Trước khi đề xuất những giải pháp và kiến nghị, ta sẽ đề cập đến nguyên nhân gây ra những bất cập trong vấn đề thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn quận Kiến An – thành phố Hải Phòng trong những năm gần đây. Lưu ý chỉ xét trên phương diện phương thức, quy trình của công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo. Còn nguyên nhân xét trên các phương diện khác đã được đề cập ở chương trước
Thứ nhất, chưa có quy định và hướng dẫn cụ thể về đề nghị, kiến nghị và trình tự, thủ tục xem xét và giải quyết đơn kiến nghị, đề nghị.
Thứ hai, có một phần trách nhiệm của một số cán bộ được giao trực tiếp xem xét, theo dõi và quản lý đã không hoặc chưa kịp thời phân tích trong xử lý đơn. Nói cách khác còn non kém về trình độ, năng lực xử lý đơn hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác.
Thứ ba, do trình độ người dân còn có những hạn chế nhất định, chưa phân biệt rõ thế nào là đơn khiếu nại, đơn tố cáo hay đề nghị, kiến nghị dẫn đến việc tuỳ tiện trong trình bày nội dung, thể hiện hình thức đơn.
Cùng với những nguyên nhân đã được nói đến ở chương 2, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp và kiến nghị sau:
Một là: trong công tác xây dựng pháp luật cần có chế định làm rõ thế nào là “đề nghị”, thế nào là “kiến nghị” cũng như trình tự, thủ tục xem xét giải quyết đối với các loại đơn, vụ việc này.
76 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1964 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai trên địa bàn quận Kiến An – thành phố Hải Phòng những năm gần đây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộ
Tổng số hộ đã đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ
Số hộ không đủ
điều kiện
Đúng
Sai
Số hộ
Tỷ lệ
(%)
Số hộ
Tỷ lệ
(%)
Xác nhận không đúng CSD(hộ)
Xác nhận không đúng D.T(hộ)
Xác nhận không đúng nguồn gốc(hộ)
Tỷ lệ
(%)
1
P.Bắc Sơn
1856
1856
1356
1321
97,42
3
1
0,29
35
2,58
2
P.Trần.T.Ngọ
2307
2289
1158
1132
97,75
2
1
0,26
26
2,25
3
P.Văn Đẩu
3156
3124
1862
1820
97,74
1
2
1
0,21
42
2,26
4
P.Phù Liễn
2800
1785
1047
1020
97,42
3
2
0,48
27
2,58
5
P.Tràng Minh
1956
1965
1129
1114
98,67
2
1
0,27
15
1,33
6
P. Đồng Hoà
2468
2453
1374
1336
97,23
2
1
2
0,36
38
2,77
7
P.Quán Trữ
2672
2618
1281
1247
97,35
3
0,23
34
2,65
8
P.Ngọc Sơn
1657
1574
885
862
97,4
1
1
0,23
23
2,6
9
P.Nam Sơn
1608
1608
981
953
97,15
3
3
1
0,71
28
2,85
10
Tổng
20489
19272
11073
10805
97,57
12
15
9
0,34
268
2,43
Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường quận Kiến An
2.2.1.4. Thanh tra, kiểm tra việc giao đất, cho thuê đất
Công tác giao đất, cho thuê đất là một trong những nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Thể hiện chủ trương của Nhà nước “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý”, nhưng không trực tiếp sử dụng. Quyền sử dụng giao cho các hộ gia đình, cá nhân tổ chức. Khi các đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cũng có nghĩa là Nhà nước quy định cho những quyền lợi và nghĩa vụ cụ thể được xác lập trong Luật đất đai. Trong thời hạn sử dụng đất, chủ sử dụng đất phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ đối với Nhà nước. Đồng thời họ cũng được Nhà nước bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp khi sử dụng đất. Trong trường hợp Nhà nước cần đất để xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi, xây dựng khu công nghiệp… thì Nhà nước có quyền quyết định thu hồi đất đối với người sử dụng.
Trong những năm qua nhu cầu về đất của các tổ chức, gia đình hộ cá nhân ngày càng tăng để phục vụ mục đích kinh doanh và sản xuất ngày càng phát triển. Quá trình giao đất cho thuê đất của các cơ quan hữu quan cũng có nhiều diễn biến phức tạp, tình trạng giao đất, cho thuê đất không đúng thẩm quyền của UBND cấp phường xảy ra khá phổ biến, chủ yếu là giao đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân trước năm 1995.
Về giao đất:
Qua thanh tra cho thấy đã phát hiện ra 9/9 phường đều có vi phạm giao đất không đúng thẩm quyền. Tổng số vụ vi phạm là 26 vụ với diện tích 3758.8 m2. Kết quả thể hiện qua bảng 3.
Trong đó giao đất 5% là 14 vụ với diện tích 2080.7 m2 và đất ở là 12 vụ với diện tích 1678.1 m2. Đối tượng được giao đất là các hộ gia đình, cá nhân. Qua xem xét, giải quyết của bên thanh tra cộng với sự tham mưu giải quyết của chính quyền các phường, UBND quận Kiến An đã ra quyết định thu hồi diện tích được giao không đúng thẩm quyền là 20 vụ, với diện tích 3037.9 m2 để vào quỹ đất 5%. Bên cạnh đó, UBND quận cũng đã xử phạt hành chính và giao phòng Tài nguyên môi trường làm thủ tục hợp thức hoá quyền sử dụng đất làm nhà ở cho 6 vụ với diện tích 720m2.
Về thuê đất:
Có 9 phường cho thuê đất không đúng thẩm quyền cho 42 trường hợp của các hộ gia đình cá nhân với tổng diện tích 11048 m2. Kết quả thể hiện qua bảng 4.
Trong đó: có 38 trường hợp cho thuê đất nông nghiệp trái thẩm quyền với diện tích là 8193.5 m2, và cho thuê đất chuyên dùng với 4 trường hợp có diện tích là 2889.7 m2. Thanh tra quận Kiến An đã kiến nghị với UBND thành phố và UBND quận thu hồi đất với 34 trường hợp với diện tích 7679.2 m2; xử phạt hành chính hợp thức hoá quyền sử dụng đất cho 8 trường hợp với diện tích 3369 m2. Xử lý nghiêm minh các cán bộ lợi dụng chức quyền thực hiện những việc làm sai trái để mưu lợi riêng. Kết quả công tác thanh tra thê hiện cụ thê qua bảng 4.
UBND quận và phòng TN & MT cần phải chỉ đạo, kiểm duyệt chặt chẽ quy trình giao đất, cho thuê đất, khắc phục tình trạng giao đất, cho thuê đất tuỳ tiện lãng phí. Việc giao đất sử dụng cho mục đích kinh doanh và làm nhà ở nên thực hiện bằng hình thức đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu sự án có quyền sử dụng đất trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt.
