Đóng vai trò quyết định trong bất kỳ một quá trình sản xuất kinh doanh nào, trước hết phải kể đến đó là yếu tố lao động việc hạch toán chi phí về lao động, là một bộ phận công việc phức tạp trong việc hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh tiền lương biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống, do đó tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương là một phần hành kế toán quan trọng, giúp các nhà quản lý, quản lý số lượng và chất lượng lao động góp phần nâng cao hiệu quả lao động. Như vậy một chính sách tiền lương đúng đắn sẽ là một động lực phát triển cho mỗi một doanh nghiệp.
Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần máy và thiết bị M -Tech em đã hoàn thành chuyên đề “Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” . Em đã đi sâu vào nghiên cứu và phân tích tình hình thực tế về chế độ trả lương ở công ty kết hợp với những kiến thức đã học, theo em công ty khăc phục được những tồn tại trên nhất định công ty sẽ thực hiện tốt hơn nữa nguyên tắc phân phối theo lao động và hạch toán đúng tiền lương theo chế độ quy định.
58 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 798 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần kỹ thuật máy và thiết bị M- Tech, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uộc vào từng loại hình kinh doanh, đặc điểm kinh doanh mà có kết quả áp dụng các hình thức tiền lương cho phù hợp.
Mục tiêu cuối cùng của tiền lương là phản ánh đúng kết quả lao động, kết quả kinh doanh, đảm bảo tính công bằng, đảm bảo tốc độ tăng tiền lương bình quân của doanh nghiệp phù hợp hơn tốc độ tăng của năng suất lao động ... Để đảm bảo các yêu cầu này, thì ngay bước đầu tiên việc xác định quỹ tiền lương phải đảm bảo tính khoa học.
Phân phối quỹ lương hợp lý là công việc khó khăn, giữa lao động quản lý và lao động trực tiếp, giữa các lao động trong cùng một bộ phận, từng cá nhân sẽ đảm bảo tính công bằng và có tác dụng khuyến khích người lao động.
Việc sử dụng tiền lương đòi hỏi phải có tính linh hoạt, làm sao không vi phạm pháp luật có hiệu quả cao. Mặt khác một phương pháp, một hình thức trả lương chỉ phù hợp với một đối tượng nhất định ...Vì vậy các phương pháp cần áp dụng một cách khoa học, chính xác nhưng cũng cần mềm dẻo, có sự điều chỉnh hợp lý tuỳ theo từng điều kiện thì mới tăng hiệu quả trong kinh doanh góp phần tiết kiệm chi phí tiền lương, hạ giá thành sản phẩm.
2. ý nghĩa của việc hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
Tiền lương và các khoản trích theo lương là một trong những khoản chi chủ yếu và khá lớn ở nhiều doanh nghiệp nó liên quan đến chi phí kinh doanh và tính giá thành sản phẩm. Vì thế việc hoàn thiện nó mang lại hiệu quả cho sản xuất kinh doanh.
2.1. Tiền lương với tư cách là yếu tố chi phí đầu vào của quá trình sản xuất
Sức lao động là một yếu tố quan trọng nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh cùng với các yếu tố khác để tạo ra sản phẩm dịch vụ cho thị trường.
Hiện nay mục tiêu chính của các doanh nghiệp là tìm kiếm lợi nhuận, mà vấn đề cụ thể được các doanh nghiệp quan tâm đều là làm thế nào để hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí tiền lương là một trong ba yếu tố để hạ giá thành sản phẩm.
Tiền lương mà doanh nghiệp trả cho người lao động là tuân theo quy luật cung-cầu, giá cả của thị trường sức lao động và pháp luật hiện hành của Nhà nước. Vậy doanh nghiệp không thể cứ trả lương thấp cho người lao động là được. Thị trường sức lao động là thị trường sức lao động phức tạp, đòi hỏi người quản lý phải biết lựa chọn mức lương trả cho người lao động một cách hợp lý để đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra được tốt.
b. Tiền lương với tư cách là nguồn thu nhập chủ yếu để đảm bảo ổn định và nâng cao đời sống của người lao động.
Đối với người lao động, tiền lương là động cơ chủ yếu để họ quyết định làm việc cho doanh nghiệp. Tiền lương chính là nguồn lợi kinh tế chủ yếu của người lao động. Nhu cầu của cuộc sống ngày càng cao thì lợi ích kinh tế của tiền lương càng lớn, người lao động khi quyết định làm việc cho doanh nghiệp cũng là lúc họ xác định lợi ích thu được từ tiền lương. Song không phải là tiền lương danh nghĩa mà là tiền lương thực tế.
Như ta đã biết trong bất kỳ một hợp đồng lao động nào dù ban đầu mức lương đưa ra thoả thuận là lương danh nghĩa thì người lao động cũng nhẩm tính được mức lương thực tế của mình. Nếu có sự trượt giá thì người lao động và người sử dụng lao động phải thương lượng lại để có mức lương thực tế hợp lý hơn. Bởi vì tiền lương mà người lao động nhận được dùng để mua tư liệu sinh hoạt, các dịch vụ cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của họ và gia đình họ. Tiền lương là phương tiện để người lao động đảm bảo những nhu cầu vật chất cần thiết hàng ngày và cao hơn nữa là nhu cầu tinh thần. Và bất cứ người nào cũng mong muốn trả lương cao hay chí ít cũng là thoả đáng với sức lao động mà họ bỏ ra. Với người lao động tiền lương nhận là thoả đáng sẽ là động lực kích thích năng lực sáng tạo ra sự gắn kết cộng đồng những người lao động với mục tiêu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngược lại nếu doanh nghiệp trả lương không hợp lý hoặc vì mục tiêu lợi nhuận thuần tuý không chú ý đến lợi ích cuả người lao động thì nguồn nhân lực đó sẽ cạn kiệt, giảm sút chất lượng, làm hạn chế động cơ cung ứng sức lao động.
Chương II
thực tế công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần kỹ thuật máy và thiết bị m- tech
I. Quá trình hình thành và phát triển công ty
1. Quá trình hình thành và phát triển công ty
Công ty cổ phần kỹ thuật máy và thiết bị M- Tech
Trụ sở đặt tại:24 Mai Hắc Đế
Diện tích mặt bằng sản xuất: 25.000m2
Tổng số cán bộ công nhân viên: 627 người
Với nhiệm vụ sản xuất các mặt hàng: hàng y tế, cơ khí, đồ gia dụng bằng Inox. Ngoài ra công ty còn sản xuất một số dụng cụ xe máy và các máy móc nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu của nền kinh tế.
Công ty được thành lập ngày 02 tháng 08 năm 1960. Thời kỳ mới thành lập công ty có tên là “Xưởng y cụ” trực thuộc Bộ y tế với nhiệm vụ sản xuất một số dụng cụ y tế như kẹp máu, kẹp bông băng, bơm thuốc diệt muỗi trừ sốt rét, nồi nước cất... Cơ sở vật chất lúc mới thành lập còn rất nghèo nàn, trang thiết bị chưa đầy đủ sản xuất còn mang tính thủ công.
Đứng trước tình hình khó khăn như vậy, công ty dần từng bước củng cố và phát triển để phù hợp với nhiệm vụ sản xuất mới, tạo điều kiện hỗ trợ sản xuất và thống nhất quản lý.
Ngày 27/12/1962 Bộ Y tế quyết định sát nhập xưởng Y cụ và tay chân giả thành “Xí nghiệp Y cụ và tay chân giả”. Ngày 14/7/1964 Bộ Y tế lại tách và thành lập nhà máy Y cụ trực thuộc Bộ Y tế với nhiệm vụ sản xuất dụng cụ y tế, thiết bị bệnh viện, thiết bị dược phẩm và sửa chữa thiết bị y tế. Ngày 6/1/1971 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 06/TTB Bộ Y tế chuyển nhà máy sang Bộ cơ khí luyện kim quản lý và đổi tên thành “Nhà máy Y cụ I”. Từ khi chuyển sang Bộ Cơ khí luyện kim nhà máy vẫn giữ nguyên chức năng sản xuất thiết bị và dụng cụ y tế và đi sâu vào nghiên cứu các thiết bị bệnh viện có kỹ thuật phức tạp đồng thời tận dụng năng lực nghiên cứu sản xuất các dụng cụ khoa học khác và các sản phẩm tiêu dùng như kìm điện, mỏ lết, máy điều hoà nhiệt độ, tủ lạnh.
