Quy luật chung của xã hội là phát triển sản xuất để giữ vững và nâng cao mức sống. Trong thế giới hiện đại, các hoat động của con người đòi hỏi ngày càng nhiều nguyên liệu đầu vào, đồng thời đưa vào môi trường ngày càng nhiều chất thải, khiến môi trường ngày càng bị suy giảm. Thế hệ hiện tại chỉ phải chịu ô nhiễm môi trường nhưng thế hệ tương lai còn phải chịu sự nghèo kiệt về tài nguyên thiên nhiên. Từ đó đặt ra mục tiêu trước mắt và lâu dài là của toàn cầu là kết hợp giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Bởi vậy, hiện nay, tất cả các đề tài nghiên cứu đặc biệt là các đề tài về môi trường đều lấy mục tiêu phát triển bền vững làm mụ tiêu để hướng tới. Đề tài " Đánh giá hiệu quả của mô hình lò gas cải tiến trong sản xuất gốm sứ ở Bát Tràng " cũng không nằm ngoài mục tiêu đó.
Dựa trên quan điểm về đánh giá hiệu quả, cộng với một số tài liệu có sẵn và quá trình thực tập chuyên đề ở xí nghiệp X54 tôi đã hoàn thành đề tài trên. Trong đề tài do hạn chế về mặt kiến thức và tài liệu tôi đã không lượng hoá đựơc tất cả các lợi ích do việc cải tiến lò gas mang lại, đặc biệt là những lợi ích phi kinh tế như lợi ích xã hội, lợi ích môi trường. Tuy vậy, đề tài đã phân tích được phần nào hiệu quả của việc áp dụng mô hình lò gas mới của xí nghiệp X54, từ đó mở ra hướng nhân rộng lò gas theo công nghệ mới ở xã Bát Tràng. Hi vọng đề tài đóng góp một phần nhỏ vào mục tiêu phát triển trên có sở bảo vệ môi trường ở xã Bát Tràng.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng đề tài cũng không tránh khỏi những sai sót. Tôi mong được sự góp ý của bạn bè và thầy cô giáo.
67 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1363 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá hiệu quả của việc áp dụng mô hình lò gas cải tiến trong sản xuất gốm sứ ở Bát Tràng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyết gia truyền. Nhưng theo thống kê về trình độ tay nghề Bát Tràng có độ ngũ nghệ nhân , thợ lành nghề rất cao, ngay cả trình độ các lao động phụ cũng rất đáng khâm phục, nhất là kinh nghiệm khi điều chỉnh nhiệt của quá trình nung.
III. VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở BÁT TRÀNG.
Làng nghề gốm sứ ở Bát Tràng là một làng sản xuất gốm rất phát triển. Tuy nhiên, về mặt ô nhiễm môi trường thì Bát Tràng được xếp vào dạng ô nhiễm nặng, ở mức báo động.
Người dân ở Bát Tràng một mặt nguồn vốn có hạn, mặt khác muốn có lãi nhiều trong sản xuất nên mọi hộ sản xuất đều tập trung vào sản xuất tăng sản phẩm nhưng lại không chú ý đến vệ sinh công nghiệp , không chú ý đến bảo vệ môi trường sống .
Đã nhiều năm qua. để khuyến khích sản xuất có chú ý đến bảo vệ môi trường và sức khoẻ cho người lao động cũng như mọi công dân trong xã Bát Tràng, Bộ Tài Nguyên-Môi Trường, UBND huyện Gia Lâm, UBND xã Bát Tràng đã chỉ đạo đầu tư nhiều kinh phí cho nghiên cứu nhằm giải quyết ô nhiễm ở Bát Tràng.
1.Các dạng ô nhiễm ở Bát Tràng
1.1.Ô nhiễm môi trường không khí
Đặc điểm quy hoạch và tổ chức sản xuất của xã Bát Tràng là nơi sản xuất không tách khỏi khu dân cư, mà nó được hình thành một cách cố hữu tại các hộ gia đình, cho nên nhà cửa chật chội và bị ảnh hưởng bởi khu sản xuất. Các hộ dân cư cũng đồng thời là nơi sản xuất . Các bức tường đựoc dùng làm nơi phơi than. Mọi diện tích trong mỗi hộ đều được dùng để phục vụ cho sản xuất trong mỗi hộ và các hộ dân cư chỉ được ngăn cách bằng những bức tường xây khá cao là chính vì vậy mỗi gia đình đều được bao kín nên không khí trong đó ít được lưu thông vì thế bụi và khí độc được giữ lại trong không gian của mỗi hộ. Mặt khác các lò nung cao từ 5-7 m nên khói thải ở các lò này chẳng những bao phủ lấy nhà của chủ nhân của nó mà còn cung cấp cho cả các hộ hàng xóm. Như vậy, có thể tạm coi rằng môi trường không khí trong các hộ sản xuất gốm sứ ở Bát Tràng là môi trường "tiểu vùng". Nó tương đối sạch khi chủ nhân của nó không đốt lò, nó nhiễm độc hại khi chủ của nó đốt lò . Mặt khác khi lò nung đặt trong khu đất của chính gia đình mình nên các thành viên của gia đình cũng bị ô nhiễm nhiệt từ các lò nung có nhiệt độ cỡ 1200-1300oC của chính họ gây nên, đặc biệt trong những ngày oi bức hoặc mất điện . Lượng khí độc hại từ các lò nung thoát ra thật đáng kể, vì hàng năm Bát Tràng tiêu thụ cho sản xuất gốm là :
+Khí gas 2800 tấn /năm,
+Than 45000 tấn/năm
+Củi 6000 tấn /năm.
Một khía cạnh khác cần được phân tích đó là vấn đề bụi thải ra từ sản xuất. Nguồn gây bụi ở đây là đất , bao gồm từ nguồn rơi vãi của nguyên liệu sản xuất gốm sứ (chủ yếu là đất). Từ than, từ tro bụi của các lò nung,từ xỉ thải ra ở các lò nung v..v ..Do hàng năm ở Bát Tràng vận chuyển một lượng lớn nguyên liệu, than và phế thải sản xuất nên tổng lượng rơi vãi trên các con đường trong xã là rất lớn. Lượng rơi vãi hàng ngày tích tụ trên đường. Điều đó giải thích mặc dù số liệu về bụi lắng và bụi lơ lửng trong các lần đo giá trị trung bình vượt tiêu chuần cho phép không quá cao(9,1 lần)nhưng mỗi khi mưa xuống các con đường vẫn bị lầy lội . Vì vậy nếu kết hợp giữa số liệu đo đạc và số liệu tính toán thì ô nhiễm bụi ở Bát Tràng ở mức báo động, xin đơn cử những số liệu sau:
Bảng 2.1: Các dạng ô nhiễm do sản xuất gốm sứ :
TT
Nguồn tiêu thụ
Số lượng
(tấn)
Rơi vãi
Xỉ và tro
Tro, xỉ, bụi rơi vãi bay theo khói
%
Tấn
%
Tấn
%
Tấn
1
2
3
4
Nguyên liệu sx
Than
Củi
Rơm rạ
65000
45000
6000
16
0,5
0,5
2
325
225
0,32
15
1
6,75
0,06
10
15
67,5
9
550,32
6,81
76,5
Nguồn: Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và Khu Công nghiệp 1998.
Từ bảng trên tính được lượng nguyên liệu, than bụi rơi vãi và bay theo khói:
G=550,32+76,5=626,82 tấn /năm.
Khi tính theo ngày đêm sẽ là :1,74 tấn một ngày đêm.
Bình quân mỗi người dân Bát Tràng mỗi ngày đêm nhận được 0,29 kg bụi.
Biểu đồ 2.3: Mức độ ô nhiễm bụi của Bát Tràng
Đơn vị:Tấn/người/năm
Bên cạnh đó, cũng có thể tính sơ bộ lượng khí thải :
*Lượng CO2 và CO=36.900.000m3/năm.
=102,5 m3 /ngày đêm
=17 m3 /ngày đêm/người.
Ô nhiễm khí CO ở mức báo động. Tuy giá trị trung bình chưa phải là quá cao nhưng lượng khí CO này lại tồn tại trong các hộ sản xuất, khả năng lan toả rất hạn chế và tác động vào mọi thành viên trong gia đình liên tục và kéo dài cả ngày lẫn đêm vì thế gây hậu quả rất xấu đến sức khoẻ.
Ô nhiễm khí CO2 ở Bát Tràng cũng ở mức báo động. Lượng thải khí trung bình năm 1999 là 11,99 tấn/người/năm gấp 5,68 lần lượng thải trung bình Châu Á và bằng 89% mức thải cao nhất thế giới (13,5 tấn/người/năm)
Biểu đồ 2.4: Mức độ ô nhiễm CO2 của Bát Tràng
Nguồn: Trung tâm Kỹ thuật Môi trường đô thị và Khu công nghiệp
*Lượng khí SO2 =314.832m3 /năm.