Bảng 3: Kết quả thanh tra, kiểm tra việc giao đất các phường của quận Kiến An giai đoạn 2000-2007
STT
Tên phường
Số vụ vi phạm
Diện
tích
(m2)
Loại đất vi phạm
Đối tượng vi phạm
Hình thức xử lý
Chưa xử lý
Đất ở
Đất 5% đất nông nghiệp
Hộ gia đình cá nhân
Thu hồi diện tích vi phạm
Xử phạt hành chính và cho sử dụng tiếp
Số vụ
Diện
tích
Số vụ
D.T(m2)
Số vụ
D.T(m2)
Số vụ
D.T(m2)
Số vụ
D.T(m2)
Số vụ
D.T(m2)
1
P.Bắc Sơn
5
618.8
3
218.3
2
400.5
5
618.8
4
483.2
1
135.6
2
P.Trần.T.Ngọ
4
467
2
312.4
2
154.6
4
467
4
467
3
P.Văn Đẩu
1
186.7
186.7
1
1
186.7
1
186.7
4
P.Phù Liễn
2
265.2
2
265.2
2
265.2
1
178.7
1
86.5
5
P.Tràng Minh
6
916.6
2
162.4
4
754.2
6
916.6
4
703
2
213.6
6
P. Đồng Hoà
2
320.4
2
320.4
2
320.4
1
195.6
1
124.8
7
P.Quán Trữ
2
258.5
2
258.5
2
258.5
2
258.5
8
P.Ngọc Sơn
1
187.6
1
187.6
1
187.6
1
187.6
9
P.Nam Sơn
3
538
1
274.6
2
263.4
3
538
2
377.6
1
160.4
Tổng
26
3758.8
12
1678.1
14
2080.7
26
3758.8
20
3037.9
6
720.9
Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trường quận Kiến An
Bảng 4: Kết quả thanh tra, kiểm tra việc cho thuê đất ở các phường của quận Kiến An giai đoạn 2000-2007
STT
Tên phường
Cấp vi phạm
Số vụ
Diện tích(m2)
Loại đất vi phạm
Đối tượng vi phạm
Hình thức xử lý
Đất nông nghiệp
Đất chuyên dùng
Hộ gia đình, cá nhân
Tổ chức
Thu hồi diện tích vi phạm
Xử phạt hành chính và hợp thức hóa
Số vụ
D.T(m2)
Số vụ
D.T(m2)
Số vụ
D.T(m2)
Số vụ
D.T(m2)
Số vụ
D.T(m2)
Số vụ
D.T(m2)
1
P.Bắc Sơn
P
4
850.8
4
850.8
4
850.8
4
850.8
2
P.Trần.T.Ngọ
P
3
623.5
3
623.5
3
623.5
3
623.5
3
P.Văn Đẩu
P
8
1865.4
7
1032
1
833.4
8
1865.4
7
1032
1
833.4
4
P.Phù Liễn
P
8
1461.3
6
640
2
821.3
8
1461.3
5
640
3
821.3
5
P.Tràng Minh
P
5
632.6
5
632.6
5
632.6
5
632.6
6
P. Đồng Hòa
P
5
2314.5
5
2314.5
5
2314.5
3
1950.2
2
364.3
7
P.Quán Trữ
P
3
562.4
3
562.4
3
562.4
3
562.4
8
P.Ngọc Sơn
P
4
1996.5
3
796.5
1
1200
4
1996.5
3
796.5
1
1200
9
P.Nam Sơn
P
2
741.2
2
741.2
2
741.2
1
591.2
1
150
Tổng
42
11048.2
38
8193.5
4
2854.7
42
11048.2
34
7679.2
8
3369
Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trường quận Kiến An
2.2.1.5. Thanh tra việc ban hành và thực hiện các văn bản về quản lý và sử dụng đất
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, hệ thống văn bản pháp luật đất đai ngày càng hoàn thiện. Nó là một công cụ đắc lực để quản lý Nhà nước về đất đai. UBND thành phố Hải Phòng đã ban hành nhiều văn bản quy định cụ thể về công tác quản lý và sử dụng đất để cụ thể hoá các văn bản pháp luật của TW, trên cơ sở đó quận Kiến An đã ban hành các văn bản pháp luật đất đai để tổ chức triển khai thực hiện các văn bản pháp luật của UBND thành phố Hải Phòng và của TW.
Thành uỷ, hội đồng nhân dân, UBND đã ban hành 9 văn bản chỉ đạo công tác quản lý Nhà nước về đất đai theo Luật, trong đó có những văn bản quan trọng như: chỉ thị số 20 CT/TU ngày 15/9/2003 của Ban thường vụ Thành uỷ “Về công tác đổi điền, dồn thửa trong sử dụng đất nông nghiệp”; nghị quyết số 47/2003/NQ-HĐND của hội đồng nhân dân thành phố “Về chương trình phát triển nhà ở thành phố đến năm 2005, đính hướng phát triển đến 2010-2020”.
Uỷ ban nhân dân thành phố ban hành các văn bản: quyết định số 1058/QĐ-UB ngày 04/07/2003 “Về việc uỷ quyền cho Chủ tịch UBND các quận, thị xã Đồ Sơn và giám đốc Sở địa chính cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn thành phố”; quyết định số 1783/QĐ-UB của UBND thành phố “Về việc ban hành quy chế tạm thời về đấu giá quyền sử dụng đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn thành phố”.
Thực hiện chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 18/08/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện tổng kiểm kê đất đai năm 2000. UBND thành phố Hải Phòng có kế hoạch 51/KH-UB ngày 23/10/1999 về tổng kiểm kê đất đai năm 2000. UBND quận Kiến An có ban hành kế hoạch 18/KH-UB ngày 02/01/2000 về việc tổ chức thực hiện, kiểm kê đất đai trên địa bàn quận.
Thực hiện thông tư số 28/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 về việc thực hiện tổng kiểm kê đât đai năm 2005, UBND thành phố Hải Phòng có kế hoạch 5863/CV-KHUB ngày 25/11/2004 về việc tổng kiểm kê đất đai năm 2005 trên địa bàn thành phố Hải Phòng, UBND quận Kiến An ban hành quyết định số 1910/QĐ-UB ngày 14/12/2004 thành lập Ban chỉ đạo kiểm kê đất đai, UBNF quận Kiến An còn có kế hoạch số 46/KH-UB chỉ đạo việc tổ chức thực hiện kiểm kê đất đai 2005 trên địa bàn quận.
Thực hiện thông tư liên tịch số 38/2004/TTLT/BTNMT-BNV ngày 31/12/2004 của Bộ TN & MT và Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm, quyền hạn và tổ chức của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và tổ chức phát triển quỹ đất, UBND quận Kiến An đã có quyết định số 86/QĐ-UB ngày 12/05/2005 chỉ đạo, triển khai thành lập văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất của quận Kiến An.
UBND quận Kiến An đã có nhiều cố gắng trong việc ban hành các văn bản và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật của UBND tỉnh và TW. mặc dù số lượng các văn bản pháp luật về đất đai do UBND quận và phòng TN & MT quận ban hành còn hạn chế nhưng phần lớn các văn bản đều có nội dung phù hợp với yêu cầu thực tiễn về quản lý đất đai ở địa phương. Bên cạnh đó một số văn bản ban hành còn chồng chéo, mâu thuẫn nhau gây khó khăn trong công tác quản lý đất đai. Việc tổ chức thực hiện pháp luật đất đai còn một số vướng mắc chẳng hạn trong vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng thì chính sách đền bù chưa có phân cấp, phân quyền theo quy mô và tổ chức phức tạp của dự án, giá đền bù còn quá thấp chưa phù hợp gây những bức xúc cho nhân dân và chậm chễ tiến độ dự án. Trong vấn đề người dân địa phương đã có nhiều khiếu nại về giá đền bù quá thấp so với giá thị trường cùng thời điểm, nhưng cũng có ý kiến cho rằng giá đất đã tăng cao vì dự án triển khai ở khu vực đó nên giá đền bù quá cao sẽ gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước. Tình trạng này làm phát sinh rất nhiều khiếu kiện về mức đền bù và gây ảnh hưởng lớn đến công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng và tiến độ triển khai dự án. Thực trạng đó cho thấy mặc dù địa phương đã nỗ lực hết sức trong công tác quản lý đất đai nhưng cơ chế chính sách ban hành vẫn không theo kịp những biến động, phát sinh trong thực tế. Để chủ động trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, địa phương cần định hướng những kế hoạch và chiến lược lâu dài, cơ chế chính sách cởi mở nhưng chặt chẽ, luôn nắm bắt tốt xu thế hiện tại và mang tính định hướng lâu dài trong tương lai.
2.2.2. Thanh tra việc chấp hành pháp luật của các chủ sử dụng đất
Mặc dù các cơ chế quản lý cũng như công tác quản lý đất đai trên địa bàn được thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ nhưng đến nay vẫn tồn tại nhiều trường hợp vi phạm pháp luật đất đai của chủ sử dụng đất như: không sử dụng đất được giao trên 12 tháng liên tục, sử dụng đất không đúng mục đích, lấn chiếm đất đai, chuyển nhượng đất trái pháp luật… Các hành vi vi phạm pháp luật đất đai này gây thiệt hại cho Nhà nước về tài chính, đồng thời gây hậu quả xấu trong công tác quản lý Nhà nước, phải thanh tra kiểm tra ngăn chặn kịp thời các hành vi này để tạo được nề nếp trong công tác quản lý đất đai của địa phương và tạo cho người sử dụng đất ý thức tuân thủ, chấp hành đúng pháp luật đất đai.
