ vào phiếu bấm giờ ( biểu 16) và phiếu chụp ảnh ta tính mức sản lượng cho công việc cắt ống như sau:
MSL =
Ttnca
Ttn 1 sản phẩm
Tca = Tck + Tpv + Tnc + Ttn -> Ttn = Tca - ( Tpv + Tck + Tnc )
= 480 - ( 10 + 19 + 42) = 409’
MSL = ( 409 x 60’) : 3,8 = 6457 ống/ca.
So sánh mức sản lượng tới mức sản lượng thực tế.
Theo tài liệu khảo sát ngày 20/3/2002 thì sản lượng thực tế là 6010 ống trong khi thời gian hao phí là 26 phút do chờ nguyên liệu, còn hiện tượng nói chuyện, đi chậm về sớm. Vậy nếu sử dụng đầy đủ thời gian thì sản lượng có thể đạt là.
6010 +
26 x 60
= 6420 ống/ca
3,8
Khả năng tăng năng suất lao động của công nhân sẽ là = ( 6420 – 6010 ) : 6010 = 0,0682 = 6,82 %
Qua phân tích tình hình thực hiện có thể thấy vẫn còn tồn tại những yếu tố lãng phí làm giảm năng suất lao động ( thời gian lãng phí còn chiếm 5,42 % ). Nếu có biện pháp khắc phục như tổ chức phục vụ tốt thì năng suất lao động có thể tăng lên 6,82 %. Như vậy mức sản lượng xây dựng là hợp lí.
2. Về bộ máy làm công tác định mức lao động
Là một xí nghiệp chuyên ngành Dược, kiến thức nghiệp vụ chuyên môn về Dược không chỉ cần thiết đối với cán bộ kĩ thuật mà còn không thể thiếu được đối với cán bộ quản lí kinh tế khác trong đó có cán bộ quản lí lao động.
Cán bộ làm công tác địng mức lao động của xí nghiệp là cử nhân kinh tế, được đào tạo chuyên về ngành kinh tế lao động đây là điều kiện thuận lợi trong công tác giám sát sản xuất, quản lí lao động, định mức lao động và phân phối tiền lương. Tuy nhiên để nâng cao chất lượng công tác định mức lao động, xí nghiệp cần tạo điều kiện để cán bộ định mức lao động được trang bị thêm về kiến thức chuyên môn Dược.
Bên cạnh đó xí nghiệp cần thành lập một hội đồngđịnh mức để ban hành mức hoàn chỉnhvà đúng nguyên tắc, bảo đảm mức mới được xây dựng được phân tích theo đúng chuyên môn để phe duyệt trước khi ban hành.
Mối quan hệ giữa các phòng ban và công tác định mức lao động còn chưa được chặt chẽ. Công tác định mức lao động còn khoán trắng chi cán bộ định mức nên chất lượng của công tác định mức còn hạn chế rất nhiều.
Vì vậy để hoàn thiện công tác định mức lao động và nâng cao chất lượng các mức lao động mới được xây dựng xí nghiệp cần tạo điều kiện để tăng cường quan hệ hỗ trợ giữa các phòng ban với bộ phận định mức lao động để nắm được kế hoạch sản xuất, điều độ cung tiêu kế toán, các đơn vị phục vụ sản xuất như tổ cơ điện ...) để cán bộ định mức có thể theo sát tình hình thực tế, theo dõi việc thực hiện mức có thể theo sát tình hình thực tế, theo dõi việc thực hiện mức mới, kịp thời điều chỉnh những mức không phù hợp.
Sự hỗ trợ của các phòng ban sẽ tạo điều kiện để cán bộ định mức làm việc không riêng lẻ, bảo đảm hệ thống mức chính xác thật sự là cơ sở tốt tính toán đơn giá công bằng và bên ké hoạch điều độ sản xuất.
3. Về cach phân phối quỹ lương trong phân xưởng.
Việc phân phối quỹ lương của xí nghiệp đã bước đầu thực hiện phân phối theo sản phẩm, nhưng chỉ có tính chất tương đối và còn dùng lại ở việc phân phối lương theo sản phẩm đến từng phân xưởng. Phân phối từ phân xưởng đến từng cá nhân người lao động còn căn cứ vào mặt bằng công (công có mặt và công theo định mức thực hiện).