=874m3/ngày đêm
=0,146/ngày đêm/người.
Ô nhiễm SO2 ở mức trung bình.
*Lượng ôxy cần cho quá trình cháy: =2.983.000m3/năm.
=8.287m3/ngày đêm
=1,4m3/ngày đêm/người.
Lượng nhiệt tổn thất lan toả vào không khí ước tính:
45.000.000 x 5.500 x 0,25 =61.875.000.000Kcal/năm.
Ô nhiễm nhiệt ở mức báo động, vì nhiệt độ ở Bát Tràng cao hơn vùng xung quanh từ 1,5 đến 3oC. Hơn nữa lượng nhiệt tổn thất lan toả vào trong từng hộ là quá cao(28,437Kcal/người/ngày đêm)
Tất cả các con số trên nhắc rằng :Lượng chất thải rắn và khí thải hàng năm ở Bát tràng rất lớn, mỗi người dân Bát Tràng phải chịu ô nhiễm ngoài bụi lớn nhỏ còn rất nhiều khí độc hại. Trên đây, thực sự là con số đáng lo ngại cho con người vì điều đó khẳng định rằng môi trường không khí ở Bát Tràng đầy khí độc hại và bụi bẩn . Khí độc hại thì ngửi được nhưng khó lamg sạch được. Khí độc hại làm ảnh hưởng đến con người và làm chết cây cối. Riêng bụi thì người dân lại nhìn thấy, nhưng hầu như chẳng ai quan tâm tới dọn chúng. Bụi hàng ngày hàng giờ rơi vãi trên đường và trong các hộ gia đình.
Lượng bụi này cũng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân, làm bẩn các công trình nhà cửa. Đặc biệt bụi làm bẩn sản phẩm gốm và nguồn nước sinh hoạt. Bụi còn bám bẩn lên cây cối nên làm giảm khả năng quang hợp vì thế cây cối phát triển chậm.
Do Bát Tràng bị ô nhiễm nhiệt và bụi bẩn nên người dân Bát Tràng có tỉ lệ mắc các bệnh về đường hô hấp rất cao đặc biệt là trẻ em, có thể thấy qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.5: Tỉ lệ trẻ em Bát Tràng dưới 5 tuổi mắc các bệnh đường hô hấp
Nguồn: Trung tâm y tế xã Bát Tràng
Biểu đồ2.6: Tỉ lệ phụ nữ Bát Tràng mắc các bệnh phụ khoa
Nguồn:Trung tâm y tế xã Bát Tràng
Biểu đồ 2.7: Tỉ lệ thanh niên Bát Tràng mắc các bệnh da liễu, dị ứng
.
Nguồn: Trung tâm y tế xã Bát Tràng
Ngoài ra làng nghề Bát Tràng còn bị tiếng ồn của các phương tiện vận chuyển, của các nhà máy nghiền nguyên liệu và của các nhà máy nghiền phế thải gây ô nhiễm .
Mặt khác, ở Bát Tràng do các diện tích sản xuất đặt liền kề với diện tích ở. Khi các hộ đốt lò thì trong khoảng 45h cả gia đình luôn phải tiếp xúc với bụi và lượng lớn nhất các chất độc hại, ngay cả những giờ ngủ. Theo các nhà y học thì sự tác động của lượng khí độc hại với nồng độ cao và trong nhiều giờ thì hậu quả xấu tăng lên gấp nhiều lần. Chính điều đó giải thích rằng sức khoẻ của người dân Bát Tràng ngày càng giảm sút.
Khi phân tích ở quy mô lớn hơn ta nhận thấy rằng, ở Bát Tràng vùng dân cư và vùng sản xuất nằm ở địa thế rất đậc biệt . Toàn bộ khu tập trung này hướng Tây và hướng Nam đều tiếp giáp với sông Hồng và sông Bắc Hưng Hải. Nhờ tiếp xúc với sông nên một lượng lớn hơi nước bốc lên từ sông vào không khí bao quanh mặt Tây và mặt Nam của vùng tập trung sản xuất và nơi ở của dân Bát Tràng làm cho độ ẩm không khí tăng lên đáng kể . Nhờ đó nhiệt độ của vùng tập trung Bát Tràng giảm đi đáng kể, nhưng điều đáng lo ngại là do độ ẩm của không khí khá cao sẽ gây nên hiện tượng nồng độ axit trong không khí tăng cũng như cản trở sự lan toả của các khí độc hai và bụi ra các vùng xung quanh .
Mặt khác, ở phía Đông và phía Nam của Bát Tràng trong mấy năm qua đã được trồng dải cây xanh tập trung với độ cao khoảng 6-8 m . Dải cây xanh này giúp tạo ra môi trường xanh cho Bát Tràng. Tuy nhiên dải cây xanh này lại được trồng bao kín hướng gió. Vì thế gió không đi vào được vùng sản xuất và nơi tập trung của Bát Tràng.
Từ những phân tích trên, một nhận xét đáng được quan tâm là cả vùng Bát Tràng được bao kín bên trong và một lượng không khí ít lưu thông có nồng độ chất độc hại và bụi khá cao.
Từ tất cả những phân tích trên, ta đưa ra kết luận rằng những số liệu chỉ phản ánh một phần sự ô nhiễm của Bát Tràng. Sự ô nhiễm của Bát Tràng là do tổ chức sản xuất chưa hợp lí, chưa áp dụng công nghệ vào sản xuất , sự phân bố chỗ ở và chỗ sản xuất cũng như các con sông và các dải cây xanh.
1.2.Môi trường nước.
Là làng nghề truyền thống nhưng từ lâu dân Bát Tràng thường sử dụng nước mưa đựng trong các bể chứa và nước sông Hồng sau khi đã đánh phèn và sinh hoạt. Trong những năm gần đây chất lượng nước bị giảm sút do nước mưa nhiều cặn khí độc. Nước sông đục, bị ô nhiễm ... Nhiều gia đình trong xã dùng giếng khơi nhưng bị nhiễm nước thải, nước bề bặt nên không ăn uống được. Hiện nay một số gia đình đã khoan giếng (Gần 35 giếng khoan trong xã). Song việc sử dụng giếng khoan bơm tay cũng không ổn định vì lưu lượng khai thác ít bơm chóng hỏng...Chất lượng nước giếng khoan khu vực Bát Tràng khá tốt, sau khi sử lí khử trùng sơ bộ có thể sử dụng cho sinh hoạt và ăn uống.
Để bảo đảm nhu cầu nước dùng cho sinh hoạt và ăn uống của dân trong xã, hiện nay nhà máy cung cấp nước sạch đã đi vào hoạt động được 3 năm, chất lượng khá tốt cung cấp nước sạch cho dân trong xã có nhu cầu .
Trong quá trình sản xuất gốm sứ cũng yêu cầu một lượng lớn nước chất lượng tốt để nghiền và chuẩn bị đất, men...Do ao hồ bị lấp hết , các lò gốm sứ phải sử dụng nước sông Hồng và nước giếng khoan để sản xuất. Vì thế chất lượng sản phẩm bị hạn chế .
1.3.Tình hình phóng xạ ở Bát Tràng.
Trong sản xuất gốm sứ, ngoài nguyên liệu đất sét là chính còn cần sử dụng một số các hợp chất và các dạng ô xýt. Đặc biệt khi sản xuất chất màu và men màu thì phải dùng ô xýt mang màu hay ô xýt đất hiếm và một số kim loại quý. Theo các tài liệu , trong các loại men và các phụ kiện làm gốm sứ được tinh chế có nguồn gốc từ Zn. Sản phẩm Zn được tuyển từ sa khoáng, mà trong sa khoáng lại chứa các thành phần có chất phóng xạ.
Mặt khác trong sản xuất gốm sứ phải dùng một lượng lớn than làm chất đốt. Trong than cũng có một hàm lượng phóng xạ nhất định . Khi than cháy. các chất độc hại bay theo khói , còn phần lớn lượng xỉ được giữ lại, như vậy hàm lượng phóng xạ được làm giàu lên coi như được giữ trong xỉ. Điều cần nói ở đây là xỉ tro không được thu gom và xử lí.
Từ các kết quả đo đạc và phân tích ta thấy:
Suất liều gamma bề mặt trung bình cao hơn các khu vực lân cận
Hàm lượng khí Radon trong một số giếng nước ăn khá cao.Ở nước ta chưa có tiêu chuẩn này nhưng so với tiêu chuẩn khuyến cáo của nước Úc thì hàm lượng này là cao.
Tổng hoạt độ phóng xạ Beta trong giếng nước sinh hoạt của một vài nhà dân cao hơn mức cho phép của tiêu chuẩn Việt Nam.
