Đẩy mạnh việc giáo dục tư tưởng cho người lao động, giải thích dõ cho họ những tác hại mà họ sẽ phải nhận khi không hoàn thành hợp đồng: mất tiền đặt cọc , bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng lao động. Đồng thời, công tác giáo dục định hướng, cho người lao động thấy được hết những lợi ích , quyền lợi mà họ sẽ được hưởng khi hoàn thành tốt hợp đồng.
Tài liệu giáo dục dịnh hướng phải do cục quản lý lao động nước ngoài cấp. Ví dụ như tài liệu về luật lao động, luật dân sự luật hình sự luật pháp của nước nhận lao động và cuốn những điều cần biết cho người lao động đi làm việc tại Malaysia. Tránh việc dùng những tài liệu viết tự do có thể dẫn đến việc hướng dẫn sai lệch cho người lao động . Hiện nay giáo trình dành cho giáo dục định hướng lao động xuất khẩu đi Malaysia là cuốn những điều cần biết cho người lao động đi làm việc tại Malaysia.
Cần phải nâng cao trình độ cho cán bộ giáo dục định hướng, cán bộ giáo dục định hướng phải là người am hiểu về ngành luật và có khả năng chuyển thụ những hiểu biết của mình cho người nghe.
71 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1782 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công tác tuyển mộ tuyển chọn, đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động trước khi xuất cảnh sang Malaysia tại Trung tâm DV-VL, đơn vị thuộc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ao động còn mới mẻ này.
Malaysia là một nước ở khu vực Đông nam, có diện tích khoảng 33 vạn km2 , bao gồm 13 bang, thủ đô là Kuala Lampur, dân số hơn 23 triệu người, trong đó người Mã lai chiếm trên 50%, người Hoa: 30%, người ấn: 10% còn lại là các dân tộc khác. Malaysia là một đất nước có dân số trẻ có tỷ lệ tăng dân số hàng năm là 1,5% và tỷ lệ tăng lao động 1,8%. Lực lượng lao động chiếm trên 40% tổng dân số. ở Malaysia Đạo Hồi là quốc đạo chiếm 55% dân số, ngoài ra còn có các tôn giáo khác như: Thiên chúa giáo, đạo Hinđu,Tiếng Mã Lai là ngôn ngữ chính và tiếng Anh được sử dụng rộng dãi trong thương mại và làm việc.
Với mức tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều thập kỷ vừa qua, tỷ lệ gia tăng dân số thấp, Malaysia luôn ở trong tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng.
Malaysia tiếp nhận lao động nước ngoài với số lượng lớn trong nhiều lĩnh vực, hiện có khoảng hơn 2 triệu lao động nước ngoài đang làm việc tại Malaysia, trong đó cố khoảng một nửa là lao động bất hợp pháp. Malaysia đang tiếp nhận lao động từ 10 quốc gia là: Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Bangladesh, Pakistan, Myanma ,Nepal, Philippines, Sri Lanca, ấn độ. Năm lĩnh vực được phép thuê lao động nước ngoài là: (Công nghiệp: Nhận số lao động nhiều nhất khoảng 33,19%tổng số lao động nước ngoài).
Công nghiệp : 33,19%
Nông nghiệp : 21,1%
Dịch vụ gia đình : 19,55%
Xây dựng : 16,72%
Dịch vụ : 9% (khách sạn, nhà hàng, vệ sinh công cộng..)
Với mức tăng dân số thời kỳ 1997-20015 là 1,5%/năm thì dự báo dân số năm 2010 là 26,2 triệu người và năm 2015 sẽ là 27,5 triệu người cùng với mức duy trì mức tăng trưởng kinh tế hàng năm từ 5-6% , Malaysia vẫn luôn ở trong tình trạng kham hiếm nguồn nhân lực và buộc tiếp tục phải sử dụng lao động nước ngoài trong nhiếu năm với quy mô khoảng 1 triệu lao động mỗi năm từ các nước là thành viên ASEAN và một số nước Hồi giáo thuộc khu vực Nam á.
Như vậy xuất khẩu lao động sẽ gặp rất nhiêu thuận lợi nhưng cũng có những khó khăn.
Thuận lợi:
Như phân tích trên thì nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài là rất lớnvà trong một khoảng thời gian dài.
Khoảng cách gần, cùng nằm trong khu vực Đông Nam á thời tiết khí hậu có nhiều điểm tương đồng và đó là điều kiện cơ bản để lao động Việt Nam có thể nhanh chóng thích ứng, hoà nhập với công việc và sinh hoạt.
Yêu cầu về trình độ tay nghề, chuyên môn phù hợp với một bộ phận lớn lao động. Thị trường lao động Malaysia có nhiều lĩnh vực có nhu cầu trình độ tay nghề phù hợp và các chi phí tấp là cơ hội tốt cho một bộ phận lớn lao động nghèo tại địa bàn nông thôn của của nước ta thiếu việc làm được làm việc tại Malaysia.
Khó khăn:
Malaysia là quốc gia đa sắc tộc, đạo Hồi là quốc ddaojvaf ý thức tootr chức kỷ luật, tự giác tuân thủ phất luật là tiêu chuẩn được xếp ưu tiên trong tổ chức, quản lý lao động tại Malaysia sẽ là thách thức không nhỏ đối với một bộ lao động Việt Nam vốn sống trong môi trường làm việc thủ công, nhỏ lẻ, tự do…
Tiền lương thấp và thị trường Malaysia còn mới mẻ ta chưa có kinh nghiệm.
2.1. Chính sách, chế độ đối với người lao động nước ngoài theo quy định của CP Malaysia .
Một số nội dung căn bản về chính sách, chế độ quy định với lao động đối với lao động nước ngoài:
- Thời hạn hợp đồng: Thông thường là 3 năm và gia hạn hợp đồng không quá 2 năm
- Thời gian làm việc bình thường: 8 giờ/ngày, 26 ngày/tháng.
- Lương: Malaysia không quy định mức lương tối thiểu, mà chủ sử dụng lao động và người lao động tự thoả thuận theo sự điều tiết của thị trường, và tuỳ từng ngành nghề.
Lao động nông nghiệp: khoảng 15-18 RM/ngày 8 giờ( Tương đương 103-123$ /tháng)
Lao động làm việc trong các nhà máy sản xuất chế tạo: khoảng 18 RM\ngày(tương đương 123$/tháng)
Lao động xây dựng:khoảng trên 30RM/ngày (tương đương trên 200$/tháng)
Làm việc ngoài giờ được trả bằng 1,5 lần làm việc ngày lễ được trả bằng 2 lần mức lương giờ làm việc bình thường và 3 lần khi làm việc vào ngày quốc lễ
- Bảo hiểm: lao động nước ngoài dược chủ sử dụng đóng góp các khoản bảo hiểm xã hội ,bảo hiểm ytế bắt buộc theo quy định của pháp luật Malaysia
- Chỗ ở: chủ sử dụng đài thọ chỗ ở miễn phí ,có trang bị bếp ăn để tự nấu ăn
- Chi phí ăn uống: người lao động tự chịu chi phí ăn uống ,thông thường lao động phải chi 25-30$tiền ăn hàng tháng
-Thuế : lao động nước ngoài phải đóng một khoản lệ phí cho chính phủ. Mức lệ phí hàng năm như sau :
lao động công nghiệp, xây dựng, dịch vụ,1200RM/năm
lao động nông nghiệp ,giúp việc gia đình 360RM/năm
- Phí khám sức khoẻ :hàng năm người lao động phải kiểm tra sức khoẻ ,chi phí kiểm tra sức khoẻ khoảng 180RM/năm đối với nam, 190RM/năm đối với nữ .
2.2. Phương thức nhận lao động nước ngoài theo quy định của Malayssia.
Trước năm 1998 việc tiếp nhận lao động nước ngoài thông qua đại lý lao dộng, do Chính phủ Malaysia cấp phép .
Từ năm 1998 đến nay chính phủ Malaysia cấp phép trực tiếp cho chủ sử dụng lao động căn cứ vào nhu cầu của họ. Như vậy, về nguyên tắc, chủ sử dụng trực tiếp tuyển chọn lao động và ký kết hợp đồng nhận lao động nước ngoài theo quy định của Chính phủ.
Thực tế phần lớn các chủ sủ dụng lao động không đủ kinh nghiệm và điều kiện tuyển chon trực tiếp, đã uỷ thác cho các đại lý Malaysia tuyển chọn theo đúng giấy phép được cấp và yêu cầu chất lượng do chủ sử dụng đưa ra.