2.2.2.1. Không sử dụng đất được giao liên tục trên 12 tháng
Qua thanh tra phát hiện tại 9 phường trên địa bàn quận có 26 vụ vi phạm với diện tích 18215.6 m2. Kết quả thể hiện trong bảng 7.
Trong 26 vụ vi phạm thì có 22 vụ vi phạm là hộ gia đình cá nhân được giao đất để sử dụng vào mục đích đất ở với diện tích là 3287.6 m2 có 4 tổ chức vi phạm với diện tích là 14928 m2. Trường hợp các tổ chức để đất hoang hoá không đưa vào sử dụng trên 12 tháng kể từ khi được giao là do các tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh này có vấn đề trục trặc trong vốn đầu tư…
Sau khi xem xét kỹ từng vụ việc, phòng TN & MT quận đã có những biên bản báo cáo lên UBND thành phố về các vi phạm của tổ chức do để đất hoang hoá không đưa vào sử dụng liên tục trên 12 tháng, dựa trên báo cáo đó UBND thành phố Hải Phòng đã ra quyết định yêu cầu tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh phải có ngay biện pháp đưa vào sử dụng diện tích vi phạm hoặc ra quyết định thu hồi đất tuỳ theo trường và mức độ vi phạm cùng với nhu cầu và khả năng sử dụng đất để phát triển của tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh. UBND quận và thành phố ra quyết định xử phạt hành chính và cho sử dụng tiếp với 25 trường hợp với diện tích là 1400.8 m2, còn lại có 1 trường hợp bị thu hồi đất với diện tích là 3515.8 m2. Bởi đây là các hộ gia đình cá nhân chưa có điều kiện để xây dựng nhà ở, các hộ gặp khó khăn về kinh tế hoặc đất được giao trước đây là ao hồ, mặt bằng mới san lấp hoặc đất đấu giá và đất trúng thầu chưa hoàn thành việc giải phóng mặt bằng.
2.2.2.2. Sử dụng đất không đúng mục đích được giao
Qua thanh tra cho thấy vi phạm về sử dụng đất không đúng mục đích được giao, cho thuê của các chủ sử dụng đất trên địa bàn thành phố còn nhiều đặc biệt là các tổ chức sử dụng đất. Kết quả được thể hiện trong bảng 6.
Qua bảng 6, cho thấy các chủ sử dụng đất cố tình vi phạm pháp luật đất đai, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đa phần sang đất ở. Đặc biệt có trường hợp vi phạm nghiêm trọng như một số doanh nghiệp, tổ chức tự ý chia đất được Nhà nước giao, cho thuê thành các lô hoặc đem bán cho người khác. Về phía các hộ gia đình, cá nhân ý thức chấp hành pháp luật chưa tốt, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất khi họ có nhu cầu, không tuân theo quy định của pháp luật. Các dạng vi phạm là chuyển từ đất vườn tạp sang đất ở, chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do: người dân thiếu hiểu biết, cố tình vi phạm pháp luật nhằm mưu lợi cá nhân. Bên cạnh đó, còn do sự buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương, không nắm bắt địa bàn một cách sát sao, quản lý còn quan liêu, cán bộ cơ sở có trường hợp chưa nghiêm minh, xảy ra một số trường hợp hối lộ, đút lót, lợi dụng chức quyền, quên biết…
Để tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích được hạn chế tối đa ở địa phương thì cần phải thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về đất đai, thường xuyên thanh tra, kiểm tra đôn đốc, theo dõi việc quản lý sử dụng đất trên địa bàn, nhất là tại cơ sở. Đồng thời tuyên truyền pháp luật sâu rộng cho người dân, và làm trong sạch đội ngũ cán bộ tham gia công tác quản lý đất đai. Xử lý nghiêm minh, kiên quyết các trường hợp vi phạm để làm gương, mang tính răn đe giáo dục.
Bảng 5: Kết quả thanh tra việc không sử dụng đất được giao liên tục trong 12 tháng giai đoạn 2000-200
STT
Tên phường
Số vụ vi phạm
Diện tích(m2)
Loại đất vi phạm
Đối tượng vi phạm
Hình thức xử lý
Chưa xử lý
Đất ở
Đất chuyên dùng
Hộ gia đình, cá nhân
Tổ chức
Xử phạt hành chính và cho sử dụng tiếp
Thu hồi diện tích vi phạm
Số vụ
Diện tích
Số vụ
D.T
(m2)
Số vụ
D.T
(m2)
Số vụ
D.T
(m2)
Số vụ
D.T
(m2)
Số vụ
D.T
(m2)
Số vụ
D.T
(m2)
1
P.Bắc Sơn
5
860.8
5
860.8
5
860.8
5
860.8
2
P.Trần.T.Ngọ
4
687.6
4
687.6
4
687.6
4
687.6
3
P.Văn Đẩu
1
4504.6
1
4504.6
1
4504.6
1
4504.6
4
P.Phù Liễn
2
306.4
2
306.4
2
306.4
2
306.4
5
P.Tràng Minh
6
910.7
6
910.7
6
910.7
6
910.7
6
P. Đồng Hòa
2
8423.4
2
8423.4
2
8423.4
1
4908.6
1
3514.8
7
P.Quán Trữ
2
241.8
2
241.8
2
241.8
2
241.8
8
P.Ngọc Sơn
1
2000
1
2000
1
2000
1
2000
9
P.Nam Sơn
3
280.3
3
280.3
3
280.3
3
280.3
Tổng
26
18215.6
22
3287.6
4
14928
22
3287.6
4
14928
25
14700.8
1
3514.8
Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trường quận Kiến An
Bảng 6: Kết quả thanh tra việc sử dụng đất không đúng mục đích được giao của quận Kiến An giai đoạn 2000-2007
STT
Tên phường
Cấp
vi
phạm
Số vụ vi phạm
Diện tích
(m2)
Loại đất vi phạm
Đối tượng vi phạm
Hình thức xử lý
Đất nông nghiệp
Đất chuyên dùng
Hộ gia đình, cá nhân
Tổ chức
Thu hồi diện tích vi phạm
Xử phạt hành chính và cho sử dụng tiếp
Số vụ
D.T
(m2)
Số vụ
D.T
(m2)
Số vụ
D.T
(m2)
Số vụ
D.T
(m2)
Số vụ
D.T
(m2)
Số vụ
D.T
(m2)
1
P.Bắc Sơn
P
5
709.7
5
70.7
5
709.7
5
709.7
2
P.Trần.T.Ngọ
P
1
85.6
1
85.6
1
85.6
1
85.6
3
P.Văn Đẩu
P
6
852.8
6
852.8
6
852.8
6
852.8
4
P.Phù Liễn
P
10
5020.7
10
020.7
10
5020.7
10
5020.7
5
P.Tràng Minh
P
6
504.6
6
504.6
6
504.6
6
504.6
6
P. Đồng Hòa
P
3
2012.5
3
2012.5
3
2012.5
3
2012.5
7
P.Quán Trữ
P
10
3760
10
3760
10
3760
10
3760
8
P.Ngọc Sơn
P
3
2352.4
3
2352.4
3
2352.4
3
2352.4
9
P.Nam Sơn
P
2
3200
1
200
1
3000
1
200
1
3000
1
3000
1
Tổng
46
18498.3
31
9300.3
15
9198
32
9386
14
9112.4
4
5012
42
13285.8
Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trường quận Kiến An
2.2.2.3. Lấn chiếm đất đai
Qua thanh tra, kiểm tra phát hiện trong quá trình sử dụng đất các chủ sử dụng đã lấn chiếm đất đai tương đối nhiều. Các trường hợp vi phạm chủ yếu là lấn chiếm đất công, lấn chiếm ngõ đi, đất nông nghiệp liền kề với đất thổ cư. Với tình trạng này hàng năm quận Kiến An mất đi hàng chục nghìn m2 đất các loại, dẫn đến tình trạng mất ổn định trên địa bàn quận và là nguyên nhân của nhiều vụ khiếu tố. Bên cạnh đó, UBND quận cũng như UBND các phường chưa có cách giải quyết đúng đắn và rõ ràng, xử lý chưa thật sự nghiêm minh các trường hợp vi phạm, đa số các trường hợp chỉ bị xử phạt hành chính và thu hồi lại diện tích lấn chiếm nếu cần thiết, còn lại một số trường hợp chưa được hợp thức hóa, chưa có trường hợp nào bị đưa ra truy tố trách nhiệm hình sự mặc dù đã có trường hợp vi phạm rất nhiều. Các loại đất bị lấn chiếm là đất giao thông, đất lưu thông, đất nông nghiệp và đất quy hoạch, đất chưa sử dụng... Kết quả được thể hiện cụ thể trong bảng 7.