Hơn nữa hiện naỷ Bát Tràng tỷ lệ người dân mắc bệnh hiểm nghèo có xu hướng tăng . Vì vậy xác định độ phóng xạ của xã là một nhiệm vụ cần thiết
Bảng 2.2:Mức độ ô nhiễm ở Bát Tràng
Loại ô nhiễm
Mức độ ô nhiễm
Ô nhiễm môi trường không khí
Báo động
Ô nhiễm môi trường đất
Nhẹ
Ô nhiễm bụi
Báo động
Ô nhiễm tiếng ồn
Nhẹ
Ô nhiễm phế thải
Báo động
Ô nhiễm đất
Nhẹ
Ô nhiễm nhiệt
Báo động
Ô nhiễm nước
Trung bình
Ô nhiễm phóng xạ
Nhẹ
Nguồn:Thông tin môi trường huyện Gia Lâm năm 2000-Trung tâm kỹ thuật Môi trường Đô thị và khu Công nghiệp.
2.Những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở Bát Tràng.
Môi trường Bát Tràng bị ô nhiễm nặng nề bởi rất nhiều các nguyên nhân, các nhân tố và các tác động. Tuy nhiên có thể quy về các loại hình như sau:
2.1.Quy hoạch và quản lí yếu kém.
Bát Tràng từ trước đến nay phát triển tự phát.Tốc độ xây dựng quá nhanh trong những năm gần đây kèm theo sự yếu kém trong công tác quản lí, hạn chế về tài chính và công tác quản lí xây dựng chưa tốt trong khi sự tăng nhanh về dân số đã dẫn đến tình trạng hạ tầng cơ sở của xã ngày một yếu kém và làm tăng nhanh gánh nặng cho các dịch vụ môi trường như thu gom và xử lí chất thải ngày một cao.Đặc biệt hệ thống thoát nước nhỏ bé thiếu đồng bộ không đáp ứng thoát nước dẫn đến ngập úng kéo dài khi có mưa, nước thải sinh hoạt không được xử lí mà đổ thẳng xuống sông Hồng, các ao đầm kênh mương gây ô nhiễm môi trường .
2.2.Quy mô sản xuất lạc hậu.
Sản xuất gốm sứ ở Bát Tràng có quy mô nhỏ bé, lác hậu, phát triển tự phát và thiếu sự quản lí nên vấn đề xử lí khói thải và phế thải hoàn toàn chưa được thực hiện. Trong những năm gần đây từ khi luật bảo vệ môi trường ra đời các cơ quan quản lí môi trường đã quan tâm nhằm từng bước hạn chế và tiến tới giải quyết ô nhiễm môi trường ở Bát Tràng. Tuy nhiên các vấn đề nghiên cứu còn chưa đồng bộ, hơn nữa giải quyết ô nhiễm môi trường Bát Tràng không thể đạt kết quả nếu thiếu một giải pháp tổng thể và phải giải quyết trong thời gian dài vì hầu như các hộ và các cơ sở sản xuất kinh doanhđang hoạt động không có các phương tiện, thiết bị xử lí khói thải, phế thải trong khi vốn đầu tư cho các phương tiện và thiết bị xử lí lại rất lớn trong điều kiện mọi cơ sở sản xuất, xí nghiệp còn thiếu vốn kinh doanh và gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm cũng như vay vốn.
2.3.Ý thức người dân chưa tốt.
Ý thức bảo vệ môi trường của toàn thể cộng đồng từ các nhà lãnh đạo và quản lí cho đến các đoàn thể và nhân dân chưa cao. Trước hết là nạn lấn chiếm lòng đường vỉa hè làm nơi kinh doanh và lấn chiếm lòng mương, cống thoát nước để làm nhà và quán bán hàng. Thứ nữa là việc đổ phế thải sinh hoạt và phế thải sản xuất bừa xuống đầm, ao, hồ và xuống sông Hồng. Các hộ và các cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ coi trọng lợi nhuận kinh tế mà chưa quan tâm dến khía cạnh bảo vệ môi trường. Đội ngũ cán bộ quản lí môi trường còn quá ít về số lượng và non yếu về nghiệp vụ, phương thức hoạt động còn bị hạn chế.
2.4.Đầu tư cho bảo vệ môi trường còn thấp.
Các hoạt động đầy tư cho bảo vệ môi trường ở Bát Tràng còn quá thấp, chưa đồng bộ và chưa có chiến lược lâu dài. Các đề tài nghiên cứu giải quyết ô nhiễm môi trường vùng Bát Tràng còn mang tính cục bộ chưa mang tính toàn diện, Đặc biệt thiếu sự quản lí thống nhất. Các dự án đầu tư cải tạo môi trường Bát Tràng còn manh mún. Xã Bát Tràng sẵn sàng nhận bất kể dự án đầu tư nào, nên hàng chục năm qua cũng có hàng chục dự án được thực hiện, mỗi dự án đều có những cái được cái chưa được.Tuy nhiên những dự án đó chưa mang lại hiệu quả cao, đôi khi các dự án này lại gây hậu quả chưa tốt cho dự án kia. Chính vì vậy dự án phát triển sản xuất, dự án trồng cây tập trung, kết hợp với xây dựng thiếu quản lí chặt chẽ đặt trong vị trí địa lí đặc biệt của Bát Tràng đã tạo ra các ảnh hưởng xấu của địa hình-khí hậu-trồng cây tập trung đối với ô nhiễm môi trường không khí.
3.Giải pháp tổng thể giải quyết ô nhiễm môi trường vùng Bát Tràng.
3.1.Cơ sở khoa học của giải pháp tổng thể .
Quy luật cơ bản của xã hội là phát triển sản xuất để giữ vững và nâng cao mức sống hiện đã đạt được. Phát triển là động lực của cuộc sống, là quy luật tất yếu của quy luật tiến hoá đã và đang diễn ra trên hành tinh chúng ta. Mỗi quốc gia cần phải tìm ra sự sự phát triển của nước mình phù hợp với điều kiện trong nước cũng như phải phù hợp với xu thế hoà nhập của toàn cầu, đảm bảo trong tương lai có cuộc sống vật chất và tinh thần đầy đủ. Tháng 6 năm 1992 Hội nghị nguyên thủ quốc gia của hơn 172 nước trên thế giới họp tại Rio de Janniero Brazil đã nhất trí lấy "phát triển bền vững " làm mục tiêu của toàn nhân loại thế kỷ 21 và một chương trình hành động mang tên : "Lịch trình thế kỷ 21" đã được ra đời. Vì vậy bảo vệ môi trường ở Việt Nam phải đặt trong sự phát triển bền vững phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững là một vấn đề còn mới mẻ ở nước ta hiện nay. Việc nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường ở nước ta nói chung và ở Bát Tràng nói riêng là yêu cầu vừa cấp bách, vừa là việc giải quyết lâu dài, không thể áp đặt, nôn nóng.
Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII cũng đã xác định và khẳng định sự thành công của chúng ta là"... tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái...". Như vậy , trong định hướng phát triển kinh tế, đảng và Chính phủ đã đề cập đến các yếu tố của phát tiển bền vững. Sự phát triển kinh tế-xã hội ở Bát Tràng và việc khắc phục các sự cố trong sản xuất bảo vệ môi trường ở Bát Tràng hiện nay cũng phải tuân thủ theo các định hướng đó
3.2.Quan điểm của giải pháp bảo vệ môi trường .
Quan điểm chủ đạo có vai trò định hướng trong giải quyết ô nhiễm môi trường ở Bát Tràng là " ô nhiễm môi trường ở Bát Tràng do người dân Bát Tràng tự giải quyết là chính. các cơ quan quản lí Nhà nước , chính quyền huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội hỗ trợ về tri thức, kiến thức, công nghệ, chủ trương, kiến thức, tuyên truyền giáo dục và khuyến khích người dân Bát Tràng trong bảo vệ môi trường. Tuy nhiên sự hỗ trợ chỉ được thực hiện khi được đầu tư kinh phí nhất định. Kinh phí này bao gồm: kinh phí điều hành, thực hiện và thử nghiệm. Đối với một vùng sản xuất hàng năm có tổng doanh thu gần 200 tỉ đồng , sự đóng góp qua nghĩa vụ thuế của thành phố kkhông phải là ít vì vậy giải quyết ô nhiễm môi trường ở làng nghề bát Tràng cần hàng chục tỉ đồng , thì kinh phí của các cấp chính quyền hỗ trợ cho làng nghề bát Tràng là điều cần thiết, phù hợp và không thể nói là nhiều hay ít được. Hơn nữa sự hỗ trợ ở đây còn mang ý nghĩa duy trì và phát triển một làng nghề gốm truyền thống với bề dày hơn 500 năm.
3.3.Nguyên lí cơ bản của giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường vùng Bát Tràng
Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường vùng sản xuất gốm sứ bát Tràng vẫn phái tuân thủ nguyên tắc chung của giải pháp tổng thể về phòng chống ô nhiễm môi trường không khí, môi trường đất và môi trường nước.