Ngày 06/02/2002 Chính phủ Malaysia đã công bố chính thức chủ trương mở của thị trường cho lao động Việt Nam sang làm việc tại Malaysia. Tính đến ngày 16/05/2002, đã có18 doanh nghiệp gửi hồ sơ hợp đồng đã ký kết với đối tác với số lượng lao động là 3799 lao động.
Có 7 doanh nghiệp (SULECO, TRAENCO, SOVILACO, COOOPIMEX, SONA, LOD, Tổng công ty Xây dựng 4) đã đưa được 376 lao động đi làm việc tại các nhà máy ở Malaysia.
3. Phân tích thực trạng công tác Tuyển mộ tuyển chọn, đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động trước khi xuất cảnh sang Malaysia tại Trung tâm dịch vụ việc làm Đơn vị thuộc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương.
3.1. Phân tích Tuyển mộ tuyển chọn lao động.
3.1.1. Công tác tuyển mộ, tuyển chọn.
Nguồn lao động: chủ yếu tại các khu vực Nông thôn của các huyện, xã trên địa bàn tỉnh, và nguồn lao động có nhu cầu tại các tỉnh lân cận như Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam….
Hải Dương là tỉnh có dân số khá đông trong khu vực phía Bắc khoảng 1,8 triệu người, có cớ cấu dân số trẻ đây là một thuận về nguồn lao động cho Trung tâm cũng như cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động khác đang hoạt động trên địa bàn tỉnh.
Tiêu chuẩn tuyển mộ tuyển chọn:
* Nam: Tuổi 18-37
Tốt nghiệp THCS trở lên
Có sức khoẻ tốt, không bị HIV, viêm gan B, bệnh lậu, giang mai bệnh truyền nhiễm.
Chiều cao 1m6 trở lên, cân nặng 50kg trở lên……
* Nữ: Tuổi 18- 35
Tốt nghiệp THCS trở lên
Có sức khoẻ tốt, không bị HIV, viêm gan B, bệnh lậu, giang mai bệnh truyền nhiễm.
Chiều cao 1m50 trở lên, cân nặng 47kg trở lên…..
Biểu 8: Tổng số nhân khẩu từ đủ 15 tuổi trở lên HĐKTTX
của tỉnh Hải Dương
TT
Tuổi
Năm 1996
Năm 1997
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
1
15-24
332056
171506
163855
164829
141603
2
25-34
420719
255972
263580
235105
270258
3
35-44
367040
265703
284138
308828
294792
4
45-54
142977
101641
93737
118723
120363
5
55-59
61105
24128
24695
31647
20506
6
60+
Nguồn: Thống kê Lao động – việc làm của Bộ LĐTB-XH Năm 1996-2000
Công tác tuyển mộ tuyển chọn lao động đi Malaysia ở TT điễn ra theo quy trình như sau.
Căn cứ vào ngành nghề, số lượng lao động các đối tác yêu cầu mà TT lên kế hoạch, chương trình tuyển chọn.
Giai đoạn chuẩn bị:
- Chuẩn bị nguồn lao động dự tuyển. Dựa vào tiêu chí tuyển chọn đẻ chuẩn bị nguồn cung cấp lao động , nguồn này bao gồm:
+ Thanh niên đã hoàn thành nghĩa vụ quân sựtrong các đơn vị quân đội, thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyeenjtham gia các chương trình, dự án ở nơi khó khăn đã hoàn thành nhiệm vụ.
Ưu điểm : của nguồn này là những công nhân lao động xuất khẩu được tuyển chọn từ nguồn này có tư cách đạo đức tốt, tác phong quân đội- điều này chính là nền tảng tạo lên tác phong công nghiệp
Nhược điểm: là họ thường chưa được qua một trường lwops đào tạo nghề nào vì vậy họ thường đi xuất khẩu lao động với tư cách là lao động phổ thông.
+ Lao động làm việc trong các công ty, các xí nghiệp có nhu cầu đi.
Ưu điểm: của nguồn này là hầu hết những người đi xuất khẩu lao động từ nguồn này đều đã qua đào tạo, họ có một ngành nghề nhất định và họ đi lao động xuất khẩu với tư cách là công nhân kỹ thuật.
Nhược điểm: của nguồn này đó là số lượng rất hạn chế, và số người đăng ký cũng ít.
+ Lao động chưa có việc làm ở xã, phường, thị trấn, trong đó ưu tiên con em gia đình chính sác, lao động thiếu việc làm ở nông thôn.
Ưu điểm: của nguồn này đó là số lượng lớn, đa dạng, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc.
Nhược điểm: của nguồn này là trình độ tay nghề thường chưa có, trình độ học vấn không đồng đều,và nhược điểm lớn nhất đó là họ hay nong vội trong việc kiếm tiền, họ dễ bị cám dỗ bởi sự chênh lệch về tiền lương khi làm tự do bên ngoài so với làm theo hợp đồng.
Giai đoạn chính thức:
Bước 1: Xem xét hồ sơ của người lao động.
- Hồ sơ của người lao động phải có đầy đủ giấy tờ theo quy định:
+ Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Uỷ ban nhân dân phường, xã hoặc của Cơ quan đang công tác.
+ 01 ảnh màu 4cm*6cm.
+ 01 bản Photo chứng minh thư, bằng nghề hoặc chính chỉ( Nếu có)
trích ngang lý lịch cá nhân
họ và tên:………………..Sinh ngày:……/……../…….Nam(Nữ)……
Địa chỉ thường trú:……………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
Số CMTND:………….Ngày cấp:…../……/…..Nơi cấp: CA tỉnh…….
Điện thoại báo tin: Nhà riêng.………Nhắn, nhờ ai……………………
Trình độ văn hoá:……….. Chuyên môn:……………………………….
Trình độ ngoại ngữ: ………………Tin học: …………………………..
Đối tượng ưu tiên: ……………………………………………………….
Kinh nghiệm làm việc (năm):………Nơi làm việc trước đây:………..
………………………………………………………………………………
Chiều cao: 1m:………Cân nặng: ……..kg.
Họ tên vợ, (chồng):…………….Sinh năm:……….Nghề nghiệp:…
Họ tên con: 1-/………………….Sinh năm:……….
2-/………………….Sinh năm:……….
3-/………………….Sinh năm:……….
Họ tên Bố:……………………….Sinh năm:……….Nghề nghiệp:………
Họ tên mẹ:……………………….Sinh năm:……….Nghề nghiệp:……….
Họ tên Anh,(chị) em ruột:
1-/………………………Sinh năm:………..Nghề nghiệp:……….
2-/………………………Sinh năm:………..Nghề nghiệp:………..
3-/………………………Sinh năm:………..Nghề nghiệp:………..
4-/………………………Sinh năm:………..Nghề nghiệp:………..
5-/………………………Sinh năm:………..Nghề nghiệp:…………
Hải Dương, ngày……. tháng……..năm 200…..
Người khai
(Ký, ghi rõ họ tên)
Bước 2: Sơ tuyển.
Nhằm mục đích xem xét người dự tuyển có đạt yêu cầu cơ bản như: nghề nghiệp, trình độ có phù hợp không. Đồng thời có thể phần nào xác minh được tính trung thực ghi trong hồ sơ.
Bước 3 : Trắc nghiệm .
Cán bộ tuyển dụng sẽ đưa ra mẫu bài trắc nghiệm đơn giản để xác định trình độ của người dự tuyển . Người lao động phải lần lượt giải quyết các bài thi trắc nghiệm do cán bộ tuyển dụng giao cho trong thời gian ngắn nhất .
Bước 4 : Phỏng vấn .
Tuỳ theo cách làm việc của cán bộ phỏng vấn mà mỗi cán bộ phỏng vấn có cách phỏng vấn của riêng mình . Có người phỏng vấn trực tiếp bằng cách đưa ra những câu hỏi về nghề nghiệp , tuổi tình trạng hôn nhân … có người lại yêu cầu người dự tuyển diền vào tờ mẫu phỏng vấn của trung tâm.
Một số câu hỏi thường được dùng để phỏng vấn trong quá trình tuyển mộ tuyển chọn công nhân lao động xuất khẩu của trung tâm :
1. Anh (chị) bao nhiêu tuổi ?
2. Anh (chị) đã lập gia đình chưa ? Anh (chị) có thấy là với tuổi tác này đi xuất khẩu lao động là quá sớm hay quá muộn không ?
