Trong giai đoạn hiện nay, cả nước ta nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng đang bước vào giai đoạn đô thị hoá một cách mạnh mẽ. Hàng loạt các công trình cơ sở hạ tầng, các khu nhà cao tầng được xây dựng lên đánh dấu những mốc tiến quan trọng trong quá trình đô thị hoá. Tuy mới chỉ ở những giai đoạn đầu của quá trình đô thị hoá song Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương không để đô thị hoá phát triển một cách tự phát, không kiểm soát nổi mà phải đô thị hoá một cách vững chắc, có trật tự, quy hoạch để tiến tới phát triển đô thị ngày càng văn minh hơn, to đẹp hơn. Để đạt được mục tiêu ấy thì quản lý trật tự xây dựng đô thị là công tác cần được quan tâm chú trọng hàng đầu.
Trong những năm đổi mới vừa qua, công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị mà đặc trưng là công tác quản lý cấp phép xây dựng đô thị đã thực sự trở thành công cụ hữu ích giúp các cơ quan chức năng kiểm soát được công tác xây dựng trên địa bàn thành phố. Cấp giấy phép xây dựng góp phần bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường, bảo tồn các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh và các công trình có giá trị, phát triển kiến trúc mới, hiện đại, kết hợp với nét đặc trưng của kiến trúc dân tộc, sử dụng hiệu quả đất đai xây dựng công trình và quan trọng hơn cả là đảm bảo quản lý việc xây dựng theo quy hoạch và tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan. Thực tế công tác cấp phép xây dựng của nước ta nói chung và của Hà Nội nói riêng hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn. Việc xây dựng trái phép, không theo quy hoạch do hạn chế từ nhận thức của các hộ dân cư, việc hạn chế về năng lực công tác của một số cán bộ thực hiện bên cạnh đó là sự thiếu đồng bộ về các quy định pháp quy cho công tác quản lý trật tự xây dựng đang đặt ra nhiều thử thách đối với các cán bộ trực tiếp thực hiện công tác quản lý cấp phép xây dựng.
Khương Thượng là một phường đã có từ rất lâu trên địa bàn Hà Nội. Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự phát triển của Hà Nội, trên địa bàn phường cũng có nhiều thay đổi đáng khích lệ. Đời sống dân cư được nâng lên một cách rõ rệt. Các công trình xây dựng mọc lên ngày càng nhanh hiện đang là một khó khăn lớn trong công tác quản lý trật tự xây dựng của các cán bộ phường. Đặc biệt đa số dân cư sống trên địa bàn phường có mặt bằng dân trí chưa cao nên việc nắm bắt, hiểu và làm theo đúng pháp luật chưa được thực hiện một cách rộng rãi. Hầu hết các hộ dân đều có tâm lý ngại khi đi xin cấp phép xây dựng. Do vậy phần lớn các công trình được xây lên mà không hề có phép gây khó khăn cho công tác quản lý của phường.eTrong chuyên đề thực tập toot nghiệp này, em tập trung nghiên cứu về các vấn đề lý luận lien quan đến công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị và cụ thể là công tác cấp phép xây dựng của phường Khương Thượng. Dựa trên những thực trạng đã có của quá trình thực hiện công tác cấp phép xây dựng trong 5 năm (2001 -2005) để đưa ra một số nhận xét, đánh giá về công tác cấp phép, những khó khăn gặp phải và nguyên nhân của những khó khăn đó. Trên cơ sở lý thuyết, thực trạng và phương hướng hoạt động của Phường trong những năm tới, em đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm đẩy nhanh tiến độ cũng như nâng cao hiệu quả của công tác cấp phép xây dựng trên địa bàn phường Khương Thượng.
Việc thực hiện chuyên đề này đã giúp em nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của công tác cấp phép xây dựng đối với sự phát triển xây dựng của mỗi đô thị và hoàn thiện những kiến thức đã được học tập tại trường.
61 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1306 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng trên địa bàn Phường Khương Thượng - Quận Đống Đa – Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ội bộ. Ví dụ như do việc mở rộng khúc cua từ đường Trường Chinh sang Tôn Thất Tùng làm diện tích đất gio thông tăng lên, trong khi đất an ninh giảm một lượng tương tự.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Kinh tế xã hội :
Là một phường thuộc quận Đống Đa, gần trung tâm Hà Nội, nền kinh tế của quận nói chung và của phường Khương Thượng nói riêng khá ổn định. Từ những đặc điểm của địa phương, ban chấp hành Đảng bộ phường đã ra nghị quyết tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi và cơ chế cởi mở cho các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh. Hiện nay trên địa bàn Phường có gần 100 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, trong đó có 03 doanh nghiệp quốc doanh. Ngoài ra, Phường còn có Hợp tác xã công nghiệp độc lập và hơn 200 đơn vị kinh doanh cá thể. Các đơn vị này chủ yếu mở của hàng ăn uống, kinh doanh các mặt hàng vật liệu xây dựng, sản xuất bánh mỳ…
Nhìn chung, đời sống dân cư của Khương Thượng ở mức trung bình của quận, thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 1550 USA/ người/ năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đều đạt hơn 23% ( thống kê kinh tế quận Đống Đa cuối năm 2005)
Việc tạo điều kiện cấp giấy phép kinh doanh cho các thành phần kinh tế trên địa bàn đã góp phần tích cực vào việc giải quyết việc làm cho người lao động, giảm số hộ nghèo từ 108 hộ (năm 2001) xuống còn 10 hộ (năm 2005), tạo thêm nguồn thu cho ngân sách - Nguồn: báo cáo công tác xoá đối giảm nghèo phường Khương Thượng năm 2001-2005. Công tác thu ngân sách đã được tăng cường chỉ đạo bằng các kế hoạch, chỉ tiêu cụ thể, vượt chỉ tiêu hàng năm quận giao trung bình 10.2%.
Nhân dân trong phường chủ yếu là lao động thuần tuý, mặt bằng dân trí không cao. Mặt khác trong địa bàn phường tồn tại một số khu vực lộn xộn về an ninh trật tự, các khu vực trọng điểm về tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn chích hút ma tuý, điển hình là khu xóm trọ sinh viên gần trường Đại học Thuỷ Lợi…
Nhân dân phường Khương Thượng khá thường xuyên tham gia các hoạt động văn hoá. Đặc biệt là trong hội đình làng Khương Thượng (đình làng Khương Thượng là di tích lịch sử được nhà nước xếp hạng ) thu hút được nhiều người dân trong phường và một số địa phương lân cận tham gia. Ngoài ra, hiện nay trong Phường còn có nhiều dòng họ lâu đời như họ Vũ, họ Nguyễn Tất… còn lưu giữ được một số giá trị văn hoá truyền thống có giá trị.
2.1.3.2. Dân số
Dân số của Phường Khương Thượng đến cuối tháng 3/2006 là 3053 hộ với 14631 nhân khẩu thường trú trên một địa bàn có diện tích 339120m2, mật độ dân số trong phường là 43144.02 người/km2- Nguồn: Báo cáo an ninh trật tự phường Khương Thượng quý I năm 2006. Như vậy mật độ dân cư trên địa bàn phường là rất lớn, gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý. Cũng theo Báo cáo an ninh trật tự phường Khương Thượng quý I năm 2006 thì dân số của Phường được chia làm 40 tổ, 10 cụm dân cư, 16 chi bộ Đảng với hơn 400 Đảng viên. Dân số cụ thể của Phường Khương Thượng tính đến tháng 3/2006 như sau:
Bảng 2.3: Dân số phường Khương Thượng tháng 3/2006.
Đối tượng
Số hộ
Số nhân khẩu
KT1
3053
11010
KT3
141
531
KT4
40
480
Học sinh, sinh viên tạm trú
1028
Nguồn: Báo cáo an ninh trật tự công an Phường Khương Thượng
Do đặc điểm của phường Khương Thượng, dân cư sinh sống từ lâu đời nên phần lớn dân cư của Phường là dân KT1 (số có hộ khẩu tại phường), bộ phận dân cư này chiếm đến 75.25% tổng dân số phường. Một đặc điểm của phường là số lượng dân số KT3 (dân số có hộ khẩu ngoại tỉnh) và dân số KT4 (những người bán hàng rong) chiếm một tỷ lệ khá lớn: 6.91%, điều này cho thấy trong phường có một bộ phận lớn dân cư các tỉnh khác đến tìm kiếm việc làm. Bên cạnh đó, số lượng học sinh, sinh viên tạm trú trong phường cũng chiếm đến hơn 6%, đó là những học sinh, sinh viên có đăng ký tạm trú, nếu tính hết số lượng những người đang trú tại phường nhưng không đăng ký tạm trú thì con số này còn lớn hơn nhiều. Số lượng học sinh, sinh viên trên địa bàn phường lớn vì xung quanh phường có nhiều trường đại học lớn như Thuỷ Lợi, Đại học Y Hà Nội.
