Ở Công ty Kẹo Tràng An, một sản phẩm chỉ được coi là thành phẩm khi nó được đóng túi, đóng thùng và được nhập kho. Như vậy, chúng ta có thể cho rằng sản phẩm làm dở của công ty là chưa kết thúc quy trình công nghệ sản xuất hoặc chưa được nhập kho.
Tuy nhiên, trên thực tế, công ty không bao giờ có sản phẩm làm dở. Bởi quy trình công nghệ sản xuất kẹo là một quy trình khép kín liên tục, nửa thành phẩm của công đoạn trước được chuyển ngay sang công đoạn sau để tiếp tục chế biến. Mặt khác, do đặc tính của kẹo dễ bị ảnh hưởng của môi trường tự nhiên, nếu kết xong một công đoạn không đưa ngay sang công đoạn tiếp theo thì sản phẩm sẽ không đảm bảo chất lượng.
Ví dụ: sau khi nấu xong, nếu dung dịch vẫn để trong nồi nấu, không chuyển ngay sang làm nguội thì sau đó, người ta sẽ không trộn chất phụ gia và định hình kẹo.
Ngay cả khi được đóng thùng, kẹo cũng được chuyển ngay sang kho thành phẩm để bảo quản.
72 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1181 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Kẹo Tràng An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khoản vào NKCT. Bảng kê được ghi tiếp từ các chứng từ gốc.
- Sổ cái: là sổ kế toán tổng hợp mở cho cả năm ghi một lần vào cuối tháng. Sau khi đã khoá sổ và kiểm tra đối chiếu số liệu trên các NKCT.
- Sổ thẻ: kế toán chi tiết.
- Bảng phân bổ: tập hợp các khoản chi phí phát sinh nhiều lần hoặc các chi phí đòi hỏi phải tính phân bổ.
áp dụng hình thức này, khối lượng kế toán giảm xuống rất nhiều do quá trình ghi sổ ít trùng lặp, cung cấp thông tin kịp thời cho việc quản lý và lập báo cáo tài chính, thuận lợi cho việc phân công công tác, chuyên môn hoá cán bộ kế toán. Tuy vậy kết cấu sổ khá phức tạp đã gây trở ngại cho công tác trong công việc áp dụng máy vi tính trong công tác kế toán. Hiện nay, công ty đang cùng các chuyên gia nghiên cứu thiết kế các mẫu sổ vừa phù hợp với chế độ kế toán vừa tiện lợi cho công việc làm kế toán trên máy vi tính.
B. Tình hình thực tế về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty.
1. Tình hình thực tế về công tác hạch toán chi phí sản xuất ở công ty.
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi DN sản xuất trước hết phải xác định hoạt động sản xuất kinh doanh chính của DN mình, lựa chọn việc sản xuất kinh doanh những loại sản phẩm nhất định của xã hội. Mỗi ngành sản xuất vật chất đều có những đặc điểm kinh tế, kỹ thuật riêng. Những đặc điểm đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và chi phí sản xuất nói riêng của DN hoạt động trong ngành sản xuất ấy.
Cũng giống như các nhà máy công nghiệp khác, điểm nổi bật sản xuất sản phẩm ở Công ty Kẹo Tràng An là chu kì sản xuất tương đối ngắn ít phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và tự nhiên cơ cấu chi phí sản xuất thường ổn định. Tuy nhiên do đặc thù sản phẩm kẹo thường được tiêu thụ mạnh vào những tháng cuối năm nên phần nào đó sản xuất của công ty mang tính thời vụ. Vào những tháng đầu và đặc biệt là giữa năm, chi phí sản xuất phát sinh không nhiều. Ngược lại, cuối năm công ty phải huy động tối đa công suất, máy móc thiết bị, tăng giờ làm, tăng ca làm việc,... để sản xuất đủ đáp ứng nhu cầu. Vì thế, chi phí phát sinh ở thời điểm này rất lớn.
Mặt khác là 1 đơn vị sản xuất chế biến chi phí NVL của công ty chiếm tỷ trọng rất cao trong giá thành. Do vậy nếu không có những biện pháp quản lý phù hợp thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới giá thành và kết quả hoạt động của công ty.
Đứng trên góc độ của những người làm công tác kế toán, để góp phần quản lý tốt chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm điều cần thiết trước hết là phải xác định đúng đắn đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất.
1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
Qua những phần trước chúng ta đã biết Công ty Kẹo Tràng An tổ chức sản xuất theo các phân xưởng. Mỗi phân xưởng là 1 dây chuyền công nghệ khép kín, liên tục, đảm trách việc sản xuất 1 loại sản phẩm hoặc một số sản phẩm khác nhau. Với công nghệ sản xuất ngày càng được hiện đại hoá, chu kỳ sản xuất của công ty ngày càng được rút ngắn lại, sản lượng ngày càng tăng, chủng loại sản phẩm ngày càng được đa dạng phong phú. Hiện nay công ty đã sản xuất được hơn 30 mặt hàng kẹo các loại với sản lượng trung bình/ngày của mỗi phân xưởng là 2.000kg.
Trong điều kiện như vậy công ty đã xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất từng loại sản phẩm.
1.2. Kế toán tập hợp từng khoản mục chi phí.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính giá thành sản phẩm theo từng khoản mục như trong điều 25 của NĐ 59/CP (3/10/1996) căn cứ vào mục đích công dụng của chi phí công ty đã tiến hành phân loại chi phí sản xuất thành 3 khoản mục.
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí sản xuất chung.
1.2.1. Kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp.
1.2.1.1. Đặc điểm công tác chi phí vật liệu ở Công ty Kẹo Tràng An.
Hiện nay công ty đang sản xuất 35 loại kẹo khác nhau việc đa dạng hoá mặt hàng cũng có nghĩa là phải tăng khối lượng chủng loại vật tư đưa vào sản xuất. ở công ty mỗi tháng có tới gần trăm loại vật liệu khác nhau được sử dụng để sản xuất như tinh dầu các loại, đường nha nhãn gói, băng dính,... Hơn nữa hầu hết số vật tư này, đặc biệt là nguyên liệu chính chịu sự tác động mạnh mẽ của môi trường tự nhiên, rất dễ bị hỏng mất phẩm chất. Chính những đặc điểm đó đã khiến lượng chi phí nguyên vật liệu phát sinh ở công ty là vô cùng phức tạp.
Với khối lượng chủng loại và vật tư lớn, dễ bị ảnh hưởng của tự nhiên như vậy, để kiểm soát tối đa lượng chi phí phát sinh, công ty đã xác định được hệ thống quản lý vật liệu khá chặt chẽ cả về kỹ thuật cũng như về kinh tế.
Về mặt kỹ thuật, bên cạnh xác định một hệ thống kho tàng rộng thoáng an toàn, bố trí sắp xếp khoa học để thuận tiện cho việc nhập xuất, trang thiết bị hiện đại như: đèn chiếu sáng, máy điều hoá, dàn lạnh, máy sấy, xe đẩy,... công ty còn xác định mức tiêu hao vật liệu cho từng loại sản phẩm.
Về mặt kinh tế, công ty đã tiến hành phân loại nguyên vật liệu một cách khá chi tiết. Toàn bộ nguyên vật liệu của công ty được chia thành các loại:
- NVL chính (TK 152.1): đường nha công nghiệp, bột mỳ, mỡ, trứng, tinh dầu,...
- VL chính (TK 152.2): gồm các loại nhãn và túi đựng kẹo.
- Nhiên liệu (TK 152.3): là các loại nhiên liệu như xăng dầu, than, ga, củi,...
- Phụ tùng thay thế (TK 152.4): gồm các loại vòng bi ổ trục côn,... dùng để sửa chữa thay thế máy móc thiết bị sản xuất,...
- VL xây dựng cơ bản.
- Vật liệu phụ và các loại vật liệu khác.
Ngoài cách phân loại khá cụ thể như trên công ty vẫn áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong hạch toán hàng tồn kho nói chung và vật liệu nói riêng. Chính nhờ phương pháp này mà mọi chi phí phát sinh đều phản ánh kịp thời trên các sổ kế toán rất thuận tiện cho việc cung cấp số liệu, tập hợp chi phí tính giá thành.