Tuy đã có tính đến tính chất của từng công việc (có số lượng cho từng khâu) nhưng việc phân phối lương theo mặt bằng ngày công còn mang nặng tính bình quân chủ nghĩa vì vậy thưởng hay phân phối tiền lương sản phẩm chỉ có tác dụng khuyến khích tập thể mà chưa khuyến khích đến từng cá nhân. Vì vậy trong thời gian tới xí nghiệp cần hoàn thiện thêm một bước phân phối tiền lương để có thể tiến hành trả lương theo sản phẩm đến từng người công nhân theo đơn giá của từng bước công việc mà mỗi người dân tiến hành.
Xí nghiệp có thể áp dụng thêm hình thức trả lương theo sản phẩm có thưởng và chia lương cho công nhân trong phân xưởng theo một trong hai phương pháp đã nêu ở trên đó là phương pháp hệ số điều chỉnh và phương pháp giờ hệ số.
Để trả lương theo sản phẩm một cách hợp lý cần phải ghi chép ngày công, giờ công, số lượng sản phẩm của từng công nhân một cách chính sác trên phiếu năng xuất lao động cá nhân. Tuy nhiên việc ghi chép vào phiếu năng xuất lao động cá nhân ở xí nghiệp chưa được chi tiết theo từng ngày do đó mà ngày công, giờ công còn nhập nhằng dẫn đến tiền lương trả chưa chính xác làm hạn chế tác dụng của công tác định mức lao động và hạn chế tính ưu việt của chế độ trả lương theo sản phẩm.
Trong thời gian tới xí nghiệp cần cái tiến cách ghi chép sổ sách của lao động và cá nhân. Việc ghi chép phải trung thực chính sác, ghi hàng ngày và mỗi ngày cần phải kiểm tra lại sổ sách, số lượng ghi chép. Việc ghi chép có chính sác mới là cơ sở cho định mức lao động và phân phối tiền lương.
Dưới đây, xin được trình bày cách ghi chép trên một số biểu liên quan trực tiếp đến việc theo dõi tình hình thực hiện mức hàng thánh và tính tiền lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân thông qua phiếu ghi năng suất lao động cá nhân.
Cụ thể cách ghi trên phiếu này như sau:
+ Người công nhân tiến hành ghi thường xuyên công việc của mình trong từng ngày, định mức lao động cho công việc đó, số lượng, sản phẩm làm được và thời gian thực tế tiêu hao. Sau đó căn cứ mức thực hiện và định mức để xác định vượt hay hụt kế hoạch.
+ Người công nhân phải ghi chi tiết ngày nghỉ lễ, tết… Hay nghỉ do nguyên nhân khác. Đồng thời ghi cụ thể các nhân tố làm ảnh hưởng đến năng xuất lao động.
Ví dụ1
Tiến hành ghi vào phiếu khảo sát cho Nguyễn Kim Dung phân xưởng viên - tổ sản xuất thành phẩm
Biểu 19: Phiếu ghi năng xuất lao động cá nhân.
Xí nghiệp dược phẩm Hà Nội.
Phân xưởng viên.
Tổ sản xuất thành phẩm Họ tên công nhân: Nguyễn Kim Dung
Ngày- tháng năm
Thao tác việc làm
ĐM giao cho một công
Sản lượng thực tế làm được.
Thời gian tiêu hao thực tế
Sản lượng thực tế so với định mức
Ghi chú
Vươt (+)
Thiếu (-)
SL
Giờ
SL
Giờ
2/3/2002
Đong đếm B1
39.200V
40.000V
8h
800
3/3/2002
Đong đếm C
30.000 v
16.000 v
4h
100
Xi xáp, đóng dấu
300 chai/c
149
4h
10
Do mệ
4/4/2092
Nghỉ
tập hát
+ Người công nhân phải tiến hành ghi hàng ngày hoặc sáng hôm sau ghi ngay mới bảo đảm chính xác, tổ sản xuất tiến hành kiểm tra hàng tuần, theo dõi, đối chiếu và phát hiện những sai sót.