Năm 1977 do chất lượng sản phẩm của các loại cầm tay tăng lên. Nhà máy đã bắt đầu làm sản phẩm để xuất khẩu. Thời kỳ này là thời kỳ phát triển nhất của nhà máy, các dụng cụ được chuyên môn hoá cao, nhiều thiết bị mới được đầu tư sản lượng cũng tăng lên nhanh chóng, xuất khẩu chiếm 70% sản lượng của nhà máy.
Đến năm 1980 nhà máy đã xác định được nhiệm vụ trọng tâm là xuất khẩu và sản xuất các sản phẩm tiêu dùng theo nhu cầu của thị trường. Cùng với sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế thị trường, chính sách đa dạng hoá sản phẩm vừa sản xuất những mặt hàng truyền thống, vừa sản xuất những mặt hàng thiết yếu mà thị trường cần. Vì mở rộng sản xuất nên tên cũ không phù hợp nữa. Ngày 1/1/1985 Bộ Cơ khí luyện kim đã chính thức đổi tên “Nhà máy y cụ” thành “Công ty cổ phần máy và thiết bị M-Tech”. Tuy là thời kỳ quản lý có kế hoạch do Bộ duyệt và cấp nhưng công ty đã tìm kiếm thị trường mới, mở rộng mặt hàng. Trong cơ chế quản lý bao cấp, công ty đã quản lý theo phương thức xoá bỏ dần bao cấp như: Trong mọi chi phí đều hạch toán lỗ lãi, tìm thêm nguồn sản xuất phụ, đời sống công nhân được ổn định, mức lương tăng theo tỷ lệ tăng của sản lượng, môi trường làm việc, cơ sở vật chất đều tương đối đồng bộ, tạo được chữ tín trong công nhân và người tiêu dùng.
Thời kỳ 1990 trở lại đây, đất nước trong thời kỳ mở cửa, nền kinh tế thị trường phát triển và đã hoàn toàn chi phối, tác động mạnh mẽ vào sản xuất của công ty. Trong lúc này công ty thực sự gặp khó khăn.
Thiếu vốn để đầu tư, nguồn xuất khẩu chiếm 70% không còn nữa, gặp khó khăn về công việc cho hơn 1000 cán bộ công ty.
- Thiết bị công nghệ ngày càng lạc hậu kéo theo chất lượng sản phẩm làm ra kém, mẫu mã không đa dạng, chi phí tạo ra sản phẩm cao, khi đó sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu thụ hàng trong thị trường nội địa bởi vì hàng Trung Quốc vừa đa dạng vừa rẻ và mẫu mã phong phú nhiều chủng loại. Đó là chưa nói đến việc xuất khẩu hàng trên thế giới.
- Đa dạng hoá sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu trên thị trường khi hàng ngoại tràn ngập vào thị trường Việt Nam, tâm lý khách hàng thường “xính đồ ngoại” do vậy đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý Công ty phải làm sao tạo ra được sản phẩm chất lượng cao, đẹp và đa dạng nhằm cạnh tranh trên thị trường trong nước.
- Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm, Ban lãnh đạo công ty còn phải chú trọng đến việc giải quyết đúng đắn về lợi ích kinh tế, tạo động lực thúc đẩy nguồn lao động làm việc như: tạo môi trường làm việc, sinh hoạt tốt hơn, đảm bảo lợi ích vật chất, công ty quyết định trả lương theo nguyên tắc: hưởng theo năng suất, chất lượng công việc và hiệu quả kinh doanh nhằm kéo họ vào guồng máy hoạt động của công ty, lúc đó họ sẽ phát huy được năng lực và sự sáng tạo của mình trong công việc.
Như vậy để giải quyết những khó khăn của công ty cần phải “đổi mới con người, phương thức quản lý kinh doanh”. Những đổi mới ở đây không còn đồng nghĩa với “thay thế” mà nó chỉ là quá trình tự thích ứng với môi trường mới. “Đổi mới” ở đây không mang tính hình thức, không dừng lại ở đổi mới tư duy mà phải đi đến kết quả cuối cùng trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Trải qua thời gian với bao biến động thăng trầm, đến nay Công ty cổ phần máy và thiết bị M- Tech đã trở thành một doanh nghiệp có quy mô khá lớn, đứng vững trong cơ chế thị trường và tiếp tục xu hướng phát triển trong môi trường và điều kiện mới của đất nước. Trước hết ta xem xét bảng chi tiết đánh giá tình hình phát triển của công ty từ năm 1997 đến năm 1999.
Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình phát triển của công ty 2000-2002
Chỉ tiêu
Đơn vị
2000
2001
2002
Doanh thu
1000đ
18.126.090
26.628.654
30.154.000
Lợi nhuận
1000đ
120.341
696.483
750.000
Nộp ngân sách
1000đ
814.381
1.317.404
2.019.000
Tổng số lao động ()
Người
614
618
617
Thu nhập bình quân/tháng
đồng
595.000
798.000
1.027.000
Qua bảng chỉ tiêu trên ta nhận thấy trong 3 năm 2000-2002 hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty đã tăng một cách đáng kể. Đó là kết quả của việc kết hợp đồng bộ giữa quá trình đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị, đổi mới con người và trình độ tay nghề của công nhân, nắm bắt được nhu cầu thị trường, mở rộng thị trường. Với những cố gắng vượt khó của cán bộ công nhân viên mà công ty đứng vững, khẳng định sự tồn tại của mình trong nền kinh tế thị trường.
Nhưng để đạt được mục tiêu trên tốt hơn, hiệu quả cao hơn thì công ty phải mạnh dạn hơn nữa trong khâu: đầu tư chiều sâu, hiện đại hoá trang thiết bị, cải tiến mạnh mẽ khâu quản lý, phối hợp chặt chẽ giữa chuyên môn hoá và đa dạng hoá sản xuất.
2. Một số đặc điểm kinh tế của công ty
Trước sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế thị trường nhiều thành phần cùng với sự giao lưu buôn bán với nước ngoài, vì vậy sự cạnh tranh trên thị trường là một tất yếu xảy ra, điều đó đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao, công nghệ tiên tiến. Đứng trước thử thách đó công ty đã mạnh dạn thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm vừa sản xuất kinh doanh những mặt hàng truyền thống đồng thời sản xuất những mặt hàng thiết yếu, các sản phẩm đa dạng bằng Inox.
Mặt hàng sản xuất chính của công ty trong giai đoạn này chủ yếu gồm:
- Các thiết bị phụ tùng cơ khí: kìm, clê, mỏ lết, đầm đất...
- Hàng gia dụng bằng Inox: kẹp chả, giá đựng bát, mắc quần áo...
- Hàng Y tế: giường bệnh, tủ thuốc, bàn khám...
- Ký hợp đồng làm chi tiết nằm trong cấu tạo của xe máy hàng VMEP và hãng Super Dream như: cần khởi động, cần số, phanh...
Công ty còn sản xuất bia với dây chuyền thiết bị nhập từ Cộng hoà liên bang Đức, do không chuyên môn hoá sản phẩm, đầu tư nhiều năm nên hiệu quả thu được không cao.
Ngoài ra công ty còn tận dụng vị trí mặt bằng rộng không sử dụng cho cơ quan nước ngoài thuê nhằm tăng nguồn thu cho công ty.
3. Đặc điểm về tổ chức quản lý
3.1. Cơ cấu cán bộ quản lý công nhân được phân bổ như sau:
Biểu: Cơ cấu cán bộ quản lý
Cán bộ các phòng ban
Số lượng (người)
Trình độ
Ban giám đốc
Phòng tổ chức lao động bảo vệ
Phòng kinh doanh
Phòng tài vụ
Phòng kế hoạch vật tư
Phòng kỹ thuật
3
24
10
24
27
14
3 người tốt nghiệp đại học
4 người là kỹ sư
4 người là kỹ sư
7 người tốt nghiệp đại học
4 người tốt nghiệp đại học
10 người là kỹ sư
Cơ cấu lao động của công ty: Tổng số lao động công ty năm 2002 là 627 trong đó lao động gián tiếp là 167 người (gồm 72 người là kỹ sư, trung cấp 85 người, đang học tại chức 10 người) còn lại là công nhân trực tiếp sản xuất có trình độ tay nghề đã đào tạo tại các trường công nhân kỹ thuật trong và ngoài nước hoặc tại các trường dạy nghề của công ty.