1.2.1.2. Tài khoản và sổ kế toán sử dụng tập hợp chi phí NVL trực tiếp.
* Chi phí NVL cho công ty bao gồm 3 loại:
- Chi phí NVL chính: là những loại chi phí về vật liệu chính sử dụng trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm như đường, nha.
- Chi phí vật liệu chính: là chi phí về những loại vật liệu chính sử dụng trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm.
Tất cả những chi phí này đều được tập hợp trực tiếp ngay cho từng đối tượng tập hợp chi phí và được phản ánh vào TK 621 - Chi phí NVL trực tiếp (chi tiết cho từng loại sản phẩm).
Hệ thống chứng từ và sổ kế toán sử dụng trong công tác tập hợp chi phí NVL trực tiếp:
- Phiếu xuất kho
- Sổ chi tiết xuất kho nguyên liệu chính, vật liệu chính, vật liệu phụ
- Sổ cân đối TK 152.1 - VL chính, 152.6 - VL phụ
- Bảng phân bổ vật liệu, CCDC.
1.2.1.3. Phương pháp tập hợp chi phí NVL trực tiếp.
Do công ty sản xuất rất nhiều loại sản phẩm, để tập hợp được chi phí NVL trực tiếp cho từng loại sản phẩm một cách nhanh chóng, chính xác, công ty đã chọn phương pháp tập hợp trực tiếp: dựa vào ngay các chứng từ gốc là các phiếu xuất kho ghi luôn cho các đối tượng tập hợp chi phí liên quan. Vì vậy, trên các phiếu xuất kho đều phải ghi rõ lý do xuất kho: dùng vào hoạt động nào sản xuất sản phẩm gì để sau khi nhận được chứng từ kế toán dễ dàng phân loại theo từng đối tượng sử dụng: sản phẩm phân xưởng văn phòng,... để tiện cho công tác tổng hợp sau này.
Dựa vào các phiếu xuất kho đã được phân loại đó, cuối tháng kế toán lập sổ chi tiết chi từng loại NVL (tương ứng với 6 loại NVL là 6 sổ chi tiết xuất khác nhau).
Sổ chi tiết dùng để phản ánh số lượng và giá trị của từng thứ NVL xuất dùng cho sản xuất từng loại sản phẩm và cho các hoạt động phục vụ sản xuất bán hàng, QLDN, gia công,...
Sau khi hoàn thiện xong các sổ chi tiết kế toán tiến hành lập bảng phân bổ vật liệu. Đây là sổ kế toán dùng để phản ánh về mặt giá trị từng loại vật liệu xuất dùng trong kỳ cho từng đối tượng sử dụng.
Khi chuyển bảng phân bổ vật liệu CCDC cho kế toán giá thành, những số liệu này sẽ được ghi vào NKCT số 7 và phần chi phí NVL trực tiếp của bảng tính giá thành sản phẩm.
1.2.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.
1.2.2.1. Chi phí nhân công trực tiếp ở Công ty Kẹo Tràng An: chi phí công nhân trực tiếp là những chi phí phải trả công nhân trực tiếp tham gia sản xuất bao gồm tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản BHXH, BHYT, các khoản phải trả khác.
1.2.2.2. Tài khoản để sử dụng và tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.
Do đối tượng tập hợp sản xuất ở công ty là từng loại kẹo và được tập hợp vào bên Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp (chi tiết cho từng loại kẹo).
* Hệ thống, chứng từ và sổ kế toán sử dụng:
- Phiếu xác nhận kết quả sản xuất.
- Phiếu nhập kho thành phẩm.
- Các bảng lương.
- Bảng tổng hợp lương.
- Bảng phân bổ lương và BHXH.
1.2.2.3. Phương pháp tập hợp.
Cuối tháng, kế toán tổng hợp các bảng lương đã được tính cho từng bộ phận và từng tổ sản xuất và bảng tổng hợp lương cho toàn công ty. Trên bảng tổng hợp lương kế toán theo dõi từng khoản phải trả cho từng bộ phận, từng tổ sản xuất trong công ty.
Về cơ bản, kết cấu của bảng tổng hợp lương giống như bảng lương, cách ghi bảng tổng hợp lương. Số liệu ở bảng lương của tổ nào, bộ phận nào được ghi vào dòng dành cho tổ đó, bộ phận đó trên bảng tổng hợp lương.
Sau khi đã được tập hợp vào bảng tổng hợp lương, những khoản phải trả công nhân sản xuất sẽ được tính toán, phân bổ cho từng loại sản phẩm trên bảng phân bổ tiền lương BHXH.
Bảng phân bổ tiền lương BHXH là 1 loại sổ kế toán dùng để tập hợp và phân bổ các khoản phải trả cho từng đối tượng sử dụng để tập hợp và phân bổ các khoản phải trả cho từng đối tượng sử dụng. Riêng đối với bộ phận sản xuất trực tiếp, chi phí phải trả cho bộ phận này được phân bổ cụ thể cho từng loại sản xuất.
Cơ sở để ghi bảng phân bổ tiền lương, BHXH là bảng tổng hợp lương, phiếu xác nhận kết quả trong sản xuất của các phân xưởng và phiếu nhập kho trong tháng.
Cách tập hợp chi phí nhân công trực tiếp vào bảng phân bổ.
- Tập hợp chi phí về tiền lương và các khoản có tính chất lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất, để ghi vào dòng dành cho TK 621.
1.2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung.
1.2.3.1. Tài khoản và sổ kế toán sử dụng:
Chi phí sản xuất chung ở Công ty Kẹo Tràng An là những chi phí về NVL, nhân công, điện nước,... dùng cho sản xuất chung phát sinh ở 5 phân xưởng lò hơi cơ điện bao gồm những khoản cụ thể sau:
- Chi phí nhân viên phân xưởng.
- Chi phí vật liệu.
- Chi phí dụng cụ sản xuất.
- Chi phí khấu hao TSCĐ.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài.
- Chi phí khác bằng tiền.
Tất cả những chi phí này đều được tập hợp vào bên Nợ TK 627 và được phản ánh vào sổ chi tiết TK 627 - Chi phí sản xuất chung. Sổ này được kế toán mở chung cho cả 6 phân xưởng, kết cấu như sau:
- Cột 1: Số liệu và ngày tháng của chứng từ.
- Cột 2: Diễn giải nội dung từng khoản chi phí phát sinh.
- Cột 3: Ghi tên tài khoản đối ứng.
- Cột 4: Ghi giá trị của các khoản chi phí phát sinh.
- Cột 5: Tổng hợp số liệu và định khoản kế toán.
1.2.3.2. Phương phá tập hợp từng khoản mục chi phí.
1.2.3.2.1. Chi phí nhân viên phân xưởng.
Theo qui định của công ty những đối tượng sau đây được coi là nhân viên phân xưởng, quản đốc, phó quản đốc phân xưởng, công nhân phục vụ. Về cơ bản, cách tập hợp chi phí nhân viên phân xưởng giống như cách tập hợp chi phí nhân công trực tiếp, khi nhận được bảng phân bổ tiền lương, BHXH, kế toán tập hợp chi phí sẽ nhận số liệu ở các cột có TK 334, TK 338 đối ứng với TK 627 trên bảng phân bổ và vào sổ chi tiết TK 627 theo định khoản:
Nợ TK 627
Có TK 334
Có TK 338
1.2.3.2.2. Phương pháp tập hợp chi phí vật liệu dùng chung tại các phân xưởng: chi phí về vật liệu dùng chung tại các phân xưởng ở Công ty Kẹo Tràng An được hạch toán chi tiết thành 6 khoản mục tương đương với 6 loại NVL của công ty bao gồm: chi phí nguyên liệu chính, vật liệu chính, vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu phụ tùng thay thế, vật liệu xây dựng cơ bản.
