Chuyên đề Đánh giá giá trị kinh tế Vườn quốc gia Xuân Thuỷ - tỉnh Nam Định nhằm hướng tới phát triển bền vững

Đề tài đã đánh giá tương đối toàn diện các giá trị của VQGXT, trong đó có cả các giá trị chức năng và các giá trị không sử dụng nên đã khắc phục được hạn chế của các nghiên cứu trước đây. Dựa vào kết quả tính toán được, trong phần cuối cùng của đề tài tác giả đưa ra một số kiến nghị, giải pháp trước mắt cũng như lâu dài nhằm giúp địa phương quản lý và bảo vệ tốt hơn nguồn tài nguyên rất có giá trị ở đây đồng thời phát huy tiềm năng phát triển của DLST. Bên cạnh các kết quả đạt được, đề tài vẫn còn một số hạn chế như cỡ mẫu điều tra có thể vẫn chưa đủ lớn nên không tránh khỏi sai số trong quá trình phân tích, quá trình điều tra thu thập số liệu trong một khoảng thời gian nhất định nên mới chỉ phản ánh được phần nào giá trị thực tế tại địa điểm nghiên cứu. Nếu đề tài được tiếp tục phát triển trong tương lai, các hạn chế trên có thể được khắc phục và đem lại kết quả tốt hơn.

doc93 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1635 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá giá trị kinh tế Vườn quốc gia Xuân Thuỷ - tỉnh Nam Định nhằm hướng tới phát triển bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất trong rễ cây thu được, rửa sạch, để se nước và cân để xác định sinh khối tươi. Lấy khoảng 10 % trọng lượng rễ đã thu nhặt để phân tích trọng lượng khô kiệt trong phòng thí nghiệm. P Bước 3, xác định sinh khối khô Qua bước 2 đã lấy được mẫu đại diện của thân, cành, lá, rễ, thảm mục. Dùng phương pháp sấy mẫu bằng tủ sấy ở nhiệt độ 75 0 C trong khoảng 6 - 8 giờ. Trong quá trình sấy nếu sau 3 lần kiểm tra thấy trọng lượng không đổi thì đó chính là trọng lượng khô của mẫu. Dựa trên trọng lượng tươi và trọng lượng khô kiệt, độ ẩm của từng mẫu bộ phận thân thân, cành, lá, rễ, thảm mục sẽ thu được tính toán theo công thức sau: MC (%) = [ ( FW - DW) / FW] x 100 Trong đó: MC là độ ẩm của mẫu tính bằng %. FW là trọng lượng tươi của mẫu (đơn vị kg) DW là trọng lượng khô kiệt của mẫu (đơn vị kg). Sinh khối khô của từng bộ phận thân, cành, lá rễ, thảm mục được tính toán theo công thức : TDM (l) = [ TFW (l) x( 1 - MC(l)] x Nx 0.001 TDM (t) = [ TFW (t) x( 1 - MC(t)] x Nx 0.001 TDM (c) = [ TFW (c) x( 1 - MC(c)] x Nx 0.001 TDM (r) = [ TFW (r) x( 1 - MC(r)] x Nx 0.001 TDM (tm) = [ TFW (tm) x( 1 - MC(tm)] x 10 Trong đó TDM (l), TDM (t), TDM (c), TDM (r), TDM (tm) là tổng sinh khối khô trên 1 ha tính bằng tấn của lá, thân, cành rễ và thảm mục. TFW (l), TFW (t), TFW (r),TFW (c), TFW (tm) là tổng sinh khối tươi của lá, thân, cành, thảm mục đo đếm được của cây đại diện tính bằng kg. MC (l), MC (t), MC (c), MC (r), MC (tm) là độ ẩm tính bằng % của lá, thân, cành và thảm mục. N là mật độ cây trên 1 ha. Vậy tổng sinh khối khô (TDB) của 1 ha rừng được tính như sau: TDB ( tấn/ha)= TDM (l) + TDM (t) + TDM (c) + TDM (r) + TDM (tm) P Bước 4, xác định hàm lượng cacbon (CS) * Cách 1, có thể xác định hàm lượng cacbon bằng phương pháp Walkley & Black nghĩa là sinh khối khô của từng bộ phận được đem phân tích trong phòng thí nghiệm để xác định xem cacbon chiếm bao nhiêu phần trăm, sau đó tính toán hàm lượng cacbon theo công thức: CS = [ TDM (l)+TDM (t) +TDM (c)+TDM (r) +TDM (tm)] x C% Trong đó, CS là hàm lượng các bon đơn vị tấn C/ha C% là tỉ lệ cacbon trong sinh khối khô. * Cách 2, hàm lượng cacbon trong sinh khối khô được xác định thông qua việc áp dụng hệ số mặc định 0.5 thừa nhận bởi Uỷ ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC, 2003). Nghĩa là hàm lượng cacbon được tính bằng cách nhân sinh khối khô với 0.5. Theo đó, hàm lượng cacbon của 1 ha rừng sẽ là tổng hàm lượng cacbon ở các bộ phận: lá, thân, cành, rễ, cỏ và thảm mục và được tính theo công thức dưới đây : CS = [ TDM (l)+TDM (t) +TDM (c)+TDM (r) +TDM (tm)]x0.5 ( tấn C/ ha) Sau khi có được hàm lượng cacbon trên 1 ha rừng ta có thể quy đổi ra khối lượng khí CO2 mà rừng đã hấp thụ bằng phép quy đổi sau: CO2 = CS x 3,67 ( do MCO2 = 3,67 x MC) Qua các bước tiến hành trên đây, khối lượng cacbonic được rừng hấp thụ đã được xác định, công việc còn lại chỉ là nhân khối lượng tìm được này với đơn giá CO2 trên thị trường thế giới sẽ thu được giá trị của RNM trong việc hấp thụ CO2. Theo bản tin trên thị trường Carbon Châu á tháng 12/2005 thì giá CO2 dao động từ 3 – 5 USD / tấn. Như vậy, việc xác định khối lượng cacbonnic được hấp thụ bởi rừng ngập mặn tuân theo một quy trình khoa học rất rõ ràng nhưng lại đòi hỏi sự đầu tư rất lớn cả về công sức và vật chất. Trong phạm vi nghiên cứu, giá trị này chưa được định lượng một cách cụ thể, tuy nhiên nếu so sánh với một số công trình nghiên cứu tại các địa điểm khác của Việt Nam thì giá trị này là rất lớn. Cụ thể như nghiên cứu trữ lượng cacbon của thảm tươi và cây bụi tại các huyện Cao Phong, Đà Bắc tỉnh Hoà Bình và Hà Trung, Thạch Thành, Ngọc Lạc tỉnh Thanh Hoá của Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng (RCFEE) đã đưa ra kết quả trữ lượng cacbon trong sinh khối lau lách là cao nhất 20 tấn C/ha. Còn tại Rừng Vàng - huyện A Lưới - tỉnh Thừa Thiên Huế thì trữ lượng cacbon trong của rừng Quế từ 8 - 17 tuổi là 47,8 tấn C/ha, của rừng Thông ba lá từ 12 - 18 tuổi là 58,7 tấn C/ha, của rừng Keo tai tượng từ 7 - 17 tuổi là 45,3 tấn C/ha. Mặc dù chưa có nghiên cứu chính thức nào về hàm lượng cacbon tại VQG nhưng theo tác giả nếu được tính toán đây sẽ là giá trị rất lớn. Đề tài gọi giá trị này là A triệu đồng/năm. 1.3. Giá trị lựa chọn Bất kỳ giá trị lựa chọn nào liên quan tới phương án bảo tồn đều rất khó đánh giá và định lượng. Giá trị của các lợi ích này hiện không phải lúc nào cũng được thừa nhận, mà có thể chỉ trở nên rõ ràng khi các vùng đất ngập nước được bảo tồn. Bởi vì các giá trị lựa chọn nảy sinh từ việc không dự báo trước được những lợi ích chưa biết tới của vùng đất ngập nước trong tương lai nên chúng đặc biệt khó có thể ước tính. Nhằm mục đích bước đầu tính toán được giá trị lựa chọn, tác giả sử dụng phương pháp CVM và tiến hành một cuộc điều tra nhỏ nhằm xác định mức WTP trung bình cho mục đích bảo tồn nguồn tài nguyên tại vườn quốc gia nhằm duy trì và phát triển chúng phục vụ nhu cầu sử dụng hiện tại. * Điều tra thu thập số liệu Trong phạm vi của đề tài, đối tượng của cuộc điều tra chỉ bao gồm dân cư tại 5 xã vùng đệm. Thông tin được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp đối với từng hộ gia đình được chọn