Trong 5 năm trở lịa đây, do làm tốt công tác Kế hoạch hoá gia đình nên trong những gần đây tỷ lệ tăng dân số ở trên địa bàn Khương Thượng đạt mức thấp.Cụ thể như sau:
Bảng 2.4: Dân số Phường Khương Thượng từ 2001-2005
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng dân
số
(Người)
12566
12800
13081
13750
14136
Tỷ lệ sinh hằng năm (%)
13.92
12.6
16.3
19.5
19.3
Tỷ lệ sinh con thứ 3 (%)
0
3
1.3
2.6
0.3
Tỷ lệ tăng dân số (%)
1.86
2.20
5.19
2.73
Nguồn: Báo cáo dân số cuối năm Phường Khương Thượng
Nhìn chung trong 5 năm trở lại đây, dân số Khương Thượng vẫn tăng theo từng năm, đây là đặc điểm chung của thành phố tuy nhiên lượng tăng không đáng kể, duy chỉ có năm 2004 thì dân số tăng lên 5.19% so với năm 2003 , nguyên nhân tăng dân số chủ yếu là tăng cơ giới do sự di cư của người lao động từ nơi khác.
2.1.2.3. Nhà ở :
Trong 5 năm qua, số lượng nhà ở xây mới và sửa chửa trên địa bàn Khương Thượng tăng cao. Điều đó thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.5: Công tác xét duyệt hồ sơ cấp giấy phép xây dựng Phường Khương Thượng giai đoạn 2001-2005
Năm
Số lượng sữa chữa
Số lượng xây mới
Tổng số
Tỷ lệ tăng (%)
2001
9
14
23
2002
11
16
27
17.39
2003
7
24
31
14.81
2004
10
24
34
9.68
2005
8
27
36
5.88
Nguồn: Báo cáo công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị cuối năm Phường Khương Thượng
Thực tế số lượng các công trình xây dựng hàng năm đều tăng do hai nguyên nhân chủ yếu sau: Một là, dân số không ngừng tăng lên, nhu cầu xây dựng, đặc biệt là xây dựng nhà ở ngày càng tăng cao. Hai là, đời sống dân cư ngày càng ổn định cũng góp phần thúc đẩy cố gắng cải thiện chỗ ở nên trong những năm gần đây số lượng các nhà ở tăng lên khá nhanh.
Nhà được xây dựng trong phường là nhà tầm cao trung bình: khoảng 3-5 tầng, chủ yếu phục vụ cho việc sinh sống, chỉ một số được xây dựng với mục đích kinh doanh, cho thuê hoặc bán hàng ở các đoạn mặt đường Trường Chinh, Tôn Thất Tùng… tuy nhiên, trong phường vẫn có một số khu vực nhà tạm, nhà cấp bốn mà điều kiện sinh hoạt không bảo đảm, đấy là khu cư trú của người dân lao động ngoại tỉnh tìm việc ở thành phố. Bên cạnh đó, còn một số khu chung cư được xây dựng từ lâu đang xuống cấp.
Nhìn chung, nhà ở trong Phường khá lộn xộn, việc xây dựng của người dân lại tuỳ tiện, dẫn đến việc xảy ra các tranh chấp về nhà đất.trên địa bàn.
2.2. QUY TRÌNH CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG Ở PHƯỜNG KHƯƠNG THƯỢNG
2.2.1. Quy trình cấp giấy phép xây dựng
Công tác cấp giấy chứng nhận bao gồm các giai đoạn chủ yếu sau:
Giai đoạn 1: Tiếp nhận hồ sơ. Giai đoạn này gồm 3 bước:
Bước 1: Chủ đầu tư nộp hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng tại UBND phường.
Bước 2: Cán bộ quản lý trật tự xây dựng phường, xem xét hồ sơ và kiểm tra thực địa.
Bước 3: UBND phường ký xác nhận và chuyển hồ sơ lên UBND quận Đống Đa.
Giai đoạn 2: Thụ lý hồ sơ.
Hồ sơ được chuyển đến phòng Địa chính- Đô thị quận Đống Đa. Tại đây, phòng tiến hành kiểm tra, xem xét vị trí xây dựng, kiểm tra hồ sơ thiết kế và quy hoạch xây dựng tại khu vực .
Trong thời gian thụ lý hồ sơ, nếu nhận được khiếu nại, tố cáo về việc cấp giấy phép xây dựng thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải cử cán bộ có thẩm quyền nhận đơn và trả lời cho chủ đầu tư.
Giai đoạn 3: Cấp giấy phép xây dựng
Căn cứ vào các bước thực hiện trên, phòng Địa chính - Đô thị quận thẩm tra hồ sơ giải quyết cấp hoặc từ chối cấp giấy phép xây dựng.Giấy phép xây dựng lập thành 2 bản chính, một bản cấp cho chủ đầu tư, một bản lưu tại cơ quan cấp phép xây dựng.
Giai đoạn 4: Kiểm tra xây dựng và xử lý vi phạm
Sau khi nhận giấy phép: Kiểm tra, theo dõi việc xây dựng theo giấy phép. Chủ đầu tư phải tực hiện xây dựng theo đúng giấy phép. Nếu có yêu cầu bổ sung thì chủ đầu tư phải làm đơn xin phép cơ quan cấp phép xây dựng. Phòng Địa chính đô thị kết hợp cán bộ phường thanh tra, xử lý I phạm.
2.2.2. Nhiệm vụ của Phường Khương Thượng trong công tác xét duyệt và cấp giấy phép xây dựng
Áp dụng chính sách, một cửa theo quy định của Chính phủ vào các công tác tiếp nhận thủ tục hành chính, quy trình thực hiện xét duyệt và cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn phường Khương Thượng được tiến hành theo các trình tự sau:
Chủ đầu tư có nhu cầu xin giấy phép xây dựng nộp hồ sơ tại phòng hành chính tiếp dân của phường. Cán bộ hành chính tiếp dân nhận hồ sơ và hẹn ngày trả lời.
Hồ sơ ở phòng hành chính tiếp dân được chuyển cho cán bộ quản lý trật tự xây dựng phường giải quyết. Cán bộ quản lý trật tự xây dựng sau khi nhận hồ sơ, tiến hành kiểm tra thực tế so sánh với hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng. Kiểm tra mặt bằng xây cất, xem xét ảnh hưởng có thể của công trình dự kiến xây dựng đến khu vực xung quanh. Đồng thời cán bộ quản lý trật tự xây dựng nghiên cứu hồ sơ, gặp và thông báo, hướng dẫn cho chủ đầu tư các thủ tục cần thiết và yêu cầu bổ sung, nếu có. Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng bao gồm:
Hồ sơ tiết kế xây dựng công trình : Đây là thiết kế về mặt kỹ thuật của công trình dự kiến xây dựng, bao gồm diện tích định xây ( sửa chữa ), diện tích sử dụng, số tầng …Theo quy định thì chủ đầu tư được phép tự thiết kế những công trình dưới 3.5 tầng (3 tầng và 1 tum ), còn với những công trình trên 3.5 tầng thì bắt buộc chủ đầu tư phải thuê thiết kế hồ sơ xây dựng. Cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm thiết kế phải có dầy đủ tư cách pháp nhân về thiết kế xây dựng theo quy định pháp luật.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên khu đất mà chủ đầu tư dự kiến xây dựng.
Đơn xin cấp giấy phép xây dựng theo mẫu đơn cho sẵn theo quy địng của pháp luật.
Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và kiểm tra thực địa, cán bộ quản lý trật tự xây dựng xác nhận. Đơn xin cấp giấy phép xây dựng sau khi đã được xác nhận có sự đồng ý của UBND phường thì được chuyển tiếp lên Phòng Địa chính nhà đất và Đô thị Quận xem xét giải quyết. Nếu hồ sơ hợp lệ trình UBND Quận cấp giấy phép xây dựng cho chủ đầu tư.
Sau khi nhận được giấy phép xây dựng và thông báo với cán bộ quản lý trật tự xây dựng Phường, chủ đầu tư có thể tiến hành khởi công xây dựng công trình. Trong quá trình xây dựng, cán bộ quản lý trật tự xây dựng sẽ tiến hành kiểm tra công trình xây dựng so với bản vẽ thiết kế trong hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng. Nếu có sai phạm thì yêu cầu chủ đầu tư tiến hành phá dỡ ( có thể tiến hành các biện pháp cưỡng chế theo quy định: phạt tiền vi phạm và cưỡng chế phá dỡ trong trường hợp cần thiết ). Ngoài ra, cán bộ quản lý trật tự xây dựng đô thị còn có trách nhiệm nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân đối với công trình xây dựng (nếu có ) và tiến hành giải quyết. Có thể tiến hành hoà giải giữa các bên, trong trường hợp phức tạp có thể xin ý kiến của cấp trên khi tiến hành giải quyết.
Ngoài những công tác chủ yếu trên thì phường còn có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến rộng rãi tầm quan trọng cũng như các quy định, trình tự cấp giấy phép xây dựng cho nhân dân hiểu và tuân theo.
2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC XÉT DUYỆT VÀ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN PHƯƠNG KHƯƠNG THƯỢNG TRONG THỜI GIAN QUA
2.3.1. Một số kết quả của công tác xét duyệt và cấp giấy phép xây dựng ở phường Khương Thượng
Với chức năng nhiệm vụ như trên, trong những năm qua phường đã tổ chức tiến hành công tác và thu được một số kết quả đáng ghi nhận. Cụ thể như sau:
.
2.3.1.1. Công tác tiếp nhận, xử lý hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng:
Do dân số đông, nhu cầu xây dựng, đặc biệt là xây dựng nhà ở trên địa bàn Phường Khương Thượng rất lớn. Đặc biệt là vào các “mùa xây dựng” vào các tháng 3-5 hàng năm thì số lượng các công trình xây dựng lại càng tăng, cao gấp 2-2.5 các thời điểm còn lại của năm. Ngoài ra, trên địa bàn Phường hiện nay có nhiều hộ dân nằm trong khu vực giải phóng mặt bằng phục vụ cho việc thi công cầu vượt tai nút giao thông Ngã Tư Sở cần xây dựng, sữa chữa nhà cũng góp phần làm áp lực của công tác xây dựng tăng lên. Đến hết Quý I năm 2006, cán bộ quản lý trật tự xây dựng đã tiếp nhận, hướng dẫn, xử lý 15 bộ hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng và chuyển lên quận xem xét. (Nguồn: Báo cáo sơ bộ công tác quản lý trật tự xây dựng Phường Khương Thượng Quý I năm 2006 ). Ngoài ra, trong 5 năm trở lại đây cán bộ quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn đã xử lý, xác nhận hàng trăm bộ hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn Phường. Cụ thể tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 2.7: Công tác xét duyệt hồ sơ cấp giấy phép xây dựng Phường Khương Thượng giai đoạn 2001-2005
Năm
Số lượng sữa chữa
Số lượng xây mới
Tổng số
Tỷ lệ tăng (%)
2001
9
14
23
2002
11
16
27
17.39
2003
7
24
31
14.81
2004
10
24
34
9.68
2005
8
27
36
5.88
Nguồn: Báo cáo công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị cuối năm Phường Khương Thượng
Theo số liệu của bảng 2.4 thì số lượng các công trình xây dựng trên địa bàn Phường tăng hàng năm, phản ánh đúng thực tế nhu cầu xây dựng tăng lên trên địa bàn trong 5 năm qua, tuy nhiên tỷ lệ tăng hàng năm giảm dần, trong đó cao nhất là năm 2002 tăng 17.39% so với năm 2001, hồ sơ xin cấp phép xây dựng tăng lên chủ yếu là các công trình xây mới, tăng theo các năm ( duy chỉ năm 2004 không tăng so với năm 2003), trong khi số lượng các công trình xin sửa chữa biến động tăng giảm không ổn định. Theo dự báo năm 2006, phường sẽ tiếp nhận và xử lý hồ sơ cho trên 40 trường hợp. Công việc này đỏi hỏi sự nỗ lực, cố gắng nhiều hơn nữa của cán bộ phường, đặc biệt là cán bộ quản lý trật tự xây dựng.
2.3.1.2. Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm:
Đi đôi với việc tiếp nhận xử lý hồ sơ xin cấp phép xây dựng, Phường cũng thường xuyên tiến hành kiểm tra các công trình đang xây dựng trên địa bàn. Do địa giới phường không cân đối gây khó khăn cho việc quản lý nên cán bộ quản lý trật tự đô thị phải liên tục xuống kiểm tra các khu dân cư, các tổ dân phố. Trong 5 năm trở lại đây, đã phát hiện nhiều vụ việc vi phạm trật tự xây dựng trên điạ bàn và tiến hành các biện pháp xử lý theo quy định. Tổng hợp tình trạng vi phạm trật tự xây dựng trong một số năm gần đây:
Bảng 2.9: Thống kê các vụ vi phạm trật tự xây dựng phường Khương Thượng giai đoạn 2001-2005
Năm
Xây dựng không giấy phép (vụ)
Các vi phạm khác (vụ)
Tổng
2001
4
11
15
2002
6
11
17
2003
7
14
21
2004
6
17
23
2005
5
18
23
Nguồn: báo cáo công tác quản lý trật tự cuối năm phường Khương Thượng
Như vậy theo thống kê của bảng 2.5 thì trong 5 năm trở lại đây số vụ vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn phường hàng năm đều tăng lên (trừ năm 2005), số trường hợp vi phạm của năm 2005 so với năm 2001 là 40% ( 23 vụ năm 2005 so với 15 của năm 2001), biến động tăng lên này chủ yếu là do các trường hợp vi phạm lấn chiếm khoảng không, mặt đất, các trường hợp tranh chấp khiếu nại khi xây dựng, số lượng các vi phạm này tăng lên hàng năm (từ năm 2002 đến nay ), trong khi đó số lượng các vụ xây dựng không giấy phép biến động không ổn định trong các năm, ít nhất là năm 2001 (4 vụ ) nhiều nhất là năm 2003 (7 vụ). Các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng tăng lên trong thời gian chủ yếu là do đây là giai đoạn phường đang tiến hành đo đạc hoàn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân nên xảy ra nhiều trường hợp tranh chấp, khiếu kiện.
Đối với các trường hợp vi phạm kể trên, phường đã tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật. Các biện pháp xử lý chủ yếu là vận động tháo dỡ, cưỡng chế tháo dỡ, xử lý hành chính và tổ chức hoà giải các trường hợp tranh chấp.
Bảng 2.10: Thống kê xử lý vi phạm trật tự xây dựng phường Khương Thượng giai đoạn 2001-2005
Năm
Vận động tháo dỡ
Cưỡng chế tháo dỡ
Xử lý hành chính
Tổ chức hoà giải
Tổng
2001
3
8
6
3
20
2002
4
7
5
3
19
2003
5
9
4
5
23
2004
5
12
4
5
26
2005
6
12
8
3
29
Tổng
23
48
27
19
107
Nguồn: báo cáo công tác quản lý trật tự cuối năm phường Khương Thượng.
Qua thống kê ở bảng 2.6 ta thấy, kể từ năm 2001 lại nay số lượng các trường hợp vi phạm phải xử lý tăng lên đáng kể theo từng năm. Đến năm 2005 số lượng trường hợp xử lý cao hơn 45% so với năm 2001.
Như vậy có thể thấy trong những năm vừa qua số vụ việc vi phạm trật tự xây dựng đô thị không ngừng tăng lên. Điều này cho thấy tính phức tạp của công tác quản lý và những khó khăn trong thời gian tới.