Trong công tác quản lý lao động, công ty luôn đảm bảo tốt các điều kiện lao động cho người lao động đó là việc thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn lao động, bảo đảm việc làm, thu nhập ổn định, môi trường lao động tốt và thực hiện khuyến khích kịp thời về sản xuất, tinh thần đối với những cống hiến và sáng tạo của người lao động.
4. Tổ chức công tác kế toán của Công ty
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất như đã nói ở trên, công ty áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung.
Hình thức kế toán áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ. Có nhiệm vụ giúp giám đốc tổ chức thông tin kinh tế về phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra các bộ phận trong công ty.
4.1. Bộ máy kế toán được tổ chức như sau:
Kế toán trưởng
Kiêm kế toán tài sản cố định và tập hợp chi phí
Kế toán phó
Kiêm kế toán giá thành
Kế toán tổng hợp ngân hàng
Kế toán tiền lương BHXH
Kế toán thành phẩm tiêu thụ
Kế toán kho
Kế toán hạch toán phân xưởng
Thủ quỹ kiêm thủ kho
Với đội ngũ kế toán có nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, hầu hết đều tốt nghiệp đại học tài chính kế toán, có thâm niên công tác chuyên môn lâu năm.
II. Thực trạng về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Dụng cụ cơ khí xuất khẩu
1. Tổ chức hạch toán lao động
Do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất ra sản phẩm của nhà máy là một quy trình phức tạp bao gồm nhiều công đoạn khác nhau giữa các công đoạn có thể có gián đoạn về mặt kỹ thuật nhiều bộ phận có quy trình công nghệ riêng được tạo đồng thời và lắp ráp hoàn chỉnh để tạo thành một sản phẩm.
Công nhân viên trong công ty có nhiều trình độ, bậc thợ và làm việc ở nhiều bộ phận khác nhau. Việc phân loại cán bộ công nhân viên trong công ty được phân thành các bộ phận phòng ban và phân xưởng riêng sử dụng số lượng lao động hợp lý có cơ sở hạch toán tiền lương chính xác.
Phân xưởng rèn dập là phân xưởng thực hiện khâu đầu tiên từ sắt, thép, kim loại, chế tạo phôi, cắt đoạn nhập kho bán thành phẩm, nên bao giờ cũng thực hiện hạch toán tập hợp chi phí riêng.
Các phân xưởng có khí làm các công việc gia công như tiện, phay, bào, mài, khoan, nhiệt luyện, gia công nguội và hoàn chỉnh. Nghĩa là làm từ công đoạn đầu cho tới khi nhập kho. Sau đó sản phẩm được qua phân xưởng mạ để bảo vệ độ bền đẹp của sản phẩm, lắp ráp hoàn chỉnh mới nhập kho thành phẩm.
- Các phòng ban đều phục vụ cho sản xuất nhằm mục đích hoàn thành kế hoạch sản xuất trong tháng, quý, năm.
Để thuận tiện cho công việc sử dụng thời gian lao động và các khoản thanh toán cho người lao động như tiền lương, các khoản phụ cấp, tiền thưởng theo thời gian và hiệu quả lao động. Đồng thời cung cấp những tài liệu cần thiết cho việc hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm. Hàng ngày các tổ, các phòng ban thuộc các phân xưởng lập bảng chấm công theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, ngừng việc, nghỉ bảo hiểm xã hội, nghỉ phép... để làm căn cứ trả lương và bảo hiểm xã hội trả thay lương cho từng người và quản lý lao động.
Mỗi bộ phận (phòng, ban, tổ, nhóm...) phải lập bảng chấm công hàng tháng, hàng ngày tổ trưởng (phòng, ban...) hoặc người được uỷ quyền căn cứ vào tình hình thực tể của bộ phận mình để chấm công cho từng người trong ngày ghi vào ngày tương ứng trong các cột từ 1 đến 31 theo kí hiệu quy định trong chứng từ.
Cuối tháng người chấm công phụ trách bộ phận ký vào bảng chấm công và chuyển bảng chấm công cùng các chứng từ liên quan như phiếu nghỉ hưởng BHXH... về bộ phận kế toán kiểm tra đối chiếu quy ra công để tính lương và BHXH, kế toán tiền lương căn cứ vào các kí hiệu chấm công của từng người tính ra số ngày công theo từng loại tương ứng để ghi vào cột từ 32 đến 37.
Phương pháp chấm công: Tuỳ thuộc vào điều kiện đặc điểm sản xuất, ngày công được quy định. Một ngày công thời gian quy định (+) Bảng chấm công được lưu tại phòng kế toán cùng các chứng từ liên quan. Cuối tháng kế toán căn cứ vào bảng chấm công, Bảng xác định khối lượng đơn vị trực thuộc, căn cứ vào Bảng thanh toán lương toàn công ty trên cơ sở đó kế toán lập bảng phân bổ số 1 “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” vào cuối tháng, quý.
Cụ thể bảng chấm công phòng kế toán trên công ty tháng 1 năm 2000 như sau:
Kí hiệu chấm công
Lương sản phẩm 8 Nghỉ họp, họp H
Lương thời gian + Nghỉ thai sản TS
Lương ốm ô Nghỉ tự túc T2
Tai nạn T Nghỉ bù NB
Lương nghỉ phép P
Sau đây là bảng cấm công
Hạch toán kết quả lao động của công nhân viên căn cứ vào định mức ngày công của công nhân viên đó thực hiện khi hoàn thành có phiếu kiểm tra chất lượng sản phẩm được KCS xác nhận. Cuối tháng tập hợp lại để có số lượng sản phẩm của tổ. Thống kê phân xưởng căn cứ vào phiếu nhập kho sản phẩm của phân xưởng để thanh toán tiền lương cho công nhân. Ta có mẫu phiếu kiểm tra chất lượng như sau:
Phiếu kiểm tra chất lượng
Ngày... tháng 3 năm 2001
Tên công nhân: Phạm Văn Xuân
Đơn vị : Phân xưởng cơ khí I
Tổ : Tiện
Sản phẩm : Bạc Phanh
Bước công việc : Tiện bậc f 20,5 hoàn chỉnh
Số lượng xin kiểm: 95
Số lượng đạt yêu cầu kỹ thuật: 95
Số lượng không đạt yêu cầu kỹ thuật: 0
KCS Thủ kho P.X Công nhân
Kí nhận ... cái Kí
Kí
Người chịu trách nhiệm chung trong một ca sản xuất của phân xưởng là quản đốc, quản đốc có trách nhiệm phân công lao động cho các tổ trưởng tổ sản xuất, nắm số lượng lao động của các tổ. Trong mỗi tổ sản xuất đều có 01 tổ trưởng, 01 tổ phó, 01 thủ kho, 01 sửa chữa cơ điện, 01 vệ sinh công nghiệp, 01 kỹ thuật viên, 01 thống kê và từ 1 đến 2 người vận chuyển. Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch sản xuất trong tháng, tổ trưởng sản xuất giao việc cho từng công nhân. Cuối tháng thống kê phân xưởng cùng với tổ trưởng sản xuất tập hợp các phiếu nhập kho sản phẩm lại để thanh toán lương.
2. Hình thức trả lương và cơ chế tiền lương
Công ty Dụng cụ cơ khí xuất khẩu áp dụng hình thức trả lương theo hình thức lương sản phẩm cuối cùng, sản phẩm làm ra nhập kho thành phẩm và công ty quy định đơn giá lương cho từng loại sản phẩm, không thanh toán theo công đoạn sản xuất.