Dựa trên nguyên lí bảo vệ môi trường trong :phát triển bền vững" để giảm thiểu ô nhiễm môi trường Bát Tràng cần phải tiến hành thực hiện ở các phương án cụ thể sau:
Sử dụng công nghệ tiên tiến và áp dụng các thiết bị làm giảm ô nhiễm
Sử dụng cây xanh làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Tăng cường công tác quản lí và bảo vệ môi trường .
3.4.Nội dung cơ bản của giải pháp tổng thể .
Để định hướng công tác BVMT ở Bát Tràng trong phát triểnkinh tế xã hội cần xây dựng chiến lược BVMT và phát triển bền vững từ nay đến năm 2010. Trên cơ sở đó định ra các giải pháp tổng thể giải quyết ô nhiễm môi trường vùng Bát Tràng.
Giải phát tổng thể giải quyết ô nhiễm vùng Bát Tràng là góp phần phát triển kinh tế xã hội nhanh và bền vững. Thực hiện giải pháp tổng thể ở Bát Tràng là nhằm mục tiêu ngăn ngừa ô nhiễm, phục hồi và cải thiện môi trường ở những nơi, những chỗ, bảo tồn đa dạng sinh học, từng bứơc nâng cao chất lượng môi trường ở những hộ, những nơi sản xuất , các thô các xóm, góp phần phát triển kinh tế xã hội bễn vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, tiến hành thắng lợi sự nghiệp công nghiệp háo, hiện đại hoá đất nước . Giải pháp tổng thể giải quyết ô nhiễm vùng Bát Tràng bao gồm nhiều lĩnh vực, trong đó vấn đề quy hoạch và tổ chức lại sản xuất . quy hoạch lại khu dân cư, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất gốm sứ và áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường là những vấn đề then chốt có tính quyết định trong toàn bộ quá trình.
3.4.1.Giải pháp tổng thể trước mắt.
Thực chất đây là những giải pháp tình thế. cần phải làm ngay nhằm hạn chế bước đầu sự ô nhiễm môi trường vùng Bát Tràng, không làm nặng nề thêm ô nhiễm để từ đó đưa ra những giải pháp tiếp theo nhằm giải quyết ô nhiễm. Giải pháp trước mắt bao gồm các nội dung sau: Triển khai phổ biến luật và các quy định về bảo vệ môi trường của Chính phủ đến từng ngời dân Bát Tràng; giáo dục tuyên truyền cho nhâ dân về vệ sinh môi trường, về nghĩa vụ và trách nhiệm trong bảo vệ môi trường...Tổ chức lại sản xuất-Dịch vụ và kinh doanh: Đầu tư từng bước nâng cấp cơ sở hạ tầng như: cải tạo và nâng cấp lưới điẹn cao và hạ thế để bảo đảm nhu cầu cho sản xuất, cũng như bảo đảm an toàn cho cung cấp và phân phối điện cho người sử dụng. cải tạo và nâng cấp hệ thống giao thông. Xây dựng và cải tạo hệ thống cấp thoát nước; Cải tiến công nghệ nung đốt hiện có như: Cải tạo lò nung hộp, dùng than có ít lưu huỳnh, áp dụng các lò nung đốt gas, cải tiến quy trình kĩ thuật trong một số khâu quan trọng của quá trình sản xuất gốm sứ như công đoạn chế biến và chuẩn bị phối liệu.
3.4.2.Giải pháp lâu dài.
Từng bước giải quyết triệt để các nhân tố gây ô nhiễm môi trường nhờđó nâng cao chất lượng môi trường của toàn xã Bát Tràng trên cơ sở đẩy mạnh sản xuất phát triển. Giải pháp tổng thể lâu dài là nhân tố quyết định bảo đảm sự thành công của giải pháp tổng thể giải quyết ô nhiễm.
Nội dung của giải pháp lâu dài bao gồm: quy hoach khu dân cư mới, quy hoạch lại khu dân cư cũ, quy hoạch va phân bố lại khu sản xuất, quy hoạch cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, nước... Nghiên cứu quá trình hoàn thiện công nghệ sản xuất, ứng dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất.
CHƯƠNG III
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG MÔ HÌNH
LÒ GAS CẢI TIẾN CỦA XÍ NGHIỆP X54
I. TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP X54.
1.Lịch sử hình thành.
Xí nghiệp X54 thành lập tháng 4/1990 thuộc công ty Thăng Long đóng tại thôn Giang Cao, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội với diện tích mặt bằng khoảng 750m2.
Trước đây, xí nghiệp chỉ là một cơ sở sản xuất gốm sứ tư nhân với một đội ngũ thợ làng gốm có tay nghề cao, sau được sát nhập vào công ty Thăng Long. Vì vậy, quá trình sản xuất gốm sứ diễn ra từ rất sớm.
2.Quá trình phát triển.
Thời gian đầu, sản phẩm chính của xí nghiệp chỉ là hàng gốm sứ mĩ nghệ và hàng tiêu dùng, về sau, do nhu cầu của thị trường xí nghiệp đã sản xuất thêm các loại vật liệu xây dựng.Mặc dù bị sản phẩm gốm sứ của các xí nghiệp ở Bát Tràng cũng như gốm sứ ở các vùng khác như Hải Dương, Đồng Nai, Quảng Ninh, gốm sứ Trung Quốc cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường nhưng gốm sứ Bát Tràng nói chung và gốm sứ của Xí nghiệp X54 nói riêng vẫn đứng vững được trên thị trường.
Với sự đa dạng của sản phẩm, chất lượng và mẫu mã ngày càng được nâng cao, mặt hàng của xí nghiệp đã được người tiêu dùng ưa chuộng không những chiếm lĩnh thị trường trong nước mà còn xuất khẩu ra cả nước ngoài. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của xí nghhiệp là Đài Loan, Hàn Quốc, Mỹ, Hà Lan, Thuỵ Điển, Phần Lan, xí nghiệp luôn phấn đấu để mở rộng thị trường của mình cả trong nước và quốc tế. Xí nghiệp cũng đã đầu tư xây dựng hệ thống cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm với mục tiêu đáp ứng nhu cầu thị trường, phát huy tiềm năng sẵn có một cách hiệu quả nhất.
X54 luôn là xí nghiệp tiên phong trong việc áp dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất gốm sứ. Điều này cũng có nghĩa là mục tiêu bảo vệ môi trường luôn được xí nghiệp chú trọng trong các hoạt động sản xuất gốm sứ .
II.CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GỐM SỨ ĐỐI VỚI TỪNG QUY MÔ SẢN XUẤT - CÁC LOẠI HÌNH LÒ TRONG SẢN XUẤT GỐM SỨ.
1. Công nghệ sản xuất gốm sứ .
Đối với làng Bát Tràng trong những năm tới một yêu cầu lớn phải đặt ra là phải hoàn thiện công nghệ sản xuất trên cơ sở giữ gìn truyền thống, áp dụng những kỹ thuật tiên tiến có lựa chọn nhưng phải phù hợp với điều kiện kinh tế của các hộ sản xuất. Công nghệ sản xuất gốm sứ của Bát Tràng sẽ theo các hình thức sau:
1.1. Công nghệ sản xuất cho các hộ:
Công nghệ này đảm bảo phát huy tính sáng tạo của người sản xuất, sản xuất các mặt hàng cao cấp mang tính truyền thống mà vẫn bảo đảm tính "bí truyền" của các hộ gia đình. Trong sản xuất của các hộ này cần khuyến khíc họ mua nguyên vật liệu đã được chế biến sẵn. Đồng thời yêu cầu họ áp dụng lò nung hộp cải tiến khâu thoát khói, giữ gìn vệ sinh khi sản xuất .
1.2.Công nghệ sản xuất dùng cho nhóm hộ.
Công nghệ này thích hợp với các hộ không nhiều vốn, cùng nhau góp vốn xây lắp chung lò gas. Mô hình lắp đặt lò gas dùng chung thích hợp nhất chi mô hình " Cụm nhà ở và sản xuất hợp vệ sinh". Khi áp dụng cho mô hình này kết hợp với mua nguyên liệu đã phối liệu sẵn.
1.3.Công nghệ sản xuất dùng cho các hộ chuyên sản xuất các mặt hàng phơ bán cho các hộ hoặc các đơn vị sản xuất có năng lực nung gốm sứ bằng lò gas.
Mô hình này về hình thức thì dễ thực hiện tuy nhiên do cơ chế thị trường nên mô hình này sẽ phát triển không đồng đều. Song khi thị trường ở các nước mua sản phẩm bị biến động sẽ gây hậu quả không tốt với sản xuất của Bát Tràng
1.4.Công nghệ sản xuất dùng cho các doanh nghiệp sản xuất .
Các doanh nghiệp sản xuất cần áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến theo khả năng của mình. Trên cơ sở quy trình gốm sứ truyền thống cần phải đưa các thiết bị hiện đại vào các công đoạn.