2.3.2. Một số bất cập trong công tác xét duyệt và cấp phép xây dựng và nguyên nhân chủ yếu
2.3.2.1. Khó khăn về mặt thủ tục hành chính:
Theo đánh giá của một số cán bộ và nhân dân thì các quy định pháp luật về cấp giấy phép xây dựng có một số bất cập sau:
Một là, quy định về cấp giấy phép xây dựng là hồ sơ xin cấp phép phải có các giấy tờ quyền sở hữu nhà và sử dụng đất. Quy định này nhiều khi gây ra một số khó khăn, bất cập.
Trường hợp giải phóng mặt bằng là một ví dụ về tính bất cập của quy định nầy. Hiện nay, phường Khương Thượng có đến hơn 30 hộ trong khu vực giải phóng mặt bằng Ngã Tư Sở đang không biết xoay xở ra sao với quy định này, vì hầu hết các hộ này đều bị mất đất giải phóng mặt bằng và trong giai đoạn đo đạc làm hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nên không thể lấy giấy phép xây dựng, mà sau khi bị phá dỡ, giải toả các hộ dân này chính là những người cần nhanh chóng xây dựng nhà ở để ổn định cuộc sống nhất.
Ngoài ra, quy định này còn gây khó khăn cho người dân sống trong những căn hộ tập thể. Khương Thượng hiện có nhiều khu nhà tập thể xây dựng từ thời chiến tranh hiện đang xuống cấp cần được xây mới, sửa chữa, tuy nhiên việc giải quyết cấp giấy phép xây dựng cho những hộ dân này là một vấn đề nan giải. Hầu hết các đối tượng này đều không có đủ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất hợp lệ, vốn nằm ở cơ quan chủ quản. Nhiều cơ quan đã sáp nhập, giải thể, bán thanh lý cho chủ sử dụng nhưng lại chưa hoàn tất các thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Nghị định 61 CP của Chính phủ nên chủ đầu tư không có đủ hồ sơ cần thiết xin cấp giấy phép sử dụng.Rõ ràng quy định này còn có bất cập đòi hỏi chỉnh sửa và có những quy định riêng trong một số trường hợp đặc biệt.
Hai là, việc quy định cho phép chủ đầu tư có quyền tự thiết kế xây dựng trong hồ sơ xin cấp giấy phép cũng có nhiều bất cập. Tuy chỉ quy định người dân được phép tự thiết kế những công trình nhỏ (dưới 3.5 tầng) nhưng quy định này đã gây ra nhều khó khăn cho công tác cấp giấy giấy phép xây dựng.
Trước hết về phía chủ đầu tư xin cấp phép, tưởng như việc cho phép họ tự thiết kế công trình xây dựng của mình làm cho thủ tục thông thoáng, có thể giúp người dân cảm thấy dễ dàng, thoải mái trong việc xin cấp phép, nhưng nó đã phản tác dụng. Điều tra 50 chủ đầu tư xin cấp giấy phép xây dựng về hồ sơ thiết kế xây dựng, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.11: Ý kiến của người dân đối với việc thiết kế hồ sơ xây dựng
Dễ dàng thiết kế
Tương đối khó khăn
Rất khó khăn
Tổng
Số người
2
5
43
50
Tỷ lệ %
4
10
86
100
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả
Theo kết quả điều tra được tổng hợp ở bảng 2.7 thì có đến 86 % chủ đầu tư được cho biết họ cảm thấy rất khó khăn trong việc thiết kế công trình xây dựng, chỉ có 4% số người được hỏi trả lời việc thiết kế là dễ dàng, trong khi 10% còn lại cảm thấy tương đối khó khăn với công việc này. Cũng theo kết quả của cuộc điều tra này thì có đến 78% các hồ sơ xin cấp phép tự thiết kế bị trả lại vì không đủ tiêu chuẩn về thiết kế xây dựng. Rõ ràng việc đòi hỏi người dân - những người hầu hết không có một chút kiến thức nào về xây dựng, thiết kế một công trình đúng tiêu chuẩn quy định là một chuyện rất khó khăn.
Ngoài ra, quy định này cũng gây khó khăn cho chính cơ quan cấp giấy phép, hậu quả là mỗi năm cán bộ cấp giấy phép tiếp nhận được hàng chục hồ sơ có thiết kế xây dựng không đạt tiêu chuẩn. Việc thiết kế lộn xộn làm cho công tác xét duyệt phức tạp hơn rất nhiều, hầu hết các hồ sơ này đều trả về làm cho việc cấp giấy phép phải kéo dài, làm khó khăn cho công tác của bên cấp phép cũng như chủ đầu tư.
Ba là, vấn đề quy hoạch cũng là một trong những khó khăn của công tác xét duyện và cấp giấy phép xây dựng. Quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng còn chưa đồng bộ, việc thiết kế quy hiach xây dựng đô thị tiến hành còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu và tốc độ phát triển của đô thị. Quy hoạch chi tiết nhiều nơi còn thiếu hoặc còn quá chắp vá, làm cho chính quyền đô thị chưa thể có một công cụ pháp lý hoàn chỉnh quản lý xây dựng. Mặt khác các bản vẽ quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch chi tiết không đến được cơ sở, không phổ biến đến nhân dân dẫn đến nhiều công trình xây dựng trái quy hoạch trên địa bàn. Việc chưa có quy hoạch cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật nên những công trình cấp thoát nước, cáp quang, mạng lưới điện không được thể hiện trên bản vẽ, dẫn đến việc lập hồ sơ và cấp giấy phép xây dựng không chính xác.
2.3.2.2. Khó khăn về phía cơ quan cấp giấy phép
Trước hết là vai trò của cấp chính quyền trong công tác xét duyệt và cấp giấy phép xây dựng. Việc chưa có một công cụ pháp lý hoàn chỉnh để tiến hành quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch, dẫn đến vai trò của chính quyền đô thị chưa được phát huy đầy đủ trong công tác quản lý xây dựng đô thị, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả đầu tư phát triển đô thị. Bên cạnh đó, hệ thống cơ quan quản lý trật tự xây dựng đô thị còn thiếu và yếu. Hiện nay ở các đơn vị cơ sở đều chỉ có một cán bộ quản lý trật tự xây dựng đô thị. Với chỉ một cán bộ quản lý việc xây dựng trên một phường - vốn rất phức tạp - là một công việc quá khó khăn (đơn cử như phường Khương Thượng chỉ là một phường nhỏ của quận Đống Đa, mà một cán bộ phải quản lý toàn bộ công việc xây dựng trên một địa bàn rộng 339125m2) , đó là chưa kể đến trình độ của cán bộ quản lý trật tự đô thị phường, mới chỉ hoàn thành xong lớp quản lý xây dựng đô thị do quận tổ chức.
Bên cạnh đó, ý thức của một số cán bộ cấp phép xây dựng còn yếu, nhiều nơi, nhiều cán bộ còn chưa giải thích, hướng dẫn thủ tục cho nhân dân một cách cụ thể. Thống kê câu trả lời cho câu hỏi “Vì sao ông bà gặp khó khăn trong thủ tục lập hồ sơ xin cấp phép xây dựng ?” có kết quả như sau:
Bảng 2.12 : Điều tra các khó khăn khi làm hồ sơ xin cấp phép xây dựng
Lý do
Số lượng
Tỷ lệ %
Không nắm rõ giấy tờ
19
38
Không hiểu quy trình
23
46
Cán bộ không phối hợp giải quyết
8
16
Tổng
50
100
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả
Nhiều cán bộ có biểu hiện cửa quyền, sách nhiễu gây khó khăn cho người dân xin cấp phép. Đáng chú ý nhất là một số cán bộ cấp phép xây dựng đã lợi dụng việc hồ sơ thiết kế xây dựng của người dân còn sai sót không duyệt, gây sức ép để người dân sử dụng thiết kế của mình hoặc nơi mình giới thiệu để trục lợi. Bên cạnh đó, việc kiểm tra các công trình xây dựng cũng là vấn đề đáng quan tâm, khi mà nhiều cán bộ được “lót tay” sẵn sàng bỏ qua nhiều công trình sai phạm, gây khiếu kiện và mất lòng tin của người dân. Điều đó cho thấy, đối với các thủ tục hành chính thì ý thức, năng lực và cả đạo đức của cán bộ cơ quan công quyền đóng vai trò quan trọng.