+ Đến cuối kỳ kế hoạch người thống kê phân xưởng tập hợp phiếu ghi lên bảng sử dụng thời gian theo mẫu ( Biểu 20 )
Biểu 20 - Tình hình sử dụng ngày công lao động trong tháng
STT
Họ và tên
Công dương lịch
Công chế độ
Diễn giải
Công SP
Nghỉ 100%
Ngừng 70%
Nghỉ BHXH
Nghỉ việc riêng
Nghỉ khác
1
Thu
30
26
20
2
2
-
2
-
2
Trên phiếu tiến hành ghi lần lượt ngày công thực hiện cho từng cá nhân trong tổ. Trong đó chú ý công dương lịch công chế độ: Công nhà nước quy định phải làm việc “ ngoài trừ ngày chủ nhật”
Diễn giải sủ dụng thời gian,.
1.- Công sản phẩm - công làm ra sản phẩm.
2.- Nghỉ 100% - những công nhân nghỉ nhưng hưởng 100% lương (hiếu, hỷ)
3.- Ngừng 70% - những công nghỉ hưởng 70% lương - công do người công nhân phải tạm ngừng nhưng không do của người công nhân như mất điện, công nhân vận hành máy chờ công nhân sửa chữa không được điều đi làm việc khác.
4.- Nghỉ BHXH - ốm đau, thai sản, v..v
5.- Nghỉ việc riêng có đơn xin nghỉ không lương
6.- Nghỉ khác - họp, công tác...
Tông các công diễn giải trong tháng phải bằng công chế độ trong tháng đó nếu sai phải kiểm tra lại.
Sau khi có bảng sử dụng thời gian lao động cán bộ thống kê lên bảng cân đối sử dụng thời gian lao động qua việc tập hợp thời gian làm ra sản phảm của từng người ứng với thao tác của từng mặt hàng từ ngày đầu tiên đến ngày cuối cùng trong kỳ kế hoạch tương ứng với số sản phẩm thực hiện được.
Sau đó cán bộ thống kê phân xướng lập bảng cân đối sử dụng thời gian lao động và số sản phẩm thực hiện (biểu 21)
)Biểu 21)
Ví dụ 2
Công nhân Thu.
+ Trong mặt hàng B1 chỉ tham gia 2 thao tác ( TT )- ghi cụ thể số giờ (G)
số sản phẩm ( H) công nhân này làm việc được, TT không tham gia bỏ trống.
+ Mặt hàng B6 tham gia thao tác 1,3 ghi tương tự
+ Ghi tiếp cho đến khi hết các mặt hàng
+ Cuối cùng tính tổng toàn bộ thời gian tham gia của công nhân trong tháng.
Chú ý: Tổng số thời gian trên phải bằng tổng số công làm theo sản p hẩm của công nhân ghi trên phiếu sử dụng ngày công lao động hàng tháng.
Tổng số theo cột dọc số hàng làm ra hàng tháng của cả tổ trong từng thao tác sẽ bằng số sản phẩm nhập kho ( M, N, P...) trong tháng của mặt hàng này
N 1= N2 = N 3=N
M 1= M2 = M 3=M
P 1= P2 = P3=P
...........
Thời gian tiêu hao G1, G2.... và số sản phẩm thực hiện trong từng thao tác của cả tổ sẽ là căn cứ quan trọng để cán bộ định mức đánh giá tình hình thực hiện mức hàng tháng cho chính xác, thường xuyên tại phân xưởng. Qua tình hình thực tế nếu cán bộ định mức phát hiện thấy khả năng thực hiện mức trong từng thao tác, từng bước công việc không ổn định phải tiến hành theo dõi thường xuyên để thay đổi mức mới.
Ví dụ 3 Công nhân Thu
Ghi như ví dụ 2
- Căn cứ vào biểu cân đối sử dụng thời gian và sản phẩm thực hiện cán bộ thống kê phân xưởng sẽ tiến hành lên biểu lương sản phẩm của tổ ( Biểu 22)
Biểu 22 tính lương theo sản phẩm thực hiện.
