Chuyên đề Công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty Cổ phần Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông

Do sự biến động thường xuyên, đa dạng của thành phẩm và do yêu cầu của công tác quản lý, kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm là những phần hành kế toán khá phức tạp. Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm phải thực sự gắn liền bổ trợ cho nhau để hạch toán tốt các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển mạnh mẽ đòi hỏi chế độ kế toán phải có sự cải cách để phù hợp, đáp ứng tốt nhất vai trò của công tác kế toán đối với công tác quản lý. Đối với mỗi doanh nghiệp, bộ phận kế toán phải vận hành linh hoạt hợp lý chế độ kế toán vào điều kiện thực tế của doanh nghiệp mình để thực hiện hạch toán kế toán nói chung và hạch toán thành phẩm nói riêng một cách đúng đắn, đem lại hiệu quả quản lý cao nhất.

doc76 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1411 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty Cổ phần Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng Việt Nam chất lượng cao”. Tại Hội chợ Quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam cả ba sản phẩm bóng đèn tròn, bóng đèn huỳnh quang và phích nước Rạng Đông được tặng thưởng ba Huy chương Vàng. Hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 phiên bản 2000 trong toàn bộ các dây chuyền. Ngày 08/12/2001, sản phẩm đã được trung tâm kiểm tra chứng nhận Quốc gia QUACERT và tổ chức AJA (Anh ) chứng nhận đạt tiêu chuẩn. Giai đoạn từ 2003- nay: giai đoạn Hội nhập Kinh tế Quốc tế Trong giai đoạn này, công ty đã xây dựng và triển khai chương trình các nhóm giải pháp về đầu tư, về phát triển sản phẩm mới đa dạng và đồng bộ, nâng cao chất lượng sản phẩm; về phấn đấu giảm giá thành và giảm chi phí; về thị trường và xuất khẩu; về xây dựng và đào tạo đội ngũ, về công tác cổ phần hoá. Năm 2003 công ty đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đề ra, tạo nên thế và lực mới làm đà tiếp tục phát triển cho năm 2004. So với năm 2002 giá trị sản xuất công nghiệp tăng 32,14%, doanh thu tiêu thụ đạt 345,03 tỷ tăng 15,92%, xuất khẩu đạt 965 ngàn USD tăng 51,9%, nộp ngân sách đạt 23,5 tỷ tăng 32,29%, thu nhập bình quân CNVC đạt 2,34 triệu/ người/ tháng tăng 4,5%, lợi nhuận đạt 16 tỷ tăng 2%. Năm 2004, đầu năm sự biến động lớn về giá thép các loại, kim loại màu, hạt nhựa, nhiên liệu, tỷ giá USD ảnh hưởng giá thành của tất cả các sản phẩm bóng đèn, thiết bị chiếu sáng, chấn lưu, phích nước của công ty. Song công ty vẫn chủ trương khai thác tối đa năng lực sản xuất để giảm tối đa các chi phí cố định trên đơn vị sản phẩm bù đắp yếu tố tăng giá vật tư. Trong năm này, giá trị tổng sản lượng đạt 511,879 tỷ đồng, tăng 8,91%, doanh số tiêu thụ tăng đạt 399,42 tỷ đồng, tăng 15,76% và xuất khẩu tăng 2,34 lần so với năm 2003. Vào tháng 07, công ty đã tiến hành cổ phần hoá và đổi tên thành Công ty Cổ Phần Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông. Hiện nay công ty có 4 chi nhánh: Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Khánh Hoà. Và 4 văn phòng đại diện ở Vinh, Thái Nguyên, Hải Phòng, Nam Định. II. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông. 1. Chức năng, nhiệm vụ, mặt hàng chủ yếu của công ty * Chức năng: Chức năng của công ty được thể hiện qua mục đích và nội dung hoạt động kinh doanh. - Mục đích kinh doanh: Sử dụng nguồn vốn, khả năng quản lý lao động để tối đa hoá lợi nhuận của công ty nhằm tăng lợi tức cho các cổ đông và tích luỹ tái đầu tư để phát triển công ty ngày càng lớn mạnh. - Nội dung ngành nghề kinh doanh: tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bóng đèn, phích nước các loại đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong cả nước. Công ty đã xâm nhập thị trường nước ngoài mở rộng thị trường tiêu thụ ở Hàn Quốc và Ai Cập. * Nhiệm vụ: - Nắm bắt nhu cầu tiêu dùng về mặt hàng bóng đèn, phích nước trên thị trường trong nước và nước ngoài. - Tổ chức tốt nghiệp vụ mua và cung ứng nguyên vật liệu để sản xuất bóng đèn, phích nước. - Không ngừng đổi mới và cải tiến quy trình công nghệ và sản xuất bóng đèn, phích nước, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng về số lượng và chất lượng. - Tổ chức tiến hành sản xuất bóng đèn, phích nước từ những nguyên liệu cơ bản đến khi thu được sản phẩm cuối cùng được người tiêu dùng chấp nhận. - Tổ chức dự trữ, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm kịp thời trên thị trường tiêu thụ. - Tổ chức quản lý sản xuất bóng đèn một cách có hiệu quả, đảm bảo mục tiêu lợi nhuận của công ty, đảm bảo các chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước, đảm bảo tăng thu nhập cho người lao động và không ngừng nâng cao uy tín của công ty trên thị trường trong và ngoài nước. 2. Tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất tại công ty Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty Px compact Px thiết bị chiếu sáng Px huỳnh quang Px cơ động Px phích nước Px bóng đèn Px chấn lưu Px thủy tinh Phòng KCS Văn phòng giám đốc và đầu tư phát triển Phòng tài chính kế toán Phòng dịch vụ đời sống Phòng tổ chức điều hành sản xuất Phòng bảo vệ Phòng quản lý kho Phòng thị trường pgđ Kt trưởng Pgđ Pgđ Giám đốc Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý cao nhất có trách nhiệm tập thể trong việc quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong phạm vi pháp luật, đứng đầu là chủ tịch hội đồng quản trị. Ban giám đốc: gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc có trách nhiệm trực tiếp với cấp trên về tình hình công ty, trực tiếp chỉ đạo các phòng ban thực hiện kế hoạch và chiến lược mà công ty đề ra, trên cơ sở đó xây dựng và xét duyệt các kế hoạch, chỉ tiêu cụ thể. Kế toán trưởng: trực tiếp phụ trách các công việc chính trong phòng kế toán tài chính. Các phòng ban: + Phòng thị trường: phụ trách việc bán hàng, nghiên cứu, tìm thị trường, đề xuất phương án bán hàng và mở rộng thị trường, quảng cáo sản phẩm. + Phòng quản lý kho: quản lý việc luân chuyển vật tư, sắp xếp bảo quản vật tư, thông báo tình hình luân chuyển vật tư lên các phòng ban chức năng. + Phòng bảo vệ: Bảo vệ sản xuất, bảo vệ tài sản chung, quản lý trật tự trong công ty, phòng cháy chữa cháy. + Phòng tổ chức điều hành: tổ chức, quản lý, bố trí về lao động nhân sự trong toàn công ty, các chế độ đối với người lao