2.3.2.3. Do ý thức của người dân:
Địa bàn phường Khương Thượng tuy không rộng nhưng rất mất cân đối giữa chiều dài và chiều rộng trong địa giới hành chính. Điều này gây nhiều khó khăn cho việc quản lý tình hình xây dựng trên địa bàn. Đặc biệt là nhiều tổ dân phố có nhiều ngõ xóm, các hẻm các ngách nhỏ chằng chịt như các tổ: 5,6,23,34…thì công tác quản lý càng phức tạp hơn rất nhiều. Bên cạnh đó Khương Thượng là phường có dân cư đông, tình hình xây dựng trên địa bàn diễn ra rất phức tạp, thì rõ ràng với chỉ một cán bộ quản lý trật tự xây dựng của phường khó có thể đi đến hết cả các khu dân cư để kiểm tra tình hình xây dựng, nên công tác quản lý xây dựng trên địa bàn chủ yếu dựa vào ý thức tự giác của người dân. Nhưng không phải người dân nào cũng biết được quy định về cấp giấy phép xây dựng và tầm quan trọng của nó. Kết quả điều tra nhận định về tầm quan trọng cuả công tác cấp giấy phép xây dựng:
Bảng 2.13: Đánh giá tầm quan trọng của giấy phép xây dựng của người dân
Đánh giá
Số người
Tỷ lệ phần trăm
Rất cần thiết
25
50
Có cần thiết
6
12
Tương đối cần thiết
6
12
Không cần thiết
13
26
Tổng
50
100
Nguồn:Số liệu điều tra của tác giả
Theo điều tra thì chỉ có một nửa số người được hỏi đánh giá cao vai trò của giấy phép khi xây dựng công trình, còn có đến 26 % số người được hỏi cho rằng việc xin cấp giấy phép xây dựng là không cần thiết. Nhiều ngưòi dân chỉ nghĩ một cách đơn giản rằng: đất của mình, tiền của mình thì cứ xây chứ cần gì phải xin phép ai, thậm chí có nhiều hộ xây dựng không phép đến khi cán bộ vào xử lý vẫn chưa hiểu lý do vi phạm. Tuy nhiên, nghiêm trọng hơn là những người biết rõ quy định về xin giấy phép xây dựng mà vẫn cố tình vi phạm. Nhiều hộ gia đình ngại việc đi xin phép xây dựng mất thời gian, bên cạnh đó nhiều người vẫn quan niệm việc xây dựng phải chon ngày tốt, giờ tốt nên sợ việc xin cấp giấy phép làm ảnh hưởng đến việc khởi công vào ngày chọn trước. Nhưng cũng có nhiều hộ dân cố tình vi phạm xây lấn chiếm mặt đất, khoảng không, xây sai quy hoạch, những trường hợp này chủ đầu tư thường tỏ ra chống đối, có nhiều trường hợp xử lý xong lại vi phạm, phạt tiền xong lai xây tiếp, phải xử lý nhiều lần.
Bên cạnh đó, việc người dân tự giác báo cáo cho cán bộ có trách nhiệm các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng rất hạn chế. Đa phần người dân đều cả nể là hàng xóm láng giềng lại chẳng liên quan đến bản thân nên cũng không báo, chỉ có những trường hợp việc xây dựng ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của bản thân mới có đơn thư kiến nghị. Qua đó cho thấy ý thức của ngưòi dân còn rất hạn chế, gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý cấp phép nói riêng và công tác quản lý trật tự xây dựng nói chung trên địa bàn.
2.4. KẾT LUẬN
Như vậy, công tác quản lý xét duyệt và cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn phường Khương Thượng đã thu được một số kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đó còn tồn tại rất nhiều khó khăn hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho công tác kém hiệu quả. Trên cơ sở phân tích, đánh giá các nguyên nhân này, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác xét duyệt và cấp giấy phép xây dựng trong thời gian tới mà chúng ta sẽ nghiên cứu trong Chương 3 của chuyên đề này.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÉT DUYỆT VÀ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG KHƯƠNG THƯỢNG
3.1. Cơ sở đưa ra giải pháp
3.1.1. Mục tiêu của công tác cấp giấy phép xây dựng của quận Đống Đa:
- Tăng số lượng và tiến độ của công tác cấp giấy phép xây dựng, giảm thời gian thụ lý hồ sơ xuống còn 15-20 ngày, phấn đấu cấp phép cho 55-60% số lượng công trình xây dựng trên địa bàn quận.
- Đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất làm cơ sở cho công tác cấp giấy phép xây dựng.
- Phấn đấu hoàn thành quy hoạch chi tiết khu dân cư đến tỷ lệ 1/500, trước mắt cho các phường Khương Thượng, Ngã Tư Sở, tiến đến cho toàn bộ các phường trong quận, đồng thời công bố quy hoạch đến nhân dân.
- Tiếp tục tập huấn, nâng cao trình độ quản lý, trình tự và các thủ tục xây dựng cho các cán bộ cấp phép xây dựng, đặc biệt là cán bộ các phường.
- Tuyên truyền, nâng cao ý thức của nhân dân trong việc xin cấp giấy phép xây dựng.
- Tiến hành kiểm tra, quản lý chặt chẽ các công trình xây dựng, kiên quyết cưỡng chế, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn quận.
3.1.2. Mục tiêu tống quát của UBND phường Khương Thượng trong giai đoạn 2005 - 2010.
Theo báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ lần thứ X của phường thì trong giai đoạn 2005-2010 cán bộ và nhân dân phường cần tập trung thực hiện một số công tác sau:
Mục tiêu tổng quát:
Khai thác hiệu quả các nguồn lựclợi thế, giữ vững nhịp độ phát triển kinh tế. Giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.Tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc trong xây dựng và quản lý đô thị và trong các mặt hoạt động đời sống xã hội. Cải thiệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
Đẩy mạnh phát triển kinh tế, khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình, tạo điều kiện đa dạng hoá các hoạt động sản xuất kinh doanh, chú trọng cácloại hình sản xuất kinh doanh phù hợp với điều kiện thực tế của phường.
Tăng cường quản lý Nhà nước đối với lọại hình kinh tế tư nhân, tạo môi trường pháp lý, an ninh trật tự thuận lợi cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn, yên tâm phát triển sản xuất, kinh doanh.
Đẩy mạnh công tác văn hoá giáo dục, đảm bảo an ninh quốc phòng, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư.
Một số chỉ tiêu phấn đấu chính:
- Hoàn thành chỉ tiêu thu chi ngân sách hàng năm
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 1.2%, không sinh con thứ 3
- Phấn đấu cơ bản không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn, không còn nhà dột nát
- Nâng cấp bê tông hoá 100% đường, ngõ, ngách, xây dựng và cải tạo hệ thống thoát nước bảo đảm vệ sinh đô thị
- Cống hoá mương thoát nước, kè hồ Hố Mẻ và giải phóng mặt bằng đường Trường Chinh
3.1.3. Mục tiêu, nhiệm vụ công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn phường Khương Thượng
Từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng cơ sở. Khai thác hệ thống hạ tầng hiện có kết hợp với việc đầu tư xây mới, cải tạo các đường, ngõ, ngách, lối đi.
Tăng cường hiệu lực trong việc quản lý đô thị, tiến hành hướng dẫn, thực hiện quy chế dân chủ trong cộng đồng dân cư, tiến hành quản lý trật tự xây dựng đô thị
Tăng cường quản lý về nhà ở, đất ở, trật tự xây dựng trên địa bàn
Tích cực kê khai, hoàn tất việc xét duyệt và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân
Tuyên truyền, hướng dẫn thủ tục cấp phép xây dựng trên địa bàn, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra vi phạm và tiến hành xử lý theo pháp luật, phấn đấu trong thời gian tới, số lượng các công trình xây dựng có giấy phép đạt tỷ lệ hơn 89% số lượng công trình xây dựng.