Lựa chọn các công nghệ sản xuất gốm sứ phải áp dụng với các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các công đoạn của quá trình sản xuất gốm sứ cho cả ba loại hình sản xuất: Sản xuất theo hộ-sản xuất theo nhóm hộ và sản xuất của các doanh nghiệp thể hiện trong các điểm sau: lấy quy trình sản xuất cho các doanh nghiệp làm cơ sở. Nâng cao năng suất công đoạn chế biến và phối liệu nguyên vật liệu. Đảm bảo cung ứng đầy đủ nguyên vật liệu đã phối liệu cho mọi hộ và nhóm hộ sản xuất . áp dụng nung đốt gốm sứ bằng lò gas. Qua nghiên cứu cho thấy nung đốt là công đoạn chủ yếu tạo ra khí thải là loại thải chính trong sản xuất gốm sứ, nếu giảm được ô nhiễm trong khâu này sẽ giảm được lượng đáng kể ô nhiễm trong khâu sản xuất gốm sứ .
Cải tiến công nghệ có thực hiện đổi mới và chuyển giao công nghệ vào sản xuất có lựa chọn đảm bảo sản xuất phát triển và ổn định. Để giảm thiểu mức độ ô nhiễm do quá trình sản xuất gây ra thì vấn đề quan trọng là cần phải thay đổi qui trình công nghệ. Phấn đấu từng bước đưa thiết bị, công nghệ tiên tiến vào từng công đoạn của quá trình sản xuất gốm sứ truyền thống ở Bát Tràng. Các công đoạn và thiết bị cần thay đổi là: Sử dụng công nghệ chế biến và phối liệu nguyên liệu hiện đại. áp dụng tạo hình bằng phương pháp tiên tiến, sử dụng lò nung gas để sản xuất sản phẩm
2.Đặc tính kỹ thuật của các loại lò.
2.1.Lò hộp.
2.1.1.Ưu điểm.
Lò hộp là loại lò truyền thống trong sản xuất gốm sứ, với vốn đầu tư thấp hơn hẳn lò gas, lò hộp vẫn giữ vị trí quan trọng trong sản xuất gốm sứ mặc dù giai đoạn hiện nay đã xuất hiện lò gas. Lò gas còn có ưu điểm trong việc sản xuất ra các sản phẩm có yêu cầu đặc biệt trong công đoạn nung, đặc biệt là các sản phẩm có kích thước lớn dễ bị rạn nứt trong quá trình nung .
2.1.2.Nhược điểm .
Nhược điểm của lò hộp là thời gian của một vòng lò khá dài( 4 ngày/1 vòng lò ). Lò do phải sử dụng bao nung nên thể tích dùng để đặt sản phẩm nung bị hạn chế, mỗi gia đình chỉ nung đốt chuyên cho 1 đến 2 loại sản phẩm. Lò nung rất khó khống chế được nhiệt độ và thời gian nung. Do hàng đặt trong các bao nung mà quy trình chế tạo không được đảm bảo nên trong khi nung sạn dễ rơi vào sản phẩm khi men đang chảy, làm giảm chất lượng sản phẩm. Lò sử dụng than cám cho quá trình nung nên khói thải có nhiều khí độc hại CO2, CO, SO2, Nox và bụi. Đặc biệt là trong giai đoạn đốt ủ lò sinh ra rất nhiều khí CO ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người dân. Do liên quan đến một số vấn đề về mặt hạch toán kinh tế nên lò hộp tuy có nhiều nhược điểm hơn lò gas nhưng vẫn cần phải duy trì.
2.2. Lò gas
Khi đất nước đang tiến lên con đường công nghiệp hoá và hiện đại hoá thì vấn đề sử dụng lò nung đốt sản phẩm gốm sứ không chỉ dừng lại ở mức cải tạo những lò hiện có mà phải chuyển sang dùng lò gas nhằm giảm thiểu đến mức tối đa ô nhiễm môi trường đồng thời tăng sản lượng, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Trong thời gian qua, Công ty TNHH, HTX và các hộ đã nhập hoặc lắp đặt lò gas. Sau một thời gian nung đẫ đưa ra một số nhận xét như sau:
Sử dụng lò gas nung sứ làm tăng chất lượng hàng sứ tạo ra tiền đề chắc chắn để hội nhập vơí thị trường thế giới về chất lượng sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu khắt khe về chất lượng của khách hàng.
Lò gas không sử dụng than cám không dùng bao nung, ống khói cao gấp 3-4 lần lò hộp, khí thải sau khi đốt không có bụi than và SO2 sẽ là yếu tố quan trọng để giữ lại bầu không khí tự nhiên trong lành của Bát Tràng.
Lò gas không dùng củi, do vậy sử dụng lò gas không tạo ra nguyên nhân chặt phá rừng .
Để tạo ra một nền sản xuất hàng hoá thì vấn đề công nghiệp hoá và hiện đại hoá là điều kiện tiên quyết. Trong sản xuất gốm sứ để đạt được nền sản xuất hàng hoá có tính kế hoạch chúng ta phải nghĩ tới việc sử dụng lò gas .
Lò gas hiện tại không thể nung đốt được những mặt hàng mĩ nghệ cao cấp( Như mặt hàng men chảy).
Giá thành nung những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của tầng lớp nhân dân có thu nhập trung bùnh là quá cao. Do vậy lò gas chỉ nên áp dụng đối với những mặt hàng xuất khẩu.
Vốn đầu tư cho lò gas và nhà xưởng là quá lớn.
Chế tạo, thi công và lắp đặt các lò nung gas trong nước là giải pháp hiệu quả nhất, nhưng cần phải có sự chỉ đạo thống nhất của cơ quan chức năng, tránh sự đánh giá thiếu khách quan về tính ưu việt của lò nung gas mà cơ sở đang sử dụng, đặc biệt tránh sự cạnh tranh không lành mạnh trong áp dụng rộng rãi ở các doanh nghệp và các hộ sản xuất khác.
III.ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CẢI TIẾN LÒ GAS CỦA XÍ NGHIỆP X54.
1.Tính cấp thiết của việc cải tiến lò gas
Trong công nghệ sản xuất gốm sứ, lò nung là khau quan trọng, nó quyết định đến năng suất, chất lượng và giá thành sản phẩm. Hiện nay ở Bát Tràng hàng gốm dân dụng và mĩ nghệ được sản xuất bằng thiết bị công nghệ lạc hậu thủ công. Nung sản phẩm trong lò hộp đốt than cám+củi. Quá trình xếp dỡ nung đốt dùng sức người là chính rất nặng nhọc và tốn kém thời gian( 05 ngày/mẻ). Hơn nữa năng suất chất lượng rất hạn chế, Tỷ lệ phế phẩm còn cao( Trên 30%) và không ổn định do các yếu tố đầu vào như chất lượng than không đều, thời tiết thay đổi, trình độ tay nghề nhân công chênh lệch mà chưa chủ động khắc phục được. Một điều quan trọng nữa là lượng khí thải, phế thải độc hại và nhiệt thải gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường.
Xuất phát từ yêu cầu trên lò nung sử dụng nguyên liệu gas đã ra đời. Tuy nhiên các lò sử dụng thiết bị hoàn toàn của Nhật lại có giá thành quá cao không đáp ứng được yêu cầu về lợi nhuận. Xí nghiệp X54 trên cơ sở lò nung gas của Nhật đã có những thay đổi trong thay đổi kết cấu thành lò và hoàn thiện hệ thống cung cấp nhiệt và tận dụng nhiệt thải đã giảm được đáng kể chi phí làm tăng lợi nhuận đồng thời cũng tạo ra được các hiệu ứng tích cực về môi trường.
2.Các giải pháp cải tiến chủ yếu.
2.1.Giải pháp kỹ thuật kết cấu thành lò.
Qua ngiên cứu khảo sát kết cấu thành lò nung con thoi do các nước có nền công nghiệp phát triển( Đức, ý, Nhật...) chế tạo, kết hợp với kinh nghiệm thực tế làng nghề cho thấy rằng: Thành lò làm nhiệm vụ giữ nhiệt để nâng nhiệt dần dần đến nhiệt độ lưu sau đó làm nhiệm vụ hạ nhiệt dần dần đến nhiệt độ môi trường sau từng thời gian quy định trong quy trình công nghệ sản xuất gốm sứ. Vật liệu dùng để xây dựng thành lò là gạch xốp cao nhôm được phủ một lớp bông gốm chịu nhiệt cao. Giá thành nhập khẩu nguyên chiếc đắt. Đầu tư ban đầu cao chưa phù hợp vời nền kinh tế địa phương. Sau thời gian nghiên cứu, xí nghiệp X54 đã tìm ra kết cấu hợp lí, quy trình công nghệ xếp, gắn các lớp bông phù hợp thay thế được cho lớp gạch xếp cao nhôm vẫn đảm bảo thành lò chắc chắn, cứng vững, tính chất giữ nhiệt và truyền nhiệt đáp ứng quy trình công nghệ sản xuất gốm sứ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm. Giá thành xây dựng rẻ, giá thành sản phẩm hạ, phù hợp với nền kinh tế hộ gia đình của làng nghề.