3. Nếu anh (chị) chúng tuyển đi lao động xuất khẩu thị mức lương đã thông báo , anh (chị) có thấy nó xứng đáng không ?
4. Ngoài mục đích mang lại thu nhập cao , anh (chị) có còn mục đích gì khác không ?
5. Khi sang bên đó làm việc , anh (chị) có chắc chắn rằng mình sẽ làm tốt công việc theo đúng hợp đồng không ? Anh (chị) có chắc chắn rằng sẽ chấp hành đúng pháp luật của nước họ không ?
6. Nếu chủ sử dụng lao động bên nước họ có hành vi ngược đãi với anh (chị) khi anh (chị) không hoàn thành tốt công việc được giao , anh (chị) sẽ xử lý như thế nào ?
7. Anh chị biết ngoại ngữ gì ?
Trong qua trình tuyển mộ tuyển chọn công nhân lao động xuất khẩu thì bước phỏng vấn là bước quan trọng nhất . Nó có vai trò rất quan trọng đối với sự thành công của cả quá trình tuyển mộ tuyển chọn . Nó cũng là nền tảng của công tác đào tạo , giáo dục định hướng cho người lao động . Do đó , trung tâm đã rất quan tâm đến bước phỏng vấn nhằm tuyển mộ tuyển chọn được đúng đối tượng , đúng tiêu chuẩn đúng yêu cầu của đối tác. Tuy nhiên , qua những câu hỏi dùng để phỏng vấn người lao động cho thấy mặc dù những câu hỏi này đi về vấn đề khai thác cảm nghĩ của người lao động với xuất khẩu lao động nhưng những câu hỏi này hơi cứng nhắc. Chắc chắn người lao động sẽ trả lời theo cách mà họ nghĩ người phỏng vấn muốn nghe chứ không trả lời theo cảm nghĩ thật của mình. Như vậy, cán bộ phỏng vấn không thu được kết quả chính xác. Với những câu hỏi này, người phỏng vấn phải làm sao cho người lao động tự nhiên nói nên suy nghĩ thật của mình. Muốn như vậy, người phỏng vấn phải tạo ra được không khí thân mật với người lao động dự tuyển. Mặt khác , những câu hỏi này không liên quan đến việc kiểm tra kinh nghiệm, nghề nghiệp của người lao động mà đây là mục đích chủ yếu của cuộc phỏng vấn.
Sau khi phỏng vấn, cán bộ phỏng vấn xác định được những người chúng tuyển.
Bước 5: quyết định tuyển chọn .
Thông báo danh sách chúng tuyển .
Hướng dẫn kê khai, hoàn thành các thủ tục hồ sơ cần thiết.
Thông báo kế hoạch đào tạo nghề, ngoại ngữ và giáo dục định hướng một cách cụ thể cho người lao động.
3.1.2. Hình thức tuyển mộ tuyển chọn:
Trực tiếp: TT trực tiếp nhận hồ sơ của người LĐ ngay tại TT, TT sẽ cử cán bộ hướng dẫn tư vấn miễn phí các thủ tục cần thiết để người LĐ chủ động làm hồ sơ.
Ưu điểm:
- Tốn ít thời gian tư vấn, người lao động được hướng dẫn kỹ càng hơn các thủ tục, quyền lợi trách nhiệm của người lao động làm việc tại Malaysia.
- Chi phí thấp.
Nhược điểm:
- Không chủ động được nguồn lao động đầu vào.
- Việc xác định kiểm tra hồ sơ là khó.
- Khó chia lớp, phân lớp bởi đây là hình thức không mang tính tập trung.
Gián tiếp: Thông qua Phòng TCLĐ huyện để xuống các xã, thôn để tuyên truyền, giới thiệu về công tác XKLĐ sang Malaysia. Tại đây người dân sẽ được cán bộ của TT hướng dẫn các thủ tục cần thiết, quyền lợi và nghĩa vụ khi làm việc tại Malaysia và các yêu cầu đối lao động ....
Ưu điểm:
- Nguồn lao động dồi dào và tập trung.
- Việc xác định, kiểm tra hồ sơ là đơn giản
- Cung cấp thông tin được cho nhiều người, nhiều đối tượng có nhu cầu, và thông tin đó mang tính hệ thống cao.
- Vì tập trung nên chi phí trung bình là thấp.
Nhược điểm:
- Thủ tục hành chính còn phiền hà, thiếu sự thống nhất, nhất quán giữa huyện, xã và TT
- Lực lượng cán bộ còn mỏng nên việc tổ chức tuyên truyền là không thường xuyên.
- Sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty XKLĐ trên cùng địa bàn.
3.1.3. Những kết quả đạt được và những tồn tại trong công tác tuyển mộ tuyển chọn.
3.1.3.1.Kết quả đạt được.
Biểu 9: Số LĐ đăng ký và đã qua khám sức khoẻ tại TT trong
Năm 2002-2003
Đơn vị: người
STT
Tên huyện TP
Số lao động đăng ký tại TT
Số lao động đã tuyển đủ sức khoẻ
Tỷ lệ %người đủ sức khoẻ
07/02 -12/02
01/03-12/03
07/02-12/02
01/03-12/03
07/02-12/02
01/03-12/03
1
Cẩm Giàng
126
214
108
206
85,71
96,26
2
Tứ Kỳ
87
198
73
189
83,91
95,45
3
Gia Lộc
172
210
126
187
73,26
89,05
4
Kinh Môn
90
183
76
171
84,44
93,44
5
TP HảiDương
39
104
26
80
66,67
76,92
6
Tự do
45
84
38
78
84,44
92,86
Tổng số
559
993
447
911
80
91,74
Nguồn: Báo cáo lao động xuất khẩu đã qua khám sức khoẻ tại
Trung tâm DVVL Hải Dương
3.1.3.2. Những tồn tại.
Chất lượng lao động thấp đầu tiên phải khẳng định công tác tuyển mộ tuyển chọn chưa thực hiện tốt là nguyên nhân đầu tiên . Nó cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho công tác đào tạo, giáo dục định hướng hoạt động với hiệu quả không cao.
Những hạn chế :
+Trong việc thông báo tuyển lao động đi lao động xuất khẩu trung tâm không đề cập đến yêu cầu về trình độ đối với lao động phổ thông . Điều này dẫn đến , nhiều người được tuyển đi lao động phổ thông chưa tốt nghiệp phổ thông cơ sở mà mới chỉ học hết lớp 3 , lớp 4 . Đây là nguyên nhân cơ bản gây khó khăn cho công tác đào tạo ngoại ngữ của trung tâm .
+Trong phỏng vấn nhằm kiểm tra trình độ ngoại ngữ (chủ yếu là trình độ tiếng Anh ) phỏng vấn viên dùng mẫu phỏng vấn bằng tiếng Anh có kèm theo tiếng của nước cần tuyển , sau đó yêu cầu người lao động điền các thông tin vào trong bài phỏng vấn chứ không phỏng vấn bằng cách đặt ra những câu hỏi bằng tiếng Anh và yêu cầu người lao động trả lời . Cách làm này chỉ có thể kiểm tra khả năng viết của người lao động chứ không thể kiểm tra được khả năng nói và nghe ngoại ngữ của họ .
+ Đối với những lao động có nghề , hẩu như việc tuyển mộ tuyển chọn chỉ căn cứ vào chứng chỉ đào tạo nghề của người lao động mà khồng chực tiếp kiểm tra tay nghề , có kiểm tra cũng chỉ là hỏi một số câu hỏi liên quan đến nghề của họ trong khâu phỏng vấn chứ không trức tiếp kiểm tra về khả năng thực hành của họ . Đây là nguyên nhân dẫn đến việc nhiều người lao động tuy có bằng , chứng chỉ nghề nhưng là do mua bằng , chứng chỉ ngành nghề chứ không phải do cả quá trình học tập và rèn luyện mà có . Như vậy , nhiều người lao động thực chất là không lắm được một nghề thực sự , hoặc có thể biết lý thuyết nhưng khả năng thực hành lại kém . Do đó , không đáp ứng được yêu cầu của phía đối tác và cũng là nguyên nhân người lao động bị trả về nước trước thời hạn lao động.
3.2. Phân tích Đào tạo cho người lao động.
Sau khi người lao động được tuyển chọn, TT sẽ tổ chức cho người lao động được học nghề theo đúng như nguyện vọng đăng ký.