làm đại diện để trả lời phỏng vấn. Sau khi xác định được đối tượng và cách thức thu thập số liệu thì yêu cầu đặt ra là phải xác định cỡ mẫu điều tra. Lý thuyết thống kê chỉ ra rằng cỡ mẫu càng lớn, độ tin cậy càng cao và ngược lại. Tuy nhiên do hạn chế về thời gian và kỹ thuật nên cỡ mẫu được lựa chọn trong đề tài là khoảng 150 đến 200 hộ gia đình sinh sống trên địa bàn 5 xã vùng đệm. Mẫu phiếu điều tra được trình bày tại phụ lục 4. Với 172 phiếu phát ra phỏng vấn thì có 22 phiếu bị loại bỏ do phiếu không đầy đủ thông tin. Do đó phân tích trong nghiên cứu dựa trên 150 phiếu hợp lệ. * Tổng hợp số liệu thu thập được về đặc điểm KT - XH của người được phỏng vấn ỹ Giới tính Trong tổng số 150 người dân được phỏng vấn thì 67 nữ (chiếm 44.7 %) và 83 nam ( chiếm 55.3%) ỹ Tuổi Tuổi của 150 người tham gia trả lời phỏng vấn thấp nhất là 25 tuổi và cao nhất là 75 tuổi, trong đó nhóm tuổi từ 45-55 chiếm tỷ lệ cao nhất là 27,6%. Bảng 3.2 Tuổi của người dân được phỏng vấn Nhóm tuổi Số lượng ( người) Tỷ lệ (%) 25-35 35-45 45-55 55-65 65-76 Tổng 23 37 41 26 23 150 15,4 25,0 27,6 17,1 14,9 100 ỹ Số người trong gia đình Quy mô các gia đình được điều tra phản ánh khá rõ nét quy mô tại địa phương, số hộ gia đình có 5 người chiếm tỷ lệ khá lớn. Kết quả thu được thể hiện trong bảng 3.3. Bảng 3.3 Quy mô gia đình của người được phỏng vấn Quy mô gia đình(người) Số lượng ( người) Tỷ lệ (%) 2 3 4 5 6 7 Tổng 6 30 33 46 22 13 150 4,0 20,0 22,0 30,7 14,6 8,7 100 ỹ Trình độ học vấn Phiếu điều tra đưa ra 5 cấp độ trình độ học vấn là trung học cơ sở, phổ thông trung học, trung cấp - cao đẳng, đại học và trình độ khác. Qua số liệu thu thập được cho thấy, tỉ lệ vùng đệm tốt nghiệp PTTH cao nhất tới 44,7%, tỉ lệ tốt nghiệp Đại học tương đối thấp chỉ là 4,0%. Bảng 3.4 Trình độ học vấn của người được phỏng vấn Trình độ học vấn Số lượng ( người) Tỉ lệ (%) Trung học cơ sở PTTH Trung cấp - Cao đẳng ĐH Khác Tổng 54 67 17 6 6 150 36.0 44.7 11.3 4.0 4.0 100 ỹ Nghề nghiệp Trong 150 người được phỏng vấn có 63 người tham gia sản xuất trong ngành ngư nghiệp, chiếm 42% và cũng trong kết quả thu được thì có tới 51% mà công việc hàng ngày của họ có liên quan tới nguồn tài nguyên thiên nhiên của VQG, có thể là tham gia khai thác trực tiếp hoặc kinh doanh buôn bán các nguồn tài nguyên này để có thu nhập. Bảng 3.5 Nghề nghiệp của người tham gia phỏng vấn Nghề nghiệp Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Nông nghiệp Ngư nghiệp Giáo viên CBCNV Kinh doanh Nghỉ hưu Tổng 62 63 1 5 15 4 150 41,3 42,0 0,7 3,3 10,0 2,7 100 ỹ Thu nhập So với các địa phương thuần nông khác thì thu nhập của người dân ở đây khá cao do ngoài sản xuất nông nghiệp họ còn có thêm thu nhập từ khai thác thủ công nguồn tài nguyên phong phú tại VQG. Hơn nữa nhờ thiên nhiên ưu đãi nên ngành kinh tế biển ở địa phương phát triển mạnh. Thu nhập của người dân ở mức 1 triệu đến 1 triệu rưỡi chiếm tỉ lệ cao nhất là 40,7%. Bảng 3.6 Thu nhập hàng tháng của người tham gia phỏng vấn Thu nhập (nghìn đồng) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Dưới 500 500 - 1.000 1.000 - 1.500 1.500 - 2.000 2.000 - 2.500 Trên 2.500 Tổng 14 33 61 22 14 6 150 9,3 22,0 40,7 14,7 9,3 4,0 100 ỹ Mức sẵn sàng chi trả cho quỹ 1 ( ký hiệu WTPOV ) Trong số 150 người dân trả lời phỏng vấn thì có tới 14% không sẵn sàng chi trả cho quỹ bảo tồn tài nguyên thiên nhiên nhằm duy trì chúng cho thế hệ hiện tại sử dụng. Đối với những người không sẵn sàng chi trả cho quỹ 1, WTP của họ được giả định bằng 0, tuy nhiên trên thực tế không đồng ý chi trả không có nghĩa là họ không nhận thức được tầm quan trọng của nguồn tài nguyên của VQG. Lý do chủ yếu trong quyết định của họ là vì họ cho rằng số tiền đóng góp đó sẽ bị sử dụng lãng phí không đúng mục đích. Đối với các hộ sẵn sàng chi trả, mức WTP được lựa chọn nhiều nhất là 50.000 đồng chiếm tỉ lệ 26%. Kết quả điều tra được thể hiện trong bảng 3.7. Bảng 3.7 Mức sẵn sàng chi trả của người dân cho quỹ 1 Mức WTP( nghìn đồng) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Tổng 21 26 12 18 10 39 9 10 0 2 3 150 14,0 17,3 8,0 12,0 6,7 26,0 6,0 6,7 0 1,3 2,0 100 * Xây dựng mô hình hồi quy mức sẵn sàng chi trả cho quỹ 1 (WTPOV) - Mô hình hồi quy của WTPOV có dạng như sau: WTPOV = 1 + jXji+ ui (1) Trong đó: i chỉ số quan sát j chỉ số của các biến 1 là hệ số chặn j hệ số hồi quy của các biến trong mô hình Xji giá trị của quan sát thứ i ui yếu tố ngẫu nhiên - Theo tác giả, các biến số có thể ảnh hưởng tới WTPOV trong bảng hỏi của đề tài là : giới tính ( ký hiệu là GT), tuổi (T), số người trong gia đình (SN), trình độ học vấn (HV), nghề nghiệp (NN) và mức thu nhập (TN). Như vậy, mô hình (1) có thể viết dưới dạng: WTPOV = 1 + 2GTi + 3Ti + 4SNi + 5HVi + 6NNi + 7TNi + ui (2) Trong các biến dự đoán có ảnh hưởng đến WTPOV thì có 3 biến chất lượng là trình độ học vấn (HV), giới tính (GT) và nghề nghiệp (NN). Để lượng hoá được biến chất lượng, trong phân tích hồi quy người sử dụng kỹ thuật biến giả. Biến giả được sử dụng trong mô hình hồi quy giống như biến số lượng thông thường. Các biến giả được dưa vào mô hình là: + GTi = + HVi = + NNi = Dùng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS) có thể ước lượng các hệ số hồi quy của 2 mô hình trên. Sau khi tổng hợp kết quả thu được sau khi phỏng vấn các hộ gia đình, đề tài sử dụng phần mềm MFIT3 để ước lượng các hệ số hồi quy ( xem MH[1]) (bảng 3.8). Bảng 3.8 Ước lượng mô hình hồi quy WTPOV theo các biến bằng phần mềm MFIT3 ( mô hình [1]) Ordinary Least Squares Estimation ************************************************************************* Dependent variable is WTP 150 observations used for estimation from 1 to 150 ************************************************************************* Regressor Coefficient Standard Error T-Ratio[Prob] INPT -37.0042 11.3592 -3.2576[.002] GT .35963 .32167 1.1180[.270] T .68276 .17427 3.9179[.000] SN -3.5215 1.1147 -3.1591[.003] HV 3.7551 1.6171 2.3220[.025] NN 8.2574 1.9111 4.3207[.000] TN .037840 .0031631 11.9628[.000] ************************************************************************* R-Squared .98803 F-statistic F( 6, 143) 591.6859[.000] R-Bar-Squared .98636 S.E. of Regression 3.0935 Residual Sum of Squares 411.4907 Mean of Dependent Variable 34.1000 S.D. of Dependent Variable 26.4901 Maximum of Log-likelihood -123.6410 DW-statistic 1.2039 ************************************************************************* Mô