3.2. Các giải pháp cụ thể
3.2.1. Nhóm giải pháp đối với bên cấp giấy phép xây dựng
Tăng cường công tác quy hoạch xây dựng và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị:
Phân công nhiệm vụ và phối kết hợp các cơ quan
Muốn quản lý trật tự xây dựng trên một địa bàn đô thị có hiệu quả thì trước hết ta phải có một quy hoạch hợp lý. Để thực hiện tốt công tác này đòi hỏi phải có sự phối kết hợp giữa các cơ quan , ban ngành chức năng, trong đó cần có sự tham gia của Sở Xây dựng, văn phòng Kiến trúc sư trưởng thành phố, viện quy hoạch… cho đến các cơ quan cấp dưới nắm vững thực tế tại địa phương như phòng Đô thị- Địa chính, cán bộ quản lý trật tự xây dựng của phường. việc phối hợp công tác từ thành phố đến tận cấp cơ sở cũng góp phần làm cho công tác thiết kế, xét duyệt quy hoạch cũng như quản lý xây dựng theo quy hoạch tiến hành một cách đồng bộ, theo một hệ thống từ trên xuống, làm cho công tác chặt chẽ và có hiệu quả cao hơn.
Tuy nhiên, cần có các quy định phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan tránh việc chồng chéo trong công tác. UBND thành phố nên nghiên cứu sắp xếp cơ cấu, bộ máy tổ chức, phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị, cá nhân, tăng cường nhiệm vụ của cơ sở.
Công tác khảo sát, lập và xét duyệt quy hoạch chi tiết quận
Để có một căn cứ cụ thể làm cơ sở cho chủ đầu tư xin cấp giấy phép cũng như cơ quan cấp phép giải quyết một cách nhanh chóng, hiệu quả quận Đống Đa cần một quy hoạch chi tiết đến từng khu dân cư. Quận Đống Đa nên tập trung cho công tác khảo sát, lập quy hoạch chi tiết 1/500 cho các phường trong quận. Trước hết tập trung thiết kế cho những phường có nhu cầu bức thiết, các khu vực có quy hoạch xây dựng, khu vực giải phóng mặt bằng. Quy hoạch chi tiết làm cơ sở cho việc lập các dự án đầu tư, giao hoặc cho thuê đất, cấp giấy phép xây dựng hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Quy hoạch chi tiết ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân cư, nên trước khi xét duyệt nên tổ chức thông báo công khai, xin các ý kiến đánh giá, góp ý của chính người dân, bản quy hoạch phải hài hoà giữa quyền lợi giữa cộng đồng và dân cư, phục vụ cho mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của đô thị cũng như cải thiện đời sống dân cư.
Nâng cao hiệu quả các chính sách, thủ tục hành chính
Các quy định về cấp giấy phép và quản lý xây dựng phải mang tính đồng bộ, mang tính thống nhất và có tính khả thi.
Các văn bản quy phạm và các hướng dẫn phải đầy đủ chi tiết, cụ thể từng khoản mục, đồng bộ với các quy định liên quan. Ví dụ như quy định về xét duyệt và cấp giấy phép xây dựng phải thống nhất với những quy định về quản lý trật tự xây dựng, quy định về đầu tư xây dựng, về quy hoạch sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…
Các văn bản quy định trước khi ban hành cần được nghiên cứu, đánh giá một cách cụ thể những phát sinh có thể xảy ra nếu áp dụng thực tế. Tránh trường hợp khi đem ra áp dụng mâu thuẫn, chồng chéo với các quy định khác, không phù hợp điều kiện thực tế, vừa gây lãng phí lai không giải quyết được vấn đề.
Một số giải pháp cụ thể:
Giảm thời gian thụ lý hồ sơ: theo quy định hiện hành thì thời gian tối đa cán bộ cấp giấy phép xây dựng nhận hồ sơ đến khi trả lời chủ đầu tư xin cấp phép là 25 ngày (trừ thời gian phát sinh), trong khi quy định công việc trong thời gian thụ lý hồ sơ cũng như thực tế cấp phép xây dựng ở Đống Đa cho thấy cán bộ xử lý hồ sơ chi cần trung bình khoảng 15 ngày để hoàn tất công việc. Trong khi đó người dân cần khởi công xây dựng sớm để có thể ổn định sinh sống. Kết quả điều tra ý kiến của người dân về thời gian thụ lý hồ sơ:
Bảng 3.1: Ý kiến của người dân về thời gian chờ giấy phép
Ý kiến
Số người
Phần trăm
Hợp lý
12
24
Bình thường
24
48
Quá lâu
14
28
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả
Như vậy, có đến 28% chủ đầu tư được hỏi cho rằng thời gian chờ đợi 25 ngày là quá lâu. Và thực tế là có nhiều hộ đã cho khởi công xây dựng công trình trong thời gian chờ giấy phép. Nếu như thế nên chăng có một định rút ngắn thời gian thụ lý hồ sơ. Biện pháp này vừa có thể tăng năng suất lao động của cán bộ, lại đáp ứng được nhu cầu của nhân dân.
Đơn giản hoá hồ sơ thủ tục: Hiện nay, quy định về hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng có một số giấy tờ không quá cần thiết. Bởi vì khi làm hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hộ gia đình đã nộp hộ khẩu gia đình, nên nếu quy định trong hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng đã có xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì không cần thiết phải có hộ khẩu. Đơn giản hoá làm cho người dân thấy thoải mái hơn trong việc xin phép và cán bộ cấp phép cũng nhẹ nhàng hơn khi thụ lý hồ sơ.
Nên có một quy định về các trường hợp không đủ các giấy tờ nhà đất cần thiết khi xin phép xây dựng, đặc biệt là các trường hợp giải phóng mặt bằng hay các hộ chung cư của các cơ quan xí nghiệp. Trong trưòng hợp này nên linh động bằng một giấy tờ có thể tạm thay thế.
Đối với hồ sơ thiết kế: nếu quy định về hồ sơ tự thiết kế không hiệu quả ( đa số hồ sơ thiết kế không đạt yêu cầu), nên chăng bỏ quy định này, thay vào đó phường và quận có thể giới thiệu một đơn vị có trình độ chuyên môn chuyên trách thiết kế hồ sơ xây dựng cho chủ đầu tư.
Nâng cao trình độ và ý thức trách nhiệm của cán bộ quản lý cấp phép xây dựng
Hầu hết các cán bộ quản lý xây dựng cấp phường đều chỉ làm việc theo kinh nghiệm, điều này dễ dẫn đến một số sai sót trong quán trình công tác, quận và thành phố nên tổ chức các lớp tập huấn nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ, ngoài ra cần tổ chức phổ biến các văn bản pháp luật mới để các cán bộ cập nhật thông tin và xử lý công tác đúng quy định.
Với những tiến bộ về công nghệ thông tin, có thể đưa các số liệu cũng như bản đồ vào máy vi tính, việc xử lý hồ sơ bằng máy cũng nhanh và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, để có thể sử dụng tốt những công cụ hỗ trợ này cán bộ cấp phép xây dựng phải trải qua các khoá học nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
3.2.2. Nhóm giải pháp đối với chủ đầu tư cấp phép xây dựng
Tăng cường công tác vận động, phổ biến pháp luật
Ý thức của người dân đóng vai trò rất quan trọng đến công tác xét duyệt và cấp giấy phép xây dựng, tuy nhiên bản thân họ lại rất về lĩnh vực này. Ngoài các phương tiện thông tin đại chúng, cần phổ biến tầm quan trọng, các quy định , đặc biệt là quy trình và hồ sơ cấp phép xây dựng đến từng hộ dân thông qua hệ thống loa phát thanh cũng như tổ chức các buổi phổ biến theo từng tổ dân phố.
Ngoài ra, cần công bố bản đồ quy hoạch chi tiết công khai để người dân nắm được thông tin, thuận lợi cho việc lập hồ sơ cấp phép
Kiểm tra, phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm:
Phổ biến quy định về các trường hợp vi phạm và các biện pháp xử lý theo pháp luật. Thường xuyên tiến hành kiểm tra, phát hiện các vi phạm. Có thể tiến hành vận động hoặc cưỡng chế tháo dỡ các công trình trái quy định. Ngoài ra, có thể tiến hành xử lý hành chính bằng cách nộp phạt. Các trường hợp không nằm trong phạm vi giải quyết của phường thì được chuyển lên quận hoặc thành phố xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.