Giống như chi phí NVL trực tiếp, các khoản chi phí vật liệu dùng cho sản xuất chung cũng được kế toán tập hợp trực tiếp từ các phiếu xuất kho có cùng đối tượng sử dụng vào các sổ chi tiết xuất, rồi từ các sổ chi tiết xuất vào bảng phân bổ vật liệu. Ghi theo định khoản:
Nợ TK 627
Có TK 152.1, 152.2, ... 152.6 (chi tiết theo từng thứ vật liệu).
trên sổ chi tiết vật liệu và trên bảng phân bổ:
Nợ TK 627
Có TK 152
1.2.3.2.3. Phương pháp tập hợp chi phí dụng cụ sản xuất.
Chi phí dụng cụ sản xuất ở Công ty bao gồm những chi phí về quần áo, giày dép, ủng cao su, khăn mặt, găng tay,... xuất dùng cho công nhân trong các phân xưởng và những chi phí về những loại dụng cụ sản xuất như rổ, khay, chổi,... Mọi chi phí về dụng cụ sản xuất phát sinh trong kỳ đều được kế toán dựa vào phiếu xuất kho thủ kho cuối tháng chuyển đến và được tập hợp vào cột CCDC cho từng đối tượng sử dụng trên sổ chi tiết TK 153 - CCDC. Đây là sổ theo dõi cụ thể tình hình xuất nhập tồn kho của từng thứ CCDC trong kỳ,...
Để xác định được giá trị CCDC, kế toán sử dụng phương pháp nhập trước xuất trước.
1.2.4. Phương pháp tập hợp chi phí khấu hao TSCĐ:
Mặc dù công ty có rất nhiều loại TSCĐ khác nhau, được xác định vào nhiều mục đích khác nhau nhưng kế toán chỉ mở sổ TSCĐ để theo dõi sự biến động của toàn bộ TSCĐ có trong công ty và để tính toán mức khấu hao trích hàng năm.
Trên quyển sổ này, kế toán ghi rõ tên, mã số, ngày tháng đưa vào sử dụng, nguyên giá, số năm sử dụng mức khấu hao phải trích một năm và số khấu hao luỹ kế của từng TSCĐ. Mọi chi phí tăng giảm TSCĐ xảy ra trong năm được kế toán ghi vào cuốn sổ riêng, cuối năm mới đưa vào sổ TSCĐ để điều chỉnh và tính lại mức khấu hao cho năm tiếp theo. Do đó, công ty không có bảng phân bổ khấu hao TSCĐ hàng tháng. Mọi số liệu tính toán phân bổ khấu hao TSCĐ đều được thực hiện trên sổ tài sản cố định.
Trên cơ sở mức khấu hao hàng năm của từng TSCĐ đã tính được, kế toán xác định mức khấu hao phải trích một năm và mỗi tháng của toàn bộ tài sản cố định trong công ty theo công thức sau:
m =
M: mức khấu hao phải trích một năm của toàn bộ TSCĐ trong công ty.
m: mức khấu hao phải trích một tháng của toàn bộ TSCĐ trong công ty.
Số khấu hao TSCĐ trích trong một tháng được phân bổ 90% vào hoạt động sản xuất, 10% vào hoạt động QLDN. Như vậy số liệu để ghi vào phần khấu hao TSCĐ trên sổ chi tiết TK 627 chính là 90% mức khấu hao TSCĐ hàng tháng. Do cuối năm kế toán mới tiến hành điều chỉnh số TSCĐ tăng giảm nên số liệu này không thay đổi trong suốt 12 tháng của năm báo cáo.
1.2.4.1. Phương pháp tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài.
Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ sản xuất ở công ty gồm chi phí sửa chữa TSCĐ thuê ngoài và chi phí về điện nước.
* Chi phí sửa chữa TSCĐ thuê ngoài.
Mặc tổ cơ điện của công ty chịu trách nhiệm đảm bảo cho bộ máy móc thiết bị sản xuất hoạt động bình thường nhưng vì họ chỉ sửa chữa được những hỏng hóc, trục trặc nhỏ nên khi xảy ra các sự cố lớn, phức tạp, công ty thường phải thuê chuyên gia khắc phục. Do đó phát sinh chi phí sửa chữa TSCĐ thuê ngoài. Không phân biệt tài sản sửa chữa đang sử dụng vào mục đích gì, ở đâu, mọi chi phí sửa chữa đó đều được kế toán hạch toán vào chi phí sản xuất chung.
Những chi phí này được tập hợp như sau: căn cứ hợp đồng thuê và biên bản xác nhận công việc hoàn thành, kế toán lập phiếu chi tiền mặt trả cho người sửa chữa. Những phiếu chi này sẽ được ghi vào bản kê quỹ hàng ngày.
Cuối tháng, nhận được các bảng kê quỹ do kế toán tiền mặt chuyển đến, kế toán tập hợp sẽ nhặt những phiếu chi về sửa chữa TSCĐ và ghi cụ thể nội dung từng phiếu chi vào sổ chi tiết TK 627 theo định khoản:
Nợ TK 627
Có TK 111
* Chi phí điện nước:
Vì không lắp đặt đồng hồ điện nước cho từng bộ phận phân xưởng nên để thuận tiện cho công tác hạch toán, công ty quy định:
- Mọi khoản chi phí về nước phát sinh trong tháng đều được tính cho bộ phận sản xuất.
- Chi phí về điện nước được phân bổ 90% cho bộ phận sản xuất, 10% cho bộ phận quản lý.
Cuối tháng, căn cứ hoá đơn tiền điện, tiền nước Sở điện lực và công ty nước chuyển đến, kế toán thanh toán ngân hàng lập uỷ nhiệm chi gửi cho ngân hàng để thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Khi nhận được giấy báo nợ của ngân hàng, kế toán sẽ tính toán phân bổ từng khoản chi đó là các đối tượng sử dụng tương ứng: sản xuất chung, quản lý doanh nghiệp và ghi phần chi phí tính cho sản xuất chung vào NKCT số 2 theo định khoản:
Nợ TK 627
Có TK 112
Cuối tháng, kế toán tổng hợp sẽ ghi những khoản chi này vào sổ chi tiết TK 627.
1.2.4.2. Chi phí khác bằng tiền.
Ngoài những khoản chi phí trên, ở các phân xưởng có 1 số chi phí khác như chi phí cho công nhân sửa chữa mua đồ sửa chữa, phụ tùng thay thế,... Tuỳ từng hình thức chi trả mà kế toán có những cách thức chi phí này khác nhau:
- Trường hợp công ty chi trả sau khi có biên lai xác nhận khoản chi: tập hợp tương tự chi phí sửa chữa TSCĐ thuê ngoài.
- Trường hợp công ty tạm ứng:
+ Nếu số tạm ứng lớn hơn hoặc bằng số đã chi kế toán sẽ vào sổ chi tiết TK 141 theo định khoản:
Nợ TK 627 : Số thực chi
Nợ TK 111 : Số tạm ứng thừa (nếu có)
Có TK 141 : Số đã tạm ứng
Lúc này, kế toán chỉ cần ghi những số liệu ở dòng 627 trên sổ chi tiết tài khoản 141 vào sổ TK 627 theo từng nội dung chi cụ thể.
+ Nếu số tạm ứng nhỏ hơn số đã chi đồng thời với việc phản ánh số được tạm ứng đã chi hết sổ chi tiết TK 141 theo định khoản:
Nợ TK 627 : Số thực chi
Có TK 141 : Số thực chi
Kế toán sẽ ghi số phải chi thêm vào bảng kê theo định khoản.
Nợ TK 627
Có TK 111
Để tập hợp những khoản tạm ứng này, kế toán căn cứ vào các bản kê quỹ và sổ chi tiết TK 141 để có số liệu ghi vào sổ TK 627 theo định khoản:
Nợ TK 627
Có TK 111 (số liệu lấy trên bảng kê quỹ)
Có TK 141 (số liệu lấy trên sổ chi tiết TK 141)
Số chi trả bằng tiền mặt đã tập hợp được từ các bảng kê quỹ phải bằng số liệu tổng cộng TK 627 trên NKCT số 1.
Sau khi đã tập hợp hết mọi khoản chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ, kế toán sẽ tập hợp lại theo từng loại chi phí và ghi định khoản ở cột thuyết minh. Những số liệu ở cột này sẽ được ghi vào NKCT số 7 và bảng tính giá thành sản phẩm.