Biểu 10: Trình độ tay nghề, học vấn lao động đầu vào tại TT
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Quý I năm 2004
Người
Tỉ lệ %
Người
Tỉ lệ %
Người
Tỉ lệ %
Trình độ học vấn
TN THCS
106
23,71
143
15,7
12
31,58
TNTHPT
285
63,76
680
74,64
23
60,52
Trung học CN
56
12,53
88
9,66
3
7,9
Tổng số
447
100
911
100
38
100
Trình độ tay nghề
Có trình độ tay nghề
57
12,75
126
13,83
11
28,95
Không có TĐTN
390
87,25
785
86,17
27
71,05
Tổng số
447
100
911
100
38
100
Nguồn: Báo cáo lao động đăng ký tại Trung tam DVVL Hải Dương
Qua biểu trên chúng ta có thể thấy được rằng chất lượng lao động đầu vào còn thấp:
Tỷ lệ lao động đã tốt nghiệp THPT, THCN mới đạt ở mức 63,76% và 12,53% vào năm 2002.
Tỷ lệ lao động đã tốt nghiệp THPT, THCN mới đạt ở mức 74,64% và 9,66% vào năm 2003.
Và vào đầu năm thì tỷ lệ đó lại càng giảm mạnh do thông tin về tình hình lao động việc làm tại Malaysia ảnh hưởng xấu đến tâm lý của người lao động cho nên tỷ lệ người đăng ký chủ yếu mới học hết cấp 2 và đa số thuộc các hộ nghèo.
Còn về trình độ tay nghề của người lao động thì chủ yếu là chưa qua trường lớp đào tạo chủ yếu là lao động phổ thông:
Năm 2002: Lao động có tay nghề: 12,75%
Lao động chưa có tay nghề: 87,25%
Năm 2003: Lao động có tay nghề: 13,83%
Lao động chưa có tay nghề: 86,17%
Hiện tại TT đang Đào tạo dạy nghề chủ yếu là Điện công nghiệp, Dệt may, Cơ khí, Vận hành máy Bơm.
Chi phí Đào tạo, dạy nghề do người lao động chi trả, được miễn giảm cho các đối tượng chính sách. Học phí đào tạo, giáo dục định hướng: 320.000 Vnđ ( Đã được miễn giảm 50% học phí theo chương trình thí điểm xuất khẩu lao động sang Malaysia của uỷ ban nhân dân tỉnh)
Quy mô lớp: 10 người trở lên là có thể mở lớp, trong trường hợp học viên vào sau TT sẽ tổ chức ghép lớp cho người đó tạo điều kiện thuận lợi để người đó có xuất cảnh nhanh nhất.
Thời gian Đào tạo: 3 tháng.
Người lao động được học ngay tại TT, với đội ngũ giảng dạy của TT, học viên được học lý thuyết và thực hành ngay trên trang thiết bị của TT hoặc được học thông qua băng Video, máy chiếu.
Trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác Đào tạob lao động xuất khẩu:
Hiện nay tại Trung tâm có 5 phòng học, 1 phòng thực hành nghề điện, cơ khí, 1 phòng dạy cắt may với số máy may công nghiệp là 43 máy phục vụ cho công tác đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu.
Đội ngũ giáo viên tại Trung tâm: Đội ngũ giáo viên tại Trung tâm là chủ yếu nhưng trong một số thời điểm học viên đông Trung tâm đã thuê ngoài để đảm bảo kế hoạch Đào tạo, chủ yếu là thuê giáo viên dạy tiếng.
Biểu 11: Số lượng, cơ cấu cán bộ trực tiếp làm công tác XKLĐ và Đào tạo và Giáo dục định hướng tại TT DV- VL Hải Dương
Các phòng
Tổng số
Trong đó
Nam
Nữ
Theo trình độ chuyên môn kỹ thuật
CNKT
Trung học CN
CĐ,ĐH trởlên
Khác
Ban GĐ
2
1
3
P. Tư vấn
3
2
1
4
P. LĐNN
3
2
1
4
P.Giáo vụ
1
2
1
2
P. Đào tạo
18
8
9
5
12
Nguồn: Cơ cấu Lao động tại Trung tâm DVVL Hải Dương
Có thể thấy được là số lượng Cán bộ làm công tác xuất khẩu lao động là đủ, đa dạng, phong phú, có trình độ tay nghề phù hợp đảm bảo được tiến trình đào tạo.
Ví dụ tiến trình đào tạo công nhân may công nghiệp:
Học viên được làm quen với máy may công nghiệp.
Học viên được dạy về cách sử dụng máy, đặc tính của máy, và thời gian học lý thuyết là 2 tuần.
Sau đó học viên sẽ được ngồi máy theo sự hướng dẫn chỉ bao giáo viên giảng dạy và thời gian thực hành trên máy là 5 tuần
Và cuối cùng học viên sẽ được tổng hợp lại toàn bộ kiến thức lý thuyết cũng như thực hành và được Trung tâm tổ chức thi kiểm tra lấy chính chỉ nghề theo quy định của Cục quản lý lao động với nước ngoài.
Học viên phải may đường viền thẳng, zíc zắc theo độ dài và thời gian quy định. Ví dụ: may đường thẳng trên vải Kaki có chiều dài 5m thì thời gian phải hoàn thành là dưới 60 giây kể cả việc lấy vải từ vị trí quy định.
May theo hình zíc zắc với độ dài 5m thì thời gian hoàn thành phải dưới 90 giây thì học viên đó mới đạt yêu cầu.
Sau khoá học người lao động tổ chức thi kiểm tra trên giấy và thực hành để kiểm tra tay nghề đã học nếu đạt yêu cầu thì mới đủ điều kiện lao động tại Malaysia. Chứng chỉ do Cục quản lý lao động với nước ngoài quy định.
Kết qủa đào tạo nghề:
Biểu 12: Kết qủa đào tạo nghề tại Trung tâm DV-VL
trong hai năm 2002 và năm 2003
TT
Nghề đào tạo
Kết quả đào tạo
Năm 2002
Năm 2003
TB
Tỷ lệ%
Khá
Tỷ lệ
%
Giỏi
Tỷ lệ%
TB
Tỷ lệ
%
Khá
Tỷ lệ
%
Giỏi
Tỷ lệ
%
1
Điện CN
23
35
35
53
8
12
14
23
35
58
11
19
2
Xây dựng
48
46
51
49
5
5
57
44
67
52
6
4
3
Hàn
5
31
9
56
2
13
11
31
17
49
7
20
4
Cơ khí
3
25
7
58
2
17
14
39
17
47
5
14
5
Dệt may
35
40
40
46
12
14
34
30
59
53
19
17
Tổng
144
46
143
45
29
9
130
35
195
52
48
13
Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả đào tạo nghề tại
Trung tâm DV-VL Hải Dương.
Ta có thể thấy được chất lượng đào tạo nghề đã được nâng lên qua các năm, tỷ lệ lao động đạt loại khá giỏi tăng lên:
Năm 2002: Lao động đạt loại khá là : 45%.
Lao động đạt loại giỏi là : 9%
Năm 2003: Lao động đạt loại khá là : 52%
Lao động đạt loại giỏi là : 13%
Lao động đạt loại trung bình giảm từ 46% năm 2002 xuống còn 35% năm 2003.
Tồn tại:
Nhìn mặt bằng chung thì chất lượng lao động sau khi đào tạo là chưa cao, tỷ lệ học viên đạt loại trung bình là khá cao trong khi đó thì tỷ lệ học viên giỏi lại ít.
Tỷ lệ học viên đạt loại trung bình là 46% vào năm 2002 và 35% vào năm 2003.
Một phần nguyên nhân trên là ý thức của người lao động còn chưa tốt, theo thống kê của phòng đào tạo thì tỷ lệ lao động bỏ tiết, chốn học là cao khoảng 70%, đây là do sự nhận thức của học viên là kém nhiều người có suy nghĩ chỉ cần học qua loa có chứng chỉ nghề là có thể đi xuất khẩu lao động, chứ họ không nghĩ tới khó khăn sau này khi bắt tay vào làm việc tại các công trường, xí nghiệp.
Một nguyên khác là: Vào những lúc học viên đông trang thiết bị thiếu, cho nên, có nhiều người lao động phải thực hành cùng trên một triết bị như vậy sẽ làm giảm hiệu quả giảng dạy, giảm kết quả thực hành.
3.3. Phân tích Giáo dục định hướng cho người lao động tại Trung tâm DV-VL Hải Dương.
3.3.1.Nội dung Giáo dục định hướng:
Người lao động được học tiếng Anh theo giáo trình của Cục quản lý lao động với nước ngoài quy định. Và giáo viên của Trung tâm sẽ trực tiếp lên lớp, học viên sẽ được học trong thời gian là 2 tháng với 40 tiết học. Sau khoá học người lao động sẽ phải trải qua một đợt kiểm tra tại Trung tâm theo dạng kiểm tra trên giấy.