Biểu 22
+ Đưa số lượng sản phẩm thực hiện ở từng thao tác, từng mặt hàng ( H)
Mỗi thao tác ghi cụ thể đơn giá
+ Tiền lương trả cho số sản phẩm thực hiện mỗi thao tác tính bằng cách
Số sản phẩm thực hiện x Đơn giá của thao tác ấy.
Ghi vào cột ( T)
+ Cộng ngang dòng tính tổng tiền lương thực hiện của từng người.
Tuần tự thực hiện từ công nhân 1 đến công nhân thứ n.
Chú ý: Sau khi hoàn thành tiến hành cộng dọc kiểm tra lại bằng cách lấy tổng tiền lương ở từng mặt hàng chia cho số sản phẩm thực hiện ( phải bằng số sản phẩm nhập kho ) nhất định phải bằng đơn giá cho sản phẩm ấy, nếu không đúng kiểm tra lại phát hiện sai sót.
- Cuối cùng căn cứ vào biểu sử dụng thời gian lao động, biểu tính lương sản phẩm thực hiện, cán bộ thống kê phân xướng tiến hành tính toán tiền lương tháng cho công nhân trong tổ.
Biểu 23: Tiển lương tính cho công nhân thực hiện trong tháng.
Biểu 23
-Căn cứ vào bậc lương để tính tiền để tính tiền lương cho từng cá nhân. Sau đó nhân tiền lương ngày với số ngày được hưởng theo chế độ.
-Tổng toàn bộ tiền lương theo sản phẩm và theo thời gian sẽ là tiền lương của mỗi người trong tháng.
Ví dụ 4
+ Lương cấp bậc của Chị Thu ( 1,78 ) LCB = 320400đ
+ Tiền lương ngày = 320400: 26= 12323,07đ
+ Nghỉ 100% là 2công = 2x 12323,07 =24646đ
+Ngừng việc 2 công = 2x70% x12323 =17252đ
________________________
Tổng 374621
Nhận xét
Phân phối tiền lương theo phiếu năng suất cá nhân có nhiều ưu việt
+ Người công nhân và cán bộ quản lý sẽ biết đích xác số sản phẩm thực hiện, phát hiện những hiện tượng khai gian, làm rối nên phân phối tiền lương bảo đảm tính công bằng, thật sự khuyến khích công nhân hăng say lao động.
+ Dựa vào phiếu ghi chép năng suất lao động của mỗi cá nhân, cán bộ định mức có thể xác định tỷ lệ thực hiện mức là bao nhiêu, nếu tỷ lệ này qúa thấp hoặc quá cao cán bộ định mức phải theo dõi và điều chỉnh kịp thời.
+ Qua phiếu này cũng một phần nào phân tích được bằng cách sử dụng thời gian làm việc, cách tổ chức phục vụ nơi làm việc từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời, hoàn thiện việc xây dựng và áp dụng mức lao động.
Xí nghiệp nên tuyên truyền, hướng dẫn người lao động sử dụng phiếu ghi chép này.
Kết luận
Hoàn thiện công tác định mức lao động là nhiệm vụ phức tạp đòi hỏi sự hưởng ứng quan tâm của các cấp lãnh đạo và sự tham gia hưởng ứng của toàn thể công nhân trong Xí nghiệp. Xí nghiệp Dược phẩm Hà Nội là một Xí nghiệp có tính chất và đặc điểm sản xuất kinh doanh đa dạng, nên hoàn thiện công tác định mức lao động và chế độ tiền lương theo sản phẩm càng cần phải quan tâm một cách đích đáng.
Sau một thời gian nghiên cứu tìm hiểu tình hình thực tế tại Xí nghiệp Dược phẩm Hà Nội chỉ dừng lại chủ yếu ở việc tổ chức thực hiện định mức lao động và việc áp dụng mức lao động vào trả lương sản phẩm tại Xí nghiệp.