Công thức chung để tính là:
Thu nhập Sản lượng Giá mua Các chi phí vật tư, khuôn,
c phân = ồ nhập kho x sản phẩm - dao cụ, đá mài, nguyên liệu
xưởng cuối tháng của công ty thực lĩnh
Trong đó:
Giá mua Đơn giá Các chi
sản phẩm = tiền + phí hạch
của công ty lương toán
Đơn giá tiền lương còn gọi là đơn giá tổng hợp, bao gồm đơn giá tiền lương công nhân trực tiếp, đơn giá quản lý phục vụ, đơn giá tỷ lệ sai hỏng, đơn giá tỷ lệ ngừng việc được định mức cho một sản phẩm.
Các chi phí hạch toán là chi phí vật tư, khuôn, dao cụ, đá mài, nguyên liệu định mức cho một sản phẩm.
Vào ngày 22 hàng tháng, các đơn vị phòng ban phân xưởng làm bảng tạm ứng lương giữa kì căn cứ vào số ngày công làm việc thực tế của từng cá nhân và thông qua phòng tổ chức lao động, phòng tài vụ để tạm ứng lương.
Vào ngày 8 hàng tháng sẽ thanh toán lương sản phẩm cho tháng trước, thống kê các đơn vị căn cứ vào đơn giá, số lượng, chất lượng sản phẩm nhập kho và quy định về thanh toán lương sản phẩm để thanh toán cho từng đơn vị và cá nhân đảm bảo kịp thời, chính xác.
Tuỳ thuộc vào mức lương cơ bản của từng người mà người lao động có thể ứng lương tuỳ theo nhu cầu của mình nhưng không được vượt quá mức lương cơ bản.
Cụ thể ở phân xưởng cơ khí I tại tổ tiện có bảng thanh toán tạm ứng lương kì I như sau:
Bảng thanh toán lương tạm ứng kì I
Tháng 3/ 2003
Đơn vị: Tổ tiện-Phân xưởng cơ khí I
STT
Họ và tên
Chức vụ
Tạm ứng kì I
Kí nhận
1
2
3
4
5
6
Trần Văn Cương
Phạm Xuân Hanh
Nguyễn Văn Bá
Phạm Đức Hải
Đỗ Văn Trường
Nguyễn Văn Chuyền
Công nhân
”
”
”
”
”
150.000
150.000
150.000
150.000
100.000
100.000
Cộng
800.000
(Tám trăm ngàn đồng chẵn)
Kế toán thanh toán
Chứng từ quan trọng để làm căn cứ thanh toán cho các bộ phận phân xưởng là các phiếu nhập kho sản phẩm, bảng chấm công chi tiết theo từng sổ, cuôí tháng dùng để tổng hợp thời gian lao động và sản phẩm nhập kho để tính lương; các trường hợp nghỉ việc do ốm đau, thai sản... phải có chứng từ nghỉ do cơ quan có thẩm quyền và phòng y tế cấp.
Đối với bộ phận các phòng ban, tiền lương được tính bằng 90% mức thu nhập bình quân của khối sản xuất trực tiếp. Trong đó chia ra thành 3 khoản: tiền lương cấp bậc, tiền lương trách nhiệm, tiền lương bổ xung (phần còn lại). Phần tiền lương bổ xung này được chia cho từng bộ phận, cá nhân theo nguyên tắc tính điểm thi đua, hệ số công việc của phòng, của cá nhân và căn cứ vào ngày công thực tế đi làm.
Để việc tính lương được chính xác, kịp thời, công ty đã xây dựng được bảng định mức đơn giá cho từng sản phẩm, chi tiết tới từng bước công việc, sau đây là một ví dụ:
Bảng định mức tính lương cho sản xuất ra 1 sản phẩm bạc phanh
TT
Bước công việc/ ngày công
Đơn vị
Thời gian
Đơn giá
Sản lượng
1
Cắt đoạn, xén hoàn chỉnh
Cái
2’.00”
33,08
240 cái/ ca
2
Tiện bậc 20,5 hoàn chỉnh
”
5’.40”
104,62
85 cái/ ca
3
Tiện lỗ 17, hoàn chỉnh
”
5’40”
104,62
85 cái/ ca
4
Làm sạch via k/sửa h/ chỉnh
”
4’00”
73,85
120 cái/ ca
5
Vận chuyển gác
”
0’15”
4,13
1920 cái/ ca
6
Làm sạch kiểm bao gói nhập kho
”
0’55”
15,16
534 cái/ ca
7
Điều chỉnh các khâu
”
1’20”
24,71
360 cái/ ca
Tổng số
19’95”
360,17
24 cái/ ca
Cụ thể ta tính lương cho một công nhân của phân xưởng cơ khí 1 trong tháng 3/ 2003 như sau:
Căn cứ vào phiếu kiểm tra chất lượng sản phẩm của công nhân xuân trong tháng đã được tập hợp và bảng chấm công tổng cộng cuối tháng của công nhân là 24 công làm việc lương sản phẩm, 1 công nghỉ phép và 1 công ngừng việc hưởng 70%.
Bậc lương hiện hưởng 358.500
Tính lương sản phẩm:
Tên bước
công việc
Đơn giá ép ghen bao gói KD560 (26,9 đ/c)
Đơn giá cắt cuốn lò xo KB30 (20,3 đ/c)
Đơn giá cán răng trục Honda (110,46đ/c)
Đơn giá bảo quản trục Honda (6,65 đ/c)
Đơn giá bảo quản tuýp mở (23,34 đ/c)
Tổng tiền (đồng)
-ép ghen bao gói KD560
-Cắt cuốn lò xo KB30
-Cán răng trục Honda
-Bảo quản trục Honda
-Bảo quản tuýp mở
1349sp
4500sp
4000sp
942sp
2358sp
36288,10
91350,00
441840,00
6264,30
55035,72
Tổng tiền
630778,12
+ Tính lương thời gian:
Lương 1 ngày: 358.500 đ/ 26 công = 13.788 đ
13.788 x 1 công = 13.788 đ
13.788 x 1 công x 70% = 9.652 đ
Tổng cộng lương thời gian là 23.440 đ
+ Tính mức khấu trừ 5% BHXH và 1% BHYT (theo lương cấp bậc)
358.500 x 6% = 21. 510 đ
Từ tính toán chi tiết của một trường hợp công nhân Phan Văn Xuân thuộc Phân xưởng cơ khí I tháng 3/ 2001. Căn cứ vào các bảng định mức tính lương sản phẩm đã được phòng tổ chức lao động tiền lương lập sẵn nhân với số lượng sản phẩm nhập kho theo các phiếu kiểm tra chất lượng trong tháng. Ta tiến hành đưa vào chi tiết bảng thanh toán lương cá nhân của phân xưởng cơ khí I- Phân xưởng cơ khí I gồm 6 tổ, mỗi tổ lập 1 bảng thanh toán lương.
Bảng thanh toán tiền lương cá nhân của các tổ- Phân xưởng cơ khí I
Lương sản phẩm nhập kho tháng 3/ 2003
Phân xưởng cơ khí I
STT
Tên sản phẩm nhập kho
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Kìm điện 160 mạ L1
Kìm điện 160 vecni L1
Kìm KB30
Vành đĩa xe đạp dời
Bạc trục phanh
Phanh hãm
Phanh giảm sóc sau
Tuýp S23
Tuýp mở buzi
Tuýp FD 110
Cờ lê Puốc
Cái
”
”
”
”
”
”
”
”
”
”
1874
126
6500
4700
3170
2600
2000
2000
2000
1000
21
...
460,8
421,5
1094,1
49,8
435
779
830
480
740,9
807,62
89,4
...
863.500
53.100
7.111.600
234.000
1.378.900
2.025.400
1.660.000
960.000
1.481.800
807.600
1.900
...
Cộng
25.509.100
Căn cứ vào các bảng thanh toán lương cá nhân chi tiết theo từng tổ của phân xưởng cơ khí I, kế toán lập bảng tổng hợp thanh toán thu nhập của phân xưởng cơ khí I tháng 3/ 2001 để làm căn cứ báo cáo, phân tích tình hình thu nhập của phân xưởng cơ khí I kèm theo các bảng lương chi tiết đã nêu trên bằng cách lấy số liệu ở dòng tổng cộng của từng tổ để lập vào các cột biểu theo quy định biểu mẫu của công ty.
Bảng tổng hợp thanh toán thu nhập tháng 3/ 2003 – PX Cơ khí I
Ngoài ra lập thêm các bảng thanh toán các khoản phát sinh khác, cụ thể tháng 3/ 2003 lập thêm bảng lương ngoài hạch toán, bảng thanh toán giờ học và thi nâng bậc...