Tại 9 phường đã có 47 vụ lấn chiếm đất đai với diện tích là 7823.5 m2, thanh tra của phòng TN & MT quận Kiến An đã lập biên bản với các đối tượng lấn chiếm đất đai và kiến nghị hướng xử lý với UBND cấp phường và UBND quận. Đến nay các cấp có thẩm quyền đã xử phạt hành chính và thu tiền sử dụng đất hợp thức hóa quyền sử dụng đất cho 6 trường hợp lấn chiếm đất chưa sử dụng với diện tích 241.1 m2, xử phạt hành chính và thu hồi diện tích đất lấn chiếm đối với 41 trường hợp vi phạm với diện tích 7582.4 m2.
Để khắc phục tình trạng lấn chiếm đất đai đang diễn ra trên địa bàn quận, UBND quận Kiến An, UBND các phường cần phối hợp chặt chẽ với cán bộ thanh tra, cán bộ địa chính đề ra các biện pháp cứng rắn và mạnh mẽ hơn nữa, xử phạt nặng các trường hợp cố tình lấn chiếm đất đai của Nhà nước, nếu cần thiết có thể đưa ra truy cứu trách nhiệm dân sự đối với các trường hợp cố tình vi phạm nhiều lần. Cần thực hiện triệt để, công khai, trực tiếp theo nghị định 04/CP và nghị định 182 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai.
Bảng 7: Kết quả công tác thanh tra việc lấn chiếm đất đai của quận Kiến An giai đoạn 2000-2007
STT
Tên phường
Số vụ vi phạm
Diện tích(m2)
Loại đất
Đối tượng vi phạm
Hình thức xử lý
Chưa xử lý
Hộ gia đình, cá nhân
Tổ chức
Xử phạt hành chính và cho sử dụng tiếp
Thu hồi diện tích vi phạm
Số
vụ
Diện tích
Số vụ
D.T
(m2)
Số vụ
D.T
(m2)
Số vụ
D.T
(m2)
Số vụ
D.T
(m2)
1
P.Bắc Sơn
5
652
TC
5
652
5
650
2
P.Trần.T.Ngọ
3
510.6
TC
3
510.6
1
30.6
2
480
3
P.Văn Đẩu
6
255.8
TC
6
255.8
5
210.5
1
45.3
4
P.Phù Liễn
7
3010.4
TC,CD
7
3010.4
7
3010.4
5
P.Tràng Minh
2
205.6
TC
2
205.6
2
205.6
6
P. Đồng Hòa
4
766.9
TC,CD
3
246.4
1
520.5
4
766.9
7
P.Quán Trữ
10
1016.1
TC,CD
8
212.7
2
803.4
10
1016.1
8
P.Ngọc Sơn
5
1124.6
TC,CD
4
109.2
1
1015.4
5
1124.6
9
P.Nam Sơn
5
281.5
TC
5
281.5
5
281.5
Tổng
47
7823.5
43
5484.2
4
2339.3
6
241.1
41
7582.4
Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trường quận Kiến An
2.2.2.4. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái phép
Thị trường bất động sản trong thời gian vừa qua có những biến động đáng kể, nhu cầu về nhà ở và đất đai ngày càng tăng cao, tác động mạnh mẽ đến kinh tế xã hội. Vấn đề chuyển đổi, chuyển nhượng, mua bán đất đai nhà cửa không chỉ liên quan đến kinh tế mà còn kèm theo nhiều thủ tục hành chính, biến động trong hồ sơ địa chính, do đó đôi khi các thủ tục hành chính rất phiền hà và khó khăn, vì vậy các chủ sử dụng đất do thiều hiểu biết về pháp luật thường xuyên muốn tránh né nó, việc mua bán chuyển nhượng đất đai bất hợp pháp vẫn thường xuyên xảy ra.
Qua thanh tra phát hiện tại 9 phường có 70 trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái phép trên địa bàn quận Kiến An với diện tích 7578.5 m2. Trong đó có 64 trường hợp chuyển nhượng đất ở với diện tích 5097.9 m2 và 6 trường hợp chuyển nhượng đất nông nghiệp với diện tích 2480.6 m2. Kết quả thể hiện trong bảng 8.
Trong quá trình sử dụng đất các hộ gia đình, cá nhân này đã tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo hợp đồng viết tay không thông qua các cơ quan có thẩm quyền với lý do: các chủ sử dụng đất chưa được cấp bìa đỏ, mảnh đất đang có tranh chấp, đất sử dụng không đúng mục đích được giao, lấn chiếm đất công đem bán và nhiều trường hợp không muốn làm thủ tục do sợ phiền hà. Các trường hợp này đã được UBND quận Kiến An xử lý như sau:
+ Xử phạt hành chính, kiến nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 64 trường hợp với diện tích 6660.5 m2. Những trường hợp này chủ yếu do người sử dụng đất không muốn làm thủ tục rườm rà với Nhà nước khi họ chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
+ Xử phạt hành chính và không cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với 6 trường hợp với diện tích 918 m2 vì các trường hợp này thuộc diện không được chuyển quyền sử dụng đất do: đất đang có tranh chấp, đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuyển nhượng trái pháp luật là do: giấy tờ đất đai không đầy đủ, người dân thiếu hiểu biết pháp luật không muốn tốn kém khi thực hiện nghĩa vụ tài chính, sự tiếp tay của một số cán bộ thoái hóa hành động ngoài phạm vi thẩm quyền của mình để tư lợi. Để khắc phục tình trạng trên thì cần phải tuyên truyền pháp luật đất đai rộng rãi, nghiêm cấm và đình chỉ việc mua bán đất đai khi đang có tranh chấp, hoặc nguồn gốc giấy tờ không rõ ràng, đầy đủ.
Bảng 8: Kết quả công tác thanh tra việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất của quận Kiến An giai đoạn 2000-2007
STT
Tên phường
Số vụ
Diện tích
(m2)
Loại đất vi phạm
Đối tượng vi phạm
Hình thức xử lý
Chưa xử lý
Đất ở
Đất nông nghiệp
Hộ gia đình, cá nhân
Tổ chức
Xử phạt hành chính và cho sử dụng tiếp
Thu hồi diện tích vi phạm
Số vụ
D.T
(m2)
Số vụ
D.T
(m2)
Số vụ
D.T
(m2)
Số vụ
D.T
(m2)
Số vụ
D.T
(m2)
Số vụ
D.T
(m2)
Số vụ
D.T
(m2)
1
P.Bắc Sơn
10
820.5
10
820.5
10
820.5
10
820.5
2
P.Trần.T.Ngọ
5
404.5
5
404.5
5
404.5
5
404.5
3
P.Văn Đẩu
12
1002.6
12
1002.6
12
1002.6
12
1002.6
4
P.Phù Liễn
5
605.4
5
605.4
5
605.4
3
245.4
2
360
5
P.Tràng Minh
10
512.4
10
512.4
10
512.4
10
512.4
6
P. Đồng Hòa
8
1346
6
481.5
2
864.5
8
1346
8
1346
7
P.Quán Trữ
4
847.2
2
162.6
2
684.6
4
847.2
3
693.3
1
153.9
8
P.Ngọc Sơn
7
925.9
6
504.6
1
421.3
7
925.9
5
645.3
2
280.6
9
P.Nam Sơn
9
1114
8
603.8
1
510.2
9
1114
8
990.5
1
123.5
Tổng
70
7578.5
64
5097.9
6
2480.6
70
7578.5
64
6660.5
6
918
Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trường quận Kiến An
2.3. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI CỦA QUẬN KIẾN AN TRONG NHỮNG NĂM QUA
Công tác giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo các tranh chấp đất đai trong quản lý, sử dụng đất là một biện pháp nhằm điều chỉnh các quan hệ đất đai theo đúng pháp luật, đảm bảo công bằng dân chủ, đoàn kết trong nhân dân, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về đất đai, góp phần ổn định đời sống kinh tế xã hội.