hình hồi quy của WTPOV thu được là: WTPOV = - 37 + 0,359 GT + 0,682T - 3,52 SN + 3,75 HV + 8,26NN + 0,038 TN + ui Bảng kết quả mô hình hồi quy trên đây đưa ra WTPOV trung bình là 34.100 đồng, do đó tại thời điểm phỏng vấn thì giá trị lựa chọn của VQG hàng năm là: OV = WTPOV trung bình x Tổng số hộ dân trong vùng = 34.100 x 11.464 = 390.922.400 (đồng) Vậy tại thời điểm tính toán ( năm 2005 ) thì giá trị lựa chọn của VQG là: = 363.648.744 (đồng) * Phân tích các ảnh hưởng của các nhân tố tới WTPOV Muốn biết các biến đưa vào trong mô hình có thực sự ảnh hưởng tới sự sẵn sàng chi trả hay không, ta tiến hành kiểm định cặp giả thuyết sau: H0 : j = 0 hệ số hồi quy không có ý nghĩa thống kê. H1 : j≠ 0 hệ số hồi quy có ý nghĩa thống kê. . Nếu > p bác bỏ giả thuyết H0 , nhận H1. . Nếu < p chưa có cơ sở bác bỏ giả thuyết H0 (với p-value = [Prob] và = 0,05) ảnh hưởng của giới tính tới WTPOV: Với 2 = 0,359 > 0 có nghĩa là nam giới sẵn sàng chi trả cao hơn nữ giới là 359 đồng. Tuy nhiên với mức ý nghĩa = 5% thậm chí 10% thì hệ số hồi quy của biến giới tính đều không có ý nghĩa thống kê. Do đó chưa thể khẳng định giới tính có ảnh hưởng tới WTPOV hay không. Điều này có thể do sai số trong quá trình lấy mẫu vì tỉ lệ nam nữ tham gia phỏng vấn chênh lệch nhau và không phản ánh đúng tỷ lệ nam nữ hiện tại của địa phương. ảnh hưởng của tuổi đến WTPOV: 3 = 0,682 > 0, p-value = 0.000 < nên hệ số hồi quy có ý nghĩa thống kê. Như vậy khi các nhân tố khác không đổi, nếu tuổi của người tham gia phỏng vấn tăng thêm 1 năm thì mức WTP tăng 683 đồng. Do đó, tuổi có ảnh hưởng thuận tới WTPOV. Điều này có thể giải thích là do tuổi càng cao, nhận thức của người dân về giá trị của nguồn TNTN cũng cao hơn. Do đó, WTP của những người cao tuổi có xu hướng tăng. ảnh hưởng của số người trong gia đình tới WTPOV: 4 = - 3.521 < 0, p-value = 0.003 < , điều đó có nghĩa là khi các biến số khác không đổi, nếu số người trong gia đình tăng thêm 1 thì sự sẵn sàng chi trả của họ giảm đi 3.521 đồng. Có thể giải thích hiện tượng này là do khi gia đình có nhiều người, họ sẽ phải chi tiêu nhiều hơn trong cuộc sống hàng ngày, do đó ngân sách dành cho những vấn đề khác sẽ giảm bớt. Như vậy, số người trong gia đình tác động ngược chiều WTPOV, tức là số người trong gia đình càng tăng thì mức sẵn sàng chi trả cho quỹ 1 càng giảm. ảnh hưởng của học vấn tới WTPOV: 5 = 3.755 > 0, p-value = 0,025 < nên có thể nói học vấn có ảnh hưởng tới mức sẵn sàng chi trả và đây là ảnh hưởng cùng chiều. Cụ thể, khi các nhân tố khác cố định, nếu trình độ học vấn của người được phỏng vấn cao hơn 1 bậc sẽ sẵn sàng chi trả cao hơn 3.755 đồng. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế do học vấn càng cao thì nhận thức của người dân về TNTN, về môi trường càng cao, họ hiểu được tầm quan trọng của chúng đối với cuộc sống của bản thân cũng như của cộng đồng. Do đó, họ sẵn sàng chi trả cao hơn cho việc bảo tồn TNTN. ảnh hưởng của nghề nghiệp tới WTPOV: Qua kết quả hồi quy thu được6 = 8.257 > 0, p-value = 0.000 < , như vậy những người có thu nhập gắn liền với tài nguyên VQG sẽ sẵn sàng chi trả cao hơn những người mà thu nhập của họ không liên quan tới nguồn TNTN của VQG là 8.257 đồng. Nghề nghiệp có ảnh hưởng thuận tới WTPOV, bởi lẽ những người tham gia trong ngành kinh tế biển hiểu rất rõ tầm quan trọng của các nguồn tài nguyên này tới sự phát triển kinh tế địa phương cũng như tới mức sống hàng ngày của họ. ảnh hưởng của thu nhập tới WTPOV:7 = 0,038 > 0, p-value = 0.000 < trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, khi thu nhập của người dân tăng thêm 1000 đồng thì WTPOV tăng 37,8 đồng. Mối quan hệ của thu nhập tới WTPOV là mối quan hệ dương nghĩa là thu nhập càng cao thì sự sẵn sàng chi trả càng cao. Điều này có thể được giải thích là những người có thu nhập cao hơn sẽ có ngân sách lớn hơn cho các việc khác ngoài chi tiêu đảm bảo cuộc sống gia đình. Song cũng có thể hiểu theo cách khác rằng những người có thu nhập cao ở địa phương đa phần là do khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên biển. Do đó, họ đánh giá cao hoạt động bảo tồn vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập hàng ngày của họ. Từ nhận xét trên có thể thấy các biến có thể có mối tương quan lẫn nhau ví dụ như biến nghề nghiệp và thu nhập, biến học vấn và thu nhập...Nhưng trong phạm vi nghiên cứu, mối liên quan này chưa được đề cập. 2. Giá trị phi sử dụng 2.1 Giá trị để lại Giá trị để lại của một khu ĐNN được xác định dựa trên sự sẵn sàng chi trả của các cá nhân cho việc bảo tồn các vùng ĐNN này với mục đích cho thế hệ tương lai sử dụng. Giống như giá trị lựa chọn, giá trị để lại cũng rất khó xác định một cách chính xác, nó phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của từng cá nhân. Để đưa ra được kết quả bước đầu về giá trị để lại, tác giả cũng đã tiến hành một cuộc điều tra nhỏ để xác định WTPEV trung bình của mỗi hộ gia đình thông qua phỏng vấn sự sẵn sàng chi trả cho quỹ số 2. Mẫu phiếu hỏi được trình bày trong phụ lục 4. Các đặc điểm KT - XH của người tham gia trả lời phỏng vấn đã được trình bày trong mục giá trị lựa chọn, chỉ khác nhau về mức sẵn sàng chi trả. * Mức sẵn sàng chi trả cho quỹ 2( ký hiệu WTPBV) Trong 150 phiếu điều tra thu được thì tất cả người dân tham gia trả lời phỏng vấn đề sẵn sàng chi trả cho quỹ 2 với mức thấp nhất là 10.000 đồng, cao nhất là 100.000 đồng trong đó tỉ lệ chọn mức đóng góp là 30.000 đồng chiếm 26,7% ( xem bảng 3.9). Bảng 3.9 Mức sẵn sàng chi trả của người dân cho quỹ 2 Mức WTP( nghìn đồng) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Tổng 0 22 27 40 24 19 0 0 15 0 3 150 0 14,7 18,0 26,7 16,0 12,6 0 0 10,0 0 2,0 100 * Xây dựng mô hình hồi quy của WTPBV theo các biến ảnh hưởng Mô hình hồi quy của WTPBV có dạng: WTTEV = 1 + 2GTi + 3Ti + 4SNi + 5HVi + 6NNi + 7TNi + ui * Ước lượng các hệ số hồi quy Dùng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS) có thể ước lượng các hệ số hồi quy của mô hình trên. Cụ thể, đề tài sử dụng phần mềm MFIT3 và thu được kết quả như sau ( xem mô hình [2] bảng 3.10). Bảng 3.10 Ước lượng mô hình hồi quy WTPBV theo các biến bằng phần mềm MFIT3 ( mô hình [2]) Ordinary Least Squares Estimation ************************************************************************* Dependent variable is WTP 150 observations used for estimation from 1 to 150 ************************************************************************* Regressor