1.2.4.3. Phân bổ các khoản chi phí sản xuất chung.
Để phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng loại kẹo, kế toán chọn tiêu thức phân bổ là chi phí về tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Chi phí sản xuất chung phân bổ theo từng loại kẹo được xác định theo công thức:
= x
Việc tính toán phân bổ này hoàn toàn được thực hiện trên bảng tính giá thành sản phẩm (sẽ trình bày ở phần sau).
1.2.5. Tập hợp chi phí sản xuất toàn công ty.
Như trên đã nói, công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho. Vì vậy, mọi chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đều được tập hợp vào bên Nợ TK 154.2 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (154.1 dùng để phản ánh số NVL xuất ngoài gia công chế biến).
Mặt khác do công ty không tập hợp chi phí theo từng phân xưởng nên để tập hợp chi phí sản xuất, kế toán không mở bảng kê số 4 mà tập hợp thẳng những chi phí đó vào NKCT số 7 với các chi phí khác như chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN.
Nhật ký chứng từ số 7 được chia làm 2 phần:
- Phần 1: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp.
- Phần 2: Phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố.
Cách tập hợp chi phí sản xuất vào nhật ký chứng từ.
- Phần 1:
+ Căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu, công cụ, dụng cụ ghi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất phát sinh vào phần 1 của nhật ký chứng từ số 7 theo định khoản:
Nợ TK 621, 627
Có TK 152, 153
+ Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH, tập hợp chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nhân công gián tiếp:
Nợ TK 622, 627
Có TK 334, 338
+ Căn cứ vào nhật ký chứng từ số 1, 2 tập hợp các chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác phát sinh trong kỳ:
Nợ TK 627
Có TK 111, 112
+ Căn cứ vào sổ chi tiết TK 627 ghi số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ:
Nợ TK 627
Có TK 214
+ Căn cứ sổ chi tiết TK 141 ghi số chi phí được thanh toán bằng tiền tạm ứng:
Nợ TK 627
Có TK 141
- Phần 2:
+ Ghi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đã tập hợp ở phần 1 vào cột nguyên vật liệu tương ứng với dòng TK 621.
+ Lấy số chi phí nhiên liệu dùng cho sản xuất chung đã tập hợp được ở bảng phân bổ vật liệu cột nhiên liệu tương ứng với dòng dành cho TK 627.
+ Lấy số liệu NVL dùng cho sản xuất chung đã tập hợp được ở phần 1 trừ đi số chi phí nhiên liệu vừa để ghi vào cột chi phí NVL tương ứng với TK 627.
+ Căn cứ vào các dòng tương ứng ở phần 1 ghi vào các cột tiền lương, BHXH, khấu hao TSCĐ.
+ Căn cứ vào sổ chi tiết TK 627 ghi chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.
2. Đánh giá sản phẩm làm dở.
ở Công ty Kẹo Tràng An, một sản phẩm chỉ được coi là thành phẩm khi nó được đóng túi, đóng thùng và được nhập kho. Như vậy, chúng ta có thể cho rằng sản phẩm làm dở của công ty là chưa kết thúc quy trình công nghệ sản xuất hoặc chưa được nhập kho.
Tuy nhiên, trên thực tế, công ty không bao giờ có sản phẩm làm dở. Bởi quy trình công nghệ sản xuất kẹo là một quy trình khép kín liên tục, nửa thành phẩm của công đoạn trước được chuyển ngay sang công đoạn sau để tiếp tục chế biến. Mặt khác, do đặc tính của kẹo dễ bị ảnh hưởng của môi trường tự nhiên, nếu kết xong một công đoạn không đưa ngay sang công đoạn tiếp theo thì sản phẩm sẽ không đảm bảo chất lượng.
Ví dụ: sau khi nấu xong, nếu dung dịch vẫn để trong nồi nấu, không chuyển ngay sang làm nguội thì sau đó, người ta sẽ không trộn chất phụ gia và định hình kẹo.
Ngay cả khi được đóng thùng, kẹo cũng được chuyển ngay sang kho thành phẩm để bảo quản.
Chính vì lý do đó mà Công ty Kẹo Tràng An không có sản phẩm làm dở và do đó, kế toán cũng không phải xác định giá trị sản phẩm làm dở.
3. Đánh giá sản phẩm hỏng
Là 1 DN sản xuất chế biến, chất lượng sản phẩm luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của Công ty Kẹo Tràng An. Bất kỳ một sản phẩm nào có sai sót, dù rất nhỏ, đều bị coi là sản phẩm hỏng và không được nhập kho. Sản phẩm hỏng của công ty gồm 2 loại:
- Các sản phẩm loại 2: đó là những viên kẹo bị vỡ, kích thước không đúng quy định hoặc bị đóng gói không đúng tiêu chuẩn.
- Các sản phẩm tái chế: đó là những mẻ kẹo nấu non lửa hoặc những túi, gói kẹo bị chảy nước.
Tất cả những sản phẩm đó đều phải đem làm lại. Mặc dù công ty có xác định khối lượng sản phẩm hỏng nhưng lại không xác định giá trị sản phẩm hỏng mà chỉ dựa vào đó để tính lương công nhân. Công ty quy định:
- Đối với sản phẩm loại 2: trừ 50% lương sản phẩm.
- Đối với sản phẩm tái chế: trừ 100% lương sản phẩm.
Phần chi phí sản xuất sản phẩm hỏng còn lại tính hết vào chi phí sản xuất.
4. Phương pháp tính giá thành.
4.1. Đối tượng tính giá thành - Kỳ tính giá thành.
Để phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty và với chi phí tập hợp sản xuất, kế toán đã xác định đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm và chọn kỳ tính giá thành là hàng tháng.
4.2. Phương pháp tính giá thành.
Do kẹo của công ty sản xuất theo một quy trình công nghệ giản đơn, khép kín từ khi bỏ NVL vào sản xuất đến khi sản phẩm hoàn thành nửa thành phẩm được chuyển ngay sang giai đoạn sau để tiếp tục chế biến nên kế toán đã chọn phương pháp giản đơn để tính giá thành từng loại kẹo.
Do không có sản phẩm làm dở nên mọi chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đều được tính cho sản phẩm hoàn thành. Vì vậy, giá thành từng loại sản phẩm sẽ được tính theo công thức:
Z = C
z =
Z: Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ (tổng giá thành sản phẩm).
z: Giá thành sản phẩm đơn vị.
C: Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
Q: Khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ.
Cả 35 loại kẹo của công ty đều được tính giá thành trên cùng 1 bảng tính giá thành. Kết cấu của bảng này như sau: (Phụ lục số )
+ Cột 1: Ghi các chỉ tiêu cần tập hợp, tính toán như chi phí NVL trực tiếp, chi phí tiền lương công nhân trực tiếp, chi phí bảo hiểm của công nhân trực tiếp, chi phí sản xuất chung, tổng số chi phí sản xuất phát sinh, số lượng sản phẩm nhập kho, giá thành đơn vị.
+ Cột 2: Ghi tên các TK đối ứng.
+ Cột 3: Ghi tổng số từng loại chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ và tổng số sản phẩm nhập kho trong kỳ.
+ Cột 4: Phản ánh số lượng từng loại chi phí sản xuất DN đã chi ra để sản xuất từng loại kẹo.
Cách tính giá thành của từng loại sản phẩm trên bảng tính giá thành:
- Căn cứ vào bảng phân bổ VL, CCDC (Phụ lục số ) kế toán ghi các số liệu ở cột TK 152 tương ứng với TK 621 vào phần chỉ tiêu chi phí NVL trực tiếp.
- Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương, BHXH (Phụ lục số ) kế toán lần lượt ghi các số liệu ở cột cộng TK 334, cộng có TK 338 tương ứng với TK 622 vào chỉ tiêu chi phí tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất, chi phí bảo hiểm của công nhân sản xuất.
- Căn cứ vào sổ chi tiết TK 627, ghi số liệu tổng cộng bên Nợ TK 621 vào cột tổng cộng ở chỉ tiêu chi phí sản xuất chung, sau đó tiến hành phân bổ chi phí này cho từng loại kẹo theo công thức:
= x
- Tổng cộng mọi khoản chi phí phát sinh trong kỳ ghi vào chỉ tiêu giá thành.
- Căn cứ bảng kê nhập - xuất - tồn kho thành phẩm ghi số lượng nhập kho cho từng loại sản phẩm.
