Chuyên đề Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng số 2 - Tổng công ty xây dựng Hà nội

Công ty đã sử dụng máy vi tính phục vụ cho công tác kế toán , điều này đã làm giảm bớt được khối lương công việc, tránh được sự sao chép trùng lắp giữa các bộ phận kế toán. Nhưng hiện tại ở Công ty phần mềm kế toán chỉ được cài đặt ở một máy . Do vậy khi đã có một bộ phận kế toán sử dụng máy để cập nhật chứng từ thì bộ phận nọ phải chờ bộ phận kia gây lãng phí thời gian làm ảnh hưởng đến tiến độ chung của công tác kế toán trong Công ty . Để khắc phục tình trạng này, nếu có điều kiện Công ty nên trang bị thêm máy vi tính cho phòng kế toán, để đảm bảo cho các bộ phận kế toán có thể chủ động hơn trong việc thực hiện các công việc kế toán trên máy, để đảm bảo được tiến độ của công tác kế toán, tiết kiệm được sự lãng phí thời gian trong việc chờ đợi máy.

doc73 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1223 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng số 2 - Tổng công ty xây dựng Hà nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hạng mục công trình hoàn thành được nghiệm thu bàn giao và chấp nhận thanh toán của chủ đầu tư. Phương pháp tính giá thành được tính theo phương pháp trực tiếp , nghĩa là những chi phí phát sinh ở công trình nào thì được tính trực tiếp cho công trình đó. Khi hoàn thành tổng chi phí phát sinh ở từng công trình thì đó chính là giá thành của công trình đó . 3. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất . Trong Doanh nghiệp xây lắp, vật liệu là đối tượng lao động chủ yếu, là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất , là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể của sản phẩm . Trong quá trình sản xuất vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ của sản xuất và chuyển toàn bộ giá trị một lần vào chi phí sản xuất trong kỳ. Chi phí NVL chiếm một tỷ trọng lớn ( khoảng 70- 75% tổng giá trị công trình ) . Do vậy việc hạch toán chính xác và đầy đủ chi phí NVLTT có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định đúng đắn giá thành công trình xây dựng. Các loại chi phí NVLTT ở Công ty bao gồm : Các loại NVL chính như : xi măng, sắt thép, gạch,đá... Các loại NVL phụ như : Sơn, đinh, dây thép buộc... và các loại vật liệu khác như : Bê tông đúc sẵn, vì kèo lắp sẵn, các thiết bị xây dựng đi kèm như thiết bị vệ sinh, các thiết bị chiếu sáng... ở Công ty xây dựng số 2 áp dụng kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên và xác định giá NVL xuất kho là giá thực tế đích danh, nghĩa là Công ty nhập theo giá nào thì cũng xuất theo giá đó. Các tài khoản được sử dụng để hạch toán NVL ở Công ty bao gồm: TK152,621,111,112,142,331,... và một số TK liên quan khác TK 111, 112, 331… TK 152, 142(1)… TK621(Chi tiết công trình) TK 133 Xuất NVL, Sử dụng trực tiếp Mua vật tư đem sử dụng ngay TK 154(Chi tiết công trình) K/C CPNVLTT Sử dụng cuối tháng TK152 Sơ đồ hạch toán chi phí NVL ở Công ty xây dựng số 2 Do địa điểm các công trình thi công của Công ty phân tán, ở cách xa nhau nên để thuận tiện cho việc thi công các công trình, tránh việc vận chuyển tốn kém. Công ty đã tổ chức các kho vật liệu tại các chân công trình, việc nhập xuất vật liệu phục vụ cho việc thi công các công trình diễn ra tại đó . Để có thể quản lý chặt chẽ vật tư, Công ty đã khoán gọn các phần việc, các công trình, hạng mục công trình cho từng đội xây dựng, đội sẽ chủ đọng mua vật tư, sử dụng vật tư, đội công trình sử dụng vật tư đến đâu thì mua đến đó tránh tình trạng ứ đọng vật tư và cung ứng vật tư không hợp lý. Vật tư mua về nhập kho công trình nhân viên kỹ thuật xây dựng tiến hành kiểm nghiệm chất lượng vật tư, thủ kho tiến hành cân, đong,đo, đếm số lượng vật tư và căn cứ vào hoá đơn thuế giá trị gia tăng (mẫu 1.1 ) của người bán tiến hành phiếu nhập kho (mẫu 2.1 ), phiếu nhập kho được lập làm 2 liên, 1 liên thủ kho giữ để làm căn cứ vào thẻ kho , còn 1 liên gửi về phòng kế toán Công ty cùng hoá đơn và phiếu xuất kho để thanh toán tiền mua vật tư ( phiếu xuất kho mẫu2.2 ) . Phiếu xuất kho được lập làm 1 liên và do kỹ thuật công trình lập trêncơ sở khối lượng công việc thực tế. Thủ kho sau khi xuất hàng tiến hành vào thẻ kho và chuyển cho nhân viên kinh tế đội kiểm tra, lắp giá và gửi về phòng kế toán để hạch toán. Hoá đơn (GTGT ) Hoá đơn ( GTGT ) Mẫu số : 01 GTKT - 3 LL Liên 2 : (Giao cho khách hàng ) BR / 99 - B Ngày 1 tháng 12 năm 1999 No - 031451 Đơn Vị bán hàng : CH số 16 - Công ty thép và vật tư Hà nội Địa chỉ : Số 658 đường trương định Số TK : 710A - 00521 Điện thoại : 83147122 MS : 0100102069 - 1 Họ tên người mua hàng : Đinh văn Quý Đơn vị : Công ty xây dựng số 2 - Tổng công ty xây dựng Hà nội Địa chỉ : Dịch vọng - Cầu giấy - Hà nội Hình thức thanh toán : Séc MS : 0100104933 STT Tên hàng hoá, dịch vụ ĐV tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 = 1x2 1 Xi măng ching fon PCB 30 Kg 25.000 745,455 18.636.000 Cộng tiền hàng 18.636.000 Thuế xuất TGTGT 10% 1.863.600 Tổng cộng tiền thanh toán 20.499.600 Số tiền viết bằng chữ : hai mươi triệu bốn trăm chín chín ngàn sáu trăm đồng Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị ( Ký ghi rõ họ tên ) (Ký ghi rõ họ tên ) ( Ký tên đóng dấu ) Căn cứ vào Hoá Đơn TGTGT của người bán thủ kho tiến hành viết phiếu nhập kho. (Mẫu2.1 ) ( Mẫu 2.1 ) CTy xây dựng số 2 Phiếu nhập vật Mẫu số 01- VT Công trình : TTCNGD ngày1 tháng12 năm99 QĐ số 1141/TC/CĐKT Họ tên người giao hàng : Đinh văn Quý Theo HĐ số 038944 ngày 1 tháng 12 năm 1999 của: NợTK152:18.636.000 Công ty kinh doanh vật tư Hà nội CóTK111: 18.636.000 Nhập tại kho công trình : Trung tâm công nghệ giáo dục Đơn vị tính : đồng S TT Tên nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư, hàng hoá Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo c.từ Thực nhập A B C 1 2 3 4 Xi măng ching Fon ( PCB 30 ) TGTGT : 1.863.600 Kg 25.000 25.000 745,455 18.636.000 Cộng 18.636.000 Viết bằng chữ : mười tám triệu sáu trăm ba sáu ngàn đồng chẵn Nhập ngày 1 tháng 12 năm 1999 ( Mẫu 2.2 ) Công ty xây dựng số 2 Mẫu phiếu xuất vật tư Mẫu số 01-VT C.Trình: TTCNGD QĐ số 1141/TC/CĐKT Họ tên người nhận hàng : Anh Hiên ( Tổ bê tông ) Lý do xuất kho : Đổ bê tông sàn tầng 3 nhà 5 tầng Nợ TK 621:18.636.000 Xuất tại kho : Chi tuyết Có TK 152: 18.636.000 Đơn vị tính: đồng S TT Tên nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư, hàng hoá Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo c.từ Thực xuất A B C 1 2 3 4 Xi măng ching Fon ( PCB 30 ) TGTGT : 1.863.600 Kg 25.000 25.000 745,455 18.636.000 Cộng 18.636.000 Căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho . Nhân viên kinh tế đội lên tờ Kê nhập, Kê xuất vật tư , sau đó lập Bảng Tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn vật tư cho từng công trình. Chứng từ và các Bảng kê được chuyển về Công ty vào mồng 10 hàng tháng, Phòng Kế toán kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng, định khoản và phản ánh vào sổ Nhật ký chung. ( Mẫu 2.3 ) Bảng tổng hợp nhập xuất vật tư Tháng 12 năm 1999 Đơn vị tính : đồng STT Tên công trình Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ 1 B.H Đoan Hùng 3.727.275 471.871.650 471.871.650 3.727.275 2 Trường đoàn 320.000.000 320.000.000 3 V.P chính phủ 250.000.000 250.000.000 4 Đ.L hưng yên 550.000.000 450.000.000 100.000.000 5 TT công nghệ GD 213.211.996 213.211.996 Cộng 3.727.275 1.805.083.646 1.705.083.646 103.727.275 Trích sổ nhật ký chung Tháng 12 năm 1999 Đơn vị tính : đồng Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK Số phát sinh Ghi chú Nợ Có Số Ngày 1 1/12 Nhập V.T vào kho công trình TT CNGD 152 331 18.636.000 18.636.000 2 2/12 Nhập vật tư vào kho công trình TTCNGD 152 111 94.364.000 94.364.000 4 4/12 Nhập vật tư vào kho công trình TTCNGD 152 111 100.000.000 100.000.000 3 5/12 Xuất vật tư tồn chân công trình TTCNGD 621 152 213.000.000 213.000.000 5 6/12 Chi lương gián tiếp quản lý đội công trình TTCNGD 627 334 9.190.000 9.190.000 7 8/12 Chi phí dịch vụ mua ngoài 627 111 4.500.000 4.500.000 9 9/12 Phân bổ chi phí sử dụng dàn giáo thi công công trình TTCNGD 627 142 1.375.000 1.375.000 14 13/12 Thuê máy thi công công trình TTCNGD 623 111 10.000.000 10.000.000 16 15/12 Chi phí sử dụng máy thi công công trình TTCNGD 623 214 8.335.521 8.335.521 25 27/12 Chi phí lương công nhân TT thi công công trình TTCNGD 622 334 66.686.000 66.686.000 26 28/12 Chi phí khác bằng tiền 627 111 3.200.000 3.200.000 27 28/12 Xuất NVL thi công trình trường đoàn 621 152 320.000.000 320.000.000 30 29/12 Chi lương công nhân thi công công trình trường đoàn 622 334 39.416.500 39.416.500 31 30/12 Trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ đối với CNTT và CNV gián tiếp 627 338 3.054.853 3.054.853 31/12 K/C chi phí NVLTT 154 621 213.000.000 213.000.000 31/12 K/C chi phí NCTT 154 622 66.686.000 66.686.000 31/12 K/C chi phí MTC 154 623 18.335.521 18.335.521 31/12 K/C chi phí SXC 154 627 21.319.853 21.319.853 Căn cứ vào số liệu từ sổ NKC kế toán phản ánh vào sổ cái các tài khoản liên quan. ( Mẫu 2.4 ) Trích : sổ cái TK621 Tháng 12 năm 1999 Đơn vị tính : nghìn đồng Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Phát sinh Số dư Số Ngày Nợ Có 3 5/12 Xuất VT tồn chân công trình 152 213.000 213.000 27 28/12 Xuất VT thi công công trình trường đo ........................ 152 ....... 320.000 ........ .... 533.000 ... Cộng số P/s 533.000 Đồng thời với việc ghi sổ nhật ký chung, số liệu trên các chứng từ gốc cũng được phản ánh vào sổ tiết chi phí NVLTT của từng công trình để làm cơ sở cho việc tổng hợp chi phí, tính giá thành công trình ( Mẫu 2.5 ) Trích Sổ chi tiết TK621 CTrình: Trung tâm công nghệ GD Đơn vị tính : 1000đ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Phát sinh Số dư Số Ngày Nợ Có 3 5/12 Xuất VT tồn chân ctr.TTCNGD 152 213.000 213.000 Cộng số P/s 213.000 Căn cứ vào số liệu trên sổ chi tiết TK621 CTrTTCNGD kế toán tiến hành định khoản để tập hợp chi phí sản xuất . Nợ TK 154-TTCNGD : 213.000.000 Có 621 : 213.000.000. 3.2 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp. Trong giá thành công trình xây dựng, chi phí nhân công trực tiếp chiếm một tỷ lệ đáng kể ( khoảng từ 10 - 18%) do vậy việc quản lý ,theo dõi và hạch toán chi phí nhân công cho các công trình xây dựng là một vấn đề rất đáng quan tâm. Việc hạch toán chi phí nhân công chính xác, hợp lý có ý nghĩa trong việc tính trả lương thoả đáng kịp thời cho người lao động, đảm bảo được lợi ích của người lao động đồng thời góp phần quản lý tốt thời gian lao động và quỹ lương phải trả nhằm hạ giá thành sản phẩm xây dựng. ở Công ty, việc quản lý và sử dụng công nhân tuỳ theo tiến độ của từng công trình để có biện pháp thuê lao động ngắn hạn và dài hạn cho phù hợp tránh tình trạng lãng phí nhân công khi công trình hoàn thành. Số công nhân này được tổ chức thành các tổ sản xuất phục vụ cho từng phần việc cụ thể như tổ lề, tổ sơn, mỗi tổ sản xuất do một tổ trưởng phụ trách và chịu trách nhiệm trước đội công trình về các công việc do tổ mình thực hiện. Hình thức trả công lao công lao động trực tiếp mà Công ty áp dụng là giao khoán từng khối lượng công việc cho các tổ. Tổ trưởng đứng ra ký nhận hợp đồng giao khoán với kỹ thuật và chủ công trình., Tổ trưởng phải có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra tình hình lao động của từng cá nhân làm căn cứ cho việc thanh toán tiền lương sau này. Lương sản phẩm ( lương khoán ) và lương thời gian là hai hình thức mà Công ty vẫn áp dụng, lương thời gian được áp dụng cho bộ máy quản lý thi công tại các đội hoặc các xí nghiệp như : Kỹ thuật, Đội trưởng, Thủ kho, Nhân viên kinh tế… toàn bộ tiền lương này được hạch toán vào TK627 ( 6271 ) Lương khoán được áp dụng cho các bộ phận trực tiếp thi công công trình theo từng khối lượng công việc hoàn thành của hợp đồng giao khoán đã ký kết. Hiện nay khoản mục chi phí NCTT của Công ty bao gồm lương chính,lương phụ, phụ cấp lương của công nhân trực tiếp sản xuất , tất cả các khoản này được hạch toán vào TK622-chi phí NCTT. Đối với các khoản trích trên lương như BHXH, BHYT, KPCĐ Công ty không hạch toán vào TK622 mà được hạch toán vào TK627 (6271). Trích BHXH, BHYT công ty thực hiện trích phần lương cơ bản của công nhân viên trong danh sách ( công nhân daì hạn ). Còn đối với KPCĐ thì Công ty trích 2% trên tổng quỹ lương thực tế . ( bao gồm cả lương của công nhân ngắn hạn và dài hạn ). Đối với số lao động theo hợp đồng ngắn hạn Công ty không tiến hành trích BHXH và BHYT ). Cuối tháng dựa trên bảng thanh toán khối lượng hoàn thành của từng tổ, Kỹ thuật ra Bảng hợp đồng khoán, Tổ trưởng chấm công có xác nhận của Đội trưởng gửi về Phòng Tổ chức lao động tiền lương để duyệt xác nhận đơn giá . Sau khi hoàn thành các thủ tục cần thiết, Nhân viên kinh tế sẽ tiến hành chia lương cho từng công nhân theo bậc lương hoặc hệ số do tổ sản