Bảng 10:Bảng lương ngoài hạch toán tháng 3/ 2003
PX cơ khí 1
TT
Sản phẩm
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
2
3
...
Mài pêđan CK2
Giờ phát sinh
Sơn đặt hàng
...
Cộng
đoạn
công
công
...
1440
49
4
...
60
14300
14300
...
86400
700700
57200
...
1.591.800
Bảng thanh toán giờ học và thi nâng bậc
Tháng 3/ 2003 PX cơ khí I
Công nhân Y 32 giờ x 1337 = 42784
Cộng 240 giờ = 349200
Căn cứ vào các bảng thanh toán lương cá nhân chi tiết theo từng tổ của phân xưởng cơ khí I, kế toán lập bảng tổng hợp thanh toán thu nhập của phân xưởng cơ khí I tháng 2/ 2003 để làm căn cứ báo cáo, phân tích tình hình thu nhập của phân xưởng cơ khí I kèm theo các bảng lương đã nêu trên bằng cách lấy số liệu ở dòng tổng cộng của từng tổ để đưa vào các cột biểu theo quy định biểu mẫu của công ty.
Căn cứ vào các bảng đã lập ở trên cuối cùng lập bảng tổng hợp thu nhập tháng 2/ 2003
Bảng 11: Bảng tổng hợp thu nhập tháng 3/ 2003
PX cơ khí I
STT
Nội dung
Số tiền
1
2
3
4
5
Lương sản phẩm
Lương thời gian
Lãi hạch toán
Thưởng bổ xung
Lương sản phẩm ngoài hạch toán
25.509.100
1.614.000
714.000
269.800
1.591.800
Tổng thu nhập
Tạm ứng lương kì I
6% BHXH, BHYT
Lương kì II
29.698.700
6.900.000
816.700
21.982.000
Căn cứ vào số lượng sản phẩm nhập kho trong tháng mà các phân xưởng, khi tính lương cho các phòng ban là hưởng lương bằng 90% lương bình quân của phân xưởng. Trong tổng số lượng sản phẩm của khối phòng ban được chia thành 3 khoản: lương cấp bậc, lương trách nhiệm, lương bổ xung (phần còn lại).
* Ví dụ: Trong tháng 2/ 2001 lương sản phẩm được tính 56.196.400đ. Trong đó chia ra: Lương cấp bậc 28.500.000 đ
Lương trách nhiệm 3.338.400 đ
Lương bổ xung 24.358.000 đ
Tính lương bổ xung bình quân (tổng số nhân viên khối phòng ban là 95 người)
24.358.000
= 256.400 người
95
Cụ thể để tính tổng lương cho phòng tài vụ ta tính như sau:
TTV = ồTCB + ồTBS + ồTTN
Trong đó:
TTV : Tổng lương của phòng tài vụ
TCBc : Tiền lương cấp bậc của phòng
TBS : Tiền lương bổ xung
TTN : Tiền lương trách nhiệm
Phòng tài vụ có 8 người, trong đó có 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 6 nhân viên (phụ cấp trách nhiệm trưởng phòng 0,4 – phó phòng 0,2)
Vậy tổng tiền lương của phòng tài vụ sẽ là:
2.320.000 + (256.400 x 8) + [(1 x 0,4 x 256.400) + (1 x 0,2 x 256.400)
= 4.525.040 đ
Sau đó ta chia lương cho từng cá nhân theo công thức:
LCN = TCB + TBS + TTN
Trong đó:
LCN : lương cá nhân
TCB : tiền lương cấp bậc
TBS : tiền lương bổ xung
TTN : tiền lương trách nhiệm
Tiền lương bổ xung cho cá nhân được tính theo công thức:
TTSBQ x ĐaKaMa
TBS =
ồĐiKiMi
trong đó: TBS : tiền lương bổ sung
TBSBQ : tiền lương bổ sung bình quân 0
Đa, Ka, Ma : điểm thi đua, hệ số công việc, ngày công thực tế của cá nhân
Đi, Ki, Mi: điểm thi đua bình quân, hệ số công việc bình quân, ngày công bình quân của phòng
Ví dụ: Ta tính lương của Nguyễn Văn Anh (phòng tài vụ)
Ta biết: điểm thi đua bình quân của phòng tài vụ = 30. Hệ số công việc bình quân = 1. Ngày công bình quân = 26
Cá nhân Nguyễn Văn Anh có: Điểm thi đua = 32
Hệ số công việc = 1,1
Ngày công thực tế = 24
Ngày công nghỉ ốm = 2
Lương cấp bậc = 315.000 đ
Chức vụ phó phòng = 0,2
Vậy lương của Nguyễn Văn Anh sẽ là:
Lương một ngày công = 315.000/ 26 công = 12115 đ
LCB = 12.115 x 24 công = 290.760
12.115 x 2 công x 75% = 18.172
Tổng cộng 308.932
256.400 x 1,1 x 32 x 24
LCN = 308.932 + + (0,2 x 256400) = 637.913
1 x 30 x 26
. Tính mức khấu trừ 5% BHXH và 1% BHYT (theo lương cấp bậc)
315000 đ x 6% = 18.900 đ
* Thanh toán chi BHXH
Phiếu nghỉ hưởng BHXH
Đơn vị: Công ty Dụng cụ cơ khí xuất khẩu Mẫu số C02-biểu hiện
Bộ phận: VP Số 22
Họ tên: Nguyễn Văn Anh Tuổi: 45
Tên cơ quan Y tế
Ngày tháng khám
Lý do
Căn bệnh
Số ngày cho nghỉ
Y bác sỹ kí tên đóng dấu
Số ngày thực nghỉ
Xác nhận của phụ trách
Tổng số
Từ ngày
đến ngày
Y tế công ty
17/3
Bản thân ốm
Viêm họng cấp
2
17/3
18/3
H
2
T
Căn cứ vào phiếu nghỉ số 22 lập phiếu thanh toán trợ cấp BHXH
Phiếu thanh toán trợ cấp BHXH
Họ và tên: Nguyễn Văn Anh 45 tuổi
Nghề nghiệp:Chuyên viên
Đơn vị công tác: Công ty cổ phần máy và thiết bị M- Tech
Thời gian đóng BHXH:
Tiền lương tháng đóng BHXH của tháng trước nghỉ: 315.000
Số ngày được nghỉ: 02
Trợ cấp mức 75%: 12115 x 75% x 2 = 18.172,5 đ
Cộng 18.172 đ
Bằng chữ: Mười tám ngàn một trăm bảy hai đồng
Bảng 12: Bảng tổng hợp tiền lương tháng 3/ 2003
Ghi có TK
Ghi nợ TK
TK334
Phải trả CNV
TK338-Phải trả phải nộp khác
KPCĐ
3382
BHXH
3383
BHYT
3384
Tổng TK338
TK622-Chi phí nhân công trực tiếp
Pxưởng rèn dập
62.307.000
595.000
4.157.000
602.500
5.354.500
Pxưởng cơ khí
464.954.600
3.485.000
24.315.000
3.527.000
31.363.000
Pxưởng sản xuất phụ
2.650.000
25.000
177.000
25.000
227.000
Cộng
529.911.600
4.105.000
28.685.000
4.154.500
36.944.500
Bảng phân bổ chi tiết lương
Tháng 3/ 2003
Sản phẩm
Số lượng
Đơn giá
Tổng lương định mức
Tổng lương thực trả (334)
Các khoản phải trả phải nộp khác (338)
PX rèn dập
Nhà ống Javeco
Kìm điện 180
Kìm điều chỉnh 135
Clê 10-12 Suzuki
Clê 10-12 Honda
Clê 14-17 Honda
...
10
37000
15423
2139
1700
17168
...
125000
293.3
250.8
271,5
285
317.8
...
1250000
10852100
3868000
580000
4845000
5456900
...
14597000
12673000
4517000
678000
5658000
6371000
...
1254000
1089000
388000
58000
486000
548500
...
Cộng
53356000
62307000
5354500
PX cơ khí I
Kìm KB30L1
Tuýp buzi 819
Thanh giảm sóc sau
Clê đẩy TOYOTA
...