Nội dung và phương pháp đào tạo ngoại ngữ:
Nội dung giảng dạy Tiếng Anh
Phương pháp giảng dạy
Bảng chữ cái, nguyên âm, phụ âm trong tiếng Anh.
Chào hỏi, mời cám ơn, xin lỗi.
Cách giao tiếp, tự giới thiệu làm quen.
Các mẫu câu đơn giản.
Giao tiếp ở sân bay, bến cảng, cửa khẩu.
Giao tiếp khi đi xe lửa, ôtô, tàu điện….
Giao tiếp ở nhà máy, công xưởng.
Nói về ốm đau, ăn uống.
Giao tiếp ở Bệnh viện, Ngân hàng, Bưu điện.
Giao tiếp khi mua sắm.
Nói về khí hậu, thời tiết.
Tiếng cơ bản về nghề sẽ làm, phục vụ vận hành máy móc…
- Lên lớp
- Diễn giải
- Nghe băng
- Hội thoại
- Xem băng
Kết quả sẽ được ghi nhận, xếp loại và ghi vào chứng chỉ.
Điểm thi từ 5-6 điểm là loại Trung bình.
Điểm thi từ 7-8 điểm là loại khá.
Điểm thi từ 9-10 điểm là loại giỏi.
Điểm thi của học viên dưới 5 thì sẽ được Trung tâm tổ chức cho học và thi lại bao giờ đạt thì thôi.
Học viên tại Trung tâm thường làm bài kiểm tra tiếng Anh theo mẫu sau:
Đối với chương trình giáo dục định hướng:
Nội dung và phương pháp giảng dạy tại Trung tâm.
STT
Nội dung giảng dạy
Phương pháp giảng dạy
1
ý nghĩa và sự cần thiết của việc đào tạo, giáo dục định hướng
Diễn giải
2
Luật lao động, luật hình sự, luật dân sự, luật xuất nhập cảnh và cư trú của Việt Nam và pháp luật của nước nhận lao động, nghĩa vụ chấp hành và tuân thủ pháp luật
Diễn giải
3
Hệ thống các văn bản hiện về đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định của Chính phủ việt Nam
Diễn giải
4
Đất nước con người, phong tục tập quán, điều kiện làm việc và sinh hoạt, quan hệ giữa chủ và thợ của nước nhận lao động, kinh nghiệm giao tiếp…..
Diễn giải + Xem băng hình
5
Các điều kiện tiêu chuẩn, tư cách của người lao độngtheo thoả thuận trong hợp đồng đã ký giữa Trung tâm với các doanh nghiệp đư lao động đi làm việc tại Mlaysia
Diễn giải+ Xem băng hình
6
Các quy định quy, quy chế tài chính tiền lương, tiền thưởng tiền làm thêm giờ theo từng trường hợp cụ thể, theo từng ngành nghề
Diễn giải
7
Nội dung hợp đồng, các ký kết mà Trung tâm đã ký với các Đon vị trực tiếp nhận đưa lao động đi xuất khẩu, quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của người lao động trong việc thực hiện các điều cam kết sẽ ký trong hợp đồng lao động
Diễn giải
8
Kỷ luật tác phong trong công nghiệp. Những quy định, quy phạm về bảo hộ lao động, an toàn lao động trong các nhà máy, xí nghiệp, công nông -trường
Diễn giải
9
Chuẩn bị hành lý tư trang cá nhân ( vật được mang, vật gì bị cấm, mang những gì trong đồ dùng cá nhân) hướng dẫn các thủ tục tại sân bay, lên máy bay. Trong quá trình bay và khi sang đến Malaysia
Diễn giải
- Người lao động sẽ được học trong 46 tiết:
Chính khoá 30 tiết
Ngoại khoá 16 tiết
Tài liệu học tập cuốn: " Những điều cần biết với người lao động VN đi làm việc tại Malaysia "
Chính khoá: Người lao động sẽ được học những vấn đề chung nhất liên quan tới công việc sẽ làm trong tương lai và những chú ý trong quá trình lao động:
- ý nghĩa của việc tham gia khoá học Giáo dục định hướng này.
- Địa lý, dân số, kinh tế của Malaysia.
- Đi lại giao thông của Malaysia.
- Phong tục tập quán sinh hoạt của người Malaysia.
- Quyền lợi của người lao động nước ngoài tại Malaysia.
- Một số quy định bắt buộc người lao động nước ngoài phải tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh.
- Luật Lao động và Luật Hình sự của Malaysia ....
Ngoại khoá: Đây là hoạt động nhằm trao đổi kinh nghiệm bổ sung kiến thức , bổ trợ cho học chính khoá giúpngười lao động làm quen với công việc, quan hệ trong lúc làm việc tại Malaysia:
- Giới thiệu các thủ tục xuất nhập cảnh
- Các điều cần biết khi ở sân bay và khi bay.
- Tính toán thu nhập, tiềnlương, tiền công các khoản giảm trừ ....
Tương tự như học ngoại ngữ sau khoá học học viên cũng phải trải qua một đợt kiểm tra cuối kỳ theo đề của Trung tâm theo mẫu sau: và kết quả thi cũng được dánh giá như học ngoại ngữ thông qua điểm của bài thi.
Một số mẫu bài kiểm tra giáo dục định hướng:
Kết quả sẽ được ghi nhận, xếp loại và ghi vào chứng chỉ.
Điểm thi từ 5-6 điểm là loại Trung bình.
Điểm thi từ 7-8 điểm là loại khá.
Điểm thi từ 9-10 điểm là loại giỏi.
Điểm thi của học viên dưới 5 thì sẽ được Trung tâm tổ chức cho học và thi lại bao giờ đạt thì thôi.
3.3.2. Kết quả đạt được và những tồn tại.
Kết quả đạt được:
Biểu 13: Kết quả đào tạo ngoại ngữ và giáo dục định hướng trong năm 2002-2003
TT
Môn
Kết quả đào tạo ngoại ngữ và giáo dục định hướng
Năm 2002
Năm 2003
TB
Tỷ lệ
%
Khá
Tỷ lệ
%
Giỏi
Tỷ lệ
%
TB
Tỷ lệ
%
Khá
Tỷ lệ
%
Giỏi
Tỷ lệ
%
1
T.Anh
150
32
306
65
14
3
190
21
641
71
72
8
2
GDĐH
90
19
314
69
66
12
126
14
704
78
72
8
Tổng
470
903
Nguồn: Báo cáo kết quả dạy nghề Nam 2002-2003
Nhận xét: Chất lượng đào tạo ngoại ngữ còn chưa ổn định . Qua biểu trên ta có thể thấy mặc dù chất lượng đào tạo có tăng nhưng vẫn ở mức thấp, học viên đạt điểm khá giỏi tăng lên: 61% học viên đạt loại khá năm 2002 tăng lên 71% năm 2003 đối với môn ngoại ngữ, 69% lên 78% đối với chương trình giáo dục định hướng.
Trong khi đó tỷ lệ học viên đạt điểm trung bình giảm từ 32% năm 2002 xuống còn 21% năm 2003 đối với môn tiếng Anh, và chương trình giáo dục định hướng tỷ lệ học viên xếp loại trung bình cũng giảm. Đó là tín hiệu tốt chứng tỏ Trung tâm đã có sự cố gắng cải thiện chất lượng đào tạo cho người lao động.
Những tồn tại:
Kết quả đào tạo ngoại ngữ của các khoá học trong năm 2000 và 2002 còn chưa cao.
Trong quá trình học tập còn nhiều học viên bỏ học không chấp hành nội quy học tập, không chấp hành nghiêm chỉnh các giờ nên lớp đặc biệt là còn hiện tượng đánh bạc , đánh bài làm mất trật tự ảnh hưởng đến kết quả học tập và rèn luyện chung . Đây là một nhược điểm rất lớn mà Trung tâm cần phải khác phục để đảm bảo kết quả của khoá học .
Nhiều giáo viên được thuê mùa vụ trong những lúc học viên đăng ký đông , khi đó mới tìm thuê giáo viên . Do đó , những giáo viên này nhiều khi không có tinh thần yêu nghề không hết lòng trong việc truyền thụ kiến thức cho học viên, không nhiệt tình trong giảng dạy.