3.3. Kết luận
Sau khi nghiên cứu thực trạng và những bất cập trong công tác cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn phường Khương Thượng, tác giả xin đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong thời gian tới. Các biện pháp này bao gồm: nhóm giải pháp cải cách thủ tục hành chính, nhóm giải pháp cho các cơ quan cấp phép cũng như cho chủ đầu tư xây dựng. Hy vọng một số biện pháp kể trên có tác động tích cực đến việc quản lý xây dựng đô thị trên địa bàn, góp phần xây dựng Khương Thượng nói riêng và Đống Đa nói chung thành một đô thị phát triển ổn định và bền vững.
PHẦN KẾT LUẬN
Trong giai đoạn hiện nay, cả nước ta nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng đang bước vào giai đoạn đô thị hoá một cách mạnh mẽ. Hàng loạt các công trình cơ sở hạ tầng, các khu nhà cao tầng được xây dựng lên đánh dấu những mốc tiến quan trọng trong quá trình đô thị hoá. Tuy mới chỉ ở những giai đoạn đầu của quá trình đô thị hoá song Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương không để đô thị hoá phát triển một cách tự phát, không kiểm soát nổi mà phải đô thị hoá một cách vững chắc, có trật tự, quy hoạch để tiến tới phát triển đô thị ngày càng văn minh hơn, to đẹp hơn. Để đạt được mục tiêu ấy thì quản lý trật tự xây dựng đô thị là công tác cần được quan tâm chú trọng hàng đầu.
Trong những năm đổi mới vừa qua, công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị mà đặc trưng là công tác quản lý cấp phép xây dựng đô thị đã thực sự trở thành công cụ hữu ích giúp các cơ quan chức năng kiểm soát được công tác xây dựng trên địa bàn thành phố. Cấp giấy phép xây dựng góp phần bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường, bảo tồn các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh và các công trình có giá trị, phát triển kiến trúc mới, hiện đại, kết hợp với nét đặc trưng của kiến trúc dân tộc, sử dụng hiệu quả đất đai xây dựng công trình và quan trọng hơn cả là đảm bảo quản lý việc xây dựng theo quy hoạch và tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan. Thực tế công tác cấp phép xây dựng của nước ta nói chung và của Hà Nội nói riêng hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn. Việc xây dựng trái phép, không theo quy hoạch do hạn chế từ nhận thức của các hộ dân cư, việc hạn chế về năng lực công tác của một số cán bộ thực hiện… bên cạnh đó là sự thiếu đồng bộ về các quy định pháp quy cho công tác quản lý trật tự xây dựng đang đặt ra nhiều thử thách đối với các cán bộ trực tiếp thực hiện công tác quản lý cấp phép xây dựng.
Khương Thượng là một phường đã có từ rất lâu trên địa bàn Hà Nội. Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự phát triển của Hà Nội, trên địa bàn phường cũng có nhiều thay đổi đáng khích lệ. Đời sống dân cư được nâng lên một cách rõ rệt. Các công trình xây dựng mọc lên ngày càng nhanh hiện đang là một khó khăn lớn trong công tác quản lý trật tự xây dựng của các cán bộ phường. Đặc biệt đa số dân cư sống trên địa bàn phường có mặt bằng dân trí chưa cao nên việc nắm bắt, hiểu và làm theo đúng pháp luật chưa được thực hiện một cách rộng rãi. Hầu hết các hộ dân đều có tâm lý ngại khi đi xin cấp phép xây dựng. Do vậy phần lớn các công trình được xây lên mà không hề có phép gây khó khăn cho công tác quản lý của phường.eTrong chuyên đề thực tập toot nghiệp này, em tập trung nghiên cứu về các vấn đề lý luận lien quan đến công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị và cụ thể là công tác cấp phép xây dựng của phường Khương Thượng. Dựa trên những thực trạng đã có của quá trình thực hiện công tác cấp phép xây dựng trong 5 năm (2001 -2005) để đưa ra một số nhận xét, đánh giá về công tác cấp phép, những khó khăn gặp phải và nguyên nhân của những khó khăn đó. Trên cơ sở lý thuyết, thực trạng và phương hướng hoạt động của Phường trong những năm tới, em đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm đẩy nhanh tiến độ cũng như nâng cao hiệu quả của công tác cấp phép xây dựng trên địa bàn phường Khương Thượng.
Việc thực hiện chuyên đề này đã giúp em nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của công tác cấp phép xây dựng đối với sự phát triển xây dựng của mỗi đô thị và hoàn thiện những kiến thức đã được học tập tại trường.
PHỤ LỤC
Các mẫu đơn xin cấp phép xây dựng:
Mẫu 1:
§éc lËp- Tù do- H¹nh phóc
§¬n xin cÊp giÊy phÐp x©y dùng
(C«ng tr×nh thuéc së h÷u t nh©n)
X©y dùng míi
C¶i t¹o s÷a ch÷a
KÝnh göi:........................................................................................................
1-Tªn chñ ®Çu t:............................................................................................
Sè chøng minh th:.......................... ngµy cÊp................................................
§Þa chØ thêng tró:..........................................................................................
Sè nhµ:.............................................................................................................
§êng phè:......................................................................................................
Phêng(x·):.....................................................................................................
QuËn(huyÖn):...............................................................Thµnh phè Hµ Néi
Sè ®iÖn tho¹i:.................................................................................................
2-§Þa ®iÓm x©y dùng:
L« ®Êt sè:..........................................................DiÖn tÝch......................m2.....
T¹i (sè nhµ):.....................................................................................................
§êng phè:......................................................................................................
Phêng(x·):.....................................................................................................
QuËn(huyÖn):....................................................................Thµnh phè Hµ Néi
Nguån gèc ®Êt:...............................................................................................
Chøng chØ quy ho¹ch sè(nÕu cã):....................................................................
3-Néi dung xin phÐp x©y dùng:
Lo¹i c«ng tr×nh:..............................................................................................
DiÖn tÝch x©y dùng tÇng trÖt:..........................................m2
Tæng diÖn tÝch sµn:.............m2.
ChiÒu cao..................tÇng.............................................
4-§¬n vÞ hoÆc ngêi thiÕt kÕ(nÕu cã):.......................................................
§Þa chØ:........................................................................................................
§iÖn tho¹i:...................................................................................................
GiÊy phÐp hµnh nghÒ:..................................................................................
5-Tæ chøc, c¸ nh©n thÈm ®Þnh thiÕt kÕ(nÕu cã)
§Þa chØ:........................................................................................................
GiÊy phÐp hµnh nghÒ sè:..................................cÊp ngµy..............................
Lêi cam kÕt:
T«i xin cam ®oan lµm theo ®óng giÊy phÐp x©y dùng ®îc cÊp, nÕu sai t«i xin hoµn toµn chÞu tr¸ch nhiÖm vµ xö lý theo quy®Þnh cña ph¸p luËt.
X¸c nhËn cña UBND phêng(x·, thÞ trÊn)
Ngµy........th¸ng........n¨m
Ngêi lµm ®¬n
Mẫu 2:
UBND tØnh, TP trùc thuéc TW
C¬ quan cÊp giÊyphÐp x©y dùng
Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam
§éc lËp- Tù do- H¹nh phóc
§¬n xin phÐp x©y dùng
Sè: /GPXD
X©y dùng míi
C¶i t¹o söa ch÷a
1/CÊp cho:
-§i¹ chØ:
-Sè nhµ:
-Phêng(x·):
-TØnh, thµnh phè:
2/§îc phÐp x©y dùng c«ng tr×nh(lo¹i c«ng tr×nh):
-Theo thiÕt kÕ cã ký hiÖu:
-Do: lËp
-Gåm c¸c h¹ng môc sau ®©y:
-Trªn l« dÊt:
-DiÖn tÝch:
-Cao ®é nÒn ChØ giíi x©y dùng
T¹i sè nhµ: §êng:
Phêng(x·): QuËn(huyÖn):
TØnh, thµnh phè:
Gi©ý tê vÒ quyÒn sö dông ®Êt:
3/Nh÷ng ®iÒu cÇn lu ý:
-Chñ ®Çu t ph¶i hoµn toµn chÞu tr¸ch nhiÖm tríc Ph¸p luËt nÕu x©m ph¹m c¸c quyÒn lîi hîp ph¸p cña ngêi cã liªn quan
-Chñ ®Çu t ph¶i thùc hiÖn nh÷ng ®iÒu sau ®©y:
Ph¶i thùc hiÖn ®Çy ®ñ theo c¸c quy ®Þnh cña Ph¸p luËt vÒ ®Êt ®ai, vÒ ®Çu t x©y dùng vµ GiÊy phÐp x©y dùng nµy
Ph¶i th«ng b¸o cho c¬ quan cÊp giÊy phÐp ®Õn kiÓm tra khi ®Þnh vÞ c«ng tr×nh, x©y mãng vµ c«ng tr×nh ngÇm( nh hÇm vÖ sinh tù ho¹i, xö lý níc th¶i...)