Quận Kiến An là địa bàn có nhiều vụ việc phức tạp, số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai thuộc loại cao so với các địa phương khác trong thành phố. Nội dung đơn thư chủ yếu tập trung vào việc yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai về ranh giới sử dụng, quyền sử dụng đất, đường đi, lối ngõ, khiếu nại về giao đất và thu hồi đất, cấp GCNQSDĐ, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý và sử dụng đất của cán bộ UBND phường và hành vi lấn chiếm đất đai của các chủ sử dụng đất.
Chiếm đến 70% lượng đơn thư gửi đến UBND quận và UBND các phường có nội dung liên quan đến lĩnh vực đất đai. Tính từ năm 2000 đến năm 2007 quận Kiến An nhận được 685 đơn thư với 630 vụ khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai, trong đó: 312 vụ khiếu nại, 67 vụ tố cáo, 251 vụ tranh chấp đất đai. Trong các đơn thư đó có 614 vụ thộc thẩm quyền giải quyết của UBND quận (304 vụ khiếu nại, 62 vụ tố cáo, 248 vụ tranh chấp đất đai), chiếm 91,97% tổng số vụ việc. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai của quận được thực hiện khá tốt, kết quả đã giải quyết được 603/614 vụ việc, đạt tỷ lệ 98,2%.
2.3.1. Giải quyết khiếu nại
Trong thời gian từ năm 2000 đến năm 2007, UBND quận Kiến An đã nhận được 304 vụ việc khiếu nại về lĩnh vực đất đai. Trong đó có 283 vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND quận, 8 vụ thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND phường, và cấp trên (UBND thành phố và các Sở). Từ khi Luật đất đai 2003 được ban hành và có hiệu lực, công tác quản lý Nhà nước về đất đai ngày càng thu được những kết quả đáng kể, tuy nhiên do cơ chế chính sách thiếu đồng bộ, thị trường nhà đất và bất động sản có những biến động mạnh đã dẫn đến tình trạng khiếu nại, tố cáo ngày càng có chiều hướng diễn biến phức tạp. Trong đó phải kể đến những vấn đề nổi cộm, gay gắt như việc cấp GCNQSDĐ, thu và truy thu lệ phí đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của UBND. Kết quả giải quyết thể hiện rõ trong bảng 9.
Bảng 9: Kết quả công tác giải quyết khiếu nại của quận Kiến An
giai đoạn 2000-2007
STT
Hình thức khiếu nại
Tổng
số vụ
việc
Số vụ việc
đã giải
quyết
Số vụ việc
đang giải
quyết
1
V/v cấp, không cấp GCNQSDĐ
48
46
2
2
Về quyết định giải quyết tranh chấp đất đai
26
23
3
3
Về quyết định giao đất, thu hồi đất
23
23
4
V/v làm thủ tục chuyền quyền
25
25
5
V/v đền bù thiệt hại về đất và tài sản
85
85
6
V/v thu hồi hoặc truy thu lệ phí
32
32
7
Các vụ việc khiếu nại khác
65
63
2
8
Tổng
304
297
7
Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trường quận Kiến An
Khiếu nại về cấp hoặc không cấp GCNQSDĐ có 48 vụ việc, UBND quận Kiến An đã giải quyết 46 vụ, còn 2 vụ đang chờ điều tra bổ sung chứng lý và hoàn thiện hồ sơ thủ tục. Từ khi có quy định thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đô thị là của UBND cấp huyện, UBND quận Kiến An đã tích cực thực hiện và đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho các hộ gia đình,cá nhân. Quá trình đó đã phát sinh nhiều vấn đề, nhiều vụ việc khiếu nại về cấp GCNQSDĐ mà chủ yếu là khiếu nại việc không được cấp hoặc cấp chậm GCNQSDĐ cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn. Ngoài ra còn một số trường hợp khiếu nại UBND quận cấp GCNQSDĐ không đúng diện tích, cấp giấy chứng nhận cho cả phần đất của nguyên đơn... Qua tìm hiểu kết quả giải quyết các hộ chưa được cấp GCNQSDĐ là do hồ sơ xin cấp GCNQSDĐ chưa hợp lệ, chưa có đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận, đất đang có tranh chấp, hay chưa xác định rõ nguồn gốc sử dụng đất, chưa có giấy tờ hợp lệ chứng minh quyền sử dụng đất... Đối với vụ việc còn lại qua kết quả thẩm tra, xác minh thì các nội dung trong đơn khiếu nại là không đúng UBND quận Kiến An đã có quyết định, văn bản trả lời cụ thể đối với từng trường hợp.
Khiếu nại về quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của UBND quận có 26 vụ việc. Các vụ này đều có nội dung không đồng ý với kết quả giải quyết trước đó của UBND quận Kiến An. Qua kết quả giải quyết của UBND quận cho thấy trình tự và thủ tục giải quyết là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật nhưng do các vụ việc có tính phức tạp, trình độ pháp luật của người dân còn hạn chế nên họ làm đơn khiếu nại. Một số trường hợp do UBND quận giải quyết còn sơ sài, chưa chi tiết mạch lạc nên công dân tiếp tục thắc mắc với kết quả giải quyết trước đây.
Khiếu nại về quyết định giao đất hoặc thu hồi đất, nội dung chủ yếu là các hộ gia đình, cá nhân chưa được giao đất, giao đất ở với mức giá quá cao, khiếu nại với danh sách các đối tượng được giao đất hoặc khiếu nại quyết định thu hồi đất. Ngoài ra còn có trường hợp khiếu nại giao đất của người khiếu nại cho chủ sử dụng khác, hay giao đất cho chủ sử dụng khác cả phần đất của người khiếu nại. UBND quận đã giải quyết trọn vẹn 23/23 vụ việc. Phần lớn các vụ việc khiếu nại về quyết định giao đất hoặc thu đất đều sai do ý thức pháp luật của người dân còn hạn chế.
Khiếu nại về thu hoặc truy thu lệ phí đất đai: có 32 vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND quận. Chủ yếu khiếu nại về quyết định thu, truy thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trái với quy định của pháp luật, khiếu nại truy thu tiền sử dụng đất phần tăng thêm, truy thu tiền sử dụng đất ở tồn đọng 100%. Ngoài ra do sự nhầm lẫn trong in ấn và phát hành có 2 hộ bị truy thu tiền sử dụng đất đến 2 lần. UBND quận đã giải quyết 32/32 trong đó 94% là khiếu nại sai, chỉ 6% là khiếu nại đúng.