Trong quá trình thực hành giảng dạy một số giáo viên còn chưa bán sát nội dung bài giảng, khả năng bao quát lớp còn hạn chế. Tác phong, xưng hô trong quan hệ giao tiếp giữa học viên và giáo viên có lúc còn xuề xoà coi nhẹ .
Thu nhập của giáo viên theo chế độ hợp đồng còn thấp, ảnh hưởng đến tâm lý và hiệu quả trong công tác giảng dạy.
Về công tác đảm bảo, phục vụ giảng dạy và học tập:
Chưa đảm bảo đầy đủ các phương tiện dạy và học như: Phòng học chưa đầy đủ nhiều khi phải học cả ca 3, âm ly loa phục vụ giảng dạy và học tập còn thiếu như vậy lớp học lại đông thì sẽ không có kết quả. Có lúc giáo viên phải dạy cả 2 ca sáng và chiều do vậy ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy.
Việc phân chia lớp: Không có sự phân chia trình độ học ngoại ngữ của học viên khi mới bắt đầu nhập học . Do đó dẫn đến việc những học viên đã có một hiểu biết nhất định về tiếng Anh ở trường phổ thông bị ghép học với những học viên chưa biết tý gì về ngoại ngữ, điều này sẽ gây khó khăn cho giáo viên khi giảng bài cho học viên đồng thời cũng hạn chế khả năng tiếp thu nhanh của những học viên đã biết cũng như việc những học viên chưa biết không theo kịp tốc độ giảng dạy của giáo viên .
Mỗi lớp học thường bố trí khoảng từ 50 đến 60 người như thế là quá đông cho một lớp học ngoại ngữ . Việc này sẽ gây khó khăn cho giáo viên trong việc hướng dẫn cụ thể từng học viên và ảnh hưởng xấu đến việc tiếp thu bài giảng của học viên .
Về hình thức kiểm tra còn sơ sài chưa đầy đủ học viên mới chỉ được kiểm tra về khả năng viết , trong khi đó khả năng nghe và đọc lại không được chú ý đây là điều bất cập bởi vì lao động xuất khẩu chủ yếu sử dụng khả năng này trong công việc cũng như giao tiếp với chủ sử dụng tại Malaysia .
Về giáo dục định hướng về cơ bản được thực hiện rất tốt nhưng còn một số khuyết điểm chủ yếu thuộc về ý thức của học viên trong học tập. Người lao động có ý thức chủ quan trong các vấn đề học phong tục, tập quán của Malysia nhất là các quy định của Đạo Hồi như: Họ cho rằng những vấn đề đó không cần học cũng biết, hoặc trong học tập ý thức kém, hay bỏ tiết thận chí còn đánh bạc trong lớp học.
4. Đánh giá kết quả đạt được Công tác cung ứng LĐXK đi Malaysia trong những năm gần đây tại Trung tâm DV- VL Hải Dương.
4.1. Số lượng và cơ cấu LĐXK hàng năm.
Biểu 14: Số lượng và cơ cấu LĐXK hàng năm.
Đơn vị: người; %
STT
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Quý I Năm 2004
Người
Tỉ lệ%
Người
Tỉ lệ%
Người
Tỉ lệ%
1
Giới tính
Nam
421
90,00
617
88,14
35
100
Nữ
56
10,00
83
11,86
0
0
2
Khu vực
Thành thị
58
12,40
73
10,43
8
22,86
Nông thôn
410
87,60
627
89,57
27
77,14
3
Hộ khẩu
Hải dương
430
91,88
608
86.86
29
82,87
Bắc Ninh
16
3,42
31
4,43
4
11,42
Hưng Yên
12
2,56
24
3,43
2
5,71
Nam Định
5
1,07
9
1,29
0
0
Hà Nam
3
0,64
12
1,71
0
0
Lạng Sơn
3
0,64
5
0,71
0
0
Thái Bình
4
0,85
11
1,57
0
0
4
Nghề nghiệp
LĐ PT
183
39,10
243
34,71
24
68,57
Điện CN
58
12,39
65
9,29
1
2,86
Xây dựng
104
22,22
170
24,29
0
0
Hàn
16
3,42
30
4,29
0
0
Cơ khí
10
2,14
26
3,71
2
5,71
Mộc
22
4,70
76
10,86
5
14,29
Dệt may
75
16,03
90
12,85
3
8,57
5
Tuổi
18-25
87
18,59
148
21,14
8
22,86
25-30
217
46,37
318
45,42
11
31,43
30-35
140
29,91
211
30,14
16
45,71
35-40
24
5,13
23
3,28
0
0
Tổng số
468
100
700
100
35
100
Nguồn: Báo cáo tổng hợp công tác cung ứng lao động xuất khẩu tại
Trung tâm DV-VL Hải Dương
Cùng với sự thành công chung của Đề án xuất khẩu lao động của tỉnh Trung tâm cũng đóng góp vào thành công chung đó. Hàng năm Trung đều hoàn thánh và vượt mức kế hoạch đã đặt ra, lượng lao động cung ứng năm sau cao hơn năm trước, có sự đa dạng về ngành nghề, về nguồn……
Chính kết quả đó đã góp phần vào công tác giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh. Hàng năm, Trung tâm đã giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động nhất là lao động không có việc làn ở khu vực nông thôn.
4.2. Thu nhập của người LĐ.
Đối với lĩnh vực trồng trọt và giúp việc gia đình, lương và các khoản trợ cấp từ 350-500 Rm/tháng( khoảng 93-132 USD/tháng theo tỷ giá quy đổi hiện nay giữa đồng Ringgit Malaysia với Đo la mỹ là: 3,8 RM đổi 1USD). Như vậy sau 3 năm làm việc người lao động có một khoản thu nhập cơ bản là: 3.348-4.752USD.
Đối với lĩnh vực xây dựng do có điều kiện để làm thêm giờ( làm thêm giờ vào ngày bình thường pháp luật quy định trả gấp 1,5 lần, lương bình thường và gấp 2 lần vào các ngày lễ) nên thu nhập khoảng 650-1200RM/tháng( vào khoảng 171-315 USD/tháng), nhưng điều kiện làm việc thường nguy hiểm và công việc thường không ổn định. Như vậy sau 3 năm người lao động có một khoảng thu nhập là: 6.156-11.340 USD.
Người lao động phải đóng 9% lương vào quỹ dự phòng, và thuế thu nhập đối với lao động làm trong lĩnh vực trồng trọt là: 95 USD/năm, đối với các lĩnh vực khác là 315 USD/năm.
Biểu 15: Chi phí và thu nhập của Lao động xuất khẩu sang Malaysia
STT
Chỉ tiêu
Số tiền(USD)
1
Chi phí trong thời gian học tại Trung tâm
Phí dịch vụ
1.100$
2
Vé máy bay
15$
3
Dịch vụ sân bay
200$
4
Chi phí đào tạo, giáo dục định hướng
20$
5
Phí khám sức khoẻ
20$
6
Phí làm hộ chiếu
10$
7
Phí ăn ở đi lại
200$
Tổng
1465$
8
Chi phí ước tính tại Malysia
ăn uống
30$/Tháng*3Năm=1080$
9
Khám sức khoẻ
50$/1Năm*3Năm=150$
10
Thuế thu nhập
230$/1Năm*3Năm=698$
Tổng
1920$
11
Thu nhập
Thu nhập bình quân 1 lao động( Tính cả làm thêm giờ)
250$/1Tháng*3Năm=
Tổng
8280$
Nguồn: Điều tra theo phiếu
Chương 4: Kiến nghị nhằm góp phần thực hiện tốt công tác Tuyển chọn, giáo dục định hướng cho người lao động trước khi xuất cảnh sang Malaysia tại Trung tâm dịch vụ việc làm Đơn vị thuộc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương.
1. Đối với Ngành Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh HD.
Tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để người lao động cũng như các Doanh nghiệp XKLĐ làm tốt công tác tuyển mộ tuyển chọn lao động tại các địa phương.
Có sự quản lý, hỗ trợ thường xuyên hơn đối với các TT dịch vụ việc làm, các trường dạy nghề, … để chủ động đáp ứng nguồn nhân lực đủ tiêu chuẩn XKLĐ.
Tiếp tục kết hợp với Uỷ ban dân tỉnh, ngân hàng để tiếp tục có những biện pháp hỗ trợ kinh phí cho người lao động.
2. Trung tâm dịch vụ việc làm HD.
2.1.Nâng cao chất lượng tuyển mộ tuyển chọn .