- Tính giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm bằng cách lấy tổng chi phí sản xuất của từng loại kẹo chia cho số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
* Tính giá thành kẹo tổng hợp:
Các chi phí trong kỳ từ các bản phân bổ:
- Chi phí NVL trực tiếp: 1.071.214.005 (từ bảng phân bổ VL, CCDC) của kẹo tổng hợp (Phụ lục số 5).
- Chi phí tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất: 197.718.022 (từ bảng phân bổ tiền lương và BHXH) (Phụ lục số 6).
- Chi phí BHXH của công nhân trực tiếp sản xuất: 24.266.547 (từ bảng phân bổ tiền lương và BHXH) (Phụ lục số 7).
- Tổng chi phí sản xuất chung cần phân bổ: 432.629.168 (từ sổ chi tiết TK 627) (Phụ lục số 8).
- Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất: 451.922.278 (từ bảng phân bổ tiền lương và BHXH) (Phụ lục số 7).
Chi phí sản xuất chung phân bổ cho kẹo tổng hợp được tính:
x 197.718.020 = 189.277.198
Tổng giá thành của 12.753.625 kg kẹo tổng hợp sản xuất trong kỳ:
Z = 1.071.214.005 + 197.718.020 + 24.266.547 + 189.277.198
= 1.482.457.770
- Giá thành 1kg kẹo tổng hợp:
Z = = 11.624 đồng/kg
phần III
một số ý kiến đề suất nhằm hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xất và tính giá thành ở công ty kẹo tràng an
1. Nhận xét đánh giá về công tác tập hợp chi phí và tính giá thành ở Công ty Kẹo Tràng An
1.1. Nhận xét, đánh giá chung:
Trải qua gần 25 năm hoạt động đầy gian lao, vất vả. Đến nay, Công ty Kẹo Tràng An đã trở thành con chim đầu đàn của Sở Công nghiệp Hà Nội và đang ở thời kỳ sung sức nhất. Cùng với sự đi lên của sản xuất, trình độ quản lý của công ty cũng không ngừng được củng cố và nâng cao, đặc biệt là trong công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Ngày từ khi nền kinh tế nước ta còn chưa bước chân vào ngưỡng cửa của cơ chế thị trường, ban lãnh đạo công ty đã nhận thức được tầm quan trọng của việc kiểm soát chi phí, phấn đấu hạ thấp giá thành sản phẩm đối với sự sống còn của công ty và luôn coi đây là vấn đề trọng tâm trong công tác quản lý kinh tế. Chính chủ trương đúng đắn này đã góp phần không nhỏ tạo nên sự thành công của công ty ngày hôm nay.
Qua một thời gian tìm hiểu thực tế công ty, em nhận thấy nhìn chung công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở đây tương đối chặt chẽ từ khâu xây dựng định mức đến khâu lập kế hoạch và đặc biệt là khâu tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm.
Với bộ máy kế toán gọn nhẹ được tổ chức sắp xếp khoa học, hợp lý, với việc áp dụng máy vi tính vào kế toán, công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ở công ty diễn ra tương đối hoàn chỉnh và có nề nếp: mọi việc xác định đối tượng tập hợp chi phí, đối tượng tính giá thành, phương pháp tính giá thành đều được dựa trên đặc điểm, tình hình cụ thể của công ty, mọi chi phí phát sinh đều được cố gắng tập hợp trực tiếp ngay cho từng đối tượng tập hợp chi phí liên quan,... Vì vậy, giá thành sản phẩm được tính toán tương đối chính xác, nhanh chóng, cung cấp số liệu kịp thời cho việc lập báo cáo, phân tích kinh tế cho việc đánh giá sản xuất.
1.2. Nhận xét cụ thể:
1.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:
Việc công ty xác định từng loại sản phẩm làm đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là hoàn toàn phù hợp với điều kiện một doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, khép kín liên tục, chu kỳ sản xuất ngắn sản xuất nhiều loại sản phẩm. Cách xác định đó làm giảm bớt khối lượng tính toán phân bổ của kế toán vừa tạo điều kiện thuận lợi cho công ty nắm được chi phí sản xuất, tính toán giá thành và kết quả sản xuất cụ thể của từng loại kẹo một cách nhanh chóng, chính xác vừa cung cấp được những số liệu thông tin hữu ích cho việc phát tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và hiệu quả của những giải pháp kỹ thuật công ty áp dụng trong kỳ.
1.2.2. Nội dung phương pháp tập hợp các khoản mục chi phí:
1.2.2.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
- Cách phân loại chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: trong điều kiện chi phí nguyên vật liệu phát sinh hàng tháng với khối lượng lớn, chủng loại nhiều, việc chia chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thành 3 loại chi phí tương ứng với 3 loại nguyên vật liệu: nguyên liệu chính, vật liệu chính, vật liệu phụ giúp công ty rất nhiều trong quá trình theo dõi sự biến động về chi phí của từng thứ loại nguyên vật liệu, kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện các định mức chi phí.
1.2.2.2. Chi phí nhân công trực tiếp:
Cũng giống như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp của công ty đã phát sinh rất phức tạp. Mỗi công nhân của công ty trong 1 tháng đảm nhận rất nhiều công việc khác nhau, việc tập hợp đầy đủ mọi sổ sách theo dõi thời gian. Nhưng nhờ hệ thống lương định mức được xây dựng khá chặt chẽ, nhờ sự theo dõi khoa học sát sao của các nhân viên kinh tế ở các bộ phận trực thuộc, mọi khoản phải trả cho từng công nhân được kế toán tập hợp, tính toán rất cụ thể, chính xác. Đặc biệt với tính toán phân bổ chi phí nhân công trực tiếp thực hiện khá khoa học. Các tiêu thức phân bổ mà kế toán lựa chọn: sản lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho (đối với tiền lương phụ) tiền lương chính (đối với các BHXH, BHYT, KPCĐ) đều rất hợp lý tiến hành phân bổ cùng với các chi phí sản xuất chung phát sinh ở các phân xưởng khác. Việc phân bổ chi phí như vậy sẽ đơn giản nhanh gọn nhưng không phản ánh chính xác số lượng chi phí đã dùng vào sản xuất của từng phân xưởng.
1.2.3. Đánh giá sản phẩm hỏng:
Như phần trước đã trình bày, công ty rất chú trọng tới chất lượng sản phẩm. Bộ phận KCS luôn luôn kiểm tra chất lượng sản phẩm làm hỏng nhưng mục đích của việc đó không phải để đánh giá sản phẩm làm hỏng mà chỉ để tính trừ lương công nhân. Do đó, ngoài khoản mục chi phí nhân công trực tiếp, mọi chi phí khác phát sinh của sản phẩm làm hỏng đều tính cho thành phẩm chịu. Tuy vậy, số sản phẩm hỏng phát sinh trong kỳ không lớn, công ty coi đó là số lượng sản phẩm hỏng trong định mức không xác định chi phí sản xuất những sản phẩm này chắc chắn sẽ thấp hơn chi phí công ty phải bỏ ra để hạn chế chúng.
1.2.4. Phương pháp tính giá thành:
Cũng như đối tượng tập hợp chi phí, việc xác định đối tượng, phương pháp, kỳ tính giá thành của kế toán khá hợp lý phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp. Việc tính toán giá thành từng loại sản phẩm được thể hiện khá chi tiết cụ thể trên bảng tính giá thành. Tuy nhiên việc gọi chi phí về các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ chung là chi phí BHXH không thể hiện rõ được bản chất của những chi phí này.
2. Việc áp dụng tin học trong công tác kế toán.
Trong điều kiện kỹ thuật điện toán đang có những bước phát triển nhanh chóng với nhiều thành tựu lớn, việc sử dụng tin học vào lĩnh vực kế toán đang ngày càng được phổ biến và mang lại hiệu quả cao. Thực tế, ở phòng kế toán công ty đã có trang bị máy vi tính nhưng mới dùng để tính lương và 1 số công việc khác. Thiết nghĩ việc ứng dụng tin học vào công tác kế toán là điều hoàn toàn cần thiết và phù hợp với hình thức kế toán NKCT mà công ty đang áp dụng. Tuy nhiên để thực hiện vấn đề đó phải giải quyết các vấn đề sau:
- Bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ cán bộ kế toán để thích ứng với điều kiện thực hiện công tác kế toán bằng máy vi tính.