xuất bình bầu gửi về Phòng kế toán làm thủ tục. Cách chia lương ở tổ: Vì ở tổ không chia lương theo hệ số nên Kế toán chia đều lương theo số công sau đó nhân với số công lao động của từng người. Ví dụ: Tổng số tiền lương phải trả ở tổ sắt tương ứng với khối lượng công việc hoàn thành là 10.122.060đ Tổng số công lao động trong tổ là 78 công. = 10.122.060đ 78c 129.770đ Như vậy số lương bình quân cho một ngày công là : Ta tính số công cho từng người Trần văn Thung : 129.770 x 27c = 3.503.7990đ Nguyễn văn Lợi : 129.770 x 26c = 3.374.020đ Lê văn Long : 129.770 x 25c = 3.244.250đ Cách tính này áp dụngđối với cả công nhân ngắn hạn và công nhân dài hạn. Nhưng đối với công nhân theo hợp đồng dài hạn thì ghi bậc lương để làm căn cứ trích BHXH vàBHYT. ở Công ty xây dựng số 2 việc tính lương phép cho công nhân không tiến hành trích trước mà khi có bảng chấm công phép cho công nhân thì kế toán mới tiến hành tính toán và chi phí được hạch toán luôn vào trong kỳ báo cáo. Để tập hợp và phân bổ chi phí NCTT Công ty sử dụng TK622 ( chi tiết theo công trình ). Cuối tháng Kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí phát sinh ở TK622 sang TK154( chi tiêt theo đối tượng ) để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm công trình Phản ánh chi phí NCTT phải trả Nợ TK622 ( chi tiết từng công trình ) Có TK 334: ( 3341 : chi phí phải trả công nhân viên dài hạn 3342 : chi phí phải trả công nhân thuê ngoài ) K/C chi phí NCTT cuối tháng Nợ TK154 ( chi tiết từng đối tượng) Có TK 622: ( Mẫu 3.1 ) Trích Bảng Phân bổ chi phí tiền lương Tháng 12 năm 1999 Đơn vị tính : 1000đ STT Họ và Tên diễn giải TK334 TK622 TK627 3341 3342 CTr.TTCNGD CTr Trường đoàn CTr. VP chính phủ ... CTr.TTCNGD ... 1 Đinh văn Quý XN 109 21.921 53.955 66.686 9.190 2 Phạm Quang Hưng XN 107 3.860 40.016,5 39.416,5 3 Lê minh Lợi đội xd số 2 2.200 9.800 10.000 .. .... ... .... .... ... ... . ... . Cộng 27.981 103.771,5 66.686 39.416,5 10.000 9.190 Hàng tháng căn cứ vào bảng phân bổ lương của từng công trình và các Bảng thanh toán tiền lương, tính các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ mà nhân viên kinh tế gửi lên. Kế toán tiến hành lập bảng phân tích lương ( Xin xem mẫu 3.2 ) cho từng tổ sản xuất sau đó tổng hợp cho từng đội. Căn cứ vào Bảng phân tích lương công trình. Kế toán tiến hành lập tờ kê chi tiết các khoản trích theo lương. ( Mẫu 3.3 ) Trích tờ kê chi tiết các khoản trích Công trình: TTCNGD Tháng 12 năm 1999 Đơn vị tính : 1000đ STT Họ và tên Lương cơ bản Lương phải trả Các khoản phải trả 3382 3383 3384 Cộng 1 1 2 3 4=3x2% 5 =3x15% 6=3x2% 7=4+5+6 2 Đinh văn Quý 2.025 7.590 151,8 303,75 40,5 496,05 3 Đinh văn Bao 454,5 1.600 32 68,175 9,09 109,265 4 Đỗ anh Tới 657,636 4.595 91,9 98,645 13,153 203,698 5 Tạ duy Báo 15.952 319,04 319,04 6 Nguyễn thị Tuệ 5.500 17.700 354 825 110 1.289 7 Phạm công Điền 406 28.439 568,78 60,9 8,12 637,8 Cộng 9.043,136 75.876 1.517,52 1.356,47 180,863 3.054,853 Căn cứ vào sổ NKC kế toán ghi chuyển số liệu vào sổ cái TK622. ( Mẫu 3.4 ) Trích sổ cái TK 622 Tháng 12 năm 1999 Đơn vị tính : đồng Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Phát sinh Số dư Số Ngày Nợ Có 25 27/12 CP tiền lương CNTT thi công trình TTCNGD 334 66.686.000 66.686.000 30 29/12 CP tiền lương CNTT thi công C.Tr trường đoàn .... 334 39.416.500 106.102.500 31/12 K/C chi phí NCTT phát sinh 154 106.102.500 Cộng 106.102.500 106.102.050 ( Mẫu 3.5 ) Trích sổ chi tiết TK 622 Công trình: TTCNGD Tháng 12 năm 1999 đơn vị tính: đồng Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Phát sinh Số dư Số Ngày Nợ Có 25 27/12 CP tiền lương CNTT thi công trình TTCNGD TL dài hạn: TL ngắn hạn: 334 3341 3342 66.686.000 14.611.000 52.075.000 66.686.000 K/C CPNCTT 154 66.686.000 Căn cứ vào sổ chi tiết TK622 kế toán tiến hành định khoản để tập hợp chi phí , tính giá thành công trình. Nợ TK 154 : công trình TTCNGD : 66.686.000 Có TK 622 : : 66.686.000 3.3 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng máy thi công : Chi phí sử dụng MTC là toàn bộ các chi phí liên quan trực tiếp đến việc sử dụng MTC nhằm thực hiện công tác lắp đặt, thi công bằng máy. Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc sử dụng MTC trong công tác xây lắp ngày càng trở lên cần thiết và chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng giá thành của công trình xây dựng. ở Công ty xây dựng số 2 có một đội máy thi công để thực hiện thi công các công trình, toàn bộ chi phí liên quan đến việc sử dụng MTC được tập hợp vào TK623- Chi phí sử dụng MTC. Cuối kỳ căn cứ vào thực tế chi phí sử dụng MTC phát sinh ở từng công trình và giá trị phân bổ chi phí sử dụng MTC cho mỗi công trình để tiến hành tập hợp vào TK623 - chi tiết cho từng công trình Các chi phí liên quan đến việc sử dụng MTC bao gồm: - Chi phí liền lương công nhân điều khiển máy kể cả công nhân phục vụ máy ( không bao gồm các khoản trích BHXH, KPCĐ, BHXH ) - Chi phí nhiên liệu, động lực dùng cho máy thi công - Chi phí khấu hao MTC - Chi phí sửa chữa thường xuyên MTC và các chi khác phí liên quan đến việc sử dụng sử dụng MTC... ở Công ty mặc dù đã có một đội MTC nhưng do địa bàn thi công các công trình của Công ty bị phân tán hơn nữa do nguồn vốn có hạn do vậy mà Công ty không thể trang bị đầy đủ các loại máy móc phục vụ cho công tác thi công các công trình nên Công ty cũng phải thường xuyên thuê ngoài MTC để phục vụ thi công ở các địa phương khác nhau, khoản chi phí này được hạch toán vào TK623 (6237 )- chi tiết từng công trình. ở Công ty chi phí KHTSCĐ chủ yếu là chi phí KH cả toàn bộ MTC. Các chi phí này phát sinh ở các đội , các xí nghiệp. ở Công ty việc tính khấu hao được tính theo tỷ lệ quy định, tỷ lệ trích này do Công ty ước tính theo thời gian sử dụng của từng loại máy và được sự đồng ý của cục quản lý vốn. Hàng tháng Kế toán TSCĐ tính hành trích khấu hao toàn bộ MTC và tập hợp vào TK623 ( 6234 ), sau đó tiến hành phân bổ cho các công trình theo tỷ lệ chi phí trực tiếp ( chi phí NVLTT và CPNCTT ) sử dụng ở các công trình. Công thức phân bổ KHTSCĐ cho các công trình. Số KHTSCĐ cần phân bổ cho công trình A = Tổng số chi phí trực tiếp ở tất cả các công trình Tổng số KHTSCĐ phục vụ thi công Số chi phí TT ở công trình A x ( Mẫu 3.6 ) Trích : Sổ chi tiết KHMTC Tháng 12 năm 1999 Đơn vị tính : đồng Tên TSCĐ Nước sản xuất Ng uồn vốn S lg Nguyên giá Thời gian sử dụng (năm) Mức trích KH bình quân tháng Cần trục tháp 