Coefficient Standard Error T-Ratio[Prob] INPT -107.1539 19.6443 -5.4547[.000] GT -.37485 .55629 -.67384[.504] T .89257 .30138 2.9616[.005] SN 4.6123 1.9278 2.3926[.021] HV 3.9095 2.7967 1.3979[.169] NN 9.3070 3.3051 2.8160[.007] TN .055383 .0054703 10.1245[.000] ************************************************************************* R-Squared .94785 F-statistic F( 6, 143) 130.2655[.000] R-Bar-Squared .94058 S.E. of Regression 5.3498 Residual Sum of Squares 1230.7 Mean of Dependent Variable 36.0000 S.D. of Dependent Variable 21.9461 Maximum of Log-likelihood 151.0292 DW-statistic 1.0920 ************************************************************************* Như vậy, mô hình hồi quy của WTPBV là: WTPBV = - 107,15 - 0,375 GT + 0,89 T + 4,61 SN + 3,91HV + 9,31NN + 0,055TN + ui Kết quả hồi quy cho WTPBV trung bình là 36.000 đồng. Giá trị để lại hàng năm của VQGXT tại thời điểm phỏng vấn là: BV = WTPBV trung bình x Tổng số hộ dân trong vùng = 36.000 x 11.464 = 412.704.000 (đồng) Vậy tại thời điểm tính toán ( năm 2005 ) thì giá trị để lại hàng năm của VQGXT là: = 383.910.698 (đồng) * Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới WTPBV ảnh hưởng của giới tính tới WTPBV, giá trị p-value của hệ số hồi quy của biến giới tính = 0,504 > nên chưa có cơ sở để bác bỏ H0. Do vậy, hệ số 2 không có ý nghĩa thống kê. Vì thế chưa thể kết luận biến giới tính có thực sự ảnh hưởng tới WTP hay không. ảnh hưởng của tuổi đến WTPBV: Mô hình hồi quy thu được 3 = 0.89 > 0 và p-value = 0,046 < điều này dẫn tới kết luận hệ số 3 có ý nghĩa thống kê, 3 mang dấu dương có nghĩa là tuổi của người được phỏng vấn có ảnh hưởng thuận tới WTPBV. Khi các nhân tố khác không đổi thì khi tuổi của người tham gia trả lời phỏng vấn tăng thêm 1 năm sẽ làm WTPBV tăng 893 đồng. Có thể giải thích điều này là do càng nhiều tuổi người dân càng hiểu rõ tầm quan trọng của nguồn tài nguyên thiên nhiên và càng mong muốn chúng được bảo tồn, duy trì cho con cháu sử dụng, do đó sự sẵn sàng chi trả của họ cho quỹ bảo tồn này cũng cao hơn. ảnh hưởng của số người trong gia đình tới WTPBV: Với 4 = 4.612 > 0, p-value = 0.021 < . Như vậy, 4 có ý nghĩa thống kê tức là có ảnh hưởng tới WTPBV và đây là ảnh hưởng thuận. Nếu số người trong 1 gia đình tăng thêm 1 người với điều kiện các yếu tố khác không đổi thì WTPBV sẽ tăng 4.612 đồng. Kết quả này hoàn toàn không trái ngược so với thực tế, do tâm lý người Việt Nam luôn yêu thương và muốn dành những gì tốt đẹp nhất cho con, cháu của họ. Vì thế không có một gia đình nào tham gia trả lời phỏng vấn có mức WTPBV = 0, mà mức WTPBV thấp nhất là 10.000 đồng. Do đó, những gia đình nhiều người hơn phần lớn là gia đình có đông con hơn nên sự chi trả của họ cho quỹ bảo tồn này cũng cao hơn với mong muốn nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ được duy trì để con cháu họ có thể tiếp tục sử dụng nguồn tài sản quý giá mà họ để lại. ảnh hưởng cuả học vấn tới WTPBV: thông thường trong các cuộc nghiên cứu nói chung, học vấn càng cao thì WTP càng cao, điều này được lý giải là do học vấn cao hơn đồng nghĩa với nhận thức cao hơn nên họ sẽ sẵn sàng chi trả cao hơn cho hàng hoá chất lượng môi trường. Trong nghiên cứu này, khi các yếu tố khác không đổi, nếu học vấn của người được phỏng vấn cao hơn 1 bậc thì WTPBV sẽ cao hơn 3.910 đồng. Tuy nhiên kết luận này chưa có cơ sở vì p-value của hệ số 5 = 0.169 > nên chưa thể khẳng định biến học vấn có thực sự ảnh hưởng tới WTPBV hay không. ảnh hưởng của nghề nghiệp tới WTPEV: nghề nghiệp tỉ lệ thuận với WTPBV, trung bình 1 người làm việc trong lĩnh vực liên quan đến việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên tại VQG sẽ sẵn sàng chi trả cho quỹ 2 cao hơn người làm việc trong những lĩnh vực không liên quan đến tài nguyên VQG là 9.307 đồng. Điều này có thể giải thích cho giả thiết rằng người làm việc trong lĩnh vực kinh tế biển hiểu rõ giá trị của tài nguyên thiên nhiên với cuộc sống của họ cũng như của con cháu mình nên sẽ sẵn sàng chi trả cao hơn cho nguồn tài nguyên quý giá này. Thực tế đã cho họ thấy tài nguyên thiên nhiên góp phần làm thay đổi chất lượng cuộc sống của họ. Vì thế, họ mong muốn nó được bảo tồn để con cháu họ tiếp tục được khai thác, sử dụng cũng như chiêm ngưỡng chúng. ảnh hưởng của thu nhập đến WTPBV:7 = 0.055, p-value = 0.000 < nên hệ số hồi quy 7 có ý nghĩa thống kê. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi nếu thu nhập của người phỏng vấn tăng thêm 1.000 đồng thì mức WTPBV tăng 55 đồng. Điều này được giải thích bởi các lý do như người có thu nhập cao có cuộc sống sung túc hơn và cũng có điều kiện chăm lo cho con cháu hơn do đó họ sẵn sàng chi trả nhiều hơn để đạt được mục đích của mình. Mặt khác, người có thu nhập cao hơn sẽ có khoản chi tiêu cho các vấn đề phát sinh nhiều hơn. * Nhận xét chung về kết quả điều tra Do hạn chế về mặt thời gian và kỹ thuật nên cỡ mẫu điều tra có thể chưa đủ lớn, do đó sai số trong quá trình điều tra không thể tránh khỏi. Đối tượng điều tra mới chỉ là dân cư trong vùng mà chưa mở rộng đến đối tượng khách du lịch nên có thể đã làm giảm giá trị lựa chọn và giá trị để lại của vùng ĐNN này. Mô hình hồi quy đã dự đoán và đưa vào phân tích các nhân tố có thể ảnh hưởng tới câu trả lời của đối tượng được phỏng vấn, tuy nhiên đó mới chỉ là một số biến đại diện cho đặc điểm kinh tế - xã hội của người được phỏng vấn chứ chưa phản ánh được hết tất cả các đặc điểm khác. Tuy cuộc điều tra còn tồn tại một số hạn chế, nhưng kết quả thu được từ mô hình hồi quy là đáng tin cậy, hệ số R2 ở cả hai mô hình đều lớn hơn 90% và kết quả này cũng đã phản ánh được một phần mức sẵn sàng chi trả của người dân đối với việc bảo tồn, duy trì và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên ở VQGXT. 