2.1.1. Tạo nguồn
Quảng cáo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài báo chuyền hình của tỉnh. Thông tin về nhu cầu, điều kiện thị trường và tiêu chuẩn lao động để người lao động chủ động đầu tư học tập nâng cao trình độ nghề nghiệp và ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu thị trường lao động quốc tế mà ở đây là thị trường lao động Malaysia .
Ngoài ra có thể quảng cáo trên biển hiệu, băng rôn .
Ưu tiên tuyển chọn lao động xuất khẩu trong số bộ đội, thanh niên xung phong xuất ngũ lao động trong các doanh nghiệp con em thuộc diện chính sách, những đối tượng này nếu gia đình nghèo thì được vay vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm, quỹ giải quyết việc làm của tỉnh, quỹ xoá đói giảm nghèo từ ngân hàng người nghèo để nộp các khoản theo quy định trước khi đi.
2.1.2. Sơ tuyển .
Yêu cầu đối với kỹ thuật: Người dự tuyển phải tốt nghiệp phổ thông trung học và trung cấp kỹ thuật, với 5 đén7 năm kinh nghiệm thực tế.
Đối với lao động có tay nghề : yêu cầu có chững chỉ đào tạo nghề sau khi đã tốt nghiệp phổ thông cơ sở, có 5 năm kinh nghiệm thực tế.
Lao động phổ thông: tốt nghiệp phổ thông cơ sở trở lên đã từng đi làm công việc liên quan .
2.1.3. Trắc nghiệm .
Bổ sung phương pháp trắc nghiệm: Để hoàn thiện cần phải bổ sung và thực hiện có hiệu quả tất cả các bước trong quá trình tuyển mộ tuyển chọn của những năm qua. Hiện nay Trung tâm đang dự định bổ xung một số phương pháp trắc nghiệm là trắc nghiệm tâm lý, trắc nghiệm về cá tính, trắc nghiệm năng khiếu và khả năng chuyên môn .
+ Trắc nghiệm tâm lý để đánh giá phẩm chất tâm lý, đặc điểm về nhân cách, khí chất hay sở thích, nguyện vọn của người lao động .
+ Trắc nghiệm về cá tính: Cần thiết phải trắc nghiệm cá tính của ứng viên vì nó có tầm quan trọng đến sự thành công hay thất bại trong quá trình làm việc của người lao động. Qua nghiên cứu những trường hợp bỏ chốn cho thấy nhiều người lao động không phải vì thiếu khả năng mà vì cá tính của họ qua phức tạp và sai lệch. Nếu nguyên nhân của việc bỏ chốn bắt nguồn từ bản chất cá tính thì quả thực nguy hiểm vì muốn cải thiện cá tính bẩm sinh không thể một sớm một chiều mà thực hiên được.
+Trắc nghiệm năng khiếu và khả năng chuyên môn:Giả sử để trắc nghiệm năng khiếu và khả năng chuyên môn của công nhân sửa chữa cơ khí có thể đưa ra một tình huống máy móc thiết bị đột xuất bị hỏng buộc người công nhân phải chỉ ra được nguyên nhân của tình huống ấy và biện pháp khắc phục, như vậy có thể thấy được khả năng ứng phó nhanh nhậy với tình huống bất ngờ xảy ra trong công việc .
2.1.4. Thực hiện có hiệu quả phương pháp phỏng vấn.
Trong khi phỏng vấn có thể bất ngờ hỏi một số câu hỏi liên quan đến ngành, nghề mà người lao động đăng ký tuyển để biết được khả năng của người lao động cũng như mức độ chung thực của người lao động. Đồng thời tiến hành tổ chức địa điểm , phương tiện để trực tiếp kiểm tra mức độ thành thạo nghề trong thực hành nghề của người lao động. Ngăn chặn được người lao động có bằng, có chứng chỉ nghề nhưng thực sự lại không có tay nghề .
Đào tạo ra những cán bộ chuyên về việc tuyển chọn lao động công nhân xuất khẩu. Những cán bộ này phải vừa thông thạo ngoại ngữ, hiểu biết về tâm lý con người lại phải biết phỏng đoán tính cách người lao động thông qua việc phỏng vấn . Thực hiện tốt công việc này sẽ loại bỏ bớt số người bỏ chốn khi đến nước tiếp nhân lao động .
2.1.5. Quản lý chặt chẽ hơn nữa việc khám sức khoẻ.
Quản lý chắt chẽ việc khám sức khoẻ cho người lao động để tránh trường hợp người lao động khám sức khoẻ ở nơi khác hoặc lợi dụng sự quen biết để được khám qua loa dẫn đến việc để lọt những trường hợp mắc một số bệnh mà phía đối tác không chấp nhận .
Hiện nay, ở Trung tâm thường tổ chức khám sức khoẻ tập chung cho người lao động tại bệnh viện đa khoa tỉnh đó là một thuận lợi. Vì vậy, trung tâm phải có sự phối kết hợp chắt chẽ với bệnh viện để khám sức khoẻ cho người lao động một cách chính xác nhất.
2.2. Nâng cao chất lượng đào tạo, giáo dục định hướng.
2.2.1. Nâng cao trình độ giáo viên.
Các giáo viên trước hết phải có lòng yêu nghề an tâm giảng dạy, các giáo viên giảng dạy nên được biên chế ổn định
Sàng lọc tuyển chọn các giáo viên đủ tiêu chuẩn về trình độ đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học lắm vững kiến thức, có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, có trình độ sư phạm và khả năng chuyền đạt thông tin đến học sinh trong quá trình giảng dạy.
Nâng cao chất lượng trong công tác chuẩn bị lịch trình, đề cương, giáo án giảng dạy của giáo viên, phù hợp với từng đối tượng giảng dạy, bám xát đối tượng, mục tiêu yêu cầu đào tạo.Hiểu dõ và thực hiện nghiêm túc các bước trong quá trình thực hành giảng dạy.
Nắm trắc chất lượng học tập của từng học viên quản lý tốt học viên trong quá trình học tập tại lớp, đồng thời tăng cường thanh tra dự giờ của giáo viên.
Hội thảo về nghiệp vụ giảng dạy giữa các trường nghề, bài giảng mẫu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của giáo viên.
2.2.2. Chương trình đào tạo.
Hiệu chỉnh các nội dung chương trình đào tạo cho phù hợp đúng đối tượng đào tạo, mục đích yêu cầu của từng trường hoặc đối tác tiếp nhận lao động.
Phân chia nội dung, thời gian đào tạo, phân bố noọi dung thực hành cho khoa học, hợp lý.
Đảm bảo đầu tư trang thiết bị và các điều kiện phục vụ giảng dạy như: Bàn ghế, điện chiếu sáng, âm thanh …….
2.2.3. Công tác phân chia lớp.
Phân chia lớp một cách khoa học: cùng đối tượng đào tạo, cùng trình độ ngoại ngũ, số lượng học sinh không quá đông khoảng từ 30-40 học viên một lớp.
Từ 10 học viên là có thể mở lớp, tạo điều kiện cho các học viên vào sau có bắt kịp chương trình Trung tâm nên phân công giáo viên kèm thêm sau buổi học cho các học viên này.
2.2.4. Công tác đảm bảo, phục vụ giảng dạy.
Xây dựng phương pháp quản lý điều hành công tác giảng dạy, học tập, nghỉ ngơi và khoa học.
Sắp xếp bố trí phòng học, phòng ở, cho phù hợp. Hiện nay ở Trung tâm có KTX cho học viên nhưng không thu hút được học viên bởi giá còn cao ( 70.000Vnđ/ 1 tháng) và điện nước còn chưa tiện. Đó là là một nhược điểm mà Trung tâm cần phải khắc phục chỉ có như vậy mới thu hút được người lao động đảm bảo sự thuận lợi trong quá trình học tập.
2.2.5. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề.