403 KB LX NS 1 276.371.819 5 4.606.197 Máy cắt thép 4kw-380 ý NS 1 65.484.000 5 1.091.400 Máy cần trục bánh lốp KX NS 1 204.908.367 5 3.415.139 Máy uốn thép liên hợp Nhật NS 1 25.690.000 5 428.166,67 Máy thuỷ bình Nhật NS 1 12.140.000 5 202.233,33 .................... Tổng cộng 9.743.236 ( Mẫu 3.7 ) Trích bảng phân bổ khấu hao máy thi công. Tháng 12 năm 1999 Đơn vị tính : đồng STT Tên công trình Chi phí trực tiếp Phân bổ KH tháng 1 CTr.BH Đoan Hùng 493.206.230 2.277.713 2 CTr. Trường Đoàn 433.876.500 2.003.718 3 CTr. Điện lực H-Y 633.488.000 2.925.589 4 CTr. VP Chính phủ 260.000.000 1.200.725,6 5 CTr. TTCNGD 289.187.996 1.335.521 Tổng 2.109.758.726 9.743.266,6 VD : căn cứ vào sổ chi tiết KHMTC và số CPNVLTT ta tính mức phân bổ KHMTC cho công trình Trường Đoàn. 9.743.236 2.109.758.726 433.876.5000 x = 2.003.718 ( Mẫu 3.8 ) Trích Sổ chi tiết chi phí sử dụng MTC Công trình Trung tâm CNGD Tháng 12 năm 1999 Đơn vị tính : đồng Chứng từ Diễn giải Khoản mục chi phí Cộng Số Ngày 6231 6232 6233 6234 6237 6238 14 15/12 Thuê ngoài MTC 1.470.000 5.280.000 1.335.521 250.000 8.335.521 16 13/12 CPSDMTC 10.000.000 10.000.000 Cộng 1.470.000 5.280.000 1.335.521 10.000.000 250.000 18.335.521 ( Mẫu 3.9 ) Trích Sổ cái TK623 Tháng 12 năm 1999 Đơn vị tính : đồng Chứng từ Diễn gải TK đối ứng Số phát sinh Số dư Số 14 Ngày 13/12 Nợ Có TL công nhân điều khiển máy CTr.TTCNGD 334 1.47.000 1.470.000 Chi phí nhiên liệu sử dụng máy thi công TTCNGD 152 5.280.000 6.720.000 CPKH máythi công TTCNGD 214 1.335.521 8.055.521 CP khác phải trả khác phục vụ máy thi công TTCNGD 338 250.000 8.305.521 16 15/12 CP máy thuê ngoài thi công TTCNGD 111 10.000.000 18.335.521 37 18/12 CPmáy thi công công trình Trường Đoàn 111 13.600.000 31.935.521 ... ... .................... .... .... ... ..... K/C CPsử dụng MTC 154 31.935.521 Căn cứ vào sổ cái TK623 kế toán tiến hành định khoản để phản ánh chi phí sử dụng MTC cho công trình Trung tâm công nghệ giáo dục. Nợ TK154 - TTCNGD :18.335.521 Có TK623 : 18.335.521 3.4 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung là những chi phí phục vụ sản xuất xây lắp , những chi phí có tính chất dùng chung cho hoạt động sản xuất xây lắp gắn liền với từng công trường cụ thể. ở Công ty xây dựng số 2 chi phí sản xuất chung bao gồm : - Chi phí nhân viên quản lý công trình, đội, xí nghiệp và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý, của công nhân trực tiếp sản xuất , của công nhân điều khiển máy thi công. - Chi phí vật liệu dùng cho hoạt động xây lắp . - Chi phí dụng cụ sản xuất. - Chi phí KHTSCĐ khác dùng ở công trường. - Chi phí dịch vụ mua ngoài. - và chi phí khác bằng tiền. Để phản ánh và tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất chung Công ty sử dụng các TK sau để hạch toán: TK627, TK154, TK, 338, TK338… và một số TK liên quan khác. 3.4.1 Chi phí nhân viên quản lý xí nghiệp, đội công trình: Chi phí này bao gồm toàn bộ lương chính, lương phụ, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định đối với công nhân viên quản lý đội , xí nghiệp và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất ,của công nhân điều khiển máy thi công dài hạn trong Công ty. Nhân viên quản lý đội gồm có : Giám đốc xí nghiệp, đội trưởng công trình, kỹ thuật, thủ kho,nhân viên kinh tế đội. Những khoản chi phí này nhân viên kinh tế đội căn cứ vào bảng theo dõi công thời gian, hàng tháng có xác nhận của đội trưởng hoặc Giám đốc xí nghiệp, nhân viên kinh tế tính toán theo bậc lương hoặc mức lương khoán thời gan do đội công trình quy định và tập hợp cùng với bảng thanh toán lương của công nhân trực tiếp sản xuất gửi về phòng kế toán để làm thủ tục như với lương của công nhân trực tiếp sản xuất . + Căn cứ vào bảng phân tích lương công trình của đội công trình TTCNGD Kế toán hạch toán như sau: Nợ TK627(1) - TTCNGD : 9.190.000 Có TK334 : 9.190.000 + Phản ánh các khoản trích BHXH, BHYT ,KPCĐ đối với nhân viên quản lý đội công trình. Nợ TK627(1) - TTCNGD : 605.315 Có TK338 605.315 (TK3382 :183.000 ; TK3383 :371.925 ; TK3384 :49.590) + Phản ánh các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ đối với công nhân trực tiếp thi công trình TTCNGD. Nợ TK6271 - TTCNGD : 2.245.840 CóTK338(2,3,4) : 2.245.840 + Phản ánh các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ đối với công nhân điều khiển MTC. Nợ TK627(1) - TTCNGD : 203.698 Có TK338(2,3,4) 203.698 Cuối tháng kế toán K/C toàn bộ chi phí sản xuất tập hợp trên TK6271 sang TK154 - TTCNGD để phục vụ cho công tác tính giá thành công trình. Nợ TK154- TTCNGD : 12.244.853 Có TK 6271 : 12.244.853 ( Mẫu 3.10 ) Trích Sổ chi tiết TK6271 Công trình TTCNGD Tháng 12 năm 1999 Đơn vị tính : đồng Chứng từ Diễn gải TK đối ứng Phát sinh Số dư Số Ngày Nợ Có 5 6/12 Chi lương gián tiếp quản lý đội công trình 334 9.190.000 9.190.000 31 30/12 Trích BHXH,BHYT,KPCĐ đối với công nhân trực tiếp và gián tiếp 338 3.054.853 12.244.853 31/12 K/C Toàn bộ chi phí quản lý đội 154 12.244.853 3.4.2 Chi phí nguyên vật liệu : Công ty xây dựng số 2 sử dụng TK6272 để tập hợp và phản ánh toàn bộ chi phí NVL sử dụng để phục vụ sản xuất tại các công trường như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡngTSCĐ phục vụ quản lý ở đội. Tuy nhiên ở các đội xây dựng các chi phí này thường ý phát sinh và chiếm một tỷ lệ nhỏ. 3.4.3 Chi phí công cụ dụng cụ : Để tổng hợp và hạch toán công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất chung ở đội công trình Công ty sử dụng TK6273. ở Công ty, nếu công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ thì phân bổ một lần vào chi phí sản xuất trong kỳ như gang tay, ủng, cuốc xẻng.. Giá trị cần phân bổ cho 1 tháng = Giá trị CCDC luân chuyển Giá trị vật liệu thu hồi Thời gian ước tính sử dụng - Nếu công cụ dụng cụ có giá trị lớn liên quan đến nhiều kỳ hạch toán, sử dụng cho nhiều công trình như máy bơm nước, máy khoan bê tông..thì có thể dùng phương pháp phân bổ 50% hoặc là phân bổ nhiều kỳ tuỳ theo thời gian sử dụng các loại công cụ đó. VD : Phiếu xuất kho đối với bộ pan giáo xuất cho công trình TTCNGD có giá trị 50.000.000đ , thời gian ước tính sử dụng là 3 năm và giá trị phế liệu thu hồi là 500.000đ. Như vậy căn cứ vào phiếu xuất kho CCDC Kế toán tiến hành định khoản như sau: + Phản ánh việc xuất dùng bộ pan giáo: Nợ TK142 : 50.000.000 Có TK153 : 50.000.000 + Phản ánh số tiền phân bổ cho một tháng tính vào chi phí sản xuất : Giá trị CCDC luân chuyển Giá