2.2. Giá trị tồn tại Như đã trình bày trong chương I, giá trị này được xác định dựa trên tổng các luồng vốn đầu tư trung bình trong và ngoài nước/năm. Theo báo cáo của VQG các nguồn tài trợ của các tổ chức và các quốc gia trên thế giới là khá lớn, cụ thể: - Năm 1998, Đại sứ Hà Lan tài trợ 33.000$ để thực hiện dự án: " Tăng cường năng lực cho khu Ramsar Xuân Thuỷ". - Năm 1999 - 2000. Quỹ môi trường toàn cầu - chương trình tài trợ các dự án nhỏ (GEF/SGP) tài trợ cho Hội nông dân và KBT dự án: "Nâng cao nhận thức và hỗ trợ cộng đồng vùng đệm góp phần bảo vệ đa dạng sinh học ở Khu Ramsar Xuân Thuỷ ( trị giá : 18.000 $.) - Năm 2001 Quỹ Bảo tồn tài nguyên Nhật Bản tài trợ 1 triệu Yên (8.000$) để BQLKBT cùng Birdlife thực hiện dự án: " Giám sát sinh thái ở KBT XT". - Từ năm 1995 đến nay với sự hỗ trợ của chương trình 327 & 661 của tỉnh Nam Định, Ban quản lý Khu bảo tồn TNĐNN Xuân Thuỷ đã được đầu tư trồng mới hàng trăm ha rừng, khoán bảo vệ 500 ha rừng ở nơi xung yếu, đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác quản lý bảo vệ như : Máy thuỷ, điện thoại vi ba và sửa chữa nâng cấp 1,8 km đường công vụ (đường trục I Cồn Ngạn)... Bảng 3.11 Tổng hợp vốn đầu tư cho VQGXT thông qua các nguồn vốn giai đoạn 1996 – 2002 ĐVT : Triệu đồng Đầu tư Khu bảo tồn Vùng đệm Tổng cộng Năm DA 327,661 DA Quốc tế DA 327,661 DA Quốc tế DA 327,661 DA Quốc tế Cộng 1996 65.9 65.9 65.9 1997 106.9 106.9 106.9 1998 10.0 238 181,5 210 191.5 448 639.5 1999 56.5 200 56.5 200 256.5 2000 24.5 52 24.5 52 76.5 2001 40.2 120 40.2 120 160.2 2002 44.8 75 44.8 75 119.8 Cộng 348.8 358 181.5 537 530.3 895 1425,3 Nguồn Quy hoạch quản lý bảo vệ và phát triển VQGXT 2004 – 2010. - Năm 2003, VQG được Hội bảo vệ các sinh vật biển thế giới đầu tư 100 nghìn USD tương đương 1.550 triệu để bảo vệ các động thực vật hoang dã quý hiếm tại đây. - Năm 2004, Bộ khoa học công nghệ đầu tư 3 tỷ VNĐ đầu tư xây dựng các cơ sở vật chất cần thiết cho công việc quản lý. Như vậy các dòng tiền quy về thời điểm tính toán là: Ftổng = 65,9 x ( 1 + 0,075)9 + 106,9 x (1+0,075)8 + 639,5 x ( 1+0,075)7 + 256,5 x (1+0,075)6 + 76,5 x (1+ 0,075)5 + 160,2 x (1+ 0,075)4 + 119,8 x (1+0,075)3 + 1.550 x (1+0,075)2 + 3.000 x (1+ 0,075) = 65,9 x 1,92 + 106,9 x 1,78 + 639,5 x 1,66 + 256,5 x 1,54 + 76,5 x 1,44 + 160,2 x 1,34 + 119,8 x 1,24 + 1.550 x 1,15 + 3.000 x 1,075 = 7.254,27 triệu đồng. Gọi tổng các nguồn vốn đầu tư trung bình mỗi năm là A ta có: Ftổng = A x A = Ftổng x Vậy tổng vốn đầu tư trung bình hàng năm cho VQG là: A = 7.254,27 x = 7.254,27 x 0,082 = 594.850.000 (đồng) 3. Tổng hợp tổng giá trị kinh tế VQGXT năm 2005 Bảng 3.12 Tổng giá trị kinh tế VQGXT STT Các sản phẩm/chức năng Giá trị (VND) Giá trị (USD) Các giá trị sử dụng trực tiếp 1 Gỗ 312.000.000 19622,6 2 Củi 110.413.333 6944,23 3 Lâm sản ngoài gỗ 30.000.000 1886,79 4 Thuỷ sản 39.304.750.000 2471997,0 5 Khai thác tự nhiên 6.750.000.000 424528,0 6 Du lịch 438.500.000 27578,6 7 Mật ong 480.000.000 30188,7 8 Thức ăn cho gia súc 540.000.000 33962,3 Các giá trị sử dụng gián tiếp 9 Bảo vệ đê biển, chắn sóng và gió bão 82.684.000.000 5.200.251,57 10 Hấp thụ cacbon A A/15.900 Giá trị lựa chọn 363.648.744 22.871,0 Giá trị phi sử dụng 13 Giá trị để lại 383.910.698 24.145,3 14 Giá trị tồn tại 594.850.000 37.411,95 Tổng cộng 131.992.072.000 + A 8.301.388,0 Giá trị kinh tế của 1ha RNM 43.997.357,3 + A/3000 2.767,12+A/15900x3000 Như vậy, giá trị kinh tế tối thiểu hàng năm của VQGXT được ước tính vào khoảng 132 tỷ đồng ( thời giá năm 2005), lợi ích này phản ánh các giá trị sử dụng trực tiếp (các sản phẩm) và các giá trị sử dụng gián tiếp (các chức năng, dịch vụ của ĐNN). Tuy nhiên con số trên chưa phải là giá trị thực vì nghiên cứu này còn chưa tính đến một số giá trị tiềm tàng như các giá trị về duy trì ĐDSH, các giá trị phi sử dụng có tính văn hoá tín ngưỡng. Do đó ta có thể thấy tổng lợi ích mà VQG đem lại hàng năm là rất lớn vào khoảng 44 triệu đồng/ha. Theo kết quả lượng giá sơ bộ giá trị kinh tế của một số vùng ĐNN ven biển của GS. Mai Trọng Nhuận và các đồng nghiệp thì giá trị kinh tế của 1 ha ĐNN ở một số địa phương như sau: cửa sông Bạch Đằng là 7.704.600 đồng/1ha, cửa sông Văn úc là 11.336.650 đồng/1ha, ĐNN cửa Đáy (bãi chiều Kim Sơn) là 16.882.500 đồng/1ha, ĐNN cửa sông Tiền là 47.420.200 đồng/1ha, ĐNN vùng bãi triều Tây Nam Cà Mau là 70.286.800 đồng/1ha. So sánh các con số này với giá trị kinh tế VQGXT cho thấy giá trị kinh tế của VQGXT là khá lớn so với các vùng ĐNN khác ở miền Bắc. Hiểu được tầm quan trọng của ĐNN để chúng ta có thể đưa ra được các chính sách hợp lý nhằm hướng tới PTBV. Khi có được các chính sách phù hợp sử dụng khôn khéo các vùng ĐNN sẽ đem lại hiệu quả cao. Nếu phát triển VQGXT theo hướng bền vững thì tổng giá trị kinh tế của vùng sẽ ngày càng tăng lên do các nguồn lợi tự nhiên được khai thác trong giới hạn sẽ tiếp tục sản xuất sinh khối lớn hơn, tạo năng suất cao hơn phục vụ ngày càng tốt hơn lợi ích của con người. II. Quan điểm, mục tiêu và giải pháp cho PTBV VQG Xuân Thuỷ 1. Quan điểm Quan điểm quản lý và bảo tồn VQGXT là quan điểm quản lý tổng hợp, nhằm sử dụng khôn khéo và bền vững tài nguyên ĐNN và giải quyết hài hoà các mối quan hệ về lợi ích giữa các bên liên quan, đồng thời phát huy hết những mặt mạnh của hệ sinh thái, đáp ứng nhu cầu thường nhật của con người nhưng vẫn thoả mãn các tiêu chí phát triển bền vững. 2. Mục tiêu Với quan điểm quản lý, bảo tồn VQGXT theo hướng phát triển bền vững mục tiêu bao trùm là bảo tồn tốt vùng lõi của VQGXT vì vùng lõi đóng vai trò trung tâm, định hướng cho tất cả các hoạt động khác. Nếu bảo tồn tốt vùng lõi của VQGXT sẽ là đảm bảo vững chắc cho sự tồn tại và phát triển của toàn khu vực. Từ đó có thể xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng được nhu cầu đa dạng về sử dụng TN - MT cho đời sống hiện tại và lợi ích chính đáng cuả các thế hệ tương lai. 3. Đề xuất các giải pháp 3.1. Giải pháp cho vùng lõi a. Giải pháp về kinh tế Tài nguyên thiên nhiên của VQG hiện nay vẫn bị khai thác bất hợp lý vì thế cần xây dựng một quỹ bảo tồn và phát triển ĐNN có sự sẵn sàng đóng góp của người dân vì theo nghiên cứu trên đây sự sẵn sàng đóng góp của các hộ dân trong vùng là tương đối lớn. Khi quỹ này được thành lập, cần có một cơ chế quản lý và sử dụng hiệu quả để hạn chế những hành động xâm hại tới TNTN của VQG đồng thời khi quỹ hoạt động hiệu quả sẽ tăng thêm lòng tin của những người đóng góp, của cả khách du lịch và những người quan tâm tới VQGXT b. Giải pháp về quản lý * Hoàn thiện bộ máy quản lý phục vụ cho công tác quản lý VQG Thực trạng quản lý của VQG chưa tương xứng với yêu cầu thực tiễn đặt ra. Theo quy định của pháp luật, VQG chịu sự quản lý trực tiếp của Sở NN & PTNT do đó rất nhiều vụ vi phạm về môi trường ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của động thực vật VQG, làm suy giảm nguồn tài nguyên nhanh chóng. Vì thế nhiệm vụ cấp bách hàng đầu là phải xây dựng và kiện toàn bộ máy quản lý từ Trung ương đến địa phương cho VQG, tác giả xin mạnh dạn đề xuất cơ cấu tổ chức BQL cho VQG như sau: Bộ TNMT BQLVQG XT Phòng KH - KT Trung