động, đề xuất về mặt tổ chức bộ máy quản lý để trình lên giám đốc, xây dựng và điều hành kế hoạch sản xuất, đảm bảo cung cấp vật tư đầu vào quản lý về an toàn sản xuất thiết bị cho công ty. + Phòng dịch vụ đời sống: chăm lo sức khoẻ bồi dưỡng độc hại, phòng khám chữa bệnh cho cán bộ công nhân viên, quản lý khu tập thể và giáo dục ở nhà trẻ. + Phòng tài chính kế toán thống kê: giúp giám đốc chỉ đạo thực hiện công tác thống kê kế toán tài chính của công ty, thực hiện đúng các chế độ, các quyết định về quản lý vốn, tài sản và các chế độ chính sách khác của nhà nước. + Văn phòng giám đốc và đầu tư phát triển: gồm hai bộ phận - Văn thư: chăm lo công việc hành chính như đón khách, hội họp, hội nghị, công tác văn thư lưu trữ. - Tư vấn đầu tư: nghiên cứu, xây dựng chiến lược đầu tư ngắn và dài hạn, đề xuất chuẩn bị dự án và đôn đốc thực hiện trong quá trình đầu tư mới, triển khai các kế hoạch và sản phẩm mới. + Phòng KCS: chịu trách nhiệm về kiểm tra chất lượng sản phẩm. Các phân xưởng: gồm 8 phân xưởng đó là: + phân xưởng thuỷ tinh + phân xưởng cơ động + phân xưởng chấn lưu + phân xưởng huỳnh quang + phân xưởng bóng đèn + px thiết bị chiếu sáng + phân xưởng phích nước + phân xưởng compact. sơ đồ tổ chức sản xuất kinh doanh Px phích nước Px bóng đèn Tp phích hoàn chỉnh Px thiết bị chiếu sáng Px chấn lưu Px compact Tp đèn compact Px cơ động Tp bóng đèn tròn Thành phẩm ruột phích Px thuỷ tinh Tp đèn huỳnh quang Px huỳnh quang ] Nhiệm vụ của các phân xưởng: Phân xưởng thuỷ tinh: Là khâu mở đầu cho quá trình công nghệ, có nhiệm vụ sản xuất ra thuỷ tinh, vỏ bóng đèn tròn, vỏ bóng đèn huỳnh quang, vỏ bóng đèn compact và bình phích. Phân xưởng chấn lưu: sản xuất chấn lưu hoàn chỉnh. Phân xưởng bóng đèn: có nhiệm vụ sản xuất một số phụ kiện như loa, trụ, láp ráp bóng đèn tròn hoàn chỉnh. Phân xưởng phích nước: có nhiệm vụ sản xuất ruột phích, trong đó một phần ruột phích nhập kho để bán và một phần được hoàn thiện để thành phích hoàn chỉnh. Phân xưởng cơ động: có nhiệm vụ cung cấp năng lượng, động lực (điện, nước, than, khí gas) cho các phòng ban và phân xưởng sản xuất. Phân xưởng huỳnh quang: sản xuất đèn huỳnh quang hoàn chỉnh. Phân xưởng thiết bị chiếu sáng: sản xuất các thiết bị chiếu sáng. Phân xưởng compact: sản xuất đèn compact hoàn chỉnh. 3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán 3.1 Bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung. Các phân xưởng có nhiệm vụ thống kê ở phân xưởng về vật tư, thành phẩm và lập bảng đề nghị thanh toán lương trên cơ sở các số liệu thống kê được. Hiện nay do Công ty được thành lập tập trung tại một địa điểm, phương tiện kỹ thuật tính toán, ghi chép được trang bị đầy đủ nên hình thức sổ kế toán tập trung tỏ ra rất phù hợp với Công ty. Căn cứ vào đặc điểm quy mô sản xuất của Công ty, số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh đồng thời đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời cho yêu cầu kế toán quản trị, phòng kế toán được tổ chức theo sơ đồ sau: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Phó phòng kế toán (kế toán tổng hợp) Phó phòng kế toán (phụ trách hệ thống máy tính) KT tiền mặt, tiền gửi NH KT nhập xuất VL và tính GT KT công nợ KT chi phí và tính KH TSCĐ KT tiêu thụ và xác định KQKD KT tiền lương Thủ quỹ Kế toán trưởng Phòng kế toán của Công ty gồm 10 người: 1 kế toán trưởng kiêm trưởng phòng, 2 phó phòng kế toán, 6 kế toán viên và 1 thủ quỹ. - Kế toán trưởng: Chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê của Công ty. Phân phối công việc cho từng nhân viên kế toán dựa theo kế hoạch công tác chung, trực tiếp chịu trách nhiệm trước Giám Đốc về toàn bộ tình hình công tác tài chính kế toán của Công ty và có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật. - Phó phòng kế toán đồng thời là kế toán tổng hợp: Điều hành trực tiếp mọi công tác kế toán, cùng kế toán trưởng xem xét các yếu tố sản xuất, định mức vật tư, sản lượng tiêu thụ,… để ra quyết định, kế hoạch cụ thể. Cuối tháng, tiếp nhận các Nhật ký - chứng từ của các kế toán viên, vào sổ cái các tài khoản và lập báo cáo kế toán. - Phó phòng kế toán phụ trách tin học kiêm công tác thống kê tổng hợp: thiết lập các chương trình phần mềm, thực hiện việc lưu giữ, bảo quản số liệu. - Kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng: Quản lý và hạch toán các khoản vốn bằng tiền, phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm của quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. - Kế toán nhập, xuất vật liệu và tính giá thành: Theo dõi tình hình nhập, xuất vật liệu, các khoản gia công, thuê ngoài chế biến, tình hình luân chuyển vật tư trong kho, tính giá vật liệu thực tế, phân bổ chi phí vật tư vào chi phí sản xuất đồng thời tính giá thành sản phẩm. - Kế toán công nợ: Theo dõi chi tiết từng khoản nợ phải thu, phải trả theo từng đối tượng, thường xuyên tiến hành đối chiếu, kiểm tra, đôn đốc việc thanh toán được kịp thời. - Kế toán chi phí và tính khấu hao TSCĐ: Xác định chi phí của các phân xưởng, đồng thời theo dõi tình hình tăng giảm hiện có, hao mòn TSCĐ. - Kế toán tiêu thụ và xác định KQKD: Xác định được chi phí, thu nhập và kết quả thuộc từng hoạt động kinh doanh. - Kế toán tiền lương: Hạch toán tiền lương, các khoản trích theo lương và phần huy động vốn của công nhân viên chức. - Thủ quỹ: Phụ trách việc thu, chi tiền mặt khi có nhu cầu, quản lý két tiền mặt của Công ty. Cuối ngày, thủ quỹ tiến hành tập hợp các phiếu thu, chi để lập báo cáo. 3.2 Tổ chức công tác kế toán. Để phù hợp với đặc điểm, quy mô sản xuất kinh doanh của mình, Công ty hiện đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ. Đây là hình thức sổ rất phù hợp với điều kiện của Công ty là một đơn vị có quy mô kinh doanh lớn, loại hình tương đối phức tạp, có yêu cầu chuyên môn hoá cao trong công tác kế toán. Với hình thức sổ đó, Công ty luôn tuân thủ theo đúng những quy định của Bộ tài chính về sử dụng chứng từ, sổ sách kế toán. Mọi hoạt động kinh tế, tài chính trong Công ty đều được lập chứng từ theo đúng mẫu và phương pháp tính toán. Hệ thống sổ kế toán của Công ty hiện nay bao gồm: - Nhật ký chứng từ số 1, 2, 4, 5, 7, 8, 10. - Bảng kê số 1, 2, 4, 5, 6, 11. - Bảng phân bổ số 1, 2, 3. - Sổ chi tiết các tài khoản. - Sổ cái các tài khoản. Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phơng pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán ngoại tệ theo tỷ giá thực tế, phương pháp tính giá vật liệu và giá vốn hàng xuất kho là phương pháp nhập trước xuất trước. Báo cáo tài chính bao gồm: + Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính được lập hàng quý. + Các báo cáo tạm thời lập hàng tháng: Báo cáo nhanh về tình hình công nợ, tình hình kinh doanh (doanh thu, giá vốn, chi phí,…) để phục vụ yêu cầu quản lý kinh tế tài chính của Công ty, theo yêu cầu chỉ đạo điều hành của ban lãnh đạo. * Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký Chứng từ. Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký Chứng từ hoặc bảng kê, sổ chi tiết có liên quan. Đối với các Nhật ký Chứng từ được ghi căn cứ vào các bảng kê, sổ chi tiết thì hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán, vào bảng kê sổ chi tiết, cuối tháng phải chuyển số liệu tổng cộng của bảng kê sổ chi tiết vào Nhật ký Chứng từ. Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các bảng kê và Nhật ký Chứng từ có liên quan. Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký Chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký Chứng từ với các sổ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký Chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ Cái. Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ và thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết lập các bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với Sổ Cái. sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Bảng kê Nhật ký chứng từ Thẻ và sổ Kế toán chi tiết Sổ Cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra Ghi chú: III. Tình hình thực tế công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông 1. Kế toán thành phẩm 1.1 Đánh giá thành phẩm và quản lý thành phẩm Thành phẩm sản xuất ra là kết tinh thành quả lao động của toàn bộ công nhân viên của DN nên phải được quản lý chặt chẽ, tránh mọi tổn thất xảy ra. Thành phẩm ở mỗi DN có các đặc điểm riêng do đó phương thức quản lý ở mỗi DN khác nhau. a/ Phân tích thành phẩm và đặc điểm quản lý * Thành phẩm của công ty cổ phần Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông là các loại sản phẩm về bóng đèn, phích nước phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu đến thị trường ở Hàn Quốc, Ai Cập + Bóng đèn: Bóng đèn nấm, đèn tròn từ 25W- 300W, bóng đèn huỳnh quang 0,6m và 1,2m và huỳnh quang compact. + Phích nước: - Phích 1040- 1L - Phích nhựa 997- 2L - Phích trà 1045 TS - 1L - Phích vân đá 2L - Phích 1055 ST1- 1L - Phích sắt 2L * Đặc điểm quản lý: + Thủ kho các xí nghiệp quản lý số lượng thành phẩm, sắp xếp phân loại theo yêu cầu, cất giữ một cách khoa học, thuận tiện cho quá trình nhập- xuất theo dõi kịp thời chi tiết tình hình hiện có và sự biến động của thành phẩm, báo cáo tình hình chất lượng trong kho. + Phòng kế toán: Theo dõi tổng hợp tình hình xuất tồn kho thành phẩm và hạch toán quá trình tiêu thụ toàn bộ thành phẩm trên cả hai chi tiêu hiện vật và giá trị. + Cán bộ KCS ở các Xí nghiệp kiểm tra số lượng, chất lượng sản phẩm trước khi đưa vào nhập kho hoặc xuất kho. b/ Đánh giá thành phẩm Thành phẩm nào cũng được biểu hiện trên hai chỉ tiêu hiện vật và giá trị nhưng muốn biểu hiện được theo giá trị cần phải thông qua công tác đánh giá thành phẩm. Có nhiều phương pháp đánh giá thành phẩm, mỗi doanh nghiệp sử dụng một phương pháp phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của DN mình, từ đó có thể hạch toán một cách chính xác. ] Đối với sản phẩm nhập kho: Giá thành thực tế từng loại SP nhập kho trong kỳ Số lượng từng loại sản phẩm nhập kho trong kỳ Giá thành đơn vị SP nhập kho trong kỳ = Ví Dụ: Thẻ tính giá thành thực tế của sản phẩm Bóng nấm 40W trong tháng 10/2004 như sau: Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ Tháng 10/2004 Tên sản phẩm, dịch vụ: Bóng nấm 40W Sản lượng sản phẩm hoàn thành: 1.028.060 cái Chi phí sản xuất KD CF SXKD dở dang ĐK CF SXKD PS trong kỳ CF SXKD DD cuối kỳ Giá thành SP dịch vụ trong kỳ Giá thành GT đơn vị Chi phí NVL TT 75.300.000 636.875.000 0 712.175.000 693 Chi phí NC TT 571.200.000 0 571.200.000 555 Chi phí sản xuất chung 567.133.000 0 567.133.000 552 Cộng 75.300.000 1.775.208.000 0 1.850.508.000 1.800 Bảng tính giá thành Chỉ tiêu KM CF Chi phí SX DD đầu kỳ Chi phí SX PS trong kỳ Chi phí SXDD c. kỳ Tổng giá thành Giá thành đơn vị Bóng nấm 40W 621 622 627 75.300.000 636.875.000 571.200.000 567.133.000 712.175.000 571.200.000 567.133.000 693 555 552 Cộng 75.300.000 1.755.208.000 0 1.850.508.000 1.800 ] Đối với sản phẩm xuất kho: Công ty tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước. Theo phương pháp này, số sản phẩm nào nhập trước thì sẽ xuất bán trước, xuất hết số nhập trước đến số nhập sau theo giá thực tế của từng số hàng xuất. Nói cách khác, cơ sở của phương pháp này là giá thực tế của sản phẩm và giá mua thực tế của hàng hoá nhập kho trước sẽ được dùng làm giá để tính giá thực tế của sản phẩm xuất trước. Do vậy, giá trị sản phẩm tồn kho cuối kỳ sẽ là giá thực tế của số hàng hoá nhập kho sau cùng. Ví Dụ: Đầu tháng 10/2004 số thành phẩm còn trong kho như sau: Bóng nấm 40W: 2.000 cái, đơn giá: 1.750 đ Trong tháng: nhập kho: 10.000 cái bóng nấm 40W, ĐG: 1.800 đ, xuất kho bán: 7.800 bóng nấm 40W. Vậy theo phương pháp nhập trước, xuất trước thì giá trị thực tế xuất kho là: - Bóng nấm 40W: = 13.940.000 đ Có nghĩa là công ty xuất bán 7.800 bóng trong đó 2.000 bóng sẽ bán với giá 1.750đ và 5.800 bóng sẽ bán với giá 1.800đ 1.2 Công tác tiêu thụ thành phẩm Qua công tác nghiên cứu thị trường công ty đã đạt đựoc những kết quả đáng kể: - Thiết lập được quan hệ với một lượng khá lớn bạn hàng quen thuộc ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Mở thêm một chi nhánh ở miền Trung, ba chi nhánh ở miền Nam - Sản xuất thành công bóng đèn Ranlux có chất lượng cao, an toàn cao cho các thiết bị sử dụng điện khác, phục vụ chủ yếu cho xuất khẩu, mở rộng sang thị trường nước ngoài: Hàn Quốc, Ai Cập, Trung Quốc. - Công ty xác định: Với thị trường nông thôn và miền núi, thu nhập của dân cư còn thấp nên nhu cầu sử dụng bóng đèn có công suất nhỏ, rẻ tiền, tiêu thụ ít điện năng. Ngược lại, với thị trường thành thị, mức sống cao hơn nên ngoài công dụng thắp sáng còn phải đảm bảo tính thẩm mỹ, chất lượng cao, giá có thể cao hơn một chút. Với các cơ sở sản xuất có nhu cầu về bóng đèn có công suất