trị vật liệu thu hồi - Thời gian ước tính sử dụng = Giá trị cần phân bổ cho 1 tháng Cp tính cho một tháng = 50.000.000 500.000 - 3x12 = 1.375.000đ Như vậy ta có : Kế toán tiến hành hạch toán vào công trình : Nợ TK 627(3) - TTCNGD : 1.375.000 Có TK142(1) : 1.375.000 Cuối tháng toàn chi phí được tập hợp trên TK627(3) được K/C sang TK154 để tính giá thành công trình. Nợ TK154 - TTCNGD : 1.375.000 Có TK627(3) : 1.375.000 ( Mẫu 3.11 ) Trích sổ chi tiết TK 627(3) Công trình TTCNGD Tháng 12 năm 1999 Đơn vị tính: đồng Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Phát sinh Số dư Số Ngày Nợ Có 9 9/12 Phân bổ chi phí sử dụng pan giáo 1421 1.375.000 1.375.000 31/12 K/C CP sử dụng CCDC 154 1.375.000 3.4.4 Chi phí khấu hao TSCĐ : ở Công ty xây dựng số 2 các TSCĐ phục vụ thi công các công trình thì chủ yếu bao gồm toàn bộ máy thi công. do vậy việc trích khấu hao đối với các loại TSCĐ chủ yếu là trích khấu hao máy thi công mà khoản chi phí KH các loại TSCĐnày được Công ty tập hợp vào TK 623. Do vậy mà các chi phí KHTSCĐ ở các đội ngoài KH máy thi công ra thì rất ít và gần như không có. Để phản ánh chi phí KHTSCĐ ở các đội Kế toán định khoản : Nợ TK627(4) : Chi tiết từng đối tượng Có TK214 : Cuối tháng K/C toàn bộ số KHTSCĐ vào TK154. Nợ TK154 (chi tiết từng đối tượng ) Có TK 627(4) : 3.4.5 Chi phí dịch vụ mua ngoài : Công ty xây dựng số 2 sử dụng TK6277 để hạch toán các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh ở các đôị, các xí nghiệp. Các chi phí này phát sinh một cách thường xuyên, chi phí phát sinh ở công trình nào thì Kế toán tập hợp và hạch toán luôn vào chi phí của công trình đó trong kỳ. ( Mẫu 3.12 ) Trích sổ chi tiết TK6277 Công trình TTCNGD Tháng 12 năm 1999 Đơn vị tính : đồng Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Phát sinh Số dư Số Ngày Nợ Có 7 8/12 Chi phí dịch vụ mua ngoài 6277 4.500.000 4.500.000 31/12 K/C CP DVMN 154 4.500.000 3.4.6 Các chi phí khác bằng tiền:Để hạch toán các chi phí khác bằng tiền Công ty xây dựng số 2 sử dụng TK 6278. Chi phí này bao gồm toàn bộ các chi phí mà không thuộc vào những chi phí đã nêu ở trên như chi phí phô tô tài liệu, chi phí giao dịch... các chi phí này được tập hợp vào TK6278 cuối tháng K/C toàn bộ vào TK154(chi tiết từng công trình) để xác định chi phí tính giá thành công trình. ( Mẫu 3.13 ) Trích sổ chi tiết TK 627(8) Công trình TTCNGD Tháng 12 năm 1999 Đơn vị tính: đồng Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Phát sinh Số dư Số Ngày Nợ Có 26 28/12 Chi phí khác bằng tiền 111 3.200.000 3.200.000 31/12 K/C CP khácbằng tiền 154 3.200.000 Cuối tháng căn cứ vào số liệu trên các sổ chi tiết các TK6271, TK6272, TK6273, TK6274, TK6277 và TK6278 Kế toán tiến hành tổng hợp vào sổ cái TK627(chi tiết cho từng công trình) để phục vụ cho việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành các công trình. ( Mẫu 3.14 ) Trích sổ chi tiết TK 627 Công trình TTCNGD Tháng 12 năm 1999 Đơn vị tính: đồng Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Phát sinh Số dư Số Ngày Nợ Có 5 6/12 Chi lương gián tiếp quản lý đội công trình 111 9.190.000 9.190.000 9 9/12 Chi phí sử dụng pan giáo 1421 1.375.000 10.565.000 7 8/12 Chi phí DV mua ngoài 111 4.500.000 15.065.000 26 28/12 Chi phí khác bằng tiền 111 3.200.000 18.265.000 31 30/12 Các khoản trích BHXH,BHYT,KPCĐ 338 3.054.858 21.319.853 K/C CPSXC 154 21.319.853 Căn cứ vào sổ chi tiết TK627 Kế toán tiến hành định khoản. Nợ TK154-TTCNGD : 21.319.853 Có TK 627 : 21.319.853. Hàng tháng căn cứ vào sổ nhật ký chung Kế toán tiến ghi chép phản ánh vào sổ cái TK627 để làm căn cứ tập hợp chi phí sản xuất , xác định kết quả kinh doanh trong kỳ của toàn Công ty ( Mẫu 3.15 ) Trích sổ cái TK627 Tháng 12 năm 1999 Đơn vị tính: đồng Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Phát sinh Số dư Số Ngày Nợ Có 5 6/12 Chi lương gián tiếp quản lý đội công trình 111 9.190.000 9.190.000 9 9/12 Chi phí sử dụng pan giáo 1421 1.375.000 10.565.000 7 8/12 Chi phí DV mua ngoài 111 4.500.000 15.065.000 26 28/12 Chi phí khác bằng tiền 111 3.200.000 18.265.000 31 30/12 Các khoản trích BHXH,BHYT,KPCĐ 338 3.054.858 21.319.853 35 30/12 Chi phí SXC CTr. Trường Đoàn 111 3.500.000 24.819.853 ..... .......................... ..... ...... ....... K/C CPSXC 154 24.819.853 4. Tổng hợp chi phí cuối tháng. Việc tổng hợp chi phí sản xuất được căn cứ vào các đối tượng hạch toán chi phí sản xuất . ở Công ty việc đưa tin học vào trong công tác kế toán do vậy mà mỗi đối tương tập hợp chi phí được mở riêng một mã số nhất định để tiện theo dõi từng khoản mục chi phí , làm cơ sơ cho việc tính giá thành. Công ty áp dụng phương pháp kế toán kê khai thường xuyên để tổng hợp chi phí sản xuất .Toàn bộ chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sử dụng MTC , chi phí SXC cuối tháng được thực hiện kết chuyển vào bên nợ của TK154. Từ số liệucp sản xuất phát sinh ở từng công trình, Kế toán tiến hành tổng hợp chi phí phát sinh trong tháng theo từng khoản mục chi phí để làm cơ sở cho việc lập bảng tổng hợp chi phí phát sinh trong tháng đồng thời cũng là căn cứ để xác định chi phí dở dang cuối tháng. Cụ thể trong tháng 12 công trình Trung tâm công nghệ giáo dục có các phát sinh sau : - Chi phí NVLTT tập hợp từ sổ cái TK621 là : 213.000.000đ - Chi phí NCTT thi công công trình được tập hợp từ sổ cái TK621 là: 66.686.000đ - Chi phí sử dụng MTC tập hợp từ sổ cái TK623 là: 18.335.521đ - Chi phí SXC tập hợp từ sổ cái TK627 là: 21.319.853đ Toàn bộ các chi phí này được K/C sang bên nợ của TK154-(chi tiết công trình) để tính giá thành công trình. ( Mẫu 4.1 ) Trích sổ cái TK154 CTr. TTCNGD Tháng 12 năm 1999 Đơn vị tính :đồng S TT Ngày tháng Diễn giải TK đối ứng Phát sinh Số dư Nợ Có Nợ Có 1 1/12 Dư đầu tháng 215.000.000 2 31/12 K/C chi phí NVLTT 621 213.000.000 3 31/12 K/C chi phí NCTT 622 66.686.000 4 31/12 K/C cp sử dụng MTC 623 18.335.521 5 31/12 K/C chi phí SXC 627 21.319.853 6 K/C chi phí tiêu thụ trong kỳ 632 172.000.000 Cộng 362.341.374 TK154 có số dư cuối kỳ 362.341.374đ. Đó chính là tổng số chi phí thực tế sản lượng xây lắp dở dang cuối tháng của công trình Trung tâm công nghệ giáo dục. TK632 phản ánh giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao cho bên A trong tháng. Kế toán định khoản phản ánh khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao: Nợ TK632 : 172.000.000 Có TK154-TTCNGD : 172.000.000 Số liệu này được ghi chuyển vào sổ cái