3841
8534
8890
131
...
2802,9
198,2
1767
6725
...
10766000
19914000
15708000
881000
...
12619000
19826000
18412000
1033000
...
1084000
1704000
1582000
89000
...
PX cơ khí II
Thanh hãm Honda
TOVIT 2 đầu nội
Tay vặn 88 Honda
Kìm đ/c 135 HD
12141
355
6330
7993
1558
741000
836
2102
18916000
263000
5292000
16801000
22172000
308000
6203000
19693000
1905000
26000
533000
1692000
PX cơ khí III
Kìm điện 180M Vni
Giỏ cá Myôdo
Rổ Ovan
...
325000
905
190
...
1243,7
14883
9800
...
40420000
13496000
1862000
...
47378000
15788000
2183000
...
4072000
1357000
188000
...
PX cơ khí IV
Tuýp buzi S23
Tuýp buzi VMIP
Đệm ốc tay lái
...
13100
2000
18240
1534
1673
89
...
20095000
3346000
1623000
...
23554000
3923000
1898600
...
2024000
337000
163000
...
Tổng cộng cơ khí
310164000
464954600
31363000
PX Dụng cụ-sản xuất phụ
Bộ cần gạt
Lưới sắt
Giá treo
...
262
9
37
...
2000000
270000
90000
...
170000
23000
8000
...
Cộng
2650000
227000
Từ bảng phân bổ chi tiết lương trên ta thấy thể hiện rất rõ tiền lương định mức bằng sản phẩm nhập kho x đơn giá định mức và:
Tổng tiền lương thực tế
x số sản phẩm nhập kho
Tổng tiền lương định mức
= Hệ số phân bổ cho từng loại sản phẩm
Ta có ví dụ cụ thể như:
Tổng tiền lương thực tế phải trả cho PX rèn dập 62.307.000
=
Tổng tiền lương định mức PX rèn dập 53.356.000
= 1,1678
Là hệ số phân bổ cho từng loại sản phẩm nhập kho của phân xưởng rèn dập như loại sản phẩm kìm điện 180. Lương thực tế của sản phẩm kìm điện 180 của phân xưởng rèn dập là = Hệ số x Lương định mức của sản phẩm kìm điện = 1,1678 x 10.852.000 = 12.673.000
Và cứ thế lần lượt tính cho từng sản phẩm của từng phân xưởng như đã nêu ở bảng lương chi tiết.
3. Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán.
Tài khoản 334 phải trả cho công nhân viên đối ứng liên quan đến nhiều tài khoản khác như TK 138-phải thu khác, TK338-Phải trả phải nộp khác...
Phương pháp hạch toán:
Cuối tháng 3/2001 căn cứ vào bảng phân bổ lương kế toán tập hợp toàn bộ tiền lương cán bộ công nhân viên trong công ty vào chi phí nhân công trực tiếp (TK622) trên NKCT số 7 theo định khoản:
Nợ TK 622 566.856.100
Có TK334 529.911.600
Có TK338 36.944.500
Hàng tháng công ty tiến hành thanh toán tiền tạm ứng cho cán bộ công nhân viên khoản tạm ứng này được hạch toán thẳng vào TK111 không qua TK 141. Tổng hợp lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
Nợ TK334 529.911.600
Có TK111 518.194.916
Có TK138 50.000
Có TK338 11.666.684
Khi trích nộp BHXH, BHYT , KPCĐ cho cơ quan chuyên môn
Nợ TK338 48.611.184
Có TK111 48.611.184
* Thủ tục nộp BHXH, BHYT, KPCĐ.
BHXH: Hàng tháng công ty nộp BHXH cho cơ quan BHXH Đống Đa theo lương cấp bậc. Đồng thời làm thủ tục thanh toán BHXH cho công nhân viên trong tháng gửi lên BHXh quận Đống Đa xem xét các chứng từ hợp lệ để cấp tiền thanh toán BHXH cho công nhân viên của công ty. Sau khi tổng hợp tất cả các phiếu nghỉ hưởng BHXH của công nhân viên trong công ty kế toán lập bảng thanh toán gửi lên BHXH Đống Đa như sau:
Đơn vị: Công ty Dụng cụ cơ khí xuất khẩu
Bộ phận: Toàn công ty Mẫu số 04-LDLT
Bảng thanh toán BHXH
Tháng 3/2003
Nợ TK 334
Có TK 111
STT
Họ và tên
Nghỉ ốm
Nghỉ con ốm
Nghỉ tai nạn
Nghỉ đẻ
Tổng số tiền
Kí nhận
SN
ST
SN
ST
SN
ST
SN
ST
1
2
3
4
5
.
.
.
Cao Thị Bích
Nguyễn Văn Anh
Nguyễn Hoàng Hà
Đỗ Văn Trung
Trần Lan Hương
Lưu Văn Quang
...
...
5
2
4
6
59700
18100
41300
73000
1
10300
3
27800
59700
18100
41300
27800
10300
73000
Cộng
28685000
Từ bảng thanh toán BHXH tháng 3/2003 kế toán lập phiếu chi tiền BHXH trả thay lương cho toàn công ty.
Phiếu chi số 38
Ngày 30/3/2003 Mẫu số 02-Tti
Nợ TK334 QĐ số 1141-TCKD/CĐH
Có TK111 Ngày 1-1-95 của Bộ tài chính
Họ và tên: Nguyễn Thị Quế
Địa chỉ: 24 Mai Hắc Đế
Lí do: Chi BHXH cho toàn công ty
Số tiền: 28.685.000 đồng
Bằng chữ: Hai tám triệu sáu trăm tám năm nghìn đồng chẵn
Đã nhận đủ số tiền: 28.685.000 đồng
Kèm theo một tập chứng từ gốc.
Ngày 31 tháng 3 năm 2001
Thủ trưởng
đơn vị
đã kí, đóng dấu
Kế toán trưởng
đã kí, đóng dấu
Kế toán
lập phiếu
đã kí
Thủ quỹ
đã kí
Người
nhận tiền
đã kí
+ Các nghiệp vụ hạch toán
NV1: Cuối tháng căn cứ vào bảng tổng hợp và thanh toán lương, BHXH, ghi sổ phải trả công nhân viên về BHXh trả thay lương theo định khoản.
Nợ TK338 (3383) 28.685.000 đồng
Có TK334 28.685.000 đồng
NV2: Căn cứ vào bảng thanh toán BHXh và phiếu chi tiền mặt số 38 của công ty kế toán ghi:
Nợ TK334 28.685.000
Có TK111 28.685.000
NV3: Căn cứ uỷ nhiệm chi số 36 của cơ quan BHXH Đống đa vềviệc cấp kinh phí BHXh kế toán ghi:
Nợ TK112 28.685.000
Có TK338 28.685.000
Bảo hiểm y tế: Công ty mua thẻ BHYT năm cho công nhân viên theo lương cấp bậc, sau đó đến cuối tháng khấu trừ và lương và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Kinh phí công đoàn: Công ty thực hiện trích nộp theo quý, chuyển sang công đoàn quản lý và hoạt động.
3.3. Sổ kế toán tổng hợp
Sổ kế toán tổng hợp và các khoản trích theo lương, BHXh trả thay lương công ty đang sử dụng gồm:
* Nhật ký chứng từ số 1
+ Phương pháp ghi chép: là sổ ghi chép các nghiệp vụ phát sinh bên có của TK111 đối ứng với nợ các TK khác, cộng có TK111.
+ Cơ sở ghi NKCT số 1 là các báo cáo quỹ kèm theo các chứng từ gốc có liên quan, cuối tháng lấy tổng cộng có TK111 để ghi sổ cái.
Mẫu: Nhật ký chứng từ số 1
Ghi có TK111-Tiền mặt
Tháng 3/2003
TT
Chứng từ
Diễn giải
Ghi có TK111
Nợ các TK
Cộng có TK111
Số
Ngày
TK334
TK...
...
1
2
3
...
...
22/3
8/4
8/4
Chi tạm ứng lương kì I
Chi thanh toán lương kì II
Chi BHXH cho toàn công ty
100.000.000
429.911.600
28.685.000
100.000.000
429.911.600
28.685.000
Cộng
558.596.600
558.596.600
* Nhật ký chứng từ số 2.