Chỉ thị 41/CT-TW ngày 22/9/1998 của Bộ Chính trị về xuất khẩu lao động và chuyên gia đã chỉ dõ “đẩy mạnh đào tạo nghề, nhất là về kỹ thuật và công nghệ cao, ngoại ngữ , giáo dục, ý thức kỷ luật và pháp luật cho lao động, đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng bộ máy quản lý xuất khẩu lao động và chuyên gia “. Để tiếp tục thực hiện chỉ tiêu trên, trung tâm cần đưa ra một hệ thống giải pháp đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu một mặt phải gắn chật với hệ thống đào tạo pháp triển nguồn nhân lực cho thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, mặt khác cần khắc phục những tồn tại của nguồn đáp ứng cơ cấu ngành nghề, chất lượng của thị trường lao động quốc tế như dự báo ứng phó linh hoạt với yêu cầu pháp sinh của thị trường lao động quốc tế . Vì thế trong thời gian tới lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vẫn tập chung chủ yếu vào các loại sau: lao động giản đơn và lao động có kỹ thuật (gọi chung là lao động có nghề) . Các giải pháp đào tạo nguồn xuất khẩu lao động cũng phải chú trọng để nâng cao chất lượng các loại lao động xuất khẩu. Do đó, trung tâm nên triển khai đồng bộ các giải pháp sau:
- Về đào tạo nguồn lao động có nghề cho xuất khẩu lao động :
+ Nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong hệ thống giáo dục kỹ thuật. Trong thời gian đào tạo nghề trung tâm nên cho học ghép vỡi học ngoại ngữ, tác phong công nghiệp, rèn luyện ý thức bảo hộ lao động, an toàn lao động nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu của các chủ sử dụng lao động.
- Đối với nguồn nhân lực có sẵn được tuyển dụng từ các nhà máy, xí nghiệp các tổ chức kinh tế tham gia xuất khẩu lao động, cần đào tạo, giáo dục định hướng với các nội dung cơ bản là bồi dưỡng tay nghề , bồi dưỡng ngoại ngữ, giáo dục định hướng và rèn luyện theo hình thức tập chung.
- Huy động nhiều nguồn lực tài chính đào tạo lao động xuất khẩu theo hướng xã hội hoá gồm: Ngân sách nhà nước, từ các dự án quốc tế, từ doanh nghiệp từ người lao động …
Trung tâm cần tuyển nguồn nhân lực có nghề tham gia lao động xuất khẩu trước hết từ các trường đào tạo nghề có chất lượng cao phục vụ cho xuất khẩu lao động như : Trường công nhân kỹ thuật Hải Dương, trường cơ điện Chí Linh. Trong trường hợp các trường đào tạo nghề phục vụ cho xuất khẩu lao động không đáp ứng được số lượng, chất lượng, ngành nghề thì mới tuyển dụng từ các nguồn khác.
2.2.6. Nâng cao chất lượng định hướng.
Đẩy mạnh việc giáo dục tư tưởng cho người lao động, giải thích dõ cho họ những tác hại mà họ sẽ phải nhận khi không hoàn thành hợp đồng: mất tiền đặt cọc , bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng lao động. Đồng thời, công tác giáo dục định hướng, cho người lao động thấy được hết những lợi ích , quyền lợi mà họ sẽ được hưởng khi hoàn thành tốt hợp đồng.
Tài liệu giáo dục dịnh hướng phải do cục quản lý lao động nước ngoài cấp. Ví dụ như tài liệu về luật lao động, luật dân sự luật hình sự luật pháp của nước nhận lao động và cuốn những điều cần biết cho người lao động đi làm việc tại Malaysia.. Tránh việc dùng những tài liệu viết tự do có thể dẫn đến việc hướng dẫn sai lệch cho người lao động . Hiện nay giáo trình dành cho giáo dục định hướng lao động xuất khẩu đi Malaysia là cuốn những điều cần biết cho người lao động đi làm việc tại Malaysia.
Cần phải nâng cao trình độ cho cán bộ giáo dục định hướng, cán bộ giáo dục định hướng phải là người am hiểu về ngành luật và có khả năng chuyển thụ những hiểu biết của mình cho người nghe.
3. Về phía người lao động có nhu cầuđi lao động tại Malaysia.
Nhận thức đầy đủ các chủ trương chính về XKLĐ, việc có kiến thức về xuất khẩu lao động là rất quan trọng đối với những người có nhu cầu đi lao động ở nước ngoài, chỉ có như vậy mới đảm bảo được sự tự nguyện, tự giác trong công việc sau này cũng như trong việc chuẩn bị tư trang về mọi mặt phục vụ cho việc khi đi lao động.
Xác định rõ mục tiêu cho mình khi quyết định làm việc tại Malaysia. Hiện nay đa số các lao động của ta đều có suy nghĩ đi lao động tại Malaysia là để làm giàu, đó là một suy nghĩ sai lầm gây lên tình trạng sớm thất vọng, khi sang làm việc, dễ phản ứng khi có những tác động xấu.
Theo Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Lương Trào cũng thừa nhận rằng “ Thẳng thắn thừa nhận lao động mình vi phạm kỷ luật cũng khá phổ biến. Nhiều lao động vi phạm kỷ luật giờ giấc, kỷ luật lao động, uống rượu, nấu rượu để bán( vi phạm này rất nghiêm trọng đối với một nước Hồi giáo như Malaysia), hay giải quyết mâu thuẫn bằng xung đột (đánh nhau), đã thế ngoại ngữ của lao động ta lại kém nên càng dễ gây bất đồng. Bộ có chủ trương tới đây sẽ dạy tiếng Mã Lai ( dễ tiếp thu hơn tiếng Anh) cho lao động đi Malaysia…..” Qua đó có thể thấy rằng đó là những nhược điểm mà người lao động đi sau không được mắc phải chỉ có nhu vậy mới hoàn thành hợp đồng và có thu nhập cao
Thực hiện nghiêm chỉnh việc học tập tại TT. Việc học tập tại Trung tâm được quản lý tương tốt nhưng vẫn còn nhiều trường hợp vô kỷ luật vi phạm nội quy, đó là là một tồn tại mà mỗi người lao động cần phải nhận thức vai trò của quá trình học tập, chỉ có như vậy lao động mới thực hiện, hoàn thành hợp đồng đã ký kết.
Có ý thức kỷ luật trong học tập, tham gia đầy đủ khóa học Giáo dục định hướng, khoá học ngoại ngữ do TT tổ chức.
Trung thực trong việc khai báo Hồ sơ, lý lịch cá nhân. Đây là điều quan trọng nó là cơ sở ban đầu chứng minh sự trung thực của người lao động.
kết luận
Có thể nói công tác XKLĐ trong những năm gần đây đã đạt được những thành công đáng kể góp phần vào giải quyết việc làm , xoá đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn . Mặc dù vẫn còn những thiếu sót, những việc đáng tiếc xảy ra như, lao động bỏ chốn, vô kỷ luật, không thực hiện được công việc… và do vậy việc Tuyển mộ tuyển chọn, đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động là hết sức quan trọng nó quyết định tới sự thành công của công tác XKLĐ.
Tại Trung tâm DV- VL Hải Dương Đơn vị thuộc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội thì công tác Tuyển mộ, tuyển chọn, đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động đã được xác định là yếu tố quan trọng, cần được thực hiện nghêm túc đầy đủ ở các khâu để đảm bảo chât lượng lao động XK. Với đội ngũ cán bộ đã qua đào tạo chuyên sâu có trình độ và nhiệt huyết với công tác XKLĐ thì đào tạo ,giáo dục định hướng đã thực sự đóng góp nhiều thành công của công tác XKLĐ của trung tâm những năm qua .
SV: Đào Đức Đại
Hải Dương, ngày 12 tháng 05 năm 2004
Tài liệu tham khảo
1. 10 năm hợp tác lao động với nước ngoài - Cục hợp tác lao động quốc tế - Bộ Lao động thương binh và xã hội - 1991.
2. Chính sách di cư quốc tế - Liên Hợp quốc - 1998.
3. Chỉ thị 41/CT - TW ngày 22/9/1998 của Bộ Chính trị về xuất khẩu lao động và chuyên gia. Thông tư số 22/2003 TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 81/NĐ-CP.
4. Nghị định số 152/NĐ-CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ về xuất khẩu lao động và chuyên gia.
5. Giáo trình Quản trị nhân lực - NXB Thống kê 1996.
6. 50 câu hỏi và giải đáp về đi xuất khẩu lao động nước ngoài năm 2002 - 2003 - NXB Thống kê Hà Nội - 2002.
7. Tài liệu tập huấn cho cán bộ nghiệp vụ xuất khẩu lao động và chuyên gia - Cục quản lý lao động với nước ngoài - 2001.
8. Một số tạp chí Kinh tế và xã hội năm 2001, 2002.
9. Trang web www.laodong.com.Việt Nam
10. Quản trị nguồn nhân lực của Trần Kim Dung.
11. Đề án Hợp tác lao động và chuyên gia giữa Việt Nam với Malaysia.
12. Đề án XKLĐ của tỉnh Hải Dương.
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29195.doc