lớn thắp sáng phục vụ cho hoạt động sản xuất. Về sản phẩm phích nước, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao ngoài yêu cầu về độ giữ nhiệt còn phải tính đến sự tiện lợi, mẫu mã đẹp. + Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông thường sử dụng phương pháp bán hàng trực tiếp hoặc theo phương pháp gửi bán ở các đại lý. Với phương pháp bán trực tiếp thì công ty giao hàng trực tiếp cho khách hàng tại kho và thu tiền ngay nếu khách hàng có khả năng chi trả ngay hoặc cho nợ và sẽ thu vào thời gian sau đó. Với phương pháp đại lý ký gửi thì công ty gửi hàng nhờ các đại lý bán hộ, sau khi bán được hàng, công ty sẽ trả cho đại lý tiền hoa hồng theo sự thoả thuận giữa hai bên và thu ngay tiền hàng mà đại lý bán được. 2. Thủ tục nhập, xuất kho và chứng từ kế toán. a/ Đối với thành phẩm nhập kho Sau khi thành phẩm hoàn thành, kế toán làm thủ tục nhập kho. Trước khi tiến hành nhập kho thành phẩm thì kế toán phải lập một ban kiểm nghiệm gồm ba người: một trưởng ban và hai uỷ viên. Ban kiểm nghiệm dùng các phương thức kiểm nghiệm thích hợp để kiểm tra số lượng thành phẩm đúng quy cách phẩm chất và số lượng thành phẩm không đúng quy cách, phẩm chất. Thành phẩm khi được tổ KCS kiểm nghiệm về số lượng, chất lượng đã đạt tiêu chuẩn các thông số kỹ thuật thì sẽ được lập phiếu để nhập kho. Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên Liên 1: Lưu tại gốc Liên 2: Giao cho tổ sản xuất Liên 3: Lưu tại phòng kế toán VDụ: Nhập kho thành phẩm theo Phiếu Nhập Kho số 110 ngày 17/10/2004 Kế toán sẽ phải lập biên bản kiểm nghiệm và phiếu nhập kho Đơn vị: Cty CPBĐPN Rạng Đông Mẫu số: 05-VT Ban hành theo QĐ số 1141-TC/QĐ/CĐKT Ngày 1-11-1995 của Bộ Tài Chính Số: 100 Biên bản kiểm nghiệm Tháng 10 năm 2004 - Căn cứ vào số ngày tháng năm 2004 - Của: - Ban kiểm nghiệm gồm: Ông, bà: Lệ Quyên Trưởng ban Ông, bà: Đỗ Thanh Uỷ viên Ông, bà: Trần Quang Uỷ viên - Đã kiểm nghiệm các loại: S TT Tên, quy cách phẩm chất sản phẩm, hàng hoá Mã số Phương thức kiểm nghiệm Đơn vị tính Số lượng theo chứng từ Kết quả kiểm nghiệm Ghi chú Số lượng đúng quy cách phẩm chất Số lượng không đúng quy cách 1 Bóng nấm 40W SP1 Cái 1028060 0 2 Đèn tròn 75W SP2 Cái 1213100 0 3 Đèn HQ 1,2m SP5 Cái 297410 0 ý kiến của ban kiểm nghiệm: thành phẩm đảm bảo số lượng, chất lượng, đồng ý cho nhập kho. Đại diện kỹ thuật Thủ kho Trưởng ban (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Đơn vị: Cty CP BĐPN Rạng Đông Địa chỉ: 89 Hạ Đình, Thanh Xuân, HN Mẫu số: 01- VT Ban hành theo QĐ số 1141-TC/QĐ/CĐKT Ngày 1-11-1995 của Bộ Tài Chính Số 110 Phiếu nhập kho Tháng 10 năm 2004 Nợ: 155 Có: 154 Họ tên người giao hàng: Vũ Mạnh Hiền Theo BBKN số 95 ngày 17/10/2004 Nhập tại kho: thành phẩm- công ty S TT Tên, nhãn hiệu, quy cách sản phẩm hàng hoá Mã số ĐV T Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập 1 Bóng nấm 40W SP1 Cái 1.028.060 1.800 1.850.508.000 2 Bóng đèn tròn 75W SP2 - 1.213.100 1.530 1.856.043.000 3 Đèn HQ 1,2m SP3 - 297.410 6.600 1.962.934.000 Cộng 5.669.485.000 Nhập, ngày 17 tháng 10 năm 2004 Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Trần Anh Quang Vũ Mạnh Hiền Đỗ Xuân Thông b/ Đối với thành phẩm xuất kho Đây là một doanh nghiệp sản xuất nên việc xuất kho thành phẩm để tiêu thụ là việc xảy ra hết sức thường xuyên và liên tục. Khi xuất kho thành phẩm bán thì kế toán phải làm thủ tục viết phiếu xuất kho. Đơn vị: Cty CP BĐPN Rạng Đông Địa chỉ: 89 Hạ Đình, Thanh Xuân, HN Mẫu số: 01- VT Ban hành theo QĐ số 1141-TC/QĐ/CĐKT Ngày 1-11-1995 của Bộ Tài Chính Số 113 Phiếu xuất kho Tháng 10 năm 2004 Nợ: 632 Có: 155 Họ tên người nhận hàng: Đỗ Xuân Thông Bộ phận: bán hàng Lý do xuất kho: Xuất bán theo HĐGTGT số 012578 Xuất tại kho: thành phẩm- công ty S TT Tên, nhãn hiệu, quy cách sản phẩm hàng hoá Mã số ĐV T Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực xuất 1 Bóng nấm 40W SP1 Cái 7.000 1.800 12.600.000 2 Bóng đèn tròn 75W SP2 - 8.500 1.530 13.005.000 3 Đèn HQ 1,2m SP3 - 3.000 6.600 19.800.000 Cộng 45.405.000 Xuất, ngày 22 tháng 10 năm 2004 Phụ trách bộ phận sử dụng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 3. Tổ chức kế toán thành phẩm ở công ty a/ Kế toán chi tiết thành phẩm Để nâng cao công tác quản lý thành phẩm, công ty ngoài việc theo dõi tổng hợp còn theo dõi chi tiết từng thành phẩm. Hạch toán chi tiết thành phẩm còn cho phép công ty biết được sự vận động của từng thành phẩm từ đó có các biện pháp quản lý riêng phù hợp với đặc điểm của từng thành phẩm đó. Kế toán áp dụng phương pháp hạch toán chi tiết thành phẩm theo phương pháp ghi thẻ song song. Cụ thể là: - Tại kho: Việc ghi chép tình hình nhập xuất thành phẩm do thủ kho tiến hành và ghi chép theo chỉ tiêu số lượng. Khi nhận chứng từ từ các phiếu nhập kho, hoá đơn GTGT thủ kho sẽ phân loại rỗi ghi vào thẻ kho cho từng thứ thành phẩm theo thứ tự nhập- xuất kho hàng. Nhờ ghi chép kịp thời, số lượng thành phẩm nhập kho, xuất kho sẽ được xác định một cách chính xác và cho biết số lượng thành phẩm tồn kho, giúp cho Công ty có sự điều chỉnh kịp thời tình hình sản xuất phù hợp với tiêu thụ. Các chứng từ sau khi được ghi vào thẻ kho rồi chuyển lên cho phòng kế toán. - Tại phòng kế toán: Sau khi kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của phiếu nhập kho, hoá đơn GTGT do thủ kho đưa lên, kế toán thành phẩm sẽ mở sổ chi tiết thành phẩm để ghi cho từng chủng loại sản phẩm theo chỉ tiêu số lượng. Sau khi đã có giá thành sản xuất, kế toán sẽ tổng hợp số lượng nhập, xuất mỗi chủng loại thành phẩm trong tháng để tính chỉ tiêu giá trị. Trên đây là quy trình kế toán mà công ty cổ phần Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông sử dụng để hạch toán chi tiết thành phẩm. Để vào được thẻ kho thì ta căn cứ vào phiếu nhập kho và hoá đơn GTGT của hàng hoá xuất bán ghi theo thứ tự thời gian phát sinh nghiệp vụ bán hàng. Thẻ kho Tên thành phẩm: Bóng nấm 40W Đơn vị tính: Cái Chứng từ Diễn giải Số lượng Ký xác nhận Số Ngày Nhập Xuất Tồn Tồn đầu tháng 28000 110 17/10 Nhập kho thành phẩm 1028060 1056060 12570 22/10 Xuất bán cho Cty XNK và ĐT Hà Nam 350500 705560 12571 23/10 Xuất bán cho Cty TM Minh Khai- HP 100000 605560 113 25/10 Xuất gửi bán 185000 420560 12576 27/10 Xuất bán cho Cty CP BH số 3 150000 270560 117 27/10 Xuất gửi bán 200000 70560 111 27/10 Hàng bị trả lại 10515 81075 119 29/10 Xuất bán cho HTX NN tỉnh Hải Dương 50000 31075 Cộng 1038575 1035500 Tồn cuối tháng 31075 Hàng ngày, căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, kế toán thành phẩm ghi vào Sổ Chi tiết sản phẩm. Cuối tháng, kế toán thành phẩm tính toán chỉ tiêu giá trị của thành phẩm trong kỳ và lập bảng Tổng hợp chi tiết vật liệu, sản phẩm hàng hoá. Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, sản phẩm, hàng hoá Tài khoản: 155 Tháng 10 năm 2004 S TT Tên quy cách sản phẩm Giá trị Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ 1. Bóng nấm 40W 49.000.000 1.868.909.250 1.862.500.000 55.409.250 2. Đèn tròn 75W 45.000.000 1.863.693.000 1.873.350.000 35.343.000 3. Đèn tròn 200W 150.000.000 150.000.000 0 4. Đèn tròn 300W 250.250.000 107.250.000 143.000.000 5. Đèn HQ 1,2m 100.100.000 1.962.934.000 2.011.790.000 51.244.000 6. Đèn HQ 0,6m 104.000.000 104.000.000 0 7. HQ compact 183.750.000 131.250.000 52.500.000 8. Phích 1040-1L 127.600.000 121.500.000 6.100.000 9. Phích trà 1045 TS-1L 64.500.000 25.800.000 38.700.000 10. Phích 1055 ST1-1L 150.000.000 120.000.000 30.000.000 11. Phích nhựa 997-2L 350.000.000 350.000.000 0 12. Phích vân đá 341.800.000 290.530.000 51.270.000 Cộng 1.916.000.000 7.147.970.000 463.566.250 b/ Kế toán tổng hợp thành phẩm: Công ty cổ phần Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông thực hiện kế toán tổng hợp thành phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên với các tài khoản sử dụng như sau: TK 154, TK 155, TK 157, TK 632. Nội dung của hạch toán tổng hợp thành phẩm: Nhập kho thành phẩm: kế toán ghi Nợ TK 155- thành phẩm Có TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Xuất kho thành phẩm bán hàng Nợ TK 632- giá vốn hàng bán Có TK 155- thành phẩm Dựa vào các chứng từ có liên quan, kế toán vào các bảng kê, cuối tháng tập hợp từ bảng kê để vào các Nhật ký chứng từ và cuối cùng là vào Sổ Cái chi tiết cho từng tài khoản. + Bảng kê số 8: Dùng để tổng hợp tình hình nhập xuất tồn kho thành phẩm theo giá thực tế (TK 155, TK 156). Số liệu tổng hợp của Bảng kê số 8 sau khi khoá sổ cuối tháng được dùng để ghi vào Nhật ký chứng từ số 8 (ghi Có TK 155, TK 156, ghi Nợ các TK) + Bảng kê số 10: Dùng để phản ánh các loại hàng hoá, thành phẩm gửi đại lý bán hộ hay bàn giao cho người đặt hàng nhưng chưa được chấp nhận. Nguyên tắc theo dõi hàng gửi bán trên Bảng kê số 10 là theo dõi từng hoá đơn bán hàng từ khi gửi hàng đến khi được coi là tiêu thụ. Số liệu tổng cộng cuối tháng hoặc cuối quý của Bảng kê số 10 sau khi khoá sổ được ghi vào Nhật ký Chứng từ số 8 (ghi Có TK 157, ghi Nợ các TK có liên quan). + Nhật ký chứng từ số 8: Dùng để phản ánh số phát sinh bên Có TK 155, 157. Cuối tháng khoá sổ Nhật ký chứng từ số 8, xác định tổng số phát sinh Có của các TK 155, 157 đối ứng Nợ các TK liên quan và lấy số tổng cộng của Nhật ký chứng từ số 8 để ghi Sổ Cái. 4. Kế toán tiêu thụ thành phẩm Trong khâu tiêu thụ, phòng tiêu thụ sản phẩm, phòng kế toán và thủ kho kết hợp chặt chẽ với nhau tạo điều kiện cho khách hàng làm thủ tục và lấy hàng nhanh nhất. Bên cạnh đó cùng với các hình thức bán hàng khác nhau cũng có các phương thức thanh toán khác nhau phù hợp với điều kiện của từng khách hàng và dựa trên sự thoả thuận giữa khách hàng và công ty. Khách hàng có thể thanh toán ngay sau khi nhận hàng hoặc sẽ trả tiền sau hoặc sẽ trả một nửa, còn lại thì chưa trả. * Khi xuất thành phẩm giao bán, gửi bán mà chưa được khách hàng chấp nhận thì kế toán ghi vào chứng từ sổ sách có liên quan: Phiếu xuất kho, sổ chi tiết sản phẩm hàng hoá, các bảng kê số 8, 10. Đồng thời ghi: Nợ TK: 157- Hàng gửi đi bán Có TK: 155 - Thành phẩm * Khi khách hàng đồng ý mua hàng thì căn cứ vào đó, kế toán bán hàng lập Hoá Đơn GTGT. HĐGTGT gồm ba liên (kế toán đặt giấy than viết một lần) - Liên 1: Lưu - Liên 2: Giao cho khách hàng - Liên 3: Dùng để ghi sổ Căn cứ vào Hoá Đơn GTGT, kế toán bán hàng định khoản: Nợ TK:131- Nếu khách hàng chưa trả Nợ TK: 111, 112- Nếu KH trả ngay bằng tiền mặt, TGNH. Có TK: 511- Doanh thu bán hàng Có TK: 3331- Thuế GTGT của hàng tiêu thụ a/ Trường hợp công ty bán cho khách hàng theo hình thức trả chậm - Căn cứ vào nhu cầu nhận hàng của phòng tiêu thụ đưa sang, phòng kế hoạch viết lệnh điều hàng. Phòng kế toán căn cứ vào lệnh điều hàng, kế toán bán hàng viết hoá đơn giá trị gia tăng xuất bán cho khách, kế toán bán hàng định khoản ghi sổ chi tiết các tài khoản liên quan. Nợ TK: 131- tổng giá thanh toán Có TK 511: Doanh thu chưa thuế Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra. Ví dụ: Hoá đơn GTGT số 012569, PXK số 110 ngày 21/10, công ty xuất bán thành phẩm cho công ty xuất nhập khẩu tổng hợp và đầu tư Nam Định, KH chưa trả tiền. Kế toán định khoản và ghi sổ chi tiết tài khoản 511, 131, 3331 có liên quan như sổ chi tiết bán hàng, sổ chi tiết thanh toán với người mua. Mẫu số: 01 GTKT- 32L LU/2004B Số: 012576 Hoá đơn (GTGT) Liên 1: Lưu Ngày 26 tháng 10 năm 2004 Đơn vị bán hàng: Công ty Cổ Phần Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông Địa chỉ: 89 Hạ Đình- Thanh Xuân- Hà Nội Số tài khoản: MST: 0101526991 Họ tên người mua hàng: Lê Thị Quỳnh Trang Tên đơn vị: Công ty Cổ phần Bách Hoá số 3- Thanh Hoá Địa chỉ: Bỉm Sơn- Thanh Hoá Số tài khoản: Hình thức thanh toán: MS: 01001067611 STT Tên hàng hoá dịch vụ ĐVTính Số lượng Đơn Giá Thành tiền 1. Bóng nấm 40W Cái 150000 2300 345000000 2. Bóng đèn tròn 75W Cái 135000 2000 270000000 3. Phích 1040-1L Cái 4500 30000 135000000 4. Phích trà 1045 TS- 1L Cái 600 63000 37800000 Cộng tiền hàng: 787800000 Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 78780000 Tổng cộng tiền hàng: 866580000 Số tiền viết bằng chữ: Tám trăm sáu mươi sáu triệu, năm trăm tám mươi ngàn đồng . /. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, đóng dấu, họ tên) + Khi khách hàng trả tiền mua hàng bằng tiền mặt hay tiền gửi ngân hàng thì kế toán định khoản: Nợ TK: 111, 112 Có TK: 131- Phải thu của người mua Và căn cứ vào HĐGTGT vừa lập để vào Sổ chi tiết tiền mặt, Sổ TGNH DN: Cty CPBĐPN Rạng Đông. Mẫu S08-SKT/DNN Sổ quỹ tiền mặt Đơn vị: nghìn đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Số tiền Ghi chú Số hiệu Ngày tháng Thu Chi Tồn Số dư đầu kỳ 2467500 Số PS … 12568 21/10 Bán hàng 58575 PT 213 22/10 Thu nợ 335250 12571 23/10 Bán hàng 740058 PT 215 23/10 Thu nốt tiền 58575 12572 24/10 Đlý bán 148337.75 12573 25/10 Bán hàng 48950 12574 26/10 Bán hàng 249700 12576 27/10 Bán hàng 433290 12577 28/10 Đlý bán 1827234.75 12578 28/10 Bán hàng 238150 12579 29/10 Bán hàng 374000 PC 97 30/10 Trả tiền ĐT 9487.5 PC 98 31/10 Trả lương 1260000 PC 99 31/10 Rút TGNH 2000000 … Cộng số phát sinh 6019908.05 5259302 Số dư Ckỳ 3228106.05 Sổ này có trang, đánh số từ trang 01 đến trang Ngày mở sổ: Ngày 31 tháng 10 năm 2004 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Ví dụ: Ngày 24/10, nhận được Giấy Báo Có của Ngân Hàng với nội dung là: công ty XNK và đầu tư Nam Định trả tiền mua hàng cho công ty cổ phần Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông số tiền là: 412500000đ Khi đó kế toán sẽ định khoản: Nợ TK: 112 412500000 Có TK: 131- XNK và ĐT NĐịnh 412500000 Cuối tháng, kế toán vào sổ Tiền Gửi Ngân Hàng DN: Cty CPBĐPN Rạng Đông Mẫu số: S09-SKT/DNN Sổ tiền gửi ngân hàng Đơn vị: nghìn đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Số tiền Ghi chú Số hiệu Ngày tháng Gửi vào Rút ra Còn lại Số dư đầu kỳ 3604000 Số PS 1/10 Trả tiền vtư 444988.5 3159011.5 103 4/10 Trả tiền vtư 343200 2815811.5 8/10 Trả nợ 953755 1862056.5 13/10 Trả nợ 275000 1587056.5 BB5 18/10 Mua TSCĐ 396550 1190506.5 240 19/10 Nhập quỹ 400000 790506.5 12570 22/10 Bán hàng 1421296.25 2211802.75 24/10 Thu tiền 412500 2624302.75 12575 26/10 Đại lý bán 1168310 3792612.75 99 31/10 Rút TM 2000000 5792612.75 31/10 Trả nợ NH 2000000 3792612.75 Cộng số phát sinh 5002106.25 4813493.5 Số dư Ckỳ 3792612.75 Sổ này có trang, đánh số từ trang 01 đến trang Ngày mở sổ: Ngày 31 tháng 10 năm 2004 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Cuối tháng, kế toán căn cứ vào các sổ chi tiết lập các Bảng kê số 1, Bảng kê số 2, Nhật ký nhật từ số 1, Nhật ký chứng từ số 2 để vào sổ cái cho từng tài khoản. + Cùng với Sổ quỹ tiền mặt, Sổ Tiền gửi ngân hàng, Sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán, kế toán sẽ vào sổ chi tiết bán hàng để phản ánh doanh thu tiêu thụ (TK 511) và sổ chi các tài khoản để phản ánh số thuế GTGT của hàng tiêu thụ (3331). Cuối tháng, kế toán căn cứ vào sổ chi tiết lập Bảng kê số 8, Bảng kê số 10 để phản ánh sản lượng và giá trị thực tế của thành phẩm nhập, xuất, tồn trong tháng. Từ đó vào các Nhật ký chứng từ số 8, Nhật ký chứng từ số 10 và chuyển cho kế toán tổng hợp để vào sổ cái cho từng tài khoản. b/ Trường hợp bán hàng thu tiền ngay Trường hợp này chỉ khác trường hợp trên ở chỗ là khách hàng thanh toán ngay thời điểm lấy hàng tổng số tiền hàng. Lúc đó, kế toán bán hàng sẽ định khoản nghiệp vụ này như sau: Nợ TK: 111- Nếu thu bằng tiền mặt Nợ TK: 112- Nếu thu bằng tiền gửi ngân hàng Có TK: 511- Doanh thu bán hàng chưa thuế Có TK: 3331- Thuế GTGT đầu ra Căn cứ vào hoá đơn bán hàng, kế toán vào phiếu thu và căn cứ vào Giấy Báo Có mà Ngân Hàng gửi cho, kế toán vào sổ quỹ tiền mặt và sổ tiền gửi ngân hàng, vào bảng kê. Ví dụ: Hoá đơn GTGT số 012573 ngày 25/10, bán hàng cho công ty May 10, khách hàng đã thanh toán bằng tiền mặt theo phiếu thu số 217, ĐG chưa thuế GTGT 10% như sau: MSP Tên sản phẩm ĐVT Số lượng ĐG Thành tiền SP5 Đèn huỳnh quang 1,2m Cái 3000 9000 27000000 SP6 Đèn huỳnh quang 0,6m - 2500 7000 17500000 Cộng 44500000 Biết đơn giá thành phẩm xuất kho của SP5, SP6 lần lượt là 6600đ và 5200đ. Kế toán sẽ định khoản nghiệp vụ trên như sau: BT1: Nợ TK 111 48950000 Có TK 511 44500000 Có TK 3331 4450000 BT2: Nợ TK 632 32800000 Có TK 155 32800000 ( Đèn HQ 1,2m 19800000 Đèn HQ 0,6m 13000000) Kế toán sẽ tiến hành ghi vào chứng từ có liên quan: Phiếu xuất kho, phiếu thu. Mẫu số 01 - TT Phiếu thu Ngày 25 tháng 10 năm 2004 Nợ TK: 111 Có TK: 511, 3331 Họ và tên người nộp tiền: Lê Quỳnh Trang Địa chỉ: công ty cổ phần Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông Lý do nộp: Thu tiền hàng Số tiền (*): 48950000 (viết bằng chữ): bốn tám triệu, chín trăm năm mươi ngàn đồng chẵn./. Kèm theo 01 chứng từ gốc HĐ 012573 Kế toán trưởng Người lập biểu (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): bốn tám triệu, chín trăm năm mươi ngàn đồng chẵn./. Ngày 25 tháng 10 năm 2004 Người nộp tiền Thủ quỹ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) c/ Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu * Đối với các khoản giảm giá hàng bán. - Là trường hợp mà doanh nghiệp đã xuất bán, cung ứng sản phẩm, dịch vụ và lập hoá đơn GTGT về sản phẩm tiêu thụ nhưng do sản phẩm không đảm bảo chất lượng, quy cách… do vậy DN phải điều chỉnh tăng, giảm giá bán. Lúc đó, bên bán và bên mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ số lượng, quy cách, hàng hoá, mức giá tăng (giảm) theo hoá đơn bán hàng, lý do tăng (giảm) giá đồng thời bên bán lập hoá đơn để điều chỉnh mức giá. Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh giá, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán thuế đầu ra, đầu vào cho thích hợp, kế toán ghi: Nợ TK 532: Số giảm giá hàng bán KH được hưởng. Nợ TK 3331: Thuế GTGT trả lại cho KH tương ứng với số giảm giá hàng bán. Có TK 111, 112: xuất tiền trả cho người mua Có TK 131: trừ vào số tiền phải thu của người mua Có TK 3388: số giảm giá hàng bán chấp nhận nhưng chưa thanh toán cho người mua - Cuối kỳ, kế toán kết chuyển các khoản giảm giá hàng bán vào tổng doanh thu bán hàng trong kỳ ghi: Nợ TK 511: doanh thu bán hàng Có TK 532: giảm giá hàng bán * Đối với các khoản chiết khấu thương mại - Khi khách hàng chấp nhận mua hàng với khối lượng lớn, công ty đồng ý chiết khấu thương mại cho họ, kế toán ghi: Nợ TK 521: số chiết khấu thương mại khách hàng được hưởng Nợ TK 3331: Thuế GTGT tương ứng với số CKTM Có TK 131: Trừ vào số tiền phải thu của người mua - Cuối kỳ, kết chuyển các khoản chiết khấu thương mại vào doanh thu bán hàng và cung ứng dịch vụ. Nợ TK 521- Chiết khấu thương mại Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung ứng dịch vụ * Đối với trường hợp hàng bán bị trả lại: - Trong quá trình tiêu thụ, phát sinh những trường hợp hàng đã tiêu thụ bị người mua trả lại (một phần hay toàn bộ) do hàng hoá không đúng quy cách, phẩm chất hoặc do vi phạm cam kết theo hợp đồng. Khi xuất hàng trả lại cho bên bán, bên mua phải lập hoá đơn, trên hoá đơn ghi rõ hàng hoá trả lại do không đúng quy cách, chất lượng, tiền thuế GTGT. Hoá đơn này là căn cứ để bên bán, bên mua điều chỉnh doanh sỗ mua, bán, số thuế GTGT đã kê khai. Căn cứ vào chứng từ liên quan đến hàng bán bị trả lại, kế toán ghi các bút