Khiếu nại về đền bù thiệt hại về đất và tài sản gắn liền với đất: quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sự phát triển mạnh mẽ của địa phương trong những năm gần đây đã khiến bộ mặt đô thị thay đổi mạnh, các công trình xây dựng cơ bản, cơ sơ hạ tầng được đầu tư mạnh mẽ, các dự án, các vùng quy hoạch xuất hiện ngày càng nhiều. Do đó diện tích đất bị thu hồi là tương đối nhiều, nhưng việc thực hiện bồi thường thiệt hại về đất và tài sản gắn liền trên đất còn tiến hành chậm, giá cả đền bù chưa hợp lý, thực tế có nơi thấp hơn giá thị trường rất nhiều, do đó các vụ khiếu kiện về mức đền bù thường do nhiều người dân khiếu kiện cùng lúc có khi tới vài trăm người, trở thành điểm nóng tại địa bàn nếu không giải quyết kịp thời. Do đó giá đền bù trở thành vấn đề nổi cộm hiện nay, nó ảnh hưởng đến cả tiến độ thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án quy hoạch đồng thời cũng gây mất ổn định đời sống chính trị tại địa phương. Trong giai đoạn 2000-2007 toàn quận có 85 vụ việc khiếu nại về mức đền bù, thu hồi đất với mức giá chưa thỏa đáng.
Khiếu nại về việc chuyển quyền sử dụng đất có 25 đơn. Nội dung khiếu nại là: UBND quận lập thủ tục chuyển quyền sử dụng đất không đúng quy định của pháp luật, khiếu nại cán bộ địa chính gây phiền hà, khiếu nại về việc bị sai sót về diện tích, hồ sơ... Qua kết quả giải quyết của UBND quận cho thấy do thủ tục chuyển quyền sử dụng đất quá rườm rà trong khi người dân thiếu hiểu biết về pháp luật nên cho rằng cán bộ địa chính gây phiền hà, làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất cho họ không đúng pháp luật. Sau quá trình tiếp dân của phòng Tài nguyên và Môi trường quận, được cán bộ của phòng giải thích cặn kẽ mọi thắc mắc của người dân trên cơ sở pháp luật quy định, nhiều người đã rút đơn kiện.
Các vụ việc khiếu nại khác có 65 vụ thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND quận, nó chủ yếu về vấn đề khiếu nại đo đạc diện tích không đúng, khiếu nại đòi đường đi... Nhiều vụ việc phức tạp xảy ra liên quan đến các thời kỳ trước đây, đến nay UBND quận đã giải quyết 63/65 vụ việc còn 2 vụ việc đang tiến hành hoàn thiện hồ sơ đưa vào giải quyết.
2.3.2. Giải quyết tố cáo
Để phát huy quyền làm chủ của người dân, nhằm xây dựng bộ máy chính quyền trong sạch hơn ngoài sự kiểm tra giám sát bởi các cơ quan có thẩm quyền, thì việc tố cáo của người dân trong lĩnh vực đất đai cũng góp phần to lớn vào việc phát hiện và đề nghị xử lý những trường hợp vi phạm pháp luật trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai của người cán bộ cũng như hành vi của những người sử dụng đất gây thiệt hại tới lợi ích của người khác hay lợi ích Nhà nước.
Trong những năm gần đây, UBND quận Kiến An nhận được khá nhiều đơn thư tố cáo, nội dung chủ yếu là tố cáo các chủ sử dụng đất có hành vi lấn chiếm đất, ngoài ra còn có các đơn thư tố cáo các cán bộ vi phạm pháp luật trong quản lý Nhà nước về đất đai, lợi dụng quyền hạn được giao, cố ý làm sai quy định của pháp luật để mưu cầu lợi ích riêng như giao đất trái thẩm quyền của UBND phường, cán bộ lợi dụng chức quyền để chiếm đoạt đất đai bán thu lời bất chính, tố cáo các hành vi cố tình gây phiền hà nhũng nhiễu dân chúng của một số cán bộ có phẩm chất đạo đức và nghề nghiệp kém... Nguyên nhân chủ yếu là do người dân không được tuyên truyền, giáo dục đầy đủ về pháp luật đất đai, người cán bộ yếu về năng lực chuyên môn, xuống cấp về đạo đức lợi dụng chức quyền vi phạm pháp luật để mưu lợi. Mặt khác cũng có trường hợp công dân lợi dụng quyền tố cáo của mình và bôi nhọ danh dự, hạ thấp uy tín của cán bộ.
Cụ thể trong giai đoạn 2000-2007, UBND quận Kiến An đã tiếp nhận 67 đơn thư tố cáo trong lĩnh vực đất đai, trong đó có 62 đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND quận gồm:
+ 16 đơn tố cáo hành vi lấn chiếm đất công của chủ sử dụng đất
+ 25 đơn tố cáo hành vi lấn chiếm đất của nguyên đơn
+ 11 đơn tố cáo hành vi sai phạm của cán bộ địa chính cấp phường và quận
+ 10 đơn tố cáo khác
Tất cả các vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND quận Kiến An đều được giải quyết dứt điểm 62/62 vụ việc. Trong công tác giải quyết đơn thư tố cáo đã xử lý nhiều trường hợp vi phạm pháp luật đất đai từ các chủ sử dụng đất có hành vi vi phạm đến các cán bộ công chức. Một số cán bộ đã bị buộc thôi việc, có cán bộ bị cách chức khiển trách, khai trừ khỏi Đảng.
2.3.3. Giải quyết tranh chấp đất đai
Trong giai đoạn 2000-2007, UBND quận Kiến An đã tiếp nhận 248 đơn thư về tranh chấp đất đai, trong đó 244 đơn thư thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND quận, 6 trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp phường, và 7 trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp trên. Nội dung tranh chấp đất đai chủ yếu liên quan đến: tranh chấp ranh giới sử dụng đất, tranh chấp quyền sử dụng đất trong các vụ án ly hôn, tranh chấp quyền thừa kế quyền sử dụng đất, tranh chấp hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất... Có nhiều vụ việc phức tạp, kéo dài phần lớn phải lập đoàn thanh tra để giải quyết các vụ việc tranh chấp đất đai.
Qua bảng 10 cho thấy UBND quận Kiến An đã giải quyết 244/248 vụ việc tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền, trong đó đã hòa giải 48 vụ việc, ban hành quyết định giải quyết 196 vụ việc, 4 vụ đang thụ lý giải quyết. Tuy nhiên sau khi có quyết định giải quyêt tranh chấp của UBND quận vẫn có một số trường hợp người dân không thỏa mãn với kết quả giải quyết, tiếp tục làm đơn thư khiếu nại lên cấp trên.
Bảng 10: Kết quả giải quyết tranh chấp đất đai quận Kiến An
giai đoạn 2000-2007
STT
Loại hình tranh chấp
Số vụ
Đã giải quyết
Đang giải quyết
1
Hợp đồng chuyển đổi QSDĐ
22
22
2
Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ
16
16
3
Hợp đồng cho thuê QSDĐ
21
21
4
Hợp đồng thế chấp QSDĐ
20
20
5
Thừa kế đất đai
27
27
6
Tranh chấp QSDĐ
24
23
1
7
Ranh giới sử dụng, lấn chiếm đất
51
49
2
8
Tranh chấp ngõ đi chung
28
28
9
Tranh chấp trong các vụ án ly hôn
23
22
1
10
Cản trở việc thực hiện QSDĐ
16
16
11
Tổng
248
244
4
Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trường quận Kiến An
Tranh chấp về ranh giới sử dụng đất, lấn chiếm đất đai có 51 vụ, đây là loại hình tranh chấp đất đai phổ biến nhất giữa các chủ sử dụng đất trên địa bàn quận. Do ranh giới các hộ liền kề chưa được xác định cụ thể nên sau một quá trình sử dụng đã có sự thay đổi về ranh giới sử dụng đất, cũng có trường hợp do nhận chuyển nhượng từ người khác nên không biết rõ ràng ranh giới sử dụng dẫn đến hiện tượng lấn chiếm đất của người bên cạnh làm nảy sinh nhiều vụ việc tranh chấp đất đai phức tạp. Hiện tại địa phương còn 2 vụ việc tranh chấp ranh giới đang giải quyết.
Tranh chấp ngõ đi chung có 32 vụ việc: đây là loại hình tranh chấp đất đai thường xảy ra, các vụ việc này đã được UBND phường hòa giải nhưng không thành, dẫn đến khiều kiện tranh chấp lên UBND quận, phòng Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND quận giải quyết hoàn tất 28/28 vụ việc.