TK911 để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ của toàn Công ty trong tháng. Căn cứ vào sổ cái TK154 vả cái TK511 cuối tháng Kế toán lấy số liệu để lập báo cáo " Chi phí sản xuất và tính giá thành công tác xây lắp " của tháng đó. 5. Phương đánh giá sản phẩm dở dang : Xuất phát từ đặc điểm của các công trình xây dựng là thường có khối lượng lớn, giá trị nhiều, kết cấu phức tạp nên việc bàn giao thanh toán khối lượng công tác xây lắp hoàn thành được xác định theo giai đoạn quy ước tuỳ theo hợp đồng và tiến độ thi công mà trong tháng có thể thực hiện bàn giao khối lượng từng phần viễcl hoàn thànhdo vậy mà Công ty phải xác định được chi phí thực tế xây dựng dở dang cuối tháng. Cuối tháng đại diẹn phòng Kế hoạch -Kỹ thuật cùng với Kỹ thuật đội công trình, Kế toán thống kê tiến hành kiểm kê ngay tại công trình, xác định khối lượng xây lắp dở dang cuối tháng cho từng phần việc cụ thể, sau đó bộ phận kỹ thuật sẽ lắp đơn giá dự toán phù hợp với từng phần việc của từng công trình và tính ra chi phí dự toán của toàn bộ khối lượng dở dang đó. Phòng kế toán sau khi nhận được bảng kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ từ phòng Kế hoạch - Kỹ thuật, tiến hành xác nhận chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối tháng theo công thức : CP thực tế của kl xây lắp dd ck = Giá trị dự toán KLXL hoàn thành bàn giao trong kỳ CPthực tế k lg dd đầu kỳ CPthực tế p/s trong kỳ + Giá trị dự toán KLXL dở dang cuối kỳ + Dự toán k.lg xldd cuối kỳ x Trích Bảng kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang Công trình : TTCNGD Đến ngày 31 tháng 12 năm 1999 (Xin xem biểu mẫu 5.1 ) Căn cứ vào Bảng kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ của công tình TTCNGD . phòng kế toán tiến hành xác định chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ của công trình. Theo công thức trên ta có : CP thực tế của kl xây lắp dd ck = 179.500.000 215.000.000 319.341.374 + 378.141.143 + 378.141.143 x = 362.341.374 Chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang cuối tháng 362.341.374, là căn cứ để ghi vào sổ số dư cuối tháng bên nợ của TK154 - CTr.TTCNGD và được phản ánh vào bảng tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành trong tháng của Công ty . 6. Tính giá thành công trình tại Công ty xây dựng số 2 . Xuất phát từ đối tượng tính giá thành ở Công ty xây dựng số 2 là công trình, hạng mục công trình, các giai đoạn công việc hoàn thành. Do vậy mà kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty là khi công trình, hạng mục công trình được coi là hoàn thành ,nghiệm thu và bàn giao cho chủ đầu tư. Tuy nhiên trong tháng Công ty vẫn thực hiện việc hạch toán các chi phí phát sinh để theo dõi và tính toán khối lượng công việc hoàn thành trong tháng. Công ty chỉ tính giá thành cho công trình có quyết toán giá trị xây lắp hoàn thành bàn giao hoặc công trình hoàn thành đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý. Giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong tháng của từng công trình, hạng mục công trình được xác định theo công thức: CPthực tế KLXL dở dang đầu kỳ + Giá thành thực tế KLXL hoàn thành bàn giao trong tháng = CPthực tế KLXL phát sinh trong tháng CPthực tế KLXL dở dang cuối kỳ - Theo công thức trên, công trình Trung tâm công nghệ giáo dục trong tháng 12 năm 1999 có số liệu sau : - Chi phí thực tế KLXLdở dang đầu kỳ là: 215.000.000đ - Chi phí thực tế KLXL phát sinh trong kỳ :319.341.374đ - Chi phí thực tế KLXLdở dang cuối kỳ là : 362.341.374đ 215.000.000 + Giá thành thực tế KLXL hoàn thành bàn giao trong tháng = 319.341.374 362.341.374 - = 172.000.000 Vậy: Việc tính giá thành cho công trình, hạng mục công trình hoàn thành trong tháng của Công ty được thể hiện qua bản sau: ( Mẫu 6.1 ) Trích bảng tính giá thành công trình xây lắp Tháng 12 năm 1999 Đơn vị tính : 1000đ Công trình CP trực tiếp CP SXC CP MTC Tổng Dở dang ĐK Dở dang CK Giá thành thực tế CPNC CPVL TT công nghệ giáo dục 66.686 213.000 21.319,853 18.335,521 319.341,374 215.000 362.341,374 172.000 Trường đoàn 72.500 320.000 23.400 20.500 436.400 152.000 287.000 301.400 .......... .......... .......... ........... ........... ............. ............ ............. ....... Cộng 139.186 533.000 44.719,853 38.835,521 755.741,374 367.000 649.341,374 473.400 Phần thứ ba Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng số 2 - Tổng công ty xây dựng Hà nội . I. Những ưu điểm và tồn tại cần tiếp tục hoàn thiện . Dưới sự chỉ đạo của ban lãnh đạo Công ty , được sự quan tâm của Tổng công ty xây dựng Hà nội , Bộ xây dựng. Toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty xây dựng số 2 đã không ngừng phấn đấu , nỗ lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ khi Công ty mới được thành lập trong thời kỳ bao cấp cho đến khi chuyển sang nền kinh tế thi trường tự hạch toán kinh doanh với bao khó khăn ban đầu, Công ty đã từng bước vượt qua khó khăn để hoàn thiện sản xuất, tự khảng định mình, tạo được chỗ đứng vững chắc và uy tín lớn trên thị trường. Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xây dựng số 2 đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, với hoạt động chủ yếu là về xây dựng . Công ty đã không ngừng mở rộng quy mô sản xuất cả về bề rộng lẫn chiều sâu, để đạt được những kết quả kinh doanh như hiện nay đó là cả một quá trình phấn đấu vươn lên tự trang bi kiến thức tay nghề cho mình của Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhânviên trong toàn Công ty . nó trở thành đòn bảy mạnh mẽ thúc đẩy quá trình phát triển của Công ty, việc vận dụng sáng tao các quy luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường đồng thời thực hiện chủ trương cải cách quản lý kinh tế và các chính sách kinh tế của nhà nước , Công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể, hoàn thành nghĩa vụ đóng ghóp với ngân sách nhà nước, không ngừng nâng cao đời sống cán bộ cho công nhân viên trong toàn Công ty . Qua thời gian thực tập tại Công ty xây dựng số 2 - Tổng công ty xây dựng Hà nội với việc nghiên cứu chuyên đề " Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp " em xin đưa ra một số ý kiến nhận xét như sau : Trước hết Công ty xây dựng số 2 đã xây dựng được một mô hình quản lý và hạch toán khoa học, hợp lý phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường , chủ động trong sản xuất kinh doanh, từ công việc hạch toán ban đầu việc kiểm