tâm DLST Sở TNMT Phòng tổng hợp Phòng QLý và BVệ * Bên cạnh đó cần phải đầu tư trang thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ cho các mục tiêu lâu dài như: dịch vụ du lịch, nghiên cứu khoa học, xây dựng vườn ươm; xây dựng trình diễn các mô hình vườn thực vật hay trạm cứu hộ động vật. * Cuối cùng phải nâng cao năng lực quản lý bằng - Nội dung đào tạo gồm : chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, các kỹ năng quản lý bảo tồn ĐDSH, phát triển DLST và phát triển cộng đồng. - Hình thức đào tạo: có thể đào tạo tập trung hoặc tại chức, cả dài hạn và ngắn hạn, đào tạo ở trong nước và quốc tế. b. Giải pháp bảo tồn tài nguyên thực vật, chim và ĐVHD * Quản lý tài nguyên RNM: Ban quản lý phải xây dựng kế hoạch quản lý bảo vệ tài nguyên rừng đồng thời xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật rừng, tuyên truyền giác ngộ nhân dân bảo vệ rừng. * Quản lý dược liệu và chăn thả gia súc + Nghiêm cấm tuyệt đối việc đốt củ gấu và chăn thả gia súc ở khu vực, từng bước vận động tuyên truyền và xử lý triệt để đàn gia súc đang được các đối tượng chăn thả tự do ở vùng lõi của VQG. + Ban quản lý có thể áp dụng biện pháp cấp giấy phép cho những người vào khu vực thu hái dược liệu. Trong giấy phép ghi rõ thời hạn, địa điểm, số lượng và phương tiện thực hiện. Đồng thời BQL phải tổ chức phổ biến quy chế và kiểm soát việc thực hiện của dân. *Quản lý bảo vệ chim thú và ĐVHD Đây là một vấn đề phức tạp, không thể chỉ giải quyết trong nội vi của VQG mà cần phải thực thi giải pháp tổng thể, đồng bộ, mang tính phổ cập rộng rãi đến toàn thể cộng đồng, cụ thể : - Quy hoạch và bảo vệ nghiêm ngặt những bãi ăn nghỉ và các sinh cảnh quan trọng của chim và ĐVHD. - Tăng cường công tác tuần tra và bắt giữ, xử lý kiên quyết các hành vi xâm hại chim và ĐVHD. - Liên kết với các điểm đất ngập nước lân cận để cùng phối hợp hành động bảo vệ chim di trú. c. Giải pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản - Tổ chức cấp giấy phép khai thác NLTS, xác định rõ đối tượng được phép, thời gian, địa điểm, phương tiện khai thác, số lượng và chất lượng loài thuỷ sản được phép khai thác... Trước khi nhận được giấy phép người dân phải ký cam kết thực hiện nghiêm túc quy chế quản lý, trong đó có các điều kiện bắt buộc như: chỉ được làm những việc theo quy định ở giấy phép, không được khai thác NLTS mang tính huỷ diệt, không được săn bẫy chim thú và chặt phá cây rừng, không được có hành vi gây ô nhiễm và làm thay đổi cảnh quan môi trường... - Tổ chức kiểm tra và xử lý vi phạm đối với mọi đối tượng. Người không có giấy phép không được vào khai thác, người có giấy phép mà vi phạm tuỳ theo lỗi nặng nhẹ có thể bị xử phạt hành chính hoặc tịch thu giấy phép, nếu vi phạm nhiều lần hoặc vi phạm lỗi nặng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. - Riêng hệ thống đầm tôm và vây vạng: Cần phải đóng mốc giới cố định để khoanh bảo vệ chặt chẽ vùng nuôi, xác lập quy chế quản lý, chú trọng các yêu cầu về bảo vệ môi trường. 3.2. Giải pháp cho vùng đệm a. Hoạt động tuyên truyền GDMT Về phạm vi: Các hoạt động tuyên truyền giáo dục không chỉ được thực hiện trong phạm vi vùng đệm, các xã, huyện lân cận mà nên mở rộng tới cả khách du lịch.. Về giải pháp tuyên truyền giáo dục: - Phối hợp với các cơ quan nghiên cứu khoa học, các viện các Sở có liên quan soạn thảo các tài liệu giới thiệu về VQG; tài liệu về rừng và môi trường cho học sinh phổ thông; tài liệu về pháp luật liên quan đến ĐNN… - Xây dựng, phát triển và tổ chức hoạt động cho các câu lạc bộ xanh ở mỗi thôn xóm. - Xây dựng, giới thiệu phim, ảnh về BVMT và tài nguyên rừng ở VQG. - Phối hợp với Sở chủ quản, các trường học của tỉnh, huyện và các tổ chức, đoàn thể tổ chức các hoạt động thi tìm hiểu về VQG, về môi trường biển… Ban quản lý cần có sự hỗ trợ mở rộng và sử dụng tối đa mạng lưới tuyên truyền viên của các đơn vị hoạt động xã hội từ cấp huyện đến xã. b. Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật Trang bị cho cộng đồng những kiến thức kỹ thuật mới về thâm canh và trau dồi kỹ năng sản xuất kinh doanh giúp cho đa số người dân ở vùng đệm có được thu nhập thay thế ổn định từ ngay môi trường canh tác ở vùng đệm, từng bước giảm sức ép về khai thác tài nguyên tự nhiên từ vùng đệm lên vùng lõi của VQGXT. Các hoạt động cụ thể: - Tập huấn kỹ thuật: Chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật thâm canh cây lúa, VAC, nuôi trồng thuỷ sản, ngành nghề phụ truyền thống, ngành nghề mới ... Đặc biệt quan tâm chuyển giao những công nghệ thân thiện với môi trường như: nuôi ong, sinh vật cảnh ... - Cử các chuyên gia kỹ thuật hướng dẫn và giúp đỡ cộng đồng trong quá trình thực hiện. Thường xuyên cung cấp thông tin, kiến thức và kinh nghiệm sản xuất thâm canh trên nhiều kênh thông tin cho cộng đồng nhằm đạt hiệu quả tốt nhất . c. Hoạt động hỗ trợ tài chính Hỗ trợ một phần tài chính cho cộng đồng giúp họ có được thu nhập thay thế mới, để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng (các hỗ trợ này chủ yếu nhằm vào các đối tượng đang có hoạt động khai thác tài nguyên ở VQG). Cụ thể trong sản xuất nông nghiệp: chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi đất nông nghiệp sang NTTS, hỗ trợ giống cây ăn quả, xây dựng mô hình VAC, phát triển chăn nuôi bằng cách cho vay vốn ưu đãi, hỗ trợ công tác thú y và bảo vệ thực vật, hỗ trợ mô hình nuôi ong và trồng nấm. Đối với các ngành nghề truyền thống: đào tạo các nghề thêu ren, mây tre đan xuất khẩu, nghề mộc… 3.3. Giải pháp cho phát triển DLST - Đào tạo cán bộ quản lý du lịch thích hợp với mô hình DLST - Đào tạo hướng dẫn viên, tiếp viên, nhân viên phục vụ khác, chú ý bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch và phát triển kỹ năng ngoại ngữ. - Tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương: + Quy hoạch quản lý các dịch vụ cho người dân tham gia gồm: nhà nghỉ, phương tiện đưa đón khách, bán hàng lưu niệm và các sản phẩm truyền thống của địa phương. + Người dân cùng tham gia giám sát hoạt động du lịch của du khách nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi phá hoại môi trường. - Tiếp thị quảng bá mô hình DLST cho VQGXT: + Tăng cường Marketing trên các phương tiện truyền thông dưới nhiều hình thức phổ biến như: in tờ rơi, trang Web, khuyến mãi DLST, tổ chức mùa du lịch ở VQGXT... + Liên kết các Tour và các Công ty lữ hành để mở mang phát triển mô hình ra ngoài phạm vi tỉnh. 4. Kiến nghị * Kiến