Tranh chấp hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất: UBND quận đã giải quyết 21/21 vụ việc, nguyên nhân của loại hình tranh chấp này là do một hoặc cả hai bên vi phạm hợp đồng, hoặc không trả tiền thuê đất đúng thời hạn, sử dụng đất không đúng mục đích khi thuê, đòi lại đất trước thời hạn quy định trong hợp đồng.
Tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng sử dụng đất có 16 vụ việc phát sinh khi các chủ sử dụng đất làm thủ tục chuyển nhượng cho nhau, do hợp đồng chuyển nhượng không làm đúng thủ tục, trình tự theo quy định của pháp luật hoặc muôn trốn thuế khi chỉ làm hợp đồng viết tay không có chứng nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và không xác định rõ ai phải đóng thuế, hoặc do một trong hai bên không thực hiện đúng giao kết như không trả tiền hay không giao đất đã đến tranh chấp. Các vụ việc trên đã được UBND quận giải quyết triệt để.
Tranh chấp thừa kế sử dụng đất có 27 vụ việc nguyên nhân chủ yếu là do người có quyền sử dụng đất khi chết đã không để lại di chúc mà những người hưởng thừa kế không thỏa thuận được với nhau về phần thừa kế hoặc không nắm bắt được pháp luật nên kiện tụng tranh giành nhau. Tất cả các vụ việc trên đã được UBND quận giải quyết.
Tranh chấp quyền sử dụng đất có 24 vụ việc, thời gian qua UBND quận Kiến An đã giải quyết 23 vụ việc, đang thụ lý hồ sơ giải quyết 1 vụ việc. Đây thường là các vụ việc mà nguyền đơn đòi lại quyền sử dụng đất sau một thời gian cho chủ sử dụng khác mượn đất.
Tranh chấp về quyền sử dụng đất trong các vụ án ly hôn có 23 trường hợp, các trường hợp này do không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND quận, hiện đã giải quyết được 22/23 vụ việc.
Các dạng tranh chấp khác (tranh chấp hợp đồng thế chấp, tranh chấp cản trở việc thực hiện quyền sử dụng đất) đã giải quyết triệt để 36/36 vụ việc.
Nhìn chung trong giai đoạn này tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai ở quận Kiến An có xu hướng giảm dần, nhưng mức độ phức tạp ngày càng tăng. Nhiều vụ việc nổi lên nhưng đã được UBND quận giải quyết dứt điểm, nhanh chóng, hạn chế tối đa các vụ kéo dài, khuyến khích hòa giải mâu thuẫn ngay tại cơ sở. Bên cạnh đó vẫn cong một số hạn chế như tình trạng đơn thư kéo dài vẫn còn, một số vụ việc khi đã có quyết định xử lý nhưng lại thực hiện không nghiêm các quyết định đó. Năng lực của cán bộ công chức, điều kiện cơ sơ vật chất còn nhiều thiếu thốn. Nhận thức về pháp luật của người dân đa phần còn hạn chế.
2.4. NHỮNG HẠN CHẾ, YẾU KÉM TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, TRANH CHÂP ĐẤT ĐAI
Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai thời gian qua còn bộc lộ một số hạn chế, yếu kém sau:
- Một số cơ quan, đơn vị, phường chưa nắm chắc được tình hình đơn thư phát sinh trên địa bàn, nhất là cơ sở, việc chỉ đạo giải quyết có đơn vị thực hiện còn chậm, không theo đúng quy định của pháp luật.
- Việc tiếp nhận, phân loại xử lý còn nhiều hạn chế, trong quá trình giải quyết còn có tình trạng đùn đẩy né tránh nhất là đơn thư có nội dung phức tạp liên quan đến nhiều cấp. Một số phường khi nhận được đơn thư không giải quyết hoặc giải quyết không đến nơi đến chốn rồi chuyển lên quận để giải quyết thay.
- Sự phối kết hợp giải quyết giữa các ngành, các cấp chưa được thường xuyên, vẫn còn có tình trạng cùng một nội dung đơn thư có nhiều cơ quan giải quyết hoặc có nội dung đơn thư lại không có cơ quan nào giải quyết.
- Một số phường chưa thực sự chú trọng, quan tâm đến công tác tiếp dân, việc thực hiện còn mang tính hình thức, kết quả chưa cao.
* Nguyên nhân của hạn chế yếu kém: từ thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai những năm qua ở quận Kiến An có thể rút ra một số nguyên nhân của những hạn chế yếu kém như sau:
- Do tính chất vụ việc về đất đai ngày càng phức tạp, khối lượng công việc chưa nhiều. Khi phát sinh khiếu tố các cấp chính quyền còn đùn đẩy, né tránh, chưa đưa ra biện pháp tích cực để giải quyết kịp thời.
- Việc khiếu nại của công dân có nhiều vấn đề liên quan đến quá trình thời gian trước đây, khi mà hệ thống pháp luật đất đai chưa hoàn chỉnh, quản lý tại địa phương còn lỏng lẻo.
- Việc thu thập hồ sơ lưu trữ để đối chiếu với các văn bản pháp luật qua từng thời kỳ còn gặp nhiều khó khăn, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành.
- Trong quá trình giải quyết những vụ việc khiếu kiện phức tạp, đông người việc phối hợp giữa các ngành, các cấp chính quyền chưa chặt chẽ nên thời gian tiến triển chậm.
- Người dân đi khiếu kiện có một bộ phận chưa hiểu rõ chính sách pháp luật, do bị xúi giục, kích động hoặc do cá nhân cố tình lôi kéo đi khiếu kiện.
- Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật thực hiện chưa được toàn diện và sâu rộng.
- Cán bộ một số phường chưa thực sự nhận thức đầy đủ vai trò, tầm quan trọng của công tác này, dẫn đến việc quản lý và giải quyết đơn chưa hiệu quả, thậm chí trái với quy định của pháp luật. Cán bộ một số đơn vị cơ quan ngại tiếp dân, hoặc tiếp xong không tổ chức giải quyết theo quy định.
- Công tác thanh tra, kiểm tra: trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp dân đối với các đơn vị, các phường chưa được triển khai thường xuyên (kể cả theo chương trình kế hoạch kế hoạch và đột xuất).
- Một số văn bản pháp luật của Nhà nước ban hành còn chậm, chưa đồng bộ hoặc mới ban hành đã sửa đổi như: Luật đất đai, thuế, pháp lệnh Thanh tra...
- Về phía người dân do trình độ dân trí thấp, trình độ hiểu biết và nhận thức về pháp luật còn hạn chế là một trong những nguyên nhân làm cho nội dung đơn phản ánh không đúng sự thật hoặc gửi thư nhiều nơi, nhiều cấp không đúng thẩm quyền giải quyết. Một tình trạng tương đối phổ biến hiện nay đối với đơn khiếu nại ở lĩnh vực đền bù thiệt hại do giải phóng mặt bằng, mặc dù đã có quyết định đền bù đúng pháp luật, nhưng vẫn khiếu nại với hy vọng được đền bù thêm với tâm lý được thì càng tốt, tuy nhiên hành động này đã làm tốn thêm thời gian và tiền bạc cho công tác giải quyết, đồng thời làm ảnh hưởng tới uy tín của cơ quan Nhà nước.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. KẾT LUẬN
Sau thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài “ Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai trên địa bàn quận Kiến An – thành phố Hải Phòng những năm gần đây”. Tôi đã rút ra kết luận sau:
* Đối với cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai:
- Công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính: hiện nay có 9/9 phường tại địa bàn quận đã có bản đồ địa chính phục vụ tốt cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Toàn quận hiện có 407 tờ bản đồ địa chính gồm có 261 tờ tỷ lệ 1/500 và 146 tờ tỷ lệ 1/1000.
- Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: quận Kiến An đã lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết giai đoạn 2000-2010 đã được UBND Hải Phòng phê duyệt, quy hoạch tổng thể giai đoạn 2010-2020 cũng đã được thông qua. Trên cơ sở đó các phường lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 đã được UBND quận phê duyệt.