+ Phương pháp ghi: NKCT số 2 dùng để phản ánh số phát sinh bên có TK112 đối ứng nợ các TK liên quan khác. Khi nhận được chứng từ gốc kèm theo với báo nợ của ngân hàng, kế toán ghi vào NKCT số 2. Cuối tháng cộng khoá sổ NKCT số 2 xác định tổng số phát sinh có TK112 đối ứng với nợ các Tk liên quan khác, tổng số TK liên quan khác, tổng số TK112 để ghi sổ cái.
+ Mẫu: Sở thương mại công ty DCCKXK-HN
Nhật ký chứng từ số 2
Ghi có TK112-TGNH
Tháng 3/2003
Thị trường
Chứng từ
Diễn giải
Ghi có TK111 nợ các TK...
Cộng có TK112
Số
Ngày
TK338
TK..
1
2
3
Công ty nộp BHXH cho cơ quan quản lý (17%)
Công ty nộp BHXH cho cơ quan quản lý cấp trên (2%)
Công ty nộp KPCĐ cho CĐ ngành (1%)
28.685.000
4.154.500
4.105.000
28.685.000
4.154.500
4.105.000
Cộng
36.944.500
* Nhật ký chứng từ số 7
Nhật ký chứng từ số 7
Tháng 3/2003
STT
Ghi có các TK
Ghi nợ các TK
TK334
TK388
Tổng cộng
1
TK622
529.911.600
36.944.500
566.856.100
Cộng
529.911.600
36.944.500
566.856.100
* Sổ cái
- Khi đã kiểm tra đối chiếu trên các NKCT thì vào sổ cái các TK 334, TK338
- Ta có mẫu sổ cái TK334, TK338 tháng 3/2003 như sau:
Sổ cái
TK334
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Ghi có các TK khác
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
...
Tháng 12
Cộng
TK111 từ NKCT số 1
100.000.000
429.911.600
28.685.000
Cộng số phát sinh nợ
558.596.600
Cộng số phát sinh có
558.596.600
Số dư cuối tháng nợ
Số dư cuối tháng có
Sổ cái
TK338
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Ghi có các TK đối ứng nợ với TK338
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
...
Tháng 12
Cộng
TK112 từ NKCT số 2
28.685.000
4.154.500
4.105.000
TK334 từ NKCT số 7
529.911.600
Cộng số phát sinh nợ
Cộng số phát sinh có
Số dư cuối tháng nợ
Số dư cuối tháng có
Tóm lại:
Qua thực tế tìm hiểu tại công ty dụng cụ cơ khí xuất khẩu Hà nội em nhận thấy việc ghi chép hạch toán trên các chứng từ sổ sách rất rõ ràng dễ hiểu mà điều đó là sự cần thiết cho công tác quản lý doanh nghiệp, giúp cho việc kiểm tra đối chiếu trên các chứng từ sổ sách được thuận lợi nhanh chóng. Mà đặc biệt hơn trong công tác kế toán tiền lương tại công ty việc phản ánh trung thực, chính xác đã giúp cho ban lãnh đạo công ty quản lý tốt về lao động và thu nhập của công nhân viên để duy trì sự tồn tại phát triển của công ty.
Bảng chấm công, bảng thanh toán lương, BHXH, BHYT, KPCĐ
Sổ theo dõi TK 334
Sổ theo dõi TK 111
Nhật ký chứng từ
Sổ cái TK 334
Bảng cân đối TK
Báo cáo kế toán
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
2. Sơ đồ luân chuyển chứng từ về công tác tiền lương của công ty DCCKXK
Quá trình luân chuyển diễn ra như sau:
Bắt đầu từ bảng chấm công, bảng phân bổ tiền lương BHXH, BHYT, KPCĐ... Sau đó vào sổ theo dõi TK tiền lương và các nhật ký chứng từ liên quan. Từ các chứng từ này có số liệu vào sổ các TK 334 hàng tháng số này đối chiếu với bảng tổng hợp chi tiết tiền lương, BHXH...
Từ các TK tiền lương vào bảng cân đối tài khoản bảng cân đối này cũng đối chiếu số liệu với bảng tổng hợp chi tiết.
Từ bảng cân đối và bảng tổng hợp làm căn cứ để vào báo cáo kế toán.
Quá trình luân chuyển diễn ra rất chặt chẽ với các số liệu được hạch toán chính xác và hợp lý. Các sổ sách này có liên quan chặt chẽ với nhau. Công ty áp dụng hình thức nhật ký chứng từ hợp lý vì nó đảm bảo được tính chính xác và vào sổ sau một cách gọn nhẹ và đúng quy định.
Chương III
nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo tiền lương
I. Nhận xét chung
Qua thời gian khảo sát, nghiên cứu, tìm tòi tại công ty cổ phần máy và thiết bị M- Tech, cùng với sự giúp đỡ tận tình của các cô các chú trong phòng kế toán , phòng tổ chức lao động và bảo vệ đã ân cần tạo mọi điều kiện cung cấp đầy đủ những thông tin, số liệu cần thiết để em có đủ tài liệu viết chuyên đề này. Tuy vậy em cũng có những nhận xét đánh giá về công tác tiền lương tại công ty.
1. Ưu điểm của việc thực hiện công tác tiền lương của công ty
1.1. Về tạo nguồn tiền lương
Công ty cổ phần máy và thiết bị M- Tech là một trong những công ty trong nước rất khó khăn trong việc tìm kiếm, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường. Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên tương đối nhiều cho nên tiêu hao vật chất và chi phí sản xuất lớn, năng suất lao động chưa cao, sức cạnh tranh trên thị trường còn yếu dù chất lượng sản phẩm khá cao, và chủ yếu cạnh tranh bởi hàng hoá của Trung Quốc , với tình hình trên công tác tiền lương của công ty gặp rất nhiều khó khăn. Bằng quyết tâm cao với sức mạnh của lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên, công ty tiến hành xác định lại: sản xuất các mặt hàng truyền thống đã bao lâu nay có uy tín trên thị trường, đa dạng hoá sản phẩm, tìm kiếm nhu cầu thị trường, mở thêm các dịch vụ khác bằng cách bố trí lại sản xuất, sắp xếp lại lao động, tinh giảm bộ máy gián tiếp, đầu tư chiều sâu vào một số khâu trọng yêú nhờ đó mà sản xuất dần đi vào ổn định, sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đó cũng là cơ sở tăng thu nhập cho người lao động.
1.2. Phân phối quỹ lương
Căn cứ vào đơn giá sản phẩm được tổng công ty duyệt đơn vị phân phối tiền lương cho các bộ phận tương ứng với lao động hao phí của mỗi bộ phận.
1.2.1. Đối với các bộ phận sản xuất
- Mọi sản phẩm đều được định mức lao động và xác định đơn giá tiền lương
- Việc phân phối quỹ lương được chủ động, rõ ràng, công khai để các bộ phận đơn vị dễ dàng tính được quỹ lương của mình.
1.2.2. Đối với cá nhân người lao động
- Các phân xưởng: Căn cứ vào định mức đóng góp của các tổ sản xuất và kết quả chung để phân phối tiền lương cho tổ sản xuất. Các thành viên trong tổ sản xuất gắn bó với nhau và tạo điều kiện cho nhau nâng cao năng suất lao động.
- Trong từng tổ căn cứ vào bậc trình độ tay nghề và mức độ đóng góp của cá nhân. Do đó khuyến khích được tinh thần ý thức phấn đấu vươn lên của từng cá nhân.
1.2.3. Đối với bộ máy gián tiếp
Bộ máy gián tiếp đã phần nào được sắp xếp và phát huy hiệu lực quản lý. Việc trả lương cho khối gián tiếp phục vụ dựa vào kết quả thu nhập quyền lợi của từng lao động gián tiếp với kết quả sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm của toàn công ty. Đồng thời không tạo ra sự chênh lệch lớn về tiền lương bình quân giữa khối trực tiếp và gián tiếp. Đây là yếu tố tạo nên động lực đã kích thích công ty tìm mọi biện pháp để tăng doanh thu.