2.2.Giải pháp kỹ thuật hệ thống cung cấp nhiệt và thiết bị hoá hơi.
Nhiệt độ nung là một trong các yếu tố cơ bản quyết định chất lượng sản phẩm ra lò. Xí nghiệp đã thiết kế hệ thống cung cấp nhiệt đốt bằng gas có van điều áp, có hướng phun cấp nhiệt hợp lí, dòng đối lưu cấp thoát nhiệt phù hợp nên nhiệt cung cấp cho các sản phẩm đều, khả năng nâng nhiệt nhanh, thời gian hạ nhiệt giảm. Năng suất lao động và hiệu suất làm việc của lò tăng lên, chất lượng sản phẩm bảo đảm. Giảm lượng chất thải độc hại nên ít gây ô nhiễm môi trường. Bình chứa gas thông thường lúc đầu cung cấp đủ áp nhưng khi gas trong bình gần hết áp suất giảm dần và cuồi cùng lượng gas tốn đọng lớn trong bình không sử dụng hết để lãng phí. Xí nghiệp X54 đã nghiên cứu thiết kế được thiết bị hoá hơi gas, duy trì áp suất gas vào lò đều, đảm bảo an toàn cho quy trình đốt và tiết kiệm sử dụng hết gas trong bình.
2.3.Giải pháp thu hồi nhiệt thải trong quá trình nung sử dụng cho công đoạn sấy.
Đối với sản xuất gốm sứ, lượng nhiệt thải vào không khí là rất lớn, ước tính xấp xỉ 28.437 Kcal/người/ ngày đêm. Do lượng nhiệt thải ra như vậy nên nhiệt độ trung bình của Bát Tràng cao hơn các vùng khác từ 1,5-3 độ. đồng thời trong quy trình sản xuất sấy sản phẩm cũng là một công đoạn tiêu
tốn nhiệt liệu và thời gian làm cho thời gian quay vòng lò chậm, hiệu suất lò thấp. Với việc thiết kế ống dẫn nhiệt thải sử dụng trực tiếp cho công đoạn sấy sản phẩm của xí nghiệp X54, lượng nhiệt thải vào không khí đã được giảm đáng kể, thời gian quay vòng lò nhanh hơn làm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Bảng 3.1: Thông số kỹ thuật lò hộp đốt than( dung tích 7,865 m3)
1
Kích thước lò(dài x rộng xcao)
mm
2
Kích thước trong(D x R x C)
mm
3
Nhiệt độ nung
oC
1280
4
Thời gian nung
Ngày/mẻ
5
5
Tiêu hao nhiên liệu đốt
Than cám
Bã cao lanh
Củi+trấu
Bao nung
Kg/mẻ
Kg/mẻ
Kg/mẻ
Kg/mẻ
1700
1700
200
3600
6
Thành tiền về nhiên liệu đốt
VND
1.015.000
7
Giá trị xây dựng hoặc mua lò
VND
8
Tỷ lệ sản phẩm ra lò đạt tiêu chuẩn xuất khẩu
%
60-70
9
Lượng phế thải rắn
Kg/lò
3000
10
Mặt bằng sản xuất
M2/lò
500-600
Nguồn:Trung tâm kỹ thuật môi trường Đô thị và Khu công nghiệp
Bảng3.2: Thông số kỹ thuật lò nung đốt gas nhập của Nhật( Dung tích 1 m3)
1
Kích thước lò(dài x rộng x cao)
mm
1900x1600x2000
2
Kích thước lò(dài x rộng x cao)
mm
1400x860x831
3
Nhiệt độ nung
oC
1280
4
Thời gian nung
Giờ/mẻ
12-16
5
Tiêu hao nhiên liệu đốt(gas lỏng)
Kg/mẻ
100
6
Thành tiền về nhiên liệu đốt
VND
900.000
7
Giá trị xây dựng hoặc mua lò(mua)
VND
400.000.000
8
Tỷ lệ sản phẩm ra lò đạt tiêu chuẩn xuất khẩu
%
95
9
Lượng phế thải rắn
Kg/lò
0,00
10
Mặt bằng sản xuất
M2/lò
200-300
Nguồn: Trung tâm kỹ thuật môi trường đô thị và khu công nghiệp
Bảng3.3: So sánh thông số kỹ thuật các loại lò
stt
Thông số
Lò than 7,865m3
Lò gas Nhật 1m3
Lò gas 1,3 m3
Lò gas 4m3
1
Kích thước lò( D x R x C )
1,9-1,6-2,0
1,9-1,6-2,0
4,5-1,8-2,5
2
Kích thước trong( D x R x C )
1,4-0.86-0,81
1,4-0.86-1,1
3,0-0.95-1,38
3
Thời gian nung+làm nguội
5 ngày/mẻ
24 giờ/mẻ
20 giờ/mẻ
14-20 giờ/mẻ
4
Tiêu hao nhiên liệu(kg/mẻ)
-Than cám
-Bã cao lanh
-Củi+trấu
-Bao nung
-Gas
1700
1700
200
3600
100
100
150
5
Thành tiền về nhiên liệu (VND)
1.605.000
900.000
900.000
1.350.000
6
Tỷ lệ sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khảu(%)
60-70
95
95
95
7
Giá thành xây lò hoặc mua(triệu đồng)
400
70
120
8
Lượng phế thải rắn(Kg/lò)
3.000
9
Mặt bằng sản xuất (m2/lò)
500-600
200-300
200-300
250-350
Nguồn: Trung tâm Kỹ thuật môi trường Đô thị và Khu công nghiệp
Qua ba bảng trên ta thấy:
*Sử dụng lò gas đốt than có thời gian quay vòng lò chậm, hiệu suất lò thấp, sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu chiếm tỉ lệ thấp, cần diện tích mặt bằng lớn dùng cho sản xuất.
*Sử dụng lò gas thay thế(nhập nguyên chiếc của Nhật)-lò gas Nhật đã khắc phục được các nhược điểm của lò hộp cũ nhưng giá thành lại quá cao.
*Sử dụng lò gas cải tiến của xí nghiệp X54 với phụ kiện, vật liệu nội địa thay thế đã tạo ra hiệu quả cao nhất, kết hợp đồng thời được các ưu điểm, đó là nâng cao hiệu suất sử dụng lò, tạo sản phẩm chất lượng tốt, tiết kiệm được mặt bằng sản xuất.
3.Xác định chi phí và hiệu quả của dự án.
3.1.Xác định chi phí.
Tổng chi phí của dự án : TC=Co+C1
Trong đó: Co là chi phí đầu tư.
C1 là chi phí bảo dưỡng.
*Xác định chi phí đầu tư ban đầu: Chi phí đầu tư ban đầu cảu dự án bao gồm: Mua sắm, lắp đặt, mặt bằng...Các khoản chi phí cụ thể được thể hiện qua bảng sau:
Bảng3.4: Chi phí đầu tư ban đầu cho lò nung con thoi 4m3 sử dụng nhiên liệu gas
TT
Khoản mục đầu tư
Số lượng M2
Đơn giá(tr.đ.)
Thành tiền(tr.đ)
1
Diện tích mặt bằng
20
5
100
2
Nhà xưởng
1
150
150
3
Thiết bị
1
120
120
4
Lắp đặt
-
-
15
5
Chi phí đào tạo
-
-
3,5
6
Chi phí lập kế hoạch
-
-
5
Tổng
393,5
*Chi phí bảo dưỡng: Theo bên lắp đặt và chuyển giao thiết bị thì chi phí bảo dưỡng chỉ bắt đầu sau 6 tháng hoạt động. Trung bình một tháng tiền bảo dưỡng là 300.000 đồng
3.2.Xác định hiệu quả.
3.2.1.Tiết kiệm chi phí xây dựng lò.