nghị đối với cơ quan quản lý cấp trung ương + Ban hành các chính sách, chiến lược quản lý lâu dài nhằm sử dụng khôn khéo các nguồn tài nguyên ĐNN của quốc gia. + Hàng năm cần phải có sự đầu tư kinh phí cao hơn nữa và hỗ trợ kỹ thuật cho các vùng ĐNN, đặc biệt là các vùng đất có tầm quan trọng quốc tế thì điều này là vô cùng cần thiết. * Kiến nghị với cơ quan quản lý cấp địa phương + Các cơ quan cấp tỉnh cần phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý cấp trung ương nhằm thực hiện tốt chiến lược quản lý và sử dụng bền vững các vùng ĐNN tại địa phương mình. + Ban hành các văn bản dưới luật phù hợp với điều kiện của địa phương mình nhằm phát huy tốt nhất tiềm năng và lợi thế của vùng. + Cần có các hoạt động thiết thực để đưa chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước đi vào đời sống, giúp họ nhận thức một cách đầy đủ trách nhiệm đối với ĐNN. * Kiến nghị đối với cộng đồng các xã vùng đệm + Nền sản xuất hàng hoá dựa trên tiềm năng nuôi trồng và khai thác nguồn lợi thuỷ sản là nguồn sống quan trọng của cộng đồng dân cư vùng đệm. Nền sản xuất này phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, muốn tồn tại và phát triển bền vững, con người phải lựa chọn giải pháp “chung sống hài hoà với thiên nhiên”. Nếu con người tàn phá hoặc tàn phá thiên nhiên quá mức sẽ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề. Vì thế, cộng đồng địa phương cần hiểu được rằng thực hiện mục tiêu bảo tồn cũng chính là phát huy tiềm năng kinh tế địa phương gắn liền với nhiệm vụ BVMT nhằm thoả mãn lợi ích mọi mặt cả trước mắt và lâu dài của cộng đồng. + Không ngừng nâng cao, trau dồi kiến thức về tầm quan trọng của ĐNN đối với cuộc sống của cộng đồng. Từ đó, tự giác thực hiện nghiêm túc các quy định của các cấp quản lý, tích cực tham gia quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên phong phú này. Kết Luận Vườn quốc gia Xuân Thuỷ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ cảnh quan và nguồn gen quý hiếm, bảo vệ các giá trị lịch sử văn hoá, đồng thời phát huy các giá trị phong phú của hệ sinh thái ĐNN, góp phần phát triển kinh tế xã hội của cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, đây cũng là hệ sinh thái rất nhạy cảm, nếu không có giải pháp quản lý đúng đắn thì nguồn tài nguyên này rất dễ bị suy thoái. Đề tài “ Đánh giá giá trị kinh tế của Vườn quốc gia Xuân Thủy – tỉnh Nam Định nhằm hướng tới phát triển bền vững ” bao gồm 3 chương chính: Chương I Tổng giá trị kinh tế của vùng đất ngập nước và quan điểm phát triển bền vững nhằm cung cấp những khái niệm cơ bản nhất liên quan đến ĐNN, ĐNNVB, tổng giá trị kinh tế và các cấu phần của nó đồng thời đưa ra quy trình chung để thực hiện một nghiên cứu lượng giá kinh tế ĐNN. Ngoài ra trong chương này tác giả cũng đề cập đến khái niệm phát triển bền vững và mối liên hệ giữa phát triển bền vững và tổng giá trị kinh tế. Chương II Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở Vườn quốc gia Xuân Thủy – tỉnh Nam Định. Chương này nhằm đem lại hình ảnh tổng quan nhất về VQGXT bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, địa hình, tiềm năng trù phú của hệ sinh thái nơi đây, hiện trạng khai thác và sử dụng TNTN. Phần cuối của chương, tác giả đánh giá tác động của các hình thức khai thác trên đối với mục tiêu bảo tồn của VQG và phân tích các nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm TNTN trong những năm gần đây. Chương III Đánh giá tổng giá trị kinh tế và đề xuất quan điểm, giải pháp cho phát triển bền vững Vườn quốc gia Xuân Thủy – tỉnh Nam Định. Trong chương này, tác giả tiến hành tính toán tổng giá trị kinh tế của VQGXT bao gồm các giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng. Với các giá trị dễ lượng hoá, đề tài sử dụng các số liệu thu thập được và giá cả thị trường để quy đổi. Với các giá trị khó lượng hoá hơn, tác giả áp dụng phương pháp chi phí thay thế hay các thiệt hại phòng tránh được hàng năm. Với các giá trị đặc biệt khó lượng hoá là giá trị lựa chọn và giá trị để lại, đề tài dùng phương pháp CVM để tính toán bằng cách lập phiếu hỏi, sau đó xử lý thông tin thu được bằng phần mềm MFIT3. Đề tài đã đánh giá tương đối toàn diện các giá trị của VQGXT, trong đó có cả các giá trị chức năng và các giá trị không sử dụng nên đã khắc phục được hạn chế của các nghiên cứu trước đây. Dựa vào kết quả tính toán được, trong phần cuối cùng của đề tài tác giả đưa ra một số kiến nghị, giải pháp trước mắt cũng như lâu dài nhằm giúp địa phương quản lý và bảo vệ tốt hơn nguồn tài nguyên rất có giá trị ở đây đồng thời phát huy tiềm năng phát triển của DLST. Bên cạnh các kết quả đạt được, đề tài vẫn còn một số hạn chế như cỡ mẫu điều tra có thể vẫn chưa đủ lớn nên không tránh khỏi sai số trong quá trình phân tích, quá trình điều tra thu thập số liệu trong một khoảng thời gian nhất định nên mới chỉ phản ánh được phần nào giá trị thực tế tại địa điểm nghiên cứu. Nếu đề tài được tiếp tục phát triển trong tương lai, các hạn chế trên có thể được khắc phục và đem lại kết quả tốt hơn. Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn đề tài còn rất nhiều thiếu sót. Em rất mong các thầy cô và bạn bè đóng góp ý kiến cũng như giúp đỡ em hoàn thiện những kỹ năng và kiến thức cần thiết để tôi có thể phát triển đề tài của mình sau này. danh mục Tài liệu tham khảo A. Tài liệu tiếng Việt 1. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn & VQGXT (2004) Quy hoạch quản lý bảo vệ và phát triển VQGXT 2004 – 2010. 2. Bộ giáo dục và đào tạo, trường ĐHKTQD (2003), Giáo trình Du lịch sinh thái. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2003) Bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước Việt Nam. 4. Bộ tài nguyên môi trường, Cục Bảo vệ môi trường (1996) Hướng dẫn công ước về các vùng đất ngập nước Ramsar, Iran 1971. 