- Xây dựng hệ thống chương trình kế toán thống nhất, hệ thống tài khoản kế toán được mã hoá theo các tiểu khoản chi tiết.
- Xây dựng hệ thống sổ tài khoản tổng hợp và kế toán chi tiết phù hợp.
Việc thay đổi này đòi hỏi ở công ty một sự nghiên cứu đầu tư, tuy nhiên hiệu quả do nó mang lại rất lớn.
Kết luận
Trong điều kiện chi phí sản xuất phát sinh nhiều và phức tạp, sản phẩm đa dạng phong phú, việc tập hợp nhanh chóng mọi chi phí sản xuất phát sinh và tính giá thành kịp thời cho từng loại sản phẩm là một cố gắng hết sức to lớn của đội ngũ cán bộ kế toán ở công ty.
Mặc dù vẫn còn một số hạn chế, nhưng với kinh nghiệm vững vàng, trình độ chuyên môn cao cộng thêm sự hỗ trợ của những phương tiện kỹ thuật hiện đại, chắc chắn công tác kế toán nói chung và công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng ở công ty sẽ có nhiều bước tiến mới.
Trong thời gian thực tập ở công ty, được sự giúp đỡ tận tình của phòng kế toán cùng với việc vận dụng kiến thức đã học em đi sâu phân tích nghiên cứu tình hình thực tế tại công ty về công tác tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm.
Vì thời gian thực tập chưa nhiều, trình độ và khả năng có hạn, chắc chắn bài chuyên đề này sẽ không tránh khỏi những thiếu xót nhất định. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các cán bộ kế toán trong công ty, thầy cô để bài chuyên đề này thực sự có ý nghĩa trên cả phương diện lý luận và thực tế.
Qua đây em muốn nói lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo, đặc biệt là cô giáo - Thạc sỹ Bùi Thị Thuý, ban lãnh đạo phòng kế toán Công ty Kẹo Tràng An đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện để em hoàn thành chuyên đề này.
mục lục
phụ lục số 1
Giám đốc
PGD kinh doanh
P. phát triển thị trường
P. kinh doanh
P. kế toántài vụ
PGD kỹ thuật
P. hành chính tổng hợp
P. Tổ chức
P. kỹ thuật
các phân xưởng sản xuất
phụ lục 2
Ban GĐ & các phòng ban nghiệp vụ
Phân xưởng II
Phân xưởng I
Phân xưởng lò hơi
Phân xưởng V
Phân xưởng IV
Phân xưởng III
phụ lục số 3
Kế toán trưởng kiêmkế toán TSCĐ
Phó phòng kế toán kiêmkế toán thành phẩm & tiêu thụ
Kế toán vật liệu
Kế toán CCDC kiêm KT BHXH
Kế toán tiền lương
Kế toán giá thành kiêm kt tổng hợp
Kế toán tiền mặt
Kế toán thanh toán ngân hàng
Nhân viên thống kê ở các bộ phận trực thuộc
phụ lục số 4
Trình tự kế toán tập hợp chi phí ở công ty kẹo tràng an
Bảng thanh toán lương
Bảng tổng hợp thanh toán lương
Bảng phân bổ TL, BHXH
Bảng tính giá thành sản phẩm
Sổ chi tiết xuất
Bảng phân bổ vật liệu
Bảng phân bổ vật liệu, CCDC
Nhật ký chứng từ số 7
Bảng thanh toán lương
Bảng kê quỹ
SổTSCĐ
Sổ chi tiếtTK 141
Sổ chi tiết xuất TK 627
Phiếu xác nhận kết quả sản xuất hoàn thành
Sổ chi tiết CCDC
phụ lục số 5
Bảng phân bổ vật liệu
Tháng 2 năm 1999
Ghi có TK
Ghi nợ TK
TK 152.1
Nguyên liệu chính
TK 152.2
Vật liệu chính
TK 152.3
Nhiên liệu
TK 152.4
Phụ tùng
TK 152.5
Vật liệu XDCB
TK 152.6
VL phụ, VL khác
TH
HT
TH
HT
TH
HT
TH
HT
TH
HT
TH
HT
TK 627
720000
1688500
26872900
8500000
266500
TK 641
9256800
1128700
2132900
TK 642
2063400
9625100
TK 154.1
173556700
TK 621
2609534045
1822027541
28588252
- Kẹo tổng hợp
678959188
354946936
37307881
- Kẹo sữa, Caramen
842792019
461870251
26599630
- Kẹo Loly
197826961
96654009
7216895
- Kẹo me
585727861
332764161
20320458
Tổng:
2610254045
1995584241
10945300
30065000
18125100
30987652
Bảng kê quỹ số 55
Ngày 24 tháng 2 năm 1999
Số phiếu thu
Số phiếu chi
Diễn giải
Tài khoản đối ứng
Thu
Chi
Dư có
1712
Trả tiền anh Thắng sửa chữa ô tô
627
2120000
....
...
...
...
...
...
...
Cộng
Số dư đầu ngày
Số dư cuối ngày
Kèm theo ... phiếu thu ... phiếu chi
Bảng kê nhập - xuất - tồn
Tháng 2 năm 1998
Tên sản phẩm
Đơn vị tính
Tồn đầu kỳ
Nhập trong kỳ
Nhập lại
Xuất trong kỳ
Tồn cuối kỳ
Đơn giá
Lượng
Tiền
Đơn giá
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Đơn giá
Lượng
Tiền
Đơn giá
Lượng
Tiền
Tổng hợp
kg
11326
55679.5
630626017
11624
127536.25
1482475770
0.25
3152
11533.40586
167159.62
1927919907
11533.42359
16056.38
185185031.8
Hương cốm
kg
17315
40111.75
694534951.3
11478
101437.5
1164299625
0.25
5254
13132.06941
102858.375
1350743320
13132.12035
38691.125
508096510.1
Baby
kg
11105
8414.1
93438580.5
11464
5669.7
64997440.8
21.85
300600
11249.52224
11453.25
128843590.6
11270.182
2652.4
29893030.72
Sữa Caramen
kg
14000.6
89614.5
1254656769
14265
101437.5
1446973246
14140.80991
96428.9
1363582745
14140.80991
94623.5
1338047270
Me
kg
13502
76581.3
1034000713
13594
79824.5
1085098253
13548.72368
21463
290796256.3
13548.72368
434942.8
1828302709
Loly
kg
26875
1257
33781875
13016
28216.25
367262000
13607.04622
11587
157664844.5
13607.04622
17886.25
243379030.5
Tổng cộng
148734.725
2025735949
420145.835
5485896108
2901.475
43727679
428927.875
5577642944
142854.16
1977716792
Sổ tài sản cố định
Năm 1999
Mã số
Tên TSCĐ
Ngày tháng đưa vào sử dụng
Nguyên giá
Số năm sử dụng
Mức khấu hao
106
Máy định hình CAA6
14/11/1989
1267764480
14
90554605.71
201
Máy gói LOLYPOP
23/7/1994
63254500
10
6325450
202
Máy gói gối Sài Gòn
3/5/1990
82530000
7
11790000
203
Máy đúng túi MARTINI
21/3/1993
51030000
8
6378750
.................