Lò gas nhập khẩu nguyên chiếc từ Nhật Bản có vỏ lò bằng lớp gạch xốp cao nhôm có khả năng chịu nhiệt cao tuynhiên giá thành lại tương đối đắt không phù hợp với điều kiện sản xuất ở Bát Tràng, xí nghiệp X54 đã thực hiên các nghiên cứu sử dụng lớp bông thuỷ tinh thay thế cho lớp gạch xốp cao nhôm bằng cách gắn kết theo những kỹ thuật nhất định khiến giá thành hạ thấp hơn hẳn mà vẫn bảo đảm vỏ lò cứng vững, khả năng chịu nhiệt cao và tạo môi trường cung cấp nhiệt hoàn hảo bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật trong sản xuất gốm sứ
Bảng 3.5: Chênh lệch chi phí xây dựng giữa hai loại lò
Đơn vị: Nghìn đồng
Loại lò
Vật liệu cấu tạo thành lò
Giá thành
Lò gas cũ
Gạch xốp cao nhôm
45.560
Lò gas mới
Bông thuỷ tinh
25.480
Chênh lệch
20.080
Nguồn: Tính toán của tác giả theo số liệu của xí nghiệp
3.2.2.Giảm chi phí sản xuất
Đối với các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ hoặc các hộ hay nhóm hộ gia đình thì sử dụng lò gas 4m3 đem lại hiệu quả do có được tính kinh tế do quy mô. Sử dụng lò gas cải tiến sẽ có được những ưu điểm sau:
3.2.2.1.Giảm tiêu hao nhiên liệu
Bảng3.6: Chênh lệch tiêu hao nhiên liệu giữa hai loại lò
Đơn vị tính:Nghìn đồng
Tiêu hao nhiên liệu(kg/Mẻ)
Lò gas cũ
Lò gas mới
Đơn giá
Chênh lệch
Gas
155
150
90
Thành tiền
1.395
1.350
45
Nguồn: Tính toán của tác giả theo số liệu của xí nghiệp
3.2.2.2.Tiết kiệm nhân công
Thời gian nung lò gas mới nhanh hơn lò gas cũ, thông thường để đảm bảo chín sản phẩm cần cung cấp nhiệt cho lò gas lên tới 1200-1300oC và giữ nhiệt độ đó chừng 1-2h và cần 3 công nhân đứng lò với lò 4m3.
Đối với lò gas cũ tổng thời gian nung khoảng 25-27h lấy trung bình 26h, vậy tổng số giờ lao động cho giai đoạn này 78h.
Đối với lò gas mới tổng thời gian nung khoảng 14-17h lấy trung bình là 15,5h, vậy tổng số giờ lao động cho công đoạn này là 46,5h.
Bảng 3.7.Lợi ích chênh lệch từ tiết kiệm nhân công.
Đơn vị: Nghìn đồng
Danh mục
Đơn giá(Nghìn đồng)
Lò gas cũ
Lò gas mới
Chênh lệch
Lượng
Tiền(ng.đ)
Lượng
Tiền(ng.đ)
Lượng
Tiền(ng.đ)
Giờ lao động
4
78
312
46,5
186
31,5
126
Nguồn: Tính toán của tác giả theo số liệu của xí nghiệp
3.2.2.3.Tăng tỷ lệ sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Bảng 3.8: Chênh lệch về tỷ lệ sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu giữa lò gas và lò hộp .
Đơn vị : nghìn đồng
Tỷ lệ sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu(%)
Số lượng sản phẩm trên một mẻ lò(đvị SP)
Số lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn(đvị Sp)
Số lượng sản phẩm sai hỏng
Chi phí thiệt hại trung bình
Tổng chi phí thiệt hại
Lò hộp
60-70
200
130
70
7,5
525
Lò gas
95
200
190
10
7,5
75
Chênh lệch
450
Quy ước: *Một đơn vị sản phẩm được tính bằng một sản phẩm hoàn chỉnh như một bộ ấm chén, một bộ tranh hay một chiếc đôn, lọ...
*Chi phí thiệt hại trung bình được tính theo chi phí xử lí sản phẩm sai hỏng(đổ thải) hay sự giảm trừ doanh thu do bán sản phẩm loại hai chất lượng thấp
3.2.2.4. Tiết kiệm chi phí sấy sản phẩm .
Sản xuất gốm sứ theo phương pháp cũ tốn khá nhiều thời gian cũng như chi phí trong quá trình sấy sản phẩm. Nếu theo cách thủ công, phơi sản phẩm ngoài trời có giá thành hạ nhưng lại phụ thuộc nhiều vào thời tiết và thời gian quay vòng là chậm làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Sử dụng lò sấy đốt than chủ động hơn trong sản xuất nhưng lại tốn chi phí nhiên liệu cũng như nhân công, mặt khác do không tận dụng nhiệt thải trong công đoạn nung sử dụng cho quá trính sấy nên nhiệt lượng lan toả vào không khí lớn mức độ ô nhiễm nhiệt cao. Lò gas cải tiến của xí nghiệp X54 với thiết kế ống dẫn nhiệt tận dụng được nhiệt thải trong quá trình nung đã giảm được chi phí sấy sản phẩm và quan trọng hơn một phần nhiệt thải được tận dụng đã làm giảm ô nhiễm nhiệt cũng như các khí thải thoát ra trong quá trình đốt nhiên liệu.
Bảng 3.8: Chênh lệch chi phí sấy sản phẩm giữa hai loại lò
Đơn vị: Nghìn đồng
Loại lò
Chi phí sấy
Lò gas cũ
950
Lò gas mới
750
Chênh lệch
200
Nguồn: Tính toán của tác giả theo số liệu của xí nghiệp
Qua các bảng3.5; 3.6; 3.7; 3.8 ta có tổng chi phí sản xuất tiết kiệm được của lò gas cải tiến là:
Bảng 3.9: Chênh lệch chi phí sản xuất giữa hai loại lò
Đơn vị: Nghìn đồng
Loại lò
Chi phí nhiên liệu
Chi phí nhân công
Chi phí xử lí sản phẩm sai hỏng
Chi phí sấy sản phẩm
Tổng chi phí chênh lệch
Lò gas cũ
1.395
312
525
950
Lò gas mới
1.350
186
75
750
Chênh lệch
45
126
450
200
821
Nguồn: Tính toán của tác giả theo số liệu của xí nghiệp
Chênh lệch lợi nhuận trong một năm sản xuất
Mô hình lò gas cải tiến của xí nghiệp X54 có ưu điểm là thời gian quay vòng lò nhanh hơn, và do công đoạn nung và sấy liên hoàn nên thời gian đối với một mẻ đốt được rút ngắn lại,. Tuy nhiên, trong sản xuất gốm sứ không phải số mẻ đốt lò trong một năm được xác định theo cấp số nhân dựa vào thời gian của một mẻ đốt vì nhiều khi kế hoạch sản xuất của xí nghiệp còn phụ thuộc vào xu hướng biến động của thị trường và khả năng cung ứng nguyên vật liệu trên thị trường. Theo tổng kết của xí nghiệp, sử dụng lò gas kiểu mới làm tăng số mẻ đốt lò trong một tháng là 2 chuyến so với 7 chuyến trước đây. ước tính lợi nhuận trung bình của một chuyến lò(đối với lò 4m3) sản xuất 200 đơn vị sản phẩm, tính trung bình cho cả sản phẩm gốm sứ cao cấp cũng như dân dụng là 3,5 triệu đồng.
Vậy trong một năm lợi nhuận chênh lệch từ việc cải tiến lò gas là:
T= g+ G trong đó:
T: Tổng lợi nhuận chênh lệch.
g: Lợi nhuận do tiết kiệm chi phí sản xuất
G: Lợi nhuận do tăng công suất đốt lò.
Theo số liệu trên ta có:
T= 0.821 x 7 x12 + 3,5 x2 x12= 152,964 ( triệu đồng)
3.2.3.Hiệu quả môi trường của việc cải tiến lò gas.
Trong sản xuất gốm sứ việc tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh có thể dẫn đến những hiệu quả môi trường tích cực vì tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh đặc biệt là tiết kiệm chi phí nhiên liệu có thể dẫn làm giảm lượng khí thải. Tiêu hao nhiên liệu trong sản xuất gốm sứ tỉ lệ thuận với lượng nhiệt và khí thải thải ra. Phương án tận dụng nhiệt thải để sấy sản phẩm đem lại hiệu quả mức độ ô nhiễm nhiệt của môi trường đã được giảm bớt, điều này rất quan trọng với môi trường ở Bát Tràng khi mà nhiệt độ trung bình ở xã cao hơn các vùng phụ cận từ 1,5 đến 3 độ.
Nếu sử dụng lò gas cải tiến theo mô hình của xí nghiệp X54 do giảm lượng nhiệt hao tổn vào môi trường cộng với tiêu hao nhiên liệu trong quá trình sấy làm giảm đến 15% lượng nhiệt hao tổn.
Bảng 3.10: Giảm hao tổn nhiệt lượng của lò gas cải tiến (Nếu áp dụng lò gas cải tiến cho toàn xã Bát Tràng
Đơn vị: Kcal
Loại lò
Nhiệt lượng thải trong một năm
Nhiệt lượng thải một ngày đêm
Nhiệt lượng thải một người một ngày đêm
Lò gas cũ
61.875.000.000
171.875.000
28.437
Lò gas mới
52.593.750.000
146.093.000
24.171,45
Chênh lệch
9.281.250.000
25.781.250
4.265,55
3.2.4.Hiệu quả xã hội của việc cải tiến lò gas.