toán sau: BT1: Phản ánh trị giá vốn của hàng bán bị trả lại Nợ TK 155: nhập kho thành phẩm Có TK 632: giảm giá vốn hàng bán BT2: Phản ánh tổng giá thanh toán của số hàng bán bị trả lại Nợ TK 531: doanh thu của hàng bị trả lại Nợ TK 3331: thuế GTGT tương ứng Có TK 111, 112, 131 - Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu hàng bị trả lại vào doanh thu bán hàng và cung ứng dịch vụ. Nợ TK 511- doanh thu bán hàng Có TK 531- doanh thu của hàng bị trả lại Ví dụ: Ngày 27/10, công ty XNK và đầu tư xây dựng Hà Nam trả lại 10515 bóng nấm 40W và 5100 bóng đèn tròn 75W trị giá là 36487500 đ do số bòng này không đảm bảo chất lượng, công ty đã kiểm nhận nhập kho theo PNK số 111 và trừ vào số còn phải thu. BT1: Phản ánh trị giá vốn của hàng bị trả lại Nợ TK 155 26051250 (Bóng nấm 40W 18401250 Đèn tròn 75W 7650) Có TK 632 26051250 BT2: Phản ánh doanh thu của hàng bị trả lại Nợ TK 531 36487500 Nợ TK 3331 3648750 Có TK 131 40136250 Các nội dung trên đây đều được dẫn chứng trong sổ chi tiết sản phẩm hàng hoá, sổ chi tiết bán hàng, bảng kê số 8. d/ Kế toán tổng hợp và phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp * Chi phí bán hàng: - Chi phí bán hàng là những khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ trong kỳ như chi phí nhân viên bán hàng, chi phí dụng cụ bán hàng, chi phí quảng cáo, chi phí khấu hao, hay hoa hồng trả cho đại lý… - Khi có chi phí bán hàng phát sinh, kế toán lập các chứng từ có liên quan như phiếu chi, vào Sổ chi phí sản xuất kinh doanh, Sổ chi tiết các tài khoản, Sổ quỹ tiền mặt, căn cứ vào Nhật ký chứng từ số 1, Nhật ký chứng từ số 2 để vào Bảng kê số 5 - Bảng kê số 5 dùng để tổng hợp số phát sinh bên Có của các tài khoản 152, 153, 154, 241, 214, 334, 335, 338, 621, 622, 627 đối ứng Nợ với các tài khoản 641, 642, 241. * Chi phí quản lý doanh nghiệp: - Chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí phát sinh có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp mà không tách riêng ra được cho bất kỳ một hoạt động nào. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm nhiều loại như chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và chi phí chung khác. - Khi chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ, kế toán cũng tập hợp từ các chứng từ như phiếu chi hoặc giấy báo nợ để vào sổ chi phí sản xuất kinh doanh cho TK 642, từ đó vào Nhật ký chứng từ số 1 và vào Bảng kê số 5 Ví dụ: Ngày 15/10, tính ra số tiền lương phải trả cho CNV bán hàng là 112000000đ, NV quản lý doanh nghiệp là 268000000đ. Trích KPCĐ, BHXH, BHYT theo tỷ lệ quy định Trích khấu hao TSCĐ ở bộ phận bán hàng là: 14759850đ, bộ phận QLDN là 27411150đ. Điện, nước, điện thoại mua ngoài đã trả bằng tiền mặt với giá chưa thuế GTGT 10% là: + Bộ phận bán hàng: 5175000đ + Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 7245000đ Với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên đây, kế toán định khoản như sau: Đơn vị 1000đ 1. Nợ TK 641 112000 Nợ TK 642 268000 Có TK 334 380000 2. Nợ TK 641 21280 Nợ TK 642 50920 Nợ TK 334 22800 Có TK 338 95000 3. Nợ TK 641 14759.85 Nợ TK 642 27411.15 Có TK 214 42171 4. Nợ TK 641 5175 Nợ TK 642 7245 Nợ TK 133 1242 Có TK 111 13662 Từ số liệu của những nghiệp vụ phát sinh theo ngày, kế toán lập các chứng từ có liên quan như: phiếu chi, các bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ. Từ đó tập hợp vào sổ chi tiết sản xuất kinh doanh, bảng kê số 5, các nhật ký chứng từ số 1, 2 và cuối cùng là sổ cái cho tài khoản 641, 642 Sau đây là các sổ dẫn chứng 5. Kế toán kết quả tiêu thụ Việc xác định kết quả tiêu thụ được công ty thực hiện phản ánh trên tài khoản 911: “Xác định kết quả kinh doanh” a. Cuối tháng căn cứ vào sổ cái các tài khoản 511, 515, 521, 531, 532, 632, 635, 641, 642, 711, 811. Kế toán tổng hợp kết chuyển các khoản trên để xác định kết quả kinh doanh. Ví dụ: Ngày 31/10, kế toán tổng hợp căn cứ vào các phát sinh trong tháng sổ kết chuyển các tài khoản liên quan để xác định kết quả kinh doanh như sau:đơn vị 1000đ - Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu Nợ TK 511: 62329.25 Có TK 521 25841.75 Có TK 531 36487.5 - Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính, doanh thu hoạt động khác Nợ TK 515 9537.55 Nợ TK 711 5000 Có TK 911 14537.55 - Kết chuyển doanh thu thuần Nợ TK 511 8965445.75 Có TK 911 8965445.75 - Kết chuyển giá vốn Nợ TK 911 6909453.75 Có TK 632 6909453.75 - Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính, chi phí khác Nợ TK 911 13334.3 Có TK 635 12334.3 Có TK 811 1000 - Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp Nợ TK 911 672258.5 Có TK 641 318682.35 Có TK 642 353576.15 Kế toán lập các sổ chi tiết cho các tài khoản, sổ chi phí sản xuất kinh doanh từ đó vào các Nhật ký chứng từ rồi từ đó tập hợp để vào sổ cái các Tài khoản có liên quan. b. Xác định kết quả sản xuất kinh doanh Kết quả hoạt động = (Doanh thu hoạt động tiêu thụ - Các khoản giảm trừ doanh thu - Giá vốn hàng bán) +(Doanh thu hoạt động TC, hđ khác - Chi phí TC, hđ khác) - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp. Ví dụ: Trong tháng 10/2004, công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông đã tính được lợi nhuận từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, các hoạt động khác. Đơn vị 1000đ Theo công thức tính như trên thì: Kết quả hoạt động = (9027775 - 62329.25 - 6909453.75) + (14537.55 - 13334.3) -318682.35 - 353576.15 = 1384936.75 (1000đ) Như vậy, lợi nhuận mà công ty thu được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh trong tháng 10/2004 là 1384936750đ. Kế toán sẽ tiến hành định khoản như sau: Nợ TK 911 1384936.75 Có TK 421 1384936.75 Kế toán tổng hợp ghi vào sổ cái cho các tài khoản có liên quan dựa vào các sổ chi tiết và các Nhật ký chứng từ, các Bảng kê. c. Sau khi xác định được số lợi nhuận thu được, công ty tiến hành phân phối lợi nhuận vào các quỹ, trả thuế thu nhập doanh nghiệp (Đơn vị 1000đ) Nợ TK 421 969455.725 Có TK 3334 415481.025 Có TK 411 138493.675 Có TK 414 276987.35 Có TK 431 138493.675 Trên đây là quy trình hạch toán quá trinh tiêu thụ thành phẩm của công ty CPBĐPN Rạng Đông, sau đây là các sổ minh chứng. Phần thứ ba Một số nhận xét và ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty Cổ phần Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông. I. Một số nhận xét cơ bản về công tác thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty. 1. ưu điểm Trong nhiều năm xây dựng trưởng thành và phát triển, công ty đã trải qua những bước thăng trầm nhưng cũng thật vẻ vang. Từ chỗ cơ sở vật chất nghèo nàn, trang thiết bị cũ kỹ, lạc hậu đến nay công ty đã lớn mạnh không ngừng, sản phẩm của Rạng đông được ưa chuộng trên khắp các tỉnh thành và đã đến được thị trường quốc tế. Có được kết quả như ngày nay là do tập thể đội ngũ cán bộ nhiều tâm huyết luôn tìm tòi học hỏi và phấn đấu trong đó không thể không kể đến sự đội ngũ kế toán công ty và đặc biệt là kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm. - Về cơ bản, bộ máy kế toán công ty luôn chấp hành những quy định, chính sách của chế độ kế toán hiện hành. Tuân thủ nghiêm chỉnh các chính sách về giá cả thuế và nghĩa vụ đối với Nhà Nước. Chấp hành đầy đủ chế độ tài chính, tổ chức sổ sách kế toán phù hợp để phản ánh và giám đốc tình hình thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm đồng thời tiến hành ghi chép đầy đủ, hợp lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhờ đó mà kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm đã góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ tài sản của công ty trong lĩnh vực lưu thông, đảm bảo cho khâu sản xuất, tiêu thụ đạt kết quả cao. Cụ thể ưu điểm của công tác kế toán như sau: + Về kế toán thành phẩm: công ty đã theo dõi chi tiết từng loại sản phẩm, ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra, thành phẩm của công ty được quản lý chặt chẽ từ khâu nhập kho đến khâu xuất kho thành phẩm đều được phản ánh trên các chứng từ sổ sách theo quy định của công ty và của pháp lệnh kế toán hiện hành. + Về kế toán tiêu thụ thành phẩm: Thành phẩm của công ty bao gồm nhiều loại khác nhau, vì vậy việc theo dõi tiêu thụ không phải dễ dàng. Song thực tế công ty đã tổ chức khâu bán hàng và hạch toán một cách linh hoạt vừa đơn giản, vừa đáp ứng được một mức độ nhất định theo yêu cầu quản lý. Việc sử dụng các sổ chi tiết để theo dõi chi tiết tình hình thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm như sổ chi tiết thành phẩm, sổ chi tiết bán hàng, sổ chi tiết thanh toán với người mua, sổ chi phí sản xuất kinh doanh đã phản ánh sự biến động của chi tiết từng loại thành phẩm từ đó có các phương pháp quản lý thích hợp. 2. nhược điểm Bên cạnh những ưu điểm trên, công ty vẫn còn một sỗ hạn chế như: - Về việc kế toán viết hoá đơn giá trị gia tăng: Qua thời gian thực tập tại công ty, được xem xét các hoá đơn bán ra, hoá đơn mua vào em thấy rằng các thông tin trên hoá đơn còn thiếu như mã số thuế công ty và người mua hàng không thấy ký tên vào đó. Điều này đã gây ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty vì khi cơ quan thuế vào kiểm tra thì các hoá đơn này không hợp lệ, lúc đó cơ quan thuế sẽ suất toán và lúc đó doanh nghiệp không được khấu trừ thuế GTGT của những khoản bị suất toán đó. - Về việc lập dự phòng phải thu khó đòi: qua số liệu cho thấy, doanh số bán hàng của công ty lớn nhưng số Dư Nợ khách hàng ở mức cao vì công ty chủ yếu bán hàng theo hình thức trả chậm. Tìm hiểu trên báo cáo tài chính năm 2003, em thấy công ty chưa lập dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi. - Việc tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh phòng kế toán đã phản ánh kịp thời doanh thu, chi phí và chỉ ra được kết quả kinh doanh nhưng chưa chi tiết cho từng mặt hàng. Đây cũng là một trong những hạn chế cho doanh nghiệp trong việc phân tích kết quả sản xuất kinh doanh cho hội đồng quản trị, Ban giám đốc công ty để có những quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn phương án SXKD nên phát huy sản phẩm nào có hiệu quả và hạn chế những sản phẩm không đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp. II. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty CPBĐPN Rạng Đông - Về việc sử dụng hoá đơn GTGT: Kế toán cần phải ghi hết các thông tin cần thiết đã được thể hiện trên tờ hoá đơn GTGT đó là: tên, địa chỉ, số tài khoản, điện thoại (nếu có), hình thức thanh toán, mã số thuế của người mua và người bán. Nếu người mua hàng trực tiếp thì phải ký tên, nếu mua bằng Fax hoặc qua điện thoại thì không cần làm như vậy để tránh tình trạng hoá đơn không hợp lệ ảnh hưởng đến quyền lợi của công ty đối với các cơ quan thuế. - Lập dự phòng phải thu khó đòi: Theo nguyên tắc thận trọng đòi hỏi cuối niên độ kế toán, kế toán phải lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi. Đây là việc giúp công ty tính trước vào chi phí của công ty một khoản chi để khi có các khoản nơ khó đòi hoặc không đòi được thì tình hình tài chính của công ty cũng không bị ảnh hưởng. - Công ty nên xác định kết quả cho từng loại mặt hàng để thấy rõ hiệu quả mà từng mặt hàng này đem lại từ đó có phương hướng tiêu thụ và điều chỉnh thích hợp . Kết luận Do sự biến động thường xuyên, đa dạng của thành phẩm và do yêu cầu của công tác quản lý, kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm là những phần hành kế toán khá phức tạp. Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm phải thực sự gắn liền bổ trợ cho nhau để hạch toán tốt các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển mạnh mẽ đòi hỏi chế độ kế toán phải có sự cải cách để phù hợp, đáp ứng tốt nhất vai trò của công tác kế toán đối với công tác quản lý. Đối với mỗi doanh nghiệp, bộ phận kế toán phải vận hành linh hoạt hợp lý chế độ kế toán vào điều kiện thực tế của doanh nghiệp mình để thực hiện hạch toán kế toán nói chung và hạch toán thành phẩm nói riêng một cách đúng đắn, đem lại hiệu quả quản lý cao nhất. Qua hơn hai tháng thực tập tại công ty cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông, do sự hạn chế về thời gian nên chuyên đề này mới chỉ đi sâu vào nghiên cứu một số vấn đề chủ yếu của công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm. Do trình độ kiến thức và khả năng lý luận chưa vững vàng trong khuôn khổ bài viết khó tránh khỏi những sai sót, em rất mong được sự chỉ bảo giúp đỡ của các thầy cô giáo để bài chuyên đề báo cáo thực tập tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Quang Hưng cùng các cô chú, anh chị trong phòng tài chính kế toán của công ty Cổ Phần Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông đã giúp em hoàn thành bài chuyên đề báo cáo thực tập tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34201.doc
Tài liệu liên quan