- Công tác đăng ký đất đai, lập và quản lý sổ địa chính, thống kê kiểm kê, cấp GCNQSDĐ còn thiếu chặt chẽ. Toàn quận có 36 trường hợp xác nhận sai khi chủ sử dụng đất làm đơn xin cấp GCNQSDĐ, trong đó 15 trường hợp xác nhận sai diện tích, có 9 trường hợp nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất, 12 trường hợp xác nhận không đúng chủ sử dụng đất. Đối với cấp GCNQSDĐ nông nghiệp đã cấp được cho 5.998 hộ với diện tích 1193,92 ha, trong đó cấp sai cho 5 trường hợp với diện tích là 183 ha; cụ thể có 3 trường sai tên chủ sủ dụng, 2 trường hợp sai diện tích.
- Công tác giao đất, cho thuê đất: Các phường giao đất không đúng thẩm quyền cho 26 hộ gia đình cá nhân với tổng diện tích 3758,8 m2 và cho thuê đất trái thẩm quyền cho 42 trường hợp với diện tích là 11.048,2 m2
- Công tác ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về đất đai: các văn bản ban hành đôi khi còn chồng chéo gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Việc tổ chức thực hiện pháp luật đất đai còn gặp nhiều vướng mắc do hệ thống pháp luật đất đai còn thiếu đồng bộ, thiếu kịp thời.
* Đối với các chủ sử dụng đất:
- Không sử dụng đất được giao liên tục trên 12 tháng; phát hiện tại 6 phường trên địa bàn quận có 26 vụ vi phạm với diện tích 18215,6 m2
- Sử dụng đất không đúng mục đích được giao: có 46 vụ vi phạm với diện tích là 18498,3 m2 tại 9 phường, trong đó có: 14 vụ vi phạm với diện tích 9112,3 m2 là tổ chức được giao, thuê đất chuyên dùng, 32 hộ gia đình cá nhân vi phạm với diện tích là 3287,6 m2
- Lấn chiếm: 9 phường đã có 47 vụ lấn chiếm đất đai với diện tích là 7823,5 m2
- Chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái pháp luật: có 70 trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái phép trên địa bàn với diện tích 7578,5 m2.
Công tác giải quyết các đơn khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc theo các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước. Đã giải quyết dứt điểm 603/614 vụ việc, đạt tỷ lệ 99,15%, trong đó có 297 vụ khiếu nại, 62 tố cáo, 244 vụ tranh chấp đất đai. Các đơn thư được giải quyết kịp thời, đúng theo quy định của pháp luật đất đai.
3.2. GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ
Trước khi đề xuất những giải pháp và kiến nghị, ta sẽ đề cập đến nguyên nhân gây ra những bất cập trong vấn đề thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn quận Kiến An – thành phố Hải Phòng trong những năm gần đây. Lưu ý chỉ xét trên phương diện phương thức, quy trình của công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo. Còn nguyên nhân xét trên các phương diện khác đã được đề cập ở chương trước
Thứ nhất, chưa có quy định và hướng dẫn cụ thể về đề nghị, kiến nghị và trình tự, thủ tục xem xét và giải quyết đơn kiến nghị, đề nghị.
Thứ hai, có một phần trách nhiệm của một số cán bộ được giao trực tiếp xem xét, theo dõi và quản lý đã không hoặc chưa kịp thời phân tích trong xử lý đơn. Nói cách khác còn non kém về trình độ, năng lực xử lý đơn hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác.
Thứ ba, do trình độ người dân còn có những hạn chế nhất định, chưa phân biệt rõ thế nào là đơn khiếu nại, đơn tố cáo hay đề nghị, kiến nghị dẫn đến việc tuỳ tiện trong trình bày nội dung, thể hiện hình thức đơn.
Cùng với những nguyên nhân đã được nói đến ở chương 2, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp và kiến nghị sau:
Một là: trong công tác xây dựng pháp luật cần có chế định làm rõ thế nào là “đề nghị”, thế nào là “kiến nghị” cũng như trình tự, thủ tục xem xét giải quyết đối với các loại đơn, vụ việc này.
Hai là: thanh tra Chính Phủ cần phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng quy định chi tiết và hướng dẫn cụ thể về thẩm quyền, trình tự, thủ tục xem xét giải quyết và việc quản lý các đơn thư của cá nhân hay tập thể. Đồng thời xây dựng biểu mẫu báo cáo thống kê cụ thể và hướng dẫn thực hiện thống nhất.
Ba là: thanh tra các địa phương thông qua các công tác tập huấn hướng dẫn cụ thể các yêu cầu đối với cấp xã, phường về lĩnh vực này. Thanh tra các huyện quận cũng cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, hướng dẫn trực tiếp đối với cấp cơ sở để nâng cao chất lượng chuyên môn.
Bốn là: xét trên phương diện người quản lý, các địa phương cần phải công khai, nhất quán các quy hoạch, tránh mâu thuẫn giữa các quy hoạch tổng thể, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng; điều chỉnh giá đất phù hợp. Trong thực tế việc định giá đất của các địa phương ngay từ đầu đã không đúng giá trị thực, nên khi áp giá đền bù dù có đúng giá quy dịnh thì người dân vẫn khiếu nại về giá, gây khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai vì không thể tăng giá đền bù, đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra khiếu nại về giá đền bù trong thời gian qua.
Năm là: cần chấm dứt việc quy hoạch chạy theo doanh nghiệp hoặc giao cho doanh nghiệp khảo sát, tự thoả thuận nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp của dân để xây dựng dự án. Quy định rõ quyền lợi cuả người dân sống trong vùng quy hoạch nhưng chưa thực hiện quy hoạch để người dân an tâm. Trong thực tế nhiều công dân trong diện này khiếu nại vì không được cấp GCNQSDĐ, lo lắng không được bồi thường, không được bố trí tái định cư… Đồng thời phải có chính sách đảm bảo cuộc sống cho nông dân bị hồi đất, mất đất sản xuất.
Sáu là: công tác tuyên truyền các chính sách pháp luật đất đai phải được thực hiện thường xuyên và liên tục, phổ biến các kiến thức về luật đất đai để giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, giảm thiểu các vụ vi phạm của người dân. Giải quyết nhanh chóng, kịp thời khi phát hiện các sai phạm đúng theo quy định của pháp luật.
Bảy là: trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai cần phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành liên quan, đề xúc tiến công việc một cách đồng bộ, hiệu quả hơn.
Tám là: tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý sử dụng đất nhằm phát hiện và kịp thời xử lý các vi phạm pháp luật đất đai mới phát sinh./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luật đất đai 2003, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, năm 2003.
Hoàng Anh Đức – Bài giảng quản lý Nhà nước về đất đai – Hà Nội năm 2004
Hiến pháp năm 1992.
Luật khiếu nại, tố cáo (đã được sửa đổi bổ sung năm 2004), Nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 2004.
Luật thanh tra năm 2004, Nhà xuất bản tư pháp – 2004.
Báo cáo tổng kết công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2000-2007.
Báo cáo tổng kết về thực hiện Luật khiếu nại, tố cáo tại địa bàn quận Kiến An giai đoạn 2000-2007, thanh tra Nhà nước quận Kiến An.
Báo cáo tổng kết công tác thanh tra quản lý, sử dụng đất giai đoạn 2000-2007 của thanh tra đất đai phòng Tài nguyên Môi trường.
Báo cáo thuyết minh kế hoạch sử dụng đất từ năm 2005 đến năm 2010 của quận Kiến An.
Tạp chí thanh tra tháng 10 năm 2007.
Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2005. Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2006 của UBND quận Kiến An.
Chỉ thị 299/TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đo đạc, lập bản đồ, phân hạng đất và đăng ký thống kê ruộng đất.
Nghị định 04/CP ngày 10/01/1997 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong sử dụng đất.
Nghị định 181 và 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai 2003 và xử phạt hành chính trong đất đai.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28516.doc