Đối với quá trình áp dụng lò gas cải tiến của xí nghiệp X54, những hiệu quả xã hội là khó định lượng hơn cả, nhiều khi hiệu quả xã hội lại là hệ quả của các hiệu quả về mặt kinh tế và môi trường. Cụ thể là:
*Lò gas cải tiến làm tăng lợi nhuận do đó khuyến khích sản xuất phát triển tạo động lực cho nền kinh tế địa phương phát triển từ đó tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, nâng cao mức sống của dân cư. Sản xuất gốm sứ ở Bát Tràng có đặc điểm là sử dụng rất nhiều lao động đặc biệt là lao động thủ công. Hàng ngày có hàng trăm người lao động từ các vùng khác tới tham gia vào các hoạt động sản xuất gốm sứ. Khi sản xuất hàng gốm sứ càng phát triển sẽ tạo điều kiện cho người dân Bát Tràng tập trung vào hoạt động sản xuất gốm sứ, các vùng phụ cận cũng phát triển phần nào nhờ cung cấp các dịch vụ sinh hoạt và sản xuất khác.
Sản xuất gốm sứ của xí nghiệp X54 phát triển, lợi nhuận tăng cũng đồng nghĩa với việc đời sống của công nhân trong xí nghiệp được cải thiện, mức lương tăng, tinh thần làm việc của họ trở nên hăng hái hơn, sự gắn bó với xí nghiệp cũng tăng lên. Đa số công nhân được hỏi đều cho rằng mức lương làm cho xí nghiệp cao hơn làm thuê cho tư nhân và những người có đủ sức khoẻ đều tham gia lao động ngoài giờ khi xí nghiệp có nhiều đơn đặt hàng, yêu cầu phải trả đúng hẹn:
Bảng 3.12: biến động mức thu nhập của công nhân xí nghiệp X54( tính cả thu nhập làm thêm) qua các năm:
Đơn vị: Nghìn đồng
Năm
1998
1999
2000
2001
2002
2003
Thu nhập bình quân
750
750
800
840
1.100
1.130
Nguồn: Xí nghiệp X54
*Với việc rút ngắn thời gian nung đốt sản phẩm cũng như giải pháp hấp thụ nhiệt thải của công đoạn nung, môi trường làm việc của người lao động đã được cải thiện đáng kể. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng với người dân Bát Tràng khi mà qua thống kê cho thấy tỉ lệ mắc các bệnh về đường hô hấp, bệnh phụ khoa, các bệnh ung thư của người dân ở đây cao hơn hẳn các vùng không sản xuất gốm sứ
Giải pháp cải tiến công nghệ của xí nghiệp X54 đã đem lại lợi ích kinh tế cao là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình nghiên cứu tìm kiếm công nghệ của các doanh nghiệp khác. Sự cạnh tranh lành mạnh của các doanh nghiệp trên thị trường sẽ tạo điều kiện cho sản xuất gốm sứ ngày một phát triển hơn, tăng uy tín và cơ hội phát triển trên thị trường đối với làng nghề.
ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
Mô hình lò gas của xí nghiệp X54 cần được xem xét đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất. Với mức lợi nhuận chênh lệch do việc cải tiến lò gas đem lại, thời gian thu hồi vốn đầu tư không lớn. Với các lò gas cũ có thể thay đổi về thiết kế ống dẫn nhiệt để tận dụng nhiệt thải. Doanh nghiệp trên cơ sở sản xuất đang trên đà phát triển nên tận dụng cơ hội thị trường đầu tư phát triển sản xuất cả chiều rộng lẫn chiều sâu, nghĩa là chú trọng mở rộng sản xuất kết hợp với đầu tư cho công nghệ. Nguồn vốn có thể vay từ ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Nhà nước và các tổ chức cần xem xét đầu tư cho xí nghiệp X54 và các xí nghiệp sản xuất gốm sứ khác để khuyến khích đầu tư nghhiên cứu cải tiến không ngừng công nghệ sản xuất gốm sứ. Sự hỗ trợ ở đây bao gồm cả hỗ trợ cả về kinh phí cũng như sự hợp tác về khoa học kỹ thuật giữa các xí nghiệp chủ quản của dự án đầu tư cải tiến công nghệ với các cơ quan, tổ chức khoa học. Trên địa bàn xã Bát Tràng có hai xí nghiệp thuộc quân đội là xí nghiệp X54 và X51 là hai xí nghiệp có nhiều tiềm lực, thế mạnh về nghiên cứu khoa học, xã và huyện nên tìm nhuồn vốn hỗ trợ cho các doanh nghiệp này trong công tác nghiên cứu trọng điểm về cải tiến công nghệ trong gốm sứ nhằm hướng tới công nghệ thân thiện với môi trường làm cơ sở cho phát triển bền vững
Các xí nghiệp cần có phương hướng nhằm thiết lập các cơ chế chuyển giao công nghệ của mình cho các hộ, các nhóm hộ gia đình. Có nghĩa là, doanh nghiệp có thể đưa ra mức giá hợp lí mà các hộ gia đình có thể chấp nhận đựoc sao cho vẫn bảo đảm lợi nhuận của họ để khuyến khích các gia đình áp dụng các cải tiến trong công nghệ do các xí nghiệp nghiên cứu. Tuy nhiên, điều này khả năng thực hiện là rất khó vì sản xuất gốm sứ ở Bát Tràng sự giữ bí mật về công nghệ sản xuất, các bí quyết nghề nghiệp là rất lớn. Theo kết quả phỏng vấn ngẫu nhiên 20 người dân Bát Tràng trong các hộ đã áp dụng mô hình lò gas cũ thì có 7 hộ đồng ý khi xây dựng thêm lò gas mới thì có nhiều khả năng sẽ mua sáng kiến của xí nghiệp voái mức giá 10 triệu đồng nếu mức chênh lệch về hiệu quả được đảm bảo. Đây là cơ chế rất mới ở Bát Tràng nên khả năng thực hiện là rất khó khăn vì liên quan đến nhiều vấn đề như sự bảo đảm về chất lượng sáng kiến, sự độc quyền về một sản phẩm nào đó trên thị trường.
KẾT LUẬN
Quy luật chung của xã hội là phát triển sản xuất để giữ vững và nâng cao mức sống. Trong thế giới hiện đại, các hoat động của con người đòi hỏi ngày càng nhiều nguyên liệu đầu vào, đồng thời đưa vào môi trường ngày càng nhiều chất thải, khiến môi trường ngày càng bị suy giảm. Thế hệ hiện tại chỉ phải chịu ô nhiễm môi trường nhưng thế hệ tương lai còn phải chịu sự nghèo kiệt về tài nguyên thiên nhiên. Từ đó đặt ra mục tiêu trước mắt và lâu dài là của toàn cầu là kết hợp giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Bởi vậy, hiện nay, tất cả các đề tài nghiên cứu đặc biệt là các đề tài về môi trường đều lấy mục tiêu phát triển bền vững làm mụ tiêu để hướng tới. Đề tài " Đánh giá hiệu quả của mô hình lò gas cải tiến trong sản xuất gốm sứ ở Bát Tràng " cũng không nằm ngoài mục tiêu đó.
Dựa trên quan điểm về đánh giá hiệu quả, cộng với một số tài liệu có sẵn và quá trình thực tập chuyên đề ở xí nghiệp X54 tôi đã hoàn thành đề tài trên. Trong đề tài do hạn chế về mặt kiến thức và tài liệu tôi đã không lượng hoá đựơc tất cả các lợi ích do việc cải tiến lò gas mang lại, đặc biệt là những lợi ích phi kinh tế như lợi ích xã hội, lợi ích môi trường. Tuy vậy, đề tài đã phân tích được phần nào hiệu quả của việc áp dụng mô hình lò gas mới của xí nghiệp X54, từ đó mở ra hướng nhân rộng lò gas theo công nghệ mới ở xã Bát Tràng. Hi vọng đề tài đóng góp một phần nhỏ vào mục tiêu phát triển trên có sở bảo vệ môi trường ở xã Bát Tràng.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng đề tài cũng không tránh khỏi những sai sót. Tôi mong được sự góp ý của bạn bè và thầy cô giáo.
MỤC LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
PGS.TS.Nguyễn Thế Chinh-Kinh tế và quản lí môi trường- nhà xuất bản thống kê- 2003
Dự án kinh tế chất thải. Kinh tế chất thải trong phát triển bền vững-Nhà xuất bản chính trị quốc gia-2001
Lê Văn Khoa- Môi trường và ô nhiễm_ Nhà xuất bản giáo dục 1997
Hội thảo cán bộ cao cấp về môi trường và phát triển bền vững.
Hội thảo bảo vệ thiên nhiên và môi trườngViệt Nam(VACNE), Hải Phòng, tháng 1/96-Công ty Môi trường Đô thị Hải Phòng.
Thông tin môi trường Hải Phòng năm 2002_ trung tâm kỹ thuật môi trường Đô thị và Khu công nghiệp
Thương mại Môi trường
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DAN136.doc