Do 1 số về thời gian nghiên cứu cũng như kinh nghiệm chưa tích luỹ được nhiều, do sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tế nên đề tài này tất yếu không tránh khỏi những thiếu sót hạn chế
Rất mong Xí nghiệp xem xét áp dụng những điều phù hợp trong công tác định mức lao động và chế độ trả lương sản phẩm tại xí nghiệp để không ngừng sản xuất phát triển, nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân làm việc.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Vũ Hoàng Ngân, sự chỉ bảo tận tình của chị Nguyễn Quỳnh Diệp và toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn xí nghiệp đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
Mục lục
Trang
Lời nói đầu
1
Phần thứ nhất: Vai trò của định mức lao động đối với lương sản phẩm
3
I.Những lý luận chung về ĐMLĐ
3
1. Sự cần thiết khách quan phải tiến hành công tác ĐMLĐ
3
2. Khái niệm và phân loại mức lao động
4
3. Nội dung của công tác ĐMLĐ
6
4.Các phương pháp xây dựng mức lao động
7
II. Hình thức trả lương theo sản phẩm
12
1. Vai trò của công tác tiền lương
12
2. Một số hình thức trả lương theo sản phẩm
13
III. Vai trò của ĐMLĐ đối với lương sản phẩm
19
1. Điều kiện áp dụng lương sản phẩm
19
2. Vai trò của ĐMLĐ với lương sản phẩm
20
Phần thứ hai: Tình hình thực hiện công tác ĐMLĐ và việc áp dụng ĐMLĐ vào trả lương sản phẩm tại xí nghiệp dược phẩm Hà Nội
22
I. Một số đặc điểm của xí nghiệp dược phẩm Hà Nội ảnh hưởng đến công tác ĐMLĐ và áp dụng ĐMLĐ vào trả lương sản phẩm tại xí nghiệp
22
1. Sự hình thành và phát triển của Xí nghiệp
22
2. Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của Xí nghiệp
22
3. Cơ cấu bộ máy tổ chức
24
4. Đặc điểm sản xuất
29
5. Đặc điểm về lao động
33
Đặc điềm về máy móc kỹ thuật
36
Một số đặc điểm khác
38
II.Tình hình thực hiện công tác và việc áp dụng MLĐ vào trả lương sản phẩm tại Xí nghiệp DPHN
40
1. Các phương pháp xây dựng mức đang áp dụng tại xí nghiệp
40
2. Nhận xét về phương pháp xây dựng mức của XN
55
3. Đánh giá về công tác ĐMLĐ của XN dược phẩm Hà nội
56
3.1 Cách thức tổ chức bộ máy làm công tác ĐMLĐ
56
3.2 Số lượng và chất lượng của hệ thống mức
58
III.Việc vận dụng MLĐ vào trả lương sản phẩm tại xí nghiệp
61
Các chế độ tiền lương đang áp dụng tại XN
61
Cách tính đơn giá và xây dựng đơn giá
62
Cách vận dụng đơn giá để tính quỹ lương thực hiện hàng tháng cho khối trực tiếp làm ra sản p hẩm
67
Phân phối lương trong phân xưởng
70
Phần thứ ba: Một số kiến nghị về công tác ĐMLĐ và việc áp dụng vào trả lương sản phẩm tại XN dược phẩm hà nội.
76
I. Mục tiêu của XN trong thời gian tới
76
II. Một số kiến nghị về công tác ĐMLĐ và việc áp dụng mức lao động vào trả lương sản phẩm tại xí nghiệp dược phẩm Hà Nội
77
1. Về phương pháp khảo sát
77
2. Về bộ máy làm công tác ĐMLĐ
87
3. Về cách phân phối quỹ lương trong phân xưởng
88
Kết luận
99
Tài liệu tham khảo
Giáo trình “ Tổ chức lao động khoa học” - XB 1994 .
GS - TS Phạm Đức thành và TS . Mai Quốc Chánh- Giáo trình “ Kinh tế lao động” . NXB giáo dục - 1999.
Nguyễn Quỳnh Diệp -1996 - “ Hoàn thiện công tácĐMLĐ tại Xí nghiệp Dược phẩm Hà Nội”
Hà Huy Khôi - 1999 - “ Hoàn thiện trả lương theo sản phẩm tại Xí nghiệp Dược phẩm Hà nội”
Trần Duy Anh - 2000 - “Hoàn thiện công tác ĐMLĐ và một số kiến nghị trong việc áp dụng MLĐ vào trả lương sản phẩm tại Xí nghiệp Dược phẩm Hà nội”
Định mức lao động kỹ thuật - Hà Nội - Lao động - 1964
--
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29879.doc