XuÊt tr×nh Gi©ý phÐp x©y dùng cho ChÝnh quyÒn së t¹i tríc khi khëi c«ng x©y dùng vµ yÕt b¸o phèi c¶nh c«ng tr×nh, sè GiÊy phÐp, tªn ®¬n vÞ thiÕt kÕ, ®¬n vÞ thi c«ng, ngµy hoµn thµnh t¹i ®Þa ®iÓm x©y dùng c«ng tr×nh
Khi cÇn thay ®æi thiÕt kÕ th× ph¶i b¸o c¸o vµ chê quyÕt ®Þnh cña C¬ quan cÊp giÊy phÐp x©y dùng
Khi x©y dùng xong, Chñ ®Çu t ph¶i b¸o c¸o cho C¬ quan cÊp phÐp lËp hå s¬ hoµn c«ng, Gi©ý phÐp x©y dùng cã kÌm theo biªn b¶n kiÓm tra c«ng tr×nh míi cã gi¸ trÞ ®¨ng ký quyÒn së h÷u coong tr×nh
-GiÊy phÐp nµy cã khiÖu lùc khëi c«ng trong thêi h¹n 1 n¨m kÓ tõ ngµy ký, qóa thêi h¹n trªn th× ph¶i xin GiÊy phÐp gia h¹n
-Thêi h¹n hoµn c«ng dù kiÕn lµ .....kÓ tõ ngµy cÊp Gi©ý phÐp x©y dùng
-§iÒu kiÖn kh¸c:
Ngµy th¸ng n¨m
C¬ quan cÊp giÊy phÐp x©y dùng
Mẫu phiếu điều tra:
PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC
Chúng tôi là sinh viên lớp Kinh tế quản lý Đô thị trường Đại học Kinh tế quốc dân. Chúng tôi mở cuộc điều tra này nhằm tìm hiểu về thực tế nắm bắt các thông tin về công tác cấp phép xây dựng và tình hình xin cấp phép khi xây dựng của các cá nhân, tổ chức. Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ của ông (bà) bằng cách đánh giấu vào những câu trả lời mà ông (bà) cho là hợp lý nhất. Chúng tôi xin cam đoan kết quả của cuộc điều tra này chỉ được sử dụng vào mục đích nghiên cứu chứ không hề được công khai dưới bất kỳ hình thức nào.
Xin chân thành cảm ơn !
Câu hỏi 1: Hiện nay gia đình ông (bà) có bao nhiêu người đang cư trú trong ngôi nhà định sửa (hoặc xây mới) ? ……………
Câu hỏi 2: Tình trạng của ngôi nhà hiện tại gồm :
1 tầng 2 tầng 3 tầng > 4 tầng
Câu hỏi 3: Hiện tại ngôi nhà đó được sử dụng vào mục đích gì ?
Để ở Kinh doanh Mục đích khác
Câu hỏi 4: Đây là lần thứ mấy ông (bà) xin cấp phép xây dựng ?……..
Câu hỏi 5: Mục đích của việc xin phép xây dựng là gì ?
Để ở Kinh doanh Sửa chữa sau GPMB
Câu hỏi 6 : Hồ sơ thiết kế khi xây dựng của ông (bà) là hồ sơ:
Tự thiết kế Thuê thiết kế
Câu hỏi 7 : Với hồ sơ tự thiết kế, ông (bà) có gặp khó khăn gì khi xin xét duyệt?……………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………….
Câu hỏi 8: Ông (bà) nắm được thông tin về việc xin cấp phép xây dựng từ nguồn nào ?
Thông tin đại chúng Thông tin từ phường
Nguồn thông tin khác
Câu hỏi 9: Theo sự hiểu biết của ông (bà) thì thủ tục xin cấp phép xây dựng gồm có mấy giai đoạn (gđ) ?
2 gđ 3 gđ 4 gđ Ý kiến khác
Câu hỏi 10: Theo ông (bà) những thủ tục hành chính ấy đã hợp lý chưa?
Hợp lý Tương đối hợp lý Chưa hợp lý
Câu hỏi 11: Mỗi lần xin cấp phép, ông (bà) phải chờ bao lâu?….…….
Câu hỏi 12: Theo ông (bà) thời gian chờ đợi như thế là:
Hợp lý Bình thường Quá lâu
Câu hỏi 13: Trong quá trình xin cấp phép, ông (bà) thường gặp khó khăn ở thủ tục nào?
1. Thiết kế công trình xin cấp phép 2. Lập hồ sơ xin cấp phép
Nếu gặp khó khăn ở thủ tục 1 xin chuyển đến câu hỏi 14
thủ tục 2 xin chuyển đến câu hỏi 16
Câu hỏi 14: Vì sao ông (bà) gặp khó khăn ở thủ tục thiết kế (TK) công trình xin cấp phép?
Thuê TK với giá cao Tự TK thì khó được giải quyết
Câu hỏi 15: Theo ông (bà) việc lập hồ sơ thiết kế thi công là:
Đơn giản
Tương đối khó khăn Rất khó khăn
Câu hỏi 16: Vì sao ông (bà) gặp khó khăn trong thủ tục lập hồ sơ xin cấp phép?
Chưa nắm rõ các giấy tờ cần nộp Không biết các bước thực hiện
Không có sự phối hợp của các cán bộ Lý do khác
Câu hỏi 17: Theo ông (bà) những khó khăn này nên cải tiến như thế nào?
Linh động hơn với hồ sơ tự TK
Có thông tin cụ thể về thủ tục và các giấy tờ kèm theo khi lập hồ sơ
Các cán bộ cần giảng giải kỹ về các bước thực hiện
Câu hỏi 18: Theo quan điểm riêng của ông (bà) thì công tác cấp phép xây dựng có tầm quan trọng như thế nào?
Rất cần thiết Có cần thiết
Tương đối cần thiết Không cần thiết
Câu hỏi 19: Một số kiến nghị, đề xuất của ông (bà) để công tác cấp phép xây dựng có hiệu quả hơn:
Rút ngắn thời gian Đơn giản về thủ tục
Thái độ làm việc của cán bộ
Một số kiến nghị khác (ghi cụ thể)……… ………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Một lần nữa xin cảm ơn sự hợp tác của ông (bà) !
Kết quả của cuộc điều tra:
Số phiếu phát ra 65
Số phiếu hợp lệ 50 (76.92% số phiếu phát ra)
Chuyên đề đã sử dụng kết quả điều tra, trong đó cơ bản là các câu hỏi: 12,13,14,15,15,18…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các văn bản pháp luật:
1.Nghị định số 52/1999/NĐ-CP về việc ban hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ngày 08 tháng 07 năm 1999 của Chính phủ
2. Nghị định số 12/2000/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/1999/NĐ-CP
3.Quyết định số 109/2001/QĐ-UB về việc ban hành Quy định cấp phép xây dựng các công trình trên địa bàn thành phố
4. Chỉ thị 19/2003-CT-TTg về việc tổ chức lập quy hoạch xây dựng đô thị và quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch.
Nghị định số 08/2005-NĐ-CP về Quy hoạch xây dựng
Các tài liệu khác
1. Giáo trình Kinh tế Đô thị và giáo trình Quản lý Đô thị - GS.TS Nguyễn Đình Hương và ThS Nguyễn Hữu Đoàn – Nhà xuất bản thống kê 2003
2. Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị - GS.TS Nguyễn Thế Bá – Nhà xuất bản xây dựng năm 2004.
3. Báo cáo kiểm kê đất đai phường Khương Thượng 2000, 2005
4. Báo cáo công tác quản lý trật tự xây dựng phường Khương Thượng 2001-2005
5. Báo cáo dân số phường Khương Thượng 2001-2005
MỤC LỤC
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36544.doc