2. Những mặt tồn tại
Định mức lao động tổng hợp xây dựng dựa trên những sản phẩm truyền thống. Nhưng ngày nay các sản phẩm này có giá thành sản xuất bấy giờ so với trước đây (tức là đầu vào) là có sự khác biệt: ví như trước đây là 14.500đ/không gian nay là 15000đ/không gian. Máy móc của công ty ngày càng cũ đi do không có sự đầu tư đều đặn do đó việc tiến hành định mức lao động là rất khó khăn. Do vậy, số lượng lao động định mức xây dựng dựa trên hệ thống kinh nghiệm vẫn chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng số mức của công ty và nó ảnh hưởng đến công tác của công ty: có sản phẩm kém thì mức lương tương đối và thu nhập của người lao động không được đồng đều.
2.2. Đơn giá cho một đơn vị sản phẩm
Các đơn giá tiền lương sản phẩm được xây dựng dựa trên cơ sở định mức lao động. Mức thu nhập bình quân của công nhân viên chức được quy định cho từng thời điểm. Các loại đơn giá trên được xây dựng gần như cố định không thay đổi trong khi mức thu nhập lại thay đổi.
2.3. Trả lương cho khối gián tiếp
Tuy đã có sự phân biệt giữa các phòng nhưng ở khoảng cách thấp, còn đối với từng cá nhân thì chưa phân tích rõ làm việc có trách nhiệm, công tác tốt, tích cực cũng chỉ bằng lương của người làm theo bổn phận dẫn đến sự hoạt động không hiệu quả. Trách nhiệm và quyền lợi của các cá nhân và bộ phận đối mặt với hoạt động sản xuất chưa được thực hiện bằng các quy định thưởng phạt kích thích trực tiếp từ lợi ích của từng cá nhân, bộ phận tới việc phục vụ sản xuất.
Trên đây là những nhận xét chung về công tác tiền lương công ty Dụng cụ cơ khí xuất khẩu. Chúng ta cùng đi nghiên cứu về chuyên đề “Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Dụng cụ cơ khí xuất khẩu”
II. Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần máy và thiết bị M- tech
1. Về công tác kế toán nói chung của công ty
- Công tác kế toán tại công ty DCCKXK được tổ chức một cách hợp lý khoa học. Công ty đã thực hiện các vấn đề cơ bản như đã xác định được đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành một cách chính xác và phù hợp với nguyên tắc kế toán.
- Quá trình sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng phát triển, giá trị sản lượng, doanh thu lợi tức của công ty vẫn tăng lên hàng năm, mức tích luỹ với ngân sách ngày càng cao. Để đạt được những thành tích nói trên trong suốt thời gian qua công ty không ngừng tìm tòi, sáng tạo, cải tiến phương thức sản xuất kinh doanh mà nòng cốt là biết khai thác tri thức của nhân loại các thành tựu của khoa học tiến bộ về kỹ thuật.
2. Về chuyên đề hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Như đã phân tích ở trên cho thấy, Công ty cổ phần máy và thiết bị M- Tech đã xây dựng rõ ràng chế độ chính sách tiền lương đến từng phân xưởng và xác định rõ nguyên tắc chung trích lương và đơn giá tiền lương của công ty. Đưa toàn bộ tiền lương sản phẩm vào chi phí nhân công trực tiếp (TK622) chứ không tách tiền lương nhân viên phân xưởng với nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý doanh nghiệp. Vì vậy trên bảng phân bổ chi tiết lương tháng 3/2003 cho thấy tổng định mức nhỏ hơn tổng lương phải trả và tổng lương thực trả có các phần chi lương của các phòng ban.
Từ số liệu đã nêu ở phần trên ta thấy rõ phương pháp tính toán chi tiết cho từng sản phẩm của từng phân xưởng là căn cứ vào sản phẩm nhập kho, nên chính xác và gắn liền với hiệu quả sản xuất, gắn thu nhập của mỗi người với kết quả sản phẩm làm ra được trong tháng, từ người công nhân trực tiếp sản xuất đến các phòng ban trong công ty phải có trách nhiệm rất cao như phòng tổ chức lao động phải đưa ra được định mức lao động cho các sản phẩm cũng như giữa các công nhân của một sản phẩm để tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển.
Tỷ lệ trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ hàng tháng được tính trên lương cấp bậc.
2.1. Một số kiến nghị đề xuất
* Về cách chia lương
Ngoài việc chi lương theo sản phẩm nhập kho thành phẩm công ty quy định đơn giá tiền lương cho từng sản phẩm để tính chung cho cả tổ, từ đó tính lương cụ thể cho từng công nhân theo sản lượng sản phẩm nhập kho. Để việc chia lương chính xác có thể thực hiện chế độ tiền lương khoán sản phẩm trực tiếp cho những công đoạn có thể định mức được sản phẩm. Như vậy người công nhân sẽ phấn khởi và sự nỗ lực sẽ cao hơn góp phần tăng thu nhập cho công nhân trực tiếp làm ra sản phẩm.
* Về cách hạch toán
Nên tách riêng tiền lương phải trả cho từng đối tượng sử dụng
Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm
Tiền lương nhân viên phân xưởng
Tiền lương nhân viên quản lý
Tiền lương và các khoản phải trả công nhân viên là một trong những yếu tố tham gia cấu thành nên giá thành sản phẩm theo nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất, chi phí tiền lương cũng như các khoản trích phải được hạch toán cho từng đối tượng sử dụng lao động, với quy định hiện hành của chế độ kế toán thì chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương cho công nhân sản xuất trực tiếp, chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của cán bộ công nhân viên quản lý tại các phân xưởng sản xuất chung, tiền lương phải trả cho cán bộ quản lý công nhân viên quản lý chung toàn doanh nghiệp, cho bộ phận bán hàng được hạch toán riêng và các khoản chi phí tương ứng như chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng. Thực tế hiện nay tại công ty, toàn bộ phần chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương, cho công nhân trực tiếp, cán bộ nhân viên quản lý phân xưởng, cán bộ quản lý doanh nghiệp đều được hạch toán vào chung một TK chi phí nhân công trực tiếp (TK622).
Với việc hạch toán như vậy đã hạn chế chức năng quản lý của kế toán chi phí sản xuất, làm cho các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí quản lý chung tổng hợp được là không chính xác, việc hạch toán này không đảm bảo tuân thủ chế độ kế toán quy định vừa gây ra những hạn chế trong việc phân tích tính toán chính xác chi phí quản lý sản xuất nhất là với các khoản chi phí gián tiếp, chi phí quản lý doanh nghiệp.
Từ những phân tích trên đây, theo em doanh nghiệp cần phải hoàn thiện việc tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương theo hướng hạch toán riêng các khoản tiền lương cho các đối tượng sử dụng.
Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương cho công nhân sản xuất trực tiếp hạch toán vào Tk622 chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí.
Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương cho cán bộ nhân viên quản lý ở phân xưởng được hạch toán riêng vào TK627.
Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương cho khối phòng ban được hạch toán vào TK642.
Kết luận
Đóng vai trò quyết định trong bất kỳ một quá trình sản xuất kinh doanh nào, trước hết phải kể đến đó là yếu tố lao động việc hạch toán chi phí về lao động, là một bộ phận công việc phức tạp trong việc hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh tiền lương biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống, do đó tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương là một phần hành kế toán quan trọng, giúp các nhà quản lý, quản lý số lượng và chất lượng lao động góp phần nâng cao hiệu quả lao động. Như vậy một chính sách tiền lương đúng đắn sẽ là một động lực phát triển cho mỗi một doanh nghiệp.
Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần máy và thiết bị M -tech em đã hoàn thành chuyên đề “Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” . Em đã đi sâu vào nghiên cứu và phân tích tình hình thực tế về chế độ trả lương ở công ty kết hợp với những kiến thức đã học, theo em công ty khăc phục được những tồn tại trên nhất định công ty sẽ thực hiện tốt hơn nữa nguyên tắc phân phối theo lao động và hạch toán đúng tiền lương theo chế độ quy định.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tinh của cô giáo hướng dẫn và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô các chú trong công ty, phòng tổ chức lao động, phòng kế toán, phòng tài vụ, phân xưởng cơ khí I đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Sinh viên
Thái Xuân Hậu
Mục lục
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT521.doc