701
Xe tải IFA
15/4/1988
43520000
12
3626666.667
Tổng
19531240080
1923054239
Hoà Đường
Nấu P>5at t0>1000C
Làm lạnh
Máy lăn côn
Máy đập
Tạo nhân
Bơm nhân
Nhập kho
Máy gói
Gói tay
KCS
Sấy làm sạch
Phụ lục số 2
Quy trình công nghệ sản xuất kẹo mềm
Phối chế công nghệ
Nấu
Làm sạch
Quấn kẹo
Chặt miếng
Máy lăn côn
Máy vuốt
Nhập kho
Cắt kẹo
Sàng
Máy gói
Gói tay
KCS
Cán kẹo
Phụ lục số 8
sổ chi tiết TK 627
Tháng 2 - 2000
Số chứng từ
Nội dung kinh tế các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ
Số tiền
TK đối ứng
Diễn giải
Chi
Thu
Nợ
Có
1107
Anh Đạt sửa chữa ô tô
10.767.000
111
Nợ TK 627: 432.629.168
Nguyên vật liệu chính
160.000
152.1
Có TK 111: 10.767.000
Nhiên liệu
27.000.000
152.3
Có TK 152.1: 160.000
Phụ tùng
2.920.000
152.4
Có TK 152.2: 477.849
Vật liệu XD
16.332.870
152.5
Có TK 152.3: 27.000.000
Vật liệu khác
1.052.772
152.6
Có TK 152.4: 2.920.000
Công cụ dụng cụ
407.794
153
Có TK 152.5: 16.332.870
Tiền lương
9.906.832
334
Có TK 152.6: 1.052.772
KPCĐ
23.393.473
338.2
Có TK 153: 407.794
BHXH
467.869
338.3
Có TK 334: 9.906.832
Khấu hao chung TSCĐ
4.778.491
214.1
Có TK 338.2: 23.393.473
Khấu hao TSCĐ chi tiết
69.801.897
214.2
Có TK 338.3: 467.869
Tiền điện
192.479.611
112
Có TK 214.1: 4.778.491
Nguyên liệu phụ
477.849
152.2
Có TK 214.2: 69.861.897
Có TK 112: 192.479.611
Phụ lục số 20
Bảng lương tháng 2 - 2000
Họ tên
Mã cán bộ
Lương cấp bậc
Sản phẩm
Thời gian
Sản phẩm trực tiếp
Tiền hệ số
Thời gian
Bù bậc
Ca đêm
Trách nhiệm
Tiền không hệ số
Tổng số
Đã ứng
Trừ BHXH 5%
Thực lĩnh
Ký nhận
372
392120
59130
0
48012
107142
0
8861538462
0
0
8862
330288
197263
19650
113369
485
262050
0
0
193899
193899
23256
2436923077
0
0
47625
629322
197263
13104
418956
486
262050
39420
0
233314
272734
23244
2436923077
0
0
47613
865815
197263
13104
655448
489
328320
39420
0
163347
202767
0
1772307692
0
0
24369
632670
197263
16416
218999
491
262050
0
0
98827
98827
0
2436923077
0
0
17723
314204
197263
13104
103837
493
392120
0
0
183170
183170
24123
2436923077
0
0
48492
598002
197263
13104
387635
494
328320
9855
0
214893
214893
0
2436923077
0
0
24369
669048
197263
19656
482129
515
328320
9855
0
140768
150623
256327
2436923077
0
0
49696
501565
197263
16416
287886
560
262050
0
0
216846
225701
20654
2436923077
0
30000
75023
755126
197263
16416
541440
573
262050
0
0
181345
181345
0
0
0
197263
13104
358227
phụ lục số 9
Sổ cân đối tài khoản 152.1
Tháng 2 năm 2000
Số TT
Tên vật tư
Đơn vị tính
Tồn đầu kỳ
Nhập trong kỳ
Xuất trong kỳ
Tồn cuối kỳ
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Đơn giá
Xuất 621
Xuất 627
Xuất khác
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
1
Đường RS
kg
39619
251417600
146000
926891814
6348
155501
987120348
30118
191189066
2
Nha thủ công
kg
14695
41348800
22337
62896281
2815
23740
66828100
13292
37416981
3
Nha công nghiệp
kg
32268
110195220
138327
456479100
3321.75
135835
451209911.3
34760
113464408.8
4
Bơ
kg
112.5
3447338
980
29904700
30528
855
26101440
237.5
7250598
5
Sữa bột
kg
11756
216921712
18452
9750
179907000
2006
37014712
6
Bột
kg
125.4
1881000
15000
60
900000
65.4
981000
7
Mỡ
kg
946
8150490
5000
45750000
9065
5738.6
52020409
46
416990
161.4
1463091
8
Trứng
quả
755
575100
18410
14132500
767.42
18270
14020763.4
895
686836.6
9
Muối
kg
312
357120
600
768000
1233.68
242
298550.56
152.5
188136.2
317.5
638433.24
10
Tinh dầu cam
kg
103153
227335384
220386.6
79.52
17525142.43
952.01
209810241.6
Tổng
2223052415
2442856472
2609534045
720000
2088954842
phụ lục số 10
Sổ chi tiết xuất 152.1
Tháng 2 năm 2000
Số TT
Tên vật tư
Đơn giá
Xuất 621
Kẹo tổng hợp
Kẹo sữa Caramen
Kẹo Loly
Kẹo me
.....
Tổng
Xuất 627
Xuất khác
Tổng 152.1
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
1
Đường RS
6348
49108
311737584
21259
134952132
2541
16130268
11275
71573700
155501
987120348
155501
987120348
2
Nha thủ công
2815
12810
36060150
3755
10570325
23740
66828100
23740
66828100
3
Nha công nghiệp
3321.75
30825
102392943.8
1564
5195217
8507
28258127.25
135835
451209911.3
135835
451209911.3
4
Bơ
30528
62.5
1908000
54
1648512
27
824256
34.5
1053216
855
26101440
855
26101440
5
Sữa bột
18452
564
10405928
687
12676524
9750
179907000
9750
179907000
6
Bột
15000
5
75000
8
120000
60
900000
60
900000
7
Mỡ
9065
1852
16788380
1575
14277375
5738.6
52020409
46
416990
5784.6
52020409
8
Trứng
767.42
4258
3267674.36
5871
4505522.82
542
415941.64
875
671492.5
18270
14020763.4
18270
14020763.4
9
Muối
1233.68
52
64151.36
242
298550.56
152.5
188136.2
394.5
298550.56
10
Tinh dầu cam
220386.6
19
3526185.6
79.52
17525142.43
79.52
17525142.43
Tổng
678959138
842792019
197826961
585727851
2609534045
720000
2610254045
Phụ lục số 15
Nhật ký chứng từ số 7
tháng 12 năm 1999
Phần I: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp
Số TT
Các TK ghi có
Các TK ghi nợ
152
153
214
334
338
141
621
622
627
Các TK phản ánh ở các NKCT khác
Tổng cộng chi phí
NKCT số 1
NKCT số 2
....
....
1
TK 154
4460149838
507388102
432629168
5400167108
2
TK 621
4460149838
4460149838
3
TK 622
451922278
55463824
507388102
4
TK 627
38047900
11471350
176828946
64617650
8082625
2000000
76016197
55564500
432629168
Tổng cộng
4498197738
11471350
176828946
516539928
63548449
2000000
4460149838
507388102
432629168
76016197
55564500
10800334216
Phần II: Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố
Số TT
Tên các tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh
Yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh
Tổng cộng chi phí
Nguyên vật liệu
Nhiên liệu, động lực
Tiền lương và các khoản phụ cấp
BHXH, BHYT, KPCĐ
Khấu hao TSCĐ
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí bằng tiền khác
1
TK 621
4460149838
4460149838
2
TK 622
451922278
55465824
507388102
3
TK 627
36359400
1688500
64617650
8082625
176828946
117879500
11090197
416546818
Tổng cộng
4496509238
1688500
516539928
63548449
176828946
117879500
11090197
5384084758
Phụ lục số 17
Doanh nghiệp: Công ty Kẹo Tràng An
Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ
Tháng 2 năm 1999
Số TT
Ghi có các TKĐối tượng sử dụng(Ghi nợ các TK)
TK 152
TK 153
TT
HT
TT
HT
TK 627
38047900
11471350
TK 641
12518400
TK 642
11688500
487450
TK 154.1
173556700
TK 621
4460149838
Chi tiết TK 621
1
- Kẹo tổng hợp
1071214005
2
- Kẹo sữa Caramen
1331261900
3
- Kẹo Loly
301697865
4
- Kẹo me
938812480
Tổng
4695961338
11958800
Phụ lục số 16
Nhật ký chứng từ số 1
Số TT
Ngày
Ghi Có TK 111, ghi Nợ các tài khoản
141
627
.....