tra tính hợp lý của chứng từ được tiến hành rất đầy đủ và chặt chẽ đảm bảo cho số liệu hạch toán có căn cứ pháp lý, tránh sự phản ánh sai lệch các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Việc lập và lưu chuyển chứng từ theo đúng chế độ hiện hành, cung cấp khá kịp thời số liệu cho phòng Kế toán cập nhật. Với một bộ máy kế toán gọn nhẹ,hợp lý , các phòng ban chức năng phục vụ có hiệu quả cho Ban lãnh đạo Công ty trong viịec giám sát sản xuất thi công, quản lý kinh tế. Công tác tổ chức sản xuất , tổ chức hạch toán được tiến hành hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Đặc biệt với sự phân công chức năng, nhiệm vụ của từng người rất rõ ràng, cụ thể cộng với trình độ năng, lực và sự nhiệt tình, trung thực của cán bộ phòng Kế toán đã Đóng ghóp đắc lực vào công tác hạch toán và quản lý sản xuất của Công ty , mặt khác phòng kế toán của Công ty đã xây dựng được hệ thống sổ sách kế toán, cách thức ghi chép, phương pháp hạch toán một cách khoa học, phù hợp với yêu cầu của chế độ kế toán mới . Điều này đã làm giảm bớt khối lượng công việc ghi chép sổ scáh kế toán, đáp ứng yêu cầu cung cấp kịp thời, chính xác các thông tin phục vụ cho quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị cũng như các đối tượng khác có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị. Về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm . Công ty đã thực hiện việc hạch toán và tập hợp chi phí sản xuất cho từng công trình, hạng mục công trình và chi tiết theo từng khoản mục chi phí do vậy mà đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc theo dõi các loại chi phí sản xuất phát sinh một cách chính xác, thường xuyên ở từng công trình làm cơ sở để phản ánh chính xác giá thành ở từng công trình qua đó đánh giá được hiệu quả sản xuất ở từng công trình để có biện pháp hạ giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty . ở Công ty, việc ứng dụng tin học vào công tác kế toán đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán, đã hệ thống hoá được từ khâu ban đầu cập nhật chứng từ đến việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm , làm tăng hiệu quả của công tác kế toán làm giảm bớt được khối luợng của một số công việc không cần thiết cũng như đảm bảo có thể đưa ra được các báo cáo tài chính tại bất cứ thời điểm nào theo yêu cầu của công tác quản lý . Mặc dầu vậy, bên cạnh những ưu điểm nổi bật trên, Công ty cũng còn có một số những hạn chế nhất định trong việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của sản phẩm xây lắp như việc phân bổ khấu hao máy thi công, việc tập hợp chi phí của một số công trình chưa được kịp thời, … Tuy nhiên những hạn chế này do cả nguyên nhân chủ quan và sự ảnh hưởng của nguyên nhân khách quan. II. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành công tác xây lắp ở Công ty xây dựng số 2. 1. Hạch toán nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu là đối tượng lao động chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành của mỗi công trình xây dựng. Do vậy mà việc tập hợp đầy đủ chính xác, kịp thời chi phí nguyên vật liệu có ý nghĩa rất lớn trong việc hạch toán chi phí sản xuất. Do yêu cầu của việc phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh. Công ty xây dựng số 2 đã tham gia đấu thầu và thi công nhiều công trình khác nhau nhưng do đặc thù của ngành xây dựng là các công trình thường phân tán ở nhiều địa phương khác nhau và hoạt động sản xuất diễn ra ngay tại công trình, do vậy mà các chi phí sản xuất phát sinh cũng phân tán theo các công trình. Nên việc cập nhật chứng từ không được kịp thơì, gây khó khăn cho công tác kế toán. Hiện tại Công ty có một số công trình ở các tỉnh xa như Hưng yên, Sơn la, Bắc giang, Thường chứng từ ban đầu (phiếu nhập vật tư, phiếu xuất vật tư, ) nộp về phòng chậm, không đúng thời gian qui định dẫn đến có những công trình đã thi công một đến hai tháng mà vẫn chưa tập hợp được chi phí và đến tháng sau lại tập hợp dồn cả mấy tháng do vậy mà số liệu tập hợp trên bảng chi phí đôi khi không được hợp lý, làm ảnh hưởng đến sự chính xác, kịp thời của các số liệu trên báo cáo tài chính của Công ty. Do vậy để khắc phục tình trạng này Công ty cũng có thể xem lại qui chế đối với các công trình thi công ở xa và có biện pháp như: Nếu đội công trình hoặc xí nghiệp không có một lý do nào chính đáng mà lại không tập hợp được chi phí báo về Công ty thì Công ty có thể ngừng cấp vốn hoặc có biện pháp phạt tiền theo thời gian chậm nộp để nhắc nhở các đội công trình ngoài vấn đề thi công tốt thì vấn đề tập hợp chi phí kịp thời là việc làm cần thiết và là bắt buộc. Đồng thời giao trách nhiệm cho từng cá nhân cụ thể, nếu người nào không hoàn thành nhiệm vụ sẽ có biện pháp kỷ luật để từ đó các cá nhân và đội công trình sẽ chú trọng đến vấn đề này hơn. 2. Đối với việc tập hợp chi phí nhân công trực tiếp: ở Công ty không thực hiện việc trích trước lương nghỉ phép đối với người lao động dài hạn trong Công ty mà lương phép của công nhân viên thường là phát sinh vào kỳ nào thì hạch toán vào kỳ đó, do vậy chi phí này tuy không lớn lắm nhưng nó cũng làm mất cân đối trong việc phân bổ chi phí lương phép, có khi cả quý không có tiền lương phép, có khi lại dồn rất nhiều vào một tháng. Do vậy để khắc phục tình trạng này thì Công ty nên trích trước lương nghỉ phép đối với số công nhân viên trong Công ty và tuỳ theo số lượng công nhân viên có tiêu chuẩn nghỉ phép ở từng xí nghiệp, đội công trình và ở bộ phận quản lý Công ty mà thực hiện việc tính toán trích trước lương nghỉ phép ở từng bộ phận này cho phù hợp với số lượng cán bộ công nhân viên ở đó. Trích trước lương nghỉ phép: Nợ TK 142: Có TK 335: Tuỳ thực tế phát sinh trong kỳ ở các bộ phận sản xuất kế toán định khoản: Nợ TK 622 (đối với công nhân trực tiếp sản xuất) Nợ TK 627 (đối với nhân viên quản lý XN, đội công trình) Nợ TK 623 (đối với công nhân điều khiển máy thi công) Nợ TK 642 (đối với cán bộ quản lý Công ty) Có TK 142: 3. Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công: ở Công ty xây dựng số 2 chi phí sử dụng máy thi công ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng giá thành của các công trình xây dựng . việc tính và tập hợp các chi phát sinh đối với việc sử dụng MTC ở từng công trình như Công ty đã tập hợp là hoàn toàn hợp lý ngoại trừ việc tính và phân bổ KHMTC. Việc phân bổ khấu hao máy thi công cho các đối tượng sử dụng ở Công ty chưa được hợp lý . Công ty phân bổ KHMTC cho từng công trình theo chi phí NVLTT và chi phí NCTT do vậy mà chi phí trực tiếp ở công trình nào càng lớn thì phải chịu khấu hao máy thi công càng lớn, không cần biết là công trình đó có sử dụng máy thi công đó hay không. do vậy để đảm bảo việc tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí vào giá thành công trình thì Công ty nên phân bổ khấu hao máy thi công như sau: Hàng tháng đội phụ trách máy thi công phải gửi lịch trình ca máy hoạt động về phòng kế toán và có bảng chi tiết sử dụng máy của từng công trình. căn cứ vào ca máy mà các công trình đã sử dụng, Kế toán TSCĐ sẽ tiến hành phân bổ khấu hao máy thi công cho ca máy và nhân với số ca máy mà công trình đã sử dụng. Còn những máy móc chưa công trình nào sử dụng thì số khấu hao này sẽ tiến hành phân bổ theo yếu tố chi phí NVLTT và chi phí NCTT. Có như vậy việc phân bổ khấu hao máy thi công cho các công trình mới chính xác và đầy đủ. Ví dụ : Tổng số tiền khấu hao máy thi công đang sử dụng trong tháng là : 10.000.000đ , tổng số ca máy các công trình sử dụng là : - Công trình Trung tâm công nghệ giáo dục 13 ca - Công trình Trường đoàn 17 ca - Công trình Bảo hiểm Đoan Hùng 10 ca Ta tiến hành phân bổ như sau : Phân bổ số KH cho một ca máy = Số KH của một ca máy 10.000.000 40 ca = 250.000đ Ta phân bổ chi phí KHMTC cho từng công trình : Công trình TTCNGD = 13 x 250.000 =3.250.000đ Công trình Trường đoàn : = 17 x 250.000 = 4.250.000đ Công trình BH Đoan Hùng = 10 x 250.000 = 2.500.000đ Số tiền KHMTC của các máy trong tháng không sử dụng trong tháng là 600.000đ số tiền này sẽ được phân bổ theo chi phí trực tiếp của các công trình ( Chi phí trực tiếp của các công trình là 3.000.000.000đ ) . Ta tính phân bổ cho các công trình như sau : = Hệ số phân bổ KHMTC 6.000.000 3.000.000.000 = 0.002 Số KHMTC phân bổ cho công trình TTCNGD = 800.000.000x0,002 =1.600.000đ Chi phí KHMTC phân bổ cho công trình Trường Đoàn : = 1.200.000.000 x 0,002 = 2.400.000đ chi phí KHMTC phân bổ cho công trình BH Đoan Hùng : = 1.000.000.000 x 0,002 = 2.000.000đ Tổng số KHMTC phân bổ cho : Công trình TTCNGD =3.250.000 + 1.600.000 = 4.850.000đ Công trình Trường Đoàn = 4.250.000 + 2.400.000 = 6.650.000đ Công trình BH Đoan Hùng = 2.500.000 + 2.000.000 = 4.500.000đ 4. Hạch toán chi phí sản xuất chung : ở Công ty xây dựng số 2 việc quy định và tập hợp các loại chi phí thuộc chi phí sản xuất chung ở Công ty là hoàn toàn đúng với các quy định hiện hành áp dụng đối với các Doanh nghiệp xây lắp như các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất và công nhân điều khiển máy thi công của Công ty . Công ty nên duy trì cách phân loại và tập hợp chi phí sản xuất chung theo cách này để đảm bảo cho việc tập hợp chi phí được cụ thể và chính xác 5. Về công tác tính giá thành. Xuât phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và yêu cầu của công tác quản lý nên Công ty đã áp dụng phương pháp tính giá thánh sản phẩm xây lắp hoàn thành vàgiá thành của công trình được xác định theo các khoản mục chi phí . điều này là hoàn toàn hợp lý. Trong điều kiện hiện nay đa dạng hoá hình thức sản xuất kinh doanh là điều cần thiết do vậy để tăng lợi nhuận , ngoài việc thi công các công trình mới thì Công ty nên thực hiện nhiều hợp đồng cải tạo, nâng cấp các công trình… với các hợp đồng này thì thời gian thi công thường là ngắn hơn, giá trị khối lượmg xây lắp không lớn nên rất thuận tiện cho việc thanh toán dứt điểm tránh ứ đọng vốn . Với các hợp đồng này Công ty nên áp dụng việc tính giá thành theo đơn đặt hàng. Như vậy chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp của các đơn đặt hàng được quản lý một cách chặt chẽ, phương pháp tính toán lại đơn giản, nhanh chóng , khi hoàn thành hợp đồng là có thể tính toán xác định ngay được giá thành xây lắp của các đơn đặt hàng mà không phải đợi đến kỳ hạch toán. Theo phương pháp này thì đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là các đơn đặt hàng. Trình tự việc tính giá thành theo các đơn đặt hàng : Khi bắt đầu thực hiện đơn đặt hàng thì mỗi công trình được mở một Bảng tính giá thành. Hàng tháng căn cứ vào số liệu phản ánh phản ánh về chi phí NVL, chi phí NCTT, chi phí sử dụng MTC và chi phí SXC Kế toán lập Bảng tổng hợp cho tất cả các đơn đặt hàng. Số liệu từ Bảng tổng hợp này sẽ được ghi chuyển vào Bảng tính giá thành của đơn đặt hàng tương ứng. Khi đơn đặt hàng hoàn thành được bên chủ đầu tư nghiệm thu và chấp nhận thanh toán thì toàn bộ chi phí sản xuất đã được tập hợp trong Bảng tính giá thành của đơn đặt hàng đó chính là giá thành của đơn đặt hàng. Các đơn đặt hàng này cũng mở sổ chi tiết theo dõi chi phí thực tế phát sinh. Hàng tháng căn cứ vào các TK621, TK622, TK623, TK627 chi tiết của từng công trình, Kế toán lập Bảng tổng hợp chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng ( mẫu D1 ) và được ghi vào Bảng tính giá thành của đơn đặt hàng tương ứng ( mẫu D2 ) Mẫu D1 Bảng tổng hợp CHI PHí SảN XUấT theo đơn đặt hàng Yếu tố CP đơn đặt hàng CPNVLTT CPNCTT CPMTC CPSXC Tổng Đơn đặt hàng số.. ..... ...... ..... ..... ..... CTr. Hùng Vương ..... ..... .... .... .... Đơn đặt hàng số... ..... .... .... .... .... CTr. Linh Đàm .... .... .... .... .... ............... ....... ....... ......... ........... ......... Mẫu D2 Bảng tính giá thành sản xuất đơn đặt hàng số… Tháng CPNVLTT CPNCTT CPMTC CPSXC Cộng 1 ........ ........ ........ ........ ........ 2 ........ ........ ........ ........ ........ ........ ........ ........ ........ ........ ........ 6. Việc áp dụng máy vi tính vào sản xuất : Công ty đã sử dụng máy vi tính phục vụ cho công tác kế toán , điều này đã làm giảm bớt được khối lương công việc, tránh được sự sao chép trùng lắp giữa các bộ phận kế toán. Nhưng hiện tại ở Công ty phần mềm kế toán chỉ được cài đặt ở một máy . Do vậy khi đã có một bộ phận kế toán sử dụng máy để cập nhật chứng từ thì bộ phận nọ phải chờ bộ phận kia gây lãng phí thời gian làm ảnh hưởng đến tiến độ chung của công tác kế toán trong Công ty . Để khắc phục tình trạng này, nếu có điều kiện Công ty nên trang bị thêm máy vi tính cho phòng kế toán, để đảm bảo cho các bộ phận kế toán có thể chủ động hơn trong việc thực hiện các công việc kế toán trên máy, để đảm bảo được tiến độ của công tác kế toán, tiết kiệm được sự lãng phí thời gian trong việc chờ đợi máy.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0238.doc
Tài liệu liên quan