5. Bộ tài nguyên môi trường, Cục Bảo vệ môi trường (2003) Lượng giá kinh tế đất ngập nước. 6. PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh (chủ biên) (2003), Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường, Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Thống kê, Hà Nội. 7. TS. Nguyễn Quang Dong (2003), Bài giảng Kinh tế lượng, Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Thống kê, Hà Nội. 8. Đại học Kinh tế Quốc dân, Khoa kinh tế – quản lý MT & Đô thị (2004), Kỷ yếu hội thảo khoa học Kinh tế học môi trường với việc đánh giá giá trị kinh tế của đất ngập nước. 9. L. Emerton (12-1998), Các công cụ kinh tế để định giá đất ngập nước ở Đông Phi, IUCN. 10. GS. TSKH. Đỗ Đình Sâm (chủ biên) (2005), Tổng quan Rừng ngập mặn Việt Nam, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 11.GS. TS. Vũ Thiếu & PTS Nguyễn Quang Dong (1/1997), Bài tập Kinh tế lượng và hướng dẫn phần mềm thực hành Microfit, NXB Thống Kê, Hà Nội. 12. TS. Nguyễn Cao Văn (chủ biên) và TS. Trần Thái Ninh (2002), Lý thuyết xác suất và thống kê toán, Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Thống kê, Hà Nội. B. Tài liệu tiếng Anh 13. Barbier, E.B., (1993) Valuing tropical wetland benefits: Economic methodologies and applications . 14. Barbier, E.B., (1994) Valuing Environmental Functions: tropical wetland, Land Economics. 15. Intergovermental Panel on Climate Change (IPCC), Good Practice Guidance for Land Use and Land Use Change and Forestry. 16. Lucy Emerton, L.D.C.B.Kekulandala (2003), Assessment of the Economic Value of Muthurajawela Wetland, IUCN. 17. Vũ Tấn Phương & Ngô Đình Quế, (10-2005), Report on Site - Species Selection and Baseline Carbon Quantification for Pilot Area. 18. Scott, D.A.(ed.) (1989), A Directory of Asian Wetland, IUCN, Gland Swizerland and Cambridge UK. Phụ lục 1 - Ngành thực vật VQG Stt Taxon Họ Chi Loài 1 Khuyết thực vật (Pteridophyta) 5 7 7 2 Thực vật hạt kín (Angiospermae) 37 92 108 2.1- Thực vật hai lá mầm (Dictyledons) 31 67 84 2.2- Thực vật một là mầm (Monocotyledons) 6 25 34 Tổng cộng 42 99 116 Nguồn Quy hoạch quản lý bảo vệ và phát triển VQGXT 2004 – 2010. Phụ lục 2: Thống kê thành phần động vật VQGXT Hạng mục Loài Họ Bộ Số loài ghi trong SĐVN/SĐTG Thú 9 5 4 1/10 Chim 215 41 13 5/11 Bò sát 18 8 2 5/0 ếch nhái 10 4 1 - Cá 107 44 12 - Động vật đáy 138 39 4 - Tổng 497 141 36 11/11 Ghi chú: SĐVN: Sách đỏ Việt Nam. SĐTG: Sách đỏ thế giới Nguồn quy hoạch, quản lý và phát triển VQGXT đến 2020. phụ lục 3 Các loài chim được ghi trong sách đỏ Thế giới và sách đỏ Việt Nam tại VQG. TT Tên khoa học Tên Việt Nam IUCN SĐVN 1 Tringa guttifer Choắt lớn mỏ vàng EN 2 Limnodromus semipalmatus Choắt chân màng lớn NT R 3 Eurynorhynchus pygmeus Choắt mỏ thìa VU 4 Vanellus cinereus Te vàng NT 5 Larussaundersi Mòng bể mỏ ngắn VU R 6 Egretta eulophotes Cò trắng trung quốc VU 7 Threskiornis melanocephalus Cò quắm đầu đen NT 8 Platalea minor Cò thìa EN R 9 Pelecanus philippensis Bồ nông chân xám VU R 10 Mycteria leucocephala Cò lạo ấn độ NT R 11 Terpsiphone atrocaudata Thiên đường đuôi đen NT Ghi chú: IUNC 1996: Tình trạng các loài trong Sách đỏ các loài động vật của thế giới. EN (Endangered): bị đe doạ nghiêm trọng. VU (Vulnerable) sắp bị đe doạ nghiêm trọng, NT (Near- Threatened) gần bị đe doạ. VN 2000: Tình trạng bị đe doạ của loài trong sách đỏ của Việt Nam năm 2000: R (Rare) loài hiếm. Nguồn Quy hoạch quản lý bảo vệ và phát triển VQGXT 2004 – 2010. phụ lục 4 Phiếu Điều tra VQG XT có tiềm năng rất lớn về kinh tế và đa dạng sinh học. Những nguồn tài nguyên thiên nhiên nơi đây không chỉ có giá trị về bảo vệ môi trường sinh thái mà còn có giá trị kinh tế, văn hoá khoa học và du lịch. Tuy nhiên nguồn tài nguyên thiên nhiên này đang bị đe doạ nghiêm trọng do 1 số người dân thiếu ý thức đã lén lút khai thác trái phép. Nếu tình trạng này tiếp tục tái diễn thì hệ sinh thái trù phú của VQG có nguy cơ bị mất đi. Để giải quyết vấn đề nêu trên, giả sử có 2 quỹ được hình thành. Quỹ 1 : Dùng để bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên ở VQG XT nhằm duy trì chúng phục vụ nhu cầu sử dụng hiện tại của bác/ anh/ chị. Quỹ 2 : Dùng để bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên nơi đây nhằm duy trì chúng đáp ứng nhu cầu sử dụng của thế hệ tương lai. Xin bác/ anh/ chị cho biết ý kiến của mình qua 1 số câu hỏi dưới đây. Lưu ý: Phiếu thăm dò ý kiến này được thực hiện để thu thập thông tin, phục vụ mục đích nghiên cứu, trên thực tế những người được hỏi sẽ không bị buộc phải đóng góp bất kỳ một khoản tiền nào. Bác/anh/chị đánh dấu P vào các ô * mà bác/anh/chị lựa chọn Câu 1 Gia đình bác/ anh/ chị có sẵn sàng đóng góp cho quỹ 1 không? Có * Chuyển sang câu 3 Không * Chuyển sang câu 4 Câu 2 Gia đình bác/ anh/ chị có sẵn sàng đóng góp cho quỹ 2 không? Có * Chuyển sang câu 3 Không * Chuyển sang câu 4 Câu 3 Mức đóng góp cao nhất mà gia đình bác/ anh/ chị dồng ý đóng góp cho quỹ 1 là bao nhiêu? 10.000 đồng * 60.000 đồng * 20.000 dồng * 70.000 đồng * 30.000 dồng * 80.000 đồng * 40.000 dồng * 90.000 đồng * 50.000 đồng * 100.000 đồng * Mức đóng góp khác ( cụ thể................................................................................) Câu 4 Mức đóng góp cao nhất mà gia đình bác/ anh/ chị dồng ý đóng góp cho quỹ 2 là bao nhiêu? 10.000 đồng * 60.000 đồng * 20.000 dồng * 70.000 đồng * 30.000 dồng * 80.000 đồng * 40.000 dồng * 90.000 đồng * 50.000 đồng * 100.000 đồng * Mức đóng góp khác ( cụ thể................................................................................) Câu 5 Bác/ anh/ chị cho biết lý do không đóng góp cho quỹ? Bảo vệ VQG XT là trách nhiệm của Chính phủ * Số tiền đóng góp có thể bị sử dụng lãng phí * Lý do khác ( Cụ thể.............................................................................................) Dưới đây là 1 số thông tin về cá nhân Câu 6 Giới tính Nam * Nữ * Câu 7 Bác/ anh/ chị năm nay bao nhiêu tuổi : .........................tuổi Câu 8 Gia đình bác/ anh/ chị có mấy người : ........................người Câu 9 Trình độ học vấn Trung học cơ sở * PTTH * CĐ * ĐH * Khác ( cụ thể........................................................................................................) Câu 10 Nghề nghiệp hiện nay của bác/ anh/ chị là gì? Kinh doanh * Công nhân viên chức nhà nước * Ngư nghiệp * Nghỉ hưu * Giáo viên * Khác (cụ thể .................................................) Thu nhập hàng ngày của bác/anh/chị có liên quan tới nguồn tài nguyên thiên nhiên của VQGXT hay không? Có * Không * Câu 11 Thu nhập hàng tháng của gia đình bác/ anh/ chị? Dưới 500.000 đồng * 1.500.000 - 2.000.000 đồng * 500.000 - 1.000.000 đồng * 2.000.000 - 2.500.000 đồng * 1.000.000 - 1.500.000 đồng * Trên 2.500.000 đồng * Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của bác/anh/chị ! ảnh 1. Bản đồ vườn quốc gia Xuân Thuỷ ảnh 2 Rừng ngập mặn vườn quốc gia Xuân Thuỷ ảnh 3 Các loài chim nước của VQG Xuân Thuỷ ảnh 4 Một số loài thuỷ sản của VQG

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32754.doc
Tài liệu liên quan