Cộng có TK 111
154
17/2
2000000
2120000
167
19/2
2806000
Cộng
Kế toán ghi sổ
Kế toán tổng hợp
Kế toán trưởng
Phụ lục số 18
Bảng tính giá thành sản phẩm
Tháng 2 năm 1999
Sản phẩm
Chỉ tiêu
Tài khoản
Tổng
Kẹo tổng hợp
Kẹo me
Kẹo sữa Caramen
Kẹo Loly
....
....
Chi phí NVL trực tiếp
621
454587838
1071214005
938812480
1331261900
301697865
Chi phí tiền lương
622
451922278
197718020
74738219
55629335
31520584
Chi phí BHXH
622
55465824
24266547
9172854
6827560
3868619
Chi phí quản lý chung
627
432629168
189277198
71547554
53254451
30174932.05
Tổng cộng
154.2
1394605108
1482475770
1085098253
1446973246
367262000
Số lượng nhập kho
kg
420145.835
127536.25
79824.5
101437.5
28216.25
Giá thành đơn vị:
11624
13594
14265
13016
PHụ lục số 14
Công ty bánh kẹo tràng an
Phòng KTSX
Phiếu xác nhận kết quả sản xuất
Tháng 2 năm 1999
Số TT
Tên sản phẩm
Đơn vị tính
Bán thành phẩm
Thành phẩm
Ghi chú
Loại 1
Loại 2
Loại 1
Loại 2
1
Kẹo cứng tổng hợp
Kg
51950.6
2
Kẹo mềm tổng hợp
Kg
72577.08
350
Trong đó: - Gói máy
Kg
25061
3
Đóng túi kẹo tổng hợp
Kg
127590.25
Trong đó: - Loại 100g/túi
Kg
8136.08
- Loại 125g/túi
Kg
119400.17
54
4
Kẹo gừng
Kg
27312
28216.25
5
Kẹo tuýp
Kg
2953.9
3034.27
6
Kẹo khế
Kg
4321
4424
5.8
7
Kẹo cứng chuối
Kg
2009.18
2185.32
3
8
Kẹo cứng dừa
Kg
1254
1232.26
9
Kẹo cứng dâu
Kg
1003
1102.5
10
Kẹo bạc hà
Kg
2165
2201.32
11
Đóng dấu túi xuất khẩu
Túi
46123
12
Dán tem túi baby
Túi
23512
13
Siết đai nẹp xuất khẩu
Hộp
813
14
Đóng túi kẹo baby
Kg
3415.84
Phụ lục số 13
Công ty Kẹo Tràng An
Thông báo chất lượng sản phẩm tháng 2 năm 1999
Phân xưởng I
STT
Loại kẹo
Loại 2 (Kg)
Tái chế
Sản xuất
Đóng túi
Hộp
Kg
1
Kẹo tổng hợp
350
54
423
2749.5
2
Kẹo gừng
3
Kẹo khế
Tổng
350
54
423
2749.5
Phụ lục số 12
Đơn vị: Công ty kẹo Tràng An
Phiếu xuất kho
Ngày 24 tháng 2 năm 1999
Số: 168
Nợ: 621
Có: 152.1
Họ, tên người nhận hàng: anh Thưởng Địa chỉ (bộ phận): Phân xưởng I
Lý do xuất kho: Sản xuất kẹo tổng hợp
Xuất tại kho: Nguyên liệu chính.
Số TT
Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư (sản phẩm, hàng hoá)
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
A
B
C
D
1
2
3
4
1
Đường RS
Kg
588
588
2
Nha, thủ công
Kg
823
823
3
Mỡ
Kg
6
6
4
Bột
Kg
0.2
0.2
5
Trứng
quả
1540
1540
Cộng:
Tổng số tiền (viết bằng chữ):
Phụ trách bộ phận sử dụng
Phụ trách cung tiêu
Người nhận
Thủ kho (ký)
phụ lục số 11
Số 211
Phiếu nhập kho
Ngày 24 tháng 2 năm 2000
Tên người nhập: Phòng kinh doanh
Nhập vào kho: Thành phẩm
Đơn vị: Phân xưởng I
STT
Tên hàng
Đơn vị tính
Số lượng
Giá đơn vị
Thành tiền
Ghi chú
Xin nhập
Thực nhập
1
Kẹo gừng
Kg
2 thùng 11 gói
2 thùng 11 gói
16.35kg
2
Kẹo tổng hợp
Kg
19 thùng 40 gói
19 thùng 40 gói
123.75kg
Tổng
140.4kg
Cộng thành tiền (viết bằng chữ): một bốn mươi phẩy bốn kg
Người nhập
Thủ kho
Kế toán trưởng
Thủ trưởng đơn vị
Phụ lục số 8
Sổ chi tiết công cụ dụng cụ
Tháng 2 - 2000
Mã số
Tên vật tư
Phiếu nhập
Phiếu xuất
Đơn vị tính
Tồn đầu kỳ
Nhập
Xuất
Tồn cuối kỳ
TK 527
TK 642
TK 641
Tổng
Lượng
Đơn giá
Tiền
Lượng
Đơn giá
Tiền
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Lượng
Đơn giá
Tiền
T104-4
Dây thép
234
54A
kg
12
7000
84000
30
7000
210000
16
112000
16
112000
26
7000
182000
T104-7
Dây tết amiăng
234
67
kg
25
65000
1625000
1.3
84500
1.3
84500
23.7
65000
1540500
T4154
Chổi tre
215
57.61.67
cái
42
1350
56700
50
1200
60000
70
90300
70
90300
22
1200
26400
T433
Xoong nhôm
170
cái
812
2
450000
900000
2
450000
900000
T502
Găng ty bột
55.57.74.61
đôi
16
3527.678571
2864475
560
1975500
560
1975500
252
3527.678571
888975
T505
ủng cao su
55.60
đôi
50
37500
600000
30
1120800
30
1120800
36
37200
1339200
37200
1860000
T507
Khăn mặt
146
13.18.32.44.67.74.83
cái
200
900
180000
140
126000
54
48600
194
174600
6
900
5400
Tổng cộng
80248350
12594500
11471350
487450
11958800
80884050
Phụ lục số 7
Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
Tháng 2 năm 1999
Số TT
Ghi có các TKĐối tượng sử dụng(Ghi nợ các TK)
TK 334
TK 338
Tổng
Lương chính
Lương phụ
Tổng
3382
3383
3384
Tổng
TK 627
62576955
2040695
64617650
646177
6197040
1239408
8082625
72700273
TK 641
9975783
2542617
12518400
125184
3939984
787997
4853165
17371565
TK 642
8666989
3021511
11688500
116885
2650968
530194
3298047
14986547
TK 622
426884214
25038064
451922278
4519223
42455501
8491100
55465824
507388102
Trong đó:
1
- Kẹo tổng hợp
190117657
7600363
197718020
1977180
18574473
3714894
24266547
221984567
2
- Kẹo me
69981178
4757041
74738219
747382
7021227
1404245
9172854
83911073
3
- Kẹo sữa Caramen
49584294
6045041
55629335
556293
13651528
1045211
6827560
62456895
4
- Kẹo Loly
29839072
1681512
31520584
315206
17657917
592235
3868619
33389203
Tổng
508103941
32642887
540746828
5407469
55243493
11048699
71699661
612446489
Người lập bảng
Ngày...tháng...năm
Kế toán trưởng
Sơ đồ hạch toán công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
TK 152,153
TK 621
TK 154
TK 152,138
Chi phí nhân công trực tiếp(bảng phân bổ TL, BHXH
612.446.489
(I)Phân bổ, kết chuyển
TK 622
TK 334,338
TK 627
Chi phí nhân viên(bảng phân bổ TL, BHXH)
TK 214
Chi phí khấu hao TSCĐ(bảng phân bổ KHTSCĐ)
TK 111,335,142
Chi phí điện, nước, sửa chữa TSCĐ(chứng từ thanh toán,....)
Chi phí NVL gián tiếp(bảng phân bổ VL, CCDC)
Phân bổ, kết chuyển
451.422.278
(Phân bổ, kết chuyển)
Nhập kho VL, phế liệu, thu hồi sản phẩm hỏng(biên bản kiểm tra chất lượng sản phẩm)
TK 632
TK 155
Giá thành sản phẩmhoàn thành nhập kho
Xuất kho, tiêu thụ
Giá vốn hàng bán
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0236.doc